Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

Nhận dạng và phân tích đặc điểm phân đoạn thị trường mục tiêu của công ty C.P Việt Nam. Lựa chọn 1 phân đoạn thị trường mục tiêu đã nhận dạng, phân tích và đánh giá thực trạng loại hình Marketing chiến lược và marketing mix trong đáp ứng với phân đoạn thị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (309.1 KB, 44 trang )

Đề tài: Chọn một doanh nghiệp thương mại bán buôn, nhận dạng và phân tích
đặc điểm phân đoạn thị trường mục tiêu của doanh nghiêp thương mại. Lựa chọn một
phân đoạn thị trường mục tiêu đã nhận dạng ở trên, phân tích và đánh giá thực trạng
loại hình Marketing chiến lược và Marketing mix trong đáp ứng với phân đoạn thị
trường và môi trường Marketing. Đưa ra giải pháp đề xuất cho thời gian tới của doanh
nghiệp thương mại.
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................3
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.......................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
5. Kết cấu đề tài: Gồm 3 phần.....................................................................................4
Chương I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.....................................5
1.1. Khái niệm về phân đoạn thị trường và đoạn thị trường....................................5
1.2. Thị trường mục tiêu là gì?....................................................................................5
3.

Các tiêu thức phân đoạn thị trường thương mại...............................................5

4.

Các tiêu chuẩn lựa chọn thị trường trọng điểm.................................................6

5.

Các loại hình Marketing chiến lược bao phủ thị trường..................................7

6. Loại hình Marketing- mix.......................................................................................8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................11


2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (CPV)......................11
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam...................11
2.1.2. Triết lý kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh và thành tựu...................................12
2.1.3. Thành tựu đạt được........................................................................................13
2.2. Các phân đoạn thị trường mục tiêu và đặc điểm của đoạn thị trường mục tiêu
của C.P. Việt Nam......................................................................................................13
2.2.1. Các tiêu thức phân đoạn thị trường...............................................................13
2.2.2. Phương án lựa chọn phân đoạn thị trường mục tiêu....................................14
2.2.3. Đặc điểm thị trường mục tiêu của doanh nghiệp...........................................15

1


2.3. Phân tích thực trạng loại hình Marketing chiến lược và MKT mix trong đáp
ứng với phân đoạn thị trường và mơi trường MKT................................................16
2.3.1. Phân tích bối cảnh............................................................................................16
1.2 Mơi trường ngành...............................................................................................18
2.2. Các nguồn lực vơ hình.........................................................................................22
3.2 Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu....................................................................24
3.2.1 Quy mô và sự tăng trưởng................................................................................24
3.2.2 Độ hấp dẫn của thị trường...............................................................................25
3.2.3 Các mục tiêu và khả năng của công ty............................................................26
3.3.Định vị thị trường mục tiêu.................................................................................26
3.4. Chiến lược marketing bao phủ thị trường của CPFoods.................................28
3.5. Marketing-mix của CP Foods............................................................................29
3.5.1. Sản phẩm..........................................................................................................29
3.5.2. Phân phối..........................................................................................................30
3.5.3. Giá..................................................................................................................... 31
3.5.4. Xúc tiến.............................................................................................................31
3.6. Phân tích thực trạng loại hình marketing chiến lược và marketing mix trong

đáp ứng với phân đoạn thị trường và mơi trường marketing của CP Food..........33
3.6.1. Thực trạng loại hình marketing chiến lược và marketing mix trong đáp ứng
phân đoạn thị trường.................................................................................................33
3.6.2. Thực trạng loại hình marketing chiến lược và marketing mix trong đáp môi
trường marketing của CP Food................................................................................36
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TRONG
THỜI GIAN TỚI.......................................................................................................41
1.2. Hạn chế................................................................................................................42
2. Giải pháp cho thời gian tới....................................................................................42
PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................44
PHẦN PHỤ LỤC.......................................................................................................45
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển kéo theo sự cạnh tranh ngày càng gay gắt thì
các doanh nghiệp hiện nay cần tìm cho mình những hướng đi riêng để tạo ra lợi thế
2


vượt trội đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Và thị trường B2B chính là
một thị trường thu hút đối với các doanh nghiệp tuy số lượng ít nhưng quy mơ lại vơ
cùng lớn. Chính vì vậy, các doanh nghiệp càng phải tạo dựng được lòng tin với khách
hàng trên thị trường này để họ lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp. Xét trong lĩnh
vực thực phẩm, hiện nay có rất nhiều thương hiệu khác nhau cùng hoạt động trên thị
trường này, trong đó có C.P Việt Nam, mơi trường cạnh tranh cũng vì thế mà ngày
càng khốc liệt hơn. Doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị nhất định nhằm tăng cường sức
cạnh tranh của mình trên thị trường để có thể tồn tại và phát triển. Và để hiểu rõ hơn
về sự đáp ứng với thị trường mục tiêu của các hoạt động marketing chiến lược và
marketing mix mà các doanh nghiệp áp dụng thì nhóm 8 chúng em đã lựa chọn đề tài:
“ Nhận dạng và phân tích đặc điểm phân đoạn thị trường mục tiêu của công ty C.P
Việt Nam. Lựa chọn 1 phân đoạn thị trường mục tiêu đã nhận dạng, phân tích và đánh

giá thực trạng loại hình Marketing chiến lược và marketing mix trong đáp ứng với
phân đoạn thị trường và môi trường marketing. Đưa ra giải pháp đề xuất cho thời
gian tới cho doanh nghiệp”.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích đặc điểm phân đoạn thị trường mục tiêu của công ty CP chăn ni C.P
Việt Nam. Phân tích và đánh giá thực trạng loại hình Marketing chiến lược và
marketing- mix trong đáp ứng với phân đoạn thị trường và môi trường marketing. Từ
đó đưa ra giải pháp đề xuất cho thời gian tới cho doanh nghiệp để nâng cao năng lực
cạnh tranh và đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
● Đối tượng nghiên cứu: Công ty CP chăn nuôi C.P Việt Nam
● Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu được tiến hành tại công ty CP chăn
nuôi C.P Việt Nam trên thị trường Việt Nam
4. Phương pháp nghiên cứu
Toàn bộ dữ liệu được tổng hợp từ các tài liệu, sách tạp chí, trang web, số liệu từ
các cơ quan thống kê, thừa hưởng từ các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài,
các báo cáo thường niên, báo cáo tài chính của cơng ty CP chăn ni C.P Việt Nam.
Dữ liệu được phân tích thơng qua các phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so
sánh.
3


5. Kết cấu đề tài: Gồm 3 phần
Chương 1: Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Thực trạng về vấn đề nghiên cứu
Chương 3 : Đánh giá và giải pháp đề xuất cho thời gian tới
Chương I:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm về phân đoạn thị trường và đoạn thị trường
Đoạn thị trường là 1 nhóm người tiêu dùng có địi hỏi hay phản ứng như nhau đối
với cùng 1 tập hợp các kích thích marketing-mix.

Phân đoạn thị trường là một quá trình chi tiết của marketing mục tiêu nhằm phân
chia thị trường tổng thể thành những cấu trúc nhỏ hơn có thơng số đặc tính và đường
nét hành vi chọn mua khác biệt nhau, nhưng trong nội bộ một đoạn lại đồng nhất với
nhau mà cơng ty có thể vận dụng marketing mix hữu hiệu trên mỗi đoạn thị trường
mục tiêu đó.
Do mỗi doanh nghiệp có những hạn chế nhất định về nguồn lực, khơng thể nào
có thể đáp ứng hết những nhu cầu của thị trường. Cần phân đoạn thị trường để xác
định những đặc tính của từng đoạn, xem xét xem có đoạn nào phù hợp với khả năng
của doanh nghiệp để đáp ứng những nhu cầu mong muốn của khách hàng. Phân đoạn
thị trường giúp người làm MKT hiểu rõ hơn nhu cầu, mong muốn của KH trong từng
đoạn. Giúp định vị thị trường 1 cách có hiệu quả hơn. Nâng cao hiệu quả, độ chính xác
trong việc lựa chọn các biến số của Marketing-mix. Sử dụng hiệu quả các nguồn lực
MKT.
1.2. Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu là phân đoạn khách hàng nhất định mà doanh nghiệp hướng
tới, hay nói cách khác, thị trường mục tiêu là phần thị trường gồm tất cả các khách
hàng tiềm năng của doanh nghiệp và nhiệm vụ của doanh nghiệp là thu hút và làm
thỏa mãn khách hàng từ phần thị trường đó.
3.

Các tiêu thức phân đoạn thị trường thương mại

Phân đoạn theo tiêu thức địa lý: Thị trường tổng thể được chia cắt thành nhiều
đơn vị địa lý khác nhau như: quốc gia, vùng, quận, thành phố, các vùng có khí hậu và
thổ nhưỡng khác nhau. Cơng ty có thể quyết định hoạt động trong một, một ít hay tất
cả những lưu ý đến các biến số trong các nhu cầu và sở thích trội thuộc địa dư.

