Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

HAPPY FAMILY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.05 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

NGUYEN VAN TROI



Có những phút làm nên lịch sử. Có cái chết hóa thành bất tử. Có những


lời hơn mọi bài ca. Có con người như chân lý sinh ra..." (Tố Hữu). Đấy là


những vần thơ viết về anh Nguyễn Văn Trỗi!



Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi sinh ngày 1/2/1940 ở làng Thanh Quít, xã Điện
Thắng, huyện Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam). Mẹ chết sau một cuộc càn của giặc
Pháp. Khi anh lên 3 tuổi thì cha bị Tây bắt, nên anh sống nhờ vào bác và anh chị.
Đến năm 15 tuổi, Nguyễn Văn Trỗi ra Đà Nẵng ở nhà người anh, tìm việc làm nuôi
thân. Nhưng anh Trỗi sợ anh chị gánh thêm việc ni mình sẽ gặp nhiều khó khăn
hơn nên năm 1962, anh trốn anh chị vào Sài Gòn ở với người anh họ Nguyễn Hữu
Kiếm tại Vườn Xoài để tìm kế sinh nhai.


Lúc đầu, anh đạp xích lơ, sau đó theo học nghề điện. Năm 1963, trong phong trào
đấu tranh cách mạng của nhân dân Sài Gòn chống bọn xâm lược, anh được Đảng
giác ngộ và được kết nạp vào Đoàn Thanh niên, trở thành một chiến sĩ giải phóng
trong đơn vị biệt động bí mật của Sài Gịn.


Đầu tháng 5/1964, anh nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Cơng Lý để giết Mc Namara,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ, sang Sài Gịn. Lúc đó, anh Nguyễn Văn Trỗi vừa
mới cưới vợ (21/4/1964). Tổ chức biết việc xây dựng gia đình của anh, muốn anh
có một thời gian hưởng hạnh phúc những ngày mới cưới.


Nhưng với quyết tâm diệt thù, anh xin nhận bằng được nhiệm vụ. Được tổ chức
đồng ý, anh đã lao vào chuẩn bị thực hiện kế hoạch đặt mìn giết Mc Namara.
Nhưng ngày 9/5/1964 anh bị bắt. Chúng đánh anh tàn nhẫn, dùng mọi cực hình tra
tấn dã man, tàn bạo nhất để hịng tìm ra manh mối cơ sở ta, nhưng anh khơng
khai. Anh tự nhận chính mình đã tổ chức giết Mc Namara chứ khơng cịn ai khác!
Những ngày anh Trỗi bị giam cầm, đánh đập, địch đem chị Phan Thị Quyên, vợ
anh lại gặp anh, nhưng anh khẳng khái nói: “Cịn thằng Mỹ, thì khơng ai có hạnh


phúc cả”. Bọn tay sai lấy cuộc sống xa hoa, sung sướng ra để mua chuộc, anh
khinh bỉ mắng: “Sống như các người, tôi không sống nổi. Sống như thế, thà chết
còn hơn”. Chúng hỏi: Thế anh muốn gì? Anh trả lời: Tao muốn giết hết bọn Mỹ, tao
muốn miền Nam được giải phóng.


Cuối cùng, chúng kết án tử hình và định ngày đưa anh ra xử bắn. Đột nhiên có tin
du kích Venezuela bắt được trung tá tình báo Mỹ Smolen và báo cho Tổng thống
Mỹ Johnson đòi đổi mạng cho anh Trỗi. Họ dọa: “Nếu ở Việt Nam xử bắn anh Trỗi
thì một giờ sau ở Venezuela, qn du kích sẽ thủ tiêu trung tá Mỹ”. Mỹ đành phải
ra lệnh cho chính quyền Sài Gịn hỗn lại ngày hành hình anh Trỗi. Nhưng khi
qn du kích Venezuela thả trung tá Smolen thì chúng lật lọng, vội vàng đem xử
bắn anh Trỗi. Lúc ấy, anh ở tuổi 24.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

9 phút chiến đấu và hy sinh anh dũng của anh tại pháp trường đã trở thành biểu
tượng của thế hệ thanh niên Việt Nam thời kỳ chống Mỹ. Chính Bác Hồ, vị lãnh tụ
kính yêu của chúng ta đã ghi trên tấm ảnh của anh Trỗi: “Vì Tổ quốc, vì nhân dân,
liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi đã anh dũng đấu tranh chống đế quốc Mỹ đến hơi thở cuối
cùng. Chí khí lẫm liệt của anh hùng Trỗi là một tấm gương cách mạng sáng ngời
cho mọi người yêu nước, nhất là cho các cháu thanh niên học tập”.


