Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Huong dan 09 sinh hoat chi bo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.13 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW ngày 02/3/2012 của Ban Tổ chức </b>
<b>Trung ương về nội dung sinh hoạt chi bộ</b>


Ngày đăng:15/03/2012
<b>Thực hiện Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về “Nâng</b>
<b>cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số</b>
<b>03-KH/TW ngày 01-7-2011 của Ban Bí thư về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập tư tưởng và làm theo tấm</b>
<b>gương đạo đức Hồ Chí Minh", Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn nội dung sinh hoạt chi bộ như sau: </b>
<b>A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU</b>


1. Làm cho các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên nhận thức sâu sắc về vai trò,
vị trí quan trọng của tổ chức cơ sở đảng và của chi bộ; ý nghĩa quan trọng của việc
nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tinh
thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng;


2. Các chi bộ trong tất cả các loại hình tổ chức cơ sở đảng phải thực hiện
nghiêm túc chế độ sinh hoạt định kỳ theo quy định của Điều lệ Đảng. Việc đổi mới nội
dung, hình thức và nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ phải gắn với đẩy mạnh thực
hiện việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; làm cho mọi
đảng viên nâng cao nhận thức, tự giác chấp hành các chủ trương, đường lối của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt nghị quyết của chi bộ và của
cấp ủy cấp trên; bảo đảm tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu để chi bộ thực
sự là nơi lãnh đạo, quản lý, giáo dục, rèn luyện và bồi dưỡng cán bộ, đảng viên;


3. Thông qua sinh hoạt chi bộ làm cho mọi đảng viên nâng cao ý thức trách
nhiệm, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện, thực hiện tốt nhiệm vụ của người đảng
viên do Điều lệ Đảng quy định và các nhiệm vụ được chi bộ phân công; nâng cao ý
thức tổ chức, kỷ luật, tinh thần tự phê bình và phê bình; tăng cường đồn kết, thống
nhất và tình thương u đồng chí trong chi bộ; cấp ủy nắm chắc tình hình tư tưởng,
phẩm chất đạo đức, lối sống của đảng viên; có biện pháp cụ thể để xây dựng đội ngũ


đảng viên và xây dựng chi bộ trong sạch vững mạnh.


<b>B. NỘI DUNG VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH</b>


<b>I. NỘI DUNG CHUNG ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH CHI BỘ</b>
<b>1. Nội dung sinh hoạt hàng tháng:</b>


Chi bộ tập trung thảo luận, giải quyết những vấn đề cụ thể, thiết thực theo chức
năng, nhiệm vụ của chi bộ. Trình tự và nội dung như sau:


<i>a) Công tác chuẩn bị của chi ủy</i>


- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên,
đồng chí bí thư chi bộ (hoặc đồng chí chi ủy viên được phân cơng) dự kiến nội dung,
chương trình, thời gian sinh hoạt đưa ra họp chi ủy;


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Chi ủy thông báo cho đảng viên biết nội dung, thời gian, địa điểm sinh hoạt chi
bộ (nếu chưa quy định ngày họp định kỳ hàng tháng).


<i>b) Sinh hoạt chi bộ</i>
<i>* Phần mở đầu</i>


- Chi bộ thực hiện việc thu nộp đảng phí hàng tháng của đảng viên;


- Đồng chí bí thư chi bộ (hoặc đồng chí chi ủy viên được phân cơng chủ trì) tiến
hành các nội dung sau:


+ Thơng báo tình hình đảng viên của chi bộ (chính thức, dự bị); số đảng viên
được miễn sinh hoạt, công tác; số đảng viên có mặt dự họp; số đảng viên vắng mặt và
lý do vắng;



+ Thơng qua chương trình, nội dung sinh hoạt chi bộ và những vấn đề trọng tâm
cần tập trung thảo luận;


+ Cử thư ký cuộc họp (chú ý chọn đồng chí có năng lực và kinh nghiệm tổng hợp
để ghi chép đầy đủ, trung thực, chính xác ý kiến phát biểu của đảng viên, kết luận của
đồng chí chủ trì hoặc nghị quyết của chi bộ).


