Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

Phân tích quy luật cạnh tranh, cạnh tranh giữa taxi công nghệ và taxi truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (274.75 KB, 24 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
5/3/2021

LUẬN VĂN KINH
TẾ VĨ MƠ

ĐỀ: Phân tích quy luật cạnh tranh trong kinh tế học. Từ đó vận dụng
vào thực tiễn để phân tích sự cạnh tranh giữa taxi cơng nghệ (Uber, Garb)
và taxi truyền thống của nước ta hiện nay.


MỤC LỤC
A. Quy luật cạnh tranh trong kinh tế học..................................................................................A-- 4 I.

Cạnh tranh là gì? Đặc trưng cơ bản của cạnh tranh.............................................................A-- 4 1. Định nghĩa cạnh tranh:.......................................................................................................A-- 4 2. Cạnh tranh có những đặc trưng cơ bản gì?........................................................................A-- 4 -

II.

Bản chất của cạnh tranh........................................................................................................A-- 5 -

III. Mục tiêu, đối tượng, phương tiện cạnh tranh.......................................................................A-- 5 1. Mục tiêu cạnh tranh............................................................................................................A-- 5 2. Đối tượng cạnh tranh..........................................................................................................A-- 6 3. Phương tiện cạnh tranh.......................................................................................................A-- 6 IV. Phân loại các hình thức của cạnh tranh trên thị trường........................................................A-- 6 1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh chia thành 3 loại...............................A-- 6 2. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh được phân thành 2 loại...........................A-- 6 3. Căn cứ vào tính chất cạnh tranh được chia thành 3 loại...................................................A-- 7 4. Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành:............................A-- 7 V.

Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là gì?...................................................A-- 9 -

VI. Tác động của quy luật cạnh tranh.......................................................................................A-- 11 1. Tác động tích cực:............................................................................................................A-- 11 2. Tác động tiêu cực:............................................................................................................A-- 11 VII. Giải pháp cho vấn đề cạnh tranh.........................................................................................A-- 11 1. Đối với nhà nước..............................................................................................................A-- 11 2. Đối với các doanh nghiệp................................................................................................A-- 12 3. Đối với người tiêu dùng...................................................................................................A-- 13 B. Phân tích hoạt động cạnh tranh giữa taxi công nghệ và taxi truyền thống......................B-- 14 I.

Giới thiệu về taxi truyền thống...........................................................................................B-- 14 -

II.


Giới thiệu về taxi công nghệ (Uber và Grab).....................................................................B-- 15 1. Quá trình hình thành và phát triển...................................................................................B-- 15 2. Ưu điểm và nhược điểm của taxi công nghệ...................................................................B-- 15 -

III. Cạnh tranh giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ (Uber và Grab)..............................B-- 16 1. Giới thiệu sơ lược.............................................................................................................B-- 16 2. Nguyên nhân.....................................................................................................................B-- 17 3. Diễn biến qua từng giai đoạn...........................................................................................B-- 17 4. Kết quả..............................................................................................................................B-- 20 IV. Giải pháp cho sự cạnh tranh................................................................................................B-- 21 1. Giải pháp từ chính phủ.....................................................................................................B-- 21 2. Giải pháp cho taxi truyền thống.......................................................................................B-- 21 -

P a g e 1 | 23


LỜI MỞ ĐẦU
Cạnh tranh là một trong những qui luật của nền kinh tế thị trường, một cơ chế
vận hành chủ yếu của nền kinh tế, là nhu cầu tất yếu của hoạt động kinh tế nhằm mục
đích chiếm lĩnh thị phần, tiêu thụ được nhiều sản phẩm hàng hoá để đạt được lợi nhuận
cao nhất. Cạnh tranh còn là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Câu nói cửa miệng
của nhiều người hiện nay "thương trường như chiến trường", phản ánh phần nào tính
chất gay gắt khốc liệt đó của thị trường cạnh tranh tự do.
Khi thực hiện chuyển đổi nền kinh tế cũ sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, Việt Nam phải chấp nhận những qui luật của nền kinh tế, trong đó có
qui luật cạnh tranh. Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát
triển kinh tế: đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội phát triển hơn, kinh tế phát triển
ổn định… Những lợi ích ấy chưa phải là lớn lao nhưng cũng đã giúp chúng ta định
hướng cho chính sách phát triển kinh tế nhưng vẫn cịn đối mặt với những khó khăn
thách thức to lớn. Một trong những khó khăn thách thức đó là khả năng cạnh tranh của
nền kinh tế nước ta cịn yếu kém.
Đứng trước q trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, nước ta cần có một
nền kinh tế với sức cạnh tranh đảm bảo cho quá trình phát triển. Muốn như vậy chúng
ta cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế với các đối tượng cần tác
động là các doanh nghiệp. Đặc biệt cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các
doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, phải phát huy các lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cần
có một chính sách cạnh tranh đúng đắn.
Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường không phải là hiện tượng đặc trưng của
bất cứ một giai đoạn phát triển nào, tính bắt buộc của nó ở mọi nơi có sản xuất hàng

hố, khơng phải hiện tượng riêng biệt của một lĩnh vực nào. Và vận tải cũng là một
trong những lĩnh vực hiện đang có vấn đề cạnh tranh gay gắt. Câu chuyện taxi truyền
thống đối đầu với taxi công nghệ đang là minh chứng rõ nét nhất cho làn sóng cơng
nghiệp 4.0. Đâu đó ở trên đường phố hay thậm chí trong phiên tòa trên thế giới và cả
Việt Nam, cuộc đối đầu của taxi công nghệ và taxi truyền thống vẫn đang diễn ra. Với
một thị trường đủ rộng và phong phú nhu cầu như Việt Nam, “kịch bản” taxi truyền
thống và taxi công nghệ cùng “chia sân” để khai thác là hồn tồn khả thi. Bên nào
cũng có những ưu và nhược điểm riêng. Cuộc chiến càng gay gắt, người tiêu dùng
càng được hưởng lợi. Nếu doanh nghiệp khơng thích ứng được chắc chắn sẽ bị tụt lại
phía sau thậm chí là xóa sổ.

P a g e 2 | 23


A. Quy luật cạnh tranh trong kinh tế học
I. Cạnh tranh là gì? Đặc trưng cơ bản của cạnh tranh
1. Định nghĩa cạnh tranh:
Trong kinh tế, cạnh tranh liên quan đến mọi lĩnh vực của thị trường và mọi chủ
thể kinh doanh. Theo từ điển kinh doanh của Anh năm 1992 thì “Cạnh tranh là sự
ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành
cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Theo
từ điển Tiếng Việt “Bách khoa tri thức phổ thơng” thì “cạnh tranh là sự ganh đua giữa
những nhà sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền
kinh tế nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
Như vậy, cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản
xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị
thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ
hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
– Cạnh tranh có thể diễn ra:
+ Giữa người sản xuất với người tiêu dùng. Ví dụ: Người sản xuất thì muốn bán

được hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lạimuốn mua được hàng hóa với giá rẻ.
+ Giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng để mua được hàng hóa với giá rẻ
hơn, chất lượng hơn.
+ Giữa người sản xuất với người sản xuất nhằm giành giật những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, như điều kiện về vốn, lao động, nguồn
nguyên liệu, thị trường, giành nơi đầu tư có lợi… để thu được nhiều lợi ích nhất cho
mình.
– Trong cuộc cạnh tranh, có thể dùng nhiều biện pháp khác nhau như:
+ Để giành giật thị trường tiêu thụ, họ có thể dùng biện pháp cạnh tranh giá cả
như giảm giá cả hàng hóa để đánh bại đối thủ.
+ Hoặc cạnh tranh phi giá cả như dùng thông tin, quảng cáo sản phẩm, quảng
cáo dây chuyền sản xuất… để kích thích người tiêu dùng
2. Cạnh tranh có những đặc trưng cơ bản gì?
Mặc dù khái niệm cạnh tranh được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau,
song các lý thuyết kinh tế đều nhất trí cho rằng cạnh tranh là sản phẩm riêng của nền
kinh tế thị trường, là linh hồn và là động lực cho sự phát triền của thị trường. Từ
những khái niệm của cạnh tranh thì ta thấy cạnh tranh có những đặc trưng cơ bản như
sau:
 Đặc trưng thứ nhất: Cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể
kinh doanh.
P a g e 3 | 23


 Đặc trưng thứ hai: Về mặt hình thức cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch
giữa các doanh nghiệp hay đó được coi là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích
tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định là người tiêu dùng
 Đặc trưng thứ ba: Mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng
tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm, nói cách khác với mục tiêu lợi nhuận
nhà kinh doanh khi tham gia vào thi trường ln ganh đua để có thể tranh giành các cơ
hội tốt nhất để mở rộng thị phần.


