Tải bản đầy đủ (.docx) (108 trang)

Luan van TNDH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (455.56 KB, 108 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b>LỜI CẢM ƠN!</b></i>


Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này chúng tôi đã nhận
được sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Xã hội trường ĐHSP Hà Nội,
đặc biệt là sự chỉ đạo hướng dẫn tận tình của Thạc sĩ - Giảng viên chính
Đinh Văn Thiện. Chúng tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới
thầy.


Do thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài này có hạn, nên khơng
tránh khỏi những thiếu sót; chúng tơi rất mong nhận được nhiều ý kiến chỉ
bảo của các thầy, các cô cùng các ý kiến đóng góp của các bạn đồng
nghiệp, các bạn yêu tiếng Việt.


Xin trân trọng cảm ơn!


Hưng Yên, ngày 20 tháng 6 năm 2009
<b> Người thực hiện đề tài :</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>MỤC LỤC</b>


Trang


<b>Lời cảm ơn </b> <i><b> 1</b></i>


Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài 3


II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4


III. Ý nghĩa của đề tài 4



IV. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5


V. Phương pháp nghiên cứu 5


VI. Bố cục bài tập 5


<b>Chương I : Cơ sở lí thuyết của đề tài</b>
I. Từ và từ tiếng Việt 6


II. Nghĩa của từ 7


III. Hiện tượng nhiều nghĩa. Các phương thức chuyển nghĩa 11


IV. Thành ngữ 17


V. Các cách giải nghĩa từ ngữ 19


<b>Chương II : Văn bản “Sông nước Cà Mau” - Giải nghĩa từ ngữ </b>
I. Văn bản “Sông nước Cà Mau” <i><b> 41</b></i>


II.Nghĩa của các từ ngữ trong văn bản “Sông nước Cà Mau” 43


<b>Kết luận. 104 </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>PHẦN MỞ ĐẦU</b>


<b>I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI</b>


<b>1. Từ ngữ là đơn vị quan trọng của ngôn ngữ. Sự tồn tại của từ ngữ là</b>
biểu hiện của sự tồn tại ngôn ngữ, số lượng từ ngữ là minh chứng cho khả


năng diễn đạt của ngơn ngữ. Do đó, khi nghiên cứu ngôn ngữ rất nhiều nhà
khoa học chọn xuất phát điểm là từ ngữ và dành cho những một sự quan tâm
thích đáng. Có thể kể đến những cơng trình nghiên cứu về từ ngữ Tiếng Việt
của các tác giả như: Nguyễn Văn Tu, Hoàng Văn Hành, Đỗ Hữu Châu,
Nguyễn Giáp, Hồ Lê…


Tuy nhiên, những nghiên cứu trên đây mới tập trung làm rõ những đặc
điểm khái quát về cấu tạo, về nghĩa… của từ ngữ Tiếng Việt. Chưa có một
cơng trình nào tập trung làm rõ nghĩa của từ ở một văn bản cụ thể, đặc biệt
là văn bản: “Sông nước Cà Mau ” trong SGK ngữ văn lớp 6 tập II.


2. Việc giảng dạy văn bản đọc- hiểu ở trường THCS không thể thực
hiện hiệu quả nếu giáo viên và học sinh không nắm được nghĩa của từng từ
ngữ cụ thể trong văn bản đó.


<b>3. Xu hướng tích hợp trong giảng dạy buộc người giáo viên phải biết</b>
vận dụng những kiến thức liên ngành, mà cụ thể trong ngôn ngữ văn là biết
vận dụng các kiến thức của phân môn Tiếng Việt vào giảng dạy trong văn
bản đọc hiểu và giảng dạy Tập làm văn. Nắm được nghĩa của các từ ngữ cụ
thể sẽ là điều kiện để học sinh làm giàu vốn từ.


<b>4. Hơn nữa, nghĩa của từ ngữ tồn tại ở hai dạng: Tĩnh và động. </b>


Nghĩa của từ ngữ ở trạng thái tĩnh được hiểu là nghĩa tiềm năng của từ
ngữ khi chưa được đem ra sử dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Từ những lí do trên đây, chúng tơi chọn đề tài : Giải nghĩa từ ngữ trong
<i><b>văn bản “Sông nước Cà Mau” làm đối tượng nghiên cứu của bài tập tốt</b></i>
nghiệp này.



<b>II. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU</b>
<b> 1. Mục đích nghiên cứu. </b>


Thực hiện đề tài này chúng tôi làm rõ các đặc điểm về nghĩa của từ,
mối quan hệ giữa nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh với nghĩa của từ ở trạng thái
động.


<b>2. Nhiệm vụ nghiên cứu. </b>


Để đạt được mục đích trên chúng tơi đặt ra các nhiệm vụ sau:


- Đọc các tài liệu có liên quan về nghĩa của từ ngữ để xây dựng cơ sở lí luận
cho đề tài.


- Thống kê các từ có trong văn bản : “Sông nước Cà Mau”.


- Tham khảo từ điển Tiếng Việt để xác định nghĩa của từ ngữ ở trạng thái tĩnh.
- Dựa vào hoàn cảnh sử dụng cụ thể xác định nghĩa của từ ngữ ở trạng thái động.
<b>III. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI: </b>


<b> 1. Ý nghĩa lí luận: </b>


<b> Những kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần làm sáng tỏ</b>
những đặc điểm về nghĩa của từ: nhất là mối quan hệ giữa nghĩa của từ
ngữ ở trạng thái tĩnh với nghĩa của từ ngữ ở trạng thái động.


<b>2. Ý nghĩa thực tiễn:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

IV.<b> ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU. </b>
<b> </b> <b>1. Đối tượng nghiên cứu. </b>



Đối tượng nghiên cứu của bài tập này là nghĩa của từ ngữ ở cả trạng
thái tĩnh và động.


<b>2. Phạm vi nghiên cứu</b>


Trong khuôn khổ của một bài tập tốt nghiệp chúng tôi hạn chế nghĩa
của từ ngữ chỉ ở một văn bản, cụ thể là văn bản “Sông nước Cà Mau”


Mặt khác, chúng tôi chỉ nghiên cứu nghĩa của danh từ chung, động từ,
tính từ và thành ngữ.


<b>V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU</b>


Thực hiện đề tài này chúng tôi thực hiện những phương pháp và thủ
pháp sau:


- Phương pháp diễn dịch,
- Phương pháp tổng hợp,


- Phương pháp phân tích ngữ nghĩa,
- Phương pháp phân tích ngữ cảnh,
- Phương pháp thống kê...


<b>VI. BỐ CỤC BÀI TẬP</b>


Bài tập này ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, được
triển khai thành hai chương:


<i><b>Chương I: Cơ sở lí thuyết</b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

<b>CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI</b>
<b>I. TỪ VÀ TỪ TIẾNG VIỆT</b>


<b> 1. Từ</b>


Theo giáo trình của thầy Đỗ Hữu Châu, từ được hiểu như sau: “Từ là
đơn vị lớn nhất của hệ thống ngơn ngữ… nhưng nó lại là đơn vị nhỏ nhất ở
trong câu, là đơn vị trực tiếp để tạo câu”. Nó là những đơn vị thực tại hiển
nhiên của ngơn ngữ, có tính sẵn có cố định bắt buộc, nó có các hình thức
ngữ âm và các ý nghĩa.


Ví dụ: Nhà, đường, sáng...
<b>2. Từ Tiếng Việt. </b>


“Từ của Tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến, mang
những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất
định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định lớn nhất trong Tiếng Việt và
nhỏ nhất để tạo câu”(Đỗ Hữu Châu – từ vựng ngữ nghĩa Tiếng Việt/ trang 16)
Từ Tiếng Việt có các đặc điểm về ngữ âm, ngữ pháp như sau:


Về ngữ âm: Hình thức âm thanh của từ Tiếng Việt cố định bất biến ở mọi
vị trí, mọi quan hệ và các chức năng trong câu.


- Tính cố định, bất biến về âm thanh là điều kiện hết sức thuận lợi giúp
chúng ta nhận diện được từ khá dễ dàng.


- Tính cố định, bất biến có quan hệ mật thiết với tính độc tương đối cao
của từ tiếng Việt đối với câu, với ngơn cảnh.



Về ngữ pháp: Nó khơng biểu hiện trong nội bộ từ mà biểu hiện chủ yếu ở
ngoài từ, trong tương quan của nó với các từ khác trong câu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

trực tiếp hay gián tiếp… Nó có khả năng làm các thành phần trong câu như
chủ ngữ, vị ngữ, khả năng chi phối các thành phần phụ trong cụm từ, trong câu.


Đặc điểm ngữ pháp của từ khơng hồn tồn độc lập với nghĩa.Đặc
điểm ngữ pháp của từ chính là những biểu hiện ở khả năng tạo câu của một
ý nghĩa nào đó của từ. Ý nghĩa của từ là cơ sở của đặc điểm ngữ pháp.
Ngược lại, đặc điểm ngữ pháp là cái khn hình thức để nhận định một ý nghĩa.


Vì vậy, các đặc điểm ngữ pháp thường là căn cứ khách quan để xác
định các ý nghĩa khác nhau của một hình thức ngữ âm.


Đơn vị cấu tạo của từ là hình vị ( cịn gọi là từ tố, tiếng)


Có 3 phương thức cấu tạo từ đó là: Từ hố hình vị, ghép và láy
II. NGHĨA CỦA TỪ


Theo sgk ngữ văn lớp 6 tập 1( NXB – GD ) ta có khái niệm về nghĩa
của từ như sau: Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ... )
mà từ biểu thị.


Theo thầy Đỗ Hữu Châu từ có những thành phần ý nghĩa sau:
- Ý nghĩa biểu vật ứng với chức năng biểu vật.


- Ý nghĩa biểu niệm ứng với năng biểu niệm.
- Ý nghĩa biểu thái ứng với chức năng biểu thái.


<b>1. Nghĩa biểu vật</b>



“Ý nghĩa biểu vật là sự phản ánh sự vật hiện tượng... trong thực tế vào
ngơn ngữ. Đó là những mẩu, những mảnh, những đoạn cắt của thực tế,
nhưng khơng hồn tồn trùng với thực tế”.(Từ vựng ngữ nghĩa – Tiếng Việt)


Trong từ vựng của tất cả các ngôn ngữ có một bộ phận lớn các từ mà ý
nghĩa biểu vật của chúng trùng với sự vật, biểu vật, biểu tượng, tính chất...
ngồi ngơn ngữ. Nhưng đối với các từ thơng thường thì khác.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

bộ phận khơng đồng đều, ứng với những đoạn cắt không trùng danh giới
của thực tế.


Chẳng hạn như: Để chỉ hoạt động “ dùng nước làm cho sạch”ở tiếng
Việt có các từ : Rửa, dội, giặt, vo…, ở tiếng Anh chỉ có một từ: To wash
(làm sạch). Như thế số lượng từ của ngôn ngữ này ứng với một phạm vi sự
vật, hiện tượng... khách quan có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với số lượng
từ ngữ ở ngôn ngữ kia.


Ý nghĩa biểu vật không phải là sự vật, hiện tượng... y như chúng có
trong thực tế khách quan . Chúng chỉ bắt nguồn từ đó mà thơi.


<b> b. Tính cá thể, cụ thể của sự vật, hiện tượng... trong thực tế và tính khái</b>
quát của các ý nghĩa biểu vật.


Trong thực tế khách quan, sự vật, hiện tượng bao giờ tồn tại chỉ trong dạng cá thể .
Hơn thế nữa, sự vật, hiện tượng... trong thực tế khách quan gắn bó
chặt chẽ với nhau trong tính cụ thể của chúng. Do tính khái qt mà ý nghĩa
biểu vật khơng trùng với sự vật, hiện tượng... trong thực tế khách quan vốn có
các đặc trưng là cá thể và cụ thể.



Ý nghĩa biểu vật của từ trong ngơn ngữ có tính khái qt, nhưng cách
khái quát không giống nhau. Sự khác nhau này thể hiện:


- Phạm vi rộng hẹp của các loại mà từ biểu thị.


- “Quan niệm” riêng của từng ngôn ngữ trong việc khái quát các ý
nghĩa biểu vật thành các loại khác nhau.Ý nghĩa biểu vật cũng không phải là
sự vật hiện tượng trong thực tế khách quan, bởi nó có tính khái qt (khái
qt rộng hoặc hẹp hơn).


Ví dụ: Từ “Củ” trong “củ sắn, củ khoai” (bao gồm dễ). Nhưng “củ su
hào” lại bao gồm thân.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

thuận lợi làm xuất hiện ý nghĩa biểu vật này hoặc cản trở sự xuất hiện ý nghĩa
biểu vật kia trong một ngôn ngữ nào đấy.


<b> 2. Ý nghĩa biểu niệm </b>


“Ý nghĩa biểu niệm của từ là tập hợp một số nét, nghĩa chung và riêng, khái
quát và cụ thể theo một tổ chức, một trật tự nhất định. Giữa các nét những có
những quan hệ nhất định. Giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Tập
hợp này ứng với một hoặc mộy số ý nghĩa biểu vật của từ". (Trang 119- Từ
vựng- ngữ nghĩa Tiếng Việt).


Như thế sự vật, hiện tượng, tính chất... phản ánh vào tư duy của con
người thành các khái niệm, khái niệm được yên ngữ hoá thành ý nghĩa biểu
niệm của từ.


Ví dụ: “Bàn” (đồ dùng), (có mặt phẳng), (chân cứng) (dùng để đặt các
đồ vật, hay làm việc), (làm bằng gỗ, đá).. . (Đồ dùng) chính là nét nghĩa


chung khái qt các nét nghĩa cịn lại ( có mặt phẳng, chân cứng..) chính là
ý nghĩa biểu niệm.


Nghĩa biểu niệm là một tập các nét nghĩa phạm trù , khái quát chung
có nhiều từ nên có gọi nó là cấu trúc biểu niệm.


Tập hợp một số nét nghĩa thành ý nghĩa biểu niệm là một tập hợp có
quy tắc, giữa các nét nghĩa có những quan hệ nhất định. Các từ thuộc các từ
loại khác nhau,có cách tổ chức các nét nghĩa khác nhau.Còn các ý nghĩa
biểu niệm của những từ trong một từ loại có tổ chức giống nhau.


Ví dụ: cắt, chặt, lành, hiền... từng đơi một có tổ chức ý nghĩa biểu
niệm giống nhau.


So sánh nét nghĩa của các từ trong cặp chúng ta thấy có những nét
nghĩa chung cho nhiều từ và những nét nghĩa riêng cho từng từ.


Ví dụ: (Đồ dùng) là nét chung cho các từ (bàn, ghế, giường, tủ.)


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Các nét nghĩa cịn khác nhau ở tính chất khái quát và cụ thể. Một nét
nghĩa khái quát khi nó có thể được phân chia thành những nét nghĩa nhỏ hơn
nằm trong nó.


Tính chất khái quát ,cụ thể cũng là tương đối: nét nghĩa này so với nét
nghĩa bao trùm nó là nét nghĩa cụ thể, nhưng so với nét nghĩa hẹp hơn, do
nó phân hố ra, lại là nét nghĩa khái quát.


Nhưng các nét nghĩa khái quát không thể đưa về nét nghĩa khái qt hơn
mà chỉ có thể phân hố về các nét nghĩa cụ thể (Nét nghĩa phạm trù hay phạm
trù ngữ nghĩa).



Vậy làm cách nào để phát hiện ra các nét nghĩa? Chúng ta cần phải tìm
ra nhũng nét nghĩa chung, đồng nhất trong nhiều từ rồi lại đối lập những từ
có nét nghĩa cụ thể hơn, cứ như vậy cho đến khi gặp những nét nghĩa chỉ có
riêng trong một từ.


<b>3. Ý nghĩa biểu thái</b>


Thuộc phạm vi ý nghĩa biểu thái của từ là những nhân tố đánh giá
(to- nhỏ, tốt – xấu, ngắn – dài...) nhân tố cảm xúc ( dễ chịu – khó chịu, vui
buồn- sợ hãi...) nhân tố thái độ ( yêu, ghét, trọng, khinh…).


Sự vật, hiện tượng được biểu thị trong ngôn ngữ đều là những sự vật,
hiện tượng đã được nhận thức, được thể nghiệm bởi con người . Do đó,
cùng với tên gọi, con người thường gửi kèm những cách đánh giá của mình
( núi gợi ra cái gì to lớn; biển gợi ra cái mênh mông, mẹ gợi ra sự âu yếm,
dịu dàng... ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Tóm lại, từ là một thể thống nhất, cho nên mỗi thành phần ý nghĩa
chẳng qua chỉ là những phương diện khác nhau của cái thể thống nhất đó.
Sự hiểu biết đầy đủ về ý nghĩa của từ phải là sự hiểu biết thấu đáo từng mặt
nội dung nhưng cũng là sự hiểu biết tổng quát về những mối liên hệ quy
định lẫn nhau giữa chúng.


<b>III. HIỆN TƯỢNG NHIỀU NGHĨA</b>
<b> 1. Khái niệm</b>


<b> Trong quá trình phát triển lịch sử xã hội nảy sinh nhiều sự vật hiện</b>
tượng mới. Để làm trịn chức năng là cơng cụ giao tiếp và tư duy của mình,
ngơn ngữ phải sáng tạo thêm những từ mới để biểu thị những sự vật hiện


tượng mới có 2 con đường để sáng tạo thêm từ đó là: tạo từ mới với những
hình thức âm thanh mới và tạo ý nghĩa mới cho những từ có sẵn để chỉ
những sự vật hiện tượng mới. Đó chính là hiện tượng nhiều nghĩa của từ
Tiếng Việt.


Hiện tượng nhiều nghĩa có thể xảy ra cả với ý nghĩa biểu vật, cả với ý
nghĩa biểu niệm và ý nghĩa biểu thái.


Ở đây, chúng ta chỉ bàn tới những trường hợp nhiều nghĩa biểu vật và
nhiều nghĩa biểu thái.


<i><b> a. Hiện tượng nhiều nghĩa biểu vật </b></i>


Một từ nhưng biểu thị nhiều sự vật hiện tượng khác nhau.
Ví dụ: Mũi:


1. Bộ phận của cơ quan hô hấp.


2. Bộ phận nhọn của vũ khí: Mũi dao, mũi sáng.
3. Phần trước của tàu thuyền: Mũi tàu, mũi thuyền.
4. Phần đất nhơ ngồi biển: Mũi đất, mũi Cà Mau.


5. Năng lực cảm giác về mũi: Con chó có cái mũi rất thính .
6. Đơn vị quân đội: Mũi quân bên trái.


Ví dụ : Chín:


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

2. Nấu thức ăn đến lúc ăn được: cơm chín, thịt chín.
3. Có dùng lửa: vá chín.



4. Suy nghĩ kĩ, đầy đủ: nghĩ đã chín mới nói.
5. Thành thục: tài năng đã chín.


6. Phát triển đến cao độ cần phải giải quyết: tình hình đã chín lắm rồi.
7. Trang thái hổ thẹn cao độ, làm da mặt đỏ rực: ngượng chín cả người.
Căn cứ chủ yếu để xác định tính nhiều nghĩa biểu vật là các phạm vi,
các lĩnh vực sự vật, hiện tượng thực tế khác nhau ứng với từ.Có những
nghĩa biểu vật đã cố định ( hiện tượng nhiều nghĩa ngơn ngữ) và có những
nghĩa biểu vật xuất hiện trong ngôn bản, không cố định ( hiện tượng nhiều
nghĩa lời nói ).


Căn cứ để tách các nghĩa biểu vật là phạm vi sự vật, hiện tượng khác
nhau, ứng với từ, nhưng trong thực tế, việc xác định ranh giới thật dứt
khốt giữa các nghĩa biểu vật khơng dễ dàng.


b. Hiện tượng nhiều nghĩa biểu niệm


Một từ nhưng có khả năng diễn đạt nhiều khái niệm.
Mỗi ý nghĩa là một cấu trúc tương đối độc lập với nhau.
Ví dụ: Đứng:


1. (Ở tư thế) (thân thẳng góc với mặt nền) (trên hai chân đứng nghiêm. )
2. (Hoạt động) (tự tác động làm cho mình dừng lại): Đang đi bỗng đứng lại.
3. (Đặc điểm) (không nghiêng lệch, thẳng tắp): Áo này may rất đứng.
Để xác định nhiều nghĩa biểu niệm của từ, có thể căn cứ vào ý nghĩa
từ loại và những đặc điểm ngữ pháp: Một hình thức ngữ âm có thể hoạt
động trong bao nhiêu đặc điểm ngữ pháp và có bao nhiêu ý nghĩa từ loại
khác nhau thì có bấy nhiêu ý nghĩa biểu niệm khác nhau.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Động từ: (hoạt động) (tác động thực phẩm tươi ) (làm cho chúng


lên men hoặc không bị hư thối trong một thời gian) (muối làm nguyên liệu).
Muối dưa.


Đặc điểm ngữ pháp và đi kèm chúng là các ý nghĩa ngữ pháp
của các từ loại nhỏ trong một từ loại lớn. Một hình thức ngữ âm, tuy cùng
thuộc một từ loại lớn nhưng có thể hoạt động trong những đặc điểm ngữ
pháp khác nhau của các tiểu lọai trong từ loại lớn đó thì cũng là một từ có
nhiều nghĩa biểu hiện.


Tính đồng nhất giữa các nghĩa biểu niệm được tách ra trong một
từ với ý nghĩa biểu niệm của từ khác. Nghĩa là từ tách một ý nghĩa nào đó
của từ thành một ý nghĩa biểu niệm tương đối độc lập với các ý nghĩa biểu
niệm khác khi nó có cấu trúc biểu niệm chung với một số từ khác trong từ
vựng.


Ví dụ: Che:


- Có cấu trúc biểu niệm ( đậy, phủ, bịt, bảo vệ) (hoạt động) (tác
động đến một vật nào đó) (để bảo vệ chống tác động khác của vật
bên ngoài).


- Có cấu trúc biểu niệm: (ngăn, cản, chống) che đạn, che mưa
(hoạt động) (tác động đến vật khác ) (hạn chế tác động của vật đó đến vật
khác cần bảo vệ).


Như vậy, có hiện tượng nhiều nghĩa là kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa
của từ. Trong sự chuyển biến ý nghĩa có khi nghĩa biểu vật đầu tiên khơng cịn
nữa. Nhưng thường thì cả nghĩa đầu tiên và các nghĩa mới đều cùng tồn tại,
cùng hoạt động.



Sự chuyển ý nghĩa cũng là một phương thức để tạo thêm từ mới bên
cạnh các phương thức ghép hoặc láy.


<b>2. Các phương thức chuyển nghĩa. </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

Là cách chuyển đổi tên gọi sự vật, hiện tưọng này sang tên gọi sự vật,
hiện tượng khác trên cơ sở thừa nhận ngầm những nét giống nhau của
những sự vật đó để tạo ra hiệu quả tu từ.


Ví dụ:


“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”


Cho A là một hình thức ngữ âm, x và y là những ý nghĩa biểu vật: A
vốn là tên gọi của X.


Tuỳ theo các sự vật x và y tức là sự vật chính và sự vật nhận tên gọi ẩn
dụ là các sự vật cụ thể, cảm nhận được bằng giác quan hay là các sự vật
trừu tượng mà ẩn dụ chia thành ẩn dụ cụ thể – cụ thể và ẩn dụ cụ thể – trừu
tượng.


Ví dụ: Nghĩa của từ “chân” trong (chân bàn, chân núi, chân tường…)
là các ẩn dụ cụ thể – cụ thể “Khối kiến thức” Nắm nội dung của tác phẩm”
đó là các ẩn dụ cụ thể – trừu tượng.


Ta cũng có thể quy các ẩn dụ về những phạm trù nhất định:


- Ẩn dụ hình thức: ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự vật.
Ví dụ:



"Về thăm nhà Bác làng Sen
Có hàng râm bụt thắp lên lửa hồng"


(Nguyễn Đức Mậu)
Ẩn dụ cách thức: Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện
giữa hai hoạt động, hiện tượng.