<i>* Phần nội dung</i>


- Thơng tin tình hình thời sự nổi bật trong nước, quốc tế và của địa phương, cơ
quan, đơn vị; phổ biến, quán triệt những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà
nước và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên (nội dung thông tin cần chọn lọc phù hợp, thiết
thực). Nhận xét tình hình tư tưởng của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo
của chi bộ; những vấn đề tư tưởng chi bộ cần quan tâm;


- Đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ của chi bộ tháng trước (nêu rõ những
việc làm được, chưa làm được, nguyên nhân); tình hình đảng viên thực hiện chủ
trương, đường lối, chính sách của Đảng và của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của cấp
ủy cấp trên và nhiệm vụ được chi bộ phân công;


- Đánh giá việc học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
của đảng viên, quần chúng thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ; biểu dương những
đảng viên tiền phong gương mẫu, có việc làm cụ thể, thiết thực về học tập tư tưởng và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; đồng thời, giáo dục, giúp đỡ những đảng
viên có sai phạm (nếu có);


- Thơng báo ý kiến của đảng viên, quần chúng về sự lãnh đạo của chi bộ và vai
trò tiền phong gương mẫu của đảng viên (nếu có) để chi bộ có biện pháp phát huy ưu
điểm, khắc phục khuyết điểm, kịp thời ngăn chặn, đấu tranh với những biểu hiện quan


liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;


- Đề ra một số nhiệm vụ cụ thể, thiết thực, bức xúc trước mắt để thực hiện trong
tháng tới theo chức năng, nhiệm vụ của chi bộ và sự chỉ đạo của cấp ủy cấp trên; đồng
thời, phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên thực hiện;


- Chi bộ thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến về các nội đung trên. Trong quá
trình thảo luận, đồng chí chủ trì cần phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến của đảng viên
và gợi ý những nội dung quan trọng để đảng viên tham gia thảo luận, thể hiện chính
kiến của mình. Khi có những vấn đề cần biểu quyết mà đang có ý kiến khác nhau, chi
bộ cần trao đổi kỹ trước khi biểu quyết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

- Đồng chí chủ trì tóm tắt ý kiến phát biểu của đảng viên và kết luận những vấn
đề lớn, quan trọng mà chi bộ đã thảo luận, thống nhất;


- Chi bộ biểu quyết thông qua kết luận (nghị quyết) của chi bộ. Đồng chí thư ký
ghi rõ số đảng viên đồng ý, khơng đồng ý và số có ý kiến khác;


- Đồng chí chủ trì và thư ký ký vào biên bản cuộc họp. Sổ ghi biên bản họp chi
bộ phải được quản lý và lưu trữ theo quy định.


<b>2. Nội dung sinh hoạt chuyên đề</b>


Ngoài các buổi sinh hoạt với nội dung nêu trên, ít nhất mỗi quý một lần, chi bộ
chọn một trong những vấn đề sau để sinh hoạt chuyên đề:


- Các chuyên đề về học tập tư tưởng và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh theo hướng dẫn của Trung ương và cấp ủy cấp trên;


- Giải pháp xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh hoặc củng cố, khắc


phục cơ sở yếu kém;


- Các giải pháp xây dựng nông thôn mới ;


- Việc xây dựng thôn (ấp, bản, làng...), khu phố (khu dân cư...) văn hóa; biện
pháp giúp đỡ đảng viên nghèo, có hồn cảnh đặc biệt khó khăn;


- Việc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và các tệ nạn xã
hội ở địa phương, cơ quan, đơn vị;


- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và tạo nguồn phát triển đảng viên;
- Công tác quản lý và phân công công tác cho đảng viên;


- Biện pháp nâng cao chất lượng nghiên cứu, tham mưu và quy trình xây dựng
một đề án, đề tài có chất lượng;


- Phương pháp tự nghiên cứu, học tập để không ngừng nâng cao trình độ kiến
thức cho cán bộ, đảng viên v.v.


