Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Tìm hiểu kỹ thuật đúc tiền đồng giả cổ tại phường đúc thành phố huế tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (14.59 MB, 111 trang )


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG ĐÚC ĐỒNG VÀ
TIỀN ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ ................................................................ 11
1.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 11
1.2 Điều kiện xã hội, dân cư .......................................................................... 12
1.3 Đôi nét về lịch sử hình thành và phát triển của Phường Đúc ................ 13
1.4 Sự hình thành và phát triển nghề đúc đồng truyền thống ở Phường Đúc
........................................................................................................................ 14
1.5 Lịch sử đúc tiền đồng ở Phường Đúc - Huế............................................ 16
CHƯƠNG II: KỸ THUẬT ĐÚC TIỀN GIẢ CỔ Ở PHƯỜNG ĐÚC
THÀNH PHỐ HUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ............................................. 20
2.1 Kỹ thuật làm khuôn đúc tiền .................................................................. 20
2.2 Kỹ thuật nung kim loại........................................................................ 27
2.3 Kỹ thuật rót kim loại ........................................................................... 32
2.4 Gỡ khuôn lấy sản phẩm (ra khn) ..................................................... 33
2.5 Hồn chỉnh sản phẩm ........................................................................... 34
CHƯƠNG III: SO SÁNH GIỮA TIỀN CỔ VÀ LOẠI TIỀN GIẢ CỔ ĐƢỢC
ĐÚC TẠI PHƯỜNG ĐÚC ............................................................................... 35
3. 1 Giới thiệu về những đồng tiền mẫu........................................................ 35
3.2 Những đặc điểm giống nhau ................................................................... 39
3.3 Những đặc điểm khác nhau của tiền giả cô so với tiền mẫu .................. 40
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ NHẬN XÉT – THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG –
KIẾN NGHỊ VÀ GIẢỈ PHÁP........................................................................... 51
4.1 Một số nhận xét........................................................................................ 51
4.2 Thị trường tiêu thụ và đời sống của người làm nghề đúc tiền đồng...... 53
4.3 Những kiến nghị ...................................................................................... 56
4.4 Một số biện pháp ..................................................................................... 57
KẾT LUẬN........................................................................................................ 61
CHÚ THÍCH: .................................................................................................... 65


TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 67
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 70


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong lịch sử nhân loại, từ xa xưa con người đã biết sử dụng tiền tệ trong
trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Có thể nói, đồng tiền đã gắn bó, quan hệ mật thiết
với tất cả mọi người dù là giàu sang hay nghèo hèn. Tuy có từ lâu, nhưng tiền chỉ
ra đời và xuất hiện trong điều kiện nhất định, đó là hoạt động trong nền kinh tế của
con người, việc sản xuất ra của cải vật chất có dư thừa và xuất hiện sự trao đổi đã
thúc đẩy sự ra đời của đồng tiền nói riêng và hệ thống tiền tệ nói chung. Khi đồng
tiền ra đời, ngược lại, đến lượt nó, nó lại ảnh hưởng đến sản xuất, kinh doanh, dịch
vụ và hoạt động khác trong đời sống kinh tế xã hội.
Ở nước ta, đồng tiền đúc đầu tiên xuất hiện vào thời Đinh (968 – 980) với
loại tiền “Thái Bình hưng bảo”. Từ đó đến nay, trải qua hơn một ngàn năm, hàng
ngàn loại tiền (kim loại) đã ra đời và gắn bó mật thiết với cuộc sống trong xã hội.
Có thể nói rằng, hàng ngàn loại tiền là hàng ngàn tiêu bản khác nhau mặc dù nó
được tạo ra trong cùng một thời kỳ, thậm chí trong cùng một đợt đúc tiền. Do vậy,
tiền ở nước ta rất đa dạng, phong phú về loại hình, kích thước, hoa văn … chưa kể
đến tỉ lệ thành phần hợp kim của mỗi loại tiền.
Trong lịch sử tiền tệ và việc đúc tiền ở nước ta kể từ thời Đinh đến nay,
luôn diễn ra một cách liên tục, thường xuyên và có những sáng tạo khác với tiền
lim loại Trung Quốc. Tiền đồng tiền ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ của đất nước dù
thịnh hay suy, dù trong quá trình bị xâm lược hay nội chiến… tiền đồng bằng kim
loại đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình với vai trị là vật trung gian, vật trao
đổi và góp phần quan trọng vào cuộc sống xã hội mỗi thời kỳ khác nhau. Tuy hoàn
thành sứ mệnh lịch sử của mình trong việc phát triển kinh tế xã hội, cứ tưởng
những đồng tiền bằng kim loại loại ấy đã đi vào dĩ vãng của lịch sử. Nhưng không
hẳn như vậy mà trái lại, những đồng tiền kim loại ấy ngày nay đã, đang và sẽ trở

thành một nguồn lực mới, sức hấp dẫn mới mà nó chúa đựng trong bản thân nó

1


những giá trị gấp hàng trăm lần bản thân giá trị của chính bản thân nó ngay cả lúc
chúng có giá trị nhất dùng trong trao đổi hàng hóa, giao dịch và thực hiện các dịch
vụ xã hội. Đó chính là những đồng tiền cổ của Việt Nam hay những đồng tiền
nước ngồi có q trình lưu hành tại Việt Nam trong lịch sử.
Những đồng tiền cổ ngày nay có giá trị quan trọng đặc biệt là là giá trị tư
liệu khoa học. Tiền cổ có vai trị và cống cho việc nghiên cứu lịch sử. Nhiều quốc
gia đã vắng bóng trong lịch sử, nhưng qua những đồng tiền cổ để lại, chúng ta đã
phần nào hiểu được về lịch sử của những quốc gia ấy. Với những người làm cơng
tác khảo cổ học, khi khai quật các di tích, đồng tiền cổ hiều khi là những cứu cánh
quan trọng trong việc xác định niên đại di tích. thơng thường, mỗi đồng tiền được
đúc thời phong kiến có ghi niên hiệu của triều vua, dựa vào niên hiệu đồng tiền có
trong di tích, chúng ta có thể đốn định tương đối đùng về niên đại. Hơn nữa, dựa
vào những đồnng tiền cổ, những di vật khác như gốm, gỗ, đá… chúng ta có thể vẽ
nên bức tranh về cuộc sống của người xưa. Không những vậy, nghiên cứu những
đồng tiền cổ, có thể hiểu biết về kỹ thuật đúc, pha chế nguyên liệu, nghệ thuật
trang trí hoa văn trên đồng tiền, nghiên cứu đặc điểm về chữ viết… Những đồng
tiền cổ còn cho biết về sức tiêu dùng của một xã hội ứng với thời gian nhất định
thể hiện qua những đồng tiền to nhỏ, dày, mỏng, xấu, đẹp, kể cả những đồng tiền
giả.
Với những giá trị to lớn của đồng tiền cổ như vậy, trong thời gian qua, tiền
cổ đã trở thành đối tượng và là mục tiêu của bảo tàng (cơng lập và ngồi cơng lập),
những nhà sưu tập khắp trong và nước. Một số đồng tiền cổ hiếm hoi, quý giá đã
cùng chung số phận của các loại cổ vật bị bn bán ra nước ngồi, tạo nên cảnh
“chảy máu” cổ vật. Không những vậy, một số người dân khi vơ tình phát hiện
những hũ tiền, lu tiền cổ được chơn dấu từ lâu đã khơng tích cực hợp tác với

các cơ quan chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo tồn và
phát huy giá trị di sản văn hóa mà đã có những hành động tẩu tán tiền cổ, trái với
quy định luật pháp, biến thành tài sản riêng cho lợi ích cá nhân. Trong xã hội mà
cơ cấu kinh tế thị trường ngày càng phát triển, tức là cung và cầu chi phối nền kinh
2