- Chẳng hạn khi ta nói “ Cắt hộ khẩu” là chúng ta chỉ rõ cách thức “
chuyển hộ khẩu” giống như cách thức chúng ta cắt một sự vật vật lí, cụ thể
nào đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

những cảm giác của giác quan khác hay những “cảm giác” của trí tuệ tình
cảm.


Ví dụ: “Nắng giịn tan”, “lời nói ngọt ngào”…


Sự phân loại các ẩn dụ theo cơ chế nét nghĩa đồng nhất không phải
bao giờ cũng tách bạch, dứt khoát. Trong nhiều ẩn dụ không phải chỉ một
mà thường là một số nét nghĩa cùng tác động.


Nắm được cơ chế ẩn dụ nhất là cơ chế các nét nghĩa là rất cần thiết để
hiểu sâu sắc ý nghĩa của từ và hiểu các hàm ý.


<i><b> b. Hoán dụ. </b></i>


Là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện
tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình,
gợi cảm cho sự diễn đạt.



Ví dụ:


Áo nâu liền với áo xanh


Nông thôn cùng với thị thành đứng lên.


Trong Tiếng Việt phương thức hốn dụ có các cơ chế sau:


- Hoán dụ dựa trên quan hệ bộ phận- toàn thể giữa hai ý nghĩa biểu vật
x và y, x là bộ phận của y hoặc x là tồn thể, y là bộ phận.


Cơ chế này có các dạng nhỏ :


+ Lấy tên gọi của bộ phận cơ thể thay cho cả cơ thể, cho cả
người, hay cho cả tồn thể.


Ví dụ: “Chân ” là tên gọ bộ phận cơ thể, nhưng “chân” trong “có chân
trong đội bóng đá” thì lại chỉ cả người, cả cơ thể trọn vẹn.


Trường hợp: “Trước sân trồng mấy gốc cau” thì “gốc” dùng thay
“cây”. Đây là hoán dụ bộ phận gọi thay toàn bộ.


+Lấy tên gọi của tiếng kêu, của đặc điểm hình dáng để
gọi tên con vật


Ví dụ: Con mèo, con quạ...


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Ví dụ: Xn, thu, đơng… có thể dụng để chỉ “năm”.
+Tên riêng được dùng thay cho tên gọi của loại.



+Lấy tên gọi của một số nhỏ để chỉ một số lớn, không
đếm hết hoặc lấy tên gọi của một số cụ thể để chỉ một số khơng xác định.


+Có những hốn dụ lấy tên gọi của toàn bộ để gọi tên bộ phận.
Ví dụ: “Một đêm văn nghệ”


- Một loại hốn dụ nữa dựa trên quan hệ vật chứa – vật bị chứa.


Ví dụ: “Nhà” là “cơng trình kiến trúc… để ở", tức là “vật chứa”.
Nhưng trong “Một nhà sum họp túc mai” thì “nhà” là những người trong
gia đình, tức những người được chứa đựng trong cái nhà”.


- Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo từ nguyên
liệu.


Ví dụ: “Thau” vốn là hợp kim đồng và thiếc . “Cái thau” thì nó lại chỉ
đồ vật được làm ra từ hợp kim đó.


- Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng cụ với người sử dụng .
- Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ – ngành nghề.


- Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng; quan hệ
giữa tư thế cụ thể và nguyên nhân của tư thế; dựa vào âm thanh để gọi tên
động tác.


Ví dụ: Đét (đánh bằng roi).


- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và cơng cụ.
- Hốn dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và sản phẩm.



- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa động tác tiêu biểu và tồn bộ q trình sản xuất .
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa nguyên liệu và hoạt động dùng ngun liệu đó.
Ví dụ: “Muối dưa” – “Muối” là các nguyên liệu, chúng được chuyển
nghĩa để gọi tên các hoạt động.


- Ngồi ra cịn có hốn dụ, dựa vào quan hệ sự vật và màu sắc; dựa
vào quan hệ giữa tíng chất của sự vật và bản thân sự vật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

<i><b>* Phương thức ẩn dụ và hốn dụ có thể ở ngay trong một từ </b></i>
Ví dụ: Màn:


1. Tấm vải rộng dùng để che, chắn.
2. Vải thừa khâu để chống muỗi
3. Phần của vở kịch, vở tuồng


4.Một cảnh đời, nói một cách hài hước.


Các nghĩa 2,3 là những nghĩa phụ theo phương thức hoán dụ. Nghĩa 4
là nghĩa ẩn dụ từ nghĩa 3.


<b>IV. THÀNH NGỮ </b>
<b> </b> <b>1. Khái niệm</b>


Thành ngữ là những cụm từ cố định về nghĩa và chức năng có tính
chặt chẽ sẵn có bắt buộc dùng để diễn đạt một khái niệm; có tính xã hội
như từ:


Ví dụ: Ăn sổi ở thì, Mẹ trịn con vng.
Già kén kẹn hom. , Đầu trâu mặt ngựa...
2. Đặc điểm của thành ngữ



Thành ngữ có các đặc điểm bề mặt ngữ nghĩa như tính biểu trưng ;tính
dân tộc ; tính hình tượng và tính cụ thể ; tính biểu thái.


<i><b> a. Tính biểu trưng </b></i>


Thành ngữ nó là những bức tranh nho nhỏ về những vật thực, việc
thực, cụ thể, riêng lẻ, được nâng lên để nói về cái phổ biến, khái quát, trừu
tượng. Chúng là các ẩn dụ, so sánh, hay các hoán dụ.


Thành ngữ lấy những vật thực, việc thực để biểu trưng cho những đặc
điểm, tính chất hoạt động, tình thế.. phổ biến khái qt. Đặc biệt nó biểu thị
các tình thế có tính chất biểu trưng rất cao.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

Như vậy, biểu trưng là cơ chế tất yếu mà thành ngữ sử dụng để ghi
nhận, diễn đạt những nội dung phức tạp hơn một khái niệm đơn.


b. Tính dân tộc


Tính dân tộc của thành ngữ thể hiện ở chính nội dung của chúng. Các
thành ngữ phản ánh các biểu hiện, các sắc thái khác nhau của sự vật, hiện
tượng… đã có tên gọi hoặc chưa có tên gọi. Thấy được biểu hiện nào, sắc
thái nào đáng chú ý đẻ ghi giữ chúng lại, điều này tuỳ thuộc vào đời sống,
kinh nghiệm và cách nhìn của từng dân tộc.


Mặt khác nó được thể hiện ở các tài liệu, tức là các vật thực, việc
thực… mà thành ngữ đã dùng biểu trưng cho nội dung chúng.


Ví dụ: Con mèo, cái khố, sự bám dai của con đỉa… là những tài liệu
mang đậm màu sắc Việt Nam trong xã hội nơng nghiệp xưa được quan sát


tài tình, liên hệ một cách độc đáo mà đúng đắn, tinh tế… với những hiện
tượng nhân sinh. Điều đó khiến thành ngữ Việt Nam không thể lẫn với các
thành ngữ của các dân tộc khác.


c. Tính hình tượng và tính cụ thể


Tính hình tượng của thành ngữ là kết quả tất yêu scủa tính biểu trưng.
Tài liệu của thành ngữ là sự vật, sự kiện cảm giác được quan sát được cho
nên nhắc đến một thành ngữ trước hết là tái hiện lại chính những hình ảnh
về các sự vật hiện tượng ở tài liệu đó.


Nhờ tính hình tượng mà thành ngữ thường gây ấn tượng mạnh mẽ đột
ngột, đậm đà sâu sắc thú vị. Nó mang tính chất của các sáng tác văn học, đã
cố định hố thành phương tiện giao tiếp.


Do có tính hình tượng nên thành ngữ có tính cụ thể. Tính phổ biến,
khái quát của ý nghĩa các thành ngữ bị chi phối bởi tính cụ thể, tính cụ thể
lại gắn liền tính hình tượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Tính bị quy định về sắc thái làm cho nghĩa của các thành ngữ hẹp lại, do
đó tính cụ thể tăng lên.


d. Tính biểu thái


Các thành ngữ thường kèm theo thái độ, cảm xúc, sự đánh giá, có thể
nói lên hoặc lịng kính trọng, hoặc sự ái ngại, lòng khinh bỉ, thái độ chê
bai… của chúng ta đối với vật hay việc được nói tới.


Như vậy tất cả các đặc điểm trên của thành ngữ tạo nên giá trị của nó.
Thành ngữ ngắn gọn mà hàm súc, cô đọng.



V. CÁC CÁCH GIẢI NGHĨA TỪ NGỮ


Theo thầy Đỗ Hữu Châu : Trung tâm của việc dạy từ vựng là dạy từ .
Thông qua việc dạy từ mà giáo viên truyền đạt luôn những tri thức cần thiết
khác về từ vựng ngữ nghĩa, nhằm làm cho học sinh không những, hiểu
được và sử dụng đúng từ ấy mà còn làm cho họ nắm bắt được những cái
tinh tế chứa đựng trong đó, hiểu được những đặc sắc của ngôn ngữ dân tộc,
tôn trọng ngôn ngữ dân tộc, có thói quen cân nhắc, lựa chọn, khai thác triệt
để cái hay cái đẹp trong từ.


Dạy từ không chỉ thu hẹp trong việc giảng nghĩa từ. Một từ là một hợp
thể giữa những thành phần ý nghĩa và hình thức. Mỗi hợp thể tuỳ theo từng
phần hay bộ phận của từng thành phần mà nằm trong hàng loạt quan hệ với
các từ quan hệ với các từ khác trong từ vựng. Đó là quan hệ dọc với các từ
trong trường quan hệ dọc với các từ khác trong những hệ thống phi ngữ
nghĩa. Làm cho học sinh nắm được tất cả những thành phần, những quan hệ
đó là nội dung của việc dạy từ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Khi giải nghĩa từ ngữ người ta thường sử dụng các cách sau đây:
1. Giải nghĩa theo cách định nghĩa khái niệm


2. Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa.
3. Giải nghĩa theo cách miêu tả.


<i><b>1.Giải nghĩa của từ theo cách định nghĩa khái niệm</b></i>


Là liệt kê các nét nghĩa với sự sắp xếp nét nghĩa khái quát, cũng tức là
các nét nghĩa từ loại lên trước và các nét nghĩa càng hẹp, càng riêng thì
càng ở sau:



VD: Da: lớp bọc ngồi cơ thể hay động vật, ở trạng thái tự nhiên hay
đã tách khỏi cơ thể dùng như vật liệu.


Trấn áp: Dùng sức mạnh của quyền lực hay vũ lực để ngăn chặn,
không cho một sức chống đối của một lực lượng xã hội, thường là một lực
lượng phản động, bộc lộ ra.


<i><b>2.Giải nghĩa theo lối so sánh từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa</b></i>


Là cách giải nghĩa một từ bằng cách quy nó về những từ đã biết.
Nhất thiết các từ dùng để quy chiếu đó phải được tìm hiểu kĩ.


VD: Ngắn: Trái nghĩa với dài.


Cam tâm: cũng như cam lòng.


Vì từ đồng nghĩa thường khác nhau về sắc thái, cho nên cách giảng
theo lối so sánh chỉ áp dụng cho những từ đồng nghĩa tuyệt đối. Đối với từ
đồng nghĩa khác nên kết hợp giải nghĩa theo lối so sánh với giải nghĩa theo
khái niệm.


Đó là cách chọn một từ đồng nghĩa khái quát, chung nhất để giải nghĩa
rồi bổ sung thêm những nét nghĩa chung tuỳ theo từng từ.


<i><b>3.Giải nghĩa theo cách miêu tả </b></i>
Cách này có hai dạng.


+Thứ nhất : là dạng dẫn tính chất, hiện tượng thường gặp để giúp
cho học sinh lĩnh hội ý nghĩa của từ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

Đỏ : chỉ màu như màu của máu tươi.


Vui : ở trạng thái tâm lí tích cực, khơng hướng tới đối
tượng bên ngồi, khi gặp một điều gì tốt đẹp, có lợi hoặc được thoả mãn
một mong ước...


+ Thứ hai, đối với các từ có chức năng biểu hiện cao như từ láy sắc
thái hoá chẳng hạn, một mặt vừa phải kết cách giải nghĩa theo khái niệm,
mặt khác vừa phải dùng lối miêu tả. Để miêu tả, chúng ta có thể lấy một sự
vật, hoạt động cụ thể làm chỗ dựa rồi miêu tả sự vật, hoạt động đó sao cho
nổi bật nên các nét nghĩa có trong từ. VD: Có thể giảng từ “vật vờ” như
sau: “Vật vờ” lay động nhẹ, yếu ớt như khơng có sức mạnh chống đỡ tự
bên trong, mặc cho một sức bên ngoài kéo đi, lôi lại như một lá cỏ dài chưa
rời khỏi rễ lay động trong làn nước chảy nhẹ.


* Khi giảng nghĩa của từ cần chú ý


- Yêu cầu có tính chất lí tưởng là lời giảng nghĩa có thể thay thế được
từ trong câu văn. Cụm từ đầu tiên chỉ nét nghĩa khái quát rộng nhất phải
cùng từ loại của từ được giảng. Không nên mở đầu bằng một cụm danh từ
để giảng động từ, tính từ...


- Diễn đạt lời giảng sao cho ngắn gọn, súc tích, đầy đủ. Vì vậy, phải
biết khai thác triệt để những kiếu thức cấu tạo từ để giảng nghĩa từ.


- Giảng nghĩa từ thực chất là lấy từ này giảng nghĩa cho từ khác - Yêu
cầu của lời giảng là khái quát càng cao càng tốt, lời giảng phải đầy đủ,
tránh khuyết điểm chỉ đúng với một bộ phận ý nghĩa biểu vật này mà không
đúng với bộ phận ý nghĩa biểu vật kia.



- Từ nằm trong các trường nghĩa dọc, cho nên muốn phát hiện chính
xác ý nghĩa biểu niệm nhất thiết phải đối chiếu từ đương giảng với các từ
khác nhất là từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

- Không lẫn lộn ý nghĩa của từ với ý nghĩa của ngữ hoặc của một từ
ghép mà từ đang giảng là một bộ phận.


<i><b>* Trong khi giải nghĩa từ ngữ việc phân tích từ ngữ cũng rất quan</b></i>
<i><b>trọng</b></i>


1. Đối tượng của việc phân tích từ ngữ trong giảng văn bao gồm cả
từ, ngữ cố định, cụm từ tự do, thậm chí cả câu, nếu như các đơn vị lời nói
này tương đương với một loại hình ảnh ngơn ngữ. Thường thường đây là
những ẩn dụ hay hốn dụ có hình thức diễn đạt trên từ. Thí dụ câu “cành
táo đầu hè rung rinh quả ngọt” (Tỗ Hữu) và cụm từ "quả ngọt" trong đó
đ-ược xem như một đơn vị từ ngữ, ngữ cố định, đúng cho cả việc phân tích
các đơn vị trên.


<b>2. Việc phân tích từ ngữ phải đạt hai yêu cầu chủ yếu bao quát: yêu</b>
cầu phát hiện được tư tưởng, tình cảm…của tác giả gửi gắm trong từ ngữ
và yêu cầu phát hiện ra các giá trị nghệ thuật của nó. Hai yêu cầu này tuy
khác nhau nhng thực ra lại quyện vào nhau: từ ngữ có giá trị nghệ thuật là
từ ngữ bộc lộ một cách sinh động, lơi cuốn điều tác giả muốn nói. Giá trị
nghệ thuật đầu tiên, quyết định của từ ngữ (và các phơng tiện nghệ thuật
khác được sử dụng trong tác phẩm nói chung) là ở chỗ nó bộc lộ được tư
tưởng, tình cảm. Mức độ của giá trị nghệ thuật trong từ ngữ được đánh giá
trước tiên ở mức độ truyền cảm, lôi cuốn (tức của hiệu quả giao tiếp) của
cái nội dung mà từ ngữ đó diễn đạt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

hiểu biết đúng đắn, không suy diễn quá xa ý nghĩa từng từ một cũng góp
phần hiểu đúng đắn hơn ý nghĩa của toàn bộ tác phẩm.


<b>b. Căn cứ để bình giá trị nghệ thuật của từ ngữ chính là những yêu</b>
cầu của việc dùng từ. Yêu cầu đó là dùng phải chính xác, gợi hình ảnh, biểu
thị được cảm xúc, thái độ và hàm súc.


Từ dùng chính xác là từ phù hợp nhất với sự vật, hiện tượng… được
nói tới, bày tỏ được chính xác nhất hiểu biết , tư tưởng… của người viết,
phù hợp nhất với ngữ cảnh.


Từ dùng gợi hình ảnh là từ có tính biểu hiện, tái hiện đợc sự vật, hiện
tượng…trong tính cụ thể sinh động của nó.


Từ biểu thị được cảm xúc, thái độ là những từ qua chúng người đọc,
người nghe nhận biết được tình cảm, cách đánh giá…của người đối với sự
vật, sự việc. Đó cũng là những từ có khả năng làm sống dạy trong người
đọc, người nghe những tình cảm, cảm xúc, thái độ mà ngời viết, ngời nói
đã từng cảm thấy và muốn bày tỏ ra.


Tất cả những yêu cầu trên lại phải đợc thể hiện một cách hàm súc, tức
là phải đợc thể hiện bằng một số yếu tố ngôn ngữ ít nhất. Vì lẽ đó, khi
viết người biết phải biết lựa chọn trong kho những từ vựng những từ hoặc
ngữ thích hợp sao cho với một hoặc một vài từ mà thoả mãn được các yêu
cầu trên. Cũng vì thế mà một trong tác phẩm thường là kết quả của sự
điều chỉnh lẫn nhau giữa các u cầu đó. Vì vậy, một nguyên tắc phát hiện
ra giá trị nghệ thuật của từ ngữ là tái hiện một cách giả định quá trình
dùng từ, tức là tái hiện giả định sự lựa chọn của các tác giả.


Ví dụ: Đối với từ "rũ" ở câu thơ:



…Rũ sạch cô đơn, riêng lẻ, bần cùng


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

Tất nhiên, không phải để viết được bất cứ từ nào trong tác phẩm, tác
giả cũng đều phải “mang nặng đẻ đau” nh thế cả. Thường thì từ ngữ tự đến
với tư tưởng và cảm xúc, nhất là ở những tác giả đã vững kỹ thuật. Song,
những q trình như vậy khơng phải là khơng xảy ra. Nhà thơ Huy Cận
trước khi dừng lại ở những từ ngữ trong hai câu:


“Mặt trời xuống biển như hịn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
đã băn khoăn giữa các từ: cục và hòn, dài và cài


“Mặt trời xuống biển như cục lửa
Sóng đẩy then dài, đêm sập cửa”


<b>c. Trước khi nói đến nội dung và cái hay, cái đẹp về mặt nghệ thuật</b>
của tác phẩm, phải hiểu thật đúng đắn ý nghĩa của câu văn, câu thơ. Rất tiếc
là trong cách giảng văn hiện nay nhiều thày giáo, cô giáo quên cái bước
đầu tiên này, do đó đã bình giá trị trên cơ sở cách hiểu khơng đầy đủ, thậm
chí sai lầm ý nghĩa của câu.


Bài thơ “Giải đi sớm” của Hồ Chủ tịch được dịch như sau:
‘‘Gà gáy một lần đêm chửa tan


Chòm sao đưa nguyệt vượt lên ngàn
Người đi cất bước trên đường thẳm


Rát mặt đêm thu trận gió hàn.’’



Hai câu ba, bốn của bài dịch gợi ra nỗi ngậm ngùi, pha đôi chút rên
xiết, do các từ cất bước, đường thẳm, rát mặt mà có.


Nguyên văn chữ Hán như sau:


“Nhất thứ kê đề dạ vị lan


Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san
Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng
Nghênh diện thu phong trận trận hàn.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

tưởng đến “Chinh phu”, “chinh phụ”, “chinh chiến”. "Chinh đồ" là con
đ-ường xa. Mà cũng có thể gợi liên tưởng đến con đđ-ường “chinh chiến” chiến
đấu. Nghĩa là mặc dầu là người tù, bị giải đến nhà lao nọ sang nhà lao kia,
nhưng Bác không quên mình là người đang đi trên con đường xa vì một
cái gì lớn lao đó. Bị giam cũng là chiến đấu, con đường chuyển lao cũng là
một đoạn trên con đường chiến đấu Bác đã đi. "Dĩ tại" là “đã ở”. Có nghĩa
là khi gà gáy lần đầu tiên thì Bác đã ở trên con đường rồi, khơng phải lúc
đó mới ra đi như có thể hiểu trong bài dịch. Như thế, câu thứ ba của bài
dịch đã không thể hiện được dù rất kín đáo cái khí phách đó. Người dịch
chỉ thấy có việc bị tù. Vì vậy mới “cảm thông” nỗi cực nhọc của ngời tù
mà thêm định ngữ "thẳm" cho đường, thêm từ "rát" cho "mặt" ở câu cuối.
Định ngữ thẳm tạo nên cảm xúc xa vời, vô vọng của con đường, một điều
mà khơng hề có trong tất cả các bài thơ của Bác. Vả chăng, đã nói "đường
thẳm" thì làm sao đoạn thứ hai rực lên cả một màu sáng tơi: “Phương đông
màu trắng chuyển thành hồng, bóng tối đêm tàn qt sạch khơng” được?
Nỗi ngậm ngùi, tự thương cảm trong nguyên tác ẩn trong các tứ thơ, chỉ lộ
rõ trong mỗi đoạn từ "hàn" và đôi chút trong thu phong và trận trận (từng
trận). Trong bài dịch, các tứ thơ vẫn khơng đổi, những nối xót xa tăng đậm
lên, trải ra trong 5 từ ngữ: cất bước (rất nặng nề), thẳm, rát, đêm thu, hàn.



</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

được hiểu: “tiếng gươm của Nguyễn Trãi vung lên trong những ngày bình
Ngơ”).


Đứng trước tình hình lưỡng khả này, người giảng phải chọn lấy một
cách mà mình cho là phù hợp nhất với toàn bài (và phù hợp với tác giả, với
thời đại…) mà giảng. Nhưng cách hiểu mà mình chọn phải được các quan
hệ cú pháp (hoặc với ý nghĩa của từ) cho phép, không thể chọn bất kỳ cách
hiểu nào bất chấp mọi quy tắc của tiếng Việt.


<b>3. Ngơn ngữ trong thơ thường có tính nhiều nghĩa. Giảng từ ngữ trong</b>
các giờ giảng văn là phát hiện ra cho học sinh những nghĩa khác nhau
chứa đựng trong từ ngữ đó, từ nghĩa trực tiếp, cụ thể đến các nghĩa gián
tiếp, trừu tượng. Thường gặp khuyết điểm suy diễn quá xa. Làm thế nào để
tránh được khuyết điểm này, cũng tức là nêu được đúng đắn, chính xác tư
tưởng, tình cảm của tác giả và đánh giá được đúng mức hiệu quả nghệ
thuật của các yếu tố ngôn ngữ? Lý luận về hiện tượng nhiều nghĩa và các
quan hệ thống nhất về ngữ nghĩa là những cơ sở tốt giải quyết việc này.


<b>a. Từ ngữ ( và các hình ảnh ngơn ngữ) trong tác phẩm thường nằm</b>
trong các trường hợp ngữ nghĩa như sau:


(i) Từ ngữ được dùng trong nghĩa chính hay nghĩa phụ ngơn ngữ và
chỉ dùng trong nghĩa đó mà thơi.


