Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Ảnh hưởng của các mức lysine khác nhau trong khẩu phần thức ăn có cùng mức năng lượng protein đến sức sản xuất thịt của gà ri lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

NGUYỄN THỊ HẬU
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC LYSINE KHÁC NHAU TRONG
KHẨU PHẦN THỨC ĂN CÓ CÙNG MỨC NĂNG LƯỢNG VÀ
PROTEIN ĐẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ RI LAI
(♂ Ri x ♀ Lương Phượng)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chun ngành: Chăn ni Thú y
Khoa:

Chăn ni Thú y

Khố học:

2011 - 2015

Thái nguyên, năm 2014



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

NGUYỄN THỊ HẬU
Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC LYSINE KHÁC NHAU TRONG
KHẨU PHẦN THỨC ĂN CÓ CÙNG MỨC NĂNG LƯỢNG VÀ
PROTEIN ĐẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ RI LAI
(♂ Ri x ♀ Lương Phượng)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chun ngành: Chăn ni Thú y
Khoa: Chăn ni Thú y
Khoá học: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Vân

Thái nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------

-----------

NGUYỄN THỊ HẬU

Tên đề tài:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC MỨC LYSINE KHÁC NHAU TRONG
KHẨU PHẦN THỨC ĂN CÓ CÙNG MỨC NĂNG LƯỢNG VÀ
PROTEIN ĐẾN SỨC SẢN XUẤT THỊT CỦA GÀ RI LAI
(♂ Ri x ♀ Lương Phượng)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo: Chính quy
Chun ngành: Chăn ni Thú y
Khoa: Chăn ni Thú y
Khoá học: 2011 - 2015
Giảng viên hướng dẫn: PGS. TS. Trần Thanh Vân

Thái nguyên, năm 2014


ii

LỜI NĨI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp
chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là
khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa tồn bộ kiến thức đã học,
đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó nâng cao trình độ
chun mơn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công tác nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho mình tác
phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một người cán bộ
kỹ thuật có chun mơn, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, góp phần vào sự
nghiệp phát triển đất nước.
Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng sự giúp đỡ của

thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Trần Thanh Vân, em tiến hành thực hiện đề tài :
“Ảnh hưởng của các mức lysine khác nhau trong khẩu phần thức ăn có
cùng mức năng lượng và protein đến sức sản xuất thịt của gà Ri lai (♂ Ri
× ♀ Lương Phượng)”. Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với
cơng tác nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận này khơng tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ giáo và
các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Nhu cầu aa không thay thế cho gà thịt........................................................8
Bảng 2.2. Tỷ lệ một số aa thiết yếu trong protein lý tưởng cho gà thịt broiler ...........9
Bảng 2.3. Tỷ lệ aa thiết yếu so với lysine trong protein lý tưởng của khẩu phần ăn
cho gà thịt, % ............................................................................................10
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................25
Bảng 3.2. Tỷ lệ nguyên liệu phối trộn cho khẩu phần ăn của gà Ri lai ....................27
Bảng 3.3. Lịch dùng vắc-xin cho đàn gà thí nghiệm ................................................29
Bảng 4.1. Lịch dùng vắc-xin cho đàn gà...................................................................36
Bảng 4.2. Tóm tắt kết quả cơng tác phục vụ sản xuất...............................................38
Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) ..39
Bảng 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ........................41
Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) .............................43
Bảng 4.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) ..........................................45
Bảng 4.7. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm .........................................46
Bảng 4.8. Hệ số chuyển hoá thức ăn trong tuần.......................................................48
Bảng 4.9. Hệ số chuyển hoá thức ăn cộng dồn ........................................................49
Bảng 4.10. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cộng dồn (kcal ME/kg tăng KL) của gà thí

nghiệm........................................................................................................50
Bảng 4.11. Tiêu tốn protein thơ cộng dồn (gam CP/kg tăng khối lượng) của gà thí
nghiệm........................................................................................................51
Bảng 4.12. Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm ...................................................52
Bảng 4.13. Chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm ...................................................53
Bảng 4.14. Chi phí trực tiếp cho một kg gà xuất bán ...............................................54
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát của gà thí nghiệm ......................................55


iv

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm (g/con) ..............................42
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm ......................................44
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm... Error! Bookmark not
defined.


v

DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Ý nghĩa

aa

Axit amin


CP

Protein thơ

CRD

Bệnh hơ hấp mãn tính ở gà

cs

Cộng sự

Đ

VN đồng

G

Gam

Kcal

Kilơcalo

Kg

Kilơgam

ME


Năng lượng trao đổi

Nxb

Nhà xuất bản

SS

Sơ sinh

tr

Trang

KL

Khối lượng


vi

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .................................................................v
MỤC LỤC ................................................................................................................ vi

PHẦN 1: MỞ ĐẦU....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................1
1.1.2. Mục tiêu của đề tài và yêu cầu của đề tài..........................................................2
1.1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ..........................................................3
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.........................................................................4
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................................4
2.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt và phương pháp xác định...............................4
2.1.2. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein, axit amin trong thức ăn của gà thịt ....11
2.1.3. Vai trò của lysine và vấn đề cân bằng axit amin trong khẩu phần..................14
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng .............................................................15
2.1.5. Đặc điểm ngoại hình và khả năng sản xuất của gà Lương Phượng, gà Ri và
con lai ...........................................................................................................19
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước .......................................................22
2.2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi ................................................................22
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ....................................................................22
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...24
3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................................24
3.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ..........................................................................24
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ...............................................................24
3.3.1. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................24


i

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên em đã nhận được sự dạy bảo và giúp đỡ ân cần của các thầy cô
giáo khoa Chăn nuôi - Thú y, cũng như các thầy cô giáo trong trường đã trang bị
cho em những kiến thức cơ bản, tạo cho em có được lịng tin vững bước trong

cuộc sống và công tác sau này.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, BCN khoa và các
thầy, cô giáo, cán bộ công nhân viên khoa Chăn nuôi - Thú y trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đã dạy bảo tận tình chúng em trong tồn khóa học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS.TS. Trần
Thanh Vân và cô giáo TS. Nguyễn Thị Thúy Mỵ cùng tồn thể gia đình đã
trực tiếp hướng dẫn, tạo mọi điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
tập tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn UBND xã Quyết Thắng - Thành Phố Thái
Nguyên cùng nhân dân địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi để em thực hiện đề
tài tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn người thân trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp
đã ln tận tình giúp đỡ động viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện
đề tài.

