Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Tìm hiểu về diều trung quốc công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ 9 năm 2007 tp hồ chí minh đoàn thanh niên cộng sản hồ chí minh ban chấp hành tp hồ ch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.97 MB, 83 trang )

ĐỒN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------------------

CƠNG TRÌNH DỰ THI
GIẢI THƯỞNG “KHOA HỌC SINH VIÊN EURÉKA”
LẦN 9 NĂM 2007

TÊN CƠNG TRÌNH:
TÌM HIỂU VỀ DIỀU TRUNG QUỐC

THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI

Mã số cơng trình: …………………………………………………


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU................................................................................................................. 1
Chương 1
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ DIỀU TRUNG QUỐC..................................................3
1.1. Nguồn gốc ra đời của diều Trung Quốc...........................................3
1.2. Diều Trung Quốc qua các thời kỳ ....................................................4
Chương 2
DIỀU TRUNG QUỐC – SẢN PHẨM NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO................ 15
2.1. Đặc trưng thẩm mỹ của diều Trung Quốc ......................................15
2.1.1. Nét đẹp tĩnh......................................................................... 15
2.1.2. Nét đẹp động....................................................................... 16
2.1.3. Nét đẹp không gian ............................................................. 17
2.2. Đề tài và hình thức của diều Trung Quốc ......................................19
2.2.1. Đề tài diều...........................................................................19
2.2.1.1. Đề tài diều thể hiện ý nghĩa may mắn ......................20


2.2.1.2. Diều lấy đề tài từ những câu chuyện thần thoại........22
2.2.1.3. Đề tài diều về phụ nữ và trẻ em ............................... 23
2.2.1.4. Đề tài diều ca ngợi tình yêu của con người .............. 24
2.2.2. Hình thức diều..................................................................... 25
2.3. Nghệ thuật làm diều Trung Quốc ...................................................26
2.3.1. Làm khung diều ..................................................................26
2.3.2. Dán bề mặt diều ..................................................................29
2.3.3. Vẽ trang trí diều ..................................................................30
2.3.4. Buộc dây thả diều vào diều..................................................33
2.4. Các chủng loại diều
và các trường phái diều nổi tiếng của Trung Quốc ...........................34
2.4.1. Các chủng loại diều Trung Quốc ..........................................34
2.4.1.1. Phân loại theo hình tượng diều ..................................35
2.4.1.2. Phân loại theo kết cấu của sườn diều ......................... 37
2.4.1.3. Phân loại theo công năng của diều............................. 39
2.4.1.4. Phân loại theo kích cỡ của diều .................................40


2.4.2. Các trường phái diều nổi tiếng của Trung Quốc ...................41
2.4.2.1. Diều Bắc Kinh...........................................................41
2.4.2.2. Diều Thiên Tân ......................................................... 42
2.4.2.3. Diều Duy Phương......................................................43
2.4.2.4. Diều Nam Thông....................................................... 45
Chương 3
THẢ DIỀU – THÚ CHƠI NGHỆ THUẬT,
LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG VĂN HĨA CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC ......... 47
3.1. Nghệ thuật thả diều ......................................................................... 47
3.1.1. Nguyên lý thả diều ............................................................... 47
3.1.2. Những điều kiện cần phải có khi thả diều ............................. 49
3.1.3. Phương pháp thả diều...........................................................51

3.2. Tập tục thả diều của người Trung Quốc...........................................54
3.3. Lễ hội diều – Hoạt động văn hóa lớn của người Trung Quốc...........57
KẾT LUẬN ..........................................................................................................59


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Văn hóa dân gian truyền thống ln là kho tàng vơ cùng q báu, là niềm
tự hào lớn lao của mỗi dân tộc. Với Trung Quốc, một đất nước rộng lớn và có
hơn một tỷ ba trăm triệu dân, lại được thế giới biết đến như một cái nôi của nền
văn minh nhân loại, kho tàng ấy lại càng đồ sộ. Diều Trung Quốc với một lịch
sử hình thành và phát triển hơn hai nghìn năm đã góp một phần khơng nhỏ trong
sự phong phú của kho tàng văn hóa ấy.
Từ khi chiếc diều đầu tiên ra đời, diều Trung Quốc luôn được thế giới
biết đến với tư cách là một trong những đại diện tiêu biểu của nghệ thuật văn
hóa dân gian truyền thống. Đề tài diều cùng những đặc điểm trong cách làm,
cách trang trí, cách thả diều phản ánh một cách đậm nét các phong tục trong dân
gian cùng những đặc điểm của nền văn hóa dân tộc. Khơng chỉ vậy, qua nghệ
thuật làm diều bạn bè thế giới còn có thể hiểu thêm về những loại hình nghệ
thuật đặc sắc khác của Trung Quốc như thư pháp, hội họa… Với giá trị cao về
thẩm mỹ, diều còn là một trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ
được u thích trong nước mà cịn được xuất khẩu đi nhiều nơi khác trên thế
giới, mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho Trung Quốc. Tìm hiểu về diều truyền
thống Trung Quốc để làm sáng tỏ và hiểu rõ hơn giá trị văn hóa và nghệ thuật
của nó.
2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
Mục đích: Nghiên cứu về diều Trung Quốc để hiểu giá trị văn hóa, giá trị
nghệ thuật của một loại hình nghệ thuật truyền thống, một loại hình giải trí dân
gian, qua đó hiểu thêm về nền văn hóa dân tộc Trung Hoa.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, đề tài sẽ lần lượt giải quyết các

vấn đề sau:
-

Khái quát lịch sử hình thành và quá trình phát triển của diều Trung Quốc.

-

Tìm hiểu về diều Trung Quốc trên phương diện là một sản phẩm nghệ thuật
độc đáo mang nhiều ý nghĩa văn hóa.

-

Tìm hiểu về nghệ thuật thả diều và lễ hội diều được tổ chức tại Trung
Quốc.

1


3. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng chủ yếu là phương pháp tiếp
cận tài liệu, nắm bắt thực tế, phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê. Ngồi
các phương pháp trên, người viết cịn truy cập thông tin trên mạng để sử dụng
bổ sung trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
4. Giới hạn của đề tài
Đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu về các vấn đề xoay quanh diều
truyền thống của Trung Quốc.
5. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
Về phương diện lý luận: cơng trình nghiên cứu đã làm sáng tỏ về lịch sử
của diều Trung Quốc cùng những giá trị của nó về văn hóa và nghệ thuật.
Về phương diện thực tiễn: cơng trình nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu

tham khảo có ích cho những ai quan tâm đến văn hóa truyền thống dân gian của
dân tộc Trung Hoa nói chung và nghệ thuật diều dân gian Trung Quốc nói riêng.
6. Kết cấu của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề
tài gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát lịch sử diều Trung Quốc
Chương 2: Diều Trung Quốc – Sản phẩm nghệ thuật độc đáo
Chương 3: Thả diều – Thú chơi nghệ thuật, loại hoạt động văn hóa của
người Trung Quốc.

2


Chương 1
KHÁI QUÁT LỊCH SỬ DIỀU TRUNG QUỐC
1.1. NGUỒN GỐC RA ĐỜI CỦA DIỀU TRUNG QUỐC
Theo sử sách, chiếc diều đầu tiên ở Trung Quốc xuất hiện vào thời Chiến
Quốc (475 - 221 trước CN), cách đây khoảng 2500 năm và là tác phẩm của nhà triết
học cổ đại Mặc Tử (468 - 376 TCN). Theo Hàn Phi Tử1 – thuyết Ngoại Trữ, viết:
“Mặc Tử cư Lỗ sơn thời tằng chước mộc vi diều2, tam niên nhi thành phi nhất nhật
nhi bại.” (墨子居鲁山时曾斫木为鹞,三年而成飞一日而败。), có nghĩa là “Mặc
Tử khi ở núi Lỗ từng đẽo gỗ làm chim diều hâu, mày mò rịng rã ba năm trời mới
hồn thành, nhưng nó chỉ bay được một ngày thì bị hỏng.” Con chim gỗ này chính
là di chỉ về chiếc diều đầu tiên của người Trung Quốc. Do vào giai đoạn này diều
được làm bằng gỗ nên được gọi là mộc diên3. Mặc Tử sau đó truyền lại cách thức
làm mộc diên cho một người học trị mà ơng rất u thương là Cơng Thâu Ban.
Sau khi phát minh ra diều, người Trung Quốc đã đặt rất nhiều tên gọi cho nó,
nhưng tên gọi được sử dụng nhiều nhất là chỉ diên. Tên gọi này ra đời khi người
Trung Quốc phát minh ra kỹ thuật chế tạo giấy (đời Hán) và những người làm diều
dùng giấy để dán lên khung diều, nó đã được sử dụng đến khoảng năm 1935, sau

khi tên gọi 风筝 ra đời.
Về nguồn gốc của hai chữ 风筝, có ý kiến cho rằng tên gọi 风筝 trong dân
gian Trung Quốc ra đời vào thời Đường (618-907), cũng có ý kiến cho rằng tên gọi
风筝 ra đời vào thời Ngũ Đại (907-960), khi có một người tên là Lý Nghiệp thả con
chỉ diên chơi đùa trong cung, chợt nảy ra ý nghĩ gắn một cái ống tre trên đầu con
chỉ diên. Khi con chỉ diên bay cao trên khơng trung, gió lùa vào trong ống tre và
phát ra âm thanh giống hệt như âm thanh của những chiếc đàn tranh cổ (tiếng Trung
Quốc gọi nhạc cụ này là 筝). Vì vậy mà dân gian Trung Quốc đã ghép hai chữ 风 và
筝 lại để gọi tên diều. Tên gọi 风筝 sau khi ra đời đã nhanh chóng lưu truyền rộng
rãi trong dân gian và thay thế cho tên gọi chỉ diên trước đây.

