Tải bản đầy đủ (.docx) (181 trang)

Giao an Lich su The gioi Co trungdoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.2 KB, 181 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>BÀI MỞ ĐẦU</b>


Theo quan niệm của các nhà nghiên cứu lịch sử thì lịch sử thế giới là một bộ
môn của khoa học lịch sử, nghiên cứu sự phát triển của nhân loại qua mọi giai đoạn
phát triển của nó. Lịch sử thế giới là lịch sử của tất cả các dân tộc dù lớn hay nhỏ, đã,
đang hoặc chưa phát triển, đều tham gia vào quá trình lịch sử thế giới.


Quá trình phát triển của lịch sử nhân loại trên 3 triệu năm được đánh dấu bằng
sự phát hiện ra bộ xương hóa thạch cổ nhất có niên đại trên 3 triệu năm
(Luxi-Êlpy). Trong quãng thời gian ấy, Mác- Enghen- Lênin đã chia thành 5 thời kỳ hay 5
hình thái kinh tế xã hội: xã hội công xã nguyên thủy; xã hội chiếm hữu nô lệ; xã hội
phong kiến; xã hội tư bản chủ nghĩa; xã hội cộng sản chủ nghĩa. Quy luật phát triển
chung của lịch sử nhân loại từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.


<i>Xã hội công xã nguyên thủy là thời kỳ đầu tiên của lịch sử loài người bắt đầu từ</i>
khi con người và xã hội xuất hiện đến lúc xã hội phân chia thành giai cấp và nhà nước.
Trình độ phát triển càng thấp thì thời gian phát triển càng dài và ngược lại, trình độ phát
triển càng cao thì thời gian phát triển càng ngắn. Vì vậy, hình thái cộng sản nguyên thủy
là hình thái lạc hậu nhất nên là thời kỳ kéo dài nhất trong lịch sử. Xã hội công xã
nguyên thủy được xây dựng trên cơ sở kinh tế là sự sở hữu công cộng về tư liệu sản
xuất. Trong thời gian này, do trình độ phát triển cịn rất thấp nên họ phải lao động tập
thể. Xã hội chưa phân chia thành giai cấp, khơng hề có sự bóc lột mà con người hồn
tồn bình đẳng với nhau. Đó là ngun tắc vàng tồn tại trong thời kỳ này. Con người
sống gần như phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên, chưa có khả năng chinh phục tự nhiên.
Ngày nay, tàn dư của chế độ cơng xã ngun thủy cịn tồn tại ở một số nơi trên thế giới.


<i>Xã hội chiếm hữu nơ lệ là hình thái kinh tế xã hội có giai cấp đối kháng xuất</i>
hiện đầu tiên trong lịch sử nhân loại dựa trên cơ sở người bóc lột người, xuất hiện
trong thời kỳ tan rã của của chế độ cơng xã ngun thủy. Trong xã hội có sự phân chia
thành hai giai cấp: giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Nền tảng kinh tế là sự chiếm hữu
tư nhân về tư liệu sản xuất (công cụ lao động, đối tượng lao động) của giai cấp chủ nô


và giai cấp chủ nơ tiến hành bóc lột tàn bạo người nơ lệ. Đây là hình thái áp bức bóc
lột người đầu tiên và khốc liệt nhất trong lịch sử lồi người. Nhiều cuộc khởi nghĩa
của nơ lệ đã nổ ra dẫn tới sự sụp đổ của chế độ chiếm hữu nơ lệ. Tuy nhiên, sự xuất
hiện của nó trong tiến trình phát triển của lịch sử đã được các nhà sử học đánh giá là
bước phát triển nhảy vọt mang tính cách mạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

gọi là lãnh chúa, ở phương Đông gọi là địa chủ. Phương Tây gọi giai cấp nông dân là
nông nô. Xã hội phong kiến được xây dựng trên nền tảng sự sở hữu lớn về ruộng đất
của vua chúa, quan lại, địa chủ phong kiến và sự chiếm hữu khơng hồn tồn của
người nơng dân. Giai cấp phong kiến tiến hành áp bức bóc lột người nông dân một
cách tàn bạo (phát canh thu tơ là hình thức bóc lột kinh tế cơ bản trong xã hội phong
kiến). Nông dân là lực lượng sản xuất chính trong xã hội phong kiến, nhưng bị lệ
thuộc vào tầng lớp quý tộc, phong kiến, phải nộp tô nặng nề và chịu nhiều thứ thuế
khác. Sự thay thế xã hội phong kiến cho xã hội chiếm hữu nô lệ được coi là bước phát
triển nhảy vọt có tính cách mạng. Biểu hiện là sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
nghề thủ công tạo điều kiện cho thành thị phong kiến ra đời với tư cách là trung tâm
phát triển kinh tế, văn hóa, là cơ sở để hình thành nên chủ nghĩa tư bản.


<i>Trong xã hội tư bản chủ nghĩa, sự thay thế tư bản chủ nghĩa cho phong kiến</i>
chẳng qua chỉ là sự thay thế hình thức bóc lột người này bằng một hình thức bóc lột
người khác cao hơn. Xã hội có hai giai cấp chủ yếu là giai cấp tư sản (kẻ chiếm hữu
toàn bộ tư liệu sản xuất) và giai cấp vô sản (người khơng có chút tư liệu sản xuất nào
nhưng lại hoàn toàn tự do về thân thể, họ phải làm thuê cho tư sản và bị tư sản bóc
lột). Chế độ tư bản xây dựng trên cơ sở giai cấp tư sản thống trị, bóc lột giai cấp cơng
nhân và nhân dân lao động ở chính quốc và thuộc địa. Trong xã hội tư bản có sự phát
triển rất cao của lực lượng sản xuất nhờ cuộc các mạng công nghiệp do đó đã tạo ra
được thành tựu văn minh rất lớn, nhất là về khoa học- công nghệ.


<i>Xã hội cộng sản chủ nghĩa là thời kỳ được xây dựng trên nền tảng sự sở hữu</i>
công về tư liệu sản xuất. Trong thời kỳ này, sự phát triển của lực lượng sản xuất diễn


ra ở trình độ rất cao, “khiến cho của cải tuôn ra ào ạt” (Mác- Enghen). Con người
trong xã hội cộng sản chủ nghĩa làm việc theo nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng
theo khả năng. Nhà nước tự tiêu vong, nhân dân tự quản lý xã hội của mình. Quan hệ
xã hội giữa giai cấp cơng nhân và giai cấp nơng dân với trí thức là đồn kết, liên
minh, hợp tác trên tình đồng chí thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, xây dựng xã hội tốt
đẹp, khơng cịn chế độ người bóc lột người, nhân dân lao động được ấm no, tự do,
hạnh phúc.


Về phân kỳ lịch sử


Việc phân kỳ lịch sử thế giới có nhiều quan điểm khác nhau


Người châu Âu thời xưa chia lịch sử thế giới thành 4 thời đại khác:


+ Thời Thượng cổ từ khi có chữ viết đến thế kỷ thứ 5 sau thiên chúa giáng sinh,
nghĩa là đến khi đế quốc La Mã bị tiêu diệt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

+ Thời Cận đại từ năm 1453 đến năm 1789, tức năm có cuộc Đại cách mạng ở
Pháp.


+ Và thời hiện đại từ năm 1789 đến nay.


Sự phân chia như vậy là của người châu Âu. Họ lấy khu vực chung quanh Địa
Trung Hải làm trung tâm trái đất và tự cho họ là giống người cầm vận mạng thế giới.
Năm 1453 là một năm quan trọng đối với lịch sử của họ, cịn đối với người phương
Đơng chúng ta chẳng có chút ảnh hưởng gì.


Nếu người Trung Hoa viết sử thế giới mà lấy nước họ làm trung tâm thì sự phân
chia thời đại sẽ khác xa:



+ Thời Thượng cổ, từ khi có sử đến năm tần Thủy Hồng thống nhất Trung Hoa
- 221 TCN.


+ Thời Trung Cổ từ nhà Tần đến trận Nha Phiến đầu tiên 1840.
+ Thời hiện đại từ năm 1840 đến nay.


Mỗi quốc gia, mỗi khu vực, mỗi dân tộc có sự phát triển khác nhau trong thể
thống nhất nên sự phân kỳ lịch sử cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Vì vậy, các
nhà khoa học lịch sử đã thống nhất phân kỳ lịch sử như sau: 5 hình thái kinh tế xã hội
tương ứng với 4 thời kỳ lịch sử, đó là:


Thời Cổ đại cơ bản tương ứng với xã hội chiếm hữu nô lệ.
Thời Trung đại cơ bản tương ứng với xã hội phong kiến.
Thời Cận đại cơ bản tương ứng với xã hội tư bản.


Thời Hiện đại cơ bản tương ứng với xã hội cộng sản.


Mốc thời gian phân kỳ lịch sử là vấn đề gây ra cuộc tranh luận rất lớn trong giới
nghiên cứu. Nguyên nhân là do quy luật phát triển khơng đều của lịch sử lồi người,
trong cùng một thời điểm, có nhiều dân tộc phát triển với trình độ đan xen nhau. Cuối
cùng, các nhà nghiên cứu đã thống nhất hai quan điểm:


Thứ nhất, phân kỳ lịch sử chỉ mang tính ước lệ, tương đối, phản ánh xu thế phát
triển chủ đạo trong giai đoạn lịch sử đó.


Thứ hai, mốc lịch sử (sự kiện lịch sử) được coi là cơ sở để phân biệt giữa thời
kỳ lịch sử này với thời kỳ lịch sử khác, phải là sự kiện lịch sử lớn có ảnh hưởng trên
phạm vi thế giới hoặc ít nhất là trên phạm vi lớn của thế giới.


Theo hai quan điểm đó, các nhà sử học đã lấy các mốc sau để phân kỳ lịch sử:



</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Mã là đế quốc lớn nhất trên thế giới với các thuộc địa ở phần lớn châu Âu, châu Á và
châu Phi bị sụp đổ.


Thời Trung đại từ năm 476 đến năm 1640. Năm 1640 nổ ta cuộc cách mạng tư
sản Anh.


Thời Cận đại từ năm 1640 đến 1917. Năm 1917 nổ ra cuộc cách mạng tháng
Mười Nga dẫn đến sự ra đời của một nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.


Thời Hiện đại là từ năm 1917 đến nay.


Lịch sử lồi người nói chung và lịch sử của từng quốc gia nói riêng dù thăng
trầm nhưng đều phát triển theo chiều hướng đi lên, xã hội này thay thế xã hội khác
hay như Các Mác đã nói một cách tổng qt: Hình thái kinh tế xã hội này thay thế
hình thái kinh tế xã hội khác, trong đó hình thái kinh tế xã hội sau cao hơn hình thái
kinh tế xã hội trước mà nó vừa phủ định. Đó là quy luật về sự vận động và phát triển
không ngừng của lực lượng sản xuất, trước hết là của công cụ sản xuất.


<b>PHẦN 1: XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ</b>
<b>(6 tiết)</b>


<b>1. Sự xuất hiện xã hội loài người</b>
<b>1.1. Vấn đề nguồn gốc loài người</b>


Xã hội nguyên thuỷ còn được gọi là xã hội đầu tiên của loài người. Mác gọi xã
hội nguyên thuỷ là xã hội trước xã hội có giai cấp để phân biệt với xã hội có giai cấp.
Xã hội nguyên thuỷ là hình thái xã hội đầu tiên, do chưa có chữ viết nên rất khó khăn
trong việc nghiên cứu mà chủ yếu dựa vào thần thoại và truyền thuyết. Nhưng đến TK
XIX, sự xuất hiện của các ngành khoa học đã giúp chúng ta thu thập nhiều tư liệu về


thời kỳ nguyên thuỷ, làm cho việc nghiên cứu thuận lợi hơn, mơ hình về xã hội ngun
thuỷ ngày càng trở nên rõ nét.


Một vấn đề quan trọng của lịch sử là vấn đề nguồn gốc loài người.
Về vấn đề nguồn gốc lồi người có 2 quan điểm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Quan niệm của những người theo quan điểm duy vật biện chứng ở TK XIX chủ</i>
yếu của các nhà khoa học tư sản nhưng có tư tưởng tiến bộ như nhà bác học C. Linnê
(nhà sinh học người Thuỵ Điển), Buffon, LaMac (người Pháp), Đácuyn (người Anh).
Trên cơ sở những tư liệu thu thập được, Đácuyn đã viết hai cuốn sách “Nguồn gốc
<i>giống loài và con đường đào thải tự nhiên” (1859) và “Nguồn gốc lồi người”</i>
(1861). Trong đó ơng chứng minh rằng, các lồi sinh vật ln ln ở trong q trình
tiến hố. Vì vậy, con người cũng là sản phẩm của tiến hố và tổ tiên trực tiếp của lồi
người là vượn người. Vượn người trong quá trình thay đổi đã dần tiến hoá thành con
người. Sau khi học thuyết Đácuyn ra đời, đã có rất nhiều tư liệu cách mạng chứng
minh cho tính chính xác của nó.


TK XIX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra bộ xương hố thạch của lồi vượn
Đơriơpitếch. Trong xã hội hiện đại cũng có nhiều lồi vượn có cấu tạo sinh học giống
con người như: lồi Jipbơng sống nhiều ở khu rừng rậm Đơng Nam Á và Inđơnêxia;
lồi Ơrăng Utăng (đười ươi) sống ở khu rừng rậm Đông Nam Á và Inđônêxia; hai lồi
sống ở rừng nhiệt đới châu Phi là Gơrila (khỉ đột) và Simpanđê (khỉ đen). Đặc điểm
chung của chúng là khơng có đi dài.


Năm 1924, ở Boxtơn- Nam Phi, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra bộ xương
hoá thạch của một cậu bé mà Đácuyn cho rằng đó là lồi vượn phương Nam
(Ơxtơralơphitếch) có niên đại trên 1 triệu năm cách ngày nay. Đó là bộ xương hóa
thạch của một bé trai 12 tuổi, cao 1,6m, thân hình cao to, vạm vỡ và bộ não phát triển
hơn bé gái, chứng tỏ đã có sự phân cơng giữa nam và nữ.



Năm 1959- 1960, tiến sĩ Liki của Anh sau thời gian dài làm việc ở khe Ơnđêva
(Tannada- Đơng Phi) đã phát hiện xương hoá thạch của hai người vượn được ơng gọi
là Zigiantrốp có niên đại cách ngày nay khoảng 2,5 triệu năm. Người ta gọi Zigiantrốp
là người khéo léo và coi Ơxtơralơphitech là người.


Phát hiện lớn nhất là phát hiện vào năm 1976 ở Apha (châu Phi), các nhà khảo
cổ học đã phát hiện một bộ xương đầy đủ của một cô gái 21 tuổi và được đặt tên là
Luxi có niên đại kỷ lục hơn 3,5 đến 4 triệu năm cách ngày nay và được xếp vào loại
người Ơxtralơpitếch. Người ta đã đẩy lịch sử loài người trở lại hơn 3 triệu năm cách
ngày nay.


Về phương diện nhân chủng học, trên cơ sở những tiến bộ của các ngành khoa
học cũng như công cụ lao động, người ta phân chia quá trình chuyển biến từ vượn
thành người 4 giai đoạn phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

vượn người là có thể đứng và đi bằng 2 chi sau, 2 chi trước có khả năng dùng để cầm
nắm. Thức ăn chính là các lồi hoa quả, rễ, củ và các động vật nhỏ.


Trong q trình tiến hố, lồi vượn nhân hình này đã tiến hố ngày càng gần với
con người. Trong đó có 3 dạng chính của lồi Hơminid: Đriơpitếc (Inđơnêxia), Rama
Ơpitếc (Ấn Độ), Ơxtralơpitếch (ở Đơng Phi). Trong 3 dạng thì Ơxtralơpitếch tiến hố
hơn hẳn: thể tích não trung bình khoảng 530- 600 cm3<sub>, răng nanh không nhô ra khỏi</sub>
hàm và không nhọn, khung hàm răng có hình móng ngựa. Ngồi ra, nó có thể đi bằng
2 chân tuy kiểu dáng cịn nặng nề. Lồi Ơxtralơpitếch được coi là tổ tiên chung của
loài người và của cả giống vượn hiện đại (vì nếu con nào đột biến thì phát triển thành
người, nếu khơng thì là vượn người).


<i>Giai đoạn 2: người vượn Homo Habilis- người khéo léo</i>


Sống cách chúng ta ngày nay khoảng 4 triệu năm. Di tích hóa thạch của nó tìm


thấy tại nhiều nơi ở châu Phi, đặc biệt ở Đông Phi. Đặc điểm chung của người Homo
Habilis là thể tích não bộ phát triển trung bình khoảng 600- 800 cm3<sub>; khn mặt thu</sub>
nhỏ, vùng chán nhơ cao, gồ mắt ít lộ rõ, hàm và răng nhỏ, các ngón tay có khả năng
cầm nắm chặt, các bàn chân giống với người hiện đại. Tuy nhiên, các chi trước còn
dài hơn các chi sau. Sự phát hiện ra giống người Homo Habilis đã tạo ra bước ngoặt
thứ nhất trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Đây là một dạng người
vượn trung gian.


<i> Giai đoạn 3: xuất hiện dạng người đứng thẳng- Homo Erectus</i>


Sống cách chúng ta chừng 2,5 triệu năm đến 50 vạn năm. Di tích hóa thạch được
tìm thấy khắp nơi trên thế giới đặc biệt là ở đảo Giava- Inđônêxia và được gọi là
người Giava với tên khoa học là Pitêcantơrốp. Nhánh được tìm thấy ở Bắc Kinh
Trung Quốc được gọi là người Siantơrốp, ở Đức là người Nêanđéctan


Đặc điểm chung của người Homo Erectus có khả năng đứng thẳng hồn tồn,
não bộ đạt tới khoảng 1200 – 1600 cm3<sub>, đặc biệt các đốt ngón tay nhỏ, ngắn có khả</sub>
năng lao động, chế tác những công cụ lao động thô sơ, đặc biệt là biết sử dụng lửa
trong tự nhiên và ngôn ngữ phát triển.


<i>Giai đoạn 4: xuất hiện người tinh khôn Homo sapiens</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

hiện người tinh khôn đánh dấu bước nhảy vọt thứ 2 trong quá trình chuyển hố từ vượn
thành người (đánh dấu sự hồn thiện về tâm sinh lý).


Do dân số bắt đầu tăng, đời sống có sự đổi khác nên xuất hiện các cuộc thiên di
lớn và con người có mặt ở hầu hết các nơi trên thế giới. Ở mỗi nơi, do điều kiện sống
khác nhau nên con người có sự biến đổi cho phù hợp với hồn cảnh sống, trên cơ sở
đó hình thành 3 đại chủng lớn trên thế giới :



+ Đại chủng Nêgơrơit- Ơtơralơit (đại chủng xích đạo- đại chủng da đen), sống ở
châu Phi, châu Á, Châu Úc. Đặc điểm da đen, mơi dày, tóc dày, xoăn, mắt hai mí.


+ Đại chủng Ơrơgơit (đại chủng da trắng): địa bàn cư trú là Bắc Phi, châu Âu,
Tây Á, Bắc Ấn. Đặc điểm: da trắng, mũi lõ, mắt xanh, tóc quăn.


+ Đại chủng Môngôlôit (đại chủng da vàng) cư trú tại châu Á và châu Mỹ. Đặc
điểm: da vàng, mũi tẹt, tóc thẳng, mắt đen, một mí.


Cách phân biệt trên chỉ mang tính chất tương đối, là sự phân biệt về màu sắc
nước da chứ không phải là sự phân biệt đẳng cấp, trí tuệ.


<b>1.2. Vai trị của lao động đối với q trình hình thành lồi người</b>


Sau khi học thuyết Đácuyn ra đời với tính đúng đắn của nó thì một vấn đề đặt ra là
điều kiện nào đã ảnh hưởng đến q trình hình thành lồi người. Phần lớn các nhà khoa
học đều dựa vào học thuyết Đácuyn để giải thích. Động lực chính trong q trình
chuyển hóa từ vượn thành người là sự tác động của đột biến gen và quy luật di truyền.


Nhưng Enghen trong tác phẩm: “Vai trị của lao động trong q trình vượn biến
<i>thành người” (xuất bản năm 1876) đã chỉ ra rằng học thuyết Đácuyn là học thuyết thuần</i>
tuý về mặt sinh vật, khi giải thích q trình hình thành lồi người về mặt xã hội thì gặp
rất nhiều hạn chế. Theo ơng, lao động của con người ngay từ đầu là lao động tập thể
đồng thời là phương thức sinh sống chủ yếu của con người. Do đó, lao động trở thành
yêu cầu, là điều kiện, là động lực để điều hành q trình tiến hố của lồi người.


Tổng hợp hai quan điểm trên chúng ta thấy, trong quá trình tồn tại và phát triển
kết hợp với quá trình lao động và sáng tạo, con người đã ngày càng hoàn thiện hơn về
mọi mặt như cấu tạo cơ thể, phẩm chất, trí tuệ. Trong đó, chặng 1, chặng 2 chịu sự tác
động của đột biến gen, chặng 3, 4 chịu sự tác động của lao động.



</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

ra của cải vật chất. Đó là hoạt động lặp đi lặp lại hàng triệu năm, dẫn tới sự thay đổi
trong cấu tạo cơ thể con người. Sự thay đổi đó diễn ra chập chạp, liên tục và khơng gì
ngăn cản được.


Sự thay đổi đầu tiên là đôi bàn tay, nhờ hoạt động lao động đã dần hồn thiện và
thối hố cùng với những hoạt động phức tạp. Đơi bàn tay cịn có mối quan hệ rất chặt
chẽ, hữu cơ với hoạt động lao động bởi “đôi bàn tay không chỉ là mĩ quan lao động
<i>mà còn là sản phẩm lao động” (Enghen).</i>


Sự phát triển của bộ óc, hoạt động lao động là hoạt động lặp đi lặp lại, từ thế hệ
này sang thế hệ khác trong hàng triệu năm, những đặc điểm tự nhiên được bộc lộ,
phản ánh vào trong bộ óc của con người và làm cho bộ óc của con người được rèn
luyện. Từ đó 5 giác quan (cơng cụ trực tiếp của bộ óc) được rèn luyện và hồn thiện
và tác động trở lại làm cho bộ óc hồn thiện. Ý thức hình thành, khả năng tư duy, cụ
thể hố… được nâng lên.


Do lao động nên đã hình thành các hình thái tổ chức xã hội đầu tiên của lồi
người: trước hết là bầy, sau đó là xã hội thị tộc. Con người sống trong cộng đồng xã
hội xuất hiện nhu cầu trao đổi thông tin bằng ngôn ngữ, từ đó hình thành ngơn ngữ.
Đây là đặc trưng cơ bản của xã hội lồi người bởi ngơn ngữ là cái vỏ vật chất của tư
duy, là hệ thống tín hiệu của tư duy. Páplốp gọi đó là hệ thống tín hiệu thứ hai, là hệ
thống cho phép ghi tất cả các trạng thái tâm lý của con người. Nhờ đó, con người trao
đổi kinh nghiệm, tình cảm, tri thức… với nhau. Ngơn ngữ là tiêu chí rạch rịi để phân
biệt xã hội loài người với thế giới động vật. Sự hình thành ngơn ngữ được coi là một
trong 3 phát minh vĩ đại nhất của loài người. Trên cơ sở đó, Enghen nhấn mạnh: lao
<i>động đã sáng tạo ra chính bản thân con người.</i>


Các Mác trong tác phẩm luận cương về Phơbach đã nêu rõ “Bản chất con người
<i>không phải là một cái trìu tượng, cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực</i>


<i>của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Con người vừa là</i>
sản phẩm của tự nhiên, vừa là sản phẩm của xã hội. Con người vượt lên trên động vật
ở 3 mối quan hệ: mối quan hệ với tự nhiên, mối quan hệ xã hội và mối quan hệ với
chính bản thân nó. Tất cả những mối quan hệ trên đều mang tính xã hội. Điều đó
chứng tỏ, chính xã hội mới là nhân tố quyết định bản chất của con người.


<b>2. Quá trình phát triển của xã hội nguyên thuỷ</b>
<b>2.1. Thời kỳ bầy người nguyên thủy</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Bầy người nguyên thuỷ là thuật ngữ chỉ hình thái tổ chức xã hội đầu tiên của con
người khi thoát thai khỏi động vật. Tuy nhiên, con người chưa có nơi ở cố định, đời
sống bấp bênh, hay phải tổ chức các cuộc thiên di sống thành từng bầy khoảng 10 đến
15 người. Mọi thành viên của bầy người ngun thuỷ đều có nghĩa vụ tìm kiếm thức
ăn, bảo vệ lẫn nhau và trông nom con cái. Bầy người nguyên thủy sống chủ yếu trong
các hang động, mái đá.


Trình độ phát triển rất thấp, chủ yếu là dùng các cơng cụ có sẵn trong tự nhiên
như cây, đá… hoặc nếu có cơng cụ thì cũng được ghè đẽo rất thơ sơ. Họ tìm kiếm
thức ăn trong tự nhiên: săn bắt thú, cá và đào bới củ cây trong tự nhiên, hái lượm hoa
quả… bằng phương thức rất đơn giản, thô sơ. Nền kinh tế chiếm đoạt, nền kinh tế đầu
tiên của lồi người với trình độ rất thấp, con người gần như hoàn toàn phụ thuộc vào
tự nhiên, cuộc sống khơng ổn định. Do đó, cộng đồng người nguyên thủy có mối quan
hệ lỏng lẻo, có thể tan ra và gắn kết với nhau tùy thuộc vào lượng thức ăn kiếm được
nhiều hay ít.


Quan hệ hơn nhân hồn tồn mang tính bản năng giống động vật, khơng phân
biệt dịng máu, thế hệ. Hình thức tạp hơn chiếm địa vị thống trị. Vào khoảng cuối giai
đoạn bầy người ngun thủy, quan hệ hơn nhân có sự phân biệt một chút giữa mẹ và
con. Kiểu gia đình khơng phân biệt dịng máu, thế hệ này gọi là gia đình đồng huyết.



Phát minh lớn nhất của thời kỳ bầy người là phát minh ra lửa. Dấu tích về sử
dụng lửa lớn nhất mà chúng ta phát hiện thấy Xinantơrốp (Bắc Kinh) có niên đại cách
ngày nay 50, 60 vạn năm. Phát hiện bên cạnh người chết có đống tro lửa và phát hiện
có một số mảnh xương cháy đỏ. Cách phát hiện ra lửa của người vượn Bắc Kinh do
núi lửa, mây mưa làm cháy rừng, làm thú vật chết vì bị bỏng. Người ngun thủy ăn
những con vật đó thấy ngon hơn, họ thấy được chức năng của lửa và tìm cách giữ lửa.
“Phát minh ra lửa là phát minh lớn nhất, thậm chí lớn hơn phát minh ra máy hơi
<i>nước của J. Watt vào TK XVIII, xét về phương diện giải phóng con người mang tính</i>
<i>chất tồn thế giới” (Enghen). </i>


Về mặt sinh lý, có lửa con người biết ăn thức ăn chín nên cấu tạo cơ thể con
người hoàn thiện hơn: cằm thu nhỏ, bán cầu đại não phát triển và có nhiều nếp nhăn.
Do đó, não bộ con người được hồn thiện và phát triển trí tuệ.


Về mặt xã hội, lửa giúp con người có thể chuyển dời địa bàn cư trú ban đầu từ
các cánh rừng rậm ra bên ngồi có nhiều thức ăn dồi dào hơn: sông suối, đồng cỏ.
Cuối thời kỳ này con người biết làm nhà để ở.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Thời kỳ này bắt đầu từ khoảng 3, 4 vạn năm cách ngày nay, tương đương với
giai đoạn hậu kỳ đá cũ, đá giữa và trung kỳ đá mới.


Công xã thị tộc là tổ chức xã hội cơ bản của người nguyên thuỷ được tổ chức
theo mối quan hệ huyết thống, trong đó mọi thành viên đều bình đẳng về lợi ích vật
chất và địa vị xã hội, cùng hợp tác với nhau trong lao động.


Mỗi thị tộc có khoảng vài chục gia đình với 3- 4 thế hệ cùng chung sống. Mọi
thành viên trong thị tộc đều tiến hành lao động tập thể và có sự phân cơng giúp đỡ lẫn
nhau.


Nhiều thị tộc có dịng máu xa gần hợp lại thành bộ lạc. Mỗi bộ lạc có tên gọi riêng,


có nơi ở, ruộng đất, sơng ngịi riêng, có thổ ngữ riêng, có tín ngưỡng riêng. Đứng đầu
mỗi bộ lạc là thủ lĩnh bộ lạc nhưng quyền điều hành công việc bộ lạc thuộc về hội đồng
bộ lạc. Hội đồng bộ lạc bao gồm: thủ lĩnh bộ lạc, thủ lĩnh quân sự, các tù trưởng của thị
tộc. Hội đồng bộ lạc có quyền quyết định cao nhất những vấn đề của bộ lạc, đặc biệt có
quyền cơng nhận, bãi miễn chức tù trưởng. Những người đứng đầu thị tộc, bộ lạc là
những người có uy tín, có tài, đóng vai trò là người quản lý, được thành viên trong bộ
lạc bầu ra, họ không đứng riêng tách khỏi thành viên khác trong xã hội.


Quan hệ giới tính trong thời cơng xã thị tộc có bước thay đổi lớn: cấm anh chị
em trong cùng 1 thị tộc lấy nhau, gia đình huyết thống chấm dứt. Bộ lạc cho phép hôn
nhân diễn ra ngồi thị tộc. Nó dựa trên 2 ngun tắc: ngoại tộc hôn và nội tộc hôn. Cả
hai nguyên tắc này cùng tồn tại nhưng không mâu thuẫn mà bổ xung cho nhau và
được thực hiện nghiêm chỉnh. Hôn nhân khơng cịn là hiện tượng sinh vật mà trở
thành hiện tượng xã hội.


Thời kỳ công xã thị tộc chia thành 2 giai đoạn: thời kỳ công xã thị tộc mẫu hệ và
thời kỳ công xã thị tộc phụ hệ. Cơ sở để phân biệt là vai trò của người đàn ông và đàn
bà trong cộng thị tộc. Hai điều kiện để phân chia: phụ thuộc vào vai trò kinh tế của
người đàn ơng hay người đàn bà; vai trị của người đàn ông hay người đàn bà trong
hôn nhân.


<i><b>2.2.1. Thời kỳ công xã thị tộc mẫu hệ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Về hôn nhân, tuy là nguyên tắc nội tộc hôn và bước đầu ngoại tộc hơn nhưng hình
thức hơn nhân vẫn là hôn nhân tập thể, chế độ quần hôn. Hôn nhân được tiến hành giữa
con trai của thị tộc này với con gái của thị tộc khác. Enghen gọi gia đình được xây dựng
trên cơ sở chế độ quần hơn là kết cấu của gia đình cổ điển, chung chồng, chung vợ.
Ngồi ra, gia đình đó cịn được gọi là gia đình Punaluen- gia đình của những người
<i>bạn thân. Bởi những người vợ chung và những người chồng chung gọi nhau là những</i>
người bạn thân. Do đó, con cái sinh ra chỉ biết có mẹ chứ khơng biết cha, huyết thống


được xác định theo họ mẹ. Người phụ nữ hơn hẳn người đàn ông trong quan hệ hôn
nhân. Trong thời kỳ thị tộc mẫu hệ, khi đôi bên kết hôn với nhau thì vẫn là thành viên
của thị tộc phía mẹ của mình. Người đàn ơng phải sang ở bên thị tộc vợ. Ở Việt Nam
gọi là tục ở rể. Khi một trong hai người chết thì tài sản sẽ thuộc về sở hữu của người
đồng tộc. Chồng hay vợ đều không thể kế thừa. Ngay đến con cũng không thể kế thừa
di sản của mẹ. Vì cha mẹ và con cái đều thuộc hai thị tộc khác nhau.


Trong thị tộc, mọi thành viên đều có quyền sở hữu và sử dụng mọi tài sản trong
phạm vi lãnh địa của thị tộc. Đó là chế độ sở hữu tập thể của thị tộc. Dưới chế độ
công xã thị tộc, chưa có sự chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao
động. Người ta chưa phân biệt đâu là của anh đâu là của tôi. Thực ra bấy giờ, ngoài
những mảnh da thú để che thân, vài công cụ bằng đá và khẩu phần thức ăn đã hết
ngay hàng ngày, con người chưa có gì thừa, chưa có gì để dành, chưa có gì riêng mà
cất giữ. Vì thức ăn kiếm được chưa nhiều, mặc dù săn bắt cả ngày, mỗi người cũng
chỉ được một khẩu phần thức ăn đủ sống và người ta buộc phải chia đều cho nhau. Tài
sản quý giá nhất lúc bấy giờ là ruộng đất, đồng cỏ, rừng và ao hồ để trồng trọt, chăn
nuôi, săn bắn và hái lượm. Nhưng trong điều kiện dân cư thưa thớt, công cụ thô sơ,
con người khơng đủ sức để khai phá đất hoang. Vì thế, người ta khơng có nhu cầu
chiếm giữ đất đai làm của riêng.


Với chế độ sở hữu tập thể như vậy, tất nhiên mọi thành viên của thị tộc đều bình
đẳng, cùng làm, cùng hưởng như nhau. Người ta khơng phân biệt đâu là quyền lợi,
đâu là nghĩa vụ. Mọi người đều tự giác tham gia vì hiểu rằng mình sẽ được hưởng một
phần thành quả lao động tập thể đó cũng như mọi thành viên trong thị tộc. Tập tục
chia đều thức ăn và những tài sản khác cho các thành viên của thị tộc vẫn còn khá phổ
biến ở một số thổ dân châu Úc và nhiều nơi khác. Đácuyn đã từng chứng kiến hiện
tượng: một nhóm người trên đảo khi được tặng một mảnh vải đã xé nhỏ ra thành
nhiều mảnh và chia đều cho mọi thành viên trong nhóm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

quản lý dân chủ. Những người đứng đầu trong thị tộc là tộc trưởng, ở bộ lạc là thủ


lĩnh bộ lạc. Người đứng đầu thường là phụ nữ, trong nhiều trường hợp có thể do nam
giới nắm quyền nhưng người phụ nữ luôn được kính trọng. Liên minh bộ lạc do hội
đồng liên minh bộ lạc đứng đầu với thành viên là các tộc trưởng của các thị tộc. Bào
tộc khơng có người đứng đầu.


Tuy nhiên, tất cả các công việc chung của cộng đồng như lựa chọn địa bàn định
cư, tranh chấp với cộng đồng láng giềng… đều do các thành viên trong cộng đồng
quyết định. Chuẩn mực trong quan hệ giữa các thành viên của cộng đồng thường theo
tập quán, thói quen của cộng đồng, truyền từ đời nọ qua đời kia. Các tập quán sẽ ngày
càng được củng cố và phong phú hơn. Lênin đã từng nhận xét: “<i>Trong xã hội ấy,</i>
<i>chúng ta thấy tập quán giữ địa vị thống trị. Những bơ lão trong thị tộc có uy tín được</i>
<i>tơn trọng và có quyền hành… Nhưng bất cứ ở đâu người ta cũng không thấy một</i>
<i>hạng người đặc biệt, tự tách ra để cai quản người khác…”. Cùng sử dụng chung tư</i>
liệu sản xuất và cùng chia nhau thành quả, chung khó khăn, vất vả và cũng chung cả
niềm vui khi quây quần bên đống lửa, nhảy múa, reo mừng.


Enghen đã miêu tả rất sinh động về thị tộc mẫu hệ “Với chế độ thị tộc hết sức
<i>đơn thuần và chất phác đó, là một chế độ tốt đẹp biết bao! Khơng có lính tác chiến,</i>
<i>khơng có hiến pháp, khơng có cảnh sát, khơng có q tộc, nhà vua, thống đốc, quan</i>
<i>lại địa phương và chánh án mà cũng khơng có nhà tù, khơng có thưa kiện. Thế mà tất</i>
<i>cả đâu vào đấy, trật tự đàng hoàng. Mọi người đều bình đẳng, đều tự do, kể cả phụ</i>
<i>nữ. Họ chưa hề có nơ lệ. Tình trạng nơ dịch các thị tộc, bộ lạc cũng chưa hề xảy ra”</i>


Giữa các bộ lạc, khơng có chiến tranh mà chỉ có sự xung đột nhỏ giữa các bộ lạc,
thị tộc. Cách giải quyết chủ yếu bằng phương pháp hịa bình hoặc bằng thứ luật pháp
khác của thời nguyên thủy.


<i><b>2.2.2. Sự toàn thịnh của xã hội thị tộc- Cuộc cách mạng đá mới</b></i>


Trong khoảng thời gian từ 12000- 6000 năm cách ngày nay, lịch sử loài người


được gọi là thời đá giữa. Trong thời kỳ này, công cụ tiêu biểu là các đồ đá nhỏ, được
chế tạo tinh vi hơn: mũi dao, nạo… Gắn liền với nó là sự xuất hiện cung và tên đánh
dấu bước phát triển quan trọng trong sự sáng tạo của con người. Nhờ biết kỹ thuật
phóng lao, con người đã phát minh ra cung tên- là phát minh lớn thứ hai của lồi người
sau việc tìm ra lửa. Nó đánh dấu một bước tiến lớn về trình độ nhận thức của con
người. Với cung tên, con người săn bắn có hiệu quả và an tồn hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

Trong thời đá mới, người ta không chỉ biết ghè đẽo, đập, tước mà còn biết
khoan, cưa, mài đá. Sự kết hợp khéo léo giữa đá, xương thú và gỗ đã làm cho công
dụng của công cụ tăng lên. Các hạch đá được tước, ghè sẽ được mài sắc các cạnh hoặc
mài nhọn, rồi đục lỗ, tra cán để tạo nên cuốc, xẻng, rìu đá có tay cầm bằng gỗ, bằng
xương. Công cụ đá không những trở nên gọn, đẹp và chính xác mà cịn đa dạng, đa
năng, dễ đào bới và sức lao động cũng được tiết kiệm hơn. Năng suất lao động cũng
nhờ vậy mà tăng lên. Diện tích trồng trọt quanh nhà trước đây dần dần được mở rộng.
Công cụ tinh xảo hơn đã làm cho việc săn bắn có hiệu quả hơn.


Cùng với việc xuất hiện cuộc cách mạng đá mới, loài người bước vào nền sản
xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Việc phát hiện ra nghề trồng trọt và chăn nuôi nguyên
thủy một cách hết sức ngẫu nhiên.


Sự xuất hiện ngành trồng trọt và chăn nuôi nguyên thủy là bước phát triển nhảy
vọt mang tính cách mạng của con người bởi con người đã chủ động tạo ra lương thực
thực phẩm, dần thoát khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên. Nền kinh tế sản xuất đã thay thế
cho kinh tế hái lượm và săn bắn. Cùng với sự phát triển của sản xuất thì những sản
phẩm thặng dư dần xuất hiện. Từ đây, trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu, sản xuất
tập thể bị xé nhỏ, tan rã, trở thành sản xuất nhỏ, cá thể.


Thời kỳ đá mới được đánh dấu bằng sự xuất hiện hai ngành công nghệ đầu tiên
đó là gốm và dệt vải. Họ biết dùng sợi có xơ, vỏ cây có sợi, đem ngâm, tước lấy sợi,
dệt vải. Họ biết đan lưới, đánh cá, làm đồ gốm như nồi niêu, bát đĩa… Họ còn biết


làm nhà bằng tre, nứa, mái phủ lá cây, cỏ khô. Các ngành nghề thủ cơng nghiệp đã
dần hình thành. Khi thủ cơng nghiệp hình thành và phát triển dẫn tới những cuộc phân
công lao động xã hội xảy ra (phân công lao động theo giới tính, theo nghề nghiệp).
Theo Enghen, có 3 cuộc đại cách mạng trong phân công lao động: Thứ nhất là sự tách
ra của chăn nuôi khỏi nông nghiệp; cuộc cách mạng thứ hai là sự tách ra của thủ công
nghiệp khỏi nông nghiệp; cuộc đại phân công lao động thứ ba là sự tách ra của thương
nghiệp khỏi thủ cơng nghiệp.


<i>Trong lĩnh vực hơn nhân có một bước tiến quan trọng đó là việc xuất hiện gia</i>
đình đối ngẫu. Đó là gia đình hơn nhân theo từng đôi, trong số rất đông những người
vợ, người đàn ông đã xác định cho mình một người vợ chính và đồng thời người phụ
nữ đó cũng coi anh ta là người chồng chính trong số những người chồng. Đây chính là
mầm mống của chế độ quan hệ hôn nhân một vợ một chồng sau này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

thú hay bằng vải gai để che thân cho đỡ rét và để cho đẹp. Nhờ có lửa và quần áo
chống rét, họ không cần ở trong các hang động nữa mà đã ra dựng lều, định cư ở
những nơi thuận tiện cho việc trồng trọt và chăn nuôi. Nhà của họ được làm bằng tre
hoặc gỗ, phủ cỏ khơ. Người ta tìm thấy dấu tích của những căn lều dựng bằng xương.
Đến thời kỳ phát triển của công xã thị tộc mẫu hệ, người ta đã xây dựng những ngôi
nhà sàn rộng lớn, làm nhà chung cho cả thị tộc.


<i><b>2.2.3. Công xã thị tộc phụ hệ</b></i>
<b>Sự xuất hiện cơng cụ kim khí</b>


Khoảng TNK VI- V TCN, con người bắt đầu phát hiện ra kim loại và sử dụng
kim loại trong đời sống của mình. Kim loại đầu tiên mà con người phát hiện ra là
đồng. Lúc đầu, có thể người ta đã phát hiện ra đồng một cách ngẫu nhiên. Trong đám
tro tàn sau những vụ cháy rừng hay trong đống nham thạch do nui lửa phun ra, người
ta đã nhặt được những thỏi đồng đã bị nóng chảy và vón cục lại. Đặc tính của kim loại
này là dễ đập, ghè để tạo nên các hình dáng theo ý muốn vì đồng dẻo và mềm. Đồng


đỏ có nhược điểm là mềm, rèn đúc khó do điều kiện khơng cao. Do đó, đồ đồng
khơng mang tính ưu việt, khơng có khả năng loại trừ đồ đá.


Về sau, con người đã phát hiện ra thiếc. Họ biết kết hợp thiếc với đồng tạo ra
đồng thau. Đồng thau có ưu điểm nổi bật: nhiệt độ rèn đúc thấp (700- 9000<sub>C), rắn</sub>
chắc hơn đồng đỏ. Cày, cuốc, rìu, liềm dao… bằng đồng thau đã xuất hiện vào TNK
IV TCN. Đồ đồng chiếm ưu thế hơn đồ đá, tuy nhiên đồ đá vẫn được sử dụng.


TK II TCN, con người đã phát hiện ra đồ sắt. Ưu điểm của sắt: rắn chắc, sắc bén,
có ưu thế rất lớn trong sản xuất. Đồ sắt đã loại hẳn đồ đá, thúc đẩy sản xuất phát triển
ở cả những nơi khô cứng mà trước đây công cụ đá không thể làm được. Những cái
cày có lưỡi bằng sắt, thân bằng gỗ, có súc vật kéo đã xuất hiện trước hết ở những
vùng châu thổ màu mỡ bên các dòng sông lớn.


<i><b>Sự phát triển của nền kinh tế sản xuất</b></i>


Do sự phát triển của công cụ đưa đến sự phát triển của nền sản xuất nông nghiệp
và chăn nuôi. Từ đó, hình thành nên các bộ lạc chun trồng trọt hoặc chăn ni. Ở
những vùng có nhiều đồng cỏ, các thị tộc, bộ lạc đã dần chuyển sang lấy kinh tế chăn
ni du mục là chính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

Sự chun mơn hóa đưa tới nhu cầu trao đổi sản phẩm giữa trồng trọt, chăn ni
và thủ cơng nghiệp. Từ đó, xuất hiện tầng lớp thương nhân và các thành thị cổ đại
cũng bắt đầu xuất hiện.


Tất cả những yếu tố mới này khơng cịn phù hợp với vai trị của người phụ nữ
nữa do đó nó địi hỏi sức lực và kinh nghiệm của người đàn ông. Cùng với sự tiến bộ
về kỹ thuật, lao động của người đàn ông đã có thể đảm bảo được cuộc sống riêng gia
đình mình và có cả sản phẩm dư thừa để dự trữ. Do đó, địa vị kinh tế của người đàn
ơng trong gia đình bắt đầu được xác định và ngày càng chiếm ưu thế trong gia đình,


trong cơng xã. Vai trị của người phụ nữ trong gia đình bị đẩy xuống hàng thứ yếu.


Về hôn nhân: con cái dần biết đến mặt cha, làm xuất hiện các gia đình phụ hệ,
thay thế cho các gia đình mẫu hệ trước đây. Tính chất của cơng xã thị tộc mẫu hệ thay
đổi, công xã thị tộc phụ hệ xuất hiện


<i><b>Sự xuất hiện của công xã thị tộc phụ hệ (6000- 4000 năm)</b></i>


Cuộc cách mạng đá mới cùng với sự xuất hiện của kim loại đã thúc đẩy sản xuất
phát triển, của cải dư thừa thường xun, có sự phân cơng lao động. Khi chuyển sang
nền sản xuất chăn nuôi cần nhiều nhân lực nên những người đàn ông đã chuyển từ săn
bắt sang đóng một vai trị quan trọng trong chăn ni. Lực lượng tham gia sản xuất
chính giờ đây là đàn ông chứ không phải là đàn bà. Người đàn ông đã chiếm vai trò hơn
hẳn trong kinh tế dẫn tới sự mâu thuẫn giữa địa vị xã hội và thế lực kinh tế của họ.


Người đàn ông bắt đầu tìm mọi cách thay đổi chế độ hơn nhân từ chế độ quần
hơn sang hình thức hơn nhân một vợ một chồng, người con được sinh ra đã xác định
được cả cha và mẹ. Hình thức hơn nhân đối ngẫu đã đặt cơ sở cho chế độ hôn nhân
một vợ một chồng. Người đàn ông đã biết khá rõ trẻ nào là con mình. Và họ bắt đầu
thể hiện trách nhiệm của mình đối với con cái.


Tuy nhiên, sự ra đời của hình thức hơn nhân một vợ một chồng cùng với sự hình
thành chế độ phụ quyền đã diễn ra trong một thời gian dài với những sự xung đột hết
sức gay gắt. Khi chế độ phụ quyền được xác định thì tàn dư của chế độ mẫu hệ vẫn
còn, thể hiện vai trò của người phụ nữ vẫn rất cao mà chế độ phụ quyền chưa thể xoá
bỏ được.


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Hình thức lao động đã bắt đầu được tiến hành theo từng gia đình nhỏ làm cho
hình thức lao động tập thể trước đây của công xã thị tộc mẫu hệ tan vỡ. Các gia đình
phụ hệ bắt đầu có xu hướng tách khỏi thị tộc, đến những nơi có điều kiện thuận lợi để


làm ăn sinh sống, làm cho ranh giới thị tộc, bộ lạc dựa trên cơ sở quan hệ huyết thống
bị phá vỡ. Một tổ chức xã hội mới được hình thành bao gồm những thành viên có
quan hệ địa vực với nhau, đó là cơng xã láng giềng.


Trong xã hội bắt đầu có sự bất bình đẳng đồng thời với nó là là sự đối kháng giai
cấp. Đó là yếu tố khuấy động sự bình đẳng và ổn định của xã hội nguyên thuỷ. Chế độ
phụ quyền là một hình thức tan rã của xã hội nguyên thuỷ.


<b>2.3. Sự tan rã của xã hội nguyên thủy, sự xuất hiện xã hội có giai cấp và nhà</b>
<b>nước</b>


<i><b>2.3.1. Biểu hiện giải thể của công xã nguyên thuỷ</b></i>
<i>Sự xuất hiện công xã láng giềng</i>


Công xã láng giềng là hình thức xã hội quá độ từ chế độ cơng xã ngun thuỷ sang
chế độ xã hội có giai cấp và nhà nước tức là từ xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất sang chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. “<i>Công xã láng giềng là tổ chức xã</i>
<i>hội đầu tiên của những người tự do không bị ràng buộc bởi quan hệ dòng máu mà dựa</i>
<i>trên quan hệ láng giềng, địa vực” (C. Mác).</i>


Công xã láng giềng xuất hiện và tồn tại dưới 2 hình thức là cơng xã du mục và
cơng xã nơng thơn. Trong đó, cơng xã du mục chủ yếu hành nghề chăn nuôi. Nền kinh
tế cơ bản là nền kinh tế chăn nuôi. Công xã nông thơn hình thành nơi cư dân làm nghề
trồng trọt. Đây là hình thức phổ biến của cơng xã láng giềng. Nó mang 2 đặc điểm cơ
bản: Tính liên kết (các thành viên tự liên kết với nhau khơng có mối quan hệ ràng
buộc, làm thuỷ lợi); Tính nhị ngun cơng xã (tính lưỡng diện) một mặt nó vừa đảm
bảo duy trì hình thức tập thể ở cơng xã, mặt khác nó đảm bảo cho cái sở hữu, tư hữu
của các thành viên trong cơng xã. Sự kết hợp giữa hình thức sở hữu công cộng và sở
hữu tư nhân được coi là đặc trưng cơ bản nhất của công xã nơng thơn vì đã xuất hiện
hình thức sở hữu tư nhân đối lập với hình thức sở hữu truyền thống của cơng xã nơng


thơn. Do đó, sự xuất hiện của cơng xã nơng thơn cũng được coi là một hình thức tan
rã của xã hội nguyên thuỷ. “Công xã nguyên thuỷ là hình thái cuối cùng của xã hội
<i>nguyên thuỷ”(C. Mác).</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Về tổ chức đứng đầu thị tộc, bộ lạc là một thủ lĩnh quân sự. Đó là người có uy
tín rất lớn do đại hội chiến sĩ bầu ra hoặc bãi miễn nếu người đó khơng thực hiện đầy
đủ chức năng và nhiệm vụ của mình. Quyền lực cao nhất thuộc về đại hội chiến sĩ.
Đại hội có quyền quyết định những vấn đề cao nhất của bộ lạc, thơng qua hội nghị
dân chủ tồn binh sĩ. Cả thị tộc và bộ lạc được tổ chức theo lối quân sự và luôn ở
trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.


Hình thức chế độ dân chủ quân sự xuất hiện ở giai đoạn tan rã của xã hội thị tộc,
khơng phổ biến về mặt lịch sử (mang tính chất đặc thù, chỉ hình thành ở nơi có điều
kiện).


<i>Sự xuất hiện của chế độ nô lệ</i>


Vào khoảng thiên niên kỷ IV TCN, khi năng xuất lao động trong các ngành kinh
tế tăng cao, trong xã hội xuất hiện sản phẩm dư thừa. Từ đó, nảy sinh nhu cầu phải thu
hút thêm sức lao động mới. Trong hồn cảnh đó, những tù binh chiến tranh bị giữ lại,
bị bóc lột sức lao động và biến thành nô lệ. Ban đầu là nơ lệ chung của cả bộ lạc, sau
đó biến thành sản phẩm tư hữu của chủ nơ. Sự bình đẳng khơng cịn nữa, thay vào đó
là sự bóc lột giai cấp.


Hình thức đầu tiên là chế độ nơ lệ gia trưởng. Đó là những nơ lệ chủ yếu phục vụ
trong gia đình nhà chủ. Họ bị coi là một tài sản như bất kỳ một thứ tài sản nào khác
của chủ và chủ có quyền quyết định sự sống chết của nơ lệ. Tuy nhiên, nơ lệ vẫn có
quyền có gia đình riêng, được phép tích lũy tài sản riêng. Hình thức này chỉ xuất hiện
trong giai đoạn quá độ lên xã hội có giai cấp và nhà nước. Đồng thời là biểu hiện của
sự giải thể công xã nguyên thủy.



<i><b>2.3.2. Sự xuất hiện tư hữu, giai cấp và nhà nước</b></i>


Một trong những điều kiện quan trọng nhất cho sự hình thành xã hội có giai cấp là
sự xuất hiện chế độ tư hữu. Đó là sự phát triển của trình độ sản xuất và cùng với nó là sự
mất đi của hình thức lao động tập thể, của cải tích luỹ ngày càng nhiều trong tay một số
tư nhân hoặc trong các gia đình phụ hệ (thường là các gia đình của các tù trưởng, tộc
trưởng, các thủ lĩnh qn sự, các bơ lão). Những người này vốn có uy tín trong các cơng
xã thị tộc trước đây. Của cải được tích luỹ nhiều hình thức khác: ruộng đất, súc vật, hàng
hoá, tiền tệ. Điều này làm cho sự chênh lệch về tài sản và địa vị xã hội giữa các gia đình
phụ hệ trong cùng một thị tộc hay giữa các thị tộc trong cùng một bộ lạc ngày càng rõ rệt.
Vì vậy, xã hội phân hố thành: lớp những người giàu và lớp những người nghèo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

+ Đối với những người nghèo bao gồm đông đảo các thành viên của công xã thị
tộc. Họ bị mất tư liệu sản xuất, bị rơi vào tình trạng bị lệ thuộc, bị áp bức bóc lột và
dần dần biến thành nô lệ.


+ Những người chưa bị mất tư liệu sản xuất thì chịu sự o ép, bị tầng lớp quý tộc
áp bức bóc lột, cướp hết tư liệu sản xuất và cũng bị biến thành nô lệ.


Giai cấp chỉ ra đời trong một q trình phân hố sâu sắc khi cơ sở của chế độ tư
hữu phát triển mạnh. Giai cấp là những tập đoàn người trong đó tập đồn này có thể
chiếm đoạt lãnh địa của tập đồn khác. Khi giai cấp ra đời thì mâu thuẫn giai cấp cũng
bắt đầu phát sinh và ngày càng phát triển một cách quyết liệt. Xã hội đó chỉ có thể tồn
tại bằng cuộc đấu tranh khơng ngừng và công khai giữa các giai cấp hoặc dưới sự
thống trị của một lực lượng thứ 3 đứng trên giai cấp đang đấu tranh với nhau đó chính
là nhà nước.


Nhà nước ra đời trong một xã hội mà mâu thuẫn giai cấp khơng thể điều hồ
được nữa do chính giai cấp chủ nô đặt ra để làm công cụ đàn áp sự đấu tranh của nô lệ


và dân nghèo. Nhà nước ra đời sớm nhất của loài người là khoảng cuối TNK IV đầu
TNK III TCN. Nó được coi là một phạm trù lịch sử, mang tính tất yếu, đánh dấu sự
sụp đổ của xã hội nguyên thuỷ.


<b>3. Các hình thái tín ngưỡng ngun thủy</b>
<b>3.1. Ngơn ngữ</b>


Xuất hiện và phát triển trên cơ sở của lao động tập thể. Ngôn ngữ ban đầu còn
nghèo nàn và hết sức đơn giản. Đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ nguyên thuỷ là thiếu
những khái niệm trừu tượng. Ngôn ngữ được phát triển dần, được hồn thiện trong
q trình lao động sản xuất và được tích luỹ từ kinh nghiệm, quan sát trong đời sống
hàng ngày.


<b>3.2. Tơn giáo</b>


Giá trị văn hố mà người nguyên thuỷ tạo ra rất hạn chế do sự hạn chế trong
nhận thức, chỉ chủ yếu tập trung ở hai lĩnh vực:


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

<i>Hiện tượng sùng bái tự nhiên: người ta thường thờ cúng các thành tố, nhân tố có</i>
sức mạnh gắn liền với đời sống con người như: mặt trời, mặt trăng, nước, cây, con
bị, rắn…


<i>Hình thái tơ tem giáo (tín ngưỡng vật tổ) là hình thái tiêu biểu, đặc trưng nhất và</i>
phổ biến nhất. Hiện tượng sùng bái tự nhiên: người ta thường thờ cúng các thành tố,
nhân tố có sức mạnh gắn liền với đời sống con người như: mặt trời, mặt trăng, nước,
cây, con bị, rắn…Hình thức tơ tem giáo vật tổ gồm tơ tem giáo tập thể và tô tem giáo
cá nhân.


Tô tem giáo tập thể tồn tại chủ yếu trong chế độ cơng xã thị tộc mẫu hệ. Mỗi thị
tộc có một tơ tem riêng, tơ tem đó được chọn từ một động vật, thực vật, một hiện


tượng tự nhiên…được cả thị tộc tôn sùng và thị tộc cũng lấy luôn tên tô tem ấy đặt
cho tên thị tộc.


Tô tem cá nhân xuất hiện từ công xã thị tộc phụ hệ ở giai đoạn đầu xã hội có giai
cấp và nhà nước. Hình thức này biểu hiện việc tin ở mỗi người có một sao chiếu
mệnh, có cầm tinh một con vật linh thiêng nào đó… Con vật hay sao chiếu mệnh đó
sẽ che chở cho người cầm tinh đó. Hình thức đó vẫn tồn tại đến ngày nay mà chủ yếu
là ở vùng phương Đông.


<i>Lễ thành đinh là một nghi thức tôn giáo được tổ chức công nhận sự trưởng thành</i>
của một thanh niên thị tộc hay bộ lạc. Do trong thời kỳ nguyên thuỷ, trình độ sản xuất
thấp kém, khả năng chinh phục tự nhiên kém, mỗi cá nhân phải hoà nhập vào cộng
đồng, thị lạc để tồn tại. Tuỳ theo từng điều kiện sinh sống, từng quan niệm, lối sống
của từng bộ lạc mà có các hình thức sơ khai khác nhau. Tục này diễn ra rất bình
thường nhưng cũng có thể rất dã man.


<i>Lễ thức nơng nghiệp là một nghi thức tôn giáo cầu mong mùa màng tốt tươi</i>
được hình thành trong thời kỳ sản xuất nông nghiệp ra đời và sản xuất chăn nuôi.
Nghi thức này ln gắn liền với nghi thức mang tính phồn thực, có thể diễn ra thanh
nhưng cũng có thể diễn ra rất tục.


<i>Phép phù thuỷ ma thuật: xuất phát do con người thấy những hiện tượng tự nhiên</i>
mà không giải thích được=> quan niệm khác nhau => có những phù thuỷ dùng ma
thuật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Hình thức tang ma và thờ cúng người chết: cùng với sự phát triển của xã hội
những hình thức tơn giáo ngun thuỷ này có sự thay đổi song tàn dư của nó vẫn tiếp
tục tồn tại và luôn là nhân tố quan trọng nhất của tơn giáo.


Tang lễ bắt đầu có dấu tích từ người Neanđectan. Hình thái này xuất hiện trên


cơ sở bộ óc con người phát triển nhất định và bắt đầu xuất hiện khái niệm về thế giới
bên kia và xuất hiện quan niệm về linh hồn, coi con người là tổ hợp của thể xác và
linh hồn trong đó linh hồn là bất tử. Ngồi ra, cịn xuất phát từ nguyên nhân tình cảm
giữa người sống và người chết, từ đời sống thực tế muốn cho cuộc sống vệ sinh hơn.
Có nhiều hình thức tang lễ khác nhau: dìm, ném xuống nước của cư dân ven sông, ven
biển sẽ làm người thân trở về với tổ tiên nhanh hơn; treo xác chết trên cây với mục
đích hố chết cho người chết nhanh; đặt trong các nhà mồ; hình thức chơn phổ biến ở
nhiều dân tộc, trong đó có Việt Nam; hình thức hoả táng khá phổ biến ở khu vực Nam
Á và Đơng Nam Á.


Ngồi ra cịn có các hình thức tơn giáo khác như; thờ thần bản mệnh, thờ bà tổ
thị tộc mẫu hệ...


<i><b>Nghệ thuật</b></i>


Loài người đã sáng tạo ra được những thành tựu nghệ thuật đầu tiên về điêu
khắc, hội hoạ, kiến trúc trên cơ sở đôi bàn tay con người đã hoàn thiện cùng với sự
phát triển của tư duy. Hiện nay, lưu giữ được một số tác phẩm điêu khắc, hội hoạ:
những bức họa đường viền rất thô sơ khắc trên đá, trên xương hoặc sừng.


Nguyên thuỷ diễn tả thực, thô sơ thể hiện ở vài nét khắc vẽ, nghệch ngoạc, thô
sơ nhưng cũng hết sức sinh động. Địa điểm là thành quách hoặc trần của các hang
động. Điêu khắc sử dụng công cụ bằng đá, kim loại. Hội hoạ sử dụng chất đất sét, đá
vơi, đất thó cùng các màu tự nhiên là than củi, màu nâu, đỏ…


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Kiến trúc thời nguyên thuỷ chỉ xuất hiện vào giai đoạn cuối của người
Neanđectan khi xã hội loài người đã có bước phát triển nhất định và định cư lâu dài. Ở
thời kỳ đầu đơn giản gồm hai loại: tạo ra từ các hang động có sẵn, xếp đá, qy thành
những ngơi nhà hình tổ ong; kiến trúc cây, buộc túm đầu lại để xoè ở dưới.



Sang thời kỳ cộng đồng, do cuộc sống ổn định nên kiến trúc bắt đầu phát triển.
Lúc này, cư dân sống thành các chịm xóm, nhà ở được xây dựng rất rộng với nhiều
phịng khác nhau. Trong mỗi nhà đều có bếp, có kho, nguồn của cải tương đối tốt với
những ngơi chuồng chăn nuôi. Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu, nhà được làm chủ yếu
bằng các loại cây, vách được trát bằng đất xét và nền làm bằng đất nung.


Cuối thời kỳ nguyên thuỷ, kiến trúc đá đã xuất hiện. Ngồi kiến trúc nhà cửa
cịn xuất hiện 3 kiến trúc nổi bật: phòng, cột, lan can. Kiến trúc phòng chỉ dành cho
những người đứng đầu bộ lạc, thị tộc, thầy cúng… Kiến trúc cột đá; dựng vài cột đá
liên tiếp, mỗi cột tương trưng cho linh hồn con người hoặc sự sùng tín của con người
với tự nhiên. Hiện nay kiến trúc đá ở Cormmắc vẫn lưu giữ được 3000 cột đá, sắp xếp
trên 3 km. Kiến trúc lan can được xây dựng theo lối nhiều đường tròn đồng tâm, trên
đó đặt các cột đá và các mái đá. Hiện nay ở Stonlugiơ (Anh) vẫn giữ được nét kiến
trúc này. Nhưng cũng có người cho rằng đó là đài chiêm tinh của người nguyên thuỷ.
Kiến trúc thời nguyên thuỷ rất đơn giản và thô sơ.


<b>Câu hỏi ôn tập</b>
<i>1.</i> Nêu rõ q trình tiến hóa từ vượn đến người?


<i>2.</i> Những đặc trưng cơ bản của, bầy người nguyên thủy công xã thị tộc, công xã
thị tộc mẫu hệ, công xã thị tộc phụ hệ?


<i>3.</i> Vì sao chế độ thị tộc mẫu hệ tan ra, nhường chỗ cho chế độ thị tộc phụ hệ?
<i>4.</i> Q trình xuất hiện xã hội có giai cấp và nhà nước?


<i>5.</i> Các hình thức gia đình được đề cập trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia
<i>đình, chế độ tư hữu và của nhà nước”?</i>


<b>PHẦN 2: PHƯƠNG ĐÔNG CỔ TRUNG ĐẠI</b>
<b>Khái quát chung</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Sự phát triển từ cổ đại lên trung đại khơng có sự phân biệt rõ ràng do sự không
thuần thục trong lịch sử của các quốc gia phương Đơng. Vì vậy, khi nghiên cứu lịch
sử phương Đông, người ta gộp cả hai giai đoạn cổ- trung đại.


Về thuật ngữ phương Đông, từ thời cổ trung đại, cư dân hai bên bờ Địa Trung
Hải dùng thuật ngữ phương Đông để chỉ vùng đất ở phía Đơng Địa Trung Hải, nghĩa
là vùng đất phía Mặt Trời mọc. Người châu Âu với ưu thế phát triển của mình, qua
các cuộc khám phá, những phát kiến địa lý, họ thấy rằng vùng đất Mặt Trời mọc
không chỉ là vùng đất chật hẹp nằm ở phía Đơng Địa Trung Hải mà cịn là vùng đất xa
xơi bên kia các đại dương. Từ đó có cách hiểu mới về phương Đông: phương Đông là
khu vực gồm các nước ngoài châu Âu và Bắc Mĩ tức là gồm các nước châu Á, châu
Phi, Mĩ Latinh. Tuy nhiên, đây là khái niệm tương đối vì châu Phi cịn nằm ở phía
Nam của châu Âu.


<i><b>Xét về mặt điều kiện tự nhiên</b></i>, phương Đơng là khu vực có điều kiện tự nhiên đa
dạng, có đồng bằng, có xa mạc, có đồi núi, có rừng, có biển, có đảo… Phần lớn các
quốc gia cổ đại phương Đông đều xuất hiện trên lưu vực các con sông lớn như sông Nil
(Ai Cập), sông Tigrơ và sông Ơphrát (Lưỡng Hà), sông Ấn và sông Hằng (Ấn Độ),
sơng Hồng Hà và Trường Giang (Trung Quốc)… Nhờ sự bồi đắp của những con sông
lớn ấy mà đất đai ở những nơi này trở nên màu mỡ, nơng nghiệp có điều kiện phát triển
trong điều kiện nơng cụ cịn thơ sơ. Do nhu cầu sản xuất nơng nghiệp, con người buộc
phải liên kết với nhau thành công xã để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi. Khi xã hội
nguyên thuỷ tan rã, các công xã tự kết hợp lại thành các liên minh công xã và nhiều liên
minh công xã gần gũi nhau đã kết hợp lại thành tiểu quốc. Trên cơ sở đó, nhà nước của
các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời. Nhà nước đầu tiên ở phương Đông là Ai Cập
(TNK IV TCN), sau đó là nhà nước Lưỡng Hà (Mêdơpơtami, cách ngày nay khoảng
5000 năm), nhà nước Ấn Độ (khoảng 4500 năm cách ngày nay), ở Trung Quốc, nhà
nước xuất hiện cách ngày nay 4050 năm với sự ra đời của triều Hạ. Bên cạnh đó cịn có
một số quốc gia cổ đại khác: Atxiri, Phênixi, Hátti, Palextin.



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

quyền) và thần quyền. Trong các quốc gia cổ đại phương Đơng có 4 loại hình nhà nước
qn chủ:


<i>Trong loại hình quân chủ quý tộc, quyền lực nhà nước gắn liền với quyền lực</i>
dịng họ. Về mặt hình thức, nhà vua là người có quyền lực cao nhất nhưng thực chất
quyền lực đó thuộc về Hội đồng q tộc của dịng họ. Những quyết định của nhà nước
được hội đồng này thơng qua thì mới được ban hành. Quyền lực của nhà vua bị hạn
chế. Đây là loại hình phổ biến của nhà nước Trung Quốc dưới thời Hạ, Thương, Chu.


<i>Nhà nước quân chủ phân quyền, phát triển chủ yếu ở các quốc gia miền núi như</i>
Atxiri, Híttit. Đây cũng là kiểu nhà nước mà nhà vua cũng có quyền lực vô hạn nhưng
trên thực tế bị chi phối bởi quyền lực địa phương. Nhà nước không chi phối được
quyền lực địa phương và mỗi địa phương là một khu vực cát cứ riêng biệt. Đó là do
nhà nước khơng chủ yếu phát triển nghề nông và do điều kiện tự nhiên bị cắt xẻ nên
nhà nước không thể thống nhất quản lý.


<i>Nhà nước quân chủ thần chế, quan niệm dòng họ nắm chính quyền là dịng dõi</i>
của thần thánh và khơng bao giờ thay đổi được, điển hình là nhà nước Nhật Bản. Theo
thần thoại, truyền thuyết Nhật Bản đều nói rằng nữ thần Mặt Trời Amaterasu
Ơmarami đã sai người cháu đích tơn đầu tiên của mình xuống cai trị Nhật Bản, đó là
vị vua đầu tiên của Nhật Bản Timmu Tenno (Thần vũ Thiên Hoàng). Đến TK
XII-1192, tầng lớp Samurai lớn mạnh và đã lập nên chính quyền Bakufu (Mạc Phủ). Tuy
nhiên, trong giai đoạn 1192- 1869, ở Nhật Bản còn tồn tại hai chính quyền song song,
trong đó Bakufu nắm mọi quyền lực, cịn Thiên Hồng vẫn là người đứng đầu trên
danh nghĩa nhưng thực chất là khơng có quyền lực. Năm 1945, sau chiến tranh thế
giới II, Mỹ đã thay tên Thiên Hoàng thành Nhật Hoàng.


