Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

Chuyên đề Văn 11 CHUYÊN đề 8 THƠ mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.52 KB, 40 trang )

CHUYÊN ĐỀ 8
THƠ MỚI
MỤC TIÊU
1. Kiến thức
♦ Trình bày những nét cơ bản về các tác giả tiêu biểu trong phong trào Thơ mới (Xuân
Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử): sự nghiệp sáng tác, phong cách, vị trí trong nền văn học.
♦ Phác thảo diện mạo Thơ mới thông qua việc phân tích cái tơi trữ tình, đổi mới về thể
thơ, giọng điệu thơ, đề tài, ngơn ngữ, hình ảnh thơ...
♦ Nhận biết thao tác lập luận bác bỏ trong văn nghị luận.
2. Kĩ năng
♦ Nhận diện và phát hiện cái tơi trữ tình trong Thơ mới, sự thể hiện cảm xúc mãnh liệt,
sáng tạo hình ảnh thơ.
♦ Viết bài văn/đoạn văn cảm nhận về khổ thơ, bài Thơ mới.
♦ So sánh sự khác nhau giữa Thơ mới và thơ cũ, đánh giá được những thành tựu Thơ
mới trong tiến trình thơ ca Việt Nam.
♦ Vận dụng thao tác lập luận bác bỏ trong viết đoạn văn/bài văn.
A. VĂN BẢN VĂN HỌC
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
VỘI VÀNG
Xuân Diệu
1. Giới thiệu
+ Tác giả:
- Nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hồi Thanh), có sự nghiệp sáng tác đồ sộ
phong phú cả trước và sau Cách mạng
- Hồn thơ khao khát giao cảm với đời, nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ,
giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời.
+ Tác phẩm
- Xuất xứ: Tập “Thơ thơ” (1938)


- Chủ đề: Niềm khao khát sống tận độ, sống hết mình, quan niệm về thời gian, về tuổi


trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu
2. Khát vọng đoạt quyền tạo hóa níu giữ thời gian
- Tắt nắng”, “buộc gió”: khát vọng thay quyền tạo hóa, ngăn thời gian chảy trơi, níu giữ
cái đẹp đang phơi pha.
- Uớc mơ viển vơng, không thể trở thành sự thật, nhưng là khát vọng tự nhiên, nhân
bản.
- Cách đặt vấn đề mới lạ: mở đầu bằng một tuyên ngôn lạ lùng vô lý, để rồi chứng minh
bằng những lý lẽ hợp lý (ở phần sau).
3. Phát hiện mới về thiên đường trên mặt đất của Xuân Diệu
- Người xưa coi trần thế chỉ là “cõ tạm”, “chốn bụi trần”, “bể khổ”. Con người thường
khao khát cuộc sống hạnh phúc ở thế giới khác (lên tiên)
- Xuân Diệu ngược lại “thiên đường” đối với nhà thơ chính là trần thế.
- Dưới con mắt nhà thơ thiên nhiên mang vẻ đẹp rực rỡ, căng tràn sức sống, giống như
một bàn tiệc ê hề, đủ đầy, ăm ắp xn sắc xn tình; mọi sự vật đều có đơi, có căp.
- Điệp từ “này đây”: chúng ta hình dung ra dáng vẻ háo hức, vui sướng của “hướng dẫn
viên” nhiệt thành đang hướng dẫn “du khách” tham quan.
- Cuộc sống như một giai nhân quyến rũ đang mời gọi.
4. Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu
- Người xưa coi thời gian là vịng tuần hồn, cái chết không phải kết thúc, chỉ là một
cuộc sống khác, con người khơng hồn tồn tan biến mà linh hồn là một phần của vũ trụ
(lấy thời gian vũ trụ làm thước đo).
- Xuân Diệu có một quan niệm thời gian hồn tồn khác: thời gian là tuyến tính, một đi
khơng trở lại, chết là kết thúc, tan biến, khơng có cuộc sống nào khác chờ đợi (lấy thời
gian cá nhân làm thước đo).
- Nhà thơ lý luận: hiện tại rồi sẽ trở thành quá khứ, mùa xuân này không giống mùa
xuân năm sau, tuổi xuân là ngắn ngủi và hữu hạn, qua đi không thể lấy lại


- Vì tuổi xuân rồi sẽ qua, mà (với Xuân Diệu) đời sống đẹp nhất khi chúng ta còn trẻ,
còn cơ hội để cảm nhận, cho nên nhà thơ oán trách tạo hóa, tiếc nuối tuổi xn đang trơi

qua. “Xn đang tới nghĩa ìà xuân đang qua”.
5. Quan niệm sống “vội vàng”
- Nhà thơ đi đến kết luận: hãy tận dụng vốn thời gian còn lại để sống, chạy đua với thời
gian, hãy sống vội vàng, sống cuống quít, sống cuộc sống có ý nghĩa.
- Thay vì “tơi muốn” (khổ đầu) là “ta muốn”: tuyên ngôn mạnh mẽ về cái “tôi” tham
lam muốn thâu trọn cả trời đất, hưởng thụ tất thảy bàn tiệc cuộc sống.
- “Vội vàng” không phải sống gấp, sống hời hợt: ngược lại, vội vàng là sống chậm rãi,
cảm nhận vẻ đẹp cuộc sống, cảm nhận ý nghĩa từng khoảnh khắc.
6. Đặc sắc nghệ thuật
- Kết cấu bài thơ chặt chẽ, logic như một bài văn nghị luận có mở - thân - kết.
- Hình ảnh thơ mới mẻ táo bạo, có xu hướng cách tân rõ rệt.
- Thể thơ tự do, giọng điệu khi sôi nổi, khi u buồn, diễn tả cảm xúc chân thật, mãnh liệt,
cháy bỏng.
TRÀNG GIANG
Huy Cận
1. Chiều kích của thiên nhiên – vũ trụ
+ Khổ thơ đầu tiên
- Dịng sơng rộng mênh mang
- Những con sóng nối đi nhau liên tiếp khơng có bến bờ
+ Khổ thơ thứ hai
- Tầm quan sát của nhà thơ mở rộng
- Hai bên bờ hoang vắng, không thấy sự tồn tại của con người, “cồn nhỏ, đìu hiu”.
+ Khổ thơ thứ ba
- Thiên nhiên hoang sơ, nguyên thủy: bờ xanh, bãi vàng
- Kể cả những dấu hiệu nhỏ nhất sự giao tiếp giữa người và người cũng không xuất
hiện.
+ Khổ thơ thứ tư


- Khung cảnh hồng hơn tráng lệ rực rỡ “lớp lớp mây cao đùn núi bạc”.