1

Hàn Phi Tử sống vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, là người sáng lập ra pháp gia.
Diều có nghĩa là chim diều hâu
3
Diên có nghĩa là con chim ưng già
2

3


Giải thích về sự ra đời của diều, một số những nhà dân tộc học Trung Quốc
cho rằng, người xưa phát minh ra diều chủ yếu là để tưởng nhớ những bạn bè thân
thuộc đã qua đời. Vì vậy, vào dịp tết Thanh Minh, dân gian Trung Quốc thường có
tập tục thả diều. Người sống sẽ gửi gắm tình cảm, sự nhớ thương của mình đến
những người bạn, người thân của họ đã qua đời qua những cánh diều.
Diều Trung Quốc là một trong những phát minh sớm nhất trong buổi bình
minh của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại và luôn được ca ngợi như một bước đi tiên
phong, gợi mở trong việc nghiên cứu, chế tạo máy bay của ngành hàng khơng thế

giới. Bên cạnh đó, diều Trung Quốc ra đời cịn có nhiều đóng góp cho việc nghiên
cứu khoa học trên thế giới. Chiếc diều đã giúp cho các nhà khoa học thực hiện
những thí nghiệm về thiên văn, vũ trụ, cống hiến cho nhân loại những phát minh vĩ
đại. Chẳng hạn, năm 1782, nhà khoa học Mỹ Benjamin Franklin đã mạo hiểm tính
mạng thả chiếc diều kéo theo một chiếc chìa khóa sắt khi trời đang trong cơn giơng
để tìm hiểu bản chất của tia sét. Ông nhìn thấy các tia lửa phát ra từ chiếc chìa khóa
kim loại buộc trên sợi dây diều ướt. Qua đó chứng minh rằng: sấm chớp cũng là
một hiện tượng phóng điện, cột thu lơi mà chúng ta vẫn sử dụng trên những tòa nhà
cao tầng ngày nay đã được phát minh nhờ vào kết quả của cuộc thí nghiệm này.
1.2. DIỀU TRUNG QUỐC QUA CÁC THỜI KỲ
Diều Trung Quốc trải qua một thời kỳ hình thành và phát triển hết sức lâu
dài. Hay nói cách khác, diều Trung Quốc có một lịch sử lâu đời và vơ cùng độc đáo.
Thuở ban đầu, diều chủ yếu là công cụ phục vụ cho chiến tranh, có lúc diều
là cơng cụ để đưa tin và thực hiện các cuộc thăm dị tình hình đối phương, có lúc lại
được gắn thêm thuốc súng làm vũ khí tấn cơng kẻ thù.
Tương truyền, năm 203 trước CN (đời Hán), vào thời kỳ cuộc chiến tranh Sở
– Hán đang diễn ra, tướng nhà Hán là Hàn Tín đã cho 40 vạn quân bao vây quân
của Hạng Vũ tại Cai Hạ1 để tiến hành trận quyết chiến. Hàn Tín cho lính dùng da bị
làm một chiếc diều cực lớn, đến đêm thả chiếc diều chở theo một người bay lên trời.
Chiếc diều bay đến doanh trại của quân Sở, người ngồi trên diều cất tiếng hát những
bài dân ca của nước Sở. Lời hát vừa da diết, vừa xót xa, vừa buồn man mác. Tinh
thần chiến đấu của binh lính lập tức bị chùn xuống, nỗi nhớ quê, nhớ gia đình, nhớ
1

Một vùng thuộc tỉnh An Huy ngày nay

4


người thân da diết trỗi dậy. Cuối cùng, quân của Hàn Tín khơng cần đánh mà qn

Sở cũng bại trận.
Đến thời Đường, nhà Đường chủ trương áp dụng chính sách ôn hòa để giải
quyết những mâu thuẫn xã hội gay gắt, trên thực tế đã giúp cho trật tự xã hội dần ổn
định, đời sống nhân dân được cải thiện, phát triển kinh tế được đặt lên hàng đầu, xã
hội mau chóng đi vào quĩ đạo của sự hưng thịnh. Đây là thời kỳ xã hội Trung Quốc
phát triển toàn diện nhất, rực rỡ nhất. Xã hội ổn định, kinh tế, văn hóa đều phát triển
đã đem lại sự phong phú cho các ngày lễ tết của Trung Quốc và thúc đẩy mạnh mẽ
sự phát triển của các hoạt động văn hóa truyền thống. Chiếc diều theo đó cũng có sự
thay đổi lớn. Diều khi mới ra đời chủ yếu được dùng vào mục đích quân sự, đến đời
Đường bắt đầu trở thành một loại hình giải trí dân gian của Trung Quốc. Dưới triều
đại nhà Đường, vào ngày tết Thanh Minh, bên cạnh các tập tục và các trò chơi giải
trí như: tảo mộ, đạp thanh, đánh đu, đá cầu, chơi pơ-lơ1, người dân bắt đầu đặc biệt
thích chơi thả diều.
Cũng từ thời kỳ này, cách làm diều và nghệ thuật thả diều Trung Quốc có
nhiều chuyển biến. Vào đời Đường, kỹ thuật làm giấy đã phổ biến, giấy được sử
dụng rộng rãi hơn trong cuộc sống, hơn nữa, so với các chất liệu có độ mỏng, nhẹ
và bền khác có thể dùng để làm diều thì giấy là chất liệu hơn hẳn, nó vừa rẻ lại vừa
thuận tiện để vẽ trang trí. Do đó, những người làm diều bắt đầu chuyển hẳn sang
dùng giấy để dán bề mặt cho diều. Do khi dùng giấy, nghệ nhân làm diều có thể linh
động lựa chọn kích thước cho bề mặt diều nên kích thước con diều vào đời Đường
được thu nhỏ lại, tính năng của diều được nâng cao. Con chỉ diên thời kỳ này đã có
thể bay đến độ cao hàng mấy trượng.
Cuối đời Đường, diều dân gian bắt đầu du nhập vào cung đình và trở thành
một trong những loại hình giải trí của chốn vương quyền. Những người làm diều
giỏi ở khắp nơi được triệu tập về hoàng cung để làm diều cho vua chúa, nhờ vậy kỹ
thuật làm diều tinh xảo hơn, hình thức trang trí phong phú hơn.
Đến thời kỳ Bắc Tống (960 – 1279), Diều Trung Quốc tiếp tục có những
bước phát triển mới. Chủng loại diều đa dạng và diều ngày càng có mối quan hệ
mật thiết với đời sống của người dân. Diều xuất hiện ngày càng nhiều trong đời
1


Pơlơ: là trị chơi mà cầu thủ hai bên cưỡi ngựa dùng gậy có cán dài đánh bóng vào gơn.