<i>Nhà nước quân chủ chuyên chế là loại hình nhà nước phong kiến điển hình nhất</i>
trong lối nhà nước quân chủ. Trên hình thức và trên thực tế, quyền lực của nhà vua là


vô hạn. Ngồi quyền lực hành chính (thế quyền), vua cịn được coi là thần thánh hoặc
hiện thân của thần thánh và là người đứng đầu tôn giáo trong nước (thần quyền). Như
vậy, trong nhà nước quân chủ chuyên chế có sự kết hợp giữa thế quyền (vương
quyền) và thần quyền. Nhà nước quân chủ chuyên chế điển hình nhất là nhà nước Ai
Cập. Ở Ai Cập, vua được coi là Pharaôn. Quyền lực của vua lớn đến mức khi lên ngôi
cho xây dựng nên những kim tự tháp hùng vĩ, tiêu tốn biết bao sức người, sức của của
nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

của các quốc gia phương Đông cổ đại. Ở phương Đơng có sự tồn tại dai dẳng của
cơng xã nơng thơn- một hình thái kinh tế xã hội mà nhu cầu kinh tế là sự kết hợp giữa
nông nghiệp và thủ cơng nghiệp gia đình, trong đó sản xuất nơng nghiệp giữ vai trị
chủ yếu. Nơng nghiệp lại địi hỏi công tác thủy lợi nên yêu cầu các công xã nông thôn
phải kết hợp với nhau làm thủy lợi, từ đó tạo nên xu hướng thống nhất (tập quyền).


Nhưng bản thân công xã nông thôn là một đơn vị kinh tế thống nhất, khép kín,
tự cung, tự cấp nên tạo ra xu thế phân tán (phân quyền). Vì vậy, việc đấu tranh giữa
thống nhất và phân tán luôn luôn diễn ra trong lịch sử. Lịch sử cũng đã chứng minh
rằng, xu thế thống nhất là xu thế thắng thế và trong thời kỳ thống nhất đất nước, kinh
tế, văn hóa, xã hội có điều kiện phát triển mạnh.


<i><b>Về mặt kinh tế</b></i>


Kinh tế của các quốc gia cổ đại phương Đông đều là kinh tế tự nhiên lấy nông
nghiệp làm cơ sở theo cơ chế “Dĩ nơng vi bản”. Đó là do hình thành bên lưu vực các
con sơng lớn nên thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp.


Công tác thuỷ lợi là công việc quan trọng không thể thiếu trong sản xuất nông
nghiệp nên cư dân phương Đông cổ trung đại rất chú ý tới công tác thủy lợi. Họ đã
biết đào các hệ thống sông, kênh, lập các hệ thống gầu guồng để đưa nước từ chân
ruộng thấp lên chân ruộng cao những khi cần. Ngoài ra, họ cịn biết đắp đê để ngăn lũ.


Nhờ đó, con người có thể thu hoạch mùa màng ổn định hàng năm. Cơng việc trị thuỷ
khiến con người gắn bó và ràng buộc với trong tổ chức công xã.


Thủ công nghiệp phát triển đa dạng, sự đa dạng đó thể hiện trong số lượng các
ngành nghề, vật liệu, hoa văn. Chủ đạo là các nghề: gốm dệt, khai mỏ, luyện đồng,
đúc đồng, thuỷ tinh…


Hoạt động nông nghiệp gắn liền với hoạt động sản xuất thủ cơng nghiệp gia đình.
Tức là một người nơng dân làm ruộng nhưng trong nhà cịn có các nghề thủ công khác
như: rèn, dệt, gốm… Sự kết hợp của cơ cấu kinh tế này đã làm cho nền kinh tế của các
quốc gia phương Đông là nền kinh tế tự cung tự cấp, sản phẩm sản xuất ra không phải
là để buôn bán lấy lợi nhuận mà chỉ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng.


<i><b>Về phương diện sở hữu ruộng đất</b></i>, hình thức sở hữu ruộng đất nhà nước chiếm
địa vị thống trị. Tuy nhiên ở một số nơi vẫn có hình thức tư hữu ruộng đất. Đến thời
Trung đại cịn tồn tại hình thức sở hữu tư nhân. Hai loại hình sở hữu này song song
tồn tại bên nhau và sự mạnh yếu của nó phụ thuộc vào nhà nước trung ương.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

hơn. Do khơng có cơ sở kinh tế vững chắc nên thành thị này hưng thịnh rất nhanh và
suy tàn cũng rất nhanh chóng. Bên cạnh đó cịn có hiện tượng dời đi liên tục ở các nước
phương Đơng. Ví dụ ở Trung Quốc, ông vua đầu tiên là Thành Thang đến ông vua thứ
10 là Bàn Canh, kinh đô thay đổi 7 lần. Enghen gọi các thành thị ở phương Đông là cái
“ cục bướu thừa của xã hội”, có nghĩa là nó khơng có vai trị gì cả, chỉ là cái trung tâm
hành chính của đất nước. Sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị không rõ ràng, các
cư dân ở thành thị vẫn làm nông nghiệp khơng khác gì ở nơng thơn.


Ở các nước phương Đơng có sự tồn tại dai dẳng của cơng xã nơng thơn- hình
thức cuối cùng của xã hội ngun thủy. Ruộng đất công xã thuộc về nhà nước, nhà
nước giao cho công xã quản lý và công xã giao cho từng hộ gia đình. Sự tồn tại của
cơng xã nơng thơn với hình thức kinh tế dựa trên nơng nghiệp và thủ công nghiệp nên


phụ thuộc nặng nề vào tự nhiên. Đó là một trong nhiều nguyên nhân cản trở sự phát
triển của các quốc gia phương Đông.


<i><b>Về mặt xã hội</b></i>


Cơ cấu xã hội có sự phân chia giai cấp không rõ ràng, bắt nguồn từ sự phát triển
chưa thuần thục về kinh tế. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ, người nơ lệ khơng đóng vai
trị sản xuất ra của cải xã hội mà chỉ đóng vai trị phục dịch trong các gia đình chủ nơ.
Đó là quan hệ nô lệ gia trưởng. Người sản xuất ra của cải xã hội ni sống tồn bộ xã
hội là người nơng dân.


Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, giai cấp địa chủ khơng thuần nhất, có loại
địa chủ quan lại nhưng cũng có loại địa chủ thường. Ngay trong tầng lớp địa chủ cũng
có hiện tượng, cha là địa chủ nhưng con khơng phải là địa chủ. Điều này hồn tồn
khác với phương Tây, chức tước có quyền thế tập. Vì vậy, ở phương Đông, ranh giới
giữa các tầng lớp không rõ ràng, người nông dân Trung Quốc luôn mơ ước trở thành
địa chủ, thành tầng lớp quý tộc.


Mâu thuẫn giữa hai giai cấp trong xã hội không gay gắt. Trong xã hội nô lệ,
người nô lệ được coi như một thành viên trong gia đình nên xã hội phương Đơng
khơng có sự đấu tranh giai cấp diễn ra mạnh mẽ như phương Tây.


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<b>Chương 1: AI CẬP CỔ ĐẠI</b>
<b>(6 tiết)</b>


<b>1. Điều kiện tự nhiên và dân cư</b>
<i><b>Điều kiện tự nhiên</b></i>


Ai Cập là một quốc gia nằm ở phía Đơng Bắc của Châu Phi, phía Đơng giáp Hồng
Hải, phía Nam giáp vùng rừng núi Libi, phía Bắc giáp vùng Địa Trung Hải, phía Tây


giáp xa mạc. Ai Cập xưa kia có một địa hình tương đối đóng kín, hầu như tách biệt với
thế giới bên ngoài. Đây là điều kiện khó khăn cho Ai Cập phát triển. Duy nhất có một
eo đất nhỏ nằm ở phía đơng bắc là eo Xinai để Ai Cập liên hệ với bên ngồi.


Địa hình Ai Cập là một vùng thung lũng hẹp dài nằm dọc lưu vực sông Nil, hai
bên là hai dãy núi nham thạch và hoa cương thẳng đứng, khí hậu quanh năm khơ khan
nóng nực, ít mưa.


Tài ngun có nhiều loại như: đá quý có mã lão, hoa cương; kim loại có đồng,
vàng... Đặc biệt ở Ai Cập có cây sậy (cây papyrut) mọc ở nhiều vùng đầm lầy dùng để
chế tạo ra giấy.


Ai Cập với một điều kiện hết sức khắc nghiệt sẽ khó phát triển nếu như khơng có
sơng Nil chảy qua. Nhà sử học Hêrơđốt đã nhận xét rất chính xác “Sơng Nil là tặng
<i>phẩm mà thượng đế đã ban cho Ai Cập”. Sông Nil với chiều dài gần 6500 km, không</i>
chỉ tạo nên ở vùng thung lũng một dải đất phù xa màu mỡ mà hàng năm còn mang
nước tưới cho cây cối, hoa màu tốt tươi, biến Ai Cập từ “một đồng cát bụi” thành
<i>“một vườn hoa”. Bên cạnh đó, sơng Nil cịn có vai trị quan trọng trong lĩnh vực giao</i>
thơng đường thuỷ. Nhờ đó, nó đã thúc đẩy xã hội Ai Cập sớm phát triển trong điều
kiện công cụ lao động cịn hết sức thơ sơ, chủ yếu là cơng cụ bằng đá, bằng đồng.


<i><b>Cư dân</b></i>


Tài liệu nhân chủng học, khảo cổ học cho thấy ở lưu vực sông Nil, con người đã
đến sinh sống từ thời đồ đá cũ. Người Ai Cập là thổ dân châu Phi, được hình thành
trên cơ sở hỗn hợp rất nhiều bộ lạc. Về sau, có một tộc người tự xưng là Hamít từ Tây
Á xâm nhập vào miền hạ lưu sông Nil, dần dần đồng hoá thổ dân châu Phi ở đây, rồi
trải qua một quá trình hỗn chủng lâu dài, hình thành nên một bộ tộc mới là người Ai
Cập cổ.



Đầu TNK IV TCN, các cư dân này đã phát triển nghề nông trên cơ sở hợp sức
làm thuỷ lợi để từ đó tiến nhanh đến ngưỡng cửa của lịch sử văn minh.


<b>2. Lịch sử phát triển Ai Cập cổ đại</b>
<b>2.1. Ai Cập thời Tảo kỳ vương quốc</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

Vào đầu TNK IV TCN, cư dân Ai Cập cổ đã sống thành từng công xã nhỏ, gọi lá
công xã nông thôn, mà nền kinh tế nông nghiệp chiếm địa vị hang đầu trong nền kinh
tế của cơng xã. Để có thể đảm bảo thu hoạch mùa màng được ổn định, đều đặn, chống
mọi thiên tai như hạn hán, lũ lụt do sông Nil gây ra, công tác thủy lợi được coi là công
tác trọng yếu nhất của các công xã nơng thơn. Do nhu cầu xây dựng các cơng trình
thủy lợi với quy mô ngày càng lớn khiến các công xã nông thôn phân tán đã liên kết
với nhau tạo nên các liên minh cơng xã. Đây chính là hình thức nhà nước sơ khai xuất
hiện đầu tiên cịn có tên là các Nơm, các Châu, các Xêpan…


Nơm chính là một đơn vị kinh tế bao gồm cả thành thị và nông thôn, xét về cơ
cấu giai cấp đứng đầu là một chúa Nôm gọi là Nôm Máccơ. Nôm Máccơ vừa là thủ
lĩnh quân sự vừa là thẩm phán tối cao, tăng lữ tối cao. Chính chức tăng lữ tối cao đã
đã đem lại cho các chúa Nôm một quyền lực rất lớn: thần quyền. Chúa được coi như
một vị thần sống. Mỗi Nơm có một tơn giáo và tín ngưỡng riêng. Trên lưu vực sơng
Nil có khoảng 40 Nơm tồn tại riêng rẽ với nhau trong đó có một số Nơm mới như:
Êlephantin, Tebơ, Adibơt (phía Nam), Hêralêơpơlit, Memphít (phía Bắc)… Những
Nơm này thường xảy ra tranh chấp với nhau do những cuộc tranh giành đất đai, nguồn
nước, tơn giáo… Tình hình này kéo dài đến giữa TNK IV TCN, do yêu cầu ngày càng
lớn, do hậu quả nặng nề của những cuộc tranh chấp nên các Nôm ở miền Bắc đã hợp
nhất thành vương quốc Hạ Ai Cập; các Nôm ở miền Nam đã thống nhất thành vương
quốc Thượng Ai Cập. Mỗi vương quốc như thế có chừng 20 Nôm. Trong một thời
gian dài, giữa hai vương quốc này thường xuyên có những cuộc chiến tranh ác liệt để
tranh giành địa vị bá chủ trên lưu vực sông Nil. Năm 3200 TCN, người đứng đầu
vương quốc Hạ Ai Cập là vua Mênet, bằng con đường chiến tranh thơn tính đã thống


nhất cả thượng và hạ Ai Cập thành một nhà nước Ai Cập thống nhất. Sự thống nhất
đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế ở hai miền bổ xung cho nhau để phát triển
mạnh hơn.


Kinh đô của nhà nước Ai Cập thống nhất trong thời kỳ đầu đóng ở Timit nên cịn
gọi là thời kỳ Timit tức thời Tảo kỳ vương quốc (3200- 3000TCN). Đây là thời kỳ mở
đầu cho một nhà nước Ai Cập thống nhất trên cơ sở một xã hội cư dân nơng nghiệp
với u cầu trị thuỷ. Mặc dù cịn rất sơ khai, nhà nước Ai Cập thời kỳ này đã đặt cơ
sở, nền móng cho lịch sử Ai Cập ở các giai đoạn sau. Nhà nước Ai Cập cổ đại đã hình
thành và mang tính chất của một Nhà nước chuyên chế phương Đông.


<b>2.2. Ai Cập thời kỳ Cổ vương quốc (3000- 2400 TCN) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

thời kỳ thịnh đạt đầu tiên của nhà nước Ai Cập trên tất cả các lĩnh vực và cũng được
coi là thời kỳ hình thành nhà nước trung ương tập quyền. Các vương triều kế tiếp
nhau đều ra sức củng cố chính quyền trung ương tập quyền. Bất cứ một Pharaông nào,
khi lên cầm quyền đều ra sức củng cố quyền lực trong tay để thống trị thần dân. Một
trong những biểu hiện cho sức mạnh của vua là việc xây dựng các lăng mộ cực kỳ
kiên cố và đồ sộ. Đó là những Kim tự tháp hung vĩ làm kinh ngạc thế giới cổ kim và
trường tồn mãi với thời gian. Hầu hết các đời vua từ vương triều 3 đến vương triều 6
đều cho xây dựng các kim tự tháp to nhỏ khác nhau. Kim tự tháp lớn nhất còn tồn tại
cho đến ngày nay là kim tự tháp của vua Kêốp- một trong những kỳ quan của thế giới
cổ đại.


Các Pharaông tiến hành hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược với các nước
láng giềng: Libi, Xulin, Xinai… Trong bản cổ văn của ông quan giữ thành Una có
miêu tả tỉ mỉ một cuộc viễn chinh rất lớn của quân Ai Cập sang vùng Palextin, họ đã
chiến thắng và bắt tù binh về làm nô lệ như thế nào.


Do tiêu hao quá nhiều nhân lực, vật lực và tài lực cho việc xây dựng những cơng


trình kiến trúc to lớn (cung điện, đền đài, Kim tự tháp) và tiến hành những cuộc chiến
tranh liên miên với các nước láng giềng, do sự phản kháng ngày càng tăng của nô lệ
và dân nghèo, từ vương triều V trở đi, thế lực của chính quyền trung ương bắt đầu suy
yếu. Lợi dụng sự suy yếu của các Pharaông, bon quý tộc địa phương thoát ly khỏi sự
khống chế của chính quyền trung ương, nền thống nhất khơng duy trì được nữa. Thời
Cổ vương quốc chấm dứt từ đó.


<b>2.3. Ai Cập thời kỳ Trung vương quốc (2150-1710 TCN)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Thời kỳ này kéo dài từ năm 2150 TCN đến 1710 TCN gồm các vương triều từ
11 đến 17, kinh đô là thành Tebơ.


Ngay sau khi lên ngôi, để khôi phục lại chính quyền tập quyền, để đàn áp các
cuộc nổi dậy của nhân dân, các Pharaông thực hiện biện pháp thiết thực nhằm khuyến
khích sự phát triển nơng nghiệp. Nhờ đó, nhà nước Ai Cập được khơi phục, duy trì trở
lại sự ổn định và phát triển xã hội, thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển.


Đặc điểm cơ bản của thời kỳ này là trong lĩnh vực sản xuất, cơng cụ lao động đã
có những thay đổi và cải tiến căn bản: đồ đồng thau đã ra đời, kinh tế nông nghiệp
phát triển mạnh, kinh tế thủ cơng nghiệp và thương nghiệp có những khởi sắc. Đặc
biệt công tác thủy lợi được Nhà nước trung ương và chính quyền địa phương chú
trọng khơi phục và mở rộng. Đó là cơng trình sửa chữa hồ Mơrit tại châu Phayum,
khiến hồ này có khả năng cung cấp nước quanh năm cho cả một vùng rộng lớn.


Khi tình hình chính trị trong nước ổn định, các Pharaông lại thực hiện chiến
tranh với các nước láng giềng. Tại những nơi Ai Cập chinh phục được, các Pharaông
cử hẳn một đội ngũ quân thường trực và quan lại đến để cai trị tại đó. Các Pharng
cịn cho mở mang xây dựng hàng loạt những đường giao thông thủy bộ, thuận tiện cho
viện kiểm sốt. Điều đó ảnh hưởng rõ rệt tới sự phát triển của ngành thương mại. Đây
là điểm khác với chính sách đối ngoại của thời kỳ trước.



Kinh tế phát triển, xã hội Ai Cập phân hóa ngày càng mạnh, mâu thuẫn xã hội
ngày một tăng trở nên gay gắt. Nô lệ và dân nghèo chịu hai tầng áp bức, bóc lột của
Pharng và các chúa châu. Một tác phẩm văn học thời ấy đã phản ánh: “Thần đói
<i>lảng vảng xung quanh túp lều tranh của nông dân, lao động nhọc nhằn vẫn không</i>
<i>đảm bảo cho họ đủ sống. Người ta đánh đập họ không chút thương tiếc… Và nếu họ</i>
<i>có đi thưa kiện thì họ cũng khơng tìm đâu ra chân lý”. Do đó, các cuộc khởi nghĩa của</i>
nơ lệ và dân nghèo bùng nổ ngày một nhiều. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa năm
1750 TCN. Phong trào khởi nghĩa kéo dài trên 40 năm làm ảnh hưởng không nhỏ tới
đến kinh tế xã hội Ai Cập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

tư pháp, tài chính, đạc điền… Người bạo động thậm chí cịn bắt trói nhà vua đem đi
và kết luận” bây giờ những kẻ tôi tớ trở thành những người chủ nhà”.


Do đó, thời kỳ này, kinh tế trong nước bị đình đốn, xã hơị bị lay chuyển, mất ổn
định, bị đảo lộn mọi trật tự.


Tình hình này là điều kiện thuận lợi cho người ngoại tộc tiến hành xâm lược Ai
Cập. Năm 1710, người Hichxôt đã tiến hành xâm lược và đặt ách thống trị lên Ai Cập.
Mâu thuẫn giữa dân tộc Ai Cập với ngoại tộc Hichxôt ngày càng tăng. Nhân dân Ai
Cập liên tiếp nổi dậy chống lại sự đô hộ của người Hichxôt, trở thành phong trào giải
phóng dân tộc. Đứng đầu phong trào này là một quý tộc thành Tebơ tên là Atmet. Đến
năm 1560 TCN, người Ai Cập đã đánh đuổi hoàn toàn người Hichxơt ra khỏi lãnh thổ
của mình. Ai Cập được giải phóng. Atmet lên ngơi vua trở thành người sáng lập ra
vương triều thứ 18, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử Ai Cập- thời Tân vương quốc.


<b>2.4. Ai Cập thời Tân vương quốc</b>


Thời Tân vương quốc kéo dài từ năm 1560 TCN đến 941 TCN gồm các vương
triều từ 18 đến 21. Ngay sau khi lên ngôi, các Pharaông đã thực hiện lại quyền tự chủ,


khôi phục lại bộ máy trung ương tập quyền và các chính sách khuyến khích nền kinh
tế trong nước phát triển và ổn định lại kinh tế xã hội.


Bên cạnh đó các Pharaông thực hiện một loạt các cuộc chiến tranh xâm lược ra
bên ngồi. Với các chính sách bành trướng bằng vũ lực, các Pharaông đã mở rộng
lãnh thổ của Ai Cập, đưa Ai Cập trở thành mọt đế quốc rộng lớn. Biên giới phía Bắc
giáp Tiểu Á, phía Nam tiến đến Nubi, tổng chiều dài từ Bắc xuống Nam là 3200 Km.


Nếu thời kỳ trước, Ai Cập thống trị trên cơ chế quân chủ chuyên chế thì thời kỳ
này, do lãnh thổ rộng lớn, các Pharaông đã chia đất nước thành hai đơn vị hành chính
miền Bắc và miền Nam. Đứng đầu mỗi đơn vị hành chính là quan Vidia do chính
Pharng bổ nhiệm cai quản được quy định những chức năng và quyền hạn trong
phạm vi mình cai quản. Do xa chính quyền trung ương nên các Vidia trên thực tế có
rất nhiều quyền hành, khơng kém gì các Pharng. Vidia nắm mọi quyền hành trừ
quyền sở hữu tồn bộ ruộng đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Lực lượng bộ binh chủ yếu là dân tự do nghèo, có thêm đội lính đánh thuê là
người nước ngoài chủ yếu là người Libi và Nubi. Đây là một nét mới so với thời kỳ
trước (vì Ai Cập sợ những người nghèo nổi dậy như ở giai đoạn trước.)


Kinh tế phát triển, chính trị được mở rộng làm cho xã hội trở nên phức tạp. Do
thường xuyên xảy ra chiến tranh nên phải tăng thuế nhiều, nơng dân cơng xã càng trở
nên nghèo khó, khổ cực. Mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, quyết liệt. Thời kỳ này
không chỉ đơn thuần là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị mà còn đan
xen nhiều mâu thuẫn khác:


+ Mâu thuẫn giữa lính chiến xa và lính bộ binh trong quân đội vì lực lượng lính
bộ binh phải chịu nhiều hy sinh trong khi nguồn chiến lợi phẩm lại không được
hưởng.



+ Mâu thuẫn giữa quyền lợi và địa vị của giai cấp quý tộc với tầng lớp tăng lữ.
Lực lượng tăng lữ thâu tóm tinh thần của tồn xã hội. Tất cả mọi người đều tôn trọng
tầng lớp này. Sau mỗi cuộc chiến tranh, các Pharaông thường cúng rất nhiều chiến lợi
phẩm, kể cả dân nghèo. Tầng lớp này ngày càng giầu có, bắt đầu lấn át và thâu tóm
quyền lực của giai cấp q tộc. Đó chính là ngun nhân làm nảy sinh mâu thuẫn cơ
bản của thời kỳ này.


Mâu thuẫn trên ngày càng phát sinh, phát triển và trở nên gay gắt. Đến thời kỳ
vua Amenkhôtép IV, để thốt khỏi tình trạng này, ơng cho tiến hành cuộc cải cách tơn
giáo năm 1400 TCN với mục đích đánh đổ thế lực của tập đồn tơn giáo Amơ và khôi
phục lại địa vị, đề cao quyền lực của các Pharng. Trên cơ sở đó ơng đề xướng một
tơn giáo mới thờ thần Antôn với nội dung: Cấm thờ thần Amơn, đóng cửa các đền đài,
bắt các Amơn phải hồn tục, thay tên các vị thần cũ trên các lăng tẩm thờ thần Amơn.
Ơng đã thay tên hiệu thành Iknatơn- thực chất của vị thần này là các Pharaông được
thần thánh hố. Ơng rời thành Tebơ, cho xây dựng một kinh đơ mới các Tebơ khoảng
300km về phía Bắc với tên gọi là Akhêtatơn- nơi trú ngụ của thần Antơn.


Ơng cịn cho xây dựng rất nhiều đền đài, cơng trình kiến trúc đồ sộ khác để thờ
thần Antôn trong kinh đô mới và ở các địa phương khác.


Những biện pháp của ông đã gây sự phản kháng chống đối mạnh mẽ của các
tăng lữ và quý tộc ở các châu. Nhay sau khi ông chết, các tăng lữ ngay lập tức xố bỏ
cuộc cải cách của ơng đề xướng, khơi phục lại thần Amôn. Cuộc cải cách của ông bị
thất bại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

ngăn ngừa các cuộc nổi dậy của dân nghèo. Bên cạnh đó, các Pharng tiếp tục mở
rộng uy quyền ra bên ngoài nhằm mở rộng quyền thống trị với các nước ở châu Á.
Nhờ đó, vương triều thứ 19, 20 được hưng thịnh trở lại trong tất cả các lĩnh vực.


Từ vương triều 20 trở đi, xã hội Ai Cập lại rơi vào khủng hoảng, suy yếu do sự


tranh chấp giữa các Pharng. Nhân tình hình đó, lực lượng lính đánh th đã đảo
chính và cướp chính quyền của các Pharng vào năm 941 TCN. Một vương triều
ngoại tộc mới lại thống trị Ai Cập.


<b>2.5. Ai Cập thời Hậu kỳ vương quốc</b>


Năm 941 TCN, người Libi đã đặt ách thống trị ở Ai Cập cho đến năm 726 TCN.
Từ năm 726 TCN đến 671 TCN, người Nubi đã thay thế người Libi thống trị Ai Cập.
Từ năm 671 TCN đến 654 là thời kỳ thống trị của người Atxiri. Trong suốt các thời
kỳ này, Ai Cập suy yếu.


Sau đó, người Ai Cập đã nổi dậy và giành được độc lập. Đất nước đã được phục
hưng trong một thời gian ngắn dưới triều Sait. Các Pharaông đã đặt quan hệ với một
số nước.


Từ năm 525 TCN trở đi, Ai Cập lại rơi vào tay thống trị của đế quốc Ba Tư. Đến
năm 332 TCN, người Hy Lạp đã thay người Ba Tư thống trị Ai Cập. Vua Hy Lạp
không trực tiếp cai trị mà xây dựng một chính quyền bù nhìn và cử người sang cai
quản. Song song với sự củng cố về chính trị, người Hy Lạp còn chú trọng phát triển
kinh tế ở Ai Cập nên thời thời kỳ này được gọi là thời kỳ Hy Lạp hoá.


Từ sau năm 30 trở đi, ách thống trị của Hy Lạp bị lật đổ. Ai Cập rơi vào tay La
Mã và từ đây, lãnh thổ Ai Cập bị biến thành một bộ phận của đế quốc La Mã. Lịch sử
Ai Cập cổ đại đến đây kết thúc. Sang thời Trung đại, Ai Cập trở thành quốc gia Hồi
giáo nằm trong đế quốc Arập Hồi giáo.


<b>3. Tình hình kinh tế- xã hội Ai Cập cổ đại</b>
<b>3.1. Về kinh tế</b>


<b>Nơng nghiệp</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

trồng như: lúa mì, lúa mạch… Nông dân Ai Cập cũng trồng cây lanh để lấy sợi dệt
vải, trồng các loại rau, cây ăn quả: nho, chà là, vải…


Hoạt động nông nghiệp gắn liền với công tác thuỷ lợi. Nhà nước Ai Cập rất quan
tâm xây dựng hệ thống thuỷ nông nhân tạo, lớn nhất là hồ Mơphít (Phayum), họ đã
đào một con kênh nối hồ với sơng Nil và trên con kênh này có một nắp cống để điều
hồ mực nước với sơng Nil vào mùa hạn, dự trữ nước để đảm bảo nước tưới cho đồng
ruộng vào mùa khô.


Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Hình thức tư hữu
cũng có nhưng rất ít. Trước khi nhà nước ra đời, sở hữu ruộng đất thuộc về công xã
nông thôn nhưng sau đó thuộc về nhà nước, cơng xã đóng thuế cho nhà nước. Từ thời
Tảo vương quốc đã xuất hiện nơng trang lớn, có 3 loại nơng trang: nơng trang vương
thất; nông trang đại quan, nông trang thần miếu. Trong các nông trang, hoạt động
nông nghiệp vẫn là chủ yếu, bên cạnh đó cịn có các nghề thủ cơng. Trong thủ cơng
nghiệp đã có sự phân hố lao động rõ rệt, sản phẩm sản xuất ra phục vụ cho nhu cầu
của nơng trang. Do đó, kinh tế nơng trang là nền kinh tế khép kín, tự cung, tự cấp. Lao
động chính là nơ lệ và nơng dân, điều kiện lao động khắc nghiệt dưới sự giám sát của
đốc công.


Vào thời Trung vương quốc, các nông trang lớn tan rã, trong xã hội xuất hiện các
nông trang nhỏ, tạo điều kiện cho hoạt động trao đổi buôn bán phát triển do nền kinh
tế của mỗi nông trang không đủ đảm bảo tự cung, tự cấp.


<b>Thủ công nghiệp</b>


Thủ công nghiệp của Ai Cập cũng phát triển bởi Ai Cập là đất nước rất giàu tài
nguyên thiên nhiên. Trong thời cổ đại đã hình thành hàng trăm các nghề thủ cơng
khác nhau với sự phân công lao động tỉ mỉ. Các nghề thủ công nổi tiếng như; rèn, dệt,


chế tạo thuỷ tinh màu, đặc biệt là nghề chế tác đá. Người Ai Cập cổ đã biết sử dụng
các ống bễ để thổi lò rèn, khung cửu kiểu đứng hoặc nằm do hai, ba người cùng dệt.
Kỹ thuật dệt vải khá cao với màu sắc phong phú. Người Ai Cập là người đầu tiên trên
thế giới biết chế tạo thuỷ tinh màu (được khẳng định qua các di tích khảo cổ). Sau
này, kỹ thuật đó được truyền sang các nước Tây Á và phát triển ở trình độ cao hơn
nhất là ở Phênixi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Ngồi ra, ở Ai Cập cịn phát triển nghề ướp xác- một nghề độc đáo có một khơng
hai trên thế giới và được xem như một nghề thủ công ở Ai Cập.


Về thương nghiệp, sự phong phú và đa dạng của các sản phẩm nông nghiệp và
thủ công nghiệp đã thúc đẩy sự trao đổi buôn bán giữa các vùng trong nước và giữa
Ai Cập với thế giới bên ngoài. Ai Cập đem bán ngũ cốc và các sản phẩm thủ công rồi
mua về gỗ bá hương để đóng quan tài, đóng thuyền, vàng, trầm hương và các hàng xa
xỉ khác. Thương mại chủ yếu thông qua sông Nil nhưng người Ai Cập cũng xây dựng
những đồn binh nhỏ trên các nẻo đường xa mạc để bảo vệ các đồn bn. Thời xa
xưa, cư dân Ai Cập vẫn dùng hình thức vật đổi vật.


<b>3.2. Chính trị- xã hội</b>


Ngay từ khi thành lập, nhà nước Ai Cập cổ đại đã mang tính chất quân chủ
chuyên chế. Đứng đầu nhà nước là các Pharng. Pharng có quyền sở hữu tối cao
về ruộng đất, đứng đầu tăng lữ, đứng đầu thẩm phán, thống lĩnh quân đội. Cuối vương
triều thứ 4, Pharng cịn được coi là con của thần mặt trời Ra- một vị thần sống trị vì
trên thế gian. Sau khi chết, xác ướp được giữ lại trong các lăng mộ, tức trong lịng các
kim tự tháp hùng vĩ.


Dưới Pharng là hệ thống quan lại từ trung ương tới địa phương. Đứng đầu là
Vidia (tương đương chức tể tướng) có chức năng điều hành cơng việc chính về tư
pháp, thu thuế và việc xây dựng các cơng trình cơng cộng, thuỷ lợi. Dưới đó là


Scơribơ- một tổ chức bao gồm đông đảo quan lại cao cấp và thư lại. Đây là tầng lớp
chiếm số lượng đông đảo nhất.


Đơn vị hành chính quan trọng nhất là các “Nơm” hay châu do các Nômmáccơ
(chúa châu) cai quản. Về cơ bản, Nômmáccơ có quyền lực rất lớn ở địa phương mà
mình cai quản, nắm giữ các chức năng cơ bản: tăng lữ, thẩm phán, chỉ huy quân sự
cao nhất ở địa phương. Nômmáccơ thường là những quan lại do trung ương cử xuống
hoặc thuộc hoàng tộc, rất hiếm trường hợp do địa phương bầu lên.


Dưới Nômáccơ là chức trưởng thôn- người đứng đầu các cơng xã nơng thơn.
Trưởng thơn có nhiệm vụ trưng thu thuế cho nhà nước, trực tiếp thu thuế của nơng
dân cơng xã, sau đó mới chuyển về các hạt của Nômmáccơ.


Như vậy, hệ thống quan lại khá đông đảo mang tính chất quan liêu nên dễ rơi
vào tình trạng trì trệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

binh dịch. Trên danh nghĩa, họ là những người tự do nhưng trên thực tế đời sống của
họ hết sức khổ cực và chịu sự áp bức bóc lột nặng nề.


Nơ lệ có số lượng ngày càng tăng, người Ai Cập gọi nô lệ là Giet tức là các con
vật. Nguồn gốc nô lệ chủ yếu trong xã hội Ai Cập là những tù binh chiến tranh. Ngồi
ra cịn có một bộ phận những người tự do bị mắc nợ hoặc những người nông dân cơng
xã bị bần cùng hố và bị biến thành nơ lệ. Nô lệ chủ yếu là phục dịch, hầu hạ trong
các gia đình nhà chủ hoặc trong cung đình của nhà vua. Do đó, nơ lệ được coi là một
phần tài sản của các Pharn và các gia đình q tộc.


Xã hội Ai Cập là xã hội chiếm hữu nô lệ nhưng biểu hiện lại chủ yếu là giai cấp
quý tộc và nơng dân cơng xã. Vì vậy, xã hội Ai Cập không được liệt vào thời kỳ
chiếm hữu nô lệ mà chỉ được coi là một trong các quốc gia cổ đại phương Đông.



Tầng lớp những người thợ thủ công chiếm số lượng không đáng kể trong xã hội.
Họ cũng bị áp bức bóc lột và vai trị của họ cũng khơng có gì nổi bật.


<b>4. Văn hóa Ai Cập cổ đại</b>


Nền văn minh Ai Cập là một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế
giới. Người Ai Cập cổ đại đã sáng tạo ra một nền văn hóa phong phú, đa dạng và
mang đậm bản sắc dân tộc. Nền văn hóa Ai Cập cổ đại đã đạt được những thành tựu,
góp phần cống hiến to lớn vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại.


<b>4.1. Chữ viết</b>


Người Ai Cập đã sang tạo ra chữ viết của mình sớm nhất thế giới. Người ta dung
những hình vẽ đơn giản để diễn đạt các từ nên chữ viết của người Ai Cập cổ đại là
chữ tượng hình. Về hình dạng, chữ tượng hình Ai Cập rất giống với các sự vật mà
người ta mơ tả. Ví dụ: từ Mặt Trời được diễn đạt bằng một vòng tròn nhỏ, ở giữa thêm
một cái chấm, từ nước hay sông được biểu hiện bằng 3 làn sóng, từ đồng ruộng, người
ta vẽ hình chữ nhật chia thành nhiều ơ, từ núi được vẽ thành hình hai ngọn núi, ở giữa
có một cái đèo…


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Kiểu chữ viết mô phỏng các sự vật thật có rất nhiều hạn chế, nhất là khi viết trên
nguyên liệu đá. Vì vậy, ngay từ thời Cổ vương quốc, người Ai Cập đã cải tiến chữ
viết theo hướng đơn giản hóa bằng cách chỉ lấy một phần điển hình nào đó của vật thể
để biểu đạt, dần dần tiến tới chỗ kết hợp cả ký hiệu tượng hình và dấu hiệu chỉ âm,
đồng thời xây dựng hệ thống chữ cái. Ví dụ: hình vẽ cái bát để chỉ cái bát- đọc là Ka,
đồng thời cũng là biểu thị chữ K; hình vẽ hai đường song song để chỉ kênh đào và
được đọc là “Mer”. Với cách làm đó, người Ai Cập từ thời Cỏ vương quốc đã có một
hệ thống mẫu tự bằng ký hiệu. Người ta đã tìm thấy trong văn tự cổ Ai Cập có tới 750
ký hiệu tượng hình và 24 dấu hiệu chỉ phụ âm.



Người Ai Cập cổ viết chữ tượng hình trên đá, đồ gốm… nhưng thong dụng nhất
là viết trên giấy papyrút. Papyrút là một loại cây gần giống cây sậy mọc rất nhiều ở
hai bên bờ sông Nil. Đây là loại giấy sớm nhất trên thế giới. Rất nhiều di tích văn tự
cổ được lưu lại trên các bức tường đá của các đền miếu, lăng mộ và trên giấy papyrút.


<b>4.2. Văn học</b>


Văn học cổ Ai Cập phát triển từ rất sớm (khoảng cuối TNK IV- đầu TNK III
TCN). Người Ai Cập cổ đã sáng tạo một nền văn học phong phú về hình thức và thể
loại, phản ánh sinh động hiện thực xã hội.


<i>Thể loại văn học dân gian truyền miệng như tục ngữ, ngạn ngữ, ca dao, đối</i>
thoại… được lưu truyền sớm và rộng rãi trong xã hội. Thể loại văn học này do nhân
dân lao động sáng tác và phản ánh những quan niệm về tự nhiên và xã hội của quần
chúng nhân dân.


<i>Thể loại văn học tôn giáo: thường lấy đề tài từ trong thần thoại, tôn giáo và đều</i>
khơng mang tên tác giả, đó là những bài thần chú khắc trên tường vách những lăng
tẩm, hầm mộ và những bài ca thần bí dành cho các lễ hội tế thần. Nội dung của thể
loại văn học này thường ca ngợi thần thánh mà phổ biến hơn cả là những bài ca ca
ngợi thần Mặt trời Amôn-Ra và độc đáo hơn cả là bài “<i>Tụng ca Mặt trời Amôn” của</i>
Pharng Ichnaton. Trong thể loại văn học này cịn có một loại văn phẩm soạn cho
linh hồn người chết, gồm tới trên 2000 cuộn giấy papyrut, được các học giả ngày nay
tập hợp lại thành một tập sách gọi là Tử thư (Cuốn sách của người chết).


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

<i>thoại của một người thất vọng với linh hồn của mình, Lời kể của Ipuxe, Lời tiên đốn</i>
<i>của Neephectuy…</i>


<b>4.3. Tơn giáo</b>



Tuy đã bước vào giai đoạn văn minh nhưng cư dân Ai Cập vẫn cịn duy trì một
số hình thức tơn giáo sơ khai như thờ thần thánh. Một trong những hình thức tín
ngưỡng sơ khai cịn khá thịnh hành ở Ai Cập là sùng bái các lực lượng tự nhiên, các
động vật, thực vật, thờ cúng người chết. Trong đó, việc thờ cúng thần Mặt trời
Amôn-Ra là phổ biến và tôn nghiêm hơn cả. Thần Mặt trời là vị thần tối cao của cả nước, vị
thần chúa tể của các thần và tượng trưng cho quyền lực tối cao và vô hạn của các
Pharaông.


Người Ai Cập cổ đại cũng rất coi trọng việc thờ cúng người chết. Họ rất tin vào
sự bất tử của linh hồn. họ cho rằng, trong thân thể của mỗi người đều có “Ka” (linh
hồn) đi theo thân thể người như hình với bong, chỉ khi nào người chết đi thì “Ka” mới
rời khỏi thể xác. Và cũng chỉ khi nào, xác người bị hồn tồn hủy diệt thì “Ka” mới
chết theo. Nếu giữ được các chết thì sẽ có ngày “Ka” trở lại quay về với thể xác, nhập
vào thể xác, con người sẽ được sống lại. Vì vậy, người Ai Cập có tục ướp xác chết để
giữ xác chết lâu dài.


<b>4.4. Kiến trúc và điêu khắc</b>


Một trong những di sản quan trọng nhất, có giá trị nhất trong nền văn minh Ai
Cập cổ đại là nghệ thuật kiến trúc vơ tiền khống hậu và nổi tiếng trong lịch sử thế
giới. Ai cập cổ đại đã để lại nhiều cơng trình kiến trúc bằng đá như những cung điện,
đền đài, lăng mộ mà nổi bật nhất là những Kim tự tháp.


Vì có niềm tin mãnh liệt vào sự hồi sinh bất tử, người Ai Cập cổ đại chuẩn bị rất
chu đáo cho cuộc sống sau khi chết, bởi lúc đó mới chính là sống. Quan niệm của họ
là mộ táng mới chính là nhà ở vĩnh viễn nên người Ai Cập cổ đại rất coi trọng việc
xây dựng lăng mộ.


Hiện nay các nhà khảo cổ học đã tìm thấy hàng trăm Kim tự tháp bên tả ngạn
sông Nil. Những quần thể Kim tự tháp ở Ghiza gần Cairo là lớn nhất, tập trung nhiều


nhất những bí ẩn và những điều lý thú khiến các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm.
Trong đó Kim tự tháp Kêốp là lớn hơn cả (cao 146m, hiện nay bị thiên nhiên bào mòn
chỉ còn cao 137m, mỗi cạnh đáy dài 230m, phải dùng khoảng 2300000 tảng đá, mỗi
tảng nặng trung bình 2,5 tấn- được xem là một trong 7 kỳ quan của thế giới cổ đại.


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

Nghệ thuật điêu khắc cũng đạt trình độ khá cao và chịu ảnh hưởng khá đậm nét
của những quan niệm tôn giáo. Bên cạnh Kim tự tháp là tượng sư tử đầu người
Xphanh dài 57m, cao 20m. Tượng Xphanh là những khối đá lớn nguyên vẹn. Các nhà
điêu khắc cổ Ai Cập đã tạc khối đá thành đầu người mình sư tử để tượng trưng cho
quyền lực oai hung và bất diệt của Pharng.


Ngồi ra, cịn có nhiều tượng chân dung tuyệt tác như: tượng đá <i>“Viên thư lại</i>
<i>ngồi”, tượng “Vua Ramxet II”, tượng bán thân “Nữ hoàng Nêphécti”. Bên cạnh đó</i>
cịn có những bức điêu khắc được tạc vào vách đá, nổi tiếng nhất là bốn bức tượng
Ramxet II ngồi, cao 20m ở Abu Simben.


Các tác phẩm nghệ thuật của Ai Cập cổ đẹp nhưng thường trang nghiêm, ít thể
hiện được nội tâm của nhân vật.


<b>4.5. Khoa học tự nhiên</b>
<b>Thiên văn học</b>


Do yêu cầu của sản xuất nông nghiệp, người Ai Cập cổ đại đã biết quan sát bầu
trời. Việc quan sát mực nước sông Nil thực hiện cùng với việc quan sát các chòm sao
chuyển động trên bầu trời. Họ quan sát thấy một ngày nào đó sao Lang xuất hiện đúng
ở chân trời thì cũng là lúc nước sông Nil bắt đầu dâng lên. Nhờ thường xuyên quan sát
bầu trời, các nhà thiên văn học Ai Cập đã sớm phát hiện các ngôi sao thuộc hệ thống
Mặt Trời, vẽ được bản đồ thiên thể cùng 12 cung hoàng đạo.


Thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực thiên văn học của người Ai Cập cổ đại


là việc làm ra lịch. Phép làm lịch của Ai Cập cổ đại cũng gắn với việc quan sát sao
Lang trên bầu trời. Khoảng thời gian giữa hai lần sao Lang xuất hiện đúng ở đường
chân trời được tính là một năm- 365 ngày. Mỗi năm được chia thành 12 tháng, mỗi
tháng có 30 ngày, 5 ngày cịn thừa vào cuối năm thành 5 ngày lễ.


Năm mới của Ai Cập được tính từ ngày nước soonh Nil dâng lên (khoảng tháng
7 dương lịch). Một năm được chia thành 3 mùa, mỗi mùa 4 tháng: mùa nước dâng,
mùa ngũ cốc và mùa thu hoạch.


<b>Toán học</b>


Do nhu cầu phải thường xuyên đo đạc lại ruộng đất vì bị nước sơng Nil làm
ngập, do cần phải tính tốn vật liệu để xây dựng nhà cửa, đền miếu, lăng mộ, tính tốn
thu nhập sản vật của Nhà nước, Giáo hội và tư nhân… mà toán học của Ai Cập cổ đại
sớm phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Hàng mười vẽ một đoạn dây thừng
Hàng trăm vẽ một cuộn dây thừng
Hàng nghìn vẽ một cái cây


Hàng vạn vẽ một ngón tay


Người Ai Cập cổ đại mới chỉ biết phép cộng và trừ, cịn phép nhân và chia thì
được thực hiện bằng cộng và trừ nhiều lần.


Sử gia Hêrôđốt của Hy Lạp đã giải thích sự xuất hiện của mơn hình học Ai Cập
là do nhu cầu phải đo đạc lại ruộng đất hang năm bị nước lũ sông Nil đem phù xa vào
xóa lấp bờ ruộng. Việc xây dựng cơng trinh Kim tự tháp địi hỏi phải vận dụng nhiều
tri thức hình học và số học. Người Ai Cập cổ đại đã biết cách tính diện tích hình tam
giác, diện tích hình trịn, thể tích hình cầu và thể tích hình tháp đáy vng. Họ cũng


tính được trị số của pi là 3,16.


<b>Y học</b>


Y học ở Ai Cập cũng phát triển từ rất sớm. Do có tục ướp xác, họ có hiểu biết
khá rõ về cơ thể con người, phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh do sự khơng bình
thường của mạch máu. Các tài liệu y học cịn lưu lại đến ngày nay đều nói về việc mơ
tả về óc, quan hệ giữa tim và mạch máu, gọi tên các loại bệnh, cách khám bệnh, khả
năng chữa trị.


Ở Ai Cập cổ đại, người ta cũng đã biết dùng thảo mộc để làm thuốc chữa bệnh
như chế biến dầu cao, dầu thơm. Các thầy thuốc biết dùng phẫu thuật để chữa một số
bệnh như chữa vết thương ở đầu và ngực, những chỗ dập, gãy, mụn nhọt.


<b>Câu hỏi ơn tập</b>
1. Q trình phát triển của lịch sử Ai Cập cổ đại?


2. Lập sơ đồ cơ cấu xã hội Ai Cập cổ đại. Phân tích vị trí, vai trò của mỗi
giai cấp, tầng lớp xã hội trong cơ cấu đó?


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

<b>CHƯƠNG II: LƯỠNG HÀ CỔ ĐẠI</b>
<b>(6 tiết)</b>


<b>1. Điều kiện tự nhiên và cư dân</b>
<i><b>Điều kiện tự nhiên</b></i>


Lưỡng Hà cổ đại nằm ở Trung Á có hai con sông Tigrơ và Ơphơrat bắt nguồn từ
rừng núi Amênica chảy xuôi suốt chiều dài của Lưỡng Hà. Vùng bình ngun nằm
giữa hai con sơng này thường được gọi là Mêdôpôtami- miền đất giữa hai con sông
<i>hay Lưỡng Hà. Hai con sơng này có vị trí rất quan trọng đối với sự hình thành và phát</i>


triển của các quốc gia ở khu vực Lưỡng Hà. Nguồn nước ở hai con sông này dâng lên
vào mùa xuân khi tuyết tan, khi nước rút để lại một lớp phù xa màu mỡ, thuận lợi cho
phát triển nông nghiệp. Tigrơ và Ơphơrat còn tạo ra những con đường thương mại cầu
nối giữa vùng đất Hắc Hải- vịnh Ba Tư và giữa Địa Trung Hải với phương Đông, tạo
nên hành lang giao lưu kinh tế, văn hố giữa các quốc gia Đơng- Tây.


Lưỡng Hà là một vùng đất bằng phẳng, là một lãnh thổ mở, để ngỏ ở mọi phía
nên thuận lợi cho bn bán giao lưu hàng hố.


Khí hậu của Lưỡng Hà là khí hậu lục địa, ngày rất nóng, đêm rất lạnh và mưa ít.
Lưỡng Hà hiếm kim loại và mỏ đá quý, song có rất nhiều đất sét tốt- nguồn nguyên
liệu chủ yếu để Lưỡng Hà phát triển sành sứ, gạch, gốm… Thiên nhiên đã ưu đãi cho
Lưỡng Hà cây chà là, một thứ cây rất quý hiếm, quả để ăn, vỏ để đan lát và hạt có thể
dùng để đốt thay than.


Những điều kiện tự nhiên đó có ảnh hưởng khá rõ trong hoạt động kinh tế cũng
như đời sống chính trị, xã hội của cư dân cổ ở khu vực này, tạo nên sắc thái riêng của
vùng Lưỡng Hà.


<i><b>Cư dân</b></i>


Cư dân cổ nhất của Lưỡng Hà là người Xume (từ TNK IV TCN). Khi đến Lưỡng
Hà, họ đã từ bỏ cuộc sống du mục sang cuộc sống định cư trên cơ sở của nền kinh tế
nông nghiệp tưới tiêu từ đó tạo nên nền văn minh tối cổ đầu tiên ở Lưỡng Hà.


Cuối TNK IV, đầu TNK III, người Accat đến định cư ở Lưỡng Hà. Người Xume
định cư ở miền Nam, người Accat định cư ở miền Trung. Hai tộc người này luôn xung
đột để tranh chấp khu vực ở Lưỡng Hà. Từ đó, tạo nên sự đồng hoá lẫn nhau giữa hai
tộc người này.



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

phức tạp hơn. Các tộc người này đều là chủ nhân của Lưỡng Hà cùng góp sức xây
dựng nên nền văn minh của Lưỡng Hà.


<b>2. Tiến trình phát triển của lịch sử Lưỡng Hà</b>


Lịch sử Lưỡng Hà có một tiến trình phát triển rất phức tạp. Đó chính là lịch sử
của những tộc người kế tiếp nhau thống trị vùng đất này. Chính sự xâm chiếm của các
tộc người khác nhau đã làm cho dịng chảy chính của lịch sử Lưỡng Hà bị gián đoạn
nhưng cũng làm cho nền văn hoá Lưỡng Hà trở nên phong phú, đa dạng.


<b>2.1. Các quốc gia tối cổ của người Xume</b>


Khi đến phía Nam Lưỡng Hà vào nửa sau TNK IV TCN, người Xume đã xây
dựng các quốc gia thành thị tối cổ ở đây. Đó chính là hình thức nhà nước sơ khai của
người Xume. Các quốc gia thành thị tối cổ bao gồm một trung tâm thành thị kết hợp
với một vùng nơng thơn phụ cận có diện tích chừng khoảng 3000 km như Ua, Umma,
Lagas… Tất cả đều tồn tại riêng rẽ, độc lập với nhau.


<b>Kinh tế</b>


<i>Kinh tế chủ đạo là kinh tế nơng nghiệp tưới tiêu, trong đó cơng tác thuỷ lợi được</i>
coi trọng. Các Nubanđa được cử để trơng coi cơng tác thuỷ lợi. Các cây lương thực
chính được trồng là lúa mì, lúa mạch và các cây ăn quả khác như nho, chà là. Người
Xume biết sử dụng sức kéo của trâu bò trong cày ruộng để mở rộng diện tích canh tác.
<i>Thủ cơng nghiệp bước đầu phát triển các nghề như làm gốm bằng bàn xoay,</i>
nghề dệt vải. Cuối TNK III TCN, đồng thau đã xuất hiện, người Xume đã biết chế tạo
ra công cụ lao động, vũ khí thậm chí đồ dùng và trang sức bằng đồng thau. Do đó,
xuất hiện nghề chế tác kim loại.


Thời kỳ này, ở Lưỡng Hà đã xuất hiện hình thức trao đổi bn bán giữa các


thành thị ở Lưỡng Hà và giữa Lưỡng Hà với bên ngồi. Hình thức trao đổi là vật đổi
vật, những thỏi bạc, đồng được sử dụng như một loại tiền tệ nhưng chưa phổ biến.
Tuy nhên, hoạt động thủ công nghiệp và thương mại của Xume mang đậm tính chất
của nền kinh tế tự nhiên.


<b>Xã hội</b>


Sự phát triển của chế độ tư hữu đã tạo nên hai giai cấp cơ bản trong xã hội
Lưỡng Hà: giai cấp thống trị và giai cấp bị trị


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

người đứng đầu chỉ huy quân đội, tăng lữ. Ngồi ra, Patêsi cịn có chức năng quản lý,
trơng coi xây dựng cơng trình thuỷ lợi.


Dưới Patêsi là một hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương. Đứng đầu hệ
thống quan lại này là Nubanđa, ngồi chức năng trơng coi nơng nghiệp thuỷ lợi cịn
có chức năng trông coi ngân sách, ngân khố quốc gia. Dưới Nubanđa là các quan lại
đặc trách các lĩnh vực khác nhau như: quan phụ trách thu thuế, quân đội….


<i>Tầng lớp tăng lữ cũng được chiếm nhiều ruộng đất và ngày càng trở nên giàu có.</i>
<i>Giai cấp bị trị bao gồm nông dân công xã, nô lệ và một bộ phận những người</i>
thợ thủ cơng trong đó nơng dân cơng xã là những người có số lượng đơng đảo nhất.
Nơng dân công xã là những người công dân được công xã chia ruộng đất và tự canh
tác trên ruộng đất được chia. Họ phải có nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước. Ngồi ra,
họ cịn phải thực hiện nghĩa vụ binh dịch, lao dịch cho nhà nước. Trên danh nghĩa họ
là những người tự do nhưng trên thực tế họ là những người lệ thuộc và chịu sự cai
quản, bóc lột của giai cấp quý tộc. Là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, là chỗ dựa
và đối tượng bóc lột chủ yếu của nhà nước nhưng nơng dân cơng xã ở Xume lại sống
gắn bó chặt chẽ với cơng xã của mình theo những tập qn riêng, khép kín, ít quan
tâm tới những biến động của nhà nước.



Do chế độ tư hữu ruộng đất ngày càng phát triển nên bộ phận những người nông
dân công xã bị phân hố sâu sắc vì tầng lớp tăng lữ, q tộc ln ln tìm mọi biện
pháp để lấn chiếm đất cơng. Diện tích ruộng đất tư ngày càng rơi vào tay giai cấp quý
tộc. Một bộ phận nông dân công xã vẫn giữ được vị trí, tự canh tác trên phần ruộng
của mình. Đại đa số nơng dân cơng xã bị mất ruộng đất, mất tư liệu sản xuất, họ phải
lĩnh canh ruộng đất, làm thuê cho quý tộc, đền miếu nên họ cịn được gọi là nơng dân
lĩnh canh. Một bộ phận nông dân công xã bị bần cùng hố hồn tồn, bị mắc nợ khơng
thể trả được và trở thành nơ lệ. Kết quả của q trình này đã từng bước phá vỡ tổ chức
công xã nông thôn.


<i>Nô lệ buổi đầu số lượng chưa đông, chủ yếu là từ binh chiến tranh hoặc được</i>
mua từ nước ngoài về. Số lượng nơ lệ vì nợ vẫn chưa nhiều. Nơ lệ thuộc quyền quản
lý chung của nhà nước. Họ vẫn chưa có vai trị gì lớn trong nền kinh tế, xã hội. Do đó,
nơ lệ Lưỡng Hà vẫn là nơ lệ gia trưởng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

bản của xã hội. Quan hệ bóc lột chủ đạo khơng phải là quan hệ giữa q tộc chủ nơ và
nơ lệ.


<b>Chính trị</b>


Nhà nước của người Xume là nhà nước được xây dựng và phát triển theo khuynh
hướng nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Ở buổi đầu, hình thức
nhà nước này chưa hồn chỉnh, cịn nhiều tàn dư của xã hội ngun thuỷ. Hội đồng bơ
lão vẫn cịn tồn tại với quyền quyết định tối cao. Ngay cả chức Patêsi cũng do Hội
đồng này bầu ra.


Tàn dư của xã hội nguyên thuỷ cịn là sự tồn tại của tổ chức cơng xã nơng thơn.
Điều này làm cho tính cơng hữu ln luôn chiếm ưu thế, ngăn cản sở hữu tư hữu phát
triển. Đây cũng là nguyên nhân làm cho nhà nước phát triển một cách chậm chạp. Nhà
nước Xume chưa thực sự vững mạnh để đi tới sự thống nhất trên toàn lưu vực Lưỡng


Hà. Tuy nhiên, giữa các quốc gia này luôn luôn đấu tranh với nhau nhằm xác lập một
quốc gia thống nhất ở toàn khu vực Lưỡng Hà.


<b>2.2. Sự thống trị của người Accat</b>


Đầu TNK III TCN, tộc người Accat mới đến định cư ở vùng trung lưu Lưỡng Hà.
Họ chọn Accat làm thủ phủ để từ đó xây dựng lên quốc gia của mình. Người có cơng
lập nên nhà nước này là vua Sácgôn (2369- 2314 TCN). Sau khi lên ngôi, ông tiến hành
chinh phục và thống nhất trên 50 quốc gia thành một quốc gia thống nhất và mở rộng
lãnh thổ sang phía Đơng. Ơng đã chiếm đất đai của người Elam, làm chủ phần Đông
Bắc Lưỡng Hà, tạo nên một quốc gia thống nhất trên tồn lưu vực Lưỡng Hà.


Sau Sácgơn, các triều vua tiếp theo, đặc biệt là dưới triều vua Naramxin, lãnh thổ
và ảnh hưởng của Lưỡng Hà được mở rộng hơn sang vùng Xiri, Palextin. Thậm chí, thế
lực của Lưỡng Hà cịn được mở rộng sang phía Đơng và phía Tây của Địa Trung Hải.


Sau khi ổn định tình hình chính trị, xã hội, người Accat tiến hành đồng hoá
người Xume, tiếp thu văn hố của người Xume như kinh tế nơng nghiệp, số học, chữ
viết… Trên cơ sở đó tạo nên một khu vực thống nhất cả về văn hố, chính trị ở lưu
vực Lưỡng Hà.


<b>Kinh tế</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

Hoạt động thương nghiệp cũng bước đầu phát triển. Nhà nước đã thiết lập một
hệ thống đo lường chung áp dụng cho toàn Lưỡng Hà. Lãnh thổ rộng lớn đã thúc đẩy
thị trường phát triển mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho thương nghiệp phát triển.
Tuy nhiên, kinh tế Lưỡng Hà vẫn cịn nhiều hạn chế: tính chất của nền kinh tế vẫn là
nền kinh tế tự nhiên, hình thức trao đổi buôn bán vẫn là vật đổi vật.


<b>Xã hội</b>



Chế độ tư hữu ruộng đất ngày càng phát triển làm cho đất công của công xã nông
thôn ngày càng bị lấn chiếm. Các quan chức công xã nông thôn lợi dụng chức quyền
cắt xén ruộng đất công đem bán. Vua mua nhiều ruộng cơng để lập trang trại riêng
cho mình đồng thời làm vật tặng cho các quan chức, tướng lĩnh có cơng với mình. Sự
phát triển của chế độ ruộng đất tư làm cho công xã nông thôn dựa trên chế độ công
hữu về ruộng đất ngày càng bị phá vỡ, làm cho tầng lớp nông dân công xã ngày càng
bị phân hố một cách sâu sắc, quan hệ nơ lệ nhờ đó được tăng cường.


Tất cả những hiện tượng trên làm cho mâu thuẫn xã hội ngày càng phát triển đặc
biệt là mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị và giai cấp thống trị; giữa các tộc người bị người
Accat thống trị với nhà nước Accat. Tình hình xã hội Lưỡng Hà trở nên rối ren nhất là
vào giai đoạn cuối của TNK III TCN. Các cuộc khởi nghĩa nơng dân thường xun
xảy ra. Lợi dụng tình hình đó, các tộc người ở bên ngoài tiến hành xâm lược Lưỡng
Hà như: người Elam ở phía Đơng, người Amơrit ở phía Nam, người Guti ở phía Đơng
Bắc. Trong số 3 tộc người thường xuyên quấy rối xâm lược Lưỡng Hà thì người Guti
là mạnh hơn cả. Họ đã đặt được ách thống trị lên Lưỡng Hà năm 2228 TCN, kéo dài
70 năm.


Lịch sử Lưỡng Hà hầu như bị chững lại, thuế má và sưu dịch đè nặng lên đầu người
nông dân Lưỡng Hà; nền kinh tế bị phá hoại và ngăn cản, hệ thống thuỷ nông bị bỏ rơi,
không được chăm sóc, tu bổ, kinh tế kiệt quệ và đời sống cư dân hết sức điêu đứng.


Năm 2150 TCN, một ông vua của thành Uruc (thành bang của người Xume) đã
lãnh đạo phong trào khởi nghĩa, đánh đuổi ách thống trị của người Guti, khôi phục lại
nền độc lập cho Lưỡng Hà. Sau khi nền độc lập được khôi phục, người Xume lại giành
quyền thống trị trên toàn Lưỡng Hà, mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử Lưỡng Hà.


<b>2.3. Người Xume khôi phục lại nền thống trị ở Lưỡng Hà</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Amôrit… Người sáng lập ra vương triều III Ua- Uanammu đã tự kheo rằng “đưa bàn
<i>chân mình từ biển dưới đến biển trên” (tức từ vịnh Pecxích đến bờ Địa Trung Hải).</i>


<b>Kinh tế</b>


Kinh tế của Xume dưới thời thống trị của vương triều Ua đã được phục hưng và
phát triển mạnh mẽ. Nhà nước cho xây dựng và sửa chữa lại các cơng trình thuỷ lợi bị
hư tổn đồng thời mở rộng thêm các cơng trình thuỷ lợi mới. Thời kỳ này người Lưỡng
Hà còn biết tăng cường sức kéo của trâu bò, mở rộng diện tích canh tác trong nơng
nghiệp. Kỹ thuật có bước tiến bộ: sử dụng hình thức gầu guồng đơn giản nhằm đưa
nước lên thửa ruộng cao và những chiến vồ bằng gỗ dùng để đập đất. Những bước
tiến đó làm cho năng suất cây trồng tăng cao, các loại cây trồng ngày càng phong phú,
ngồi ngũ cốc cịn có chà là, nho....


Thủ công nghiệp và thương nghiệp tiếp tục phát triển. Các ngành truyền thống
gốm, da, sứ có nhiều tiến bộ mới. Sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp phong phú
trở thành mặt hàng chính để trao đổi bn bán với nước ngồi.


<b>Chính trị</b>


Để ổn định chính trị, các vua của vương triều III đã ra sức củng cố sự thống trị,
thực hiện chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền nắm trong tay cả vương
quyền và thần quyền. Chức Patêsi bị biến thành một chức quan lại chịu sự bổ nhiệm
và kiểm soát của nhà vua. Các quốc gia nhỏ trước đây trở thành một đơn vị hành
chính của nhà nước.


<b>Xã hội</b>


Công xã nông thôn vẫn tồn tại như loại hình cơ bản của xã hội Xume nhưng thời
kỳ này, sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất tiếp tục diễn ra, phá vỡ dần sự tồn


tại của công xã nông thôn. Tầng lớp nông dân bị phân hố, ngồi một bộ phận vẫn giữ
được ruộng đất tự canh còn đa số bị mất tư liệu sản xuất, phải làm thuê cho các trang
trại của nhà nước và quý tộc; một bộ phận còn lại bị phân hố, rơi xuống hàng nơ lệ


Nơ lệ ở Lưỡng Hà thời kỳ này được tăng cường về số lượng và quan hệ.Nô lệ là
những tù binh người nước ngoài, một số được mua từ nước ngoài về và bộ phận nông
dân công xã. Tầng lớp này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất thủ công nghiệp.
Việc mua bán và cho thuê nô lệ được pháp luật thừa nhận. Mặc dù vậy, họ vẫn là nô
lệ gia trưởng vì họ chưa phải là những người sản xuất chủ yếu ra của cải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

nghĩa của dân nghèo, những cuộc tấn công của các tộc người ở bên ngồi đặc biệt là
người Elam và Amơrit. Năm 2024 TCN, cả Elam và Amôrit đều xâm lược Lưỡng Hà,
lật đổ được vương triều 3 Ua, đưa Lưỡng Hà phát triển sang một thời kỳ mới- thời kỳ
vương quốc Babilon.


<b>2.4. Vương quốc Babilon (1894- 595 TCN)</b>


Sau khi lật đổ vương triều III Ua, người Elam và người Amơrit có những khuynh
hướng khác nhau: người Elam vơ vét, cướp bóc của cải của Lưỡng Hà và rút quân về
nước; người Amôrit lại từ bỏ lối sống du mục, chuyển sang đời sống định cư trên lãnh
thổ Lưỡng Hà. Người Amôrit đã xây dựng nên nhiều thành thị như Ixin, Laxa ở phía
Nam, Esmuna và Mêri ở phía Bắc và đặc biệt họ xây dựng nên thành Babilon vào
khoảng đầu TK XIX TCN. Họ chọn Babibon làm kinh đô của cả nước, Babilon nhanh
chóng trở thành kinh đơ kinh tế, chính trị văn hoá quan trọng nhất của Lưỡng Hà và
của cả khu vực trong một loạt các thế kỷ tiếp theo.


Vương quốc này phát triển thịnh trị dưới thời trị vì của vua Hammurabi
(1792-1750). Ông đã tiến hành chinh phục hàng loạt các quốc gia đồng tộc ở Lưỡng Hà. Bên
cạnh đó, ơng cịn mở rộng chinh phục sang cả lãnh thổ của người Accat và Xume,
thống nhất toàn Lưỡng Hà, từ đây Lưỡng Hà được gọi chung là Babilon. Cư dân của


Lưỡng Hà dù ở các tộc người khác nhau nhưng được gọi chung là người Babilon.


<b>Kinh tế</b>


Nông nghiệp tưới tiêu vẫn được coi là nền kinh tế chủ đạo trong đó vấn đề thuỷ
lợi được nhà nước hết sức chú trọng. Vua cho xây dựng mở mang nhiều cơng trình
thuỷ lợi, tiểu biểu nhất là cơng trình sơng đào nối sông Tigrơ và sông Ơphrat ở vùng
hạ lưu. Hammurabi vẫn thường tự hào rằng: “Ta tu bổ sông ngòi, đem nước nguồn về
<i>tưới đồng ruộng vùng Xume và vùng Accat. Ta biến đất đai hai bờ sông thành đồng</i>
<i>cỏ xanh tươi. Ta đảm bảo cho mùa màng được phong phú”. Nhà nước có trách nhiệm</i>
sửa chữa, tu bổ và phát triển các cơng trình thuỷ lợi, nhân dân có trách nhiệm bảo vệ
và trơng coi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

<i>Thủ công nghiệp phát triển trên cơ sở các nghề trước nhưng thời kỳ này có bước</i>
tiến bộ về kỹ thuật và sự chun mơn hố về kỹ thuật sản xuất. Thời kỳ này xuất hiện
hai loại thợ thủ công:


+ Thợ thủ công tự do làm việc tại các cơ sở của nhà nước, đền miếu, tư nhân.
+ Thợ thủ công hành nghề làm việc ngay tại công xã nông thôn do công xã nông
thôn trực tiếp quản lý. Dù là thợ thủ công chuyên nghiệp nhưng vẫn gắn với nông
nghiệp. Thủ cơng nghiệp thời kỳ này cịn xuất hiện một số ngành mới như: chế tạo
công cụ bằng kim loại, nghề làm đồ trang sức, nghề thuộc da. Ở Babilon xuất hiện các
trung tâm thủ cơng nghiệp trong đó lớn nhất là trung tâm Laxa và Nippua.


Thương nghiệp thời kỳ này cũng rất phát đạt nhất là ở kinh đơ Babilon vì
Babilon có vị trí địa lý thuận lợi. Thời Hammurabi xuất hiện các đại lý buôn bán (tam
ca), xuất hiện hiện tượng cho vay nặng lãi và dần trở thành một hình thức kinh doanh
của giới quý tộc. Những tên chủ cho vay là những tên thương nhân giàu có. Tiền tệ
chưa xuất hiện, người Babilon chủ yếu lấy bạc làm vật trung gian trong trao đổi bn
bán. Mỗi một thanh bạc có trọng lượng khoảng 8 g bạc = 1xíc.



<b>Xã hội</b>


Quyền sở hữu ruộng đất tối cao về danh nghĩa thuộc về nhà vua nhưng trên thực
tế được chia thành 3 loại: ruộng của nhà vua, quý tộc và tăng lữ; ruộng đất do công xã
nông thôn quản lý; ruộng đất tư hữu.


Chế độ tư hữu ruộng đất tiếp tục phát triển. Tuy nhiên, thời kỳ này xuất hiện
hiện tượng mới trong kinh doanh ruộng đất: những quý tộc giàu có, tăng lữ và cả
những thương nhân giàu có đứng ra lĩnh canh, bao chiếm ruộng đất với nhà nước.
Phần đất bao chiếm đó người ta sử dụng sức lao động của nơ lệ bằng phương pháp
cưỡng bức siêu kinh tế (bóc lột kiểu tập thể). Những tên chủ bao chiếm ruộng đất đó
phải nộp cho nhà nước một khoản thuế khá cao có khi bằng 2/3 thu hoạch. Do đó, nhà
nước đảm bảo được sự tập trung quyền lực vững chắc của mình.