2. Hình ảnh con người trước thiên nhiên vũ trụ
- Khi đứng trước cái vô cùng vô tận, con người không khỏi cảm thấy nhỏ bé, cơ đơn.
- Vì cơ đơn, nên cái “tơi trữ tình tìm kiếm sự kết nối với thế giới lồi người, nhưng
không thể dù chỉ là một dấu hiệu. Các sự vật hình ảnh xa cách, chia lìa...
- Hình ảnh cành củi khơ trơi giữa dịng nước phản ánh niêm hoang mang âu lo về những
ngã rẽ số phận.
- Khát khao tìm về những giá trị xưa cũ, thân thuộc, khát khao một điểm tựa bình yên
trong tâm hồn (quê hương): nhớ nhà ...
3. Đặc sắc nghệ thuật
- Màu sắc cổ điển trong bài thơ: nhan đề, lời đề từ, tứ thơ sóng đơi, nghệ thuật đối, thi
liệu thơ cổ.v.v...
- Màu sắc hiện đại trong bài thơ: những cách diễn đạt táo bạo, cách phân tích các cung
bậc cảm xúc đa dạng của nỗi buồn, cách nhà thơ đối thoại với thơ cổ.v.v...
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mạc Tử
1. Tác giả - Tác phẩm
+ Tác giả:
- Tên khai sinh: Nguyễn Trọng Trí; bút danh khác: Phong Trần,
Lệ Thanh.
- Cuộc đời Hàn Mặc Tử nhiều bi thương, sống cơ độc, mất vì
bệnh phong khi còn rất trẻ.
- Được xem là nhà thơ “lạ nhất” trong các nhà thơ Mới, đứng đầu
nhóm thơ Bình Định.
- Diện mạo thơ ca phức tạp, bí ẩn, song nhìn chung thơ ca của
Hàn Mặc Tử ln tốt lên tình yêu mạnh mẽ, sâu sắc với cuộc đời.
+ Bài thơ “Đây thôn Vĩ dạ”
- Sáng tác năm 1938, in trong tập “Thơ điên” (sau đổi thành “Đau thương”).
- Thể loại: thơ bảy chữ.



- Chủ đề: bức tranh phong cảnh xứ Huế, nỗi buồn, cơ đơn khi phải chia ly cuộc đời, tình
u thiết tha dành cho đời, cho người.
2. Nội dung tác phẩm
- BỨC TRANH THƠN VĨ DẠ THƠ MỘNG, HỮU TÌNH
+ Thơn Vĩ Dạ lúc bình minh: rực rỡ, trong trẻo, tinh khôi.
- Ánh nắng sớm đầu ngày trên ngọn cau.
- Khu vườn xanh mướt long lanh ánh ngọc, thấp thoáng hình bóng con người.
+ Thơn Vĩ Dạ buổi đêm lại rực rỡ và huyền ảo dưới ánh trăng.
- Sông Hương lặng lờ, êm đềm trơi, gió nhẹ thổi.
- Xa xa một con thuyền đang đậu trên dịng sơng trăng thơ mộng.
+ Khung cảnh thôn Vĩ Dạ mang vẻ đẹp dịu dàng, tinh khôi, không chỉ là vẻ đẹp của
thiên nhiên, vườn tược, sơng nước, đó cịn là tâm hồn xứ Huế.
- NỖI MẶC CẢM CỦA CON NGƯỜI PHẢI CHIA LÌA
+ Tất cả những cảnh sắc tinh khôi, rực rỡ của thơn Vĩ Dạ đều chỉ được hình dung và
tưởng tượng bởi con người đang bị bệnh tật dày vò.
+ Nhân vật trữ tình ý thức sâu sắc về sự chia li mãi mãi: Câu hỏi “Sao anh không về
chơi thôn Vĩ” nghe trong trẻo, chân thành, nhưng tiếng “không” tố cáo sự muộn màng.
+ Tâm trí nhà thơ phân đơi thế giới thành hai nửa: “ngồi kia”, phía xa, là thôn Vĩ, là xứ
Huế, là cuộc đời tươi đẹp; “ở đây”, trong này, là “tơi”, đơn độc, đau đớn vì tật bệnh, tuyệt
vọng chờ đợi cái chết.
+ Nỗi mặc cảm chia lìa khơng cịn là ám ảnh đơn thuần, mà đã trở thành niềm tuyệt
vọng, tiếng kêu đau thương.
- TÌNH YÊU ĐỜI, YÊU NGƯỜI THA THIẾT TRONG TUYỆT VỌNG
+ Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ, thiên nhiên xứ Huế được hình dung bởi một tâm hồn
rất nặng tình với xứ sở.
+ Từng câu thơ đều là tiếng gọi, tiếng vọng kết nối hai thế giới “ngồi kìa” và “trong
này”, hướng về cuộc đời, con người để tỏ bày tình yêu khắc khoải, khát vọng được hòa
nhập.



+ Những câu thơ kết phản ánh tâm hồn u uẩn, phức tạp song rất mực tha thiết với cuộc
đời của Hàn Mặc Tử: vừa là lời bộc bạch chân thành dành cho cuộc đời, vừa là ước mơ về
mối tương giao sâu sắc giữa người và người.
3. Đặc sắc nghệ thuật
- Tứ thơ vận động theo cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình.
- Hình tượng thơ đa nghĩa, biến ảo lung linh, tình và cảnh đan xen hịa hợp
- Ngơn ngữ giản dị, tinh tế, giàu liên tưởng.
- Những câu hỏi đầu mỗi khổ thơ tạo nên âm hưởng khắc khoải, đau thương.
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Tìm hiểu bố cục và mạch lập luận của bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu)
Gợi ý trả lời: Học sinh tự làm.
Bài 2: Xuân Diệu viết Vội vàng với khát khao đối thoại với những quan niệm cũ về thế
giới, về con người. Những quan niệm đó là gì? Biểu hiện trong văn học và đời sống như
thế nào?
Gợi ý trả lời:
Người xưa có quan niệm rất khác về cuộc sống, về ý nghĩa kiếp người, về bản chất của
thời gian.
- Người xưa không quá coi trọng trần thế (cõi trần): có người coi trần gian là nơi ơ trọc,
có người xem trần gian là chốn khổ đau. Thế giới lý tưởng của họ là tiên giới, con người
luôn khao khát lên tiên (Tản Đà, Thế Lữ).
- Người xưa xem thời gian vũ trụ là thươc đo để nhìn nhận thời gian. Thời gian kiếp
người chỉ là một phần nhỏ bé của thời gian vũ trụ.
- Thi thoảng cũng có những người bày tỏ sự thảng thốt nhịp độ chảy trơi của thời gian:
người xưa vẫn thường ví tháng năm như áng phù vân, như “bóng câu qua cửa sổ”; tuy
nhiên họ bình tĩnh xem đó như một phần tất yếu của quy luật vũ trụ.
- Cái chết đối với người xưa khơng q đáng sợ, vì chết khơng phải kết thúc, chỉ là một
cuộc hành trình khác, hoặc là trở thành một phần của vũ trụ. Linh hồn con người là bất
diệt.



Học sinh lấy dẫn chứng trong các tác phẩm văn học trung đại như “Cáo tật thị chúng”,
“Nhàn”, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Cảm hoài”...v.v. để chứng minh.
Bài 3: Cho đoạn thơ sau:
Của ong bướm này đây tuần tháng mật [...]
Tơi khơng chờ nắng hạ mới hồi xn
a. Trình bày thông tin về tác giả, tác phẩm của bài thơ có đoạn thơ trên.
b. Bức tranh về một thiên đường trần thế được nhà thơ tái hiện như thế nào trong đoạn
thơ?
c. Thái độ của nhà thơ như thế nào khi ngắm nhìn cuộc sống?
Gợi ý trả lời:
a. Học sinh tự làm.
b. Bức tranh thiên đường trần thế:
- Vẻ rực rỡ, lộng lẫy, ngập tràn màu sắc, ánh sáng, âm thanh, mùi hương.
- Sự phong phú đủ đầy giống như một khu vườn trĩu cây, như bàn tiệc ngồn ngộn.
- Mọi sự vật đều trong trạng thái căng tràn nhựa sống, ăm ắp xn sắc, xn tình, mn
vật đều có đơi có lứa.
- Thiên nhiên tạo cảm giác như đang quyến rũ, mời gọi con người.
c. Nhà thơ không ngắm thiên nhiên bằng cặp mắt bình đạm của các nhà Nho xưa, ông
thưởng ngoạn thiên nhiên bằng cặp mắt háo hức, sung sướng; khát khao ôm chiếm cả đất
trời, hưởng thụ mọi hương sắc của cuộc đời.
Bài 4: Cho đoạn thơ sau
Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua,
Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già,
Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.
(Vội vàng, Xuân Diệu)
a. Những câu thơ trên gợi cho em liên tưởng đến câu thơ nào của Hồ Xuân Hương? Chép
nguyên văn bài thơ có chứa câu thơ đó?
b. Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu thể hiện trong đoạn thơ như thế nào?