<b>II. NỘI DUNG CỤ THỂ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH CHI BỘ</b>


Ngồi những nội dung thực hiện chung đối với các loại hình chi bộ tại Mục I nêu
trên, các chi bộ căn cứ chức năng, nhiệm vụ và tình hình, đặc điểm của chi bộ mình
mà đi sâu vào một số nội dung cụ thể sau:


<b>1. Đối với chi bộ địa bàn dân cư thơn (xóm, ấp, bản, tổ dân phố...)</b>


- Sự lãnh đạo của chi bộ và vai trò, trách nhiệm của đảng viên trong việc thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới. Việc chuyển dịch cơ cấu
kinh tế và áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất; thực hiện nghĩa vụ


đối với Nhà nước; công tác xóa đói, giảm nghèo và các hoạt động nhân đạo, từ thiện;
thực hiện chính sách đối với người có cơng và nhiệm vụ phát triển văn hóa - xã hội,
nâng cao đời sống của nhân dân…;


- Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và cuộc vận động xây dựng thôn
(làng, ấp, bản...), tổ dân phố (khu phố, khu dân cư...) văn hóa;


- Việc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí; cơng tác quản lý, sử dụng
đất đai và quản lý xây dựng đô thị; bảo đảm vệ sinh mơi trường, an tồn giao thơng,
đấu tranh phòng, chống các tệ nạn xã hội trên địa bàn;


- Việc bồi dưỡng, giúp đỡ quần chúng, tạo nguồn phát triển đảng viên ở khu dân
cư và việc quản lý đảng viên đi làm ăn xa...


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Sự lãnh đạo của chi bộ và tinh thần chủ động, sáng tạo, ý thức trách nhiệm của
đảng viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, cơng tác chun mơn của cơ quan,
đơn vị và chức trách, nhiệm vụ được giao;


- Việc xây dựng và thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị;
tiến độ và chất lượng thực hiện các nhiệm vụ được giao (nghiên cứu, tham mưu; giảng
dạy, học tập; khám chữa bệnh; thực hiện các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học...);


- Việc phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí,
tiêu cực (trong thực hiện nhiệm vụ của công chức, viên chức; trong giảng dạy, học tập,
nghiên cứu khoa học; trong khám, chữa bệnh...);


- Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở và Quy định của Bộ Chính trị về đảng
viên đang cơng tác thường xuyên giữ mối liên hệ với đảng ủy, chi ủy cơ sở và gương
mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư trú;



- Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; việc tự nghiên cứu, học tập nâng cao
trình độ, kiến thức của cán bộ, đảng viên; công tác phát triển đảng viên...


<b>3. Đối với chi bộ doanh nghiệp Nhà nước</b>


Sự lãnh đạo của chi bộ và trách nhiệm của đảng viên trong việc xây dựng, thực
hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; việc thực hiện chủ trương cổ
phần hóa doanh nghiệp Nhà nước của Đảng, Nhà nước;


- Tình hình tổ chức, hoạt động của các đoàn thể quần chúng và đời sống, việc
làm của người lao động;


- Việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; việc tham gia các hoạt
động xã hội, từ thiện, nhân đạo của doanh nghiệp;


- Việc đấu tranh phịng, chống tham nhũng, lãng phí trong doanh nghiệp; Việc
thực hiện Quy định của Bộ Chính trị về đảng viên đang công tác thường xuyên giữ mỗi
liên hệ với đảng ủy, chi ủy cơ sở và gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân nơi cư
trú;


- Việc học tập nâng cao trình độ, kiến thức, tay nghề của cán bộ, đảng viên,
người lao động.


<b>4. Đối với chi bộ trong doanh nghiệp liên doanh với nước ngồi</b>


- Vai trị, trách nhiệm của chi bộ và đảng viên trong việc tham gia xây dựng, thực
hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;


- Việc xây dụng và thực hiện nội quy, quy chế, quy định, điều lệ của doanh
nghiệp; việc thực hiện các hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể...;



- Tình hình đời sống, việc làm của người lao động; mối quan hệ giữa người lao
động và người sử dụng lao động, giữa người Việt Nam và người nước ngồi trong
doanh nghiệp;


- Cơng tác xây dựng, củng cố và phát triển các đoàn thể quần chúng trong
doanh nghiệp; công tác bồi dưỡng, giúp đỡ, tạo nguồn phát triển đảng viên...