Thái Nguyên, ngày tháng năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Hậu


1

PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
1.1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thức ăn chiếm khoảng 60-70 % trong giá thành sản phẩm, nên sử dụng loại
thức ăn hỗn hợp có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp thì chăn ni mới đạt hiệu quả
kinh tế cao (Trần Quốc Việt và Đặng Thái Hải, 2010 [24]). Cân bằng các chất

dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu của gia cầm là biện pháp tốt để tăng năng suất sản
phẩm và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Trước hết là khẩu phần đó có hàm lượng
và tỷ lệ thích hợp giữa năng lượng và protein.Tùy theo hướng sản xuất, giai đoạn
phát triển của cơ thể và giống mà nhu cầu về năng lượng, protein, amino acid,
khoáng và vitamin khác nhau giữa các cơ thể (Nguyễn Đức Hưng, 2006 [7]).
Mặt khác, giá trị dinh dưỡng của thức ăn gia súc, gia cầm trong cơ sở dữ
liệu ở nước ta đang được biểu thị dưới dạng thành phần các dinh dưỡng tổng số.
Chất dinh dưỡng tổng số chính là giá trị tiềm năng của thức ăn, đối với các loại
thức ăn khác nhau, tỷ lệ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng trong cơ thể gia
cầm là khác nhau. Do đó, khả năng ứng dụng cơ sở dữ liệu thức ăn cho gia cầm
vào thực tiễn chăn nuôi ở nước ta là rất thấp (trích bởi Diệp Thị Lệ Chi, 2012 [2]).
Năng lượng trao đổi và protein có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi
xây dựng khẩu phần ăn cho gia cầm người ta đã đề ra chỉ tiêu ME (tính bằng
kcal)/CP (tính bằng % trong khẩu phần). Trong những năm gần đây, ngồi tỷ lệ
ME/CP, các nhà khoa học cịn tập trung nghiên cứu tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi
với một số aa thiết yếu: ME/lysine, ME/methionine …. Theo đa số các nhà khoa
học, việc nghiên cứu tỷ lệ giữa ME với các aa trong khẩu phần sẽ cho kết quả
chính xác hơn so với tỷ lệ giữa năng lượng trao đổi với % protein trong khẩu
phần. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này địi hỏi rất cơng phu và tốn kém nên rất khó
thực hiện (Nguyễn Duy Hoan, 2010 [5]).


2

Hiện nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về lai tạo, khả năng sinh
trưởng, chất lượng thịt của gà Ri (R) lai với gà Lương Phượng (LP) và loại gà này
cũng đã được nuôi phổ biến ở nhiều địa phương.
Lê Huy Liễu (2004) [8] khẳng định, gà lai F1 (♂ Lương Phượng × ♀ Ri)
và F1 (♂ Kabir ×♀ Ri) ni thịt ở Thái Ngun quanh năm đều có khả năng thích
ứng và sinh trưởng tốt, năng suất thịt cao hơn gà nội (gà Ri), chất lượng thịt tốt

ngang bằng gà Ri, gà Lương Phượng và gà Kabir. Trong đó, gà lai F1LR có năng
suất cao hơn gà lai F1KR. Hồ Xuân Tùng (2009) [20] cho biết, các tính trạng năng
suất như khả năng sinh trưởng, sinh sản, tỷ lệ nuôi sống, sức đề kháng với bệnh tật
của gà F1 (LP x R) và F1 (R x LP) hầu như tương đương nhau và đều cao hơn gà
Ri. Trong đó, hai tính trạng chính là khả năng sinh trưởng và sản lượng trứng, nếu
so với gà Lương Phượng thì khả năng sinh trưởng mới đạt 67,7 %, sản lượng
trứng đạt 79 %, nhưng so với gà Ri thì khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi cao hơn
28 - 35,8 % và sản lượng trứng đến 52 tuần tuổi cao hơn 14,5 - 16 %.
Số lượng đàn gà của Việt Nam năm 2012 là 223,7 triệu con (Trung tâm
Thông tin PTNNNT, 2013 [19]), trong đó gà lai có ½ máu gà nội, đặc biệt là gà Ri
lai có số lượng đáng kể trong tổng số đàn gà thịt của Việt nam.
Nhưng đến thời điểm hiện nay, chưa có các cơng trình nghiên cứu chun
sâu, có hệ thống về chế độ dinh dưỡng tối ưu cho gà Ri lai.
Xuất phát từ các lý do trên, chúng tôi chọn thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng
của các mức lysine khác nhau trong khẩu phần thức ăn có cùng mức năng

lượng và protein đến sức sản xuất thịt của gà Ri lai (♂Ri ×♀Lương
Phượng)”.
1.1.2. Mục tiêu của đề tài và yêu cầu của đề tài
- Đánh giá ảnh hưởng của các mức lysine khác nhau trong khẩu phần thức
ăn có cùng mức năng lượng và protein đến sức sản xuất thịt của gà Ri lai.


3

- Đánh giá khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế của gà Ri lai.
1.1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.1.3.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả nghiên cứu góp phần tìm hiểu ảnh hưởng của các mức lysine
khác nhau trong khẩu phần đến khả năng sản xuất thịt của gà Ri lai.

- Kết quả của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo để phục vụ giảng dạy và
các nghiên cứu tiếp theo.
1.1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Góp phần nâng cao hiệu quả chăn ni gà Ri lai bằng việc sử dụng thức
ăn chăn nuôi hợp lý.
- Các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, nông dân có thể ứng dụng kết quả để
sản xuất, kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.


