Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

CHỌN GIỐNG vật NUÔI và cây TRỒNG 4 cấp độ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.94 KB, 14 trang )

CHUYÊN ĐỀ 5. ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC
I. CHỌN GIỐNG VẬT NI VẰ CÂY TRỒNG
A. KIẾN THỨC LÍ THUYẾT
1. Giới thiệu về nguồn gen tự nhiên và nhân tạo
a. Nguồn gen tự nhiên
Nguồn gen tự nhiên là các dạng vật nuồi, cây trồng có sẵn trong tự nhiên. Các giống địa phương có tổ hợp
nhiều gen thích nghi tốt với điều kiện môi trường nơi sinh sống.
b. Nguồn gen nhân tạo
Nguồn gen nhân tạo là kết quả lai giống của các cơ sở nghiên cứư giống vật nuôi, cây trồng tạo ra nhiểu
tổ hợp gen khác nhaụ và được cất giữ, bảo quản trọng một “ngân hàng gen”
Ví dụ: Viện nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) ở Philippin hàng năm thu nhận được hơn 60.000 tổ hợp mới,
là nơi cung cấp nhiều giống lúạ năng suất cao cho các nước sản xuất nông nghiệp.
2. Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp
a. Biến dị tổ hợp
- Biến dị tổ hợp là sự tố hợp lại vật chất di truyền vốn có ở bố mẹ thơng qua q trình giao phối dẫn đến
sự tổ hợp lại tính trạng vốn có ở bố mẹ hoặc xuất hiện những tính trạng mới.
- Biến dị tổ hợp là nguồn vật liệu phong phú chọn giống vật ni và cầy trồng bởi có một số lượng lớn
các kiểu gen khác nhau, từ đó có vơ số các kiểu hình khác nhau.
b. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp
- Trong quá trình sinh sản hữu tính, các tổ hợp mới ln được hình thành. Do vậy, lai là một phương pháp
cơ bản để tạo ra nguồn biến dị tổ hợp.
- Các bước để tạo ra giống thuần chủng mong muốn từ nguồn biến dị tổ hợp:
▪ Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau
▪ Cho lai các dòng thuần chủng khác nhau và chọn ra những tổ hợp gen mong muốn
▪ Cho những cá thể đã chọn có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các giống
thuần chủng.
Ví dụ như sơ đồ tạo dịng thuần chủng dưới đây:


c. Tạo giống lai có ưu thế cao
- Ưu thế lai là hiện tượng con lai có nhiều đặc tính hơn hẳn bố mẹ như năng suất, khả năng chống chịu,


khả năng sinh trưởng, phát triển,...
- Để giải thích hiện tượng ưu thế lai, người ta đưa ra giả thuyết siêu trội: Giả thuyết này cho rằng ở trạng
thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với các dạng bố
mẹ thuần chủng (hay đồng hợp tử).
- Để tạo ra con lai có ưu thế lai cao như vậy, người ta thực hiện các bước sau:
▪ Tạo ra các giống thuần chủng khác nhau
▪ Lai giữa các dòng thuần chủng khác nhau để tìm ra tổ hợp lai có ưu thế lai cao. Có thể dùng các kiểu lai
tạo như lai thuận nghịch, lai khác dòng đơn, lai khác dòng kép.
▪ Chọn lọc các tổ hợp lai cao theo mong muốn.
- Ưu thế lai thường biểu hiện cao nhất ở con lai F1 và sau đó giảm dần qua các thế hệ sau. Vì vậy con lai
F1 có nhiều đặc tính tốt song vẫn khơng được dùng làm giống, chi dùng với mục đích kinh tế.
- Một số giống cây trồng, vật ni có ưu thế lai cao:
▪ Cây trồng: ở ngơ có LVN10, LVN98,... ở lúa có HYT56...
▪ Vật ni: con lai F1 ở lợn, bị, gà...

3. Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
a. Khái niệm về tạo giống bằng phương pháp gây đột biến


- Mỗi kiểu gen nhất định chỉ có một năng suất nhất định và trong một điều kiện canh tác nhất định. Như
vậy, mỗi giống có một mức trần về năng suất.
- Để có năng suất cao hơn mức trần hiện có của giống, các nhà chọn giống đã sử dụng phương pháp gây
đột biến để tạo ra nguồn vật liệu cho chọn giống.
- Gây đột biến là phương pháp sử dụng các tác nhân vật lí và hóa học, nhằm làm thay đổi vật liệu di
truyền của sinh vật để phục vụ cho lợi ích con người.
 Đối tượng áp dụng
- Vi sinh vật: Phượng pháp tạo giống sinh vật bằng gây đột biến đặc biệt hiệu quả vi tốc độ sinh sản của
chúng rất nhanh nên chúng nhanh chóng tạo ra các dịng đột biến.
- Thực vật: Phương pháp gây đột biến được áp dụng đối với hạt khô, hạt nảy mầm hoặc đỉnh sinh trưởng
của thần, cành, hay hạt phấn, bầu nhụy của hoa.

- Động vật: Phương pháp gây đột biến nhân tạo chỉ được sử dụng hạn chế ở một số nhóm động vật bậc
thấp (như ruồi giấm, dâu tằm,...), khó áp dụng cho các nhóm động vật bậc cao vì hệ gen của chúng rất
phức tạp, phần lớn làm mất cân bằng hệ gen dẫn đến rối loạn sinh lí nên giảm sức sống, giảm khả năng
sinh sản, thậm chí cịn gây chết.
b. Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến
▪ Xử lý mẫu vật bằng các tác nhân gây đột biến
Để gây đột biến có hiệu quả cao, cần đảm bảo:
 Xử lý đúng loại tác nhân
 Liều lượng thích hợp
 Thời gian xử lý tối ưu
▪ Chọn lọc các cá thể đột biến có kiểu hình mong muốn
▪ Tạo dịng thuần chủng
Sau khi biết được thể đột biến mong muốn, ta cho chúng sinh sản để nhân lên thành dòng thuần chủng để
củng cố và ổn định giống.
c. Một số thành tựu tạo giống bằng phương pháp gây đột biến ở Việt Nam
 Gây đột biến bằng tác nhân vật lí
- Các tác nhân vật lí:
▪ Các loại tia phóng xạ: tia X, chùm nơtron, ... gọi là các tia ion hóa.
▪ Tia tử ngoại: là loại bức xạ có bức sóng ngắn 100 - 400 nm. Khi chiếu vào mơ sống, sẽ kích thích phân
tử ADN, gây đột biến ADN thông qua cơ chế tạo ra liên kết giữa 2T. Tia tử ngoại thường dùng có bước
sóng 257 nm.
▪ Sốc nhiệt: Khi nhiệt độ môi trường tăng hoặc giảm đột ngột, làm cho cơ chế nội cân bằng của cơ thể
không khởi động kịp gây tổn thương trong bộ máy di truyền gây nên đột biến.
Ví dụ:


- Các tác nhân này đều có thể gây ra các đột biến hoặc đột biến nhiễm sắc thể, tạo ra các cá thể đột biến
khác nhau. Những thể đột biến có lợi sẽ được chọn lọc và nhân thành giống mới hoặc được dùng làm bố,
mẹ để lai giống.
Ví dụ:

- Xử lí đột biến bằng tia gamma trên giống lúc Mộc tuyền đã tạo ra được giống lúa MT1 có nhiều đặc
tính q như: chín sớm, cây thấp và cứng, chịu phèn, chịu chua nên có thể canh tác ở nhiều vùng khác
nhau và có năng suất tăng 15 - 25%.
- Chọn lọc từ 12 dòng đột biến của giống ngô khởi đầu là M1 đã tạo ra giống ngơ DT6 chín sớm, năng
suất cao, hàm lượng protein tăng 1,5%...
 Gây đột biến bằng tác nhân hóa học
- Một số hóa chất khi thấm vào tế bào có khả năng gây nên đột biến gen (thay thế, mất hoặc thêm một
nucleotit trong ADN), hoặc có thể tạo ra đột biến NST.
Ví dụ:
- Chất 5BU (5 Brom - Uraxin) làm biến đổi cặp A - T thành cặp G - X trong q trình tự nhân đơi của
ADN, theo sơ đồ sau: A-TA - 5BUG - 5BU G - X
- Chất E.M.S (Etylmetasunfat) thay thế G bằng T hoặc X, hậu quả là làm cho cặp G - X thay thế bằng T A hoặc X - G.
- Dùng N.M.U (Nitro methyl ure) tạo ra giống má hồng cho 2 vụ quả/ năm, khối lượng tăng cao, thơm,
ngon,...
- Dùng consixin gây đột biến đa bội, được dùng để tạo ra các giống cây đa bội cho thu hoạch lá, sợi,...
như cây dâu tằm (3n), dương liễu,...; tạo ra các giống cây 3n không hạt như ở nho, dưa hấu,...
B. CÁC DẠNG BÀI TẬP
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Câu 1: Biến dị tổ hợp
A. Khơng làm xuất hiện kiểu hình mới
B. Khơng phải là nguyên liệu của tiến hóa
C. Phát sinh do sự tổ hợp lại vật chất di truyền của bố mẹ
D. Chỉ xuất hiện trong quần thể tự phối
Câu 2: Giả thuyết siêu trội là
A. Cơ thể dị hợp tốt hơn thể đồng hợp do hiệu quả bổ trợ giữa 2 alen khác nhau về chức phận trong
cùng 1 lôcus
B. Các alen trội thường có tác động có lợi nhiều hơn alen lặn, tác động cộng gộp giữa các gen trội có
lợi dẫn đến ưu thế lai
C. Trong thể dị hợp, alen trội át chế sự biểu hiện của alen có hại khơng cho các alen này biểu hiện
D. Cơ thể lai nhận được nhiều đặc tính tốt; của cả bố và mẹ nên tốt hơn bố mẹ