<b>5. Đối với chi bộ trong doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp 100% vốn</b>
<b>nước ngoài</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Việc chấp hành chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước và thực hiện nội quy, quy chế, quy định, điều lệ của doanh nghiệp;


- Tình hình đời sống, việc làm của người lao động; việc thực hiện các hợp đồng
lao động, thỏa ước lao động tập thể; mối quan hệ giữa người lao động và người sử
dụng lao động, giữa người Việt Nam với người nước ngồi (nếu có);


- Việc tuyên truyền, vận động xây dựng, củng cố, phát triển tổ chức đảng và các
đoàn thể quần chúng trong doanh nghiệp; công tác bồi dưỡng, giúp đỡ, tạo nguồn phát
triển đảng viên.


<b>6. Đối với chi bộ trong lực lượng vũ trang (Quân đội, Công an)</b>


Chi ủy, chi bộ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ chính trị của từng loại hình chi bộ
để xác định nội dung sinh hoạt cho phù hợp. Chú ý một số nội dung sau:


- Sự lãnh đạo của chi bộ trong việc bồi dưỡng, giáo dục, phát huy truyền thống
tốt đẹp của lực lượng vũ trang nhân dân; xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh gắn
với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện;



- Quán triệt cho đảng viên, cán bộ, chiến sĩ nắm vững nhiệm vụ chính trị của đơn
vị, thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên;


- Việc thực hiện điều lệnh, điều lệ và ý thức tổ chức, chấp hành kỷ cương, kỷ
luật của quân đội, cơng an; xây dựng nền nếp chính quy, hiện đại sẵn sàng chiến đấu
và phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.


<b>C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN</b>


Các tỉnh ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương căn cứ Hướng dẫn này và
tình hình, đặc điểm cụ thể của đảng bộ, chỉ đạo, hướng dẫn việc cụ thể hóa nội dung,
hình thức sinh hoạt cho phù hợp với từng loại hình chi bộ trong các loại hình tổ chức
cơ sở đảng thuộc đảng bộ;


Các cấp ủy cấp trên của chi bộ tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, hướng
dẫn và đôn đốc việc thực hiện; coi trọng việc sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm để phát
huy ưu điểm, không ngừng đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao chất lượng sinh hoạt
chi bộ; kịp thời biểu dương, phổ biến và nhân rộng kinh nghiệm của những nơi làm tốt,
phê bình những nơi có sai sót, lệch lạc và thơng báo trong tồn đảng bộ.


Hướng dẫn này thay thế Hướng dẫn số 05-HD/BTCTW ngày 25 tháng 5 năm
2007 và các văn bản khác của Ban Tổ chức Trung ương có liên quan đến nội dung
sinh hoạt chi bộ.


Trong q trình thực hiện, nếu có vấn đê gì vướng mắc, các cấp ủy đảng kịp
thời phản ảnh về Ban Tổ chức Trung ương.


Hướng dẫn này được phổ biến đến các chi bộ để thực hiện./.



<b>TRƯỞNG BAN</b>
<b> (đã ký)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

0296272879


<b>09-05-2011- Hướng dẫn quy trình kết nạp đảng và chuyển đảng </b>


<b>chính thức </b>



Thứ hai, 09 5 2011 09:20 |


<i>TP. Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 5 năm 2011</i>


<b>HƯỚNG DẪN</b>


<b>QUY TRÌNH KẾT NẠP ĐẢNG VÀ CHUYỂN ĐẢNG CHÍNH THỨC </b>
<b>TẠI ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH</b>


(Ban hành kèm theo quyết định số:06-QĐ/ĐU.V ngày 05/5/2011 của Ban chấp hành Đảng bộ Trường
Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh)


<b>I. Giới thiệu quần chúng ưu tú học lớp nhận thức về Đảng</b>


Các Chi đồn và Tổ Cơng đồn xét chọn trong số Đồn viên, Cơng đồn viên ưu tú theo sự quy hoạch
của Chi bộ, có nguyện vọng xin vào Đảng để giới thiệu với Đoàn trường, Cơng đồn trường học lớp bồi
dưỡng kiến thức về Đảng. Ban chấp hành (BCH) hoặc Ban Thường vụ (BTV) Đồn trường hoặc Cơng
đồn Trường họp xét, lập danh sách báo cáo với Đảng ủy. BTV Đảng ủy duyệt danh sách và lên kế
hoạch tổ chức lớp “Nhận thức về Đảng” hoặc giới thiệu tham dự lớp do các đơn vị khác tổ chức.