4

PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học của đề tài
2.1.1. Nhu cầu dinh dưỡng của gà thịt và phương pháp xác định
Năng lượng rất cần thiết cho sự duy trì cho mọi hoạt động, sinh trưởng và
phát triển cơ thể. Mỗi hoạt động sống của cơ thể động vật đều gắn liền với quá
trình sử dụng và trao đổi năng lượng. Q trình này địi hỏi sự lấy vào các chất
dinh dưỡng để bù đắp vào chỗ vật chất của cơ thể bị đốt cháy, tạo ra năng lượng
tích luỹ cho cơ thể lớn lên và phát triển được. Năng lượng trong thức ăn được
tiềm trữ trong các dạng vật chất của thức ăn đó như lipid, protein, carbohydrate
(Nguyễn Duy Hoan và cs, 1999 [4]).
* Nhu cầu năng lượng duy trì cho gà
Để cung cấp đầy đủ chính xác khẩu phần cho gia cầm thì yếu tố đầu tiên
là mức năng lượng thích hợp, cần thiết cho nhu cầu duy trì các hoạt động, sinh
trưởng và phát triển của cơ thể. Năng lượng cho duy trì bao gồm năng lượng cho
trao đổi chất cơ bản và năng lượng cho hoạt động bình thường.
Nhu cầu năng lượng cho hoạt động bình thường phụ thuộc vào mức độ hoạt
động của con vật. Theo Singh (1988) [30], trong điều kiện nuôi dưỡng bình thường
thì năng lượng cho hoạt động bằng 50 % năng lượng trao đổi cơ bản.

Nhu cầu năng lượng trao đổi cơ bản là nhu cầu dưỡng chất để bù đắp cho
sự tiêu hao năng lượng, đây là các chất dinh dưỡng phân giải lúc đói trong điều
kiện tiêu chuẩn không vận động, không làm việc. Năng lượng trao đổi chất cơ
bản là mức năng lượng cần thiết để đảm bảo sự sống, được dùng cho hoạt động
như hô hấp, tuần hoàn của máu, hoạt động thần kinh, hoạt động của các cơ quan
trong điều kiện khơng kích thích, năng lượng để điều hòa thân nhiệt, sự biến
dưỡng của các mơ như biểu bì, lơng và sự sản xuất các kích thích tố và enzyme
(Nguyễn Xuân Mùi và ctv, 1996 [14]). Trong thực tiễn sản xuất, người ta thường
tính nhu cầu năng lượng cho 1 kg khối lượng trao đổi (W 0,75), trị số 70 kcal ± 15
% và ít biến động giữa các loài. Đối với gà nhu cầu năng lượng trao đổi cơ bản
cho 1 kg khối lượng là 72 kcal/ngày, còn 1 kg W 0,75 là 86 kcal/ngày (Nguyễn
Đức Hưng, 2006 [7]).
Singh (1988) [30] đã đưa ra cơng thức tính nhu cầu năng lượng thuần cho
duy trì (NEm) là: NEm= 83 × W0,75 (W là khối lượng cơ thể)


5

Năng lượng thuần cho duy trì chiếm 82 % năng lượng trao đổi cho duy
trì và năng lượng cho hoạt động sống bình thường bằng 50 % năng lượng trao
đổi cơ bản. Dựa vào đó, ta có thể tính được nhu cầu năng lượng duy trì của gà
đối với khối lượng khác nhau.
* Nhu cầu năng lượng cho sản xuất:
Nhu cầu năng lượng cho sản xuất phụ thuộc vào loại sản phẩm chăn nuôi.
Đối với gia súc, gia cầm đang sinh trưởng phụ thuộc vào tăng khối lượng hằng
ngày và thành phần thân thịt xẻ, còn đối với gia cầm đẻ trứng nhu cầu này phụ
thuộc vào sản lượng, khối lượng trứng và tỷ lệ đẻ của cả đàn (Hội Chăn nuôi
Việt Nam, 2001[6]).
* Nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng:
Theo Bùi Đức Lũng (2004) [9]; (Nguyễn Đức Hưng, 2006 [7]) có thể tính

nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng theo công thức:
Pt (0,3 x 5,7 + 0,05 x 9,5)
MEtt =
0,82
Trong đó:
MEtt: nhu cầu năng lượng cho tăng khối lượng/ngày
Pt: số gam tăng khối lượng/ngày
0,3: % protein trong thịt
5,7: số kcal/g protein
0,05: % mỡ trong thịt
9,5: số kcal/g mỡ
0,82: hiệu suất sử dụng năng lượng trao đổi cho tăng khối lượng.
Trong thời kỳ sinh trưởng, nhu cầu năng lượng của gia cầm rất khác nhau,
không chỉ là sự thay đổi về tỷ lệ năng lượng chuyển thành nhiệt mà còn do sự
thay đổi về số lượng năng lượng được tích lũy và phân chia năng lượng tích lũy
đó thành protein và mỡ Khi mức năng lượng ăn vào cao, khoảng 85 % năng
lượng tích lũy trong mỡ và 15 % năng lượng dự trữ trong protein.


6

Khi mức năng lượng ăn vào thấp, một lượng mỡ cơ thể được huy động
trong khi protein được tích lũy. Hệ số dự trữ năng lượng trong protein và trong
mỡ ước tính tương đương 0,66 và 0,86 (Nguyễn Đức Hưng, 2006 [7]).
* Nhu cầu về protein và axít amin của gà thịt và phương pháp xác định
Protein là các polymer được tạo nên từ các trình tự xách định các amino
acid (axít amin, viết tắt aa). Protein là hợp chất hữu cơ có ý nghĩa quan trọng bậc
nhất trong cơ thể sống. Ngồi vai trị là thành phần chính trong cấu trúc của tế bào
và mơ, protein cịn có nhiều chức năng phong phú khác quyết định những đặc
điểm cơ bản của sự sống như sự truyền đạt thông tin di truyền, sự chuyển hóa các

