Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Vai trò của đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (976.13 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
ccÍdd

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
VAI TRỊ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TRONG
NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

GVHD

: TS. VƯƠNG THỊ BÍCH THỦY

SVTH

: VÕ THỊ PHƯỜNG

LỚP

: 12SGC

Ðà Nẵng, tháng 04 năm 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..............................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài...............................................................2


4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài..................................................2
5. Bố cục của đề tài..........................................................................................................2
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu ................................................................................3
NỘI DUNG .....................................................................................................................7
Chương 1: QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ Ý THỨC
ĐẠO ĐỨC ......................................................................................................................7
1.1. Các quan niệm về đạo đức trong lịch sử triết học trước Mác ............................7
1.1.1. Quan niệm về đạo đức trong triết học phương Đông ...........................................7
1.1.2. Quan niệm đạo đức trong triết học phương Tây .................................................9
1.2. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về ý thức đạo đức ...........................12
1.2.1. Khái niệm đạo đức..............................................................................................12
1.2.2. Ý thức đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội................................17
1.2.3. Những thành tố của ý thức đạo đức ....................................................................20
Kết luận chương 1........................................................................................................24
Chương 2: ĐẠO ĐỨC KINH DOANH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ
TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM........................25
2.1. Khái niệm đạo đức kinh doanh ...........................................................................25
2.2. Đặc điểm của đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ......................................................................................29
2.3. Vai trò đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa ......................................................................................................................30
2.3.1. Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ...............30
2.3.2. Những tác động của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đối với đạo
đức kinh doanh ..............................................................................................................34


2.3.3. Vai trò của đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa .......................................................................................................................38
Kết luận chương 2........................................................................................................42
Chương 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC KINH

DOANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA Ở NƯỚC TA HIỆN NAY .............................................................................43
3.1. Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ..............43
3.2. Tăng cường vai trò của người tiêu dùng ............................................................51
3.3. Phát huy vai trị của truyền thơng đại chúng và dư luận xã hội......................53
3.4. Tăng cường công tác phổ biến pháp luật gắn với xậy dựng, giáo dục đạo đức
kinh doanh........................................................................Error! Bookmark not defined.
Kết luận chương 3........................................................................................................57
KẾT LUẬN ..................................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cho đến nay, rất ít người khơng tin rằng đạo đức kinh doanh luôn gắn liền với sự
phát triển bền vững của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, sự tăng trưởng
của lợi nhuận song hành với việc doanh nghiệp nghiêm túc tuân thủ các nguyên tắc
đạo đức kinh doanh. Trong nền kinh tế mở, kinh tế thị trường, đạo đức kinh doanh
chính là yếu tố nền tảng cho sự tin tưởng của khách hàng đối với doanh nghiệp, tăng
cường sự trung thành của nhân viên, điều chỉnh hành vi của doanh nhân, nâng cao hình
ảnh và vị trí của doanh nghiệp trên thương trường.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn chưa nhận thức đầy đủ tính tất
yếu của đạo đức kinh doanh đối với sự tăng trưởng lợi nhuận và sự phát triển bền vững
của doanh nghiệp nói riêng, của nền kinh tế đất nước trong thời kì hội nhập nói chung.
Khơng ít doanh nghiệp vì lợi nhuận, chạy theo lợi nhuận trước mắt mà đã xem nhẹ các
vấn đề đạo đức trong hoạt động sản xuất kinh doanh, làm ăn theo kiểu “chộp giật” mang
tính “ăn xổi” dẫn đến trường hợp sản xuất hàng kém chất lượng, làm hàng giả trở nên
khá phổ biến, gây nguy hại đến sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Vẫn cịn đó
các doanh nghiệp bỏ qn các tiêu chí về chất lượng, mơi trường và sức khỏe con người.
Nhiều doanh nghiệp gây ô nghiễm môi trường, thiếu trách nhiệm đối với sự an toàn và

sức khỏe của người lao động... Đây chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến
sự phá sản của các doanh doanh nghiệp ở nước ta trong thời kì hội nhập.
Ý thức được vấn đề trên, việc xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay là việc làm cần thiết và mang ý
nghĩa khoa học. Do đó, chúng tơi chọn vấn đề: “Vai trị của đạo đức kinh doanh
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam hiện nay” làm
đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu
Qua nghiên cứu và luận giải các quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về ý
thức đạo đức, những vấn đề lý luận về kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa cũng như những tác động hai chiều giữa kinh tế thị trường và đạo đức
kinh doanh... Đề tài hướng đến việc tìm kiếm các giải pháp thích hợp nhằm xây dựng


đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam hiện nay
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thứ nhất: phân tích, làm rõ những quan điểm, tư tưởng liên quan đến ý thức
đạo đức, kinh tế thị trường, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Thứ hai: phân tích vai trị của đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
- Thứ ba: đề xuất một số giải pháp nhằm xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vai trò của đạo đức kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu những quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về ý thức đạo
đức và vấn đề xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử
về đạo đức và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về kinh tế, thị trường về xây
dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng những nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngồi ra đề tài cịn sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp thống nhất giữa lơgic và lịch sử, phân
tích và tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa...
5. Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồm 3 chương, 7 tiết.
Chương 1: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về ý thức đạo đức


Chương 2: Đạo đức kinh doanh dưới tác động của kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
Chương 3: Một số vấn đề đặt ra về xây dựng đạo đức kinh doanh trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay
6. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Hiện nay, đạo đức kinh doanh, kinh tế thị trường và những vấn đề đặt ra trong
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang thu hút sự
quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học, của các nhà nghiên cứu lý luận và cả những
người làm công tác quản lý kinh tế vĩ mơ. Các cơng trình nghiên cứu dưới nhiều khía
cạnh, phương diện khác nhau dưới những góc nhìn về kinh tế cũng như về triết học,
luận giải những vấn đề thường trực nảy sinh về mặt đạo đức trong kinh doanh với điều
kiện nước ta hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế và xây dựng nền kinh tế thị

trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Về tổng quan có thể phân chia thành các hướng
nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:
Hướng nghiên cứu thứ nhất, bao gồm các cơng trình nghiên cứu lý luận và thực
tiễn đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp ở nước ta hiện nay. Các cơng trình nghiên
cứu chủ yếu luận giải các vấn đề đạo đức của các doanh nghiệp, đạo đức người quản lý
doanh nghiệp khi tham gia sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Cụ thể như:
“Môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh”, do GS.TS Ngơ Đình Giao (chủ
biên), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1997. Tác giả đã đề cập những vấn đề rất cơ
bản trong kinh doanh là môi trường kinh doanh và đạo đức kinh doanh. Trong đó, tác
giả làm rõ sự cần thiết phải nghiên cứu môi trường trong kinh doanh, các yếu tố văn
hố có ảnh hưởng đến kinh doanh. Ngồi ra, các tác giả cịn tập trung làm rõ những
khái niệm có liên quan như: đạo đức, đạo đức kinh doanh… trên cơ sở đó, đưa ra các
quan điểm đánh giá đạo đức kinh doanh. Cuốn “Giáo trình đạo đức kinh doanh và
văn hố cơng ty” do Nguyễn Mạnh Quân (chủ biên ), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế
quốc dân, Hà Nội, 2007 đã tập trung làm rõ các khái niệm liên quan đến đạo đức kinh
doanh. Đặc biệt, cuốn sách giới thiệu cách tiếp cận với quá trình ra quyết định về hành
vi đạo đức và các cơng cụ phân tích hành vi đạo đức trong kinh doanh; qua đó tác giả
giới thiệu một số vấn đề đạo đức kinh doanh điển hình thơng qua các tình huống cụ thể
về những vấn đề thực tiễn.