c. Hãy viết một đoạn văn nghị luận ngắn có chủ đề “thời gian”. Đoạn văn có dung lượng
khoảng 200 chữ, kết cấu lập luận tổng - phân - hợp.
Gợi ý trả lời:
a. Tự tình (II) của Hồ Xuân Hương, hai câu thơ cuối.
b. Quan niệm về thời gian của Xn Diệu có những nét chính như sau:
- Nhà thơ lấy tháng năm hữu hạn của đời người làm thước đo thời gian.
- Nhà thơ khẳng định thời gian là tuyến tính (dịng chảy liên tục), một đi khơng trở lại.
- Quãng thời gian quý giá nhất, tuyệt vời nhất của mỗi cá nhân là mùa xuân, là tuổi trẻ.
(Học sinh phân tích đoạn thơ để làm rõ, chú ý điệp từ, phép điệp cấu trúc, lối thơ vắt
dòng, nhịp thơ nhanh, hối hả, đều thể hiện tính chất tuyên ngôn, đối thoại của đoạn thơ),
c. Học sinh tự làm.
Bài 5: “Xn Diệu khơng chỉ nhìn cuộc sống này bằng con mắt một thanh niên u đời,
anh cịn ngắm nhìn cuộc sống bằng cặp mắt của một thi sĩ tình yêu”.
Ý kiến đó có đúng với trường hợp của Vội vàng? Trong bài thơ Vội vàng, cặp mắt của một
“thi sĩ tình yêu” đã chi phối cách nhìn và cảm nhận thiên nhiên, cuộc sống như thế nào?
Hãy phân tích bài thơ để làm rõ?
Gợi ý trả lời:
- Giải thích khái niệm “cặp mắt của một thi sĩ tình yêu”.
- Nêu một vài biểu hiện trong thơ Xuân Diệu: từ cách nhà thơ thường tuyên ngôn, phát
biểu, cho đến cách cấu tứ, cách xây dựng hình ảnh, sử dụng các từ ngữ.
- Phân tích bài thơ để cách mà cặp mắt đó chi phối cách nhìn, cách cảm nhận thiên
nhiên:
+ Bức tranh thiên đường trần thế chỉ đẹp khi có tình yêu; thiên nhiên hiện lên mời gọi,
quyến rũ, mọi sự vật đều có đơi có cặp, đều đương trong mối quan hệ luyến ái mặn nồng.
+ Khung cảnh chia phôi giữa con người và đất trời giống như cuộc chia ly của đơi lứa
trong tình u: nhiều lưu luyến, bịn rịn, nhiều hờn giận, nhiều sợ hãi.
+ Cuộc sống lý tưởng đối với nhà thơ là cuộc sống có tình yêu, con người yêu thiên
nhiên bằng một tình yêu tham lam, có chiếm hữu, có hưởng dụng.
Bài 6: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của đoạn thơ sau:



Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi,
Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biện...
Con gió xinh thì thào trong lá biếc,
Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi?
Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi
Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa?
Chẳng bao giờ, ôi! Chẳng bao giờ nữa...
Vội vàng (Xuân Diệu )
Gợi ý trả lời:
Học sinh tự làm, có thể tham khảo bố cục và các ý chính sau:
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, xuất xứ, vị trí đoạn trích.
- Chỉ ra nội dung đoạn thơ: đoạn thơ là tưởng tượng của thi nhân về cuộc chia ly (không
thể tránh khỏi) giữa “tôi” và “đất trời”.
- Phân tích các hình ảnh thơ, đặc biệt là nghệ thuật nhân hóa, phép ẩn dụ chuyển đổi
cảm giác, cách sử dụng các câu hỏi tu từ khắc khoải.
=> Cuộc chia ly diễn ra nhiều lưu luyến, thiên nhiên trở thành sinh thể có hồn, biết vui,
buồn, mừng, giận. Trong phút giây chia ly cận kề, con người càng thêm yêu, thêm nặng
tình với cuộc sống, càng cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp đất trời.
- Nhận xét:
+ So sánh với “thiên đường mặt đất” ở khổ thơ trên, bức tranh thiên nhiên ở đây tang
thương, u buồn.
+ Hai trường không gian được thiết lập - từ “thời tươi” chuyển sang “thời phai”.
+ Mặc dù cả bài thơ mang giọng điệu sôi nổi, hào hứng, nhưng sâu bên trong tâm hồn
Xuân Diệu luôn mang ám ảnh về thời gian.
+ Nỗi ám ảnh thời gian thường trực chính là động lực, là chất xúc tác để nhà thơ đi đến
“kết luận” về lẽ sống “vội vàng”.
Bài 7: Bài thơ của Xuân Diệu có thể nói là một tun ngơn về lẽ sống Vội vàng.
a. Theo nhà thơ, sống “vội vàng” là như thế nào? Vì sao chúng ta nên sống vội vàng?
Thơng điệp về lối sống đó có ý nghĩa như thế nào vào thời đại của Xuân Diệu?



b. Ngày nay, khi xã hội phát triển, nhịp sống con người đang ngày càng trở nên hối hả,
người ta q giá từng phút giây, có phải thơng điệp của Xn Diệu đã ít nhiều mất đi ý
nghĩa của nó? Hãy viết một bài văn nghị luận bày tỏ quan điểm của mình.
Gợi ý trả lời:
a. “Vội vàng” là sống tận hưởng, sống hết mình, chạy đua với thời gian, tận dụng từng
khoảnh khắc để sống. Chúng ta nên sống “vội vàng”, bởi vì cuộc sống này là vơ giá, tuổi
trẻ lại càng hữu hạn, mỗi người chúng ta chỉ có một cuộc đời. Đặt vào hồn cảnh lúc bấy
giờ, trong bối cảnh nhiều người trẻ hoang mang vô định, khơng tìm được lẽ sống, sống
cuộc sống nhàm chán vơ nghĩa, thơng điệp của “Vội vàng” mang giá trị tích cực.
b. Hs tự làm. Lưu ý: Ngày nay, xã hội phát triển, con người sống nhanh, sống gấp,
nhưng sống gấp không phải sống “vội vàng” (theo quan điểm của Xuân Diệu). Chúng ta
ngày nay cũng quý trọng thời gian, nhưng thời gian với chúng ta là để phấn đấu, thăng tiến
và kiếm tiền, không thực sự để tận hưởng cuộc sống. Thơng điệp của Xn Diệu do vậy có
lẽ vẫn còn ý nghĩa: chúng ta phải biết cân bằng trong cuộc sống, đừng quá hối hả mà quên
đi tận hưởng vẻ đẹp cuộc đời. Quan trọng hơn, dù lựa chọn lối sống nào, cũng hãy sống
tận độ, sống hết mình, đừng sống lưng chừng, do dự.
Bài 8: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm bài thơ Tràng giang (Huy Cận).
Gợi ý trả lời: Học sinh tự làm
Bài 9: Nêu ý nghĩa của nhan đề và lời đề từ bài thơ Tràng giang.
Gợi ý trả lời:
- Về nhan đề:
+ “Tràng” là âm đọc khác của “trường”, “tràng giang” là con sông dài, con sông lớn.
+ Nhà thơ dùng “tràng giang” tránh người đọc hiểu nhầm bài thơ mô tả một dịng sơng
bên Trung Quốc (sơng Trường Giang).
+ Nhan đề “Tràng giang” cũng rất giàu sức gợi: vần “ang” lặp lại hai lần khơng chỉ diễn
tả độ dải, mà cịn gợi chiều rộng, “tràng giang” là con sông dài, cũng là mặt nước mênh
mông không bến bờ.