<i><b>Lưu ý:</b></i>buổi họp xét chọn phải có ít nhất 2/3 thành viên của đơn vị tham dự, người được xét chọn phải
đạt trên 50% số thành viên có mặt đồng ý.



Sau khi hồn thành xong lớp học này, quần chúng ưu tú sẽ được cấp giấy chứng nhận. Đồn trường và
Cơng đồn tiếp tục bồi dưỡng và theo dõi, giúp đỡ những đối tượng này để đưa vào diện cảm tình Đảng.


<b>II. Giới thiệu quần chúng ưu tú vào Đảng </b>
<b>1. Tổ chức họp giới thiệu tại đơn vị</b>


Sau thời gian phấn đấu của cảm tình đảng, các đơn vị tổ chức họp đề nghị xét kết nạp Đảng cho quần
chúng ưu tú. Cụ thể:


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Đối với quần chúng là cán bộ - giảng viên là cơng đồn viên đã trưởng thành Đồn thì Tổ Cơng đồn
(bao gồm cả các thành viên là đảng viên) tổ chức họp xét (Đối tượng 2)


Buổi họp phải có ít nhất 2/3 thành viên của đơn vị tham dự, theo trình tự:


1) Người xin vào đảng tự nhận xét về bản thân;


2) Các ý kiến đóng góp của đơn vị tập trung vào 04 vấn đề:


ü Về phẩm chất chính trị


ü Về đạo đức, lối sống và quan hệ quần chúng;


ü Về học tập, chuyên môn;


ü Về q trình hoạt động và năng lực cơng tác;


3) Tổ chức bỏ phiếu tín nhiệm: phiếu tín nhiệm phải ghi rõ 02 cột: đồng ý, khơng đồng ý và có dấu
treo của Đoàn trường đối với đối tượng 1 và dấu treo của Cơng đồn đối với đối tượng 2.



Những trường hợp đơn vị chuyển hồ sơ lên cấp trên phải được sự đồng ý của trên 50% số người tham dự
cuộc họp.


<b>2. Hoàn tất hồ sơ đề nghị</b>


Trong khoảng thời gian 3 (ba) tuần sau khi họp, các đơn vị gửi hồ sơ lên cấp trên (Đối tượng 1 gửi hồ sơ
lên Đoàn trường, đối tượng 2 gửi hồ sơ lên Cơng đồn trường), hồ sơ bao gồm:


ü Biên bản họp đơn vị,


ü Biên bản kiểm phiếu;


ü Phiếu tín nhiệm;


- Sau khi nhận được hồ sơ, BCH hoặc BTV Đồn trường, Cơng đồn trường họp nhận xét theo 04
nội dung nêu trên (những trường hợp đạt phải được sự đồng ý của trên 50% số người tham dự cuộc họp)


- Đồn trường, Cơng đồn trường ra Nghị quyết giới thiệu, chuyển hồ sơ những trường hợp đạt qua
Chi bộ sinh viên (đối với quần chúng là sinh viên) hoặc Chi bộ của các phòng, khoa (đối với quần chúng
là cán bộ - giảng viên) nơi quần chúng đang sinh hoạt, công tác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

- Chi bộ xem xét, đồng ý cho khai lý lịch đối với những trường hợp đạt và phân cơng Đảng viên
chính thức trong chi bộ theo dõi, giúp đỡ quần chúng. Đảng viên chính thức này phải là đảng viên cùng
công tác, lao động, học tập ít nhất 1 năm với người được giới thiệu vào đảng. Nếu đảng viên giúp đỡ
người vào đảng chuyển đơn vị cơng tác thì chi bộ phân cơng đảng viên chính thức khác theo dõi, giúp
đỡ người vào đảng được liên tục (không nhất thiết đảng viên đó cùng cơng tác với người vào đảng ít
nhất là 1 năm). Nếu quần chúng là đối tượng được giới thiệu chuyển đơn vị cơng tác thì Chi bộ tiến hành
bàn giao đối với Chi bộ mới để tiếp tục quá trình theo dõi, giúp đỡ.


- Các chi bộ liên hệ Văn phòng Đảng ủy để nhận “Lý lịch người xin vào đảng”. Đảng viên được


phân công trong khoảng thời gian 1 (một) tuần phải chuyển Lý lịch và hướng dẫn quần chúng khai lý
lịch đầy đủ và rõ ràng trong khoảng thời gian 2 (hai) tuần kể từ ngày nhận được “Lý lịch người xin vào
đảng”, trừ trường hợp có lý do chính đáng.