II. Bản chất của cạnh tranh
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để
giành giật khách hàng
Trong kinh tế học, thị trường được xác định là cơ chế trao đổi đưa người mua
và người bán của một loại hàng hoá hay dịch vụ đến với nhau, nó hình thành khi người
mua đồng ý trả một mức giá cho sản phẩm mà nhà cung cấp bán ra. Trên thị trường,
giữa khách hàng và nhà cung cấp, luôn ln thể hiện nhu cầu, lợi ích khác nhau.
Khách hàng mong muốn mua được sản phẩm phù hợp nhất với giá rẻ nhất có thể,
trong khi đó, nhà cung cấp mong muốn bán được sản phẩm càng nhanh càng tốt để
đầu tư phát triển sản xuất thu được nhiều lợi nhuận. Khuynh hướng này là nguồn gốc
tạo ra sự cạnh tranh, sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường để lơi
kéo khách hàng về phía mình. Kết quả của cuộc cạnh tranh trên thị trường làm cho
người chiến thắng mở rộng được thị phần, tăng lợi nhuận, kẻ thua cuộc mất khách
hàng và phải rời khỏi thị trường.
- Quá trình cạnh tranh giữa các đối thủ diễn ra trên thị trường
Các chủ thể kinh doanh khi tham gia vào thị trường luôn ganh đua nhau, giành
cơ hội tốt nhất để mở rộng thị trường. Tuy nhiên, cạnh tranh thường chỉ diễn ra giữa
các doanh nghiệp có chung lợi ích như cùng tìm kiếm nguồn ngun liệu đầu vào
giống nhau hoặc cùng tìm kiếm thị trường để bán những sản phẩm tương tự. Điều đó
làm cho các doanh nghiệp có chung lợi ích tranh giành trở thành đối thủ của nhau. Ví
dụ: chúng ta khó có thể thấy có sự cạnh tranh giữa một doanh nghiệp sản xuất xi măng
với một doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn uống hoặc cũng khó có cạnh tranh giữa hai
nhà sản xuất quần áo ở hai quốc gia chưa hề có quan hệ thương mại.
- Cạnh tranh chỉ diễn ra trong điều kiện của cơ chế thị trường
Cạnh tranh là hoạt động nhằm tranh giành thị trường, lôi kéo khách hàng về
phía mình của các chủ thể kinh doanh nên cạnh tranh chỉ diễn ra trong cơ chế thị
trường khi mà cơng dân có quyền tự do kinh doanh, tự do thành lập doanh nghiệp, tự
do tìm kiếm cơ hội để phát triển sản xuất kinh doanh.


P a g e 4 | 23


III. Mục tiêu, đối tượng, phương tiện cạnh tranh
1. Mục tiêu cạnh tranh
Nếu trong thị trường chỉ có một chủ thể kinh tế, sẽ không xảy ra cạnh tranh.
Đồng thời, thị trường có nhiều chủ thể kinh tế, tuy nhiên các chủ thể kinh tế lại khơng
có cùng mục tiêu thì cạnh tranh và sức ép của cạnh tranh cũng thấp. Vì vậy, mục tiêu
cơ bản của cạnh tranh:
 Đối với các doanh nghiệp là tồn tại và phát triển, tối đa hóa lợi nhuận, cao hơn
nữa là gia tăng thị phần, mở rộng thị trường, dẫn đầu thị trường …
 Đối với người tiêu dùng là tối đa hóa sự tiện lợi hay mức độ thỏa mãn khi tiêu
dùng sản phẩm.
2. Đối tượng cạnh tranh
-

Cạnh tranh chiếm hữu các nguồn nguyên liệu
Giành giật các nguồn lực sản xuất
Cạnh tranh về khoa học – công nghệ
Cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, giành nơi đầu tư, các hợp đồng,
các đơn đặt hàng,...

3. Phương tiện cạnh tranh
-

Kĩ thuật – cơng nghệ
Chi phí sản xuất và giá cả
Số lượng và chất lượng hàng hóa
Số lượng và chất lượng dịch vụ như: lắp đặt, bảo hành, sửa chữa, thanh toán
bằng các thủ tục kinh tế và phi kinh tế


IV. Phân loại các hình thức của cạnh tranh trên thị trường
Dựa vào các tiêu chí khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại.
1. Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh chia thành 3 loại.
 Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hố của
mình với giá cao nhất, cịn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng
được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên.
 Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào
quan hệ cùng cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên
gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để
mua được hàng hoá hoá mà họ cần.
 Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành
giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua.
Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép
sẽ phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn.

P a g e 5 | 23


2. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh được phân thành 2 loại.
 Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của cuộc
cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển.
 Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong q trình này có
sự phân bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả hình thành tỷ suất lợi
nhuận bình quân, làm thay đổi giá trị thị trường của ngành hàng và theo đó là thay đổi
giá cả.
3. Căn cứ vào tính chất cạnh tranh được chia thành 3 loại.
 Cạnh tranh hồn hảo (Perfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa

nhiều người bán trên thị trường, trong đó khơng người nào có đủ ưu thế khống chế giá
cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng thức, tức là
không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh
tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác
biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh. Đây là loại cạnh tranh theo
các quy luật của thị trường mà khơng có sự can thiệp của các chủ thể khác. Giá cả của
sản phẩm được quyết định bởi quy luật cung cầu trên thị trường. Cung nhiều cầu ít sẽ
dẫn đến giá giảm, cung ít cầu nhiều sẽ dẫn đến giá tăng.
 Cạnh tranh khơng hồn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh tranh
giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. Mỗi sản phẩm đều
mang hình ảnh hay uy tín khác nhau cho nên để giành đựơc ưu thế trong cạnh tranh,
người bán phải sử dụng các công cụ hỗ trợ bán như: Quảng cáo, khuyến mại, cung cấp
dịch vụ, ưu đãi giá cả, ... Đây là loại hình cạnh tranh phổ biến trong giai đoạn hiện nay.
 Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có một
hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc
dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu.
Sự cạnh tranh này mang tính chất "ảo", thực chất là quảng cáo để chứng minh sự đa
dạng của một sản phẩm nào đó, để khách hàng lựa chọn một trong số những sản phẩm
của một doanh nghiệp chứ không phải của các doanh nghiệp khác. Loại cạnh tranh này
xảy ra khi trên thị trường khi một số lượng lớn các doanh nghiệp sản xuất ra những sản
phẩm tương đối giống nhau nhưng khách hàng lại cho rằng chúng có sự khác biệt, dựa
trên chiến lược khác biệt hố sản phẩm của các cơng ty. Ví dụ: Trên thị trường có các
sản phẩm xà bơng tương đối giống nhau. Nhưng có hãng thì bảo rằng sẽ đem lại làn da
mềm mại sau khi tắm, hãng thì bảo là đem lại hương thơm tươi mát, hãng thì bảo rằng
sẽ làm trắng da.
Trong cạnh tranh độc quyền có thể phân chia thành hai loại:
- Độc quyền nhóm: Là loại độc quyền xảy ra khi trong ngành có rất ít nhà sản
xuất, bởi vì các ngành này địi hỏi vốn lớn, rào cản gia nhập ngành khó. Ví dụ: ngành
cơng nghiệp sản xuất ôtô, máy bay, ...
P a g e 6 | 23



- Độc quyền tuyệt đối: Xảy ra khi trên thị trường tồn tại duy nhất một nhà sản
xuất và giá cả, số lượng sản xuất ra hoàn toàn do nhà sản xuất này quyết định. Ví dụ:
Điện, nước ở Việt Nam do nhà nước cung cấp.
4. Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành:
 Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực
xã hội và đợc xã hội thừa nhận, nó thướng diễn ra sịng phẳng, cơng bằng và công
khai. Phần cốt lõi của cạnh tranh lành mạnh chính là ở chỗ phát huy hết năng lực của
mình, để khiến cho bản thân mình có tầm vóc nhất, ưu tú nhất, chứ không phải là nghĩ
cách khiến cho đối thủ gục ngã.
Thái độ cạnh tranh được coi là lành mạnh khi nó thể hiện những đặc điểm sau:
-

Ngay thẳng, trung thực với đối thủ.

-

Không được xem đối thủ cạnh tranh là kẻ thù.

-

Cạnh tranh một cách trung thực (tuyệt đối không là kẻ cản trở, là vật cản đối
với sự thành cơng của người khác).

