BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
169
BÀI 4 : MARKETING ĐIỆN TỬ
MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, học viên có thể:
-
Hiểu và trình bày được các khái niệm cơ bản về E-marketing;
-
Trình bày được các hình thức phát triển cơ bản của marketing điện tử; Ưu điểm
của marketing điện tử so với marketing truyền thống;
-
Trình bày và phân tích được những tác động của thương mại điện tử đến hoạt
động marketing đối với các ngành nghề khác;
-
Trình bày được những ứng dụng marketing điện tử trong doanh nghiệp: Nghiên
cứu thị trường qua mạng; Phân tích hành vi mua sắm của khách hàng qua mạng;
Phân đoạn thị trường trong marketing điện tử; Các chiến lược marketing điện tử
hỗn hợp (E-marketing mix);
-
Trình bày được những ứng dụng marketing điện tử trong hoạt động xuất nhập
khẩu: Khai thác hệ thống các Trade Points trên Internet để quảng cáo; Khai thác
các sàn giao dịch thương mại điện tử B2B; Tìm hiểu thơng tin thị trường qua Sở
giao dịch hàng hố trên Internet; Tìm kiếm thị trường và khách hàng trên
Internet; Hệ thống thông tin xúc tiến thương mại trên Internet; Các website
thơng tin xúc tiến thương mại điển hình
170
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
4.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
4.1.1. Các khái niệm cơ bản về marketing điện tử (E-marketing)
Trước khi chúng ta tìm hiểu về khái niệm E-marketing, chúng ta tìm hiểu khái
niệm về marketing.
Theo Philip Koler: “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả
mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thơng qua các hình thức trao đổi.” Định
nghĩa này bao trùm cả marketing xã hội và marketing trong sản xuất.
Nhu cầu (Needs): là cảm giác về sự thiếu hụt về một cái gì đó mà con người
cảm nhận được. Ví dụ: nhu cầu đi lại, ăn uống, học hành, giải trí… Nhu cầu này
khơng phải do xã hội hay người làm marketing tạo ra mà chúng tồn tại như một bộ
phận cấu thành của con người.
Mong muốn (Wants) là sự ao ước có được những thứ cụ thể để thoả mãn những
nhu cầu sâu xa. Mong muốn của con người khơng ngừng phát triển và được định
hình bởi các điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội… như trường học; nhà thờ, chùa
chiền; gia đình, tập thể và các doanh nghiệp kinh doanh. Mong muốn đa dạng hơn
nhu cầu rất nhiều. Một nhu cầu có thể có nhiều mong muốn. Các doanh nghiệp
thơng qua hoạt động marketing có thể đáp ứng các mong muốn của khách hàng để
thực hiện mục tiêu của mình.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về E-marketing:
Giáo sư Joel Reedy và và Kenneth Zimmerman đã đưa ra khái niệm marketing
điện tử như sau: “Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động để thoả mãn nhu
cầu và mong muốn của khách hàng thông qua Internet và các phương tiện điện
tử”. Marketing điện tử bao gồm tất cả các hoạt động trực tuyến hay dựa trên hình
thức trực tuyến giúp nhà sản xuất có thể đơn giản hóa q trình sản xuất các sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của người
tiêu dùng. Marketing điện tử sử dụng công nghệ mạng máy tính vào việc thực hiện
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
171
phối hợp nghiên cứu thị trường, hỗ trợ phát triển sản phẩm, các chiến lược và chiến
thuật phát triển nhằm thuyết phục người tiêu dùng mua hàng, cung cấp các hình
thức phân phối trực tuyến, tạo lập và duy trì các bản báo cáo về khách hàng, kiểm
soát các dịch vụ khách hàng, thu thập các thông tin phản hồi từ khách hàng.
Giáo sư Jody Strauss và các tác giả nghiên cứu của ông đã đưa ra khái niệm:
“Marketing điện tử là việc ứng dụng công nghệ thông tin để chuyển đổi chiến lược
marketing nhằm tạo ra nhiều giá trị hơn cho khách hàng (thông qua những chiến
lược phân đoạn, mục tiêu, khác biệt hóa và định vị), hoạch định và thực thi hiệu
quả chiến lược marketing – mix, tạo lập những sự trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu
của khách hàng”.