Mai Ngọc Cường, Vũ Thành Hưng, Bùi Anh Tuấn trong cuốn “Đạo đức kinh
doanh: lý thuyết và thực hành” (1996), Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, có cách tiếp
cận vấn đề từ góc độ khác. Các tác giả đã làm sáng tỏ những nguyên lý cơ bản về đạo
đức kinh doanh: vai trò, tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh, lịch sử các tư tưởng
về đạo đức kinh doanh và cơ sở triết học của lý thuyết đạo đức kinh doanh. Trên nền
tảng những nguyên lý cơ bản về đạo đức kinh doanh, tập thể tác giả đã vận dụng
những tư tưởng cơ bản của đạo đức kinh doanh vào thực tiễn thơng qua việc nghiên
cứu các tình huống và chiến lược nâng cao đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp.
Một số bài nghiên cứu dưới dạng tiểu luận, báo chí cũng khá phổ biến trong thời

gian gần đây như: “Nhìn nhận của người dân về đạo đức kinh doanh của các chủ
doanh nghiệp tư nhân”, Tạp chí Tâm lý học - Số 5/ 2006. Trong bài viết, tác giả đã
xây dựng thang đo đánh giá của người dân Hà Nội về đạo đức kinh doanh của các chủ
doanh nghiệp tư nhân trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay ở nước ta. Theo tác
giả, các chủ doanh nghiệp tuy có nhiều đóng góp trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã
hội hiện nay nhưng không vì thế mà người dân xố nhịa, san bằng tất cả cái tốt và cái
xấu trong hoạt động kinh doanh của các chủ doanh nghiệp tư nhân. Trái lại, càng kỳ
vọng bao nhiêu ở sự đóng góp của các chủ doanh nghiệp tư nhân đối với cộng đồng,
với xã hội người dân càng có xu hướng nhìn nhận khắt khe hơn, yêu cầu cao hơn đối
với họ. Một số bài đăng trên Tạp chí Triết học của nhiều tác giả liên quan đến đề tài
như bài “Về vai trò của đạo đức kinh doanh và việc xây dựng đạo đức kinh doanh ở
nước ta hiện nay” của tác giả Duy Huy, số 2, tháng 4 năm 2001, bài báo:“Xây dựng
đạo đức kinh doanh - Cơ sở cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”
của Đỗ Thị Kim Hoa, số 10, tháng 10 năm 2009, bài “Vấn đề xây dựng đạo đức nghề
nghiệp trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay” của Nguyễn Văn Phúc số 7,
tháng 10 năm 2001; bài “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
hiện nay và những biến động trong lĩnh vực đạo đức” của GS. Nguyễn Trọng Chuẩn
số 9, tháng 12 năm 2001… các bài viết trên đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao
đạo đức kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Hướng nghiên cứu thứ hai, gồm các cơng trình nghiên cứu lý luận và thực tiễn xây
dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Trên nhiều
phương diện khác nhau, các nhà khoa học có những cách nhìn nhận và phân tích khơng
giống nhau. Xem xét, đánh giá vấn đề kinh tế thị trường trên cơ sở lý luận như là quy


luật kinh tế khách quan được nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận. Tuy nhiên, khơng ít
người nghiên cứu đã đồng nhất kinh tế thị trường với kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa, bên cạnh đó nhiều bài viết đã làm rõ những đặc trưng, đặc điểm của kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Cụ thể như sau:
Cơng trình nghiên cứu mang tên, “Một số vấn đề về kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”. do GS. TS. Vũ Đình Bách, chủ biên (2004), Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội, đã tổng hợp 22 bài viết của các tác giả về kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam. Các bài viết đã đi sâu vào phân tích
các đặc điểm, đặc trưng của nền kinh tế thị trường nước ta, trình bày các giải pháp
nhằm tiếp tục xây dựng nền kinh tế mở theo định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
kinh tế quốc tế sâu rộng tận dụng thời cơ phát triển bền vững. Trong cuốn sách “Vấn
đề sở hữu trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của
GS. TS. Nguyễn Kế Tuấn (2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách được
hình thành trên cơ sở Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, đã làm rõ thêm những
vấn đề lý luận cơ bản về sở hữu trong mơ hình kinh tế thị trường, vận dụng chúng để
làm rõ vấn đề sở hữu trong mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam, cung cấp luận chứng khoa học cho việc bổ sung, điều chỉnh các quan điểm,
chủ trương, chính sách của Đảng và cơ chế, chính sách của nhà nước trong q trình
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai
đoạn tới.
Ngồi ra cịn nhiều cơng trình nghiên cứu khác: “Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ,
công bằng xã hội ở Việt Nam” (2010), của GS. TS. Hồng Đức Thân và TS. Đinh
Quang Ty .“Vì sao kinh tế thị trường là phương tiện, kinh tế nhà nước là chủ đạo?”,
(2008), của Nguyễn Văn Thanh. “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam” (2008), của tập thể tác giả, do GS.TS. Vũ Đình Bách chủ biên. “Hoàn thiện
thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” (2008), do TS. Đinh Văn Ân
chủ biên. Nhìn chung đã có nhiều cơng trình nghiên cứu vấn đề kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện dưới nhiều khía cạnh nhất định. Một số các
nhà nghiên cứu xem vấn đề kinh tế thị trường là vấn đề lý luận chung của lý luận về
kinh tế. Tuy nhiên, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa không những đứng
trên nền tảng của lý luận kinh tế mà còn đứng trên nền tảng của lý luận chủ nghĩa xã
hội, là điểm đặc sắc của mơ hình kinh tế mới.


Hướng nghiên cứu thứ ba, bao gồm các cơng trình nghiên cứu về sự tác động của

kinh tế thị trường đối với đạo đức kinh doanh và vai trò của đạo đức kinh doanh đối
với sự phát triển một nền kinh tế thị trường bền vững. Trên thực tế, hướng nghiên cứu
này vẫn chưa thu hút được nhiều sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, chủ yếu là các
bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí và trên Internet, cụ thể như sau:
Cơng trình “Văn hóa đạo đức và tiến bộ xã hội” của tác giả Trường Lưu (chủ
biên, 1998) đã nêu lên mấy vấn đề nền tảng của văn hóa đạo đức, văn hóa đạo đức
trong điều kiện xã hội hiện nay... tác giả đã đưa ra cách nhìn về vai trị của văn hóa đạo
đức trong sự tiến bộ của xã hội và với sự phát triển, tiến bộ xã hội Việt Nam trong điều
kiện xây dựng và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bài viết
“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay và những biến
động trong lĩnh vực đạo đức ” của GS. TS Nguyễn Trọng Chuẩn, Tạp chí Triết học, số
9/2001, đã cho rằng, những biến động về đạo đức ở những mức độ khác nhau đều có
liên quan đến sự biến động của kinh tế - xã hội. Dưới góc nhìn ấy, trong điều kiện kinh
tế thị trường, khi xem xét những biến động kinh tế - xã hội chúng ta cần chú ý xem xét
hướng biến động của đạo đức kinh doanh để có những giải pháp định hướng thích hợp.
Các cơng trình nghiên cứu nói trên đã phân tích các khía cạnh cụ thể khác nhau
với những nội dung rất phong phú và đa dạng về các vấn đề đạo đức kinh doanh và
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Song đạo đức xã hội nói chung, đạo
đức kinh doanh nói riêng với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh sự biến
đổi của tồn tại xã hội, ln có những biến đổi cùng với sự biến đổi của kinh tế thị
trường. Do đó, hệ thống hố, phân tích thực trạng đạo đức kinh doanh, vai trò của đạo
đức kinh doanh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở nước ta là việc làm cần thiết. Trên cở sở đó có những nhận định và đưa ra
những phương hướng, giải pháp thích hợp nhằm nâng cao đạo đức kinh doanh của
doanh nghiệp đối với xã hội hiện tại như là một hướng mới mà người viết muốn tiếp
tục nghiên cứu trong cơng trình này.


NỘI DUNG
Chương 1


QUAN NIỆM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
VỀ Ý THỨC ĐẠO ĐỨC
1.1. Các quan niệm về đạo đức trong lịch sử triết học trước Mác
1.1.1. Quan niệm về đạo đức trong triết học phương Đông
Các quan niệm về đạo đức xuất hiện rất sớm trong lịch sử tư tưởng ở phương
Đông. Ở Trung Quốc cổ đại, các học thuyết về đạo đức của con người bắt nguồn từ
cách hiểu về đạo và đức của họ. Theo Hoa ngữ, đạo đức được viết là:

, dịch sang

Anh ngữ là “Ethics”, “morality” hoặc là “moral force”. Khái niệm này có thể được
tỉnh lược và viết gọn lại thành đức (

, virtue). Do đó, đức cũng đồng nghĩa với đạo

đức. Tuy nhiên, ở Trung Quốc, đặc biệt trong giới Nho gia, sử dụng một thuật ngữ
khác, đối với chúng ta ngày nay, thuật ngữ này gần như khơng có ấn tượng cho lắm,
nhưng lại có một ý nghĩa hết sức đặc biệt, đó là luân thường (
(