Ngược lại, chế độ nơ lệ khơng có điều kiện phát triển trở thành chế độ nô lệ điển
hình. Cùng với việc đánh thuế cao, nhà nước cịn quy định cả mức ruộng đất cho mỗi
quý tộc, thường khơng vượt q 8,5ha. Điều này kìm hãm sự phát triển mạnh mẽ của
chế độ tư hữu ruộng đất, làm cho những tên chủ ruộng đất không thể phát triển thành
những tên chủ nô lớn mà chỉ trở thành những chủ hạng vừa và nhỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

Điều 117 của luật Hamurabi quy định rõ thời gian làm nô lệ của nông dân công xã là
từ 3 đến 4 năm.


Nô lệ thời kỳ này có sự tăng cường về số lượng do tù binh chiến tranh và nguồn
những người dân nghèo bị phá sản. Nhà nước bênh vực và bảo vệ quyền lợi của giai
cấp chủ nô. Pháp luật quy định nơ lệ là tài sản, hàng hố của chủ nô nên chủ nô được
trao đổi mua bán hoặc mang cho thuê. Những kẻ nào giúp nô lệ chạy trốn hoặc che
dấu nô lệ sẽ bị xử tử. Nô lệ được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp nhưng vẫn chưa
phải là lực lượng lao động chính mà thậm chí họ cịn bị bóc lột sức lao động đến tận


cùng, họ lao động không được trả lương. Thời kỳ này, nữ nơ cịn được phép kết hơn
với chủ nơ hoặc những người tự do. Trong trường hợp đó, con cái sinh ra sẽ được luật
pháp công nhận là dân tự do.


<b>Tổ chức chính trị</b>


Nhà nước Babilon phát triển theo khuynh hướng nhà nước quân chủ chuyên chế
trung ương tập quyền. Vua không chỉ là đại diện của thần thánh mà còn là hiện thân
của thần thánh với quyền lực tối cao và thiêng liêng. Thần bảo trợ ở Lưỡng Hà là
Mađúc nên vua cũng được coi là thần Mađúc để cai trị nhân dân. Thời kỳ này vua
Hamurabi chia cả nước thành hai khu vực hành chính với những biện pháp khác nhau:
Khu vực 1 bao gồm vùng Accat và Xume. Tại đây, vua trực tiếp bổ nhiệm một
chức quan là Xucalu- một chức quan tổng đốc tồn quyền có chức năng quản lý kinh
tế, thu thuế, trông coi các cơng trình cơng cộng, chỉ huy qn đội và thực hiện việc
duy trì các cơng trình thuỷ lợi, thay mặt nhà vua cai trị vùng này.


Khu vực 2 là vùng Nam Xume được đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của một tổng
đốc toàn quyền gọi là Xinidinnama. Do những điều kiện tự nhiên thuận lợi, nhà vua
đã thành lập một trang trại riêng cho mình ở đây. Do vậy, ngồi chức năng như
Xucalu, chức quan ở đây cịn giúp vua điều hành sản xuất và chăn nuôi ở trang trại
của vua.


<b>Quân đội</b>


Hammurabi rất quan tâm và tổ chức được một đội quân hùng mạnh. Quân đội
thời Hammurabi là lực lượng quân đội thường trực và được chia thành 3 hạng khác
nhau: Đêcu, Rêđu và Bairu.Trong đó Đêcu là cấp chỉ huy, Rêđu và Bairu được gọi
chung là binh sĩ. Rêđu là binh lính được trang bị hạng nặng và Bairu là binh lính được
trang bị hạng nhẹ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

túc; những người vi phạm thì bị xử rất nặng. Chính nhờ quân đội hùng mạnh này,
Hammurabi đã tiến hành thắng lợi các cuộc viễn chinh xâm lược, chinh phục toàn bộ
xứ Lưỡng Hà, phát triển kinh tế, ổn định chính trị, đưa Babilon trở thành “thời kỳ
<i>hồng kim” của lịch sử Lưỡng Hà; thực hiện thành công cả 3 chức năng của nhà nước</i>
chun chế phương Đơng: cướp bóc nhân dân trong nước và ngoài nước, tổ chức xây
dựng và quản lý các cơng trình cơng cộng, nhất là cơng trình thuỷ lợi.


<b>Luật pháp</b>


Hammurabi là vị vua đầu tiên chế định một bộ luật thành văn áp dụng cho toàn
bộ Lưỡng Hà. Đây là bộ luật bao gồm 282 điều luật được khắc trên hai tấm đất sét,
ngày nay được lưu giữ ở bảo tàng Luvơ (Pháp). Bộ luật này chia làm ba phần:


Phần mở đầu nói về sứ mạng thiêng liêng, uy quyền tuyệt đối của vua
Hammurabi và mục đích ban hành luật.


Nội dung của luật đề cập tới các vấn đề như: thủ tục kiện tụng các việc hình sự
như trộm cắp, gây thương tích, làm chết người; các vấn đề dân sự: hôn nhân, quyền sở
hữu tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của binh lính, về tơ thuế, về chế độ ruộng đất…


Phần kết luận: một lần nữa vua tiếp tục đề cao uy quyền của mình và tính hiệu
lực của bộ luật Hammurabi.


Xét về mặt văn minh, bộ luật này có tác dụng lớn về mặt ổn định chính trị xã hội,
là cơ sở cho nhà nước Babilon phát triển bình đẳng.


Năm 1750, Hammurabi chết, vương quốc Babilon bước vào thời kỳ khủng hoảng
suy yếu. Mâu thuẫn trong xã hội phát triển, các cuộc khởi nghĩa của nơ lệ nổ ra liên
tiếp. Trong hồn cảnh đó, các tộc người ở bên ngoài lại liên tiếp tấn công xâm lược
Lưỡng Hà. Năm 1518 TCN, người Catxit đã chiếm được Lưỡng Hà và đặt được ách


thống trị ở Lưỡng Hà đến năm 1165 TCN. Sau khi người Catxit bị lật đổ thì người
Atxiri đã thay thế thống trị ở Lưỡng Hà.


Năm 612 TCN, nhân cơ hội Atxiri suy yếu, liên quân người Canđê và Mêđi đã
tấn công và lật đổ đế quốc Atxiri. Từ đó, đưa Lưỡng Hà bước vào một thời kỳ
<i>mới-thời kỳ Vương quốc Tân Babilon.</i>


<b>2.5. Vương quốc Tân Babilon (Vương quốc Canđê)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Sau khi định đô, ổn định xã hội, các vua thời kỳ này tiếp tục thực hiện chính sách
xâm lược bành trướng ra bên ngoài. Triều vua hùng mạnh nhất là triều vua
Nabusôđônôxo (605- 561 TCN). Năm 507, ông đem quân tấn công và chiếm được
Giêrudalem (đất nước của người Do Thái). Năm 589 TCN, ông lại đem quân tấn công
trở lại và tiêu diệt hoàn toàn vương quốc này, bắt toàn bộ hồng gia, q tộc, thương
nhân giàu có đem về nước.


Nabusôđônôxo cho tấn công và mở rộng vùng ảnh hưởng ở Xiri, Phênêxi và toàn
bộ ven Địa Trung Hải, thiết lập toàn bộ nền thống trị ở đây. Năm 567 TCN, ơng cịn
đem qn đi tấn cơng Ai Cập. Dù không chiếm được Ai Cập nhưng đã vơ vét được
một số tài sản đáng kể đem về Babilon.


<b>Kinh tế</b>


Xã hội được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế hoang phế. Các triều vua đã tiếp tục
củng cố, khôi phục và phát triển nền kinh tế, nhờ đó, kinh tế nhanh chóng được phục
hưng. Kỹ thuật sản xuất nơng nghiệp tiếp tục phát triển và vẫn là một ngành kinh tế
chủ đạo. Chính quyền trung ương đã hết sức chú trọng khơi phục, mở mang và sửa
chữa các cơng trình thuỷ lợi.


Thủ công nghiệp và thương nghiệp tiếp tục phát triển, đặc biệt nghề cho vay


nặng lãi phát triển mạnh. Các thương nhân giàu có cịn bỏ tiền ra bao thầu các cơng
trình thuỷ lợi, tưới tiêu và sau đó cho nơng dân cơng xã thuế và thu lợi nhuận.


<b>Xã hội</b>


Do sự phát triển của hình thức tư hữu, tầng lớp q tộc chủ nơ ngày càng giàu
có, chế độ lĩnh canh và bao thầu phát triển mạnh. Ngược lại, giai cấp nơng dân tiếp
tục bị phân hố, số nông dân nghèo mất ruộng phải làm thuê lĩnh canh trên ruộng đất
của chủ nô hoặc phải bán thân làm nô lệ ngày càng tăng. Nhà nước đã tăng thời hạn
nô lệ lên 10 năm để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp chủ nô.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

do sản xuất, có quyền giao dịch mua bán trên thị trường và có nền kinh tế riêng của
họ. Tuy nhiên, chế độ nô lệ này vẫn là chế độ chiếm hữu nô lệ gia trưởng.


Nabusôđônôxo cũng hết sức quan tâm tới việc xây dựng các cơng trình cơng
cộng, tạo bộ mặt phồn vinh, nguy nga cho đất nước. Nhiều thành phố lớn như Nippua,
Urúc, Xepparơ và đặc biệt là kinh đô Babilon. Ngồi những đền tháp, cung điện
chính, trong thành Babilon cịn có nhiều cơng trình kiến trúc độc đáo có một không
hai trong lịch sử.


Nhà nước tân Babilon phát triển trong thời kỳ vua Nabôsôđôxô. Năm 562 TCN,
vương quốc tân Babilon bước vào khủng hoảng suy yếu. Nội bộ hoàng gia lục đục,
ngôi vị luôn bị chiến tranh chiếm đoạt. Bên cạnh đó, mâu thuẫn xã hội tiếp tục phát
triển gay gắt, tình trạng cát cứ phân liệt tái diễn. Nhân cơ hội này, đế quốc Ba Tư tiến
hành xâm lược và chiếm được Lưỡng Hà năm 538 TCN. Vương quốc Tân Babilon bị
diệt vong và lịch sử Lưỡng Hà cổ đại đến đây kết thúc.


<b>3. Văn hóa Lưỡng Hà cổ đại</b>


Lịch sử Lưỡng Hà là lịch sử của nhiều quốc gia, dân tộc. Thành tựu văn hóa


Lưỡng Hà đạt được chính là sự tổng hợp những thành tựu văn hóa của người Xume,
Accat, Babilon, người Canđê… Trong đó người Xume không những là tộc người lập
nên những quốc gia đầu tiên mà cịn là tộc người đặt nền móng xây dựng nên nền văn
hóa Lưỡng Hà. Văn hóa Lưỡng Hà phát triển tương đối tồn diện, phong phú có sự kế
thừa và phát triển.


<b>3.1. Chữ viết</b>


Chữ viết xuất hiện ở Lưỡng Hà khá sớm, vào khoảng TNK IV TCN và là thành
tựu văn hóa quan trọng nhất của Lưỡng Hà. Người Xume dùng những hình vẽ, về sau là
những nét vạch hợp lại thành ý. Họ dùng một thanh gỗ nhỏ hay sậy vót nhọn 1 đầu, ấn
trên phiến đất mềm tạo thành 1 đầu nhọn, đáy bằng, trở ngược thanh gỗ vạch một
đường thẳng, trông như mũi tên hay chiếc đinh. Một số chiếc đinh này hợp lại thành từ.


Mỗi tấm đất sét là một trang sách, đó chính là chữ tượng hình của người Lưỡng
Hà, những thứ chữ đó có hình tiết như những góc nhọn nên thường được gọi là chữ
hình góc hay hình đinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

[Nửa đầu thế kỷ XIX, hai nhà ngôn ngữ người Đức Gơrôtôphen và Anh
Raolinhxon thông qua văn tự Ba Tư đã đọc được chữ hình đinh này, việc nghiên cứu
lịch sử của khu vực Lưỡng Hà thời cổ càng đạt được những thành tựu mới.]


<b>3.2. Văn học</b>


Nền văn học Lưỡng Hà là nền văn học do nhiều bộ tộc sống ở Lưỡng Hà và
vùng chung quanh xây dựng nên mà cơ sở là nền văn học do người Xume sáng tạo
đầu tiên. Nền văn học Lưỡng Hà gồm nhiều thể loại: văn học dân gian truyền miệng,
văn học tôn giáo và thơ ca quý tộc


<i>Văn học dân gian truyền miệng gồm có dân ca, ca dao, tục ngữ, truyện ngụ</i>


ngôn, truyền thuyết… Văn học dân gian do quần chúng nhân dân sáng tạo nên đã
phản ánh phần nào tình hình kinh tế, xã hội và cuộc đấu tranh giai cấp cũng như đời
sống của cư dân Lưỡng Hà thời đó. Nhiều sáng tác văn học dân gian đã ca ngợi cuộc
sống lao động như bài ca của người xay lúa, người nấu bếp, người làm bánh mì…


<i>Ngụ ngơn là thể loại văn học nhân cách hóa các con vật để khuyên răn, giáo dục</i>
con người đã khá phổ biến trong văn học dân gian Lưỡng Hà như truyện ngụ ngôn
Cuộc tranh cãi giữa ngựa và bò… Ở Lưỡng Hà, cuộc đấu tranh gian khổ của người
dân trong việc chế ngự dịng sơng Tigrơ và Ơphrát đã được phản ánh trong truyền
thuyết về nạn hồng thủy và cuộc đấu tranh của thần Ninuta và các quỷ dữ nước.


Văn học Lưỡng Hà chịu sự chi phối của tôn giáo, thường lấy đề tài từ tôn giáo và
phục vụ tôn giáo. Nhiều tác phẩm là những truyền thuyết tôn giáo, những bài thánh ca
ngợi sức mạnh và uy quyền tuyệt đối của các thần linh, trong đó có thần
Mácđúc-Thần chủ của vương quốc Balilon. Trong văn học, thần Mácđúc luôn luôn được thể
hiện là một vị thần tối cao, sáng tạo mn lồi. Thần đã chiến thắng quỷ dữ Tiamát để
tạo ra thế giới. Tác phẩm thần thoại lớn nhất là bài trường ca Sáng thế.


Tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của Lưỡng Hà cổ đại là anh hùng ca
<i>Gilgamesh, ca ngợi sức mạnh vô địch của con người, ca ngợi cái thiện và thắng lợi tất</i>
yếu của cái thiện với cái ác.


[Gilgamesh là vua thành Uruc, một người khỏe mạnh, giàu nghị lực và óc sáng tạo
đã kết thân với Enkiddu và cùng nhau lập được nhiều chiến công. Tài năng và vẻ đẹp
của chàng trai đã làm nữ thần Isơta say đắm nhưng chỉ được đáp lại bằng sự thờ ơ. Isơta
căm tức và tìm cách hại Gilgamesh. Nữ thần đã cho một đànn bò xuống tàn phá đồng
ruộng Urúc nhưng Gilgamesh và Enkiddu đã giết chết đàn bò thần của Isơta, bảo vệ
mùa màng. Isơta càng tức giận đã làm cho Enkiddu lâm bệnh chết. Gilgamesh cơ đơn,
bàng hồng đã đi tìm thần thánh để chất vấn về sự sống chết, trường sinh bất tử.]



</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Người Lưỡng Hà theo đa thần giáo. Mỗi quốc gia đều có thần chủ của mình:
quốc gia Urúc thờ thần Anu, quốc gia Eriđu thờ thần Ea, quốc gia Ua thờ thần Enlin,
quốc gia Babilon thờ thần Mácđúc…


Ngồi các thần chủ, người Lưỡng Hà cịn tôn thờ nhiều thần khác: thần Mặt Trời
Samat là thần bảo trợ pháp luật, tòa án; nữ thần mẹ Inara là Thần bảo hộ nông nghiệp
và sinh sản; Thần Tammút dạy bảo cư dân trồng trọt, làm nghề thủ công và là vị thần
của lòng nhân ái, bảo vệ mùa màng; Thần đại ngúc Neegan được thể hiện như một sinh
vật kỳ dị, có sức mạnh ghê gớm: mặt người, sừng bị, mình sư tử, có cánh. Nữ thần Iara
được gọi là thần mẹ, thần bảo hộ nông nghiệp và sinh sản; Thần mặt trời Samat là thần
bảo trợ luật pháp, tòa án.


Cùng với sự xác lập quyền lực tối cao trong toàn khu vực Lưỡng Hà của người
Babilon, thời kỳ Hammurabi trị vì, thần Mácđúc đã trở thành vị thần tối cao trong
toàn quốc, bản thân nhà vua cũng được thần thánh hóa, thay mặt thần Mácđúc cai trị
mn dân.


Người Lưỡng Hà đã xây dựng nhiều đền miếu để thờ các vị thần và tiến hành
những nghi lễ phức tạp. Những nghi lễ này phải do những tăng lữ chuyên nghiệp đảm
nhiệm. Vua chúa và những người giàu có ban cấp rất nhiều của cải và ruộng đất cho
các đền thờ. Vì thế, tập đồn tăng lữ ở Lưỡng Hà rất có thế lực và giàu có, các đền thờ
được xây dựng rất nguy nga, lộng lẫy.


<b>3.4. Khoa học tự nhiên</b>
<i>Về thiên văn học</i>


Bầu trời Lưỡng Hà trong sáng suốt 8 tháng trong một năm nên các nhà thiên văn
học có điều kiện và có những thu góp đáng kể. Họ đã phát hiện ra hoàng đạo và chia
các tinh thể trên bầu trời thành 12 cung gọi là “12 cung hồng đạo”. Các chịm tinh
thể được vẽ và ghi chép lại theo quỹ đạo tương đối chính xác. Người Lưỡng Hà cũng


có những kiến thức sâu sắc về sao chổi, sao băng, hiện tượng nhật thực, nguyệt thực.
Lịch pháp của người Lưỡng Hà xuất hiện từ thời kỳ thống trị của các quốc gia Xume
và theo nguyên tắc âm lịch: một năm có 12 tháng, một tháng có 29 hoặc 30 ngày.


<i>Về toán học</i>


Toán học của người Lưỡng Hà sử dụng nhiều phương pháp đếm khác nhau: hệ
thống đếm lấy số 5 làm cơ sở; hệ thống đếm lấy 60 làm đơn vị. Ngoài ra, người Lưỡng
Hà cũng sử dụng hệ thống đếm lấy số 10 làm cơ sở (phương pháp Thập tiến vị).


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

thấy những cuốn sách ghi lại các bài tập toán học của người Lưỡng Hà theo nhiều
phép tính khác nhau như tính sản lượng thu hoạch ở các khoảnh ruộng có diện tích
khác nhau; tính thời gian cần thiết để đào 4 cái hồ chứa nước có độ sâu khác nhau…


<i>Về y học</i>


Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy 40 tấm bảng đất sét ghi chép khá chi tiết cách
chữa một số bệnh thơng thường như bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp, mắt, tai, tim, thần
kinh… Nội khoa và ngoại khoa cũng được phân biệt rõ ràng trong y học Lưỡng Hà.


<b>3.5. Kiến trúc và điêu khắc</b>


Nghệ thuật Lưỡng Hà đạt được những thành tựu xuất sắc với những công trình
kiến trúc bằng gạch và men màu sặc sỡ, những bức phù điêu về thần tiên và thú vật rất
sinh động, đã làm cho các đô thị ở Lưỡng Hà như một cảnh thiên đường trên trái đất.


Vật liệu xây dựng chủ yếu trong các cơng trình kiến trúc ở Lưỡng Hà là gạch
không nung, gạch nung và gạch men làm từ đất sét. Hai loại hình kiến trúc phổ biến
và nổi bật là cung điện và đền miếu. Các cung điện thường được xây dựng trên bệ
cao, bố cục thoải mái. Việc xây dựng các đền miếu có phần chặt chẽ hơn, phải tuân


thủ những quy tắc nhất định. Trong các cơng trình kiến trúc, người Lưỡng Hà đã biết
xây dựng các trụ cột, cửa cuốn và biết kết hợp kỹ thuật chạm trổ, trang trí.


Những cơng trình kiến trúc quy mô và tiêu biểu ở Lưỡng Hà là cung điện của
vua Guđêa và vua Nabusôđôxo. Nổi bật nhất là cụm di tích kiến trúc ở kinh thành
Babylon gồm thành phố, đền thờ thần Mácđúc, tháp 7 tầng và Vườn treo- một trong 7
kỳ quan của thế giới cổ đại.


Thành Babilon được xây dựng dưới thời vua Nabusôđôxo, thành có 8 cổng, mỗi
cổng mang tên một vị thần. Cổng chính ở phía Bắc mang tên Nữ thần Isơta, cao 12m,
kiến trúc đẹp với gạch men màu xanh và những chạm khắc nổi hình các thú vật: bị
rừng (575 hình), rồng…Cánh cổng được đúc bằng đồng. Cổng Isơta là nơi đón tiếp
các cuộc lễ rước thần long trọng hay các đồn qn chiến thắng trở về. Do đó, cổng
này cịn có tên gọi khác là cổng thành chiến thắng Isơta.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

tưới cho cây, trong vườn có hệ thống ống dẫn nước được xây dựng. Một guồng nước từ
sông Ơphrat được dẫn lên bể chứa ở mỗi tầng và hàng trăm nô lệ hàng ngày vác gầu ra
múc nước ở các bể chứa để tưới cho cây cỏ. Vườn treo 4 mùa cây cối xanh tươi. Đứng
trên vườn hoa khơng trung ấy có thể bao qt tồn cảnh Babilon lộng lẫy.]


Đền tháp Ementêlauki cao 90m, xa trông ngọn tháp 7 tầng như một cái thang
khổng lồ vươn thẳng lên trời. Tầng dưới cùng là một khối vuông cạnh 90m, cao 30m
gồm nhiều phòng và được quét một lớp sơn màu đen. Tầng hai hẹp dần theo thế hình
tháp sơn màu đỏ. Tầng 3 màu trắng, tầng 4,5,6 màu đỏ và tầng 7 màu xanh, có những
viền sáng chói, tầng này có mái che và trang trí những chiếc sừng to bằng vàng cao vút
ở 4 góc, tầng 7 chính là một ngơi miếu nhỏ trong đó có tượng thần Mácđúc bằng vàng.


Điêu khắc của Lưỡng Hà cổ đại cũng như Ai Cập cổ đại chịu ảnh hưởng khá
đậm nét của những quan niệm tôn giáo, cho nên các tác phẩm thường cứng nhắc,
trang nghiêm, ít thể hiện được nội tâm của nhân vật. Tác phẩm điêu khắc của Lưỡng


Hà là bức tượng vua Guđêa và bức phù điêu “<i>Sư tử cái bị thương” (hiện được lưu giữ</i>
tại viện bảo tàng hồng gia Anh).


<b>Câu hỏi ơn tập</b>
1. Q trình phát triển của lịch sử Lưỡng Hà cổ đại.
2. Sự phát triển nền kinh tế Lưỡng Hà qua các thời kỳ?
3. Thời kỳ vương quốc Babilon?


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

<b>Chương 2: ẤN ĐỘ CỔ TRUNG ĐẠI</b>
<b>(8 tiết)</b>


<b>1. Điều kiện tự nhiên và dân cư</b>
<i><b> Điều kiện tự nhiên</b></i>


Ấn Độ là bán đảo hình tam giác nằm phía Nam châu Á. Lãnh thổ Ấn Độ cổ
trung đại bao gồm 5 quốc gia hiện đại ngày nay là Ấn Độ, Pakixtan, Băngladet, Nêpan
và Srilanca. Lãnh thổ Ấn Độ có hai mặt Đơng Nam và Tây Nam giáp Ấn Độ Dương,
phía Bắc giáp dãy núi Hymalaya. Vì vậy, Ấn Độ cổ trung đại hầu như cách biệt với
thế giới bên ngồi.


Địa hình Ấn Độ, được chia là 2 khu vực rõ rệt. Khu vực Bắc Ấn là khu vực bao
gồm vùng núi cao phía Bắc và vùng đồng bằng sông Ấn và sông Hằng kết hợp lại.
Khu vực Nam Ấn bao gồm toàn bộ vùng cao ngun Đêcan. Đây là một cao ngun
có hình lịng chảo được được tạo thành bởi 2 dãy núi Đông Gát và Tây Gát. Hai dãy
núi này thoải dần về phía biển tạo nên hai vùng duyên hải chạy dọc hai dãy núi. Nhìn
chung, địa hình khu vực Bắc Ấn có giá trị kinh tế nơng nghiệp cao đặc biệt là đồng
bằng sông Hằng. Khu vực Nam Ấn đất đai khơ cằn khí hậu khơ nóng nên ít có giá trị
kinh tế nơng nghiệp. Nhưng ở đây lại có trữ lượng khống sản lớn thích hợp phát triển
kinh tế cơng nghiệp thời kỳ hiện đại sau này.



Do sự rộng lớn và đa dạng về địa hình làm cho khí hậu Ấn Độ hình thành nên
những vùng khí hậu khác nhau ở phía Bắc, khí hậu ơn đới lạnh; phía Nam mang khí
hậu nhiệt đới; phía Đơng và phía Tây mang khí hậu đại dương. Riêng vùng đồng bằng
sơng Ấn chịu ảnh hưởng của sự xa mạc hoá ngày càng rộng lớn nên khí hậu khơ cằn, ít
mưa, do đó chỉ có giá trị nơng nghiệp khi có sự can thiệp của con người về thuỷ lợi.
Vùng Đông Bắc chịu ảnh hưởng đậm nét của khí hậu gió mùa có độ ẩm lớn, lượng mưa
nhiều nên đây là vựa lúa khổng lồ của Ấn Độ.


<i><b>Về cư dân</b></i>


Ấn Độ là một vùng đất rộng, người đông. Thành phần chủng tộc và ngôn ngữ
của cư dân Ấn Độ khá phức tạp. Cư dân cổ nhất của người Ấn Độ là người Đraviđa.
Họ có nước da nâu sậm, tóc xoăn, mơi dầy, mặt dẹt. Địa bàn cư trú ban đầu của họ là
ở phía Tây Bắc Ấn thuộc lưu vực sông Ấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

<b>2. Lịch sử Ấn Độ thời cổ trung đại</b>


<b>2.1. Nền văn minh sơng Ấn hay văn hố Harappa- Mơhenjơ Đarơ </b>


[Sơng Ấn có 5 nhánh sơng tụ hội mang tên Pun-giáp (5 sông). Những người khai
phá vùng này ban đầu gọi tên sông là Xinđu. Người Ba Tư đến sau, đọc tên sông là
Hinđu. Sau này, người Hy Lạp vào đọc tên sông là Inđốt. Tên sông dần trở thành tên
gọi của một quốc gia lớn mà ngày nay chúng ta quen gọi là Inđia (Ấn Độ).]


Những phát hiện khảo cổ ở vùng Harappa và Môhanjô- Đarô chứng minh rằng từ
TNK III TCN đến đầu TNK II TCN, ở lưu vực sơng Ấn đã xuất hiện một nền văn hố
rực rỡ- nền văn hố Harappa- Mơhenjơ Đarơ. Chủ nhân của nền văn minh này là
người Đraviđa.


<b>Kinh tế nông nghiệp giữ vai trị chủ đạo với trình độ tương đối phát triển.</b>


Những cư dân cổ đã biết sử dụng những chiếc cày bằng đá, chăn nuôi phát triển với
nhiều vật ni phong phú. Chủ nhân của văn hóa sơng Ấn chưa biết đến kỹ nghệ sắt,
chưa biết dùng ngựa. Nhưng nơng nghiệp đã phát triển, có thóc dư thừa chứa trong
kho đụn, dấu vết của các loại nông phẩm như đại mạch, tiểu mạch… Bên cạnh đó,
người ta cịn tìm thấy dấu tích của rất nhiều loại xương động vật như trâu, bị, cừu, dê,
lạc đà…


<b>Thủ cơng nghiệp đã phát triển, qua việc khai quật đã phát hiện nhiều dấu tích</b>
của các nghề gốm, gia cơng kim loại, nghề trạm trổ trên đá và ngà voi đặc biệt là nghề
dệt vải bơng, trang sức: vịng cổ, tai, tay, chân.


<b>Thương nghiệp đã xuất hiện quan hệ trao đổi buôn bán giữa các vùng trong nước.</b>
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy dấu vết của chợ, của những quả cân bằng đá với kích
thước khác nhau, timg thấy dấu tích đo lường, đồng tiền bằng vỏ sò. Hơn nữa, người ta
cịn phát hiện dấu tích của hải cảng và bến tàu, đặc biệt là hải cảng Lôthan- Cam bay.
Đây được coi là hải cảng cổ nhất trên thế giới.


Ở đây cịn có những quầy hàng kiểu cửa hàng nhỏ nằm liền một dãy mà theo J.
Neru “gây ấn tượng về một cái chợ Ấn Độ ngày nay”, những kho hàng gắn liền với
những ngôi nhà riêng rộng rãi “cho thấy một cộng đồng thương nhân hùng mạnh và
phồn thịnh”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

dấu hình trụ của Lưỡng Hà được chế tạo mơ phỏng ở Indus đã nói lên quan hệ thương
mại giao lưu giữa hai vùng.


<b>Xã hội đã có sự phân hóa sâu sắc và xuất hiện nhà nước. Đặc điểm nổi bật của</b>
nền văn minh này là nền văn minh đô thị phát triển tương đối cao. Những nhà cửa
được xây dựng trên những nền đất cao ráo nhằm tránh những trận lụt lội định kỳ ở các
dịng sơng. Dấu tích cịn lại đến ngày nay cho chúng ta biết rằng thời ấy, những nhà
xây bằng gạch ở hai bên dãy phố với những con đường thẳng tắp thể hiện trình độ


kiến trúc đã khá phát triển. Các khu phố, nhà cửa, thành luỹ được xây dựng rất khác
nhau về quy mô và vẻ đẹp. Những nhà cao mấy tầng, những nhà tắm rộng rãi và cả
nơi hội họp của cư dân, những hệ thống dẫn nước trong thành phố… đều ra đời trong
thời kỳ này.


Căn cứ vào các hiện vật, văn hóa sơng Indus được định niên đại vào khoảng
3000- 1500 TCN, vào thời kỹ nghệ đồng và đồng thau, cùng thời với văn hóa cổ đại
Ai Cập và Lưỡng Hà.


Với thời gian tồn tại trên I TNK, từ cuối TNK II trở đi, nền văn minh sông Ấn
bắt đầu suy tàn. Có rất nhiều giả thiết về nguyên nhân suy tàn của nền văn minh này:


Do chính những biến động lớn xảy ra trong xã hội của người Đraviđa.
Do sự xâm nhập và phá hủy của các cư dân đến sau.


Do tình trạng khí hậu khắc nghiệt (lũ lụt, hạn hán) và tình trạng sa mạc hoá ngày
càng phát triển ở vùng Tây Bắc Ấn đã khiến cho cư dân ở đây lùi đi nơi khác, thành
phố ở lại và vùi trong lớp cát theo thời gian.


<b>2.2. Thời kỳ Vêđa (TNK II- TNK I TCN)- Nền văn minh sông Hằng</b>


Thời kỳ này được gọi là thời kỳ Vêđa vì tồn bộ lịch sử giai đoạn này được phản
ánh trong kinh Vêđa. Dựa vào kinh Vêđa, người ta chia thời kỳ này thành 2 giai đoạn:
giai đoạn Rig Vêđa (giữa TNK II- cuối TNK II TCN); giai đoạn hậu Vêđa (đầu TNK I
– giữa TNK I TCN)


Từ đầu TNK II TCN, người Arian đã thiên di vào vùng Tây Bắc Ấn, họ đã tiếp
thu nền văn hoá của người Đraviđa, từ bỏ cuộc sống du mục chuyển sang cuộc sống
định cư làm nghề nông nghiệp trồng trọt sống tập trung thành các công xã nông thôn.
Các công xã nông thôn đã dần dần liên kết với nhau, hình thành nên tổ chức liên minh


cơng xã nông thôn. Đây là giai đoạn tan rã của xã hội nguyên thuỷ của tộc người Arian.


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

hưởng rất quan trọng và lâu dài trong xã hội nước này, đó là chế độ đẳng cấp và đạo
Bàlamơn.


<b>2.2.1. Thực trạng kinh tế</b>


Giai đoạn Rig Vêđa, kinh tế chưa có gì phát triển, cư dân đang sống trong giai
đoạn đồng thau. Bước sang thời hậu Vêđa, kinh tế có bước phát triển rõ rệt trên cơ sở
đồ sắt xuất hiện vào khoảng năm 800 TCN.


Kinh tế nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Người Arian đã biết
đào mương, đắp đập để giữ nước vào ruộng. Tiểu mạch và đại mạch là hai cây trồng
chính, bên cạnh đó là cây lúa nước và một số cây trồng khác… Sản phẩm dồi dào có
dư thừa. Người Arian tiếp tục duy trì, phát triển kinh tế chăn ni với nhiều loại vật
ni khác nhau: ngựa, bị, dê cừu… Đặc biệt là con bị, ngồi việc sử dụng sức kéo
trong nơng nghiệp cịn được sử dụng làm vật trung gian trong trao đổi buôn bán.


Trong giai đoạn đầu chưa có sự phân cơng rành mạch giữa thủ cơng nghiệp và
nông nghiệp. Sang giai đoạn hậu Vêđa mới diễn sự phân công, xuất hiện các ngành
thủ công nghiệp độc lập: rèn, đúc, gia công kim loại, nghề dệt vải bông, làm đồ gỗ,
gốm…


Thương nghiệp, hoạt động trao đổi đã diễn ra giữa các vùng. Thương nhân Ấn
Độ đã trao đổi buôn bán với khu vực Hồng Hải, Lưỡng Hà, Tiểu Á. Hình thức trao
đổi là vật đổi vật. Giai đoạn hậu Vêđa xuất hiện đồng tiền Niska.


<b>2.2.2. Xã hội</b>


Giai đoạn Rig Vêđa, công dân vẫn sống dưới thời kỳ công xã thị tộc, mỗi một


làng có một số thị tộc bao gồm 1 số gia đình, đứng đầu là một bơ lão. Sinh hoạt cộng
đồng được duy trì dưới hình thức là hội nghị toàn thể thành viên và hội đồng bô lão.


Thời hậu Vêđa, nhà nước của người Arian bắt đầu xuất hiện trên cơ sở của liên
minh các công xã nông thôn. Đứng đầu nhà nước là Vua, có quyền thế tộc, được gọi
là Raja.


Dưới vua có một số chức vụ như: vị quan quản lý việc tế lễ là quan tư tế; chức
vụ chỉ huy quân đội, ngồi ra cịn một số quan coi ngân khố, cống phẩm… Bộ máy
quan lại chưa được hoàn thiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

luật được hoàn chỉnh với 12 chương và 2685 điều. Nội dung của bộ luật đề cập đến
những vấn đề chính sau đây:


- Bảo vệ quyền sở hữu tài sản xã hội của Nhà nước quân chủ chuyên chế Ấn Độ
cổ đại và các đẳng cấp trong xã hội như: quyền sở hữu ruộng đất, ao hồ, nguồn nước,
đồ vật…


- Đề cao tính giai cấp, uy quyền của thần học trong xã hội.


- Quy định về các luật làm hợp đồng mua bán, vay mượn, cầm cố.
- Quy định về hơn nhân, gia đình…


Bộ luật Manu là một giá trị văn hóa, tinh thần của các dân tộc cổ đại phương
Đơng nói chung và Ấn Độ nói riêng. Những nội dung được chứa đựng trong 12
chương thật sự là một kho tàng văn học, sử học cho các thế hệ sau hiểu biết về những
hoạt động kinh tế, xã hội và văn hóa của con người xa xưa.


<b>Chế độ Vacna được hình thành vào nửa cuối của thời kỳ Vêđa (1000- 500</b>
TCN). Chế độ được hình thành dựa trên sự phân biệt chủng tộc giữa người Arian và


người Đraviđa. Người Arian khi tràn vào Ấn Độ vẫn ở trong tình trạng cơng xã thị tộc
nên để thống trị những tộc người có trình độ cao hơn mình thì người Arian phải thiết
lập nên một sự phân biệt đẳng cấp Vacna thể hiện sự phân biệt về màu da, chủng tộc
giữa những người Arian da trắng và người Đraviđa da ngăm đen.


Theo luật Manu, xã hội của những người tự do Ấn Độ được chia làm bốn đẳng
cấp:


Đẳng cấp Brahman gồm các tầng lớp tăng lữ của đạo Bàlamôn.


Đẳng cấp Ksatria gồm tầng lớp vương công quý tộc, quan lại, vua chúa.
Đẳng cấp Vaisia gồm những người nông dân, thợ thủ công, thương nhân.


Đẳng cấp Suđra gồm đại bộ phận những người Đraviđa đã bị người Arian chinh
phục và nô dịch.


Trong bộ kinh Rig Vêđa đã đề cập tới nguồn gốc của 4 đẳng cấp. Tất cả 4 đẳng
cấp này đều do đấng tối cao Brahman tạo ra từ các bộ phận cơ thể của vị thần Purasa:
đẳng cấp Brahman được sinh ra từ mồm của thần Purasa; đẳng cấp Ksatria từ tay;
đẳng cấp Vaisia từ đùi; đẳng cấp Suđra từ bàn chân.


Do được sinh ra từ các bộ phận khác của cơ thể nên các đẳng cấp này có quyền lợi,
nhiệm vụ, nghĩa vụ khác nhau với bao quy định khắt khe, bất công, tàn bạo và kỳ cục.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

các buổi tế lễ, được nhận và được phân phát của bố thí. Đẳng cấp Vaisia do được sinh
ra từ đùi nên nhiệm vụ là phải lao động sản xuất để ni sống tồn bộ xã hội. Họ cũng
được học tập, nghiên cứu, nghe giảng kinh Vêđa và được phát của bố thí, cung cấp mọi
thứ cần thiết cho tầng lớp Brahman và Ksatơria. Đẳng cấp Suđra phải phục vụ các đẳng
cấp trên, không được nghe giảng nghiên cứu kinh Vêđa và không được dự các buổi
cúng lễ.



<i>Về quan hệ hôn nhân, luật Manu quy định hôn nhân chỉ được phép diễn ra trong</i>
cùng một đẳng cấp. Riêng nam giới của đẳng cấp trên được phép kết hơn với nữ giới
của đẳng cấp thấp hơn, cịn nữ giới không được lấy nam giới của đẳng cấp thấp hơn
mình. Đó bị coi là những cuộc hơn nhân bất chính và con cái của họ bị giáng xuống
hai tầng lớp thấp hèn nhất của xã hội Ấn Độ là Sanđala và Paria. Hai tầng lớp này
theo quy định của luật Manu không được sống ở làng mạc mà chỉ được sống ở nghĩa
địa, không được làm việc ban ngày mà chỉ vào ban đêm. Họ khơng có việc làm hoặc
nếu có chỉ làm đao phủ. Thức ăn hàng ngày của họ là thức ăn cho chó lợn.


<i>Về địa vị xã hội và pháp luật, đẳng cấp Brahman được coi là đẳng cấp cao quý</i>
nhất, có địa vị sánh ngang thần thánh và được coi là bất khả xâm phạm. Họ được luật
Manu bảo vệ, quy định tất cả những người của đẳng cấp dưới phải phục vụ vô điều
kiện và tơn kính với đẳng cấp trên nhất là Brahman.


[Sự cách biệt trong đẳng cấp là rất lớn, đặc biệt là giữa đẳng cấp đầu và cuối.
Trong luật Manu quy định, nếu cùng phạm một tội thì người thuộc đẳng cấp Balamon
bị phạt 1, người thuộc đẳng cấp 2 bị phạt 4 lần, người thuộc đẳng cấp 3 bị phạt 8 lần
và đối với người Suđra là 16 lần. Một người Suđra 100 tuổi thì nói chuyện với một
người Balamơn 10 tuổi vẫn phải có thái độ cung kính như đối với cha. Một người
Suđra nếu nhẵm phải bong của người Balamon sẽ bị chặt chân. Ngoài ra, họ cịn phải
chịu những hình phạt hà khắc như xẻo mũi, cắt tai, thậm chí giết chết…


Khi người Suđra vơ tình chạm hoặc giẫm vào bong của người Bàlamơn thi người
Balamôn coi như bị ô uế và phải làm lễ tẩy uế. Phân bò cái kho được dùng để tẩy uế
và để thử tội. Lấy phân bị cái khơ khoắng trong vạc dầu sơi, bắt người có tội nhúng
tay vào đó. Nếu cánh tay bị thương là có tội, nếu khơng bị thương thì khơng có tội.


Lấy một con rắn độc Nora và Cobla- loài rắn độc nhất thế giới, nhốt trong giỏ,
bắt người có tội thị tay vào đó cho rắn cắn. Nếu người đó có tội thì sẽ chết và nếu


chết thì có nghĩa là có tội.]


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

phân chia này trở nên sâu sắc hơn. Chế độ này đã bám rễ, ăn sâu trong đời sống của
cư dân Ấn Độ thời cổ trung đại và còn ảnh hưởng đến ngày nay.


Tuy nhiên, sự tồn tại lâu dài của nó trong xã hội Ấn Độ là một trở ngại lớn trong
sự phát triển của lịch sử Ấn Độ: trở ngại cho sự đổi mới về mặt tự do tư tưởng; cản trở
đấu tranh giai cấp và thủ tiêu đấu tranh giai cấp bởi chế độ Vacna quy định mỗi đẳng
cấp là một xã hội khép kín, khơng có sự chuyển đổi và mỗi con người phải an phận
với đẳng cấp của mình. Do đó, nó thủ tiêu động lực phát triển của lịch sử, cản trở sự
phát triển của lịch sử.


<b>Công xã nông thôn</b>


Công xã nông thôn Ấn Độ được coi là điển hình trong lịch sử phương Đơng cổ
đại. Cơng xã nơng thơn được hình thành trong thời kỳ tan rã của chế độ thị tộc, bộ lạc
người Arian. Công xã nông thôn Ấn Độ vẫn tiếp tục tồn tại dai dẳng từ cổ đại sang
trung đại, thậm chí đến cả cận đại và hầu như khơng có sự biến đổi lớn. Trong nghiên
cứu về phương Đông cổ đại, Mác chủ yếu dựa vào ghi chép của Hạ nghị viện Anh về
công xã nông thôn thời cận đại và về cơ bản nó phản ánh cơng xã nông thôn trong lịch
sử Ấn Độ. Mác trong tác phẩm của mình đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của công
xã nông thôn Ấn Độ:


<i>Về sở hữu ruộng đất, Mác cho rằng trong công xã nông thôn Ấn Độ có sự kết</i>
hợp hai hình thức sở hữu: sở hữu cơng cộng và sở hữu tư nhân. Trong đó, sở hữu công
cộng bao gồm sở hữu về đất đai canh tác, ao hồ, rừng núi, sơng ngịi, đồng cỏ… Sở
hữu tư nhân bao gồm nhà cửa, vườn, gia súc và các cơng cụ lao động. Hai hình thức
này tồn tại song song và kết hợp trong công xã nông thôn.


Sở hữu công cộng trong công xã được sử dụng: đất đai canh tác được chia ra và


chia cho các thành viên trong công xã định kỳ một năm hoặc 3 năm 1 lần. Mục đích là
xác định quyền sở hữu của công xã đối với đất đai canh tác đó và đảm bảo quyền bình
đẳng giữa các thành viên trong việc sử dụng ruộng đất của công xã. Sau khi được
chia, các thành viên sử dụng phương tiên, gia súc, giống để canh tác. Sau khi thu
hoạch phải nộp thuế cho công xã từ 1/10 đến 1/6 thu hoạch. Việc nộp thuế này cũng
nhằm xác định quyền sở hữu của công xã về ruộng đất.


Đối với các phần sở hữu chung khác thì khơng được đem chia cho các thành viên
công xã, tất cả các thành viên trong công xã đều có quyền sở hữu chung. Xu hướng
chung là yếu tố tư hữu ăn mịn yếu tố cơng hữu. Sở hữu tư nhân ngày càng mở rộng,
sở hữu công cộng dần bị thu hẹp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

đó cịn có các nghề thủ công như rèn, dệt, đồ gốm. Sự kết hợp này đã khiến cho mỗi
gia đình có thể cung cấp đủ nhu cầu tiêu dùng cho gia đình. Do vậy, công xã trở thành
đơn vị kinh tế- xã hội khép kín, ít có sự giao lưu bn bán với bên ngồi. Nền kinh tế
cơng xã là nền kinh tế tự nhiên, mang tính tự cung tự cấp.


<i>Về mặt chính trị, cơng xã nơng thơn Ấn Độ giống như một phường tự trị ở thành</i>
phố. Sự chi phối của chính quyền trung ương đối với cơng xã rất ít, pháp luật của nhà
nước không với tay được xuống công xã, mọi tập tục, hoạt động của công xã phụ
thuộc vào những quy định, những tập tục mà công xã đặt ra.


Bộ máy hành chính cơng xã có cơ cấu: đứng đầu cơng xã là trưởng thơn, là
người có năng lực, uy tín được nhân dân cơng xã bầu ra làm nhiệm vụ quản lý các
công việc chung của công xã; tiếp đó là người trơng coi về nơng nghiệp, công tác thuỷ
lợi, người trông coi biên giới của công xã, người làm nhiệm vụ chiêm tinh, người làm
công việc dạy trẻ em học- thầy giáo.


Sự hiện diện của công xã nơng thơn vừa mang tính tích cực vừa mang tính hạn
chế. Ban đầu, cơng xã nơng thơn ra đời mang tính tiến bộ của sức sản xuất. Với tư


cách là một hình thái cơng xã của xã hội ngun thuỷ, trong cơng xã nơng thơn vẫn
duy trì được nhiều truyền thống dân chủ của thời thị tộc, bộ lạc. Đó là mặt tích cực
của cơng xã nơng thơn. Nhưng sự tồn tại của công xã nông thôn trong xã hội có giai
cấp là cản trở lớn cho sự phát triển của lịch sử Ấn Độ. Nó cản trợ sự phát triển của
quan hệ chiếm hữu nô lệ, hạn chế sự phát triển của chế độ tư hữu. Cơ cấu kinh tế và
tính chất khép kín của kinh tế cơng xã đã hạn chế sự phát triển của phần đông lao
động xã hội, trên cơ sở đó cũng hạn chế sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. Sự tồn
tại bền vững của cơng xã đã đóng khung sự hiểu biết của các thành viên công xã trong
phạm vi nhỏ hẹp của công xã, thờ ơ với vận mệnh của đất nước, cố giữ lấy các tập tục
cổ làm cho xã hội Ấn Độ phát triển chậm. Tuy nhiên, chính cộng đồng làng xã là một
trong những yếu tố quan trọng cho Ấn Độ giữ được bản sắc văn hoá cổ xưa.


<b>Đạo Bàlamon được hình thành trên cơ sở những quan điểm, tôn giáo, tín</b>
ngưỡng nguyên thủy của người Ấn Độ cổ đại. Đây là tơn giáo khơng có người sáng
lập và khơng có tổ chức giáo hội phật giáo. Đây là một tôn giáo nhất thần và vị thần
tối cao của đạo Bàlamon là thần Brahma- vị thần sáng tạo ra thế giới. Nhưng ở một số
nơi, người ta lại tôn thờ thần Visnu- Thần bảo tồn, Thần Shiva- Thần phá hủy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

Đạo Bàlamon đặt ra những quy định: những người nào mà thực hiện đúng những
quy tắc luật lệ do đạo Balamon quy định thì kiếp sau sẽ được đầu thai thành những
tầng lớp cao quý. Ngược lại, những ai vi phạm sẽ bị khổ cực, bị đầu thai thành những
kiếp sinh vật rất thấp như chó, lợn. Chính vì vậy, đạo Bàlamon đã trở thành công cụ
đắc lực, bảo vệ cho chế độ Vacsna và tồn tại ở Ấn Độ trong nhiều thế kỷ. Hiện nay,
đạo Bàlamon đang trở thành tôn giáo thịnh hành nhất ở Ấn Độ, chiếm 80% cư dân Ấn
Độ theo đạo này.


<b>2.3. Thời đại Magađa ( TK VI- TK I TCN)</b>


Từ khoảng TK VI TCN trở đi, Ấn Độ rơi vào tình trạng phân liệt, cát cứ, xuất
hiện hàng loạt các tiểu quốc ở lưu vực sông Ấn và sông Hằng. Giữa các tiểu quốc này


thường xun diễn ra sự cạnh tranh thơn tính lẫn nhau. Trong số các tiểu quốc đó thì
mạnh hơn cả là vương quốc Magađa. Do điều kiện và vị trí thuận lợi Magađa đã
nhanh chóng giành được ưu thế và phát triển thành vương quốc hùng mạnh, lần lượt
thơn tính các tiểu quốc còn lại thống nhất lãnh thổ Bắc Ấn tạo nên một nhà nước Ấn
Độ thống nhất tồn tại từ TK IV đến TK II TCN. Chính vì vậy, giai đoạn lịch sử Ấn Độ
này được gọi là thời đại Magađa.


Lịch sử phát triển của Magađa trải qua 5 vương triều kế tiếp nhau: vương triều
Xixunaga (TK VI- giữa TK IV TCN); vương triều Nanđa (360- 321 TCN); vương
triều Môria (321- 187 TCN); vương triều Shunga (187- 73 TCN); vương triều Kanva
(73- 28 TCN).


Năm 530 TCN, toàn bộ vùng Tây Bắc Ấn Độ bị đế quốc Ba Tư xâm lược, ách
thống trị của người Ba Tư tồn tại đến năm 327 TCN. Từ năm 326 TCN, người Hy Lạp
thay người Ba Tư thống trị ở Tây Bắc Ấn Độ. Sự thống trị của hai vương quốc trên
thúc đẩy quan hệ văn hóa và giao thương giữa phương Đơng và phương Tây. Chính
cuộc xâm lược của người Ba Tư và Hy Lạp đã làm tan rã các quốc gia độc lập ở vùng
Tây Bắc Ấn Độ, tạo điều kiện cho sự thống nhất Ấn Độ ở giai đoạn sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

phát triển. Phật giáo trở thành quốc giáo ở Ấn Độ, phát triển nhanh chóng và lan toả ta
toàn bộ Ấn Độ.


<i><b>Về kinh tế</b></i>


Nhà nước Magađa đặc biệt coi trọng và khuyến khích nơng nghiệp. Vua vẫn
được coi là sở hữu tối cao của mọi ruộng đất nhưng cũng thừa nhận hình thức chiếm
hữu tư nhân. Việc khai khẩn đất hoang thuộc về nhà nước. Nông dân nhận ruộng của
làng, tự canh tác và nộp từ 1/6 đến 1/4 sản phẩm tuỳ theo chất lượng đất. Nhà nước rất
quan tâm tới công tác thuỷ lợi như tổ chức đào kênh, đắp đê, đập, đào hồ, ao, giếng.
Một viên quan thời Chanđra Gupta được giao nhiệm vụ đắp đập tạo nên một hồ nước


ở Girnar, đập này có tác dụng đến 800 năm sau. Nhà nước quy định cả mức thuế đối
với những cơng trình thuỷ lợi do nhà nước làm.


Thủ công nghiệp và thương nghiệp cũng có nhiều tiến bộ. Nhà nước trực tiếp
điều khiển việc chế tạo vũ khí và đóng thuyền. Những người làm nghề này được miễn
thuế. Thợ thủ công cũng tập hợp nhau lại trong phường hội. Họ được quyền tự sản
xuất và bán hàng. Đã có sự kiểm sốt giá cả để tránh cho người mua phải chịu g iá
cao. Mỗi sản phẩm phải chịu thuế bằng 1/5 trị giá hàng hoá và thêm 1/5 thuế doanh
thu. Trốn thuế bị coi là một tội rất nặng. Việc buôn bán nội địa có cơ hội phát triển
hơn trước do đất nước được thống nhất.


<i><b>Về xã hội</b></i>


Chế độ Vacna vẫn được duy trì, tuy nhiên thành phần các đẳng cấp bắt đầu có sự
pha trộn, gia tăng thêm tầng lớp xã hội khác:


+ Đẳng cấp Brahma ngồi tầng lớp chính là tăng lữ của đạo Bàlamơn cịn thêm
tăng lữ của đạo Phật và các tôn giáo khác.


+ Đẳng cấp Ksatơria trước đây chỉ bao gồm tầng lớp vương công quý tộc, giai
đoạn này có thêm tầng lớp binh sĩ, các quan tồ và quan chức nhà nước.


+ Đẳng cấp Vaisia thường không thay đổi thành phần gồm nông dân, thợ thủ
công, thương nhân và có them binh lính.


+ Đẳng cấp Suđra trước đây là tộc người Đraviđa sau thêm những người làm
ruộng trên phần đất khẩn hoang dưới thời Asơka.


Tóm lại, chế độ Vácna vẫn được duy trì tuy có thay đổi về thành phần. Do có sự
thay đổi về đẳng cấp nên địa vị của các tầng lớp xã hội cũng thay đổi. Tầng lớp


Bàlamon khơng cịn quyền lực như ban đầu.


<i><b>Chế độ nô lệ</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

biếu, do thừa kế tài sản, vì đói, bị làm vật cầm cố để vay nợ, tù binh chiến tranh,
những người tự do bị phá sản, những người phạm tội trong xã hội, được thưởng khi
rút thăm, tự nguyện làm nô lệ, những ẩn sĩ không giữ được lời thề, lấy nữ nô lệ, tự
nguyện làm nô lệ, bị bắt trong các cuộc cướp biển... Đa số nô lệ ở Ấn Độ là những
người đồng tộc với chủ nô và chủ yếu là những người của chủng tính thấp (chủng tính
Brahman và Ksatơria nếu phạm tội có thể trở thành nơ lệ nhưng có thời hạn).


Nô lệ Ấn Độ được chia thành 2 bộ phận: Công nô là những nô lệ thuộc quyền
nhà nước, làm việc trong các công xưởng thủ công, trong các trang trại của nhà vua,
có thân phận tương đối dễ chịu và tư nơ thuộc quyền sở của tư nhân.


Nhìn chung, nơ lệ Ấn Độ thường có thân phận thấp kém, là tài sản tư hữu của
chủ nô. Tuy nhiên, nô lệ vẫn có quyền có gia đình riêng, có quyền có tài sản riêng.
Cơng việc chính chủ yếu là hầu hạ, phục dịch trong các gia đình chủ. Vì vậy, nơ lệ Ấn
Độ vẫn thuộc hình thức của chế độ nô lệ gia trưởng.


<i><b>Công xã nông thôn</b></i>


Công xã nông thôn ở Ấn Độ thời Magađa khơng nằm ngồi những đặc điểm chung
của công xã nông thôn của các quốc gia cổ đại phương Đơng. Tuy nhiên, nó tồn tại dai
dẳng ở Ấn Độ do các hình thức sở hữu ruộng đất của cơng xã nơng thơn Ấn Độ có sự
khác biệt tuỳ theo từng vùng. Đối với những vùng phát triển thì ruộng đất được chia định
kỳ cho các thành viên công xã tự canh tác theo thời hạn từ 1 đến 3 năm, nơng dân cơng
xã có nghĩa vụ nộp tô thuế cho công xã. Đối với những vùng lạc hậu, ruộng đất vẫn thuộc
quyền sở hữu của công xã, mọi người tiến hành lao động tập thể và sản phẩm được chia
bình quân cho tất cả các thành viên.



Trong cơng xã nơng thơn Ấn Độ, tính chất tự cung tự cấp về kinh tế được duy trì
biểu hiện ở sự kết hợp chặt chẽ giữa nền kinh tế nông nghiệp và thủ công nghiệp, sản
phẩm làm ra phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của các thành viên của công xã và trao đổi
cũng diễn ra trong phạm vi cơng xã mà ít có liên hệ với bên ngồi [nền kinh tế đóng kín
vì trong cơng xã đã có các sản phẩm nơng nghiệp và thủ cơng nghiệp nên khơng phải đi
bn bán xa. Họ có thể trao đổi với nhau trong phạm vi cơng xã, ít trao đổi với bên
ngoài= > kinh tế tự cung tự cấp.


Mỗi cơng xã nơng thơn là một đơn vị hành chính, tương ứng với một làng. Đứng
đầu một công xã nông thơn là một cơ quan hành chính của cơng xã mà tiêu biểu là
trưởng thơn. Họ có trách nhiệm quản lý, thu tô thuế và các nghĩa vụ khác của thành
viên công xã.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Nhà nước Magađa là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền.
Đứng đầu nhà nước là vua chuyên chế có quyền lực tối cao và được thần thánh hoá.
Dưới vua là chức quan thừa tướng. Sau thừa tướng là hệ thống các quan đại thần phụ
trách công việc khác. Các quan đại thần này tập hợp lại thành “Hội đồng ngự tiền”
(hội đồng Parisat)- là tập thể các quan đại thần có sự phân cơng riêng biệt, cịn có
chức năng chung là củng cố, quyết sách.


Ở địa phương, quan lại được phân bổ theo đơn vị hành chính địa phương, đơn vị
hành chính cơ sở là làng (cơng xã nơng thơn) sau đó là mười làng, hai mươi làng, trăm
làng, nghìn làng. Quan lại phân bổ theo địa phương thấp nhất là trưởng thôn, tiếp đến
là quan mười làng, 20 làng, trăm làng, nghìn làng. Quan lại từ mười làng trở lên do
nhà nước bổ nhiệm, riêng chức trưởng thơn mang tính chất cha truyền con nối (quan
hệ đóng kín). Quan lại của nhà nước đều được hưởng lương và các bổng lộc theo
phẩm chất từ cao đến thấp.


<i><b>Về luật pháp</b></i>, luật Manu vẫn được duy trì ngồi ra cịn có hai bộ luật thành văn:


Đacmastơra và Đacmasaxtơra. Hai bộ luật này là những lời giáo huấn được rút ra từ
những kinh kệ do tăng lữ Bàlamôn đúc kết thành. Những lời răn dạy đó có tác dụng
như những điều luật nên được nhà nước Magađa sử dụng giống bộ luật thành văn.


<i><b>Quân đội</b></i> của nhà nước Magatđa cũng được tổ chức chặt chẽ và vững mạnh bao
gồm các lực lượng quân đội thường trực, quân đội chư hầu và các lực lượng vũ trang
của các bộ lạc bị chinh phục, bộ binh, kị binh [voi trận, lực lượng hùng hậu duy nhất
trong các quốc gia cổ đại phương Đơng.]. Ngồi ra cịn có các đội chiến thuyền, xuất
thân từ những đội thương thuyền hoạt động ở thời bình. Qn đơi được tổ chức chặt
chẽ hùng hậu với binh chủng đa dạng.


Từ TK I đến TK IV SCN, Ấn Độ rơi vào tình trạng bị phân liệt, chia cắt một
cách trầm trọng, đến năm 320 mới được tái thống nhất. Ấn Độ bước vào thời kỳ
phong kiến.


<b>2.4. Vương triều Giúpta và vương triều Hácsa</b>


Sau giai đoạn Ashôka, do sự tranh giành quyền lực trong chính quyền, xã hội trở
nên rối loạn, nội chiến xảy ra. Đến năm 320 TCN, một thủ lĩnh là Sanđra Giúpta
thống nhất được Ấn Độ, lập ra triều đại phong kiến đầu tiên- triều đại Giúpta đã đưa
Ấn Độ vào thời đại hoàng kim của lịch sử phong kiến Ấn Độ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

rất nhiều. Tuy nhiên, họ cũng học tập được nền văn hóa phát triển cao của Ấn Độ, họ
đã định cư, xây dựng nhiều chùa chiền. Nền thống trị của người Hung Eptalit khơng
có cơ sở kinh tế chính trị vững chắc nên khơng duy trì được lâu. Từ năm 550 trở đi,
vương triều Giúpta hoàn toàn tan rã. Bản thân Giúpta cũng chỉ khống chế ở một vùng
nhỏ hạ lưu sơng Hằng.


Đầu TK VI hình thành vương triều Hácsa, trung tâm của nhà nước ở Canaut.
Đây là thời kỳ tồn bộ phía Bắc Ấn Độ được thống nhất. Thời kỳ này lãnh thổ Ấn Độ


kéo dài xuống tận vùng Trung Ấn. Hácsa được nhân dân Ấn Độ tơn sùng “<i>vị vua</i>
<i>nhân từ, sáng suốt”. Ơng đã đưa ra nhiều chính sách tiến bộ như ruộng đất cho nơng</i>
dân, giảm thuế khố để phát triển sản xuất, phân phát của cho người nghèo với một
chính sách độc đáo “chính sách đại bố thí”. Cứ 5 năm một lần, ơng cho vét ngân khố
để bố thí cho những người nghèo khó khơng phải đi ăn xin: người già, đàn bà góa, trẻ
em, người đứng đầu tơn giáo.


Trong thời kỳ vương triều Giúpta, Hacxa và phong kiến phân tán có một số
chuyển biến lớn về chế độ ruộng đất. Nhà nước ban cấp ruộng đất với hai hình thức:
ban cấp có thời hạn và ban cấp vĩnh viễn. Trên cơ sở ấy đã hình thành nên các loại
ruộng đất:


+ Đất Pátta: phong cho quan lại đương chức, khi nào thôi chức phải trả lại cho
nhà nước nhưng trên thực tế, đất này được cha truyền con nối.


+ Đất Grax: phong cho tăng lữ và đền thờ. Đây là loại ruộng cấp vĩnh viễn, nhà
nước không thu thuế. Họ đã phát canh cho nơng dân.


+ Đất Alơ: hình thành trên cơ sở ruộng đất cơng xã, trong đó có một bộ phận đất
tự do.


Quan lại phong kiến và những người được cấp lập thành giai cấp
Maharaja-những người bóc lột.


Nơng dân lệ thuộc được hình thành do các lực lượng xã hội như Vaisa làm
ruộng, Suđra biến hóa thành và một bộ phận nơ lệ chuyển hóa thành. Họ phải nộp tô
sản vật với mức 2/3 thu hoạch và thực hiện lực dịch với nhà nước, phục vụ trong
những gia đình Maharaja.


Nơ lệ vẫn cịn tồn tại song ngày càng ít, chủ yếu trong các đền miếu chùa chiền.


<b>Trạng thái kinh tế của Ấn Độ dưới thời vương triều Giúpta và Hacsan</b>
Thủ công nghiệp: tiêu biểu là dệt, làm đồ trang sức, luyện sắt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

+ Luyện sắt đạt đến trình độ cao. Sắt và thép khơng gỉ trở thành mặt hàng chính
cho Ấn Độ bn bán ra bên ngoài. Kỹ thuật luyện kim của người Ấn Độ được coi là
cao nhất thế giới bấy giờ.


+ Nghề luyện kim hoàn đạt được thành tựu rất cao, xuất phát từ phong tục tập
quán của người Ấn Độ rất thích đồ trang sức với những mặt hàng đồ trang sức bằng
vàng, bạc, đá quý, ngà voi rất tinh xảo.


Về thương nghiệp, Ấn Độ là đất nước có thương nghiệp rất phát triển, tạo thành
việc buôn bán với con đường thương mại bên ngồi và bên trong. Việc bn bán ở Bắc
Ấn chủ yếu diễn ra trên các con sông. Trên cao ngun Đêcan có những con đường bộ,
cịn ở miền duyên hải người ta dùng thuyền nhỏ ven biển.


Hàng hóa trao đổi rất phong phú: muối, gạo, thóc, hương liệu, gia vị và cả những
mặt hàng xa xỉ. Dù nền kinh tế vẫn mang tính chất tự nhiên nhưng bn bán với bên
ngoài rất nhộn nhịp: cả thương nhân Ấn và thương nhân nước ngồi đều tham gia bn
bán. Thương nhân Ấn buôn bán với các khu vực Trung Quốc, Ai Cập, các nước Đơng
Nam Á. Trong q trình bn bán, họ đã truyền đạt và đem ảnh hưởng của văn minh
Ân Độ đến với các quốc gia Đông Nam Á đặc biệt là vùng các đảo Mã Lai: Java,
Maclaca, Calimantan hình thành nên vùng Ấn Độ bên ngồi tức là “Inđônêxia”- Ấn Độ
<i>hải đảo.</i>


Với Trung Quốc: trong thư tịch cổ của Trung Quốc có ghi chép: đã có thương
nhân Ấn Độ đến hải cảng Quảng Châu buôn bán.


Với vùng Địa Trung Hải tiến hành thông qua hai con đường: qua một nhánh của
con đường tơ lụa và theo đường biển từ Ả Rập đến Hồng Hải. Trên cơ sở đó hình thành


một số thành thị nhộn nhịp ở ven biển: Tampalipti ở cửa ngõ sông Hằng, Broc và Cam
Bây ở Tây Bắc Ấn Độ. Thương nhân người nước ngoài cũng có những bằng chứng cho
thấy ở đây bn bán rất đông: Mã lai, Trung Quốc, Ảrập, La Mã, tạo ra việc bn bán
nhiều chiều. Đó là bằng chứng chứng tỏ xã hội phong kiến đã bắt đầu xuất hiện ở Ấn Độ.
Năm 648, Hácsa chết, đế quốc Hácsa bước vào thời kỳ tan rã, Ấn Độ bị chia cắt
nghiêm trọng.


<b>2.5. Thời kỳ Ấn Độ bị chia xẻ và ngoại tộc xâm nhập (TK VII- XII)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

hiếu chiến. Họ có khả năng chống lại các cuộc xâm lăng của người Hồi giáo Arập
nhưng cũng thường xuyên giao chiến với nhau.


Ở vùng Raputana miền Bắc Ấn Độ có hai tiểu quốc lớn mạnh là Pratiha và Pala.
Trong quá trình phát triển và bành trướng thế lực, hai tiểu quốc này thường xuyên
đụng độ nhau. Các tiểu quốc xung quanh bị cuốn hút vào cuộc nội chiến của hai
vương quốc này trong nhiều thập niên của thế kỷ VII.


Ở phía Nam vùng Đêcan cũng có hàng chục các quốc gia phong kiến tồn tại .
Khi thì hợp, khi thì tan, chẳng mấy khi sự thống nhất được lâu bền. Vào TK VII, tiểu
vương Saliuca ở phía Tây Đêcan là mạnh hơn cả. Nhưng đến TK VIII, tiểu vương này
bị suy yếu và nhường chỗ cho tiểu vương Raxtơracúta- một trong những cường quốc
mạnh ở phương Đông lúc bấy giờ. Tiểu vương Sôla cũng là tiểu vương mạnh với một
lãnh thổ rộng lớn, chiếm cứ một phần xứ Bengan, một phần Nam Ấn và cả đảo
Xrilanca. Nhưng từ TK XI, cả hai tiểu vương này bị suy yếu bởi sự nổi dậy của các
tiểu vương chư hầu và phong trào khởi nghĩa của nông dân.


Ngay sau khi đế quốc Hácsa tan rã, giữa TK VII, người Ảrập Hồi giáo đã tấn
công miền Tây Pengiáp. Môhamet Ibu Kaxim đã lập ở đây hai tiểu vương Hồi giáo là
Mansa và Muntan. Cuối TK X, người Tuốc cũng thường xuyên tấn công Ấn Độ. Năm
1019, thủ lĩnh người Tuốc là Mahơmút tấn công vùng sông Giumma, cướp người,


cướp của rất dã man, tàn bạo. Cả miền Bắc Ấn Độ ln rơi vào tình trạng hỗn loạn
trước cảnh xâm kược của người Tuốc.


Như vậy, trong suốt từ TK VII đến TK XII, Ấn Độ luôn ở trong trạng thái lãnh
thổ bị chia cắt, các cuộc nội chiến và ngoại bang xâm lược diễn ra liên tiếp ở cả miền
Bắc và miền Nam. Tình hình đó ảnh hưởng rất lớn tới trạng thái kinh tế, xã hội trong
suốt 5 thế kỷ này.


<b>Kinh tế</b>


Kinh tế nông nghiệp tuy bị chiến tranh tàn phá nhưng dựa vào đất đai phì nhiêu,
nhất là ở lưu vực những con sông lớn, người ta đã tiến hành canh tác hai mùa trong
năm. Nhiều kỹ thuật canh tác được áp dụng, nhiều loại cây trồng mới được đưa vào sản
xuất. Những tấm văn bia được tìm thấy ở miền Đơng Nam Đêcan cho biết: nhiều làng
có chợ bán lúa và những loại ngũ cốc khác: rau, dừa, gia vị, mía đường, dầu và mỡ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

bằng những loại gỗ quý. Ngồi ra, thợ thủ cơng cịn sản xuất các loại vũ khí, đồ da,
yên cương cho voi, ngựa…


Các thợ thủ công cùng nghề tập hợp lại thành một đẳng cấp riêng biệt, từ đó hình
thành nên nhiều đẳng cấp nghề nghiệp khác nhau: đẳng cấp thợ dệt, thợ bạc, thợ vàng,
thợ giày, thợ vũ khí, thợ chạm gỗ… Các nghề thủ cơng càng phân hóa rõ thì số lượng
các đẳng cấp càng nhiều. Đứng đầu mỗi đẳng cấp là một thủ lĩnh và một hội đồng
đẳng cấp có nhiệm vụ theo dõi việc thi hành các luật lệ đẳng cấp về sinh hoạt và sản
xuất. Nếu một người nào đó vi phạm thì sẽ bị phạt tiền hoặc bị đuổi ra khỏi đẳng cấp.