Thí dụ các từ: thoi thót, chim, rừng trong câu thơ Kiều:
“Chim hơm thoi thót về rừng”


Là những từ dùng trong nghĩa chính và chỉ có ý nghĩa đó mà thơi.
Cịn các từ: rũ , cơ đơn trong câu thơ của Tố Hữu đã dẫn:



“Rũ sạch cô đơn riêng lẻ, bần cùng”


Là những từ được dùng trong nghĩa phụ và chỉ dùng trong nghĩa đó mà thơi.
(ii) Từ ngữ được dùng trong nghĩa tu từ và chỉ có nghĩa tu từ mà thơi.
Ví dụ: trái ngọt, lửa, trong hai câu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

“Gà gáy sách thơ ơi mang cánh lửa”


<i>(Tố Hữu – Bài ca mùa xuân 61)</i>
Là những từ như vậy.


(iii) Từ ngữ vừa đợc dùng trong nghĩa chính, vừa dùng trong nghĩa
bóng tu từ, tức vừa thuộc trường hợp (i) vừa thuộc trường hợp (ii). Thí dụ
như từ quả ngọt và cả hình ảnh ngôn ngữ “Cành táo đầu hè rung rinh quả
ngọt” trong bài thơ “Bài ca mùa xuân 61”.


Trường hợp (i), cái đợc nói tới thường khơng trùng với nghĩa chính
hay phụ của từ, mà là cái khác được nêu ra trong tác phẩm theo quan hệ
ẩn dụ hay hốn dụ. Trái ngọt trong thí dụ đã dẫn không phải là trái ngọt
thật mà là “những thành tựu đem lại hạnh phúc, ấm no của chế độ mới” và
lửa không phải là lửa, mà là “sức động viên, sức sống, sức lơi cuốn tình cảm”.


Trong trường hợp (iii), từ ngữ vừa biểu thị cái thực vừa biểu thị cái
“hư”. Trong câu thơ, Tố Hữu một mặt vừa cố gắng miêu tả sống động cái
cành táo đầu nhà trĩu nặng những quả xuân, vừa mợn cành táo trĩu quả để
“nói bóng” đến miền bắc sau những năm khôi phục kinh tế, bước vào kế
hoạch năm năm lần thứ nhất đã sai đầy những thành tựu đầu tiên, vừa mợn
sự rung rinh của cành táo để nói lên niềm vui của nhân dân miền Bắc
trong những ngày vào xuân, sự “rung rinh” của lịng mình tràn đầy xúc động.



Nên chú ý là, thơ ca thường có nhiều lớp nghĩa, nhiều chủ đề chống
chất nên nhau. Có lớp nghĩa trực tiếp, có lớp nghĩa thứ hai, có lớp nghĩa
thứ ba. Hoặc có khi cả hai ba chủ đề, mỗi chủ đề tương ứng với một lớp
nghĩa đồng thời tồn tại trong một từ, một câu. Vì vậy để khỏi rối, và cũng
để dần dần phát hiện ra hết mọi ý vị của câu văn, câu thơ, nên đi dần, tách
dần từng lớp nghĩa một, khơng nên bỏ sót, khơng nên “nhảy cóc”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

lớp nghĩa nào, khi phân tích cũng phải bám chắc lấy nghĩa chính (hoặc lớp
nghĩa trực tiếp), hiểu thật chính xác nó, từ đó dựa vào những quy tắc
chuyển nghĩa, dựa vào các quan hệ ngữ nghĩa trong từ nhiều nghĩa mà tìm
ra những giá trị nội dung và nghệ thuật ở các nghĩa trên, ở các lớp nghĩa trên.


Đối với trường hợp (i), hiểu sâu sắc các nét nghĩa của từ, nắm được
những sắc thái kinh tế của nó nhờ sự so sánh với các từ cùng trường, đồng
nghĩa hay trái nghĩa ( thao tác này khơng cần trình bày ra cho học sinh),
nhờ biện pháp tái hiện giả định quá trình lựa chọn của tác giả mà ngời
giảng có thể phát hiện ra được hết cái hay, cái đẹp cũng như những ý tứ
mà tác giả muốn nói.


“Cách hoa sẽ dặng tiếng vàng
Dưới hoa đã thấy có chàng đứng trơng”


Có nắm được tác dụng chỉ sự xuất hiện trước thời hạn bình thường
của cặp từ như: mới…đã, vừa….đã, chợt….đã….. thì mới hiểu đợc ý vị và
sự dí dỏm của Nguyễn Du trong câu thơ trên. Nàng Kiều đánh tiếng gọi
tràng Kim nhân ngày gia đình đi vắng. Cách hoa, tức là cách tờng, cách
v-ườn. Nàng là cô gái đẹp, tiếng phải trong, dịu dàng. Và là cô gái dưới chế
độ phong kiến, phải giữ ý tứ nhiều cho nên có gọi to lắm thì cũng chỉ đến
dặng tiếng vàng mà thơi. Thế mà mới dặng xong, chàng Kim hiện ngay dưới


hoa. Nghĩa là sự xuất hiện của chàng Kim sớm hơn “lẽ thường”. Chỉ có thể
giải thích “đốt cháy giai đoạn” này bằng một lý do thôi: chàng Kim đã trực
sẵn ở đó từ lâu rồi, có lẽ “từ phen đã biết tuổi vàng”, anh chàng này quên cả
ăn ngủ, suốt ngày vơ vẩn dưới gốc cây bên vườn Thuý để đợi trông.


“Rũ sạch cô đơn riêng lẻ bần cùng…”


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

được dùng trong nghĩa nội động. Nghĩa nội động chứa toàn bộ những nét
nghĩa của nghĩa ngoại động, chỉ khác ở nét nghĩa từ loại, không phải là “tác
động vào X” mà là “A làm cho mình”. Trong câu thơ, rũ dùng trong nghĩa
này, chỉ việc những ngời nông dân nước ta dới sự lãnh đạo của Đảng cơng
nhân đã thanh tốn những lề thói , nếp sống cũ tiến lên cuộc sống mới , tập
thể.Cái được thanh tốn là cơ đơn, riêng lẻ,bần cùng, những các không nằm
trong bản chất giai cấp, không nằm trong máu thịt của họ (như bệnh tư hữu)
mà do xã hội cũ đem lại. Vì thế nên mới rũ được. Cô đơn, riêng lẻ, bần
cùng là những cái xấu, làm hoen ố những phẩm chất lành mạnh của họ.
Cũng như bụi bặm,họ phải rũ cho sạch. Nhưng rũ là một động tác mạnh.
Khơng thì khơng làm bay bụi được. "Cô đơn", "riêng lẻ"…tuy không phải
nằm trong máu thịt nhưng bám vào nếp sống của người nơng dân đã hàng
nghìn năm. Cho nên, muốn làm chúng mất đi, phải “rũ” mạnh, nghĩa là
ng-ười nông dân (và cả chúng ta nữa) phải cố gắng bản thân, phải kiên quyết,
có khi phải đấu tranh kịch liệt với mình và với người mới mong chấm dứt
được. Từ rũ thật hàm súc, mang tầm rộng và độ sâu của tư tưởng vừa đánh
giá đúng bản chất của khuyết điểm vừa bộc lộ lòng khoan dung đối với con
người và sự nghiêm khắc đối với tật xấu. Và do đó, giá trị nghệ thuật thật cao.


Thí dụ về sự phân tích từ "rũ" đúng cho cả việc phân tích các từ ngữ ở
trường hợp (ii) và (iii). Chỉ khác ở chỗ, trong trường hợp (ii), chúng ta chỉ
nói đến các nghĩa lớp trên, còn ở trờng hợp (iii), chúng ta phải nói cả nghĩa
ở lớp trực tiếp, cả nghĩa ở lớp trên, trừu tượng:



“Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ
Đã lên xanh như tóc tuổi mời lăm.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

chủ nghĩa xã hội, trẻ trung, đầy sức sống, quyến rũ, hấp dẫn, đa ta đến
cuộc sống hạnh phúc, ấm no.


Sáng tạo về ngôn ngữ trong tác phẩm văn học không phải là chuyện
hoàn toàn cá nhân. Người viết thường chỉ phát triển, đưa thêm một yếu tố
mới vào cả một tuyến đã có, đưa thêm một bộ phận vào một ngun mẫu
đã có hàng nghìn năm lịch sử. Những tuyến đó, những nguyên mẫu đó chứa
sẵn trong những từ nhiều nghĩa. Nắm chắc được hiện tượng nhiều nghĩa,
hiểu thật kinh tế các tuyến, các nguyên mẫu chuyển nghĩ sẽ tránh được
phần lớn khuyết điểm suy diễn mông lung khi giảng văn.


Thật ra, không phải khi nào cái nghĩa trừu tượng, nghĩa tu từ cũng dễ
thấy như trong các thí dụ trên. Có khá nhiều trường hợp chúng ta khơng
dám chắc rằng tác giả muốn nói cái gì. Lúc này, cần theo dõi ý nghĩa của
các hình ảnh ngôn ngữ quen dùng của các tác giả và những ý nghĩa thời đại
của một hình ảnh. Điều này sẽ giúp ngời phân tích yên tâm với một cách
hiểu nào đó. Thí dụ: bài thơ “Thề non nước” của Tản Đà cho đến nay vẫn
là đề tài tranh cãi. Một số người cho rằng bài thơ chỉ nói lên mối tình giữa
đơi nam nữ, sự đồng điệu giũa người tài tử, kẻ giai nhân. Một số người
khác thì khẳng định bài thơ nói lên lịng u nước mơ hồ. Căn cứ vào
việc Tản Đà trong rất nhiều bài thơ khác hay dùng từ “non nước” để nói
đến Tổ quốc, gửi vào đó tấm lịng của mình đối với tổ quốc, căn cứ vào sự
xuất hiện của từ này trong các tác phẩm của cả thời kỳ này ở nớc ta là
trực tiếp bày tỏ lịng “quan hồi” đối với cảnh mất nước, dân bị nô lệ, và
căn cứ vào cả cái đề tài có tính ước lệ về sự chờ trông chung thuỷ của người
ở lại đối với kẻ ra đi vì việc nước, có thể n tâm rằng bài thơ này quả nhiên


có mang đơi chút nỗi niềm của tác giả đối với tổ quốc, đối với kẻ đang chân
trời góc biển. Nhưng, nếu có thì nó cũng chỉ ở lớp nghĩa thứ ba, thứ tư gì đó
mà thơi. Vì thế mới “mơ hồ”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

từ ngữ đang phân tích với hệ thống hình ảnh ngơn ngữ tác giả quen dùng,
với hệ thống hình ảnh và những liên tưởng của cả một thời kỳ với từ đó
cũng là một cách khai thai giá trị biểu thái của từ. Nhờ những quan hệ liên
tưởng này, từ ngữ có sức khơi gợi rất lớn. Một từ ngữ đã là trung tâm của
một trường liên tưởng thì giống như một lút bấm, như một kích thích, chỉ
cần đọc nó lên là bật ngay dậy trong lòng người đọc cả một luồng xúc
động sâu xa. Những từ như chiều, mùa thu, sơng bến đị…trong thơ cũ
một thời là như thế.


“Đưa người, ta không đưa qua sông
Sao có tiếng sóng ở trong lịng ?


Bóng chiều khơng thắm, khơng vàng vọt
Sao đầy hồng hơn trong mắt trong?”


(Thâm Tâm – Tống biệt hành)
Các từ “chia tay”, “biệt ly” ngày ấy tự nó gợi ra cả một nỗi buồn
sơng nước, hồng hơn. Bởi vậy, khi cần, người giảng phải biết khơi dậy cái
mạch liên tưởng này, viền đậm những đường viền cảm xúc cho từ ngữ.


Và cũng là để cải tạo tình cảm trong từ ngữ nữa. Cái từ “không gian”
trong thơ cũ sao mà nghe cô đơn, hoang vắng lạnh lẽo! Người ta nói đến
nỗi buồn khơng gian, nỗi nhỡ không gian. Người ta kêu lên:


“Không gian ơi, xin hẹp bớt mênh mông”
Song ngày nay, trong thơ Tố Hữu, nó ấm áp, sum vầy:



“Cả khơng gian như xích lại gần


Thời gian cũng quên tuần quên tháng”


Và cây liễu tượng trưng cho sự chia ly, cho những ước mơ không đạt,
cho những hàng nước mắt:


“Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang”
Thì ngày nay nó trẻ lại, xanh ngắt một niềm vui:


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Chủ nghĩa xã hội là mùa xuân của nhân loại, của cả đất trời là như vậy.


<b>4. Tác phẩm văn học chân chính phải bắt nguồn từ cuộc sống. Một</b>
trong các yêu cầu của việc dùng từ là tính chính xác. Nói chung, các tác
giả chỉ dừng lại ở những từ ngữ mà mình cho rằng đã phản ánh được
đúng cái thực tế bên ngoài và bên trong con người định miêu tả. Bởi vậy
một nguyên tắc nữa chi phối sự phân tích từ ngữ là tái hiện lại cuộc sống
làm cơ sở cho từ ngữ định phân tích.


Trước hết là cuộc sống bên ngoài.


Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá”của Huy Cận mở đầu bằng câu:
“Mặt trời xuống biển như hịn lửa”


Đối với người Việt Nam thường thì buổi chiều, mặt trời xuống núi,
bởi nước Việt Nam tựa lưng vào miền núi phía tây mà ngoảnh mặt ra phía
đơng. Thành ra cách nói mặt trời xuống biển rất bất ngờ. Song đó là cách
nói rất thực. Bởi vì lúc này, vị trí của đồn thuyền đã ở giữa biển cả ven
một hòn đảo nào đó. Đã ở giữa biển thì mặt trời mọc hay nặn đều ở trên


mặt biển. Câu thơ mở đầu dẫn ra cảnh trời nước mênh mông, bốn bề bao
phủ lấy đoàn thuyền đánh cá nhỏ nhoi, bé bỏng. Khơng nói nên được cái
thực đó thì làm sao hiểu được câu thơ? Và rồi sẽ không bắt được cái tứ
chung gây niềm hứng khởi cho tác giả khi sáng tác: dưới chế độ xã hội chủ
nghĩa, biển cả mất quyền chế ngự, đêm biển cả không còn rùng rợn như
cái “đêm đại dương” trong bài thơ “Océano nox” của V.Hugo, bởi vì con
ngời đã làm chủ nó. Biển cả khơng cịn là nấm mồ chung của những người
sống nhờ nó nữa mà đã là ngơi nhà lớn thân quen.


“Sóng đã cài then, đêm sập cửa…”


Kết thúc bài thơ “Người con gái Việt Nam”, Tố Hữu viết:
“Ơi đơi mắt của em nhìn rất đẹp


Hãy sáng mãi niềm tin tươi ánh thép.
Như qn em Gị Nổi, Kì Lam


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Tất cả là ở cái tên riêng Gị Nổi, Kì Lam. Khơng đến Gị Nổi trước
ngày chiến tranh, khơng trải qua sự triệt hạ của bom đạn Mĩ đến “một cây
tre chẻ lạt, một mảnh lá chuối bọc cơm cũng khơng cịn” thì làm sao biết
được cái đẹp rất thơ mộng, rất phụ nữ của Gò Nổi, làm sao biết được tinh
thần kiên cường, bất khuất, anh dũng bám trụ của người dân Gò Nổi đã
làm thất bại và tiêu diệt hàng chục cuộc càn quét, mỗi lần hàng ngàn tên
lính của địch? Cho nên câu thơ của tác giả viết rất thực. Đôi mắt của chị Lí
vừa là cái đẹp thực, vừa là cái ánh thép thực của q hương Gị Nổi, nói
rộng ra là của cả miền nam hồi cha giải phóng. Khơng phải là lối kết luận
theo khuôn sáo.


Quan trọng hơn nhiều là cái thực nội tâm. Tác giả khi viết là đã cố
gắng theo sát quá trình tâm lý tự nhiên của con người, của nhân vật trước


sự kiện. Mà xét cho đến cùng, cái quan trọng trong tác phẩm cha phải là
bản thân sự vật, sự kiện tự thân. Mà là con người trước sự vật, sự kiện. Cho
nên cảnh, việc…trong tác phẩm bao giờ cũng được tác giả gán với một tâm
hồn. Cảnh vật, việc… trong tác phẩm chỉ có lý do tồn tại trong tác phẩm
khi chúng có hồn người. Cho nên tái hiện cuộc sống nội tâm sau từ ngữ
chính là tái hiện cái q trình tâm lí, cái lịng người thể hiện ra trong cách
nhìn cảnh, vật.


Khi Kim Trọng trở về vờn Thuý, Nguyễn Du viết:
“…Chung quanh lặng ngắt như tờ
Nỗi niềm tâm sự bây giờ hỏi ai?


Láng giểng có kẻ sang chơi
Lân la khẽ hỏi một hai sự tình


Hỏi ơng, ơng mắc tụng đình


Hỏi nàng, nàng đã bán mình chuộc cha…”


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Hộ tang trở về (mà đối với những người đang yêu thì hễ xa nhau là lo
sợ một cái gì đấy khơng may xảy ra cho mối tình của mình), thấy cảnh
hoang tàn của ngôi nhà từ lâu đã thành thương nhớ, chàng Kim hẳn là hốt
hoảng đến sững sờ. Điều Kim Trọng muốn biết ngay là nàng Kiều bây giờ
ở đâu, ra sao rồi. Cho nên, theo đúng tâm lí đó, câu hỏi đầu tiên phải dành
cho nàng Kiều. Nhưng Kim Trọng là người mới được yêu, còn đang thầm
lén. Người mới yêu hay sợ lộ “bí mật” nên thường giấu giếm, làm như
khơng có quan hệ gì với người mình yêu cả. Hơn nữa, Kim Trọng là người
sống dưới chế độ mà “Nam nữ thụ thụ bất thân” còn đang là tiêu chuẩn của
đạo đức. Bởi vậy anh chàng phải che dấu tâm trạng của mình kĩ hơn. Thêm
vào đó, cái giáo lý ấy khiến cho xã hội thường lên án những người con gái


được “đàn ông” hỏi thăm. Nếu Kim Trọng hỏi ngay người hàng xóm về
Th Kiều thì biết đâu người háng xóm sẽ nghi ngờ phẩm giá của nàng?
Bởi vậy, chàng Kim phải hỏi sao cho vừa biết được những thơng tin về cơ
Kiều, vừa bảo vệ được người mình u trước con mắt của người ngồi.


Đó là những lý do khiến cho Nguyễn Du hạ từ "lân la" ở đầu câu. Từ
này vừa phơi bày được sự rụt rè, vừa cực tả được cái tâm lý “thu thu giấu
giấu” của anh ta, vừa là sự chuẩn bị cho cách anh chàng đặt trật tự các câu
hỏi.


Trước hết hỏi Vương ông. Hỏi Vương ông rất hợp lễ giáo, vừa ra cái
điều khách quan, vừa gián tiếp biết được tin cần biết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

mình (Vương Quan) rồi mới đến những người khác và gia cảnh thì khơng
phải là Kim Trọng nữa.


Sau câu hỏi về Thúy Kiều là các câu hỏi gộp và lộn xộn: “hỏi nhà
nhà đã dời xa”, “Hỏi Vương Quan với cùng là Thuý Vân”. Những câu hỏi
này là những câu hỏi gắng gượng, hỏi trong lúc đang choáng váng, phải tự
chấn tĩnh mà hỏi. Bởi vì nếu chỉ hỏi Thuý Kiều rồi khơng hỏi nữa thì q
lộ liễu. Nhng nếu câu hỏi vẫn theo trật tự thật lơgíc thì lại quá bình tĩnh,
quá thản nhiên.


Với mấy câu ngắn ngủi và một vài từ tinh luyện, Nguyễn Du đã miêu
tả được cả một tâm trạng phong phú, tế nhị cùng với sự vận động của nó.
Phải là một người thực sự sống với tâm trạng đó là thực sự có tài năng mới
viết được những câu thơ rất nhẹ về ngơn ngữ nhưng rất nặng tâm tình.
Người viết phải sống thực mới dùng được từ ngữ chính xác. Người bình
văn cũng phải sống thực với bình được văn.



Nhưng cuộc sống thì thật mn mặt, lắm chiều. Chúng ta đù có sống
đi sống lại hàng chục kiếp cũng không thể trải được hết mọi việc, mọi tâm
trạng. Cho nên phải đọc, phải biết tích luỹ những tri thức trong sách vở,
gom góp lại để có vốn sống phong phú đủ giúp chúng ta hiểu từ, hiểu
văn.


<b>5. Một tác phẩm văn học ngắn hay dài cũng là một thể thống nhất</b>
hình thức – nội dung, thống nhất giữa các yếu tố của nội dung với nhau và
giữa các yếu tố của hình thức với nhau. “Nhất khí quán hạ” vẫn là lời khen
quý báu đối với một bài văn bài thơ. Giá trị của một tác phẩm về mặt nghệ
thuật càng cao khi các yếu tố ngôn ngữ phối hợp khéo léo với nhau làm
nổi bật tư tưởng, tình cảm mà tác giả định gửi vào trong đó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Tính thống nhất này thể hiện trong sự phù hợp giữa các từ trong một
trường biểu vật. Nghệ thuật văn học thường ưa thích lối diễn đạt một t
t-ởng, một tình cảm…trừu tượng bằng một hình tượng hay một hình ảnh.
Trong một đoạn của tác phẩm thường có một hình ảnh trung tâm. Cái
hình ảnh trung tâm này được diễn đạt bằng các từ thuộc trường biểu vật
nào thì các từ khác gắn bó với nó cũng phải thuộc trường biểu vật đó.


Hồ Chủ Tịch viết về lòng yêu nước của nhân dân ta: “... Từ xa đến
nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sơi nổi, nó kết thành
một làn sóng vơ cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó
khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nớc và cướp nước”. Lịng yêu nước đã
đ-ược so sánh với làn sóng thì các từ khác cũng phải có liên quan tới nước:
"lướt", "nhấn", "chìm" và cả "sơi nổi" nữa, mặc dầu từ ngữ này không bị
hạn chế biểu vật một cách chặt chẽ với nước.


Nguyễn Du viết:



‘‘…Lửa tâm càng dập càng nồng…
Sự đời đã tắt lửa lịng…’’


Cường độ của sự ghen tng, cường độ của tình yêu cuộc sống đã
được diễn đạt bằng lửa thì mọi biểu hiện của nó cũng phải là dập, nồng, tắt…


Tính thống nhất thể hiện trong sự phù hợp, sự hài hoà giữa các nét
nghĩa biểu niệm. Các từ trong một đoạn gắn bó với một ý, tuỳ theo tính
chất của cái ý đó mà hoặc đều có nét nghĩa cụ thể, hoặc đều có nét nghĩa
cường độ mạnh, yếu, hoặc đều có nét nghĩa kích thước to, nhỏ…


‘‘Đùng đùng gió giục mây vần…
Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh…’’


"Đùng đùng", "giục", "vần" là những từ gợi ra sức mạnh của những
hiện tượng thiên nhiên rộng lớn: gió, mây… cịn khấp khểnh, gập ghềnh
lại đều là sự “lởm chởm” của con đường ( và cũng là những nhịp thổn
thức của lòng người ra đi vì hồn cảnh éo le).


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

Mỗi hịn than, mẩu sắt, cân ngơ
<i> Ta nâng niu, gom góp dựng cơ đồ.’’</i>


Các từ: tí, ngọn, hịn, mẩu, cân, mỗi, từng …thống nhất với nhau ở nét
nghĩ “nhỏ bé”, “phân tán”, đi với nhau làm tôn nên tinh thần tiết kiệm, sự
chắt chiu tài nguyên của đất nước, của nhân dân ta trong những ngày đầu
xây dựng. Cái nhỏ bé,phân tán đó trái ngược với cái “trân trọng” trong từ
nâng niu và trái với cái to lớn, “trang trọng” trong từ cơ đồ. Mấy dịng thơ
trên đã nói được một cách có hình ảnh, vừa phản ánh được tấm lòng của
nhân dân ta, vừa là một lời căn dặn của người lãnh đạo về đường lối xây
dựng chủ nghĩa xã hội mà Đại hội II của Đảng ta vạch ra.



“…Dặm nghìn nước thẳm non xa
Biết đâu thân phụ ra con thế này.”