+ “Tràng giang” khơng chỉ một dịng sơng cụ thể nào mà là dịng sơng trong tâm tưởng
của nhà thơ, một dịng sơng rất Việt Nam, rất thân thuộc, nhưng cũng rất phổ quát, một ý
niệm về cái vô cùng vơ tận.
- Về lời đề từ
+ Tính từ “bâng khng” diễn tả nỗi buồn man mác, kết hợp với “nhớ”, thể hiện tâm
trạng hoài niệm về những ký ức mơ hồ, xa xôi, không rõ rệt.
+ Sự kết hợp “trời rộng” và “sông dài” mở ra không gian rộng lớn (trời - sơng), mở ra
hai chiều kích (dài - rộng).
+ Lời đề từ 7 tiếng, có 5 tiếng thanh bằng diễn tả chính xác cảm giác của con người
trước khơng gian rộng lớn.
=> Như vậy, cả nhan đề và lời đề từ đều thề hiện chủ đề xuyên suốt của bài thơ: dịng
tâm trạng của nhân vật trữ tình khi đối diện với không gian rộng lớn mênh mông, không
gian vũ trụ. Đây cũng là “nỗi khắc khoải không gian” đặc trưng của thơ Huy Cận (theo Đỗ
Lai Thúy).
Bài 10: Cho đoạn thơ sau
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả
Củi một cành khơ lạc mấy dịng.
a. Chỉ ra xuất xứ của đoạn thơ và tác giả bài thơ.
b. Bức tranh sông nước trong khổ thơ hiện lên như thế nào?
c. Nhân vật trữ tình có tâm trạng gì khi đứng trước không gian sông nước?
d. Nhiều người ca ngợi câu thơ “Củi một cành khơ lạc mấy dịng” là câu thơ ấn tượng nhất
của bài thơ. Em hãy phân tích câu thơ đó để thấy được cảnh thơ, và tình thơ?
Gợi ý trả lời:
a. Học sinh tự làm.
b. Bức tranh thiên nhiên sông nước lên trong bài thơ.
- Cảnh thực: Dịng sơng mênh mơng rộng lớn, những con sóng gợn nhẹ, nối nhau về
phía xa, khơng thấy bến bờ, một con thuyền nhỏ xi trên dịng nước.



- “Điệp điệp” diễn tả chuyển động của con sóng theo chiều ngang, “song song” diễn tả
chuyển động con thuyền theo hướng dọc; phép đối mở ra khơng gian dịng sơng theo cả bề
ngang và bề dọc.
- Hình ảnh một cành củi khơ giữa dịng nước càng thể hiện cái mênh mông rộng lớn của
sông nước (bút pháp chấm phá).
c. Tâm trạng của nhân vật trữ tình:
- “Điệp điệp” là từ tượng hình gợi tả chuyển động của con sóng, nhưng “buồn điệp
điệp” lại diễn tả nỗi buồn miên man không dứt của con người.
- Giữa con người và sông nước dường như khơng thực sự có kết nối với nhau: con
thuyền chỉ “xuôi mái nước song song”, không liên lạc gắn kết, rồi thì “thuyền về nước lại,
sầu trăm ngả”, con thuyền (và người ngồi trên thuyền) như lạc lõng giữa sơng nước mênh
mơng.
d. Hình ảnh “củi một cành khơ lạc mấy dịng”:
- Cành củi khơ lạc trơi giữa dịng nước là hình ảnh ẩn dụ cho thân phận con người giữa
dòng đời.
- Phép đảo trật tự cú pháp (“củi một cành khô”) kết hợp số từ “một” nhấn mạnh cảm
giác đơn độc, lạc lõng.
- Cùng thời với Huy Cận, nhà thơ Tố Hữu (1940) cũng có một câu thơ bày tỏ nỗi niềm
băn khoăn tương tự của một người trẻ khi đứng trước vô số ngã rẽ cuộc đời:
“Bâng khng đứng giữa đơi dịng nước
Chọn một dịng hay để nước trôi”?
(Dậy lên thanh niên - Tố Hữu)
=> Chung một cảm thức, nhưng cành củi khô của Huy Cận bé nhỏ, tội nghiệp, đơn độc
hơn nhiều lần người thanh niên trong thơ Tố Hữu. Nhất là, người thanh niên chỉ đứng giữa
“đơi dịng nước”, cịn cành củi khơ “lạc mấy dòng”. Liên tưởng của nhà thơ Huy Cận vừa
táo bạo, vừa tự nhiên, bởi khi đứng trước một “tràng giang” rộng lớn, con người trở nên
quá bé nhỏ, cảm giác đó khơng khỏi khiến cho chúng ta nghĩ về cuộc đời và thân phận của
mình.

Bài 11: Cho khổ thơ sau trong bài thơ Tràng giang (Huy Cận)


“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót
Sơng dài, trời rộng bến cơ liêu”.
a. Giải nghĩa và phân tích giá trị tạo hình, biểu thanh của những từ láy “lơ thơ”, “đìu hiu”.
b. Câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều” có mấy cách hiểu? Theo em, cách hiểu nào
là hợp lý hơn?
c. Giải thích logic dùng từ của nhà thơ trong câu thơ thứ ba “Nắng xuống, trời lên sâu chót
vót”.
d. Viết một bài văn ngắn, phân tích nỗi khắc khoải khơng gian của nhà thơ biểu hiện trong
đoạn thơ.
Gợi ý trả lời:
a. “Lơ thơ” là ít ỏi, thưa thớt (thường dùng để mô tả mật độ thấp của cây cỏ và những sự
vật nhỏ bé mỏng manh), “đìu hiu” là vắng vẻ, quạnh quẽ (gợi âm thanh tiếng gió thổi qua
khơng gian rộng, trống trải, heo hút). Đây là hai từ láy cực tả cảm giác hoang vắng, rợn
ngợp.
b. “Chợ” là hình ảnh thường dùng để biểu thị cuộc sống sinh hoạt của con người. Sự
hiện hữu của một phiên chợ, dù là chợ quê nghèo hay chợ phiên thành thị sầm uất, cũng là
dấu hiệu có sự tương giao giữa người với người. Câu thơ có thể hiểu theo hai cách:
- Cách 1: “Đâu” là tiếng phủ định, nghĩa là “đâu có”, “khơng có”, “khơng còn”; Hiểu
theo cách này, câu thơ phủ định dấu hiệu sự tồn tại của sự sống con người. Câu thơ tạo
cảm giác thất vọng.
- Cách 2: “Đâu” là trạng từ chỉ địa điểm, “đâu đó”, đâu đây”. Hiểu theo cách này, câu
thơ mô tả âm thanh của phiên chợ, nhưng âm thanh đó cũng rất mơ hồ, khơng biết xuất
phát từ đâu. Câu thơ tạo cảm giác hoang mang.
=> Dù hiểu theo cách nào, cảm giác trống vắng rợn ngợp của con người cũng được thể
hiện rõ nét: nỗ lực tìm kiếm chỉ càng khắc sâu thêm nỗi cơ đơn tột cùng. Em có thể lựa

chọn cách hiểu em thấy hợp lý hơn, hay hơn, hoặc nhất quán hơn với tổng thể bài thơ.