5


sống văn hóa của nhân dân và trở thành một hình ảnh khá phổ biến trong nhiều tác
phẩm văn học. Do nhu cầu chơi diều của người dân ngày càng cao nên làm diều vào
đời Tống được xem là một nghề khá phát đạt. Sở dĩ vào đời Tống, diều phát triển
rất mạnh là do hai nguyên nhân chủ yếu sau:
Một là, vào đời Tống, kinh tế, văn hóa tại các thành phố đều rất phồn vinh,
các ngành công nghệ thủ công cũng rất hưng thịnh.
Hai là, đời Tống chủ trương duy trì và phát triển các phong tục lễ tết truyền
thống, nhờ đó đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho sự phát triển của diều và thả
diều nhanh chóng trở thành một trong những hoạt động văn hóa giải trí khơng thể
thiếu vào các dịp lễ tết của dân tộc Trung Hoa.
Sự phồn thịnh của kinh tế và văn hóa khơng chỉ hợp với lịng dân mà nó cịn
đặt nền tảng cho sự phát triển rộng khắp của diều trong dân gian và ở khắp các
thành phố. Do đó, vào thời Bắc Tống, thả diều trở thành hoạt động vui chơi thường
thấy trong dân gian, nhiều học giả bắt đầu say sưa với việc nghiên cứu diều dân
gian. Cao Thừa trong tác phẩm Sự vật kỷ nguyên – một tác phẩm rất có giá trị vào
thời kỳ này đã đưa ra những khảo chứng lịch sử về sự hình thành và tên gọi của
diều dân gian. Cũng vào thời kỳ này, diều trở thành một đề tài phổ biến trong các
tác phẩm của nhiều nhà thơ, nhiều họa sĩ.
Đến thời Nam Tống (1127 – 1368), các lễ tết truyền thống càng được vua
quan chú trọng. Hoạt động thả diều đóng vai trị khơng thể thiếu trong các sinh hoạt
văn hóa vào dịp lễ tết của vua chúa và nhân dân. Thời kỳ này, các nghệ nhân làm
diều bắt đầu được ca ngợi như những nghệ nhân của các môn nghệ thuật khác. Hai
nghệ nhân làm diều nổi tiếng là Chu Tam và Lữ Biển Đầu được xếp vào hàng 514
nghệ nhân xuất sắc nhất thời Tống. Điều này chứng tỏ, diều đã chính thức được

xem là một trong những loại hình nghệ thuật có giá trị của Trung Quốc.
Đến đời Nguyên, nghệ thuật kịch phát triển hết sức mạnh mẽ, tuy nhiên loại
hình nghệ thuật dân gian – diều lại vô cùng hiếm thấy trong các tư liệu lịch sử đời
Nguyên, những truyền thuyết về diều dân gian đời Nguyên cũng rất ít. Đây là hiện
tượng hiếm thấy trong lịch sử phát triển của diều Trung Quốc, tại sao như vậy?
Sự thống nhất của triều đại nhà Nguyên kết thúc 300 năm thống trị của chính
quyền Bắc Phổ. Triều Nguyên là triều đại của dân tộc Mông Cổ thống trị Trung

6


Quốc. Sự thống trị và bóc lột tàn bạo của triều Nguyên đối với các dân tộc trên đất
nước Trung Quốc đã làm cho những mâu thuẫn trong xã hội ngày càng trở nên gay
gắt. Không chịu nổi ách áp bức và bóc lột của người Mơng Cổ, nhân dân nổi dậy
chống lại triều đình nhà Nguyên một cách mạnh mẽ. Nhằm ngăn chặn sự phản
kháng, đấu tranh của đông đảo quần chúng nhân dân, đồng thời duy trì sự tồn tại
của chế độ phong kiến, bọn thống trị đã thực hiện những chính sách đàn áp, bóc lột
hết sức tàn khốc, cuộc sống của những người dân đen bị đẩy vào bước đường cùng.
Để hạn chế tới mức thấp nhất những dụng cụ mà người dân có thể dùng làm vũ khí,
chính quyền phong kiến qui định, đúng mười gia đình mới được sử dụng một con
dao loại thái rau. Với qui định này, công cụ cho trồng trọt, chăn ni của người dân
cịn vơ cùng thiếu thốn huống chi là dụng cụ để chuốt tre làm diều. Vì vậy, thú chơi
diều và làm diều trong thời kỳ này có chiều hướng khựng lại và đi xuống. Hơn nữa,
trong lúc cuộc sống đang cực kì khó khăn, mạng sống của bản thân cịn khó lịng
giữ nổi, người Trung Quốc đâu cịn tâm trí để nghĩ đến chuyện làm diều và chơi
diều. Đây chính là những nguyên nhân cơ bản làm cho diều Trung Quốc dưới triều
đại nhà Nguyên không phát triển, các tác phẩm, truyền thuyết, tư liệu về diều cũng
không nhiều như các thời kỳ trước.
Trước đời Minh, thú chơi diều dân gian Trung Quốc chủ yếu phát triển ở
khu vực phía Nam. Năm 1371, sau khi Minh Thái Tổ đóng đơ ở Bắc Kinh, các

trung tâm văn hóa, kinh tế của Trung Quốc chuyển dần về phía Bắc. Minh Thái Tổ
rất chú trọng đến việc phát triển kinh tế, khôi phục cuộc sống của nhân dân. Tuy
nhiên dưới sự trị vì của Minh Thái Tổ, những ngày lễ tết truyền thống khơng được
chú trọng, vì vậy hoạt động vui chơi, sinh hoạt văn hóa dân gian ngày càng ít đi,
phong tục thả diều vào tết Thanh Minh khơng cịn phổ biến như vào đời Đường và
đời Tống. Thế nhưng, vào thời này nhiều nhà thơ, họa sĩ, những người đam mê thú
chơi diều cũng có rất nhiều tác phẩm về diều và thú chơi diều dân gian Trung Quốc.
Từ Vị, nhà thơ, nhà họa sĩ đa tài thời Minh có rất nhiều sáng tác lấy cảm
hứng từ diều, như là:
“Ngã diệc tằng kinh phóng diêu hỉ,

我亦曾经放鹞喜,

Kim niên bất đạo lão như ti,

今年不道老如斯,

Na năng canh trú du xuân mã,

那能更驻游春马,
7


Nhàn khán nhi đồng đoạn tuyến thời.”

闲看儿童段线时。

Tạm dịch nghĩa là: Ta cũng đã từng thả diều và rất lấy làm thích thú, năm
nay khơng biết là mình đã già thế này, có thể dừng thú cưỡi ngựa du xuân, lúc rảnh
rỗi xem đám trẻ thả diều mà thôi.

Phải đến giữa đời Minh, tập tục thả diều vào dịp tết Thanh Minh mới được
khôi phục, phong tục làm diều và chơi diều dân gian của người Trung Quốc mới
dần phát triển trở lại.
Đến triều đại nhà Thanh (1644 – 1911), sự phát triển của diều và thú chơi
diều không những được phục hồi hồn tồn mà cịn phát triển mạnh mẽ, vượt hơn
hẳn đời Đường và đời Tống. Người xưa kể lại rằng, Từ Hi Thái Hậu đã ra lệnh cho
quan thái giám đến Thiên Tân tìm bằng được gia đình họ Ngụy để làm con diều
“Thọ tinh lão kì tiên hạc”1. Hiện nay, ở Cố Cung vẫn còn lưu giữ nhiều chiếc diều
rất to và rất đẹp mà vua chúa ngày trước đã chơi. Tào Tuyết Cần, trong hồi 70 của
tác phẩm nổi tiếng “Hồng Lâu Mộng” đã miêu tả hết sức sinh động cảnh các tiểu
thư thỏa thích thả những cánh diều trong Đại Quan Viên với đủ các loại diều như:
diều Hồ Điệp, diều Mỹ Nhân, diều Đại Ngư, diều Biên Bức, diều Phụng Hoàng,
diều Sa Yến…
Cuối đời Thanh là thời kỳ diều truyền thống Trung Quốc có những bước tiến
mới về đề tài, đặc biệt là tại thành Bắc Kinh, diều cung đình và diều dân gian ngày
càng phong phú về nội dung và độc đáo về hình thức. Thời kỳ này, diều truyền
thống Trung Quốc xuất hiện một chủng loại mới có giá trị nghệ thuật rất cao và
được đông đảo quần chúng nhân dân yêu thích, đó là loại diều chữ. Sự ra đời của
diều chữ trên cơ sở vận dụng một cách sáng tạo những tinh hoa trong nghệ thuật thư
pháp đánh dấu một bước phát triển mới về nghệ thuật làm diều, một sự sáng tạo về
nội dung và đề tài cho diều truyền thống, đồng thời mở ra một con đường mới cho
sự phát triển mạnh mẽ của diều truyền thống Trung Hoa. Sau đó, trên khắp các nơi
của đất nước Trung Quốc rộng lớn, liên tục xuất hiện những đề tài diều mới, những
hình thức diều mới gần gũi hơn với tâm lý văn hóa và quan điểm thẩm mỹ của đơng
đảo quần chúng nhân dân. Hình tượng diều khơng chỉ gói gọn trong những chủ đề
về chim mng, các con vật như vào đời Đường, đời Tống mà nó được mở rộng ra
1

Ông thọ cưỡi lên lưng con hạc bay.