Tuy thành thị là trung tâm của các hoạt động công thương nghiệp nhưng thành
thị vẫn không tách rời hẳn với nông thôn. Các thợ thủ công thành thị, ngồi nghề
riêng, vẫn có đất đai và tiến hành cày cấy. Tính chất nơng nghiệp đó của thành thị Ấn
Độ cịn được duy trì trong suốt thời kỳ phong kiến.



Ngoại thương của Ấn Độ thời kỳ này vẫn được duy trì. Ấn Độ xuất cảng nhiều
mặt hàng chủ yếu như trước kia là vải, đồ gia vị, hạt tiêu, lúa, đường và những sản
phẩm mỹ nghệ. Đồng thời, Ấn Độ cũng nhập cảng nhiều loại hàng hóa nhưng quan
trọng nhất là ngựa chiến vì các chúa phong kiến đều có nhu cầu xây dựng đội kỵ binh,
phục vụ chiến tranh. Việc mua ngựa chiến thời đó phải thơng qua lái buôn Iran và
Ảrập. Bên cạnh việc trao đổi tự nhiên đã có sự trao đổi bằng tiền tệ.


<b>Xã hội</b>


Trong thời kỳ này, xã hội Ấn Độ bị chia thành các đẳng cấp dựa trên cơ sở nghề
nghiệp. Sự phân chia này còn sâu sắc hơn rất nhiều so với chế độ Vacna ở thời cổ đại
gọi là chế độ đẳng cấp Caxta hau Giati- chữ phạn cổ có nghĩa là nghề nghiệp.


Địa vị cao nhất là đẳng cấp của những người hoạt động tôn giáo và giai cấp
phong kiến.


Thứ hai là đẳng cấp của các thương nhân và những người cho vay nặng lãi. Đẳng
cấp này chia nhỏ ra thành các đẳng cấp khác nhau.


Đẳng cấp thứ ba là đẳng cấp nông dân lớp trên, những người này có ruộng đất và
họ cịn mở rộng được ruộng đất của mình. Dưới đẳng cấp này là đẳng cấp của những
người nông dân lệ thuộc.


Đẳng cấp thấp nhất là đẳng cấp của những người nô lệ, bị đẩy xuống tận cùng
của xã hội. Họ rất đông và cũng được chia thành nhiều đẳng cấp: nô lệ chuyên phục
dịch trong gia đình q tộc, tăng lữ; nơ lệ làm vũ nữ trong nhà chùa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

những người khác đẳng cấp, được tự ý rời bỏ nơi cư trú, khơng được ăn thịt bị, uống
rượu và rất nhiều các tiêu chuẩn được coi là chuẩn mực của giai cấp thống trị.



Theo quy định, người của đẳng cấp nào thì chỉ được quan hệ với người của đẳng
cấp đó. Tất cả hành vi khác bị coi là thiếu đạo đức và bị đuổi khỏi đẳng cấp.


Ví dụ: người thợ thủ công không được phép dùng lược chải đầu, không được thổi
tù và và không được che lọng.


<i>Cơ sở lý luận của đẳng cấp Caxta là đạo Hinđu- Ấn Độ giáo. Đây là một tôn giáo</i>
kế thừa những quan điểm về luân hồi, về sự phân chia đẳng cấp của Bàlamon giáo.
Đồng thời tiếp thu tinh thần bình đẳng của Phật giáo và các tín ngưỡng sở khai: sùng
bái tự nhiên, tơ tem giáo, thờ rắn, bị, khỉ…


Ấn Độ giáo là một tôn giáo đa thần. Trên nhất là một hệ thống tam thần: Thần
Braman- sáng tạo, Thần Visnu- xây dựng, Thần Siva- phá hủy, ác. Sau Tam thần là một
hệ thống các phối ngẫu và các vị thần khác. Giáo lý của Ấn Độ giáo tuyên truyền tinh
thần phải nhẫn nhục chấp nhận trước số phận. Đồng thời đưa ra những chuẩn mực đạo
đức đã chói chân, buộc tay quần chúng. Trong quá trình ấy, Phật giáo cũng bị phân hóa
sâu sắc, bị mất chỗ đứng ở xã hội Ấn Độ.


Các chúa phong kiến tiến hành bóc lột quần chúng nhân dân thông qua các
khoản tiền đánh vào trâu bò, khung cửu, máy ép dầu, xây nhà, cưới xin. Đồng thời
cịn bắt nơng dân nộp những khoản tiền để tu bổ các cơng trình cơng cộng hay tổ chức
hội hè tơn giáo. Do đó, mâu thuẩn giai cấp diễn ra sâu sắc và làm bùng nổ các cuộc
đấu tranh của quần chúng. Nhiều tài liệu văn bia có kể lại những cuộc nổi dậy không
ngừng của nông dân trong vương quốc Sola và những cuộc đấu tranh của vương quốc
Salinca.


Ở thành thị, những cuộc đấu tranh của thợ thủ công và các tầng lớp khác trong
nhân dân cũng thường xuyên diễn ra, trong đó có nhiều cuộc đấu tranh diễn ra dưới
hình thức phong trào dị giáo chống lại Ấn Độ giáo chính thống và cơ cấu đẳng cấp


của xã hội phong kiến Ấn Độ được tôn giáo này bênh vực


<b>2.6. Thời kỳ Xuntan Đêli (1206- 1526)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

nhất. Họ khuyến khích người Hồi giáo cắt đầu người Ấn và cứ 1 người cắt được 20
000 đầu người Ấn Độ được tổ chức lễ mừng trọng thể.


Về mặt khách quan, cuộc xâm lăng của người Hồi giáo Tuyếc đã du nhập nền văn
hoá, văn minh Hồi giáo vào Ấn Độ khiến cho Ấn Độ trở thành một trong những nền
văn minh lớn nhất thế giới thời cổ trung đại. Như vậy, ở Ấn Độ có hai nền văn minh tồn
tại song song: văn minh bản địa và văn minh Hồi giáo.


Thời kỳ đầu, nền thống trị của người Xuntan còn chưa vững chắc, bọn tướng lĩnh
phong kiến Hồi giáo chia cắt đất nước, chiếm cứ từng vùng vẫn chưa thỏa mãn, họ còn
muốn Xuntan ban cấp thêm nhiều đất đai mới và đặc quyền mới. Sau khi Aibếch chết
(1210), những cuộc tranh giành ngôi vua diễn ra rất đẫm máu và liên tiếp ở triều đình
nên chỉ trong vòng 36 năm đã thay đổi tới 6 đời Xuntan. Đồng thời giữa các chúa
phong kiến Hồi giáo cũng diễn ra cuộc chiến tranh tương tàn không ngớt, làm cho Ấn
Độ hết sức rối loạn và suy yếu.


Trong hoàn cảnh đó, Ấn Độ lại nhiều lần bị qn Mơng Cổ đột nhập tàn phá và
cướp bóc vào năm 1221, 1241… Để bảo vệ đất đai của mình, các chúa phong kiến đã tập
hợp lại, dưới sự lãnh đạo của tể tướng nước Xuntan Đêli là Banban, để chống lại Mông
Cổ. Nhờ đó, nhiều cuộc tấn cơng của qn Mơng Cổ bị đẩy lùi.


Năm 1265, Banban lên làm vua, thi hành nhiều biện pháp nhằm củng cố quyền lực
của mình: tổ chức một lực lượng quân đội thường trực rất lớn, khuyến khích người Ấn
Độ theo đạo Hồi, ưu tiên những chức vụ cao trong quan đội và trong bộ máy cai trị, cho
thu thuế và nhiều đặc quyền khác.



Để có thể thống trị nhân dân Ấn Độ, các Xuntan Đêli đã sử dụng chính sách tơn
giáo. Lúc đầu, họ cưỡng bức tôn giáo với nguyên tắc cứng nhắc “Hồi giáo hay là chết”,
bắt người Ấn Độ phải cải tạo theo Hồi giáo, trừ các tín đồ của thiên chúa giáo hoặc Do
Thái; thực hiện chế độ thuế tôn giáo.Những người Ấn Độ giáo bắt buộc phải cải tạo các
đền thờ. Ấn Độ giáo dần bị phá vỡ, những tín đồ nào khơng chịu được cải đạo thì bị
truy bắt.


Về sau, Xuntan Đêli lại thực hiện chính sách “cải đạo theo hồi”, khuyến khích,
đưa ra những miếng mồi ngon về kinh tế, chính trị để họ theo đạo Hồi.


Những người theo Hồi giáo được hưởng nhiều quyền lợi thậm chí là đặc quyền,
đặc lợi. Nếu đối tượng là quý tộc cải đạo sẽ được giữ chức vụ quan trọng trong bộ
máy nhà nước. Những thương nhân cải đạo theo Hồi sẽ được giảm ½ thuế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

Người theo Ấn Độ giáo của bất kỳ đẳng cấp nào khi kết hôn với người Hồi thì đều
trở thành người Hồi. Bên cạnh đó, bản thân giáo lý của đạo Hồi cũng rất hấp dẫn nhân
dân Ấn Độ, kêu gọi giải phóng nơ lệ. Do đó, Hồi giáo đã xâm nhập được vào các tầng
lớp nhân dân Ấn Độ một cách rộng rãi. Nhiều người Ấn Độ đã cải đạo theo Hồi nhưng
đó là những điều mang tính chất tạm thời.


<b>Đối ngoại</b>


Xuntan Đêli dựa vào lực lượng quân đội gồm bộ binh, kỵ binh đều là những người
lính đánh thuê rất thiện chiến có nguồn gốc là người Apganistan, người Tuốc, Ba Tư…
để mở rộng lãnh thổ xuống vùng Nam Ấn.


Thế kỷ XIV, Xuntan DDeeli đã mở rộng lãnh thổ trên khắp bán đảo trừ vùng lãnh
thổ Tây Nam Ấn Độ.


Sau khi Banban chết (1287), tình hình chính trị Ấn Độ trở nên khủng hoảng, rối


ren, các triều vua kế tiếp không thể ổn định được tình hình, cảnh tranh giành ngơi vua
diễn ra gay gắt, đẫm máu. Tình hình đó khiến cho Ấn Độ khơng chống đỡ nổi làn sóng
xâm lăng của người Mông Cổ vào đầu thế kỷ XVI. Năm 1526, Đêli bị người Mông Cổ
chiếm, vương triều Lôđi diệt vong, chấm dứt 320 năm Ấn Độ nằm dưới sự thống trị của
các vương triều Hồi giáo.


<b>Kinh tế</b>


Kể từ khi nền thống trị của Xuntan Đêli được xác lập, quyền sở hữu ruộng đất của
nhà nước được mở rộng. Nhà nước cho thu tơ ruộng dưới nhiều hình thức:


- Loại Ichta, người được cấp là Ichtađa- những người có chiến cơng và thủ lĩnh
qn sự. Họ có quyền thu thuế trên phần đất Ichta để ni sống gia đình và trả
lương cho binh lính. Họ khơng được quyền thừa kế, chuyển nhượng và buôn
bán. Nhưng từ nửa sau thế kỷ XIV, Ichta đã có quyền thừa kế.


- Loại Đamin, người được cấp gọi là Đaminđa, đối tượng được cấp là những quý
tộc Ấn Độ thần phục. Họ được giữ lại phần tô thuế thu được nhưng nhà nước
lại cho phép họ giữ lại hồn tồn phần thu ngồi. Đamin có thể được thừa kế,
chuyển nhượng. Trên cơ sở đó hình thành nên một chế độ bao thầu ruộng đất,
người nông dân bị bóc lột một cách nặng nề.


- Loại Halixo là đất đai thuộc quyền sở hữu của nhà nước, giao thẳng cho người
nông dân canh tác và nộp thuế.


- Loại 4 là đất của tư nhân giao cho nông dân canh tác. Người nông dân lĩnh canh
với mức thuế không quy điịnh. Số lượng ruộng này không nhiều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

Thời Xuntan Đêli, nơng nghiệp giữ vai trị quan trọng trong nền kinh tế Ấn Độ,
được nhà nước chú ý đặc biệt là việc xây dựng các cơng trình thủy lợi và mở rộng diện


tích canh tác. Xuntan Ala Útđin (1296- 1316) đã cho xây dựng một hồ chứa nước rất
lớn ở ngoại thành Đêli, dài 0,5 dặm và rộng 0,4 dặm, nhờ đó đã tưới cho cả một vùng
rộng lớn để trồng trọt. Theo lệnh của các Xuntan, nhiều vùng ở chung quanh Đêli được
phát quang để trồng trọt. Nhờ vậy, diện tích gieo trồng được mở rộng, nhiều làng mới
mọc lên. Người ta trồng nhiều loại cây nhưng lúa là cây trồng chính với 21 giống lúa.
Các biện pháp thâm canh và các kỹ thuật canh tác được chú ý, năng suất trong nơng
nghiệp tăng lên, có thể thu hoạch 2 hoặc 3 vụ một năm. “ Các vùng trở nên phồn thịnh.
<i>Ruộng đồng nối ruộng đồng, vườn tược nối vườn tược, làng ấp nối liền làng ấp”.</i>


<i>Thủ công nghiệp vẫn tiếp tục phát triển, đặc biệt là những nghề thủ công truyền</i>
thống như nghề dệt, nghề làm đồ trang sức. Kinh tế riêng rẽ của các thợ thủ cơng là
hình thức hoạt động chủ yếu của sản xuất thủ cơng nghiệp. Theo hình thức sản xuất này
thì người thợ thủ cơng thường có sự giúp đỡ của những người trong gia đình, đảm
nhiệm tồn bộ q trình sản xuất ra vật phẩm với cơng cụ và nguyên liệu riêng. Sản
phẩm làm ra được đem bán ở thị trường địa phương hoặc theo sự đặt hàng của quý tộc
quan lại phong kiến.


Thời Xuntan Đêli xuất hiện nhiều thành phố lớn. Đó là nơi trú ngụ của Xuntan và
quan lại cai trị địa phương nên có nhu cầu rất lớn về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và
thủ cơng nghiệp. Do vậy, thành phố là nơi có thủ công nghiệp phát triển. Khác với nông
thôn, thủ công nghiệp ở thành phố có sự phân cơng giữa các ngành nghề khá tỉ mỉ.
Ngồi các thợ thủ cơng tự do, ở thành phố cũng có những thợ thủ cơng lệ thuộc làm
việc trong các xưởng thủ công nhà nước, để sản xuất ra những vật dụng cần thiết trong
sinh hoạt hàng ngày của Xuntan. Điều đặc biệt là trong các thành thị Ấn Độ, binh lính
chiếm số lượng lớn.


Ngoại thương phát triển giống các thời kỳ trước. Có một điểm khác là thành thị
thường gắn với các hải cảng ở vịnh Bengan, biển Ảrập và một số điểm khác trên các
đèo ở dọc các đường thương mại lớn. Các Xuntan Đêli có hoạt động bảo trợ cho thương
nghiệp.



<i>Hạn chế</i>


Nền kinh tế thời Xuntan Đêli có sự phát triển nhất định nhưng chỉ có lợi cho giai
cấp thống trị, cịn quần chúng nhân dân thì vẫn cực khổ do chịu thuế khóa nặng nề,
chiến tranh tàn phá và sự thù hận về tơn giáo. Do đó, những mâu thuẫn giai cấp, tôn
giáo trong xã hội nước Xuntan Đêli rất gay gắt.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

Trong các thế kỉ XIII- XIV, đời sống của quần chúng nhân dân lao động hết sức
điêu đứng vì ách thuế má nặng nề và vì sự chèn ép tàn nhẫn của các quan lại.


Dưới thời Môhamet, nông dân đã nổi dậy đốt thóc giống, bỏ súc vật, trốn vào rừng
lập căn cứ, rồi tiến hành đánh phá nhà cửa của bọn quý tộc phong kiến ở nhiều nơi.


Thời kỳ này xuất hiện nhiều giáo phái đi truyền bá trong nhân dân tư tưởng về
lòng yêu thương con người, về sự bình đẳng của mọi người trước thượng đế và kêu gọi
những nhà cầm quyền quan tâm đến cuộc sống của nhân dân, giúp đỡ những người bị
đau khổ.


Thời Ala Útđin có một cuộc khởi nghĩa lớn của nhân dân. Những người khởi
nghĩa đa giết một tên quan cai trị thành phố, mở cửa ngục để thả tù nhân, chiếm quốc
khố và kho vũ khí, lấy tiền bạc, vũ khí phân phát cho những người khởi nghĩa. Cuộc
khởi nghĩa kéo dài trong một tuần thì bị trấn áp.


Đầu thế kỷ 15, phong trào đấu tranh của các giáo phái bùng lên ở nhiều nơi trên
đất Ấn Độ. Những nhà tư tưởng của phong trào này đều phủ nhận sự phân chia đẳng
cấp trong xã hội, tuyên truyền về sự bình đẳng của mọi người trước thần linh và chủ
trương không phân biệt địa vị xã hội và tơn giáo, tín ngưỡng. Họ cho rằng, thần sinh ra
mọi người từ một vật thể như nhau, do vậy, người Ấn giáo, người Hồi giáo hay người
của bất kỳ tôn giáo nào cũng đều như nhau, khơng có gì phải phân biệt.



Như vậy, cuộc đấu tranh của quần chúng nhân dân Ấn Độ dưới thời Xuntan Đêli
tuy diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng đều giống nhau về mục đích là
chống ách áp bức phong kiến và sự phân biệt về đẳng cấp, tơn giáo, địi sự bình đẳng về
mọi mặt giữa các tầng lớp, giai cấp. Những cuộc đấu tranh đó phần lớn bị đàn áp đẫm
máu nhưng nó đã góp phần làm cho các vương triều Xuntan Đêli suy yếu và sụp đổ vào
năm 1526.


<b>2.6. Thời kỳ Môgôn (1526- 1857)</b>


Năm 1526, người Mông Cổ xâm lược Ấn Độ, đã thay thế triều đại Xuntan Đêli
thống trị Ấn Độ và được gọi là thời đại Môgôn.


So với thời đại Hồi giáo thì triều đại Mơng Cổ ở Ấn Độ đỡ dã man, tàn bạo hơn.
Vì vậy, lịch sử Ấn Độ vẫn tiếp tục phát triển và đạt được những thành tựu rực rỡ.
Trong đó giai đoạn của vua Ácba cai trị được đánh giá cao nhất. Ông là vị vua sáng
suốt, quan tâm đến cai trị và đưa vào chính sách cai trị nhiều cải cách hợp lý, khuyến
khích sản xuất và chăm lo đời sống cho nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

Ácba đích thân bổ nhiệm quan lại lớn nhỏ từ trung ương tới địa phương. Giúp
việc cho hồng đế có 4 quan thương thư: Tể tướng, tài chính, Triều trưởng, Giáo
trưởng phụ trách các lĩnh vực quan trọng nhất của triều đình: quân sự, tài chính, kho
tàng, cơng xưởng và tơn giáo. Mọi quyền hành đều nằm trong tay hoàng đế. Ácba chia
lãnh thổ thành 15 tỉnh và cử quan lại đến cai trị. Đứng đầu mỗi tỉnh là tổng đốc. Dưới
tổng đốc là các chức quan trơng coi các cơng việc tài chính, qn sự, tôn giáo


2. Kinh tế


Quản lý chặt chẽ ruộng đất và nông dân công xã, cho đo đạc và phân loại chất
đất để định ra mức thuế với người nông dân theo loại đất. Khoảng 1/6 đến 1/3 hoa lợi


lúc đầu là thu tô hiện vật.


Năm 1574 ông quyết định thay tô hiện vật bằng tô tiền, lấy giá cả và mức thuế
trung bình của tất cả các vùng trong vòng 10 năm rồi xác định mức thuế. Nhưng càng
về sau, cách tính thuế càng bộc lộ những hạn chế. Vì thế, trong những năm 1585,
1586, 1588, 1590, chính quyền Ácba lien tiếp hạ mức thuế có nơi 10%, có nơi 20%.


Quản lý chặt chẽ giai cấp quý tộc. Ácba sử dụng 40% ruộng đất canh tác để ban
cho quý tộc lớn và công thần với thời hạn không quá 10 năm, trong thời hạn đó có thể
bị tịch thu bất cứ lúc nào. Đất ấy gọi là Giaghiđa và người được phong là Giaghia. Họ
phải phục tùng hoàng đế và thực hiện mọi nghĩa vụ với hoàng đế trong đó có nghĩa vụ
quân sự.


Lực lượng quân đội của các Giaghia khoảng từ 100 đến 5000 lính, khơng được
hơn. Mức tơ được thu từ 50- 75.000 rubi, trong đó 50 rubi là phần tô cứng nhà nước
quy định, nếu tăng them cũng không được thu them quá 25 rubi. Tuy nhiên, những
người Giaghia thường thu tăng them lên rất nhiều có lúc lên tới 9 lần nên đời sống
nhân dân rất nghèo khổ. Với những quý tộc Ấn Độ không thần phục hoặc chống đối,
Ácba tịch thu ruộng đất, chia cho nông dân canh tác và phải nộp 1/3 hoa lợi cho nhà
nước. Loại đất này chỉ chiếm 10% nhưng lại là nguồn thu chính của nhà nước với
165,5 triệu rubi.


3. Xã hội, nhiều vấn đề xã hội với những đạo luật rất tiến bộ được ban hành: đạo
luật cấm tảo hôn; đạo luật cấm thiêu chết người phụ nữ góa chồng và cho phép họ tái
giá; bãi bỏ chế độ nô lệ, chế độ cúng tế; bãi bỏ thuế thân với những người Ấn Độ
không cải đạo…


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

Pháp đã vào xâm chiếm Ấn Độ. Cuối cùng, thực dân Anh với tiềm lực kinh tế, quân sự
mạnh hơn cả đã đánh bại các nước thực dân khác, độc chiếm Ấn Độ vào năm 1857.



Dưới thời Mơngơn, nền kinh tế có bước phát triển nhất định, tuy nhiên so với
thời kỳ trước thì khơng bằng. Đến giữa TK XVIII, nền kinh tế nông nghiệp bị phá
hoại nghiêm trọng, nạn đói thường xuyên xảy ra. Năm 1630- 1632, do chiến tranh liên
miên, người Mông Cổ Trung Á khơng thích hợp với chính sách định cư và canh tác
nơng nghiệp.


Thủ cơng nghiệp có phát triển nhưng khơng bằng thời kỳ trước do người Mông
Cổ Trung Á thực hiện chính sách phân biệt phường hội với người Ấn Độ.


Thương nghiệp phát triển hơn cả so với nông nghiệp và thủ công nghiệp, buôn
bán trong nước khá phát triển với con đường buôn bán là sông Ấn và song Hằng, hàng
hóa khá phong phú. Giá cả giữa các vùng chênh lệch không đáng kể.


Các thành thị thời kỳ này cũng có sự phồn thịnh: kinh đơ Đêli, hải cảng Điu
nhưng không phải do sự phát triển kinh tế nông nghiệp và thủ cơng nghiệp mà do
những hoạt động chính trị: trong các thành thị chủ yếu là những nhà chỉ huy quân đội.


<b>3. Văn hóa Ấn Độ thời cổ trung đại</b>
3.1. Văn hóa Ấn Độ thời cổ đại
<i><b>Chữ viết</b></i>


Người Ấn Độ sớm có chữ viết như chữ cổ vùng sống Ấn từ 3000 năm TCN, chữ
cổ vùng sơng Hằng có từ 1000 năm TCN. Ban đầu là kiểu chữ đơn giản Brami, được
dùng để khắc trên cột đá Asôka rồi sáng tạo thành hệ chữ Phạn (Sanskrit) được hồn
thiện từ thời Asơka cả chữ viết và ngữ pháp. Ngôn ngữ Phạn được dùng phổ biến dưới
thời Giupsta trong việc viết bia. Ngồi ra cịn có chữ Pali dùng viết kinh nhật. Ngôn
ngữ và văn tự phát triển là điều kiện để truyền tải, truyền bá văn hóa Ấn Độ.


<i><b>Tín ngưỡng- Tơn giáo</b></i>



Ấn Độ từ mấy nghìn năm trước được coi là “thiên đường” của các thần linh. Vào
thời ấy, trên thế giới này không ở nơi nào như Ấn Độ, các thần linh nhiều đến thế và
được tổ chức lễ hội long trọng đến thế. Ban đầu chưa phải là một hệ thống thần thánh
hoàn chỉnh mà là tín ngưỡng tâm linh: Yakshas là thần Cây, Bodhi- cây bồ đề, Naga- rắn
thần, Hanuman- Khỉ thần, Nandi- bò thần… là những tinh linh đầu tiên được nói tới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

Trong tôn giáo sơ khai ấy, không dùng đền, đúc tượng, chỉ có bàn thờ và thần chú đọc
lên khi tế lễ mà thôi.


Những cuộc di dân, những cuộc xâm lược của các tộc người đã mang vào Ấn Độ
những tôn giáo mới: Phật giáo, Ấn giáo, Kỳna giáo (đạo Giaina).


<b>Phật giáo là tôn giáo lâu đời và bản địa của Ấn Độ xuất hiện vào khoảng thế kỷ</b>
VI TCN ở miền Bắc Ấn Độ. Người sáng lập là hồng tử Xitđacta Gơtama. Theo
truyền thuyết về Phật giáo Gơtama từ bỏ gia đình năm 30 tuổi trở thành một tu sĩ ẩn
dật và quyết định đi tìm con đường để giải phóng nhân loại khỏi đau khổ. Sau 7 năm
tu hành đắc đạo, hoàng tử trở thành phật (người khai sáng, người đắc đạo) và truyền
bá học thuyết của mình trong vịng 40 năm

.



Đạo Phật đi vào quần chúng nhân dân bởi những tư tưởng bình đẳng của tôn
giáo, bởi ảo tưởng hão huyền của tôn giáo và bởi những hứa hẹn được giải thoát ở thế
giới bên kia bởi những đau khổ đang xảy ra trên trần thế. Đạo Phật đã hấp dẫn giai
cấp thống trị. Một mặt nó đã lên án tính cát cứ của thị tộc, mặt khác nó lại định hướng
cho nhân dân lao động trong việc dung hịa với những bất bình của xã hội, tuyên
truyền cho quần chúng nhân dân tư tưởng phục tùng, cam chịu.


Giáo lý phật giáo kế thừa Vêđa có phần khơng rõ ràng, triệt để nhưng những
biện pháp, những con đường và phương pháp thực hiện đã có ý nghĩa tích cực, đáp
ứng yêu cầu của xã hội Ấn Độ trong 6 TK cuối TCN. Đó là những biện pháp rèn
luyện đạo đức và bản lĩnh, phát triển sự khuyến khích xóa bỏ ranh giới chật hẹp cũ


của cơng xã tiểu quốc, khuyến khích sự thống nhất và phát triển cao hơn của xã hội.


Sau thời cực thịnh của Phật giáo dưới triều vua Asôka và Kanisca, Phật giáo dân
tách thành hai phái: tiểu thừa (chủ yếu ở vùng Nam Ấn, Xrilanca…) và đại thừa (Bắc
Ấn, Tây Tạng, Mơng Cổ, Trung Quốc…). Do vậy, giáo lý ít nhiều có sự khác đi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b>Kỳna giáo hay đạo Giaina cũng là một tôn giáo bản địa của Ấn Độ được hình</b>
thành từ thế kỷ VI TCN. Sự ra đời của đạo này cũng bắt đầu bằng một câu chuyện
mang tính huyền thoại từ nhân dân. Một thanh niên con nhà giàu tỉnh Vaishali năm 31
tuổi đã từ chối và phủ nhận toàn bộ thế giới hiện hữu, lột bỏ quần áo, lang thang khắp
vùng Bengal đi tìm sự thanh khiết. Ơng được nhóm đồ đệ mang tên Gina (nghĩa là
chinh phục) tôn làm đại sứ đồ, đại anh hung, đem ánh sáng, sáng tạo cho Ấn Độ. Các
đồ đệ tự gọi là đạo Giaina và vị đại sứ đồ thánh đức Mahavira.


Đạo Giaina phủ nhận thượng đế và thờ tất cả các thánh thần trong lịch sử cũng
như trong huyền thoại. Linh hồn là cao cả và quan trọng nhất. Muốn cứu rỗi, con
người phải thực hành giới luật Ahimsa (bất tổn sinh, khơng gây thương tích cho mọi
sinh vật) và những quy định khắt khe trong đời sống. Những nghi thức có vẻ kỳ cục
như việc cởi bỏ y phục đi ngoài đường hoặc cùng lắm là cuốn một miếng vải nhỏ
quanh hông đã làm cho đạo này có tín đồ khơng đơng lắm. Tuy nhiên, đạo Giaina vẫn
tồn tại ở Ấn Độ ngày nay.


<b>Văn học</b>


Ấn Độ là một nước có nền văn học rất phát triển.
<i>Vêđa</i>


Vêđa vốn nghĩa là hiểu biết. Vêđa có 4 tập là Rig Vêđa, Xama Vêđa, Yagiua
Vêđa và Atac Vêđa. Ba tập Vêđa trên bao gồm những bài ca và những bài cầu nguyện
phản ánh tình hình người Arya tràn vào Ấn Độ, tình hình tan rã của chế độ, tình hình


cư dân đấu tranh với thiên nhiên như hạn hán, lũ lụt. Trong đó Atac Vêđa chủ yếu bào
gồm các bài chú nhưng nội dung mà tập Vêđa này đề cập đến các mặt như chế độ
đẳng cấp, việc hành quân, chữa bệnh, đánh bạc và cả tình u nữa.


Nói về uy quyền của đẳng cấp Bàlamon khi họ làm cố vấn tôn giáo cho nhà vua,
Atac Vêđa viết:


Sắc hơn lưỡi búa
Sáng hơn ngọn lửa


Vang hơn tiếng sét của Inđra


Cố vấn của người như thế chính là ta
<i>Sử thi</i>


Ấn Độ có hai bộ sử thi đồ sộ là Mahabharata và Ramayana. Hai bộ sử thi này
được truyền miệng từ nửa đầu TNK I TCN rồi được chép lại bằng khẩu ngữ, đến các
thế kỷ đầu cơng ngun thì được dịch ra tiếng Xancrit.


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

Viasa. Chủ đề của tác phẩm này là cuộc đấu tranh trong nội bộ một dòng họ đế vương
ở miền Bắc Ấn Độ. Bởi vậy, tập thơ lấy tên là Mahabharata nghĩa là “Cuộc chiến
tranh giữa con cháu Bharata”.


Bộ sử thi này đã miêu tả rất nhiều cảnh khác nhau với những chi tiết li kì như
cảnh ăn chơi xa hoa ở chốn cung đình, những cuộc tình duyên éo le nhưng chung
thủy, những cảnh sinh hoạt trong xã hội lúc bấy giờ và đậm nét nhất là cảnh chiến đấu
anh dũng nhưng vô cùng thảm khốc. Hơn nữa cùng với thời gian, những câu chuyện
như vậy không ngừng được bổ sung vào làm cho tác phẩm càng thêm phong phú.


Ramayana có 7 chương, tương truyền rằng tác giả là Vanmiki. Chủ đề của tác


phẩm này là câu chuyện tình dun giữa hồng tả Rama và người vợ chung thủy Sita.


Hai bộ sử thi này là những cơng trình sáng tác tập thể của nhân dân Ấn Độ trong
nhiều thế kỷ là niềm tự hào của nhân dân Ấn Độ trong hai ngàn năm nay. Cho đến
nay, các nhà văn nghệ sĩ Ấn Độ thuộc các ngành thơ kịch, họa, điêu khắc… vẫn tìm
được ở trong hai tác phẩm vĩ đại ấy nhiều đề tài và cảm hứng để sáng tác.


Từ cuối TK X về sau, ngoài văn học tiếng Sanxkrit đã xuất hiện nhiều tác phẩm
văn học viết bằng các loại phương ngữ khác nhau.


Vào thế kỷ XIII, nhà thơ Tíchcala đã dịch 15 chương trong bộ sử thi
Mahabharata ra tiếng Têlugu, làm cho nền văn học cổ điển ngày càng được phổ cập
rộng rãi.


Dưới triều Môgôn, có một số nhà thơ đã sáng tác bằng tiếng Ba Tư. Tuy nhiên,
phong phú nhất vẫn là nền văn học bằng tiếng Inđi và các loại ngôn ngữ địa phương
khác. Thiên đường ca Ramayana do Tunxi Đát viết bằng tiếng Inđi là một tác phẩm
nổi tiếng được nhân dân rất ưa thích.


Tập thơ Xuốc của nhà thơ mù Xuốc Đát viết bằng một phương ngữ khác trong
tiếng Inđi mà chủ đề chính là chủ nghĩa anh hung và tình yêu cũng là một tác phẩm có
giá trị.


Những bài ca du dương, gọi cảm ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên Ấn Độ của ca sĩ
kiêm nhà thơ Tanxen cũng rất nổi tiếng. Đặc trưng chung của nền thi ca giai đoạn này
là dùng ngôn ngữ dân gian chứ không dùng ngơn ngữ cung đình, đồng thời sử dụng
nhiều chất liệu trong văn học dân gian, phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng
nên được nhân dân thích thú.


<b>Nghệ thuật</b>


<i>Mỹ thuật</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

đều có ở nơi người thợ thủ công- nghệ sĩ Ấn Độ. Các đồ trang sức, đồ thờ cúng bằng
đồng, bạc, vàng được chạm trổ, dệt, vẽ thêu thật tinh xảo và độc đáo. Ở thành phố
Giaipua, người ta đã tìm thấy sản phẩm có màu đen đỏ như ánh lửa trên nền vàng như
móc, tràm, châu ngọc, dây đeo, dao, lược… muôn dáng vẻ chạm khắc hoa lá, thú vật
hoặc thánh thần. Một miếng bảo thạch bé tí tẹo dùng cho người Bàlamon đeo cổ được
trạm trổ tới 15 vị thần ở những tư thế khác nhau. Khi cầm trong tay những xấp vải
nhiều màu, những chiếc khăn mịn màng nhiều sắc, nhiều hình thù được thêu ren, được
vẽ nhuộm cầu kỳ, khéo léo, ta cảm nhận được sự tài hoa của người thợ thủ công- nghệ
sĩ Ấn Độ, nó vẫn được bảo tồn đến tận bây giờ.


<i><b>Âm nhạc</b></i>


Người Ấn Độ xưa yêu thích ca hát với tâm hồn bình dị và trong sáng. Nhạc cụ là
phương tiện của múa ca và được sản xuất nhiều. Có nhiều loại trống đủ hình đủ cỡ,
nhiều ống sao, ống tiêu trang trí tỉ mỉ và cả những cây kèn hình con rắn uốn khúc.
Nhạc Ấn Độ cổ xưa (như một thứ nhạc đồng quê) rất du dương và êm tai khơng biết
đến hịa âm, phối âm phức tạp. Giống như nhiều loại hình khác, chủ đề chính của âm
nhạc thờ kỳ này vẫn là tơn giáo và tình yêu, lời ca tiếng hát hòa cùng những âm điệu
đơn xơ và có phần tùy hứng ngay cả trong ban nhạc của vương triều là rõ nét nhất của
âm nhạc Ấn Độ cổ. Tuy có rất nhiều người sành nhạc ngay cả trong tầng lớp quý tộc,
quan lại nhưng ở Ấn Độ khơng có thiên tài âm nhạc mà chỉ có những người làm nghề
ca hát. Ơng vua triết nhân trong lịch sử Ấn Độ- Asôka cũng là người giỏi âm nhạc.
Ban nhạc triều đình của ơng được chu cấp hậu hĩnh và có nhiều tài năng.


<i><b>Về điêu khắc</b></i>


Sự xuất hiện Phật giáo ở buổi ban đầu với sự nghiêm cấm “khơng được vẽ đục
hình đàn ơng, đàn bà” đã hạn chế nhiều đến điêu khắc. Nhưng không bao lâu sau, sự


cấm đoán giảm bớt đáng kể. Ban đầu các nhà điêu khắc mới chỉ chạm trổ trên các
phiến đá dùng làm hàng rào xung quanh các tháp Phật hay xung quanh các nấm mồ.
Các nhà điêu khắc TK XIX khẳng định: các bức trạm trổ trên tường rào chùa, tháp
Phật ở Amaravati là đóa hoa đẹp nhất của ngành điêu khắc Ấn Độ cổ đại. Về sau,
tượng Phật mới được tạo nên ngày một nhiều, trong đó tiêu biểu nhất là pho tượng
bằng đá ở Ganđara. Ngồi ra, cịn có các tượng thần đạo Hinđu như thần Visnu, thần
Siva… Các tượng thần này được thể hiện dưới hình tượng nhiều đầu, nhiều mặt, nhiều
tay và nhiều khi có hình thù rất đáng sợ.


<i><b>Về kiến trúc</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

nhà tắm công cộng mới chỉ được xây dựng bằng gạch. Đến thời vương triều Môrya,
nghệ thuật kiến trúc đá mới bắt đầu phát triển mà cơng trình tiêu bieuere là cung điện,
chùa, tháp, trụ đá…


Tháp là cơng trình kiến trúc dùng để bảo tồn di vật của Phật. Trong số các tháp
cịn giữ lại đến ngày nay điển hình nhất là tháp Sanchi ở Trung Ấn, xây từ TK III
TCN. Tháp này xây bằng gạch, hình nửa quả cầu, cao hơn 16m, xung quanh có lan
can với 4 cửa lớn. Lan can và cửa đều bằng đá và được cham trổ rất đẹp.


Trụ đá là một cơng trình kiến trúc để thờ Phật. Những trụ đá này trung bình cao
15m, nặng 50 tấn, trên đó có chạm 1 hoặc nhiều con sư tử và các hình trang trí khác.
Các sắc lệnh của Ashôka thường được khắc trên các trụ đá đó. Trong các trụ đá cịn
lại nổi tiếng nhất là trụ đá ở Xáccan. Trên đỉnh trụ đá này có trạm hình 4 con sư tử
chụm đi vào nhau, mặt nhìn ra 4 hướng trong tư thế tự vệ. Dưới sư tử có hình bánh
xe ln hồi. Hình tượng này ngày nay đã trở thành quốc huy của Ấn Độ. Bên dưới lại
có một bơng sen đá đồ sộ hướng lên trên những cánh hao mềm mại, uốn xuống phía
dưới. Trong quan niệm của Ấn Độ, bông sen với nhị hoa ở giữa tạo nên một ngai đẹp
nhất trong thiên nhiên.



Trong sự phát triển của kiến trúc Ấn Độ, chúng ta khơng thể khơng nói tới
những hang đục vào núi đá, được chống đỡ bởi các hàng cột đá đồ sộ với những
đường soi tỉ mỉ. Đầu cột chạm khắc nhiều hình trạm nổi thể hiện hoa lá, thú vật, cỏ
cây mà nhìn vào chúng ta có thể hiểu được sự kiên nhẫn và lòng nhiệt thành của nghệ
sĩ lớn tới mức nào. Tiêu biểu cho loại cơng trình này là những gian chùa hang ở
Ajanta. Dãy chùa hang Ajanta gồm tất cả 29 gian dùng để làm nơi thờ Phật, nơi giảng
kinh và nơi ở của các nhà sư.


Đến thời Xuntan Đêli và thời Môgôn, cùng với việc đạo Hồi trở thành quốc giáo,
ở Ấn Độ xuất hiện những cơng trình kiến trúc mới xây dựng theo kiểu Trung Á và
Tây Á. Đó là những nhà thờ Hồi giáo, cung điện, lăng mộ mà đặc điểm chung của lối
kiến trúc này là mái trịn, cửa vịm, có tháp nhọn. Có khi các cơng trình này cịn kết
hợp với phong cách truyền thống của Ấn Độ như xây theo lối có bao lơn lộ thiên, có
cột chống, thanh thốt…


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

<b>Khoa học tự nhiên</b>
<i><b>Thiên văn học</b></i>


Những nhà tu hành Ấn Độ đã thờ phụng tự nhiên và quan sát tự nhiên để bồi bổ
kiến thức ít ỏi của mình để thờ phục, gieo trồng và chữa bệnh. Đây là cơ sở cho ngành
thiên văn học ra đời. Khoảng năm 425 TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện một bộ sách thiên
văn cổ. Nhà toán học và thiên văn học lớn nhất thời ấy là Aryabhata đã giảng giải khá
chi tiết về nhật thực, nguyệt thực, hạ chí, đơng chí, xuân phân, thu phân đồng thời
khẳng định rằng quả đất trịn và ngày ngày quay quanh trục nó. Ơng đã đi trước các
nhà phục hưng châu Âu khi viết rằng “Mặt trời đứng yên là vì quả đất quay quanh
<i>trục của nó nên ta mới thấy các vì tinh tú mọc rồi lại lặn mỗi ngày mỗi đêm”. </i>


Trên cơ sở đó, người Ấn Độ đã tạo ra niên lịch từ khá sớm. Buổi đầu, họ dùng
niên lịch có 12 tháng, về sau dương lịch được du nhập vào Ấn Độ: 1 năm được chia
thành 12 tháng gọi tên theo 12 cung hồng đới, tuần lễ có 7 ngày cũng theo tên các


tinh tú như lịch Hy Lạp- Rơma.


<i><b>Tốn học</b></i>


Sự phát triển của thiên văn học đã thúc đẩy khoa hình học và số học phát triển.
Người Ấn Độ có một phát minh tưởng chừng như rất bình thường nhưng kỳ thức là
một phát minh vô cùng quan trọng. Đó là việc sáng tạo ra chữ số 0 mà người ta tưởng
lầm đó là thành tựu của người Arập. Họ đã biết đến 8 phép tính cơ bản của số học
(cộng, trừ, nhân, chia, bình phương, tam thừa, căn số bậc hai, bậc ba) và những khái
niệm về số vô tỉ, lý thuyết về đại số cao cấp, về lượng giác học… Tài liệu sớm nhất về
chữ số này là các bia đá Ashôka khắc từ TK III TCN.


Người Ấn Độ cổ- trung đại cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong
ngành thực vật học và y dược học. Về dược liệu, người Ấn Độ biết sử dụng cả hai loại
vô cơ và hữu cơ. Trong khoa học giải phẫu, tuy chưa có hiểu biết chính xác về cơ thể
con người nhưng thầy thuốc Ấn Độ đã có thể mổ bụng bệnh nhân lấy sạn trong bang
quan, mổ bụng để lấy thai nhi, giải phẫu thẩm mĩ. Người Ấn Độ rất quan tâm đến
khoa trường sinh học, chú ý phịng bệnh, giữ gìn vệ sinh. Các thầy thuốc luôn phải lấy
lương tâm nghề nghiệp làm trọng. Khi mới hành nghề, họ phải đọc lời thề của
Charaka giống như các thầy thuốc phương Tây đọc lời thề của Hipocrat. Cùng với y
học và do yêu cầu của kỹ nghệ nhuộm, thuộc da, chế tạo xà phịng, thủy tinh, xi măng
mà ngành hóa học đã sớm ra đời và phát triển.


Câu hỏi ôn tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

2. Các vương triều Hồi giáo Đêli đã thực hiện chính sách gì trong q trình
thống trị ở Ấn Độ? Phân tích rõ những hậu quả của chính sách này?
3. Bối cảnh lịch sử, nội dung và tác dụng cải cách của Ácba?


4. Hãy nêu và phân tích một số thành tựu tiêu biểu trong lĩnh vực văn hóa


Ấn Độ cổ trung đại?


<b>Chương 4: TRUNG QUỐC CỔ- TRUNG ĐẠI</b>
<b>(8 tiết)</b>


<b>1. Điều kiện tự nhiên và dân cư</b>
<i><b>Điều kiện tự nhiên</b></i>


Trung Quốc cổ đại chỉ là một dải đất hẹp nằm giữa hai con sơng Hồng Hà và
Trường Giang. Địa hình thấp dần từ Tây sang Đông. Miền Tây gồm những cao
nguyên rộng lớn nhiều đồng cỏ, nhiều khống sản phong phú. Miền Đơng chuyển dần
từ vùng núi sang vùng đồi thấp xuống các bình nguyên ven biển, do các sông bồi đắp
phù xa nên đất đai màu mỡ, có giá trị kinh tế nơng nghiệp cao.


Về khí hậu, miền Tây xa biển nên có khí hậu lục địa khơ khan, mùa đơng lạnh,
mùa hè nóng, lượng mưa ít. Miền Đơng, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm ướt, mưa nhiều
nhưng lượng mưa thất thường, khơng đều quanh năm.


Về sơng ngịi, chảy qua lãnh thổ Trung Quốc là hai con sơng lớn Hồng Hà và
Trường Giang. Cả hai con sông đều bắt nguồn từ vùng rừng núi Trung Á ở phía Tây và
đổ ra biển Đơng. Hai sơng này có thuỷ lượng lớn, đặc biệt từ mùa hạ chuyển sang mùa
thu, thường gây ra lũ lụt lớn. Sau lũ lụt, hai con sông này để lại những lớp phù xa màu
mỡ, bồi đắp lên những đồng bằng phù xa màu mỡ như đồng bằng Hoa Bắc, tạo điều
kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế nơng nghiệp trong điều kiện cơng cụ lao động cịn
tương đối thô sơ. Nơi đây trở thành cái nôi của nền văn minh cổ đại Trung Quốc.


<b>Cư dân</b>


Khoảng 1700000 năm, trên lãnh thổ Trung Quốc đã có con người sinh sống, khi
đó là một lồi vượn người gọi là vượn nguyên mưu. Tuy nhiên, nguồn gốc chính của


cư dân Trung Quốc là tộc người Mơng cổ với hai tộc chính là tộc Hạ (hình thành trên
trung lưu sơng Hồng Hà) và tộc Thương (hình thành trên hạ lưu sơng Hồng Hà).


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

<b>2. Lịch sử Trung Quốc thời cổ đại</b>


<b>2.1. Tiến trình lịch sử Trung Quốc thời cổ đại</b>
<b>Triều Hạ</b>


Thời gian hình thành triều Hạ từ TK XXI TCN đến TK XVI TCN (439 năm) trải
qua 17 đời vua. Bộ máy nhà nước triều Hạ được thành lập mang tính chất sơ khai.
Kinh đơ đầu tiên đóng ở vùng Dương Trạch (Hà Nam) đến đời vua cuối cùng, kinh đô
được chuyển về Lạc Dương. Lúc cường thịnh nhất, nhà Hạ đã thống trị cả một vùng
đất đai rộng lớn ở trung lưu Hoàng Hà.


TK XVI TCN, vua chúa ăn chơi xa xỉ, triều Hạ suy yếu. Nhân cơ hội đó, tộc
Thương mạnh lên tấn cơng tiêu diệt nhà Hạ lập ra triều đại mới: triều Thương.


<b>Triều Thương </b>


Triều Thương tồn tại từ TK XVI đến TK XI TCN, trải qua 33 đời vua. Khi mới
thành lập, nhà Thương đóng đơ ở đất Bạc- hạ lưu sơng Hồng Hà. Sau nhiều lần dịch
chuyển, kinh đô được chuyển về đất Ân, thời vua cuối cùng (Bàn Canh) chuyển về
Triều Ca.


Cuối TK XI TCN, vua cuối cùng của nhà Thương là vua Trụ, nổi tiếng ăn chơi,
xa đoạ làm cho triều chính ngày càng rối ren, mất ổn định, mâu thuẫn xã hội trở nên
hết sức gay gắt. Nhân cơ hội đó, tộc Chu đã tấn công, tiêu diệt nhà Thương, lập ra
triều đại mới- triều Tây Chu.


<b>Triều Tây Chu</b>



Triều Tây Chu bắt đầu từ TK XI TCN đến TK IX TCN, trải qua 12 đời vua.
Người lập ra nhà Chu là Chu Văn Vương, đến đời con là Chu Vũ Vương mới thành
cơng và tạo dựng nhà Thương. Sau đó, vua Chu cho xây dựng kinh đô ở Cảo Kinh
(Hạo Kinh) ở phía Tây Thiển Tây ngày nay nên giai đoạn này gọi là triều Tây Chu.


Triều Tây Chu phát triển hưng thịnh khoảng 2 thế kỷ, đến TK IX TCN có biểu
hiện khủng hoảng: mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, các cuộc nổi dậy của nhân
dân diễn ra mạnh mẽ, nội bộ triều đình rối ren.


Vào đầu TK VIII TCN, đời vua cuối cùng là vua Chu U Vương, nhà Tây Chu trở
nên suy yếu. Năm 771 TCN, quân Khuyển Nhung đã tấn công tiêu diệt nhà Tây Chu.
Sau đó, khi qn Khuyển Nhung rút đi, Chu Bình Vương lên ngôi, đã cho dời kinh đô
về Lạc Ấp phía Đơng nên lịch sử gọi giai đoạn này là thời đại Đông Chu.


<b>Triều Đông Chu (770- 221 TCN)</b>


Lịch sử triều Đông Chu được phân hai giai đoạn nhỏ:
+ Thời Xuân- Thu (770- 475 TCN)


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

Đây là thời kỳ phân liệt trong lịch sử Trung Quốc, các cuộc chiến tranh thơn tính
lẫn nhau liên tiếp nổ ra. Năm 221 TCN, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất lãnh thổ Trung
Quốc, đưa Trung Quốc bước vào thời kỳ lịch sử mới- thời đại phong kiến.


<b>2.2. Tình hình chính trị, xã hội và kinh tế Trung Quốc cổ đại</b>
<i><b>2.2.1. Chính trị</b></i>


Thời nhà Hạ, tổ chức bộ máy nhà nước chưa hoàn thiện, vua có quyền thế tộc, hệ
thống quan lại cịn đơn giản, gồm 6 chức quan lớn “lục khanh”. Ngoài ra có một số
chức vụ quản lý một số ngành kinh tế cho nhà nước như: Mục chính (quản lý việc


chăn ni), Xa chính (quản lý xe), Bào chính (quản lý việc tiến dâng thức ăn cho vua).
Để bảo vệ địa vị của vua và quyền lợi của giai cấp quý tộc, những tổ chức bạo lực
gồm quan lại, quân đội, nhà tù đã được thiết lập.


Đến nhà Tây Chu, bộ máy nhà nước tương đối hoàn thịnh. Đứng đầu nhà nước là
vua gọi là Thiên tử (con trời). Vua nắm quyền lực tối cao trong cả nước. Dưới vua là
hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương.


Thời kỳ nhà Tây Chu thống trị, ở Trung Quốc đã hình thành nên một chế độ
chính trị- xã hội gọi là chế độ phong hầu kiến ấp. Mục đích của chế độ phong hầu
kiến ấp là củng cố nền thống trị của nhà Tây Chu, xoa dịu mâu thuẫn trong tầng lớp
quý tộc.


Vua Chu là người sở hữu ruộng đất tối cao trong cả nước, vua giữ lại một phần
đất cho riêng mình (đất vương kỳ) và dùng số ruộng đất còn lại để phân phong cho
con em, người thân, công thần làm chư hầu để họ dựng nước và trị dân ở các nơi.
Kèm theo phong đất là phong tước: Công, Hầu, Bá, Tử, Nam.


Đất trong vương kỳ và trong các nước chư hầu được bớt lại một phần, một phần
dùng để phong cho các quý tộc. Đất được phong đó được gọi là Thái ấp, người được
phong đất gọi là Khanh, Đại phu. Đất trong thái ấp lại được Khanh, Đại phu bớt một
phần để phân cho những người dưới quyền mình gọi là đất lộc điền, người được
phong gọi là Sĩ. Kết quả của chế độ phân phong này hình thành lên hệ thống quan lại
đông đảo của nhà Tây Chu.


Chế độ phong hầu kiến ấp được thực hiện dựa trên cơ sở của chế độ Tơng pháp.
Đó là một chế độ thống trị dựa trên quan hệ huyết thống. Việc thực hiện chế độ này
khiến cho sự thống trị của giai cấp quý tộc được củng cố và duy trì lâu dài trong thời
trung đại.



<i><b>2.2.2. Xã hội</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

đặc quyền, đặc lợi. Quý tộc được hưởng hoa lợi trên phần đất được chia, họ sống giàu
có trên sự bóc lột nhân dân công xã.


Giai cấp bị trị gồm nông dân công xã, thợ thủ công và các nô lệ. Nông dân công
xã ngay từ thời Tây Chu đã được hưởng chế độ phân phong của nhà nước: chế độ tỉnh
điền. Ruộng đất trong công xã nông thôn được chia thành từng khoảnh hình vng
như hình chữ tỉnh, mỗi một hộ nơng dân công xã được nhận một khoảnh gọi là một
điền, diện tích là 100 mẫu. Trên đất được nhận đó, nhân dân công xã phải cày cấy và
nộp thuế bằng 1/10 thu hoạch cho chủ. Đời sống của nông dân công xã gắn liền với
chế độ tỉnh điền, nhìn chung là khổ cực. Ngồi thuế ruộng, họ cịn phải chịu nhiều
đóng góp cho chủ và cho nhà nước.


Nơ lệ là những người khơng có quyền tự do, có thân phận thấp kém. Nguồn gốc
là những tù binh chiến tranh, những người tự do bị phá sản hoặc bị phạm tội. Công
việc chính của họ là hầu hạ nhà chủ và trong cung điện nhà vua nên nô lệ ở Trung
Quốc là nơ lệ gia trưởng.


Sang thời Đơng Chu, tình hình xã hội có nhiều thay đổi đáng kể. Cơ cấu giai cấp
về cơ bản vẫn như nhà Hạ, Thương, Tây Chu gồm 2 giai cấp: giai cấp thống trị và giai
cấp bị trị. Tuy nhiên, có điểm khác biệt: ruộng tư xuất hiện ngày càng nhiều, hiện
tượng mua bán ruộng đất cũng xuất hiện nên giai cấp thống trị có sự phân hố mạnh
mẽ từ đó làm xuất hiện tầng lớp địa chủ mới. Thành phần địa chủ mới là các đại phu,
khanh và một số quan chức nhà nước và các nhà bn giàu có. Bộ phận này ngày
càng giàu có, có địa vị về kinh tế và chính trị. Bên cạnh đó, một số khanh, đại phu bị
xa xút, phá sản trở thành kẻ sĩ bình thường, thậm chí rơi xuống hàng nô bộc. Riêng
tầng lớp sĩ ngày càng trở nên đơng đảo. Nhìn chung, họ là những người có học, có tài
thao lược qn sự, chính trị.



Giai cấp nông dân do chế độ tỉnh điền bị tan rã nên nơng dân cơng xã bị phân
hố thành ba bộ phận: một bộ phận vẫn giữ được ruộng đất nên họ được gọi là những
người nông dân tự canh; bộ phận thứ hai vẫn giữ được một phần ruộng đất nhưng phải
nhận thêm ruộng đất của chủ để tự cấy nên gọi là nông dân lĩnh canh; bộ phận cịn lại
mất hồn tồn tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê kiếm sống nên gọi là các tá điền.


Như vậy, trong thời kỳ này có nhiều thay đổi lớn về quan hệ xã hội. Sự thay đổi
quan hệ xã hội từ quý tộc- nông dân sang địa chủ- tá điền. Mối quan hệ này ngày càng
trở nên có vị trí chủ đạo, trở thành cơ sở cho một phương thức sản xuất mới đang hình
thành. Đó là phương thức sản xuất phong kiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

Chế độ ruộng đất, thời Hạ, Thương, nơng nghiệp mang tính chất du canh, du cư,
kinh đô dời nhiều lần, địa điểm cư trú của vua quan chưa cố định nên quyền chiếm
hữu ruộng đất chưa được quy định chặt chẽ. Đến thời Tây Chu, chế độ ruộng đất hoàn
chỉnh hơn. Ruộng đất trong cả nước thuộc quyền sở hữu của nhà Chu. Trên cơ sở đó,
nhà nước đã thực hiện chế độ phong hầu kiến ấp. Cịn trong thơn xã, ruộng đất đều
được áp dụng theo chế độ tỉnh điền. Thời Xuân Thu- Chiến Quốc, chế độ sở hữu
ruộng đất của nhà nước dần dần tan rã, ruộng đất tư xuất hiện ngày càng nhiều. Ruộng
đất ngày càng tập trung vào tay các địa chủ lớn, nông dân nhiều nơi bị mất ruộng đất.


Công cụ lao động: thời Hạ, Thương, Tây Chu, các loại nông cụ sản xuất như
cuốc, liềm, dao… bằng đá, gỗ, xương, vỏ trai vẫn còn nhiều nhưng đã thấy ngày một
tăng những công cụ như xẻng, búa bằng đồng. Sang thời Đông Chu, công cụ lao động
bằng sắt đã bắt đầu xuất hiện và được sử dụng trong sản xuất, sinh hoạt. Họ đã biết
dùng súc vật làm sức kéo.


Công tác thủy lợi, ngay từ thời Thương, thuỷ lợi đã được chú ý. Trong chữ giáp
cốt, chữ “điền” được vẽ thành một hình vng bên trong có những đường ngang dọc.
Những đường ngang dọc ấy chính là những bờ vùng, bờ thửa kết hợp với hệ thống
mương máng để dẫn nước và tháo nước. Thời Phù Sai (cuối thời Xuân Thu), nước


Ngô đã đào một hệ thống kênh nối Trường Giang và sơng Hồi với một số con sơng ở
lưu vực Hồng Hà. Đây là hệ thống kênh đào đầu tiên của Trung Quốc.


Nhờ đất đai ở lưu vực Hoàng Hà xốp và màu mỡ nên năng suất của sản xuất
nông nghiệp đã dần dần phát triển. Các loại cây trồng ngày càng nhiều: lúa, kê, lúa
mì, dâu, đay…. Sản phẩm lương thực thừa xuất hiện ngày một nhiều.


Các ngành thủ công nghiệp ngày càng phát triển. Đến cuối đời Thương, nghệ
thuật đúc đồng thau ngày càng đạt đến đỉnh cao, tiêu biểu là đỉnh Tư Mẫu Mậu. Thời
Tây Chu còn chuyên đúc một loại đồ đồng đặc biệt gọi là “lễ khí” dùng để kỷ niệm tổ
tiên, truyền cho con cháu, ghi lại những chiến công, thể hiện mệnh lệnh của vua. Sản
phẩm bằng đồng thau thời Xn Thu nói chung là nhẹ nhàng, thanh thốt, trang trí
đẹp và cơng phu hơn trước.


Sau nghề đúc đồng, nghề làm gốm ở Trung Quốc ngày càng phát triển. Gốm đời
Thương rất đa dạng, có nhiều như gốm đỏ, gốm đen, gốm xám, gốm tráng men, gốm
trắng và còn có sành. Các nghề thủ cơng khác như ghề làm đồ đá, đồ ngọc, đồ xương,
đồ da, đồ gỗ, nghề dệt, đóng xe, làm vũ khí đều tương đối phát triển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

thương nghiệp phát triển mạnh hơn trước. Thời kỳ này xuất hiện nhiều thương nhân
nổi tiếng: Bạch Kiều, Phạm Lãi, Lã Bất Vi… với phương thức kinh doanh là đầu cơ
tích trữ, lũng đoạn thị trường.


Vật mơi giới trong trao đổi lúc bấy giờ là một loại ốc bể rất hiếm ở khu vực
Hoàng Hà gọi là “bối”. Về sau, loại ốc bể đó khơng đủ dùng thì người ta cịn phỏng
theo hình dáng nó để làm một loại bối bằng đồng. Như vậy, từ thời Thương, tiền tệ đã
xuất hiện. Các loại hàng hoá đem ra thị trường trao đổi chủ yếu là nô lệ, súc vật và các
loại quý hiếm. Tiền tệ đã được sử dụng nhưng phương thức vật đổi vật còn khá phổ
biến ví như đem nơ lệ đổi lấy ngựa và tơ.



<b>2.2.4. Văn hóa Trung Quốc cổ đại</b>
<i>Tơn giáo và triết học</i>


Người Trung Quốc cổ đại thờ cúng tổ tiên và thờ nhiều thần, họ tin vào mệnh
trời. Vua tự xưng là thiên tử (con trời) và chỉ có vua có quyền tế lễ thượng đế. Do đó,
từ đời Thương, người ta dùng mai rùa, cỏ thi để bói tốn, xem điều tốt xấu, lành dữ,
nắng mưa… Người Trung Quốc cũng có tư tưởng biện chứng thơ sơ trong việc giải
thích thế giới và sự biến động của sự vật bằng các thuyết bát quái, ngũ hành, âm
dương.


Vào thời Xuân Thu- Chiến Quốc (TK VIII- III TCN), do những biến động to lớn
về chính trị, xã hội, nhiều nhà tư tưởng lớn xuất hiện và nhiều trường phái triết học đã
ra đời. Thời kỳ này được gọi là thời kỳ “Bách gia tranh minh, chư tử hưng khởi” hay
<i>Bách gia, chư tử”. Những nhà tư tưởng tiêu biểu cho thời kỳ này là Lão Tử với học</i>
thuyết Đạo gia, Khổng Tử với phái Nho gia, Mặc Tử với phái Mặc gia và đồ đệ của
các ơng.


Ngồi ra, thời Xn Thu- Chiến Quốc cịn nhiều học thuyết chính trị- xã hội và
nhiều trường phái khác. Trong đó học phái có ảnh hưởng lớn nhất đến chính sách cai trị
của nhà Tần là phái Pháp gia. Phái này bắt nguồn từ các chính sách cải cách chính trị xã
hội thời Xuân Thu- Chiến Quốc như Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại… kể cả
nhà tư tưởng của phái Nho gia Tuân Tử. Nhưng người có nhiều đóng góp nhất đối với
lý luận của phái pháp gia là Hàn Phi Tử. Không giống các học phái Nho gia, Lão gia,
Mặc gia nêu những chủ trương không thiết thực với xã hội đương thời, học phái Pháp
gia có một đường lối thực dụng chủ nghĩa. Học thuyết chính trị của Hàn Phi là thực
hiện chủ nghĩa quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, nhằm xóa bỏ tình
trạng phân tán, cát cứ kéo dài 500 năm của thời Xuân Thu- Chiến Quốc. Tần Thủy
Hoàng thực hiện đường lối phái Pháp gia đã thống nhất được Trung Quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

Chữ viết của Trung Quốc ra đời từ đời Thương. Loại chữ viết đầu tiên này khắc


trên mai rùa, xương thú vốn là những quẻ bói của người Trung Quốc, được phát hiện
vào năm 1899. Do đó chữ này được gọi là chữ giáp cốt. Tổng số chữ giáp cốt đã phát
hiện được có đến 500 chữ, những đoạn minh văn viết bằng chữ giáp cốt dài nhất có
đến trên 100 chữ. Phương pháp cấu tạo chữ giáp cốt chủ yếu là phương pháp tượng
hình. Ví dụ, chữ “ Thủy” (nước) thì vẽ 3 làn sóng, chữ “Sơn” (núi) thì vẽ 3 đỉnh núi…
Dần dần do yêu cầu ghi chép các động tác, các khái niệm trừu tượng, trên cơ sở
phương pháp tượng hình đã phát triển thành các loại chữ biểu ý và mượn âm thanh.


Đến thời Tây Chu, số lượng chữ càng nhiều và cách viết càng đơn giản. Chữ được
ghi lại trên đỉnh đồng nên gọi là kim văn hay chung đỉnh văn. Đến thời Xuân
Thu-Chiến Quốc, chữ viết càng được phát triển gọi là chữ đại triện và tiểu triện. Chất liệu
viết chữ thời kỳ này là thẻ tre. Chữ giáp cốt, chữ kim văn, chữ đại triện, chữ tiểu triện là
những chặng đường phát triển đầu tiên của chữ Trung Quốc (chữ Hán sau này).


<i>Văn học</i>


Người Trung Quốc có truyền thống sáng tác thơ văn từ rất sớm. Vào thời Xuân
Thu, Khổng Tử đã chọn lọc những bài dân ca và những bài thơ của giai cấp quý tộc,
soạn thành một tuyển tập thơ gọi là Thi hay Kinh Thi. Kinh Thi có tất cả 305 bài, chia
làm 3 phần: Phong, Nhã, Tụng. Phong là dân ca các nước nên gọi là Quốc phong. Nhã
chia làm hai phần tiểu nhã và đại nhã, gồm những bài thơ của giai cấp quý tộc phản
ánh tâm tư, tình cảm và sinh hoạt của giai cấp quý tộc. Tụng là bài thơ dùng để hát khi
cúng tế ở miếu đường. Chiếm tỷ lệ nhiều nhất và hay nhất trong Kinh Thi là những
bài thơ mơ tả tình cảm u đương giữa trai gái và tình nghĩa vợ chồng. Là một tập thơ
được sáng tác trong 5 thế kỷ, Kinh Thi không chỉ có giá trị trong văn học mà cịn là
tấm gương phản ánh tình hình xã hội Trung Quốc đương thời. Ngồi ra, tác phẩm này
cịn được các nhà nho đánh giá cao về tác dụng giáo dục tư tưởng của nó.


Đến thời Chiến Quốc, thơ ca càng phát triển, nhiều người làm thơ hay trong đó nổi
tiếng là Khuất Nguyên. Ông là tác giả của tập thơ Sở Từ- một thể thơ sáng tác theo dân


ca nước Sở. Bên cạnh thơ ca, văn xuôi thời Chiến Quốc cũng phát triển rõ rệt. Các nhà
tư tưởng thời kỳ này, trong khi trình bày chủ trương của mình đã viết nên những áng
văn chương lưu lốt, giàu hình tượng và có lý luận chặt chẽ. Các tác phẩm thuộc thể
loại này là của các tác giả : Mặc Tử, Tuân Tử, Mạnh Tử, Trang Tử, Hàn Phi Tử…


<i>Khoa học</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

Sở) và Thạch Thân (nước Ngụy) đã ghi chép được đến 800 vì tinh tú, trong đó xác
định được 120 vì tinh tú. Cam thạnh tinh kinh là bảng ghi chép các hành tinh xưa nhất
thế giới. Dựa trên sự hiểu biết về thiên văn, người ta phân biệt được thời tiết của một
năm: Lập xuân, xuân phân, lập thu, thu phân, lập hạ, hạ chí, lập đơng, đơng chí. Từ
đó, lịch pháp lúc đầu là âm lịch cũng được chế ra. Tuy âm lịch dựa theo tuần trăng để
tính tháng nhưng người Trung Quốc đã biết căn cứ vào Mặt Trời để tính năm nên mới
có tháng nhuận.


Về mặt y dược học, người cổ đại Trung Quốc đạt được nhiều thành tựu. Các nhà
y học đã tiến hành mổ xẻ cơ thể con người nên họ biết nội tạng và bộ máy tuần hồn
khá rõ. Họ cịn nghiên cứu nguyên nhân của các bệnh tật : dùng các phương pháp bắt
mạch để chuẩn đoán bệnh, dùng châm cứu và thuốc sắc để chữa bệnh. Hai cuốn sách
có tính chất tổng kết y học, dược học có giá trị cao là Hồng đế nội kinh và thần nơng
bổn thảo kinh đã xuất hiện từ thời Chiến Quốc.


Ngoài ra, người Trung Quốc cổ đại cịn đạt được một số thành tích về tốn học,
cơ học, sinh vật học… Nhờ đó mà các nghề thủ công : nghệ thuật đúc đồng, kỹ nghệ
luyện sắt, chế tạo đồ gốm, dệt lụa và nông nghiệp: kỹ thuật đào kênh ngòi, đắp đê,
trồng ngũ cốc, phương pháp ln canh, bón phân… đã đạt đến trình độ cao.


<b>3. Lịch sử Trung Quốc thời phong kiến</b>


<b>3.1. Sự hình thành chế độ phong kiến qua các triều đại Tần Hán </b>



Thời kỳ hình thành chế độ phong kiến trải qua hai triều đại: Tần và Hán. Thời kỳ
này vẫn chưa có tên nước riêng nên tên nước được gọi theo tên triều đại phong kiến.


<b>3.1.1. Nhà Tần (221- 206 TCN)</b>
<b>Chính trị</b>


Nhà Tần hình thành năm 221 TCN, sau quá trình thống nhất Trung Quốc của
Tần vương Doanh Chính và bị sụp đổ nhanh chóng bởi cuộc khởi nghĩa nông dân
bùng nổ từ năm 209 TCN. Trung tâm nhà nước đóng ở Hàm Dương. Sau khi thống
nhất các chư hầu, Doanh Chính lên ngơi Hồng đế gọi mình là Tần Thuỷ Hồng đế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Ở các địa phương, Tần Thuỷ Hồng khơng thi hành chế độ phân phong mà chia
cả nước thành 36 quận, dưới quận là huyện rồi đến hương, đình, lý. Các quan đứng
đầu quận huyện là uý, lệnh, đều do nhà nước bổ nhiệm. Hệ thống quan lại cồng kềnh,
khơng có phép tắc, vơ tổ chức.


<b>Kinh tế</b>


Tần Thuỷ Hồng cho xây dựng một nền kinh tế lấy kinh tế nông nghiệp làm chủ
đạo. Bên cạnh việc bồi đắp các cơng trình thuỷ lợi, nhà Tần cịn tăng cường xây dựng
các con sơng nhằm cung cấp nước tưới tiêu cho nông nghiệp. Sông Minh Cừ, kênh
Trịnh Quốc vừa mang giá trị thủy lợi, vừa mang giá trị giao thông.


