Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ thuật mô phỏng máy bay không người lái và áp dụng thuật toán trong các ứng dụng quân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (552.11 KB, 4 trang )

Thơng tin khoa học cơng nghệ

KỸ THUẬT MƠ PHỎNG MÁY BAY KHƠNG NGƯỜI LÁI VÀ ÁP DỤNG
THUẬT TỐN TRONG CÁC ỨNG DỤNG QUÂN SỰ
Nguyễn Tuấn Minh1*, Nguyễn Đăng Khoa2, Vũ Văn Long2
Tóm tắt: Khác với những hệ thống robot trên mặt đất (UGV), q trình xây dựng và
phát triển mơ hình máy bay khơng người lái cần chi phí lớn, độ rủi do trong q trình thử
nghiệm lớn. Do đó, bài báo đề xuất một mơ hình mơ phỏng UAV dựa trên kỹ thuật
Software-in-the-Loop-simulation (SITL) để kiểm thử chất lượng bộ điều khiển bay, đặc
biệt giảm sai hỏng và chi phí ban đầu cho q trình phát triển hệ thống. Từ đó, các giải
thuật bay sẽ được áp dụng trong một số ứng dụng quân sự.
Từ khóa: PX4; UAV; Simulation; Software-in-the-Loop-simulation (SITL).

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Loại UAV quad-rotor đang được sử dụng rộng rãi bởi cấu trúc đơn giản, dễ dàng xây dựng,
điều khiển và có thể hoạt động linh hoạt trong khu vực nhỏ. Tuy nhiên, việc xây dựng một hệ
thống UAV hồn chỉnh khơng đơn giản và tồn tại rất nhiều rủi do như sai số về thiết kế các chi
tiết phần cứng, thuật tốn hoạt động khơng ổn định, trong q trình hoạt động có thể gây ra
những tai nạn ngoài ý muốn. Những sản phẩm UAV thương mại đều được trải qua quá trình
kiểm nghiêm ngặt trước khi ra thị trường. Trong khi đó, q trình kiểm nghiệm đối với những
sản phẩm UAV tự thiết kế gần như khơng có. Để giải quyết vấn đề này, bài báo đề xuất giải pháp
sử dụng kỹ thuật Software-in-the-Loop-simulation (SITL) để kiểm định chất lượng về thiết kế
khung máy bay, bộ điều khiển và đặc biệt giảm thiểu sai hỏng cũng như chi phí ban đầu trong
phát triển hệ thống. Trên thực tế SITL thường được cấu hình sử dụng với Matlab/Simulink [1]
hoặc PX4 [2, 3] để phát triển thuật tốn điều khiển UAV. PX4 có nhiều ưu điểm hơn so với
Simulink bởi đây là một mã nguồn mở với rất nhiều thư viện cho phép phát triển trên nhiều nền
tảng robot như UAV hoặc UGV. Sự kết hợp giữa PX4 và SITL cho phép chúng ta có thể dễ dàng
hơn trong việc đảm bảo an toàn và giảm thiểu những sai sót trong qúa trình thiết kế UAV.
2. THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN QUAD-ROTOR UAV VÀ MÔ PHỎNG
SỬ DỤNG KỸ THUẬT SITL
Bài báo này đề xuất một bộ điều khiển cho UAV dựa trên mã nguồn mở của PX4 [2, 3] như


trên hình 2. Ngồi ra, PX4 có thể được biên dịch và chạy trên phần cứng Pixhawk [4], là một
phần cứng rất phổ biến cho các ứng dụng UAV.
Bộ điều khiển được thiết kế nhằm giúp UAV có thể bay đến một vị trí GPS cho sẵn
(waypoint) và mơ phỏng trên bản đồ thực tế.

Hình 1. Thiết kế bộ điều khiển tới waypoint cho UAV.
3. MÔ PHỎNG UAV TRÊN KỸ THUẬT SOFTWARE IN THE LOOP SIMULATION
Để thực hiện một chuyến bay thực của UAV, q trình mơ phỏng cần được thực hiện để đảm
bảo tính chính xác của thuật toán điều khiển và các chức năng của UAV. Việc mô phỏng dựa
trên kỹ thuật SITL được áp dụng nhằm kiểm thử bộ điều khiển như minh họa trong hình 2.

158

N. T. Minh, N. Đ. Khoa, V. V. Long, “Kỹ thuật mô phỏng … trong các ứng dụng quân sự.”


Thơng tin khoa học cơng nghệ

Hình 2. Sơ đồ thiết kế SITL cho kiểm thử một UAV.
Trong đó: QGroundControl (QGC) là một phần mềm được sử dụng để giám sát, lập kế hoạch
và thực thi nhiệm vụ bay cho bộ mã nguồn PX4.
Drone-kit là một mã nguồn mở, được xây dựng trên nền tảng Python, mã nguồn cho phép mô
phỏng một mơ hình UAV cũng như cung cấp các dữ liệu cảm biến cần thiết như GPS và IMU.
Đồng thời, Drone-kit cho phép nhận tín hiệu điều khiển tới các UAV mơ hình được xây dựng
trong mã nguồn mở.
Để thực hiện SITL, các khối được kết nối với nhau thông qua kết nối mạng. Ở đây, bài báo sử
dụng giao thức UDP với định nghĩa các cổng kết nối khác nhau.
4. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG VÀ ÁP DỤNG THỰC TẾ
Bài báo sử dụng QGC để thiết lập các waypoint cho thuật tốn điều khiển. Như trên hình 3,
bốn waypoints được thiết lập. Sau khi tải waypoint và khởi động UAV, như kết quả ở hình 4,