tế hàng hóa, những đồng tiền cổ cũng khơng ngồi quy luật ấy trong thị trường
buôn bán cổ vật. Việc săn lùng cổ vật nói chung, tiền cổ nói riêng đã trở thành
hiện tượng làm nhức nhối các nhà quản lý văn hóa. Các loại tiền cổ khơng phải là
những hàng hóa bình thường như các loại hàng hóa khác. Cái khác ở đây chính là
sự kết tinh các giá trị về vật chất, tinh thần, giá trị về lịch sử, văn hóa và khoa học
của dân tộc qua hàng bao thế kỷ, là những “hàng hóa” cao tuổi, có khi là đặc biệt
quý hiếm bởi số lượng quá ít và bị thất lạc trong lịch sử.
Chính những đặc điểm quý hiếm ấy, cho nên trên thị trường buôn bán cổ
vật đã xuất hiện nhiều loại tiền giả cổ hòng chiếm lợi nhuận cao, đánh lừa những
người làm công tác bảo tàng, sưu tập tư nhân, hay những người là khách du lịch
đến Việt Nam. Những hành vi kể trên ngày nay đáng rung hồi chuông báo động
cảnh tỉnh những người làm công tác sưu tầm hay các bảo tàng đang hướng đến
những sưu tập tiền cổ.
Địa bàn thành phố Huế (Thừa Thiên Huế), đặc biệt là Phường Đúc là một
trong những nơi có nghề đúc đồng nói chung và nghề đúc tiền đồng nói riêng đã
nổi tiếng trên cả nước. Ở đây, trong thời phong kiến đã được giao nhiệm vụ đúc
tiền cho nhà nước bởi kỹ thuật đúc tốt, ít bị hư hao, uy tín. Tuy nhiên, trong lịch sử,
nhất là thời kỳ trước năm 1975, nơi đây cũng đã cho ra đời khá nhiều loại tiền giả
cổ của Việt Nam tung ra thị trường bán cho khách du lịch và quân đội viễn chinh
vì họ cho rằng đây là những đồng tiền cổ Việt Nam chính thống. Hơn nữa, trong
nhiều năm qua, việc đúc và kinh doanh, buôn bán các loại tiền giả cổ ở nhiều
thành phố, các điểm du lịch cũng khá nhộn nhịp, nó đã trở thành nguồn thu đáng
kể cho nhiều gia đình, góp phần đa dạng các chủng loại hàng hóa phục

vụ du lịch. Đồng tiền giả cổ được khách trong và ngoài nước ưa chuộng. Đồng
tiền giả cổ có khi cũng khan hiếm do các cơ sở ít quan tâm bởi việc đúc tiền tương
đối khó, lời ít, cơng sức bỏ ra nhiều khơng thu lợi nhuận bằng các loại hàng khác.
Chính vì vậy, nhiều đồng tiền giả cổ được nhập khẩu bằng đường tiểu ngạch từ
biên giới Việt – Trung ồ ạt đưa vào, chiếm lĩnh thị trường trong nước. Đây quả là

3


bài tốn khó trong quản lý hàng hóa mà chúng ta đã bằng nhiều biện pháp nhưng
chưa thành công.
Điều đáng phàn nàn ở đây chính là việc ngày càng có nhiều người đem
những loại tiền giả này rao bán tại các bảo tàng, các sưu tập tư nhân, chào bán cho
khách du lịch một cách gian lận là tiền cổ hoặc khơng nói rõ ràng là tiền giả cổ đã
diễn ra khá phổ biến, khiến cho nhiều người lầm tưởng tiển cổ nhiều khi ảnh
hưởng đến uy tín mà trước hết là ngành du lịch hiện được Nhà nước quan tâm đầu
tư và phát triển.
Để làm cơng tác phịng ngừa, góp phần nâng cao sự hiểu biết về phân biệt
sự khác nhau giữa tiền cổ và tiền giả cổ cho những người làm cơng tác bảo tồn,
bảo tàng, di tích (cơng lập và ngồi cơng lập), cho sinh viên một số trường đại học
như Trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn – TP.Hồ Chí Minh, trường Đại
học Văn hóa, các trường có đào tạo sinh viên Du lịch… tránh sự nhầm lẫn trong
khi tác nghiệp. Góp phần định hướng phát triển nghề đúc tiền giả cổ phục vụ cho
du lịch, phát triển đời sống của những người dịch vụ du lịch hay những người làm
nghề đúc tiền, hay ngăn ngừa dòng tiền giả cổ từ Trung Quốc tràn vào Việt Nam,
góp phần xây dựng ngành du lịch phát triển một cách bền vững… Với những lý do
trên, chúng tôi lấy địa bàn Phường Đúc – thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế) là
điểm đến thực hiện đề tài nghiên cứu kỹ thuật đúc tiền giả cổ. Phường Đúc chính
là địa bàn lý tưởng nhất so với cả nước để nghiên cứu đề tài này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

- Trước năm 1975, những cơng trình nghiên cứu về tiền cổ, kỹ thuật đúc
tiền hay chuyên khảo về lịch sử tiền tệ của nước ta khơng có. Có chăng, phảng
phất đó đây chỉ những dịng ghi chép lẻ tẻ về tiền trong những cuốn sử lớn: Lê
Quý Đôn trong “Phủ biên tạp lục” có đơi dịng viết rằng: Họ Mạc có đúc tiền gián
nhỏ, có dùng mấy chữ Thái Bình, An Pháp…(1); hay khi nói về việc đúc tiền thời
các chúa Nguyễn ở Đàng Trong: “Họ Nguyễn trước có lệ khi mới nối nghiệp thì
theo kiểu ấy mà đúc tiền gián nhỏ, dùng chữ “Thái Bình”, nay ở dân gian còn độ
một phần”(2). Trong Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Giáp thân năm thứ năm (984).
4


Mùa xuân, tháng 2, đúc tiền Thiên Phúc”(3). Sách Đại Nam thực lục chính biên
của Quốc sử quán triều Nguyễn chép rằng: “Giáp Tuất, Gia Long năm thứ 13
(1814). Tháng 2, đúc tiền đồng 6 phân hiệu “Gia Long thông bảo”. Sai cục Bảo
tuyền Bắc thành phỏng theo phép đúc tiền của nước Thanh mà làm (chi đồng đỏ
500 cân, kẽm 415 cân, chì 65 cân, thiếc 20 cân)”(4). Như vậy về tư liệu thời
phong kiến liên quan đến việc đúc tiền được sử quan ghi chép lại thường là những
mệnh lệnh của nhà vua ban ra cho các cục bảo tuyền, cục bảo hóa hay cục đúc
vàng bạc thực hiện.
Cơng trình của người Pháp nghiên cứu về tiền cổ Việt Nam đầu tiên khá
công phu là Désiré Lacroix với tác phẩm Cổ tiền học An Nam xuất bản năm 1900.
Đây là cơng trình đáng quan tâm mặc dù sách chỉ có sự miêu tả các loại tiền cổ
Việt Nam qua các thời kỳ. Tuy nhiên, sách còn thể hiện nhiều thiếu sót như: thiếu
sót rất nhiều loại tiền của Việt Nam; có quá nhiều đồng tiền của Trung Quốc được
coi là tiền của Việt Nam.
Năm 1961, trong cuốn “Ngoại thương Việt Nam hồi thế kỷ XVII, XVIII và
đầu thế kỷ XIX”, tác giả Thành Thế Vỹ cũng có một số trang viết về tiền tệ Việt
Nam trong lưu thông buôn bán, trao đổi, trị giá… nhưng không đề cập đến về tiền
với tính chất của tiền cổ.
Năm 1963, Bernard J. Permar cho ra mắt cơng trình Sưu tập tiền cổ An