8


với các đề tài về những nhân vật trong các câu chuyện thần thoại. Kết cấu của
khung diều phức tạp hơn, đòi hỏi kỹ thuật cao hơn với sự xuất hiện của chủng loại
diều lập thể, diều xâu chuỗi.
Từ thời nhà Thanh, diều Trung Quốc không chỉ phát triển mạnh trong nước
mà còn được truyền bá sang nhiều nước khác trên thế giới. Đầu tiên là một số nước
lân cận ở Châu Á như Triều Tiên, Nhật Bản, Malaysia… Sau đó lan truyền sang
một số nước ở Châu Âu và Châu Mỹ. Các nhà nghiên cứu khoa học của châu Âu đã
lấy diều làm mơ hình để từ đó tạo ra máy bay, tuy nhiên loại máy bay này không thể
chở nặng được. Trải qua một thời gian nghiên cứu, các nhà khoa học Mỹ dựa trên
cấu trúc của diều Trung Quốc chế tạo thành công chiếc máy bay chở người đầu tiên
trên thế giới. Chính vì vậy, tại viện bảo tàng hàng không ở Washington – Mỹ, chiếc
diều Trung Quốc được đặt trang trọng ngay tại đại sảnh với chú thích: “Chiếc máy
bay đầu tiên của nhân loại chính là diều và hỏa tiễn của người Trung Quốc.”
Thời nhà Thanh có thể nói là thời kỳ phát triển mạnh mẽ nhất của diều dân
gian Trung Quốc. Không chỉ là một hoạt động văn hóa khơng thể thiếu trong hồng
cung và trong dân gian, diều còn là một trong những lễ vật q giá để dâng tặng lên
vua chúa. Vì vậy, những kỹ thuật trong từng công đoạn làm diều được tiến hành hết
sức tỉ mỉ, chất liệu làm diều cũng được lựa chọn khá kỹ. Diều “Như Ý Cát tường” là
chủ đề được các nghệ nhân lựa chọn nhiều nhất để làm những chiếc diều hết sức
tinh xảo. Tất cả thợ làm diều lành nghề từ khắp nơi được tuyển chọn vào kinh thành
để làm diều cho hoàng cung. Họa sĩ vẽ tranh dân gian Vu Trinh Bồi, người huyện
Duy, sau khi vào kinh thành đã được Từ Hi Thái Hậu ban tặng danh hiệu “Bát
Phẩm Họa Sĩ” vì đã góp cơng làm nên những chiếc diều mang tính thẩm mỹ cao.
Diều “Cáp” Bắc Kinh (của Cáp Quốc Lương), diều “Kim” Bắc Kinh (của Kim Phúc
Trung) và diều “Ngụy” Thiên Tân (của Ngụy Nguyên Thái) đều là những tên diều
nổi tiếng. Cách làm diều trong cung cũng hoàn toàn khác so với cách làm diều trong
dân gian. Do không bị hạn chế về chất liệu, lại được làm bởi những người thợ khéo

léo và rất chuyên nghiệp nên các công đoạn từ lựa chọn chất liệu, làm khung diều
cho đến công đoạn pha màu, vẽ các họa tiết đều hết sức tỉ mỉ và cẩn thận, thậm chí
đến cuộn dây thả diều cũng được chạm trổ hết sức tinh vi và đầy tính thẩm mỹ.
Chính vì vậy, diều hồng cung có một kiểu dáng sang trọng, màu sắc hài hịa, mn

9


hình mn vẻ và là những tác phẩm nghệ thuật thanh cao, tao nhã và được xếp vào
hàng những tác phẩm nghệ thuật q giá của hồng cung. Do các nghệ nhân làm
diều có tên tuổi qua các thời kỳ phần lớn đều tập trung về kinh thành, nên đây chính
là nguyên nhân làm cho diều Bắc Kinh được nhiều người biết đến và Bắc Kinh cũng
được xem là trung tâm phát triển mạnh nhất của diều Trung Quốc. Các nghệ nhân
khơng chỉ làm diều cho vua chúa mà cịn cùng nhau sáng lập hội quán diều ngay tại
kinh thành. Mỗi năm cứ vào tết Thanh Minh, các thành viên của hội quán lại cho
bán những tác phẩm diều độc đáo của mình. Quảng trường Lưu Ly tại Bắc Kinh trở
thành nơi mua bán diều hết sức nhộn nhịp. Tết Thanh Minh là lúc các chợ diều tấp
nập nhất. Vào dịp này các nghệ nhân làm diều trên khắp đất nước tụ họp rất đông về
kinh thành học hỏi kinh nghiệm làm diều và giới thiệu những tác phẩm độc đáo nhất
của mình. Các nghệ nhân dựa vào phong tục tập quán, sở thích thẩm mỹ của người
Bắc Kinh và mơi trường sống độc đáo của hồng cung, từ đó hình thành trường phái
diều Bắc Kinh mà đại diện tiêu biểu là Tào Tuyết Cần, Kim Phúc Trung và Cáp
Quốc Lương.
Những năm cuối đời nhà Thanh là thời kỳ hưng thịnh của các thành phố
thương nghiệp trên khắp đất nước Trung Quốc. Sự phát triển của thủ công nghiệp
mở ra bước ngoặt mới cho sự phát triển của diều Trung Quốc. Diều bắt đầu xuất
hiện và phổ biến trên nhiều vùng khác của Trung Quốc như Thiên Tân, Tế Nam,
Thanh Đảo, Nam Thông và một số khu vực khác như: Giang Châu, Quảng Đông,
Hà Bắc, An Huy… Thời kỳ này, do sự phát triển và phổ biến ngày càng rộng rãi của
thú chơi diều trong dân gian nên đã xuất hiện rất nhiều những vùng chuyên mua bán

diều với qui mơ lớn nhỏ khác nhau. Diều chính thức được xếp vào những sản phẩm
thủ công mỹ nghệ đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho các nghệ nhân và những
người mua bán diều. Đặc biệt ở vùng huyện Duy, các chợ diều mọc lên như nấm.
Huyện Duy được xem là cái nôi của thủ công nghiệp Trung Quốc, từ trước đến nay
vẫn được gọi là “Tam thiên táp đồng tượng, cửu thiên tu hoa nữ” (三千咂铜匠,久
千绣花女), có nghĩa là địa phương có rất nhiều người biết điêu khắc đồng, biết thêu
thùa, ý chỉ thủ công nghiệp của vùng huyện Duy rất phát triển. Trước sự phát triển
mạnh mẽ của nghề làm diều và những lợi ích kinh tế mà nó mang lại, một số họa sĩ
vẽ tranh dân gian, với lợi thế hội họa của mình đã mở những tiệm bán diều và dụng
10


cụ chơi diều, làm cho việc mua bán diều càng trở nên sôi động hơn. Họa sĩ nổi tiếng
Vương Phúc Trai mở tiệm diều Vương Gia, đã tung ra thị trường những loại diều
đặc sắc nhất và được người chơi diều hết sức ưa chuộng. Những cái tên diều như:
“Tiên Hạc Đồng Tử”, “Lôi Chấn Tử” nổi danh một thời và là những con diều truyền
thống ưu tú của Trung Quốc. Trần Tử Hòa – nghệ nhân chạm khắc bạc nổi tiếng đã
dùng những kỹ xảo trong điêu khắc, chạm trổ bạc để chế tác đủ loại cuộn dây thả
diều cao cấp, trong đó cuộn dây thả diều dùng ngà voi chạm trổ được coi là tác
phẩm nghệ thuật quí báu nhất. Tại thôn Nam Hồ, huyện Duy, ngày nay vẫn cịn duy
trì việc sản xuất các loại dây diều đủ cỡ và đủ chủng loại. Nghệ nhân Dương Gia
Phụ, một nghệ nhân có tên tuổi ở Trung Quốc, là người đầu tiên vận dụng kỹ thuật
vừa in vừa vẽ để làm diều và đã in thành công những loại giấy có họa tiết trang trí
sẵn. Khung diều sau khi đã làm xong chỉ việc dán loại giấy này lên mà khơng phải
th thợ vẽ như trước, vì vậy chi phí làm diều giảm xuống, số lượng diều sản xuất
ra tăng lên làm cho diều thật sự trở thành một trong những sản phẩm giải trí vừa độc
đáo, vừa là nguồn thu nhập ổn định cho các hộ gia đình. Một số lượng lớn diều du
nhập vào thị trường làm cho bãi cát bên bờ sông Bạch Lương của huyện Duy trở
thành một khu chợ sầm uất chuyên bán các loại diều. Diều dân gian đủ loại, kiểu
dáng vô cùng phong phú, họa tiết trang trí đặc sắc và nhiều ý nghĩa, màu sắc tươi

tắn, hài hòa, phản ánh được bản sắc văn hóa dân gian của địa phương. Từ đó tiếng
đồn vang xa, thu hút khách thập phương. Nhà thơ cận đại Bùi Tinh Xuyên trong bài
Trúc Chi Từ đã viết:
Phong tranh thị tại đông thành tường

风筝市在东城墙

Cấu tuyển du nhân lai khứ mang

购选游人来去忙

Hoa dạng phiên tân chiêu chư khách

花样翻新招主顾

Song song hồ điệp diên thành hình.