c. Logic kết hợp từ thông thường của con người: sâu thăm thẳm; cao chót vót. Từ “chót
vót” với hai thanh trắc được sử dụng để diễn tả độ cao ngút tầm mắt. Tuy nhiên, nhà thơ sử
dụng “sâu chót vót” vì hai lý do:
- Lý do 1: Nhà thơ nhìn xuống mặt sơng, nhưng mặt sơng trong xanh phản chiếu ánh
sáng từ bầu trời (nắng xuống), khiến cho chúng ta nhìn xuống lịng sơng sâu, nhưng lại
cảm thấy “trời lên”, chót vót” (vì trời cao).
- Lý do 2: Nếu nói “sâu thăm thẳm” hoặc “cao chót vót” thì chỉ vẫn là một không gian
(trên trời và dưới nước), tuy nhiên, nói “sâu chót vót” giúp khơng gian được mở rộng thêm
một chiều khác (không gian dưới đáy nước). Kết hợp với “nắng xuống” và “trời lên”,
“sông dài”, “trời rộng”, giúp chiều kích khơng gian ở khổ thơ được mở ra tận cùng, cả bề
dài, bề rộng, bề sâu.
d. HS tự làm
Bài 12: Phân tích khổ thơ sau để thấy cấu tứ Đường thi có ảnh hưởng thế nào đến nội
dung và kết cấu của khổ thơ:
“Bèo dạt vê đâu, hàng nối hàng
Mênh mơng khơng một chuyến đị ngang
Khơng cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng”.
Gợi ý trả lời:
- Lớp nghĩa tả thực của khổ thơ khá sáng rõ: những cánh bèo trôi dạt lênh đênh, vơ định,
xung quanh khơng một chuyến đị, khơng một cây cầu, chỉ có “bờ xanh tiếp bãi vàng”.
- Tuy nhiên, Huy Cận đã sử dụng lối cấu tứ đặc biệt có ảnh hưởng từ thơ Đường: các
cặp quan hệ đối lập. ở đây, khổ thơ là sự đối lập giữa cái “khơng” và cái “có”:
+ Cái “khơng”: khơng một chuyến đị ngang, khơng cầu gợi chút niềm thân mật (từ
“không” lặp lại 2 lần diễn tả sự phủ định dứt khốt, phủ đinh tuyệt đối). Khơng gian khơng
hề có bất cứ dấu hiệu nào của con người, của tình người, của sự kết nối giữa người với
người.



+ Cái “có”: khơng gian chỉ cịn “bèo dạt về đâu, hàng nối hàng”, và “lặng lẽ bờ xanh
tiếp bãi vàng”. Những kết nối giữa người với người đều đã bị chặt đứt, chỉ có duy nhất
một “tơi” giữa thiên nhiên hoang sơ, hoàn toàn đơn độc đối diện với vơ tận.
=> Dùng “khơng” để nhấn mạnh cái “có”, dùng cái trống vắng để nhấn mạnh sự tòn tại,
khổ thơ mang đậm dấu ấn Đường thi.
Bài 13: Cho khổ thơ sau, đọc và thực hiện yêu cầu bên dưới?
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cảnh nhỏ: bóng chiều sa
Lịng q dợn dợn vời con nước
Khơng khói hồng hơn cũng nhớ nhà”.
a. Hai câu thơ đầu khổ thơ tái hiện khung cảnh gì? Hình ảnh cánh chim nhỏ trong bóng
chiều gợi cảm giác như thế nào?
b. Cảm nhận tâm sự của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối?
Gợi ý trả lời:
a. Khung cảnh được tái hiện trong hai câu đầu theo lối tả thực:
- Phía xa mây bạc tầng tầng lớp lớp kéo đến, dưới ánh nắng chiều tà chiếu rọi, rực rỡ
như những ngọn núi bạc. Lối liên tưởng táo bạo, nên thơ khiến thiên nhiên mang vẻ tráng
lệ, rực rỡ và kì vĩ.
- Tuy nhiên, trên cái nền khơng gian kì vĩ, ngịi bút chấm phá đã đặt vào đó một cánh
chim nhỏ. Cánh chim nhỏ hoảng hốt chao nghiêng trước sức nặng của bầu trời đương đổ
ập xuống. Hình ảnh cánh chim khơng khỏi gợi liên tưởng đến hình ảnh của con người, yếu
đuối và bất lực trước cái bao la vơ tận.
b. Tính từ “dợn dợn” (thường bị hiểu nhầm là “dờn dợn”/ “rờn rợn”) mơ phỏng chính
xác những con sóng lịng, tâm trạng ngổn ngang trăm mối.
=> Người xưa thường tức cảnh sinh tình, xa quê mà nhớ quê, xa nhà mà nhớ nhà, lấy sự
việc bên ngoài làm cái cớ để bộc bạch tâm sự bên trong. Nhà thơ Thôi Hiệu đã từng dùng
khói sóng trên sơng để qua đó bày tỏ nỗi buồn, tâm trạng trống vắng hoang mang của
mình (Hoàng Hạc lâu).



=> Huy Cận viết hai câu thơ cuối trên tinh thần đối thoại với thơ cổ, đặc biệt là bài
“Hoàng Hạc lâu” của Thôi Hiệu: Nếu như nỗi buồn của thơ cổ cần sự tác động của ngoại
cảnh để hình thành, thì nỗi buồn của thời nay là nội tại, “khơng khói hồng hơn cũng nhớ
nhà”. Nói cách khác, cái “tơi” nhân vật trữ tình ln thường trực nỗi buồn, nỗi cô đơn.
- Như vậy, “Tràng giang” mặc dù mở đầu bằng tứ thơ cổ (tức cảnh sinh tình), nhưng kết
lại bài thơ lại là sự quyết liệt phủ định tứ thơ cổ đó. Khơng phải cứ đứng trước sơng nước
mênh mông “tôi” mới buồn. => Nỗi nhớ nhà của Huy Cận không phải là nỗi nhớ một địa
phương, một vùng đất nào đó, đó là niềm luyến tiếc một “quê hương” trong lòng. Sở dĩ nỗi
buồn của con người là nội tại và thường trực, thế hệ của “tôi” đã mất đi những giá trị bất di
bất dịch có thể neo đậu tâm hồn con người.
Bài 14: Trình bày những nét chính về tác giả, tác phẩm, hồn cảnh ra đời của bài thơ Đây
thôn Vĩ Dạ. Chỉ ra yếu tố đặc biệt của hoàn cảnh đã tạo cảm hứng cho Hàn Mặc Tử khi
sáng tác bài thơ này?
Gợi ý trả lời:
HS tự làm. về hoàn cảnh đặc biệt, cần khẳng định Hàn Mặc Tử sáng tác “Đây thôn Vĩ
Dạ” trong lúc bản thân đang mắc căn bệnh được xem là nan y thời bấy giờ, không chỉ chịu
đựng nỗi đau thể xác mà cịn chịu nỗi cơ đơn giày vò. Cũng cần lưu ý rằng tấm bưu thiếp
của người con gái xứ Huế (Hồng Thị Kim Cúc) có lẽ đã đóng vai trị chất xúc tác nghệ
thuật cho Hàn Mặc Tử viết “Đây thôn Vĩ Dạ”.
Bài 15: Cho đoạn thơ sau, đọc và thực hiện yêu cầu bên dưới:
“Sao anh khơng về chơi thơn Vĩ?
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
(Trích Đây thơn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)
a. Câu hỏi đầu đoạn thơ là của ai? Hướng đến ai? Câu hỏi có tính chất là một lời hỏi thăm,
hay một lời trách cứ?
b. Em hiểu thế nào về “nắng hàng cau”? “Mặt chữ điền” trong câu thơ cuối là mặt của ai?

c. Nêu cảm nhận của em về hình ảnh thơn Vĩ hiện lên trong khổ thơ.