Câu 3: Hiện tượng con lai hơn hẳn bố mẹ về sinh trưởng, phát triển, năng suất và sức chống chịu được
gọi là
A. Hiện tượng trội hoàn toàn

B. Hiện tượng thường biến

C. Hiện tượng ưu thế lai

D. Hiện tượng đột biến trội

Câu 4: Phương pháp tạo giống mới bằng gây đột biến nhân tạo thường áp dụng đối với các đối tượng
A. Cây trồng và vi sinh vật

B. Vật nuôi và vi sinh vật

C. Vi sinh vật

D. Cây trồng và vật ni

Câu 5: Trong chọn giống, để tạo ra dịng thuần chủng người ta tiến hành phương pháp
A. Tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết

B. Lai khác dòng

C. Lai khác dòng đơn

D. Lai khác thứ


Câu 6: Trong trường hợp alen trội có lợi, phép lai có thể tạo ra F1 có ưu thế lai cao nhất là
A. AABbdd x AAbbdd

B. aabbdd x AAbbDD

C. aabbDD x AABBdd

D. aaBBdd x aabbDD

B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU
Câu 1: Phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần không dùng trực tiếp để
A. Củng cố tính trạng tốt
B. Đánh giá kiểu gen của dịng
C. Tạo ưu thế lai
D. Tạo dòng thuần
Câu 2: Giống “táo má hồng” được tạo nên từ giống táo Gia Lộc nhờ xử lí loại tác nhân nào?
A. Consisin

B. 5 - BU

C. NMU

D. EMS

Câu 3: Cơ chế gây đột biến của Etymetal sunfonat (EMS) trên ADN
A. Biến đổi cặp G - X thành cặp A - T hoặc X - G
B. Biến đổi cặp A - T thành cặp G - X
C. Biến đổi cặp G - X thành cặp A - T
D. Biến đổi cặp X - G thành cặp G - X
Câu 4: Nguồn biến dị di truyền của quần thể vật nuôi được tạo ra bằng cách nào?

A. Gây đột biến nhân tạo
B. Giao phối cùng dòng
C. Giao phối giữa các dòng thuần xa nhau về nguồn gốc
D. Giao phối giữa các dịng thuần có quan hệ huyết thống gần gũi
Câu 5: Người ta thực hiện các phép lai sau:
-Dòng A x Dòng B dòng E
-Dòng C x Dòng D dòng F
-Dòng E x Dòng F dòng H


Sơ đồ trên thể hiện phép lai nào?
A. Lai cải tiến

B. Lai khác thứ

C. Lai khác dòng đơn

D. Lai khác dòng kép

Câu 6: Hiện tượng ưu thế lai chỉ thể hiện cao nhất ở F1 và giảm dần từ F2 vì:
A. Do đột biến ln phát sinh nên chất lượng của giống giảm dần
B. Tỷ lệ dị hợp giảm, tỷ lệ đồng hợp tăng dần
C. Do sự phân ly kiểu hình, các gen có lợi bị hịa lẫn
D. Các gen có lợi kém thích nghi dần, do đó sức sống của con lai giảm dần
Câu 7: Để tạo ưu thế lai, khâu cơ bản đầu tiên trong quy trình là:
A. Cho tự phấn kéo dài