Từ khái niệm này có thể thấy rằng, marketing điện tử là kết quả của marketing
truyền thống dựa trên việc ứng dụng CNTT. Việc ứng dụng CNTT tác động đến
marketing truyền thống theo hai cách: Thứ nhất là tăng tính hiệu quả trong các
chức năng của marketing truyền thống. Thứ hai, CNTT làm thay đổi về chất cấu trúc
chiến lược marketing. Sự thay đổi này dẫn đến những mơ hình kinh doanh mới cho
phép gia tăng giá trị cho khách hàng và/hoặc doanh nghiệp. Qua đó chúng ta có cái
nhìn tổng quan về E-marketing:
E-marketing (Internet marketing hay online marketing), hay tiếp thị
trực tuyến, là việc thực hiện các hoạt động marketing sử dụng các ứng dụng công
nghệ số, thông qua mạng kết nối tồn cầu Internet, các mạng truyền thơng và các
phương tiện điện tử, dựa trên dữ liệu số về đặc điểm và hành vi của khách hàng để
kết nối, tương tác, thấu hiểu và thỏa mãn những nhu cầu của khách hàng nhằm
mang đáp ứng và lại kết quả kinh doanh tốt nhất cho doanh nghiệp.
Sự xuất hiện của Internet đã đem lại nhiều lợi ích như chi phí thấp để truyền
tải thông tin và truyền thông (media) đến số lượng lớn đối tượng tiếp nhận, thông
điệp được truyền tải dưới nhiều hình thức khác nhau như văn bản, hình ảnh, âm
thanh, phim và trị chơi. Với bản chất tương tác của E-marketing, đối tượng nhận
thơng điệp có thể phản hồi tức khắc hay giao tiếp trực tiếp với đối tượng gửi thông
điệp. Đây là lợi thế lớn của tiếp thị trực tuyến so với các loại hình khác.
172
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Tiếp thị trực tuyến kết hợp tính sáng tạo và kỹ thuật của Internet, bao gồm
thiết kế, phát triển, quảng cáo và bán hàng. Tiếp thị trực tuyến bao gồm các hình
thức như tiếp thị qua cơng cụ tìm kiếm (search engine marketing - SEM), tiếp thị
hiển thị (display marketing), tiếp thị qua mạng xã hội (social media marketing),
tiếp thị nội dung (content marketing), tiếp thị qua thư điện tử (e-mail marketing),
tiếp thị liên kết (affiliate marketing), v.v... Hình thức tiếp thị di động (mobile
marketing) đang phát triển mạnh mẽ.
Hình 4.1: Một số hoạt động chính trong marketing điện tử
4.1.2. Các hình thức phát triển cơ bản của marketing điện tử
Ngày nay, khi sự phổ biến của các thiết bị có khả năng truy cập phương tiện
kỹ thuật số dẫn đến sự tăng trưởng đột ngột. Số liệu thống kê vào năm 2012 và
2019 cho thấy tiếp thị kỹ thuật số nói riêng và marketing điện tử nói chung vẫn
đang phát triển nhanh chóng và chiếm lĩnh khắp các hoạt động kinh doanh doanh
nghiệp trong tất cả các ngành nghề. Với sự phát triển của phương tiện truyền thông
xã hội trong những năm 2000, như LinkedIn, Facebook, YouTube và Twitter, người
tiêu dùng trở nên phụ thuộc rất nhiều vào liên
quan đến hoạt động thương mại điện tử.
Trong năm 2007 các cơ quan quản lý nhà nước đã tiến hành soạn thảo
hai thông tư hướng dẫn Nghị định Thương mại điện tử. Đó là Thơng tư
của Bộ Cơng Thương về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện
tử và Thông tư liên tịch Bộ Công Thương – Bộ Y tế hướng dẫn việc bán
thuốc qua các phương tiện điện tử. Đến cuối năm 2007, hai thơng tư
này đã cơ bản hồn thành về mặt nội dung và được đưa ra xin ý kiến
rộng rãi của doanh nghiệp trước khi chính thức ban hành.
Thông tư hướng dẫn Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại điện
tử về giao kết hợp đồng trên website thương mại điện tử được xây dựng
trong bối cảnh số lượng website thương mại điện tử đang gia tăng nhanh
chóng tại Việt Nam. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện vẫn chưa điều
chỉnh về quy tắc giao dịch cũng như mơ hình hoạt động của các website
thương mại điện tử. Mọi giao dịch được tiến hành một cách tự phát và
khơng có cơ sở pháp lý để giải quyết những tranh chấp phát sinh. Vì
vậy, Thơng tư được xây dựng nhằm thiết lập những nguyên tắc và chuẩn
mực chung cho các website thương mại điện tử, nâng cao tính minh
bạch của môi trường giao dịch, đồng thời giúp bảo vệ và cân bằng lợi
ích của các bên tham gia.