Gợi ý trả lời:
a. - Về hình thức, câu hỏi đầu đoạn thơ là lời của một người con gái, có lẽ là người con
gái xứ Huế, thơn Vĩ Dạ. Tuy nhiên, cũng có thể đây chỉ là cách Hàn Mặc Tử mượn lời
người con gái Vĩ Dạ để tự phân thân đối thoại với chính mình.
- Đối tượng người hỏi hướng đến chỉ có một: “anh” - ở đây là chủ thể trữ tình, nhà thơ
Hàn Mặc Tử. “Anh” trong mối quan hệ với “em”, là cách xưng hô nhẹ nhàng, trìu mến,
tình cảm
- Khó xác định đây là lời hỏi thăm hay lời trách móc, vì lối hỏi rất giản dị, lịch sự, trong
sáng, không biểu lộ nhiều cảm xúc. Có thể lời này vừa là hỏi thăm, vừa có chút trách móc,
cũng hợp logic thơng thường. Nhưng cần lưu ý sắc thái đặc biệt của từ “không”. “Không”
chứ không phải là “chưa” (nhắc nhở), “chẳng” (hờn giận trách móc); vì “khơng” tức là q
khứ, là chuyện đã rồi, là sự muộn màng. —> Âm điệu buồn bã, xót xa, nghẹn ngào
b. - “Nắng hàng cau” là cách miêu tả chiều cao, góc độ của nắng sớm; vì hàng cau là
thứ cây cao nhất trong vườn, cho nên “nắng hàng cau” cũng chính là tia nắng đầu tiên của
buổi sớm. Sự kết hợp giữa “nắng” và “hàng cau” khiến cho nắng thơn Vĩ mang vẻ bình dị,
mộc mạc mà tinh khôi
- “Mặt chữ điền” vốn là cụm từ để mô tả khuôn mặt đàn ông, đường nét vuông vức, thơ
mộc. Tuy nhiên, đặt vào câu thơ, hình ảnh này nảy sinh ba cách hiểu.
+ Thứ nhất, “mặt chữ điền” là mặt những ô cửa vuông ở bờ tường, bình phong mà xứ
Huế ưa dùng.
+ Thứ hai, “mặt chữ điền” là hình ảnh ước lệ, khơng mơ tả khn mặt cụ thể mà là diện
mạo xứ sở, tâm hồn mộc mạc, bình dị, chân thành của người thơn Vĩ Dạ. Cách hiểu này
khơng phải khơng có cơ sở: càng trải đời, càng đi nhiều, thấy nhiều, con người càng trân
trọng những con người có bề ngồi giản dị mà tâm hồn chân thành, cao đẹp
+ Thứ ba, “mặt chữ điền” là cách nhà thơ tự họa/ tự hình dung về mình. “Lá trúc che
ngang mặt chữ điền” là diện mạo thấp thoáng của một người từ lâu đã xem mình là kẻ
“đứng cách xa hàng thế giới” (nỗi mặc cảm). Thơ ca cũng nhiều lần sử dụng thủ pháp này.

c. Thôn Vĩ mang vẻ đẹp rực rỡ, trong trẻo và tinh khôi. Tâm hồn nhà thơ không giấu
được sự ngỡ ngàng và xúc động khi chứng kiến vẻ tinh khôi của khu vườn trong ánh sáng


ban mai. Những từ ngữ được sử dụng đều rất mộc mạc, nhưng sự kết hợp giữa chúng tạo
nên vẻ đẹp nên thơ đến bất ngờ. HS tự phân tích, chú ý: hình ảnh “nắng hàng cau”, điệp từ
“nắng” lặp lại hai lần, đại từ phiếm chỉ “ai”, thán từ “quá”, phép so sanh “xanh như
ngọc”...v.v. Con người cũng là một phần của bức tranh Vĩ Dạ, hòa hợp vào bức tranh
chung của xứ sở.
Bài 16: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó?
Có chở trăng về kịp tối nay?”
(Đây thơn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)
a. Hình ảnh thơ trong hai câu thơ đầu dường như trái ngược với hình dung quen thuộc của
chúng ta? Em hãy thử lí giải nguyên do?
b. Cảm nhận mặc cảm chia lìa cuộc sống thể hiện trong khổ thơ.
Gợi ý trả lời:
a. - Dân gian có thành ngữ “gió thổi mây bay”, dựa trên hiện tượng tự nhiên có thể quan
sát được bằng mất. Gió và mây vốn là những sự vật không thể tách rời, vậy mà trong câu
thơ của Hàn Mặc Tử lại diễn ra cuộc chia lìa gió - mây “Gió theo lối gió mây đường mây”.
- Hình ảnh hồn tồn phi logic hiện thực lại phù hợp với logic nội tâm; cuộc chia ly của
gió mây phản ánh tâm hồn con người ám ảnh nỗi chia phôi. Ngoại cảnh bị chi phối bởi nội
tâm con người.
b. - Hai câu thơ “Gió theo lối gió, mây đường mây/ Dịng nước buồn thiu hoa bắp lay”
phảng phất nỗi buồn: gió đã đi, mây cũng rời đi, dòng nước dù “buồn thiu” cũng đang trơi
đi, cái cịn ở lại đó chỉ là “hoa bắp lay”. Ba chữ “hoa bắp lay” không khỏi khiến người đọc
chạnh lịng vì tâm hồn cơ đơn của con người ẩn trong dáng điệu sầu tủi, của hoa bắp.
- Thiên nhiên trong khổ thơ diễn ra một sự chuyển dịch lớn:

+ Thời gian từ ban ngày chuyển thành đêm tối
+ Vẻ tinh khôi rực rỡ của buổi sớm mai chuyển thành cảnh huyền ảo của đêm trăng trên
sông.


+ Cảnh thơ từ cõi thực, lùi bước dần vào cõi mộng; từ bức tranh rực rỡ sắc màu thành
bức tranh thủy mặc, mờ nhòe về đường nét, màu sắc.
+ Hình ảnh con người xứ Huế, thơn Vĩ từ chân dung thấp thống sau rào trúc nay chỉ
cịn là hình bóng một con thuyền vơ định trên sơng nước
=> “Tơi” cuống quít với gọi tha thiết “Thuyền ai đậu bến sơng trăng đó/ Có chở trăng
về kịp tối nay?”
- Lời gọi rơi vào thinh không, câu hỏi cũng là tiềng lịng băn khoăn, day dứt liệu “có
chở trăng về kịp tối nay?”. Con người dường như đang tuyệt vọng chạy đua với thời gian,
níu giữ và ghi dấu vẻ đẹp cuộc sống này, nhưng câu hỏi “có kịp” tự nó đã có lời đáp:
Trong cuộc chạy đua với thời gian, “tôi” luôn là kẻ thua cuộc.
Bài 17: Cảm nhận của anh (chị) về tình cảm tha thiết, chân thành mà băn khoăn của chủ
thể trữ tình dành cho cuộc đời, con người trong đoạn trích sau:
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng q nhìn khơng ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)
Gợi ý trả lời:
- Giới thiệu khái quát tác giả tác phẩm, vị trí của đoạn trích trong tác phẩm.
- Khẳng định: khổ thơ đã cho - khổ cuối bài thơ - có sự chuyển biến mới mẻ trong tâm
hồn chủ thể trữ tình, đỉnh điểm của nỗi đau đớn tuyệt vọng lại chính là lúc tình u đời,
tấm lịng tha thiết hướng về cuộc đời của nhà thơ thể hiện rõ hơn bao giờ hết.
- Phân tích đoạn thơ:
+ “Khách đường xa” khơng phải một khuôn mặt cụ thể, một chàng trai/ cô gái nào, mà
là vô số khuôn mặt từng đi qua cuộc đời nhà thơ. “Khách đường xa” điệp lại hai lần giống