B. Tạo ra dòng thuần

C. Cho lai khác dịng


D. Cho lai khác lồi

Câu 8: Trong chọn giống cây trồng, hóa chất thường được dùng để gây đột biến đa bội thể là
A. NMU

B. Consixin

C. EMS

D. 5 - BU

Câu 9: Năng suất cụ thể của một giống được quy định bởi
A. Điều kiện thời tiết

B. Chế độ dinh dưỡng

C. Kiểu gen

D. Kỹ thuật canh tác

Câu 10: Năng suất tối đa của một giống được quy định bởi
A. Điều kiện thời tiết

B. Chế độ dinh dưỡng

C. Kiểu gen

D. Kỹ thuật canh tác


Câu 11: Điều nào sau đây không đúng về ưu thế lai
A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 , sau đó giảm dần qua các thế hệ
B. Cơ thể mang ưu thế lai thường có kiểu gen đồng hợp tử
C. Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở lai khác dòng
D. Ưu thế lai được giải thích bằng giả thuyết siêu trội
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG
Câu 1: Lai giữa loài khoai tây trồng và loài khoai tây dại đã tạo ra được cơ thể lai có khả năng chống
nấm mốc sương, có sức đề kháng với các bệnh do virus, kháng sâu bọ, năng suất cao. Đây là ứng dụng
của phương pháp
A. Lai cải tiến giống

B. Lai tế bào sinh dưỡng

C. Lai khác thứ

D. Lai xa

Câu 2: Các nhà khoa học Việt Nam đã tạo rạ giống cây dâu tằm tam bội (3n) bằng phương pháp
A. Đa bội hóa cây 2n bằng consixin

B. Lai cây tứ bội với cây lưỡng tính

C. Lai 2 dạng cây tứ bội với nhau

D. Gây đột biến đa bội lẻ với cây lưỡng bội

Câu 3: Trong chọn giống vật nuôi, người ta không tiến hành
A. Lai khác giống

B. Gây đột biến nhân tạo


C. Tạo ra các giống thuần chủng

D. Lai kinh tế


Câu 4: Người ta có thể tạo ra qua khơng hạt bằng cách
A. Xử lí cây bằng hoocmon

B. Tạo cây tam bội

C. Gây tứ bội hóa các cây lưỡng bội

D. Tạo cây tam bội hoặc xử lí cây bằng hoocmon

Câu 5: Cơ chế tác dụng của consixin là:
A. Làm cho 1 cặp NST khơng phân ly trong q trình phân bào
B. Làm đứt tơ của thoi vơ sắc do đó tồn bộ NST trong tế bào khơng phân ly trong quá trình phân bào
C. Gây sao chép nhầm hoặc biến đổi cấu trúc của gen gây đột biến đa bội
D. Ngăn cản sự hình thành thoi vơ sắc do đó tồn bộ NST khơng phân ly trong q trình phân bào
Câu 6: Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ưu thế lai không thay đổi ở các thế hệ tiếp theo
B. Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai ở các thế hệ tiếp theo thường
khơng đồng nhất về kiểu gen và kiểu hình
C. Lai hai dịng thuần chủng với nhau sẽ ln cho con lai có ưu thế lai
D. Lai các dịng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lí ln cho ưu thế lai cao
Câu 7: Kết quả của biến dị tổ hợp do lai trong chọn giống là gì?
A. Tạo ra nhiều giống cầy trồng, vật ni có năng suất cao
B. Tạo ra sự đa dạng về kiểu gen trong chọn giống cây trồng, vật nuôi
C. Chỉ tạo sự đa dạng về kiểu hình của cây trồng, vật ni trong chọn giống

D. Tạo ra nhiều giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện sản xuất mới
Câu 8: Ở 1 loài thực vật, xét hai cặp gen Aa và Bb. Người ta tiến hành lai giữa các dòng thuần về hai cặp
gen này để tạo ra con lai có ưu thế lai. Theo giả thuyết siêu trội, con lai có kiểu gen nào sau đây thể hiện
ưu thế lai cao nhất?
A. AaBb

B. AABb

C. AABB

D. AaBB

Câu 9: Cho lai giữa cây củ cải có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F1. Đa bội
hóa F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, thể
song nhị bội này có kiểu gen là
A. aBMMnn