Sự cách xa vời vợi, chút thân lẻ loi tội nghiệp của cô Kiều được
Nguyễn Du vẽ nên bởi các từ dặm, nghìn, non nước, thẳm xa, bởi hai từ
vốn chứa chan lịng thương xót đối với người phụ nữ ngày xa thân phận
và bằng tiếng kêu, than ra thế này. Một tiếng than xưa nay chúng ta chỉ
dùng khi phải chịu đựng biết bao điều khơng khó mà khơng thể nói nên
lời, khơng thể kể cho xiết.


“…Bác vẫn đi kia, giữa cánh đồng
Thăm từng ruộng lúa hỏi từng bông


Ghé từng hợp tác, qua thơn xóm


Xem mấy trường tươi, mấy giếng trong.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

trư-ờng…Cũng chính nhờ cách diễn đạt cụ thể đó mà khổ thơ có cái mới về
tư tưởng: Hồ Chủ Tịch sống mãi trong sự nghiệp lớn lao mà cả trong
những cái bình thường của cuộc sống, trong mỗi hành vi đẹp của chúng ta.


Sự thống nhất về ngữ nghĩa giữa các từ có thể gọi là sự cộng hưởng
ngữ nghĩa. Cũng như sự cộng hưởng của âm thanh, ý nghĩa các từ hài hồ
với nhau, tơn nhau lên tạo ra những giao động ngữ nghĩa. Dao động này
sẽ dội vào tâm tình người đọc, để lại trong đó những ấm đậm sâu.


Hiện tượng cộng hưởng về mặt ngữ nghĩa khơng chỉ ở các từ ngữ. Nó
len vào cả các phương tiện ngôn ngữ khác như cấu trúc câu, như nhịp điệu.
Tất nhiên, rất hiếm khi chúng ta gặp được những phẩm chất đạt sự tuyệt


vời như thế về nghệ thuật.


“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo


Nước biết theo làn hơi gợn tý
Lá vàng trước gió khẽ đa vèo
Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo


Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.”


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

Một cảnh miêu tả quen thuộc lấy cái động để tả cái tĩnh, lối “vẽ mây
để tả trăng”. Để miêu tả cái tĩnh mà cứ nói cái tĩnh mãi thì sẽ nhàm. Cho
nên phải đa cái động vào. Làn, gợn, đớp động là những cái động… nhưng
những cái động này có lấy gì làm mạnh mẽ? Chính nhờ sự chết lặng của
khơng gian mà chúng ta mới nhận ra cái động không đánh gọi là động đó.
Thực ra, có cái động thật: gợn, đớp động. Nhưng tác giả sợ gợn sẽ quá
mạnh, phải giảm nó đi: “sẽ gợn” cịn "đớp" có xảy ra đâu, tác giả đã phủ
định nó rồi “đâu đớp động”.


Sự tĩnh chỉ của không gian cũng là sự tĩnh chỉ âm thanh cả bài thơ khơng
có lấy một từ gợi đến xa gần một âm thanh. Kể ra, có một âm thanh thự:
tiếng "vèo" của lá bay. Nhng ở đây lại là: “vẽ mây tả trăng”, phải lặng lẽ
đến thế nào đó, một tiếng lá bay mới nghe được thành vèo. Và nét bay của
lá là cái động nhất của bài thơ!


Cả bài thơ, trừ một nhược điểm là lặp lại hai vần “teo”, là một bức
tranh tuyệt tác về sự vắng lặng của cảnh thu. Thế nhưng, cảnh chính là


ng-ười. Sự chết lặng của cảnh thu chính là tâm trạng của Nguyễn Khuyến và
cả một lớp người như Nguyễn Khuyến. Theo Tây, theo thờ “nhố nhăng”
thì khơng theo, nhưng cũng khơng dám đứng lên chống lại như những chí
sĩ khác. Sự “lơ lửng” của từng mây trong bài thơ cũng là sự lơ lửng của
lớp người này.


Giảng văn là một nghệ thuật. Người giảng văn phải có tư cách của
nhiều loại người mới giảng văn được tốt. Phải biết cuộc sống. Phải hiểu
quá trình sáng tác của tác giả. Phải vận dụng tất cả những tri thức của các
mơn học khác: lịch sử, tâm lí, xã hội học… và phải tinh thông ngôn ngữ
học. Phải yêu và hiểu tiếng Việt. Một giờ giảng văn là một giờ huy động
một cách tổng hoà tất cả những hiểu biết đã học được để phục vụ cho nó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

tiếp, tư duy. Đáng tiếc, những tri thức này chưa có thể trình bày trong giáo
trình.


Dù sao, những ngun tắc và những thí dụ nói trên cũng là những
h-ướng dẫn cho việc phân tích từ ngữ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

<b>CHƯƠNG II:VĂN BẢN "SÔNG NƯỚC CÀ MAU" </b>
<b>NGHĨA TỪ NGỮ TRONG VĂN BẢN "SÔNG NƯỚC CÀ MAU"</b>
<b>I. VĂN BẢN "SÔNG NƯỚC CÀ MAU"</b>


Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sơng ngịi, kênh rạch càng bủa
giăng chi chít như mạng nhện. Trên thì trời xanh dưới thì nước xanh, chung
quanh mình cũng chỉ tồn một sắc xanh cây lá. Tiếng rì rào bất tận của
những khu rừng xanh bốn mùa, cùng tiếng sóng rì rào từ biển Đông và vịnh
Thái Lan ngày đêm không ngớt vọng về trong hơi gió muối -thứ âm thanh
đơn điệu triền miên ấy ru ngủ thính giác, càng làm mịn mỏi và đuối dần đi
tác dụng phân biệt của thị giác con người trước cái quang cảnh chỉ lặng lẽ


một màu xanh đơn điệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Thuyền chúng tôi chèo thốt qua kênh Bọ Mắt, đổ ra con sơng Cửa Lớn,
xi về Năm Căn. Dịng sơng Năm Căn mênh mơng, nước ầm ầm đổ ra biển
ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như
người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xi giữa dịng con sơng
rộng hơn ngàn thước, trơng


hai bên bờ, rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
Cây đước mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp
này chồng lên lớp kia ơm lấy dịng sơng, đắp từng bậc màu xanh lá mạ,
màu xanh rêu, màu xanh chai lọ... lòa nhịa ẩn hiện trong sương mù và khói
sóng ban mai.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

<b>II. NGHĨA CỦA CÁC TỪ NGỮ TRONG VĂN BẢN "SÔNG NƯỚC CÀ </b>
<b>MAU"</b>


<b>STT</b> <b>Từ ngữ</b> <b>Nghĩa từ điển</b> <b>Nghĩa văn bản</b>


1 Sơng


Dịng nước tự nhiên tương đối lớn, chảy
thường xuyên trên mặt đất, thuyền bè
thường đi lại được: Sơng có khúc, người
có lúc (tng.)


Nghĩa từ điển


2 Nước



1 Chất lỏng không màu, không mùi và
trong suốt khi là nguyên chất, tồn tại
trong tự nhiên ở sông hồ, ở biển: Nước
lũ. Nước thuỷ triều. 2 Chất lỏng, nói
chung: Nước mắt.Thuốc nước. 3 Lần,
lượt sử dụng nước, thường là đun sơi,
cho một tác dụng nhất định nào đó:Pha
chè nước thứ hai. 4 Lớp quét, phủ bên
ngoài cho bền, đẹp: Quét hai nước vôi.
5 (kết hợp hạn chế). Vẻ ánh, bóng tự
nhiên của một số vật, tựa như có một lớp
mỏng chất phản chiếu ánh sáng nào đó
phủ bên ngồi: Gỗ lên nước bóng lống.


Nghĩa 1 từ điển


3 Đổ 1. Ngã nằm xuống do bị tác động mạnh
hoặc do ở tư thế không đứng vững: Bão
lớn làm đổ cây . 2. Không đứng vững
được do không chống chọi nổi: Kế
hoạch bị đổ. 3. Chết, không tồn tại: Mùa
đơng trâu bị hay bị đổ. 4. Đưa ra ngồi
vật chứa đựng: Đổ thóc ra phơi . 5. Đưa
(chất nhão, chất dẻo) vào khuôn để tạo
vật cứng: Đổ bê tơng. 6. Thốt ra ngồi


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

nhiều: đổ mồ hôi, đổ máu. 7. Dồn mạnh
về một nơi, một chỗ: Sông đổ về biển. 8.
Dồn trách nhiệm, tội lỗi cho người khác
mà đáng ra mình phải chịu: làm sai còn


đổ cho người khác. 9. Chuyển sang trạng
thái khác một cách đột ngột: Trời đổ tối.
10. (Kết hợp với từ chỉ hướng như ra,
vào, lên, xuống để tính) trở về một phía,
một bên: khoảng năm mươi tuổi đổ lại
tính từ Hà Nội trở ra.


4 Hướng


1. Mặt, phía : Hướng Nam, hướng
Đông. 2. Đường phải đi : Đạp xe theo
hướng vườn bách thảo .


Nghĩa 1 từ điển


5 Mũi


1. Bộ phận nhô cao ở giữa mặt người và
động vật, là cơ quan của khứu giác và hô
hấp: Xỏ chân lỗ mũi (tng). 2. Chất lỏng
tiết ra trong lỗ mũi: Xỉ mũi; Sổ mũi. 3.
Chất nhầy trong phân người đi kiết: Đi
ngoài ra mũi. 4. Đầu nhọn của một số
vật: Mũi kim 5. Mỗi lần chọc bằng đầu
nhọn: Tiêm một mũi vào đùi. 6. Dải đất
nhọn chìa ra biển: Mũi Cà-mau. 7.
Hướng tiến công của bộ đội: Quân ta đã
thọc một mũi vào đồn địch.


Nghĩa 6 từ điển



6 Sông Xem "Sông" 1 Nghĩa từ điển


7 Kênh


1. Sông đào dùng để dẫn nước hoặc để
phục vụ giao thông: Kênh Pa-na-ma;
Kênh Xuy-ê. 2. Đường thông tin trong
dụng cụ bán dẫn: Đổi kênh đài truyền
hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

8 Rạch


Đường dẫn nước từ sơng vào đồng
ruộng, thuyền bè có thể đi lại: đào kênh,
rạch hệ thống kênh, rạch


Nghĩa từ điển


9 Bủa


Làm cho phân ra hoặc tự phân ra về các
phía để bao lấy một phạm vi rộng: Bủa
lưới đánh cá.


Nghĩa từ điển


10 Giăng


1 Làm cho căng thẳng ra theo bề dài


hoặc theo mọi hướng trên bề mặt. Giăng
dây. Nhện giăng tơ. 2 Bủa ra khắp, tựa
như giăng lưới. Sương mù giăng khắp
núi.


Nghĩa 2 từ điển


11 Mạng<sub>nhện</sub> Lưới của con nhện giăng bằng tơ do nó


nhả ra để bắt mồi. Nghĩa từ điển


12 Trời


1. Khoảng không gian nhìn thấy như
hình vịm úp trên mặt đất: trời đầy sao.
2. Thiên nhiên: trời hạn mong trời mưa
nắng thuận hoà. 3. Lực lượng siêu nhân
trên trời cao, có vai trị sáng tạo và quyết
định mọi sự ở trần gian, theo mê tín: cầu
trời bị trời đánh.


Nghĩa 1 từ điển


13 Xanh


1. Có màu lá cây hoặc màu nước biển;
Có màu như da trời khơng vẩn mây: Cây
xanh thì lá cũng xanh, cha mẹ hiền lành
để đức cho con (cd) 2. Nói quả chưa
chín: Khơng nên ăn ổi xanh 3. Nói nước


da người ốm lâu: Mới ốm dậy, da cịn
xanh 4. Còn trẻ: Tuổi xanh.


Nghĩa 1 từ điển


14 Nước Xem "Nước" 2 Nghĩa 1 từ điển


15 Xanh Xem "Xanh" 13 Nghĩa 1 từ điển
16 Sắc 1. Màu : Sắc đỏ. 2. Nước da : ốm mãi,


sắc mặt mỗi ngày một kém. 3. Nh. Sắc


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

đẹp : Tài này sắc ấy nghìn vàng chưa
cân


17 Cây


1. Thực vật có thân, lá rõ rệt: Cây bưởi;
Cây xoan; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(tng) 2. Vật có thân hình dài như thân
cây: Cây sào 3. Vật dựng đứng lên: Cây
hương 4. Kết quả của sự vun đắp: Cây
đức chồi nhân. 5. Cây số nói tắt: Đường
Hà-nội đi Hải-phòng dài hơn một trăm
cây. 6. Người trội về một mặt nào: Cây
sáng kiến; Cây văn nghệ 7. Lạng vàng:
Ngôi nhà đáng giá sáu trăm cây 8. Mười
gói thuốc lá: Mua hai cây ba số năm 9.
Một súc vải: Bán sỉ một lúc năm cây
vải.



Nghĩa 1 từ
điển


18 Lá


1 Bộ phận của cây, thường mọc ở cành
hay thân và thường có hình dẹt, màu lục,
có vai trị chủ yếu trong việc tạo ra chất
hữu cơ nuôi cây. Lá chuối. Nón lá (làm
bằng lá). 2 Từ dùng để chỉ từng đơn vị
vật có hình tấm mảnh nhẹ hoặc giống
như hình cái lá: Lá cờ. Lá thư.


Nghĩa 1 từ điển


19 Ti ngế <sub>1. Toàn bộ những từ phối hợp theo cách</sub>
riêng của một hay nhiều nước, một hay
nhiều dân tộc, biểu thị ý nghĩ khi nói
hay khi viết : Tiếng Việt , Tiếng
Tày-Nùng. 2. Toàn bộ những âm phát từ
miệng người nói, kêu, hát... có bản sắc
riêng ở mỗi người : Có tiếng ai đọc
báo ; Tiếng ca cải lương ; Tiếng hò đò.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

3. Cg. Tiếng động. Âm hoặc hỗn hợp
âm, thường khơng có đặc tính đáng kể,
do đó khơng có ý nghĩa đáng kể đối với
người nghe : Tiếng gõ cửa ; Tiếng ơ-tơ
chạy ngồi đường. 4. Sự hưởng ứng hay


phản ứng của quần chúng đối với một
người, một vật, một hành động, một sự
việc : Thuốc cao hay có tiếng.


20 R ngừ


1 Vùng đất rộng có nhiều cây cối mọc
lâu năm. Vào rừng hái củi. Trồng cây
gây rừng. Rừng già. 2 Tập hợp rất nhiều
vật san sát nhau, dày đặc. Rừng cờ, hoa,
biểu ngữ. 3 (hay t.). (dùng trong một số
tổ hợp, sau d.). (Thú vật, cây cối) sống
hoặc mọc hoang, thường là trong rừng:
Gà rừng. Lợn rừng.


Nghĩa 1 từ điển


21 Mùa


1. Phần thời gian trong năm, chia theo
đặc điểm thiên văn, khí hậu: bốn mùa
xn hạ thu đơng, mùa mưa đã đến. 2.
Phần thời gian trong năm, thích hợp cho
trồng trọt canh tác: mùa cải bắp chanh
trái mùa. 3. Thời gian tiến hành những
hoạt động thường kì: mùa thi mùa bơi
lội.


Nghĩa 1 từ điển



22 Sóng <sub>1 Hiện tượng mặt nước dao động, dâng</sub>
lên hạ xuống trông tựa như đang di
chuyển, chủ yếu do gió gây nên: Mặt
hồ gợn sóng. 2 Hiện tượng cả một khối
lớn vận động, di chuyển trên một phạm


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

vi rộng theo kiểu làn sóng: Sóng người
trùng điệp. Sóng lúa nhấp nhô. 3
(chm.). Dao động truyền đi trong một
mơi trường: Sóng âm*. Sóng vơ tuyến
điện


23 Bi nể


1. Vùng nước mặn rộng lớn trên bề mặt
Trái Đất: rộng như biển, cá biển, biển
bạc rừng vàng. 2. Phần đại dương ven
lục địa được ngăn cách bởi đảo hay đất
liền: biển Đông, biển Đen. 3. Khối
lượng nhiều, đơng đảo, ví như biển:
chìm trong biển lửa, Biển người dự mít
tinh, chiến lược biển người.


Nghĩa 2 từ điển


24 Vịnh


Vũng biển ăn hõm vào đất liền: Vịnh


Bắc Bộ Nghĩa từ điển



25 Ng yà


1. Khoảng thời gian Quả đất tự xoay
xung quanh nó đúng một vịng: Một
năm dương lịch có 365 ngày. 2. Khoảng
thời gian từ khi Mặt trời mọc đến khi
Mặt trời lặn: Ngày làm đêm nghỉ. 3.
Thời gian 24 giờ: Mời anh ra chơi với
tôi vài ngày. 4. Thời gian ghi một kỉ
niệm: Những ngày chiến thắng; Ngày
quốc tế lao động. 5. Như Thời: Ngày em
còn bé; Ngày ấy; Ngày xưa.


Nghĩa 2 từ điển


26 Đêm


1. Khoảng thời gian từ khi mặt trời lặn
hẳn đến khi mặt trời mọc: Thức lâu mới
biết đêm dài (cd) 2. Khoảng thời gian đã
khuya: Tối đi chơi, mãi đêm mới về.


Nghĩa 1 từ điển


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

vùng có áp suất cao đến vùng có áp suất
thấp, thường gây cảm giác mát hoặc
lạnh: Gió thổi mây bay gió chiều nào
che chiều ấy (tng.). 2. Luồng khơng khí
chuyển do quạt: quạt nhiều gió.



28 Mu iố


1. Hạt bột trắng, vị mặn, tách ra từ nước
biển, dùng làm thức ăn: canh nhạt muối,
Muối ba năm muối hãy cịn mặn, Gừng
chín tháng gừng hãy còn cay (cd.). 2.
Hợp chất mà phân tử gồm có một hay
nhiều nguyên tử kim loại liên kết với
một hay nhiều gốc a-xít.


Nghĩa 1 từ điển


29 Âm thanh Âm (nói khái quát - Tiếng, giọng): Tốc


độ âm thanh, những âm thanh hỗn độn. Nghĩa từ điển
30 Tri n<sub>miên</sub>ề Liên tục và kéo dài dường như không dứt. Nghĩa từ điển
31 Thính<sub>giác</sub> Sự nhận cảm âm thanh: Tai là cơ quan


thính giác có thính giác tốt. Nghĩa từ điển
32 Th giácị Sự nhận cảm bằng mắt nhìn: cơ quan thị giác. Nghĩa từ điển


33 Người


1. Động vật có tổ chức cao nhất, có khả
năng nói thành lời, có tư duy, có tư thế
đứng thẳng, có hai bàn tay linh hoạt sử
dụng được các công cụ lao động: Loài
người; Mặt người dạ thú (tng). 2. Thân
thể: Người cao, người thấp; Người đầy


mụn nhọt. 3. Cá nhân thuộc quốc tịch
nào: Người Việt-nam; Người Pháp. 4.
Kẻ khác mình: Của người phúc ta (tng).
5. Cá nhân có đạo đức tốt: Ni dạy con
nên người.


Nghĩa 1 từ điển


34 Quang<sub>c nh</sub><sub>ả</sub> Cảnh bày ra trước mắt: Quang cảnh


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

35 Bỏ


1. Để vào đâu với mục đích nào đó: bỏ
mì chính vào canh, bỏ tiền vào ống. 2.
Đưa ra dùng với mục đích nào đó: bỏ
vốn kinh doanh bỏ nhiều công sức. 3.
Để vào trạng thái không hay: bỏ quên
chiếc mũ, ruộng bỏ hoang, cơng trình bỏ
dở. 4. Để rời ra, không mang trên người:
bỏ mũ ra, bỏ giày dép mà lội. 5. Cho rơi
xuống, bng xuống với mục đích nào
đó: Máy bay bỏ bom bỏ màn đi ngủ. 6.
Lìa ra, rời hẳn ra: Bỏ quê ra đi, bỏ của
chạy lấy người (tng.). 7. Không thu
nhận, loại ra, coi như khơng có giá trị:
bỏ hạt lép ra vứt bỏ. 8. Thơi hẳn, khơng
cịn tiếp tục nữa: bỏ thuốc lá, bỏ rượu
.Do hồn cảnh khó khăn, nhiều em phải
bỏ học. 9. Không quan tâm nữa, cắt đứt
quan hệ: bỏ vợ bỏ bạn trong cơn hoạn


nạn. 10. Chết, theo cách nói né tránh sự
đau thương: Sao anh nỡ bỏ em đi lúc
còn trẻ như thế!


Nghĩa 6 từ điển


36 Con


1. Từng đơn vị động vật hoặc một số vật
thể khác: hai con gà, con mắt . 2. Từng
người đàn bà, phụ nữ (hàm ý coi khinh
hoặc thân mật): con mụ già, Con chị nó
đi con dì nó lớn (tng.). 3. Vóc dáng thân
hình: người to con người nhỏ con.


Nghĩa 1 từ điển


37 Sông Xem "Sông"1 Nghĩa từ điển


38 Thuy nề <sub>Phương tiện giao thông nhỏ trên mặt </sub>
nước, hoạt động bằng sức người, sức


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

gió. Chèo thuyền. Thuyền buồm*.


39 Cái


1 Từ dùng để chỉ cá thể sự vật, sự việc
với nghĩa rất khái quát; vật, sự, điều. Đủ
cả, khơng thiếu cái gì. Lo cái ăn cái mặc.
Phân biệt cái hay cái dở. Cái bắt tay. 2


(thường dùng phụ trước d.). Từ dùng để
chỉ từng đơn vị riêng lẻ thuộc loại vật vô
sinh. Cái bàn này cao. Hai cái nhà mới.
3 (cũ). (dùng trước d.). Từ dùng để chỉ
từng cá thể động vật thuộc một số loại,
thường là nhỏ bé hoặc đã được nhân
cách hoá. Con ong, cái kiến. 4 (thường
dùng phụ sau d. số lượng). Từ dùng để
chỉ từng đơn vị riêng lẻ động tác hoặc
quá trình ngắn. Ngã một cái rất đau.
Nghỉ tay cái đã (kng.). Loáng một cái đã
biến mất (kng.).


Nghĩa 2 từ điển


40 G iọ


1. Kêu tên, phát tín hiệu để người nghe
đáp lại: gọi bố về ăn cơm, gọi điện
thoại. 2. Phát lệnh, yêu cầu đi đến nơi
nào: gọi lính. giấy gọi nhập ngũ. 3. Đặt
tên: Hà Nội xưa gọi là Thăng Long. 4.
Nêu rõ mối quan hệ: Anh ấy gọi ông
giám đốc là bác ruột.


Nghĩa 3 từ điển


41 Tên <sub>1 Từ hoặc nhóm từ dùng để chỉ một cá</sub>
nhân, cá thể, phân biệt với những cá
nhân, cá thể khác cùng loại. Đặt tên. Ghi


rõ họ và tên. Kí tên*. Tên nước. 2 Từ
dùng để chỉ từng cá nhân người thuộc
hạng bị coi thường, coi khinh. Tên


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

cướp.


42 Danh từ


1. Từ biểu thị ý nghĩa sự vật, đối tượng,
thường làm chủ ngữ trong câụ 2. Từ
dùng trong khẩu ngữ thay cho thuật ngữ:
danh từ khoa học.


Nghĩa 1từ điển


43 Theo


1. Đi ở phía sau, cùng lối, cùng hướng
với người khác đang đi, không rời bước:
lẽo đẽo theo sau, đuổi theo. 2. Đi cùng
với ai đến nơi nào đó, do người đó dẫn
đường: theo mẹ về quê, theo cha đi nghỉ
mát. 3. Làm đúng như ai đã làm, đã nói:
theo gương bạn làm theo lời dặn của
thầy giáo. 4. Tin vào và tuân thủ với các
tơn chỉ mục đích của tơn giáo nào: theo
đạo. 5. Hoạt động liên tục trong một thời
hạn nhất định: theo lớp chính trị, theo
hết lớp học ngoại ngữ. 6. Hướng hoạt
động men dọc vị trí nào hoặc về phía


nào, đích nào: chạy theo đường quốc lộ,
đi theo hướng Mặt Trời mọc. 7. Căn cứ
vào, dựa vào: hát theo đàn, uống theo
đơn của bác sĩ, theo nguồn tin nước
ngoài.