như tiếng gọi thân thương da diết hướng về thế giới “ngồi kia”
+ “Áo em trắng q nhìn khơng ra”: sắc trắng được cực tả bằng việc thú nhận sự bất lực
của thị giác - màu trắng trinh khiết thường ám ảnh hòn thơ Hàn Mặc Tử. Hơn nữa, câu thơ


gợi khoảng cách xa xôi giữa hai thế giới: “tôi” chỉ có thể cảm nhận/ hồi tưởng về sắc
trắng, chứ khơng thể nhìn thấy được nữa.
+ Cuộc sống “ngồi kia” càng đẹp đẽ, trinh khiết, thế giới “ở đây” càng mờ nhịe, ảm
đạm: “ở đây sương khói mờ nhân ảnh”; khơng gian “ở đây” chính là cõi lịng u uẩn, tịch
mịch, cô quạnh của thi nhân trong những ngày tháng bị tật bệnh giày vị.
=> Những hình ảnh được mơ tả đều là hình dung của tâm tưởng, cảm nhận bằng tâm
hồn; trong khi thị giác hầu như khơng có ý nghĩa. Con người ở “trong này” khơng thể nhìn
ra “ngồi kia”, vì “ngồi kia” chỉ có “khách đường xa”, “áo em trắng q nhìn khơng ra”.
Cịn người ở bên ngồi cũng khơng thể nhìn thấy thế giới “ở đây”, vì “ở đây sương khói
mờ nhân ảnh”.
+ Sự cắt đứt mối liên hệ với thế giới, sự cô lập của bản thân nhà thơ càng là động lực để
chủ thể trữ tình thốt lên câu hỏi cuối “Ai biết tình ai có đậm đà?” Đại từ phiếm chỉ “ai”
một lần nữa được sử dụng khiến câu thơ vừa có thể là lời hỏi, vừa có thể là lời tỏ bày.
=> Câu hỏi của Hàn Mặc Tử là lời hồi đáp câu hỏi đầu tiên (Sao anh không về chơi thôn
Vĩ), cũng là thông điệp gửi đến mỗi chúng ta: Trong những lúc cô đơn, tuyệt vọng nhất,
phải chăng điều duy nhất có ý nghĩa vẫn là yêu thương nhau? Băn khoăn đó đã vượt lên
trên câu chuyện bi kịch cá nhân của Hàn Mặc Tử để nói hộ tiếng lịng của rất nhiều thân
phận khổ đau trong xã hội.
Bài 18: Có ý kiến cho rằng bài thơ Đây thơn Vĩ Dạ là một bài thơ tình Hàn Mặc Tử viết
gửi cho tình nhân của mình. Hãy bày tỏ quan điểm của mình.
Gợi ý trả lời:
Có thể tham khảo quan điểm sau:
- Cần phải khẳng định tình u đơi lứa là chất xúc tác, là khởi điểm của nhiều bài thơ,
và “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử cũng phần nào bắt nguồn từ một tấm bưu thiếp hỏi
thăm (trình bày hoàn cảnh ra đời của tác phẩm).

- Tuy nhiên, ý kiến nhận xét về Đây thôn Vĩ Dạ như trên chưa xác đáng vì:
+ Giữa đời thực và văn chương có khoảng cách, trải nghiệm đời sống chỉ là nền, là điểm
khởi đầu cho tác phẩm.


+ Trong thực tế, người ta chứng minh được tình u của Hàn Mặc Tử và cơ gái xứ Huế
ngồi đời thật không quá sâu đậm, đồng thời tấm bưu thiếp cũng khơng có dáng dấp một
bức thư tình, hành động gửi bưu thiếp chỉ là lời hỏi thăm xã giao của một người bạn cũ.
+ Nếu cố gán ghép bài thơ vào chủ đề tình u đơi lứa, sẽ khó lý giải mạch thơ phức
tạp, tâm trạng u uất tuyệt vọng, những hình ảnh thơ kì dị đặc trưng trong thơ Hàn Mặc Tử.
- Phân tích bài thơ để chứng minh (HS tự làm).
- Đánh giá: Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” đã vượt lên trên lời than vãn về bi kịch cá nhân để
gửi gắm một thông điệp có ý nghĩa mn đời về tình u đời, mối quan hệ giữa người với
người.
Bài 19: So sánh bức tranh thiên nhiên trong hai văn bản sau:
“Sao anh không về chơi thơn Vĩ
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền”
(Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử)
“Của ong bướm này đây tuần tháng mật
[...]
Tơi khơng chờ nắng hạ mới hồi xuân”
Vội vàng (Xuân Diệu)
Gợi ý trả lời:
- Giới thiệu lần lượt tác giả, tác phẩm của hai bài thơ, xuất xứ hai đoạn trích.
- Chỉ ra điểm tương đồng:
+ Bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, với ánh nắng chan hòa, với màu xanh của cỏ cây, khu
vườn rực rỡ.
+ Tình yêu, sự say đắm của chủ thể trữ tình dành cho thiên nhiên vạn vật, lòng thiết tha

với cuộc sống.
- Những nét khác biệt:
+ Bức tranh của Hàn Mặc Tử là của một vùng đất, một xứ sở riêng, còn Xuân Diệu
muốn mô tả một “thiên đường trần thế” tưởng tượng, không phải miền đất cụ thể nào.


+ Thiên nhiên trong thơ Xuân Diệu rực rỡ, căng tràn sức sống, đầy ắp xuân sắc, xuân
tình, Hàn Mặc Tử lại mô tả một khung cảnh trong trẻo, tinh khôi.
+ Con người trong thơ Xuân Diệu tha hồ ôm chiếm, thưởng ngoạn thiên nhiên, con
người trong thơ Hàn Mặc Tử chỉ lặng lẽ ngắm nhìn thiên nhiên.
=> Nếu để so sánh, thiên nhiên của Xuân Diệu là bàn tiệc ngồn ngộn, cịn thơn Vĩ Dạ
của Hàn Mặc Tử giống như một khối ngọc bích tinh xảo lấp lánh.
- Lý giải sự khác biệt:
+ Sự khác biệt trong hồn thơ, phong cách nghệ thuật của mỗi người.
+ Sự khác biệt về hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm.
+ Sự khác biệt trong thể thơ được lựa chọn.
B. TẬP LÀM VĂN
I. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM
THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
1. Khái niệm
♦ Dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính
xác; từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc).
2. Mục đích sử dụng
♦ Trong cuộc sống cũng như trong các văn bản nghị luận, thường tồn tại song song
những quan niệm đúng đắn, (khách quan, trung thực) và những quan niệm lệch lạc, (phiến
diện, chủ quan).=> sử dụng thao tác bác bỏ nhằm phê phán cái sai để bảo vệ chân lí của
đời sống và chân lí của nghệ thuật.
3. Yêu cầu khi sử dụng
♦ Nắm chắc những sai lầm của người phát ngơn.
♦ Đưa ra các lí lẽ và bằng chứng đúng đắn, khoa học, khách quan, trung thực để tăng

tính thuyết phục.
♦ Thái độ thẳng thắn nhưng cẩn trọng, có chừng mực, phù hợp với hoàn cảnh và đối
tượng tranh luận.
4. Cách thức bác bỏ