Nội dung chính của Thơng tư gồm những quy định về quy trình giao kết
hợp đồng trên website thương mại điện tử, thời điểm giao kết và giá trị
pháp lý của hợp đồng giao kết bằng chức năng đặt hàng trực tuyến;
nguyên tắc chung và những quy định cụ thể về cung cấp thông tin liên
quan đến các điều khoản hợp đồng. Thông tư cũng quy định chi tiết các
cơ chế bảo vệ quyền lợi khách hàng trên website thương mại điện tử
như cơ chế rà soát và xác nhận điều khoản hợp đồng, thủ tục chấm dứt
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
281
hợp đồng, giải quyết tranh chấp và nghĩa vụ bảo vệ thông tin cá nhân
của khách hàng trên website thương mại điện tử.
Văn bản thứ hai hướng dẫn Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về Thương mại
điện tử được xây dựng trong năm 2007 là Thông tư liên tịch Bộ Công
Thương – Bộ Y tế hướng dẫn việc bán buôn thuốc qua các phương tiện
điện tử. Thuốc là mặt hàng thích hợp cho mua bán trực tuyến vì có giá
trị cao, khối lượng nhỏ. Việc bán thuốc và công khai giá thuốc trên mạng
Internet sẽ giúp người dân cũng như doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các
nguồn thuốc khác nhau, góp phần bình ổn giá thuốc trên thị trường. Mặt
khác, thuốc chữa bệnh là mặt hàng kinh doanh đặc biệt, trực tiếp ảnh
hưởng đến sức khỏe và tính mạng con người nên cũng cần có những
quy định riêng, tránh việc lợi dụng bán thuốc qua mạng để có hành vi
gian lận, lừa dối khách hàng. Cho tới nay đã có một số doanh nghiệp
đầu tư thiết lập website bán thuốc qua mạng. Tuy nhiên, do chưa có cơ
sở pháp lý để điều chỉnh hoạt động bán thuốc qua mạng nên những
doanh nghiệp này mặc dù đã thiết lập website vẫn chưa thể tiến hành
kinh doanh trong thực tế.
Nghị định 79/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Dược cũng đã đề cập đến việc bán
thuốc qua mạng. Khoản 4c Điều 43 của Nghị định quy định rõ: “Bộ
Thương mại phối hợp với Bộ Y tế xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền
ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và triển khai thực hiện các
quy định pháp luật về thương mại điện tử trong lĩnh vực kinh doanh
thuốc”. Trên cơ sở đó, Th ơng tư liên tịch hướng dẫn việc bán buôn thuốc
qua các phương tiện điện tử được xây dựng với mục tiêu thiết lập hành
lang pháp lý cho hoạt động này trong thực tế. Do đặc thù của mặt hàng
thuốc là sản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người trong
khi năng lực quản lý cũng như trình độ người tiêu dùng chưa đủ đáp ứng
282
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
các điều kiện để tiến hành giao dịch trên Internet, nội dung của Thông
tư chỉ tập trung điều chỉnh hoạt động bán buôn, chưa cho phép bán lẻ
thuốc qua các phương tiện điện tử.
6.4.4.Nghị định số 26/2007/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ
chứng thực chữ ký số
Nghị định số 26/2007/NĐ-CP được ban hành ngày 15/2/2007. Nghị định
này quy định về chữ ký số và các nội dung cần thiết liên quan đến sử
dụng chữ ký số, bao gồm chứng thư số và việc quản lý, cung cấp và
sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là những quy định nền tảng
để thiết lập một cơ chế đảm bảo an ninh an toàn cũng như độ tin cậy
của các giao dịch điện tử, thúc đẩy thương mại điện tử phát triển mạnh
mẽ hơn.
Giá trị pháp lý của chữ ký số
Chữ ký số là dạng chữ ký điện tử cho phép xác nhận sự chấp thuận
của người ký đối với nội dung thơng điệp, đồng thời chứng thực sự tồn vẹn
của thông điệp dữ liệu từ thời điểm được ký.
Điều 8 Nghị định về Chữ ký số và Dịch vụ chứng thực chữ ký số đã
chính thức thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các giao dịch điện
tử: “Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì u cầu
đối với một thơng điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu
đó được ký bằng
chữ ký số”.