Nam 968 – 1955. Cơng trình này đã cơng bố hình ảnh của hơn sáu trăm đồng tiền
Việt Nam, có sự mơ tả vắn tắt về hình dáng, chữ viết trên tiền. Đây cũng được
xem là nguồn tư liệu quý, tuy nhiên, cũng như sách trên, cuốn sách này cũng bộ lộ
những thiếu sót tương tự.
- Sau năm 1975, trong điều kiện thuận lợi hơn khi đất nước thống nhất, việc
nghiên cứu tiền cổ cũng như nhiều loại hình cổ vật khác được các học giả quan
tâm hơn. Việc nghiên cứu về tiền tệ ở Việt Nam đã được tiến hành bởi một số cơ
quan, viện nghiên cứu, các nhà khoa học, các nhà sưu tập cổ vật, đặc biệt là những
người chuyên sưu tập tiền cổ. Việc nghiên cứu tiền cổ được thể hiện trên nhiều
mặt, nhiều lĩnh vực với nhiều góc độ khác nhau. Từ lâu nay, tiền cổ luôn được coi
5


là đối tượng nghiên cứu của khảo cổ học. Trong nhiều di tích khảo cổ học, nhất là
khảo cổ học lich sử, tiền cổ luôn được dùng làm một trong các cơ sở để xác định
niên đại của di tích hay các di vật trong di tích. Trong khoảng chục năm trở lại đây,
nhiều di tích khảo cổ học do nhân dân vơ tình phát hiện được trong q trình sản
xuất, xây dựng, canh tác trên đồng ruộng… số lượng tiền kim loại khổng lồ đã
được thu hồi và bảo quản tốt như ở Quảng Ninh, bắc Ninh, Hà Tây, Thanh Hóa,
Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Phú Yên, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền
Giang,…
Một số cơng trình nghiên cứu về tiền cổ ở nước ta đã được ra mắt công
chúng như: Đỗ Văn Ninh – 1992, “Tiền cổ Việt Nam” của Viện Sử học; Phạm
Hữu Mý và Phạm Hữu Công đã công bố lu tiền phát hiện được ở thành phố Hồ
Chí Minh trong cuốn “Góp phần tìm hiểu Lịch sử Văn hóa 300 năm Sài Gịn –
thành phố Hồ Chí Minh”. Nguyễn Anh Huy có một số bài nghiên cứu về tiền Việt
Nam, đặc biệt đi sâu tìm hiểu tiền cổ phía Nam Việt Nam của các chúa Nguyễn và
vua Nguyễn trong tạp chí Khảo cổ học, báo chí và cả trên mạng Internet. Những
cơng trình nghiên cứu kể trên đã cho chúng ta cái nhìn khái quát và cơ bản về tiền
cổ Việt Nam. Có lẽ gần đây nhất (năm 2005), Bảo tàng Lịch sử Việt Nam với hai

cơng trình: “Tiền kim loại Việt Nam” và “Kho báu tiền cổ Đại Việt” là những
cuốn sách viết chuyên về tiền cổ Việt Nam một cách có hệ thống, khá đầy đủ về
các loại tiền, kèm theo là hình ảnh, kích thước của tiền mà bảo tàng đang lưu giữ
hay tiền của các nhà sưu tập tư nhân. Tuy nhiên, những đồng tiền của các chúa
Nguyễn ở Đàng Trong rõ ràng cần phải bổ sung nhiều hơn nữa, hay các loại tiền
thưởng (tiền loại lớn) trong sách không có.
Về các tác giả bên ngồi, Howard A. Daniel (1975) với: The Catalog and
guidebook of Southeast Asian coins and currency, Vol. I; Năm 1986, Francois
Thierry cho xuất bản cơng trình khá đồ sộ về tiền cổ Viễn Đông gồm hai tập, trong
đó tập II nói về tiền cổ của Việt Nam và Nhật Bản: Les Collections Monétaires,
II : Vietnam – Japon. Ưu điểm của cơng trình này là hình ảnh đẹp, tư liệu phong
phú, tuy nhiên chỉ mang tính chất giới thiệu, chưa đi sâu nghiên cứu. Tiếp theo là
6


các cơng trình của hay cơng trình Dr. R. Allan Barker (2004): The Historical Cash
Coins of Viet Nam, Part I: Official and Semi-Official Coins, Singapore… cũng
cho chúng ta cái nhìn tương tự.
Như vậy, việc nghiên cứu về tiền cổ Việt Nam qua các thời kỳ của chúng ta
có thể nói là khá khiêm tốn, chưa có những chuyên khảo tầm cỡ xứng với những
gì mà tiền kim loại của chúng ta đã góp phần ổn định đời sống, phát triển kinh tế,
văn hóa, bảo vệ đất nước trong hơn thiên niên kỷ qua. Trong những năm gần đây,
tại các bảo tàng (nhà nước và tư nhân) các loại tiền cổ có trong kho tương đối
nhiều, đa dạng về chủng loại của nhiều thời kỳ khác nhau được bảo quản kỹ lưỡng
có sự phân loại, sắp xếp hay đang trong quá trình phân loại, xây dựng sưu tập, làm
lý lịch khoa học và hộ chiếu hiện vật cho các loại tiền này. Tuy nhiên, chúng ta
cũng phải thừa nhận rằng việc nghiên cứu về tiền cổ chưa xứng tầm với lịch sử
hơn một ngàn năm ra đời và phát triển. Sở dĩ có hiện tượng như vậy, chúng tơi cho
rằng có thể do một số nguyên nhân sau:
- So với các loại hình cổ vật khác, mặc dù có tầm quan trọng khá đặc biệt nhưng

việc nghiên cứu tiền cổ ở nước ta chưa thực sự được coi trọng. Theo Phó giáo sư
Đỗ Văn Ninh thì “…nghiêm túc mà nói, ở nước ta việc nghiên cứu tiền cổ chưa
bao giờ có vị trí một mơn khoa học độc lập”(5). Hiện nay, nước ta có hai trường
Đại học Khoa học Xã hội - Nhân văn và hai trường Đại học Văn hóa (ở Hà Nội và
thành phố Hồ Chí Minh) có đào tạo chuyên ngành khảo cổ học, lịch sử, bảo tàng,
di tích… nhưng khơng trường nào có bộ mơn tiền cổ riêng và độc lập. Có chăng,
mỗi khố học, sinh viên chỉ được nhập môn về tiền cổ trong hạn định về thời
lượng khá khiêm tốn, hay chỉ mới bắt đầu thực hiện.
- Số lượng người chuyên nghiên cứu về tiền cổ không nhiều, không đông đảo như
lực lượng nghiên cứu về gốm sứ, gỗ, đồng, đá… chính vì thế, những chuyên gia
đầu ngành còn thiếu, lượng nghiên cứu trẻ, mới nhiều khi cịn hạn chế về chun
mơn và khả năng thực tế, nhất là khâu giám định tiền cổ.
- Một số nhà sưu tập hiện đang nắm giữ trong tay khá nhiều sưu tập tiền q,
nhưng có lẽ vì lý do tế nhị nào đó, họ chưa mạnh dạn cơng khai giới thiệu các sưu
7


tập của mình ra cơng chúng và các nhà chun mơn. Những nhà sưu tập này, họ có
kinh nghiệm thực tế, nhận định chính xác về tiền cổ hay giá trị của nó, song họ lại
có hạn chế khi phổ biến kiến thức hoặc ít có khả năng viết thành những bài nghiên
cứu về tiền cổ… Cũng có những trường hợp dấu nghề, họ đã thu mình trong sưu
tập của mình. Một số nhà sưu tập mong muốn đưa sưu tập của mình ra trưng bày
cơng khai song họ khơng có mặt bằng, lực lượng chun mơn, một số bảo tàng
chưa giang tay ra chào đón và kết hợp với họ. Một số cuộc trưng bày về tiền cổ có
sự kết hợp giữa bảo tàng và các nhà sưu tập tư nhân thời gian qua đã rất thành
công (tiêu biểu gần đây là sự kết hợp giữa bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh với 4
nhà sưu tập tư nhân như Huỳnh Minh Hiệp, Nguyễn Nữ Thiên Hương, Lê Hoan
Hưng, Huỳnh Tấn Thành).
3. Mục tiêu chính của đề tài
- Nghiên cứu kỹ thuật đúc tiền đồng giả cổ tại Phường Đúc nhằm hiểu rõ quy trình

của một chu trình đúc.
- Thông qua kỹ thuật đúc sẽ hướng đến việc so sánh và phân định rõ sự khác nhau,
giống nhau của những đồng tiền giả với tiền thật qua những “lỗi ” hay những thiếu
sót trong kỹ thuật đúc tiền tạo ra những đồng tiền hồn hảo hay khơng hồn hảo
mà chúng đã và đang xuất hiện trên thị trường.
- Tìm hiểu các loại hình cơng cụ, sự tiến bộ kỹ thuật khoa học mới được áp dụng
trong kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực sản xuất.
- Sự biến động của thị trường ảnh hưởng đến sự sản xuất của nghề và một số biện
pháp nhằm khắc phục sự sự trì trệ, ảnh hưởng đến sản xuất, tiêu thụ sản phảm, đặc
biệt hơn là phục hồi lại một nghề truyền thống nhằm mang lại lợi ích cho một bộ
phận khơng nhỏ cộng dân cư Phương Đúc.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung vào việc nghiên cứu kỹ thuật đúc tiền giả cổ - một nghề
truyền thống ở Phường Đúc, nơi có nhiều nghệ nhân đúc đồng cũng như tiền đồng
nổi tiếng trong nước.