chất. Protein có vai trị sinh học là: tạo hình, xúc tác, bảo vệ, vận chuyển, vận
động, dự trữ và dinh dưỡng, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, điều hòa, cung cấp
năng lượng (Hồ Trung Thơng và cs, 2006 [18]).
Amino aicid (axít amin) là chất hữu cơ mà phân tử chứa ít nhất một nhóm
carboxyl (-COOH) và ít nhất một nhóm amin (-NH2), trừ prolin chỉ có nhóm
NH (thực chất là một imino acid). Trong phân tử các aa tồn tại trong tự nhiên,
các nhóm – COOH và – NH2 đều gắn với carbon ở vị trí α. Hầu hết các aa thu
nhận được khi thủy phân protein đều ở dạng L-α. Như vậy, các aa chỉ khác nhau
ở mạch nhánh (gốc R). Theo quan điểm dinh dưỡng, người ta chia 20 loại aa
thường gặp trong protein thành 2 nhóm: aa khơng thay thế hay còn gọi là aa thiết
yếu và aa thay thế hay cịn gọi là aa khơng thiết yếu. Amino acid thiết yếu là aa
mà cơ thể động vật không tổng hợp được hoặc tổng hợp không đủ đáp ứng nhu
cầu sinh trưởng hoặc sinh sản một cách tối ưu. Có 8-10 loại aa thiết yếu tùy theo
từng loại động vật. Đối với gia cầm, có 9-10 loại aa thiết yếu là: arginine (đối
với gà con), histidine, leucine, isoleucine, lysine, methionine, phenylalanine,
threonine, tryptophan và valine. Amino acid không thiết yếu là những aa mà cơ
thể có thể tổng hợp được và đủ đáp ứng nhu cầu của chúng. Amino acid không
thiết yếu gồm: glicine, alanine, proline, serine, aspargine, glutamine, aspartate,
glutamate. Một số aa khơng được xếp vào nhóm khơng thay thế hay nhóm thay
thế mà chúng được xếp vào nhóm bán thay thế hay bán thiết yếu, bao gồm:
arginine, cysteine, tyrosine (Hồ Trung Thông và cs, 2006 [18]).
Đối với gia cầm, protein có rất nhiều chức năng và là thành phần chính
của xương, dây chằng, lông, da, các cơ quan và cơ. Do protein được sử dụng cho
duy trì, sinh trưởng và sản xuất nên nó phải được thường xuyên đưa vào cơ thê.
Nếu protein ăn vào thấp hơn nhu cầu thì độ sinh trưởng và điều kiện sống của


7

các mô bào sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến sự phát triển chậm các cơ quan cần thiết

trong cơ thể (Nguyễn Đức Hưng, 2006 [7]).
Nhu cầu protein cho gà thịt bao gồm nhu cầu cho duy trì, cho tăng trưởng
và cho tổng hợp lông. Theo Singh (1998) [30], nhu cầu protein tổng thể như sau:
0,0016 x P (g) + (0,18 x ∆P (g)) + (0,04 hoặc 0,07 x ∆P x 0,82)
Pr (g) =
0,64
Trong đó:
Pr (g): nhu cầu protein cần thiết (g/con/ngày)
P: khối lượng cơ thể (g/con)
∆P: Tăng khối lượng (g/con/ngày)
0,0016: nhu cầu protein (g) cho duy trì 1 gam P
0,18: tỷ lệ protein trong thịt là 18 %
0,04: tỷ lệ lông gà so với P gà dưới 4 tuần là 4 %
0,07: tỷ lệ lông gà so với P gà từ 4 tuần tuổi là 7 %
0,82: tỷ lệ protein trong lông là 82 %
0,64: hiệu quả sử dụng protein của gà thịt
Khả năng sinh trưởng của gia cầm liên quan mật thiết với hàm lượng các
axít amin khơng thay thế trong khẩu phần. Nếu aa không thay thế trong khẩu
phần thấp, gà sẽ giảm tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển đổi thức ăn thấp.
Với các khẩu phần cùng lượng aa khơng thay thế, gà sẽ có cùng lượng aa ăn vào
cùng lượng mà không phải cùng lượng năng lượng (Nguyễn Đức Hưng, 2006
[7]). Khẩu phần ăn của vật nuôi hầu hết đều đáp ứng đủ số lượng aa không thiết
yếu hoặc đủ số lượng amin cho sự tổng hợp các aa không thiết yếu kể cả trong
trường hợp hàm lượng protein trong khẩu phần thấp, do đó sự quan tâm trong
dinh dưỡng là dành cho các aa thiết yếu (Hồ Trung Thông và cs, 2006 [18]).
Nhu cầu của gia cầm về protein thơ đơn thuần chỉ có giá trị với điều kiện
là đủ aa thiết yếu. Các khẩu phần dù giống nhau về protein thơ, cũng có thể rất
khác nhau về giá trị sinh học của protein (BV). Để xác định nhu cầu một aa thiết
yếu nào đó thì phải tiến hành thí nghiệm ni dưỡng. Vật nuôi được được nuôi
với khẩu phần các tỷ lệ aa khác nhau và aa còn lại được giữ nguyên. Xác định



ii

LỜI NĨI ĐẦU
Trong chương trình đào tạo của nhà trường, giai đoạn thực tập tốt nghiệp
chiếm một vị trí quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi ra trường. Đây là
khoảng thời gian để sinh viên củng cố và hệ thống hóa tồn bộ kiến thức đã học,
đồng thời giúp sinh viên làm quen với thực tế sản xuất. Từ đó nâng cao trình độ
chun mơn, nắm được phương pháp tổ chức và tiến hành công tác nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, tạo cho mình tác
phong làm việc đúng đắn, sáng tạo để khi ra trường trở thành một người cán bộ
kỹ thuật có chun mơn, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, góp phần vào sự
nghiệp phát triển đất nước.
Xuất phát từ thực tế chăn nuôi, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa
Chăn nuôi - Thú y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, cùng sự giúp đỡ của
thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Trần Thanh Vân, em tiến hành thực hiện đề tài :
“Ảnh hưởng của các mức lysine khác nhau trong khẩu phần thức ăn có
cùng mức năng lượng và protein đến sức sản xuất thịt của gà Ri lai (♂ Ri
× ♀ Lương Phượng)”. Do thời gian và trình độ có hạn, bước đầu làm quen với
cơng tác nghiên cứu khoa học nên bản khóa luận này khơng tránh khỏi những
thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cơ giáo và
các bạn đồng nghiệp để bản khóa luận này được hoàn thiện hơn.