Với chủ trương của Ban soạn thảo xây dựng Nghị định thật chi tiết để có
thể đưa vào triển khai ngay trong thực tế mà không cần các văn bản
hướng dẫn thi hành, Nghị định này đi sâu vào những vấn đề mang tính
kỹ thuật về quản lý và cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Các quy
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
283
định được chi tiết hóa trong 72 điều, chia thành 11 chương:
Chương 1: Những quy định chung: quy định phạm vi điều chỉnh,
đối tượng áp dụng, các chính sách phát triển dịch vụ chứng thực chữ ký
số, trách nhiệm quản lý nhà nước và những hành vi bị nghiêm cấm liên
quan đến chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Chương 2: Chữ ký số và chứng thư số: quy định về giá trị pháp lý
của chữ ký số; nội dung của chứng thư số; một số vấn đề liên quan đến
chữ ký số và chứng thư số của cơ quan, tổ chức; giá trị pháp lý của chữ
ký số và chứng thư số nước ngoài.
Chương 3: Điều kiện hoạt động của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng
thực chữ ký số công cộng: quy định về điều kiện, quy trình thủ tục cấp
phép, gia hạn và thu hồi giấy phép của các tổ chức cung cấp dịch vụ
chứng thực chữ ký số công cộng.
Chương 4: Hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký số công cộng: quy định việc cấp, gia hạn, tạm
dừng, phục hồi và thu hồi chứng thư số; tạo cặp khóa và các dịch vụ có
liên quan của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng.
Chương 5: Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cung cấp và
sử dụng dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng: quy định quyền và
nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
cũng như quyền và nghĩa vụ của thuê bao.
Chương 6: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên
dùng: quy định điều kiện, thủ tục đăng ký hoạt động, quyền và nghĩa
vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng;
điều kiện, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động cho
những tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng
muốn đảm bảo giá trị pháp lý của chữ ký số cho các thuê bao của mình
như đối với chữ ký số của thuê bao của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng
284
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
thực chữ ký số công cộng.
Chương 7: Công nhận chữ ký số, chứng thư số và hoạt động cung
cấp dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước
ngồi: quy định về điều kiện, thủ tục cơng nhận chữ ký số, chứng thư
số nước ngoài và hoạt động cung cấp dịch vụ của tổ chức cung cấp dịch
vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài.
Chương 8: Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc
gia:
quy định về điều kiện hoạt động, quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung
cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia.
Chương 9-11: quy định việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại và
bồi thường thiệt hại; thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và các điều
khoản thi hành.
6.4.5.Nghị định số 27/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong
hoạt động tài chính
Ngày 23/2/2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2007/NĐ-CP quy
định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính.
Nghị định này ra đời nhằm đảm bảo các điều kiện cần thiết để hình
thành và phát triển một mơi trường giao dịch điện tử an tồn, hiệu quả,
giúp Chính phủ quản lý được giao dịch điện tử trong hoạt động nghiệp
vụ tài chính, giảm thiểu hậu quả xấu phát sinh trong giao dịch điện tử
như trốn thuế, gian lận khi lập hóa đơn chứng từ, v.v…, đồng thời tạo
điều kiện thuận lợi cho tiến trình cải cách của ngành tài chính trên nền
tảng ứng dụng công nghệ thông tin.
Nghị định gồm 25 điều chia thành 5 chương và điều chỉnh hai nội dung
chính sau:
Chứng từ điện tử (Chương 2): quy định giá trị pháp lý của chứng
từ điện tử; việc ký, mã hóa, chuyển đổi, hủy, tiêu hủy, niêm phong, tạm
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
285
giữ hoặc tịch thu chứng từ điện tử; việc sử dụng hệ thống thông tin tự
động để gửi, nhận, và xử lý chứng từ điện tử.
Giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính (Chương 3): quy định
về trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức, cá nhân khi tham gia giao dịch
điện tử trong hoạt động tài chính; tổ chức cung cấp dịch vụ giá trị gia
tăng; dịch vụ chứng thực chữ ký số trong hoạt động tài chính; bảo đảm
mơi trường thực hiện giao dịch điện tử trong ngành tài chính và giữa tổ
chức, cá nhân với ngành tài chính; quản lý nhà nước về giao dịch điện
tử trong hoạt động tài chính.