Nhà nước đã thống nhất các đơn vị đo lường và tiền tệ trong cả nước. Chính thức
hóa việc mua bán ruộng đất, ruộng đất tư được hình thành ngày càng nhiều dẫn tới sự
hình thành hai hình thức sở hữu ruộng đất trong chế độ sở hữu ruộng đất lớn của
Trung Quốc.


Nhà nước quy định trừ quan lại, còn các tầng lớp khác đều phải nộp tô thuế.


<b>Xã hội</b>


Cơ sở cho sự thống trị của nhà Tần là đường lối pháp gia « mọi việc đều dùng
<i>pháp luật để quyết định, khắc bạc, không dùng ân đức nhân nghĩa » (Sử kí). Để đối phó</i>
với sự phản ứng của quý tộc và nhân dân, nhà nước thu tồn bộ binh khí trong nhân dân
để đúc tượng, đúc công cụ lao động, xây dựng hệ thống giao thông nối liền các quân
huyện để dễ bề đàn áp, cho phá hủy các thành quách quan trọng thời Chiến Quốc.


Luật pháp được ban hành nhằm mục đích trấn áp sự nổi loạn của quý tộc 6 nước
lớn cũ thời Chiến Quốc và của nhân dân. Luật pháp nghiêm cấm nhân dân giữ lại các
vũ khí, nghiêm cấm nhân dân chỉ trích, chê bai các chính sách của Tần Thuỷ Hoàng.


Ngoài những người bị pháp luật khép vào tội xử tử, Tần Thủy Hồng cịn thích
chém giết để ra uy. Năm 211 TCN, có một tảng đá từ trên trời rơi xuống, nhân dân
khắc lên đó mấy chữ « Thủy Hồng chết thì đất bị chia. Tần Thủy Hồng sai tra hỏi
nhưng khơng ai nhận bèn bắt tất cả những người gần đấy giết đi và đốt chảy hịn đá.


Tần Thuỷ Hồng cịn thực hiện chính sách đối ngoại rất mạnh để mở mang bờ
cõi đất nước. Năm 218 TCN đến năm 214 TCN, Tần Thủy Hoàng đem 50 vạn quân
sang đánh vùng đất phía Nam của lưu vực sông Trường Giang, lập 3 quận: Nam Hải,
Quế Lâm, Quận Tượng. Năm 215- 214 TCN, ông đem 30 vạn quân đánh vùng đất cư
trú của người Hung Nô ở phía Bắc của lãnh thổ ngày nay. Nhờ đó lãnh thổ của Trung
Quốc mở rộng hơn rất nhiều.


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

+ Ln ln tìm cách thoả mãn sự kiêu ngạo và xa xỉ của mình. Cướp hàng vạn
cung tần mĩ nữ của các nước chư hầu nên phải xây dựng hậu cung rất tốn kém. Ơng
cịn xây dựng lăng mộ cho mình (lăng Li Sơn). Lăng Li Sơn là khu lăng mộ rất rộng
lớn mà Tần Thủy Hoàng chuẩn bị ngay khi mới lên ngôi. Chu vi lăng dài 1400m, hầm
mộ được xây dựng rất cầu kỳ: ở trên có đủ thiên văn, ở dưới có đủ địa lý, có máy bắn
tên, hễ ai đào đến gần thì bắn ra.



A Phòng là một khu cung điện rất rộng lớn, dài 2500 thước và rộng 500 thước.
Để xây dựng cung điện này, Tần Thủy Hoàng đã huy động 70 vạn người đến đây làm
việc. Để có tiền phục vụ chiến tranh và xây dựng cung điện lăng tẩm, nhà nước tăng
cường thu thuế của nhân dân, chiếm 2/3 thu hoạch. Nhiều nơi nông dân phải bỏ làng
đi lưu tán, đời sống nhân dân khổ cực.


+ Đối với nhân dân vô cùng hà khắc: dùng pháp luật để giải quyết, không dùng
đến ân nghĩa nhân đức; sai nhân dân đi tìm thuốc trường sinh bất lão; cấm đọc Kinh
thư, Kinh thi. Do bác sĩ Thuần Vu Việt chê bai chính sách tàn bạo của Tần Thuỷ
Hoàng, so sánh với các vị vua anh minh thời kỳ trước nên Tần Thuỷ Hoàng đã ra lệnh
đốt hết sách, gây nên “sự kiện đốt sách trơn học trị”.


Năm 211 TCN, Tần Thuỷ Hồng chết, con trai thứ là Hồ Hợi lên nối ngôi, một
ông vua tàn bạo dựa vào hoạn quan Triệu Cao. Tần Nhị Thế tiếp tục thực hiện chính
sách bóc lột vơ cùng tàn bạo: lao dịch tăng 20 lần, tô tăng 30 lần, nhân dân sống trong
cảnh “mặc như bò ngựa, ăn như chó lợn”. Những cung tần mỹ nữ khi Tần Thuỷ
Hồng chết đều bị chơn theo.


Năm 209 TCN, khởi nghĩa nông dân bùng nổ được nhân dân trong cả nước
hưởng ứng vô cùng rầm rộ, lực lượng phát triển hàng chục vạn người. Nhà Tần bị diệt
vong.


<b>3.1.2. Nhà Hán (206 TCN- 8 SCN)</b>


Sau cuộc chiến tranh Hán- Sở, nhà Hán do Lưu Bang lập nên đóng đơ ở Trường
An nằm ở phía Tây của Trung Quốc gọi là nhà Tây Hán. Nhà Tây Hán trải qua 14 đời
vua kéo dài 214 năm. Từ khi thành lập đến năm 141 TCN gọi là đầu thời Tây Hán. Từ
141 TCN trở đi được gọi là cuối thời Tây Hán



Đầu thời Tây Hán, nhà nước thực hiện các chính sách tích cực phát triển kinh tế
và ổn định về chính trị.


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

trình thủy lợi, đình chỉ việc xây dựng các cơng trình lớn. Nền nơng nghiệp nhanh
chóng được phục hồi, nơng dân được mùa lớn nên nộp tô thuế đầy đủ cho nhà nước.


<i>Trong thủ công nghiệp, chú trọng phát triển cả thủ công nghiệp dân gian và thủ</i>
công nghiệp nhà nước. Các nghề dệt, lụa, gấm đều đạt thành tựu cao: gấm có hoa
cuốn, hoa chìm. Thời kỳ này đã xuất hiện đồ sứ. Sản phẩm chủ yếu phục vụ cho quý
tộc. Các công trường khai mỏ của nhà nước được mở tới khoảng 30 xưởng chuyên
khai mỏ, luyện sắt thép. Nhà nước nắm cả nghề đúc tiền.


<i>Thương nghiệp phát triển mạnh cả nội thương và ngoại thương, nhà nước ban</i>
hành chính sách bình chuẩn, ổn định giá cả, các thương nhân, tư nhân không được
tăng giá cả. Tiền tệ cũng xuất hiện và lưu thông trong cả nước. Thời kỳ này xuất hiện
nhiều thành thị với vai trò vừa là trung tâm chính trị vừa là trung tâm thủ công và
thương nghiệp như Lạc Dương, Thành Đô, Hàm Đan, Lâm Truy, Trường An... Năm
138 TCN, Hán Vũ Đế hạ lệnh cho hoạn quan Trương Khiên đem theo lạc đà, tơ lụa
sang Tây Á tìm đồng minh chống quân Hung Nô. Con đường tơ lụa được xây dựng từ
đây và nhanh chóng trở thành cầu nối giao lưu kinh tế, văn hóa giữa phương Đơng và
phương Tây.


Nhà Tây Hán cũng đồng thời xây dựng giai cấp địa chủ phong kiến làm chỗ dựa
bằng cách dựng lại giai cấp địa chủ cũ thông qua phong đất và tước kèm theo võ quan.
Do đó, từ cuối thời Tây Hán, tình hình xã hội có nhiều biến động lớn: nơng dân mất
ruộng đất, con thứ cũng được chiếm đất. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt hơn,
nhân dân bị phân hoá, vua quan ăn chơi xa xỉ. Nhà Tây Hán bắt đầu suy sụp.


<b>3.1.3. Nhà Tấn (8- 25)</b>



Cháu vợ của vua Hán Nguyên Đế là Vương Mãng đã cướp ngôi vua vào năm 8
SCN lập ra nhà Tấn đồng thời ban hành một cuộc cải cách lớn gọi là cải cách Vương
Mãng: Tất cả quyền sở hữu ruộng đất đều thuộc về nhà vua; mỗi người được chiếm
một mảnh ruộng bằng nhau; khơng được mua bán nơ tì; ngũ qn lục quản [chính
sách độc quyền quản lý 8 thứ: muối, rượu, tiền, sắt, cho vay nặng lãi, thống nhất thị
trường, rừng núi, ao hồ… đều do nhà vua quản lý]. Bình quân 100 mẫu ruộng trên
một đinh đàn ông.


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

Mâu thuẫn xã hội khơng được xoa dịu mà cịn gay gắt hơn. Do đó, khởi nghĩa
nơng dân bùng nổ mạnh mẽ như khởi nghĩa của Lục Lâm và Xích Mi. Nhà Tây Hán
sụp đổ, nhà Đông Hán được thành lập.


<b>3.1.4. Nhà Đông Hán (25- 220)</b>


Nhà Đông Hán được thành lập năm 25, trải qua 14 đời vua, trung tâm nhà nước
đóng ở Lạc Dương. Ngay sau khi ra đời, biện pháp đầu tiên của nhà Đông Hán là ban
hành chính sách ruộng đất đối với nơng dân, chính sách giải phóng nơ tì, chính sách
giảm tơ thuế, khuyến khích nông dân khai khẩn đất hoang. Vua Quang Vũ Đế là ơng
vua đầu tiên 9 lần ban hành chính sách giải phóng nơ tì. Những biện pháp này hạn chế
được sự bóc lột của địa chủ với nơng dân, xoa dịu được với mâu thuẫn giai cấp, tăng
cường lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, chính sách nơ tì được thực hiện hết sức hạn chế
về không gian và thời gian.


Về chính trị, nhà Đơng Hán có nhiều cố gắng để duy trì quyền lực. Nhà nước đã
thực hiện chế độ tiến cử quan lại, làm cho nạn mua quan, bán chức diễn ra: chức thái
thú là 20 trăm quan…. Từ TK II trở đi, việc tranh giành và tiếm quyền ngày càng phổ
biến giữa hoạn quan và ngoại thích.


Nhà nước thực hiện chính sách đối ngoại rất mạnh, mở rộng chiến tranh xâm
lược ra bên ngoài theo hai hướng : tiến hành mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam sơng


Trương Giang, ngồi 3 quận lớn Nam Hải, Quế Lâm, quận Tượng cịn có đất đai của
người Việt ; ở phía Bắc xâm lược các nước Tây vực, các bộ tộc phía Bắc.


Tuy nhiên, sự ổn định của Đơng Hán khơng duy trì được bao lâu. Sang thế kỷ
thứ II, tình hình chính trị hết sức rối ren. Chính sách cướp bóc hà hiếp nhân dân làm
cho đời sống của nhân dân hết sức thấp kém, nạn đói thường xuyên hồnh hành. Bên
cạnh đó, nơng dân cịn phải gánh chịu nhiều thiên tai lũ lụt, hạn hán, châu chấu… nên
có nhiều nơi nơng dân chết đói đến 5/10. Sử chép có người trần truồng đi kiếm cỏ ăn.


Những cuộc khởi nghĩa của nông dân lại bùng nổ, lớn nhất là cuộc khởi nghĩa
Hoàng Cân. Cuộc khởi nghĩa này đã dẫn đến sự xuất hiện của những thế lực quân
phiệt [các quan lại chiếm ruộng đất, xây dựng lực lượng quân đội để đối phó]. Từ năm
189 đến năm 220, các Hoàng đế của nhà Hán bị hết thế lực quân phiệt này đến các thế
lực quân phiệt khác thao túng.


<b>3.1.5. Thời kỳ phân liệt (280- 589)</b>
<i><b>Thời kỳ Tam Quốc (220- 280)</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

với tướng quân phiệt Viên Thiệu. Đổng Trác đã tiêu diệt bọn hoạn quan nhưng không
thành. Viên Thiệu giết được 2.000 hoạn quan, còn Đổng Trác kéo quân vào kinh đô
nắm lấy mọi quyền hành trong triều đình. Năm 192 Đổng Trác bị Lã Bố giết.


Năm 196 Tào Tháo- một kẻ tích cực trong việc đánh Đổng Trác đã nhanh chóng
phát triển lực lượng của mình nhờ thu nạp được 30 vạn quân khăn vàng, khống chế
được chính quyền Đơng Hán. Năm 200, Tào Tháo đánh thắng Viên Thiệu ở Quan Độ
rồi thâu tóm được cả miền Bắc Trung Quốc. Ở miền Nam có hai lực lượng đáng chú ý
là Tôn Quyền và Lưu Bị.


Năm 220, Tào Tháo chết, con là Tào Phi bắt Hiến đế phải nhường ngơi cho
mình, lập ra nhà ngụy, đóng đơ ở Lạc Dương. Năm 221, Lưu Bị xưng Hồng đế, đóng


đơ ở Thành Đô, lập ra nhà Thục. Năm 222, Tôn Quyền xưng vương đóng đơ ở Kiến
Nghiệp, lập ra nhà Ngô. Giữa ba nước này thường xuyên xảy ra chiến tranh. Ngụy là
nước mạnh nhất, Thục và Ngô đã phải liên kết với nhau để chống Ngụy. Năm 263,
Thục bị Ngụy tiêu diệt, năm 265, Tấn thay triều Ngụy.


<i><b>Triều Tấn</b></i> do Tư Mã Viêm lập ra, đóng đơ ở Trường An nên gọi là Tây Tấn.
Trong giai đoạn Tây Tấn nắm quyền, nhân dân phải đối phó với hai khó khăn lớn
nhất: “Loạn 8 vương” (Ngũ hồ loạn hoa) kéo dài 15 năm. Nhà Tây Tấn nhanh chóng
diệt vong vào năm 316.


Khi nhà Tấn bị diệt vong, <i><b>nhà Đông Tấn</b></i> được thiết lập, kinh đô ở Kiến Khang
nên gọi là Đông Tấn. Nhà Đông Tấn tồn tại đến năm 420 thì mất ngơi. Bắt đầu từ đây,
Trung Quốc bước vào thời kỳ loạn 16 nước (thời kỳ cục diện Nam- Bắc triều) kéo dài
đến năm 589 mới chấm dứt.


Dưới 2 triều đại Tần- Hán và thời kỳ phân liệt nghiêm trọng, chế độ phong kiến
Trung Quốc đã hoàn toàn được thiết lập. Ruộng đất phong kiến được hình thành dưới
hai hình thức sở hữu của địa chủ và sở hữu tư của phong kiến.


Hai giai cấp cơ bản của xã hội phong kiến đã hoàn toàn được thiết lập: địa chủ
phong kiến và nông dân tự do.


Nhà nước bóc lột nhân dân bằng địa tơ. Thời kỳ phân liệt cũng là thời kỳ thể
hiện sự phân hóa về tài sản ở mức độ cao của chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. Chế
độ điền trang bắt đầu được xác lập.


<i><b>Thời kỳ Nam Triều- Bắc Triều</b></i> (đây là thời kỳ mà cục diện chính trị bị phân liệt
nghiêm trọng của Trung Quốc)


<i>Nam Triều : Gọi là Nam triều vì các triều đại được thiết lập ra đều ở vùng Kiến</i>


Khang, phía Nam Trung Quốc trải qua 169 năm với 4 triều đại:


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

+ Năm 479, Tiêu Đạo Thành truất ngôi vua Tống, lập nên triều Tề (479- 502).
+ Năm 502, Tiêu Diễn khởi binh lật đổ triều Tề, lên làm vua, đổi tên nước là
Lương. Năm 548, một hàng tướng của Đông Ngụy là Hầu Cảnh lại phản Lương. Năm
549, Hầu Cảnh chiếm được kinh đô Kiến Khang, lập ra nhà Hán nhưng bị thất bại.
Nhà Lương được khôi phục và tồn tại thêm mấy năm nữa.


+ Năm 557, một viên tướng có cơng lớn trong việc đánh bại Hầu Cảnh là Trần
Bá Tiên, bắt vua Lương phải truyền ngơi cho mình, lập nên triều Tấn (557- 589)


<i>Bắc Triều</i>


Năm 439, nước Bắc Ngụy của tộc Tiên Ti thống nhất được miền Bắc Trung
Quốc, đóng đơ ở Bình Thành, đến năm 494 thì dời đến Lạc Dương. Do trình độ xã hội
thấp kém nên các vua Bắc Ngụy, nhất là Hiến Văn Đế đã thực hiện hai quá trình đồng
thời nhau : quá trình Hán tộc và phong kiến hóa


Q trình Hán hóa: đổi họ Tiên Ti thành họ Hán tộc, bỏ y phục kiểu Tiên ti, cấm
dung tiếng Tiên Ti ở triều đình, đặt chế độ quan lại như các triều đại phong kiến Hán tộc.


Nhà Bắc ngụy thực hiện chế độ quân điền nhằm mục đích khơi phục, phát triển
sản xuất nơng nghiệp, đảm bảo nguồn thuế khóa cho nhà nước. Ruộng đất được chia
thành hai loại: ruộng trồng lúa: chỉ được cấp tạm thời, không được thừa kế, mua bán,
chuyển nhượng gọi là ruộng khẩu phần; ruộng trồng dâu: có quyền thừa kế mua bán,
chuyển nhượng gọi là ruộng vĩnh nghiệp- ruộng tang điền.


Quy định đối tượng được cấp : Đàn ông từ 15 tuổi đến 60 tuổi được cấp 40 mẫu
khẩu phần, 20 mẫu vĩnh nghiệp. Đàn bà được cấp 20 mẫu khẩu phần và 5 mẫu vĩnh
nghiệp. Địa chủ được cấp số lượng rất lớn 100 mẫu. Một mặt nhà nước thừa nhận số


ruộng tư là hợp pháp, đồng thời cấp thêm cho họ với số lượng rất lớn dưới hình thức
cấp cho nơ tì và trâu bị. Nơ tì có bao nhiêu thì được cấp bấy nhiêu, được cấp như
những người tự do, trâu bò được cấp tối đa 40 con.


Người được hưởng chế độ quân điền phải thực hiện chế độ tô thuế gọi là chế độ
Tô- Dung- Điệu. Quy định nội dung nộp tô, dung, điệu một năm gồm hai thạch lúa,
một tấm vải và lực dịch. Đối với nơ tì khơng phải làm lực dịch, đóng thuế bằng 1/8
nơng dân, với trâu bị nộp tơ bằng 1/20%.


Năm 535, Bắc Ngụy chia làm hai nước Đông Ngụy và Tây Ngụy. Năm 550,
Đơng Ngụy có chính biến dẫn tới sự ra đời của nhà Tề, lịch sử gọi là nhà Bắc Tề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<b>3.2. Sự phát triển thịnh vượng của chế độ phong kiến qua các triều đại:</b>
<b>Tùy- Đường- Tống</b>


<b>3.2.1. Nhà Tùy (581- 618)</b>


Người thiết lập nên nhà Tùy là Dương Kiên (Tùy Văn Đế). Ngay sau khi lên
ngơi, ơng đã thực hiện chính sách qn điền và tô- dung- điệu. Nội dung cơ bản của
chế độ này giống với chế độ quân điền thời Bắc Ngụy nhưng có sự thay đổi: trâu bị
khơng được cấp ruộng đất, nơ tì vẫn được cấp. Tơ bằng 2 thạch thóc một năm trên 1
mẫu, điệu đánh vào đất trồng dâu, nộp bằng tơ lụa; dung, lực dịch không quy định rõ
ngày làm việc (thuế hiện vật thay cho lao dịch bằng thóc). Những người lưu vong phải
trở về quê cũ làm ăn, được cấp ruộng đất cho canh tác. Nhà nước xây dựng các cơng
trình thủy lợi chung cho nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất phát triển.
Chỉ tính riêng ở kinh đơ và trung tâm có hàng triệu thạch thóc, xúc vải dự trữ. Do đó,
trong vịng 15 năm đầu tiên của triều đại, đất nước ổn định, chính quyền triều Tùy tỏ
ra rất vững chắc.


Năm 604, Tùy Văn Đế bị con mình là Dương Quảng đầu độc chết để cướp ngôi.


Dương Quảng lên ngôi lấy hiệu là Tùy Dưỡng Đế. Trong lịch sử Trung Quốc, Dưỡng
Đế là một tên bạo chúa nổi tiếng, có thể sánh ngang với Tần Thuỷ Hoàng.


Sự tàn bạo của Dưỡng Đế biểu hiện chủ yếu ở chỗ bóc lột nhân dân vơ hạn độ để
thoả mãn lịng tham và những dục vọng ngơng cuồng của mình.


Những chính sách mà Tùy Dưỡng Đế thực hiện là: cướp bóc nhân dân về kinh tế
qua thuế khóa và lao dịch nặng nề, thu thuế trước 10 năm. Nhưng ngân sách nhà nước
vẫn trống rỗng do ăn chơi vơ độ.


Nhiều cơng trình lớn được xây dựng như: thành Đông Đô ở Lạc Dương, vườn
Tây Uyển, cung Huyển Nhâm ở Hà Nam, đào sông Vận Hà. Năm 605, Tuỳ Dưỡng Đế
cho xi dịng trên sơng Trường Giang, có 50 vạn người cùng tham gia.


Tùy Dưỡng Đế cũng đẩy mạnh các cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 603, điều 60
vạn quân xuống đánh Lý Phật Tử. Năm 612, 613, 614, ông chỉ huy quân đánh nước
Cao Lâu Ly (Triều Tiên). Do đó, cả quý tộc, quan lại và nhân dân đều phản ứng gay
gắt. Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra, đặc biệt lực lượng của cha con Lý Uyên và
Lý Thế Dân ở vùng tỉnh Thái Nguyên đã làm cho nhà Tuỳ diệt vong vào năm 618.


<b>3.2.2. Triều Đường (618- 907)</b>


Triều Đường tồn tại 289 năm, trải qua 22 đời vua. Từ năm 618 đến 755 là thời
kỳ hoàng kim của chế độ phong kiến (sơ Đường), từ năm 755 trở đi (hậu Đường), chế
độ phong kiến rơi vào khủng hoảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

Nhà nước đã thực hiện chế độ quân điền, nhưng có thay đổi về đối tượng và số
lượng: ruộng khẩu phần không được thừa kế, mua bán, chuyển nhượng; ruộng vĩnh
nghiệp được thừa kế, mua bán, chuyển nhượng. Đó là điều kiện cho chế độ tư hữu
phát triển. Đàn bà và nơ tì khơng được cấp ruộng; đàn ơng từ 18- 60 tuổi được cấp


100 mẫu; đàn bà goá được cấp 30 mẫu ruộng trong đó có 20 mẫu là ruộng vĩnh
nghiệp; người già cả, bệnh tật, tàn phế cấp 40 mẫu (trong đó có 20 mẫu vĩnh nghiệp).
Đối với những nơi nhiều dân, ít ruộng, khơng đủ ruộng cấp, nhà nước khuyến khích
nhân dân chuyển sang những nơi ít dân nhiều ruộng.


Đối với địa chủ phong kiến giữ chức vụ nhất định trong bộ máy nhà nước, giữ
nguyên ruộng đất của họ, ban cho họ huân điền (ruộng thưởng công), ruộng thưởng
công, họ được phép mua ruộng. Họ nắm trong tay một số ruộng đất lớn, là điều kiện
cho điền trang sau này phát triển.


Như vậy, chế độ quân điền là tiến bộ nhất với nông dân nhưng nó chỉ là cơ sở
kinh tế mang tính chất giai đoạn. Sau này, chế độ tư hữu ruộng đất phát triển sẽ thủ
tiêu chế độ quân điền. Mục đích của chế độ qn điền; duy trì nơng dân cơng xã, tạo
điều kiện cho nhà nước thu tô thuế.


Chế độ quân điền mang tính chất hai mặt : một mặt hạn chế ruộng đất tập trung
trong tay một số người, đảm bảo cho ai cũng có ruộng đất cày cấy ; mặt khác thúc đẩy
ruộng đất tư hữu phát triển với số lượng lớn. Mặc dù ban đầu nhà Đường giải quyết
ruộng đất cho người nông dân nhưng chẳng bao lâu sau, nơng dân khơng có ruộng cày
cấy, vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế khóa, nạn kiêm tinh ruộng đất diễn ra mạnh mẽ.


<i>Chế độ tô dung điệu</i>


Nhà nước quy định rõ hơn: tơ 2 thạch thóc một năm; điệu: 2 trượng lĩnh, the, lụa,
3 lạng bông; lực dịch 20 ngày/ năm, nếu không đi nộp thay bằng lụa, một ngày bằng 3
thước lụa => chính sách khá rộng vì đây là thời điểm nông dân thu hái mùa màng, tạo
điều kiện cho nơng dân sản xuất. Như vậy, chính sách quân điền đã tác động đến nền
kinh tế, làm cho nền kinh tế thời sơ Đường ở Trung Quốc phát triển mạnh mẽ cả về
nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.



<b>Nông nghiệp</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<i>Thủ công nghiệp phát triển, trong đó nghề dệt là ngành phát triển mạnh nhất.</i>
Người Trung Quốc đã sản xuất được lụa in hoa và thêu dệt kim tuyến. Trong cả nước
xuất hiện những sản phẩm nổi tiếng có tính chất vùng: gốm hoa Tứ Xuyên, tơ lụa
Vĩnh Châu, sứ ở Giang Tây, nghề làm ngọc giả ở Dự Châu ở Thành Đô có mỹ nghệ...
Sản phẩm thủ cơng nghiệp dành cho q tộc hay trao đổi buôn bán trên con đường tơ
lụa. Các xưởng thủ công nhà nước bao gồm những ngành thủ công quan trọng nhất:
luyện kim, khai mỏ, đúc tiền, chế tạo vũ khí làm xe, làm thuyền, mũ áo quan lại…
Thợ thủ cơng có tay nghề giỏi bị trưng dụng và được trả 3 thước lụa một ngày.


Trên cơ sở sự phát triển của nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp phát
triển rất nhộn nhịp, có nhiều những đô thị lớn. Ở thành thị, nơi sản xuất và bán hàng
được các thợ thủ công gọi là tiệm. Họ cũng tập trung các xưởng có cùng một nghề,
cùng một khu vực gọi là hàng hội: ở Lạc Dương có 120 hàng hội, Trường An có 440
hàng hội. Đây là cơ sở cho các trung tâm thành thị phát triển.


Thời kỳ này, Trung Quốc có quan hệ bn bán với bên ngồi thơng qua hai con
đường:


+ Con đường tơ lụa (bộ): người phương Tây mang đến lạc đà, da thú, chăn bông,
mang đi vải lụa, hương liệu, gia vị, vàng…


+ Con đường biển: những thuyền buôn lớn trao đổi với Ảrập, Ba Tư. Hải cảng
nhộn nhịp nhất là hải cảng Quảng Châu. Số thương nhân có từ 15- 20 vạn người đến
buôn bán, chủ yếu là người ngoại quốc: Ả rập, Ba Tư, Inđơnêxia, Hà Lan.


<b>Chính trị</b>


Nhà Đường có nhiều biện pháp xây dựng chính quyền nhằm tập trung quyền lực


vào tay nhà vua, củng cố nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền: cải cách lại
chế độ sĩ tộc, mở rộng chế độ khoa cử chọn nhân tài cho đất nước, mở trường học tạo
ra tầng lớp nho sĩ đông đảo cho nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống quan lại khá cồng
kềnh. Nhà nước đặt chế độ tiết độ sứ và phiên trấn (sử dụng thủ lĩnh dân tộc thiểu số),
cử những người trong hoàng tộc và cơng thần đến trấn sứ một vùng nào đó, có quyền
lập qn đội riêng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

Nhà Đường tích cực mở rộng chiến tranh xâm lược ra bên ngoài, lập các Đô hộ
phủ: An Đông, An Tây, An Bắc, An Nam, Đô hộ phủ. Năm 643, với chiêu bài « báo
thù cho con em của Trung Quốc và rửa nhục cho vua cha của Cao Câu Ly, Đường
Thái Tông quyết định tấn công Cao Câu Ly.


Đối với các nước khác, nhà Đường thực hiện chính sách đối ngoại khá mềm dẻo
và linh hoạt, tranh giành ảnh hưởng vùng Trung Á- Ảrập. Đối với Ấn Độ và Lâm Ấp,
nhà Đường đặt quan hệ giao hảo.


<b>Hậu đường</b>


Từ thế kỷ thứ VII, nền chính trị nhà Đường bắt đầu lâm vào khủng hoảng, quyền
lực nhà nước tập trung trong tay hoàng hậu Võ Tắc Thiên, khủng bố giết hại nhiều tôn
thất, quý tộc, cơng thần. Trong khi đó bọn quan lại tham ô tàn bạo nhũng nhiễu hà
hiếp nhân dân. Năm 705, Võ Tắc Thiên ốm nặng phải thoái vị. Đến năm 712, Huyền
Tơng lên ngơi thi hành một số chính sách tiến bộ tích cực, đưa nhân dân Trung Quốc
bước vào nền thịnh trị thời Khai Nguyên (713- 741).


Sau loạn A Sử, nhà Đường từ chỗ thịnh trị bước vào thời kỳ suy yếu với những
biểu hiện rất rõ nét trong triều đình : vua chỉ là bù nhìn, mọi quyền bính rơi vào tay
bọn hoạn quan. Bọn này có thể phế vua này lập vua khác, khống chế từ tể tướng trở
xuống. Bọn chúng còn lập ra cơ quan Bắc Ti để thao túng quyền lực. Tiêu biểu nhất là
hoạn quan Cừu Sĩ Lương, khi chết đã dặn lại « không được để cho thiên tử dỗi ». Năm


838, vua tiến hành loại bỏ hoạn quan nhưng đã quá muộn. Trong lúc đó, tập đồn
quan lại chia làm hai phe: Phe quan lại xuất thân từ khoa cử, có thể là những người
dân do học tập giỏi ; Phe quan lại xuất thân từ quý tộc. Hai bên tranh giành nhau
không bên nào chịu bên nào đã gây ra cuộc hỗn chiến hơn 40 năm làm cho đời sống
của nhân dân hết sức khổ cực.


Những tiết độ sứ cũng ngày càng lớn mạnh, trở thành những lực lượng cát cứ
độc lập thanh trừng lẫn nhau, tách khỏi sự khống chế của chính quyền trung ương. Họ
một mặt tiến hành tiêu diệt cơ quan Bắc Ty, thanh trừng hoàng đế, một mặt tìm cách
thanh trừng lẫn nhau.


<b>Kinh tế</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

Điền trang của địa chủ phong kiến được hình thành từ 3 nguồn: ban cấp, cướp
đoạt, mua. Trên đất này, bọn địa chủ phong kiến phát canh thu tô. Tá điền chịu nghĩa
vụ với nhà nước lại phải gánh hộ nghĩa vụ cho địa chủ.


Điền trang của các chùa chiền (do Phật giáo được coi trọng) mọc lên ở nhiều nơi.
Đất này cũng được phát canh thu tô.


Chế độ Tô- Dung- Điệu được thay thế bằng chế độ thuế lưỡng kỳ. Nhà nước căn
cứ vào chi tiêu định ra tổng số thuế phải thu. Trên cơ sở đó, phân bổ cho các địa
phương và phân bổ cho người dân. Đối với nông dân, nhà nước căn cứ vào số ruộng
cụ thể để đánh thuế theo vụ, riêng lái buôn, đánh thuế bằng 1/3 mức thu nhập. Nhà
nước đánh thuế cao các mặt hàng muối, sắt. Nhà nước công khai thừa nhận chế độ
qn điền khơng cịn tồn tại, ruộng đất của nhà nước bị thu hẹp. Nông dân phải chịu
nhiều thứ thuế, đời sống hết sức khổ cực « nhân dân tối mịt về nhà, gạo không, củi
<i>không, bụng cũng không ». </i>


Các cuộc khởi nghĩa nông dân lại bùng nổ. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa


nông dân do Hoàng Sào lãnh đạo, làm cho nhà Đường sụp đổ năm 907, lập nên nhà
Hậu Lương…. Trung Quốc bước vào thời kỳ Ngũ đại thập quốc kéo dài hơn nửa thế
kỷ [Gọi là Ngũ đại vì thời kỳ này có 5 triều đại xuất hiện ở Bắc Trung Quốc]:


- Hậu Lương (907- 923) gồm 3 đời vua, đóng đơ ở Biện Lương, Khai Phong.
- Hậu Đường (923- 936) do một người dân tộc Sa Đà ở Tây Bắc tên là Lý Tồn
Úc lập ra, chuyển kinh đô từ Biện Sơn đến Lạc Dương gồm 4 triều vua.


- Hậu Tấn bắt đầu năm 936 khi Thạch Kính Thương xưng đế, kết thúc năm 946
khi Thạch Trọng Quý đầu hàng, gồm 2 đời vua, kinh đô ở Biện Kinh.


- Hậu Hán tồn tại hết sức ngắn ngủi, 3 năm với hai triều vua, bắt đầu 947 khi
Lưu Trí Viễn xưng đế, chấm dứt 950 khi Lưu Thừa Hữu bị giết.


- Hậu Chu (951- 961) do Quách Uy sáng lập gồm 3 đời vua. Năm 951, nhà Hậu
Chu được thành lập có những chính sách phù hợp ở phúa Bắc Trung Quốc, do đó,
phía Bắc tạm thời ổn định.


Ở phía Nam Trung Quốc có 9 nước: Ngơ, Nam Đường, Ngô Việt, Tiền Thục,
Hậu Thực, Nam Hán, Sở, Mân, Nam Bình.


<b>3.2.3. Triều Tống (960- 1279)</b>


Năm 960, thống sối điện tiền Triệu Khuông Dẫn của nhà Hậu Chu đã đoạt ngôi
vua, lập ra nhà Tống. Nhà Tống chia thành 2 thời kỳ : Bắc Tống (960- 1127) và Nam
Tống (1127- 1279).


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

<i>Về hành chính: nhà nước chia cả nước thành những đơn vị hành chính thống nhất</i>
trực thuộc trung ương gồm Lộ- Phủ- Châu- Quận. Các chức quan lại đều do quan văn
nắm giữ nên bộc lộ hạn chế khi tiến hành các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược.



<i>Về tư pháp: nhà nước chú tâm xét xử các vụ kiện tụng- trọng án. Tuy nhiên, tính</i>
chất dân chủ vẫn thiếu nên những người dân đen chịu thiệt thòi lớn.


<i>Về kinh tế: nhà nước nắm tất cả các nguồn thu thuế nên ngân khố nhà nước tăng</i>
nhanh. Nhà nước chú trọng đến kinh tế nông nghiệp, nhất là công tác thủy lợi, tăng
cường sức kéo, mở rộng diện tích canh tác. Trong khi tập trung quyền lực, nhà nước
miễn thuế cho nhân dân 3 năm. Kinh tế thủ công nghiệp phát triển mạnh: khai mỏ,
dệt, sứ, luyện kim. Về luyện sắt, mỗi năm nhà nước luyện được mấy trăm cân. Các
trung tâm dệt cũng xuất hiện: Khai Phong, Lạc Dương. Thương nghiệp rất thịnh đạt
trong các đô thị: Khai Phong, Quảng Châu, Tô Châu… Thời kỳ này, tiền lần đầu tiên
được sử dụng rộng rãi trong trao đổi buôn bán và được dùng để nộp tô thuế, xuất hiện
loại tiền giấy gọi là giao tử.


<i>Về quân sự, bỏ chế độ Tiết độ sứ, xây dựng quân đội mạnh, bỏ chế độ phủ binh</i>
thay vào đó là chế độ Mộ binh (tuyển lựa quân đội) và canh thú (thường xuyên thay
đổi vị trí của quân đội). Lực lượng quân đội gồm :


+ Chủ lực cấm binh, tuyển những người khỏe mạnh nhất.
+ Sương binh đóng ở các châu


+ Hương binh đóng ở các địa phương.


+ Phiêu binh là quân của tộc người dân tộc thiểu số thần phục.


Trong quan hệ đối ngoại, nhà Tống thực hiện chính sách đầu hàng người Liêu và
người Hạ [Nước Liêu là quốc gia của người Khiết Đan, được thành lập vào năm 916 ở
vùng Đông Bắc Trung Quốc. Năm 937, nước Khiết Đan được đổi thành nước Liêu.
Năm 1125, nước Liêu bị diệt vong. Trong suốt quá trình tồn tại, nước Liêu thường
xuyên xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc]. Năm 1004, nhà Tống đã phải ký hòa ước với


nước Liêu: Vua Khiết Đan gọi vua Tống bằng anh, vua Tống gọi vua Khiết Đan bằng
em; mỗi năm Bắc Tống tặng Liêu 20 vạn tấm lụa, 10 vạn lạng bạc. Hòa ước năm 1042
bổ sung thêm: mỗi năm nhà Tống tặng thêm 10 vạn tấm lụa, 20 vạn lạng bạc. Về sau
còn phải cắt đất, gả công chúa, phải nộp thêm 10 vạn tấm lụa và 20 vạn lạng bạc.


Năm 1044, Bắc Tống ký hịa ước với Tây Hạ. trong đó quy định: Tây Hạ phải
xưng thần đối với nhà Tống, mỗi năm nhà Tống cấp cho Tây Hạ 17 vạn lạng bạc, 15
vạn tấn lụa, 3 vạn cân chè.


</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

bộ phận nông dân mất ruộng đất, bị biến thành tá điền. Hình thức sở hữu ruộng đất
chủ yếu là điền trang chiếm ưu thế tuyệt đối trong nền kinh tế. 5/6 diện tích ruộng đất
cả nước biến thành điền trang, ruộng của nông dân cũng bị biến thành điền trang. Tá
điền lĩnh canh ruộng đất của địa chủ phong kiến với mức tơ thuế rất nặng, có khi
chiếm được 7/10 thu hoạch. Do đời sống xuống thấp nên khởi nghĩa nông dân lại
bùng nổ khắp nơi. Năm 933, khởi nghĩa của Vương Tiểu Ba ở Tứ xuyên là lớn nhất.


Trong bối cảnh đó, Vương An Thạch tiến hành cải cách lớn với mục đích “ Lý
<i>tài, chỉnh quân, phú quốc, cường binh”, làm cho ngân khố nhà nước giàu lên, chỉnh</i>
đốn quân đội, đối phó với người Hạ và người Liêu. Ông đã cho thi hành 7 luật:


+ Luật thanh miêu (lúa non): cho nông dân vay tiền trước vụ thu hoạch để họ
không phải bán lúa non như trước nữa, để thốt khỏi cảnh bần cùng


+ Luật nơng điền thuỷ: nhà nước và nhân dân mở rộng diện tích, khai khẩn đất
hoang, những ruộng đất này được miễn thuế.


+ Luật miễn sưu: quy định mọi người đi làm đường nhưng nếu khơng đi thì nộp
tiền.


+ Luật đo lại ruộng đất và thu thuế cơng bình: mức thuế phù hợp với tính chất


của đất.


+ Luật thi dịch: quy định giá cả thống nhất trong những thời điểm khác nhau, tác
dụng ổn định thị trường trong cả nước nhưng lại đánh vào bọn đầu cơ tích trữ.


+ Luật bảo giáp: nhờ nhân dân nuôi quân đội, tổ chức nông dân thành bảo giáp,
khuyến khích nơng dân ni ngựa để cung cấp chiến mã cho nhà nước nhằm tăng
cường lực lượng quốc phịng và giảm bớt gánh nặng ni qn cho nhà nước.


+ Luật chí tướng: giao quân cho tướng chỉ huy và lãnh đạo.


Như vậy, cuộc cải cách này xuất phát từ quyền lợi của giai cấp thống trị phong
kiến nhằm xoa dịu mâu thuẫn giai cấp bằng cách nhượng bộ nông dân, hạn chế quyền
lợi nhất định của giai cấp địa chủ phong kiến và thương nhân lớn. Tuy nhiên, cuộc cải
cách này cũng đã động chạm đến bọn địa chủ nên chúng ra sức chống đối. Năm 1086,
cuộc cải cách này thất bại.


Ở các vùng Sơn Nam, Hà Nam, Giang Tô đã bùng lên cuộc khởi nghĩa của Tống
Giang (vùng Lương Sơn Bạc).


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

50 triệu lạng vàng, 50 triệu lạng bạc, hàng triệu tấm lụa. Vua Tống phải gọi vua Kim
bằng bác.


Khi Bắc Tống sụp đổ, một số quan lại đưa em trai của vua Tống Khâm Tông lên
làm vua, lấy hiệu Tống Cao Tông. Trung Tâm của nhà Nam Tống đóng đơ ở phủ
Ứng Thiên (Hà Nam). Tống Cao Tông lại tiếp tục thực hiện chính sách đầu hàng. Khi
nhà Kim tiến xuống phía Nam Trung Quốc, vua Tống chạy đến đất Hàng Châu. Nhà
Nam Tống được thành lập, tồn tại 125 năm qua 9 đời vua. Cả 9 đời vua này đều thực
hiện chính sách đầu hàng, cắt đất, nộp cống với số lượng lớn.



Trong thời kỳ nhà Tống, do chiến tranh và loạn lạc liên miên nên đời sống nhân
dân rất khốn khổ. Thêm vào đó, nhà nước phải tăng mức thuế của nhân dân để đủ sức
cống nạp. Do đó, nơng dân bị bần cùng hết sức nghiêm trọng.


Khi thống trị nhân dân ở Bắc Trung Quốc, nhà Kim thoả sức cướp đoạt ruộng
đất của nhân dân để làm bãi chăn thả gia súc, bắt người tự do làm nơ lệ. Những nơng
dân chưa bị bóc lột cũng đứng trước nguy cơ bị phá sản do phải nộp thuế trước hai
năm. Mâu thuẫn gay gắt đã dẫn tới sự bùng nổ của một loạt các cuộc khởi nghĩa của
nhân dân.


<b>3.3. Trung Quốc thời Nguyên, Minh, Thanh</b>
<b>3.3.1. Nhà Nguyên (1271- 1368)</b>


[TK XIII ở phía Bắc Trung Quốc, nhà nước Mơng Cổ đã hình thành và phát triển,
thực hiện chính sách đối ngoại rất mạnh. Người Mông Cổ nằm trong liên minh bộ lạc
do người TacTa cầm đầu. Họ sống cuộc sống du mục trên các thảo nguyên bao la. Tất
cả người dân đều biết cưỡi ngựa, tạo nên tính cơ động rất cao. Mỗi người Mơng Cổ đều
đóng thành các khu lều: lều lớn tộc trưởng thủ lĩnh, những lều nhỏ xung quanh, lều của
những người nghèo ở ngoài cùng. Năm 1206, Đại Hội Curintai bầu Thành Cát Tư Hãn
(Giengitkhan) làm Hồng đế, Nhà nước Mơng Cổ chính thức ra đời.


Ngay sau khi lập quốc, Thành Cát Tư Hãn đã đưa nhân dân Mông Cổ lao vào
cuộc chiến tranh chinh phạt ra bên ngoài. Lớn nhất là cuộc chiến tranh năm 1211, tấn
công nước Kim, vua Bắc Kim chạy khỏi kinh đơ. Tiếp đó, quay lại chinh phạt phía
Tây, bình định các nước vùng Trung Á.


Năm 1227, Thành Cát Tư Hãn chết, con trai là Oakhátđài lên ngôi, nắm được ý
nguyện của chiến tranh, mục tiêu xâm lược là châu Âu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

Năm 1260, Mông Kha tử trận, Hốt Tất Liệt lên thay. Năm 1271, ông xưng hồng


đế, đổi quốc hiệu là Ngun, dời đơ đến Bắc Kinh. Năm 1274, nhà Nguyên tấn công
Nam Tống, năm 1279 thì làm chủ hồn tồn Nam Tống. Trong thời kỳ thống trị của
Hốt Tất Liệt, nhà Nguyên đã trở thành đế quốc hùng cường, lãnh thổ vô cùng rộng
lớn. Nhà Nguyên đã thực hiện hai chính sách lớn đối với nhà Trung Quốc.


<b>Về chính trị</b>


Sau khi tiêu diệt Nam Tống, triều Nguyên một mặt hoàn toàn bắt chước cách tổ
chức bộ máy nhà nước, chế độ phân phong ruộng đất, chế độ thuế khóa của Trung
Quốc nhưng mặt khác lại thi hành chính sách kỳ thị chủng tộc để áp bức và chia rẽ nhân
dân Trung Quốc, phân chia Trung Quốc thành 4 loại có quyền lợi chính trị khác nhau:


+ Loại 1: Mông Cổ


+ Loại 2: Sắc Mục (người Tây Hạ và Tây Vực, Duy Ngô Nhĩ)
+ Loại 3: người Hán (người nước Liêu, Kim, Hán)


+ Loại 4: người Nam (phía Nam sơng Trường Giang gồm cư dân Nam Tống,
Bách Việt).


Nhà nước cho phép hai đẳng cấp đầu thống trị hai đẳng cấp sau. Hai đẳng cấp
sau nắm giữ một số chức quan nhỏ nhưng khơng có quyền lực gì.


Nhà Ngun thi hành chính sách miệt thị Nho giáo và Nho sĩ.


<b>Về kinh tế, nhà Nguyên đã ra sức cướp đoạt ruộng đất để làm mục trường (bãi</b>
chăn thả) và bắt người làm nơ lệ. Chính sách này làm cho nông dân phá sản nặng nề.
Ở Bắc Trung Quốc, nông dân bị biến thành khu đinh- nô lệ. Ở Nam Tống, nông dân
phần lớn bị biến thành tá điền. Bên cạnh đó, nhà nước cịn duy trì đất phân địa, tịch
thu ruộng đất của nông dân cấp cho quý tộc Mông Cổ. Hơn 1/5 nông dân Trung Quốc


phải canh tác trên đất phân địa. Hàng năm, do không chú trọng thủy lợi nên lũ lụt
thường xuyên xảy ra. Bên cạnh đó, những người nơng dân chịu mức thuế tăng 20 lần
so với trước. Thủ công nghiệp kém phát triển do những thợ thủ công giỏi bị biến
thành lao động của nhà nước phục vụ cho vua quan.


Mâu thuẫn giữa toàn thể nhân dân Trung Quốc vớ nhà Nguyên ngày càng trở nên
gay gắt. Do đó, phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống ngoại tộc
Nguyên diễn ra rất mạnh mẽ (trong 20 năm có 400 cuộc bạo động ở Giang Tô). Lớn
nhất là cuộc khởi nghĩa của giáo phái Đạo giáo. Trong cuộc khởi nghĩa này, nghĩa
quân đã chít khăn màu đỏ làm hiệu nên gọi là khởi nghĩa Hồng Cân. Cuối cùng, cuộc
khởi nghĩa nông dân do Chu Nguyên Chương lãnh đạo đã giành được thắng lợi. Chu
Ngun Chương lên ngơi Hồng đế, đặt quốc hiệu là Minh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108>

Nhà Minh kéo dài 276 năm, trải qua 16 đời vua, trung tâm nhà nước đóng đơ ở
Nam Kinh


<b>Kinh tế</b>


Nhà nước thực hiện rất nhiều chính sách tiến bộ, đặc biệt chú trọng đến chính
sách kinh tế. Chu Nguyên Chương là một bần cố nông nên đã thực hiện những chính
sách có lợi cho người nông dân: kêu gọi nhân dân lưu tán trở về quê cũ, cấp cho họ
ruộng đất, lương thực, giống má, gia súc; kêu gọi nhân dân khai hoang; xây dựng trên
4 vạn cơng trình thuỷ lợi lớn nhỏ để phục vụ sản xuất; cứu tế cho nhân dân khi bị
thiên tai. Chu Ngun Chương cịn cho thống kê lại tồn bộ ruộng đất trong nước. Do
đó, kinh tế nơng nghiệp có nhiều thay đổi. Diện tích canh tác tăng nhanh chóng, cả
nước có khoảng 850 triệu mẫu ruộng.


<b>Sự xuất hiện của những mầm mống kinh tế TBCN</b>


Biểu hiện đầu tiên của sự xuất hiện này là các công trường thủ công. Ở Trung


Quốc, công trường thủ công gọi là cơ phịng, chủ các cơng trường này gọi là các cơ
hội. Trong các cơ phòng, khoa học kỹ thuật đã được áp dụng nhất là trong các công
trường khai mỏ, khai quặng… Các công trường thủ công lớn nhất là dệt lụa ở Tô
Châu, dệt vải ở Giang Tô, nghề sứ ở trấn Cảnh Đức. Trấn Cảnh Đức thu hút khoảng 1
triệu nhân công làm việc, nhân dân bị phá sản đổ dồn về đây làm việc.


Thứ hai, sự xuất hiện các đơ thị- trung tâm chính trị lớn. Đơ thị lớn nhất là Nam
Kinh với hơn 1 triệu nhân khẩu, sau đó là Bắc Kinh với 66 vạn dân. Đây khơng chỉ là
trung tâm kinh tế, chính trị mà cịn là nơi bn bán nhộn nhịp, có nhiều chợ được mở
đến tận vùng nông thôn.


Thứ ba, tiền tệ được thúc đẩy trong giao lưu. Điều này được thể hiện trong chế
độ địa tô, thu thuế của nhân dân bằng bạc. Sức lao động của nhân dân trở thành thứ
hành hoá hết sức phổ biến.


Tuy nhiên, những mầm mống này rất yếu ớt, không thể biến Trung Quốc thành
một nước TBCN (do sự phát triển của chế độ phong kiến làm cho những tàn tích của
nó khơng bị mất đi).


[Bài Tập: Tìm hiểu nguyên nhân khiến mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa
phát triển yếu ớt ở Trung Quốc?]


<b>Chính trị</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(109)</span><div class='page_container' data-page=109>

đặt ra luật pháp và các hình phạt rất nặng nề: chém bêu đầu, tùng xẻo…[Ví dụ, hối lộ
trên 18 quan phải thắt cổ chết. Đối với dân thì thực hiện nguyên tắc khoan hồng: bỏ
cắt mũi, chặt chân, thích chữ vào mặt.]


<b>Đối ngoại</b>



Nhà Minh thực hiện đường lối đối ngoại “Dĩ di trị di” (dùng người Di trị người
Di), “Viễn giao cận công”. Minh Thành Tổ cử một viên hoạn quan Trịnh Hòa đi xứ
xuống Tây Nam, sang bán đảo Đông Nam Á, huy động 70 thuyền lớn đầy hàng hóa
để phơ trương thanh thế. Nhà Minh đã cho thành lập nhiều trung tâm hàng hóa lớn
nhất Đơng Nam Á. Ngồi ra, Minh Thành Tổ đã 5 lần tự mình đem quân đánh người
TacTa và người Ôriat- hai chi nhánh của tộc người Mông Cổ, mua chuộc và xúi giục
họ đánh lẫn nhau, lôi kéo sự thần phục tộc Nữ Chân. Vì vậy, có lúc thủ lĩnh các tộc
Tac Ta, Oriat, Nữ Chân tạm thời quy phục nhưng không bền chặt. Để thuận lợi trong
hoạt động quân sự, năm 1421, Minh Thành Tổ quyết định dời đô lên Bắc Kinh.


Từ 30 năm cuối thế kỷ XV trở về sau, nhà Minh bắt đầu suy sụp. Hoạn quan thao
túng quyền lực: Lưu Cẩn, Nguỵ Trung Hiền, Châu Ký, Hà Diệu. Quan lại tập trung
thành một tổ chức chính trị gọi là Đảng Đơng Lâm. Quan lại và hoạn quan đấu tranh
kịch liệt với nhau, khi nhà Minh diệt vong, cuộc đấu tranh này vẫn chưa chấm dứt.
Nhiều tổ chức hoạt động bí mật lơi kéo được cả nhà vua tham gia: Thiên địa hội.
Thêm vào đó người Mông Cổ thường xuyên quấy phá. Ruộng đất tập trung trong tay
quan lại diễn ra rất nghiêm trọng. Trong Minh sử có thơng tin: <i>“nơng dân bị phá sản</i>
<i>hàng loạt”. Nhà nước đã có nhiều cố gắng nhưng cũng không cứu vãn được sự phá</i>
sản của nông dân.


Từ cuối TK XV đầu TK XVI, các nước tư bản phương Tây bắt đầu xâm nhập
vào Trung Quốc. Sớm nhất là người Bồ Đào Nha, năm 1517 họ đã đến Ma Cao (Áo
Môn), xin phép người cầm quyền đến đây buôn bán. Năm 1557, người Bồ Đào Nha
bắt đầu xây dựng nhà cửa, pháo đài, thành quách, dần biến Ma Cao thành thuộc địa.


Năm 1575, người Tây Ban Nha cũng có mặt ở Trung Quốc. Sang TK XVII,
người Hà Lan, Anh, Pháp cũng đến Trung Quốc.


Triều đình nhà Minh đang đứng trước nhiều nguy cơ xã hội lớn: nông dân mất
ruộng đất, khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi. Nạn kiêm tinh ruộng đất diễn ra ngày


càng nghiêm trọng, 10 người thì 9 người mất ruộng. Tuyệt đại đa số nhân dân bị phá
sản đi tha phương cầu thực, số sống sót bị biến thành tá điền. Tại các thành thị, thị dân
cũng phải chịu thuế công thương rất nặng nề.


</div>
<span class='text_page_counter'>(110)</span><div class='page_container' data-page=110>

hiệu: “ Trọng hiền sĩ”, “ Chia ruộng đất bằng nhau cho người giàu và người nghèo”,
<i>“miễn thuế”. Những khẩu hiệu này đã đáp ứng yêu cầu của nhân dân nên nhân dân</i>
hăng hái hưởng ứng cuộc khởi nghĩa này.


Năm 1631, các nhóm khởi nghĩa riêng lẻ tập hợp thành 36 doanh do Cao Nghênh
Tường, Trương Hiến Trung, Lý Tự Thành cầm đầu, lực lượng 20 vạn, hoạt động ở Hà
Nam. Năm 1635, quân khởi nghĩa từ Hà Nam tiến đến Phượng Dương, đốt lăng tẩm
của tổ tiên nhà Minh. Năm 1638, nhà Minh huy động toàn bộ quân chủ lực đến tấn
công quân nông dân, lực lượng tan rã, sau vài năm thì tập hợp lại. Nghĩa quân được sự
giúp đỡ của Lý Nham, Lưu Kim Tinh, họ vạch đường lối sách lược chiến lược: <i>trọng</i>
<i>hiền sĩ, chia ruộng, miễn thuế… Nhân dân vô cùng hưởng ứng, lực lượng nhanh</i>
chóng phát triển và giành thắng lợi.


Năm 1644, nhà Minh sụp đổ, Lý Tự Thành lên ngôi vua ở Tây An, đặt tên nước
Đại Thuận, lập bộ máy quan lại lớn, khôi phục tước vị q tộc: Cơng, Hầu… Sau đó,
Lý Tự Thành tấn cơng chiếm được Bắc Kinh. Vua Sùng Trinh nhà Minh phải treo cổ tự
tử tại Bắc Kinh. Lý Tự Thành lên ngơi và bắt tay vào việc củng cố chính quyền mới.


Viên tổng binh nhà Minh là Ngô Tam Quế với 10 vạn quân trong tay đã đầu
hàng Mãn Thanh và chống lại Lý Tự Thành. Cuộc khởi nghĩa thất bại. Còn Trương
Hiến Trung ở miền Nam, phát triển lực lượng, năm 1644, tiến vào tứ xuyên, chiếm
Thành Đô, xưng là quốc vương của nước Đại Tây, năm 1646, bị quân Thanh bắt giết.


Cuộc khởi nghĩa thất bại vì người Mãn Thanh lớn mạnh, đem binh bao vây và
tấn công lực lượng khởi nghĩa song cũng thể hiện sự suy yếu và sụp đổ của nhà Minh.



<b>3.3.3. Nhà Thanh (1644- 1911)</b>


Sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa Lý Tự Thành, nhà Mãn Thanh bắt đầu quá trình
xâm lược và thống trị Trung Quốc.


<b>Chính sách thống trị</b>


Chính sách đầu tiên họ thực hiện là đàn áp dã man những vùng nhân dân chống
lại chính quyền nhằm mục đích khủng bố tinh thần. Nhà Thanh cịn thi hành nhiều
chính sách áp bức dân tộc và củng cố nền thống trị. Một mặt, nhà Thanh phân biệt đối
xử giữa người Mãn và người Hán về các quyền lực kinh tế, chính trị phong tục tập
quán, khẩu hiệu “để đầu đừng để tóc”. Các chức vụ quan lại của nhà nước đều do
người Mãn nắm giữ. Người Mãn cướp đoạt ruộng đất của người Trung Quốc, ban
chính sách chia ruộng đất (người Mãn chiếm ruộng đất màu mỡ, những ruộng đất xấu
chia cho nông dân).


</div>
<span class='text_page_counter'>(111)</span><div class='page_container' data-page=111>

(Ái Tân Giác La Huyền Diệp), niên hiệu Thanh Thánh Tổ. Nhà Thanh trọng dụng
Nho sĩ và Nho học. Mặc dù vậy, nhà Thanh cũng còn lộ rõ sự hủ bại với cách thức tổ
chức bộ máy quan lại: một người nắm mọi quyền hành.


Đối với nhân dân, trong giai đoạn đầu, nhà nước thực hiện chính sách khơi phục
giai cấp nơng dân tự do: giảm nhẹ tơ thuế, khuyến khích khai khẩn đất hoang. Vua
Ung Chính cho nhập thuế đinh với thuế điền là một. Nông nghiệp phát triển hơn
trước, dân số tăng hơn 400 triệu dân.


Cuối TK XVIII trở đi, tình hình chính trị Trung Quốc lâm vào cuộc khủng hoảng
trầm trong. Từ Hi Thái Hậu thao túng mọi quyền lực. Trung Quốc trở nên lạc hậu hơn
rất nhiều so với châu Âu.


Trung Quốc ngày càng hủ lậu, các nước phương Tây bắt đầu xâm nhập vào.


Chính quyền nhà Thanh thực hiện chính sách đóng cửa, quay lưng lại với châu Âu.
Nhân dân, quan lại, binh lính say sưa với thuốc phiện. Nhà nước tuyên chiến với
thuốc phiện, tịch thu hàng trắng và phạt rất nặng. Biện pháp mạnh của Lâm Tắc Từ
làm cho thương nhân Anh bị thiệt hại nặng. Quân Anh tiến hành cuộc chiến tranh
thuốc phiện, nhà Mãn Thanh dần dần đầu hàng.


<b>4. Văn hoá Trung Quốc thời trung đại</b>


Văn hố Trung Quốc thời trung đại có sự kế thừa văn hố của thời cổ đại và phát
triển lên trình độ cao, phổ biến.


<b>4.1. Những phát minh kỹ thuật lớn của Trung Quốc</b>


<b>Giấy: đến thế kỷ I TCN, nhờ sự phát triển của nghề tơ tằm, nhân dân lao động</b>
Trung Quốc đã phát minh ra được cách làm 1 loại giấy thô sơ bằng tơ. Năm 105, một
viên quan hoạn thời Đông Hán là Thái Luân phát minh ra cách dùng vỏ cây, lưới cũ,
giẻ rách để làm giấy. Giấy tạo điều kiện cần thiết cho sự phát triển nhanh chóng của
nền văn hóa Trung Quốc. Sang TK VIII, truyền sang Ảrập rồi Tây Âu.


<b>Kỹ thuật in: từ thời Đường đã biết in bằng ván khắc. Giữa TK XI, một người</b>
dân thường là Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất nung. Chữ được
xếp lên một tấm đất sét có sáp, xếp song đem đun nóng cho sáp chảy ra rồi để nguội,
sáp sẽ giữ chặt lấy chữ và có thể đem in. Nhược điểm của phương pháp này: chữ hay
mịn, khó tơ mực, in không được sắc nét. Đến TK XIV, nhược điểm được khắc phục
bằng cách thay chữ đất nung bằng chữ gỗ và chữ đồng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(112)</span><div class='page_container' data-page=112>

đầu chỉ là miếng sắ có từ tính xun qua cọng rơm thả nổi trong bát nước hoặc treo
bằng sợi tơ ở chỗ kín gió=> thuận lợi cho ngành hàng hải.


<b>Thuốc súng là thành tích ngẫu nhiên của các nhà luyện đan. Người Trung Quốc</b>


tin rằng có thể luyện được vàng và thuốc trường sinh bất lão. Nguyên liệu luyện đan
là lưu huỳnh, diêm tiêu, than gỗ. Mục đích khơng đạt được mà cịn gây ra nổ và tình
cờ người ta tìm ra cách làm thuốc súng. Đến đầu TK X, thuốc súng bắt đầu được dùng
làm vũ khí, đến đời Tống được ứng dụng trong việc chế tạo vũ khí thơ sơ: tên lửa, cầu
lửa, quả lửa, đạn bay, pháo….


<b>4.2. Tư tưởng, tôn giáo</b>
<b> Sự phát triển của Nho học</b>


Học thuyết của Khổng Tử không được các vua chúa Trung Quốc thời cổ


đại tán thưởng nhưng sau khi ông chết, từ thời Hán trở đi, các triều đại phong



kiến đều coi trọng.

Năm 136 TCN, Hán Vũ Đế chính thức ra lệnh “Bãi truất bách


<i>gia, độc tôn Nho thuật”, Khổng Tử được suy tôn thành Giáo chủ của “đạo Học”. Các</i>
tác phẩm Thi, Thư, Lễ, Dịch, Xuân Thu do Khổng Tử chỉnh lý trở thành sách kinh
điển và được gọi chung là Ngũ kinh. Bản thân học thuyết Nho gia đến đây chứa đựng
ít nhiều yếu tố thần học nên Nho gia từ đời Hán về sau cũng thường được gọi là Nho
giáo. Học thuyết này là cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc
suốt hơn 2000 năm lịch sử.


Đại biểu tiêu biểu là Đổng Trọng Thư. Về mặt triết học, Đổng Trọng Thư nêu ra
thuyết “Thiên nhân cảm ứng” (sự cảm ứng giữa trời và người). Ông cho rằng tất cả
đều do trời sinh ra và xếp đặt mà mặt trời khơng bao giờ thay đổi. Ơng đã tiếp thu tư
tưởng của Hàn Phi, học thuyết âm dương của Khổng Tử. Ơng phân chia tính người
thành 3 loại căn cứ vào 2 mặt thiện ác: Quân tử, tiểu nhân và trung nhân (mang tính
chất duy tâm khách quan, mang yếu tố thần học).


<b>Đạo giáo</b>



Đạo giáo bắt đầu ra đời từ cuối thời Đơng Hán nhưng có nhiều hạn chế: chủ
trương ngu dân, quay trở lại xã hội nguyên thủy. Sang đến thời phong kiến, những
hình thức mê tín dị đoan: bói tốn, xem sao, tướng số, phù phép… vốn lưu hành từ
xưa trong dân gian đã kếp hợp với một số yếu tố trong tư tưởng của Lão Tử và Trang
Tử đã sáng tạo ra đạo giáo sau này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(113)</span><div class='page_container' data-page=113>

người quản lý, lập nghĩa xã, treo gạo thịt cung cấp cho người đi đường. Về sau Đạo
giáo bị khủng hoảng và ngày càng suy tàn.


<b>Đạo Phật</b>


Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI TCN đến TK III TCN, đạo Phật
bắt đầu truyền ra nước ngoài và đến Trung Quốc vào cuối TK I TCN. Đến thời Tam
Quốc, Phật giáo bắt đầu phát triển. Từ triều Ngụy, người Trung Quốc được xuất gia,
do đó, số tăng ni khơng ngừng tăng lên. Kinh Phật được dịch ra tiếng Hán ngày càng
nhiều. Năm 504 Lương Vũ Đế tuyên bố Phật giáo là quốc giáo, nhiều đền chùa được
xây dựng. Đến thời nhà Đường, một mặt đạo Phật đã đạt tới giai đoạn cực thịnh, mặt
khác nó hồn tất q trình Trung Hoa hóa Phật giáo.


<b>4.3. Văn học</b>


Văn học là một lĩnh vực nổi bật trong nền văn hóa Trung Quốc thời trung đại.
Trong kho tàng văn học Trung Quốc thời trung đại, tiêu biểu nhất là phú và nhạc phủ đời
Hán, thơ đời Đường, từ đời Tống, kịch đời Nguyên và tiểu thuyết đời Minh- Thanh.


<i>Phú là hình thức văn học kết hợp giữa văn xuôi và văn vần, lời văn giũa gọt công</i>
phu, câu trên nối câu dưới rất sát. Những nhà sáng tác phú nổi tiếng thời Tây Hán là
Giả Nghị, Tư Mã Tương Như, Mai Thặng…


Nhạc phủ vốn là tên cơ quan phụ trách về ca nhạc tế lễ do Hán Vũ Đế lập ra.


Hàng năm, cơ quan này cử người đi vào quần chúng sưu tầm thơ ca của nhân dân, do
đó, sau này dân ca cũng được gọi là nhạc phủ. Nhạc phủ lúc đầu khơ khan khó hiểu về
sau trở nên dồi dào sức sống, mang nhiều tính chất hiện thực, phản ánh được đời sống
khổ cực của nhân dân.


<i><b>Thơ Đường</b></i>


Thơ Đường có một lượng rất lớn phản ánh tương đối tồn diện tình hình đất
nước và bộ mặt xã hội lúc bấy giờ, đặc biệt thơ Đường đã đạt đến đỉnh cao về nghệ
thuật. Trong hơn 2000 nhà thơ còn lưu tên tuổi đến ngày nay, Lý Bạch, Đỗ Phủ và
Bạch Cư Dị là 3 nhà thơ lớn nhất, tiêu biểu nhất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(114)</span><div class='page_container' data-page=114>

Đỗ Phủ (712- 770), người thuộc tỉnh Hà Nam, xuất thân từ một gia đình quan lại
nhỏ sa sút. Sống trong giai đoạn trước và sau loạn An- Sử, Đỗ Phủ được chứng kiến
tình hình nhà Đường từ chỗ rất phồn thịnh chuyển sang suy tàn, đồng thời cuộc đời
lận đận của ông đã làm cho ông thấy rõ cuộc sống khổ cực của nhân dân. Vì vậy, phần
lớn thơ ơng đều tập trung miêu tả những cảnh bất công trong xã hội, miêu tả nỗi khổ
cực, oan khuất của nhân dân, vạch trần sự áp bức bóc lột và xa xỉ của giai cấp thống
trị, lên án nền chính trị đương thời. Những bài thơ tiêu biểu của ông là: <i>Bài ca xe lính,</i>
<i>Viên quan ở Tân An, Viên quan ở Thạch Hào, Ba cuộc biệt ly….</i> Đỗ Phủ là nhà thơ
hiện thực chủ nghĩa lớn nhất đời Đường.


Bạch Cư Dị (772- 846) xuất thân từ gia đình địa chủ quan lại, đậu Tiến sĩ, đã làm
nhiều chức quan to trong triều nhưng đến năm 44 tuổi thì bị giáng chức. Bạch Cư Dị
sống vào thời đại sau loạn An- Sử. Lúc bấy giờ, nhà Đường đang suy tàn, nhân dân vô
cùng cực khổ. Thấy rõ được thực trạng xã hội ấy nên ông đi theo con đường sáng tác
của Đỗ Phủ. Những bài thơ tiêu biểu của ơng là: Ơng già ở Đỗ Lăng, Thuế nặng, Ơng
<i>bán than, Tì bà hành, Trường hận ca…</i>


Thơ Đường là những trang vô cùng chói lọi trong lịch sử văn học Trung Quốc,


đồng thời thơ Đường đã đặt cơ sở nghệ thuật, phong cách và luật thơ cho nền thơ ca
đời sau.


<i><b>Tiểu thuyết</b></i> là một hình thức văn học mới bắt đầu phát triển thời Minh Thanh.
Trong các thành phố lớn thường có những người chuyên làm nghề kể chuyện, đề tài
của họ thường là những sự tích lịch sử. Dựa vào những câu chuyện ấy, các nhà văn đã
viết thành những tiểu thuyết chương hồi:


<i>Truyện Thủy hử kể lại cuộc khởi nghĩa nông dân ở Lương Sơn Bạc do Tống</i>
Giang lãng đạo. Qua tác phẩm này, tác giả không những đã thuật lại rõ ràng quá trình
diễn biến của cuộc khởi nghĩa mà cịn ca ngợi tài trí và sự dũng cảm của các vị anh
hùng nông dân.


<i>Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, miêu tả cuộc đấu tranh giữa ba nước</i>
Ngụy, Thục, Ngô.


<i>Tây du ký viết về truyện Huyền Trang và các đồ đệ tìm đường sang Ấn Độ lấy</i>
kinh Phật, trải qua rất nhiều gian nan, nguy hiểm ở dọc đường, cuối cùng đã đạt được
mục đích. Tác giả đặc biệt miêu tả Tôn Ngộ Không thành một nhân vật hết sức thơng
minh, mưu trí, dũng cảm, nhiệt tình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(115)</span><div class='page_container' data-page=115>

thi cử, chế độ quan trường, đạo đức, lễ giáo phong kiến, khát vọng tự do và hạnh
phúc, đồng thời dành cho những người thuộc tầng lớp bị coi là thấp kém những tâm
hồn cao đẹp và tình cảm chân thành, tác giả đã đánh khá mạnh vào ý thức hệ của giai
cấp phong kiến lúc bấy giờ.