8


Trên cơ sở quan sát kỹ thuật đúc tiền đồng giả cổ, chúng tôi tiến hành so
sánh và đối chiếu những đồng tiền mới được đúc với chính những đồng tiền mẫu
dùng làm khn đúc ra chúng có những sự khác biệt về trong lượng, kích thước,
hoa văn, chữ viết và những dấu vết khác của những đồng tiền giả cổ.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Về cơ sở lý luận, đề tài vận dụng cơ sở phương pháp luận chủ nghỉa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và quan điểm của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật để
xem xét, nhận định, đánh giá các sự vật, hiện tượng một cách khách quan trong
mối liên hệ biện chứng.
Về phương pháp nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

- Phương pháp tiếp cận hướng chuyên ngành: sử dụng các phương pháp điền dã
khảo cổ học để thu thập các thông tin như khảo tả, đo vẽ, cân, dập hoa văn, chữ
Hán, chụp ảnh tồn bộ quy trình sản xuất tiền đồng giả cổ tại cơ sở đúc đồng. Xử
lý các thơng tin thu thập qua q trình này tìm ra những dấu hiệu khác nhau giữa
tiền thật và giả cổ.
Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, phương pháp hệ thống để đi
dến những nhận định chung nhất về đặc điểm của các loại tiền cổ có mặt trên thị
trường hiện nay.
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Sử dụng triệt để các phương pháp lịch sử trong
quá tình phân tích, giải nghĩa các thơng tin liên quan đến khảo cổ, đến kỹ thuật
đúc đồng, đặc biệt là khỹ thuật đúc tiền.
Sử dụng phương pháp đặc thù của việc nhiên cứu tiền cổ mà một số học giả trong
và ngồi nước đã áp dụng.
6. Đóng góp của đề tài
- Là cơng trình đầu tiên về việc nghiên cứu kỹ thuật đúc tiền đồng giả cổ trên cả
nước nói chung và tại Huế nói riêng.
- Bổ sung kiến thức cho đề cương giảng dạy môn Tiền cổ học và Cổ vật chất liệu
đồng cho sinh viên ngành khảo cổ và bảo tàng.
9


- Cung cấp thông tin cho những người làm công tác sưu tầm tiền cổ tại các bảo
tàng và sưu tập tư nhân để có thể tránh được sự nhầm lẫn đáng tiếc.
- Đề tài đua ra những kiến nghị cần thiết về mặt bảo tồn, phát huy những giá trị
của loại hình tiền cổ Việt Nam; Bên cạnh là những biện pháp để quản lý thị trường
tiền cổ nói riêng, cổ vật nói riêng. Nêu những biện pháp để phục hồi
nghề đúc tiền đồng giả cổ tại Huế nhằm tăng thu nhập cho người dân, gia tăng
nhiều sản phẩm phục vụ du lịch.
- Sản phẩm của đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên một số
ngành của nhà trường.

7. Bố cục của đề tài
Ngoài phần dẫn luận, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
chính của đề tài gồm 4 chương:
Chương I: Đôi nét về làng nghề thủ công đúc đồng và tiền đồng ở thành phố Huế
Chương II: Kỹ thuật đúc tiền giả cổ ở thành phố Huế
Chương III: So sánh giữa tiền cổ và loại tiền giả cổ được đúc ở Phường Đúc
Chương IV: Một số nhận xét, kiến nghị và giải pháp

10


CHƯƠNG I: ĐÔI NÉT VỀ LÀNG NGHỀ THỦ CÔNG ĐÚC ĐỒNG VÀ
TIỀN ĐỒNG Ở THÀNH PHỐ HUẾ

1.1 Điều kiện tự nhiên
Phường Đúc thuộc thành phố Huế, ở vào vị trí 107o31’45” - 107o38' kinh
Ðông và 16o30'45” - 16o24' vĩ Bắc. Thành phố Huế nằm ở vị trí tương đối trung
tâm của cả nước, trên trục Bắc - Nam của các tuyến đường bộ, đường sắt, đường
hàng không và đường biển, gần tuyến hành lang Đông - Tây của tuyến đường
Xuyên Á. Cách Hà Nội 675 km về phía Bắc, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.060
km, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ với các trung tâm kinh tế đang
phát triển nhanh như khu vực khuyến khích phát triển kinh tế - thương mại Chân
Mây, Thành phố Đà Nẵng, khu kinh tế mở Chu Lai, khu công nghiệp Dung
Quất ..., có hệ thống giao thơng thuận lợi kết nối dễ dàng với Thủ đô Hà Nội,
Thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh, thành khác trong cả nước (bản ảnh BA.01:1).
Thành phố Huế nằm ở vị trí có điều kiện thiên nhiên, hệ sinh thái đa dạng,
phong phú và diện mạo riêng tạo nên một không gian hấp dẫn, được xây dựng
trong không gian phong cảnh thiên nhiên kỳ diệu từ núi Ngự Bình, dồi Thiên An Vọng Cảnh, Huế hội đủ các dạng địa hình: đồi núi, đồng bằng, sông hồ, tạo thành
một không gian cảnh quan thiên nhiên, đơ thị, văn hố lý tưởng để tổ chức các loại
hình Festival và các hoạt động du lịch thể thao khác nhau.

Khí hậu thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa. Huế có mùa khơ nóng và mùa
mưa ẩm lạnh. Nhiệt độ trung bình hàng năm vùng đồng bằng khoảng 24°C - 25°C.
Mùa nóng: từ tháng 5 đến tháng 9, chịu ảnh hưởng của gió Tây nam nên khơ nóng,
nhiệt độ cao. Nhiệt độ trung bình các tháng nóng là từ 27°C - 29°C,
tháng nóng nhất (tháng 5, 6) nhiệt độ có thể lên đến 38°C- 40°C. Mùa lạnh: Từ
tháng 10 đến tháng 3 năm sau, chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng bắc nên mưa
nhiều, trời lạnh. Nhiệt độ trung bình về mùa lạnh ở vùng đồng bằng là 20°C 11