4



Phân đoạn theo tiêu thức nhân khẩu học: Nhóm tiêu thức thuộc loại này bao
gồm: độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ văn hóa, quy mơ gia đình, tình trạng hơn
nhân, thu nhập, giai tầng xã hội, tín ngưỡng, dân tộc, sắc tộc,… Đây là tiêu thức dễ đo
lường và phổ biến nhất để phân biệt các nhóm khách hàng
Phân đoạn theo tiêu thức tâm lý học: Cơ sở phân đoạn này dựa trên một số tiêu
thức như: thái độ, động cơ, lối sống, sự quân tâm, quan điểm, giá trị văn hóa,… Nhóm
tiêu thức này thường được sử dụng để hỗ trợ cho nhóm tiêu thức về nhân khẩu học.
Những người trong cùng một nhóm dân số có thể biểu hiện các phác đồ tâm lý khác
nhau.
Phân đoạn theo tiêu thức hành vi tiêu dùng: Trên cơ sở này, thị trường người
tiêu dùng sẽ được phân chia thành các nhóm đồng nhất về các đặc tính: lý do mua sắm,
lợi ích tìm kiếm, tính trung thành, số lượng, tỷ lệ sử dụng, cường độ tiêu thụ, tình trạng
sử dụng (đã sử dụng, chưa sử dụng, không sử dụng…). Theo ý kiến các nhà
Marketing, các đặc tính về tiêu thức này là khởi điểm tốt nhất để hình thành các đoạn
thị trường.
4.

Các tiêu chuẩn lựa chọn thị trường trọng điểm

Quy mô và sự tăng trưởng
Một đoạn thị trường được xem như có hiệu quả nếu nó có quy mơ hiện tại và
mức tăng trưởng trong tương lai bù đắp các chi phí marketing hiện tại và tương lai của
cơng ty. Để đánh giá quy mô và mức độ tăng trưởng của một đoạn thị trường đang
xem xét, công ty cần thu thập thông tin về doanh số bán, về nhịp độ tăng tiêu thụ dự
kiến, mức lãi dự kiến, mức độ cạnh tranh... Đoạn thị trường có độ hấp dẫn nhất là đoạn
có mức độ tiêu thụ cao, tốc độ tăng trưởng cao, mức lợi nhuận cao, mức độ cạnh tranh
thấp và các kênh phân phối không yêu cầu cao.
Độ hấp dẫn của thị trường
Để đánh giá độ hấp dẫn của thị trường cần phải đánh giá về mức độ cạnh tranh
trên thị trường đó. Độ hấp dẫn của một đoạn thị trường tỉ lệ nghịch với mức độ cạnh

tranh trên thị trường đó. Đánh giá tồn diện về tình hình cạnh tranh, doanh nghiệp có
thể dùng mơ hình 5 yếu tố cạnh tranh của Michael Porter để xem xét: Đối thủ cạnh
tranh, Khách hàng, Sản phẩm thay thế, nhà cung cấp, các đối thủ tiềm tàng. Nếu một
thị trường có rào cản gia nhập thấp thì các đối thủ cạnh tranh dễ dàng xâm nhập, do đó

5


thị trường đó ít hấp dẫn và ngược lại. Bên cạnh đó, nếu đoạn thị trường có nhiều sản
phẩm thay thế thì mức độ cạnh tranh gián tiếp sẽ cao và dẫn đến không hấp dẫn
Các mục tiêu và khả năng của công ty
Nếu đoạn thị trường không phù hợp với khả năng và mục tiêu lâu dài của công ty
thì khơng thể kinh doanh trên đó được hay nếu đoạn thị trường phù hợp với mục tiêu
nhưng không phù hợp với khả năng của cơng ty thì cũng khơng thể đáp ứng được.
Cơng ty có thể xem xét các năng lực bên trong và bên ngồi của mình như nguồn nhân
lực, khả năng tài chính, năng lực quản lý....
5.

Các loại hình Marketing chiến lược bao phủ thị trường

Căn cứ vào tương quan cặp nhãn hiệu mặt hàng- đoạn thị trường đích mà doanh
nghiệp quy hoạch kinh doanh trong cấu trúc trắc diện mặt hàng kinh doanh của mình,
marketing chiến lược bao phủ thị trường được phân chia thành 5 hình thái: Marketing
tập trung hóa đơn đoạn, chun doanh hóa lựa chọn, chuyên doanh hóa mặt hàng,
chuyên doanh hóa thị trường và bao phủ toàn bộ thị trường.
Chiến lược marketing tập trung hóa đơn đoạn: doanh nghiệp sẽ tập trung một
loại mặt hàng cho một đoạn thị trường. Như vậy sẽ đáp ứng được tối đa nhu cầu của
khách hàng, phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Doanh nghiệp sẽ tập trung nghiên
cứu rõ những nhu cầu của khách hàng trong đoạn thị trường đó, thu thập thơng tin
cũng như phân tích rõ khách hàng mục tiêu của mình để có thể sản xuất ra các sản

phẩm phù hợp. Chiến lược này thường phù hợp với cơng ty có quy mơ nhỏ đang tiềm
phục một mình ở một mảng thị trường.
Chiến lược marketing chuyên doanh hóa mặt hàng: doanh nghiệp sẽ tập trung
một nhóm mặt hàng, phân nhóm hoặc một loại 1 nhãn hiệu xác định cho toàn bộ tập
khách hàng tiềm năng trên thị trường tổng thể và hiệu chỉnh tính năng cho phù hợp với
từng phân khúc thị trường mục tiêu. Ngoài việc nghiên cứu thị trường trọng điểm thì
cần xem xét tất cả các thị trường cịn lại. Mỗi thị trường sẽ có một đặc trưng riêng, nhu
cầu khách hàng sẽ khác nhau ở mỗi đoạn thị trường. Nếu như trên thị trường xuất hiện
sản phẩm mới được sản xuất bằng công nghệ hiện đại hơn thì có thể thay thế hồn tồn
sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ, nghiên cứu
từng đoạn thị trường để sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của các tập khách
hàng, phục vụ tốt nhất cho từng đoạn thị trường, ngoài ra cần trú trọng vào các dịch vụ
chăm sóc, nó sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển bền vững hơn.
6


Chiến lược chun doanh hóa thị trường: cơng ty tập trung vào việc phục vụ
nhu cầu của tập khách hàng hỗn hợp có liên quan đến nhau của một đoạn thị trường
mục tiêu có nhu cầu đồng bộ và phát triển nhiều sản phẩm khác nhau cho thị trường
này. Doanh nghiệp không thể bỏ qua việc nghiên cứu chân dung khách hàng mục tiêu
và hơn nữa cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng về thị trường trọng điểm của mình. Doanh
nghiệp chủ yếu phát triển tập mặt hàng hỗn hợp có liên quan đến nhau, chúng ta
thường thấy các trường hợp về việc lựa chọn chiến lược này trong ngành sản xuất
dụng cụ y tế, nhà bếp… vì các sản phẩm trong nhóm thường xuyên sử dụng với nhau,
khách hàng sẽ hài lòng và tin tưởng doanh nghiệp khi doanh nghiệp có tiếng tăm và
chun mơn hóa phục vụ nhóm khách hàng.
Chiến lược chuyên doanh hóa lựa chọn: các doanh nghiệp chọn lọc một số
phân khúc thị trường để hoạt động, mỗi phân khúc thị trường đều có sức hấp dẫn
khách quan và phù hợp với những mục tiêu và nguồn tài nguyên của công ty. Với
chiến lược này, doanh nghiệp tham gia vào khu vực thị trường có nhiều đối thủ cạnh

tranh tiềm phục, chiến lược này giúp đa dạng hóa rủi ro dù 1 đoạn thị trường có trở
nên khơng hấp dẫn thì cơng ty vẫn sẽ thu được lợi nhuận từ các đoạn thị trường khác.
Tuy nhiên cần có tiềm lực lớn để thỏa mãn nhu cầu của từng đoạn thị trường khác
nhau, và đồng thời phải chớp thời cơ hấp dẫn hoặc né xung đột đối với các đối thủ nếu
khơng sẽ dẫn tới tình trạng doanh nghiệp không phục vụ tốt ở tất cả các đoạn thị
trường và sẽ có nguy cơ thất bại.
Chiến lược bao phủ thị trường: doanh nghiệp sẽ hướng đến việc phục vụ tồn
bộ thị trường với chiến lược marketing khơng phân biệt. Phục vụ toàn bộ thị trường
đồng nghĩa với việc sản xuất đại trà và tiếp cận tất cả khách hàng bằng 1 thông điệp và
1 chiến lược marketing duy nhất. Phương án này chỉ phù hợp với các công ty thương
mại lớn, có ngân sách lớn và tình hình tài chính đủ mạnh để thỏa mãn nhu cầu của tất
cả các khách hàng và thị trường. Đây là trường hợp cơng ty thương mại nếu muốn
chuỗi xích của các cửa hàng tổng hợp, các siêu thị cấp khu vực và toàn lãnh thổ. Với
chiến lược này, khách hàng được phục vụ và đáp ứng đầy đủ, đa dạng nhất các yêu cầu
của mình.
6. Loại hình Marketing- mix