Lĩnh vực tài chính là một lĩnh vực rộng, liên quan đến các mặt của đời
sống kinh tế - xã hội và bao gồm nhiều hoạt động nghiệp vụ như nghiệp
vụ tài chính - ngân sách, thuế, hải quan, kho bạc, kế toán, kiểm toán,
v.v… Mỗi nghiệp vụ này có những quy trình mang tính đặc thù và do đó
đặt ra u cầu khác nhau cho q trình triển khai ứng dụng giao dịch
điện tử. Trong bối cảnh đó, Nghị định về Giao dịch điện tử trong hoạt
động tài chính mới chỉ là những quy định khung, tạo cơ sở pháp lý cho
việc xây dựng các thông tư hướng dẫn cho từng lĩnh vực cụ thể sau này.
Bộ Tài chính hiện đang dự thảo bốn thơng tư hướng dẫn Nghị định trong
các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan, kho bạc nhà nước, thuế, chứng khốn
và một thơng tư hướng dẫn về quy định kỹ thuật cho giao dịch điện tử
trong hoạt động nghiệp vụ tài chính.
6.4.6.Nghị định số 35/2007/NĐ-CP về giao dịch điện tử trong
hoạt động ngân hàng
Ngân hàng là một trong những lĩnh vực ứng dụng công nghệ thông tin
sớm nhất ở Việt Nam. Giao dịch điện tử đã được triển khai trong hoạt
động nghiệp vụ ngân hàng từ cuối những năm 1990. Quyết định
196/TTg ngày 1/4/1997 và Quyết định 44/2002/TTg ngày 21/3/2002
của Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng chứng từ điện tử và chữ ký
286
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
điện tử trong nghiệp vụ kế toán và thanh toán ngân hàng có thể coi là
những văn bản pháp lý đầu tiên liên quan đến giao dịch điện tử tại Việt
Nam. Tuy nhiên, chỉ với sự ra đời của Nghị định về Giao dịch điện tử
trong hoạt động ngân hàng, khung pháp lý cho lĩnh vực này mới cơ bản
được hoàn thành, đặt nền móng cho q trình mở rộng triển khai giao
dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng và phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử, hỗ trợ hiệu quả các giải pháp thanh toán cho thương mại điện
tử tại Việt Nam.
Nghị định số 35/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 về Giao dịch điện tử trong
hoạt động ngân hàng là Nghị định thứ ba liên tiếp được ban hành trong
năm 2007 nhằm hướng dẫn Luật Giao dịch điện tử. Nghị định này tập
trung hướng dẫn việc áp dụng Luật Giao dịch điện tử cho các hoạt động
ngân hàng cụ thể, bảo đảm những điều kiện cần thiết về môi trường
pháp lý để củng cố, phát triển các giao dịch điện tử an toàn và hiệu quả
đối với hệ thống ngân hàng.
Nghị định gồm 5 chương, 29 điều, với hai nội dung điều chỉnh chính như
sau:
-Giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng (Chương 2): xác định
phạm vi các giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng; quy định về
điều kiện giao dịch điện tử; quy định các loại chữ ký điện tử sử dụng
trong hoạt động ngân hàng và tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ
ký điện tử.
- Chứng từ điện tử trong hoạt động ngân hàng (Chương 3): hướng dẫn
bổ sung, làm rõ những quy định về nội dung, tính hợp pháp, hợp lệ, định
dạng của chứng từ điện tử; nguyên tắc lập, kiểm soát, xử lý, sử dụng,
chuyển đổi, lưu trữ, bảo quản chứng từ điện tử trong giao dịch điện tử
ngân hàng; việc ký và giá trị của chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
287
TÓM TẮT BÀI 6
Trong bài này, tác giả đã trình bày những vấn đề cơ bản đối với quy định pháp
lý trong hoạt động thương mại điện tử của doanh nghiệp, bao gồm:
-
Luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL;
-
Luật mẫu về chữ ký điện tử của UNCITRA;
-
Công ước của Liên hợp quốc về sử dụng chứng từ điện tử trong hợp đồng
thương mại quốc tế;
-
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Hoa Kỳ;
-
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Singapore;
-
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Canada;
-
Khung pháp lý về thương mại điện tử của EU;
-
Khung pháp lý về thương mại điện tử của APEC;
-
Những quy định liên quan đến thương mại điện tử: Incoterms 2000; eUCP;
-
Khung pháp lý về thương mại điện tử của Việt Nam.