<b>3. Thẩm tra lý lịch</b>


Trong thời gian 2 (hai) tuần làm việc, hồ sơ thẩm tra lý lịch phải được gửi đi để thẩm tra. Công tác thẩm
tra lý lịch bao gồm thẩm tra lý lịch bản thân và gia đình, thẩm tra vấn đề sinh hoạt và chấp hành chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.


Người được cử xác minh lý lịch là đảng viên được phân công hướng dẫn quần chúng. Tuy nhiên, tùy
tình hình Chi bộ có thể cử Đảng viên khác.


Trường hợp quần chúng có cha, mẹ, anh, chị, em ruột là đảng viên thì có thể thẩm tra tại nơi quản lý hồ
sơ đảng của người đó. Nếu Chi bộ khơng thể cử người đi thẩm tra được thì báo cáo BTV Đảng ủy để
phân công người đi thẩm tra. Trong trường hợp không thể cử Đảng viên đi xác minh trực tiếp thì có thể
gửi lý lịch qua đường bưu điện, đề nghị Chi bộ nơi cần xác minh tiến hành xác minh và gửi về Văn
phòng Đảng ủy trường.


<i>Chú ý:</i>Người được cử đi xác minh lý lịch phải là đảng viên chính thức.


<b>4. Xét kết nạp</b>
<b>a. Trình tự</b>


- Sau khi thẩm tra lý lịch, đảng viên được phân công hướng dẫn viết giấy giới thiệu quần chúng vào
đảng.


- Đối với quần chúng là CB – GV đã trưởng thành Đồn thì phải có biên bản họp của đơn vị nơi
cơng tác, trong đó có trên 50% ý kiến biểu quyết đồng ý giới thiệu quần chúng vào Đảng.



- Chi bộ họp ra Nghị quyết đề nghị kết nạp đảng viên.


- Ban Tổ chức, Bảo vệ chính trị nội bộ và Đồn thể của Đảng ủy tổng hợp hồ sơ xét kết nạp đảng
trình Đảng ủy quyết định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

1) Lý lịch của người xin vào Đảng (đã xong phần thẩm tra);


2) Đơn xin vào Đảng (viết tay, không được đánh máy – thêm phần tự nhận xét);


3) Giấy giới thiệu người ưu tú vào Đảng:


+ Nếu người xin vào Đảng đang sinh hoạt Đồn thì phải có 01 đảng viên chính thức giới thiệu và BCH
hoặc BTV Đoàn trường giới thiệu;


+ Nếu người xin vào Đảng đã trưởng thành Đồn thì phải có 01 đảng viên chính thức giới thiệu và BCH
hoặc BTV Cơng đồn Trường giới thiệu;


4) Nhận xét của đồn thể:


+ Tổ Cơng đồn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt và Ban chấp hành Cơng đồn (nếu người xin
vào đảng đã hết tuổi sinh hoạt đoàn thanh niên);


+ Chi đoàn nơi người xin vào Đảng trực tiếp sinh hoạt (nếu người xin vào Đảng còn tuổi sinh hoạt đoàn
thanh niên)


5) Tổng hợp ý kiến nhận xét của đoàn thể và nơi cư trú;


6) Bản sao giấy chứng nhận học lớp nhận thức về Đảng;


7) Bảng điểm học tập có xác nhận của Phòng Đào tạo (đối với sinh viên)



8) Biên bản họp chi bộ xét kết nạp quần chúng ưu tú vào Đảng và Nghị quyết;


9) Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Chi bộ;


10) Nghị quyết xét đề nghị kết nạp đảng viên của Đảng bộ;


<i>(Các điểm 1, 2, 3, 5, 9 và 10 theo mẫu quy định của Thành ủy TP.Hồ Chí Minh)</i>


<b>5. Tổ chức lễ kết nạp</b>


Khi có quyết định kết nạp đảng viên của cấp có thẩm quyền, trong thời gian khơng qúa một tháng, chi
bộ phải tổ chức lễ kết nạp đảng viên. Lễ kết nạp Đảng viên phải tổ chức trang nghiêm; tiến hành kết nạp
từng người một (nếu kết nạp từ hai người trở lên trong cùng một lễ). Lễ kết nạp Đảng bao gồm các phần:


- Nghi thức Chào cờ (hát Quốc ca, Quốc tế ca);


- Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu;


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Đại diện đảng viên được phân công đọc lời giới thiệu người vào Đảng;


- Đại diện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đọc lời giới thiệu đồn viên ưu tú vào Đảng (đối với quần
chúng là đoàn viên).