Ví dụ: Chiến lược của Southwest Airlines là cạnh tranh trên cơ sở chi phí thấp,
phục vụ thường xuyên, nhiều hoạt động chính đã làm cho chiến lược này khả thi, và
được các hoạt động khác hỗ trợ. Như việc giữ giá vé thấp là một hoạt động chính của
chiến lược. Hoạt động này được hỗ trợ bởi tần suất sử dụng máy bay cao, hạn chế sử
dụng các đại lý du lịch, máy bay tiêu chuẩn hóa, phi hành đồn làm việc cơng suất cao,

... Thiếu bất kỳ hoạt động nào trong số này, chiến lược chi phí thấp của Southwest
Airlines sẽ bị hủy hoại. Các đối thủ của Southwest Airlines cố gắng cạnh tranh với
chiến lược này bằng cách đưa ra giá vé thấp và khởi hành thường xuyên, nhưng do
thiếu các hoạt động hỗ trợ, tất cả đều thất bại. Theo Porter: “Các hoạt động của
Southwest bổ sung cho nhau theo cách thức tạo ra giá trị kinh tế thực sự. Đó là cách
mà sự phù hợp chiến lược tạo ra lợi thế cạnh tranh và khả năng sinh lợi cao”. Như vậy,
đây có thể được coi là một trong những hành vi cạnh tranh lành mạnh của Southwest
Airlines trong lĩnh vực hàng khơng.
Hoặc một ví dụ khác khơng kém tính minh họa: Google, một “con châu chấu”
trong làng IT so với các đại gia Yahoo, MSC, Microsoft trong những năm 2001, 2002
đã dám ngang nhiên đá những “chú voi” khổng lồ này và ngày nay thậm chí đã vượt
qua mặt đối thủ của mình để khẳng định vị thế trong thị trường IT.
 Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẻ hở của luật pháp, trái
với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án (như trốn thuế, buôn lậu, khủng bố, ...).
Cạnh tranh không lành mạnh, trước hết, là một khái niệm bắt nguồn từ những
quy định mang tính nguyên tắc trong pháp luật dân sự, theo đó, các chủ thể trong giao
dịch phải đảm bảo tôn trọng thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội ở mỗi quốc gia.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh (Khoản 4 Điều 3 LCT 2004) là hành vi cạnh
tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông
P a g e 7 | 23


thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng. Họ
sử dụng các thủ pháp không phù hợp với chuẩn mực đạo đức kinh doanh như gian dối,
thơng tin sai sự thật về hàng hố dịch vụ, ép buộc… nhằm gây thiệt hại hoặc bất lợi về
cạnh tranh cho một hoặc một số chủ thể khác có liên quan.
Trong số các hành vi này, một số hành vi thể hiện sự xâm hại trực tiếp đến đối
thủ cạnh tranh như xâm phạm bí mật kinh doanh, gièm pha, quấy rối, ép buộc doanh
nghiệp khác; một số hành vi có thể ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh, đồng thời lại vi

phạm quyền lợi của người tiêu dùng như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáo và khuyến
mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh…
Từ năm 2004, chúng ta (Việt Nam) đã ban hành Luật cạnh tranh, quy định thế
nào là những hành vi hạn chế cạnh tranh, hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh, trình tự
và thủ tục giải quyết các vụ việc tranh chấp về cạnh tranh … mục đích là bảo đảm một
“sân chơi” lành mạnh giữa các doanh nghiệp có cùng ngành nghề kinh doanh.
Tại Điều 39 quy định về các hành vi được xem là cạnh tranh không lành mạnh,
bị cấm. Chủ yếu gồm 9 hành vi sau:










Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;
Xâm phạm bí mật kinh doanh;
Ép buộc trong kinh doanh;
Gièm pha doanh nghiệp khác;
Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;
Phân biệt đối xử của hiệp hội;
Bán hàng đa cấp bất chính;

Vậy cạnh tranh lành mạnh sẽ là động lực giúp nền kinh tế phát triển, ngược lại
cạnh tranh khơng lành mạnh sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế.


V. Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường là gì?
Cạnh tranh có những vai trị quan trọng sau:
 Thứ nhất, cạnh tranh là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Cạnh tranh
là sự chạy đua kinh tế, mà muốn thắng địi hỏi phải có sức mạnh và kĩ năng. Cạnh
tranh ln có mục tiêu lâu dài là thu hút về phía mình càng nhiều khách hàng nên buộc
các nhà sản xuất và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phải tạo ra những sản phẩm có chất
lượng ngày càng cao với giá thành ngày càng hạ. Cạnh tranh ln mang đến hệ quả là
doanh nghiệp nào có tiềm lực, có chiến lược kinh doanh đúng đắn, hiệu quả sẽ tiếp tục
vươn lên tồn tại, doanh nghiệp nào không đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ bị
loại khỏi cuộc chơi. Bởi vậy, cạnh tranh là liều thuốc thần kì tạo động lực cho sự phát
triển kinh tế - xã hội.
P a g e 8 | 23


 Thứ hai, cạnh tranh khuyến khích việc áp dụng khoa học, kĩ thuật mới, cải tiến
công nghệ nhằm kinh doanh có hiệu quả. Điều đó dẫn đến kết quả sẽ có nhiều sản
phẩm tốt hơn có mặt trên thị trường. Trong kinh doanh, doanh nghiệp nào có sản phẩm
phù hợp với nhu cầu của thị trường với giá phải chăng thì nhanh chóng chiếm lĩnh thị
trường và thu lợi nhuận cao. Điều này khiến các đối thủ cạnh tranh về sản phẩm cùng
loại phải quan tâm đến cải tiến về hình thức và chất lượng sản phẩm bằng cách áp
dụng công nghệ mới, tiến bộ khoa học kĩ thuật. Vì vậy, cạnh tranh cũng là cơ hội bắt
buộc các doanh nghiệp phải nghiên cứu tiếp cận với công nghệ mới, tiến bộ khoa học
kĩ thuật vì chỉ có khoa học, cơng nghệ mới có thể trợ giúp hữu hiệu cho sản xuất, kinh
doanh giảm giá thành sản phẩm, tăng tính năng và chất lượng sản phẩm. Như vậy,
cạnh tranh còn là nguồn gốc, động lực để phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ.
 Thứ ba, cạnh tranh dẫn đến giá thấp hơn và làm thoả mãn nhu cầu của người
tiêu dùng. Thông qua quy luật cung cầu, cạnh tranh có khả năng nhanh nhạy trong việc
phát hiện và đáp ứng mọi nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. Sự lựa chọn và sức
tiêu thụ hàng hố của họ là thước đo chính xác cho u cầu về chất lượng và độ phù

hợp của một sản phẩm. Cạnh tranh gây tác động hên tục đến giá cả sản phẩm trên thị
trường, buộc các doanh nghiệp phải phản ứng tự phát để chọn phương án kinh doanh
sao cho chi phí nhỏ hiệu quả cao, chất lượng tổt để phù hợp với mong muốn của người
tiêu dùng. Bởi vậy, trong điều kiện có cạnh tranh, người tiêu dùng là thượng đế, là
trung tâm thị trường quyết định sự sống còn của sản phẩm, buộc các nhà kinh doanh
phải thoả mãn nhu cầu của họ. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn sản phẩm mà họ
muốn mua.
 Thứ tư, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp cũng như các quốc gia phải sử dụng
các nguồn lực đặc biệt là nguồn tài nguyên một cách tối ưu nhất. Khi tham gia thị
trường có tính cạnh tranh, các doanh nghiệp phải cân nhắc khi sử dụng các nguồn lực
vào kinh doanh. Họ phải tính tốn để sử dụng các nguồn lực này sao cho hợp lí và có
hiệu quả nhất. Do đó, các nguồn lực đặc biệt là nguồn tài nguyên phải được vận động,
chu chuyển hợp lí để phát huy hết khả năng vốn có đưa lại năng suất, chất lượng cao.
Mơi trường cạnh tranh là mơi trường mà ở đó, các doanh nghiệp luôn phải vận
động, đổi mới, cải tiến không chỉ công nghệ mà cả chủng loại, kiểu dáng, phương thức
kinh doanh. Theo cách đó, cạnh tranh tạo ra sự đổi mới liên tục và động lực phát triển
liên tục. Vì những lẽ trên đây mà một nhà nước văn minh trong cơ chế thị trường hiện
đại phải là nhà nước có nhiệm vụ và chức năng phát hiện, thừa nhận bảo vệ và khuyến
khích những khả năng và thuộc tính tốt đẹp của cạnh tranh. Bên cạnh đó, để khắc phục
những khuyết tật của thị trường do cạnh tranh đem lại, mỗi quốc gia đều phải có chính
sách cạnh tranh và trên cơ sở đó, điều tiết hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.
Cạnh tranh có vai trị đặc biệt khơng chỉ đối với doanh nghiệp mà cịn cả người
tiêu dùng và nền kinh tế:
- Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi
doanh nghiệp do khả năng cạnh tranh tác động đến kết quả tiêu thụ mà kết quả tiêu thụ
P a g e 9 | 23


sản phẩm là khâu quyết định trong việc doanh nghiệp có nên sản xuất nữa hay khơng.
Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm

ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh quyết
định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thơng qua thị phần của doanh nghiệp so
với đối thủ cạnh tranh.
- Đối với người tiêu dùng: Nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp mà người
tiêu dùng có cơ hội nhận được những sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng với
chất lượng và giá thành phù hợp với khả năng của họ.
- Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh là động lực phát triển của các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế. Cạnh tranh là biểu hiện quan trọng để phát triển lực
lượng sản xuất, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Cạnh tranh là điều kiện
giáo dục tính năng động của nhà doanh nghiệp bên cạnh đó góp phần gợi mở nhu cầu
mới của xã hội thông qua sự xuất hiện của các sản phẩm mới. Điều này chứng tỏ chất
lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao.

VI. Tác động của quy luật cạnh tranh
1. Tác động tích cực:
Cạnh tranh có vai trị rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ
thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải thường xuyên năng động,
nhạy bén, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, nâng
cao tay nghề, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả
kinh tế…
Thực tế cho thấy, ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì ở đó
thường trì trệ, bảo thủ, kém phát triển.
2. Tác động tiêu cực:
Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những mặt tiêu cực, thể hiện ở cạnh
tranh không lành mạnh như:
 Dùng những thủ đoạn vi phạm đạo đức hoặc vi phạm pháp luật nhằm thu được
nhiều lợi ích nhất cho mình, gây tổn hại đến lợi ích của tập thể, xã hội, cộng
đồng như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, ăn cắp bản quyền, tung tin phá hoại
uy tín đối thủ.
 Cạnh tranh làm tăng sự phân hóa giàu nghèo.

 Cạnh tranh làm tổn hại đối với môi trường sinh thái ...

VII. Giải pháp cho vấn đề cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh là
không thể tránh khỏi. Vấn đề là ở chỗ phải hướng cạnh tranh vào con đường lành
mạnh, và sau hết là quyền và lợi ích chính đáng của bản thân các doanh nghiệp. Mọi
hình thức, biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh như đã nêu đều phải bị phát hiện kịp
thời, xử lý nghiêm minh và thích đáng để duy trì sự phát triển bền vững của thị trường.
P a g e 10 | 23


1. Đối với nhà nước
- Tiếp tục hoàn thiện quy định pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh: Với xu
hướng tồn cầu hóa, hội nhập quốc tế và đặc biệt là sự phát triển của cơng nghệ số, các
hình thức kinh doanh nói chung và các hành vi cạnh tranh khơng lành mạnh nói riêng
ngày càng phức tạp, đa dạng và khó đốn định. Do đó, việc thường xun cập nhật,
hồn thiện khn khổ pháp lý để điều chỉnh hoạt động của cộng đồng doanh nghiệp là
yêu cầu tất yếu. Trong thời gian tới, cần pháp điển hóa hệ thống pháp luật về cạnh
tranh không lành mạnh theo hướng thống nhất các quy định giữa các văn bản và sửa
đổi các quy định khơng cịn phù hợp với tình hình thực tế hiện nay; Xây dựng ban
hành Nghị định hướng dẫn Luật Cạnh tranh năm 2018 theo hướng đảm bảo tính hiệu
quả, thực thi bằng việc bổ sung hướng dẫn một số nội dung cịn thiếu…
- Đẩy mạnh cơng tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh: Đối tượng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về cạnh tranh
không lành mạnh nên hướng tới là cộng đồng doanh nghiệp. Tiếp tục đẩy mạnh tuyên
truyền tới các doanh nghệp, người dân về các quy định liên quan đến cạnh tranh được
quy định tại Luật Cạnh tranh năm 2018, Nghị định số 75/2019/NĐ-CP...
- Triển khai nghiêm túc các quy định về xử phạt hành vi cạnh tranh không lành
mạnh: Nhằm hạn chế các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của doanh nghiệp, việc
triển khai các hoạt động xử phạt là yêu cầu tất yếu. Hiện nay, các hành vi cạnh tranh

không lành mạnh bị cấm đã được quy định rõ trong Luật Cạnh tranh năm 2018 và các
mức xử phạt cũng đã được cụ thể hóa tại Nghị định số 75/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Trong thời gian tới, các cơ quan liên quan cần bám sát, nắm bắt tình hình và triển khai
đồng bộ hiệu quả các quy định pháp luật.
- Tăng cường các hoạt động thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp, đặc biệt với
các hành vi liên quan đến cạnh tranh không lành mạnh: Việc tăng cường hoạt động
thanh tra, kiểm tra nhằm góp phần răn đe, hạn chế tình trạng cạnh tranh khơng lành
mạnh, qua đó góp phần bảo vệ các doanh nghiệp làm ăn chính đáng và người tiêu
dùng.
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ: Đấu tranh với các hành vi cạnh tranh
không lành mạnh là nhiệm vụ khá mới mẻ đối với Việt Nam, do vậy, đội ngũ cán bộ
làm công tác này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Trong thời gian tới, cần
tiếp tục triển khai các hoạt động đào tạo, tập huấn cán bộ, nhất là các cán bộ quản lý
trực tiếp có đủ năng lực chun mơn. Trong đó, chú trọng phát triển, đào tạo lực lượng
thẩm phán thích hợp để chuẩn bị kiến thức, kinh nghiệm cần thiết khi phải xử lý các
hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
2. Đối với các doanh nghiệp
Các doanh nghiệp kinh doanh cần tăng cường năng lực tài chính, nâng cao khả
năng cạnh tranh của bản thân trên thị trường, không sử dụng những hành vi không
lành mạnh để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Có như vậy, các doanh nghiệp có
thể đảm bảo được trách nhiệm của mình đối với những gì đã cam kết với khách hàng.
Các doanh nghiệp nên tự xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh chuyên nghiệp
P a g e 11 | 23


và dài hạn như xây dựng và quảng bá thương hiệu, xây dựng những kênh phân phối
mới, đưa ra các sản phẩm mới, khai thác lợi thế cạnh tranh của riêng mình… Cách làm
này khơng những sẽ đem lại doanh thu, thị phần cho doanh nghiệp mà trong dài hạn sẽ
ngày càng củng cố thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
3. Đối với người tiêu dùng.

Người tiêu dùng không nên chỉ dựa vào sự bảo vệ của các cơ quan có thẩm
quyền và các pháp lệnh, mà cần phải lên tiếng bằng cách phát hiện, tố cáo và gửi đơn
khiếu nại đến các cơ quan luật pháp về các hành vi gian dối về tiêu chuẩn, đo lường,
chất lượng, nhãn hiệu hàng hóa, giá cả và các hành vi lừa dối khác của tổ chức, cá
nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ gây thiệt hại cho mình và cộng đồng theo
quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng có thể đóng góp ý kiến
trong việc xây dựng và thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ bảo vệ chính lợi ích
của mình. Người tiêu dùng cũng có thể thành lập tổ chức để bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật.

P a g e 12 | 23


B. Phân tích hoạt động cạnh tranh giữa taxi cơng
nghệ và taxi truyền thống
I. Giới thiệu về taxi truyền thống
Taxi là một loại phương tiện đi lại công cộng phổ biến hiện nay, là phương tiện
một người lái được sử dụng với mục đích di chuyển hành khách tới nơi mà họ muốn.
Bắt đầu từ thế kỷ 17, với hình thức đầu tiên là dịch vụ cho thuê xe ngựa kéo Hackney
được mở tại London và Paris, Taxi đã được ra đời. Đến cuối thế kỷ 19, với những phát
minh ra máy móc và điện, những chiếc xe taxi chạy bằng điện đã xuất hiện lần đầu tại
London do Walter C. Bersey thiết kế. Đến những năm đầu của thế kỷ 20, Taxi đã tăng
lên nhanh chóng trên tồn thế giới.
Việc đổi mới tiếp theo có ý nghĩa quan trọng trong quá trình hình thành và phát
triển của Taxi xảy ra vào những năm 1980, khi máy tính hỗ trợ điều phối lần đầu tiên
được giới thiệu. Trong hai cuộc chiến tranh thế giới, việc sử dụng xe taxi đã bị suy
giảm đi rất nhiều. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc, Taxi đã trở lại và phát triển
một cách nhanh chóng và mạnh mẽ cho đến tận ngày nay.
Taxi đường dài giá rẻ được nhiều người chọn lựa là các hãng taxi truyền thống.
Sỡ dĩ, khách hàng chọn taxi truyền thống là vì sự tiện lợi và nhiệt tình của dịch vụ.