) hay là luân lý

). Sau khi ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên dưới thời Xuân Thu,

do Khổng Tử (551 – 479 Tr.CN) sáng lập. Nho giáo bàn nhiều đến các vấn đề đạo đức
và được trình bày chủ yếu trong các tác phẩm kinh điển như: Tứ thư (Luận ngữ, Đại
học, Trung dung, Mạnh Tử) và Ngũ kinh (Thư, Thi, Lễ, Dịch, Xuân thu). Trong bối
cảnh thời Xuân Thu loạn lạc, chiến tranh triền miên, các trật tự xã hội bị đảo lộn, vua
không ra vua, cha không ra cha, con không ra con, các giá trị đạo đức bị bán rẻ. Trước

thực trạng xã hội đó, Khổng Tử và các học trị của ơng đã thấy được vai trị và sức
mạnh của đạo đức trong việc biến xã hội từ loạn thành trị, từ suy vong thành hưng
thịnh và tư tưởng dùng đức trị để cai trị xã hội trở thành nội dung cơ bản chính yếu
trong học thuyết của Nho giáo.
Khổng Tử và các học trò coi những quan hệ chính trị - đạo đức là những quan hệ
nền tảng của xã hội. Các ông đề cao những quan hệ ấy và thâu tóm lại thành Tam
cương, đó là những quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợ. Về sau Mạnh Tử phát
triển thành Ngũ luân với việc thêm vào đó hai mối quan hệ: anh – em, bạn bè. Tam
cương và Ngũ luân kết hợp với nhau gọi tắc là đạo cương – thường. Đạo cương –
thường là sợi dây ràng buộc con người trong các mối quan hệ trong gia đình và xã hội,


là một trong những nguyên tắc chi phối hành động của con người, đây cũng là một tiêu
chuẩn để đánh giá phẩm chất đạo đức của con người. Để giải quyết đúng đắn các mối
quan hệ trong xã hội mà quan trọng nhất là Tam cương, Khổng Tử nhấn mạnh đến
Tam đức (nhân, trí, dũng), về sau Mạnh Tử phát triển thành Tứ đức (nhân, nghĩa, lễ và
trí). Đây chính là những phẩm chất mà Nho giáo cho là quan trọng nhất trong xã hội,
đó là đức của mỗi con người cần phải có trong cuộc sống. Những nội dung cơ bản về
đạo đức của Nho giáo thể hiện tập trung ở các phạm trù như: Nhân, Nghĩa, Lễ, Tín,
Chính danh.
Nho giáo coi “Nhân” là nguyên lý đạo đức cơ bản quy định bản tính con người,
chi phối mọi quan hệ giữa người với người trong xã hội, và nó được hiểu rất rộng.
Khổng Tử cho rằng, nhân là lòng thương người (ái nhân) là đạo làm người, là cách cư
xử với mình với người. Mạnh Tử thì cho rằng, nhân là lịng trắc ẩn. Nói chung,
“Nhân” là cách đối xử của con người với con người, để tạo ra người. “Nhân” là một
trong những phạm trù trung tâm của đạo đức Nho giáo (Trong sách Luận ngữ Khổng
Tử đã 58 lần đề cập đến quan niệm về nhân với tất thảy 109 chữ “Nhân”). Tóm lại,
“Nhân” trong quan niệm đạo đức của Nho giáo được xem là phẩm chất căn bản nhất
của con người, nó bao hàm trong mọi đức tính.
Theo Nho gia, nếu “Nhân” là lịng thương người, đức nhân dùng để đối xử với

người và tạo ra người, thì “Nghĩa”là dạ thủy chung, đức nghĩa dùng để đối xử với
chính mình và tạo ra ta. Đức nhân thể hiện trong quan hệ với người khác; còn đức
nghĩa thể hiện trong quan hệ với mình, khi tự vấn lương tâm mình về điều mình nên
nói, về việc mình nên làm. Khi nói một điều gì đó hay khi làm một việc gì đó mà ta
cảm thấy thỏa mái, thảnh thơi, hứng thú trong lương tâm thì đó là ta nói điều nghĩa, ta
làm việc nghĩa. Vậy, “Nghĩa” được hiểu là những gì hợp đạo lý mà con người phải
làm, bất kể làm điều đó có đem lại cho người thực hiện nó ích lợi gì hay khơng. Nho
giáo không đưa ra một định nghĩa kinh điển nào về “Nghĩa”. Tùy từng hoàn cảnh,
đối tượng mà việc giảng giải về “Nghĩa” khác nhau. Tựu trung lại, phạm trù
“Nghĩa” bao gồm những cái cao thượng, chính trực, tốt đẹp và phù hợp với nhân và
lễ. Khổng Tử chủ trương phải dùng Lễ , đặc biệt là lễ của nhà Chu.
Khổng Tử cho rằng, trên đời không hề tồn tại người có nhân mà vơ lễ. Vì vậy,
ơng khun chớ xem điều trái lễ, chớ nghe điều trái lễ, chớ nói điều trái lễ và chớ làm
điều trái lễ.


Đối với bản thân mình thì tuân theo Lễ là một điều kiện để thực hiện nhân
đức (Khắc kỷ phục lễ vi nhân) [18;tr 471]. Lễ được ghi chép trong Kinh Lễ, đó là
những khn phép ứng xử của con người, tưng ứng với từng vị trí và vai trị của họ
trong những mối quan hệ nhất định (vua ra vua, bề tôi ra bề bề tôi; cha ra cha, con ra
con; chồng ra chồng, vợ ra vợ; anh em cho ra anh em; bầu bạn cho ra bầu bạn. Lễ địi
hỏi sự tơn kính, cẩn trọng, hài hồ, đúng mực. Biết giữ lễ tức là không thái quá, không
cực đoan; cũng khơng khúm núm, khơng run sợ… Ngồi quan niệm về nhân, nghĩa, lễ,
Nho gia cịn bàn đến: trí – tức là sự sáng suốt nhận thức thấu đáo mọi vấn đề, hiểu đạo
trời, đạo người, hiểu cả thiên hạ, biết sống hợp với nhân; tín – tức là lịng ngay dạ
thẳng, lời nói và việc làm nhất trí với nhau, dũng – tức là sức mạnh tinh thần, lịng can
đảm, biết xấu hổ vì cái sai cái xấu để vứt bỏ chúng mà làm theo nhân nghĩa
Để thực hiện nhân luôn hợp với lễ, Nho giáo đưa ra thuyết chính danh. Theo
Khổng Tử, chính danh là điều cơ bản để trị nước. Vì theo ơng, một trong những
ngun nhân làm cho xã hội loạn là do danh không thực không phù hợp nhau.

Những tư tưởng đạo đức của Nho giáo đã làm cho con người sống có đạo đức
hơn, con người sống khoan dung, độ lương và nhân ái với nhau hơn. Đưa con người
vào những khuôn phép ứng xử có trước, có sau, có trên, có dưới. Đặc biệt, ngồi
những tư tưởng về nhân, lễ, nghĩa, trí... tư tưởng Nho giáo còn đề cao việc giáo dục
đạo đức con người, đặc biệt là đạo đức của người cầm quyền. Tuy nhiên, do quá đề
cao đạo đức, coi trọng đạo đức nên triết học Nho giáo đã tạo điều kiện làm xuất hiện
văn hóa duy tình, xem nhẹ tính duy lý. Mặt khác, việc quá cứng nhắc về lễ nghi đã
tạo ra tính cách gia trưởng, bè phái, cục bộ và coi thường phụ nữ.
1.1.2. Quan niệm đạo đức trong triết học phương Tây
Trong triết học phương Tây, vấn đề đạo đức được đề cập khá nhiều trong triết
học cổ đại, cận đại và hiện đại. Trong triết học Hy Lạp cổ đại, các nhà triết học thường
đề cập các vấn đề liên quan đến đạo đức, và cho rằng các vấn đề đó là đạo đức. Đối
với Democritus thì đạo đức chính là con người có cuộc sống vui vẻ. Ơng nói rằng:
“Cách sống tốt nhất của một con người là làm thế nào để được vui vẻ càng nhiều càng
tốt và đau khổ càng ít càng tốt” [21 ;tr 93]. Socrates thì cho rằng, đạo đức là con người
biết làm điều thiện. Nhưng thế nào là thiện và làm sao biết đó là điều thiện? Socrates
giải thích rằng: con người thiện là một con người có tri thức, một con người biết tri
thức thì sẽ hiểu thế nào là thiện và sẽ hành động theo điều thiện. Và như thế, con