- Bí thư chi bộ hoặc đại diện chi ủy đọc quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền
(tồn thể đảng viên đứng nghiêm).


- Đảng viên mới đọc lời tuyên thệ (toàn thể đảng viên đứng nghiêm).


- Đại diện chi ủy nói rõ nhiệm vụ, quyền hạn của người đảng viên, nhiệm vụ chi bộ nơi đảng viên


đó sinh hoạt và phân cơng đảng viên chính thức giúp đỡ đảng viên dự bị.


- Đại diện Đảng ủy cấp trên phát biểu ý kiến (nếu có).


- Bế mạc (chào cờ).


<b>6. Giai đoạn đảng viên dự bị</b>


Thời gian dự bị là 12 tháng tính từ ngày Chi bộ tổ chức lễ kết nạp. Trong giai đoạn này, đảng viên dự bị
có các quyền và nghĩa vụ như đảng viên chính thức (trừ quyền bầu cử, ứng cử và biểu quyết)


Chi bộ tiếp tục theo dõi và bồi dưỡng đảng viên dự bị.


<b>III. Thủ tục chuyển Đảng chính thức</b>
<b>1. Trình tự</b>


Sau 12 tháng kể từ ngày được kết nạp, Đảng viên dự bị phải làm bản kiểm điểm và làm đơn đề nghị Chi
bộ xem xét chuyển đảng chính thức.


BCH hoặc BTV Đoàn trường họp cho ý kiến nhận xét (Đối với đảng viên đang sinh hoạt đồn)


Tổ Cơng đồn họp cho ý kiến nhận xét (Đối với đảng viên dự bị là CB – GV đã trưởng thành đoàn).


Chi bộ họp cho ý kiến nhận xét và biểu quyết.


<b>2. Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức</b>


Hồ sơ xét chuyển đảng chính thức bao gồm:


1) Đơn xin chuyển Đảng chính thức;



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

3) Ý kiến nhận xét của BCH Cơng đồn (hoặc của tổ cơng đồn, có xác nhận của BCH Cơng đồn cơ
sở) hoặc BCH Đồn nếu đang sinh hoạt Đoàn


4) Bản nhận xét của cấp uỷ nơi cư trú đối với đảng viên dự bị


5) Tổng hợp ý kiến nhận xét của tổ chức Cơng đồn (hoặc Đồn thanh niên) và Chi bộ nơi đảng viên
dự bị cư trú


6) Giấy chứng nhận tốt nghiệp chương trình ly luận chính trị phổ thơng (lớp bồi dưỡng đảng viên
mới)


7) Biên bản họp Chi bộ xét chuyển chính thức


8) Nghị quyết của Chi bộ đề nghị cơng nhận đảng viên chính thức


9) Nghị quyết của Đảng uỷ đề nghị công nhận Đảng viên chính thức


<i>(Các điểm 1, 2, 5, 6, 8 và 9 theo mẫu quy định của Thành ủy TP.Hồ Chí Minh)</i>


Trên đây là <i>hướng dẫn quy trình kết nạp Đảng và chuyển đảng chính thức tại Đảng bộ Trường đại học </i>
<i>Luật TP.Hồ Chí Minh, </i>yêu cầu các Chi bộ và các đơn vị có liên quan thực hiện nghiêm túc hướng dẫn
này.


Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì liên hệ Ban Tổ chức – Bảo vệ Chính trị nội bộ và Đồn
thể để được hướng dẫn.


<b>TM. BCH ĐẢNG BỘ</b>
<b>BÍ THƯ</b>



<i>(Đã ký & đóng dấu)</i>


</div>

<!--links-->
Kế hoạch sinh hoạt chi bộ năm 2013
  • 3
  • 699
  • 2
  • Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

    Tải bản đầy đủ ngay
    ×