<b>4.4. Sử học</b>


Bắt đầu từ thời Tây Hán, sử học mới trở thành một lĩnh vực độc lập mà người
đặt nền móng là Tư Mã Thiên. Với tác phẩm Sử ký, bộ thông sử đầu tiên của Trung


Quốc, Tư Mã Thiên đã ghi chép lịch sử gần 3000 năm từ thời Hoàng Đế đến thời Hán
Vũ Đế. Toàn bộ tác phẩm bao gồm 12 bản kỷ, 10 biểu, 8 thư, 30 thế gia, 70 liệt
truyện. Qua đó, Tư Mã Thiên đã ghi lại mọi mặt trong xã hội như chính trị, kinh tế,
quân sự, văn hóa, ngoại giao… của Trung Quốc trong giai đoạn đó. Do đó, Sử ký là
một tác phẩm lớn rất có giá trị về mặt sử liệu cũng như về tư tưởng.


Ngồi ra cịn có các tác phẩm sử học khác như: Hán thư của Ban Cố; Tam quốc
chí của Trần Thọ; Hậu hán thư của Phạm Diệp.


Thời Đường có cơ quan biên soạn lịch sử gọi là “sử quán”. Sang thời Minh,
Thanh, sử quán biên soạn 20 bộ sử lớn, viết theo cách khác sử biên niên trước kia:
Minh thực lục, Đại Minh nhất thống chí, Thanh thực lục. Ngồi ra cịn có nhiều tác
phẩm lịch sử viết theo thể loại khác: Bộ thông điển, Vĩnh Lạc đại điển, Cổ kim đồ thư
<i>tập thành, Tứ khố đồ thư…</i>


Những bộ sách trên là những di sản văn hóa vơ cùng q báu của Trung Quốc.
<b>4.5 . Khoa học tự nhiên</b>


<i><b>Toán học</b></i>


Thời Tây Hán đã biên soạn được một tác phẩm toán học “Chu bễ toán kinh”.
Nội dung của sách này nói về lịch pháp, thiên văn, hình học… Đây là tác phẩm tốn
học sớm nhất của Trung Quốc nói về mối quan hệ giữa ba cạnh của tam giác vuông
giống như định lý Pytago.


Thời Đông Hán lại xuất hiện một tác phẩm quan trọng hơn là Cửu chương toán
<i>thuật. Đến thời Ngụy, Tấn, Nam Bắc triều, Lưu Huy và Tổ Xung Chi là hai nhà toán</i>
học nổi tiếng nhất. Đặc biệt đến đời Tống, Nguyên, người Trung Quốc đã phát minh
ra cái bàn tính, một dụng cụ dùng để tính tốn rất tiện lợi và lâu dài, trước khi bị các
máy tính thay thế.



<i><b>Thiên văn và lịch pháp</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(116)</span><div class='page_container' data-page=116>

“Linh hiến”, ông đã tổng kết những tri thức về thiên văn học lúc bấy giờ và nêu ra
nhiều nhận thức đúng đắn như vũ trụ là vô hạn, sự vận hành của các hành tinh nhanh
hay chậm là do cự li cách quả đất gần hay xa. Ngồi ra, Trương Hành cịn có hiểu biết
về Địa lý và Địa chất học. Ông chế tạo được một dụng cụ đo động đất gọi “ Địa động
nghi”, có thể đo chính xác phương hướng của động đất.


Về lịch pháp, đến thời Hán Vũ đế, lịch của Trung Quốc được sửa đổi lại trên cơ
sở lịch thời Hạ, Thương, Chu. Lịch này lấy tháng giêng âm lịch làm tháng đầu năm.
Lịch này chia một năm ra 24 tiết trong đó có 12 tiết Trung Khí, cịn 12 tiết khác gọi là
tiết khí. Thường thì mỗi tháng có một trung khí, nếu tháng nào khơng có trung khí thì
thành tháng nhuận. Như vậy, từ dùng lịch Thái Sơ, việc bố trí tháng nhuận mới có quy
luật, khơng tùy tiện như trước nữa.


<i><b>Y dược học</b></i>


Y dược học là lĩnh vực nổi tiếng của Trung Quốc. Từ cuối thời Đông Hán, kết
hợp những thành tựu y học đời trước với những kinh nghiệm của mình, Trương Trọng
Cảnh đã soạn sách “ Thương hàn tạp bệnh luận”. Nội dung của tác phẩm này chủ yếu
nói về cách chữa bệnh thương hàn. Đến nay, tác phẩm này vẫn là một tài liệu tham
khảo có giá trị trong ngành Đơng y của Trung Quốc.


Về đội ngũ thầy thuốc, sau Biển Thước thời Chiến Quốc, Hoa Đà cuối thời Đông
Hán là một lương y rất nổi tiếng. Nhà y dược học nổi tiếng thời Minh là Lý Thời Trân
(1518- 1593). Ngoài việc chữa bệnh, ông bỏ ra rất nhiều công sức để nghiên cứu các
cây thuốc, soạn thành tác phẩm Bản thảo cương mục. Trong bộ sách này, ông đã ghi
chép 1892 loại cây thuốc, để phân loại, đặt tên, giới thiệu tính chất, cơng dụng và hình
vẽ của cây thuốc đó. Vì vậy, bộ sách này không chỉ là một tác phẩm dược học có giá


trị mà cịn là một tác phẩm thực vật học quan trọng.


<b>Câu hỏi ôn tập</b>


1. Lập bảng thống kê niên biểu các triều đại phong kiến Trung Quốc?


2. Tại sao nói “Chế độ phong kiến thời Đường đã phát triển đến đỉnh cao của
nó?


3. Chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến ở Trung Quốc?


4. Nêu những đặc điểm của phong trào khởi nghĩa nông dân ở Trung Quốc từ
triều Tần đến triều Minh?


</div>
<span class='text_page_counter'>(117)</span><div class='page_container' data-page=117>

<b>Chương 5: CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á CỔ TRUNG ĐẠI và </b>
<b>NHÀ NƯỚC ẢRẬP</b>


<b>(3 tiết )</b>


<b>CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á CỔ TRUNG ĐẠI</b>
<b>1. Điều kiện tự nhiên</b>


Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn với hai khu vực địa lý lục địa và hải đảo.
Đông Nam Á hiện nay gồm có 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan,
Philipin, Inđônêxia, Mianma, Malaixia, Singapo, Brunây, Đông Ti Mo.


Do địa hình phân tán hẹp, bị chia cắt bởi các dãy núi đã và rừng nhiệt đới nên
Đông Nam Á thiếu những cánh đồng rộng để trồng lúa, những cánh đồng cỏ rộng để
chăn ni súc vật lớn



Khí hậu Đơng Nam Á là khí hậu nhiệt đới gió mùa. Gió mùa đã điều hồ bớt
những điều kiện thơng thường, giảm bớt sự không thuần nhất, sự gay gắt về khí hậu
đáng lẽ phải có và tạo nên trên đại thể hai mùa: mùa khô tương đối lạnh, mát và mùa
mưa tương đối nóng. Chính gió mùa và khí hậu biển đã làm cho Hà Nội, Manđalay,
Cơncata đáng lẽ có thể khô cằn đã trở nên xanh tốt và trù phù hoặc làm cho vĩ độ gần
xích đạo đáng lẽ chỉ có rừng cây rậm rạp, dân cư thưa vắng và lạc hậu thì lại có những
đơ thị đơng đúc và thịnh vượng như Cuala Lămpơ, Xingapo, Giacacta…


Mùa mưa với những cơn mưa nhiệt đới có quy luật ổn định đã cung cấp nước đủ
dùng trong năm cho đời sống con người và cho sản xuất; đã tạo nên những cánh rừng
nhiệt đới, phong phú về các loại thảo mộc, mng thú.


Những điều kiện tự nhiên đó làm cho Đơng Nam Á thích hợp với sự sinh trưởng
của một số lồi cây nhất định. Đơng Nam Á trở thành q hương của những cây gia
vị, cây hương liệu đặc trưng. Như thế Đông Nam Á làm thành một khu vực động
vật-dân tộc học tương đối riêng biệt.


Do vị trí địa lý nằm án ngữ trên con đường hàng hải nối liền giữa Ấn Độ Dương
và Thái Bình Dương. Đơng Nam Á từ lâu vẫn được coi là hành lang, là cầu nối giữa
Trung Quốc, Nhật Bản với Ấn Độ, Tây Á và Địa Trung Hải. Vì vậy, Đơng Nam Á
thời cổ không chỉ thuận lợi phát triển kinh tế thương nghiệp đường biển mà còn chịu
ảnh hưởng bởi hai nền văn hoá lớn thời cổ đại: Trung Quốc và Ấn Độ.


Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Đơng Nam Á khá thuận lợi cho những bước
đi đầu tiên của con người. Không phải ngẫu nhiên mà con người in dấu vết sinh sống
và phát triển của mình trên khu vực này từ thời gian rất xa xưa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(118)</span><div class='page_container' data-page=118>

Căn cứ vào tài liệu khảo cổ học, dân tộc học, các nhà khoa học đã xác định được
phạm vi của khu vực Đông Nam Á thời cổ. Đây được coi là một trong những nơi phát
sinh của loài người. Ở kỷ địa chất Plêixtoxen xuất hiện người Pitêcantơrôp. Tiếp đó,


người hiện đại Hơmo sapiens cũng có mặt ở vùng này.


Sự hình thành các chủng tộc ở Đơng Nam Á diễn ra rất sớm cùng với sự hình
thành các đại chủng trên thế giới.


Ngôn ngữ ở khu vực Đông Nam Á bao gồm 5 nhóm ngơn ngữ (5 dịng ngữ hệ):
Môn Khơme, Việt Mường, Thái Kađai (Tày Thái), Nam Đảo (Mã lai đa đảo), Tạng
Miến (Mông- Dao). Hiện nay, các quốc gia Đông Nam Á vẫn tiếp tục sử dụng ngôn
ngữ này.


Đến khoảng TNK II TCN, cư dân Đông Nam Á đã dần chiếm lĩnh các con sông
lớn như Mê Công, Mê Nam, sông Hồng, sông Mã, Sácbuen, Iraoađi. Những con sơng
này cùng với biển Đơng có thể coi là phương tiện hình thành giữa các cộng đồng cư
dân trong vùng. Điều đó thể hiện trong những nét tương đồng của cư dân các quốc gia
Đông Nam Á.


<b>3. Các giai đoạn phát triển lịch sử</b>


Vào những thế kỷ tiếp giáp của công nguyên, trên cơ sở phát triển của đồ đồng, đồ
sắt bắt đầu được sử dụng phổ biến ở Đơng Nam Á. Các tộc Đơng Nam Á nói chung bắt
đầu đứng trước ngưỡng cửa của sự hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước.


<i>Giai đoạn đầu tiên trong lịch sử là thời kỳ tiền sử. Đây là thời kỳ con người</i>
Đơng Nam Á hình thành đến đầu công nguyên. Tư liệu về thời tiền sử cịn lại rất ít.


Giai đoạn thứ hai từ đầu công nguyên đến TK X là giai đoạn lịch sử sơ kỳ của
các nước ở khu vực Đông Nam Á. Trong giai đoạn này, một thời gian khá dài sau nhà
nước Văn Lang, Âu Lạc, sự phát triển của đồ đồng và bước đầu đồ sắt mới tạo điều
kiện cho sự ra đời của một loạt các quốc gia sơ kỳ ở miền Nam khu vực. Các tiểu
quốc của cư dân nói tiếng Nam Đảo hình thành rải rác ở ven biển từ phía Nam Hải


Vân đến bán đảo Malaixia và trên một số đảo; còn các tiểu quốc của cư dân nói tiếng
Mơn- Khơme hình thành trên lưu vực sông Iraoađi, Mê Nam, Sêmun, Mê Công…
Quốc gia nổi bật nhất là Phù Nam, hình thành trên lãnh thổ phía Nam nước ta ngày
nay với vai trò của cư dân nói tiếng Nam Đảo kết hợp với cư dân bản địa người Môn
cổ. Nét nổi bật trước tiên của các quốc gia sơ kỳ Đông Nam Á là sự sáng tạo của các
nhóm tộc người trong việc xây dựng nhà nước của mình, dựa trên sự phát triển của đồ
sắt và văn hoá bản địa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(119)</span><div class='page_container' data-page=119>

trao đổi văn hoá và sản phẩm, đồng thời vẫn phát triển bản sắc văn hoá của mỗi tiểu
quốc, mỗi tộc người.


<i>Giai đoạn từ thứ ba (TK X- XV) là giai đoạn xác lập và phát triển thịnh đạt của các</i>
vương quốc “dân tộc”, lấy một bộ tộc và phát triển nhất làm nòng cốt. Giai đoạn này đã
trải qua một khoảng thời gian có tính chất chuyển tiếp từ TK VII đến TK X. Trong đó có
sự hình thành mới của một số quốc gia sơ kỳ, sau sự tan vỡ của vương quốc Phù Nam:
Kalinga, Campuchia, các quốc gia Môn và Miến.


Đây cũng là giai đoạn định hình văn hố dân tộc của mỗi nước trong khu vực,
sau một quá trình tiếp thu và chọn lọc. Trên cơ sở đó đã đóng góp cho kho tàng văn
hố của nhân loại những giá trị tinh thần độc đáo và đáng kể.


Đây còn là giai đoạn phát triển thịnh vượng của nền kinh tế khu vực, hình thành
những vùng kinh tế quan trọng, có khả năng cung cấp một khối lượng lớn thóc lúa, cá,
sản phẩm thủ công (vải, hàng sơn, đồ sứ, thuốc nhuộm, chế phẩm kim khí) và nhất là
những sản phẩm thiên nhiên (gỗ quý, hương liệu, gia vị, đá q, ngọc trai, sừng tê…).
Đã có một thời, lái bn các nước đổ xô đến đây buôn bán, mang sản vật Đông Nam
Á về nước họ hay đến những nơi khác xa xôi hơn.


Niên đại của giai đoạn này mang tính chất khái quát. Các vương quốc của người
Thái, Lan Xang hình thành muộn hơn (TK XIII- XIV) và kéo dài sự thịnh vượng đến


TK XVII; vương quốc Campuchia đã suy thối từ TK XIII. Nhưng nhìn chung, TK
XVI vẫn là một bước ngoặt đối với Đông Nam Á, các vương quốc ở khu vực này bắt
đầu suy thoái.


</div>
<span class='text_page_counter'>(120)</span><div class='page_container' data-page=120>

<i>Giai đoạn thứ tư (từ TK XVI đến nửa đầu TK XIX), giai đoạn suy thoái của các</i>
vương quốc phong kiến. Tuy nhiên, sự suy thối diễn ra khơng đều về mặt thời gian.
Nền kinh tế phong kiến lỗi thời, khơng cịn tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu càng
cao của xã hội. Chính quyền chun chế khơng chăm lo tới sự phát triển kinh tế của
đất nước, hao người tốn của lao vào các cuộc chiến tranh nhằm mở rộng lãnh thổ và
quyền lực.


<b> Trong hoàn cảnh đó, chủ nghĩa tư bản phương Tây tìm mọi cách xâm nhập vào</b>
khu vực này, được mở đầu bằng cuộc tấn công của người Bồ Đào Nha vào vương
quốc Malăcca. Sau đó, Hà Lan lập các thương điếm ở Gia-các-ta, Anh chinh phục
Mi-an-ma và dần xâm nhập Xiêm. Cuối thế kỉ XIX Pháp xâm lược Việt Nam, Lào và
Cam-pu-chia. Tây Ban Nha và Mĩ xâm lược Phi-líp-pin.


Cuối thế kỉ XIX hầu hết các nước Đông Nam Á lần lượt rơi vào tay thực dân
phương Tây.


<b>Câu hỏi ôn tập</b>


1. Chứng minh Đông Nam Á là một khu vực địa lý lịch sử, văn hóa?


2. Trình bày các giai đoạn phát triển của lịch sử các quốc gia Đông Nam Á?
3. Phân tích ngun nhân suy thối của các quốc gia Đông Nam Á?


<b>NHÀ NƯỚC ẢRẬP</b>
<b>1. Vài nét khái quát về Ảrập</b>



<b>1.1. Điều kiện tự nhiên và dân cư</b>
<b>Điều kiện tự nhiên</b>


Đế quốc Ảrập rộng lớn và hùng cường được hình thành từ bán đảo Ảrập vào thế
kỷ thứ VII. Bán đảo Ả rập là một bán đảo lớn nhất ở khu vực Tây Á và là bán đảo
nằm trên cửa ngõ của ba châu Á- Phi- Âu. Đây là vùng chứa ¾ trữ lượng dầu mỏ trên
thế giới nên đây là vị trí quan trọng trong thế giới hiện đại.


Địa bàn nơi đây đứng trước nguy cơ xa mạc hố rất nghiêm trọng. Trên tồn bán
đảo có thể chia thành những vùng như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(121)</span><div class='page_container' data-page=121>

Vùng Vêgiavơ là vùng đất dọc theo bờ biển Hồng Hải, ằm ở phí Tây của bán
đảo. Vùng này có một con đường giao thông quan trọng Đông- Tây, giữa Ấn Độ với
Địa Trung Hải. Do đó, xuất hiện một số thành thị cổ Mecca, Iaxrip, Taiphơ. Cũng từ
đó, q trình phân hoá giai cấp diễn ra ở các vùng này rất gay gắt.


Do trên đường buôn bán Đông- Tây Địa Trung Hải, phải qua vùng phía Tây,
phải vượt sa mạc nên dân cư ở đây phải chuẩn bị nước, lương thực, chăn thả gia súc.
Vì vậy, xuất hiện các dịch vụ: cho thuê nhà trọ, chăn thả gia súc và xuất hiện dịch vụ
nữa là để cầu được may mắn, họ đến miếu Mecca. Nhân dân ở đây không phải cày
cấy mà thực hiện các dịch vụ.


Cuối TK VI, đầu TK VII, con đường buôn bán Đông Tây bị người Ba Tư chiếm
mất. Bidanxơ bị khống chế, các đô thị này bị xơ xác, bọn chủ nơ bóc lột người lao
động bằng cách cho vay nặng lãi.


<b>Dân cư</b>


Ngay từ nhiều TK TCN, bán đảo Ảrập đã là nơi cư ngụ của người nguyên thủy,
song cư dân chủ yếu tập trung ở các miền duyên hải phía Tây và Tây Nam của bán


đảo cũng như trong một số ốc đảo hiếm hoi ở miền Trung. Trong số cư dân nguyên
thủy sinh sống ở đây đã sớm hình thành 2 nhóm dân: nhóm dân Ảrập ở miền Nam hay
còn gọi là người Yêmen; nhóm dân Ảrập miền Bắc hay cịn gọi là người Nidarít. Tuy
sống ở những vùng khác nhau trên bán đảo nhưng giữa họ có nhiều điểm tương đồng,
đặc biệt là về mặt ngơn ngữ, về tính cách, về phong tục tập quán.


Phần lớn các vùng khác trên bán đảo vẫn đang ở trong tình trạng thấp kém mặc
dù đã có sự phân hoá giàu nghèo nhưng chưa chuyển sang xã hội có giai cấp và nhà
nước. Tuy nhiên, do sức sản xuất phát triển, đặc biệt là sự phát triển của nề kinh tế
hàng hóa, cơ cấu xã hội của người Ảrập dần dần tan rã. Quan hệ thị tộc, bộ lạc được
thay thế bằng quan hệ mới, dựa trên sự bất bình đẳng về tài sản và sự phân hóa giàu
nghèo đã xuất hiện: quan hệ chủ nơ và nô lệ. Như vậy, đến đầu TK VII, cư dân trên
bán đảo Ả rập có sự phát triển khơng đều. Yêu cầu đặt ra lúc này là phải có mộtt nhà
nước thống nhất, có quân đội thống nhất để giành lại con đường Đơng Tây.


<b>1.2. Về tín ngưỡng tơn giáo</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(122)</span><div class='page_container' data-page=122>

Từ những năm đầu Công nguyên, đạo Do Thái và đạo Kitô đã truyền bá vào bán
đảo Ảrập song khơng gây ảnh hưởng nhiều.


<b>2. Sự hình thành nhà nước Ảrập</b>


Sự ra đời của nhà nước Ả rập gắn liền với q trình hình thành tơn giáo Hồi, gắn
với hoạt động của giáo chủ Môhamet.


Môhamét sinh năm 571 mất năm 632 trong bộ lạc Côrai- bộ lạc nô lệ làm việc
chăn thả gia súc thuê và dẫn đường thuê. Bố mẹ mất sớm nên ông phải tự kiếm ăn. Vì
làm nghề dẫn đường, được nghe các thương nhân đọc kinh của cơ đốc giáo, Môhamét
nắm được những tư tưởng cơ bản của Cơ đốc giáo. Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tư
tưởng của Cơ đốc giáo. Điều này ảnh hưởng đến sự thống nhất quyền lực trên bán đảo


Ảrập. Năm 25 tuổi, ông làm giúp việc cho một góa vụ giàu có ở Mécca, nhờ long
trung thực mà ông được bà chủ yêu mến. Mặc dù chênh lệch về tuổi tác, Môhamét đã
kết hôn với bà Khađija. Từ đó, ơng thốt khỏi cuộc sống bần hàn, thiếu thốn, ổn định
về vật chất và tinh thần. Cuộc hôn nhân này là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời
ông, ông đã bình ổn về kinh tế, chú tâm nghiên cứu tìm ra một biện pháp thống nhất
bán đảo Ảrập.


Với bản tính suy tư và ham hiểu biết, Mơhamét mải mê tìm hiểu thế giới và con
người, nhất là về đời sống tâm linh. Năm 40 tuổi, ơng tìm đến hang Hira để suy ngẫm
và chiêm nghiệm. Năm 610, ông hiểu mọi vấn đề khi được tiếp xúc với thánh Ala- là
tiên tri của thánh Ala. Năm 622 được coi là mở đầu kỷ ngun hồi giáo. Sau khi
Mơhamét tìm ra và truyền tơn giáo thì bọn chủ nơ thành phố Mécca khơng chấp nhận.
Ơng về sống tại thành phố En Mênia. Từ đó đến năm 630, tổ chức Hồi giáo đã dùng
cách truyền giáo thông qua chiến tranh, hoạt động chính trị. Thậm chí bản thân
Mơhamét phải dùng cả biện pháp thông qua hôn nhân để chiếm được thành phố
Mécca. Năm 629, ông đến hỏi con gái chủ nơ giàu có ở Mécca làm vợ.


Năm 630 là mốc đánh dấu nhà nước Ảrập ra đời. Đứng đầu nhà nước và cũng
đứng đầu tôn giáo là Môhamét, tự xưng là Caliphê (Giáo trưởng- vua). Sau khi hình
thành nhà nước, ông tiến hành thống nhất bán đảo Ảrập bằng chiến tranh. Chỉ tính
riêng trong 10 năm (622- 632), bản thân Mơhamét đã vạch ra 65 trận đánh, đích thân
ơng cầm quân 27 trận. Về cơ bản, ông đã thống nhất được bán đảo Ả rập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(123)</span><div class='page_container' data-page=123>

Đây cũng là thời kỳ mà Hồi giáo hình thành các giáo phái thù địch với nhau. Điều này
xuất phát từ hai ngun nhân:


+ Giáo lý đạo Phật phải kính trọng Mơhamet như tơn trọng thánh Ala và cũng
phải kính trọng thân nhân của người bạn chiến đấu của Môhamet như vậy.


+ Mơhamet khơng có con trai, con gái kết hơn với Ali (cháu họ Môhamét),


quyền thừa kế thuộc về con rể.


Từ năm 661, trong nội bộ tổ chức Hồi giáo có thay đổi lớn, vương triều Ơmêriat
được thành lập.


Vương triều Ômêriat đã lựa chọn trung tâm nhà nước ở thành Đamat (Xiri).
Dưới thời vương triều này, tập đoàn phong kiến Hồi giáo thực hiện chính sách đối nội
và đối ngoại cực kỳ mạnh: đàn áp đẫm máu những nơi trên lãnh thổ Ả rập chống đối;
tìm cách bành trướng ra bên ngoài.


Năm 698, đoàn quân Hồi giáo đã xâm lược đến tận Bắc Phi. Sau 70 năm chiến
đấu với người Becbe, đến TK VIII, người Ả rập cùng người Becbe đã chiếm Tây Ban
Nha thuộc quốc gia Vidigôt (Tâygốt) giáp eo Ghibranta. Hướng chủ yếu của người Ả
rập chính là toàn bộ vùng đất Trung Á. Năm 752, vùng đất này được người Ả rập
truyền giáo. Như vậy, đến giữa TK VIII, Ả rập có lãnh thổ rộng lớn trải rộng ra ở cả 3
châu: Á, Âu, Phi.


Vương triều Ômêliat phải đối mặt với những khó khăn lớn:


+ Nội bộ của tập đồn phong kiến Hồi Giáo khơng thống nhất được với nhau về
quyền lợi.


+ Lãnh thổ của đế quốc quá rộng lớn bào gồm nhiều dân tộc, bộ lạc, chủng tộc
với nhiều phong tục tập quán, có những trình độ văn minh khác nhau.


Năm 750, vương triều Ơmêriat bị diệt vong do cuộc khởi nghĩa lớn. Một vương
triều khác được thiết lập gọi là vương triều Abaxit vì Caliphê đầu tiên của vương triều
này là Abulơ, trung tâm nhà nước chuyển về Batđa. Trong khi đó, ở Tây Ban Nha,
một người thuộc dịng họ Ơmêat vẫn tiếp tục nắm quyền, trung tâm nhà nước thuộc
phía Nam Tây Ban Nha ngày nay.



Vương triều Abaxit tồn tại đến nửa đầu TK XI thì bị một quốc gia hồi giáo khác
lật đổ. Dưới thời Vương triều Abaxit hầu như khơng có một cuộc chiến tranh lớn nào
nhưng mâu thuẫn giai cấp, nội bộ hết sức gay gắt. Vì thế, nó làm cho đế quốc Hồi
giáo Ả rập bước vào thời kỳ khủng hoảng và tan rã.


</div>
<span class='text_page_counter'>(124)</span><div class='page_container' data-page=124>

Về kinh tế, trên lãnh thổ của đế quốc Ả rập có nhiều vùng kinh tế khác nhau:
Các vùng ở thượng lưu các con sơng như sơng Đaria, phía Nam của vùng Lưỡng
Hà cũ, phía Đơng của vịnh Ba Tư, ngoại ơ Batđa. Đây là nơi đất đai màu mỡ, thuận
lợi cho canh tác nông nghiệp. Ở các tỉnh miền Đông thường trồng lúa, ở các tỉnh miền
Tây thường trồng nho, mía. Nơi nào cũng có thể trồng bong đay để se sợi, dệt vải.
Tuy nhiên, phải làm thuỷ lợi rất tích cực: đào kênh mương, xây lớp tường để chống
cát bay. Nhà nước cịn thực hiện chính sách tơ rẽ đơi: một phần nộp cho phong kiến
hồi giáo, một phần nộp cho quý tộc phong kiến.


Nghề thủ công rất phát triển với các nghề: dệt, làm giấy, gốm, nghề làm đồ trang
sức…


Hoạt động ngoại thương là thịnh đạt nhất biểu hiện ở chính sách kinh tế trọng
thương, thương nhân có địa vị xã hội cao. Nhà nước bảo trợ cho các hoạt động kinh tế
của thương nhân


Chế độ rộng đất: hình thức sở hữu nhà nước chiếm ưu thế tuyệt đối. Tong kinh
Coran của Hồi giáo quy định: “Tất cả mọi thứ đất đai, con người, cây cỏ đều thuộc về
<i>thánh Ala”. Từ quan niệm đó, nhà nước sử dụng ruộng đất khác nhau:</i>


+ Giao đất cho nông dân canh tác.


+ Ban thưởng cho tướng lĩnh làm thái ấp với các quy định không được thừa kế,
mua bán chuyển nhượng. Cam kết là trên đất ấy, người được ban phải thu thuế, giữ


thuế ni binh lính, cung câp lực lượng binh lính tham chiến.


+ Cung cấp cho nhà thời hồi giáo với số lượng vô cùng lớn, trên đất được cấp
không phải thực hiện nghĩa vụ gì hết. Nhà nước quy định rõ kèm theo nó cịn có nhiều
quy định khác.


<b>2. Hồi giáo</b>


Đạo Hồi theo gốc từ tiếng Ảrập là Ixlam (nghĩa là sự tuân lệnh, sự phục tùng.
Sau khi đạo Ixlam ra đời khoảng 4 đến 5 thế kỷ có tộc người Hồi hột ở vùng Tây Bắc
Trung Quốc đi theo đạo Ixlam. Từ đó, Trung Quốc gọi đạo Ixlam là đạo Hồi.


Giáo lý của Hồi giáo tập trung trong kinh Côran gồm 114 chương với hơn 6 000
câu thơ. Kinh Côran không phải do giáo chủ Môhamét viết ra từ lúc ơng đi truyền đạo
mà là một cơng trình sưu tầm của các nhà truyền đạo Ixlam nhằm thâu tóm tất cả
những lời giáo huấn của thánh Ala cho loài người mà Môhamét đã nhận được qua
thiên thần Gabrien.


Nội dung giáo lý của đạo Hồi được thể hiện ở mấy quan điểm cơ bản sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(125)</span><div class='page_container' data-page=125>

sông, cây cỏ, con người và mn lồi trên trái đất này. Thánh Ala khơng chỉ kiến tạo
mà cịn điều khiển mọi sự vận hành của vạn vật trong vũ trụ.


+ Phải tôn sùng và đề cao Môhamét. Môhamét được coi là sứ giả của thánh Ala
và là tiên tri của tín đồ. Mơhamét có vai trị đặc biệt trong đời sống của tín đồ. Nếu ai
nghi ngờ sứ mệnh thiêng liêng của Môhamét sẽ bị coi là trọng tội, không thể tha thứ
được, chẳng khác gì nghi ngờ sự tồn tại của thánh Ala.


+ Phải tôn thờ các bạn đồng nghiệp của nhà tiên tri Mơhamét.
+ Tin có kiếp sau.



+ Tin tiền định là hạt nhân của thuyết định mệnh Hồi giáo. Các tín đồ Hồi giáo
tin rằng số phận con người do thánh Ala an bài.


Ở đạo Hồi, quan niệm độc thần là tuyệt đối và nhất quán, vì thế trong nhà thờ
Hồi giáo tuyệt đối khơng thờ ảnh tượng, vì tín đồ Hồi giáo đều tin rằng thánh Ala có
mặt ở khắp nơi, hóa thân vào mọi sự vật, khơng có một hình dạng nào cụ thể cố định.


Giáo luật của đạo Hồi không quá khắt khe, chủ yếu thể hiện ở năm nghĩa vụ của
tín đồ, cịn được gọi là ngũ trục (năm cốt đạo) đó là:


+ Biểu lộ đức tin; tín đồ Hồi giáo phải tin là chỉ có một thượng đế duy nhất là thánh
Ala và Mơhamét là sứ giả của người.


+ Cầu nguyện: mỗi ngày, tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện năm lần. Khi cầu nguyện
mặt phải hướng về Mécca.


+ Ăn chay trong tháng Ramađan (tháng 9 theo lịch Hồi). Trong suốt tháng
Ramađan, tín đồ Hồi giáo phải nhịn ăn, uống, hút và mọi ham muốn nhục dục ban ngày.


+ Bố thí: tín đồ Hồi giáo phải trích một phần thu nhập để bố thí cho người nghèo.
+ Hành hương: ít nhất một lần trong đời, những tín đồ hồi giáo có điều kiện phải
hành hương tới thánh địa Mécca, thăm viếng đền Kaaba.


Ngồi năm cốt đạo, tín đồ Hồi giáo tham gia thánh chiến và thực hiện một số
quy định trong cuộc sống hàng ngày; cấm uống rược mạnh, cấm ăn thịt lợn và những
động vật chết tự nhiên, phải học kinh Côran, phải làm lễ cắt bao quy đầu…


Phần cịn lại là một số quy định có tính cách xã hội như thừa nhận chế độ đa thê,
những quy định của người đàn ông Hồi giáo chỉ được phép lấy nhiều nhất là 4 vợ, quy


định việc chia tài sản cho con trai và con gái.


</div>
<span class='text_page_counter'>(126)</span><div class='page_container' data-page=126>

quán nên có sự đối xử khắc nghiệt với những người theo tôn giáo khác, dùng bạo lực để
cưỡng bức những người thuộc tôn giáo khác phải cải đạo theo Hồi.


Giáo lý, giáo luật của đạo Hồi đã tạo ra tập quán, tâm lý, lối sống, đạo đức riêng
biệt. Đó là sự ích kỷ bảo thủ, cuồng tín và hiếu chiến. Tâm lý, lối sống đó hồn tồn
khơng tốt cho q trình hịa nhập, giao lưu văn hóa, văn minh.


<b>THẢO LUẬN</b>
<b>(3 tiết)</b>
<i><b>Nội dung thảo luận: </b></i>


<b>Các thành tựu văn hóa của các quốc gia phương Đơng cổ trung đại.</b>
<b>Phần ba: PHƯƠNG TÂY CỔ TRUNG ĐẠI</b>


<b>Chương 1: HY LẠP CỔ ĐẠI</b>
<b>(6 tiết)</b>


<b>1. Điều kiện tư nhiên</b>
<i><b>Điều kiện tự nhiên</b></i>


Hy Lạp nằm ở phía Nam bán đảo Bancăng thuộc khu vực Địa Trung Hải. Lãnh
thổ rộng bao gồm: miền lục địa Hy Lạp, các đảo trên biển Êgiê, vùng đất ven bờ Tiểu
Á và vùng phía Nam của bán đảo Italia và đảo Xixin.


Miền lục địa Hy Lạp có tầm quan trọng trong lịch sử Hy Lạp được chia thành 3
miền Bắc- Trung- Nam. Nét nổi bật của địa hình Hy Lạp là ở cả 3 vùng đều có sự đan
xen của cấu trúc địa hình với những đồng bằng, núi, cao nguyên. Riêng miền Bắc dãy
núi Pinđơ chia làm hai miền: phía Tây là vùng núi Êpia, phía Đơng là đồng bằng


Tetxali.


Các đảo trên biển Êgiê gồm nhiều đảo lớn nhỏ, nằm rải rác tạo thành một hành
lang cầu nối giữa miền lục địa Hy Lạp với vùng đất ven biển Tiểu Á. Phía Tây có đảo
Ơbê, phía Đơng có đảo Xamốt, Láttốt và dãy đảo Xiclat. Riêng phía Nam có đảo
Crét-nơi hình thành văn minh tối cổ đầu tiên của Hy Lạp cổ đại.


Vùng đất ven bờ Tiểu Á là vùng đất trù phú, là cầu nối cho phát triển giao thông
giữa Hy Lạp và các quốc gia cổ đại phương Đơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(127)</span><div class='page_container' data-page=127>

khuỷu hình răng cưa, tạo nên các vịnh, hải cảng tự nhiên rất an toàn, thuận tiện cho
việc đi lại của các tàu thuyền. Đây là yếu tố để Hy Lạp phát triển ngành thương
nghiệp mậu dịch hàng hải.


<i><b>Cư dân</b></i>


Ngay từ TNK III TCN, trên một số miền lớn của lục địa Hy Lạp đã có con người
sinh sống. Họ là chủ nhân hình thành nền văn minh tối cổ Hy Lạp – Văn minh
Crét-Myxen.


Cuối TNK II đầu TNK I TCN đã diễn ra những đợt thiên di của các tộc người
Hy Lạp thuộc ngữ hệ Ấn- Âu từ phía Bắc liên tục tràn vào Hy Lạp. Kết quả tạo nên
những đặc điểm cư trú cơ bản của các tộc người Hy Lạp:


+ Người Đơrien định cư ở phía Nam Pêlôpône, đảo Crét và một số trên đảo Êgiê.
+ Người Iơnien định cư ở đồng bằng Átích, trên đảo Ơbê và những vùng đất phía
Tây của Tiểu Á.


+ Người Akêen định cư ở miền Trung Hy Lạp.



+ Người Êôlien định cư ở phía Bắc Hy Lạp, một số trên đảo Êgiê và vùng đất
ven bờ Tiểu Á.


Mặc dù có sự khác biệt về nơi cư trú nhưng các tộc người Hy Lạp đều tự nhận là
có nguồn gốc chung, có chung một ngơn ngữ, một tín ngưỡng, một phong tục tập
quán. Họ đều coi mình là con cháu của thần Hêllen cùng xây dựng nên lịch sử Hy Lạp
và gọi quốc gia của mình với tên gọi là Hellas.


<b>2. Sự tan rã của xã hội thị tộc và sự hình thành nhà nước</b>
<b>2.1. Thời kỳ Cret- Myxen </b>


Văn minh Cret- Myxen tồn tại từ TNK III đến cuối TNK II, trước khi tộc người
Hy Lạp chinh phục. Cư dân của một số vùng lục địa Hy Lạp, các đảo trên biển Hy
Lạp đã xây dựng nên nền văn minh này.


Cret là một đảo lớn ở phía Nam biển Êgiê. Văn minh Cret được phát triển từ
thiên niên kỷ III đến thiên niên kỷ II TCN, sau đó bị lụi tàn. Trong các truyền thuyết,
hai tập sử thi Iliat và Ơđi xê của Hơme đã nói đến sự giàu có và địa vị bá chủ của Cret
ở vùng biển Êgiê và vùng lục địa Hy Lạp.


Myxen là một vùng thuộc đồng bằng Pêlôpône, là một sự tiếp nối của văn minh
Cret, được hình thành ở nửa cuối TNK II TCN và phát triển hưng thịnh từ TK XV đến
TK XII TCN. Theo Hôme, Myxen là xứ sở vô cùng giàu có, nhiều vàng bạc, châu báu
đơng dân cư.


</div>
<span class='text_page_counter'>(128)</span><div class='page_container' data-page=128>

nuôi phát triển với các con vật nuôi: ngựa, lừa, bị…Thủ cơng nghiệp phát triển với
nghề gốm, rèn, làm đồ trang sức, ép dầu ôliu, sản xuất rượu nho… Trên cơ sở nông
nghiệp và thủ công nghiệp, hoạt động thương mại của người Cret- Myxen cũng thành
đạt. Họ mang sản phẩm thủ công nghiệp ở trong nước để trao đổi với các vùng như
Nam Italia, vùng đảo Xixin và đặc biệt là vùng Tiểu Á. Cư dân Cret- Myxen đã xây


dựng được những đội thương thuyền phục vụ cho các hoạt động trên biển đồng thời
đó cũng là những chiến thuyền vì lúc đó có nhiều cướp biển.


Kinh tế phát triển có sản phẩm dư thừa nên trong xã hội có sự phân hố giàu
nghèo sâu sắc. Khai quật thành phố cổ của đảo Cret, các nhà khảo cổ học thấy hai khu
nhà ở khác nhau, bên cạnh các cung điện nguy nga có những khu dân cư rất bình
thường. Bọn q tộc chủ nơ chiếm những khu ruộng vườn tốt nhất, cịn nơng dân phải
lĩnh canh ruộng đất và nộp tô sản vật. Phần lớn những người thợ thủ công phải sản xuất
vật phẩm phục vụ cho nhu cầu đề cao uy quyền và ăn chơi của bọn quý tộc. Nô lệ phải
làm ruộng, sản xuất các loại hàng thủ công nghiệp nhưng sức lao động của họ trong
những ngày sản xuất ấy chưa chiếm địa vị quan trọng như nông dân và thợ thủ công.


Nền văn minh Cret- Myxen là nền văn minh đạt đến trình độ cao. Đó là nền văn
minh của một xã hội có giai cấp và nhà nước, tương tự như các nền văn minh của các
quốc gia cổ đại phương Đông. Tuy nhiên, nền văn minh này tồn tại tương đối ngắn.
Cuối thiên niên kỷ II TCN, văn minh Cret- Myxen suy tàn do sự thiên di ồ ạt của
người Hy Lạp đã phá huỷ nền văn minh này.


<b>2.2. Thời kỳ Hơme </b>


Sau khi văn hố Cret- Myxen bị huỷ diệt, hình thái kinh tế, xã hội của Hy Lạp là
hình thái cơng xã ngun thuỷ. Song nó đang dần chất chứa những nhân tố của xã hội
có giai cấp và nhà nước. Bước chuyển từ công xã nguyên thuỷ sang giai đoạn mới của
văn minh sau 3 thế kỷ đứt quãng được phản ánh rõ nét trong hai tập sử thi Iliát và
Ôđixê, tương truyền là sáng tác của nhà thơ Hơme ở Tiểu Á. Vì thế, lịch sử Hy Lạp từ
TK XI đến TK IX TCN thường được gọi là thời đại Hơme.


<b>Về xã hội</b>


Iliát và Ơđixê cho biết rằng xã hội Hy Lạp thời Hôme không phải là sự tiếp nối


của xã hội trước đó, xã hội của thời kỳ Crét- Myxen, mà là xã hội thị tộc, bộ lạc ở giai
đoạn mạt kỳ. Theo Enghen, đặc trưng cơ bản của nó là sự tồn tại của chế độ dân chủ
quân sự. Một xã hội được tổ chức theo lối vừa có những thủ lĩnh quân sự đầy quyền
uy, vừa có sự tồn tại của các Đại hội nhân dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(129)</span><div class='page_container' data-page=129>

nhận. Quyền hạn của thủ lĩnh qn sự là có hạn: khơng có quyền cai trị, khơng có
quyền thế tục.


Xã hội có sự phân hố tài sản: bô lão và quý tộc thị tộc chiếm nhiều ruộng đất
công của công xã làm ruộng đất riêng của mình. Họ trở thành những tầng lớp giàu có
trong xã hội.


Trong xã hội Rơma đã có nơ lệ, số lượng chưa nhiều và thân phận cũng chưa bị
đối xử tàn nhẫn như nô lệ ở các giai đoạn tiếp theo. Nô lệ chủ yếu là nô lệ chiến tù
hoặc được mua từ nước ngồi về. Số lượng nơ lệ vì nợ đã có nhưng chưa đơng đảo.
Sức lao động của nô lệ được sử dụng chủ yếu trong gia đình giàu có: nấu bếp, giữ
ngựa, hầu rượu… Nhìn chung, chế độ nô lệ của Hy Lạp thời Hôme chỉ là bước khởi
đầu, sơ khai và mang nặng tính chất của chế độ nô nệ gia trưởng.


<b>Về kinh tế</b>


Công cụ bằng đồng đã xuất hiện phổ biến, đồ sắt mới bắt đầu xuất hiện. Trong cả
2 tập thơ, có tới 418 chỗ nhắc tới đồng thau và 48 chỗ nhắc tới đồ sắt. Trình độ sản
xuất tương đối phát triển so với các quốc gia cổ đại phương Đông. Người ta dùng cày
do bò hoặc la kéo cày đất tới hai ba lần, cư dân dùng liềm để cắt lúa khi gặt. Nơng
nghiệp giữ vai trị chủ đạo, đặc biệt là chăn nuôi.


Thủ công nghiệp và thương nghiệp cịn hạn chế, trong đó các con vật ni được
sử dụng làm vật trung gian để buôn bán: một cái chảo lớn giá trị bằng 20 con bị, một
nữ nơ trẻ giá bằng 4 con bò. Các thành thị với tư cách là trung tâm thủ công nghiệp và


thương mại cũng chưa có.


Thời kỳ Hơme, sự phát triển sản xuất và sự phân hoá xã hội dần dần phá vỡ hình
thái cơng xã ngun thuỷ. Những tập đồn người có quyền lợi khác nhau xuất hiện.
Nhưng những tập đoàn ấy chưa phải là giai cấp mà mới chỉ là mầm mống của các giai
cấp. Các cơ quan hành chính của bộ lạc chưa tách mình ra khỏi nhân dân mặc dù đã
dần biến mất. Enghen gọi thời Hôme là thời kỳ dân chủ quân sự, quãng giao thời giữa
xã hội cơng xã ngun thuỷ với xã hội có giai cấp và nhà nước, giữa thời dã man và
thời văn minh.


Kinh tế của thời kỳ này vẫn là một nền kinh tế tự nhiên, xã hội ở thời kỳ mạt kỳ
của xã hội nguyên thuỷ (thời kỳ tan rã của xã hội nguyên thuỷ).


<b>2.3. Những chuyển biến lớn trong xã hội Hy Lạp sau thời đại Hôme</b>
<i><b>Chuyển biến trong lĩnh vực kinh tế</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(130)</span><div class='page_container' data-page=130>

đổi cán cân kinh tế giữa các ngành, các nghề trong đó nơng nghiệp vươn lên thành
ngành kinh tế chủ đạo.


Thủ cơng nghiệp hồn tồn tách khỏi nông nghiệp để trở thành một nền kinh tế
độc lập, bước đầu phát triển: số lượng nghề tăng như dệt, rèn, xây dựng; kỹ thuật đạt
đến trình độ cao. Ở một số ngành nghề và một số địa phương xuất hiện sự chun
mơn hố: Cơrinh chun đóng thuyền buồm, thuyền chiến; Milê nổi tiếng trong nghề
gia công kim loại, dệt; Mêga là thành phố trung tâm của kỹ nghệ len, dạ.


Thương nghiệp đặc biệt phát triển thương nghiệp mậu dịch hàng hải. Nhiều thành
thị ra đời với tư cách là trung tâm thủ công nghiệp vừa là trung tâm buôn bán. Tiền tệ
bằng kim loại cũng đã xuất hiện thay thế cho phương thức vật đổi vật trước đây.


<i><b>Sự tan rã của chế độ thị tộc</b></i>



Chế độ tư hữu ngày càng phát triển đã đẩy nhanh quá trình tan rã của chế độ thị
tộc bộ lạc. Trong xã hội xuất hiện tầng lớp quý tộc giàu có được chia làm hai bộ phận:
một bộ phận nắm trong tay tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất- tiền thân của tầng
lớp quý tộc chủ nô ruộng đất; một bộ phận giàu có lên nhờ hoạt động cơng thương
nghiệp, là tiền thân của tầng lớp quý tộc chủ nô cơng thương (xuất thân từ những
người bình thường). Hai tầng lớp này khác nhau về bản chất, có hai xu hướng khác
nhau; một bộ phận duy trì sự bảo thủ cũ, một bộ phận có tư tưởng mới.


Đa số các thành viên cơng xã bị phân hố một cách sâu sắc. Trong đó số đơng
phải lĩnh canh ruộng đất hoặc làm thuê trong các xưởng thủ công của quý tộc. Từ đó
tạo ra một tầng lớp bình dân- người Đêmốt. Bộ phận cịn lại bị phân hố và phải bán
thân làm nô lệ. Nô lệ xuất hiện từ lâu song đến thời kỳ này số lượng ngày càng tăng,
nguồn gốc ngày càng phong phú hơn. Việc mua bán nô lệ bắt đầu xuất hiện làm thay
đổi tính chất gia trưởng của chế độ nô lệ.


Như vậy, xã hội Hy Lạp sau Hơme đã có những biến chuyển lớn, 3 tầng lớp xã
hội đã hình thành khá rõ nét: Quý tộc (ruộng đất và cơng thương), những người bình
dân Đêmốt và nô lệ. Mâu thuẫn xã hội ngày một sâu sắc. Sự đối kháng giai cấp dần
dần không thể điều hoà được và nhà nước đã ra đời.


<i><b>Phong trào tìm đất thực dân của người Hy Lạp</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(131)</span><div class='page_container' data-page=131>

xuất hiện và phát triển, phong trào còn mang thêm tính chất cưỡng bức nhân dân làm
thuộc địa.


Phong trào tìm đất thực dân diễn ra theo ba hướng chính:


+ Theo hướng Tây, người Hy Lạp đến miền Nam Italia và đảo Xixin. Nơi đây có
khí hậu, đất đai thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nên gọi là miền đại Hy Lạp. Tại


đây, người Hy Lạp đã cho xây dựng một số thị quốc của mình như thị quốc Tarentun,
Xiracudơ, Cuma…


+ Theo hướng Nam, người Hy Lạp đi đến vùng ven bờ biển Bắc Phi. Người Hy
Lạp đã cho xây dựng tại đây hai thương điếm (trung tâm thương mại) quan trọng là
Nôrơratit ở Bắc Ai Cập và Xiren ở vùng biển Libi.


+ Theo hướng Đông Bắc, người Hy Lạp đến bờ biển Tơratxơ, Đácđanhien đặc
biệt là vùng biển Bắc Hải. Tại đây, người Hy Lạp đã cho xây dựng hai trung tâm quan
trọng là Canxit, Bidantium ở vùng eo biển Boxpho. Những vùng này trở thành đầu
mối giao thông thuỷ bộ để thông thương với thế giới cổ đại của phương Đông.


Phong trào này đã thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế của các quốc gia thành
thị Hy Lạp đặc biệt là ngành kinh tế cơng thương. Phong trào cịn làm tăng cường q
trình phân hoá giai cấp, phá vỡ tổ chức thị tộc và làm đẩy nhanh quá trình hình thành
giai cấp và nhà nước, nhất là thúc đẩy quan hệ nô lệ phát triển. Phong trào này tạo ra
cầu nối giữa Hy Lạp với các quốc gia cổ đại phương Đông. Văn minh Hy Lạp được
truyền bá và ngược lại, Hy Lạp có điều kiện thuận lợi tiếp xúc và tiếp thu những thành
tựu của các nền văn minh khác.


<b>3. Sự xuất hiện các quốc gia thành thị chiếm hữu nô lệ ở Hy Lạp</b>
<b>3.1. Sự ra đời các quốc gia thành thị</b>


Nhà nước Hy Lạp cổ đại xuất hiện dưới hình thức là các quốc gia thành thị hay
còn gọi là quốc gia thành bang (polis). Điều này có được là do những đặc trưng riêng
về điều kiện tự nhiên và xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công thương
nghiệp và mậu dịch hàng hải của chính Hy Lạp. Trong quá trình phát triển, các quốc
gia thành thị tồn tại gần như độc lập với nhau. Địa vị độc lập của các thành bang Hy
Lạp chỉ mất đi khi Hy Lạp bị Makêđônia xâm chiếm vào cuối TK IV TCN. Tuy
nhiên, các thành bang luôn luôn cạnh tranh với nhau, có những thành bang lớn mạnh


như Xpác, Aten đã buộc các thành bang khác phải thần phục mình dưới danh nghĩa
đồng minh. Đó là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện đồng minh quân sự
Đêlốt và Pêlôpône.


</div>
<span class='text_page_counter'>(132)</span><div class='page_container' data-page=132>

+ Mỗi một thị quốc bao gồm hạt nhân là một thành thị với tư cách vừa là trung tâm
chính trị vừa là trung tâm kinh tế cơng thương nghiệp kết hợp với một vùng nông thông
phụ cận, diện tích khơng q 800 km2<sub>, dân số khơng đơng khoảng từ 30- 40 vạn dân.</sub>


+ Mỗi thị quốc mang những đặc trưng của một nhà nước hồn chỉnh như có
đường biên giới riêng, có tổ chức chính trị tín ngưỡng riêng, có quân đội riêng, có hệ
thống đo lường, tiền tệ riêng, có luật pháp riêng, thần bảo hộ riêng.


+ Các thị quốc đều dựa trên một nền chuyên chính của giai cấp q tộc chủ nơ.
Song thiết chế chính trị, tổ chức nhà nước khơng giống nhau: có thị quốc xây dựng
theo khuynh hướng cộng hồ q tộc, có thị quốc lại xây dựng theo khuynh hướng
cộng hoà dân chủ chủ nô. Đại diện cho 2 khuynh hướng này là thị quốc Xpác (cộng
hào quý tộc) và thị quốc Aten (dân chủ chủ nô). Hai khuynh hướng này trái ngược
nhau về chính trị. Khuynh hướng cộng hồ q tộc do tầng lớp quý tộc chủ nô thị tộc
nắm giữ quyền hành nhà nước. Khuynh hướng cộng hoà dân chủ chủ nô do tầng lớp
quý tộc chủ nô công thương nắm giữ điều hành nhà nước. Xpác và Aten là hai thành
bang nòng cốt của lịch sử Hy Lạp.


<b>3.2. Thành bang Xpác </b>
<b>Xã hội</b>


Xpác là thị quốc được hình thành sớm nhất có vị trí nằm trên đồng bằng Lacơni
thuộc phía Nam Pêlơpơne. Khi nhà nước hình thành đã phân chia thành nhiều tầng
lớp, có 3 tập đồn người khác nhau cùng sinh sống nhưng có nghĩa vụ và quyền lợi
khác nhau.



<i>Thứ nhất là tập đồn người Xpác Đơrien. Đây là giai cấp thống trị, họ không</i>
tham gia vào các hoạt động sản xuất mà chỉ có chức năng cai trị và tham gia lực lượng
quân đội. Toàn bộ ruộng đất và tập thể nô lệ thuộc sở hữu chung của nhà nước. Nhà
nước đem cấp cho mỗi gia đình quý tộc một mảnh đất và kèm theo một số lượng nô lệ
và số lượng người Pêriet. Người Xpác Đôrien có quyền thu thuế và sở hữu hoa mầu
trên ruộng đất đó chứ khơng có quyền sở hữu ruộng đất và nơ lệ đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(133)</span><div class='page_container' data-page=133>

<i>Thứ ba là nơ lệ (Hilơt). Nơ lệ chung của cả nước có khoảng 200 000 người và được</i>
chia theo ruộng đất cho các gia đình người Đơrien và bị gắn chặt vào ruộng đất, phải lao
động song họ được giữ, được hưởng một nửa hoa lợi thu hoạch. Nơ lệ khơng có quyền
chính trị, khơng có quyền tư pháp, khơng có quyền tự do thân thể song được phép có gia
đình riêng, có thu nhập riêng nhưng bị lệ thuộc vào chủ nô. Rõ ràng ở Xpác, Hilôt là một
loại nô lệ đặc biệt, bị sử dụng và bóc lột theo một kiểu riêng, rất Xpác.


<b>Nền kinh tế lạc hậu, nông nghiệp giữ vai trị chính nhưng kém phát triển. Thủ</b>
cơng nghiệp và thương nghiệp khơng phát triển. Nguồn thu chính của nhà nước chủ
yếu thông qua nguồn chiến lợi phẩm của các cuộc chiến tranh và nguồn thuế. Do đó,
quốc khố nhà nước chống rỗng.


<b>Về tổ chức nhà nước, trên danh nghĩa Đại hội nhân dân là cơ quan quyền lực</b>
cao nhất bao gồm các công dân từ 30 tuổi trở lên. Đại hội có quyền phê chuẩn, quyết
định những vấn đề quan trọng của nhà nước. Những việc được phê chuẩn bằng cách
nói đồng ý hay khơng đồng ý. Đại hội nhân dân cịn có quyền bầu ra 2 vua có quyền
ngang nhau và hội đồng nhân dân có quyền bãi miễn, vua có quyền thế tộc. Chức
năng của vua là điều hành các cuộc tế lễ, xét xử, kiện tụng, khi có chiến tranh vua có
quyền thống lĩnh quân đội.


Viện nguyên lão (Hội đồng trưởng lão) gồm 30 vị bô lão, là những người giàu có
nhất trong xã hội nhưng phải từ 60 tuổi trở lên. Viện nguyên lão có quyền lập pháp,
trên thực tế đây là cơ quan có quyền lực cao nhất của nhà nước Xpác. Họ có quyền


đưa ra những chính sách cho Đại hội nhân dân biểu quyết. Ngay cả hai vua và những
người làm quan giám sát trong tổ chức bộ máy nhà nước đều phải được chọn từ Hội
đồng trưởng lão.


Nhà nước Xpác còn là một nhà nước quân phiệt, bảo thủ và phản động về chính
trị với tinh thần thượng võ cao và hiếu chiến được truyền bá trong toàn xã hội Xpác.
Ngay cả những em nhỏ cũng được dạy như quân đội cho đến 18 tuổi, ai có đủ sức
khẻo được tham gia chiến tranh, được xung vào quân đội, ai không có đủ sức khoẻ sẽ
bị dìm trong rượu nho cho đến chết. Phụ nữ Xpác cũng phải tham gia quân đội. Năm
530 TCN, Xpác thiết lập một đồng minh quân sự, đồng minh Pêlapơne.


Tóm lại, Xpác là một thành bang ở Hy Lạp, lạc hậu về kinh tế, bảo thủ và phản
động về chính trị, một nhà nước quân phiệt. Xpác là dinh luỹ của các thế lực bảo thủ,
kìm hãm xu hướng dân chủ trong của các thành bang Hy Lạp, là nơi tập kết, điểm cư
trú chính trị của các chính khách Aten chủ trương duy trì nền chính trị bảo thủ, kẻ thù
của nền dân chủ Aten.


</div>
<span class='text_page_counter'>(134)</span><div class='page_container' data-page=134>

<b>Sự ra đời và hoàn thiện của nhà nước dân chủ chủ nô Aten</b>


Aten là một thành bang nằm trên bán đảo Attích thuộc miền Trung Hy Lạp. Cư
dân trên bán đảo Aten gồm 4 bộ lạc cùng sinh sống thuộc nhánh người Iônien. Mỗi bộ
lạc gồm 30 thị tộc cư trú ở 4 khu vực khác nhau. Cùng với sự phát triển của kinh tế
công thương, danh giới thị tộc và bộ lạc bị xố nhồ. Cư dân bắt đầu sống đan xen với
nhau và làm cho quan hệ huyết thống trở nên lỏng lẻo dần. Kết quả là 4 bộ lạc ở xứ
Attích đã tập hợp lại thành một liên minh bộ lạc, lấy Aten làm thủ phủ. Những điều
kiện và tiền đề cho việc xuất hiện xã hội có giai cấp và nhà nước đã chín muồi.


Dần dần, sự phát triển của cơng thương nghiệp đã làm thay đổi cơ bản cơ cấu của
xã hội Aten. Tầng lớp quý tộc chủ nô công thương đã ngày càng lớn mạnh lên cả về số
lượng và kinh tế. Bộ phận này có khuynh hướng chính trị muốn dân chủ hoá bộ máy


nhà nước, muốn thủ tiêu đặc quyền, đặc lợi của tầng lớp quý tộc. Đó cũng là mong
muốn của đông đảo tầng lớp nhân dân, của nô lệ và của cả những người kiều dân
Mêtéc. Mục tiêu là đòi đấu tranh để cải cách xã hội, đòi quyền lợi về kinh tế và đòi
quyền lợi về chính trị. Do đó ở Aten đã xuất hiện một loạt các cuộc cải cách như cuộc
cải cách của Xơlơng, Đracơng… Trong đó tiêu biểu nhất là cuộc cải cách của Clixten.


Cải cách quan trọng nhất, triệt để nhất của Clixten là việc phân chia cư dân Aten
theo những khu vực hành chính. Tồn bộ xứ Atích được chia thành 10 khu hành
chính, người Hy Lạp gọi là Philai. Mỗi khu Philai được chia thành 10 tiểu khu. Cư
dân sống ở mỗi tiểu khu phải đăng ký vào sổ hộ tịch để nhà nước theo dõi, quản lý.
Ranh giới bộ lạc bị xố bỏ hẳn, tàn tích cuối cùng của chế độ thị tộc bị thủ tiêu.


Clixten đã cải tổ các cơ quan quyền lực trong bộ máy nhà nước Aten theo hướng
dân chủ. Theo quy chế tất cả công dân tự do nam giới Aten, tuổi từ 18 đều có quyền
tham gia hội đồng 500 người. Mỗi Philai được cử 50 người. Bulê là cơ quan hành
chính cao nhất ở Aten, thay mặt tồn thể cơng dân, thường trực các công việc của nhà
nước trong suốt một năm. Bulê cũng có nhiệm vụ kiểm tra tư cách cơng dân và tư
cách các thành viên trong bộ máy nhà nước.


Để ngăn chặn âm mưu đảo chính hoặc phá hoại nền dân chủ, Clixten đã cho
thực hành “chế độ bỏ phiếu bằng vỏ sị”. Bất kỳ cơng dân Aten nào nếu bị nghi ngờ
là có âm mưu, hành vi đe doạ đến nền an ninh xã hội, nền dân chủ thì trong Đại hội
nhân dân, tồn thể công dân tự do Aten sẽ tiến hành bỏ phiếu kín, bằng cách ghi tên
người mà họ nghi ngờ trên mảnh vỏ sò hay mảnh gốm. Nếu 6000 lá phiếu cùng ghi
tên một người thì 10 ngày sau, người đó buộc phải rời khỏi Aten trong vòng 10 năm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(135)</span><div class='page_container' data-page=135>

Aten, thoả mãn tương đối những quyền lợi của tầng lớp trong xã hội. Từ đó, tạo nên
cho Aten một khối cơng dân tự do có quyền lợi chính trị ngang nhau và tạo ra những
điều kiện thuận lợi mở đường cho nền kinh tế nói chung và kinh tế cơng thương
nghiệp nói riêng phát triển. Cuộc cải cách đã đưa xã hội Aten trở thành một thị quốc


tiến bộ về thể chế quân sự và phát triển hùng mạnh về kinh tế, góp phần giúp Aten
chiến thắng sự can thiệp, xâm lược của đế quốc Ba Tư trong thế kỷ tiếp theo.


Như vậy, quá trình hình thành nhà nước Aten mang những đặc điểm sau:


Nhà nước Aten ra đời trong hồn cảnh lịch sử khơng có sự can thiệp, xâm lược
của các thế lực từ bên ngoài vào, nó xuất hiện trên cơ sở của xã hội thị tộc.


Nhà nước Aten được hình thành một cách dần dần, từng bước hồn thiện thơng
qua hàng loạt các cuộc cải cách xã hội. Những tàn dư của xã hội nguyên thuỷ bị đẩy
lùi và bị thủ tiêu một cách triệt để.


Aten được xây dựng và hoàn thiện theo thiết chế nhà nước dân chủ chủ nơ trong
đó đề cao và đảm bảo quyền lợi về kinh tế và chính trị của dân tự do.


<b>4. Aten- thời kỳ phát triển tồn thịnh của chế độ chiếm nơ </b>
<b>4.1. Sự hồn thiện của nhà nước dân chủ chủ nơ Aten</b>


Nhà nước dân chủ chủ nơ Aten hình thành và phát triển một cách hồ bình thơng
qua các cuộc cải cách chính trị tiến bộ như của Xơlơng, Clixten. Khi nhà nước dân
chủ chủ nô Aten phát triển đến đỉnh cao thì nó cũng thơng qua cuộc cải cách, đó là
cuộc cải cách tiến bộ của Pêricơlet.


Pêricơlét (499- 429 TCN) là người “…có tài năng, uy tín, thơng minh, có tư
<i>cách đạo đức, không để cho ai mua chuộc” (sử gia Tuyxiđit). Vì thế trong suốt thời kỳ</i>
cầm quyền, ơng đã tích cực vận động và thực hành nhiều chính sách dân chủ, tiến bộ
nhằm hoàn thiện nền dân chủ Aten.


Pêricơlét chủ trương tiếp tục duy trì và phát triển các tổ chức và các sinh hoạt
dân chủ đã có từ trước. Đại hội nhân dân họp ngoài trời mỗi năm ít nhất 10 lần. Đại


hội ban hành tất cả các đạo luật, chỉ có đại hội mới có quyền bầu, miễn chức thậm chí
là trục xuất những người giữ chức vụ trọng cơ quan nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(136)</span><div class='page_container' data-page=136>

<i>Về luật pháp, toà án nhân dân với 6000 thẩm phán, sẽ khơng có cơng tố viên</i>
chun nghiệp để tồn thể những ai tham dự phiên tồ đều có quyền cơng khai hết tội.
Ngồi ra, Pêricơlét cịn thực hiện một loạt các chính sách tiến bộ khác: trả lương
cho các viên chức nhà nước, thực hiện rộng rãi chế độ trợ cấp phúc lợi xã hội với
những người khó khăn xây dựng các cơng trình quốc phịng, kiến thiết thủ đơ Aten, di
dân Aten tới vùng đất nhượng địa tại các thành bang để vừa kiểm soát các thành bang
đồng minh, vừa thoả mãn yêu cầu ruộng đất của công dân Aten.


Tóm lại, với “Thế kỷ Pêricơlét”, Aten trở thành một thành bang phát triển nhất về
kinh tế, có một thiết chế nhà nước tiến bộ nhất. Nền dân chủ chủ nơ đạt tới mức hồn
hảo nhất, đỉnh cao của văn minh cổ đại, cội nguồn của văn minh châu Âu, niềm tự hào
và kinh nghiệm của nhân loại. Theo Pêricơlet “Chế độ đó được gọi là chế độ dân chủ,
<i>bởi vì chính quyền đó khơng phải thuộc về một số ít mà thuộc về đa số công dân”.</i>


Nhà nước Aten là đỉnh cao của nền dân chủ cổ đại, nhưng đó chỉ là nền dân chủ
của giai cấp chủ nơ, nền chuyên chính của giai cấp thống trị. Do vậy, nhà nước Aten
vẫn còn nhiều hạn chế.


Trước hết, nhà nước dân chủ chủ nô Aten được thiết lập, tồn tại và phát triển trên
nền sức lao động của đông đảo nô lệ và kiều dân Mêtéc. Nô lệ và kiều dân chiếm tỷ lệ
tuyệt đối, họ là lực lượng sản xuất cơ bản ni sống tồn bộ xã hội Aten nhưng lại
khơng có quyền cơng dân, khơng có quyền quyết định vận mệnh của mình. Vì vậy,
nhà nước Aten là nhà nước của thiểu số người thống trị đại đa số cư dân đang sinh
sống ở Aten.


Thứ hai, nền dân chủ Aten củng chỉ dành cho một bộ phận công dân tự do. Chỉ
những người tự do có đủ 3 tiêu chuẩn: nam giới, 18 tuổi trở lên và cha mẹ đều là


người Aten mới được tham dự Đại hội nhân dân để thực hiện quyền dân chủ của
mình. Trên thực tế, số cơng dân có đủ 3 tiêu chuẩn trên chiếm không quá 30% tổng số
dân tự do Aten. Phụ nữ, trẻ nhỏ dưới 18 tuổi, những người già yếu ốm đau, những
người cha mẹ không phải dân Aten chiếm tỷ lệ cao, nhưng họ không được hưởng
quyền công dân.


Thứ ba, các kỳ đại hội nhân dân của Aten chỉ được tổ chức ở thủ đô Aten nên chỉ
những người có đủ 3 điều kiện trên và sống ở thủ đơ mới có thể tham gia. Cịn những
người có đủ 3 điều kiện trên nhưng cũng không thể tham gia. Như vậy, nền dân chủ
Aten vốn đã là nền dân chủ của một thiểu số trong đám cư dân Aten, lại càng trở nên
thiểu số hơn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(137)</span><div class='page_container' data-page=137>

Trong nông nghiệp do chế độ tư hữu phát triển không mạnh, sở hữu của giai cấp
chủ nô không lớn nên ở Aten chỉ hình thành các điền trang loại vừa và nhỏ. Trong các
điền trang đó, sử dụng sức lao động của nô lệ là chủ yếu, số lượng khoảng vài chục đến
vài trăm nô lệ. Nông nghiệp chủ yếu độc canh nho và ôliu nhằm cung cấp nguyên liệu
cho những xưởng thủ công sản xuất rượu nho và ép dầu oliu. Việc trồng cây lương thực
ít được phổ cập và năng suất không cao, tạo ra giá một kg thóc cao hơn giá thóc nhập từ
nước ngồi vào. Do vậy, Aten vẫn thường xuyên nhập lúa mỳ của Ai Cập và các nước
vùng Hắc Hải.


<i>Thủ công nghiệp là hoạt động kinh tế phát đạt nhất ở Aten. Sản xuất thủ công</i>
phong phú, tinh xảo, nổi tiếng ở trong nước cũng như thị trường nước ngoài, thoả mãn
nhu cầu tiêu dùng của cư dân Aten và hoạt động ngoại thương. Các nghành thủ công
nghiệp phát triển mạnh như luyện kim, chế tạo cơng cụ lao động, làm vũ khí, chế biến
rượu nho và dầu ôliu, may mặc, dệt, gốm, đồ trang sức....


Làm việc trong các xưởng thủ công chủ yếu là nơ lệ, chỉ có một số ít là người tự
do. Đó là những người thợ giỏi có tay nghề cao được chủ nô thuê về chuyên sản xuất
hàng thủ công tinh xảo như: làm mắt giả cho tượng, trang trí hoa văn trên các bình


gốm, sứ màu q và đắt tiền. Quy mô của các xưởng thủ công là trung bình, khoảng
50- 100 nơ lệ làm việc trong đó. Riêng các công trường khai thác mỏ và sử dụng nơ lệ
làm việc đơng hơn rất nhiều thậm chí có thể lên đến hàng nghìn người.