Bạn có thể bắt taxi truyền thống dễ dàng trên đường. Nhất là thông qua các đường dây
điện thoại hotline xuất hiện khắp nơi, kể cả trên các phương tiện chạy lưu thông trên
đường.
Ưu điểm và nhược điểm
 Ưu điểm:
- Tiện lợi, dễ tìm kiếm
Hoạt động trên khắp các nẻo đường, xe taxi truyền thống có thể đến với bạn ở
bất cứ đâu. Các hãng xe truyền thống có lượng xe lớn, chạy rong rủi khắp các đường
phố, số điện thoại cơng khai. Khi cần, bạn có thể tìm xung quanh hoặc gọi điện thoại
là đã có xe.
-

Hạn chế các rủi ro do từ các thiệt bị, hệ thống công nghệ thông tin

Khác với taxi công nghệ, taxi truyền thống hoạt động dựa trên nền tảng con
người. Bạn sẽ dễ dàng đặt xe thông qua sự giúp đỡ của các tổng đài viên chu đáo, ân
cần và am hiểu. Nhờ hoạt động dựa trên nền tảng là con người, nên các rủi ro liên quan
đến thiết bị, hệ thống thông tin đươc loại bỏ. Thiết bị hay hệ thống mạng có lỗi hay
trục trặc, bạn vẫn có thể tìm được xe.
- Tổng đài hỗ trợ chuyên nghiệp
 Nhược điểm:
P a g e 13 | 23


- Giá cước khơng được báo trước
- Chi phí phát sinh cao vì cố tình chạy đường vịng, sai đường, lên nhầm taxi dù
- Vấn nạn chặt chém, tăng giá cao vào mùa tết, lễ
- Không đặt được xe online nên lộ trình khơng được xác định trước, khơng xác
định được thời gian đến
- Khơng tìm được xe vào giờ cao điểm, ban đêm


II. Giới thiệu về taxi công nghệ (Uber và Grab)
1. Quá trình hình thành và phát triển
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, guồng quay lịch sử đã kéo theo sự
phát triển to lớn cho ngành vận tải. Trong thời gian từ khoảng năm 2008 trở lại đây,
taxi đã bùng nổ tại các đô thị lớn và chiếm được thị phần. Với nhu cầu đi lại gia tăng
cùng với điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, taxi đã trở thành phương tiện đi lại quen
thuộc của nhiều người. Tuy nhiên, thị trường taxi Việt Nam cạnh tranh khốc liệt hơn
kể từ khi Grab, Uber tham gia với những đổi về ứng dụng công nghệ thơng tin trong
vận tải để có chất lượng dịch vụ tốt nhất và đây là động lực để ngành vận tải taxi tự
làm mới mình.
Thời điểm trước khi Uber, Grab vào Việt Nam, taxi truyền thống đang trong
giai đoạn phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là tại các thành phố lớn với nhiều hãng taxi hoạt
động. Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam
thông tin, chỉ trong thời gian ngắn, Uber, Grab vào thị trường Việt Nam, số xe tham
gia đã lên tới hơn 60.000 xe. Con số này bằng cả quá trình phát triển của các doanh
nghiệp taxi truyền thống trong nhiều năm. Đặc biệt, Uber, Grab được người dân đón
nhận ngay lập tức và nguồn nhân lực cũng được huy động rất nhanh chóng. “Với góc
độ là người tiêu dùng, người dân lựa chọn đi Uber hay Grab vì thuận tiện do phần
mềm mang lại, kết nối dễ dàng, nhanh chóng, nhưng quan trọng hơn nữa là vì giá cả.
Số liệu từ Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, năm 2014, trước khi ứng dụng taxi
công nghệ nở rộ, tổng lượng xe taxi truyền thống trên toàn quốc vào khoảng 50.000
xe. Riêng tại Hà Nội, năm 2015 có tới 20.000 xe taxi hoạt động. Tính đến hiện nay chỉ
trong thời gian ngắn, Uber, Grab vào thị trường Việt Nam, số xe tham gia đã lên tới
hơn 100.000 xe.
2. Ưu điểm và nhược điểm của taxi công nghệ
Taxi công nghệ hoạt động với ưu thế là sự hiện đại và chủ động. Khách hàng
thực hiện đặt chỗ thông qua trang web hoặc ứng dụng điện thoại của hãng taxi trên
điện thoại, máy tính,... Đi xe taxi cơng nghệ, bạn sẽ nhận được dịch vụ thời đại mới
với nhiều ưu điểm khác nhau.

Taxi công nghệ hoạt động với ưu thế hiện đại và chủ động.
Ưu điểm:
-

Đặt xe nhanh chóng, dễ dàng mọi lúc, mọi nơi
P a g e 14 | 23


Khi đặt chỗ, đặt xe trên ứng dụng taxi công nghệ, bạn chỉ cần mở mạng, mở
ứng dụng, mở GPS. Tiếp theo, thực hiện nhập địa chỉ đón và đi, lộ trình sẽ hiện ra cụ
thể. Bạn sẽ xác định được chính xác đường đi của mình, thời gian đi một cách rõ ràng.
Bạn có thể ngồi ở nhà, quán cafe hay thậm chí là đang đi ngồi đường vẫn có thể đặt
được xe nhanh chóng và dễ dàng.
-

Giá cả công khai, minh bạch

Đặt xe trên app công nghệ, biết giá rõ ràng. Khi tiến hành đặt taxi đường dài
trên app taxi công nghệ, giá cả sẽ được báo trước. Bạn sẽ chuẩn bị chi phí dễ dàng
hơn.
-

Hệ thống tổng đài hỗ trợ, tư vấn online

Thông tin của tài xế như tên, phương tiện, số xe, số điện thoại,… đều sẽ được
cung cấp qua app và cả hệ thống tổng đài chuyên nghiệp. Bất kỳ yêu cầu hỗ trợ nào
của bạn cũng sẽ được tổng đài giải quyết tốt nhất. Đội ngũ hỗ trợ này được đào tạo kỹ
càng, am hiểu và nhiệt tình. Từ đó, bạn càng sẽ n tâm hơn khi đi xe.
-


Tối ưu chi phí do giá cả cạnh tranh cao, nhiều chương trình khuyến mãi, giảm
giá

Giá cả dịch vụ của các hãng taxi công nghệ thường sẽ hấp dẫn hơn taxi truyền
thống. Bên cạnh giá cả cạnh tranh, dịch vụ taxi cơng nghệ cịn thu hút vì chế độ
khuyến mãi, nhiều chương trình trọn gói, giảm giá rất tốt.
Nhược điểm:
- Không phù hợp cho người không biết sử dụng ứng dụng điện thoại, người
khơng có smartphone. Thường phù hợp với những người trẻ, thường xuyên tiếp xúc
với công nghệ….
- Dựa vào nền tảng công nghệ nên có thể sẽ gặp rủi ro khi đặt xe do trục trặc kỹ
thuật từ hệ thống, lỗi phần mềm….

III. Cạnh tranh giữa taxi truyền thống và taxi công nghệ (Uber và
Grab)
1. Giới thiệu sơ lược
Khi taxi công nghệ mới xuất hiện tại Việt Nam với 2 đại diện là Uber và Grab,
người tiêu dùng đón nhận dịch vụ mới này với thái độ e dè. Vì thế, trong thời gian đầu,
taxi truyền thống vẫn “sống khỏe”.
Tuy nhiên, đến năm thứ 2, khi Uber và Grab chứng minh được những tiện ích
của mình, taxi truyền thống mới “thấm mệt”. Từ đó đến nay, “cuộc chiến” giữa 2 loại
hình vận tải này liên tục diễn ra gay gắt với phần thua thiệt nghiêng về taxi truyền
thống.

P a g e 15 | 23


Các hãng lớn vẫn trụ lại một cách độc lập trên thị trường nhưng đi kèm với
mn vàn khó khăn. Cả Vinasun và Mai Linh đều rơi vào cảnh hoặc thua lỗ, hoặc lợi
nhuận giảm sâu.