双双蝴蝶鸢成行。

Dịch nghĩa: chợ diều tại thành Đông, người đến xem, đến mua tấp nập, diều
màu sắc tươi tắn, kiểu dáng phong phú hấp dẫn du khách, những chiếc diều bướm
xếp thành hai hàng dài.
Bài thơ đã phản ánh sự hưng thịnh của việc mua bán diều lúc bấy giờ. Diều
huyện Duy không chỉ được bán ở các vùng trong tồn tỉnh Sơn Đơng như: n Đài,
Thanh Đảo, Truy Bác, Tế Nam,… mà còn được bán hàng loạt ở các nơi trong cả
11


nước như: Giang Châu, Phúc Kiến, Hà Nam, Hà Bắc,… đời sống nhân dân nhờ đó
mà ngày càng sung túc hơn.

Vào thời kỳ này, tại thành phố Thiên Tân, nghề làm diều dân gian cũng phát
triển không kém phần nhộn nhịp so với diều huyện Duy. Diều dân gian vùng này
được làm hết sức khéo léo, các hình tượng, họa tiết trang trí cho diều độc đáo và
mang tính biểu trưng văn hóa rất cao. Các nghệ nhân làm diều ở Thiên Tân đã nghĩ
ra cách thiết kế những con diều dài hàng mấy trượng mà vẫn có thể xếp lại hết sức
gọn gàng nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng cao của người chơi diều. Diều
được làm ra khơng chỉ được chú trọng về hình dáng, kỹ thuật, mà bên cạnh đó các
nghệ nhân làm diều cịn rất chú ý đến việc thể hiện vẻ đẹp thẩm mỹ tinh tế qua các
hoạ tiết trang trí. Khơng chỉ dừng lại ở đó, những nghệ nhân lâu năm trong nghề
làm diều không ngừng đưa ra những loại diều độc đáo khác như: diều “Hoạt Nhãn
Ưng” (mắt của chiếc diều hình con chim ưng có thể chuyển động linh họat)…
Cách mạng Tân Hợi nổ ra (năm 1911) đã lật đổ sự thống trị hàng ngàn năm
của chế độ phong kiến mục nát. Dưới sự dẫn đường của phong trào văn hóa mới,
diều dân gian Trung Quốc bước sang một bước ngoặt mới và được biểu hiện cụ thể
trên những phương diện sau:
Thứ nhất, phong tục thả diều vào dịp tết Thanh Minh phổ biến rộng rãi trên
khắp cả nước và cả vùng Đài Bắc. Kiểu dáng diều đa dạng hơn, họa tiết trang trí
tinh xảo, các đề tài diều mới mẻ liên tục xuất hiện.
Thứ hai, những người tham gia vào nghề làm diều ngày càng đông. Nghề
làm diều ở các vùng như huyện Duy, Cao Mật, Thiên Tân, Bắc Kinh, Cát Lâm,…
trở thành một nghề hết sức thịnh vượng. Các họa sĩ gia nhập vào đội ngũ vẽ họa tiết
trang trí cho diều ngày càng nhiều làm cho tính thẩm mỹ của diều khơng ngừng
được nâng cao, hình thành nên cục diện những họa sĩ chuyên nghiệp vẽ trang trí cho
diều và những nghệ nhân vẽ trang trí diều song song tồn tại. Sự phối hợp giữa các
nghệ nhân làm diều và các họa sĩ trên cả nước đã nâng cao giá trị nghệ thuật của
diều và tạo cho người chơi diều một sự thích thú lớn. Diều khơng chỉ còn được làm
ra để mua bán, để làm trò chơi dân gian phục vụ cuộc sống văn hóa tinh thần của
người dân, mà diều được nâng lên tầm tác phẩm, được đánh giá ngang hàng như

12



những tác phẩm nghệ thuật khác và được trưng bày trang trọng cho mọi người
thưởng thức.
Thứ ba, cùng với những tác phẩm nghệ thuật dân gian khác, diều Trung
Quốc bắt đầu bước những bước chân đầu tiên, hội nhập cùng những sản phẩm nghệ
thuật dân gian thế giới. Ngày 20 tháng 2 năm 1915, diều Trung Quốc lần đầu tiên
được tham gia triển lãm quốc tế tổ chức tại Panama1. Diều của nghệ nhân Cáp
Trường Anh – người Bắc Kinh, nghệ nhân Ngụy Nguyên Thái – người Thiên Tân
đã giành được hai giải cao nhất của cuộc triển lãm. Cùng với các tác phẩm nghệ
thuật dân gian khác của Trung Quốc tham gia triển lãm như: ngọc bích, ngà voi,
bạch ngọc, đồ chạm trổ, đồ tráng men, chạm bạc, đồ sứ, thảm len,… diều Trung
Quốc đã mang vinh dự về cho đất nước. Đây cũng chính là cơ hội để Trung Quốc –
một quốc gia có nền văn minh lâu đời, giới thiệu và quảng bá nền nghệ thuật dân
gian vơ cùng độc đáo của mình với bạn bè thế giới. Từ đó về sau, trên khắp mọi
miền của đất nước Trung Quốc đã liên tục tổ chức các cuộc thi thả diều. Những
cuộc thi này có tác dụng rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của diều Trung
Quốc. Đến với những cuộc thi diều, các nghệ nhân làm diều có cơ hội học hỏi, trao
đổi kinh nghiệm lẫn nhau. Đến thập niên 30, diều Trung Quốc bước đầu phân thành
một số hệ thống chủ yếu sau: diều xâu chuỗi, diều lập thể, diều cánh cứng, diều
cánh mềm, diều bản lớn; diều về các nhân vật lịch sử, diều về những điển tích dân
gian, diều mang hình dáng các con vật…
Năm 1937, Nhật đánh chiếm Trung Quốc. Trong nước, các phe phái phong
kiến, phản động đàn áp, bóc lột nhân dân hết sức tàn bạo, nhân dân Trung Quốc
sống trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, cuộc sống cực kỳ gian khổ. Người dân khơng cịn
dám nghĩ đến việc vui chơi, thú chơi diều và nghề làm diều cũng vì vậy mà dần bị
quên lãng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nhân dân Trung Quốc nhất tề
đứng dậy đánh đuổi quân xâm lược, giành độc lập cho đất nước. Các nghệ nhân làm
diều khơng cịn làm những chiếc diều để bán, để thi thố hay để thỏa mãn thú chơi
thả diều, mà vào thời kỳ này họ làm những chiếc diều để khích lệ tinh thần yêu

nước, chiến đấu của nhân dân Trung Quốc như: diều “Để Dương” (tẩy chay hàng
Nhật), diều “Xạ Nhật” (bắn Nhật).
1

một quốc gia vùng Trung Mỹ

13


Cuối cùng thắng lợi cũng thuộc về nhân dân Trung Quốc. Năm 1949, nước
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử đất
nước Trung Quốc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, nhân dân Trung Quốc bắt
tay vào một sự nghiệp hết sức vĩ đại, sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Giai
đoạn này, sự phát triển của kỹ thuật làm diều cũng như sự say mê của người dân với
thú chơi diều sau một thời gian bị quên lãng trong chiến tranh chống Nhật khơi
phục dần. Chính sách đổi mới mở cửa, tăng cường giao lưu, hợp tác với bạn bè thế
giới không ngừng được đẩy mạnh nên những cuộc thi diều với qui mô quốc tế liên
tục được tổ chức. Đây là một trong những họat động nhằm thắt chặt tình hữu nghị
giữa Trung Quốc với bạn bè thế giới, cũng là cơ hội để Trung Quốc giới thiệu hình
ảnh của mình với bè bạn năm châu. Đặc biệt, từ thời kỳ này, diều trở thành một
trong những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được xuất đi nhiều nước trên thế giới,
mang lại nguồn ngoại tệ lớn cho Trung Quốc. Cũng vào thời kỳ này, tại các thành
phố, các tỉnh của Trung Quốc lần lượt thành lập các Hiệp hội diều của địa phương.
Sự ra đời của Hiệp hội diều thế giới, việc quyết định đưa trò chơi thả diều vào
chương trình thi đấu chính thức cùng với các môn thể thao khác đã tạo cho nghề
làm diều và thú chơi diều dân gian Trung Quốc đạt đến sự phát triển cao nhất và
mang tính phổ biến trên toàn thế giới. Thú chơi diều trở thành một hoạt động văn
hóa, thể thao lớn của nhân dân Trung Quốc. Việc làm diều, thả diều là một hình ảnh
hết sức gần gũi với mọi người dân, nhà nhà làm diều, người người chơi diều đã tạo
nên một cảnh tượng hết sức đẹp đẽ cho thú chơi diều dân gian của người Trung

Quốc.
Trải qua thời kỳ lịch sử khá lâu dài, ngày nay, diều Trung Quốc vẫn đang
phát triển hết sức phồn thịnh, thú chơi diều và những nét độc đáo của nó ngày càng
trở thành niềm tự hào của người Trung Quốc về một loại hình giải trí dân gian hết
sức độc đáo, có giá trị của đất nước mình.