người chỉ cần hiểu biết đạo đức thì đủ để trở thành người có đạo đức. Socrates đã chịu
ảnh hưởng sâu sắc của những định kiến duy lý, đã đồng nhất giữa lý luận và thực tiễn
khi xem xét vấn đề đạo đức. Triết học thời kỳ Hy Lạp sau Socrates cũng có nhiều nhà
triết học bàn về vấn đề đạo đức. Plato nghĩ rằng đạo đức chính là hạnh phúc và cơng
bằng. Trong tác phẩm “Cộng hịa”, Plato nói rằng: đạo đức là nguyên nhân tất yếu dẫn
đến hạnh phúc. Arittotle tin rằng, tri thức đạo đức là những tri thức tổng qt. Người
có đạo đức khơng đơn giản rằng người ta hiểu được đạo đức là gì mà còn phải thực
hành đạo đức giỏi, phải trở thành người lương thiện. Thánh Augustine cho rằng: cái
thiện cao nhất chính là đạo đức, cái thiện cao nhất đó chính là tình yêu Thiên chúa, là
sự hạnh phúc nhất. Trong tác phẩm Triết học pháp quyền của G.V.Ph.Hêghen, lĩnh

vực đạo đức hay từ của ông dùng là “thực thể đạo đức” bao gồm ba giai đoạn; giai
đoạn thứ nhất là gia đình, giai đoạn thứ hai là xã hội cơng dân, giai đoạn thứ ba là nhà
nước. Học thuyết về xã hội công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất
trong Triết học pháp quyền của Hêghen. Theo ông, “thực thể đạo đức”, là sự liên kết
giữa cá nhân và xã hội, còn xã hội con người là sự thể hiện của “thực thể đạo đức”.
Chính điều này đã thể hiện rõ nét chủ nghĩa duy tâm khách quan của Hêghen. “Thực
thể đạo đức” là giai đoạn cao nhất trong sự phát triển của tinh thần khách quan. Trong
giai đoạn này đã có sự thống nhất giữa con người và xã hội. Quan điểm triết học của
Hegel về đạo đức ln gắn với pháp quyền, mục đích chủ yếu của đạo đức học Hegel
là phân tích xã hội đang tồn tại chứ không phải cái hiện thực cần phải có. Hegel nghiên
cứu đạo đức, pháp quyền, nhà nước, gia đình là biểu hiện của sự tha hóa “tinh thần đạo
đức khách quan”.
Quan hệ đạo đức của Hegel về gia đình là sự kết hợp giữa bản năng và tình yêu
một cách bền chặt và khách quan. Hegel không xem xét hơn nhân, gia đình dưới khía
cạnh sinh học, mà xem xét dưới khía cạnh đạo đức. Hegel cũng đồng tình về tính tuyệt
đối trong hơn nhân với quan điểm một vợ một chồng và những người có chung huyết
thống không được lấy nhau. Hegel cũng cho rằng sự khác biệt tính phái biểu hiện qua
sự phân chia bổn phận giữa vợ và chồng trong gia đình mang tính đạo đức. Người
chồng quản lý tài sản của cả gia đình, và có trách nhiệm chủ yếu ngồi xã hội, trong
khi đó người vợ lại có khuynh hướng hướng nội đối với gia đình. Quan điểm triết học
về đạo đức của Hegel thể hiện việc trình bày các phạm trù đạo đức, đặc biệt là phạm
trù cái thiện và cái ác trong những mâu thuẫn nội tại và sự chuyển hóa giữa chúng với


nhau. Hegel đã thấy được quy luật của sự vận động và phát triển, trong quá trình phát
triển của lịch sử, trong những điều kiện nhất định, cái ác và cái thiện có thể chuyển
hóa lẫn nhau, cái ác có thể trở thành cái thiện và cái thiện cũng có thể trở thành cái ác.
Theo quan điểm biện chứng của Hegel, hai phạm trù thiện và ác, là sự thể hiện trọn
vẹn ý chí của con người đối với cái toàn năng, biểu hiện sự thống nhất giữa đạo đức cá
nhân và các quyền lợi chung. Nghĩa vụ đạo đức cao cả là yêu nước, phục tùng nhà

nước.
Hegel coi nhà nước lý tưởng là nhà nước quân chủ Phổ, đạo đức mà ông xây
dựng là đạo đức bảo vệ nhà nước quân chủ Phổ. Theo ông, nhà nước Phổ là sự thể
hiện hoàn thiện nhất của “ý niệm đạo đức” – tức sự thần bí hóa các mối quan hệ xã
hội. Chính vì là một nhà triết học duy tâm khách quan nên tư tưởng của Hegel về đạo
đức, nhà nước và pháp quyền hoàn toàn mang màu sắc thần bí, các mối quan hệ xã
hội, cơng dân, nhà nước chỉ được coi là sự thể hiện của ý niệm đạo đức. Theo đó, pháp
quyền hay quyền hạn Nhà nước sẽ không bị ràng buộc bởi những luân lý thuộc cấp độ
thấp hơn (gia đình, xã hội), nhưng phải chịu sự tác động của quyền hạn tuyệt đối của
tinh thần thế giới (cấp độ cao hơn), có thể hiểu như tòa án thế giới. Như vậy, Hegel là
đại biểu của một nền đạo đức học định chế, theo đó con người khơng phải làm bất kỳ
điều gì khác ngồi những gì đã qui định trong một cộng đồng đạo đức. Theo đó, sự
đúng đắn và bổn phận của con người trong xã hội do bản thân chính xã hội đó tạo ra.
Nếu trước đây, trong các học thuyết của Xpinôda, Hốpxơ và của những nhà
Khai sáng Pháp thế kỷ XVIII, cá nhân đã được chọn làm điểm xuất phát cho quan
niệm của các ông về xã hội, nghĩa là xã hội là cái thứ hai được sinh ra từ cá nhân, thì
ngược lại, đến Hêghen, ơng đã nêu ra quan điểm đúng đắn khi coi xã hội chứ không
phải là cá nhân là cái khởi đầu. Đồng thời, Hêghen đã xem xét những hình thức khác
nhau của đời sống xã hội là gia đình, xã hội cơng dân và nhà nước. Nhưng đối với
Immanuel Kantơ để có giá trị đạo đức thì chúng ta phải hành động vì bổn phận của
chúng ta, tất nhiên đó khơng phải vì một mục đích ích kỷ mà đó phải là một ý chí tốt,
nó dựa trên các ngun tắc của ý chí chứ khơng phải vì kết quả. Chủ nghĩa vị lợi của
John Stuart Mill thì khẳng định: Sung sướng là một nguyên tắc của hạnh phúc nhiều
nhất. Ông chấp nhận nguyên tắc: “lợi ích hay hạnh phúc lớn nhất làm nền tảng đạo đức
là tín điều cho rằng các hành động là đúng nếu chúng đem lại hạnh phúc, là sai nếu


chúng đem lại điều đối nghịch với hạnh phúc” [36; tr 529]. Theo Kant, con người là
chủ thể sáng tạo, do đó cũng là chủ thể tự do. Tuy nhiên khơng ai có quyền sử dụng tự
do của mình để thủ tiêu tự do của những người khác. Nguyên tắc tự do và “tự chủ ý

chí” là cơ sở đi tới những thang bậc tiếp theo của đời sống đạo đức: Khơng có đạo đức
khơng có tự do. Trong trường hợp có ý chí quyền lựa chọn cái phải làm; tơi tự do xét
như một sinh vật biết tự mình suy nghĩ và hành động. Khơng có tự do khơng có đạo
đức. Tự do là tự quyết định điều phải làm. Tự do nghĩa là khi phải quyết định con
người chỉ tuân thủ lý trí, quy luật đạo đức. Chính quy luật đạo đức là sự đảm bảo tự do
cho tất cả trong sự quân bình, và ngăn chặn mọi sự vi phạm quyền thiêng liêng đó của
con người. Từ hai khía cạnh này Kant đi đến nhậ định rằng ngồi ý chí về tự do, con
người cịn ý thức về nghĩa vụ, thiện chí. Những phạm trù này được Kant xem như tính
chế ước xã hội đối với cá nhân. Kant đề cao nghĩa vụ, còn tự do dường như được ông
đưa về thế giới tự nhiên, như một khát vọng vươn tới mục đích, nhưng khơng thể đạ
được nó.
Lịch sử triết học trước Mác đã có nhiều quan niệm về đạo đức dưới những góc
nhìn xã hội khác nhau. Nhưng tựu chung đều hướng đến cái thiện, cái tốt đẹp và đều
cho rằng đó là đạo đức. Cuộc sống tốt đẹp, vui vẻ và làm điều thiện chính là đạo đức.
Nhưng xét cho đến cùng thì mọi học thuyết đạo đức đã có từ trước cho đến nay đều là
sản phẩm của tình hình kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định. Trong các
xã hội có sự phân chia giai cấp, tư tưởng đạo đức mang tính giai cấp, mỗi giai cấp có
đạo đức riêng của giai cấp mình, nó phản ánh các quan hệ thực tiễn làm cơ sở cho vị
trí giai cấp của mình.
1.2. Quan niệm của chủ nghĩa duy vật lịch sử về ý thức đạo đức
1.2.1. Khái niệm đạo đức
Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc thù, là sự phản ánh tồn tại xã hội, là
một bộ phận của kiến trúc thượng tầng như chính trị, pháp luật, tôn giáo, khoa học,
nghệ thuật. Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng đạo đức thống trị trong xã hội là tư
tưởng đạo đức của giai cấp giữ địa vị thống trị về kinh tế. Giai cấp giữ địa vị thống trị
về kinh tế dựa vào bộ máy nhà nước để tuyên truyền, giáo dục và thể chế hố tư tưởng
đạo đức của mình thành những ngun tắc chuẩn mực đạo đức, biến nó trở thành
thước đo đánh giá, điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong xã hội, phù hợp với lợi
ích của nó.



Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, các tư tưởng đạo đức đã xuất
hiện rất sớm trong lịch sử. Ngay trong chế độ cộng sản nguyên thủy, ý thức đạo đức đã
được hình hình và phụ thuộc chặt chẽ vào những điều kiện sống, điều kiện sinh hoạt
vật chất. Trong xã hội nguyên thủy con người cùng nhau hái lượm, xã hội khơng có sự
phân chia giai cấp, khơng tranh lợi, khơng có hiện tượng người bóc lột người… mọi
nguyên tắc của xã hội được duy trì bằng sức mạnh của phong tục, của dư luận xã hội,
bằng uy tín và sự tơn kính đối với người phụ nữ, người tộc trưởng. Trong giai đoạn
lịch sử này chưa xuất hiện các tư tưởng đạo đức. Đến thời kỳ lịch sử chiếm hữu nơ lệ,
khi có sự phân chia giai cấp, bất công xã hội nảy sinh, các tư tưởng về đạo đức xuất
hiện trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại.
Danh từ đạo đức bắt nguồn từ tiếng Latinh là mos (moris) - lề thói, (moralis
nghĩa là có liên quan đến lề thói, đạo nghĩa). Cịn “ln lí” thường xem như đồng
nghĩa với “đạo đức” thì gốc ở chữ Hy Lạp là “Ethicos” nghĩa là lề thói; tập tục. Hai
danh từ đó chứng tỏ rằng, khi ta nói đến đạo đức, tức là nói đến những lề thói tập tục
và biểu hiện mối quan hệ nhất định giữa người và người trong sự giao tiếp với nhau
hàng ngày. Sau này người ta thường phân biệt hai khái niệm, “moral” là đạo đức, còn
“Ethicos” là đạo đức học.
Trong triết học Trung Quốc cổ đại, các học thuyết về đạo đức xuất phát từ cách
hiểu về đạo đức của họ. Theo người Trung Quốc thì “Đạo” là con đường, phạm trù này
về sau được sử dụng trong các tư tưởng triết học để chỉ con đường của tự nhiên, chẳng
hạn như khái niệm “Đạo” trong tư tưởng của Lão Tử. Ngoài ra, đạo cũng còn được hiểu
như là con đường sống của con người trong tự nhiên và xã hội. Đối với phạm trù “Đức”
dùng để chỉ đức nhân, đức tính…đó là sự biểu hiện của “Đạo”, là đạo nghĩa, nguyên tắc
của luân lý. Khái niệm đạo đức được đề cập đầu tiên trong kinh văn của nhà Chu và sau
đó thì được người Trung Quốc sử dụng nhiều, theo họ đạo đức là những yêu cầu, những
nguyên tắc do cuộc sống đặt ra và buộc con người phải tuân theo. Trong các học thuyết
triết học ở Trung Quốc thời kỳ cổ đại, tư tưởng về đạo đức xuất hiện rõ nhất trong học
thuyết Nho giáo. Đạo làm người được Khổng Tử đề cập khá nhiều, ông cho rằng xã hội
loạn do con người không làm đúng chức phận, không làm theo danh của mình. Ơng xây

dựng học thuyết “Chính danh” nhằm đưa xã hội từ loạn thành trị. Bên cạnh đó, Khổng
Tử và các học trị của ơng đã đề cập đến nhiều phạm trù đạo đức như: Nhân, lễ, nghĩa,


tín… Ngồi ra, tư tưởng Nho giáo, Đạo giáo cũng đã đề cập sâu sắc đến đạo và học
thuyết “Vô vi”, Mặc Tử có học thuyết “Kiêm ái”…
Cũng như ở phương Đông, Đạo đức là một trong những nội dung nhận được sự
quan tâm luận giải của các nhà triết học hương Tây từ thời cổ đại cho đến nay. Thuật
ngữ “Đạo đức” trong tiếng Anh là Ethics. Tiếng Anh thời Trung cổ là Ethik, vốn xuất
phát từ tiếng La-tinh là ethice; từ Hy Lạp là “Ethos” hay là “Ethikos” nghĩa là nhân
cách, tính cách, tư cách hay là phong cách (character). Trong trường hợp khác, nó
cũng được dịch thành “phong tục” (custom), “tập quán” (usage). Do vậy khi nói đến
đạo đức là người ta thường liên tưởng tới tính cách tốt xấu của một nhân vật, hay nói
cách khác, đó là cách ứng xử được biểu hiện qua hành vi và lời nói theo quan niệm
đạo đức hay phong tục tập quán của xã hội đặt ra. Trong tư tưởng triết học của Hy Lạp
cổ đại, vấn đề đạo đức được chú trọng lý giải như là những chuẩn mực luân lý mang lại
cho con người sự vui vẻ, khoái lạc. Thời kỳ Trung cổ, quan niệm về đạo đức gắn chặt
với những tín điều tơn giáo, tn thủ giáo luận, tin theo Chúa là đạo đức tối thượng. Về
sau, trong triết học hiện đại còn bàn nhiều đến đạo đức như chủ nghĩa thực dụng
(utilitarianism) của Jeremy Bentham và John Stuart Mill, các tôn giáo và nghĩa vụ luận
(deontologism)...
Ngày nay, đạo đức được định nghĩa như sau:“Đạo đức là một hình thái ý thức xã
hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh hành vi
và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và quan hệ với xã hội,
chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh dư luận xã
hội” [23; tr 8]
Khi phân tích khái niệm về đạo đức cần chú ý các điểm sau:
Thứ nhất, đạo đức thuộc hình thái ý thức xã hội, là tập hợp những nguyên
tắc, qui tắc nhằm điều chỉnh và đánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ
với nhau, với xã hội, với tự nhiên trong hiện tại hoặc quá khứ cũng như tương lai;

chúng được thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư
luận xã hội.
Đạo đức là một hiện tượng lịch sử và xét cho cùng, là sự phản ánh của các quan
hệ xã hội. Có đạo đức của xã hội nguyên thuỷ, đạo đức của chế độ chủ nô, đạo đức
phong kiến, đạo đức tư sản, đạo đức cộng sản. Lợi ích của giai cấp thống trị là duy trì
và củng cố những quan hệ xã hội đang có. Trái lại, giai cấp bị bóc lột tuỳ theo nhận