2. Nguyên nhân
Nguyên nhân đầu tiên chúng ta cần phải nói về mặt chi phí khi đi xe. Cùng một
quãng đường như nhau nhưng khách hàng dùng taxi công nghệ chỉ phải trả một khoản
chi phí bằng 70% taxi truyền thống. Sự ưu việt này cịn thể hiện rõ khách hàng có thể
biết chính xác số tiền cần chi trả cho quãng đường mình đi.
Tiến bộ công nghệ Uber và Grab là tiến bộ công nghệ. Sử dụng phần mềm trên
điện thoại di động giúp tiết kiệm chi phí tổng đài, đường dây, chi phí văn phịng, chi
phí chạy xe lịng vịng tìm kiếm khách, tận dụng được xe cá nhân nhàn rỗi, hay nâng
cao chất lượng dịch vụ nhờ cơ chế giám sát tài xế qua khách hàng chấm điểm (chứ
không phải đường dây nóng như taxi).
Một giả thuyết khác được ủng hộ là do chi phí tuân thủ pháp luật của Grab và
Uber thấp hơn taxi truyền thống rất nhiều. Trước khi có Grab và Uber, các hãng taxi
truyền thống ít chịu áp lực cạnh tranh giảm giá và nâng cao chất lượng dịch vụ.
Bên cạnh đó, Uber và Grab có giá thấp hơn, liên tục khuyến mãi, nhưng lại thu
được những khoản đầu tư khổng lồ từ các nhà đầu tư trên thế giới. Số tiền đầu tư này
được dùng để mở rộng thị phần đến mức tối đa, tiêu diệt các hãng taxi truyền thống.
3. Diễn biến qua từng giai đoạn
Sự có mặt của Uber và Grab đã nhanh chóng khuấy động và đẩy cuộc đua tranh
thị phần vận tải trở nên khốc liệt, kịch tính, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội
và TP.HCM
Năm 2015 - 2016 : Taxi công nghệ - Từ chỗ làm quen đến chiếm ưu thế
Ứng dụng trên nền tảng công nghệ đã giúp Uber và Grab có sức cạnh tranh gần
như là vượt trội hoàn toàn hơn so với taxi truyền thống. Với việc nhanh hơn, rẻ hơn,
tiện ích hơn, Uber và Grab ngay lập tức đã thu hút một lượng lớn khách hàng từ taxi
truyền thống.
Dù Uber hay Grab đã đều tiến hành tăng giá cước trong năm 2017, song khoảng
cách về chi phí giữa nếu đi hai loại hình phương tiện này so với taxi truyền thống vẫn
còn một khoảng cách không nhỏ.
Trong tháng 10/2017, theo thống kê từ Uber, sau 3 năm hoạt động tại Việt Nam,
tổng quãng đường đã di chuyển thông qua ứng dụng này là 322 triệu km, tương đương

99.000 lần chiều dài đất nước Việt Nam. Những con số chắc chắn khiến khơng ít người
giật mình song nó là minh chứng khơng thể chối cãi cho sự lấn lướt của Uber hay
Grab.
P a g e 16 | 23


Năm 2017 : Kêu cứu , kiện tụng
Uber và Grab ngày càng trở nên phổ biến hơn nên khơng có gì quá ngạc nhiên
khi "miếng bánh" thị phần của các hãng taxi truyền thống ngày một bé đi. Điều này thể
hiện rõ nhất với 2 "ông lớn" là Mai Linh và Vinasun.
Sự xuất hiện của taxi công nghệ như Grab, Uber đã tạo ra sự phản đối mãnh mẽ
từ các hãng taxi truyền thống mà đỉnh điểm là vụ việc Vinasun khởi kiện Grab. Lý do
cho việc kiện tụng, đại diện hãng taxi cho biết Grab cạnh tranh không lành mạnh, cơ
bản nhất ở đây là đang phá giá.
Đáng nói, đến thời điểm hiện tại, cuộc tranh cãi nảy lửa này vẫn chưa có dấu
hiệu ngừng lại, tới mức, một lần nữa 2 đại diện của mỗi bên đã kéo nhau ra tịa để tìm
câu trả lời cuối cùng. Sáng 22/11/2018, Toà kinh tế - TAND TP HCM tiếp tục đưa vụ
Vinasun kiện Grab, đòi bồi thường hơn 41,2 tỷ đồng ra xét xử.
Tại phiên tòa này, đại diện Vinasun vẫn giữ nguyên quan điểm và cho rằng từ
2016 đến 6 tháng đầu năm 2017, có 2.777 xe của Vinasun phải nằm bãi, điều này do
Grab gây nên. Và Vinasun vẫn khẳng định việc đánh giá này là hoàn toàn khách quan
không phải là đánh giá chủ quan mà do sự phát triển nhanh chóng của Grab, sự chiếm
lĩnh thị trường của Grab khiến cho khách hàng khơng cịn tiếp tục sử dụng dịch vụ của
Vinasun.
Đáp lại lời của bên nguyên đơn, đại diện phía Grab khẳng định và vẫn giữ
nguyên đề nghị yêu cầu giám định lại thiệt hại vì cho rằng kết quả giám định của các
đơn vị giám định khơng chính xác, khơng đủ chứng cứ để buộc tội thiệt hại của
Vinasun là do Grab gây ra.
Phản pháo Grab, đại diện Vinasun cho rằng: Grab thực hiện nhiều chương trình
khuyến mãi, trong đó có cả cuốc xe 0 đồng. Theo báo cáo năm 2017 của Bộ Tài chính,

từ năm 2014-2017, Grab kinh doanh lỗ hơn 1.700 tỷ đồng trong khi vốn điều lệ chỉ có
20 tỷ. Do đó, đây chính là chứng cứ và có đủ cơ sở để xác định Grab là doanh nghiệp
kinh doanh vận tải taxi, kinh doanh không đúng đề án 24, vi phạm luật Doanh nghiệp
2014 về kê khai không trung thực.
Trước đó, tại phiên tịa xét xử ngày 23, 29/10/2018, trình bày nội dung khởi
kiện, đại diện nguyên đơn Vinasun, ông Trương Đình Quý cho rằng: “Khi thực hiện đề
án 24 của Bộ GTVT Grab đã vi phạm nhiều quy định như: Tự đứng ra kinh doanh vận
tải taxi, công việc chính mà Grab khơng được phép. Bởi theo đề án 24, Grab chỉ là đơn
vị bán phần mềm chạy cho đơn vị vận tải... Như vậy, từ chỗ kinh doanh phần mềm đến
việc trực tiếp tham gia vào việc vận tải, đã dẫn đến thiệt hại cho nhiều hãng taxi, trong
đó có Vinasun”.
Phản bác lại lập luận của Vinasun, đại diện bị đơn Grab, ông Lim Yen Hock cho
rằng: “Công ty Grab là một công ty cung cấp công nghệ, chúng tôi cung cấp công nghệ
P a g e 17 | 23


liên quan đến việc tài xế kết nối với hành khách. Đề án 24 là một đề án mở cho các
công ty cung cấp công nghệ liên quan đến việc kết nối".
Đáng nói, phần lớn tranh luận đối đáp tại phiên tịa với chỉ mục đích làm rõ
Grab là cơng ty công nghệ hay vận tải. Đương nhiên, việc này khơng có ý nghĩa lớn về
u cầu khởi kiện của Vinasun, Tịa án sẽ khơng đưa ra phán quyết về loại hình kinh
doanh của Grab, mà đây lại là chức năng của cơ quan quản lý.
Năm 2018 : Sự yếu thế và thất bại của taxi truyền thống
Cuối năm 2017, Hiệp hội Taxi TP.HCM đã đưa ra một con số đáng chú ý khi có
4 hãng taxi phải giải thể bởi không chịu nổi áp lực của thị trường, hơn 3.000 xe taxi
truyền thống dừng cuộc đua tìm khách với taxi công nghệ, nhiều lái xe bỏ nghề.
ComfortDelGro Savico Taxi là một trong những hãng taxi chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất của taxi công nghệ. Năm 2017, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của
ComfortDelGro Savico Taxi đều sụt giảm. Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Savico
năm 2017, ComfortDelgro Savico Taxi chỉ mang về 235 triệu đồng lợi nhuận sau thuế