Nghĩa 7 từ điển


44 Đặc điểm


Nét riêng biệt:Những đặc điểm của khí
hậu một vùng. Đặc điểm tâm lí của trẻ
em.


Nghĩa từ điển


45 Riêng biệt Tách hẳn ra một khối: Sống riêng biệt ở


một nơi. Nghĩa từ điển


46 Bên


1. Một trong hai nơi đối với nhau: bên


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Người hay tập thể ở về một phía, phân
biệt với người hay tập thể ở phía khác:
bên nội bên ngoại bên nguyên Hai bên
cùng tồn tại. 3. Mặt, phương diện, phân
biệt với mặt khác, phương diện khác:
bên nghĩa bên tình, Bên tình bên hiếu


bên nào nặng hơn (Truyện Kiều). 4. Nơi
kề cạnh, gần sát: làng bên ở bên sông. 5.
(Cạnh, mặt) không phải cạnh đáy, mặt
đáy của một hình: cạnh bên của tam giác
mặt bên của lăng trụ.


47 Bờ


1. Chỗ đất giáp với mặt nước: Ai mà nói
dối cùng chồng thì trời giáng hạ cây
hồng bờ ao (cd) 2. Con đường đắp lên
để giữ nước: Công anh đắp đập be bờ,
để cho người khác mang lờ đến đơm
(cd) 3. Hàng cây hoặc bức tường quanh
một khoảng đất: Bờ rào, Bờ tường 4. Gờ
thịt chung quanh một cái mụn: Bờ vết
loét.


Nghĩa 1 từ điển


48 M cọ


1. Nói cây cỏ bắt đầu bén rễ và nhơ lên:
Cỏ mọc kín ngồi sân (NgĐThi). 2. Nói
tinh tú bắt đầu hiện ra: Mặt trời vừa hé
mọc (BĐGiang); Trăng mới mọc. 3.
Mới hiện ra: Trong làng đã có nhiều nhà
ngói mọc lên. 4. Bịa ra: Vì nó mọc
chuyện mà vợ chồng nhà ấy cãi nhau.



Nghĩa 1 từ
điển


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

(như rau cỏ, lúa, đậu): cọng rơm cọng
cỏ, Hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa. 2.
Nh. Gọng: cọng vó, cọng kính.


điển


51 Trịn


1 Có hình dáng, đường nét giống như
hình trịn, đường trịn. Khn mặt trịn.
Trăng rằm trịn vành vạnh. Mắt mở tròn.
Ngồi quây tròn quanh bếp lửa. 2 Có
hình khối giống như hình cầu hoặc hình
trụ. Trái Đất trịn. Trịn như hịn bi. Vo
trịn. Khai thác gỗ trịn. 3 (Âm thanh) có
âm sắc tự nhiên nghe rõ từng tiếng, dễ
nghe. Giọng tròn, ấm. 4 Có vừa đúng
đến số lượng nào đó, khơng thiếu, khơng
thừa hoặc khơng có những đơn vị lẻ.
Tròn mười tám tuổi. Đi mất một ngày
tròn. 5 (Làm việc gì) đầy đủ, trọn vẹn,
khơng có gì phải chê trách. Làm tròn
nhiệm vụ. Lo tròn bổn phận. 6 (kng.).
(Cách sống) tự thu mình lại để khơng va
chạm, khơng làm mất lịng ai. Tính trịn,
vào đâu cũng lọt. Sống trịn. 7 (chm.).
(Nốt nhạc) có độ dài bằng bốn nốt đen


hoặc hai nốt trắng.


Nghĩa 2 từ
điển


52 X pố


1 Khơng chắc và nhẹ, có nhiều lỗ hổng
bên trong. Đất xốp. Gỗ xốp. Bánh xốp.
2 (Quả) xơ và ít nước. Quả chanh xốp.


Nghĩa 1 từ
điển
53 Nhẹ <sub>1. Không nặng: Quan tiền nặng quan</sub>


tiền chìm, bù nhìn nhẹ bù nhìn nổi (tng).
2. Có tỉ trọng nhỏ: Nhơm là một kim
loại nhẹ; Dầu hỏa nhẹ hơn nước. 3.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

Không nặng nhọc: Công việc nhẹ. 4. ở
mức độ thấp: Gió nhẹ; Bước nhẹ. 5.
Khơng nguy hiểm đến tính mệnh: Bệnh
nhẹ. 6. Có thể chịu được: Phạt nhẹ. 7. Bị
coi thường: Đạo vi tử, vi thần đâu có
nhẹ (NgCgTrứ).


54 Chiếc


1. Từ đặt trước một danh từ để chỉ vật
thường có đơi mà lẻ loi: Chiếc đũa;


Chiếc giày 2. Từ dùng như mạo từ "cái":
Chiếc thuyền nho nhỏ, ngọn gió hiu hiu
(cd).


Nghĩa 2 từ
điển


55 Nhỏ


1. Có chiều cao, khổ người dưới mức
trung bình: Mười tám tuổi mà nhỏ hơn
đứa mười lăm; Mèo nhỏ bắt chuột con
(tng). 2. Cịn ít tuổi: Hồi cịn nhỏ, tơi
học ở trường làng. 3. Có kích thước
hoặc diện tích dưới mức trung bình: Nhà
tơi nhỏ hơn nhà anh. 4. Thấp về mặt số
lượng hoặc cường độ: Món tiền nhỏ;
Ngọn lửa nhỏ; Xí nghiệp nhỏ. 5. Có tầm
quan trọng thấp: Chi tiết nhỏ; Cuộc
xung đột nhỏ


Nghĩa 3 từ
điển


56 T t pụ ậ


Nhóm nhiều người hoặc nhiều vật lại
một chỗ: Tụ tập nhân dân lại để nói
chuyện.



Nghĩa từ điển


57 Đen 1 Có màu như màu của than, của mực
tàu. Trời tối đen như mực. Chiếu phim
đen trắng hay phim màu? 2 Có màu tối,
khơng sáng; trái với trắng. Nước da đen.
Mây đen. Giấy loại xấu, hơi đen. 3


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

(dùng phụ sau d., hạn chế trong một số
tổ hợp). Được giữ kín, khơng cơng khai
cho mọi người biết, thường vì có tính
chất phi pháp. Quỹ đen*. Chợ đen*. Sổ
đen*. 4 Không được may mắn do một sự
ngẫu nhiên nào đó; trái với đỏ. Số đen.
Canh bạc gặp hồi đen. 5 (kng.). Đông
đến mức như khơng có chỗ hở và tạo
nên một màu tối. Người đứng xem đen
đặc. Đen nghịt*. Xúm đen xúm đỏ (xúm
lại đơng lắm). 6 (chm.). (Nốt nhạc) có
độ dài bằng nửa nốt trắng hay bằng một
phần tư nốt tròn.


58 Hạt


1 Bộ phận hình trứng hay hình dẹp chứa
trong quả, do nỗn cầu của bầu hoa biến
thành, nảy mầm thì cho cây con. Gieo
hạt cải. Hạt giống (hạt dùng để gây
giống). 2 Quả khô của một số cây lương
thực. Hạt thóc. Bắp ngơ mẩy hạt. 3 Vật


có hình giống như hạt gạo, hạt ngơ. Hạt
muối. Hạt sạn. Chuỗi hạt. 4 Lượng nhỏ
chất lỏng có hình giống như hạt gạo, hạt
ngơ. Mưa nặng hạt. Khơng cịn hạt nước
nào. 5 (chm.). Hạt cơ bản (nói tắt).


Nghĩa 1 từ
điển


59 V ngừ


Cây nhỏ, hoa màu trắng, quả dài có
khía, khi chín tự nứt ra, hạt nhỏ có nhiều
dầu, dùng để ăn. Kẹo vừng. Muối vừng.


Nghĩa từ điển


60 Bay <sub>1. Di chuyển trên không trung: Chim</sub>
bay, Máy bay đang bay trên trời. 2. Phất
phơ chuyển động theo làn gió: Cờ bay


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

trên đỉnh tháp. 3. Di chuyển, chuyển
động hết sức nhanh: Đạn bay vèo vèo. 4.
Đi bằng máy bay: Nghe tin ấy anh vội
bay về nhà. 5. Phai nhạt, biến mất: áo
bay màu, Rượu bay hết mùi. II. pht. Một
cách dễ dàng, nhanh chóng: chối bay.


61 Đám



1 Tập hợp gồm nhiều vật cùng loại,
không theo một trật tự nhất định nhưng
cùng ở vào một chỗ thành khối liền
nhau. Đám cây. Hành khách ngồi giữa
đám hành lí ngổn ngang. Đám mây. Dập
tắt đám cháy. 2 Từ dùng để chỉ từng đơn
vị ruộng đất không thành hình ngay
ngắn. Đám ruộng khoai bên bờ suối. 3
Tập hợp gồm một số đông tụ họp lại
một chỗ để cùng tiến hành việc gì. Đám
giỗ. Đám rước. 4 Đám hội, đám ma (nói
tắt). Làng vào đám. Cất đám*. Đưa
đám*. 5 Tập hợp gồm một số người có
cùng một nét chung nào đó. Đám bạn bè
của anh ta. 6 (kng.). Từ dùng để chỉ
người nào đó về mặt muốn tìm hiểu để
xây dựng quan hệ hơn nhân với nhau.
Có đám đến hỏi, nhưng chưa nhận lời.
Làm mối cho một đám.


Nghĩa 1 từ
điển


62 Mây


1. Hơi nước bốc lên trời đọng lại thành
từng đám. 2. Loại cây leo mình đặc, trịn
dày như ngón tay, có đốt dài: Ghế mây.


Nghĩa 1 từ


điển


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

64 Bị


1. Mắc, phải: Bị trúng đạn, bị đày. 2.
Phía bị người khác kiện: Nguyên nói có,
bị nói khơng (Th. ngữ)


Nghĩa 1 từ điển


65 Đốt


1. (Cơn trùng) dùng vịi châm vào da
thịt, gây ngứa, đau: Ong đốt vào mặt
sưng húp, bị muỗi đốt. 2. Nói một cách
cay độc: chưa nghe xong bà ta đã đốt
cho hắn mấy câu.


Nghĩa 1 từ điển


66 Da


1 Lớp mơ bọc ngồi cơ thể người và một
số động vật. Màu da. Da mịn màng. Da
bủng. 2 Da một số động vật đã thuộc.
Cặp da. Thắt lưng da. 3 (kết hợp hạn
chế). Mặt ngoài của một số vật, như quả,
cây, v.v. Da cam sành sần sùi.


Nghĩa 1 từ điển



67 Thịt


1 Phần mềm có thớ, bọc quanh xương
trong cơ thể người và động vật. Thịt lợn.
Thịt nửa nạc nửa mỡ. 2 Phần chắc ở bên
trong lớp vỏ quả, vỏ cây. Quả xoài dày
thịt. Loại gỗ thịt mịn.


Nghĩa 1 từ điển


68 Ng aứ


1 Có cảm giác khó chịu ở ngồi da, cần
được xoa, gãi. Ngứa và nổi mẩn. Gãi
đúng chỗ ngứa*. 2 (kng.; dùng trong
một số tổ hợp, trước d. chỉ bộ phận cơ
thể). Cảm thấy khó chịu, muốn làm ngay
một cử chỉ, động tác nào đó, hay muốn
biểu thị ngay sự phản ứng. Nó ngồi học
suốt cả buổi, ngứa tay ngứa chân lắm


Nghĩa 1từ điển


69 Nổi 1. ở trên mặt nước, trái với chìm: Quan
tiền nặng quan tiền chìm, bù nhìn nhẹ bù
nhìn nổi (tng); Để con bèo nổi, mây


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

chìm vì ai (K). 2. Chuyển mạnh từ thế
này sang thế khác: Trời nổi gió; Nổi cơn


hen. 3. Bắt đầu vang lên: Chiêng trống
bên ngoài đã nổi rộn ràng (Ng-hồng).


70 M nẩ


Có nhiều nốt nhỏ nổi lên trên ngồi da,
thường gây ngứa ngáy khó chịu: Muỗi
đốt mẩn cả người..


Nghĩa từ điển


71 Đỏ


1. Có màu như máu, như son: Cờ đỏ sao
vàng; Khăn quàng đỏ 2. Hồng hồng:
Mặt đỏ 3. Đã cháy: Than còn đỏ; Đèn
đỏ rồi 4. Theo biểu tượng của cách
mạng vô sản: Công hội đỏ 5. May mắn:
Vận đỏ 8. Nói khi đánh bài khơng thua:
Hắn được nhiều là vì đỏ, chứ có tài năng
gì.


Nghĩa 1 từ
điển


72 Tấy


1. (Mụn nhọt, vết thương) đang cương to
làm cho đau nhức nhối: Sưng tấy. 2.
Phát tài, gặp vận may: Vận tấy.



Nghĩa 1 từ
điển


73 T p trungậ


1 Dồn vào một chỗ, một điểm. Nơi tập
trung đông người. Tập trung hoả lực.
Một biểu hiện tập trung của tình đoàn
kết. 2 Dồn sức hoạt động, hướng các
hoạt động vào một việc gì. Tập trung
sản xuất lương thực. Tập trung suy nghĩ.
Hội nghị tập trung thảo luận một vấn đề.
Tư tưởng thiếu tập trung.


Nghĩa 1 từ
điển


74 Tồn


Hồn chỉnh, tất cả, ngun vẹn, khơng
sứt mẻ: mặc tồn màu trắng toàn thân
vẹn toàn


Nghĩa từ điển


75 Bám 1. Giữ chặt, không rời ra: bám vào vách
đá, trèo lên bám vào cành cây. 2. Theo


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

sát, khơng lìa ra: đi đâu bám gót theo


sau. 3. Dựa vào một cách cứng nhắc để
làm căn cứ, cơ sở: bám vào ý kiến của
cấp trên, Bám vào cái lí thuyết cũ ấy thì
làm sao thốt khỏi vịng luẩn quẩn. 4.
Dựa vào đối tượng khác để tồn tại: sống
bám vào cha mẹ.


76 Đặc


1. Nói các phân tử hỗn hợp với nhau tới
độ rất cao; trái với lỏng: Đá, sắt, đồng là
những chất đặc 2. Nói một chất lỏng có
những phân tử kết với nhau đến mức
khó chảy, khó rớt, khó đổ: Sữa đặc;
Cháo đặc; Ăn lấy đặc mặc lấy đày (tng)
3. Đông và chật: Gian phịng đặc những
người; Lợn khơng nuôi, đặc ao bèo
(NgBính) 4. Đầy, khơng cịn chỗ hở:
Trang giấy đặc những chữ; Mây kéo đặc
bầu trời 5. Không rỗng ruột: Quả bí đặc;
Lớp xe đặc 6. Rất; Hết sức: Dốt đặc;
Giọng khản đặc; Hai tai ông cụ điếc đặc
7. Thuần tuý; Hồn tồn: Ơng ta nói
tiếng Pháp cịn đặc giọng xứ Prơ-văng-xơ.


Nghĩa 4 từ
điển


77 G cố <sub>1. Phần dưới cùng của thân cây: ngồi</sub>
dưới gốc cây đa. 2. Từng cây riêng lẻ:


trồng hơn một nghìn gốc bạch đàn. 3.
Nền tảng, cơ sở: kinh tế là gốc của chính
trị. 4. Số tiền cho vay lúc đầu; phân biệt
với lãi: nợ gốc Cả gốc lẫn lãi cũng được
kha khá. 5. Nhóm nguyên tử trong phân


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

tử của một hợp chất, không biến đổi
trong các phản ứng hố học, có tác dụng
như một ngun tử: gốc a-xít. 6. Điểm
chọn tuỳ ý trên một trục để biểu diễn số
0, khi biểu diễn các số trên trục đó


78 Cây Xem "Cây" 17 Nghĩa 1 từ điển


79 Lai


lai giống. Cho giao phối con đực và con
cái thuộc giống khác nhau, hoặc ghép
giống cây này trên giống cây khác, hay
là dùng biện pháp thụ tinh, giao phấn
nhân tạo nhằm tạo ra một giống mới. Lai
lừa với ngựa. Lai các giống ngơ.


Nghĩa từ điển


80 Cua


Giáp xác có phần đầu và ngực ẩn trong
mai cứng, phần bụng gập dưới mai gọi
là yếm, có tám chân, hai càng và thường


bị ngang. Nói ngang như cua (kng.; rất
ngang).


Nghĩa từ điển


81 Càng


1 Chân thứ nhất, thành một đôi, của
tơm, cua, có dạng hai cái kẹp lớn; hoặc
của bọ ngựa, giống hình hai lưỡi hái. 2
Chân sau cùng, lớn và khoẻ, thành một
đôi của cào cào, châu chấu, dế, dùng để
nhảy. 3 Bộ phận của một số loại xe, một
số dụng cụ, thường gồm hai thanh dài
chìa ra phía trước, dùng để mắc súc vật,
làm chỗ cầm để kéo hoặc đẩy, hoặc để
kẹp chặt. Càng xe bò. Càng pháo. Tay
càng của kìm cộng lực.


Nghĩa 1 từ
điển


82 Tím <sub>1. Có màu ít nhiều giống màu của hoa</sub>
cà hoặc thẫm hơn, màu của quả cà dái


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

dê. 2. Nói màu đỏ tía hoặc tương tự màu
nói trên ở chỗ da bị chạm mạnh, đánh
mạnh : Ngã tím đầu gối.


83 Đỏ Xem "Đỏ" 71 Nghĩa 1 từ<sub>điển</sub>



84 Làm 1 Dùng công sức tạo ra cái trước đó
khơng có. Làm nhà. Chim làm tổ. Làm
cơm. Làm thí nghiệm. 2 Dùng cơng sức
vào những việc nhất định, để đổi lấy
những gì cần thiết cho đời sống, nói
chung. Làm ở nhà máy. Đến giờ đi làm.
Có việc làm ổn định.. 3 Dùng công sức
vào những việc thuộc một nghề nào đó
để sinh sống, nói chung. Về quê làm
ruộng. Làm nghề dạy học. 4 Dùng công
sức vào những việc, có thể rất khác
nhau, nhằm một mục đích nhất định nào
đó. Việc đáng làm. Dám nghĩ dám làm.
Làm cách mạng. 5 Tổ chức, tiến hành
một việc có tính chất trọng thể. Làm lễ
khánh thành. Làm lễ chào cờ. Làm đám
cưới. Làm ma*. 6 (kng.; kết hợp hạn
chế). Từ biểu đạt một hành vi thuộc sinh
hoạt hằng ngày, như ăn uống, nghỉ ngơi,
giải trí, mà nội dung cụ thể tuỳ theo
nghĩa của bổ ngữ đứng sau. Làm mấy
cốc bia. Làm một giấc đến sáng. 7 Làm
những việc thuộc nhiệm vụ hoặc quyền
hạn gắn với một tư cách, địa vị, chức vụ
nào đó, nói chung. Làm mẹ. Làm dâu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

Làm chủ*. Làm chủ tịch hội nghị. 8 Có
tác dụng hoặc dùng như là, coi như là.
Làm gương cho mọi người. Trồng làm


cảnh. Chiếm làm của riêng. Lấy đêm
làm ngày. Câu chuyện làm quà. 9 Là
nguyên nhân trực tiếp gây ra, tạo ra. Bão
làm đổ cây. Làm hỏng việc. Làm vui
lịng. Làm khó dễ. 10 Tự tạo cho mình
một dáng vẻ như thế nào đó trong một
hồn cảnh ứng xử cụ thể. Làm ra vẻ
thông thạo. Làm như không quen biết.
Làm ngơ*. Làm duyên làm dáng. 11
(dùng sau một đg.). Từ biểu thị kết quả,
đơn thuần về mặt số lượng, của một hoạt
động phân hay gộp; thành. Tách làm đôi.
Gộp chung làm một. Chia làm nhiều đợt.
12 Giết và sử dụng làm thức ăn. Làm
lợn. Làm vài con gà đãi khách


85 M mắ


1. Thức ăn ngấu bằng cách muối tôm cá
để lâu ngày: mắm cá cơm mắm ngấu rồi.
2. Cá ướp muối để nguyên con: người
gầy như con mắm.


Nghĩa 1 từ
điển


86 Xé Làm cho đứt, rách từng mảnh: xé tờ giấy


xé vải đau như xé ruột. Nghĩa từ điển



87 Ra


1. Trở thành : Xay gạo ra bột. 2. Đến kết
quả là : ép lạc ra dầu. 3. Cho xứng
đáng : Sống ra sống, đừng sống hèn
nhát.


Nghĩa 2 từ
điển


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

vữa xây nhà. 2. Cho thứ khác vào và
làm cho lẫn đều vào nhau: cơm trộn
ngơ.


89 T iỏ


Lồi cây thuộc họ hành tỏi, củ có nhiều
múi (khía), có mùi hăng, dùng làm gia
vị.


Nghĩa từ điển


90 Ớt


Cây nhỏ cùng họ với cà, hoa trắng, quả
chín có màu đỏ hay vàng, vị cay, dùng
làm gia vị. Cay như ớt.


Nghĩa từ điển



91 Ăn <sub>1. Cho vào cơ thể qua miệng: Ăn có</sub>
nhai, nói có nghĩ (tng) 2. Dự bữa cơm,
bữa tiệc: Có người mời ăn 3. Ăn uống
nhân một dịp gì: ăn tết 4. Dùng phương
tiện gì để ăn: Người âu-châu không
quen ăn đũa 5. Hút thuốc hay nhai trầu:
Ông cụ ăn thuốc bà cụ ăn trầu 6. Tiếp
nhận, tiêu thụ: Xe này ăn tốn xăng; lò
này ăn nhiều than 7. Nhận lấy để chở đi:
Ơ-tơ ăn khách; tàu ăn hàng 8. Phải nhận
lấy cái khơng hay: Ăn địn; ăn đạn 9.
Nhận để hưởng: Ăn thừa tự; ăn lương;
ăn hoa hồng 10. Thông với, hợp vào:
Sông ăn ra biển 11. Được thấm vào,
dính vào: Giấy ăn mực; Sơn ăn từng mặt
(tng); Hồ dán không ăn 12. Phụ vào,
thuộc về: Ruộng này ăn về xã tơi 13.
Giành lấy về phần mình: Ăn giải 14. Có
tác dụng: Phanh này không ăn 15.
Tương đương với: Một cân ta ăn 600
gam 16. Ngang giá với: Hôm nay một


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

đô-la Mĩ ăn mười ba nghìn đồng
Việt-nam.


92 Ngon


1 (Thức ăn, thức uống) gây được cảm
giác thích thú, làm cho ăn hoặc uống
khơng thấy chán. Món ăn ngon. Rượu


ngon. Gạo ngon cơm. 2 (Ngủ) say và
yên giấc, đem lại cảm giác dễ chịu cho
cơ thể. Ngủ ngon. 3 (ph.; kng.). Giỏi, cừ,
đáng khen, đáng phục. Bài tốn khó thế
mà nó giải rất ngon. Thằng nhỏ chịu đau
ngon lắm.


Nghĩa 1 từ
điển


93 Xã


1. Đơn vị hành chính cơ sở ở nơng thơn,
có thể gồm nhiều thơn: Giảm bớt diện
xã đói nghèo (PhVKhải); Ngày xưa
nhiều xã họp thành một tổng 2. Người
đàn ông trong làng có chút chức vị cao
hơn người dân thường (cũ): Lúc thì
chẳng có một ai, lúc thì ơng xã, ông cai
đầy nhà (cd).