9

huỳnh, phenylalanine có thể đáp nhu cầu của tổng lượng phenylalanine và
tyrosine (amino acid có nhân thơm) vì sự chuyển hóa phenylalanine có thể tạo
thành tyrosine. Tyrosine có thể đáp ứng tối thiểu 50 % tổng nhu cầu của hai loại

amino acid này nhưng nó khơng phải là nguồn duy nhất và khơng thể thay thế
cho phenylalanine vì nó khơng thể chuyển được thành phenylalanine (Hồ Trung
Thông và cs, 2006 [18]).
Nhu cầu các aa thiết yếu so với lysine (NRC, 1994)
Axit
Lysine Arginine

Threonine

Valine

Methionine

Cystine

74

82

38

43

amin
%

100

110


Nguồn: Nguyễn Đức Hưng, 2006 [7]
Theo đề nghị của các nhà dinh dưỡng tại hội thảo về dinh dưỡng vật nuôi ở
Việt Nam năm 1997, hãng Degusa đã khuyến cáo: khi xây dựng khẩu phần ăn cho
gia cầm nên sử dụng lysine là cột mốc chuẩn 100 % để so sánh với các aa khác,
mối quan hệ này được thể hiện trong bảng 2.2
Bảng 2.2. Tỷ lệ một số aa thiết yếu trong protein lý tưởng cho gà thịt broiler
Lứa tuổi
0-14 tuần tuổi

14-35 tuần tuổi

> 35 tuần tuổi

Lysine

100

100

100

Methioninine + Cystine

74

78

82

Methionine


41

43

45

Threonine

66

68

70

Tryptophan

16

17

18

Arginine

105

107

109


Axit amin

Nguồn: Degussa, 1997 – tdt Nguyễn Duy Hoan, 2010 [5]
Nguyễn Duy Hoan (2010) [5] đã đề xuất một số tỷ lệ aa được cho là hợp
lý thể hiện bảng 2.3.


10

Bảng 2.3. Tỷ lệ aa thiết yếu so với lysine trong protein lý tưởng
của khẩu phần ăn cho gà thịt, %
Axit amin

Baker,
1993, 1996
0-21
ngày

21-42
ngày

NRC, 1994
0-21
ngày

21-42
ngày

Austic, CVB,

1994
1996
0-21
ngày

0-42
ngày

Lysine

100

100

100

100

100

100

Methionine

36

36

45


38

38

38

Methioninine + Cystine

72

75

82

72

72

73

Threonine

67

70

73

74


62

65

Arginine

105

108

114

110

96

105

Valine

77

80

82

82

69


80

Isoleucine

67

69

73

73

65

66

Leucine

109

109

109

109

92

ND


Tryptophan

16

19

18

18

18

16

Histidine

32

32

32

32

24

ND

Nguồn: Schutte và De Jong, 2008 – tdt Nguyễn Duy Hoan, 2010 [5]
Phương pháp xác định nhu cầu về các axit amin của gia cầm. Trong đó,

nhu cầu lysine được đồng hóa dựa trên một loạt các yếu tố như năng lượng khẩu
phần, tăng khối lượng vật ni và nhiệt độ mơi trường tính bằng công thức sau:
C (0,04W ± 8,6∆w + 1,26E)
Nhu cầu lysine ( %) =
9979,2T (1,45W 0,553 ± 3,13∆w + 3,15E)
Trong đó : C : Năng lượng trao đổi (kcal/kg thức ăn)
W: Khối lượng trung bình (g)
∆w: Sự thay đổi khối lượng trung bình 1 ngày đêm (g)
T: Yếu tố nhiệt lượng tương quan
E: Sức đẻ trứng trung bình một ngày đêm


11

2.1.2. Mối quan hệ giữa năng lượng và protein, axit amin trong thức ăn của
gà thịt
Gia cầm nuôi thịt chỉ có thể tăng khối lượng ở mức cao khi tỷ lệ ME/P
nằm trong khả năng tự điều chỉnh của chúng .Vì vậy, tỷ lệ ME/P trong thức ăn
quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng lớn đến tăng khối lượng, sử dụng các chất
dinh dưỡng của thức ăn và chất lượng sản phẩm.
Khi tỷ lệ ME/P quá cao sẽ dẫn đến giảm khối lượng , giảm hiệu quả sử
dụng thức ăn và chất lượng thịt gà (thịt thường bị nhão), ngược lại tỷ lệ ME/P
nhỏ sẽ làm tăng tích lũy protein trong thịt, nhưng lại làm giảm hiệu quả sử dụng
protein của thức ăn; kết quả làm tăng giá thành sản phẩm và ơ nhiễm mơi trường.
Có nhiều nghiên cứu về tỷ lệ AA/E nhưng chủ yếu các nhà khoa học tập
trung nghiên cứu nhiều nhất về tỷ lệ lysine, methionin + cystin/E và sau đó là tỷ
lệ threonin, trytophan/E. Cũng có nghiên cứu về tỷ lệ một số axit amin khác
(thiết yếu và không thiết yếu)/E nhưng không nhiều.
Một số nghiên cứu về mối quan hệ giữa năng lượng và protein, axit amin
cho biết: Gà thịt giai đoạn sinh trưởng ăn thức ăn có tỷ lệ ME/P là 124 đã giảm