♦ Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận... bằng cách nêu tác hại, chỉ
ra nguyên nhân hoặc phân tích từng khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của luận điểm, luận
cứ hoặc cách lập luận ấy.
♦ Cần diễn đạt rành mạch, sáng sủa, uyển chuyển; thái độ thẳng thắn, trung thực...
II. BÀI TẬP CỦNG CỐ
Bài 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Nhiều đồng bào chúng ta, để biện minh cho việc từ bỏ tiếng mẹ đẻ, đã than phiền rằng
tiếng nước mình nghèo nàn. Lời trách cứ này khơng có cơ sở nào cả. Họ chỉ biết những từ
thông dụng của ngơn ngữ và cịn nghèo những từ An Nam hơn bất cứ người phụ nữ và
nông dân An Nam nào. Ngơn ngữ của Nguyễn Du nghèo hay giàu?
Vì người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang nước mình, mà lại
khơng thể viết những tác phẩm tương tự?
Phải quy lỗi cho sự nghèo nàn của ngôn ngữ hay sự bất tài của con người?”
(Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức - Nguyễn An Ninh)
a. Chỉ ra việc sử dụng thao tác lập luận bác bỏ trong đoạn trích trên.
b. Tác giả đã bác bỏ vấn đề được nói đến bằng cách nào?
Gợi ý trả lời:
a. Văn bản trên bác bỏ ý kiến cho rằng: tiếng nước mình (tức tiếng Việt) nghèo nàn bằng
cách đưa ra lí lẽ: “Vì người An Nam có thể dịch những tác phẩm của Trung Quốc sang
nước mình, mà lại khơng thể viết những tác phẩm tương tự” để kết luận không phải ngôn
ngữ nghèo nàn mà do chính con người bất tài.
b. Tác giả đã bác bỏ bằng cách chỉ ra nguyên nhân, phân tích khía cạnh sai lệch của
quan điểm đó.
Bài 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Tình bạn chân thành là một tình cảm cao thượng. Sự giao tiếp thơng thường trong bạn
bè là quá trình cống hiến cho nhau, giúp đỡ nhau và cùng nâng cao. Nếu chỉ lo để tìm
kiếm và kết bạn với những người tốt hơn mình, chỉ chăm chăm để người khác giúp mình,
mà khơng nghĩ tới việc mình sẽ mang lại cho họ những gì thì đó là thói ích kỉ và tư lợi.
Hơn nữa nếu ai cũng hành động như vậy thì dù có tìm kiếm suốt đời cũng chẳng bao giờ


có được một người bạn chân chính. Bởi vì cái tốt hay cái kém của mỗi người chỉ là một sự
so sánh tương đối mà thôi, với một người bạn tốt hơn, bạn sẽ là người kém cỏi, và người
bạn ấy, nếu cũng suy nghĩ như bạn thì có lẽ sẽ chẳng bao giờ muốn chơi với bạn!”
(Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 nâng cao, tập 2, Nxb Hà Nội, 2008, tr.31)
a. Chỉ ra thao tác lập luận chính của đoạn trích trên. Tại sao anh/chị nhận ra điều đó?
b. Từ nội dung của đoạn trích, viết đoạn văn ngắn (khoảng 200) trình bày ý kiến của
anh/chị về định nghĩa thế nào là một người bạn chân chính?
Gợi ý trả lời:
a. Thao tác lập luận bác bỏ.
Nguyên nhân:
- Tác giả đã đưa ra vấn đề cần bác bỏ: Tình bạn chân chính là tình cảm cao thượng,
cùng giúp đỡ nhau, chứ khơng phải là tìm và kết bạn với những người tốt hơn mình, chăm
chăm để người khác giúp mình.
- Tác giả đã bác bỏ bằng cách chỉ ra tác hại của việc chỉ chăm chăm tìm người tốt hơn
mình: Đó là sự ích kỉ, tư lợi; Nếu ai cũng như vậy thì cả đời khơng bao giờ có được một
người bạn chân chính.
b. - u cầu về hình thức: Đúng hình thức đoạn văn nghị luận xã hội, khơng mắc lỗi
chính tả, dùng từ, đặt câu.
- u cầu về nội dung: Học sinh có thể tham khảo một số ý sau:
+ Giải thích: Tình bạn là một phạm trù xã hội dùng để chỉ quan hệ giữa người với người
có những nét giống nhau về tâm tư, tình cảm, quan điểm hay hoàn cảnh...
+ Bàn luận về vấn đề: Chỉ ra ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống mỗi con người; Đưa
ra những biểu hiện của một người bạn chân chính là người biết quên đi bản thân mình,

quên đi tư lợi bản thân để vì người bạn của mình (đưa ra những dẫn chứng về những tình
bạn điển hình xưa và nay).
+ Mở rộng vấn đề: rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân.
Bài 3: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“[...] Thử nghĩ mà xem, con người không biết sợ cái gì trên đời liệu có phải là con
người khơng? Cái gì cũng vơ úy, cũng tỏ thái độ sắt thép, nghĩa là khơng biết mềm lịng


trước bất cứ một cái gì, đấy là lồi quỷ sứ chứ đâu phải là người! “Chữ người tử tù” của
Nguyễn Tuân dạy cho người ta hiểu rằng, muốn nên người, phải biết kính sợ ba điều này:
cái tài, cái đẹp và cái thiên tính tốt của con người (thiên lương). Vậy kẻ nào khơng biết sợ
cái gì hết, đó là loài quỷ sứ. Loại người này, thực ra rất hiếm hoi, hay nói đúng hơn,
khơng thể có được. Nhưng loại người sau đây thì chắc khơng ít: sợ rất nhiều thứ, nhất là
quyền thế và đồng tiền, nhưng đối với cái tài, cái đẹp, cái thiên lương thì lại khơng biết
sợ, thậm chí sẵn sàng lăng mạ, giày xéo. Đấy là hạng người hèn hạ nhất, thô bỉ nhất, đồi
bại nhất. ”
(Nguyễn Đăng Mạnh, Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2007 trang 124)
a. Mục đích nghị luận của văn bản là gì?
b. Xác định thao tác lập luận chính của văn bản. Chỉ ra các biểu hiện của thao tác lập luận
đó trong đoạn trích.
Gợi ý trả lời:
a. Đoạn trích thể hiện mục đích nghị luận cụ thể là nhấn mạnh vẻ đẹp của người biết
kính sự cái tài, cái đẹp, cái thiên tính tốt của con người.
b. Thao tác lập luận chính: Thao tác lập luận bác bỏ.
Biểu hiện: Tác giả đưa ra vấn đề con người nếu khơng biết sợ gì thì chỉ có thể trở thành
quỷ sứ. Sau đó, tác giả khẳng định người thì phải biết sợ, đáng q là những người biết
kính sợ cái đẹp, cái tài, cái thiên lương; phủ nhận những kẻ sợ quyền thế, đồng tiền.
Bài 4: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
“Tơi khơng đồng ý với ý kiến của nhà sử học Dương Trung Quốc rằng, nếu có doanh
nghiệp trả lương 3.000 USD thì học sinh sẽ chăm học Sử. Học Sử không phải là để kiếm

kế sinh nhai. Học Sử không phải là để trang bị cho mình một kiến thức để dùng nó đi kiếm
tiền.
Học Sử là để hiểu về những gì cha ông đã làm, hiểu về đất nước, về con người và hiểu về
những giá trị mà con người hiện nay đang được hưởng. Học Sử còn là để hun đúc tinh
thần yêu nước và lòng tự hào dân tộc. Những cái đó mang lại một giá trị vơ cùng to lớn và
tiềm ẩn trong mỗi con người, tất nhiên không thể tính được bằng tiền...”.
(Như Thổ, Học Sử để làm gì? Báo Tin nhanh Năng lượng mới, ngày 16/08/2011).


×