Nghĩa 1 từ
điển


94 Nghe <sub>1 Cảm nhận, nhận biết bằng cơ quan</sub>
thính giác. Nghe có tiếng gõ cửa. Khơng
nghe thấy gì cả. Nghe nói rằng... Điều
tai nghe mắt thấy. 2 (id.). Dùng tai chú ý
để có thể nghe. Lắng nghe. Nghe giảng.
Nghe hồ nhạc. 3 Cho là đúng và làm


theo lời. Nghe lời. Bảo khơng nghe. 4
(kng.). Nghe có thể đồng ý, có thể chấp
nhận được. Anh nói thế khó nghe lắm.
Bài báo viết nghe được. 5 Có cảm giác
thấy. Nghe trong người dễ chịu. Mồ hôi


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

thấm vào miệng nghe mằn mặn. Nghe
có mùi thối.


95 Nói


1 Phát ra thành tiếng, thành lời để diễn
đạt một nội dung nhất định trong giao
tiếp. Nghĩ sao nói vậy. Ăn nên đọi, nói
nên lời (tng.). Hỏi chẳng nói, gọi chẳng
thưa. Đã nói là làm. Nói mãi, nó mới
nghe. 2 Phát âm. Nói giọng Nam Bộ. 3
Sử dụng một thứ tiếng nào đó, phát âm
để giao tiếp. Nói tiếng Việt. Đọc được
tiếng Hán, nhưng khơng nói được. 4 Có
ý kiến chê trách, chê bai. Người ta nói
nhiều lắm về ơng ta. Làm đừng để cho
ai nói. 5 (id.). Trình bày bằng hình thức
nói. Nói thơ Lục Vân Tiên. Hát nói*. 6
Thể hiện một nội dung nào đó. Bức
tranh nói với người xem nhiều điều.
Những con số nói lên một phần sự thật.
Nói với nhau bằng ánh mắt.


Nghĩa 1 từ


điển


96 Ngày Xem "Ngày" 25 Nghĩa 5 từ điển
97 X aư Thuộc về thời trước xa: Ngày ; Thời


xưa; Người xưa. Nghĩa từ điển


98 Lán 1. Nhà nhỏ làm bằng tre nứa trong rừng.
2. Nhà để chứa tre, gỗ, củi. than.


Nghĩa 1 từ
điển


99 Gian


1. Từng đơn vị căn nhà nhỏ: một gian
nhà án gian. 2. Phần trong nhà ngăn
cách bởi hai vì, hoặc hai bức phên,
tường: Nhà ba gian hai chái.


Nghĩa 1 từ
điển


100 Tới 1. Đến: Đi chưa tới. Trong một môn bài
gọi là bài tới, nói khi đợi một con bài và
được trúng ( theo tổ tơm thì gọi là ù) 3.


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

Lý Gặp một mức, một mặt khác: Tia tới,
góc tới.



101 Đốn


1. Chặt, đẵn nhiều cây để lấy củi, gỗ:
đốn gỗ đốn củi. 2. Chặt, đẵn bớt cành để
cho ra nhánh mới: đốn cành lá đốn dâu.


Nghĩa 1 từ
điển


102 C iủ


Những thứ dùng làm chất đốt lấy từ cây
cỏ nói chung: bổ củi nhặt lá khơ làm củi
đun đi củi (đi kiếm củi).


Nghĩa từ điển


103 H mầ


Rãnh hoặc hố đào dưới đất: Đào được
một cô thanh niên xung phong bị sập


hầm hàm ếch (NgKhải).. Nghĩa từ điển


104 Than


Tên gọi chung các chất rắn, thường màu
đen, dùng làm chất đốt, do gỗ hoặc
xương cháy khơng hồn toàn tạo nên,
hoặc do cây cối chôn vùi ở dưới đất


phân huỷ dần qua nhiều thế kỉ biến
thành. Đốt than trên rừng. Mỏ than.


Nghĩa từ điển


105 Dựng 1 Đặt cho đứng thẳng. Dựng cột nhà.
Dựng mọi người dậy (làm cho thức
dậy). 2 Tạo nên vật gì đứng thẳng trên
mặt nền (thường là trên mặt đất) bằng
những vật liệu kết lại theo một cấu trúc
nhất định. Dựng nhà. Dựng cổng chào. 3
Tạo nên bằng cách tổ hợp các yếu tố
theo một cấu trúc nhất định (thường nói
về cơng trình nghệ thuật). Dựng kịch.
Dựng tranh. Câu chuyện dựng đứng (bịa
đặt hoàn toàn). 4 Tạo nên và làm cho có
được sự tồn tại vững vàng. Dựng cơ đồ.
Từ buổi đầu dựng nước. 5 (chm.). Vẽ


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

hoặc nói rõ cách vẽ một hình phẳng nào
đó thoả mãn một số điều kiện cho trước
(thường chỉ dùng thước và compa).
Dựng một tam giác đều có một cạnh là
đoạn thẳng AB. Bài tốn dựng hình.


106 Nói Xem "Nói" 95 Nghĩa 1 từ điển
107 Theo Xem "Theo" 43 Nghĩa 7 từ điển


108 Chữ



Dấu viết ra chắp lại với nhau để biểu thị


tiếng nói. Nghĩa từ điển


109 Tiếng Xem "Tiếng" 19 Nghĩa 1 từ điển


110 Ngh aĩ


1. Nội dung diễn đạt của một kí hiệu:
nghĩa của từ nghĩa của câu. 2. Cái nội
dung tạo nên có giá trị: Tiếng hát làm
cho cuộc sống thêm có nghĩa.


Nghĩa 1 từ điển


111 Nước Xem "Nước" 2 Nghĩa 1 từ điển


112 Đen Xem "Đen" 57 Nghĩa 1 từ điển


113 Thuyền Xem "thuyền" 38 Nghĩa từ điển
114 Chèo Dùng chèo gạt nước cho thuyền đi: chèo


thuyền, chèo đị Nghĩa từ điển


115 Thốt


1. Ra khỏi nơi bị vây hãm, nơi đe doạ sự
an toàn, hoặc khỏi tình trạng bị giàng
buộc, kìm hãm: Sa vào đường hầm
khơng lối thốt.2. Làm cho ra khỏi tình


trạng bị tắc nghẽn, ứ đọng hoặc bị ràng
buộc, kìm hãm: Cống thốt nước. 3. Thể
hiện được nội dung một cách rất tự
nhiên, khơng có gì gị bó, gượng ép (nói
về cách diễn đạt, cách biểu hiện bằng
văn học nghệ thuật): Bài thơ dịch chưa
thoát.


Nghĩa 1 từ điển


</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

bên này tới bên kia: Qua sông. 3. Sơ
lược: Xem qua.


117 Kênh Xem "Kênh"7 Nghĩa 1 từ điển


uplo
ad.1
23do
c.net


Đổ


Xem "Đổ"3


Nghĩa 7 từ điển


119 Xuôi


Đi từ miền trên xuống miền dưới: Hôm
nay nhà tơi Nam-định; Chờ cho sóng


lặng, buồm xi, ta xi cùng


Nghĩa từ điển


120 Dịng


1. Đường nước chảy: Sơng Tương nước
chảy đơi dịng. Bên thì dịng đục bên thì
dịng trong (cd). 2. Cái gì đi như đường
nước , theo một chiều thẳng: Dịng điện.
3. Gia đình, họ, tơng: Đời xưa kén
những con dòng. Đời nay ấm cật, no
lòng thì thơi (cd). 4. Bng, thịng một
đầu dây: Dịng dây xuống giếng. 5. Kéo
với một sợi dây: Dòng xe.


Nghĩa 1 từ điển


121 Sông Xem "Sông" 1 Nghĩa từ điển


122 Mênh<sub>mông</sub>


1. Rộng lớn và lan toả chung quanh đến
mức khơng có giới hạn: biển cả mênh
mơng cánh đồng rộng mênh mông. 2.
Hết sức lớn lao, hết sức to lớn khơng có
giới hạn: tình u thương mênh mông.


Nghĩa 7 từ điển



123 Nước Xem "Nước "2 Nghĩa 1 từ điển


124 Đổ Xem "Đổ " 3. Nghĩa 7 từ điển


125 Biển Xem "Biển" 23 Nghĩa 2 từ điển
126 Ngày Xem "Ngày" 25 Nghĩa 2 từ điển
127 Đêm Xem " Đêm" 26 Nghĩa 1 từ điển


128 Thác


Chỗ dòng suối, dịng sơng có nước
chảy từ trên cao trút xuống thấp : Thác
là một nguồn năng lượng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

129 Cá


Động vật có xương sống ở nước, thở
bằng mang, bơi bằng vây. Cá nước ngọt.
Câu cá. Ao sâu tốt cá (tng.).


Nghĩa từ điển


130 Đàn


1. Tập hợp của nhiều động vật, nhất là
súc vật cùng bên nhau: đàn trâu đàn ong
đàn gà. 2. Tập hợp của nhiều đứa trẻ
cùng một nơi, một khu vực: đàn trẻ tung
tăng ở sân trường.



Nghĩa 1 từ điển


131 Đen trũi Rât đen và toàn một màu: Đen trũi như than. Nghĩa từ điển
132 Nhơ Thị ra ngồi: Cành cây nhô khỏi hàng rào. Nghĩa từ điển
133 Lên <sub> 1 Di chuyển đến một chỗ, một vị trí cao</sub>


hơn, hay là được coi là cao hơn. Lên bờ.
Xe lên dốc. Mặt trời lên cao. Lên miền
núi. Lên Bắc Cực (ở phía trên, trong bản
đồ). 2 Di chuyển đến một vị trí ở phía
trước. Lên hàng đầu. Học sinh lên bảng.
Lên tượng (trong cờ tướng). 3 Tăng số
lượng hay đạt một mức, một cấp cao
hơn. Nước sông lên to. Hàng lên giá.
Lên lương. Cháu lên lớp ba. Lên chức. 4
(Trẻ con) đạt mức tuổi bao nhiêu đó (từ
mười trở xuống). Mồ cơi từ năm lên
chín. Năm nay cháu lên mấy? 5 (dùng
trước d.). Phát triển đến chỗ dần dần
hình thành và hiện ra cụ thể trên bề mặt
hay bên ngoài. Lúa lên đòng. Vết
thương lên da non. Lên mụn nhọt. 6
(dùng trước d.). Làm cho hình thành ở
dạng hồn chỉnh hoặc ở vào trạng thái
có thể phát huy đầy đủ tác dụng. Lên


</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

danh mục sách tham khảo. Lên kế
hoạch. Lên dây cót. Lên đạn*. 7 (dùng
phụ sau đg.). Từ biểu thị hướng di
chuyển đến một vị trí cao hơn hay ở


phía trước. Lửa bốc lên. Đứng lên. 8
(dùng phụ sau đg.). Từ biểu thị phạm vi
hoạt động, tác động ở mặt trên của sự
vật. Đặt lọ hoa lên bàn. Giẫm lên cỏ.
Treo lên tường. Tác động lên môi
trường. 9 (dùng phụ sau đg., t.). Từ biểu
thị hướng phát triển của hoạt động, tính
chất từ ít đến nhiều, từ khơng đến có.
Tăng lên. Lớn lên. Tức phát điên lên.
Mặt đỏ bừng lên


134 H pụ Tự lặn tại chỗ một lúc: hụp sâu xuống. Nghĩa từ điển


135 Xu ngố


1. Chuyển động từ chỗ cao đến chỗ
thấp: xuống núi xuống xe. 2. Giảm, hạ
thấp hơn bình thường: Hàng xuống giá
Xe xuống hơi bị xuống chức. 3. (Hướng
của chuyển động, hoạt động) từ vị trí
cao chuyển tới vị trí thấp: nhìn xuống
đất rơi xuống suối.


Nghĩa 3 từ điển


136 Bơi ếch Bơi theo kiểu tay và chân đồng thời co


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

137 Gi aữ


1. điểm, ở nơi cách đều hoặc tương đối


đều hai điểm đầu hoặc các điểm vòng
quanh hay ở bốn bề : Giữa cái thước ;
Giữa cái vòng ; Giữa nhà. 2. Trong
khoảng : Hải Dương ở giữa Hà Nội và
Hải Phòng. 3. ở chỗ lưng chừng : Giữa đường.


Nghĩa 1 từ điển


138 Đầu <sub>1 Phần trên cùng của thân thể con người</sub>
hay phần trước nhất của thân thể động
vật, nơi có bộ óc và nhiều giác quan
khác. 2 (dùng hạn chế trong một số tổ
hợp). Đầu của con người, coi là biểu
tượng của suy nghĩ, nhận thức. Vấn đề
đau đầu. Cứng đầu*. 3 Phần có tóc mọc
ở trên đầu con người; tóc (nói tổng
quát). Gãi đầu gãi tai. Chải đầu. Mái đầu
xanh. Đầu bạc. 4 Phần trước nhất hoặc
phần trên cùng của một số vật. Đầu máy
bay. Trên đầu tủ. Sóng bạc đầu. 5 Phần
có điểm xuất phát của một khoảng
không gian hoặc thời gian; đối lập với
cuối. Đi từ đầu tỉnh đến cuối tỉnh. Nhà ở
đầu làng. Đầu mùa thu. Những ngày đầu
tháng. 6 Phần ở tận cùng, giống nhau ở
hai phía đối lập trên chiều dài của một
vật. Hai bên đầu cầu. Nắm một đầu dây.
Trở đầu đũa. 7 Vị trí hoặc thời điểm thứ
nhất, trên hoặc trước tất cả những vị trí,
thời điểm khác. Hàng ghế đầu. Lần đầu.



</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

Tập đầu của bộ sách. Đếm lại từ đầu.
Dẫn đầu*. 8 Từ dùng để chỉ từng đơn vị
để tính đổ đồng về người, gia súc, đơn
vị diện tích. Sản lượng tính theo đầu
người. Mỗi lao động hai đầu lợn. Tăng
số phân bón trên mỗi đầu mẫu. 9 (kết
hợp hạn chế). Từ dùng để chỉ từng đơn
vị máy móc, nói chung. Đầu máy khâu.
Đầu video*. Đầu đọc*. Đầu câm*


139 Sóng Xem " Sóng" 22 Nghĩa 1 từ điển


140 Tr ngắ


1 Có màu như màu của vơi, của bơng.
Vải rất trắng. Để trắng, không nhuộm.
Nước da trắng. Trời đã sáng trắng. 2 Có
màu sáng, phân biệt với những cái cùng
loại mà sẫm màu hoặc có màu khác.
Đường cát trắng. Rượu trắng. Kính
trắng. Người da trắng. 3 (kết hợp hạn
chế). Hồn tồn khơng có hoặc khơng
cịn gì cả. Chỉ có hai bàn tay trắng. (Mùa
màng bị) mất trắng*. Không làm được
bài, bỏ trắng. Bị thua hai bàn trắng
(không gỡ được bàn nào cả). Thức trắng
hai đêm liền (hồn tồn khơng ngủ). 4
(Nói) rõ hết sự thật, khơng che giấu gì
cả. Tun bố trắng với mọi người. Nói


trắng ra*. 5 (chm.). (Nốt nhạc) có độ dài
bằng hai nốt đen hoặc một nửa nốt tròn.
La trắng.


Nghĩa 1 từ điển


141 Ng nà Nghìn. Nghĩa từ điển


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

đường thẳng. 2. "Thước ta" nói tắt. 3.
Từ cũ có nghĩa là mét : Mua năm thước
vải.


143 Trơng


1. Nhận thấy bằng mắt : Trông qua cửa
sổ. 2. Chăm sóc, giữ gìn : Trơng trẻ ;
Trơng nhà.


Nghĩa 1 từ điển


144 Rừng Xem " Rừng" 20 Nghĩa 1 từ điển
145 Dựng Xem " Dựng" 105 Nghĩa 1 từ điển
146 Lên Xem " Lên" 133 Nghĩa 7 từ điển


147 Cao


1. Có khoảng cách lớn đối với mặt đất
theo hướng thẳng lên, hoặc so với cái
khác: đất thấp trời cao Nhà này cao hơn
nhà kia cao điểm cao nguyên cao xạ đề


cao. 2. Có khoảng cách chừng nào đó
theo chiều thẳng đứng: Người cao mét
bảy Nhà cao hơn chục mét. 3. Hơn hẳn
mức bình thường: Năng suất cao đạt
thành tích cao cao áp cao cấp cao đẳng
cao quý cao thế cao thượng thanh cao. 4.
(âm thanh) có tần số rung động lớn: Nốt
nhạc cao cao tần.


Nghĩa 1 từ điển


148 Dãy


Tập hợp nhiều vật cùng loại nối tiếp
nhau thành hàng: Dãy nhà; Dãy cây;
Dãy núi.


Nghĩa từ điển


149 Tr<sub>th nh</sub>ườ<sub>à</sub> ng Bức thành dài và vững chắc. Nghĩa từ điển
150 Vô tận Không bao giờ hết được: không gian vô


tận Nghĩa từ điển


151 Cây Xem " Cây " 17 Nghĩa 1 từ<sub>điển</sub>
152 Bãi <sub>1 Khoảng đất bồi ven sông, ven biển </sub>


hoặc nổi lên ở giữa dòng nước lớn. Bãi
phù sa. Bãi biển. Ở đất bãi. Bãi dâu (bãi



</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

trồng dâu). 2 Khoảng đất rộng rãi và
thường là bằng phẳng, quang đãng, có
một đặc điểm riêng nào đó. Bãi sa mạc.
Bãi tha ma. Bãi mìn (bãi cài mìn). Bãi
chiến trường (nơi quân hai bên đánh
nhau).


153 L aứ Loạt những sinh vật cùng một thời kỳ


sinh trưởng : Lứa lợn ; Lứa cam. Nghĩa từ điển
154 Trái 1 Quả. Trái chơm chơm. Trái lựu đạn.


Trái núi. 2 (kng.). Mìn. Gài trái. Nghĩa 1 từ điển


155 R ngụ


Rơi ra; Lìa ra: Lá vàng cịn ở trên cây,
lá xanh rụng xuống, trời hay chăng trời
(cd); Tóc rụng; Rụng răng.


Nghĩa từ điển


156 Ng nọ


1. Phần chót cao nhất của một vật: Ngọn
cây; Ngọn núi. 2. Đầu nhọn của một vật:
Ngọn bút. 3. Nơi xuất phát của một
nguồn nước chảy: Ngọn sông; Ngọn
suối.



Nghĩa 1 từ điển


157 Lớp 1 Phần vật chất phủ đều bên ngoài một
vật thể. Quét một lớp sơn. Bóc lớp giấy
bọc ngồi. Lớp khí quyển xung quanh
Trái Đất. 2 Phần của vật thể được cấu
tạo theo kiểu phần này tiếp theo phần
kia từ trên xuống dưới hay từ trong ra
ngoài. Các lớp đất. Gỗ dán có nhiều lớp.
Ngói xếp thành từng lớp. Các lớp hàng
rào dây thép gai. 3 Tập hợp người cùng
một lứa tuổi hay cùng có chung những
đặc trưng xã hội nào đó. Lớp người già.
Thuộc lớp đàn em. Trung nông lớp dưới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

4 Tập hợp người cùng học một năm học
ở nhà trường hay cùng theo chung một
khoá huấn luyện, đào tạo. Bạn học cùng
lớp. 5 Chương trình học từng năm học
hay từng khoá huấn luyện, đào tạo. Học
hết lớp 10. Đã qua hai lớp huấn luyện. 6
Lớp học (nói tắt). Vào lớp. Trật tự trong
lớp. 7 (chm.). Đơn vị phân loại sinh học,
dưới ngành, trên bộ. Lớp bò sát thuộc
ngành động vật có xương sống. 8 Đoạn
ngắn trong kịch nói, lấy việc ra hay vào
của nhân vật làm chuẩn. 9 (kng.; kết hợp
hạn chế). Khoảng thời gian không xác
định trong quá khứ hay hiện tại, phân
biệt với những khoảng thời gian khác;


dạo. Lớp trước tơi đã nói chuyện với anh
rồi. Lớp này còn mưa nhiều


158 Ch ngồ


Xếp các thứ, thường cùng loại, lên nhau:
chồng hàng lên cho rộng còn thiếu ngồi
chồng lên nhau.


Nghĩa từ điển


159 Lên Xem " Lên" 133 Nghĩa 7 từ điển
160 Lớp Xem " Lớp" 157 Nghĩa 2 từ điển


161 Đắp


1. Phủ lên trên: Đắp chăn 2. Bồi thêm
vào; Vun lên: Non kia ai đắp mà cao
(cd) 3. Nặn thành hình: Đắp tượng.


Nghĩa 2 từ điển


162 B cậ <sub>1 Chỗ đặt chân để bước lên xuống. Bậc </sub>
thang. 2 Hạng, thứ xếp theo trình độ cao
thấp, trên dưới. Cơng nhân bậc bốn.
Giỏi vào bậc thầy. Tiến bộ vượt bậc. Tột
bậc*. 3 Từ dùng để chỉ người thuộc


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

hàng đáng tơn kính. Bậc anh hùng. Bậc
tiền bối. Bậc cha mẹ. 4 Tồn bộ nói


chung các lớp đại học hay các cấp học
phổ thông trong hệ thống giáo dục. Bậc
đại học. Các cấp của bậc phổ thơng. 5
(chm.). Vị trí của âm trong thang âm.


163 Xanh Xem " Xanh " 13 Nghĩa 1 từ điển


164 Rêu


Tên một ngành thực vật gồm những cây
nhỏ có thân lá nhưng khơng có rễ,
thường mọc lan trên mỏm đá, trên tường
hoặc trên thân các cây lớn.


Nghĩa từ điển


165 Chai Đồ đựng bằng thuỷ tinh, cổ nhỏ và dài:


rót đầy chai thu mua vỏ chai Nghĩa từ điển


166 Lọ


Đồ đựng bằng sành, sứ hoặc thuỷ tinh...,
đáy thường rộng hơn miệng: lọ mực lọ
nước hoa lọ hoa đo lọ nước mắm, đếm
củ dưa hành (tng.)


Nghĩa từ điển


167 Ẩn



1. Giấu mình kín đáo vào nơi khó thấy:
Ngơi nhà ẩn dưới lùm cây Bóng người
lúc ẩn lúc hiện. 2. Lánh đời về ở nơi
vắng vẻ, ít người biết đến: từ quan về ở
ẩn.


Nghĩa 1 từ
điển


168 Hi nệ Bày rõ ràng ra trước mắt: Khôn dàn ra


mặt, què quặt hiện ra chân tay (tng) Nghĩa từ điển


169 Sương mù


Hơi nước ban đêm ở trên không sa
xuống, đọng lại thành giọt trên lá cây,
ngọn cỏ.


Nghĩa từ điển


170 Khói <sub>1 Chất khí có màu trắng đục hoặc đen </sub>
xám, bốc lên từ vật đang cháy. Củi đun
nhiều khói. Khói thuốc lá. Khơng có lửa
làm sao có khói (tng.). 2 Hơi bốc lên từ


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

chất lỏng hoặc vật đốt ở nhiệt độ cao.
Nồi khoai vừa chín, khói nghi ngút.



171 Ban mai Buổi sáng, lúc sáng sớm Nghĩa từ điển


172 Đơng


Có nhiều người tụ tập lại cùng một nơi.
Thành phố đơng dân. Gia đình đơng
con. Người đơng như kiến.


Nghĩa từ điển


173 Vui


1. Cảm thấy thích thú: Khi vui non nước
cũng vui (cd); Trẻ vui nhà, già vui chùa
(tng); Người buồn, cảnh có vui đâu bao
giờ . (K) 2. Biểu lộ sự thích thú: Nét mặt
vui, câu chuyện vui. 3. Đưa đến một tin
đáng mừng: Tin vui.


Nghĩa 1 từ
điển


174 T p n pấ ậ


Có nhiều người qua lại, hoạt động
không ngớt: Phố xá tấp nập Tàu xe qua
lại tấp nập.