22°C. Độ ẩm trung bình 85% - 86%. Đặc điểm mưa ở Huế là mưa không đều,
lượng mưa tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vào Nam và tập trung vào một số
tháng với cường độ mưa lớn do đó dễ gây lũ lụt, xói lở.
Phường Đúc là một phường nằm ở phía Tây Nam thành phố Huế (phường
vùng ven), có điều kiện tự nhiên giống như thành phố Huế. Phía bắc giáp sơng
Hương, sơng An Cựu; Phía đơng giáp phường Trường An; Phía nam giáp xã
Thủy Xuân; Phía Tây giáp xã Thủy Biều. Địa hình khá bằng phẳng, đất phù sa
màu mỡ, cây cối quanh năm xanh tốt.
Tại Huế và khu vực xung quanh, đất đai vừa màu mỡ, vừa là loại nguyên
liệu quý báu dùng trong việc làm khn đúc đồng nói chung, đúc tiền giả cổ nói
riêng. Rừng ở khu vực quanh Phường Đúc cho nhiều loại củi, than dùng để nung
khuôn, nấu nguyên liệu đồng (BA.02:2).
1.2 Điều kiện xã hội, dân cư
Phường Phường đúc hiện tại có 17.292 nhân khẩu, trong đó nam 11.431 và
nữ có 5.861 người tính đến năm 2007 (6). Trên địa bàn phường có nhà ga; chợ
Phường Đúc; trung tâm giới thiệu, trưng bày sản phẩm nghề đúc đồng truyền
thống giống như một bảo tàng nhỏ; tuyến du lịch Kinh Nhơn (7) - Bổn Bộ (8); có
1024 cơ sở kinh tế, sự nghiệp, tôn giáo, cơ sở kinh doanh cá thể; cơ sở sản xuất
kinh doanh vật liệu xây dựng (cát, sạn); hợp tác xã Thắng Lợi; cơng ty thốt nước,
một số nhà hàng, khách sạn… Nhìn chung các cơ sở kinh tế trên địa bàn phường
bao gồm nhiều thành phần: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, tiểu thủ

công nghiệp (bao gồm nghề truyền thống…), liên doanh. Đời sống kinh tế, văn
hóa khá ổn định. nhiều hộ kinh doanh sản xuất trong đó có những
doanh nghiệp đúc đồng phát đạt, trở thành những doanh nghiệp giàu có, ổn định,
nhất là trừ sau đổi mới.
Đặc biệt, cộng đồng dân cư ở đây có tính sáng tạo, thơng minh, đặc biệt u
nghề đúc đồng, có rất nhiều dịng họ nối tiếp nhau đời này qua đời khác say mê
với nghề đúc truyền thống. trong lúc thuận lợi cũng như khó khăn, họ vẫn trụ lại
với nghề, yêu nghề và cống hiến tài năng, sáng tạo cho nghề.
12


1.3 Đơi nét về lịch sử hình thành và phát triển của Phường Đúc
Các thư tịch cổ dường như không có sự ghi chép gì một cách rõ ràng về
thời điểm cũng như quá trình ra đời của Phường Đúc. Đại Nam thực lục tiền biên
cho biết vào năm 1631, chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên cho thành lập ty Nội pháo
tượng và hai đội (tả - hữu) pháo tượng có nghĩa là các đội thợ đúc súng trong phủ
Phúc An… Thợ phần nhiều lấy dân hai xã Phan Xá và Hoàng Giang sung vào. Tác
giả Nguyên Đạt và Thệ Thủy cho rằng, danh xưng Phường Đúc có thể được ra đời
trong khoảng thời gian kể trên (9). Tuy nhiên Phường Đúc là một tên làng nghề
hay là một đơn vị hành chính sớm như vậy cho đến nay vẫn cịn nhiều giả định
khác nhau của một số nhà nghiên cứu.
Dưới thời vua Minh Mạng, chúng ta thấy làng Dương Xuân (thuộc tổng Cư
Chánh, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên) bao gồm toàn bộ năm xã Thủy Xuân
hiện nay và phần lớn đất đai của Phường Đúc, phường Vĩnh Ninh, phường Vĩnh
Lợi và một phần của phường Vĩ Dạ. Trước năm 1975, Dương Xuân bao gồm cả
làng Thượng và làng Hạ thuộc xã Thủy Xuân, quận Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên.
Địa danh này duy trì cho đến năm 1983.
Sau năm 1983, Ủy ban nhân dân thành phố Huế quyết định cắt một phần
đất của phường Vĩnh Ninh và một phần xã Thủy Xuân thành lập phường mới là
Phường Đúc đến ngày nay.

Như vậy, phường Phường Đúc ra đời là một trường hợp khá đặc biệt. Thời
phong kiến, nó khơng mang ý nghĩa là một đơn vị hành chính dưới làng (tương
đương xóm) như nhiều làng xã ở miền Trung. Phường Đúc cũng cũng khơng ra
đời từ trong lịng một làng xã nơng nghiệp cổ truyền mang tính chất là tổ chức của
những người thợ thủ cơng và thương nhân cịn gắn bó với nơng nghiệp. Cư dân
Phường Dương Xn tuy được tách ra từ làng nhưng họ chưa bao giờ được hưởng
quyền lợi của làng từ ruộng đất cho đến lễ nghi hay phong tục tập quán của làng
họ cũng chưa bao giờ theo. Trong năm xóm hiện nay ở Phường Đúc (Giang Dinh,
Giang Tiền, Kinh Nhơn, Bổn Bộ, Trường Đồng), mỗi xóm đều có một cái đình
13


của riêng xóm mình (đình xóm). Quy mơ của mỗi đình đều khơng kém chút nào so
với những ngơi đình của các làng xung quanh. Các thành viên đều gắn bó với nhau
trong mọi sinh hoạt như một ngơi làng nhỏ.
1.4 Sự hình thành và phát triển nghề đúc đồng truyền thống ở Phường Đúc
Tư liệu về nghề đúc đồng ở Phường Đúc hiện nay có rất ít. Trả lời câu hỏi
nghề đúc ở đây có từ bao giờ? sản phẩm gồm cái gì? kỹ thuật đúc như thế nào?...
quả là điều khó khăn. Chúng ta chỉ biết rằng, phía tây nam kinh thành Huế xưa,
bên kia bờ sông Hương (tức dải đất phía Tây bắc của làng Dương Xuân) đã ra đời
một công tượng đúc đồng của các chúa Nguyễn, tên chữ là Chú Tượng Ty, tiền
thân của Phường Đúc sau này. Chú Tượng Ty làm nhiệm vụ đúc súng, đúc đồ
dùng trong lễ nghi, dùng trong sinh hoạt phục vụ cho triều đình. Trong Phủ biên
tạp lục, Lê Q Đơn chép rằng: “Có Ty thợ đúc, người Kinh 30 người, người Bản
Bộ 30 người” (10). Sở dĩ có việc Lê Q Đơn gọi là người Kinh có nghĩa là người
Kinh Nhơn (chữ Hán). Chính vì thế, có hai Ty thợ đúc: Kinh Nhơn và Bổn Bộ.
Tên gọi này vẫn còn tồn lại cho đến ngày nay. Trường Đồng: Theo nghiên cứu của
Nguyễn Hữu Thông, sau khi được đọc cuốn Tổng phổ họ
Nguyễn ở Kinh Nhơn cho biết, vào năm Cảnh Hưng thứ 29, có đời thứ năm
thuộc phái nhì có ơng Nguyễn Văn Hịa, tước Mỹ Đức Bá Thụy Từ Thiên làm đến

chức “Chú Tượng Kinh Nhơn Ty Cai Quan” và ông Nguyễn Văn Thúy (phái tư)
được phong chức “Chánh Dinh Xuất Nội Chú Tượng Ty” (11). Như thế, lao động
trong nghề đúc đồng ở Phường Đúc trước đây có hai thành phần chính, đó là
những người làm nghề trong các Chú Tượng Ty chịu sự quản lý của Nhà nước và
những nghười hành nghề đúc bên ngoài. Tuy nhiên, những người thợ giỏi đều bị
sung vào trong các Chú Tượng Ty và chịu sự quản chế chặt chẽ về mọi mặt của
Sở Đốc Công ở Vũ khố trong kinh thành Huế giống như những người lính trong
quân đội. Sử cũ ghi: “Năm Minh Mạng thứ 4, vua sai Bộ Công xem xét những
người thợ đúc, thợ bạc trong Sở Đốc Cơng, hễ ai có con đẻ, em ruột đến tuổi đều
cứ nghề ấy cho vào sổ hạng thợ không được vào sổ hạng dân, cũng không được đi
làm ở ngạch khác. Tổ lý sở tại dám dung túng, dấu diếm, sẽ bị tội, quan địa
14