UAV có thể lần lượt đi đến các waypoint đã được định sẵn và hoàn thành nhiệm vụ ở waypoint
cuối cùng. Điều đó chứng tỏ, các bộ điều khiển được thiết kế có có hiệu năng cao, đáp ứng được
nhu cầu bay cho một UAV. Không những thế, bộ mô phỏng dựa trên kỹ thuật SITL cịn có thể là
mơi trường kiểm thử thuật tốn bay cho một UAV.

Hình 3. Waypoint thiết lập cho UAV.

Hình 4. UAV đi tới các waypoint thiết lập.
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 72, 04 - 2021

159


Thông tin khoa học công nghệ

Sau khi đã kiểm thử thuật toán điều khiển trong các điều kiện khác nhau và đáp ứng yêu cầu
về tính ổn định, độ chính xác. Nhóm tác giả tiến hành áp dụng UAV trong một số ứng dụng quân
sự. Cụ thể, một camera có khoảng cách nhìn 500m được tích hợp lên trên máy bay, đồng thời hệ
thống treo và thả bom cũng được cài đặt trên cơ cấu khung của máy bay.

(a) Cất cánh và dị tìm mục tiêu

(b) Dị tìm và bay tới mục tiêu
(c) Thả bom
Hình 5. Máy bay khơng người lái truy tìm mục tiêu, bay tới và thả bom.
Khi máy bay cất cánh, lập tức sẽ tìm vị trí của mục tiêu thơng qua hệ camera, từ đó tính toán
được tọa độ GPS và truyền lệnh để UAV bay tới mục tiêu và thả bom ở vị trí mục tiêu. Kết quả
nhận dạng và thả bom được thể hiện trên hình 5.
5. KẾT LUẬN
Bài báo này đã đề xuất sử dụng mơ hình mơ phỏng cho UAV quad-rotor dựa trên kỹ thuật

SITL. Trong đó, nhóm tác giả thực hiện sửa đổi bộ điều khiển dựa trên mã nguồn mở PX4 nhằm
di chuyển UAV tới các waypoint định sẵn trên bản đồ sử dụng phần mềm trạm mặt đất QGC,
Drone-kit, GPS và IMU. Kết quả thu được cho thấy, mô hình SITL hồn tồn có thể được sử
dụng để kiểm thử các bộ điều khiển bay. Do đó, SITL khơng chỉ được sử dụng để mơ phỏng cho
UAV mà cịn có thể mơ phỏng cho nhiều loại robot khác nhau nhằm đảm bảo tính chính xác,
kiểm thử và tiết kiệm chi phí sai hỏng trong q trình phát triển sản phẩm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Moon, Sangwoo (Department of Aerospace and Mechanical Engineering, Korea Air Force Academy)
“Implementation of a X-Plane and MATLAB/Simulink based Simulation System for Multiple UAVs”
Received : 2013.02.20 Accepted : 2013.03.15 Published : 2013.05.01.
[2]. Jesús García & Jose M. Molina, “Simulation in real conditions of navigation and obstacle avoidance
with PX4/Gazebo platform”, Personal and Ubiquitous Computing (2020).
[3]. Lorenz Meier, Dominik Honegger, and Marc Pollefeys. “PX4: A node-based multithreaded open

160

N. T. Minh, N. Đ. Khoa, V. V. Long, “Kỹ thuật mô phỏng … trong các ứng dụng quân sự.”


Thông tin khoa học công nghệ
source robotics framework for deeply embedded platforms”. In: 2015 IEEE international conference
on robotics and automation (ICRA). IEEE. 2015, pp. 6235–6240.
[4]. Khoa Dang Nguyen, Nguyen Trong Thang, and Cheolkeun Ha, “Graph-SLAM Based Hardware-inthe-Loop Simulation for Unmanned Aerial Vehicles Using Gazebo and PX4 Open Source”,
International Conference on Intelligent Computing, 2019.

ABSTRACT
SIMULATION TECHNIQUE FOR DRONES WITH APPLIED ALGORITHM
FOR MILITARY USE
Unlike unmanned ground vehicles (UGV), building and developing unmanned aircraft
models is costly and risky, especially during testing. Therefore, this article proposes a

UAV simulation model based on the Software-in-the-Loop (SITL) method for testing the
quality of flight controllers, especially to reduce defects and initial costs for the system
development process. As a result, the flight algorithms inherited from simulation shall be
applied in a number of military applications.
Keywords: PX4; UAV; Simulation; Software-in-the-Loop-simulation (SITL).

Nhận bài ngày 23 tháng 12 năm 2020
Hoàn thiện ngày 17 tháng 01 năm 2021
Chấp nhận đăng ngày 12 tháng 4 năm 2021
Địa chỉ: 1Viện Điện tử - Viện Khoa học và Cơng nghệ qn sự;
2
Đại học Phenikaa.
*Email:

Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 72, 04 - 2021

161



×