thức về tính bất cơng của những quan hệ ấy mà đứng lên đấu tranh chống lại và đề ra
quan niệm đạo đức riêng của mình.
Thứ hai, đạo đức là một phương thức để điều chỉnh hành vi của con người.
Trong cuộc sống của mình, con người khơng ngừng sáng tạo ra các phương thức để
chế ngự và điều chỉnh hành vi của mình. Đó là tập qn, phong tục, tôn giáo, pháp
luật, đạo đức… Riêng với đạo đức, con người đã tạo ra những khuôn phép chuẩn mực
và các quy tắc đạo đức đã biểu hiện thành khái niệm về điều thiện và điều ác, đúng và
sai, vinh và nhục, chính nghĩa và phi nghĩa…Trong bất kỳ thời đại nào con người cũng
soi mình vào các giá trị đó để được đánh giá. Trong quá trình tồn tại và phát triển, các
khái niệm của đạo đức thay chịu sự tác động của lịch sử và thay đổi trong từng thời
đại, từng dân tộc, nó biểu hiện lợi ích của một giai cấp nhất định. Những chuẩn mực
đạo đức là yêu cầu của xã hội hoặc của giai cấp nhất định đề ra cho mỗi cá nhân. Nó
bao gồm những quy tắc thể hiện mối quan hệ giữa con người với quê hương đất nước,
với giai cấp, nhà nước…và giữa con người với nhau. Tất cả những chuẩn mực đạo
đức, những quy tắc đạo đức ấy được dư luận xã hội, một giai cấp, một dân tộc thừa
nhận. Nó cho phép con người được làm những điều không trái với những giá trị đạo
đức đã được công nhận và ngăn cản thực hiện những hành vi được cho là phi nhân
tính, phi nghĩa… Xã hội sẽ trừng phạt tất cả những ai vi phạm bằng dư luận xã hội,
bằng luật pháp.
Thứ ba, đạo đức là một hệ thống các giá trị. Giá trị đạo đức, nhìn từ góc độ cấu
thành hệ thống các giá trị tinh thần của đời sống xã hội, là một hình thái của giá trị tinh
thần, có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau với các giá trị khoa học, giá trị thẩm mỹ,

giá trị chính trị… Về bản chất, giá trị đạo đức mang tính xã hội. Trong đời sống đạo
đức từ cổ đại cho đến cận đại hay hiện đại, dù ở phương Đơng hay phương Tây thì vẫn
có thể tìm thấy sự tương đồng của những giá trị đạo đức cơ bản, như yêu lao động,
trung thực, nhân ái… Lợi ích xã hội là tiêu chuẩn khách quan của các giá trị đạo đức,
và vì vậy, chỉ khi nào những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi con
người phù hợp với lợi ích xã hội, được dư luận đồng tình ủng hộ thì mới có giá trị.
Có thể nói, đạo đức là sản phẩm của một cơ sở kinh tế xã hội nhất định, là kiến
trúc thượng tầng và hình thái ý thức của hình thức xã hội, là bộ phận cấu thành quan
trọng bên trong kết cấu xã hội của lồi người gắn bó chặt chẽ với lợi ích của con
người. Bởi vậy bản chất của đạo đức và đặc trưng của nó là tính cơng luận xã hội. Các


nhà triết học cổ đại ngày xưa coi đạo đức như là pháp luật, tức là biểu hiện của cái
đúng, cái tốt, cái chuẩn mực để làm nhiệm vụ và vai trò điều chỉnh hành vi của con
người, hoạt động xã hội. Ví dụ như: Trong xã hội chiếm hữu nô lệ giai cấp tư sản
muốn thống trị, muốn nô lệ phục tùng mình chúng khơng những chỉ áp bức bằng địn
roi mà một phần nào đó chúng cũng thống trị bằng đạo đức. Marx đã từng nói: điều
kiện tồn tại của giai cấp thống trị, biểu hiện trong luật pháp và đạo đức... bằng hình
thức quan niệm (...). Các nhà tư tưởng của giai cấp thống trị hoặc ít hoặc nhiều, về mặt
luân lí đã biến chúng thành những thư tồn tại độc lập nào đó... để phản đối cá nhân của
giai cấp bị áp bức, giai cấp thống trị đã để chúng lên thành chuẩn mực sống. Một là để
làm một thứ trang sức hoặc ý thức cho sự thống trị của mình. Hai là để làm phương
tiện đạo đức của sự thống trị này. Điều kiện tồn tại của giai ấp thống trị nói ở đây
chính là quan hệ sản xuấtvà quan hệ sở hữu sản xuất của xã hội đương thời, nhưng
điều kiện này biểu hiện thành các quan niệm pháp luật, đạo đức... có nghĩa là, quan
niệm đạo đức được rút ra từ quan hệ xã hội và chế độ sở hữu tư liệu sản xuất của một
xã hội nhất định. Còn các nhà xã hội học và kinh tế học ngày nay đã tổng thuật được
mơt số lí thuyết kinh doanh như: thuyết vị lợi, thuyết cứu cánh, thuyết về quyền.... mà
con người thương áp dùng để mang lại hiệu quả cho hoat động kinh doanh cho mình.
Do đó các quan niệm về sự công bằng lương tâm trở thành những gá trị phổ biến trong

hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiêp. Chính vì vậy, viêc vận dụng ý thức đạo
đức vào xã hội nói chung và trong kinh doanh nói riêng là rất quan trọng.
Kể từ khi ra đời đến nay, đạo đức đã thâm nhập vào mọi mặt của đời sống xã hội
của con người và lồi người. Nó đóng vai trò đặc biệt quan trọng so với nhiều loại
quan điểm tư tưởng khác trong việc điều chỉnh hành vi của con người. Thực tiễn lịch
sử tư tưởng đạo đức của lồi người tự nó cho thấy, những tư tưởng quan điểm, hành vi
đạo đức tiến bộ, mang giá trị văn hóa cao bao giờ cũng có vai trị tích cực đối với mọi
mặt của cuộc sống con người và xã hội lồi người. Ngược lại, những tư tưởng tình
cảm, hành vi đạo đức xấu, lỗi thời bao giờ cũng đem lại tác dụng tiêu cực, thâm chí
phá hoại cuộc sống xã hội bình thường của con người và xã hội lồi người. Tính hai
mặt đó của ý thức đạo đức đòi hỏi mỗi chúng ta phải biết lựa chọn các hệ chuẩn giá trị
đạo đức phù hợp với mỗi thời đại trong hoạt động của mình nhằm đem lại các giá trị
tích cực cho con người.


1.2.2. Ý thức đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội
Đạo đức là một trong những quan hệ chủ yếu của đời sống xã hội và ý thức đạo
đức là một hình thái giá trị tinh thần cơ bản của con người và xã hội loài người.
Trong lịch sử phát triển xã hội nói chung và lịch sử phát triển đạo đức nói riêng
đã tồn tại các kiểu đạo đức khác nhau phản ánh trình độ phát triển của xã hội qua các
thời đại khác nhau. Do đó, ý thức đạo đức là một trong những hình thái ý thức xã hội
đặc thù, là sự phản ánh tồn tại xã hội, là một bộ phận của kiến trúc thượng tầng như
chính trị, pháp luật, tơn giáo, khoa học, nghệ thuật. Ý thức đạo đức điều chỉnh các mối
quan hệ xã hội, là biện pháp giải quyết và khắc phục các mâu thuẫn xã hội, làm cho xã
hội phát triển tiến bộ.
Những hình thức sơ khai của ý thức đạo đức xuất hiện rất sớm ngay trong thời kỳ
công xã nguyên thủy. Trong thời kỳ này, do điều kiện kinh tế, sinh hoạt xã hội cịn ở
trình độ lạc hậu mà do đó đạo đức bị trộn lẫn trong các tập quán,truyền thống và được
bảo vệ bằng sức mạnh của các quy ước nói chung: những điều cấm kỵ, dư luận xã hội
và những tín ngưỡng nguyên thủy. Đến khi lịch sử xã hội bước sang thời kỳ phát triển

mới tạo đà cho chế độ chiếm hữu nơ lệ ra đời, xã hội đầu tiên có sự phân chia giai cấp
và đối kháng giai cấp không thể điều hịa được thì khi đó đạo đức thực sự bị phân cực
rõ rệt: đạo đức của tầng lớp chủ nô và đạo đức nô lệ. Đặc điểm chung nhất của đạo
đức chủ nô là thừa nhận phẩm chất cao quý và quyền uy tuyệt đối của chủ nô. Ngược
lại, đạo đức nô lệ đề cao phẩm chất của người lao động, quyền tự do, bình đẳng của
con người. Sự xung đột của hai loại hình đạo đức trái ngược nhau này phản ánh điều
kiện kinh tế và lợi ích giai cấp thời đại, trong đó giai cấp chủ nơ giữ vai trị thống trị
đời sống xã hội, chính vì vậy mà những quan niệm tiến bộ đều khơng có chỗ đứng cho
giai cấp nô lệ.
Xã hội phong kiến ra đời đã giải phóng phần nào cho con người thốt khỏi sợi
dây trói kiếp nơ lệ, nhưng đồng thời lại trói buộc con người vào những thiết chế xã hội
khắc nghiệt đáp ứng cho một kiểu bóc lột mới. Vai trò thống trị xã hội được trao vào
tay các lãnh chúa phong kiến, những địa chủ lắm đất, dư tô làm nảy sinh một hệ thống
ý thức đạo đức phù hợp với lợi ích của họ. Quần chúng nhân dân cũng xây dựng riêng
cho mình những chuẩn mực đạo đức phù hợp với điều kiện sinh hoạt của họ. Bản chất
đạo đức của tấng lớp lao động vẫn là tình thương yêu con người với nội dung ứng xử
chủ yếu là công bằng, binh đẳng, tương thân, tương ái với mọi người.