7


Marketing mix là phối thức mà cơng ty có thể lựa chọn thực hiện để ảnh hưởng
đến sức cầu thị trường. Mơ hình này được xây dựng từ những năm 1960, bởi nhà kinh
tế học E. Jerome McCarthy và có 4 nhân tố chính hay cịn được gọi là 4P:
a. Sản phẩm (Product )
Là điểm cốt lõi trong việc đáp ứng nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng.
Nếu sản phẩm khơng tốt thì mọi nỗ lực của các hình thức tiếp thị khác đều sẽ thất bại.
Sản phẩm là nền tảng của mọi hoạt động kinh doanh. Các cơng ty nhắm tới mục đích
là làm cho sản phẩm của mình khác biệt và tốt hơn để có thể thu hút và khiến cho thị
trường mục tiêu ưu thích sản phẩm để có thể trả giá ở mức cao nhất. Doanh nghiệp có
thể tạo ra sản phẩm có bao bì, nhãn hiệu, chất lượng vượt trội để thu hút khách hàng

hoặc có thể có các dịch vụ bảo hành, lợi ích cho khách hàng để kích thích tiêu thụ sản
phẩm.
Các nhà tiếp thị phải nghiên cứu toàn bộ những lợi ích được cung cấp bởi sản
phẩm và tất cả các tính năng của sản phẩm bằng việc trả lời câu hỏi: Sản phẩm giúp
khách hàng giải quyết vấn đề gì? sau đó lập kế hoạch cho các giai đoạn khác nhau
trong suốt vịng đời của nó. Ngồi ra, đối tượng mục tiêu của sản phẩm cũng cần được
xác định và hiểu rõ, để doanh nghiệp cải thiện sản phẩm theo hướng phù hợp hơn với
mong muốn người dùng.
b. Giá cả( Price )
Giá bán là chi phí khách hàng phải bỏ ra để đổi lấy sản phẩm hay dịch vụ của nhà
cung cấp. Cách định giá của sản phẩm, dịch vụ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự hài lòng
của khách hàng. Giá cả được coi là phương tiện cạnh tranh có hiệu quả đối với những
sản phẩm tiêu dùng thiết yếu hàng ngày của con người. Mà ở đó mức độ cạnh tranh về
giá liên tục diễn ra và người tiêu dùng rất nhạy cảm về biến động giá của sản phẩm.
Đặc biệt là ở những thị trường mà thu nhập của người tiêu dùng còn thấp.
Giá cả khác với các yếu tố còn lại của Marketing-mix ở chỗ nó tạo ra doanh thu,
trong khi các yếu tố khác chỉ tạo ra chi phí. Do vậy các cơng ty thường tìm mọi cách
để nâng giá lên càng cao càng tốt chừng nào mà mức độ khác biệt của sản phẩm cho
phép làm điều đó. Việc tăng hoặc giảm giá ảnh hưởng rất rõ rệt đến lợi nhuận.
c. Phân phối ( Place):
Là q trình đưa hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng qua hai dạng, kênh
phân phối trung gian và kênh phân phối trực tiếp, để đạt được mục tiêu của doanh
8


nghiệp là tiêu thụ sản phẩm và mang lại giá trị lợi ích cho người tiêu dùng. Những địa
điểm phù hợp sẽ tạo sự tiện lợi cho khách hàng tiết kiệm được thời gian. Kênh phân
phối phải phù hợp với sức bán của các nhà phân phối, trung gian và đặc biệt là doanh
nghiệp phải kiểm soát được kênh của mình. Việc thiết kế và quản lý kênh phân phối
mới của doanh nghiệp cần phù hợp tính chất sản phẩm, dễ dàng tìm mua sản phẩm,

đảm bảo tăng doanh số bán và thiết lập mối quan hệ gần gũi giữa các trung gian. Để
hiệu quả hóa hoạt động phân phối, doanh nghiệp cần xác định loại hình phân phối phù
hợp cho từng giai đoạn. Có 3 chiến lược phân phối chủ yếu được sử dụng, đó là: Phân
phối độc quyền, phân phối có chọn lọc, phân phối tập trung.
d. Xúc tiến (Promotion)
Là tập hợp những hoạt động mang tính chất thơng tin hữu ích nhằm gây ấn
tượng, kích thích và thuyết phục khả năng mua sản phẩm của người tiêu dùng và tạo
uy tín đối với doanh nghiệp. Nó thúc đẩy bán hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh
nghiệp, truyền đạt thông tin về doanh nghiệp đến người tiêu dùng và là vũ khí cạnh
tranh trên thương trường. Các doanh nghiệp thường sử dụng hai chiến lược kéo và đẩy
để tác động đến từng nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau. Chiến lược kéo là lơi kéo,
khuyến khích khách hàng mua sản phẩm của doanh nghiệp mình. Ngược lại, chiến
lược đẩy là đẩy hàng hóa ra thị trường thơng qua các mạng lưới phân phối. Để đạt
được mục đích của chính sách xúc tiến thương mại doanh nghiệp cần phối hợp và sử
dụng sáu công cụ: Quảng cáo, khuyến mại, quan hệ công chúng, lực lượng bán hàng
và Marketing trực tiếp

9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Giới thiệu về Công ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (CPV)
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Chăn ni CP Việt Nam
Tập đồn C.P (Charoen Pokphand Group) được thành lập năm 1921 tại Bangkok,
Thái Lan. Nay là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và là một trong
những tập đoàn mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công-nông nghiệp và chế biến
thực phẩm. Tập đoàn C.P bắt đầu vào Việt Nam năm 1988 với văn phòng đại diện tại
TP.HCM. Năm 1993 thành lập Cơng ty TNHH Chăn Ni C.P. Việt Nam, có trụ sở
chính tại Khu Cơng nghiệp Biên Hịa 2, TP. Biên Hịa, tỉnh Đồng Nai. Năm 2011 đổi
tên thành Cơng ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (CPV). Hiện nay, CP là một

trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành sản xuất thực phẩm an tồn.
Cơng ty Cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (CPV) hiện nay bao gồm các ngành
sản xuất chính bao gồm: Thức ăn chăn ni; Thức ăn thủy sản; Chăn nuôi gia súc gia
cầm; Nuôi trồng thủy sản; Chế biến thực phẩm (chế biến thịt và thủy sản); Phân phối,
bán lẻ thực phẩm. CPV có một hệ thống sản xuất đa ngành khép kín theo mơ hình
“FEED-FARM-FOOD” duy nhất tại Việt Nam. FEED - Thức ăn chăn nuôi, FARM Trang trại chăn nuôi, FOOD - Chế biến thực phẩm.
CP Food là nhãn hàng tiên phong trong ngành hàng thực phẩm của công ty cổ
phần chăn nuôi CP việt nam, nhằm giúp tăng độ phủ sóng của thương hiệu CP food và
phát triển tất cả các kênh bán hàng, giúp khách hàng có thể thực hiện hành vi mua
hàng mọi lúc mọi nơi. CP FOOD Việt Nam – Nhà bếp của thế giới: Bằng việc kiểm
soát tuyệt đối khắt khe tồn bộ quy trình sản xuất, doanh nghiệp cam kết mang đến cho
người tiêu dùng những sản phẩm đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
Đó cũng là cách C.P xây dựng và giữ vững lòng tin nơi người tiêu dùng. Các sản phẩm
của CP Food hiện nay bao gồm: thực phẩm tươi, thực phẩm chế biến, xúc xích, thủy
sản chế biến.
Các sản phẩm thực phẩm hiện nay của CP Food Việt Nam đang được phân phối
rộng rãi ra thị trường bao gồm:

10


Thực phẩm tươi

Thịt gà, Thịt heo, Thịt heo Kurobuta, Trứng, Thịt gà
ướp sẵn, Thịt heo ướp sẵn

Thực phẩm chế biến

Bánh burger, Bánh Croissant, Tàu hũ trứng, Snack


Xúc xích

Xúc xích CP, Xúc xích Bucher, Xúc xích tiệt trùng cp,
Xúc xích tiệt trùng five star, Lạp xưởng

Thủy sản chế biến

Tôm, cá

CP green

Rau bạc hà, Bắp cải, Bí xanh, Bí đỏ, Cà chua, Cà
rốt,...