14


Chương 2
DIỀU TRUNG QUỐC – SẢN PHẨM NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO
2.1. ĐẶC TRƯNG THẨM MỸ CỦA DIỀU TRUNG QUỐC
Khi nhắc đến diều, mọi người vẫn chỉ nghĩ đơn thuần đó là một trong những
thú vui chơi giải trí, cịn về giá trị thẩm mỹ và đặc trưng thẩm mỹ của nó thì ít ai để
ý đến và càng ít người có thể hiểu một cách thấu đáo. Có quan điểm cho rằng: “Cái
đẹp chính là cuộc sống, tất cả những gì được coi là thể hiện cuộc sống hoặc khiến
cho người ta nghĩ đến cuộc sống, đều thuộc về cái đẹp.” Nếu theo quan điểm này,
diều là một vật hết sức phổ biến, rất được mọi người yêu thích trong cuộc sống, vậy
diều đương nhiên cũng là một trong những cái đẹp. Hơn nữa, nếu không đánh giá vẻ
đẹp của diều dưới góc độ là một trong những nội dung phục vụ cho cuộc sống, mà
chỉ nhìn nhận từ góc độ thuần túy nhất của nó, ta vẫn có thể nói, diều dân gian
Trung Quốc là một tác phẩm nghệ thuật hết sức độc đáo với hàng nghìn, hàng vạn
kiểu dáng, màu sắc, nội dung và đặc trưng khác nhau.
Diều Trung Quốc được xem là một tác phẩm nghệ thuật, trước tiên là ở vẻ
đẹp tạo hình, tức là vẻ đẹp tĩnh; kế đến, khi chiếc diều bay lượn tự do trên bầu trời
lộng gió, giữa những đám mây trắng bồng bềnh trơi, thì ấn tượng nó đem lại là vẻ
đẹp của sự uyển chuyển, uốn lượn trên không, tức là vẻ đẹp động, chính vẻ đẹp
động này đã dẫn dắt những người thưởng thức nó bước vào vẻ đẹp không gian của
đất trời mênh mông, của vũ trụ bao la. Vẻ đẹp tĩnh, vẻ đẹp động, vẻ đẹp không gian
của chiếc diều, thông qua tĩnh quan, động quan, diệu quan, đưa đến cho con người

những sự liên tưởng thẩm mỹ phong phú và niềm vui khó tả khi thưởng thức cái
đẹp.
2.1.1. NÉT ĐẸP TĨNH
Diều là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình được hồn thành trong khơng gian
hai chiều, đồng thời được xem là kết tinh thẩm mỹ, được con người sáng tạo ra dựa
trên những qui luật của vẻ đẹp hình thức. Diều có thể mơ phỏng, tái hiện vạn vật
trong tự nhiên. Chiếc diều sau khi hoàn tất là sự tổng hợp những kỹ xảo, những tri
thức về vật lý, hội họa, thư pháp, văn hóa dân tộc, thủ cơng mỹ nghệ. Vì vậy, đặc
điểm nổi bật nhất của diều Trung Quốc chính là sự tổng hợp một cách hài hòa nhiều
đặc điểm khác nhau của nhiều nghệ thuật khác nhau.

15


Vẻ đẹp tĩnh của diều dân gian Trung Quốc thể hiện qua các chủng loại diều.
Diều Trung Quốc cực kỳ phong phú về chủng loại. Vạn vật trong tự nhiên, dù quen
thuộc hay hiếm thấy, dù gần gũi hay xa lạ đều có thể được tìm thấy qua những chiếc
diều. Về phương diêïn tạo hình, hoặc là giống nguyên bản như đúc, hay chỉ na ná
giống nhau, hay là kết hợp cả hai đặc điểm trên, có thể nói là đủ phong cách, đầy
hấp dẫn, thu hút sự chú ý của mọi người, dù người ấy là cao thủ về chơi diều hay là
người hồn tồn chưa biết gì về thả diều.
Nói đến vẻ đẹp tĩnh của chiếc diều, khơng hẳn chỉ đơn thuần là vẻ đẹp về
hình dáng bên ngoài, là sự phong phú về chủng loại hay độc đáo về tạo hình, mà
quan trọng hơn cả đó là sự kết hợp hài hòa giữa hội họa, thư pháp, thủ công mỹ
nghệ, là sự tinh tế trong bốn công đoạn chủ yếu để làm nên một chiếc diều, đó là:
làm khung, dán khung, vẽ trang trí và thả diều. Tất cả những điều đó khiến cho mỗi
chiếc diều gần như mang cả cái hồn, mang cả tâm tư, tình cảm của người Trung
Quốc. Trong các bước làm nên một chiếc diều đẹp, ngồi cơng đoạn tạo hình chỉnh
thể ra, vẽ trang trí là bước quan trọng nhất để nét đẹp tĩnh của chiếc diều được thể
hiện cao nhất. Những nét vẽ tinh tế của hội họa truyền thống, những nét vẽ hiện đại

của sự kết hợp giữa hội họa phương Đông và phương Tây được các nghệ nhân vẽ
trang trí cho diều khéo léo đưa vào tác phẩm của mình. Do chứa đựng những đặc
trưng về vẻ đẹp tĩnh, diều khơng chỉ được làm để thả, mà cịn có thể được trưng
bày, triển lãm, làm quà tặng.
2.1.2. NÉT ĐẸP ĐỘNG
Khi diều được sức gió nâng lên, bay lượn trên bầu trời bao la, nó tạo cho
người xem một ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp của sự chao lượn, thư thái, sống động,
tạo cho người xem một cảm giác thanh thản, nhẹ nhàng. Đặc biệt những chiếc diều
như: diều con dơi, diều bươm bướm, diều con rết, khi được thả lên trời, rất khó có
thể phân biệt đó là thật hay giả. Nét đẹp động này chính là một trong những phần
quan trọng tạo nên giá trị thẩm mỹ của diều Trung Quốc.
Để được xem là một tác phẩm nghệ thuật tạo hình khơng gian, người ta phải
tạo ra được những hình tượng nghệ thuật sống động và có hồn. Chẳng hạn, trong
nghệ thuật thư pháp Trung Hoa, thông qua những đường nét của bút, thông qua
những nét chấm phá, cái hồn, cái thần của nét chữ như hiện ra mồn một. Còn với

16


nghệ thuật vẽ tranh Trung Quốc, nét đẹp động hiện ra qua sự tương phản giữa màu
đậm và màu nhạt, giữa hư và thực, từ đó nổi bật lên sự sống động, tràn đầy sức sống
của tác phẩm. Do đó, khi đánh giá một tác phẩm thư họa, người ta thường chú trọng
đến những tiêu chí như: “sinh động truyền thần”, “sống động như thật”, đây chính
là những biểu hiện về nét đẹp động của một tác phẩm. Vương Hi Chi – nhà thư
pháp nổi tiếng Trung Quốc, được mệnh danh là “Long khiêu thiên môn, hổ ngọa
phượng khuyết” (龙跳天门,虎卧凤阙), có nghĩa là người xem nhìn chữ viết của
ơng, có thể liên tưởng như rồng bay phượng múa. Điều này chứng minh rằng, nếu
tác phẩm thể hiện được nét đẹp động sẽ có thể đưa con người liên tưởng đến những
hình tượng đẹp đẽ có thật trong giới tự nhiên.
Nói như vậy, nghệ thuật tạo hình khơng gian chỉ là thuộc về trạng thái tĩnh,