tiêu tốn thức ăn / 1 kg tăng khối lượng 14 % và tăng khối lượng cao hơn 1,1 %
so với gà ăn thức ăn có tỷ lệ ME/P là 137. Gà thịt giai đoạn kết thúc ăn thúc ăn
có tỷ lệ ME/P tăng từ 170 lên 192 đã làm tăng tỷ lệ mỡ bụng từ 4,57 % lên 5,64
%, hàm lượng lipit trong máu tăng từ 1,943 mg % lên 2,657 mg %. Người ta
khuyến cáo rằng : Để tránh sự tích lũy mỡ bụng cao thì tỷ lê ME/P ≤175 và tỷ lệ
protein trong thức ăn ≥18 %. Các nước thường quy định tỷ lệ ME/P vào 130 –
150 cho gà thịt giai đoạn đầu và 160 – 170 cho giai đoạn sau , còn tỷ lệ AA/ME của
lysine trong khoảng 3,6 – 3,2; methionin + cystin 2,8 – 2,5; threonin 2,5 – 2,2;
tryptophan 0,7 – 0,5 ứng với 2 giai đoạn ni.
Tỷ lệ E/P cao thì thức ăn hỗn hơjp thường có giá thành thấp hơn, vì thức
ăn giàu năng lượng rẻ hơn thức ăn giàu protein. Tuy nhiên, tỷ lệ E/P quá cao sẽ
làm cho tăng khối lượng của gà giảm, dẫn đến chi phí thức ăn cho 1 kg tăng khối
lượng lại cao. Tỷ lệ E/P quá thấp, lại làm tăng giá thành thức ăn, ngồi ra cịn
làm cho hiệu quả sử dụng protein thấp, từ đó giá thành sảm phẩm tăng. Việc
nghiên cứu các tỷ lệ ME/P và E/P đã được áp dụng trong sản xuất thức ăn hỗn
hợp gà thịt cho từng giai đoạn.


12

* Tỷ lệ E/P và AA/P trong thức ăn hỗn hợp của gà giai đoạn khởi động
Giai đoạn mới nở đến 10 – 14 ngày, gà có khối lượng khoảng 40 – 250
gam, thu nhận thức ăn/con/ngày khoảng từ 10 – 30 gam. Do khả năng thu nhận
thức ăn thấp như vậy nên người ta phải phối hợp thức ăn có nồng độ năng lượng,
protein, axit amin cao để gà có thể thu nhận đủ năng lượng và các chất dinh
dưỡng đáp ứng cho sinh trưởng của nó. Tuy nhiên, do đặc điểm của giai đoạn
này là tăng trưởng mạnh mẽ các tổ chức trong cơ thể và chưa có tích lũy mỡ nên
protein, axit amin được ưu tiên hàng đầu. Chính vì vậy, so sánh một cách tương
đối thì yêu cầu protein, axit amin cao hon so với năng lượng trong thức ăn, cho
nên tỷ lệ ME/P trong thức ăn của giai đoạn này hẹp, thường từ 125 – 140, tương

ứng với 3100 Kcal ME và 22 – 25 % protein thô. Tỷ lệ AA/ME (gam/Mcal) cần
phải cao, lysine khoảng 3,5 – 4,5; methionin + cystin 3,0 – 3,5; threonin 2,5 –
3,0; tryptophan 0,60 – 0,80. Nới rộng tỷ lệ E/P và giảm thấp tỷ lệ AA/E trong
giai đoạn này gà sẽ sinh trưởng chậm, tỷ lệ còi cọc và chết cao, hiệu suất chuyển
hóa thức ăn giảm thấp.
* Tỷ lệ E/P và AA/E trong thức ăn hỗn hợp của gà giai đoạn sinh trưởng
Giai đọan này gà có khối lượng khoảng 30 – 90 gam. Đây là giai đoạn gà
tăng trưởng nhanh, trong đó vẫn tăng trưởng về khối lượng các bộ phận trong cơ
thể là chủ yếu. Vì vậy, mặc dù thức ăn thu nhận được/con/ngày đã tăng lên đáng
kể nhưng vẫn phải duy trì nồng độ năng lượng. protein và các chất dinh dưỡng
khác trong thức ăn cao. Năng lượng trao đổi thường ở mức 3100 – 3200 Kcal/kg
thức ăn, tỷ lệ protein trong thức ăn là 21 – 23 %, tương ứng với tỷ lệ ME/P vào
khoảng 140 – 150. So với giai đoạn trước thì tỷ lệ ME/P lớn hơn 10 – 15. Tỷ lệ
AA/P của lysine khoảng 3,0 – 4,0; methionin + cystin 2,0 – 3.0; threonin 2,3 –
2,7; trytophan 0,55 – 0,65, bằng khoảng 80 – 85 % so với tỷ lệ AA/E của các
axit amin ở giai đoạn trước. Ở nửa cuối giai đoạn sinh trưởng, gà đã có khả năng
thu nhận thức ăn bù trừ đáng kể. Đó là hiện tượng gà ăn tăng lượng thức ăn trong
ngày khi năng lượng trong thức ăn giảm thấp và giảm lượng thức ăn ăn vào khi
năng lượng trong thức ăn cao. Như vậy, khi giảm năng lượng trong thức ăn mà
tỷ lệ protein, axit amin trong thức ăn giữ nguyên thì tỷ lệ E/P giảm và tỷ lệ AA/E
tăng lên dẫn đến lượng protein và axit amin thu nhận sẽ vượt quá nhu cầu của gà
gây lãng phí protein, axit amin và tăng ơ nhiễm mơi trường, cịn khi năng lượng
trong thức ăn tăng mà tỷ lệ axit amin, protein giữ nguyên thì tỷ lệ E/P tăng và tỷ
lệ AA/E giảm dẫn đến lượng protein, axit amin thu nhận thấp hơn so với nhu
cầu, gà sẽ sinh trưởng chậm, giảm hiệu suất chuyển hóa thức ăn và giảm hiệu