B. aBMnn

C. aaBBMn

D. aaBBMMnn

D. VỂ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Trong ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dịng thuần chủng có mục đích
A. Phát hiện các đặc điểm được tạo ra từ hiện tượng hoán vị gen để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế
nhất
B. Xác định được vai trò của các gen di truyền liên kết với giới tính
C. Đánh giá vai trị của tế bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lai có giá trị kinh tế nhất
D. Phát hiện được các đặc điểm di truyền tốt của dòng bố



Câu 2: Người ta tiến hành nuôi các hạt phấn của cây có kiểu gen AaBbDDEeGg thành các dịng đơn bội,
sau đó lưỡng bội hóa lên tạo ra các dịng thuần chủng. Theo lí thuyết, q trình này sẽ tạo tối đa bao nhiêu
dịng thuần có kiểu gen khác nhau?
A. 16

B. 5

C. 8

D. 32

Câu 3: Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp gồm
các bước sau:
(1) Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua một số thế hệ để
tạo ra các giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn
(2) Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn
(3) Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau
Trình tự đúng là:
A. (l) (2) (3)

B. (3) (1) (2)

C. (2) (3) (1)

D. (3) (2) (1)

Câu 4: Để tạo ưu thế lai về chiều cao cây, người ta tiến hành lai giữa 2 thứ: một thứ có chiều cao trung
bình là 120 cm, một thứ có chiều cao trung bình là 72 cm. Ở cây lai F1 có chiều cao trung bình là 108

cm. Chiều cao trung bình của cây F2 là:
A. 96

B. 102

C. 104

D. 106

Câu 5: Để tạo ra một giống thuần chủng có kiểu gen AAbbDD từ hai giống cây ban đầu có kiểu gen
AABBdd và aabbDD, người ta có thể tiến hành:
A. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo ra F1 , cho F1 tự thụ phấn tạo F2 ; chọn các cây F2 có kiểu hình
(A-bbD-) rồi dùng phương pháp tế bào học để xác định cây có kiểu gen AAbbDD
B. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo F1 rồi chọn các cây có kiểu hình (A-bbD-) cho tự thụ phấn qua
một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD
C. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo ra F1 , cho F1 lai trở lại với các cây có kiểu gen AABBdd tạo ra
F2 . Các cây có kiểu hình (A-bbD-) thu ở F2 chính là giống cây có kiểu gen AAbbDD
D. Lai hai giống ban đầu với nhau tạo ra F1 , cho F1 tự thụ tạo F2 , chọn các cây F2 có kiểu hình (AbbD-) rồi cho tự thụ phấn qua một số thế hệ để tạo ra giống cây có kiểu gen AAbbDD
Câu 6: Trong chọn giống, việc tạo nguồn biến dị bằng phương pháp lai hữu tính khác với phương pháp
gây đột biến nhân tạo là
A. Chỉ áp dụng có kết quả trên đối tượng vật ni mà khơng có kết quả trên cây trồng
B. Áp dụng được cả đối tượng vật nuôi và cây trồng nhưng kết quả thu được rất hạn chế
C. Chỉ tạo được nguồn biến dị tổ hợp chứ không tạo ra nguồn đột biến
D. Cho kết quả nhanh hơn phương pháp gây đột biến
Câu 7: Để tạo ra một cành tứ bội trên cây lưỡng bội, đã xảy ra hiện tượng
A. Khơng phân li của tồn bộ NST 2n trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử
B. Không phân li của một NST trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử


C. Khơng phân li của tồn bộ NST 2n trong nguyên phân củạ tế bào soma ở đỉnh sinh trưởng của cành

cây
D. Khơng phân li của tồn bộ NST 2n trong giảm phân của tế bào sinh dục tạo giao tử 2n, qua thụ tinh
tạo ra thể tứ bội
Câu 8: Một số giống cây trồng, người ta có thể tạo ra những giống mới có nặng suất cao hơn rất, nhiều so
với giống gốc do có sự tăng bất thường về kích thước của các cơ quan sinh dưỡng. Phương pháp được sử
dụng:
A. Xử lí đột biến đa bội thể, nhằm tạo ra các loại cây trồng có cơ quan sinh dưỡng lớn hơn bình
thường
B. Xử lí gây đột biến lệch bội đối với các nhóm cây trồng có năng suất thấp
C. Xử lí gây đột biến thể ba ở một số NST mang các gen quy định tính trạng số lượng, để làm tăng các
sản phẩm mã hóa của các gen này
D. Xử lí gây đột biến gen, tác động vào các gen quy định kích thước của các cơ quan, bộ phận nào đó
trên cơ thể thực vật
Câu 9: Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ
(2) Dung hợp tế bào trần khác lồi
(3) Lai giữa các dịng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dịng đơn bội
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là
A. 2 và 3