Chả lụa – nem - pate

Chả lụa cp, Nem giòn, Pate

2.1.2. Triết lý kinh doanh, tầm nhìn, sứ mệnh và thành tựu
Triết lý kinh doanh: “Là công ty xuất thực phẩm hàng đầu thế giới, CPF sẽ tiếp
tục phát triển và đổi mới các sản phẩm thực phẩm để đáp ứng nhu cầu của người tiêu
dùng hiện nay và trong tương lai. Đặc biệt chú trọng tới chất lượng, an tồn thực
phẩm, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, có trách nhiệm với xã hội và môi trường, hướng
tới sự phát triển bền vững theo tầm nhìn “Nhà bếp của thế giới”
Tầm nhìn: “Nhà bếp của thế giới” – Cơng ty Cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam
quyết tâm mang đến thực phẩm chất lượng cao, giàu giá trị dinh dưỡng, vệ sinh và an
toàn đến với người tiêu dùng dựa trên tiêu chuẩn sản xuất thân thiện với môi trường và
quy trình hoạt động kinh doanh có trách nhiệm với xã hội theo nguyên tắc quản trị tốt
một cách bền vững.
Sứ mệnh:

Đối với công ty: Xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh, kinh doanh có lợi nhuận và
bền vững nhằm xây dựng lịng tin cho nhà đầu tư và cổ đơng.
Đối với nhân viên: Phát triển và khuyến khích nhân viên các cấp trở thành người
giỏi, người tốt theo giá trị cốt lõi của tổ chức, bao gồm cả việc quan tâm chăm sóc
nhân viên được hạnh phúc và thu nhập tốt.
Đối với khách hàng: Đem lại sự thành công cho khách hàng bằng cách phục vụ
khách hàng một cách chân thành, trung thực và công bằng.

11


Đối với xã hội: Có trách nhiệm với xã hội thể hiện qua việc sản xuất hàng có chất
lượng, sạch, an tồn và thân thiện với mơi trường, đồng thời góp phần vào các hoạt
động đền ơn đáp nghĩa tổ quốc.
2.1.3. Thành tựu đạt được
● Chứng nhận quốc gia và chứng nhận quốc tế: Giải vàng chất lượng quốc gia
2013,
● Bằng khen bộ trưởng bộ y tế 2013,
● Chứng nhận giải thưởng giọt hồng 2015,
● Chứng nhận 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2015,
● Giải thưởng bông lúa vàng 2015,
● Thành tích đóng góp cho ngành nơng nghiệp giai đoạn 2010 – 2015, Bằng
khen hành trình đỏ 2015,
● Kỷ lục ngày hội có số người khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí nhiều nhất
Việt Nam,
● Doanh nghiệp bền vững 2020.
2.2. Các phân đoạn thị trường mục tiêu và đặc điểm của đoạn thị trường
mục tiêu của C.P. Việt Nam
2.2.1. Các tiêu thức phân đoạn thị trường
C.P Food Việt Nam là một trong những nhà cung cấp thực phẩm chất lượng hàng

đầu trên thị trường với nguồn thực phẩm dồi dào sẵn có, từ các sản phẩm thịt lợn, thịt
gà, xúc xích, nem, chả lụa, pate, các loại thủy sản đã chế biến (như tôm, cá) và rau củ
quả. CP Food chính là nguồn cung ứng thực phẩm lớn phục vụ cho những khách hàng
công nghiệp lớn như nhà hàng, bếp ăn tập thể, các chuỗi cửa hàng, siêu thị trên nhiều
tỉnh, thành phố. Với một thị trường mục tiêu rộng khắp, CP Food đã phân đoạn thị
trường của mình dựa trên những tiêu thức sau:
Tiêu thức khách hàng
Theo đặc điểm khách hàng tổ chức của CP Food: ở đây, công ty thực phẩm này
xác định tiếp cận với các doanh nghiệp trong ngành kinh doanh lĩnh vực ăn uống như
nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể chuyên phục vụ các suất ăn công nghiệp lớn như
các căn-tin trường học, bệnh viện cho tới các nhà máy, xí nghiệp, văn phịng cho một
lượng lớn học sinh, nhân viên, cơng nhân hằng ngày. Nhóm khách hàng doanh nghiệp
này của C.P Food nhìn chung có quy mơ, chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ từ
12


trung bình, khá cho tới cao cấp với mong muốn được phục vụ những những món ăn
với nguồn nguyên liệu thực phẩm đầu vào có chất lượng. Bên cạnh đó, khách hàng tổ
chức của C.P Food còn là các hệ thống siêu thị, cửa hàng mơ hình mini mart chun
cung cấp các mặt hàng tiêu dùng hằng ngày, trong đó bao gồm cả các sản phẩm thực
phẩm trên thị trường... với quy mơ từ trung bình đến lớn, phục vụ nhu cầu ăn uống
hằng ngày của người tiêu dùng trên mọi vùng miền đất nước.
Tiêu thức địa ly
Theo đặc điểm địa lý, hiện nay công ty C.P Food đang tập trung cung cấp mặt
hàng thực phẩm và phát triển thị trường trước hết đối với các khu vực có đơng dân cư
sinh sống, học tập và làm việc tại các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM hay Đà
Nẵng và các tỉnh thành lân cận khác.
2.2.2. Phương án lựa chọn phân đoạn thị trường mục tiêu
Việc áp dụng phân khúc thị trường, giúp cho doanh nghiệp có một cái nhìn rõ
ràng, chi tiết hơn về thị trường, hiểu rõ hơn về nhu cầu và mong muốn của khách hàng,

đồng thời có thể tìm thấy cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp mình. Với dịng sản
phẩm thực phẩm đa dạng, C.P Food đang hướng tới phục vụ cho nhiều thị trường từ
những siêu thị, cửa hàng cho tới nhà hàng, bếp ăn. Cụ thể với phương án chun mơn
hóa mặt hàng của CP Food Việt Nam, công ty đã và đang tập trung vào việc phục vụ
nhu cầu của các thị trường mục tiêu là tập những khách hàng tổ chức, doanh nghiệp
bao gồm bếp ăn công nghiệp, nhà hàng, cửa hàng, siêu thị phục vụ những mặt hàng
thực phẩm tươi sạch, an tồn đạt tiêu chuẩn. Ở đó, doanh nghiệp thực phẩm này cung
cấp chuỗi sản phẩm đa dạng của mình cho những thị trường mục tiêu từ những mặt
hàng thịt tươi sống, thủy sản, thực phẩm đã qua chế biến, rau củ quả tươi xanh, đến
các món ăn như xúc xích, nem, chả, pate. Các sản phẩm thực phẩm của CP Food được
phân phối ra thị trường được sử dụng cùng với nhau, dùng để chế biến các món ăn,
thực đơn hằng ngày phong phú. Điều này đối với các nhà hàng, bếp ăn sẽ dễ dàng
trong việc lên thực đơn món ăn hằng ngày khi phục vụ thực khách, còn đối với các
trung tâm siêu thị hay cửa hàng minimart sẽ giúp cho người tiêu dùng khi mua sắm ở
đây cảm nhận được sự đa dạng của các mặt hàng thực phẩm. Với việc chun mơn hóa
mặt hàng phục vụ cho nhiều khách hàng ở nhiều thị trường, doanh nghiệp C.P Food có
thể tạo ra được vị thế của mình trên thị trường thực phẩm sạch và trở thành một địa

13


chỉ, một nhà cung cấp đáng tin cậy cho những khách hàng hiện tại và mục tiêu trong
lĩnh vực cung cấp thực phẩm.
2.2.3. Đặc điểm thị trường mục tiêu của doanh nghiệp
Trong phân đoạn các thị trường mục tiêu của công ty, hiện tại C.P. Food đang tập
trung hướng tới phục vụ thị trường mục tiêu với khách hàng doanh nghiệp là hệ thống
các siêu thị tại những khu trung tâm mua sắm cho đến hệ thống các cửa hàng theo mơ
hình siêu thị nhỏ và vừa, chun phân phối các mặt hàng thực phẩm cho người tiêu
dùng cuối cùng. Cụ thể, theo thông tin được thu thập đối với thị trường mục tiêu ở
phía Bắc hiện nay của C.P Food, công ty thực phẩm này đang là một trong những nhà