cho Công ty, sụt giảm mạnh so với con số 3,3 tỷ đồng của năm 2016 và 7 tỷ đồng của
năm 2015.
Vinataxi cũng gặp khó khăn, doanh thu và lợi nhuận đều giảm. Năm 2017,
doanh thu mà Vinataxi mang về chỉ đạt 49,8% kế hoạch đề ra, với 48,7 tỷ đồng; lợi
nhuận sau thuế chỉ đạt 1,2 tỷ đồng, bằng 9,8% kế hoạch.
Kinh doanh gặp khó, ComfortDelGro Savico Taxi và Vinataxi sáp nhập để có
thêm sức mạnh trong cuộc chiến với taxi công nghệ. Điều này cũng thuận lợi bởi thực
chất, Savico Taxi và Vinataxi đều có chung một cổ đông lớn là ComfortDelGro. Sự sáp
nhập này cũng là tiền đề để Vinataxi đưa ra kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ trong năm
2018 giữa bối cảnh thị trường vẫn rất khó khăn.
Kể từ khi Uber và Grab bước chân vào thị trường Việt Nam, tới giữa năm 2018,
đã có tới 40 hãng taxi truyền thống biến mất trên thị trường. Một số hãng tồn tại bằng
cách liên kết với nhau. Ví dụ, vào tháng 5/2018, taxi Long Biên đã sáp nhập taxi Phú
Thụy và giữ thương hiệu taxi Long Biên.
Vinasun chưa bao giờ thua lỗ theo năm trước khi Uber và Grab xuất hiện. Thế
nhưng, nếu tính theo q, cơng ty này khơng ít lần "méo mặt" với những khoản lợi
nhuận âm. Đáng nói, trong năm 2018, lợi nhuận sau thuế của Vinasun chỉ đạt 89 tỷ
đồng, thấp nhất trong 10 năm qua. Doanh thu cũng giảm khoảng 50% so với thơng
thường, xuống chỉ cịn 1.659 tỷ đồng.
Cùng với việc thua lỗ, Vinasun cũng từng gây sốc khi sa thải hàng ngàn tài xế
chỉ trong 1 quý. Hiện tại, số lượng nhân sự tại công ty này vẫn chưa “phục hồi” và
đứng ở mức rất thấp so với thời kỳ trước khi taxi công nghệ xuất hiện.
P a g e 18 | 23


Mai Linh thậm chí cịn bết bát hơn với những khoản lỗ liên tiếp. Năm 2017, dư
luận xôn xao khi Cơng ty Kiểm tốn Deloitte nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục của
Mai Linh do công ty này âm vốn lưu động gần 1.300 tỷ đồng, lỗ lũy kế gần 800 tỷ
đồng.
Lỗ lớn, nợ khủng, Mai Linh phải sáp nhập với Mai Linh Miền Bắc và Mai Linh

Miền Trung, thành cơng ty mới Tập đồn Mai Linh. Cơng ty mới có vốn điều lệ gần
1.729 tỷ đồng.
Uber và Grab, có thể nói đã làm thay đổi khơng nhỏ bức tranh vận tải hành
khách tại Việt Nam. Các hãng taxi truyền thống "đứng ngồi khơng n", buộc phải
thay đổi mình từng ngày.
Nhiều cuộc họp căng thẳng giữa cơ quan quản lý và đại diện của các bên đã
diễn ra trong những năm qua. Nhiều quyết định, thay đổi đã được đưa nhằm mục tiêu
tạo mơi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các hãng đồng thời vẫn đặt lợi ích của người
dân làm trọng tâm.
4. Kết quả
Không thể phủ nhận trong mấy năm qua, sự xuất hiện của các ứng dụng gọi xe
cơng nghệ đã mang đến bước chuyển mình ngoạn mục cho ngành vận tải VN. Tuy
nhiên, “thời hoàng kim” của taxi công nghệ, giai đoạn người tiêu dùng được hưởng
một dịch vụ hồn tồn mới với giá thành khơng cịn nữa. Việc giá cước taxi cơng nghệ
tăng cao bằng, thậm chí hơn taxi truyền thống hiện nay chính là hệ quả đã được báo
trước. Cụ thể, Nghị định 10/2020 do Chính phủ ban hành có hiệu lực từ ngày 1.4 thay
thế Nghị định 86/2014 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ơ tơ đã xóa
bỏ hết những ưu thế cạnh tranh của mơ hình kinh tế chia sẻ này. Grab phải xin giấy
phép kinh doanh vận tải bằng ô tô, tức trở thành một doanh nghiệp vận tải giống như
Vinasun, Mai Linh taxi, thay vì một doanh nghiệp công nghệ. Nếu Grab đơn thuần là
ứng dụng gọi xe, họ sẽ không phải chịu 10% thuế VAT, không xảy đến câu chuyện
tăng giá cước và tăng khấu trừ gây lùm xùm như thời gian qua.
Việc taxi cơng nghệ tăng cước phí đã mở ra cơ hội lớn cho taxi truyền thống.
Tuy nhiên, để cạnh tranh, taxi truyền thống cũng có những thay đổi mạnh mẽ. Sau
thành công của taxi G7, Liên minh taxi Việt cũng được ra đời trên cơ sở hợp nhất của
17 đơn vị với khoảng 12.000 đầu xe, lớn nhất cả nước. Tất cả các hãng gia nhập Liên
minh taxi Việt đều được cam kết hai nội dung: Khách hàng sẽ được kết nối đến với lái
xe trong vòng từ 1 đến 2 phút và không tăng giá cước trong giờ cao điểm. Cùng với
việc hợp nhất để tăng sức cạnh tranh, các doanh nghiệp taxi cũng xây dựng những app
riêng để đặt xe, tạo thêm một kênh kết nối khác cho khách hàng, các ứng dụng cho

phép xem trước mức giá của chuyến đi cũng như lộ trình di chuyển của xe để đảm bảo
an toàn cho khách hàng.

P a g e 19 | 23


Ngồi ra, việc bảo dưỡng, giữ gìn xe cũng phải được chú trọng, thái độ tài xế
cũng là điều tiên quyết. Bởi hiện nay rất nhiều khách hàng phàn nàn rằng họ không
muốn đi taxi truyền thống bởi thái độ phục vụ không thân thiện gây mất thiện cảm.
Rõ ràng, sự cạnh tranh giữa taxi công nghệ và taxi truyền thống cũng là động
lực để hai bên cùng phát triển.

IV. Giải pháp cho sự cạnh tranh
1. Giải pháp từ chính phủ
Ngày 17-1-2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 10/2020/NĐ-CP quy định
về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ơ tơ. Trong đó, quy định các
hãng xe công nghệ chỉ được chọn một trong hai mô hình là đơn vị cung ứng phần mềm
(khơng được quyết định giá cước vận tải) hoặc là đơn vị kinh doanh vận tải (buộc tuân
thủ các quy định về kinh doanh vận tải tại Việt Nam). Các hãng xe công nghệ nếu chọn
hình thức kinh doanh vận tải thì xe phải gắn logo, phù hiệu… như taxi truyền thống.
Trong khi đó, từ trước đến nay, Grab hoạt động theo mơ hình đơn vị cung cấp
nền tảng kết nối. Chi phí vận hành, hoạt động của doanh nghiệp không được khấu trừ
thuế đầu vào như: thuế mua xe, xăng dầu... như các hãng taxi truyền thống. Điều này
khiến giá cước vận tải của xe công nghệ luôn rẻ hơn so với taxi truyền thống. Quan
trọng hơn, dù hoạt động kinh doanh trên danh nghĩa là doanh nghiệp “có thu có chi”
nhưng các hãng xe cơng nghệ lại khơng đóng thuế gây thất thốt cho ngân sách nhà
nước.
Ngày 19-10-2020, Chính phủ ban hành Nghị định 126/NĐ-CP quy định chi tiết
một số điều của Luật Quản lý thuế sửa đổi năm 2019. Trong đó chỉ ra Grab là doanh
nghiệp vận tải nên tồn bộ doanh thu vận tải là của Grab và Grab phải nộp 10% thuế

GTGT trên tổng số doanh thu này. Buộc hãng xe cơng nghệ phải có trách nhiệm với xã
hội, tránh tình trạng lách luật, trốn thuế trong quá trình hoạt động.
Rõ ràng, sau khi tăng thuế, các hãng taxi công nghệ như Grab sẽ phải tăng giá
cước để bù vào phần thuế phải nộp thêm. Điều này khiến giá cước của hãng xe công
nghệ gần như ngang bằng với taxi truyền thống. Khi Grab chuyển đổi mơ hình là
doanh nghiệp kinh doanh vận tải, tất cả sẽ công bằng như với taxi truyền thống. Qua
đó, đưa hoạt động vận tải hành khách vào khuôn khổ, tạo “sân chơi” cơng bằng và
đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường taxi.
2. Giải pháp cho taxi truyền thống
Cũng như ở một số nước trên thế giới, taxi truyền thống ở Việt Nam có thể sẽ
nhận được hỗ trợ nhất định từ phía cơ quan quản lý. Mặc dù vậy, điều mà các hãng
taxi có thể thực hiện ngay và là yếu tố đóng vai trị quyết định đến sự phát triển trong
tương lai của hãng chính là việc họ phải tự thay đổi chính mình
P a g e 20 | 23