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Nhu cầu aa không thay thế cho gà thịt........................................................8
Bảng 2.2. Tỷ lệ một số aa thiết yếu trong protein lý tưởng cho gà thịt broiler ...........9
Bảng 2.3. Tỷ lệ aa thiết yếu so với lysine trong protein lý tưởng của khẩu phần ăn
cho gà thịt, % ............................................................................................10
Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm .............................................................................25
Bảng 3.2. Tỷ lệ nguyên liệu phối trộn cho khẩu phần ăn của gà Ri lai ....................27
Bảng 3.3. Lịch dùng vắc-xin cho đàn gà thí nghiệm ................................................29
Bảng 4.1. Lịch dùng vắc-xin cho đàn gà...................................................................36
Bảng 4.2. Tóm tắt kết quả cơng tác phục vụ sản xuất...............................................38
Bảng 4.3: Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn của đàn gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) ..39
Bảng 4.4. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi ........................41
Bảng 4.5. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm (g/con/ngày) .............................43
Bảng 4.6. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm (%) ..........................................45
Bảng 4.7. Khả năng thu nhận thức ăn của gà thí nghiệm .........................................46
Bảng 4.8. Hệ số chuyển hoá thức ăn trong tuần.......................................................48
Bảng 4.9. Hệ số chuyển hoá thức ăn cộng dồn ........................................................49
Bảng 4.10. Tiêu tốn năng lượng trao đổi cộng dồn (kcal ME/kg tăng KL) của gà thí
nghiệm........................................................................................................50
Bảng 4.11. Tiêu tốn protein thơ cộng dồn (gam CP/kg tăng khối lượng) của gà thí
nghiệm........................................................................................................51
Bảng 4.12. Chỉ số sản xuất (PI) của gà thí nghiệm ...................................................52
Bảng 4.13. Chỉ số kinh tế (EN) của gà thí nghiệm ...................................................53
Bảng 4.14. Chi phí trực tiếp cho một kg gà xuất bán ...............................................54
Bảng 4.15. Một số chỉ tiêu mổ khảo sát của gà thí nghiệm ......................................55


14

2.1.3. Vai trò của lysine và vấn đề cân bằng axit amin trong khẩu phần

Lysine là một axit amin rất quan trọng trong việc trao đổi chất, có tác
dụng duy trì sự cân bằng protein, tăng tốc độ sinh trưởng, tăng sức sản xuất
trứng, cần thiết cho tổng hợp nucleproteid hồng cầu và trao đổi bình thường của
nitơ, tạo sắc tố melanin của lơng da. Lysine giúp kích thích ăn, gia tăng chuyển
hóa tối đa dinh dưỡng, tăng cường hấp thu calci giúp ngăn ngừa bệnh cịi xương.
Lysine có rất nhiều trong các loại thực phẩm như trứng, thịt, sữa,…nhưng dễ bị
phá hủy trong quá trình chế biến. Nếu thiếu lysine sẽ đình trệ sự phát triển, giảm
năng suất trứng và thịt của gia cầm, làm giảm lượng hồng cầu, huyết sắc tố và
tốc độ chuyển hóa canxi, photpho gây cịi xương, thối hóa cơ, làm rối loạn hoạt
động sinh dục.
Lysine là một axit amin khơng thay thế vì axit amin này không thể tự tổng
hợp được hoặc chuyển đổi trong cơ thể mà chúng phải được cung cấp từ thức ăn.
Trong khẩu phần thức ăn cho gia cầm nếu axit amin nào mà hàm lượng thấp hơn
so với nhu cầu của gà làm giảm hiệu suất sử dụng protein. Người ta gọi các axit
amin thiếu trong khẩu phần là các axit amin giới hạn hay yếu tố hạn chế, axit
amin nào thiếu nhất làm giảm hiệu quả sử dụng protein lớn nhất thì là yếu tố hạn
chế 1 tiếp đó là các axit amin thiếu tiếp theo là yếu tố hạn chế 2,…Để bổ sung
axit amin vào khẩu phần phải bổ sung theo trình tự giới hạn axit amin thứ nhất
phải bổ sung đầu tiên sau đó mới đến axit amin tiếp theo, trong thực tiễn sản
xuất nhưng khẩu phần cho gà chủ yếu phối hợp bằng ngô và đỗ tương thường
mất cân bằng axit amin do thiếu trước hết là methionin (yếu tố hạn chế 1) sau là
lysine (yếu tố hạn chế 2) nên người ta phải bổ sung chúng vào khẩu phần của gà.
Vấn đề cân đối lysine trong khẩu phần là vơ cùng quan trọng vì nếu thiếu
hoặc thừa lysine trong khẩu phần cho gà đều là hiện tượng không mong muốn
đặc biệt khi hàm lượng lysine trong khẩu phần có chứa 4 % thì xuất hiện những
dấu hiệu độc hại ở gà con. Nếu hàm lượng lysine trong thức ăn hỗn hợp quá cao
sẽ thể hiện bệnh lý cong các chi ở gà. Thiếu lysine gà chỉ sống được 53 ngày,
nếu loại bỏ tất cả các axit amin trong khẩu phần thì gà sống được 35 ngày. Nếu
trong khẩu phần thừa axit amin làm cho mất cân bằng axit amin tạo ra nhiều sản
phẩm độc hại như axit uric vì axit amin này khơng được tổng hợp protein cho cơ

thể dẫn tới giảm sinh trưởng, giảm khả năng sản xuất. Ngồi ra cịn gây nên hiện
tượng đối kháng các axit amin với nhau. Vì vậy phải cân đối hàm lượng lysine
trong khẩu phần.