Có những con người mà tinh thần và động lực của họ là bất diệt… Những con
người đã dùng máu của mình nhuộm đỏ màu cờ Việt Nam. Chúng ta, sinh viên –
sinh viên TGU, xứng đáng để kế thừa, để tự hào. Chúng ta không thể làm những
hành động cách mạng nhưng chúng ta có thể làm những việc nhỏ nhoi xung quanh
ta với động lực cách mạng, động lực như ở người anh hùng Nguyễn Văn Trỗi.

VO THI SAU



Là thế hệ sau nhưng mỗi lần nhắc đến chị Võ Thị Sáu thật khơng khỏi bồi hồi, xúc
động, hình ảnh chị Sáu mảnh mai, mái tóc cài hoa, miệng hát bài ca Cách mạng,
bình thản đón nhận cái chết. Giữ vững khí tiết người chiến sỹ Cách mạng đến phút


cuối. Đó là câu chuyện về anh hùng Võ Thị Sáu mà tơi đã học được từ ngay cịn
tiểu học.


Võ Thị Sáu sinh năm 1933, trong một gia đình nghèo ở xã Phước Thọ, quận Đất
Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay thuộc huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Qua nhiều lần
thử thách, năm 1947 Võ Thị Sáu được kết nạp vào Đội Công an xung phong quận
Đất Đỏ lúc 14 tuổi.


Với trí thơng minh, dáng vóc nhỏ, nhanh nhẹn, Võ Thị Sáu đã luồn sâu vào vùng
tạm chiếm từ thị trấn Đất Đỏ đến Phước Lợi, Long Mỹ, Phước Hải hoàn thành xuất
sắc nhiệm vụ liên lạc, nắm tình hình, cung cấp và báo cáo kịp thời cho tổ chức
nhiều tin tức quan trọng, đã giúp cho Cơng an quận Đất Đỏ có kế hoạch chủ động
đề phịng và tấn cơng địch có hiệu quả.


Võ Thị Sáu đã phát hiện kịp thời tên Sáu Thoại - nữ gián điệp làm chỉ điểm cho
Pháp để báo cáo cho tổ chức xử lý. Tháng 7-1948, chị phát hiện tên Sớm là nhân
viên công an xã đã phản bội, đang chỉ đường dẫn Pháp vào đánh úp căn cứ của
Đội Công an xung phong. Nhờ thông tin báo cáo kịp thời Công an huyện và Đội
Cơng an xung phong đã thốt khỏi nguy hiểm, bảo vệ được cách mạng.


Đội Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh
Pháp (14-7-1948), do tỉnh trưởng Lê Thành Tường tổ chức tại Đất Đỏ. Để bảo vệ
cuộc lễ, địch đã tăng cường lực lượng bảo vệ canh phịng, chăng dây thép gai
quanh khu mít tinh, lập trạm gác các ngả đường về Đất Đỏ trước đó 3 ngày.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Hai tổ cơng an xung phong chốt gần đấy đồng loạt nổ súng yểm tạo áp lực giải tán
cuộc mít tinh đồng thời hỗ trợ cho Sáu rút an toàn. Các cơ sở của ta được bố trí
trong đồn người mít tinh hô to: “Việt Minh tiến công” và hướng dẫn đồng bào giải
tán. Sau chiến công này, chị Sáu được tổ chức tuyên dương khen ngợi và chị
được giao nhiệm vụ diệt tề trừ gian.



Tên cai tổng Tòng là việt gian khét tiếng chống phá cách mạng, tổ chức cách mạng
quyết định và giao cho Đội Công an xung phong trừ khử Tòng, Võ Thị Sáu được
giao thực hiện nhiệm vụ này, sau khi đề xuất phương án và được được tổ chức
đồng ý diệt tên Tòng ngay tại tổng hành dinh.


Một buổi sáng tháng 11- 1948, Võ Thị Sáu cải trang trà trộn cùng tốp người đi làm
căn cước, mang theo trái lựu đạn “mãng cầu” nằm trong cơi đựng trầu. Giữa buổi,
Võ Thị Sáu vào nhà làm việc của tên tổng cai Tòng, rút chốt lựu đạn ném thẳng
vào mặt y và hô to: “Việt Minh tấn công” rồi kéo mấy chị em cùng chạy. Lựu đạn
nổ, cai Tòng nằm quằn quại trong vũng máu nhưng không chết, đám hội tề và lính
đồn khiếp vía khơng dám lùng sục như trước nữa.


Tháng 2-1950, Võ Thị Sáu dùng lựu đạn tiêu diệt 2 tên ác ơn có nhiều nợ máu là
Cả Đay và Cả Suốt, không may chị bị địch bắt. Địch giam chị tại khám Chí Hịa (Sài
Gịn). Kẻ địch dùng mọi cực hình tra tấn, chị chết đi sống lại nhiều lần nhưng địch
không khai thác được gì ở chị.