phương khơng xét ra cũng bị lỗi” (12). Điều đó cũng có nghĩa là, các thành viên ở
khu vực này đều là những người có trong danh mục “thợ” của triều đình, đến tuổi
đều phải làm cho Nhà nước. Những người còn lại làm nghề đúc tư nhân là những
người già, trẻ em hay những người trong các Chú Tượng Ty về nghỉ hưu hay lý do
nào đó khơng cịn làm cho Nhà nước.
Năm 1945, sau khi chính quyền phong kiến suy tàn, các cơng tượng của
triều đình cũng bị giải tán, cũng đồng nghĩa hai ty thợ Kinh Nhơn và Bổn Bộ cũng
khơng cịn. Những người làm nghề đúc đồng trở về quê cũ làm ăn và tiếp tục cơng
việc của mình sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho sinh hoạt của cộng đồng
và qua nhiều thăng trầm, họ vẫn trụ lại và phát triển như ngày nay.
Về các nhóm thợ đúc đồng ở Phường Đúc: điều thú vị trong quá trình tìm
hiểu kỹ thuật đúc tiền giả cổ, qua tư liệu và chính những người trong cuộc chỉ bảo,
chúng tôi được biết gốc gác của những nhóm thợ đúc khơng phải là người gốc địa
phương mà có nguồn gốc từ nhiều nơi khác nhau và họ đã tự họp về đây từ nhiều
thế kỷ. Theo một số ghi chép của Lê Quý Đôn, đặc biệt là gia phả của một dòng
họ đang làm nghề đúc đồng truyền thống, chúng tơi thấy một số nhóm hình thành

từ lâu trên phường Đúc như sau:
- Nhóm thợ Họ Lê, Đại diện hiện nay là hai ơng Lê Đình Hương và Lê Đình Tánh,
có nguồn gốc gia đình dịng họ ở Cao Bằng. Thế kỷ XVIII, dòng họ này đến làng
Đại Hòa, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị và sau đó vào Phường Đúc làm nghề
hàn, bịt bạc trang trí.
- Nhóm thợ họ “Người Kinh” nguyên quán ở Bắc Ninh, theo chúa Nguyễn vào
vào Thuận Hóa định cư (khoảng năm 1600), tiêu biểu là dòng Nguyễn (Kinh
Nhơn). Thợ Kinh Nhơn có nghề đúc truyền thống từ trung tâm đúc đồng Cầu Nơm
thuộc xứ Kinh Bắc - Bắc Ninh (13). dịng họ này cung cấp rất nhiều thơ đúc tài
giỏi cho Nhà nước và có nhiều thế hệ nối tiếp nhau phục vụ các chúa Nguyễn và
nắm giữ các chức trách quan trọng trong Chú Tượng Ty, chuyên lo đúc các loại
súng đồng, mười chiếc vạc lớn thời Nguyễn Phúc Tần hay đúc khánh chuông tại
chùa Thiên Mụ - Huế năm 1711. Khơng những vậy, dịng họ Nguyễn (Kinh Nhơn)
15


cịn có ơng Nguyễn Văn Đào được tơn là tổ nghề đúc tại Phường Đúc – Huế. Mộ
và nhà thờ tổ cũng được Bộ Văn hóa Thơng tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao &
Du lịch) cơng nhận là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia (1996).
- Nhóm thợ họ Lưu nguyên gốc ở làng Kiều Nam, xã Đồng Xá, tổng Đồng Xá,
huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh.
- Nhóm thợ họ Nguyễn (Phước Kiều) quê ở làng Phước Kiều, huyện Điện Bàn,
tỉnh Quảng Nam. Họ đến Phú Xuân vào năm Cảnh Thịnh thứ hai (1794). Họ đã
hội nhập với thợ đúc tại Phường Đúc và có q trình phát triển khá mạnh hơn hẳn
khi cịn ở quê hương.
- Nhóm thợ họ Nguyễn có gốc tại làng Đỗ Xá, huyện Siêu Loại, tỉnh Bắc Ninh
vào Phường Đúc (thời Tự Đức – 1848-1883). Họ định cư tại xóm Giang
Dinh nên còn gọi là họ Nguyễn Giang Dinh để phân biệt với các dòng họ Nguyễn
khác trên đia bàn này.
Tại Phú xn, các nhóm thợ của các dịng họ đã chung tay chung sức và

sáng tạo trong nghề, tạo ra những sản phẩm nổi tiếng trong lịch sử như Cửu vị
thần công, Cửu đỉnh, chuông chùa Thiên Mụ (đúc lần thứ hai)… là những bảo vật
quý báu của quốc gia.
Các dòng họ Nguyễn và họ Lưu tại phường đúc, sau ngày giải phóng họ đã
nối được liên hệ với làng xã, gốc gác nơi quê hương. Tuy nhiên, ngày các địa danh
nói trên nay thuộc về huyện Mỹ Văn – tỉnh Hưng n.
Hiện nay, các nhóm khơng cịn sản xuất tập trung nữa mà hình thành các
Doanh nghiệp tư nhân hay cơ sở đúc đồng theo sự quản lý doanh nghiệp của Nhà
nước và đóng thuế theo quy định.
1.5 Lịch sử đúc tiền đồng ở Phường Đúc - Huế
Kể từ khi lên ngôi và lập kinh đô tại Huế, Gia Long đã cho đúc tiền (kể cả
đúc vàng, bạc) để tiêu dùng trong nhân dân, do Nhà nước độc quyền và tiến hành
quản lý, giám sát chặt chẽ. Nhà nước lập ra Cục Bảo tuyền (đảm trách việc đúc
tiền ở Hà Nội, vì ở đây có cơ sở đúc tiền đồng truyền thống, nhiều thợ giỏi…).
Việc đúc tiền thực hiện theo kiểu nửa cơng, nửa tư có nghĩa là, Nhà nước giao cho
16


tư nhân đúc tiền, tự mua sắm nguyên liệu, dựng lò đúc… sản phẩm theo quy cách
của nhà nước. Tuy nhiên, việc quản lý tiền tệ rất chặt chẽ, có quy củ nhất và phát
triển nhất kể từ thời vua Minh Mệnh (1820 - 1840). Thời kỳ này, số lượng, loại
hình, các mệnh giá đồng tiền, tiền vàng, tiền bạc… có bước tiến bộ khơng ngừng.
Nhà nước nắm được quyền phát hành và lưu thông tiền cũng như nắm chắc số
lượng tiền lưu thơng trong nước. Đã có những quy định chặt chẽ thống nhất trong
cả nước khá tỉ mỉ, rất cụ thể và việc thực thi nghiêm ngặt hơn. Cục Bảo tuyền vẫn
hoạt động như cũ, nhưng do tệ nạn tham nhũng, biển lận tại đây cho nên đến năm
kỷ sửu, Minh Mệnh thứ 10 (1829), vua ra lệnh bỏ Cục Bảo tuyền, phá cơ sở cũ để
xây dựng trường thi hương. Tuy nhiên, bốn năm sau Cục Bảo tuyền hoạt động lại
do nhu cầu bức bách về tiền tệ trong hoạt động kinh doanh, tiêu dùng trong xã hội.
Tại kinh đô Huế, Minh Mệnh cho lập Cục Bảo hóa, cơ quan chuyên đúc

tiền ở Huế. Cục Bảo hóa ra đời năm 1820, thuộc Vũ Khố quản lý. Về thợ đúc tiền
ở Cục Bảo hóa được lấy từ những người xung quanh Huế biết nghề đúc, đặc biệt
là những người tại Phường Đúc có tay nghề cao đảm trách. Tuy nhiên, do thợ đúc
ở đây vẫn thiếu, không cung cấp đủ, nhà nước vẫn phải tuyển dụng thợ theo từng
thời gian cần thiết là những thợ ở Bắc Hà vào làm việc.
Về công thợ: mỗi người được trả công bằng tiền và gạo. Thời gian đầu, mỗi
người được cấp mỗi tháng 2 quan tiền và 2 phương gạo. Đến năm 1834, khi thợ ở
Hà Nội tuyển vào được trả cao hơn và theo cấp bậc khác nhau. Cụ thể là: người
đầu lị mỗi tháng 6 quan tiền, cấp phó 5 quan, phụ lò 4 quan; mỗi người một tháng
hưởng 1 phương gạo(14).
Thời Tự Đức, do tình hình đất nước quá nhiều biến động, việc quản lý lỏng
lẻo, đồng tiền An Nam chỉ là những đồng “tiền lẻ” so với hệ thống tiền tệ mà Pháp
thiết lập ở Đông Dương, địa bàn tiêu dùng có lẽ chủ yếu ở vùng nông thôn. Năm
1872, vua đã bán quyền đúc tiền đúc tiền đồng cho người Trung Quốc. Tiền mới
ra đời bị hao hụt trong lượng một cách nghiêm trọng. Người Hoa ở Sài Gòn – Chợ
Lớn đúc tiền giả mang hiệu “Minh Mệnh thơng bảo” chất lượng rất kém, có pha
lẫn bùn, nứt và thủng lỗ chỗ, gẫy, nấu ra không thấy có chút đồng nào cả…(15).
17