15

Lê Hồng Mận và các cộng tác viên (1993) [11] trong một thí nghiệm trên
gà broiler ở giai đoạn 1 – 3 tuần tuổi đã bổ sung 0,1 % DL – methionin và 0,3 %
lysine (đảm bảo khẩu phần chứa 0,4 % methionin và 1,1 % lysine và 18 %
protein thô) kết quả cho thấy khả năng tăng trọng và tiêu tốn thức ăn của gà bằng
với khẩu phần chứa 23 % protein mà không bổ sung lysine và methionin. Vì vậy
việc giảm protein tổng số và bổ sung thêm các axit amin tổng hợp đang được áp
dụng rất rộng rãi nhưng chỉ sử dụng axit amin tổng hợp khi các axit amin đó
thiếu trong thức ăn và việc xác định yếu tố hạn chế nào là đầu tiên sau đó mới bổ
sung yếu tố hạn chế tiếp theo. Do đó khi xây dựng khẩu phần ăn cho gà, tùy theo
giống, tuổi và mục đích sử dụng để tính tốn. Cần đáp ứng đủ nhu cầu năng
lượng, protein cũng như đầy đủ các axit amin với một sự cân bằng, sẽ đạt được
tốc độ sinh trưởng tối đa và hiệu quả sử dụng thức ăn cao. Ngồi ra có mặt với
một lượng vừa đủ cảu một số khoáng chất, vitamin thiết yếu trong khẩu phần
cũng đóng góp một phần quan trọng trong quá trình sinh trưởng và khẩ năng sản
xuất của gà.
2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng
Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng cho thịt của gia cầm bao
gồm 2 loại yếu tố là loại yếu tố thuộc kiểu di truyền (đặc điểm di truyền của
dịng, giống, độ tuổi, tính biệt…) và loại yếu tố thuộc về điều kiện ngoại cảnh
(thức ăn, chăm sóc, nuôi dưỡng, bệnh tật…). Theo Trần Công Xuân và Phùng
Đức Tiến (2001) [25], trong các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của
gà broiler Ross 208, Ross 208 V35 và A35, yếu tố tính biệt ảnh hưởng lớn nhất
sau đó đến cơng thức lai, và tiếp theo là yếu tố dinh dưỡng, thấp nhất là yếu tố

mùa vụ.
* Yếu tố di truyền giống
Mỗi dịng, mỗi giống, có tính di truyền khác nhau, nhờ đó mà sinh vật nói
chung, vật ni nói riêng giữ được các đặc điểm của mình. Khả năng sinh trưởng
của gà broiler liên quan tới các tính trạng số lượng nên sự di truyền về khả năng
này mang đặc trưng di truyền của tính trạng số lượng,
Nhiều nghiên cứu đã phát hiện những sai khác trong cùng một giống và
cường độ sinh trưởng ở gà con của các bố mẹ khác nhau. Theo Chamber J. R.
(1990) [27], có nhiều gen ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gà, có gen ảnh
hưởng tới một nhóm tính trạng và có gen ảnh hưởng tới sự phát triển chung. Có
hơn 15 cặp gen quy định tốc độ sinh trưởng, trong đó có ít nhất 1 gen liên kết


16

với giớ tính. Hệ số di truyền về tốc độ sinh trưởng và khối lượng cơ thể đã
dược nhiều tác giả nghiên cứu và kết luận: Chúng biến động từ 0,26 – 0,7.
* Sức sống và khả năng kháng bệnh
Sức sống của gia cầm là một tính trạng di truyền số lượng nó đặc trưng
cho từng cá thể, nó được xác định bởi khả năng thích nghi với mơi trường sống.
Sức sống biểu hiện ở tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn từ sơ sinh đến khi giết thịt
hoặc loại thải, tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào giao phối cận huyết. Khi gà mắc
bệnh, nếu gây chết sẽ làm giảm tỷ lệ ni sống, có khỏi bệnh cũng chậm lớn thì
tăng khối lượng kém, tiêu tốn nhiều thức ăn thời gian ni kéo dài, do đó làm
giảm chỉ số sản xuất (PI) tức là làm tăng giá thành đơn vị sản phẩm thịt.
Theo Nguyễn Xuân Bình (1993) [1], bệnh đậu gà Variola – Avium thường
phát ra ở gà từ 5 - 15 ngày tuổi, tỷ lệ chết từ 10 – 50 %. Bệnh Mycoplasma
Avium (CRD) gây chết từ 20 – 25 %. Bệnh Tụ huyết trùng gây chết từ 30 – 100
% . Bệnh Newcastle thường gây ra ở gà trên một tháng tuổi trở lên, tỷ lệ mắc
bệnh từ 70 – 100 %, tỷ lệ chết từ 80 – 95 %. Bệnh Cầu trùng thường phát ra ở

gà con từ 1 – 4 tuần tuổi, tỷ lệ chết từ 10 – 30 %. Bệnh giun đũa có tỷ lệ mắc từ
90 – 100 %, gà bị nặng giun nhiều gây tắc ruột mà chết.
* Ảnh hưởng của tính biệt đến sinh trưởng
Theo Nguyễn Duy Hoan và cs (1999) [4] thì như một quy luật, khối lượng
sống của con đực cao hơn con cái. Ở gà tây khối lượng con đực cao hơn con cái
đến 50 – 60 %. Gà trống, ngỗng đực, vịt đực, gà phi đực nặng hơn gà trống cùng
loài, cùng tuổi là 25 – 30 %.
Sự khác nhau về khối lượng sống giữa con đực và con cái được giải thích
bởi: Do sự khác nhau về cường độ trao đổi chất và gen liên kết với giới tính
khống chế, mà ở con đực nó tác động mạnh hơn ở con cái (Golfrey – 1951).
Trần Huê Viên (2001) [23] dẫn tài liệu của Nort M. O. (1990) cho biết,
lúc mới nở gà trống nặng hơn gà mái 1 %, 2 tuần tuổi nặng hơn 5 %, 3 tuần tuổi
nặng hơn 11 %, 5 tuần tuổi nặng hơn 17 %, 6 tuần tuổi nặng hơn 20 %, 7 tuần
tuổi nặng hơn 23 % và 8 tuần tuổi nặng hơn 28 %.
Có sự khác nhau như vậy vì khối lượng cơ thể gà là loại tính trạng bị giới
hạn bởi giới tính, loại tính trạng do gen nằm trên nhiễm sắc thể thường chứ không
nằm trên nhiễm sắc thể giới tính quy định, nhưng hoạt động và biểu hiện của
chúng bị giới hạn bởi giới tính (Trần Đình Miên và cs, 1996) [13].


×