vẻ đẹp động là do người thưởng thức dùng để đánh giá về cái hồn mà tác phẩm đã
truyền đạt được. Tác phẩm có đạt được vẻ đẹp động hay không là nhờ vào sự liên
tưởng, tưởng tượng của người sáng tác, hay còn gọi là chủ thể thẩm mỹ. Tuy nhiên,
vẻ đẹp động mà diều thể hiện, không phải chỉ được bộc lộ khi người xem đánh giá
nó, mà cịn được thể hiện ngay ở hình tượng của những chiếc diều. Vẻ đẹp động
được thể hiện ngay trên những hình tượng có tính biểu cảm, có ý nghĩa biểu trưng,
sống động và có hồn. Nhờ đó mà diều mới có một sức thu hút mạnh mẽ đối với mọi
người, một sức hấp dẫn ngày càng tăng theo thời gian kể từ khi chiếc diều đầu tiên
chào đời.
Vẻ đẹp động của diều được thể hiện rõ nhất khi diều bay lượn trên không
trung. Những chiếc diều bay lượn ung dung trên nền trời xanh biếc khiến con người
cảm thấy tâm hồn nhẹ nhàng, tinh thần thanh thốt, sức sống tràn trề. Nếu phân tích
từ góc độ thẩm mỹ, sẽ không quá cường điệu khi cho rằng: vẻ đẹp động của diều
khơi dậy sự tốt đẹp trong mỗi con người, khiến họ cảm thấy thanh thản, quên mọi lo
âu, phiền não, quên cả ăn uống, nhờ vậy mà “phương bệnh bất dược nhi dụ, phương
cơ bất thực nhi bão” (方病不药而愈,方饥不食而饱), có nghĩa là: xem thả diều,
có bệnh khơng uống thuốc cũng khỏi, bụng đói khơng ăn gì cũng no.
2.1.3. NÉT ĐẸP KHÔNG GIAN
Theo quan điểm của mỹ học kiến trúc, mệnh đề “mở cửa sổ”, không chỉ là để
khơng khí lưu thơng mà quan trọng hơn là để thông qua những ô cửa, đưa tầm mắt
17


ra ngồi, và từ những góc độ khác nhau mà quan sát cảnh vật, từ đó đạt được vẻ đẹp
khơng gian. Đối với diều, vẻ đẹp không gian được thể hiện khi nó được thả bay lên
cao, giữa một khơng gian mênh mông. Trong khoảng không gian bất tận và cách
tầm mắt khá xa, diều đã đem đến cho người xem những cảm nhận nghệ thuật lúc
mờ mờ ảo ảo, lúc dâng trào dào dạt. Người xem không chỉ dừng lại ở việc thưởng
thức vẻ đẹp khi những chiếc diều bay lượn trên bầu trời, mà qua đó khơi gợi lên
nhiều liên tưởng thú vị khác. Người ta thả hồn bay bổng theo những chiếc diều,

cùng với những cánh diều bay vào thế giới của cái đẹp, thế giới của nghệ thuật. Con
người như được những cánh diều nâng lên, bay vào vũ trụ bao la. Trước không gian
vô tận, giữa vạn vật trong thế giới tự nhiên, tất cả những cung bậc tình cảm của con
người như vui – buồn, yêu – ghét, hy vọng – thất vọng, theo đuổi – từ bỏ, dường
như đều thay đổi theo cái vô cùng của không gian. Thế giới thiên nhiên bao la giống
như một bản hòa nhạc, khiến cho lòng người thanh thản, hồn người bay bổng.
Không gian hiện diện ở mọi nơi, nhưng không phải ở trong bất kỳ không gian nào
cũng có thể đem lại cho con người sự cảm thụ về cái đẹp. Những tác phẩm nghệ
thuật muốn đạt đến vẻ đẹp khơng gian thì nghệ nhân khi tạo hình cho tác phẩm phải
có được sự hịa hợp, đồng điệu với thiên nhiên, có như vậy mới có được một ý thức
về khơng gian, từ đó thể hiện được vẻ đẹp không gian cho tác phẩm. Diều dựa trên
nghệ thuật tạo hình sống động, chân thật, do đó khi chao liệng giữa bầu trời, nó đã
tạo nên một sức hút kỳ lạ, nó kéo mọi người đến ngắm nhìn, thưởng thức, cảm thụ,
từ đó nảy sinh những liên tưởng và những niềm vui giản dị mà ít mơn nghệ thuật
nào có thể làm được.
Tóm lại, diều Trung Quốc khơng chỉ là một trị chơi dân gian, một sản phẩm
thủ cơng mỹ nghệ bình thường, mà nó là một tác phẩm nghệ thuật hội đủ ba đặc
trưng thẩm mỹ lớn. Đó là vẻ đẹp động, vẻ đẹp tĩnh và vẻ đẹp khơng gian. Diều
khơng đơn thuần là trị chơi, thả diều khơng chỉ là hoạt động văn hóa, thể thao và
giải trí mà ngày nay, diều Trung Quốc với những giá trị thẩm mỹ của nó đã được
thế giới biết đến như một trong những biểu trưng về văn hóa. Diều trở thành một vật
hết sức gắn bó với cuộc sống của dân tộc Trung Hoa. Nó là thơng điệp về khát vọng
tự do và những lý tưởng sống tốt đẹp của con người.

18


2.2. ĐỀ TÀI VÀ HÌNH THỨC CỦA DIỀU TRUNG QUỐC
2.2.1. ĐỀ TÀI DIỀU
Các đề tài để làm diều phải nói là nhiều vô số kể, cho nên việc chọn được

một đề tài vừa có thể đưa chiếc diều đạt đến giá trị thẩm mỹ cao, vừa mang ý nghĩa
văn hóa hồn tồn khơng phải là một việc làm dễ dàng. Đặc biệt, đối với một đất
nước có một nền văn hóa cực kỳ phong phú và một nền nghệ thuật vơ cùng độc đáo
như Trung Quốc thì lại càng khó. Có thể khái quát những đặc điểm chủ yếu về các
đề tài diều Trung Quốc như sau:
Một là, đề tài diều phải thể hiện được tư tưởng chủ đạo mà người làm diều
muốn gửi gắm, nếu không tác phẩm sẽ không thể tồn tại lâu dài được.
Hai là, đề tài được chọn làm diều phải có tính quần chúng, mang tính phổ
quát. Tức là đề tài làm diều phải được lấy từ trong đời sống văn hóa xã hội của dân
tộc, phải quen thuộc, gần gũi với cuộc sống và được mọi người u thích. Có như
vậy mới được sự đón nhận của đơng đảo quần chúng. Nếu như những nghệ nhân
làm diều cho ra đời những tác phẩm hoàn tồn khơng chú ý đến thói quen thưởng
thức và nhu cầu thẩm mỹ của đa số quần chúng, xa rời những đặc trưng văn hóa dân
tộc, chẳng những tác phẩm khơng được đón nhận, mà nghệ nhân làm ra nó sẽ bị phê
phán là khơng am hiểu văn hố dân tộc.
Ba là, sau khi đã chọn được đề tài cho một tác phẩm diều, điều tiếp theo là
phải tạo được tính độc đáo riêng biệt cho tác phẩm. Nếu khơng có tính độc đáo, tác
phẩm sẽ dễ bị trùng lắp và không được xem là kết quả của sự sáng tạo. Như vậy, để
tạo ra được một tác phẩm diều đúng với ý nghĩa là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo,
hồn tồn khơng phải là một việc đơn giản. Việc làm diều đòi hỏi các nghệ nhân
phải am hiểu lịch sử của chiếc diều, am hiểu đặc điểm văn hóa từng vùng miền,
phải có sự tìm tịi khám phá, phải thường xuyên quan sát cuộc sống, yêu cuộc sống
và trải nghiệm cuộc sống, chính từ những sự mày mị, quan sát ấy, người làm diều
sẽ bắt gặp rất nhiều những đề tài độc đáo cho tác phẩm của mình.
Diều là tác phẩm được sáng tạo bởi nhân dân, là người bạn thân thiết trong
đời sống văn hóa tinh thần của đơng đảo quần chúng nhân dân. Do đó khơng cần bất
cứ một sự thúc đẩy nào và cũng không cần đến một sự gượng ép nào, diều đã hiển