Sự phân cơng chun mơn hố trong các xưởng đã xuất hiện: trong các xưởng
may mặc đã phân công những người chuyên đo cắt, người chuyên may những bộ quần
áo khác nhau; ở các xưởng luyện kim, có người chun phụ trách khn đúc, lò đúc,
thổi bễ.


<i>Thương nghiệp mậu dịch hàng hải cũng rất phát triển, trong đó hoạt động nội</i>
thương khá sầm uất, biểu thị: chợ mọc lên khắp nơi, hàng hoá đa dạng. Tại đây, người
ta sử dụng tiền để trao đổi (tiền bằng đồng hoặc thiếc có chạm nổi).


</div>
<span class='text_page_counter'>(138)</span><div class='page_container' data-page=138>

Tuy nhiên, nền kinh tế Hy Lạp vẫn thuộc phạm trù kinh tế tự nhiên- nền kinh tế
tồn tại và phát triển dựa trên sự bóc lột sức lao động của nơ lệ theo hình thức cưỡng
bức siêu kinh tế.


<b>4.3. Sự phát triển của chế độ nô lệ ở Aten</b>


<i>Nguồn gốc của nô lệ, nô lệ chủ yếu là tù binh chiến tranh, mua từ nước ngoài về,</i>
nạn nhân trong các vụ cướp biển. Số lượng nhiều lấn át người tự do.


<i>Vai trị của nơ lệ, nơ lệ có vai trị quan trọng trong kinh tế xã hội. Nơ lệ lao động</i>
trong tất cả các lĩnh vực kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp. Trong
xã hội, nô lệ còn được sử dụng trong việc làm cảnh sát, xây dựng, sửa chữa cầu
đường. Nơ lệ ở đây cịn là những ca sĩ, bác sĩ. Đây là điểm khác biệt so với các quốc
gia cổ đại phương Đông.


Thân phận của nô lệ hết sức thấp kém, được chia thành hai loại, nô lệ nhà nước
và nô lệ tư nhân.



Nô lệ nhà nước làm việc trong các cơ quan hành chính, có thân phận tương đối
dễ chịu, có quyền có gia đình riêng, có tài sản riêng, có những nơ lệ được ra đứng
trước tồ, có nơ lệ được giải phóng thành dân tự do. Nhưng nơ lệ khơng có quyền
công dân tức là không được tham gia hội đồng nhân dân.


Nơ lệ tư nhân có thân phận hết sức thấp kém. Họ được coi là tài sản sở hữu riêng
của chủ nô được sử dụng như một “công cụ biết nói”, khơng được có gia đình riêng,
khơng được tích luỹ tài sản, khơng có tên gọi, bị bn bán, đánh đập, thậm chí bị giết
chết mà hồn tồn hợp pháp.


<i>Phương thức bóc lột nơ lệ của chủ nơ hết sức phong phú, có nhiều hình thức bóc</i>
lột nhưng phổ biến nhất là đều sử dụng sức lao động của nơ lệ trong sản xuất và phục
vụ trong gia đình chủ nơ. Một số gia đình giàu có mua nơ lệ về đem cho tư nhân của
nhà nước thuê theo thoả thuận. Một số chủ nô cho phép nô lệ của mình tự tìm kiếm
việc làm, tự kinh doanh sản xuất, tuy nhiên phải theo những quy định và phải nộp tiền
cho chủ nơ.


Phương thức bóc lột điển hình nhất của chủ nô với nô lệ là “phương thức cưỡng
<i>bức siêu kinh tế”. Đó là những pháp chế của chủ nơ với nơ lệ ngồi lĩnh vực kinh tế</i>
để bóc lột lao động nô lệ về kinh tế. Đây là kiểu bóc lột tàn bạo nhất với chi phí ít
nhất để thu lợi nhuận cao nhất. Nô lệ bị đem đi trao đổi buôn bán tại các chợ nô lệ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(139)</span><div class='page_container' data-page=139>

đạt đến đỉnh cao của chế độ chiếm nơ. Mác- Ănghen viết “chỉ trên cơ sở có nơ lệ thì
<i>nhà nước đó mới cường thịnh”.</i>


<b>5. Sự khủng hoảng của các thị quốc ở Hy Lạp </b>
<b>Các cuộc đấu tranh của nô lệ</b>


Sự bất hợp lý giữa vai trị và địa vị của nơ lệ trong xã hội Aten đã dẫn tới mâu


thuẫn xã hội giữa nô lệ và chủ nô ngày một gay gắt. Sự phản kháng của nơ lệ là điều
khơng thể tránh khỏi. Hình thức đấu tranh ban đầu phá hoại công cụ sản xuất, mùa
màng, tài sản của chủ nơ; nơ lệ tìm cách bỏ trốn để thoát khỏi sự kiểm soát của chủ nơ
sau đó là khởi nghĩa vũ trang.


Năm 464 TCN đã diễn ra cuộc đấu tranh của nô lệ ở Xpác. Họ đã tổ chức thành
cuộc khởi nghĩa kéo dài hơn 10 năm. Năm 494 TCN, khởi nghĩa nô lệ đã nổ ra ở
Ácgốt. Các phong trào đều đi đến thất bại nhưng đã làm suy yếu các nhà nước chiếm
hữu nô lệ.


<b>Cuộc chiến tranh Pêlôpône (431- 404 TCN)</b>


Đến giữa TK V TCN, ở Hy Lạp đã tồn tại hai đồng minh quân sự đối lập nhau:
đồng minh Đêlốt do Aten lãnh đạo, thiết lập từ năm 478 TCN và đồng minh Pêlôpône
do Xpác lãnh đạo. Mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế và tổ chức chính trị giữa hai đồng
minh này ngày càng sâu sắc.


Chiến tranh Pêlôpôn kéo dài 27 (431- 404 TCN) năm với mức độ gay gắt, lịch sử
gọi là cuộc “chiến tranh huynh đệ tương tàn”. Nó đã làm cho nền kinh tế ở Hy Lạp bị
tàn phá một cách nghiêm trọng. Đời sống xã hội trong các thị quốc nhất là ở Aten bị
giảm sút, kiệt quệ. Chế độ nô lệ bị khủng hoảng.


<b>6. Hy Lạp trong thời kỳ thống trị của Makêđônia- thời kỳ Hy Lạp hóa</b>
Trong khi Hy Lạp đang phát triển cường thịnh thì người Makêđơnia vẫn sống
trong giai đoạn mạt kỳ của xã hội thị tộc. Đầu thế kỷ thứ V TCN, nhà nước
Makêđơnia chính thức ra đời. Nhờ có sự tiếp thu, học hỏi của các quốc gia lân cận và
nhờ sự cải cách về kinh tế, quân sự, chính trị trong nước dưới thời trị vì của vua Philíp
II nên Makêđơnia đã nhanh chóng trở thành một quốc gia thống nhất, giàu mạnh về
kinh tế, hùng cường về quân sự.



Năm 338 TCN quân Makêđơnia đã chính thức xâm lược miền lục địa Hy Lạp.
Liên quân các thị quốc Hy Lạp đã đánh quân Makêđônia nhưng thất bại. Năm 337
TCN, Makêđônia đã làm chủ hầu hết các thị quốc của Hy Lạp. Vua Philíp II đã triệu tập
một hội nghị toàn thể thị quốc Hy Lạp. Tại đó, ơng đã thiết lập nên đồng minh Corinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(140)</span><div class='page_container' data-page=140>

nhanh chóng trở thành một đế quốc hùng cường. Dưới thời trị vì của vua
Alechxanđrơ, ơng đã cho tiến hành công cuộc đông chinh.


Năm 330 TCN quân Makêđônia tấn cơng sang phía đơng, lần lượt tiêu diệt các
quốc gia vùng Tây Á, Tiểu Á và cả phía Bắc của Ấn Độ. Trong 10 năm tấn công
Alechxanđrơ đã thiết lập nên một đế quốc rộng lớn có biên giới giới phía Bắc kéo dài
đến tận Nam Á, phía Nam kéo dài đến Bắc Phi, phía Đơng kéo dài đến Tây Bắc Ấn
Độ. Trong một lãnh thổ rộng lớn, Alechxanđrơ chọn Babibon làm thủ đô.


Năm 333 TCN, Alechxanđrơ qua đời, các kế hoạch chinh chiến của Makêđơnia
dừng lại ở đó và đế quốc rộng lớn Maxêđônia bị chia xẻ và phân liệt thành nhiều quốc
gia nhỏ trong đó tiêu biểu là 3 quốc gia lớn nhất:


+ Quốc gia Ptôlêmê gồm các lãnh thổ Ai Cập, một phần Libi, trung tâm là thành
phố Alechxanđrơ.


+ Quốc gia Xêlêcút gồm những vùng đất đai cũ của đế quốc Ba Tư ở Châu Á,
kinh đơ đóng ở Xiri.


+ Quốc gia Ăngtigơn gồm lãnh thổ của Maxêđônia ban đầu và lãnh thổ của các
quốc gia Hy Lạp cũ.


Giai đoạn 334 TCN- 30 TCN, lịch sử Hy Lạp gọi là thời kỳ Hy Lạp hoá. Văn
hoá Hy Lạp đã được truyền bá tới tất cả các quốc gia cổ đại, tạo nên một bộ mặt phồn
thịnh của phương Đông, tạo nên các thành thị lớn với tư cách là trung tâm thương mại


lớn như Antinốt (Xiri), Alechxanđơri. Có một số đặc điểm trong sự giao lưu
Đơng-Tây thời kỳ này:


+ Các quốc gia Hy Lạp hố vừa mang đặc điểm của các quốc gia phương Đông,
vừa mang đặc điểm của nền văn minh Hy Lạp cổ đại. Văn hố phương Đơng, phương
Tây có sự giao lưu, ảnh hưởng một cách mạnh mẽ. Ai Cập, Lưỡng Hà chịu ảnh hưởng
lớn của văn hố Hy Lạp. Ví dụ: Ai Cập có phố Alechxanđơri có kiến trúc như ở Hy
Lạp, ở đó có ngọn hải đăng Alechxanđơri do kiến trúc sư của Hy Lạp thiết kế.


+ Quá trình Hy Lạp hoá đã tăng cường thêm của cải và nô lệ cho thị quốc của
Hy Lạp tăng thêm sức cho các thị quốc ở Hy Lạp, làm cho quá trình chiếm hữu nơ lệ
ở Hy Lạp tiếp tục phát triển thêm một thời gian nữa.


+ Cũng trong thời kỳ này, chế độ nô lệ ở Hy Lạp cũng được du nhập sang
phương Đông được phổ biến ở các quốc gia bị Hy Lạp hố. Ví dụ ở Lưỡng Hà, Ai
Cập, Xiri tính chất nơ lệ gia trưởng dần dần bị thay đổi.


</div>
<span class='text_page_counter'>(141)</span><div class='page_container' data-page=141>

người Hy Lạp cũng tiếp thu nhiều thành tựu văn hóa, kỹ thuật của phương Đông (kể cả
lối sống, cách trang phục theo kiểu Ba Tư, Ấn Độ).


+ Thời kỳ Hy Lạp hoá diễn ra một sự pha trộn chủng tộc lớn giữa người Hy Lạp
và cư dân thuộc các quốc gia cổ đại phương Đông. Thời kỳ này cũng là thời kỳ cuối
cùng trong lịch sử Hy Lạp


<b>7. Văn hóa Hy Lạp</b>


Trước tình hình đó, giới q tộc chủ nơ ruộng đất đã nổi lên tấn công vào tầng
lớp chủ nô công thương và tấn công vào nền dân chủ chủ nô ở Aten. Trong cuộc chiến
tranh này, các thị quốc trong khối đồng minh Đêlôt cũng tách khỏi đồng minh này để
trở thành thị quốc độc lập. Nhân cơ hội đó, Makêđơnia đã tấn công Hy Lạp. Hy Lạp bị


xâm lược và bước vào thời kỳ Hy Lạp hoá.


Nền văn hoá Hy Lạp vô cùng rực rỡ, phát triển phong phú đa dạng và tồn diện,
đỉnh cao của văn hố cổ đại, mẫu mực của nhiều văn hoá trong các thời kỳ lịch sử
khác nhau. Văn hoá Hy Lạp tồn tại và phát triển trước hết và chủ yếu trên nền tảng
của sự phát triển của kinh tế (nhất là kinh tế công thương nghiệp mậu dịch hàng hải),
trên nền tảng của nền chính trị ưu việt của thế giới cổ đại- nền dân chủ chủ nô.


<b>Về chữ viết</b>


Trên cơ sở mẫu tự Phênixi, người Hy Lạp đã cải biến và sáng tạo ra hệ thống
mẫu tự Hy Lạp. So với hệ thống chữ tượng hình của Ai Cập, hình nêm của Lưỡng Hà,
mẫu tự Hy Lạp đạt tới một trình độ cao, có khả năng hồn thiện, khái qt hệ thống
các ký hiệu biểu đạt tư duy. Hệ thống mẫu tự Hy Lạp chính là nguồn gốc của hệ thống
chữ viết Xlavơ ngày nay. Nó là cơ sở để người Rôma sáng tạo ra hệ thống mẫu tự
Rôma, được truyền bá và sử dụng rộng rãi ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Thành
tựu này của Hy Lạp khơng chỉ có vai trị to lớn với văn minh Hy Lạp mà còn đối với
văn minh thế giới.


<b>Về văn học</b>


Nền văn học Hy Lạp gồm 3 bộ phận chủ yếu và có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau: thần thoại, thơ, kịch.


</div>
<span class='text_page_counter'>(142)</span><div class='page_container' data-page=142>

cho hiện tượng tự nhiên như đêm tối, ánh sáng, trời sao, núi non, biển cả, sấm chớp,
mây mưa… Trên ngọn núi Ôlempơ ngự trị tới 12 vị thần, đứng đầu là thần Dớt- có
quyền lực vạn năng. Thần thánh không phải chỉ thể hiện sức mạnh của tự nhiên mà
cịn thể hiện hình ảnh lao động sáng tạo của con người. Trong thần Hy Lạp có một hệ
thống các thần như: thần trồng nho và chế biến rượu vang từ nho Điônixốt, nữ thần
nghề nông Đêmête, thần thợ rèn Hêphaixtốt. Các yếu tố tôn giáo, nghệ thuật, khoa


học hoà quyện chặt chẽ vào nhau. Ở những thế hệ sau, vào thời đại huy hoàng của văn
minh Hy Lạp, thần thoại được tất cả các ngành nghệ thuật dùng làm chất liệu để xây
dựng nên những tác phẩm nghệ thuật. Đúng như Mác nói: “… Thần thoại Hy Lạp
<i>khơng những đã là cái lị phát sinh mà cịn là mảnh đất ni dưỡng nghệ thuật Hy</i>
<i>Lạp nữa… Vật liệu của nghệ thuật Hy Lạp là thần thoại”.</i>


<i>Thơ là thể loại văn học phổ biến và rất thành công của người Hy Lạp. Tập thơ</i>
lớn nhất và xuất hiện sớm nhất là hai tập Iliát và Ôđixê, phản ánh một thời kỳ lịch sử
quan trọng: thời kỳ Hơme. Đó là hai tập trường ca, hai tập sử thi có giá trị trong văn
đàn Hy Lạp. Sang thế kỷ VII- VII TCN, loại thơ trữ tình nảy sinh và phát triển rực rỡ
ở Hy Lạp với những nhà thơ tiêu biểu: Áckilốc, Xơlơng, Têơnhít, Xápphơ… Trong
những bài thơ trữ tình, nỗi khổ cực, túng thiếu về vật chất của nhân dân đều được toát
lên rất rõ nét. Đặc biệt, các nhà thơ trữ tình dành nhiều tác phẩm ca ngợi tình u và
những khối lạc cá nhân.


<i>Kịch là một trong những di sản văn học vơ cùng q giá của người Hy Lạp,</i>
mang đậm tính nhân đạo và nhân văn sâu sắc. Hàng năm, vào mùa xuân, người Hy
Lạp thường tổ chức những ngày lễ hội, nhất là tục lệ thần Điôniđốt. Trong các ngày lễ
này, cư dân Aten thường khoác áo da cừu, hoá trang đeo mặt nạ, ca hát diễn lại những
sự tích thần thoại. Nghệ thuật ca kịch bắt đầu từ đó. Từ thế kỷ V TCN, ở Hy Lạp xuất
hiện nhiều nhà soạn kịch kiệt xuất với những tác phẩm tuyệt vời gồm2 thể loại: bi
kịch và hài kịch. Đại biểu xuất sắc nhất của hài kịch Hy Lạp là Arixtôphan, tác giả của
44 vở hài kịch nhất là vở “Kị sĩ”, “Hồ bình”…


<b>Sử học</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(143)</span><div class='page_container' data-page=143>

ngợi tinh thần dũng cảm, yêu nước vì nền tự do độc lập của người Hy Lạp, ca ngợi
chiến thắng lẫy lừng của Hy Lạp ở Técmơphin, Samalin…chứng minh tính chất chính
nghĩa của người Hy Lạp chống quân xâm lược Ba Tư. Sau Hêrôđôt là nhà sử học
Tuyxidit với tác phẩm “ Lịch sử chiến tranh Pelôpône” và nhà sử học Xênôphôn với


tác phẩm “ Lịch sử Hy Lạp”.


<b>Khoa học tự nhiên</b>


Vốn có óc quan sát và tư duy, người Hy Lạp tỏ ra rất say mê khoa học, có những
đóng góp lớn lao cho kho tàng khoa học tự nhiên của nhân loại. Hầu như trong tất cả
các ngành khoa học tự nhiên của Hy Lạp đều nổi bật lên những nhân tài xuất chúng.


<i>Về thiên văn, người Hy Lạp có những hiểu biết chính xác hơn về Trái Đất và hệ</i>
Mặt Trời. Nhờ đi biển, họ đã thấy Trái Đất không phải như cái đĩa mà như quả cầu tròn,
nhưng họ vẫn tưởng Mặt Trời chuyển động quanh Trái Đất. Tuy nhiên, họ biết mỗi vịng
như thế là 360 ngày thì khơng chính xác. Người Hy Lạp sớm biết giải thích các hiện
tượng nhật thực, nguyệt thực và biết rằng Mặt Trăng phản chiếu ánh sáng của Mặt Trời…
<i>Toán học của Hy Lạp đã vượt qua cách tính nhân chia, cộng trừ sơ cấp để vươn</i>
tới sự khái quát thành định lý, định đề, nguyên lý. Nó vẫn được sử dụng rất phổ biến
trong toán học hiện đại: định lý Pitago, định lý Talét, định luật Acsimét, định đề
Ơcơlít. Các nhà tốn học Hy Lạp cổ đại đã phát minh và đặt cơ sở cho mơn hình học.
Họ đã tìm ra độ dài của chu vi quả đất (39.700 km), đường kính, diện tích và chu vi
các hình với việc tìm ra giá trị của số đo pi= 3.1324.


<i>Về y học, ở Hy Lạp cổ nổi bật tên tuổi của Hypôcrat (460- 377 TCN)- “ ơng tổ</i>
<i>của khoa học y dược”. Ơng quan niệm rằng, khi chữa bệnh, thầy thuốc phải xem xét có</i>
hệ thống và tồn diện điều kiện sinh sống của người bệnh. Hypôcrat đã đả phá mạnh mẽ
những tư tưởng mê tín, dị đoan trong chữa bệnh, đề ra việc chữa bằng phương pháp
khoa học và yêu cầu đạo đức, trách nhiệm nghề nghiệm đối với các thầy thuốc.


Hêrôphin là người đầu tiên nêu lên luận điểm não là trung tâm của thần kinh, chỉ
huy các hoạt động của con người. Ông cũng là người đầu tiên đưa ra học thuyết về sự
tuần hoàn máu và phương pháp khám bệnh thông qua việc bắt mạch nhanh chậm của
bệnh nhân.



<b>Nghệ thuật</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(144)</span><div class='page_container' data-page=144>

Trong các thành bang Hy Lạp, đâu đâu cũng có những cơng trình kiến trúc đẹp đẽ,
đồ sộ, nguy nga: nhà ở, đền miếu, kịch trường, sân vận động…thể hiện phong cách Hy
Lạp. Đáng kể nhất là đền thờ thần Dơt ở Ôlempơ, đền thờ nữ thần Atêna. Nổi bật nhất
là đền Páctênêông ở Aten được xây dựng dưới thời Pêricơlet dưới sự chỉ đạo của nghệ
sĩ thiên tài Phiđiát. Đây được coi là kiệt tác của kiến trúc đền thờ cổ đại Hy Lạp.


Nghệ thuật điêu khắc của Hy Lạp được coi là một mẫu mực hoàn mỹ của điêu
khắc thế giới. Những tác phẩm nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của nhà điêu khắc tài ba:
tượng “ Người ném đĩa” của Mirông, pho tượng “ Nữ thần Atêna” của Phiđiát trong
đền Páctênêông, tượng “ Người chỉ huy chiến đấu” đặt ở quảng trường Aten, tượng
thần Dớt khảm ngà voi đặt trong đền thờ thần Dơt tại quảng trường Antix ở
Ôlempơ…


Những hoạ sĩ tiêu biểu của Hy Lạp cỏ đại là Pôlinhốt, Apôlô. Tác phẩm của
Pơlinhốt cịn lại đến ngày nay chỉ là một số hình trang trí trên đồ gốm. Tuy vậy, đó là
những mẫu mực mà người đời sau bắt chước. Apơlơ thì được tuyên truyền là người
sáng tạo ra luật sáng tối và viễn cận trong hội hoạ.


Những thành tựu nghệ thuật của Hy Lạp đã trở thành cổ điển. Đó là kết quả sức
sáng tạo, trí tuệ của quần chúng mà theo Mác “ trên một phương diện nào đó được
<i>coi là tiêu chuẩn và những kiểu mẫu không thể bắt chước được”. </i>


<b>Câu hỏi ôn tập</b>


1. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng như thế nào tới khuynh hướng phát triển
của Hy Lạp cổ đại?



2. Quốc gia thành thị ra đời như thế nào? Nên bản chất của nền dân chủ Aten?
Tại sao nền dân chủ ở Aten là nền dân chủ chủ nô?


3. Sự phát triển của chế độ nô lệ ở Hy Lạp cổ đại?
4. Những thành tựu văn hóa của Hy Lạp thời cổ đại?


<b>Chương II: RÔMA CỔ ĐẠI</b>
<b>(6 tiết)</b>


<b>1. Điều kiện tự nhiên và dân cư</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(145)</span><div class='page_container' data-page=145>

Hải bao bọc. Chạy dọc theo bán đảo từ Bắc xuống Nam là dãy núi Apennin. Do đó,
nó được coi như một chiếc xương sống của bán đảo Rơma.


Bán đảo Rơma có 3 đảo lớn nhất: đảo Cxơ, Xácđanhen (thuộc phía Tây),
Xixin thuộc phía Nam. Khác với Hy Lạp, diện tích của Rơma lớn hơn Hy Lạp rất
nhiều, lại có khá nhiều đồng bằng màu mỡ như đồng bằng sơng Pơ ở phía Bắc, sông
Tibrơ, sông Ácnô và các đồng bằng trên đảo Xixin. Miền Nam bán đảo Italia đất đai
rất thuận lợi cho phát triển nơng nghiệp.


Bờ biển phía Nam và phía Tây có nhiều cảng, vịnh tự nhiên rất tốt, an toàn,
thuận lợi cho phát triển kinh tế mậu dịch hàng hải. Bờ biển phía Đơng khơng có giá trị
kinh tế. Trên bán đảo Italia có nhiều khống sản q như: chì, sắt, vàng, bạc, đồng
phục vụ cho phát triển thủ công nghiệp.


Điều kiện tự nhiên giúp cho Rôma phát triển một nền kinh tế trên cả 3 ngành,
nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp mậu dịch hàng hải, trong đó cơng
thương nghiệp mậu dịch hàng hải chiếm ưu thế. Nông nghiệp phát triển theo xu
hướng phục vụ cho thủ công nghiệp.



<i><b> Cư dân</b></i>


Qua sự khai quật khảo cổ, thấy trên bán đảo Ý ngay từ thời đại đồ đá cũ đã có
con người sinh sống. TNK II TCN có một tộc người là Ligua đến sinh sống- cư dân
cổ đầu tiên của Rôma. Cuối thiên niên kỷ thứ II TCN rất nhiều bộ lạc ở Bắc Âu đã
vượt qua dãy Anpơ đến định cư ở miền Nam, miền Trung của bán đảo Italia tạo nên
một cộng đồng dân cư gọi chung là người Latinh. Trong số những người Latinh này
có một bộ phận người Latinh đến định cư trong thành Rôma gọi là người Rơma.


Thế kỷ thứ 10 TCN có một tộc người từ vùng Tiểu Á tràn sang tộc người
Êtơruxcơ và định cư chủ yếu ở giữa 2 con sông Acnơ và sông Tibrơ thuộc miền Trung
của bán đảo Italia. Đến thế kỷ XVIII TCN, người Hy Lạp tràn sang trong phong trào
tìm đất thực dân. Họ chiếm miền Nam của bán đảo Italia và đảo Xixin, từ đây họ lập
nên một thị quốc riêng. Phía Nam bán đảo và đảo Xixin được coi là đại Hy Lạp.


Giữa TK XV TCN, có tộc người Xentơ đến định cư ở bán đảo Italia và họ chọn
phía Bắc của bán đảo và trên đồng bằng Xpôn để định cư sinh sống. Người Xentơ là
một bộ phận của người Rôma cổ đại.


Thế kỷ I TCN, các địa điểm dân cư trên bán đảo Italia cơ bản định cư song.
Trong số đó, người Rơma giữ vai trị quan trọng nhất đối với q trình phát triển lịch
sử của Rôma.


</div>
<span class='text_page_counter'>(146)</span><div class='page_container' data-page=146>

Theo truyền thuyết, thời kỳ vương chính là thời kỳ tan rã của xã hội nguyên
thuỷ, tồn tại chế độ dân chủ thực sự, người xây dựng nên thành Rôma là Rômulus
(753 TCN). Ban đầu, trong thành Rơma có 3 bộ lạc sinh sống, mỗi bộ lạc cơ 100 thị
tộc, 10 thị tộc kết hợp lại thành một bào tộc (Curi). Những thị tộc- bào tộc này gắn bó
với nhau bởi quan hệ huyết thống và những truyền thống của xã hội thị tộc.


Quản lý xã hội thị tộc của người Rôma thời kỳ này có 3 cơ quan: Viện nguyên


lão, Đại hội nhân dân, Vua (Rex).


Đại hội nhân dân gồm tất cả đàn ông của 300 thị tộc, khi tập hợp theo đơn vị là
Curi, khi biểu quyết mỗi một Curi là một đơn vị biểu quyết. Đại hội có quyền bầu và
bãi miễn vua.


Viện nguyên lão (Sênát) gồm thủ lĩnh của 300 thị tộc. Đây là cơ quan có quyền
lực tối cao, có quyền quyết định những vấn đề quan trọng như được thảo luận trước
những đạo luật, quyền phê chuẩn hay phủ quyết trước Đại hội nhân dân.


Vua (Rex) khơng có quyền thế tộc do Đại hội nhân dân bầu ra. Thực chất, vua
chỉ là thủ lĩnh của liên minh ba bộ lạc, khi có chiến tranh vua là thủ lĩnh quân sự. Thời
bình, vua chỉ lo việc tế lễ, sử án, khơng có quyền cai trị.


Dần dần đến cuối thời kỳ Vương chính, trong nền kinh tế có bước phát triển, xã
hội Rơma có biến động mạnh mẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội, thúc đẩy quá
trình giải thể của xã hội thị tộc, mở đường cho xã hội có giai cấp và nhà nước ra đời.


<b>2.2. Cuộc đấu tranh của người bình dân Pơlep</b>


Người Pơlep là cư dân ở vùng Matiung đến sinh sống ở thành Rôma, họ không
thuộc gốc chung với người Rơma. Do vậy, họ là những người tự do, có nghĩa vụ quân
sự và nộp thuế. Trên thực tế, họ có vai trị quan trọng trong xã hội Rơma. Họ có số
lượng đơng đảo, chiếm đa số trong lực lượng qn đội lúc đó nhưng họ khơng được
hưởng chút gì quyền lợi về kinh tế chính trị: khơng được chia ruộng đất, không được
tham gia Hội đồng nhân dân, không được xét sử trong tồ án Rơma, khơng được
phiên chế thuộc một Curi nào cả, không được kết hôn với người Rôma.


Sự phân biệt này đã làm cho mâu thuẫn giữa cộng đồng người Pơlep và người
Rôma trở nên gay gắt. Do đó, đã dẫn đến một cuộc đấu tranh quyết liệt của người


Pơlep nhằm mục đích địi quyền cơng dân như người Rôma thực sự.


<b>2.3. Cuộc cải cách của Xécviut Tuliut</b>


Giữa thế kỷ 6 TCN, Xécviut Tuliut giữ vai trị làm vua, tiến hành cải cách xã hội
Rơma với những nội dung sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(147)</span><div class='page_container' data-page=147>

+ Những người thuộc đẳng cấp thứ nhất phải có tài sản từ 100 as trở lên.
+ Những người thuộc đẳng cấp thứ hai phải có tài sản từ 75 as đến 100 as.
+ Những người thuộc đẳng cấp thứ ba phải có tài sản từ 50 as đến 75 as.
+ Những người thuộc đẳng cấp thứ tư phải có tài sản từ 25 as.


+ Những người thuộc đẳng cấp thứ năm phải có tài sản từ 11 as.
+ Những người thuộc đẳng cấp thứ sáu phải có tài sản dưới 11 as.


Trên cơ sở đó, ông tổ chức ra các đội Xenturi trong đó đẳng cấp 1 được tổ chức
ra 80 Xenturi bộ binh và 18 Xenturi kị binh nên luôn luôn chiếm ưu thế với 98% trong
đại hội nhân dân nên không cần thông qua các đẳng cấp khác. Mỗi Xenturi được biểu
quyết bằng một lá phiếu theo nguyên tắc quá bán thì mọi quyết nghị được thơng qua.
Do vậy, đẳng cấp giàu có nhất với 98 lá phiếu luôn luôn nắm ưu thế trong đại hội. Với
đại hội Xenturi, nền dân chủ phổ biến của chế độ thị tộc đã phải nhường chỗ cho nền
dân chủ của các tầng lớp giàu có trong khn khổ của xã hội có giai cấp.


Về hành chính, Tuliut cho xoá bỏ 3 bộ lạc cũ, thiết lập nên 4 đơn vị hành chính
theo khu vực cư trú. Mọi cư dân Rôma đều sống trong 4 đơn vị hành chính này. Tính
huyết thống trong quan hệ xã hội đã giảm nhẹ và yếu tố địa lý khu vực đã được tăng
cường, tạo cơ hội cho người bình dân Pơlep nhanh chóng hồ nhập vào khối cộng
đồng Rơma.


Ph. Enghen gọi cải cách của Tuliút là “cuộc cách mạng đã kết thúc chế độ thị


<i>tộc cũ, thiết lập nên một nhà nước chân chính, dựa trên cơ sở phân chia địa vực và</i>
<i>trên cơ sở chênh lệch tài sản”.</i>


Cải cách của Tuliút bước đầu đã hạn chế mức độ nhất định sự cách biệt giữa
những người bình dân Pơlep và dân Rôma gốc. Tuy nhiên, người Pơlep vẫn chưa
được quyền phân chia ruộng đất công, chưa được quyền kết hôn với người Rơma,
chưa được xét xử cơng khai và bình đẳng trong các tồ án Rơma, chưa có đại diện của
mình trong bộ máy nhà nước. Do vậy, người Pơlep vẫn tiếp tục đấu tranh trong các
giai đoạn lịch sử tiếp theo.


<b>3. Thời kỳ Cộng hoà (TK VI TCN- I SCN )</b>
<b>3.1. Sự thành lập chế độ cộng hoà</b>


Năm 510 TCN, nhân dân Rôma đã nổi dậy lật đổ sự thống trị của người
Êtơruxtơ, chấm dứt thời kỳ Vương chính, mở ra thời kỳ 1 thời kỳ mới trong lịch sử
Rơma cổ đại đó là thời kỳ xuất hiện nhà nước và giai cấp. Nhà nước Rôma xuất hiện
buổi đầu theo thể chế cộng hoà nên gọi là thời kỳ cộng hồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(148)</span><div class='page_container' data-page=148>

Rơma, bầu ra các tướng lĩnh, quan chức được bầu ra 2 chấp chính quan là Consul. Hai
quan này được lựa chọn từ những tầng lớp quý tộc nhiệm kỳ 1 năm, có quyền lực
ngang nhau và trực tiếp điều hành mọi quyền lực của đất nước: lập pháp, hành pháp.
Trong trường hợp đất nước bị lâm nguy thì một trong hai quan đó được lựa chọn làm
tư lệnh quân đội, làm độc tài (Đictato) trong thời hạn 6 tháng. Trong thời gian đó,
quan chấp chính có quyền quyết định tối cao mọi vấn đề trong xã hội và được bảo vệ
bằng một lực lượng hùng hậu người Rôma gọi là lưc lượng Fascis.


<i>Viện nguyên lão (Sênát) gồm 300 người thuộc tầng lớp quý tộc giàu có nhất ở</i>
Rơma. Trên thực tế, đây là cơ quan có quyền lực tối cao, mọi quyết định phải được
Viện nguyên lão thông qua trước khi thông qua Đại hội Xenturi. Tất cả quan chức của
nhà nước đều được chọn từ cơ quan thường trực của Viện nguyên lão.



Ngay từ đầu, thể chế cộng hồ đã tỏ rõ tính ưu việt của nó và mang tính chất hai
mặt: một mặt nó bảo đảm cơng khai sự bình đẳng cơng dân và quyền cơng dân; mặt
khác nó lại thể hiện tính tập trung quyền lực trong tầng lớp quý tộc giàu có- những
người nắm giữ mọi chức vụ quan trọng của nhà nước, thao túng mọi hoạt động xã hội.
Nền cộng hồ và nền chun chính đan xen vào nhau. Tuy nhiên, giữa hai mặt này
không hề mâu thuẫn với nhau mà nhờ đó, quyền lực tập thể được xác lập, đảm bảo
quyền kiểm sốt tập thể cho mọi cơng việc của nhà nước.


<b>3.2. Cuộc đấu tranh của người bình dân Pơlep</b>


Mặc dù, nhà nước ra đời nhưng vẫn có cuộc đấu tranh của người bình dân. Năm
494 TCN, người bình dân Pơlep đã đấu tranh bằng một cuộc biểu tình rầm rộ ở thủ đơ
Rơma. Họ bỏ bê cơng việc, không tiếp tục sản xuất làm cho nền kinh tế bị đình trệ.
Trước tình hình đó, tầng lớp q tộc phải nhượng bộ, thừa nhận cho người Pơlep cử
ra những quan bảo dân để giám sát và có ý kiến với những đạo luật của chính quyền
Rơma, lúc đầu là 1 người, sau đó tăng dần lên 4, 6 và đến 10 người.


Quan bảo dân có quyền lực và tư cách thiêng liêng, bất khả xâm phạm, có quyền
phủ quyết những dự án, dự luật của Viện nguyên lão khơng mang lại quyền lợi cho
người bình dân. Ngồi ra, quan Bảo dân có quyền tham dự, giám sát và chi phối mọi
hoạt động của Viện nguyên lão.


</div>
<span class='text_page_counter'>(149)</span><div class='page_container' data-page=149>

Năm 471 TCN, Đại hội bình dân lấy biểu quyết theo bộ lạc nên gọi là Đại hội bộ
lạc. Càng ngày, tỉ lệ người Pơlep càng chiếm tỉ lệ cao trong thành Rôma nên những
người Pơlep tự coi đại hội bình dân là Đại hội tồn thể của cư dân ở Rôma. Năm 449
TCN, những quyết nghị của Đại hội bình dân mới có hiệu lực với tồn thể nhân dân
Rơma.


Năm 445 TCN, người bình dân Pơlep được quyền tự do kết hôn với những người


ở tầng lớp quý tộc Patơrixi.


Khi đạt được những vai trị đó, người Pơlep tiếp tục đấu tranh đòi quyền lợi kinh
tế. Năm 367 TCN, người Pơlep nhận được ruộng đất công. Đặc biệt họ cịn được bầu
đại diện của mình là một trong hai quan chấp chính.


Năm 287 TCN, người Pơlep đã đấu tranh để những quyết nghị của Đại hội bình
dân có hiệu lực như một đạo luật của nhà nước mà khơng cần có sự phê chuẩn của
Viện ngun lão.


Trước áp lực của những người bình dân, Viện nguyên lão quyết định cải tổ lại
luật pháp theo hướng cải cách của Xơlơng ở Aten. Một bộ luật mới hồn chính, hồn
chỉnh đã được ban hành- bộ luật thành văn đầu tiên của lịch sử Rôma- đề cập tới
nhiều mặt trong đời sống xã hội của người Rôma như: thể thức xét xử, tố tụng, quyền
thừa kế tài sản, việc cho vay nợ lãi, địa vị và trách nhiệm của người phụ nữ…Vì bộ
luật ấy được khắc trên 12 tấm bảng đồng và đặt công khai ở các quảng trường cũng
như ở các nơi công cộng nên thường gọi là luật 12 bảng.


Những thắng lợi của người bình dân Pơlep đã giành được trong các cuộc đấu
tranh bền bỉ, gian khổ và kéo dài suốt 3 thế kỷ đã dẫn tới sự thống nhất trong cộng
đồng người Rôma tạo nên một khối công dân Rôma làm cơ sở bền vững của thể chế
cộng hồ. Chế độ cộng hồ của Rơma ngày càng được dân chủ hố.


<b>3.3. Rơma trở thành một đế quốc bá chủ khu vực Địa Trung Hải</b>


Nhờ việc thiết lập thể chế cộng hồ và quy chế cơng dân Rơma, thành bang
Rơma bên bờ sơng Tibrơ đã có thêm sức mạnh. Nền kinh tế đã phát triển, an ninh xã
hội ổn định, lực lượng quân sự hùng hậu, cộng vào đó là nhu cầu mở rộng ruộng đất
cũng tăng lên. Thực tế đó cùng với tham vọng mở rộng uy lực của tầng lớp quý tộc
Rôma đã đặt Rơma trước địi hỏi cần thiết: bành trước và mở rộng lãnh thổ.



Q trình bành trướng của Rơma diễn ra trong suốt gần 200 năm và đã trải qua
hai thời kỳ: thời kỳ Rôma thống nhất bán đảo Italia và thời kỳ vươn ra khống chế, làm
chủ cả khu vực Địa Trung Hải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(150)</span><div class='page_container' data-page=150>

ruộng đất của các công dân và chiếm thêm được nhiều hải cảng quan trọng ở miền
Nam.


Sức đang mạnh, thế đang lên, Rôma đã không dừng lại tham vọn mở rộng lãnh
thổ. Những cuộc chiến tranh lớn kép dài nhiều năm giữa các thế lực đã và đang muốn
làm bá chủ khu vực Địa Trung Hải đã bùng nổ: chiến tranh Rôma- Cáctagô, chiến
tranh Rôma- Makêđônia, chiến tranh Rôma- Xiri.


Năm 146 TCN, Rôma đã đánh gục các thế lực cạnh tranh của mình ở cả Tây và
Đơng Địa Trung Hải, thâu tóm trong tay mình những vùng đất rộng lớn, làm chủ tồn
bộ khu vực Địa Trung Hải, thao túng hoàn toàn trên biển, biến Địa Trung Hải thành
cái ao nhà của Rôma.


Từ một thành bang non trẻ, Rôma đã vươn lên bá chủ hồn tồn khu vực Địa
Trung Hải. Từ đó đưa Rôma phát triển thành một đế quốc hùng mạnh đạt đến đỉnh
cao của chế độ chiếm nô.


<b>3.4. Nền kinh tế thời cộng hồ</b>


<i><b>Nền nơng nghiệp</b></i> rất phát đạt nhưng khơng phải là ngành kinh tế chính. Do tập
trung ruộng đất nhiều vào tay giai cấp quý tộc, chủ nô đã hình thành nên các điền
trang với hai loại: Villa và Latiphunđia. Latiphunđia chính là những hình thái tổ chức
sản xuất lớn chiếm hữu nô lệ.


Latiphunđia là sở hữu ruộng đất của chủ nô, sử dụng sức lao động tập thể của nô


lệ. Số lượng lao động trong các điền trang Latiphunđia lên tới hàng trăm nô lệ. Nô lệ
phải làm việc tập trung dưới sự giám sát của các chủ nơ. Do vậy, muốn thiết lập
Latiphunđia, phải có hai điều kiện: có chế độ sở hữu ruộng đất lớn của tư nhân và có
đầy đủ nơ lệ thực thụ. Trong tiến trình lịch sử, khơng phải bất cứ quốc gia cổ đại cũng
đủ đảm bảo hai điều kiện cần thiết để thiết lập được các Latiphunđia. Do vậy,
Latiphunđia dường như trở thành đặc trưng của hoạt động kinh tế nông nghiệp của
người Rôma.


Hoạt động kinh tế chủ chốt của Latiphunđia là kinh tế nông nghiệp với phương thức
độc canh nho và ôliu nhằm cung cấp cho các xưởng thủ công nghiệp và cho xuất khẩu.
Tại các Latiphunđia thường có các xưởng thủ công để sản xuất tại chỗ. Riêng các
Latiphunđia ở phía Nam bán đảo Italia và trên đảo Xixin, các chủ nô chuyên phát triển
chăn nuôi và trồng cây lương thực như ngũ cốc.


Công cụ lao động hết sức thơ sơ và cổ lỗ, hầu như khơng có sự cải tiến. Nguyên
nhân là do chủ nô sợ nô lệ phá hoại công cụ sản xuất và phá hoại nền kinh tế của chủ nô.


</div>
<span class='text_page_counter'>(151)</span><div class='page_container' data-page=151>

Nền kinh tế Latiphunđia mang tính chất hai mặt: một mặt nó là nền kinh tế nông
nghiệp trong khuôn khổ nền kinh tế tự nhiên nó đảm bảo cho nhu cầu của các điền
trang; mặt khác nó lại gắn chặt với thủ cơng nghiệp và thương mại trong khuôn khổ của
nền kinh tế hàng hố. Vì vậy, Latiphunđia là hoạt động kinh tế cơ bản của nhà nước
Rôma. Giữa Latiphunđia và nhà nước chiếm hữu nơ lệ Rơma có quan hệ qua lại với
nhau, khi Latiphunđia phát triển cực mạnh thì nhà nước Rôma phát triển mạnh mẽ;
ngược lại khi Latiphunđia suy yếu thì nhà nước Rơma cũng khủng hoảng, suy yếu.


<i><b>Thủ cơng nghiệp</b></i> phát triển mạnh mẽ thể hiện ở việc phát triển các xưởng thủ
cơng với xu hướng chun mơn hố ngày càng cao, sản phẩm ngày càng đẹp: Capu
nổi tiếng trong sản xuất các thùng đựng dầu oliu, rượu nho, Êtơruria nổi tiếng về nghề
sản xuất các đồ dùng bằng sắt, bằng đồng…



Số lượng lao động được sử dụng trong các xưởng thủ công ở Rôma thường từ
vài chục đến vài trăm. Đối với các công trường khai thác mỏ, nơ lệ lên tới hàng nghìn
người. Hàng hố của thủ công nghiệp phát triển, trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ
yếu trong nền kinh tế Rôma.


Tuy nhiên, hoạt động thủ cơng nghiệp của Rơma thời kỳ này cũng cịn nhiều hạn
chế và mang tính 2 mặt khá rõ nét: một mặt có tính chất địa phương của nền kinh tế tự
nhiên, tự cấp, tự túc, mặt khác những sản phẩm thủ công nghiệp cũng được tung vào
quỹ đạo của nền kinh tế hàng hoá.


<i><b>Thương nghiệp</b></i> phát triển thịnh đạt với sự tham gia của cả nhà nước và tư nhân.
Sau khi làm chủ khu vực Địa Trung Hải, hoạt động thương mại của Rơma có điều
kiện để phát triển mạnh mẽ nhờ các khoản bồi thường chiến phí, những châu báu
cướp được, nguồn lợi kếch xù trong việc khai thác các mỏ vàng, bạc ở các vùng lệ
thuộc. Hoạt động thương mại trở nên sầm uất không những các tư thương mà cả
những người thuộc tầng lớp thượng lưu, những nông dân tự do khá giả cũng bỏ vốn
kinh doanh.


Hoạt động thương mại nhất là ngoại thương đã diễn ra trên địa bàn rộng. Hàng
xa xỉ từ Hy Lạp, phương Đông đổ về Rôma, cung cấp cho quý tộc, chủ nơ. Lúa mì từ
phía Tây, từ Bắc Phi vào, rượu vang Rơma có mặt hầu khắp Địa Trung Hải. Những
trung tâm thương mại lớn hình thành, trong đó, Đêlốt là hải cảng quốc tế quan trọng
nhất, có mặt các thương nhân của hầu hết các miền ven Địa Trung Hải. Việc buôn bán
nô lệ ở Rôma cũng trở thành nghề phát đạt và thu nhiều lợi nhuận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(152)</span><div class='page_container' data-page=152>

những cơ sở này về sau trở thành các ngân hàng chuyên cho vay nợ, nhận đổi tiền, gửi
tiền, chuyển tiền. Hiện tượng cho vay nợ lãi ngày một thịnh hành, lãi suất khá cao.


<b>3.5. Sự phát triển của chế độ nô lệ </b>



Nền kinh tế Latiphunđia, kinh tế cơng thương nghiệp phát triển địi hỏi một số
lượng lớn những người lao động. Lực lượng lao động trong đám bình dân Rơma ngày
một suy giảm, các cuộc chinh chiến liên miên đã tiêu huỷ khá nhiều sức lao động của
bình dân. Trong khi đó, ở Rơma lại thừa khả năng cung cấp một nguồn lao động mới
đông đảo, chi phí ít nhưng bóc lột thoả sức, đó chính là lực lượng nô lệ.


Như vậy, cả về hai phương diện, nhu cầu và khả năng cung cấp sức lao động với
số lượng lớn, Rơma đều có thể và có điều kiện thực hiện. Do vậy, không ở đâu, chế độ
chiếm nô- một chế độ dựa chủ yếu trên sức lao động của nơ lệ, bóc lột nơ lệ- lại có
điều kiện và thực sự phát triển mạnh mẽ như ở Rôma và cũng chưa nơi nào chế độ nô
lệ lại được sử dụng rộng rãi và khắc nghiệt như ở Rôma.


Số lượng nô lệ ở Rôma tăng lên một cách rõ rệt với nhiều nguồn gốc khác nhau
như tù binh chiến tranh, nô lệ bị nợ, nô lệ do cướp biển bắt cóc đem bán, do nữ nơ
sinh ra.


Nơ lệ lại có vai trị quan trọng trong đời sống kinh tế- xã hội Rôma. Lao động
của nô lệ được sử dụng trong tất cả các ngành kinh tế với quy mô lớn, trong các lĩnh
vực khác của đời sống xã hội, phục vụ trong gia đình nhà chủ. Nơ lệ sử dụng trong
nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao hơn so với các ngành khác. Trong các Latiphunđia, hàng
nghìn nơ lệ làm việc tập thể dưới sự giám sát chặt chẽ, tàn bạo dưới làn roi vọt của
chủ nô. Với công cụ sản xuất thô sơ, nô lệ hầu như làm việc suốt ngày và đảm nhận
toàn bộ hoạt động: canh tác nông nghiệp từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến thu
hoạch mùa màng…


Lao động của nơ lệ cũng được sử dụng triệt để trong các xưởng thủ công của tư
nhân và của nhà nước. Chủ nơ bóc lột sức lao động của nô lệ bằng nhiều cách: trực
tiếp sử dụng sức lao động của nô lệ trong các xưởng, hầm mỏ của mình hoặc cho chủ
nơ khác th. Trong các thương thuyền ở khắp Địa Trung Hải, Hồng Hải, chủ nô cũng
sử dụng sức lao động nô lệ khn vác, bốc xếp, dỡ hàng hố, chèo thuyền… Nơ lệ có


thể là những giáo viên, nhạc cơng, đấu sĩ, vũ nữ…Nô lệ đấu sĩ là những người được
chủ nô chọn ra trong những người khoẻ mạnh. Đó là một trị tiêu khiển của chủ nơ,
kết quả bao giờ cũng phải có một người chết. Đây là một trong những nguyên nhân
dẫn đến các cuộc khởi nghĩa về sau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(153)</span><div class='page_container' data-page=153>

bán-mua thậm chí có thể giết chết nơ lệ mà không bị coi là phạm pháp. Nô lệ không có
quyền có gia đình riêng, có tài sản riêng, khơng được tự mình đứng ra trước tồ.
Trong trường hợp nơ lệ đánh chết người thì người chủ nơ sẽ đứng ra trước tồ. Luật
pháp cũng khơng thừa nhận hơn nhân giữa người nơ lệ, nếu có con thì con đó thuộc
quyền sở hữu của chủ nô. Nô lệ được coi là thứ “cơng cụ biết nói”, “cơng cụ biết
<i>kêu”, là gia súc.</i>


Sức lao động của nô lệ đã đem lại cho chủ nô những nguồn lợi khổng lồ, tạo ra
cuộc sống đế vương cho các chủ nô, bộ mặt phồn thịnh của kinh tế xã hội Rơma.
Nhưng mặt khác, nó lại là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu của chế độ nô lệ,
bệnh tật, ốm đau và những nỗi nhọc nhằn, quá sức đã giết đi một số nô lệ khá lớn, dẫn
đến sự phản kháng thường xuyên và ngày một quyết liệt của nô lệ.


<b>3.6. Sự khủng hoảng của nền cộng hồ Rơma</b>


Cuối thế kỷ II TCN trở đi, nền cộng hồ Rơma rơi vào khủng hoảng, suy yếu.
Biểu hiện đầu tiên của cuộc khủng hoảng đó là: các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa của
nơ lệ liên tiếp nổ ra. Tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa nô lệ 73- 71 TCN do
Xpactacuxơ lãnh đạo. Ban đầu là những người đấu sĩ khởi nghĩa, sau đó lan sang các
tầng lớp nơ lệ khác. Cuộc khởi nghĩa kéo dài tới năm 71 TCN thì bị dập tắt sau khi
người anh hùng Xpactacuxơ hy sinh. Tất cả các cuộc khởi nghĩa của nô lệ đều giành
được thắng lợi trong một thời gian nhất định nhưng cuối cùng đều đi đến thất bại và bị
giai cấp chủ nô đàn áp trong biển máu.


Thứ hai những mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp quý tộc chủ nô. Biểu hiện của


mâu thuẫn này là cuộc đấu tranh giữa một bên là tầng lớp quý tộc chủ nơ ruộng đất
ln ln chủ trương duy trì nền chun chính dưới hình thức chế độ cộng hồ với
một bên là chủ nô công thương với chủ trương hạn chế quyền hạn của viện nguyên
lão, mở rộng quyền dân chủ, quyền tự do cho tất cả cơng dân ngồi thành Rôma.


Những cuộc cải cách xã hội cao hơn nữa là sự thâu tóm độc quyền thống trị ở
Rơma, biểu hiện những xung đột chính trị, trong đó tiểu biểu nhất là: cuộc cải cách
điền địa của anh em nhà Gơracuxơ; thiết lập nền độc tài của Xila (82 TCN); năm 60
TCN xuất hiện chế độ tam hùng lần thứ nhất; xuất hiện nền độc tài của Xêda (43
TCN). Sau khi chế độ độc tài này thất bại, các cuộc đấu tranh bùng nổ. Chế độ tam
hùng lần thứ 2 xuất hiện. Sau khi liên minh tam hùng lần thứ hai thất bại thì quyền lực
rơi vào tay Ơctaviuxơ. Năm 30 TCN, Ơctaviuxơ chính thức độc quyền chính trị ở
Rơma. Chế độ cộng hồ đến đây bị tan vỡ. Lịch sử Rôma bước sang một thời kỳ
mới-thời kỳ đế chế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(154)</span><div class='page_container' data-page=154>

Trong các thế kỷ I, II, trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, an ninh xã
hội và văn hố, chế độ chiếm nơ Rôma đạt tới điểm đỉnh của sự phát triển, tạo nên
thời kỳ mà người Rôma thường tự hào “ thời kỳ hồng kim” của họ.


<b>4.1. Chính trị</b>


Năm 30 TCN, Ôctaviuxơ trở thành người thống trị duy nhất ở Rôma. Ôctaviuxơ
đã bắt Viện nguyên lão trao cho ông làm tổng chỉ huy qn đội, làm tổng giáo chủ
tồn quyền Rơma, quan bảo dân. Khơng dừng ở đó, Viện ngun lão đã suy tôn ông
làm “Quốc phụ” (người cha của đất nước) và tặng cho ơng danh hiệu Ơguxtuxơ (đấng
cao cả, tơn kính), là hồng đế và tổng chỉ huy qn đội. Tuy nhiên, để tránh lặp lại của
các chế độ độc tài trước, Ơctaviuxơ khơng dám nhận danh hiệu đó mà chỉ dám nhận
mình là cơng dân số một, là người đứng đầu trong dân số ở Rôma. Chế độ chính trị đó
được gọi là “chế độ ngun thủ” ( Principát).



Chế độ nguyên thủ là chế độ chưa hình thành vua, chế độ cộng hồ khơng cịn,
có một người đứng đầu.


Về bản chất, chế độ Principát là chế độ quân chủ chuyên chế được che đậy khéo léo
bởi chiếc áo khốc cộng hồ. Ơctaviuxơ đã tăng quyền lực cho Viện nguyên lão từ 300
đến 600 người nhưng giảm đến mức tối đa quyền hạn của Đại hội nhân dân. Ông đã thực
hiện chế độ độc tài chuyên chế, là người cầm đầu thống trị trên tồn đế quốc Rơma.


Đối với bình dân, ban đầu Ốctaviuxơ cũng chú ý lơi kéo với các thủ đoạn mị
dân. Nhưng với thời gian, sự vững vàng của nền quân chủ, vai trò của bình dân trên
chính trường mờ dần nên Ốctaviuxơ khơng để tâm tới nữa. Mặt khác, lúc đó gia thần
và thần bản mệnh của Ốctaviuxơ được tơn sùng tột độ. Vì thế tơn giáo được sử dụng
như một cơng cụ chính trị để đề cao mình.


Với nơ lệ, Ốctaviuxơ vừa ban hành những đạo luật hạn chế giải phóng nơ lệ vừa
đàn áp, trói buộc họ trong túi tài sản khổng lồ của chủ nô.


Tổ chức nhà nước trong nền qn chủ ở đế quốc Rơma tỏ ra có hiệu lực và là
điều kiện rất quan trọng cho quá trình vươn tới đỉnh cao của sự hưng thịnh của đế
quốc Rôma trong các thế kỷ I, II. Tổ chức nhà nước ấy được xây dựng từ thời
Ốctaviuxơ vững vàng đến mức những người kế tục ông dù tài năng hạn hẹp cũng
khơng làm cho nó suy chuyển bao nhiêu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(155)</span><div class='page_container' data-page=155>

kiến trúc, những cung điện, đền đài tráng lệ. Rơma trở thành một trung tâm kinh
tế-chính trị- văn hố của tồn đế quốc Rơma hùng cường rộng lớn.


<b>4.2. Kinh tế</b>


Kinh tế Rôma tiếp tục phát triển trên cả ba ngành nông nghiệp, thủ công nghiệp,
thương nghiệp. Trong đó, thủ cơng nghiệp là ngành mũi nhọn và đạt được những


bước tiến bộ về kỹ thuật: nghề chế tác kim khí, phát minh ra cối xay nước, phát minh
ra liềm cong để gặt lúa, máy ép nho bằng gỗ… Sự phân cơng chun mơn hóa trong
sản xuất thủ cơng nghiệp trở nên phổ biến trên toàn đế quốc nhất là miền Bắc Italia.
Những sản phẩm thủ công, nhất là hàng thủ công xa xỉ phục vụ lối sống vương giả
được hết sức chú trọng. Ngoài ra, một số ngành có kỹ thuật tinh vi, tinh xảo cũng ra
đời như sản xuất mắt giả cho tượng, sản xuất dụng cụ phục vụ cho y học.


Ngoài những xưởng sản xuất thủ cơng quy mơ vừa và nhỏ của tư nhân, cịn có
những xưởng thủ cơng lớn của nhà nước để khai thác kim loại, đá quý… Các xưởng
thủ công của nhà nước và tư nhân đều sử dụng sức lao động đông đảo của nô lệ và
dân tự do làm thuê.


Thương nghiệp mậu dịch hàng hải có điều kiện để phát triển (do lãnh thổ được
mở rộng, hoạt động sản xuất trong nước phát triển). Những thương nhân Rôma đã trao
đổi buôn bán không chỉ trong khu vực Địa Trung Hải mà còn mở rộng ra với Trung
Hoa, Ảrập, Ấn Độ… Hàng hố của Rơma có ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hàng hố
của các vùng đều có mặt trên thị trường Rôma. Thời kỳ này xuất hiện nhiều trung tâm
thành thị với tư cách là trung tâm thương mại; thành thị Lôngđinium (sau này là Luân
Đôn của Anh), thành phố Lucđunum (sau này là Niông của Pháp), thành phố
Vinđôbôra (sau này là Viên của Ý). Thời kỳ này được đánh giá là thời kỳ hồng kim
trong lịch sử Rơma cổ đại.


Trong nơng nghiệp, hình thức kinh tế Latiphunđia vẫn tiếp tục phát triển, từ cuối
thế kỷ thứ 2 trở đi, bắt đầu có sự thay đổi căn bản: một số Latiphunđia trước đây trồng
nho và oliu nay chuyển sang trồng cây lương thực, các chủ nơ cịn chia Latiphunđia
thành những mảnh đất nhỏ, cùng với công cụ sản xuất, giao cho công cụ sản xuất.
Những mầm mống đầu tiên của một phương thức canh tác mới trong nông nghiệp đã
xuất hiện, tạo những tiền đề cho chế độ lệ nông ở giai đoạn sau hình thành và phát
triển, đánh dấu sự khủng hoảng của nền kinh tế Latiphunđia.



<b>5. Chế độ vương chủ (TK III- TK V)</b>


Thực chất, đây là giai đoạn khủng hoảng, suy yếu và tan rã của chế độ chiếm nô
ở Rôma.


</div>
<span class='text_page_counter'>(156)</span><div class='page_container' data-page=156>

Sau một thời kỳ phát triển đến đỉnh cao của chế độ chiếm nô, cơ sở tồn tại về
kinh tế, xã hội của nhà nước đó khơng cịn được duy trì vững mạnh. Từ thế kỷ thứ III
trở đi, đế quốc chiếm hữu nô lệ của Rôma bước vào khủng hoảng.


Khủng hoảng về chế độ nô lệ được biểu hiện rõ nhất là số lượng nô lệ giảm sút
một cách mạnh mẽ. Chất lượng và khả năng lao động của nơ lệ cũng khơng cịn được
như trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là số lượng các nơ lệ tù binh chiến tranh
giảm, do sự bóc lột vô cùng tàn khốc của phương thức sản xuất chiếm nô đã làm mất
khả năng lao động của một số đông nô lệ. Những phát minh cải tiến kỹ thuật sản xuất
hầu như không được áp dụng. Do vậy, năng xuất lao động và hiệu quả lao động ngày
càng giảm.


Nô lệ khởi nghĩa ngày càng nhiều với các hình thức đập phá công cụ, phá hoại
mùa màng làm cho kinh tế của chủ nô bị giảm sút trầm trọng. Các cuộc khởi nghĩa vũ
trang cũng bùng nổ.


Giai cấp chủ nô cũng có nhiều biện pháp để cứu vãn nhằm chế độ nô lệ như: cấm
bắt nô lệ ốm đau làm việc, cấm đưa nô lệ ra đấu với dã thú, nếu khơng có lý do chính
đáng khơng được giết chết nơ lệ của mình… Đặc biệt trong kinh tế nơng nghiệp, các
chủ nô ruộng đất chia nhỏ các Latiphunđia thành những mảnh ruộng đất nhỏ giao cho
nô lệ cày cấy. Nô lệ nhận ruộng đất và nộp một phần thu hoạch cho chủ, một phần giữ
lại cho mình. Với biện pháp này, về hình thức làm cho chế độ nơ lệ được phục hưng
một phần nào đó nhưng trên thực tế, phương thức này ngày càng phổ biến thì đồng
nghĩa với việc chế độ nô lệ đang bước dần tới ngưỡng tan rã và sẽ có một chế độ mới
thay thế.



<b>5.2. Sự tan rã của các Latiphunđia</b>


Cuối TK II, đầu TK III trở đi, chế độ nô lệ lâm vào khủng hoảng nên việc sử
dụng sức lao động trong các Latiphunđia khơng cịn phù hợp nữa. Trên cơ sở đó, chủ
nô chia nhỏ ruộng đất trong các Latiphunđia để giao cho nô lệ cày cấy và giao cho cả
những người tự do khơng có ruộng đất cày cấy. Hình thức này ngày càng phổ biến, là
nguyên nhân làm cho các Latiphunđia tan rã, hình thành lên hình thức Santút (các
điền ấp). Việc tan rã của các Latiphunđia không những thể hiện sự khủng hoảng suy
vong của chế độ chiếm nô Rơma mà cịn kéo theo hàng loạt những thay đổi trong
phương thức canh tác, phương thức bóc lột và tính chất của nền kinh tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(157)</span><div class='page_container' data-page=157>

người lao động phải nộp một phần sản phẩm cho chủ và một phần cho mình. Lối bóc
lột mới này vừa có lợi cho chủ, vừa có lợi cho người sản xuất, kích thích hứng thú và
khả năng lao động của họ, tạo năng suất cao.


Trên cơ sở của phương thức sản xuất này đã hình thành nên một chế độ mới- chế
độ lệ nông. Cuối thế kỷ thứ III trở đi, lệ nơng bị trói buộc vào ruộng đất của chủ và bị
lệ thuộc vào chủ về mặt thân thể. Về mặt xã hội, lệ nơng khơng cịn được coi là những
người tự do nữa mà bị trói buộc hồn tồn vào ruộng đất của chủ. Họ không được
quyền kết hôn với người tự do và hôn nhân giữa họ với nhau cũng không được pháp
luật thừa nhận. Tuy nhiên, khác hẳn với nơ lệ, lệ nơng có thể được coi là những người
tự do tương đối trong sản xuất kinh tế và được hưởng một phần thu hoạch ngoài nghĩa
vụ nộp tô thuế. Như vậy, lệ nông không phải là người tự do nhưng cũng khơng cịn là
nơ lệ, họ là “tiền thân của giai cấp nông nô thời trung đại”.


<b>5.3. Sự khủng hoảng về chính trị</b>


Cuối TK II trở đi, mâu thuẫn trong nội bộ giai cấp quý tộc chủ nô ngày càng quyết
liệt. Các cuộc tranh chấp, mưu sát, chính biến thường xuyên xảy ra làm cho giai cấp


chủ nơ suy yếu. Trên cơ sở đó, những người đứng đầu nhà nước đã xưng là Hoàng đế,
trút bỏ “áo khốc cộng hồ”, tập trung cao độ quyền lực. Các Hoàng đế đã tước bỏ dần
các quyền hạn của viện nguyên lão và sống theo lối xa hoa của phương Đơng.


Năm 284, Hồng đế Điơclêtinuxơ lên ngơi và xố bỏ hoàn toàn chế độ nguyên
thủ, tự xưng là Vương chủ. Ông đã thiết lập nên một chế độ chính trị mới của Rơma
-chế độ Vương chủ. Năm 395, Hồng đế Têơđơdiut đã chính thức chia đế quốc Rơma
thành 2 nửa: phía Đơng với thủ phủ là thành phố Cơngxtantinơpơlit và được gọi là
Đơng bộ đế quốc; phía Tây với thủ phủ là thành phố Rôma được gọi là Tây bộ đế quốc.


Trên lãnh thổ của Tây bộ đế quốc, từ thế kỷ thứ 3, trong khi nhà nước chiếm hữu
nô lệ ở Rôma đang khủng hoảng sâu sắc, những người man tộc Giécman đã thiên di
vào và lần lượt thiết lập nên những vương quốc Man tộc.


Năm 476, thủ lĩnh quân sự của người Giécman đã lật đổ hoàng đế cuối cùng của
đế quốc Tây bộ Rôma, tự xưng làm vua. Sự kiện này đánh dấu sự diệt vong hồn tồn
của đế quốc Tây bộ Rơma. Ở phía Đơng, đế quốc Đông bộ tiếp tục phát triển cho đến
năm 1453, khi bị đế quốc Ơtơman chinh phục.


<b>6. Văn hóa Rôma cổ đại </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(158)</span><div class='page_container' data-page=158>

<i><b>Về nghệ thuật</b></i>


Trong các lĩnh vực nghệ thuật chủ yếu của Rơma thì kiến trúc có nhiều thành
cơng hơn cả. Các cơng trình kiến trúc ở Rôma gồm: tường thành, đền miếu, cung
điện, khải hồn mơn, rạp hát, cầu đường…Những cơng trình này ở thời cộng hồ đã
có nhưng đặc biệt phát triển ở thời Ốctaviuxơ. Chính Ốctaviuxơ đã từng nói rằng ơng
đã biến Rôma bằng gạch thành Rôma bằng đá cẩm thạch. Trong các cơng trình nổi
tiếng nhất là đền Păngtênêơng, Khải hồn mơn, Đấu trường Cơlidê.



Đền Păngtênêơng (cịn gọi là đền thờ các thánh hay miếu vạn thần) được xây
dựng vào những năm 120- 124. Đền hình trịn và cũng có mái vịm hình trịn, bên
trong lát bằng đá cẩm thạch trắng và được bao bọc bởi hệ thống cột kiểu Coranh rất
điển hình và là thành cơng nhất của nghệ thuật kiến trúc Rơma.


Các khải hồn mơn do các Hồng đế Rôma xây dựng để mừng chiến thắng.
Vào thời đế quốc Rơma có khoảng 350 khải hồn mơn được xây dựng. Mỗi khải hồn
mơn là một cơng trình kiến trúc độc đáo. Trong đó, tiêu biểu nhất là Khải hồn môn
Traian “ Viện nguyên lão và dân chúng Rôma dâng tặng khải hồn mơn này cho
<i>Hồng đế Xêda và con của Nerva thần thánh là Nerva Traian, đức độ và cao cả,</i>
<i>người chiến thắng Giécman và Đaxia, Đại Hoàng đế, Hộ dân 18 kì, Tổng chỉ huy 7</i>
<i>trận, chấp chính 6 kỳ, Quốc phụ, Nguyên thủ anh dũng nhất”.</i>


Vào thời kỳ bấy giờ, người Rơma rất thích xem đấu mãnh thú, đấu vật giữa
người với người, người với mãnh thú nên nhiều đấu trường được xây dựng. Lớn nhất
là đấu trường Côlide (72- 80). Người Rôma dùng đá cẩm thạch vơi đọng lại dưới dịng
suối, đá bọt bằng vơi và xilicat xây thành. Họ đã sử dụng một hệ thống cột với một hệ
thống tường ngang để nâng đỡ tồn bộ khán đài và các tầng của cơng trình. Hình thức
cột và vịm cuốn ấy được sắp xếp rất nghệ thuật. Ngày nay, đấu trường Cơlidê khơng
cịn ngun vẹn, bị mất đi một phần song vẫn giữ nguyên dáng vẻ hồnh tráng và
hùng vĩ của nó.


Nghệ thuật điêu khắc Rôma cùng phong cách với nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp.
Tuy vậy, các nghệ sĩ Rơma trong các cơng trình của mình thường chú trọng tới việc tả
thân. Các tượng với kích cỡ khác nhau được dựng lên khắp nơi. Các bức phù điêu
thường khắc trên cột trụ kỷ niệm chiến thắng của các Hồng đế và trên các vịm của
khải hồn mơn. Nội dung của bức phù điêu thường miêu tả những sự tích lịch sử.


Hội hoạ Rơma khơng để lại nhiều thành tựu nổi bật. Các tác phẩm cịn giữ lại
chủ yếu là các bức hoạ, trong đó vẽ phong cảnh, các cơng trình kiến trúc, đồ trang


sức… Cịn chân dung người cũng có nhưng rất ít và khơng có nhiều điểm đặc sắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(159)</span><div class='page_container' data-page=159>

Cũng như nhiều quốc gia ven bờ Địa Trung Hải, người Rôma thờ đa thần gắn
với tự nhiên. Trong quá trình hình thành đế quốc Rôma, việc thờ một thần cũng tạo
nên sự truyền bá tôn giáo khác nhau trong đế quốc, đặc biệt tôn giáo của Hy Lạp và
của các nước bị Hy Lạp hoá.


Nhưng từ cuối thế kỷ I TCN, đế quốc Rôma bị lâm vào khủng hoảng, giai cấp
chủ nô thiết lập nên một chế độ thống trị trên tồn đế quốc Rơma rộng lớn. Các cuộc
đấu tranh của nô lệ và dân nghèo bị thất bại. Từ sự thất vọng của cuộc sống hiện thực,
những người bị bóc lột tìm đến hạnh phúc trong cuộc sống ảo tưởng và họ đã thoả
mãn khi đến với đạo Cơ đốc ( hay cịn gọi là đạo Kitơ).