288
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CÂU HỎI ƠN TẬP
Câu 2.1: Phân tích vai trị của việc xây dựng khuôn khổ pháp lý đối với sự phát triển
của thương mại điện tử.
Câu 2.2: Phân tích các vấn đề liên quan đến Luật thương mại cần chú ý khi xây dựng
khuôn khổ pháp ý cho thương mại điện tử.
Câu 2.3: Phân tích các khung pháp lý liên quan đến hoạt động thương mại điện tử
tại các quốc gia trên thế giới và các tổ chức liên quan.
Câu 2.4: Phân tích các khung pháp lý liên quan đến hoạt động thương mại điện tử
tại Việt Nam
Câu 2.5 Cho biết các nghị định liên quan đến việc triển khai các hoạt động thương
mại điện tử tại Việt Nam
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG
Bài 1: Doanh nghiệp A chuyên bán các mặt hàng nông sản xuất khẩu sang các quốc
gia Châu Âu và Mỹ. Năm 2019 Doanh nghiệp A ký hợp đồng xuất khẩu 3 tấn hạt tiêu
đã qua xử lý vào thị trường Nam phi, hợp đồng được thực hiện thông qua các chứng từ
điện từ, bao gồm chữ ký số điện tử. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng đã
xảy ra tranh chấp về tính pháp lý đã ký giữa hai bên, dẫn tới hợp đồng trên khơng được
thanh tốn từ đối tác đến từ Nam Phi.
Hãy phân tích và cho biết trong trường hợp trên doanh nghiệp A cần tiến hành các
khung pháp lý nào liên quan để giải quyết các tranh chấp trên với đối tác.
Gợi ý:
-
Tham khảo các luật và quy định liên quan ảnh hưởng đến hợp đồng 2 bên.
-
Phân tích tính pháp lý và đưa ra các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho việc xử lý
trường hợp trên.
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
289
Bài 2: Doanh nghiệp B được thành lập năm 2005, chuyên sản xuất và bán các sản
phẩm liên quan đến dinh dưỡng: bột ngũ cốc và các loại hạt dinh dưỡng. Ban giám đốc
doanh nghiệp quyết định mở rộng mơ hình kinh doanh và bán sản phẩm của mình trên
các sàn thương mại điện tử : shopee, lazada, tiki. Trong quá trình tìm hiểu doanh nghiệp
thấy rằng sản phẩm thương hiệu mình đang bán trên thị trường đang được bán rất
nhiều trên các sàn thương mại điện tử trên nhưng chưa được sự cho phép từ doanh
nghiệp, bên cạnh đó doanh nghiệp phát hiện có một doang nghiệp khác đã lấy tên
thương hiệu mình để tạo shop bán hàng online trên đó cho nên doanh nghiệp B không
thể đăng ký tên của mình (Doanh nghiệp B đã đăng ký độc quyền thương hiệu).
Hãy tìm hiểu và đưa ra giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp B trong tình huống trên.
Gợi ý:
-
Tìm hiểu các luật và quy định liên quan đến hoạt động thương mại điện tử, sở
hữu thương hiệu.
-
Phân tích và đưa ra giải pháp thông qua các pháp lý liên quan.
290
BÀI 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
Bộ công thương, Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2008
Bộ Thương mại, 2005, Kế hoạch phát triển thương mại điện tử 2006-2010
Bộ Thương mại, 2003, Hiện trạng ứng dụng thương mại điện tử tại Việt Nam
Nguyễn Thi Mơ, Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, NXB Lao động
– Xã hội
Báo cáo của hiệp hội Thương mại Việt Nam – Vecom
Báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2018, 2019 – Bộ Công thương, cục thương
mại điện tử và công nghệ thông tin
Báo cáo toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam và thế giới - Câu lạc bộ Doanh
nghiệp Xuất khẩu Tp.HCM gọi tắt là VEXA (Vietnam Exporters Association in Ho Chi
Minh City)
Tiếng Anh
Efraim Turban, 2008, Electronic Commerce: A Managerial Perpective, Pearson
International Edition
Kenneth C. Laudon, 2008, E-commerce, Prentice Hall
Carol
V.Brown, 2009,
Managing
Information
Internation Edition
Simon Collin, 2000, E-marketing, Wiley.
UNCTAD, E-commerce and development Report 2004
UNCTAD, E-commerce and development Report 2006
Technology,
Pearson