cung cấp thực phẩm cho những siêu thị bao gồm: Trung tâm mua sắm Big C (mới đây
sau khi tái định vị thương hiệu đã được đổi tên thành Top Market và Go), siêu thị
CoopMart, Trung tâm mua sắm và giải trí Lotte, hệ thống siêu thị Metro, Qmart. Cho
đến các mơ hình cửa hàng siêu thị nhỏ như chuỗi cửa hàng minimart Lan Chi, chuỗi
cửa hàng Vinmart+.
Xét về mặt quy mô của thị trường mục tiêu , chúng ta có thể thấy những hệ thống
siêu thị, cửa hàng đối tác của C.P Food có độ phủ rộng về mặt quy mô từ trung tâm
mua sắm, siêu thị lớn cho tới những cửa hàng kinh doanh có quy mơ vừa. Điều này
cho chúng ta thấy được sự đa dạng, phong phú về khách hàng trong chính thị trường
mục tiêu của C.P Food và cũng thể hiện mục tiêu, mong muốn của C.P Food trong việc
bao phủ thị trường về lĩnh vực cung cấp thực phẩm tươi sạch.
Xét về đặc điểm khu vực địa lý của thị trường mục tiêu, CP Food hiện tại đang
hướng tới phân phối thực phẩm cho hệ thống các siêu thị, cửa hàng minimart ở các
tỉnh, thành phố có sự phát triển về mặt kinh tế, văn hóa, xã hội...Những cái tên khơng
thể thiếu là Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng. Ngoài ra, cụ thể ở thị trường khu vực phía
Bắc, những tỉnh thành phát triển có sự hiện diện của nhóm khách hàng mục tiêu này
đang kinh doanh có thể kể đến như: Ninh Bình, Hải Phịng, Quảng Ninh, Hải Dương,
n Bái, Phú Thọ,....Những siêu thị và cửa hàng đối tác kinh doanh của C.P Food tập
trung ở những khu vực đông dân cư, đang sinh sống, học tập và làm việc. Những siêu
thị lớn có thể ở trung tâm thành phố hoặc như một số quận trung tâm của Hà Nội
nhưng cũng có một số siêu thị phân phối của C.P Food đang tập trung ở khu vực ngoại
thành Hà Nội như Hà Đông, nhưng với giao thông đi lại đang dần tương đối dễ dàng
từ trung tâm thành phố nên điều này không là trở ngại của người tiêu dùng khi đi lại
14


mua sắm. Những minimart, siêu thị này chúng ta còn thấy sự xuất hiện dày đặc ở bên
dưới những khu chung cư, các văn phòng làm việc hay gần những khu cơng nghiệp,
nhà máy, xí nghiệp cho tới các trường học, bệnh viện lớn. Cịn đối với những khu vực
nơng thơn thì kinh tế chung nhìn chung chưa phát triển và người tiêu dùng vẫn ưa

chuộng những mặt hàng giá rẻ hơn tại các khu chợ truyền thống, nên các mơ hình
chuỗi siêu thị ở đây khơng phải là đối tượng khách hàng mục tiêu mà C.P Food muốn
tập trung hướng tới.
2.3. Phân tích thực trạng loại hình Marketing chiến lược và MKT mix trong
đáp ứng với phân đoạn thị trường và mơi trường MKT
2.3.1. Phân tích bối cảnh
2.3.1.1. Mơi trường bên ngồi
Mơi trường vĩ mơ
·

Mơi trường kinh tế

Sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế tác động trực tiếp tới sức mua và cơ
cấu chi tiêu của dân chúng. Sức mua phụ thuộc vào mức thu nhập hiện tại, chỉ số giá
cả, lạm phát,... Việt Nam là một nước đang phát triển, thu nhập của người dân tăng
nhanh trong những năm gần đây (năm 2020 thu nhập bình qn đầu người là 3500
USD trong đó năm 2019 là 2540 USD/ người theo
Điều này làm thay đổi cơ cấu chi tiêu cho các sản phẩm. Sự phát triển đa dạng
các thành phần kinh tế tạo điều kiện phát triển mạnh mẽ của hàng sản xuất và hàng
tiêu dùng. Đó cũng là điều kiện thuận lợi để CP food phát triển sản xuất và cho ra
nhiều sản phẩm và phù hợp với xu hướng trong thời đại kinh tế đang phát triển. I
·

Mơi trường chính trị và pháp luật

Mơi trường chính trị và pháp luật có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp. Việt Nam được đánh giá là một trong những mơi trường chính trị
bình ổn nhất thế giới, là một mơi trường an toàn và yên tâm cho các doanh nghiệp đầu
tư. Luật đầu tư và luật doanh nghiệp có hiệu lực từ 1/06/2006 tạo điều kiện mở rộng
quyền tự do kinh doanh thu hút đầu tư tư nhân, tăng cường cơ chế hậu kiểm và tạo một

sân chơi bình đẳng cho mọi thành phần kinh tế. Việc gia nhập WTO năm 2007 đã cải
cách mạnh mẽ chính sách thuế Việt Nam. Có 812 dòng thuế được cắt giảm, giảm bớt
nhiều thủ tục tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong đó có cơng ty cổ phần chăn ni
C.P Việt Nam. Với tình hình chính trị và những ưu đãi về thuế, CP Việt Nam phải đối
15


mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước, chính sách thuế xuất nhập khẩu,
các thuế tiêu thụ, thuế thu nhập,... sẽ ảnh hưởng tới doanh thu, lợi nhuận của doanh
nghiệp. Chính sách thuế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh và sản xuất
của công ty quốc tế nói riêng và cơng ty C.P nói riêng. Ta có thể thấy được sự thay đổi
về giá và sản phẩm thay đổi qua từng thời kỳ, do chính sách thuế nhập khẩu.
· Mơi trường dân cư
Quy mơ, mật độ và sự phân bổ dân cư, các xu hướng thay đổi về độ tuổi, giới
tính, nghề nghiệp,... đều có ảnh hưởng tới các quyết định marketing của doanh nghiệp.
Hiện tại, dân số Việt Nam khoảng 98 triệu người và với tốc độ tăng 2% hàng năm. Việt
Nam là một thị trường nhanh thích ứng nhanh với các sản phẩm mới, đây là một thị
trường đầy tiềm năng và vô cùng thuận lợi cho C.P. Với sự phát triển về q trình đơ
thị, quy mơ dân số, trình độ văn hóa tăng lên địi hỏi CP food phải có những phương
thức và công nghệ làm mới marketing phù hợp. Ở Việt Nam, dân cư tập trung đông
đúc ở các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Quảng Ninh,... hay một số khu
công nghiệp lớn như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc,... Đây là thị trường tiềm năng mà CP food
đã và đang hướng đến để có thể nâng cao vị thế của mình trên thị trường.
·

Mơi trường cơng nghệ

Việc phát minh ra các thiết bị, máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu con người
ngày càng xuất hiện nhiều hơn. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ là một
trong những yếu tố tạo nên sức mạnh cạnh tranh của các doanh nghiệp. Nhận thức

được tầm quan trọng của khoa học công nghệ, C.P Việt Nam đã không ngừng nghiên
cứu và cập nhật cũng như áp dụng các công nghệ kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất để áp
dụng vào sản xuất. C.P là doanh nghiệp cơng nơng nghiệp liên hồn theo mơ hình
khép kín, từ một nhà máy tại Đồng Nam. Đến 11/2020, sau hơn 25 năm phát triển,
Cơng ty CP.Chăn ni Việt Nam có 10 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, gia súc,
gia cầm và thủy hải sản. Bên cạnh đó, 5 nhà máy chế biến thực phẩm và thủy sản. Các
sản phẩm của công ty xuất khẩu ra các thị trường khó tính như Nhật Bản, Australia,
Châu Âu và Trung Quốc.
Mơi trường văn hóa xã hội
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thì văn hóa xã hội Việt Nam
cũng có những biến chuyển mạnh mẽ. Thói quen tiêu dùng của người Việt Nam đã dần
thay đổi, khả năng chi trả của đại bộ phận người dân cũng tăng lên. Nhu cầu tiêu dùng
16


các sản phẩm như gà, heo, thủy sản, xúc xích, rau quả sạch, snack,... cũng được tăng
lên rất nhiều. Bên cạnh ăn no, người dân dần chú trọng hơn về độ an toàn của sản
phẩm như nguồn gốc, xuất xứ,... Thấu hiểu điều đó, CP ln cố gắng có thể làm thỏa
mãn tối đa được những mong muốn, sở thích, nhu cầu của người tiêu dùng bằng cách
sản xuất đa dạng các sản phẩm cơng ty.
Mơi trường tự nhiên
Ơ nhiễm môi trường đang là vấn đề được quan tâm nhất trên tồn thế giới. Mơi
trường tự nhiên biến đổi gây ảnh hướng đến doanh nghiệp ở rất nhiều phương diện
khác nhau. Thấu hiểu điều đó, khơng dừng lại với mơ hình trang trại truyền thống, C.P
food tự hào là “resort nuôi heo” hiện đại nhất Đông Nam Á. Nhằm tạo khơng gian hài
hịa giữa các yếu tố mơi trường, con người và vật nuôi, trại heo được thiết kế với tỷ lệ
cây xanh chiếm 2/3 diện tích khn viên. Những hàng cây xanh chạy dài ven lối đi trải
bê tông sạch sẽ, bao quanh là hồ nước vừa tạo nên cảnh quan mát mẻ cho trang trại,
vừa thân thiện với mơi trường thiên nhiên.
1.2 Mơi trường ngành