Thứ nhất, các hãng taxi truyền thống cần huy động nguồn lực tài chính cho sự
vận hành trong bối cảnh mới. Vận tải taxi là lĩnh vực kinh doanh hướng tới thị trường
lớn, đòi hỏi khoản đầu tư tốn kém ban đầu và sau một thời gian nhất định, các hãng
phải chiếm được thị phần tương đối hay một ngưỡng nào đó về đơn hàng, về lượng
khách hàng thì mới tồn tại được. Doanh nghiệp muốn thành công thường phải đáp ứng
các điều quan trọng như đảm bảo tính tiện dụng, độ phủ rộng khắp và tính hiệu quả.
Các nhà đầu tư sẽ sẵn sàng đồng hành với taxi truyền thống hơn khi các công ty taxi
truyền thống cho thấy họ có chiến lược rõ ràng, khả thi và thực sự vượt qua được cái
bóng của mơ hình kinh doanh cũ khơng cịn phù hợp với xu hướng cơng nghệ hóa
đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.
Thứ hai, sáp nhập những hãng taxi nhỏ lẻ và tăng cường hợp tác cùng phát
triển. Việc sáp nhập càng chậm thì nguy cơ các hãng nhỏ lẻ này phải đối mặt với thua
lỗ giải thể càng cao. Sáp nhập để tạo nên một cộng đồng lớn mạnh hơn là nền tảng để
có thể thực hiện các giải pháp tiếp theo có hiệu quả. Việc đồng bộ mở rộng nhận diện

đội xe đông đảo trên đường sẽ tác động tích cực lên tâm trí khách hàng về thương
hiệu. Khách hàng cũng sẽ dễ nhớ hơn thay vì phải nhớ đến vài số điện thoại từng hãng
nhỏ lẻ. Đặc biệt, khi còn hoạt động nhỏ lẻ thì dù có chiến lược đổi mới tốt cũng sẽ chỉ
giành được một phần thị trường hạn chế và về lâu dài có nguy cơ cao bị đối thủ thâu
tóm. Mối quan hệ hợp tác khơng nhất thiết xảy ra giữa các hãng truyền thống với nhau
mà có thể với doanh nghiệp trong lĩnh vực khác để cung cấp các gói sản phẩm dịch vụ
tích hợp hoặc thậm chí với chính taxi cơng nghệ để mang lại dịch vụ tốt nhất cho
người tiêu dùng.
Thứ ba, taxi truyền thống không thể bỏ qua xu hướng tất yếu là chuyển đổi
thành kinh doanh số và phát triển ứng dụng đặt xe với mạng lưới rộng lớn. Việc một
số hãng taxi truyền thống đã áp dụng đặt xe qua app nhưng chưa thành công một phần
bởi mạng lưới chưa đủ rộng lớn. Khi nhỏ lẻ, dù có ứng dụng gọi xe thì tính đáp ứng
nhanh chóng cũng khơng bằng được một mạng lưới với số lượng xe lớn hơn. Điều này
cũng lý giải vì sao cần có sự sáp nhập các hãng nhỏ lẻ hoặc hướng ứng dụng kết nối tất
cả các hãng taxi truyền thống trên cũng một ứng dụng. Khách hàng sẽ được tùy chọn
hãng taxi trên ứng dụng (có thể dựa vào sự yêu thích, tin dùng, hoặc dựa vào định vị
những hãng nào đang có nhiều xe tại vị trí gần khách hàng hơn). Ứng dụng cũng sẽ có
đầy đủ các tính năng thơng tin lái xe, ước tính chi phí, định vị điểm đón trả, đánh giá
chuyến đi. Một nền tảng gọi xe chung cho các hãng taxi truyền thống như vậy sẽ tăng
tính đáp ứng mà khơng cần thiết can thiệp vào nội bộ chính sách từng hãng. Với tỷ lệ
98% sở hữu điện thoại của người dân Việt Nam, trong đó 72% là điện thoại thơng
minh, cộng với xu hướng ưa dùng cơng nghệ, thì trải nghiệm đặt xe trên điện thoại
được khách hàng cho là tiện lợi hơn. Do đó, việc xây dựng và từng bước cải thiện ứng
dụng đặt xe cho taxi truyền thống cần đặc biệt quan tâm.
Thứ tư, xác định đối tượng khách hàng mục tiêu, điều chỉnh chiến lược thị
trường và tập trung xây dựng các chính sách nâng cao sự hài lịng nhóm khách hàng
P a g e 21 | 23


này. Một số hãng truyền thống đã có vị thế riêng cho từng nhóm khách hàng, như

Group Taxi với chất lượng xe tốt và thái độ phục vụ chuyên nghiệp được phần lớn
khách hàng có thu nhập cao lựa chọn, thì có thể có những chiến lược riêng như tập
trung vào nhóm đối tượng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng thu nhập cao. Do đó,
tùy vào từng lợi thế tốt hiện sẵn có của từng hãng mà có chiến lược riêng cho mình.
Thứ năm, các hãng taxi truyền thống cần nghiêm túc xây dựng và thực thi đảm
bảo chất lượng dịch vụ. Đây là kinh nghiệm đã được áp dụng thành công với các hãng
taxi truyền thống Nhật Bản. Ngay khi nhận thấy nguy cơ đến từ làn sóng taxi công
nghệ, tự thân các hãng taxi truyền thống Nhật Bản đã tìm mọi cách nâng cao giá trị cốt
lõi và sẵn sàng chuyển từ thế cạnh tranh trực tiếp sang hợp tác để đối phó với taxi cơng
nghệ. Như vậy, việc phát huy giá trị cốt lõi và làm hài lịng khách hàng bằng chính
chất lượng dịch vụ là yếu tố có thể giúp nâng cao lợi thế cạnh tranh của taxi truyền
thống. Trên thực tế, khách hàng thậm chí sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho dịch vụ miễn
là họ cảm thấy hài lịng. Bằng cách đó, taxi truyền thống sẽ giảm bớt được ảnh hưởng
từ lợi thế về giá của taxi công nghệ.
Thứ sáu, đẩy mạnh những lợi thế hiện có của mình, đặc biệt là độ tin cậy và an
toàn, những yếu tố hiện đang được khách hàng đánh giá khá cao. Các hãng taxi truyền
thống cần nghiêm chỉnh thực hiện đầy đủ các lời hứa về chất lượng dịch vụ đã đề ra,
các cam kết không uống rượu bia khi làm việc, không lấy đồ khách để qn và khi đã
nhận chuyến thì có sự chắc chắn đón khách như những thơng báo đã gửi khách hàng
về thời gian, địa điểm đón khách, khơng bỏ chuyến để nhận khách dọc đường tốt hơn.
Có thể tăng cao nhân tố thấu hiểu khách hàng bằng những chương trình đào tạo tài xế
không chỉ chuyên nghiệp về tác phong, mà cịn nhạy bén trong cư xử, ln niềm nở,
hịa nhã trong giao tiếp, nhiệt tình trong giúp đỡ khách chuyển hành lý hay khách hàng
cao tuổi, hành xử điềm đạm nếu khách hàng muốn đổi lộ trình khơng như ban đầu. Từ
chính những hành động đơn giản này sẽ dần tạo hình ảnh tốt đẹp của cơng ty trong tâm
trí khách hàng.
Thứ bảy, các hãng taxi truyền thống cần đẩy mạnh truyền thông. Việc các công
ty taxi truyền thống thay đổi tích cực sẽ giảm bớt ý nghĩa nếu những thay đổi này
không thông tin được đến người tiêu dùng. Rất nhiều khách hàng không hề biết hãng
taxi truyền thống mình đi đã có ứng dụng đặt xe. Bên cạnh đó, cịn rất nhiều thơng tin

tốt như trả lại đồ cho khách để quên, sự chuyên nghiệp khi lái xe và xử lý tình huống
cần được truyền thơng mạnh mẽ đến khách hàng, bởi đây chính là những điểm mạnh
của taxi truyền thống so với taxi công nghệ.

P a g e 22 | 23



×