B. 1 và 4

C. 1 và 3

D. 1 và 2

Câu 10: Hiện tượng ưu thế lai là hiện tượng lai giữa các lồi, các thứ, các giống hoặc các dịng thuần
chủng có kiểu gen. .., (G: giống nhau, K: khác nhau), cơ thể lai... (H: F2 , M: F1 thường có các đặc điểm
vượt trội bố mẹ về sức sống, sinh trưởng, phát triển, về tính chống chịu... ưu thế lai thể hiện rõ nhất

trong... (T: lai khác thứ, L: lai khác lồi, D: lai khác dịng)
A. K, M, L

B. G, H, D

C. G, H, T

D. K, M, D

Câu 11: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Đệ tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có
khả năng kháng bệnh trên, người ta thực hiện các bước sau:
(1) Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ đề gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây
(2) Chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh
(3) Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh
(4) Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc tự thụ phấn để tạo dịng thuần
Quy trình tạo giống theo thứ tự là
A. 1 3 2 4

B. 1 2 3 4

C. 1 3 4 2

Câu 12: Cho các thành tựu sau:
(1) Tạo giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt

D. 2 3 4 1


(2) Tạo giống dâu tằm tam bội 3n
(3) Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp  - carotene trong hạt

(4) Tạo giống nho không hạt
(5) Tạo cừu Đôly
(6) Tạo cừu sản xuất protein huyết thanh của người
Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là:
A. 2 và 6

B. 1 và 3

C. 2 và 4

D. 5 và 6

Câu 13: Vì sao phương pháp gây đột biến nhân tạo lại đặc biệt có hiệu quả đối với vi sinh vật?
A. Vì vi sinh vật có tốc độ sinh sản rất nhanh nên dễ phân lập được các dịng đột biến
B. Vì vi sinh vật rất mẫn cảm với tác nhân gây đột biến
C. Vì vi sinh vật dễ dàng đối với việc xử lý các tác nhân gây đột biến
D. Vì việc xử lý vi sinh vật không tốn nhiều công sức và thời gian
Câu 14: Cho các thành tựu tạo giống sau:
(1) Tạo giống cà chua chín chậm
(2) Tạo giống táo má hồng từ giống táo Gia Lộc cho năng suất cao
(3) Tạo giống hạt gạo màu vàng
(4) Tạo giống cây pomato - cây lai giữa cà chua và khoai tây
(5) Tạo giống lúa MT1 chín sớm, thấp cây, chịu chua, phèn từ giống lúa Mộc Tuyền
Có bao nhiêu thành tựu là ứng dụng của tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. 5

B. 3

C. 4


D. 2

Câu 15: Những phương pháp nào sau đây ln tạo được dịng thuần chủng.
(1) Cho tự thụ phấn liên tục qua nhiều thế hệ, kết hợp với chọn lọc.
(2) Cho hai cá thể không thuần chủng của hai lồi lai với nhau được F1 , tứ bội hóa F1 , thành thể dị đa bội
(3) Cho hai cá thể khơng thuần chủng của cùng một lồi lai với nhau được F1 , tứ bội hóa F1 , thành thể tứ
bội hóa
(4) Consixin tác động lên giảm phân I tạo giao tử lưỡng bội, hai giao tử lưỡng bội thụ tinh tạo ra hợp tử tứ
bội
A. 1, 2, 4

B. 1, 2

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐÁP ÁN
A. KHỞI ĐỘNG: NHẬN BIẾT
Câu 1: Chọn đáp án C
Câu 2: Chọn đáp án A
Câu 3: Chọn đáp án C
Câu 4: Chọn đáp án A
Câu 5: Chọn đáp án A

C. 1, 3, 4

D. 2, 3, 4


Câu 6: Chọn đáp án C
B. TĂNG TỐC: THÔNG HIỂU
Câu 1: Chọn đáp án B
Câu 2: Chọn đáp án B