Về việc Phường Đúc có tham gia đúc tiền cho Nhà nước như thế nào? Qua công
tác khảo sát điền dã, những cụ lớn tuổi ở phường Đúc cho hay, cha ông họ đã từng
làm thợ đúc đồng và đúc tiền cho triều đình. Cụ thể khi Cơng Tượng đúc đồng có
địa bàn hoạt động ở phường Phường Đúc (do người của Phường đảm
nhiệm) dời vào kinh thành và trực thuộc Vũ Khố dưới sự quản lý của cơ quan này,
bởi việc đúc tiền khơng được ở bên ngồi đề phịng rủi ro.
Năm 1931, Nam Cơng thương cuộc (là một cơ sở đúc nổi tiếng ở Phường
đúc) là liên doanh giữa hai người bạn thân: Nguyễn Hữu Tuân và ông Nguyễn
Đình Toại cùng ở xóm Kinh Nhơn lập cơ sở đúc. Với tài năng và sự khéo léo, cơ
sở Nam Cơng Thương Cuộc đã có trong tay một hợp đồng đúc 6 vạn quan tiền

đồng cho Nhà nước. Cũng theo quy định, cơ sở đúc trong thời gian thực hiện hợp
đồng đúc tiền phải dời vào kinh thành và đóng tại Sở đúc tiền, bên cạnh Thượng
Thành. Công việc khá vất vả, tất cả thợ phải ăn ở trong công xưởng hơn một năm
mới thực hiện xong. Họ đã phải phá một số khẩu súng thần công để làm nguyên
liệu đúc tiền. Sau đợt thực hiện hợp này, hai ông Nguyễn Hữu Tn và ơng
Nguyễn Đình Toại đều được triều đình tặng thưởng “Cửu phẩm văn giai”(16).
Khi chế độ phong kiến bị thay đổi bằng chế độ mới Việt Nam dân chủ cộng
hòa, các loại tiền kim loại trước đây khơng cịn sử dụng và đi vào dĩ vãng. đồng
tiền đúc bằng hợp kim đồng đã hồn thành vai trị lịch sử trong hơn một ngàn năm.
Những người thợ đúc tiền ở Phường Đúc trở về với công việc nghề nghiệp chính
của họ là đúc các sản phảm bằng đồng, trong đó đúc các loại tiền giả cổ. Trước
ngày giải phóng, những người thợ ở đây đã cho ra đời nhiều loại tiền giả cổ đựơc
đúc một cách tinh xảo, kỹ càng gồm các loại tiền thời Lê, Nguyễn, các loại tiền
thường, tiền bùa (bùa đeo)… Vì có tay nghề cao cùng với sự tạo không ngừng về
kỹ thuật đúc, những đồng tiền giả cổ họ làm ra mà Giáo sư Đỗ Văn Ninh nhận xét:
“Đồng tiền đúc giả ở miền Nam thời Mỹ - Ngụy đã từng đánh lừa được cả người
nghiên cứu tiền cổ ” (17).
Từ sau năm 1975, đặc biệt từ sau năm 1986 khi khách du lịch đến Việt
Nam ngày một tăng, khách trong và nước khi đến các khu du lịch, di tích hay danh
18


lam thắng cảnh đều hay mua các đồ lưu niệm. Nắm bắt nhu cầu này, người thợ
Phường Đúc đã cung cấp khá nhiều loại tiền giả cổ cho cho các cơ sở buôn
bán mỹ nghệ và được thị trường chấp nhận. Việc sản xuất ra những đồng tiền giả
cổ cùng với hàng trăn sản phẩm khác bằng đồng đã góp phần tạo dựng cuộc sống
của cộng cư dân làm nghề đúc truyền thống.

19



CHƯƠNG II:

KỸ THUẬT ĐÚC TIỀN GIẢ CỔ Ở PHƯỜNG ĐÚC

THÀNH PHỐ HUẾ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

2.1 Kỹ thuật làm khuôn đúc tiền
Khuôn đúc là một trong những khâu quan trọng hàng đầu để cho sản phẩm
thành công hay thất bại. Chính vì thế, người thợ ln cẩn thận và có cái nhìn chính
xác khi làm khn ngay từ lúc bắt đầu chọn nguyên liệu cho đến lúc hoàn thành
việc đúc. Người làm khn cần có kinh nghiệm về loại đất ứng với mỗi loại sản
phẩm to nhỏ, thành phần hợp kim, độ nung. Làm khuôn đúc tiền tuân thủ các công
đoạn sau:
2.1.1 Nguyên liệu làm khuôn
Khuôn đúc tiền thường là loại khn hai mang có thể làm bằng đá, hay sắt,
hoặc kim loại nào khác có nhiệt độ nóng chảy cao hơn kim loại đồng. Tuy nhiên,
việc làm khuôn bằng đá hay kim loại khác gặp rất nhiều khó khăn khi tạo khn
bởi khó làm, mất q nhiều thời gian hoặc dễ bị hỏng khi rót kim loại do chênh
lệch nhiệt độ trong thời gian quá ngắn, quá đột ngột. Do vậy, người đúc tiền đồng
(hay đúc các vật bằng đồng) thường dùng đất sét làm khn. Vì lý do ấy, trong
khai quật khảo cổ học, chúng ta thường không thấy các loại khuôn đúc tiền, bởi
khi ra sản phẩm, khuôn thường bị đập vỡ vụn, đất ấy sau này lại được nghiền ra
làm khuôn trong các đợt đúc tiếp theo.
Đất làm khn là loại đất sét. Tuy nhiên, có nhiều loại đất sét hay đất pha
sét, cát khác nhau như đất sét trắng hơi xám, đất màu nâu, màu vàng… Phường
Đúc nằm ở ven bờ nam sông Hương, đất hai bên bờ sơng này đều có thể dùng làm
khn đúc [bản ảnh 04: ảnh 1,2,3 (BA.04: 1,2,3)]. Người thợ chỉ cần ra ven sông,
gạt một lớp đất mỏng trồng cây và các loại rễ cây là có thể xúc đất về sử dụng.
Mặc dù đất ven sơng có thể làm khuôn nhưng thực ra, đất này thường dùng để làm

lớp khn ngồi sau khi pha thêm cát, trấu. Các chủ cơ sở sản xuất vẫn thường
phải mua đất sét trắng từ Đà Nẵng về làm khuôn, đây là loại sét mà người thợ rất
thích dùng bởi dễ làm, dễ pha trộn, có đặc tính ít bị co giãn bất thường, không bị
20