Chủ nghĩa tư bản thay thế chế độ phong kiến là một bước tiến bộ trên con
đường phát triển của xã hội. Chủ nghĩa tư bản đã làm cho lực lượng sản xuất phát
triển, trình độ xã hội hóa cao, sản xuất mang tính tập trung, năng suất lao động có
hiệu quả rõ rệt... mở ra một quan hệ kinh tế mới. Trong chế độ xã hội này, cá nhân
được giải phóng khỏi sự ràng buột bởi những quan hệ đẳng cấp khắc nghiệt. Ý thức
con người từng bước thích nghi với quan hệ thị trường và nguyên tắc “mua bán”
thâm nhập vào quan hệ luân lý giữa người với người. Trong xã hội tư bản, định
hướng giá trị chung về sự giàu có như là giá trị cao nhất. Các nhà tư tưởng đã đề cao
các quan điểm duy lợi, vị kỷ, thậm chí cịn đánh đồng giá trị của con người với giá trị
hàng hóa. Đặc trưng cơ bản của đạo đức tư bản là chủ nghĩa cá nhân, đó là sự tự do
làm giàu cho cá nhân, chỉ vì cá nhân. Khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” được giai

cấp tư sản nêu ra trên thực tế chỉ là những lời nói sng, là bức bình phong che đậy
sự bất công và vô nhân đạo.
Khi mới ra đời, đạo đức tư sản là một bước tiến bộ trong lịch sử phát triển đạo
đức. Nó kiên quyết chống lại đạo đức phong kiến - tôn giáo, đồng thời nhiệt thành đề
cao tự do cá nhân trong lĩnh vực đạo đức. Nhưng với quan hệ tư hữu tư bản, đạo đức
tư sản đã nhanh chóng bỏ rơi những lý tưởng đạo đức đích thực được nêu ra lúc ban
đầu. Tính giả dối bên trong được che đậy bởi hình thức quan hệ hào nhống bên ngồi,
giương cao ngọn cờ chủ nghĩa cá nhân tư sản chính là ngụy tạo một nền dân chủ tư
sản, ngụy tạo một chủ nghĩa thực dụng tự do tuyệt đối... sản sinh ra những lớp người
hưởng thụ khoái lạc trên sự đau khổ của người khác bằng sự bóc lột tận cùng.
Chủ nghĩa tư bản tuy đạt được những tiến bộ khổng lồ trong kinh tế, khoa học và
kĩ thuật nhưng cũng chứa đựng nhiều tiêu cực về mặt xã hội và đạo đức. Nhận xét về
điều này, C. Mác đã viết: “Mọi sự vật tựa hồ như bao hàm mặt đối lập của nó. Chúng
ta thấy rằng những máy móc có một sức mạnh kỳ diệu trong việc giảm bớt lao động
của con người và làm cho lao động của con người có kết quả hơn, thì lại đem nạn đói
và tình trạng kiệt quệ đến cho con người. Những nguồn của cái mới, từ xưa tới nay
chưa ai biết, dường như do một sức mạnh thần kỳ nào đó lại đang biến thành nguồn
gốc của sự nghèo khổ. Những thắng lợi của kĩ thuật dường như được mua bằng cái giá
của sự suy đồi về mặt tinh thần. Dường như loài người càng chinh phục dược thiên
nhiên nhiều hơn, thì con người lại càng trở thành nô lệ của những người khác hoặc nơ
lệ cho sự đê tiện của chính mình” [3; tr 10]


Theo C. Mác cội nguồn của tình trạng này nằm chính trong phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa, phương thức sản xuất dựa trên chế độ tư hữu tư nhân về tư
liệu sản xuất.
Tóm lại, đạo đức tư sản khơng phải là hình thái ý thức xã hội thuần nhất mà trong
nó bao gồm nhiều nội dung đạo đức của giai cấp tư sản, của công nhân và nhiều lực
lượng xã hội tiến bộ khác. Các kiểu đạo đức đan xen nhau, đấu tranh lẫn nhau mở rộng
cho khả năng phát triển đạo đức tương lai - đạo đức xã hội chủ nghĩa.

Đạo đức xã hội chủ nghĩa xuất hiện và hình thành trong lịng chế độ tư bản chủ
nghĩa với những quan niệm đạo đức mang tính đối lập với đạo đức tư bản chủ nghĩa. Ý
thức đạo đức xã hội chủ nghĩa là đạo đức tiến bộ nhất trong lịch sử phát triển xã hội
loài người từ trước đến nay, nó gắn liền với q trình giải phóng xã hội và giải phóng
con người. Trong xã hội ấy, con người được phát huy sự sáng tạo phục vụ cho tiến bộ
xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Bản chất nền đạo đức xã hội chủ nghĩa là giá
trị phổ biến và nhân đạo. Trong các chế độ xã hội cũ, đạo đức trở thành công cụ,
phương tiện để giai cấp thống trị đàn áp, bóc lột nhân dân lao động. Dưới chế độ xã
hội chủ nghĩa thì lợi ích của người lao động và tồn xã hội thống nhất với nhà nước.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân, vì dân, là điều kiện thuận lợi
để mọi giá trị đạo đức, phẩm chất cao đẹp của con người được phát huy “xét đến cùng,
mọi học thuyết về đạo đức đã có từ trước đến nay đều là sản phẩm của tình hình kinh
tế của xã hội lúc bấy giờ” [4 ;tr 137]. Điều này có nghĩa ý thức đạo đức là sản phẩm
của một cơ sở kinh tế - xã hội nhất định, là một bộ phận cấu thành quan trọng của đời
sống xã hội lồi người, chứ khơng phải là cái gì đó có tính chất “nhất thành bất biến”.
Luận điểm trên của Ph.Ăngghen cũng cho thấy, mỗi phương thức sản xuất, hay mỗi
một hình thái kinh tế - xã hội đều có một hình thái ý thức đạo đức tương ứng.
Đạo đức với tư cách là một hình thái ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, phán
ánh hiện thực đời sống đạo đức xã hội. Xã hội học trước Mác không thể giải quyết một
cách khoa học vấn đề nguồn gốc và thực chất của đạo đức. Nó xuất phát từ “mệnh lệnh
của thượng đế”, “ý niệm tuyệt đối, lý tính trừu tượng”, bản tính bất biến của lồi
người,…chứ khơng xuất phát từ điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội, từ quan niệm xã
hội hiện thực xã hội để suy ra toàn bộ lĩnh vực tư tưởng trong đó có tư tưởng đạo đức.
Theo Mác và Ăngghen, trước khi sáng lập các thứ lý luận và nguyên tắc bao gồm
cả triết học và luân lí học, con người đã hoạt động, tức là đã sản xuất ra các tư liệu vật


chất cần thiết cho đời sống. Ý thức xã hội của con người là phản ánh tồn tại xã hội của
con người. Các hình thái ý thức xã hội khác nhau tuỳ theo phương thức phản ánh tồn
tại xã hội và tác động riêng biệt đối với đời sống xã hội. Đạo đức cũng vậy, nó là hình