Nhà cung cấp:
Để có được năng suất cao và chất lượng thịt ngon, C.P. Việt Nam đã nhập khẩu
các giống heo Landrace, Yorkshire, Duroc, Pietrain và Berkshire từ các công ty giống
hàng đầu của thế giới, ni thích nghi, nhân giống và lai tạo giống heo thịt thương
phẩm phù hợp với thị trường Việt Nam. Berkshire là giống heo đen được người Nhật
Bản ưa chuộng gọi là Kurobuta vì chất lượng thịt thơm, mềm và có vị ngọt, giống heo
này đã được đưa vào chương trình sản xuất heo thịt CP và cho ra thị trường để đưa đến
tay người tiêu dùng nước ta.
Công ty CP food kết hợp với công ty DDN Printing – Cơng Ty TNHH DDN
VINA ln có chỗ đứng vững chắc trong thị trường sản xuất bao bì ở Việt Nam. Là
cơng ty có nhiều thế mạnh ở các mặt hàng như hộp giấy cứng cao cấp, hộp giấy mềm,
hộp giấy carton, túi giấy,.. hiện được dùng phổ biến trong các cơng ty sản xuất, đóng
gói: thực phẩm, hàng điện tử, công nghiệp, nông nghiệp, dược phẩm, siêu thị, các nhà
máy chế biến phục vụ cho hoạt động xuất khẩu. Chính vì thế CP food quyết định hợp
tác với cơng ty DDN Printing, để về quá trình vận chuyển, sản xuất và bàn giao hàng
hóa.
Trung gian marketing:
17


Trung gian Marketing hay còn được gọi là trung gian phân phối - đây là tất cả
những cá nhân, tổ chức tham gia vào hoạt động kết nối giữa nhà sản xuất với người
tiêu dùng trong vấn đề phân phối các sản phẩm. Cụ thể ở công ty CP food: các trung
gian marketing có thể kể đến: nhà hàng Five Star, Vinmart, siêu thị mini, siêu thị big
C, … Thông qua hình thức này, các cá nhân, tổ chức làm trung gian Marketing có thể
quảng bá, truyền thơng về sản phẩm, giúp chúng nhanh chóng được người tiêu dùng
tiếp cận. Cụ thể sơ đồ cơ bản của một kênh phân phối sẽ là: Nhà sản xuất => Trung
gian Marketing => Người tiêu dùng. Trong bối cảnh nền kinh tế đang có nhiều biến
đổi nhanh chóng, CP food để có thể nhanh chóng tiếp cận khách hàng, quảng bá cho
sản phẩm thì khơng thể chỉ dựa vào các hoạt động kinh doanh, buôn bán thông thường

tại các cửa hàng hay các kế hoạch về Marketing đơn giản. Chính vì vậy mà việc áp
dụng hình thức trung gian Marketing là vơ cùng cần thiết đối với các doanh nghiệp
trong thời đại này.
Khách hàng: CP luôn quan tâm nghiên cứu kỹ những khách hàng của mình để
qua đó có thể đáp ứng tốt nhất nhu cầu của họ. Khách hàng B2B lớn của CP food có
thể kể đến như cửa hàng đồ ăn nhanh: KFC, Lotteria,... CP còn tập trung phân phối

vào các nhà hàng như Five Star, căn tin trường học, siêu thị mini,... Trên thị
trường hiện có rất nhiều dịng sản phẩm như CP food nhưng với việc minh bạch
trong sản xuất, chất lượng sản phẩm được đảm bảo giúp các khách hàng là nhà
phân phối dễ đưa CP food đến gần hơn với khách hàng là người tiêu dùng trực
tiếp. Khách hàng B2B gần như quyết định được độ ổn định và khả năng phát
triển của công ty. Khách hàng B2B đặt hàng với tần suất và số lượng lớn chính
vì thế họ cũng có quyền thương lượng khá cao. Để có thể giữ chân các khách
hàng này, CP food khơng ngừng đưa ra những chính sách, cam kết VSATTP hay
những điều kiện ràng buộc để đảm bảo chất lượng sản phẩm cho khách hàng
cũng như uy tín của doanh nghiệp.
Công chúng: CP mở rộng địa bàn phân phối tại các địa điểm thuận lợi mua sắm,
nơi dân cư đông đúc như siêu thị, cửa hàng, nhà hàng,... Từ đó nhận được rất nhiều sự
chú ý, quan tâm từ người dân địa phương và các vùng lân cận. Các bảng hiệu, banner,
logo để lại ấn tượng sâu sắc trong tâm trí người dân. Giãn cách xã hội, bên cạnh những
thách thức về mặt đời sống kinh tế là sự lên ngơi của ‘giá trị gia đình’. Đây là lúc mọi
18


người bắt đầu sống chậm lại, dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chăm sóc cho bản
thân và gia đình mình. Lấy cảm hứng từ tình hình thực tế ai cũng trở thành “đầu bếp”
trong mùa dịch, cũng như khuyến khích mọi người phát huy tinh thần nấu ăn tại nhà vì
sức khỏe cho gia đình và cộng đồng, CP Foods đã hợp tác cùng Creative Agency cho
ra đời cuộc thi nấu ăn “CP – Đầu bếp tại gia”. Đồng hành cùng các thí sinh chính là sự

tham gia của ca sĩ Thuỷ Tiên và Quán quân MasterChef Việt Nam 2015 Nguyễn Thanh
Cường, với sự dẫn dắt của MC Trường Giang. Thông qua chiến dịch “Đầu bếp tại gia”,
CP Foods mong muốn biến những khoảnh khắc bên gia đình trong giai đoạn khó khăn
này sẽ trở thành những kỷ niệm đặc biệt, từ đó cùng bạn lan toả nguồn năng lượng tích
cực, lối sống lạc quan và tình u với căn bếp đến cộng đồng.
Đối thủ cạnh tranh:
Dù chiếm thị phần rất lớn trên thị trường nhưng CP Food vẫn phải cạnh tranh
mạnh mẽ trong môi trường đầy khắc nghiệt. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của CP food:
Masan, Vissan, GreenFeed, Cargill,...
Sức hấp dẫn của thị trường thịt mát tại Việt Nam với quy mô 18 tỷ USD khiến
các thương hiệu trong, ngoài nước liên tục tăng tốc mở chuỗi cửa hàng, mở rộng phân
phối qua kênh đại lý.
Mặc dù các tên tuổi trong nước đang rất nỗ lực để đánh chiếm thị trường bằng
nhiều cách khác nhau, nhưng “cửa” để “vượt mặt” C.P Group chưa thực sự sáng. C.P
từ lâu đã dồn lực cho mảng Farm & Food, trong khi nguồn thu chủ yếu của Masan
MEATLife vẫn đến từ thức ăn chăn nuôi. Doanh thu ngành thịt và chăn nuôi của
Masan MEATLife mới chỉ đạt 453 tỷ đồng (gần 20 triệu USD) trong quý đầu năm
2020. Lợi nhuận của Masan MEATLife cũng không khả quan trong những quý gần
đây, khi các doanh nghiệp trong ngành tăng trưởng rất tốt theo đà tăng của giá thịt lợn.
Masan không chỉ liên tục mở rộng thị trường thịt lợn mát, mà còn tham gia thị trường
gia cầm khi đầu tư vốn vào Công ty 3F - Việt. Đây là doanh nghiệp nội địa thành lập
năm 2014, nổi lên với vai trò đi đầu về các sản phẩm từ gia cầm như thịt gà mát đóng
gói và các sản phẩm chế biến từ thịt gà.
Về Vissan, tính đến thời điểm hiện tại, dù đã có thời kì rất thành cơng, đã là
doanh nghiệp thực phẩm hàng đầu Việt Nam, nhưng CTCP Việt Nam Kỹ nghệ súc sản
(Vissan, mã VSN) đang đối mặt thách thức khi nhiều công ty đẩy mạnh đầu tư nhằm
gia tăng thị phần, cịn mơ hình kinh doanh của Vissan lại ít thay đổi.
19