Câu 3: Chọn đáp án A
Câu 4: Chọn đáp án B
Câu 5: Chọn đáp án D
Câu 6: Chọn đáp án B
Câu 7: Chọn đáp án B
Câu 8: Chọn đáp án B
Câu 9: Chọn đáp án D
Câu 10: Chọn đáp án C
Câu 11: Chọn đáp án B
C. BỨT PHÁ: VẬN DỤNG
Câu 1: Chọn đáp án A
Đây là ứng dụng của phương pháp lai cải tiến giống.
Giống mới vừa có đặc tính năng suất cao của lồi khoai tây trồng, lại vừa có các đặc tính chống chịu tốt
với mơi trường của lồi khoai tây dại.
Câu 2: Chọn đáp án B
Dâu tằm tam bội (3n) được tạo ra như sau:
- Bắt đầu từ cây dâu tằm 2n xử lí bằng consixin cây tứ bội 4n.
- Cây tứ bội (4n) x Cây lưỡng bội (2n) � Cây tam bội (3n)
Câu 3: Chọn đáp án B
Đối với các giống vật ni (gà, lợn, bị,...) người ta khơng tiến hành gây đột biến nhân tạo, vì các tác nhân
đột biến có thể gây mất cân bằng hệ gen dẫn đến rối loạn sinh lí, gây nên một số hậu quả như giảm sức
sống, giảm khả năng sinh sản hoặc có thể gây chết.
Câu 4: Chọn đáp án B
Người ta có thể tạo ra quả khơng hạt bằng cách tạo cây tam bội (3n).
Câu 5: Chọn đáp án D
Consixin là một tác nhân hóa học gây đột biến đa bội. Cơ chế của nó là ngăn cản sự hình thành thoi vơ
sắc trong q trình phân bào, khiến tồn bộ NST khơng phân ly được. Do vậy tạo nên cơ thể đa bội.
Câu 6: Chọn đáp án B
Ta xét các đáp án.
A: Sai. Ưu thế lai chỉ biểu hiện cao nhất, ở F1 và giảm dần qua các thế hệ

B: Đúng.
C và D: Sai. Các phép lai này chưa chắc đã tạo ra con lai có ưu thế lai, vì có thể tính trạng xấu là alen trội.


Câu 7: Chọn đáp án B
Trong quá trình sinh sản hữu tính, các tổ hợp mới ln được hình thành, tạo ra số lượng lớn các kiểu gen
(khác nhau, từ đó có vơ số các kiểu hình khác nhau.
Câu 8: Chọn đáp án A
Theo giả thuyết thì con lai có càng nhiều cặp gen dị hợp thì ưu thế lai càng cao.
Câu 9: Chọn đáp án D
aaBB x MMnn F1 : aBMn
Đa bội hóa: aaBBMMnn
D. VỀ ĐÍCH: VẬN DỤNG CAO
Câu 1: Chọn đáp án C
Trong ưu thế lai, lai thuận và lai nghịch giữa các dịng thuần chủng có mục đích: đánh giá vai trị của tế
bào chất lên sự biểu hiện tính trạng, để tìm tổ hợp lại có giá trị kinh tế nhất.
Câu 2: Chọn đáp án A
Ta phân tích từng locus:
Aa A và a AA và aa
Bb B và b BB và bb
DD D DD
Ee E và e EE và ee
Gg G và g GG và gg
1 2 �2  16
Do vậy, số dòng thuần tạo ra là: 2 �2 ��

Câu 3: Chọn đáp án D
- Các bước để tạo ra giống thuần chủng mong muốn từ nguồn biến dị tổ hợp:
▪ Tạo ra các dòng thuần chủng khác nhau
▪ Cho lai các dòng thuần chủng khác nhau và chọn ra những tổ hợp gen mong muốn

▪ Cho những cá thể đã chọn có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối gần để tạo ra các giống
thuần chủng.
Câu 4: Chọn đáp án B
Ta quy ước như sau: AA  120 cm, Aa  108, aa  72 cm.
F1 �F1F2 : AA : Aa : aa
Suy ra chiều cao trung bình của F2 là: 1/ 4  120   1/ 2  108   1/ 4  72   102 (cm)
Câu 5: Chọn đáp án D
AABBdd x aabbDD F1 : AaBbDd.
Cho F1 tự thụ tạo ra F2 . Chọn các cây có kiểu hình (A-bbD-), rồi tiến hành tự thụ qua nhiều thế hệ tạo ra
cây có kiểu gen AAbbDD.
Câu 6: Chọn đáp án B