19



nhiên trở thành chiếc “cầu nối” để chuyển tải văn hóa dân tộc Trung Hoa – một
trong những nền văn hóa lớn của thế giới.
Văn hóa truyền thống có ảnh hưởng rất lớn đối với diều Trung Quốc, đặc
biệt là đối với các đề tài diều. Hầu hết các đề tài diều đều có mối quan hệ mật thiết
với những đặc trưng của văn hóa dân tộc. Mỗi đề tài diều đều nhằm phản ánh một
khía cạnh nào đó của văn hóa. Một số đề tài diều mang ý nghĩa văn hóa tiêu biểu
nhất của diều Trung Quốc là: đề tài diều thể hiện ý nghĩa may mắn, diều lấy đề tài
từ những câu chuyện thần thoại trong dân gian, đề tài diều về trẻ em và phụ nữ, đề
tài diều ca ngợi tình yêu của con người…
2.2.1.1. ĐỀ TÀI DIỀU THỂ HIỆN Ý NGHĨA MAY MẮN
Đề tài diều tượng trưng cho may mắn là đề tài được yêu thích nhất và được
các nghệ nhân làm diều lựa chọn nhiều nhất. Theo tâm lý văn hóa dân gian, cũng
như những tập tục truyền thống của dân tộc Trung Hoa, ta có thể dễ dàng nhận ra
rằng người Trung Quốc đặc biệt tơn sùng các lồi vật tượng trưng cho sự may mắn.
Vì vậy, diều truyền thống Trung Quốc dù ít hay nhiều đều cố gắng thể hiện ý nghĩa
tốt đẹp này.
Tơn thờ lồi vật chính là một trong những thành tố cấu thành tín ngưỡng văn
hóa dân gian của người Trung Quốc. Sự sùng bái của con người đối với lồi vật, cơ
bản có thể chia thành hai xu hướng: một loại là tín ngưỡng tơ tem ngun thủy và
một loại là sự sùng bái đối với những loài vật tinh khôn. Lý giải về nguồn gốc xuất
hiện tư tưởng sùng bái, tơn thờ các lồi vật, ng-ghen cho rằng: “Con người trong
quá trình phát triển, sinh tồn của bản thân nhận sự trợ giúp từ nhiều thực thể khác,
những thực thể này không phải là những thực thể cao cấp, khơng phải là thiên sứ
mà chính là những động vật bậc thấp, do đó mà nảy sinh tâm lý sùng bái động vật”.
Phơ-bách cũng từng chỉ ra rằng: “Trong đời sống của lồi người khơng thể thiếu các
lồi động vật, cuộc sống của con người phải dựa vào loài vật, và những gì con
người dựa vào để sinh tồn và phát triển thì đều được con người cho là thần. Con
người u q, tơn thờ động vật chẳng qua cũng chỉ vì lợi cho bản thân mình. Hiện
tượng sùng bái các lồi động vật của con người lúc đó được xem là một trong

những hiện tượng văn hóa”. Những lập luận trên rất có ý nghĩa trong việc giải thích
sự xuất hiện hàng loạt những chiếc diều lấy đề tài động vật.

20


Trước tiên, con vật tượng trưng cho sự may mắn và được dân tộc Trung Hoa
hết lịng tơn kính đó là con rồng. Rồng là con vật khơng có thật trong tự nhiên mà
do con người hư cấu, xây dựng nên. Rồng là một trong tứ linh của người Trung
Quốc, là vị thần cai quản gió mưa. Rồng mang lại may mắn cho con người, có sức
mạnh biến hóa và phép thần thông quảng đại. Rồng được người Trung Quốc rất
mực tôn trọng, các triều đại vua chúa Trung Hoa đều lấy hình tượng rồng để biểu
hiện sự uy nghi, cao q của mình. Người Trung Quốc cổ xưa tự hào là con rồng, là
đời sau, là những thế hệ nối tiếp của rồng (龙的传人). Từ sự sùng bái rồng, trong
dân gian Trung Quốc đã hình thành một nền văn hóa hết sức đặc biệt – văn hóa
rồng, cùng với nó là những chiếc diều lấy hình tượng con rồng làm đề tài.
Một con vật khác cũng mang lại may mắn và rất được người Trung Quốc tôn
thờ là chim phượng hoàng. Chim phượng hoàng được mệnh danh là vua của các
loài chim, “phượng” tượng trưng cho sự mạnh mẽ, “hồng” tượng trưng cho sự hiền
hịa, vì vậy, trong dân gian Trung Quốc có cách nói “phượng cầu hồng”, có nghĩa
là đằng sau sự mạnh mẽ ln là một tính cách hiền hòa. Theo truyền thuyết dân gian
Trung Quốc, chim phượng hồng xuất hiện sẽ khơng cịn sấm sét, mưa thuận gió
hịa, thiên hạ thái bình. Chim phượng hồng bay lượn rất đẹp, bản tính hiền lành,
chỉ đậu trên cây ngơ đồng, ăn lá tre, là lồi chim đem may mắn, hạnh phúc đến cho
mọi người. Do đó rất được nhân dân Trung Quốc q mến. Vì lẽ đó, chim phượng
hoàng từ rất lâu đã trở thành một đề tài thân thuộc, cao quí đối với những nghệ nhân
làm diều và những người chơi diều.
Dân tộc Trung Hoa coi rồng và phượng là hai vị thần linh may mắn nhất, nên
trong dân gian Trung Quốc có câu “Long Phượng trình tường” (龙凤呈祥), có
nghĩa là rồng, phượng may mắn. Vì vậy, diều Rồng và diều chim Phượng là hai

hình tượng diều khơng thể thiếu của diều truyền thống Trung Quốc. Nói đến hai
hình tượng diều này, dân gian Trung Quốc có câu: rết đầu rồng oai hùng lẫm liệt,
diều phượng hoàng rực rỡ uy nghi.
Ngồi Rồng và Phượng, trong văn hóa dân gian Trung Quốc cịn có rất nhiều
biểu tượng khác như: hạc tiên tượng trưng cho may mắn, hùng ưng tượng trưng cho
uy quyền, chim bồ câu tượng trưng cho hịa bình, hoa mẫu đơn tượng trưng cho sự
giàu sang phú quí, hoa sen tượng trưng cho khí tiết trong sạch, dơi tượng trưng cho
21


hạnh phúc (蝠 trong 蝙蝠 có nghĩa là con dơi, đồng âm với 福 có nghĩa là hạnh
phúc), gà tượng trưng cho may mắn (鸡 có nghĩa là con gà, gần âm với 吉 có nghĩa
là may mắn), cá tượng trưng cho sự dư giả (鱼 có nghĩa là con cá, đồng âm với 余
có nghĩa là dư giả)… Những hình ảnh trên đều được chuyển thể thành những hình
tượng diều tượng trưng cho sự may mắn. Do đây là những hình tượng diều gần gũi
với nguyện vọng, với cuộc sống của người dân Trung Quốc nên nó có tính phổ biến
rất cao.
Bên cạnh đó, để chuyển tải một cách đầy đủ hơn ngụ ý may mắn, những
nghệ nhân làm diều Trung Quốc tiếp thu những kỹ thuật của thư pháp Trung Hoa,
đưa văn tự Hán trở thành một trong những hình tượng diều hay họa tiết trang trí
diều, diều thuộc chủ đề này gọi là diều chữ. Những chữ mang ý nghĩa tốt đẹp
thường thấy nhất ở diều Trung Quốc là: “富贵有余” (giàu sang dư giả), “春色满园
” (sắc xuân đầy nhà, ngụ ý gia đình hạnh phúc, vui vẻ), “万象更新” (vạn vật đổi
mới, ngụ ý sự phồn thịnh, phát triển), “天下太平” (thiên hạ thái bình)…
2.2.1.2. DIỀU LẤY ĐỀ TÀI

TỪ NHỮNG CÂU CHUYỆN THẦN

THOẠI
Trong vương quốc của những chiếc diều, chúng ta có thể thấy được cả một

thế giới của các câu chuyện thần thoại, chẳng hạn như: chuyện Nữ Oa vá trời, Ngưu
Lang Chức Nữ, Hằng Nga trốn trăng, Phá núi cứu mẹ, Ma Cô hiến thọ, Bát tiên
vượt biển, Na tra náo hải, Tây Du Kí… Các nhân vật và chi tiết tiêu biểu cho nội
dung của những câu chuyện thần thoại được tái hiện cả trăm ngàn lần dưới tài nghệ
của những nghệ nhân làm diều mà vẫn không làm mất đi sức hút nghệ thuật vốn có
của chúng.
Diều lấy đề tài từ những câu chuyện thần thoại, diều “kết duyên” cùng những
câu chuyện thần thoại là một cách làm rất hay nhằm tôn thêm ý nghĩa và giá trị cho
diều Trung Quốc. Theo thần thoại Trung Quốc, thần thánh chỉ sống trên trời cao, đi
mây về gió, chu du khắp chín tầng mây, thế giới mà các vị thần thánh sinh sống là
một thế giới hoang tưởng, đầy lãng mạn, cuộc sống dưới trần gian lại là cuộc sống
của hiện thực, của những toan tính vật chất. Chiếc diều qua một sợi dây thả thật dài
đã thay con người kéo trời lại gần với đất, kéo thiên đình xuống gần hạ thế, đưa

22


×