2.3.1.2 Mơi trường bên trong
● Các nguồn lực hữu hình:
Nguồn nhân lực:
Bộ máy tổ chức của công ty CP food rất chuyên nghiệp. Công ty đã xây dựng
được một đội ngũ nhân lực có chất lượng với hầu hết các cán bộ chuyên trách được
đào tạo bài bản và có chun mơn cao. Họ là những nhân viên có kinh nghiệm lâu năm
đã trải qua tuyển dụng khắt khe từ phía cơng ty. Nhân viên trong cơng ty đều được
tham gia đào tạo các kỹ năng: quản lý, hoạt động nhóm hiệu quả, các hoạt động truyền
cảm hứng và động viên nhân viên, các bước để xây dựng đội nhóm hiệu quả, khích lệ
đội ngũ bán hàng của nhân viên, đánh giá hệ thống nhân sự hiệu quả, kỹ năng làm việc
nhóm đạt hiệu quả cao,…
Cơ sở vật chất:
Chuỗi hệ thống Pork Shop tiêu chuẩn thịt mát đã và đang cung cấp nguồn thịt
heo sạch, chất lượng ra thị trường. Sau hơn 1 năm hoạt động, gần 1.000 cửa hàng Pork
Shop đã có mặt trên cả nước. Nhiều cửa hàng Pork Shop đạt tiêu chuẩn tủ mát được
đầu tư cơ sở vật chất khang trang, theo trang thiết bị tiêu chuẩn của C.P. Việt Nam lần
lượt ra đời.. Pork Shop đã đạt con số khoảng 1.000 cửa hàng, trong đó chỉ riêng Hà
Nội đã có tới hơn 160 cửa hàng và đang đẩy mạnh sang các tỉnh thành phía Nam., C.P
Việt Nam đã không ngừng nghiên cứu và cập nhật cũng như áp dụng các công nghệ
kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất để áp dụng vào sản xuất. Đến 11/2020, Cơng ty
CP.Chăn ni Việt Nam có 10 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, gia súc, gia cầm và
thủy hải sản, 5 nhà máy chế biến thực phẩm và thủy sản.
Mơ hình trang trại resort Lộc Phát (Lộc Ninh, Bình Phước) nằm ở khu vực biên
giới Việt Nam – Campuchia được xây dựng vào năm 2009 bao gồm 2 trại chăn nuôi
heo Lộc Ninh 1 và Lộc Ninh 2. Đây là trang trại chăn nuôi heo đầu tiên tại Việt Nam
nhận được chứng chỉ ISO 9001:2008 và ISO 14001:2004. diện tích trên 54 ha với quy
mơ 2.400 con heo nái và 10.000 heo giống hậu bị, được xây dựng theo tiêu chuẩn kỹ
thuật của C.P Việt Nam với các thiết bị chăn nuôi tân tiến bậc nhất. Đồng thời, trang
trại cũng được vận hành theo kiểu khép kín, tự động, hệ thống chuồng kín có hệ thống
làm mát, được đánh giá là hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á

Bên cạnh đó, cơng ty xây dựng chuỗi cung ứng khép kín trong vùng an tồn sinh
học.
20


+ Nhà máy thức ăn chăn ni có cơng suất 300.000 tấn mỗi năm.
+ Hệ thống 5 trang trại gà giống nằm trong chuỗi cung ứng khép kín.
+ Nhà máy ấp trứng có cơng suất nở 1,1 triệu con/tuần và trang bị hệ thống công
nghệ tiên tiến nhất như tiêm vắc xin trong thời kỳ ấp, không tiêm vắc xin trực tiếp vào
gà con.
+ 24 trang trại gà thịt đều được xây dựng trong vùng An toàn sinh học tại tỉnh
Bình Phước do chính quyền địa phương và tổ chức y tế thế giới (OIE) cấp giấy chứng
nhận đảm bảo đàn gà khỏe mạnh sau khi dự án hoàn thành.
+ NHÀ MÁY GIẾT MỔ VÀ NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM: gồm 1 Nhà
máy giết mổ và Nhà máy pha lóc bằng máy cắt tự động (ACM). Nhà máy chế biến bao
gồm 5 dây chuyền từ Chiên – Hấp – Nướng nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu đa dạng của
khách hàng.
Nguồn tài chính
Trong nhiều năm hoạt động, CP đã khẳng định vị thế của mình trong thị trường
tại Việt Nam trở thành doanh nghiệp chiếm thị phần cao nhất. 23/12/2020, C.P khánh
thành nhà máy xuất khẩu gà 250 triệu USD tại Bình Phước. Giám đốc điều hành CP
Việt Nam Montri cho biết Việt Nam có lợi thế hơn Thái Lan về xuất khẩu. Việt Nam
cũng có chi phí lao động thấp hơn. Trong năm tài chính tính đến tháng 12/2018, doanh
số bán hàng tại Việt Nam của CP Food đã tăng 26% so với năm ngoái lên 81,7 tỷ baht
(2,56 tỷ USD). Ở Thái Lan, doanh thu của công ty này khơng có nhiều sự cải thiện.
2.2. Các nguồn lực vơ hình.
Năng lực và trình độ chun mơn Marketing:
Thành công của CP food về marketing bởi sự đồng nhất về nội bộ, sự hợp tác
chặt chẽ giữa các bộ phận trong công ty, đảm bảo được nguồn vốn cần thiết, kết hợp
với bộ phận nghiên cứu khách hàng và thiết kế sản phẩm để giới thiệu tới công chúng

sản phẩm đầy tiềm năng của công ty. Với nguồn nhân lực dồi dào, sự phân cấp giữa
nhân viên và quản lý rất quan trọng: nó xác định ai là người có trách nhiệm thực hiện
cơng việc và ai là người đảm bảo nhiệm vụ lớn được hoàn thành. Sếp phải xem xét kỹ
lưỡng công việc của nhân viên và chỉ ra thành cơng, khó khăn, trong khi đó nhân viên
cần dựa vào sếp để hồn thành cơng việc của mình. Một hệ thống cấp bậc và cấu trúc
hợp lý, phân chia nhiệm vụ “đúng người đúng việc” sẽ là biện pháp quản lý hiệu quả.

21


Việc chia rõ thành các mảng nhỏ sẽ giúp nhân viên có độ sâu về chun mơn, hiệu quả
cơng việc được nâng cao hơn.
Năng lực hiểu khách hàng
Nhằm tối ưu hóa sự nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm tối đa thời gian cho người
tiêu dùng, CPFoods.vn ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm thực phẩm bất cứ lúc
nào và bất cứ nơi đâu bởi tính tiện ích của một Trang thương mại điện tử. Chỉ cần
tham khảo sản phẩm và liên hệ trực tiếp qua điện thoại thì tất cả chúng ta sẽ có nguồn
thực phẩm sạch, thực phẩm an toàn để làm nên những bữa ăn dinh dưỡng cho gia đình.
Ngày nay, mức sống của con người ngày càng cao kéo theo thói quen mua sắm thực
phẩm ngày càng phổ biến, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm chế biến sẵn. Tại
CPFoods.vn, ngoài nguồn thực phẩm tươi sống dồi dào như thịt heo tươi, thịt gà, trứng
gà,…, người tiêu dùng hồn tồn có thể chọn mua những loại thực phẩm đã qua chế
biến bao gồm: thực phẩm đông lạnh, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm tẩm ướp, thịt
heo, thịt gà, cá, lạp xưởng, xúc xích, tàu hủ, nem, chả, thủy sản các loại, snack,…
Kinh nghiệm danh tiếng và uy tín.
Việc tối ưu hiệu quả về mức độ hài lòng và tin cậy, vấn đề đảm bảo an tồn thực
phẩm ln là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
con người và uy tín của đơn vị kinh doanh. Ngoài ra, bên cạnh tiêu chuẩn về an toàn
thực phẩm thì việc đảm bảo nguồn thực phẩm chất lượng cao cũng là điều mà các nhà
hàng và các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống luôn đặc biệt chú

trọng quan tâm. Nắm bắt được xu hướng về nhu cầu trên, CPFoods chính là doanh
nghiệp xuất hiện kịp thời để giải quyết những câu hỏi lớn về vấn đề nguồn cung thực
phẩm chất lượng cao. Bên cạnh đó, sản phẩm mang thương hiệu CPFoods hồn tồn
có thể truy xuất nguồn gốc điện tử qua smartphone. Phương pháp thông tin hiện đại
này giúp cho người tiêu dùng có thể dễ dàng hiểu rõ hơn về xuất xứ và chất lượng sản
phẩm. Khi người tiêu dùng sử dụng quét tem truy xuất, mọi thông tin cần biết về sản
phẩm sẽ được hiển thị, xác nhận mọi thông tin thực phẩm. Đây chính là điểm sáng đưa
CPFoods trở thành nhà bếp lớn cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao, vừa đảm
bảo sức khỏe khách hàng, đồng thời góp phần thúc đẩy thương hiệu cho các nhà hàng
nổi tiếng. Suốt 25 năm xây dựng và phát triển, C.P. Việt Nam đã tạo được mức độ tin
cậy cao trong lòng người tiêu dùng nói chung và tạo nên dấu ấn đối với thương hiệu
uy tín CPFoods nói riêng. Sản phẩm của CPFoods hoàn toàn cam kết đảm bảo về mọi
22


yêu cầu về chất lượng và nguồn gốc. Cùng với nguồn thực phẩm chất lượng cao này,
thương hiệu CPFoods sẽ tạo nên mức độ đánh giá cao, góp phần thúc đẩy thương hiệu
các nhà hàng và các doanh nghiệp kinh doanh về lĩnh vực dịch vụ ăn uống.
3.2 Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu
Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường có sức tiêu thụ thực phẩm
rất tiềm năng hiện nay. Hiện tại Thương hiệu CP Food phủ sóng rộng rãi với sự phát
triển tại tất cả các tỉnh thành và các kênh bán hàng. Trong việc nắm bắt được thị
trường và khách hàng cuối cùng, CP Food đã xây dựng hệ thống sản xuất và kênh
phân phối trên cả nước nhằm đẩy mạnh cung ứng các sản phẩm tới các nhà trung gian
và khách hàng cuối cùng thơng qua hai hình thức bán lẻ và bán buôn.
Với việc lựa chọn thị trường mục tiêu như vậy Cp Foods mang lại doanh số cao
đối với mỗi ngành hàng nhưng lại khá tốn kém về chi phí. Riêng với ngành hàng thực
phẩm thịt, Cp food Việt Nam xây dựng chuỗi cung ứng toàn cầu phát triển mạnh mẽ
theo hướng số hoá, Các sản phẩm của CP Food đều là các sản phẩm chất lượng cao, có
khả năng truy xuất nguồn gốc đầy đủ, được sản xuất tại các nhà máy tiêu chuẩn cao