nứt. Giá 1m3 đất sét Đà Nẵng khi về đến nơi sản xuất hiện nay tới 1.200.000đ . Do
giá thành quá cao và luôn tăng nên đất sét Đà Nẵng chỉ dùng làm khn bên trong
là chính. Đất sét đưa về khi dùng thường pha với cát theo tỷ lệ 3/7 có nghĩa là 3
phần đất sét và 7 phần cát.
Cát dùng để pha thêm và đất sét
Trấu cũng dùng để pha với đất sét ở Huế dùng làm lớp khn bao bên ngồi.
Than bột (loại than củi hầm để nấu bếp thường ngày) dùng để lót khn chống
dính và khử khí trong khn khi nung khn.
Các loại tiền mẫu cần đúc.
2.1.2 Pha trộn nguyên liệu khuôn
Đất làm khuôn trong: Đất sét khi được mua ở Đà Nằng hay đất lấy ở ven
sông Hương thường đem ủ một thời gian, cho tiếp xúc mưa nắng hằng ngày để
khử các thành phần tạp chất còn lẫn trong đất.
Giã nhỏ đất cho nhuyễn, có thể dùng sàng lỗ nhỏ sàng những cục đất lớn
hay rễ cây, tạp chất cịn sót trong đất (BA.08: 01).
Tưới nước vừa đủ ẩm, không quá khô đất sẽ khơng kết dính hay q ướt đất
bị nhão khơng thể làm được hoặc khi phơi, nung… khuôn bị co rút mạnh, khiến
cho sản phẩm biến dạng, kích thước khơng theo như dự tính trước.
Theo kinh nghiệm, để tiết kiệm đất sét trắng, người thợ thường pha chế
thêm vào loại đất của địa phương theo tỷ lệ nhất định theo ý muốn của mình. Tỷ lệ
này có thể dao động từ 10 – 50%, khơng có cơng thức nào quy định.
Đất làm khn ngồi: Khn ngồi khơng cần đất sét loại tốt, chỉ cần loại
đất tại địa phương cũng được. Sau khi lấy đất từ ngoài vườn hay ven bờ sông
vào, người thợ cũng tiến hành đập, giã nhỏ đất và sàng để gạt bỏ những tạp chất

như rễ cây, mảnh gạch, ngói, viên đất cịn to… Dùng một ít cát, trấu, nước pha
trộn với nhau. Cho nhiều nước tạo thành một hợp chất nhão, dẻo như hồ xây dựng
dễ nhào nặn theo ý muốn dùng để tạo lớp vỏ khuôn thứ hai (lớp bảo vệ). Tùy theo
số lượng nhiều hay ít khn đúc mà người thợ quyết định pha chế một lượng đất
sét cho phù hợp. Tuy nhiên, họ thường làm dư một chút, đề phòng khi thiếu phải
21


pha trộn thêm. Nếu quá tay pha chế nhiều, lượng đất sét, trấu, cát này vẫn lưu lại
dùng tiếp cho những đợt sau, nhưng gặp khó khăn là khơng có chỗ để loại nguyên
liệu đã pha trộn này vì mặt bằng sản xuất không rộng.
2.1.3 Kỹ thuật làm khuôn đúc
Khuôn đúc tiền là loại khuôn khá đơn giản, về nguyên tắc, đúc một đồng
tiền chỉ cần khn có hai mang, khơng cần khn nhiều mang như đúc các loại
hình hiện vật có nhiều góc cạnh hay sự phức tạp về kiểu dáng. Muốn làm được
khuôn đúc tiền, trước hết cần phải có khung tạo khn. Trong kỹ thuật đúc tiền
đồng có nhiều loại khn về hình dáng, kích thước, đúc dược ít hay nhiều đồng
tiền trong một khn… Qua thực tế nghiên cứu kỹ thuật đúc tiền tại Phường Đúc
và tài liệu của Dr. R. Allan Barker(18) được biết có hai kiểu khung tạo khn: Một
kiểu khung hình trụ trịn bằng sắt và một kiểu khung hình hộp chữ nhật bằng gỗ.
Chúng tơi trình bày kỹ thuật làm khn của hai kiểu khung như sau:
- Kiểu khung hình trụ trịn: Khung làm khuôn thường bằng kim loại cứng (sắt,
gang, thép…) gồm có hai phần, nhìn bề ngồi giống như bộ phận “xi-lanh” và
“pít-tơng” của cỗ máy cơng nghiệp, người thợ thường gọi “chày” và “cối”. “Chày”
là phần khối bên trong, đặc, lọt vừa khít mặt trong của “cối”. “Cối” là phần rỗng
bao bên ngồi. Cối có đường kính 10cm; cao 5cm, dày 3,5mm; gờ mép rộng 1cm,
dày 4mm. Gờ có tác dụng khi thao tác người thờ dùng tay cầm vào gờ mép khung
để lấy khn ra ngồi. hày là khối thép hình trụ đường kính 9,6cm (bỏ vừa lọt vào
trong khung ngoài), cao 5cm (BA.07: 1, 2; BV.01).
Để tạo khn, dụng cụ cần thiết cịn một số loại như bàn kê là một khối sắt,

hay gang hình hộp chữ nhật (22cm X 11cm X 5cm) yêu cầu có mặt phẳng tốt,
chắc chắn (BA.07: 1, 2 ). Một chiếc búa có cán nặng 4-5kg; hai lưỡi dao nạo mũi
nhọn, có thể chế từ chiếc lưỡi cưa sắt, mỗi con dao dài khoảng 18 – 20cm; dmo65t
dao nhon tự chế cong hai đầu dùng để gạt đất sét trong khung dài khoảng 18cm;
một miếng vải dùng làm túi đựng than bột; một ít lá cây (có thể lá chuối, là sung
dại…) dùng lót khn, ngăn cách với đất, chống dính khn; một phần ống lon
sữa bò dùng để xúc và đong lường đất sét;
22


Cách tạo khn: Trước hết, người thợ chọn vị trí ngồi bằng phẳng trong
lán trại hoặc ngồi sân có bóng mát; đặt ngay ngắn hòn kê bằng sắt xuống nền đất
và xếp khung ngồi (cối) vào trung tâm hịn kê. Dùng lon (muỗng gạt) xúc đất sét
trắng đổ vào khung sắt; lấy dao gạt đất cho phẳng, đều khắp trong khung sắt; lấy
chày đặt lọt vào trong cối cho ngay ngắn; dùng búa đóng mạnh, đều vào chày để
chày nén đất sét thật chắc cho đến khi không thể nén thêm được mới thơi. Lớp đất
sét này có độ dày khoảng 1,2 – 1,5cm. Lấy chày ra khỏi cối; dùng túi bột than khẽ
rắc bột than vào bề mặt của lớp đầu tiên (một lớp bụi mỏng). Đặt đồng tiền mẫu
vào chính giữa lớp đất nén trong khung; có thể dùng búa hay chày gõ nhẹ và đồng
tiền mẫu làm sao cho đồng tiền mẫu chìm xuống ½ độ dày tiền mẫu. Rắc tiếp lớp
bụi than lên đồng tiền mẫu để chống dính. Dùng lon lường đất xúc tiếp đất sét đổ
vào khung (đất lấp lên trên tiền mẫu); Gạt đất trong khn cho phẳng; dùng chày
và búa đóng lớp đất thứ hai cho nén chặt như lần thứ nhất.
Như vậy, đến thời điểm này, chúng ta đã có một khuôn đúc tiền gồm hai
mang và đồng tiền mẫu vẫn cịn nằm trong khn đất sét và khung sắt (BA.09, 10).
Nếu kết thúc tại đây cũng được nhưng tốn kém quá nhiều thời gian, công sức và
nguyên liệu làm khuôn, do vậy, thợ tiếp tục thao tác để tạo ra nhiều đồng tiền
trong một khung. Trường hợp khung sắt chúng tơi đang nói ở đây có thể đúc được
3 đồng tiền (loại khung nhỏ). Tiếp theo, người thợ rắc bột than lên mặt trên
của mang thứ hai; đặt đồng tiền mẫu thứ hai; gõ nhẹ cho đồng tiền mẫu chìm

xuống một nửa giống như đồng thứ nhất; Rắc than lên đồng tiền thứ hai; xúc đất
đổ vào khung và dùng chày, búa gõ nén mang khuôn thứ ba,... cứ như vậy, chúng
ta có ba đồng tiền mẫu được đặt vào khn đất sét và có bốn lớp mang nằm trong
khung.
Một số điểm chú ý khi làm khuôn: Không nên làm khuôn quá dày vùa tốn
nguyên liệu, lâu khô và thời gian nung khuôn lâu hơn; không làm khuôn quá mỏng
dễ bị vỡ khi rót đồng vào khn; động tác đóng chày phải đều, thăng bằng và nén
thật chặt, nếu lỏng tay khuôn sẽ bị vỡ.

23


×