Chị vẫn giữ vững khí tiết người chiến sỹ Cộng sản, người Công an kiên cường, tin
tưởng tuyệt đối vào thắng lợi cách mạng. Kẻ địch không khuất phục được người
con gái quận Đất Đỏ, mặc dù Võ Thị Sáu chưa đến tuổi thành niên, thực dân Pháp
vẫn đưa ra tòa xét xử và kết án tử hình. Để che dấu tội ác, giặc Pháp đày chị ra
Côn Đảo chờ ngày đủ tuổi để thi hành bản án. Chị là người thiếu nữ đầu tiên bị
đưa ra hành hình ở Cơn Đảo.


Thật cảm động biết bao khi ở khám tử hình, chị Sáu nhờ người tới xin vợ chồng
Cò:


- Thưa ông bà, người tù kia sớm mai bị hành quyết. Cô ấy muốn xin được vài phút
ra sân tắm nắng để được ngắm đất trời quê hương mình.



Yêu quê hương đến thế là cùng. Trước sân Võ Thị Sáu xõa tóc hong gió. Cái bóng
hồn nhiên nhỏ bé ấy đã làm vợ Cò trở về phòng, úp mặt xuống giường thổn thức.
Sáng 23-1-1952, giặc Pháp đưa chị Võ Thị Sáu ra pháp trường xử bắn. Trước lúc
hy sinh, Võ Thị Sáu từ chối rửa tội. Chị ôn tồn nói với linh mục: “Tơi khơng có tội.
Nếu cha muốn rửa tội xin hãy rửa tội cho những kẻ sắp giết tơi đây”.


Khi được hỏi có ân hận điều gì trước khi chết khơng, chị đã trả lời: “Tôi chỉ ân hận
chưa tiêu diệt hết bọn thực dân cướp nước và lũ tay sai bán nước”. Không cần bịt
mắt, chị hiên ngang nhìn thẳng vào họng súng kẻ thù hô to: “Đả đảo thực dân
Pháp, Việt Nam mn năm, Hình ảnh này làm tơi liên tưởng đến: bàn tay đưa lên
giựt khăn bịt mắt của anh Nguyễn Văn Trỗi, là nụ cười của chị Võ Thị Thắng, là
câu nói "hành động vì dân tộc tơi" của anh Nguyễn Thái Bình... là những câu nói,
những hành động cịn mãi với thời gian


Sau cuộc hành hình Võ Thị Sáu, một người lính lê dương già đã bỏ ăn 3 ngày, anh
ta ln khóc than và sám hối với những tù chính trị ở cơng qn Cơn Đảo: “Cơ ta
tin vào chính nghĩa dân tộc, bình thản đến lạ lùng, yêu đời đến phút chót, dũng khí
tỏa ra cả khi ngã xuống. Đó mới chính là anh hùng”.Hồ Chí Minh mn năm”


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tượng hiên ngang, lạc quan cách mạng, trước họng súng kẻ thù không hề run sợ,
tỏ rõ được khí phách của người yêu nước, yêu cách mạng, tin tưởng tuyệt đối
thắng lợi của cuộc cách mạng. Chị Sáu vẫn sẽ sống cùng lịch sử cách mạng việt
Nam, thơ ca Việt Nam, đồng thời chị góp phần tô điểm rạng rỡ cho non sông đất
nước Việt Nam, là tấm gương kiên cường, bất khuất cho tuổi trẻ Việt Nam trong
thời đại mới.


Là người được sống trong hịa bình, độc lập tự do thành quả của những người đã
ngã xuống hôm qua, những chiến sĩ anh hùng cách mạng. Chúng ta phải có trách
nhiệm và giữ gìn giữ mãi thành quả đó. Chúng ta hãy cùng nhau xây dựng đất


nước Việt Nam: giàu mạnh văn minh và cơng bằng, xây dựng tình hữu nghị quốc
tế. Sống vì tình người, sống cho cái chân, cái thiện, cái mỹ.


Chị Sáu ơi! Chị hãy n lịng n nghỉ, tuổi trẻ hơm nay nhất định làm được điều
mà chị mong đợi.


Để thay lời kết, xin mượn đôi câu thơ ngắn viết về Chị Sáu:


“Chị đã chọn con đường chiến đấu
Vì tự do của đất nước mình


Lúc hy sinh lịng vẫn kiên trinh
Biến cái chết trở thành bất tử.
Tên tuổi Chị tạc vào thế kỷ


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×