Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

De thi va dap anHSG Vinh phuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.69 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
————————


ĐỀ CHÍNH THỨC


KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009 - 2010
ĐỀ THI MƠN: ĐỊA LÍ


<i>Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề</i>
———————————


<b>Câu 1</b> <i>( 2,5 điểm).</i>


Giải thích và chứng minh khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Khí hậu ấy có thuận lợi, khó khăn gì cho sản xuất nơng nghiệp?


<b>Câu 2 ( 2,5 điểm).</b>


Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam, hãy trình bày tình hình phát triển và phân bố
ngành du lịch ở nước ta.


<b>Câu 3 ( 2,5 điểm).</b>


a. Dựa vào Atlat địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, hãy nêu sự phân bố các
cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của vùng Đơng Nam Bộ. Giải thích tại sao Đông
Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.


b. Việc xây dựng hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng và hồ thuỷ điện Trị An có vai trị gì
đối với sự phát triển nơng nghiệp của vùng Đông Nam Bộ.


<b>Câu 4 ( 2,5 điểm ).</b>



Dựa vào các số liệu dưới đây:


Cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế của nước ta
Đơn vị : %


Khu vực kinh tế Năm 2000 Năm 2005


Nông - lâm - ngư nghiệp 65,1 57,3


Công nghiệp và xây dựng 13,1 18,2


Dịch vụ 21,8 24,5


a. Vẽ biểu đồ thể hiện rõ nhất cơ cấu lao động nước ta phân theo khu vực kinh
tế.


b. Từ biểu đồ đã vẽ, hãy nhận xét và nêu ý nghĩa của cơ cấu lao động nước ta
qua hai năm trên.


—Hết—


<i>Thí sinh được sử dụng Atlat địa lí Việt Nam để làm bài.</i>
<i>Giám thị khơng giải thích gì thêm.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC


———————— KỲ THI CHỌN HSG LỚP 9 THCS NĂM HỌC 2009 - 2010HƯỚNG DẪN CHẤM: MÔN ĐỊA LÝ
————————



<b>Câu</b> <b>Nội dung</b> <b>Điểm</b>


<b>1</b>


<b>(2,5 đ)</b>


<b>a. Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa là do:</b>


- Vị trí nước ta nằm ở vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu.
- Là cầu nối giữa đất liền và biển.


- Nơi tiếp xúc của các luồng gió thay đổi theo mùa.


<b>b. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa được biểu hiện:</b>


- Nhiệt độ trung bình năm đều vượt 210<sub>C.</sub>


- Một năm có 1400 - 3000 giờ nắng.


- Lượng mưa từ 1500 - 2000 mm/năm. Độ ẩm trên 80%.
- Một năm có hai mùa gió khác nhau:


+ Gió mùa mùa hạ: Thổi từ tháng 5 đến tháng 10 từ phía Nam lên,
hướng Tây Nam ở Nam Bộ, hướng Đông Nam ở Bắc Bộ, khơng
khí nóng ẩm mưa nhiều.


+ Gió mùa mùa đông: Thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau từ
phía Bắc xuống, hướng chính là Đơng Bắc, khơng khí lạnh và khơ.


<b>c. Thuận lợi và khó khăn đến sản xuất nơng nghiệp.</b>



- Thuận lợi: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tạo cho cây trồng, vật
ni phát triển quanh năm, là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt
đới sản xuất lớn, thâm canh, chuyên canh và đa canh...


- Khó khăn: Khí hậu có nhiều thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, sâu
bệnh, dịch bệnh, rét hại...


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


0,25


0,25


0,25


<b>2</b>


<b>(2,5 đ)</b>


<b>a. Tình hình phát triển du lịch nước ta.</b>


- Du lịch nước ta phát triển rất mạnh. Số lượng khách và doanh thu
du lịch tăng nhanh.



- Khách nội địa và khách quốc tế tăng nhanh (dẫn chứng theo số
liệu Atlat...).


- Trong đó chủ yếu là khách nội địa...


- Doanh thu du lịch tăng (dẫn chứng theo số liệu Atlat...)


- Cơ cấu khách du lịch quốc tế đến nước ta rất đa dạng và có sự
thay đổi theo các năm (dẫn chứng theo số liệu Atlat...).


<b>b. Phân bố du lịch.</b>


- Do tài nguyên du lịch nước ta rất đa dạng và phân bố rộng nên
ngành du lịch cũng được phân bố rộng trên phạm vi cả nước.


- Cả nước có 4 trung tâm du lịch quốc gia: Hà Nội, Huế, Đà Nẵng,
TP. Hồ Chí Minh.


- Có 8 trung tâm du lịch vùng: Lạng Sơn, Hạ Long, Hải Phòng,
Vinh, Nha Trang, Đà Lạt, Vũng Tàu, Cần Thơ.


- Còn lại là các điểm du lịch phân bố theo tài nguyên du lịch...


0,25
0,25
0,25
0,25
0,5



0,25
0,25
0,25
0,25


<b>3</b>


<b>(2,5 đ)</b>


<b>a. Sự phân bố các cây công nghiệp lâu năm chủ yếu của ĐNB.</b>


- Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa –
Vũng Tàu. Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Hồ tiêu: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tây Ninh.
Điều: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

* Giải thích nguyên nhân.


- Đất đỏ ba dan, đất xám thích hợp phát triển cây cơng nghiệp.
- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thuận lợi phát triển cây cơng
nghiệp nhiệt đới như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều.


- Lao động dồi dào có nhiều kinh nghiệm và truyền thống...
- Có nhiều cơ sở cơng nghiệp chế biến...


- Thị trường tiêu thụ trong nước và thế giới có nhu cầu lớn.
- Các ngun nhân khác (địa hình, chính sách phát triển...).


<b>b. Vai trò của hồ thuỷ lợi Dầu Tiếng và hồ thuỷ điện Trị An.</b>



- Cung cấp nước tưới cho nông nghiệp để đẩy mạnh thâm canh,
tăng vụ, điều tiết lũ, nuôi trồng thuỷ sản.


- Riêng hồ thuỷ điện Trị An ngồi các vai trị trên cịn cung cấp sản
lượng điện lớn cho sản xuất nơng nghiệp...


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


<b>4 </b>


<b>(2,5 đ)</b>


<b>a. Vẽ biểu đồ hình trịn</b>. (bán kính bằng nhau hoặc năm sau lớn
hơn năm trước)


* Yêu cầu đủ các yếu tố: Tên, kí hiệu, chú thích, số liệu...


<b>b. Nhận xét.</b>


- Tỉ trọng lao động giữa các khu vực kinh tế không đều:
+ Khu vực nông-lâm-ngư nghiệp chiếm tỉ trọng lớn nhất (...).
+ Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỉ trọng nhỏ nhất (...).
- Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng:



+ Giảm tỉ trọng lao động nông – lâm - ngư nghiệp (....).
+ Tăng tỉ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ (...).


<b>c. Ý nghĩa.</b>


- Sự thay đổi trên phù hợp với quá trình cơng nghiệp hố, hiện đại
hố góp phần tăng năng suất, thu nhập lao động xã hội, nâng cao
trình độ chuyên môn tay nghề...


- Tuy nhiên phần lớn lao động nước ta vẫn tập trung ở khu vực
nông - lâm - ngư nghiệp năng suất thấp, đời sống khó khăn.


1,0


0,25
0,25
0,25
0,25
0,25


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×