thái ý thức xã hội phản ánh một lĩnh vực riêng biệt trong tồn tại xã hội của con người.
Và cũng như các quan điểm triết học, chính trị, nghệ thuật, tơn giáo điều mang tính
chất của kiến trúc thượng tầng. Chế độ kinh tế xã hội là nguồn gốc của quan điểm này
thay đổi theo cơ sở đã đẻ ra nó. Ví dụ: Thích ứng với chế độ phong kiến, dựa trên cơ
sở bóc lột những người nơng nơ bị cột chặt vào ruộng đất là đạo đức chế độ nơng nơ.
Thích ứng với chế độ tư bản, dựa trên cơ sở bóc lột người cơng nhân làm th là đạo
đức tư sản. Chế độ xã hội chủ nghĩa tạo ra một nền đạo đức biểu hiện mối quan hệ hợp
tác trên tình đồng chí và quan hệ tương trợ xã hội chủ nghĩa của những người lao động
đã được giải phóng khỏi ách bóc lột. Như vậy, sự phát sinh và phát triển của đạo đức,
xét đến cùng là một quá trình do sự phát triển của phương thức sản xuất quyết định.
1.2.3. Những thành tố của ý thức đạo đức
Đạo đức vận hành như là một hệ thống tương đối độc lập của xã hội. Cơ chế vận
hành của nó được hình thành trên cơ sở liên hệ và tác động lẫn nhau của những yếu tố
hợp thành đạo đức. Khi phân tích cấu trúc của đạo đức người ta xem xét nó dưới nhiều
góc độ. Mỗi góc độ cho phép chúng ta nhìn ra một lớp cấu trúc xác định. Chẳng hạn:
xét đạo đức theo mối quan hệ giữa ý thức và hoạt động thì hệ thống đạo đức hợp thành
từ hai yếu tố ý thức đạo đức và thực tiễn đạo đức. Nếu xét nó trong mối quan hệ giữa
người và người thì người ta nhìn ra quan hệ đạo đức. Nếu xét theo quan điểm về mối
quan hệ giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến cái đặc thù với cái đơn chất thì đạo
đức được tạo nên từ đạo đức xã hội và đạo đức cá nhân. Khi bàn về ý thức đạo đức, có
nhiều cách tiếp cận với cấu trúc của nó. Trong khn khổ của đề tài, ý thức đạo đức
được tác giả nhìn nhận là một phương thức phản ánh tồn tại xã hội. Sự phản ánh đó
diễn ra ở hai cấp độ cơ bản: cấp độ cảm tính và cấp độ lý tính.
Ở cấp độ cảm tính, nhu cầu đạo đức, tình cảm đạo đức là những hình thức biểu
hiện cơ bản và tập trung của ý thức đạo đức. Chúng có mối quan hệ với nhau trong q
trình phát triển ý thức của con người. Ý thức đạo đức nảy sinh và hình thành từ trong
đời sống thực tiễn của con người. Nó trở thành nhu cầu và là điều kiện không thể thiếu
được trong đời sống xã hội. Cho nên, nhu cầu đạo đức cũng giống như nhu cầu tinh



thần khác của con người. Trong cuộc sống và hoạt động sống, con người ln hướng
đến những điều thiện.
Tình cảm đạo đức là một trong những yếu tố căn bản, quan trọng của ý thức đạo
đức. Nó có vai trị đặc biệt trong việc thôi thúc chủ thể thực hiện hành vi đạo đức và
sáng tạo nên các giá trị đạo đức mới. Nó vừa là sự phản ánh mang tính cảm xúc của
hiện thực đạo đức, vừa là thái độ cảm xúc của chủ thể đạo đức trước hiện thực ấy. Cho
nên, niềm tin đạo đức và các nguyên tắc hoạt động của cá nhân chỉ có thể hình thành
trong điều kiện được thể hiện bằng cảm xúc. Nếu k có cảm xúc thì các khái niệm đạo
đức, các phạm trù luân lí, những tri thức thu được bằng lý tính về thiện và ác, chỉ được
nhận thức ở mức độ ghi nhận thông tin mà không thể làm cơ sở để chuyển hóa thành
động cơ của hành vi cá nhân. Trên thực tế, mọi hành động đạo đức đều xuất phát từ
tình cảm của con người. Vì vậy, tình cảm đạo đức vừa là động lực, vừa là năng lực đạo
đức của con người. Tình cảm đạo đức là yếu tố căn bản, một yếu tố không thể thiếu
trong cấu trúc của ý thức đạo đức nói riêng và trong cấu trúc nhân cách nói chung.
Trong cuộc sống của con người, tình cảm đạo đức vừa là sự nhận thức, vừa là sự biểu
hiện. Một khi con người nhận thức được đầy đủ ý nghĩa, vai trò của đạo đức đối với sự
phát triển, tiến bộ xã hội thì lúc đó con người sẽ thực hiện những hành động đạo đức.
Những hành động đó hồn tồn tự nguyện bởi nó bắt đầu từ tình cảm sâu xa của con
người. Như vậy, khi có tình cảm đạo đức, cụ thể là có tình cảm nghĩa vụ, con người sẽ
ý thức được mình cần phải làm gì, cần phải hành động như thế nào cho hợp đạo đức.
Ở cấp độ lý tính, ý thức đạo đức bao gồm tri thức đạo đức, chuẩn mực đạo đức
Tri thức nói một cách nôm na đơn giản là kiến thức, là hiểu biết của con người.
Cho nên, tri thức đạo đức cũng chính là hiểu biết của con người, là kết quả của nhận
thức đạo đức. Tri thức đạo đức còn là cơ sở cho tình cảm đạo đức. Ở trình độ nhận
thức thơng thường, tri thức đạo đức mang tính kinh nghiệm. Tri thức đạo đức mang
tính kinh nghiệm. Tri thức kinh nghiệm là những tri thức về cái thiện, cái ác, về đức
hạnh và thói xấu, về cách ứng xử, đáp ứng những yêu cầu của đạo đức. Đối với những
con người bình thường thì đây là những hiểu biết tối thiểu mà ai cũng có thể nhận thức
được, bởi nó đáp ứng nhu cầu điều chỉnh về mặt đạo đức trong quan hệ giữa người với
người. Chính vì vậy, tri thức kinh nghiệm là cái không thể thiếu được đối với những

con người bình thường cả trong các lĩnh vực hoạt động bình thường hàng ngày của họ


Tri thức đạo đức có vai trị to lớn trong đời sống đạo đức. Khi có tri thức đạo đức
thì con người dễ dàng thực hiện những hành vi đạo đức. Tất nhiên, nói như vậy khơng
có nghĩa là cứ có hiểu biết về đạo đức là con người ln hành động hợp đạo đức. Trên
thực tế, nhiều khi con người thuộc lòng những quy tắc đạo đức nhưng vẫn vi phạm,
thậm chí là vơ đạo đức. Mặc dù vậy, tri thức đạo đức vẫn là cơ sở để hình thành nên
niềm tin và lý tưởng đạo đức. Ngoài ra, tri thức đạo đức vừa là cơ sở hình thành, vừa
là yếu tố hợp thành chuẩn mực đạo đức, đồng thời, nó cịn là yếu tố làm nên tính tự
giác, tự nguyện và tự do của đạo đức. Do đó, tri thức đạo đức, đặc biệt là tri thức lý
luận, cũng có vai trị to lớn trong việc quản lý xã hội.
Chuẩn mực đạo đức về thực chất khác với chuẩn mực pháp lý. Chuẩn mực đạo
đức điều chỉnh hành vi trên cơ sở tự giác, tự nguyện. Chuẩn mực đạo đức là một hệ
thống các tiêu chuẩn, các khuôn mẫu, phản ánh sự đòi hỏi của xã hội đối với cá nhân.
Sự địi hỏi đó được chia thành hai mức độ, biểu hiện bằng các mệnh lệnh, các điều
cấm đốn hoặc khuyến khích một kiểu hành vi nào đó mà con người cần phải tuân
theo. Nó vạch ra giới hạn được phép hay không được phép của hành vi cá nhân. Người
có đạo đức là người hành động trong giới hạn và được xã hội đồng tình, khuyến khích,
tơn trọng. Ngược lại, người khơng có đạo đức là người hành động vượt ra ngoài giới
hạn, bị xã hội lên án, coi thường, thậm chí phẫn nộ. Có thể coi những chuẩn mực đạo
đức là những luật lệ không thành văn bản, là đòi hỏi của xã hội đối với hành vi con
người. Nhờ hệ thống các chuẩn mực đạo đức mà hành vi của con người được thực hiện
theo những khuôn mẫu xác định và những khuynh hướng thống nhất. Trong q trình
phát triển lịch sử lồi người, chuẩn mực đạo đức như một hệ thống phát triển biện
chứng, biến đổi cùng với sự phát triển của các mối quan hệ xã hội. Theo thời gian, có
những chuẩn mực mất ý nghĩa, biến dạng, có những chuẩn mực tiếp tục phát triển, đổi
mới. Nó được coi là bộ luật đạo đức của xã hội, chi phối và quyết định hành vi đạo
đức của con người.
Những chuẩn mực đạo đức giúp con người hiểu được rằng, trong cuộc sống có

những việc có thể làm được, có những việc khơng nên làm; nó giúp con người ý thức
được nên hành động như thế nào, điều gì phải tự kiềm chế… Nghĩa là, nó làm cho
cong người khi hành động phải tuân theo những yêu cầu, những ràng buộc hoặc những
điều ngăn cấm của xã hội. Tuy nhiên, việc tuân theo những chuẩn mực đạo đức khác
với việc tuân thủ pháp luật. Trong đạo đức, việc hành động theo các chuẩn mực là do


×