Nghĩa từ điển



175 Quen


1. Hiểu biết, thông thuộc với mức độ
nhất định: người quen, Họ quen nhau từ
thời học ở trường đại học. 2. Thích nghi,
đã trở thành nếp: quen thức khuya dậy
sớm quen chịu đựng gian khổ.


Nghĩa 1 từ
điển


176 Thu cộ


Đã nhớ kĩ trong trí óc, có thể nhắc lại
hoặc nhận ra dễ dàng và đầy đủ: thuộc
nhiều bài hát chưa thuộc bài thuộc
đường trong thành phố


Nghĩa từ điển


177 Chợ


Nơi công cộng để đong người đến mua
bán vào những ngày, buổi nhất định: Đi
chợ


Nghĩa từ điển


178 C nậ <sub>1. Gần, trái với viễn (xa): Ngày cận, tết </sub>
cận, cảnh cận chiến, cận dưới, cận đạ,


cận kim, cận nhiệt đới cận thị cận trên
cận vệ gần cận kề cận kế cận lân cận


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

phụ cận, thiển cận tiệm cận tiếp cận
tương cận viễn cận. 2. Cận thị, nói tắt:
đeo kính cận.


179 Biển Xem "Biển" 23 Nghĩa 2 từ điển


180 Tỉnh


1. Đơn vị hành chính của một nước,
gồm có nhiều huyện : Tỉnh Vĩnh Phú ;
Tỉnh Sơng Bé. 2. "Tỉnh lỵ" nói tắt : Lên
tỉnh mua hàng. 3. Cơ quan hành chính
của tỉnh : Lệnh của tỉnh đưa về xã


Nghĩa 1 từ điển


181 L uề


Nhà nhỏ được làm rất sơ sài, thường chỉ
có mái che: túp lều, lều chợ, lều coi dưa,
lều tranh dựng lều.


Nghĩa từ điển


182 Thô sơ


Đơn giản, sơ sài, chưa được nâng cao về


mặt kĩ thuật. Vũ khí thơ sơ. Phương tiện
vận tải thô sơ.


Nghĩa từ điển


183 Ki uể


1. Hình mẫu để theo đó mà làm : Kiểu
nhà ; Kiểu áo. 2. Lối : Ăn mặc kiểu  u
Tây.


Nghĩa 1 từ điển


184 Cổ


1 Thuộc về thời xa xưa trong lịch sử.
Ngôi tháp cổ. Chơi đồ cổ. Nền văn học
cổ. 2 (kng.). Lỗi thời, không hợp thời
nữa. Cách nhìn hơi cổ


Nghĩa 1 từ điển


185 X aư Thuộc về thời trước xa: Ngày ; Thời


xưa; Người xưa. Nghĩa từ điển


186 N mằ <sub>1. Đặt toàn thân mình trên một vật hoặc </sub>
ở tư thế đó do người khác đặt: Nằm trên
ghế ngựa; Em bé nằm trong nôi. Nằm
gai nếm mật. Chịu gian nan khổ sở để lo


việc nước như Câu Tiễn nước Việt xưa,
hằng ngày nằm trên gai và nếm mật
đắng để khỏi quên việc lấy lại nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

Nằm sương gối đất. Nói sự vất vả của
người phải ngủ trên mặt đất và ngoài
trời. 2. Ngủ: Chưa tối đã đi nằm; Hễ có
ngáp ngủ thì cho đi nằm (cd). 3. ở, dự
phần: Nằm trong kế hoạch Nhà nước.


187 Bên


1. Một trong hai nơi đối với nhau: bên
phải bên trái mâu thuẫn bên trong. 2.
Người hay tập thể ở về một phía, phân
biệt với người hay tập thể ở phía khác:
bên nội bên ngoại bên nguyên Hai bên
cùng tồn tại. 3. Mặt, phương diện, phân
biệt với mặt khác, phương diện khác:
bên nghĩa bên tình Bên tình bên hiếu
bên nào nặng hơn (Truyện Kiều). 4. Nơi
kề cạnh, gần sát: làng bên ở bên sông. 5.
(Cạnh, mặt) không phải cạnh đáy, mặt
đáy của một hình: cạnh bên của tam giác
mặt bên của lăng trụ.


Nghĩa 4 từ điển


188 C nhạ



1. Cái đường giữa hai mặt phẳng gập
thành góc: khơng tì ngực vào cạnh bàn.
2. Chỗ giáp liền bên: Nhà ở cạnh đường,
ngồi bên cạnh. 3. Đoạn thẳng hay nửa
đường thẳng giới hạn một hình hình
học: cạnh một tam giác cạnh của một
góc.


Nghĩa 2 từ điển


189 Ngôi Từ đặt trước một danh từ chỉ một vật có


bề thế: Ngơi đền; Ngơi chùa; Ngơi mộ. Nghĩa từ điển
190 Nhà <sub>1. Cơng trình xây dựng có mái, tường </sub>


bao quanh, cửa ra vào để ở, sinh hoạt
văn hoá, xã hội hoặc cất giữ vật chất:


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

xây dựng nhà ở Nhà kho bị đổ Nhà hát
và nhà văn hố thanh niên khơng cách
xa nhau lắm. 2. Chỗ ở và sinh hoạt của
một gia đình: dọn đến nhà mới Mẹ vắng
nhà. 3. Những người trong một gia đình:
Nhà có bốn người Cả nhà đi vắng. 4.
Dòng họ nắm quyền cai trị đất nước thời
phong kiến: thời nhà Lê Nhà Hồ bị tiêu
vong. 5. Từ chồng xưng gọi vợ, hoặc vợ
xưng gọi chồng trước người khác: Nhà
tôi đi vắng Anh có nhắn nhà tơi gì
khơng. 6. Từ xưng gọi người đối thoại


với ý thân mật hay coi thường: Nhà Hà
cho ấm chè Ai bảo nhà chị thế? 7. Từ tự
xưng mình khi nói chuyện với ý nhún
nhường: Anh cho nhà em thế nào thì
nhà em cũng bằng lòng Nhà cháu đây
cũng chẳng thua kém ai. 8. Những đối
tượng gần gũi với mình: viết lịch sử cho
xã nhà. 9. Thú vật đã được thuần dưỡng:
Trâu rừng dữ hơn trâu nhà.


191 G chạ


Viên đóng khn từ đất nhuyễn, nung
chín, có màu đỏ nâu, dùng để xây, lát:
viên gạch hòn gạch nhà gạch sân gạch
đóng gạch lị gạch màu gạch non.


Nghĩa từ điển


192 V n minhă <sub>1 Có những đặc trưng của , của nền văn </sub>
hoá phát triển cao. Một xã hội văn minh.
Nếp sống văn minh. 2 (chm.). Thuộc về
giai đoạn phát triển thứ ba, sau thời đại


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

dã man, trong lịch sử xã hội lồi người
kể từ khi có thuật luyện kim và chữ viết
(theo phân kì lịch sử xã hội của L. H.
Morgan). Lịch sử thời đại văn minh.


193 Tầng



1. Loại buồng có chung một sân : Tầng
gác ; Tầng dưới ; Nhà ba tầng. 2. Các
lớp trên dưới khác nhau của một vật :
Tầng mây. 3. Lớp lộ thiên của một mỏ
than. 4. Độ cao so với mặt đất : Máy bay
địch bay ở tầng nào cũng bị bắn rơi


Nghĩa 1 từ điển


194 Đống


1. Khối nhiều vật để chồng lên nhau:
Đống gạch 2. Khối đông người: Chết cả
đống hơn sống một người (tng) 3. Khối
lượng lớn: Thứ ấy, người ta bán hàng
đống đấy 4. (đph) Chỗ, nơi: Anh ấy ở
đống nào?.


Nghĩa 1 từ điển


195 Gỗ


Phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành
một số cây, dùng làm vật liệu xây dựng,
nguyên liệu làm giấy, v.v. Đốn gỗ. Gỗ
lim. Nhà gỗ năm gian. Tốt gỗ hơn tốt
nước sơn (tng.).


Nghĩa từ điển



196 Cao


1. Có khoảng cách lớn đối với mặt đất
theo hướng thẳng lên, hoặc so với cái
khác: đất thấp trời cao Nhà này cao hơn
nhà kia cao điểm cao nguyên cao xạ đề
cao. 2. Có khoảng cách chừng nào đó
theo chiều thẳng đứng: Người cao mét
bảy Nhà cao hơn chục mét. 3. Hơn hẳn
mức bình thường: Năng suất cao đạt
thành tích cao cao áp cao cấp cao đẳng


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

cao quý cao thế cao thượng thanh cao. 4.
(âm thanh) có tần số rung động lớn: Nốt
nhạc cao cao tần.


197


Núi Dạng địa hình lồi, sườn dốc, có độ cao
lớn hơn đồi: núi nhấp nhô, vượt núi
băng sông.


Nghĩa từ điển


198 Chất


Xếp vào một chỗ, chồng lên nhau cho
thành khối lớn. Chất hàng lên xe. Củi
chất thành đống.



Nghĩa từ điển


199 D aự


1. Đặt sát vào vật gì để cho vững: dựa
thang vào cây dựa lưng vào tường. 2.
Nhờ cậy ai để thêm vững vàng, mạnh
mẽ: dựa vào quần chúng dựa vào gia
đình, bạn bè. 3. Theo định hướng, khn
mẫu, khả năng có sẵn: dựa vào sách dựa
vào sơ đồ dựa vào khả năng từng người.


Nghĩa 1 từ điển


200 Bờ


1. Chỗ đất giáp với mặt nước: Ai mà nói
dối cùng chồng thì trời giáng hạ cây
hồng bờ ao (cd) 2. Con đường đắp lên
để giữ nước: Công anh đắp đập be bờ,
để cho người khác mang lờ đến đơm
(cd) 3. Hàng cây hoặc bức tường quanh
một khoảng đất: Bờ rào, Bờ tường 4. Gờ
thịt chung quanh một cái mụn: Bờ vết
loét.


Nghĩa 1 từ điển


201 C tộ <sub>1. Vật làm trụ thẳng đứng cố định để </sub>


chống, đỡ...: cột nhà cột buồm chôn cột
điện. 2. Khối chất lỏng, chất khí được
để hay được tạo nên theo phương thẳng
đứng: cột thuỷ ngân cột khói. 3. Phần


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

được chia thành từng ô, từng khoảng
trên trang giấy: cột báo viết con số vào
đúng cột.


202 Đáy


1. Chỗ thấp nhất trong lòng một vật
đựng: Đáy thùng; Đáy hòm 2. Chỗ sâu
nhất: ếch ngồi đáy giếng (tng) 3. (toán)
Cạnh hay mặt thẳng góc với đường cao
trong một hình hay một khối: Đáy của
tam giác; Đáy hình nón.


Nghĩa 1 từ điển


203 Thuyền<sub>chài</sub>


1. Thuyền nhỏ để đánh cá bằng chài
lưới. 2. Người làm nghề đánh cá bằng
chài lưới: Gia đình thuyền chài.


Nghĩa 1 từ điển


204 Thuyền Xem "Thuyển" 38 Nghĩa từ điển



205 Lưới


1 Đồ đan bằng các loại sợi, có mắt và
nhiều hình dáng khác nhau, có nhiều
cơng dụng, thường dùng để ngăn chắn,
để đánh bắt cá, chim, v.v. Rào bằng lưới
sắt. Đan túi lưới. Đá thủng lưới (kng.;
ghi bàn thắng trong bóng đá). Thả lưới
bắt cá. Chim mắc lưới. 2 (dùng trong
một số tổ hợp). Như mạng lưới. Lưới
điện. Lưới lửa. 3 Tổ chức để vây bắt. Sa
lưới mật thám. Rơi vào lưới phục kích. 4
(chm.). Điện cực bằng kim loại có dạng
đường xoắn ốc hay dạng lưới, đặt giữa
cathod và anod trong đèn điện tử.


Nghĩa 1 từ điển


206 Buôn <sub>Mua để bán với giá cao hơn để lấy lãi: </sub>
buôn xe máy buôn vải buôn có bạn, bán
có phường (tng.) bn gian bán lận


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

(tng.).


207 Dập dềnh Chuyển động lên xuống nhịp nhàng Nghĩa từ điển


208 Sóng


1 Hiện tượng mặt nước dao động, dâng
lên hạ xuống trông tựa như đang di


chuyển, chủ yếu do gió gây nên. Mặt hồ
gợn sóng. 2 Hiện tượng cả một khối lớn
vận động, di chuyển trên một phạm vi
rộng theo kiểu làn sóng. Sóng người
trùng điệp. Sóng lúa nhấp nhơ. Làn sóng
đấu tranh (b.). 3 (chm.). Dao động
truyền đi trong một mơi trường. Sóng
âm*. Sóng vơ tuyến điện.


Nghĩa 1 từ
điển


209 Có Hiện, hiện ra một cái gì, sự gì và thuộc


về người nào. Nghĩa từ điển


210 Cái Xem "Cái" 39 Nghĩa 2 từ điển


211 Trấn


Đơn vị hành chính xưa tương đương với
một vài tỉnh ngày nay: Trấn Sơn Nam;
Trấn Kinh Bắc.


Nghĩa từ điển


212 Rừng Xem "Rừng " 20 Nghĩa 1 từ điển
213 Xanh Xem "Xanh" 13 Nghĩa 1 từ điển
214 Đứng <sub>1 Ở tư thế thân thẳng, chỉ có chân đặt </sub>



trên mặt nền, chống đỡ cả toàn thân;
phân biệt với nằm, ngồi. Đứng lên, ngồi
xuống. 2 Ở vào một vị trí nào đó. Người
đứng đầu nhà nước. Đứng về một phe.
Thái độ đứng trước cái sống, cái chết. 3
(thường dùng trước ra). Tự đặt mình
vào một vị trí, nhận lấy một trách nhiệm
nào đó. Đứng ra dàn xếp vụ xung đột.
Đứng ra bảo lãnh cho được tạm tha. 4 Ở
vào trạng thái ngừng chuyển động, phát


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

triển. Đang đi, đứng lại. Đồng hồ đứng.
Trời đứng gió. Chặn đứng bàn tay tội
ác. 5 Tồn tại, khơng bị đổ (thường dùng
với nghĩa bóng). Chính phủ lập sau đảo
chính chỉ đứng được mấy ngày. Quan
điểm đó đứng vững được. 6 (dùng trước
máy). Điều khiển ở tư thế đứng. Công
nhân đứng máy. Đứng một lúc năm
máy. 7 (hay t.). (dùng trong một số tổ
hợp, sau một từ khác). Có vị trí thẳng
góc với mặt đất. Vách núi thẳng đứng
như bức tường. Dốc dựng đứng. Tủ
đứng*


215 Kiêu hãnh Kiêu căng: Vẻ mặt kiêu hãnh. Nghĩa từ điển
216 Phô Phô bày. Bày ra để khoe: Phô quần áo mới. Nghĩa từ điển


217 Sự



1. Việc, chuyện: sự đời, quên hết mọi
sự, tạ sự. 2. Từ đặt trước động từ để biến
cả cụm đó thành một danh từ: sự sống,
sự ủng hộ, sự ra đi.


Nghĩa 1 từ điển


218 Trù phú Đông người ở và giàu có Nghĩa từ điển
219 Vùng <sub>1 Phần đất đai hoặc khơng gian tương </sub>


đối rộng, có những đặc điểm nhất định
về tự nhiên hoặc xã hội, phân biệt với
các phần khác ở xung quanh. Vùng đồng
bằng. Vùng mỏ. Vùng chuyên canh lúa.
Vùng đất hiếu học. 2 (kết hợp hạn chế).
Cánh đồng lớn gồm nhiều thửa ruộng
cùng một độ cao. Bờ vùng*. Ruộng liền
vùng liền thửa. 3 Phần nhất định của cơ
thể phân biệt với các phần xung quanh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

Đau ở vùng thắt lưng


220 Đất


1. Phần rắn nổi lên ở mặt địa cầu, tráì
với biển: Gần đất xa trời (tng) 2. Chất
rắn gồm những hạt khống vật ở trên
mặt địa cầu, có thể trồng trọt được: Hòn
đất; Cuốc đất; Pho tượng bằng đất 3.
Vùng mặt đất có thể trồng trọt được:


Khơng một tấc đất cắm giùi (tng); Đất
rắn trồng cây khẳng khiu (tng) 4. Địa
phương; Miền: Đất cam thảo, dân lão
thần (tng); Chị ấy quê ở đất quan họ 5.
Mơi trường hoạt động: Khơng có đất
dụng võ; Sinh ra và lớn lên ở một đất
cách mạng 6. Nơi có long mạch, theo
mê tín: Gia đình ấy được đất.


Nghĩa 4 từ điển


221 Cu iố


Phần ở gần điểm giới hạn, chỗ hoặc lúc
sắp hết, sắp kết thúc. Nhà ở cuối làng.
Đêm cuối thu. Đầu năm sương muối,
cuối năm gió nồm (tng.). Từ đầu đến
cuối.


Nghĩa từ điển


222 Cùng <sub>1 (Chỗ hoặc lúc) đến đấy là hết giới hạn </sub>
của cái gì. Phía trong . Nơi hang cùng
ngõ hẻm. Năm cùng tháng tận*. Vài ba
năm là cùng. Xét cho cùng, lỗi không
phải ở anh ta. 2 Ở tình trạng lâm vào thế
khơng cịn có lối thốt, khơng cịn biết
làm sao được nữa. Cùng quá hoá liều
(tng.). Đến bước đường cùng. Thế cùng.
3 (cũ, hoặc ph.). Khắp cả trong giới hạn



</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

của cái gì. Tìm khắp chợ, cùng quê. Đi
thăm cùng làng.


223 T qu cổ ố


Đất nước, được bao đời trước xây dựng
và để lại, trong quan hệ với những
người dân có tình cảm gắn bó với nó.
Xây dựng và bảo vệ tổ quốc.


Nghĩa từ điển


224 Bến


1. Chỗ bờ sông, thường có bậc lên
xuống, để tắm giặt, lấy nước. 2. N ơi quy
đ ịnh cho tàu thuyền, xe cộ dừng lại để
hành khách lên xuống, xếp dỡ hàng hoá:
Bến đò ngang.


Nghĩa 2 từ điển


225 V nậ


1 Mang đi, chở đi, chuyển đến nơi khác.
Vận khí giới và lương thực. 2 Đưa hết
sức lực ra làm việc gì. Vận hết gân sức
ra kéo mà không nổi. Vận hết lí lẽ để
biện bác.



Nghĩa 1 từ điển


226 Hà Sông Nghĩa từ điển


227 Nh n nh pộ ị Tấp nập đi lại: Ngày Quốc khánh, phố


xá nhộn nhịp. Nghĩa từ điển


228 D cọ Theo chiều dài: Đi dọc bờ sơng Nghĩa từ điển
229


D ià


1 Có khoảng cách bao nhiêu đó từ đầu
này đến đầu kia, theo chiều có kích
thước lớn nhất (gọi là chiều dài) của vật.
Tấm vải dài 25 mét. Đo chiều dài. 2 Có
chiều dài lớn hơn mức bình thường hoặc
lớn hơn so với những vật khác. Đôi đũa
dài. Áo may dài quá. Đường dài. Năm
ngón tay có ngón dài ngón ngắn (tng.). 3
(id.). (Hiện tượng) chiếm khoảng thời
gian bao nhiêu đó từ lúc bắt đầu cho đến
lúc kết thúc. Một ngày đêm dài 24 tiếng


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

đồng hồ. 4 (Hiện tượng, sự việc) chiếm
nhiều thời gian hơn mức bình thường
hoặc hơn những hiện tượng, sự việc
khác. Đêm dài. Đợt rét kéo dài. Nói dài


lời. Kế hoạch dài hạn. 5 (kng.; dùng sau
đg., hạn chế trong một số tổ hợp). Một
mực như thế, mãi không thôi. Nghỉ dài.
Chơi dài.


230 Theo <sub>Xem "Theo" 43</sub> <sub>Nghĩa 6 từ điển</sub>


231 Sông Xem "Sông"1 Nghĩa từ điển


232




Khoảng trống trong lòng đất làm nơi
khai thác khống sản: lị than, khai thác
dưới hầm lị.


Nghĩa từ điển


233 Than Xem "Than"104 Nghĩa từ điển


234 H mầ <sub>Xem "Hầm" 103</sub> <sub>Nghĩa từ điển</sub>


235 Gỗ


Phần rắn nằm dưới vỏ của thân và cành
một số cây, dùng làm vật liệu xây dựng,
nguyên liệu làm giấy, v.v. Đốn gỗ. Gỗ
lim. Nhà gỗ năm gian. Tốt gỗ hơn tốt
nước sơn (tng.).



Nghĩa từ điển


236 Sản 1. Đẻ: khoa sản. 2. Sinh ra: Dạ dày sản


ra dịch Nghĩa 2 từ điển


237 Xu tấ


1. Đưa ra để dùng; trái với nhập. Xuất
tiền mặt. Xuất vốn. (Hàng) xuất


xưởng*. Phiếu xuất kho. 2 (kng.). Đưa
hàng hố ra nước ngồi. Hàng xuất sang
Nhật. 3 (kết hợp hạn chế). Đưa ra. Xuất
xe (trong cờ tướng). Lời nói xuất tự đáy
lòng. 4 (kng.). (Người đi tu) rời bỏ cuộc
đời tu hành, trở về cuộc sống bình
thường; hồn tục. Đi tu ít lâu rồi xuất


Nghĩa 1 từ điển


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

đặc điểm: loại vải tốt.


239 Than Xem "Than"104 Nghĩa từ điển


240 C iủ


Những thứ dùng làm chất đốt lấy từ cây
cỏ nói chung: bổ củi, nhặt lá khơ làm củi


đun, đi củi (đi kiếm củi).


Nghĩa từ điển


241 N i ti ngổ ế


Có tiếng đồn xa, được rất nhiều người
biết đến. Nổi tiếng là tay ngang ngạnh.
Tác phẩm nổi tiếng. Nhân vật nổi tiếng.


Nghĩa từ điển


242 Nh tấ


1. Một : Dốt đến chữ nhất là một cũng
không biết; Nhất chờ, nhị đợi, tam mong
(cũ). 2. Đầu tiên : Ga-ga-rin là người
thứ nhất đi vào vũ trụ. 3. Hơn hết : Giỏi
nhất. Nhất cử lưỡng tiện


Nghĩa 3 từ điển


243


Mi nề


1. Phần đất đai của một nước mang rõ
rệt một tính chất địa lý: Miền duyên hải;
Miền trung du; Miền đồng bằng; Miền
rừng núi; Miền ngược; Miền xuôi. 2.


Phần đất đai thuộc một nước xác định
đại khái theo phương: Ninh-Thuận,
Bình-Thuận là những tỉnh miền Nam
Trung bộ; Miền Tây-Bắc gồm những
tỉnh có núi rừng trùng điệp


Nghĩa 2 từ điển


244 Nhà <sub>1. Cơng trình xây dựng có mái, tường </sub>
bao quanh, cửa ra vào để ở, sinh hoạt
văn hoá, xã hội hoặc cất giữ vật chất:
xây dựng nhà ở Nhà kho bị đổ Nhà hát
và nhà văn hoá thanh niên không cách
xa nhau lắm. 2. Chỗ ở và sinh hoạt của
một gia đình: dọn đến nhà mới Mẹ vắng
nhà. 3. Những người trong một gia đình:


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

Nhà có bốn người Cả nhà đi vắng. 4.
Dòng họ nắm quyền cai trị đất nước thời
phong kiến: thời nhà Lê Nhà Hồ bị tiêu
vong. 5. Từ chồng xưng gọi vợ, hoặc vợ
xưng gọi chồng trước người khác: Nhà
tơi đi vắng Anh có nhắn nhà tơi gì
khơng. 6. Từ xưng gọi người đối thoại
với ý thân mật hay coi thường: Nhà Hà
cho ấm chè Ai bảo nhà chị thế? 7. Từ tự
xưng mình khi nói chuyện với ý nhún
nhường: Anh cho nhà em thế nào thì
nhà em cũng bằng lòng Nhà cháu đây
cũng chẳng thua kém ai. 8. Những đối


tượng gần gũi với mình: viết lịch sử cho
xã nhà. 9. Thú vật đã được thuần dưỡng:
Trâu rừng dữ hơn trâu nhà.