trong quy trình tích hợp và bền vững hồn tồn của chúng tơi, dẫn đến mối quan hệ
bền chặt với khách hàng.Công ty hướng đến một thị trường mục tiêu là tập trung vào
việc phục vụ nhu cầu của tập khách hàng tổ chức, doanh nghiệp tổ chức bao gồm bếp
ăn công nghiệp, siêu thị,vinmart, vincom, bigc, trung tâm thương mại, các cửa hàng
bán đồ đông lạnh, các cửa hàng bếp ăn lớn, quán lẩu, nướng, khách sạn lớn,quán bia,
các địa điểm du lịch, trường học .... để phục vụ những mặt hàng thực phẩm tươi sạch,
an toàn đạt tiêu chuẩn và mở rộng thị trường sang nhiều tỉnh thành khác nhau.
3.2.1 Quy mô và sự tăng trưởng
Cp Food đã thiết lập được các đoạn thị trường hiệu quả với quy mô và số lượng
lớn qua các trung tâm. Ngoài ra , Cp dựa trên những lợi thế lớn mạnh về cả nguồn
cung dồi dào và chất lượng cam kết đạt chuẩn, toàn bộ thực phẩm của CPFoods hồn
tồn có tiềm năng trở thành nhà cung ứng lớn, phân phối nguồn thực phẩm sạch, thực
phẩm an toàn, chất lượng cho hàng loạt bếp ăn, nhà hàng đa dạng.
Đối với CP Food để có một đoạn thị trường hiệu quả thì trước hết phải ln đảm
bảo chất lượng . Sản phẩm đều được kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ sản xuất đến
khâu hình thành sản phẩm cuối cùng. CP cho thấy sự chuyên nghiệp của mình trong
từng chiến lược và cơ sở trong việc đầu tư bài bản vào xây dựng nhà máy, kho bãi, nhà
23


xưởng, quy trình cơng nghệ kho giúp cho việc phân phối hàng hoá dễ dàng, đến các
trung tâm thương mại, siêu thị một cách nhanh chóng và ln đảm bảo hàng hố
khơng bị lỗi hỏng. Phân khúc thị trường bao quát trên tất cả các tỉnh thành của cả
nước, CP đặc biệt phân phối rộng trực tiếp ở các thành phố lớn: Hà nội, Hồ Chí Minh,
Đà Nẵng, Quảng Ninh, Hải Phịng, Nam Định, Thanh Hố và hơn 30 tỉnh thành khác
trong tồn quốc. Chính sự đầu tư chun nghiệp này mà CP Food Việt nam đã có
những thành cơng như Năm 2018, CP Foods có doanh thu mảng chăn nuôi đạt 39.000
tỷ đồng, sản lượng thực phẩm chiếm 15% doanh thu của công ty và là một trong 17
nước mang lại doanh số cao cho CP trong ngành thực phẩm, đáp ứng mức tăng trưởng
mạnh trong đoạn thị trường tại thị trường Việt Nam về doanh số và lợi nhuận.

3.2.2 Độ hấp dẫn của thị trường
CP Food là doanh nghiệp thực phẩm thành công lớn ở thị trường quốc tế, chiếm
lĩnh ở nhiều quốc gia. Hiện tại ở Việt Nam, CP cũng có một số đối thủ cạnh tranh
mạnh như Vissan, masan,.. đây là hai đối thủ cạnh tranh lớn ở thực phẩm thịt tươi, thịt
đông lạnh. Thị trường mà họ hướng tới khơng có sự khác biệt so với CP nhưng CP đã
và đang phát triển mạnh ở thị trường quốc tế. Cụ thể: CP được coi là nhà bếp của Thế
Giới, là nguồn cung ứng thực phẩm lớn phục vụ cho những nhà hàng, bếp ăn lớn.
Không chỉ đóng vai trị là một trong những nhà cung cấp thực phẩm chất lượng hàng
đầu trên thị trường, với nguồn thực phẩm dồi dào ln sẵn có. Nhiều trang trại chăn
nuôi, nuôi trồng với quy mô lớn được C.P Việt Nam chú trọng đầu tư xây dựng nhằm
đảm bảo nguồn cung lớn, đáp ứng cả về mặt số lượng và tính liên tục, kịp thời, hồn
tồn phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của mọi nhà, đặc biệt là nhu cầu cung ứng lớn tại
các bếp ăn lớn, các hình thức kinh doanh ăn uống nhà hàng, khách sạn. Với thế mạnh
về cả chất lượng và nguồn cung lớn mạnh này mà Cp tạo được sự hấp dẫn thị trường
với các đối thủ cạnh tranh khác và được mệnh danh là “Nhà cung cấp thực phẩm chất
lượng Thế Giới bền vững trên thị trường”.
3.2.3 Các mục tiêu và khả năng của công ty
Công ty luôn cố gắng đáp ứng tốt nhu cầu thị trường về các sản phẩm tới khách
hàng. Và nhằm tối ưu hóa sự nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm tối đa thời gian cho
người tiêu dùng, CPFoods.vn ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm thực phẩm bất
cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu bởi tính tiện ích của một Trang thương mại điện tử. Từ đó
24


CP đã có những mục tiêu đề ra phát triển sản phẩm và thiết kế kênh bán hàng tốt nhất
tới thị trường mục tiêu trong việc cung ứng tốt ngành hàng. Cp đã và đang thiết kế
thêm các kênh trực tuyến và các trang web bán hàng khác giúp các trung gian dễ dàng
đặt hàng và giao hàng dễ dàng nhất. Cụ thể, để đáp ứng nhu cầu phân phối thực phẩm,
nhiều hệ thống cửa hàng thực phẩm C.P như ra đời như: C.P Fresh Mart, CP
PorkShop, CPFoods,…

Trong tương lai CP sẽ đưa ra các chiến lược mới về giá cả thực phẩm để cải thiện
số lượng lợn sạch, thịt sạch cân đối giá cả phù hợp nhất với các nhà bán bn. Chính
tình hình dịch Covid cũng đã ảnh hưởng cả về cân bằng cung cầu và giá cả đắt đỏ hơn
rất nhiều, chiến lược về giá cả giữa người cung ứng và bán buôn hợp lý nhất để khi
đưa ra thị trường không bán quá đắt cho khách hàng của mình. Tuy nhiên các cơ sở
chăn ni lớn của CP trên cả nước ln bảo đảm an tồn dịch và các trang trại chăn
nuôi quy mô nhỏ cũng đảm bảo an toàn dịch bệnh từ 80-85% trong chăn ni. So đầu
năm 2020, lượng heo tái đàn tính đến nay đã tăng 29% và xu hướng tăng đàn heo đang
tiếp diễn tại nhiều địa phương. Cả nước hiện có 26,2 triệu con heo, tương đương 85%
tổng đàn heo so với thời điểm trước dịch.
3.3.Định vị thị trường mục tiêu
CP đã định vị rõ ràng về ngành hàng thực phẩm tại Việt Nam theo mơ hình 3F
như xúc xích, trứng gà, thịt gà tươi và thịt heo tươi,.. với những đặc tính sản phẩm
khác nhau thì CP đã tạo được hình ảnh riêng đối với khách hàng và xác định được vị
trí của sản phẩm trên thị trường so với sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.
Riêng ngành chế biến thực phẩm đã xác định rõ được thị trường hướng tới tại các bếp
ăn lớn, các hình thức kinh doanh ăn uống nhà hàng, khách sạn, siêu thị,.. việc định vị
thị trường của Cp food là tạo sự khác biệt với các đối thủ khác trong cùng ngành hàng.
Cơng ty đã có những chiến lược định vị cụ thể tạo ra điểm khác biệt để thoả mãn các
tiêu chuẩn đặt ra.
Định vị dựa trên lợi ích của sản phẩm đem lại cho khách hàng: CP Food là một
trong những thương hiệu nổi tiếng toàn thế giới với thị phần áp đảo và hệ thống nhận
diện rộng khắp. Lợi ích của sản phẩm mang lại cho khách hàng là yếu tố quan trọng
mà CP Food hướng tới và mang lại cho khách hàng những mặt hàng đa dạng, ngon,
chất lượng với giá thành hợp lý nhất. Nguồn thực phẩm được người tiêu dùng tin
tưởng nhờ các công nghệ chăn ni heo bằng chuồng kín và hệ thống chăn ni và
25



×