Theo truyền thuyết đạo Cơ đốc, chúa Jesus Christ (do đức mẹ đồng trinh
Maria) đã sáng lập ra tại Jerusalem trên đất Do Thái Palestin ở phía Đơng đế quốc
Rơma. Ơng được nhà truyền đạo Jan rửa tội và sau đó xưng là con của Thượng đế.
Ơng đi nhiều nơi tuyên truyền cho học thuyết của mình. Do đó, Jesus Christ bị nhà
cầm quyền Rơma kết tội tử hình, bị đóng đinh trên giá chữ thập, tới ngày thứ ba ông
sống lại và bay lên trời.


Ban đầu đạo Cơ đốc được coi là một giáo phái của đạo Do Thái và kinh Cựu
ước của đạo Do Thái là một thánh kinh quan trọng nhất của tín đồ Cơ đốc giáo.
Nhưng dần dần, Cơ đốc giáo trở thành một tơn giáo độc lập, có giáo lý, có nghi lễ và
có tổ chức riêng. Đạo Cơ đốc quan niệm rằng: cuộc đời trần thế đầy tội ác nhưng con
người có hy vọng được cứu vớt. Chúa là người phán quyết và những tín đồ Cơ đốc
giáo sẽ sống sung sướng trong vương quốc của chúa. Tất cả mọi người bình đẳng với
nhau, trước chúa lịng thành từ bi bác ái vô hạn.


Đạo Cơ đốc ban đầu là tôn giáo của quần chúng bị áp bức và các dân tộc bị áp
bức trong đế quốc Rôma. Những nghi lễ ban đầu cũng đơn giản, ít điều kiêng kị nên


dễ dàng được quần chúng tiếp thu. Sự giầu có, bóc lột bất cơng bị lên án. Do đó, giai
cấp thống trị Rơma đã đàn áp tín đồ Cơ đốc giáo. Nhưng từ TK II trở đi, giai cấp
thống trị cũng theo đạo Cơ đốc và giáo lý đạo Cơ đốc cũng thay đổi từ chỗ kêu gọi sự
bình đẳng bác ái giữa các tín đồ đến chỗ tuyên truyền cho sự nhẫn nhục, chịu đựng
phục tùng. Những kẻ bóc lột tàn bạo cũng có thể lên thiên đường và xuất hiện các
tăng nữ riêng biệt. Trên cơ sở đó, Giáo hội Cơ đốc ra đời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(160)</span><div class='page_container' data-page=160>

của đạo Cơ đốc cịn có ảnh hưởng tới các lĩnh vực văn hố của Rôma và của nhiều
nước trên thế giới.


<i><b>Văn học</b></i>


Từ thế kỷ III TCN trở đi, cùng với quá trình phát triển và bành trướng của
Rôma, nền văn học Rôma cũng nảy nở và phát triển.


<i>Thơ ca là lĩnh vực chiếm vị trí nổi bật. Bản trường ca nổi tiếng Ôđixê của</i>
Hôme đã được người Rôma dịch ra tiếng Latinh. Từ đó, các tác phẩm thơ ca của tác
giả Rơma đã xuất hiện và ngày càng có ảnh hưởng trong nền văn hố Rơma. Virgile là
một trong những thi sĩ xuất sắc nhất của Rôma cổ đại với những tập thơ nổi tiếng “
<i>Những bài ca của người chăn nuôi”, “ Khuyến nông”. Đặc biệt là tập thơ tự sự có tính</i>
chất thần thoại gồm 12 bài lấy tiêu đề là “ Êlênít”, nói về chuyến đi gian nan của Enee
từ thành Troa tới Italia. Ông đề cao sức mạnh và sứ mệnh của người Rôma.


Nhà thơ Hôrace đã từng đi du học ở Hy Lạp nên tiếp thu khá sâu sắc văn học, triết
học Hy Lạp. Tác phẩm của ông là tập “ Ca ngợi” gồm 103 bài thơ. Với tác phẩm này,
Hơrace đã có đóng góp quan trọng vào lý luận thơ ca, cả nội dung tư tưởng lẫn hình thức
nghệ thuật; nhà thơ phải là nhà tư tưởng, tài năng phải kết hợp với lao động cần cù, phải
hiểu biết cuộc sống. Chính Hơrace cũng cảm nhận giá trị to lớn của thi ca khi ông viết “
<i>Tôi dựng lên đài kỷ niệm, vững hơn đồng, cao hơn kim tự tháp của nhà vua”.</i>



Ovide là nhà thơ chuyên viết về thơ trữ tình bi ai với tác phẩm tiêu biểu là<i>: “</i>
<i>Biến hình”, “ Nghệ thuật yêu đương”.</i>


<i>Văn xuôi chỉ thực sự khởi sắc từ cuối thời kì cộng hồ và đạt tới trình độ hồn</i>
thiện với các tác phẩm của Siceron. Ông đề cập tới nhiều vấn đề chính trị, xã hội, triết
học. Nói tới nền văn học sử thời kỳ này không thể không nhắc tới danh tướng, chính
khách Xêda. Ơng là một nhà văn lớn, có lối hành văn mạch lạc với lối tư duy khúc
triết và sâu sắc. Hai tác phẩm được ngưỡng mộ là “ Kí sự về cuộc nội chiến” và “
<i>Bình luận về chiến tranh sứ Galicơ”.</i>


<i>Kịch là thể loại văn học có nhiều thành cơng nhất ở thời kỳ văn minh Rôma</i>
nảy nở và phát triển. Người mở đầu cho thể loại này là Titus M. Plautút với các vở
kịch nổi tiếng: “ Anh lính khoe khoang”, “ Cái bình”, “ Bóng ma”, “ Nồi đựng
<i>vàng”. Qua đó, Plautút thể hiện được cuộc sống sinh động của xã hội Rơma. Ơng tỏ</i>
thái độ lên án chủ nơ, nhà giàu và dành tình cảm nồng hậu cho quần chúng lao động.


<i><b>Sử học</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(161)</span><div class='page_container' data-page=161>

<i>chiến tranh Puních”. Nhà sử học nổi tiếng nhất của Rôma là Polibe (205- 125 TCN).</i>
Bộ “ Thông sử” của ông gồm 40 quyển thuật lại một cách khái quát lịch sử Hy Lạp,
Rôma và các nước Đông Địa Trung Hải trong khoảng hơn 100 năm. Polibe còn nêu
lên vai trò lớn lao của sử học là giáo dục con người và rút ra kinh nghiệm quý báu.


Nhà sử học Tite (59- 17 TCN) viết lịch sử Rơma với 142 quyển, ít nhiều đề cao
quyền thống trị của Rôma ở vùng Địa Trung Hải. Về sau xuất hiện nhiều nhà sử học
như Tacite, Plutaque và Appian. Tacite là tác giả hai bộ “ Lịch sử” và “ Lịch sử biên
<i>niên”. Plutaque chủ yếu viết về cuộc đời các nhân vật lịch sử qua tác phẩm “ Tiểu sử</i>
<i>so sánh”. Còn Appian chuyên viết lịch sử các vùng bị Rôma chinh phục.</i>


<i><b>Khoa học tự nhiên</b></i>



Tuy không phát triển rực rỡ như ở Hy Lạp nhưng khoa học tự nhiên ở Rôma
cũng đạt được nhiều thành tựu quan trọng.


Nhà thiên văn địa lý nổi tiếng nhất Rôma là Ptơlêmê. Ơng đã hồn thành hệ
thống thiên văn mang tên ông mà hệ thống này được dùng cho tới thời của Copécnic.
Ơng nhận định rằng trái đất hình trịn nhưng lại cho rằng trái đất là trung tâm của vũ
trụ. Ông đã vẽ được bản đồ thế giới mà cực Bắc là Scanđinavi, cực Nam là sông Nil,
từ Tây Ban Nha tới Trung Quốc. Ông cũng lập được kinh độ và vĩ độ.


Trong lĩnh vực y học, Galien là một thầy thuốc xuất sắc. Ông đã tiếp thu những
thành tựu của y học Hy Lạp để soạn thảo các sách vở về y lí và cả kỹ thuật thực hành.
Các tác phẩm của Galien vẫn được sử dụng rộng rãi trong thời trung đại.


Nổi tiếng nhất trong các nhà khoa học Rôma cổ đại là Plinus. Nhờ tài năng
bẩm sinh và lịng say mê kiên trì, sau khi đọc song hơn 2000 tài liệu và sách vở, ông
đúc kết lại thành tác phẩm đồ sộ “ Lịch sử tự nhiên”. Đó là bộ bách khoa tồn thư
cung cấp kiến thức khoa học đương thời trong nhiều lĩnh vực: thiên văn học, thực vật
học, địa lý học, hố học… Cơng trình của Plinus được sử dụng rộng rãi ở các ngành
khoa học trong nhiều thế kỷ.


<b>Câu hỏi ôn tập</b>
1. Những cuộc đấu tranh của người bình dân Pơlép?
2. Trình bày nền kinh tế đại điền trang ở Rôma?
3. Sự phát triển của chế độ nơ lệ ở Rơma?
4. Văn hóa Rôma thời cổ đại?


</div>
<span class='text_page_counter'>(162)</span><div class='page_container' data-page=162>

<b>1. Khái quát</b>


Các nhà sử học Mác- xít cho rằng lịch sử trung đại về cơ bản là lịch sử chế độ


phong kiến, một hình thái kinh tế xã hội tiếp theo chế độ chiếm hữu nô lệ mà niên đại
đánh dấu sự kết thúc của chế độ chiếm hữu nô lệ là năm 476, năm đế quốc Tây Rơma
diệt vong. Cịn sự kiện đánh dấu sự kết thúc thời trung đại và mở đầu cho thời kỳ cận
đại là cuộc cách mạng tư sản Anh bắt đầu bùng nổ năm 1642.


Nội dung của lịch sử trung đại là lịch sử chế độ phong kiến, một chế độ xã hội phổ
biến nhất trong lịch sử loài người. Về mặt thuật ngữ, chế độ phong kiến là một thuật
ngữ bắt nguồn từ chữ Feog trong tiếng Latinh có nghĩa là lãnh địa cha truyền con nối. Ở
Trung Quốc, thời Tây Chu có chế độ phong hầu kiến ấp, vua Chu đem đất đai phong
cho công thần để lập các nước chư hầu. Do chế độ này giống chế độ phong đất bồi thần
ở Tây Âu nên người ta dùng chữ phong kiến để dịch chữ Feog. Tuy vậy, nó chỉ phản
ánh hình thức phân phong đất đai chứ chưa phản ánh bản chất của chế độ đó.


Lênin trong tác phẩm “Sự thống trị của CNTB ở Nga” đã nói rõ những đặc điểm
cơ bản của chế độ phong kiến


Lãnh địa phong kiến là một hình thức chiếm hữu ruộng đất lớn, chỉ có ở Tây Âu
và châu Âu thời trung đại. Lãnh địa phong kiến là một chỉnh thể tự cung, tự cấp, ít
liên hệ với bên ngồi. Trong nền kinh tế ấy có sự kết hợp của 3 ngành sản xuất: nông
nghiệp- thủ công nghiệp- thương nghiệp. Sự phân công lao động diễn ra khơng triệt
để. Lãnh địa phong kiến cịn là một đơn vị hành chính, trong đó có nhà tù, qn đội,
tồ án, cảnh sát và cả nhà thờ riêng.


Chế độ phong kiến là chế độ mà quyền sở hữu tài sản thuộc về lãnh chúa phong
kiến. Phương pháp bóc lột của lãnh chúa với nông nô là cấp cho người sản xuất một
phần đất đai, gắn chặt người đó vào đất đai để bóc lột địa tơ phong kiến. Địa tơ phong
kiến gồm 3 hình thức là: tơ lao dịch, tơ hiện vật, tơ tiền.


Trong q trình hình thành và phát triển, chế độ phong kiến được chia thành 3
thời kỳ, kéo dài trong khoảng 11 thế kỷ:



+ Thời kỳ phong kiến sơ kỳ (TK V- X): thời kỳ hình thành chế độ phong kiến
+ Thời kỳ phong kiến trung kỳ (TK XI- TK XV): thời kỳ phát triển đến đỉnh cao
của chế độ phong kiến.


+ Thời kỳ phong kiến hậu kỳ ( từ cuối TK XV đến đầu TK XVI): sự khủng
hoảng, suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành những yếu tố của chế độ xã
hội mới.


<b>2. Quá trình hình thành chế độ phong kiến</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(163)</span><div class='page_container' data-page=163>

Thế kỷ III, có nhiều bộ tộc người man tộc Giecmanh đã vào lãnh thổ của đế quốc
Rôma cư trú. Trong khoảng thời gian này, chế độ xã hội nguyên thuỷ của người
Giecmanh bắt đầu tan rã biểu hiện ở việc sử dụng công cụ lao động bằng sắt và nền
kinh tế có yếu tố khá phát triển: chăn nuôi. Đồng thời, họ cũng thiên di ồ ạt hơn nữa
vào lãnh thổ Rơma, trên cơ sở đó lập ra nhà nước đầu tiên: Vidigôt (419) ở Tây Ban
Nha và phía Nam của xứ Gơlơ. Năm 457, quốc gia Buôcgôngđơ được thành lập ở
đồng bằng Đông Nam xứ Gơlơ, đến năm 534 bị người Frăng thơn tính.


Giữa TK V, trên đảo Brichten, các bộ lạc của người Anglô và người Xắcxông
thành lập nhiều vương quốc nhỏ. Như vậy, đến thế kỷ V, lãnh thổ của Tây bộ Rơma
chỉ cịn một phần đất trên bán đảo Italia.


Sau khi Tây bộ Rôma diệt vong, người Giecmanh tiếp tục thành lập một số quốc
gia man tộc khác trong đó tiêu biểu là Vương quốc Frăng. Năm 486, người Frăng ven
biển và người Frăng ven sông được thống nhất và trở nên mạnh mẽ đã tiến hành xâm
phạm xứ Gôlơ. Năm 568, một quốc gia lớn khác là Lôngba được thành lập ra ở miền
trung của Italia.


Trong tất cả các quốc gia trên, tồn tại lâu dài và có vai trò quan trọng nhất đối


với lịch sử Tây Âu là vương quốc Frăng ở xứ Gơlơ. Q trình phong kiến hoá ở
vương quốc Frăng diễn ra tiêu biểu nhất ở Tây Âu. Người có vai trị đặc biệt quan
trọng với tiến trình ấy là vua Clơvit- thủ lĩnh của tộc người Frăng ven biển. 496 Clơvit
đã trở thành tín đồ Cơ đốc giáo, sử dụng tôn giáo làm thần quyền lãnh đạo. Đồng thời
tiến sang phía Đơng, chiếm đất đai của người Alamăng. 10 năm tiếp theo, Frăng tiếp
tục được mở rộng sang vùng đất đai của Virigôt, chiếm vùng đất Akien. Như vậy,
lãnh thổ của Clôvit gồm hầu hết đất đai của xứ Gơlơ và tồn bộ vùng đất hữu ngạn
sông Ranh tiến lên vùng bờ bắc bán đảo Xcăngđilavơ.


Vương triều đầu tiên Clôvit thành lập là vương triều Mêrôvanhgiêng. Năm 511,
Clôvit chết, vương quốc rộng lớn Frăng bị phân chia làm 4. Trên lãnh thổ của Clôvit
diễn ra cuộc chiến tranh “Huynh đệ tương tàn”, gây hậu quả nghiêm trọng với vương
quốc Frăng. Những vùng đất bị sát nhập vào, sau đều tách ra thành những vùng độc
lập cịn trên phần đất đai thuộc xứ Gơlơ thì bị chia thành 3:


+ Phía Tây là Nơxtơri
+ Phía Nam là Buốcgơngđơ
+ Phía Đơng là Ơxtradi


</div>
<span class='text_page_counter'>(164)</span><div class='page_container' data-page=164>

thực tế rơi vào tay quý tộc ở tại các địa phương ở 3 xứ trên lãnh thổ chính: Nơxtơri,
Buốcgơngđơ, Ơxtradi. Năm 639- 751 là thời kỳ “Vua lười”, vua khơng có quyền cai
trị, quyền thuộc tể tướng. Tể tướng của các xứ cũng ra sức tranh giành quyền lực, đặc
biệt là tể tướng của xứ Ơxtradi và Nơxtơri. Nhưng đến năm 687, tể tướng xứ Ôxtradi
đã đánh bại địch thủ của mình và thống trị cả vương quốc.


Tể tướng có quyền lực lớn nhất là thời tể tướng Saclơmacten cầm quyền
715-741 còn gọi là thời kỳ đế quốc Saclơmacten. Saclơmacten tiến hành cuộc cải cách quy
mô lớn, trên cơ sở đó đánh bại được sự phản kháng của quý tộc của các quốc gia man
tộc Giecmanh: Alamang, Secson, Bavaroa làm cho lãnh thổ của Frăng được mở rộng
hơn trước nhiều. Năm 732, quân đội Saclơmacten và quân đội Macten đánh bại quân


Ảrập trong trận Poachiê.


Năm 741, Pêpanh “lùn”- con trai Saclơmacten- lên nắm quyền tiếp tục thực hiện
chính sách đối ngoại mạnh nhằm mở rộng lãnh thổ của vương quốc Frăng nhưng còn
nhằm mưu đồ lớn hơn là lật đổ vương triều Mêrôvanhgiêng. Mười năm sau, được sự
ủng hộ của giới quý tộc, “Pêpanh lùn” chính thức lật đổ vương triều Mêrôvanhgiêng lên
làm vua. Ngôi vua của “Pêpanh lùn” đã được Giáo hồng Rơma chính thức thừa nhận.


Năm 754- 755, để trả ơn Giáo hoàng, “Pêpanh lùn” đã đem quân tấn công vương
quốc LôngBa, đồng thời đánh đuổi người Ảrập ra khỏi xứ Gôlơ. Năm 768, Pêpanh lùn
chết, con trai là Saclơ đã lên ngôi vua. Vương triều Saclơ xây dựng là
Caclôvanhgiêng. Sau khi lên ngôi vua, Saclơ tiến hành trên 50 cuộc chiến tranh chinh
phục, lớn nhất là cuộc chinh phục năm 772 vào đất đai của người Xắcxông, năm 774
vào đất Lôngba. Năm 778, Saclơ đem quân chinh phục người Ảrập ở phía Tây Nam
vương quốc, khai phá được vùng đất Bacxêlôna ngày nay, đồng thời đem binh tiến
hành nền viễn chinh sang Đông Âu để thần phục một số quốc gia trung lưu sơng
Đant. Vì vậy, thời kỳ này được gọi là thời kỳ đế quốc Saclơmanhơ.


Năm 814, Saclơmanhơ chết, con trưởng là Luy lên nối ngơi. Ơng cầm quyền đến
năm 840 nhưng khơng lo chính trị đất nước mà chỉ lo đi lễ nhà thờ nên gọi là Luy “mộ
đạo”. Vì vậy, thời kỳ này vương quốc Frăng bắt đầu có dấu hiệu của sự khủng hoảng.
Ba con trai của Luy là Lôte (con trưởng), Luy xứ Giecmanh, Saclơ “hói” thả sức chi
phối giành quyền lực. Năm 840, Luy mộ đạo chết, các con ông lao vào cuộc chiến tranh
huynh đệ tương tàn kéo dài trong 3 năm, chống lại sự tập trung quyền lực vào tay Lôte.
Năm 843, ba người ngồi bàn định và kí với nhau hồ ước Vecđoong với nội dung:


</div>
<span class='text_page_counter'>(165)</span><div class='page_container' data-page=165>

+ Lơte được giữ ngơi hồng đế nhưng khơng có đặc quyền trên đất của người
em.


+ Hai vương quốc của người em là hai vương quốc độc lập.



Ngay sau đó, Luy xứ Giécmanh và Saclơ hói đã tìm cách chiếm phần đất tả ngạn
sông Gianh, con cháu của Lôte chỉ được phần đất ở bán đảo Italia.


Như vậy, điều ước Vecđoong là sự kiện đánh dấu đế quốc Saclơman hay vương
quốc Frăng hồn tồn tan rã. Cùng với đó là sự hình thành 3 quốc gia ở Tây Âu: Pháp,
Đức, Italia.


<b>2.2. Quá trình hình thành ruộng đất phong kiến và trật tự đẳng cấp phong</b>
<b>kiến</b>


Quá trình hình thành ruộng đất phong kiến là quá trình diễn ra hai nội dung đồng
thời nhau: lãnh địa hoá ruộng đất và trang viên hoá nền kinh tế.


Q trình lãnh địa hố ruộng đất là một q trình gắn liền với các chính sách
ruộng đất thời Clôvit, thời Saclơmacten và thời Saclơman.


Thời Clôvit (TK V- VI) thực hiện hai chính sách ruộng đất khơng kèm theo điều
kiện. Clovit đem khoảng 1/3 đất đai của vương quốc ban cấp cho quý tộc quân sự,
tăng lữ. 2/3 đất đai cịn lại đem chia cho nơng dân bao gồm nông dân tự do người
Giecmanh, người tự do Rôma, lệ nông. Đồng thời, cho phép quý tộc Rôma cũ thần
phục được giữ lại đất đai của mình. Trên cơ sở đó hình thành hai hình thức sở hữu
ruộng đất: thái ấp phong kiến và công xã nông thôn Măccơ.


Trong các thái ấp phong kiến, quan hệ sản xuất phong kiến chưa được xác lập.
Chủ thái ấp duy trì hình thức bóc lột từ thời cổ đại, bản thân người sản xuất vẫn là
những tầng lớp xã hội mang tính chất quá độ từ chế độ chiếm nô và công xã nguyên
thuỷ của người Giecmanh lên nhưng xu thế dần xác lập với kiểu địa tô phong kiến.


Trong các công xã Măccơ có cả hai hình thức sở hữu: sở hữu tập thể và sở hữu


tư nhân. Những người tự do Giecmanh và lệ nông hoặc là người tự do Rôma đã hồ
lẫn với nhau. Cuối TK VI, cơng xã Măccơ bắt đầu giải thể và hình thành nên đất Alơ
(Allen: đất tự do). Chủ nhân của đất Alơ là những người tự do. Những người này ngày
càng bị bần cùng hố do thiếu giống, sức kéo, nơng cụ lao động nên phải bán ruộng
đất của mình đi. Quá trình từ cơng xã Măccơ đến đất Alơ chính là q trình tập trung
ruộng đất vào tay quý tộc phong kiến, quá trình mất đất của nơng dân. Do đó, người ta
mệnh danh đất Alơ là bệ phóng của chế độ phong kiến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(166)</span><div class='page_container' data-page=166>

đó được gọi là chế độ Bênêphixơ (vật ban cấp). Đất đai dùng để phong là những đất
chiếm được do chiến tranh hoặc đất tịch thu của địa chủ chống đối. Những điều kiện
trong chế độ đất phong này là: Bồi thần nhận đất phong thề trung thành với phong
quân và thực hiện nghĩa vụ quân sự mỗi năm 40 ngày. Người phong gọi là phong
quân (tôn chủ), người được phong gọi là bồi thần. Đất chỉ được phong một đời, không
được thừa kế, mua bán chuyển nhượng.


Nếu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quân sự thì đất phong sẽ bị thu hồi. Trong
trường hợp thực hiện chế độ đất phong, nếu phong quân hoặc bồi thần chết thì đều
phải thực hiện lại lễ phong đất nhằm khẳng định lại quyền và nhiệm vụ của phong
quân, bồi thần.


Sang đến thời Saclơman, đất đai chiếm được ngày càng nhiều nên Saclơman càng
phong đất với số lượng lớn. Những người được phong đất này lại đem ruộng đất đó
phong cho những người dưới quyền mình với những điều kiện phân phong tương tự.


Giữa TK IX đã có thay đổi về quyền sở hữu đất phong: người được phong đã có
quyền thừa kế. Đất ấy gọi là Feog- lãnh địa hay trang viên. Như vậy, lãnh địa phong
kiến đã được xác lập.


Gắn liền với quá trình hình thành lãnh địa phong kiến, trật tự phong kiến được
hình thành với 5 tước vương phong kiến: Công tước, Hầu tước, Bá tước, Tử tước,


Nam tước. Đẳng cấp phong kiến ở Châu Âu có đặc điểm: một mặt quan hệ thần thuộc
nhau một cách chặt chẽ, mặt khác quan hệ đó lại lỏng lẻo, yếu ớt. Các lãnh địa và các
tước hiệu đều được cha truyền con nối. Như vậy, chính sách phân phong ruộng đất đã
hình thành nên giai cấp lãnh chúa phong kiến đồng thời cũng là giai cấp quý tộc. Đây
là giai cấp rất đơng đảo, ít học nhưng tinh thần thượng võ cao, lấy săn bắn làm tiêu
khiển, thi đấu võ để giải quyết xích mích và mâu thuẫn.


<b>Trang viên hố nền kinh tế</b>


Khi Clơvit mới thực hiện chế độ đất phong thì trang viên hay lãnh địa chiếm
chưa nhiều. Từ thời Clôten đệ nhị, với các sắc lệnh ban bố quyền tư hữu đất đai gắn
liền với quyền hành chính tư pháp thì trang viên được xây dựng trở nên phổ biến. Quy
mơ trang viên có thể có diện tích khác nhau, có trang viên gồm nhiều làng, có làng có
nhiều trang viên, tuỳ theo mối quan hệ, có trang viên nhỏ có vài chục nơng nơ, có
trang viên lớn có hàng ngàn nơng nơ, có trang viên phổ biến 100 hộ nông dân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(167)</span><div class='page_container' data-page=167>

đầm lầy. Riêng đất canh tác chia làm hai phần: Đômen là đất tốt gần nguồn nước của
lãnh chúa, đất Manxơ có số lượng nhiều hơn đất Đơmen, chia cho nơng nô canh tác.


Nông nô phải thực hiện chế độ tô thuế trên phần đất canh tác. Khi thực hiện tô
lao dịch, nông nô đem công cụ, gia súc đến cày cấy trên đất này. Nông phẩm thuộc về
lãnh chúa. Khi xuất hiện tơ hiện vật, ngồi việc phải canh tác đất Manxơ, nông nô
phải nộp một phần sản phẩm. Nông nơ thực hiện phương pháp ln canh 3 mảnh.
Ngồi sản xuất nơng nghiệp, trong trang viên cịn có nơng nơ làm nghề thủ công như
nghề mộc, rèn dao, kiếm, vàng bạc… Những người này được chia một mảnh đất nhỏ
để tự sản xuất.


Trang viên phong kiến là hình thái kinh tế tự cung, tự cấp. Họ chỉ trao đổi với
bên ngồi một số mặt hàng thơng qua lái bn.



<b>2.3. Q trình nơng nơ hố nơng dân</b>


Trong các cơng xã Măccơ, những người nơng dân cơng xã có nguồn gốc là
người Frăng tự do, lệ nông hoặc người La Mã tự do. Chế độ chiếm hữu nô lệ vẫn phát
triển. Những người này được chia một phần đất đai của công xã, truyền từ đời nọ sang
đời kia, nhưng không được mua bán, không được truyền cho con cái.


Khi công xã Măccơ giải thể, nông dân công xã trở thành người tự do. Tuyệt đại
bộ phận nông dân tự do khơng bao lâu sau bị bần cùng hố, phải lĩnh canh ruộng đất
của quý tộc, càng ngày càng gắn chặt vào ruộng đất đó, họ đã trở thành nơng nơ. Cịn
một số ít mặc dù chưa mất ruộng đất nhưng do bị chèn ép, do phải thực hiện nghĩa vụ
quân sự đã tự nguyện đem ruộng đất của mình nhận bảo trợ của một tên phong kiến
hay nhà thờ nào đó. Họ đã trở thành người tự do lệ thuộc. Đến đời con cháu, họ tự
nguyện trở thành nông nô.


Các thái ấp phong kiến bao gồm nhiều thành phần khác nhau: lệ nông, người
hưởng tự do. Những người này bị gắn chặt vào đất đai, phải nộp tô cho chủ, không
được tự ý rời khỏi ruông đất. Thân phận của họ ngày càng có sự khác nhau càng ít đi
gắn liền quan hệ sản xuất được xác lập. Cuối cùng đã có thân phận giống nhau, đó là
thân phận nơng nơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(168)</span><div class='page_container' data-page=168>

Về chính trị, nơng nơ là người chưa hồn tồn mất tự do. Họ vẫn có gia đình
riêng, có quyền có tài sản riêng, nơng nơ có quyền đứng ra trước toà, lệ thuộc vào tên
lãnh chúa về mặt thân thể. Họ khơng có quyền kết hơn, không được tự do rời bỏ ruộng
đất. Trong một số trường hợp nơng nơ cịn phải thực hiện chế độ ngoại hơn đối với
lãnh chúa. Bóc lột nặng nề của phong kiến, giáo hội thiên chúa giáo, thiên tai mất mùa
đã dẫn tới phản ứng đầu tiên của nông nô, đặc biệt từ 1087- 1095.


<b>2.4. Bộ máy nhà nước</b>



Khi người Frăng mới lập quốc và xâm lược xứ Gơlơ thì tiền đề của nhà nước này
là sự giải thể công xã nguyên thuỷ và sự tan rã triệt để của nhà nước chiếm hữu nô lệ
Rôma. Bộ máy nhà nước thơ sơ chưa có sự phân cơng cố định rõ ràng. Thậm chí trong
một số tình huống, sự phân cơng, phân nhiệm là hết sức tuỳ tiện. Đến khoảng TK VII,
vua không tập trung được quyền lực nữa mà quyền lực nằm trong tay tể tướng. Như
vậy, đến lúc đó, nhà nước phong kiến tán quyền được thành lập.


Sang đến vương triều Calôvanhgiêng và thời Saclơman bộ máy nhà nước bắt đầu
được hoàn chỉnh hơn. Chức tể tướng bị bãi bỏ, tập trung quyền lực vào tay nhà vua. Ở
Trung Ương, đứng đầu bộ máy quan lại có thừa tướng, tổng giám mục (phụ trách việc
quản lý giáo sĩ trong cả nước) và đại thần cung đình (quản lý cơng việc hành chính ở
triều đình). Dưới các quan đầu triều là thống chế, quan chánh án, quan coi quốc khố…
Đứng đầu các đơn vị hành chính tại địa phương là các Bá tước. Từ đó hình thành
cách gọi “Khu quản hạt bá tước”. Gắn liền với nó là đơn vị hành chính, tư pháp, tài
chính và qn sự.


Nhà nước cịn lập các đơn vị hành chính biên trấn- đơn vị hành chính được thiết
lập ở biên cương, được xây dựng dưới dạng pháo đài kiên cố, khi cần thiết có thể nội
bất xuất, ngoại bất nhập. Đứng đầu các đơn vị hành chính này có thể là Cơng tước,
Hầu tước, Bá tước.


Về quân đội, lực lượng quân đội được chú trọng xây dựng. Thời Clơvit, ngồi
đội thân binh của nhà vua, các đội tân binh đều là chiến binh. Về sau, do quen đời
sống định cư, nhân dân muốn gia nhập lực lượng quân đội. Dưới thời Saclơmacten,
đội thân binh của nhà vua trở thành lực lượng chủ yếu và cũng từ đó trở đi, thành
phần lực lượng quân đội trở thành lực lượng khá giả. Lực lượng quân đội vương quốc
Frăng chia làm 2 bộ phận.


Lực lượng chuyên nghiệp đóng ở biên chấn, người đứng đầu quân đội này là do
nhà nước nuôi.



</div>
<span class='text_page_counter'>(169)</span><div class='page_container' data-page=169>

này được tập hợp lại. Quyền lực của người đứng đầu nhà nước bị giảm sút nghiêm
trọng, khơng có qn đội, ruộng đất nhiều như bồi thần. Đồng nghĩa với nó tức là sự
thiết lập quyền lực của đại phong kiến. Nhà nước tán quyền trở nên hết sức vững
chắc.


Bên cạnh đó, các lãnh chúa lớn còn được vua ban cho quyền bất khả xâm phạm.
Với đặc quyền này, lãnh địa của họ trở thành một nơi mà quan lại nhà vua không thể
thi hành các nhiệm vụ về hành chính, tư pháp, quân đội… Dần dần, hiện tượng này
trở thành một xu hướng phổ biến mà nhà vua không thể nào thực hiện được.


<b>3. Sự phát triển của thành thị Tây Âu trung đại</b>


Thành thị trung đại là một yếu tố kinh tế mới tạo ra bước ngoặt lịch sử trong lịch
sử Tây Âu nói riêng và châu Âu nói chung. Khi ra đời nó đã trở thành nhân tố thúc
đẩy tồn bộ lịch sử châu Âu.


<b>3.1. Sự ra đời và hoạt động của thành thị</b>


Sự ra đời của thành thị trung đại gắn liền với những chuyển biến căn bản của xã
hội Tây Âu. Đến TK IX- X, nơng nơ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm sản xuất. Họ
biết cải biến công cụ lao động và kỹ thuật canh tác luân canh 3 mảnh. Việc chọn
giống, sử dụng sức kéo của súc vật, cải tiến công cụ lao động đã tương đối phát triển ở
Tây Âu. Tất cả đã tạo ra nguồn lương thực dồi dào trong xã hội, nó khơng chỉ đảm
bảo ni sống cư dân xã hội mà cịn có khả năng nuôi sống những cư dân không trực
tiếp tham gia sản xuất. Thêm vào đó, thủ cơng nghiệp cũng ngày càng phát triển. Từ
đó, nơng nơ có nhu cầu mở rộng trao đổi sản phẩm ra bên ngoài. Do đó, họ trực tiếp
hoặc thơng qua người khác mà đem sản phẩm của mình đi trao đổi, bn bán để thu
lợi. Từ trong lịng xã hội đó dần dần xuất hiện tầng lớp thương nhân, thợ thủ công.
Đây là động lực cơ bản dẫn tới sự ra đời của thành thị Tây Âu trung đại vào TK XI.



Trong các cuộc chiến tranh tơn giáo, những người sống sót đã không quay trở lại
lãnh địa, họ sinh cơ lập nghiệp ở những nơi dồi dào nguồn nguyên liệu, có nhiều
người tiêu thụ sản phẩm, ở những nơi thuận lợi cho giao thông. Những người này gọi
là những thị dân đầu tiên. Họ xây dựng nền kinh tế cho mình ở nơi thuận lợi. Nông nô
của các lãnh địa gần đó thèm khát tự do, họ bỏ trốn khỏi lãnh địa để vào trong các
thành thị này cư trú.


</div>
<span class='text_page_counter'>(170)</span><div class='page_container' data-page=170>

Các thành thị Tây Âu trung đại không phải là một thực thể thuần nhất mà hình
thành và phát triển trên cơ sở nhiều mơ hình và nhiều hình thái khác nhau. Tựu chung
lại có 3 dạng thức: các thành thị tôn giáo, các thành thị pháo đài (là kiểu thành thị biểu
trưng cho chế độ phong kiến Tây Âu, các thành thị tự do.


Nguyên tắc cơ bản của thành thị là nguyên tắc phân quyền và các thành thị này
là trung tâm kinh tế- văn hoá- xã hội của các lãnh chúa. Mặc dù có sự phân biệt như
vậy nhưng trong quá trình phát triển, ranh giới giữa các thành thị ngày càng mờ nhạt
bởi nó chịu sự chi phối của nền kinh tế. Vào giai đoạn cuối, các thành thị tự do càng
giữ vai trò chủ đạo đối với kinh tế- chính trị- văn hố của xã hội phong kiến Tây Âu
trung đại.


Về cấu trúc, thành thị trung đại đều giống nhau ở chỗ: các thị dân đầu tiên đều
xây dựng hàng rào, vọng gác, cổng thành, tối đến có đội dân binh đi tuần tra. Về sau,
khi cư dân thành thị tăng lên, quy mô của các thành thị cũng tăng lên, họ chuyển dần
ra vòng ngoài hàng rào. Thành thị liên tục được mở rộng như thế.


Lúc đầu, quy mô thành thị không lớn lắm phổ biến là những thành thị có khoảng
10 nghìn dân (Pari 100 nghìn dân, Ln Đơn 50 nghìn dân, Vinalơ 200 nghìn dân).
Thành thị có những hoạt động hết sức tồn diện, cả kinh tế, chính trị, xã hội.


Thành phần cư dân cơ bản là thị dân (thợ thủ công và thương nhân) và nhiều


tầng lớp xã hội khác: người bảo vệ an ninh, nhiều người sống ở thành thị và khơng
sản xuất nơng nghiệp. Trong q trình sản xuất, họ tự tổ chức lên các phường hội của
mình, đó là tổ chức kinh tế- xã hội của những người cùng ngành nghề và cùng sống
trên một địa bàn cư trú cụ thể. Phường hội được thành lập ra để đảm bảo sự đồng đều
về quyền lợi trong quá trình sản xuất, thu mua nguyên liệu và bán sản phẩm; đối phó
với sự cạnh tranh của một số thợ mới; đảm bảo quyền về nghề nghiệp; chống lại sự
bóc lột của lãnh chúa phong kiến nơi thành thị đóng.


Đứng đầu phường hội bao giờ cũng là trùm phường do các thành viên của
phường hội cử lên. Đây thường là những chủ của những nhà có thế lực cao nhất, có kỹ
thuật sản xuất cao nhất, có uy tín lớn và có quan hệ rộng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(171)</span><div class='page_container' data-page=171>

thành viên trong gia đình mình tham gia sản xuất. Thợ bạn là người làm cơng ăn
lương. Trong phường hội cịn có người thợ việc khơng có lương, vừa học vừa làm.


Phường hội có nội quy riêng, phường quy quy định rõ phường hội sản xuất gì,
quy cách sản phẩm và giá cả. Ghi rõ quy mô sản xuất, điều kiện và thời gian làm thợ
bạn, đối tượng học việc, thời gian học việc, chế độ thù lao, quy mô sản xuất… Lúc
đầu những quy định này giúp cho phường hội phát triển nhưng sau đó kìm hãm sự
phát triển của nền kinh tế hàng hoá ở phường hội.


Phường hội phát triển mạnh mẽ nhất cuối TK XIII đầu TK XIV, gắn liền với sự
phồn thịnh ấy là các nghề tăng nhanh. Đến TK XVI, XV, phường hội bắt đầu tan rã
với hai biểu hiện: sự phân hoá giàu nghèo giữa các thành viên của phường hội, một số
phường hội biến thành tổ chức lũng đoạn chủ xưởng. Sang thế kỷ XV- XVI, xuất hiện
các phường hội tập trung do sự xuất hiện của các loại máy móc hỗ trợ sản xuất. Gắn
liền với đó là q trình phân cơng lao động. Tính cá thể trong một sản phẩm thủ công
ngày càng mờ nhạt. Sau đó xuất hiện các cơng trường thủ cơng.


<b>Hoạt động kinh tế thương nghiệp</b>



Khi thành thị xuất hiện, những người thợ thủ công vừa chịu trách nhiệm sản xuất
ra sản phẩm, vừa trực tiếp mua nguyên liệu và bán sản phẩm cho người tiêu dùng.
Hoạt động thương nghiệp mang tính chất tự nhiên. Về sau xuất hiện đội ngũ chuyên
gia giữa những người sản xuất và người tiêu dùng, trong thành thị có sự tách rời giữa
thương nghiệp và thủ cơng nghiệp. Do đó, thành thị vừa là trung tâm sản xuất thủ
công nghiệp, vừa là trung tâm thương nghiệp.


Lúc đầu, hoạt động trao đổi buôn bán diễn ra tại xưởng thủ công. Về sau, thành
thị cần sản phẩm của vùng nông thôn đem tới, ngược lại, vùng nông thôn cần những
sản phẩm thủ công nghiệp ở thành thị. Vì vậy, chợ bắt đầu xuất hiện, thường gần nhà
thờ lớn- nơi giáp danh giữa thành thị và nông thôn. Chợ có thể họp một, hai lần một
tuần, diễn ra cả ngày, rất nhộn nhịp. Sản phẩm ở các chợ này khơng chỉ ở nơng thơn
hay thành thị, hàng hố ở các chợ ngày càng mang tính chất vùng hay khu vực: hương
liệu, gia vị ở phương Đơng….Từ đó bắt đầu xuất hiện hội chợ, xuất phát từ nhu cầu
của các thương nhân. Hội chợ mỗi năm mở một lần, mỗi lần kém dài từ một đến hai
tuần. Trong thời gian diễn ra hội chợ cịn có cả hoạt động chính trị. Ngay từ TK XI,
nổi tiếng nhất là các hội chợ Flăngđrơ thuộc nước Bỉ ngày nay. Sang TK XIII, nhộn
nhịp và phồn thịnh nhất là hôị chợ Sămpanhơ, TK XIV là hội chợ Bruygiơ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(172)</span><div class='page_container' data-page=172>

minh của thương hội 70 thành thị miền Bắc nước Đức. Khơng bao lâu sau, có một sự
phân cơng lớn đã diễn ra đó là sự xuất hiện các liên minh gắn liền với các khu vực
mậu dịch. Do nhu cầu của trao đổi buôn bán, đặc biệt của mậu dịch quốc tế, các hoạt
động ngân hàng đã ra đời.


<b>3.2. Hoạt động chính trị ở thành thị</b>


Khi thành thị mới ra đời, thành thị nằm trên lãnh địa phải phụ thuộc vào lãnh
chúa của lãnh địa. Trong thành thị có một bầu khơng khí tự do nhưng thành thị ln
phải đối phó với lãnh chúa. Có rất nhiều lý do để lãnh chúa can thiệp vào thành thị:


đòi thành thị nộp địa tơ, lãnh chúa địi tự ý xơng vào thành thị bắt nơng nơ bỏ trốn. Do
đó, thành thị nào cũng phải phòng thủ, lập đội dân binh, xây hàng rào, có cổng thành.


Từ TK XI đến TK XIII, thế lực kinh tế của thành thị rất lớn, các chủ phường hội,
thị dân khơng thoả mãn địa vị chính trị của mình và đấu tranh giành quyền tự trị thốt
khỏi sự phụ thuộc vào lãnh chúa. Thành thị sử dụng nhiều biện pháp:


+ Dùng tiền để chuộc, thị dân cùng chung sức nộp một khoản tiền cho giám mục,
lãnh chúa hay nhà thờ để thốt khỏi sự lệ thuộc.


+ Thơng dụng và có biện pháp nhất là biện pháp xây dựng lực lượng vũ trang để
đánh bại quân của lãnh chúa và giám mục. Đó được gọi là cuộc cách mạng giải phóng
thành thị.


Sau mấy thế kỷ đấu tranh ồ ạt, các thành thị giành được những thắng lợi ở mức
độ khác nhau, có thành thị giành được độc lập hồn tồn, có thành thị vẫn chịu sự
quản lý của lãnh chúa.


Sau khi hoàn tất cuộc cách mạng giải phóng thành thị, trên thực tế thành thị đã bị
phân hoá thành quý tộc thành thị, thị dân bậc trung và thị dân nghèo. Trong đó thị dân
nghèo là chủ yếu, có cơng nhất trong cuộc giải phóng thành thị nhưng lại khơng được
hưởng thành quả. Do đó, thị dân đã đấu tranh quyết liệt với quý tộc thành thị để được
tham gia vào cơ quan quản lý của thành thị. Cuộc đấu tranh này mở đầu TK XIII và kết
thúc ở TK XV, được gọi là cuộc “cách mạng phường hội”. Ở một số nơi, thị dân đã
giành thắng lợi: Khuêlônơ (Đức) và Phirenxê (Italia). Thị dân được cử thành viên của
mình tham gia bộ máy nhà nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(173)</span><div class='page_container' data-page=173>

Như vậy, trong giai đoạn trung kỳ trung đại ở Tây Âu có hai chuyển biến lớn
nhất gắn liền với sự ra đời của Nhà nước trung đại là sự ra đời của nền kinh tế hàng
hoá và lực lượng xã hội thị dân. Sự ra đời của thành thị trung đại có vai trị lớn đối với


chế độ phong kiến.


<b>3.3. Cuộc đấu tranh thống nhất vương quyền</b>


Khi lãnh địa phong kiến trở thành yếu tố kinh tế chiếm ưu thế tương đối trong
giai đoạn sơ kỳ trung đại, khiến cho nhà vua khơng có quyền lực thực tế mà chỉ có
quyền lực với các bồi thần. Do đó, nhà vua rất muốn thủ tiêu thế lực của bọn đại
phong kiến.


Những phong kiến vừa và nhỏ cũng đang đứng trước nguy cơ, các thế lực đại
phong kiến tập trung quyền lực. Do đó, số này cũng rất muốn thủ tiêu quyền lực của
bọn đại phong kiến. Cả nhà vua và phong kiến vừa và nhỏ đều tìm thấy các lực lượng
xã hội có chung kẻ thù với mình. Đó là nơng nơ đang muốn được giải phóng khỏi lãnh
chúa và thị dân đang muốn cắt đứt tất cả các mối quan hệ với lãnh chúa và thoát khỏi
sự áp bức bóc lột hiện tại.


Cuộc đấu tranh thống nhất vương quyền của nhà vua cũng có chung mục tiêu với
các thế lực xã hội khác là đánh đổ thể lực của đại phong kiến, giải phóng nơng nơ xố
bỏ lãnh địa. Vì thế cuộc đấu tranh này kéo dài suốt TK XI- XV, được chia làm hai giai
đoạn:


<i>Giai đoạn 1 (TK XI- TK XIII) là giai đoạn mà nhà vua trong cuộc đấu tranh chưa</i>
xác lập được quyền lực một cách tuyệt đối, họ phải dựa vào lực lượng thứ ba. Kết quả
dẫn tới sự xuất hiện một nhà nước quá độ từ nhà nước phong kiến phân quyền sang
nhà nước tập quyền, gọi là nhà nước quân chủ đẳng cấp.


<i>Giai đoạn 2 (TK XIII- TK XV) là giai đoạn đấu tranh hoàn thành thống nhất</i>
vương quyền. Cuộc đấu tranh thông qua các biện pháp chủ yếu như cuộc cải cách
chính trị xã hội, cuộc cải cách này đã làm được hai việc: xây dựng cơ sở kinh tế và
xây dựng cơ sở xã hội.



Những biện pháp quân sự, chiến tranh nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua
cũng đã diễn ra.


</div>
<span class='text_page_counter'>(174)</span><div class='page_container' data-page=174>

<b>4. Tây Âu thời hậu kỳ trung đại</b>


<b>4.1. Sự ra đời và phát triển của CNTB</b>
<i><b>Sự ra đời</b></i>


Cuối TK XV đầu TK XVI, mặc dù nền kinh tế vẫn là nền sản xuất thủ cơng
nhưng đã có những phát minh tiến bộ về kỹ thuật tác động tích cực đến sản xuất và
đời sống của con người.


Quá trình luyện đan của người Trung Quốc tạo ra những phát minh về thuốc
súng, kỹ thuật làm giấy, la bàn. Từ đó thúc đẩy nhanh chóng sự phát triển của lực
lượng sản xuất. Trong đà chung đó, sự phân cơng lao động giữa các vùng, các ngành
nghề không ngừng phát triển, biểu hiện ở việc xuất hiện những vùng chun mơn hố.
Do đó làm cho nền kinh tế hàng hố càng phát triển nhanh chóng hơn.


Sự ra đời của CNTB gắn liền với quá trình tích luỹ tư bản ban đầu. Tích luỹ tư
bản ban đầu là quá trình tạo ra hai điều kiện cơ bản: một là cần có tư bản tập trung
trong tay một số ít người, tư bản đó là cơ sở hình thành từ nền kinh tế hàng hố tiền
tệ; hai là phải có sức lao động tự do bao gồm tự do tay trắng và tự do bán sức lao
động. Q trình tích luỹ tư bản ban đầu và q trình hình thành hai điều kiện trên là
quá trình hình thành CNTB. Quá trình này được thực hiện bằng nhiều biện pháp: trái
phiếu, tăng thuế, biện pháp hiệu quả nhất, thông dụng nhất và hết sức tàn bạo là cướp
đoạt ruộng đất và cướp bóc thuộc địa.


TK XV, kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế tuyệt đối. Đúng lúc ấy ở Tây Âu, ngành
dệt có những chuyển biến lớn về kỹ thuật: trước TK XIII, se sợi bằng chỉ, sau chuyển


sang cải tiến xa quay sợi, từ khung dệt đứng chuyển sang khung dệt ngang, đòi hỏi
nhiều nguyên liệu hơn nên quý tộc đã cướp ruộng đất của nông dân để trồng đay,
bông, nuôi cừu.


Bọn chủ đất trắng trợn khoanh ruộng đất của tập thể và của nông dân thành của
chúng để trồng cây cho sợi hoặc nuôi cừu phục vụ cho nghành dệt len dạ. Người ta
gọi đây là phong trào rào đất cướp ruộng (“Phong trào cừu ăn thịt người”- C.Mác).
“Biến đất ruộng thành bãi chăn cừu đã trở thành khẩu hiệu của chúng” (C. Mác).


Phong trào rào đất cướp ruộng diễn ra tiêu biểu nhất ở Anh. Chính quyền Anh
bảo trợ cho việc bần cùng hố người dân tự do. Cách bảo trợ là ra các đạo luật “<i>Cấm</i>
<i>nông dân không được đi lang thang và không có việc làm” buộc họ phải bán sức lao</i>
động của mình một cách rẻ mạt cho chủ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(175)</span><div class='page_container' data-page=175>

<i><b>Về kinh tế TBCN</b></i>


<i>Trong thủ công xuất hiện các công trường thủ cơng. Đây là hình thức tổ chức sản</i>
xuất TBCN đầu tiên còn đơn giản về lao động, còn thấp kém về tổ chức và hạn chế về
tác dụng kinh tế nhưng nó mang những đặc trưng của sản xuất TBCN và khác hẳn so
với phường hội thủ công ở hai điểm: trong cơng trường thủ cơng có sự phân công lao
động, quan hệ trong công trường là quan hệ bóc lột, chủ bóc lột thợ bằng giá trị thặng
dư. Có 3 loại cơng trường thủ cơng:Cơng trường thủ cơng phân tán; công trường thủ
công tập trung; công trường thủ công hỗn hợp


<i>Trong nông nghiệp, sự thâm nhập CNTB vào nông nghiệp bắt đầu sớm ở Anh,</i>
Neđéclan, Pháp… với một số nhân tố mới:


Trang trại của phú nông, những nơng dân giàu có đã mở rộng được trang trại của
mình và th nơng dân bị phá sản vào làm việc. Hình thức này cịn hạn chế: số lượng
cơng nhân làm th ít, bản thân người th và gia đình cùng làm.



Nông trang của địa chủ phong kiến, lãnh chúa phong kiến thuê nông dân bị phá
sản làm trên đất của mình để bóc lột giá trị thặng dư. Như vậy, tên lãnh chúa đã biến
thành tên quý tộc mới có lợi ích kinh tế gắn với lợi ích tư bản.


Các trại ấp của tư sản nông nghiệp, một số chủ xưởng hoặc thương nhân giàu có
đã thuê đất của tên lãnh chúa phong kiến, sau đó th nơng dân bị phá sản đến làm thuê.
Tư sản bóc lột nhân cơng bằng giá trị thặng dư và trích một phần trong giá trị thặng dư
trả địa tô cho lãnh chúa. Mối quan hệ lãnh chúa- nông nô trước đây được thay bằng mối
quan hệ lãnh chúa- tư sản- công nhân nơng nghiệp. TK XV, hình thức Farm và mối
quan hệ mới chiếm ưu thế tuyệt đối.


<i>Trong thương nghiệp</i>


Các công ty thương mại đã thay thế cho các thương hội trước đây. Mở đầu là sự
xuất hiện của các công ty Đơng Ấn và Tây Ấn ở Hà Lan, sau đó lan sang các nước
khác Anh, Pháp…


Có thể nói một nền sản xuất TBCN đã xuất hiện ở Tây Âu vào hậu kỳ trung đại.
Trong q trình đó, các giai cấp mới cũng hình thành. Đầu tiên là giai cấp tư sản, nguồn
gốc của họ là những thợ cả, thương nhân và thị dân giàu có. Tư sản là các ơng chủ công
trường thủ công, chủ ngân hàng, nhà buôn lớn. Do bóc lột bằng giá trị thặng dư nên họ
rất giàu có, nắm mạch máu kinh tế của đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(176)</span><div class='page_container' data-page=176>

Trong q trình đó đồng thời cũng hình thành giai cấp vô sản- giai cấp của
những người công nhân làm thuê hiện đại vì mất tư liệu sản xuất của bản thân nên
phải bán sức lao động làm thuê để kiếm sống. Họ vốn là những nông dân bị mất ruộng
đất, thợ thủ công bị phá sản, thợ bạn.


Giai cấp vơ sản hình thành vào TK XV, trong một vài TK tiếp theo vẫn còn rất


non yếu. Tuy nhiên, họ cũng đã tiến hành đấu tranh chống lại chủ thơng qua hình thức
ban đầu là đập phá máy móc.


<b>4.2. Văn hố phục hưng</b>


Văn hố phục hưng là cuộc đấu tranh của tư sản chống phong kiến trên lĩnh vực
văn hoá, để nhằm xác lập một nền văn hoá mới của giai cấp tư sản nhưng lại dựa trên
việc khơi phục lại nền văn hố Hy Lạp, Rơma phát triển rực rỡ.


Từ một thực tế trên địa bàn cổ đại của Hy Lạp, Rơma từng có một nền văn hoá
rất rực rỡ. Nền văn hoá này đã bị suy tàn do sự tàn phá của người man tộc Giecmanh.
Trong suốt những thế kỷ sau, văn hoá Tây Âu lại bị giáo hội Cơ đốc giáo thống trị.
Nhà thờ đã tuyên truyền tư tưởng duy tâm thần học phản động, giam hãm tư tưởng
con người trong vòng tối tăm.


Bắt đầu từ thế kỷ XI, xã hội Tây Âu xuất hiện tầng lớp thị dân và các trường đại
học của thị dân. Thị dân thả sức hoạt động tự do về kinh tế- xã hội. Hoạt động kinh tế
phát triển đã dần hình thành lên giai cấp tư sản- một giai cấp bóc lột mới. Họ có khát
vọng cần phải có một nền văn hố riêng để phục vụ cho nhu cầu tinh thần, đồng thời
để đấu tranh với hệ tư tưởng lỗi thời của giai cấp phong kiến và giáo hội.


Phong trào văn hố Phục hưng cịn diễn ra trong bối cảnh tiếp xúc và giao thoa
văn minh liên tục được thúc đẩy. Những thành tựu của văn hoá phương Đông đã được
truyền bá đến châu Âu, đặc biệt là những thành tựu về kỹ thuật ấn loát. Do đó, họ có
điều kiện bảo trợ cho các hoạt động văn hố để phơ trương sự giầu sang. Trong đó
Italia trở thành quê hương của văn hoá Phục hưng.


Phong trào văn hoá Phục hưng phát triển trên tất cả các lĩnh vực:
<i><b>Về văn học</b></i>



Nội dung cơ bản của văn học Phục hưng là tinh thần đề cao giá trị của con
người, ý thức đòi quyền tự do cá nhân, sự nảy nở của tinh thần dân tộc và nổi lên trên
hết là tư tưởng phê phán xã hội phong kiến và lên án giáo hội thiên chúa giáo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(177)</span><div class='page_container' data-page=177>

Pêtơraca người Italia, ngay từ thời còn trẻ đã say mê tác phẩm cổ điển Hy Lạp,
Rôma và nhanh chóng trở thành một học giả un bác. Ơng có hai tác phẩm rất sáng
giá: “Tặng nàng Lôra” và “Trường ca châu Phi”.


Bôccaxio (Ý) là một nhà nhân văn chủ nghĩa lớn của thời phục hưng với tác
phẩm nổi tiếng “Mười ngày”.


Học giả vĩ đại nhất trong văn hoá Phục hưng là Prăngxoa Rabơle với tác phẩm
“Cuộc đời đáng chán của người khổng lồ Gác găngchuya và người con
<i>Păngtagruyen”- một tác phẩm hài hước bất hủ của ông.</i>


Học giả lừng danh khác là Xecvantec (1547- 1616), tác giả của cuốn tiểu thuyết
Đônkyhôtê. Cuốn tiểu thuyết là một bức tranh chân thực rõ ràng về xã hội Tây Ban
Nha thế kỷ XVI, đồng thời cũng là tác phẩm châm biếm toàn bộ xã hội phong kiến.


Nhà soạn kịch vĩ đại nhất thời Phục hưng là Sếchxpia (1564- 1616). Ông viết 36
vở kịch với đủ thể loại: kịch lịch sử (Henri VI), hài kịch (Người lái buôn thành
Vênêxia), bi kịch (Ơtenlơ, Hamlet, Rơmêơ và Juliet, King Lia). Những nhân vật của
Sếchxpia là những người có tư tưởng cương trực, ý chí kiên cường, nhiệt tình, sơi nổi,
vững vàng trước mọi khó khăn.


<i><b>Về nghệ thuật</b></i>


Đặc điểm cơ bản của nghệ thuật thời Phục hưng là đã giảm bớt những ảnh hưởng
tơn giáo và gia tăng những nét tính cách thế tục. Trong đó, hội hoạ và điêu khắc đã
khơng cịn là một biểu hiện của kiến trúc và khơng còn phụ thuộc vào kiến trúc như


trước mà tách ra tồn tại độc lập với nhau.


Kiến trúc xuất hiện nhiều cơng trình được xây dựng theo phong cách hồn tồn
mới, bề ngồi rộng rãi, khống đạt và gắn với thiên nhiên.


Nghệ thuật hội hoạ đã thoát khỏi những đường nét hạn chế, những khuôn mặt ảm
đạm của nghệ thuật phong kiến. Thay vào đó là các cảnh trí vui tươi, con người đẹp
đẽ. Sớm nhất là các hoạ sĩ: Giốtt, Maraxiô.


Sang đến TK XV, nghệ thuật phục hưng đạt tới đỉnh cao với những tên tuổi lừng
lẫy:


Lêôna đơ Vanhxi- một nhà hoạ sĩ, một nhà toán học, vật lý học, thiên văn học, địa
lý học, giải phẫu học, triết học, âm nhạc, điêu khắc, tổng cơng trình sự, là người đầu
tiên phác hoạ ra hình dáng máy bay trên trời đầu tiên. Ơng là một con người tồn năng.
Tác phẩm nổi tiếng là “LaGiôcông”, “Đức mẹ đồng trinh trong hang đá”. Đây là
những tác phẩm khai thác chủ đề trong tôn giáo nhưng lại phản ánh một tư tưởng mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(178)</span><div class='page_container' data-page=178>

<i>Cuộc phán xét cuối cùng”, thể hiện trên tường của nhà thờ Xixtin ở Rơma (hình ảnh</i>
thiên chúa trên trời). Ơng sáng tạo ra mái vịm nổi tiếng ở nhà thờ Xanhphie, khi cơng
trình đang thi cơng thì ơng mất.


Raphaen là hoạ sĩ nổi tiếng người Italia (1483-1520) với tác phẩm “Cô gái làm
<i>vườn xinh đẹp”, hình ảnh con người tư sản khoẻ mạnh, vui tươi, đẹp đẽ, cảnh quan</i>
tươi sáng, khơng cịn yếu đuối thời phong kiến.


<i><b>Trong khoa học tự nhiên </b></i>


Thời văn hoá Phục hưng có rất nhiều nhà khoa học chân chính với những phát
hiện khoa học đúng đắn, mới mẻ. Đồng thời, họ cũng là những chiến sĩ dũng cảm để


bảo vệ chân lý khoa học, chống lại các tư tưởng bảo thủ lạc hậu.


Côpecic (1473- 1543), trong tác phẩm “Bàn về sự vận hành của các thiên thể”,
phát hiện của ông là: “Mặt trời là trung tâm của thái dương hệ, trái đất tự quay
<i>quanh mình nó và quay quanh mặt trời. Thể tích của trái đất nhỏ hơn thể tích của mặt</i>
<i>trời rất nhiều”. Khi ông đưa ra tác phẩm này gây ra sự choáng váng cho nhà thờ</i>
Thiên chúa giáo “Khoa học tự nhiên đã tuyên bố sự độc lập của mình”.


Nhà khoa học Bruno cho rằng bầu trời không phải giống như một cái đĩa mà là
một vũ trụ bao la; Mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là trung tâm của
thái dương hệ trong vũ trụ bao la có nhiều thái dương hệ.


Galilê là một nhà bác học Italia, là một nhà nghiên cứu thiên văn. Ơng đã chế ra
kính thiên văn có độ phóng to gấp 30 lần so với kính thường. Sau 30 năm nghiên cứu,
ơng đã chế tạo ra một kính thiên văn nên đã phát hiện ra thiên hà. Ông cho rằng mặt
trăng cũng là hành tinh như trái đất, bề mặt của nó ghồ ghề. Hành tinh mặt trăng có
quỹ đạo quay kép: ngồi quay quanh mặt trăng cịn quay quanh mặt trời.


Ơng giải thích được cấu tạo của sao chổi gồm một nhân và hút các thiên thể nhỏ
thành một đi dài. Vì những phát hiện đó ơng bị bắt giữ và bị giam cầm, tra tấn. Đến
khi chết ông vẫn khẳng định: trái đất đứng im nhưng dù sao thì nó vẫn quay.


Tuy cịn những hạn chế nhất định: chưa triệt để chống phong kiến, chỉ đề cao
con người tư sản, đề cao sự tự do tư sản nhưng phong trào văn hoá Phục hưng cũng có
những ý nghĩa to lớn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(179)</span><div class='page_container' data-page=179>

Phong trào đặt ra yêu cầu đối với một bộ phận trí thức của giai cấp tư sản mới
hình thành là phải phát triển một cách toàn diện tư tưởng của nền văn hố mới. Do đó
làm nảy sinh nhu cầu về con người toàn diện.



Về sau khi đánh giá về phong trồ Phục hưng, Enghen nhận xét: “Văn hố phục
<i>hưng đó là một cuộc cách mạng tiến bộ vĩ đại nhất mà loài người chưa từng thấy.</i>
<i>Một thời đại cần đến những con người khổng lồ- khổng lồ về tư tưởng, nhiệt tình và</i>
<i>về tính cách, khổng lồ về tài năng mọi mặt và hiểu biết sâu rộng của họ”.</i>


<b>4.3. Cải cách tôn giáo</b>


Giai cấp tư sản ra đời trong xã hội tư bản, bản chất là giai cấp bóc lột, tìm mọi
cách bóc lột giai cấp vơ sản. Họ nhận thức được tơn giáo là cơng cụ bóc lột của giai
cấp phong kiến nhưng do nhân sinh quan và thế giới quan khác nhau tiến hành cải
cách tôn giáo. Cuộc cải cách tôn giáo của giai cấp tư sản đã tấn công vào một bộ phận
bẩn thỉu nhất, phản động nhất của xã hội.


Giáo hội cơ đốc giáo cố gắng giải thích sự trừu tượng của thế giới. Nó phản động
ở chỗ: tiến hành chiến tranh tơn giáo; lập ra các tồ án tơn giáo, các vị cha cố như
những bóng ma), thể hiện sự đồi bại về mặt xã hội: coi nơ lệ thuộc nhà thờ, trang
hồng nhà thờ lộng lẫy, in giấy miễn tội để thu tiền, bắt nông dân phải mua giấy miễn
tội “ khi đồng tiền vào túi ta thì các ngươi sẽ được miễn tội”.


Phong trào cải cách tôn giáo tại 3 trung tâm lớn: Đức, Thuỵ Sĩ, Anh.
<i>Tại Đức</i>


Bọn giáo sĩ đi giao bán giấy miễn tội phát triển nhất. Năm 1517, Mactin Luthơ,
giáo sư thần học ở trường đại học Vittenbec đã cho dán ở cổng nhà thờ một bản luận
văn 95 điều với 3 nội dung cơ bản: phê phán trò lừa bịp của giáo hội khi bán giấy
miễn tội; cơ sở niềm tin của chúa là kinh Phúc âm


Mactin Luthơ khẳng định: các lời giao hảo của giáo hoàng, chỉ thị của giáo hội
khơng phải là chính sách của lịng tin. Chủ trương xây dựng một tơn giáo “rẻ tiền”,
khơng có chiếm hữu ruộng đất, nghi lễ, khơng có chức sắc tơn giáo, khơng có tranh


thờ, ảnh tượng bằng vàng bạc, châu báu.


Nông dân Đức đã hưởng ứng cuộc cải cách và biến nó thành một cuộc chiến
tranh nơng dân. Nhưng khi giai cấp phong kiến nhượng cho một chút quyền lợi thì
ơng kêu gọi nhân dân ngừng đấu tranh. Thậm chí, Mactin Luthơ đã phản bội phong
trào nơng dân, thoả hiệp với phong kiến chống lại phong trào nông dân.


Năm 1555, tôn giáo của Luthơ đã giành được địa vị hợp pháp ở Đức, sau đó ảnh
hưởng đến các nước Bắc Âu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(180)</span><div class='page_container' data-page=180>

Người khởi xưởng tư tưởng cải cách là Unrich Đvinghi. Jăng Can vanh- người
Pháp, chịu ảnh hưởng tư tưởng của Luthơ, phát động khởi nghĩa từ Giơnevơ. Khi vào
đến Thuỵ Sĩ, do nơi đây là thành phố được xây dựng theo thể chế cộng hoà tự trị nên
kinh tế phát triển, Jăng Canvanh dần độc lập với tư tưởng của Luthơ “ <i>Chỗ nào Luthơ</i>
<i>thất bại thì chỗ đó Canvanh thắng lợi” (Enghen).</i>


Tư tưởng cải cách của Jăng Canvanh thể hiện trong “thuyết định mệnh” với
những định luật cơ bản: sản phẩm con người do chúa định sẵn mà thẻ miễn tội không
thể nào thay đổi được; cơ sở niềm tin tôn giáo phải là kinh phúc âm, từ đó phủ nhận
vai trị của giáo sĩ và giáo hội; chủ trương xây dựng một tơn giáo rẻ tiền với việc xố
bỏ một loạt các nghi lễ phức tạp, tốn kém.


Những quan niệm của Canvanh đã mang tính chất tư sản rõ ràng hơn so với quan
điểm của Luthơ, nó phù hợp với giai đoạn tự do cạnh tranh. Theo Enghen: “đó là
<i>chiếc áo mang vừa khít thân hình của giai cấp tư sản”. Tôn giáo cho Canvanh đề xuất</i>
được gọi là “Kháng nghị giáo” hay “đạo Tin lành”


<i>Tại Anh</i>


Cuộc cải cách tôn giáo bắt đầu từ vua Henri VIII (do muốn bãi cuộc hơn nhân


với hồng hậu Catơrin). Ơng đề nghị giáo hồng thay đổi nhưng khơng được chấp
nhận. Ơng tun bố tuyệt giao với giáo hội Rôma nhưng giai cấp tư sản Anh không
chấp nhận. Tư tưởng của giai cấp tư sản Anh do ảnh hưởng của Jăng Canvanh, đã
tuyên bố thành lập giáo hội riêng, tách ra khỏi giáo hội Anh. Họ gọi tơn giáo đó là
Thanh giáo (trong sạch), được thừa nhận địa vị hợp pháp ở Anh gọi là Anh giáo.


Phong trào cải cách tôn giáo ở Tây Âu thời hậu kỳ trung đại có ý nghĩa quan
trọng:


Phong trào làm suy yếu giáo hội Cơ đốc biểu hiện: nhiều đất đai và tài sản bị
tịch thu, uy tín của giáo hội bị giảm sút, nhiều tín đồ từ bỏ Cơ đốc giáo và chuyển
sang tôn giáo khác, nhiều nước thoát khỏi mối ràng buộc với Cơ đốc giáo.


Trong thời kỳ đầu, giai cấp tư sản phản động phong trào cải cách tôn giáo nhằm
cải biến tôn giáo này để phục vụ cho mục đích của mình cũng như hạn chế ảnh hưởng
của đạo Cơ đốc. Nhưng khi phong trào này nổ ra đã làm bùng lên nhiều cuộc đấu
tranh của quần chúng, tiêu biểu là cuộc chiến tranh nông dân Đức. Phong trào đấu
tranh này cùng với cải cách tôn giáo là nhân tố thúc đẩy sự sụp đổ của chế độ phong
kiến và hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.


<b>Câu hỏi ôn tập</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(181)</span><div class='page_container' data-page=181>

2. Trình bày những hiểu biết cơ bản về lãnh địa phong kiến Tây Âu?


3. Thế nào là phường hội, công trường thủ công? Hãy so sánh sự giống và
khác nhau giữa hai hình thức tổ chức sản xuất này?


4. Thế nào là tích lũy tư bản nguyên thủy và các biện pháp cơ bản để tích
lũy?



5. Các cuộc phát kiến địa lý? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả?
6. Những nét chính về phong trào văn hóa Phục hưng?


<b>THẢO LUẬN</b>
<b>(3 tiết)</b>
<i><b>Nội dung thảo luận:</b></i>


</div>

<!--links-->

×