Trong chọn giống, việc tạo nguồn biến dị bằng phương pháp lai hữu tính được áp dụng đối với tất cả các
sinh vật, còn phương pháp gây đột biến áp dụng cho vi sinh vật và thực vật, thường không áp dụng đối
với động vật.
Câu 7: Chọn đáp án C
Ta xét các đáp án: A, B, D đều tạo ra cơ thể đa bội, chứ không tạo ra được cành tứ bội trên cây lưỡng
bội. 
Câu 8: Chọn đáp án A
Phương pháp được sử dụng là xử lí đột biến đa bội thể (3n, 4n,...), nhằm tạo ra các loại cây trồng có cơ
quan sinh dưỡng lớn hơn bình thường
Câu 9: Chọn đáp án B
Các phương pháp có thể dùng được là.
▪ Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ
▪ Ni cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hóa các dòng đơn bội
Câu 10: Chọn đáp án D
Các từ cần điền là: K - Khác nhau, M - F1 , D - Lai khác dòng.
Câu 11: Chọn đáp án A
Thứ tự các bước như sau:

▪ Xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến tạo ra vơ số các kiểu hình khác nhau, rồi gieo hạt mọc
thành cây.
▪ Cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh để xác định các cây có khả năng kháng bệnh và các cây
khơng có khả năng này
▪ Chọn các cây có khả năng kháng bệnh
▪ Cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc tự thụ phấn để tạo dòng thuần
Câu 12: Chọn đáp án C
Ta xét các thành tựu:
(1) Đây là ứng dụng công nghệ gen, giống cà chua chuyển gen có khả năng sản sinh ra etylen đã được
làm bất hoạt, khiến cho q trình chín của quả bị chậm lại, nên có thể vận chuyện đi xa mà không bị
hỏng.
(2). Đây là ứng dụng của phương pháp gây đột biến bằng tác nhân hóa học. Dùng eonsixin lưỡng bội hóa
dâu tằm (2n) thành cậy tứ bội (4n), sau đó lai cây tứ bội (4n) với cây lưỡng bội (2n) tạo ra cây tam bội
(3n).
(3) Đây là ứng dụng của cơng nghệ gen. Hạt này có chứa chất có khả năng tổng hợp ( - carotene, đem
lại niềm hy vọng cho khoảng 1-2 triệu bệnh nhân bị các rối loạn do thiếu vitamin A
(4) Đây là ứng dụng của phương pháp gây đột biến. Cây nho không hạt là cây nho tam bội (3n)
(5) Đây là ứng dụng của phương pháp nhân bản vơ tính.
(6) Đây là ứng dụng của công nghệ gen.


Câu 13: Chọn đáp án A
Phương pháp gây đột biến nhân tạo lại rất có hiệu quả đối với vi sinh vật vì:
▪ Vi sinh vật là có bộ gen đơn bội nên dễ biểu hiện đột biến
▪ Vi sinh vật có tốc độ sinh sản rất nhanh nên dễ phân lập được các dòng đột biến
Câu 14: Chọn đáp án D
Ta xét các thành tựu:
(1) Đây là ứng dụng của công nghệ gen
(2) Đây là ứng dụng của chọn giống bằng phương pháp gây đột biến gây đột biến, tác nhân là NMU (nitro
methyl ure).

(3) Đây là ứng dụng của cơng nghệ gen, hạt gạo có khả năng tổng hợp caroten
(4) Đây là ứng dụng của công nghệ dung hợp tế bào trần
(5) Đây là ứng dụng của phương pháp gây đột biến bằng tác nhân vật lý (tia gama)
Câu 15: Chọn đáp án B
Ta xét các phương pháp:
(1) Đúng. Quá trình tự thụ sẽ làm tăng tỉ lệ đồng hợp, giảm tỷ lệ dị hợp. Sau nhiều thế hệ sẽ tạo được các
dòng thuần.
(2) Đúng. Khi đa bội hóa lên thì các cặp gen đều ở trạng thái đồng hợp.
Ví dụ: AaBb x ddEe AdBE tứ bội hóa: AAddBBEE
(3) Sai. Khi đa bội hóa kiểu gen dị hợp có thể khơng tạo ra thể thuần chủng.
Ví dụ: AaBB x aaBb AaBb AAaaBBbb (không thuần chủng)
(4) Sai. Hai giao tử thuần chủng nhưng hợp tử có thể khơng thuần chủng.
Ví dụ: AaAA và aa AAaa



×