245 Bè 1 Khối hình tấm gồm nhiều thân cây
(tre, nứa, gỗ, v.v.) được kết lại, tạo thành
vật nổi ổn định để chuyển đi hoặc dùng
làm phương tiện vận chuyển trên sông
nước. Thả bè trơi sơng. Chống bè. Bè thì
bè lim, sào thì sào sậy (tng.). 2 Đám cây
cỏ kết lại, nổi trên mặt nước. Bè rau
muống. 3 Nhóm người kết với nhau,
thường để làm việc khơng chính đáng.
Kết bè với nhau. ...Chẳng thèm chơi với
những bè tiểu nhân (cd.). 4 Phần nhạc
dùng cho một hoặc nhiều nhạc khí cùng
loại trong dàn nhạc, hay cho một hoặc


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

nhiều giọng cùng loại trong dàn hợp
xướng. Biểu diễn một bản nhạc ba bè.


246 Đêm Xem " Đêm" 28 Nghĩa 1 từ điển


247 Ánh


1 Những tia sáng do một vật phát ra
hoặc phản chiếu lại (nói tổng quát). Ánh
đèn. Ánh trăng. Ánh kim loại. 2 (chm.).
Mảng ánh sáng có màu sắc. Có ánh xanh
của lá cây. Pha ánh hồng.



Nghĩa 1 từ điển


248 Đèn


1. Đồ dùng để lấy ánh sáng: Cảo thơm
lần giở trước đèn (K) 2. Đồ dùng để có
ngọn lửa toả nhiệt: Đèn hàn 3. Đồ dùng
trong một số máy để dẫn dòng điện tử:
Máy thu thanh năm đèn.


Nghĩa 1 từ điển


249 Chi uế


1. Soi vào; Rọi vào: Chiếu đèn pin; Chiếu
X-quang 2. Làm hiện hình lên màn ảnh: Chiếu
phim 3. Dựa vào; Căn cứ vào: Chiếu luật 4.
Nhìn thẳng đến: Chiếu ống nhịm 5. Bắt con
tướng trong ván cờ phải chuyển chỗ: Chiếu
tướng ăn quân 6. (toán) Biểu diễn trên một mặt
phẳng một hình bằng cách vạch những đường
thẳng góc với mặt phẳng ấy: Chiếu vng góc
một hình lên một mặt phẳng.


Nghĩa 1 từ điển


250 M tặ <sub>1. Phần trước của đầu người, từ trán </sub>
đến cằm; phần trước thường dô ra của
một số động vật: Mặt mụ ta dài như


mặt ngựa. 2. Nét riêng của phần nói
trên, ở người, phản ánh tính tình, tâm
trạng, trí tuệ: Mặt ngây thơ, hồn nhiên;
Mặt buồn rười rượi; Mặt sáng sủa khơi
ngơ. Mặt sứa gan lim. Bướng bỉnh khó


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

dạy. 3. Người: Ba mặt một lời; Toàn
những mặt quen. Mặt to tai lớn.. 4.
Phần phẳng ở một phía nào đó của
một vật, thường là phía trước hay phía
trên: Mặt bàn; Mặt đồng hồ. 5. Giới
hạn của một khối hình học, có thể
phẳng, cong hay cầu: Mặt bên; Mặt
đáy. 6. Phần của một vấn đề, coi là
hoàn chỉnh và tách ra khỏi toàn thể để
xem xét, nghiên cứu độc lập với
những phần khác: Phê phán nền giáo
dục tư sản về mặt phương pháp.


251 Nước Xem " Nước " 14 Nghĩa 1 từ điển


252 Khu


l.Khoảng đất có giới hạn: Khu rừng. 2.
Đơn vị hành chính gồm nhiều tỉnh: Khu
năm. Khu tự trị. Khu vực hành chính
của các dân tộc ít người có quyền tự
quản trong phạm vi những qui định của
hiến pháp: Khu tự trị Tây Bắc. 3. Đơn vị
hành chính, thành phần của một đơ thị


lớn: Khu Hồn Kiếm ở giữa thủ đô Hà
Nội


Nghĩa 1 từ điển


253 Phố


1. Đường ở thành phố hay thị trấn, hai
bên có nhà cửa: Ra phố mua hàng; Lên
phố Hàng-đào. 2. (đph) Cửa hàng: Mua
thuốc bắc ở phố nào?.


Nghĩa 1 từ điển


254 N iổ <sub>1. ở trên mặt nước, trái với chìm: Quan </sub>
tiền nặng quan tiền chìm, bù nhìn nhẹ bù
nhìn nổi (tng); Để con bèo nổi, mây
chìm vì ai (K). 2. Chuyển mạnh từ thế


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

này sang thế khác: Trời nổi gió; Nổi cơn
hen. 3. Bắt đầu vang lên: Chiêng trống
bên ngoài đã nổi rộn ràng (Ng-hồng).


255 Người


1. Động vật thơng minh hơn các lồi
khác. 2. Kẻ, ai, kẻ khác: Lợi người, lợi
ta. 3. Kẻ ở một vùng, một miền nào đó:
Người Sài Gịn. 4. Tiếng tơn xưng người
mình tơn kính, thờ phụng và xem như là


bậc thần thánh (thường viết hoa): Người
đã đưa xứ sở lên đài vinh quang.


Nghĩa 1 từ điển


256 C pậ Kịp, đến nơi. Nghĩa từ điển


257 Thuyền Xem " Thuyền " 40 Nghĩa từ điển


258 Bước


1. Đặt chân đến chỗ khác để di chuyển
thân thể theo: bước sang phải bước lên
phía trước. 2. Chuyển sang giai đoạn
mới: bước sang năm học mới bước vào
chiến dịch sản xuất.


Nghĩa 1 từ điển


259


Sang


1 Di chuyển đến một nơi khác nào đó
được coi là đơn vị khu vực cùng loại,
ngang cấp với nơi mình đang ở và
thường là ở bên cạnh (có ranh giới trực
tiếp và rõ ràng). Sang nhà hàng xóm.
Sang làng bên. Sang sơng (sang bên kia
sơng). Đi từ Pháp sang Nga. 2 Chuyển


qua một giai đoạn, một trạng thái khác
nào đó trong q trình vận động, phát
triển. Tiết trời đã sang xuân. Từ chế độ
phong kiến sang chủ nghĩa tư bản. Lịch
sử đã sang trang (b.). 3 (kết hợp hạn
chế). Chuyển cho người khác quyền sở


</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

hữu. Sang nhà cho em. Sang tên*. 4 Tạo
ra những băng, đĩa mới giống hệt băng,
đĩa gốc. Kĩ thuật sang băng. Sang băng
video. 5 (thường dùng sau một đg.
khác). Từ biểu thị hướng của hoạt động
nhằm một phía khác, một đối tượng
khác. Nhìn sang bên cạnh. Chuyển sang
vấn đề khác. Gọi với sang. 6 (dùng trước
d. chỉ đơn vị thời gian). Đến khoảng thời
gian tiếp liền theo sau thời gian hiện tại
hoặc đang nói đến. Sang tuần sau. Sang
tháng mới xong. Sang thế kỉ thứ XXI.


260 Gọi Xem "Gọi" 40 Nghĩa 1 từ điển


261 Món


Từ đặt trước những danh từ chỉ đơn vị
vật cụ thể hoặc khái niệm thường có
thành phần khơng đơn giản: Món tiền;
Món q; Món tốn; Món võ.


Nghĩa từ điển



262 X oà


Nấu thức ăn với dầu hay mỡ và cho
mắm muối vào, trộn đều: Ai từng mặc
áo không bâu, ăn cơm không đũa, ăn rau
không xào (cd); Mùi đồ xào theo chiều
gió đưa vào (NgCgHoan).


Nghĩa từ điển


263 Món Xem " Món " 261 Nghĩa từ điển


264 N uấ


1. Đun trong nước cho chín thành thức
ăn, thức uống: Nấu canh; Nấu cơm; Nấu
chè xanh. Nấu sử sôi kinh. Học tập
chăm chỉ (cũ). 2. Đun đồ vải trong nước
có xà phịng hoặc chất hóa học cho
sạch, cho trắng: Nấu quần áo.


Nghĩa 1 từ điển


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

rộng, lịng nơng, để đựng thức ăn: Đơm
xơi ra đĩa. 2. Dụng cụ thể thao hình trịn
dẹt, thường làm bằng gỗ, có vành sắt, có
kích thước và trọng lượng quy định,
dùng để ném: Thi ném đĩa. 3. Vật dẹt và
tròn dùng làm bộ phận quay: Đĩa xe đạp.


4. Vật dẹt và tròn dùng để ghi âm, ghi
dữ liệu, để sau có thể phát hoặc đọc lại:
Đĩa nhạc.


Nghĩa 1 từ
điển


266 Thịt


1 Phần mềm có thớ, bọc quanh xương
trong cơ thể người và động vật. Thịt
lợn. Thịt nửa nạc nửa mỡ. Có da có
thịt*. 2 Phần chắc ở bên trong lớp vỏ
quả, vỏ cây. Quả xoài dày thịt. Loại gỗ
thịt mịn.


Nghĩa 1 từ điển


267 Nướng


1. Để trên than cháy cho chín: Nướng
chả. 2. Mất hết tiền (thtục): Được đồng
nào của con bạc thì lại nướng cho nhà
cái hết (Thế-Lữ).


Nghĩa 1 từ điển


268 Ướp


Làm cho muối hay nước mắm ngấm vào


thịt hay cá để giữ cho khỏi thiu, khỏi
ươn: Thịt chưa ăn ngay cần phải ướp
nước mắm.


Nghĩa từ điển


269 Ki uể


1. Hình mẫu để theo đó mà làm : Kiểu
nhà ; Kiểu áo. 2. Lối : Ăn mặc kiểu  u
Tây.


Nghĩa 2 từ điển


270 <sub>phương</sub>Địa


Khu vực trong quan hệ với những
vùng, khu vực khác trong cả nước: Giao
lưu hàng hoá giữa các địa phương trong
nước.


Nghĩa từ điển


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

định, cùng đi theo cái chính: có giấy tờ
kèm theo có danh sách kèm theo, thức
ăn kèm. 2. Theo sát khống chế chặt: Cầu
thủ mũi nhọn của đối phương bị kèm
chặt. 3. Theo sát để chỉ bảo, hướng dẫn
cẩn thận: Thợ cũ kèm thợ mới dạy kèm
từng học sinh một.



272 Cút


1 Đồ đựng giống hình cái chai nhỏ,
thường dùng để đựng rượu hoặc dùng để
đong lường. 2 Đơn vị đong lường dân
gian, bằng khoảng 1/4 hoặc 1/8 lít. Mua
hai cút rượu.


Nghĩa 2 từ
điển


273 Rượu


Chất lỏng cay, nồng, được cất lên từ
chất bột hoặc trái cây sau khi đã ủ men:
Không nên uống rượu rượu vào lời ra
say rượu.


Nghĩa từ điển


274 Mua


1 Đổi tiền lấy vật (thường là hàng hoá).
Mua hàng. Đi chợ mua thức ăn. 2 (id.).
Dùng tiền bạc, lợi lộc để đổi cái có lợi
cho mình một cách khơng chính đáng.
Mua lịng khách. Bán tiếng mua danh. 3
Bỏ nhiều công sức để rồi thu về cái
không hay ngồi ý muốn. Đã mất cơng


lại mua thêm cái bực vào người.


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

275 Cây


1. Thực vật có thân, lá rõ rệt: Cây bưởi;
Cây xoan; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
(tng) 2. Vật có thân hình dài như thân
cây: Cây sào 3. Vật dựng đứng lên: Cây
hương 4. Kết quả của sự vun đắp: Cây
đức chồi nhân 5. Cây số nói tắt: Đường
Hà-nội đi Hải-phòng dài hơn một trăm
cây 6. Người trội về một mặt nào: Cây
sáng kiến; Cây văn nghệ 7. Lạng vàng:
Ngôi nhà đáng giá sáu trăm cây 8. Mười
gói thuốc lá: Mua hai cây ba số năm 9.
Một súc vải: Bán sỉ một lúc năm cây
vải.


Nghĩa 2 từ điển


276 Kim


Đồ dùng để khâu hay thêu, bằng kim
loại, có một đầu nhọn và một đầu có lỗ
để xâu chỉ: Có cơng mài sắt có ngày nên
kim (tng).


Nghĩa từ điển


277 Cu nộ



1. Từng đơn vị vật hình tấm, hình sợi đã
được cuộn lại: cuộn vải cuộn chỉ. 2.
Từng lớp của vật đang bốc lên dồn dập:
Khói bốc lên từng cuộn.


Nghĩa 1 từ
điển


278 Chỉ Tơ hoặc sợi hoặc kim loạie thành dây
nhỏi dùng để may, thêu:chỉ ngũ sắc


Nghĩa từ điển


279 V tậ


1. Cái có hình khối có thể nhận biết
được: vật báu vật tuỳ thân vật chướng
ngại đồ vật. 2. Động vật, nói tắt: giống
vật chó là con vật được nhiều người chiều chuộng


Nghĩa 1 từ
điển


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

281 C nầ


1. Phải làm gấp: Tôi cần đi ngay 2. Có
nhu cầu: Anh có cần quyển sách này
khơng?; Quan có cần, nhưng dân chưa
vội (cd).



Nghĩa 2 từ điển


282 Thi tế Tỏ ra rất cần, rất muốn có: chẳng thiết


gì nữa khơng thiết ăn uống gì cả. Nghĩa từ điển


283 Bộ


1. Cơ quan trung ương của bộ máy nhà
nước lãnh đạo và quản lí một số ngành
cơng tác: bộ ngoại giao bộ văn hoá. 2.
Một số cơ quan chỉ huy, lãnh đạo cao
cấp: bộ chỉ huy bộ chính trị bộ tham
mưu bộ tướng đoàn bộ hiệu bộ. 3. Tập
hợp những vật cùng loại, làm thành một
chỉnh thể: bộ quần áo bộ xương bộ sư
tập bộ lạc bộ máy bộ môn bộ tộc đồng
bộ. 4. Một số bộ phận của máy hay thiết
bị có cùng chức năng cơng dụng nào đó:
bộ nhớ bộ khuếch đại ăng-ten. 5. Đơn vị
phân loại thực vật trên cấp họ, dưới cấp
lớp: bộ hoa hồng. 6. Nhóm phân loại
chữ Hán dựa trên sự giống nhau về hình
thể: tra từ điển theo bộ.


Nghĩa 3 từ điển


284 Quần



Đồ mặc che từ bụng trở xuống, có hai
ống che hai chân hoặc chỉ che đến trên
đầu gối


Nghĩa từ điển


285 Áo


Đồ mặc che thân từ cổ trở xuống: Buông


cầm, xốc áo vội ra (K). Nghĩa từ điển
286 May <sub>Dùng kim, máy khâu kết các mảnh vải </sub>


thành quần áo, trang phục: may áo ơng ấy


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

may đẹp lắm.


287 Món


Từ đặt trước những danh từ chỉ đơn vị
vật cụ thể hoặc khái niệm thường có
thành phần khơng đơn giản: Món tiền;
Món q; Món tốn; Món võ.


Nghĩa từ điển


288 Nữ trang Đồ trang sức của phụ nữ. Nghĩa từ điển


289 Đắt



1 Có giá cao hơn bình thường; trái với
rẻ. Chiếc đồng hồ đắt quá. Giá đắt. Mua
đắt. Hàng đắt tiền. 2 Được nhiều người
chuộng, nhiều người mua. Đắt hàng.
Cửa hàng đắt khách. Đắt chồng (kng.;
được nhiều người muốn hỏi làm vợ). 3
(Từ ngữ hoặc hình tượng văn học nghệ
thuật) có giá trị diễn đạt cao hơn mức
bình thường. Chữ dùng rất đắt. Ví dụ
chưa đắt lắm. 4 (kng.). Được chấp nhận,
được hoan nghênh vì đạt u cầu. Có đủ
sức khoẻ, đi bộ đội chắc đắt. Của ấy cho
không cũng chẳng đắt


Nghĩa 1 từ điển


290 Giá


1. Giá trị hàng hoá (thường bằng tiền):
Giá chợ đen giá cả giá thành. 2. Những
gì phải bỏ ra cho một việc làm: hoàn
thành bằng mọi giá.


Nghĩa 1 từ điển


291 Cần Xem " Cần " 281 Nghĩa từ điển
292 Ph iả <sub>1. Bắt buộc không thể làm khác được </sub>


hoặc nhất thiết cần có như thế: Tơi phải
đi ngay phải đủ điểm mới được lên lớp.


2. Chịu sự tác động hoặc gặp hồn cảnh
khơng hay: giẫm phải gai ngộ phải gió
độc đi phải ngày mưa gió. II. tt. Đúng,
phù hợp: điều hay lẽ phải nói chí phải


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

vừa đôi phải lứa không phải như thế.


293 Bước Xem " Bước " 258 Nghĩa 2 từ điển


294 Ra


1. Đi về phía ngồi : Ra sân. 2. Đi về
phía có nơi rộng hơn hoặc đi tới đó : Dắt
trâu ra đồng; Thuyền ra khơi ; Ra bờ
biển nghỉ mát. 3. Đi về phía một địa
điểm từ đó người ta có thể đi xa nữa :
Ra ga ; Ra bến tàu ; Ra cảng ; Ra sân
bay. 4. Đi đến hoặc đi về phía một điểm
ở hướng Bắc nước Việt Nam khi khởi
hành từ một nơi ở phía Nam điểm ấy :
Từ Biên Hòa ra Nha Trang ; Từ Vinh ra
Hà Nội. 5. Công bố, truyền đi cho quần
chúng rộng rãi biết : Ra nghị định ; Ra
báo. 6. Tách mình khỏi : Sinh viên hết
khóa ra trường. 7. Sinh : Cải đã ra hoa


Nghĩa 1 từ điển


295 Thuyền Xem "Thuyền" 38 Nghĩa từ điển
296 Con gái Người thuộc nữ tính cịn ít tuổi hoặc cịn



trẻ, chưa có chồng Nghĩa từ điển


297 Bán


1. Đem đổi hàng hố để lấy tiền: bán
hàng hàng ế khơng bán được mua rẻ bán
đắt bán sức lao động. 2. Trao cho kẻ
khác cái quý giá để mưu lợi riêng: bè lũ
bán nước bán rẻ lương tâm cho quỷ dữ
bán trôn nuôi miệng (tng.).


Nghĩa 1 từ điển


298 H ngà <sub>.1. Tập hợp người hoặc vật nối tiếp nhau</sub>
thành dãy. dàn hàng ngang viết thẳng
hàng hàng đầu hàng ngũ. 2. Thứ bậc:
hàng chú bác hàng cha chú. 3. Tập hợp
người sống trong một đơn vị hành chính:
hàng xóm láng giềng chưa đỗ ông nghè


</div>
<span class='text_page_counter'>(102)</span><div class='page_container' data-page=102>

đã đe hàng tổng hàng giáp hàng xứ. 4.
Sản phẩm đem bán ra: giá hàng hàng cao
cấp hàng hoá khách hàng. 5. Nơi bán
hàng: hàng phở hàng bán ốc hàng quán
cửa hàng ngân hàng.


299 Xởi lởi


1. Tỏ ra cởi mở, dễ dàng trong quan hệ


tiếp xúc với người khác: Chuyện trò xởi
lởi với nhau. 2. Tỏ ra phấn chấn: Việc
làm ăn ngày càng xởi lởi.


Nghĩa 1 từ điển


300 Vải Đồ dệt bằng sợi bông, thường dùng để


may quần áo: Quần nâu áo vải (tng). Nghĩa từ điển


301 Bà


1. Người đàn bà sinh ra cha mẹ mình;
mẹ của cha, mẹ mình: Cha mẹ khơng
may mất sớm để lại đứa cháu thơ dại cho
bà. 2. Người đàn bà có quan hệ chị em
hoặc thuộc cùng thế hệ với người sinh ra
cha, mẹ mình. 3. Người đàn bà đứng tuổi
hoặc theo cách gọi tôn trọng, xã giao: bà
Nguyễn thị X bà chủ tịch xã Thưa quý
ông, quý bà. 4. Người đàn bà tự xưng
mình khi tức giận với giọng trịch
thượng, hách dịch: Rồi sẽ biết tay bà
Phải tay bà thì khơng xong đâu!


Nghĩa 3 từ điển


302 Cụ


1. Người sinh ra ông bà. 2. Từ dùng để


gọi người già cả với ý tơn kính: kính cụ,
cụ ông, bà cụ già.


Nghĩa 2 từ điển


303 Già 1. Nhiều tuổi, đã sống từ lâu: Nhường
bước người già; Gà già thịt dai; Cây già.
2. Mang tính chất bên ngồi, hình thức
của người đã sống từ lâu dù bản thân


</div>
<span class='text_page_counter'>(103)</span><div class='page_container' data-page=103>

chưa nhiều tuổi: Mặt già; Tìm một chị
tiếng già để đóng vai bà lão; Lo nghĩ
nhiều nên già trước tuổi. 3. ở từ lâu
trong một nghề, một trạng thái nói
chung: Thầy già; Cậu ta là bạn già của
mình; Chưa đến bốn mươi nhưng đã già
tuổi Đảng. 4. Nói hoa lợi để quá mức
mới thu hoạch hoặc chưa thu: Cau già;
Bầu già. 5. Trên mức trung bình, mức
vừa dùng, mức hợp lý: Nước nóng già;
Dọa già. Già néo đứt dây. Làm găng quá
thì hỏng việc. 6. Dơi ra một ít, trên một
mức độ nào đó: Già một thước; Lấy già
một đấu


304 Bán Xem "Bán" 297 Nghĩa 1 từ điển
305 Rượu Xem " Rượu " 273 Nghĩa từ điển


306 Gi ngọ



1 Độ cao thấp, mạnh yếu của lời nói,
tiếng hát. Giọng ồm ồm. Hạ thấp giọng.
Có giọng nói dễ nghe. Luyện giọng. 2
Cách phát âm riêng của một địa phương.
Bắt chước giọng miền Trung. Nói giọng
Huế. 3 Cách diễn đạt bằng ngơn ngữ,
biểu thị tình cảm, thái độ nhất định. Nói
bằng giọng dịu dàng, âu yếm. Lên giọng
kẻ cả. Giọng văn đanh thép. Ăn nói lắm
giọng (cứ thay đổi ý kiến luôn). 4


(chm.). Gam đã xác định âm chủ. Giọng
fa.


Nghĩa 2 từ điển


</div>
<span class='text_page_counter'>(104)</span><div class='page_container' data-page=104>

hiểu


309 Vận Mặc (quần áo). Vận bộ bà ba đen Nghĩa từ điển


310 Sặc sỡ


Có nhiều màu l loẹt, trơng khơng đẹp
mắt: ít ai mặc áo gấm vóc sặc sỡ


(Ng,Đ.Thi).


Nghĩa từ điển


311 Điểm tơ Làm cho có thêm màu sắc, cho đẹp hơn Nghĩa từ điển



312 Cho


1 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối
tượng nhằm đến hoặc đối tượng phục vụ
của hoạt động, của cái vừa được nói
đến. Gửi quà cho bạn. Mừng cho anh
chị. Thư cho người yêu. Sách cho thiếu
nhi. 2 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là đối
tượng chịu tác động, chịu ảnh hưởng của
tính chất, trạng thái vừa được nói đến.
Bổ ích cho nhiều người. Có hại cho
cơng việc. Khơng may cho anh ta. 3 Từ
biểu thị điều sắp nêu ra là yêu cầu, mục
đích, mức độ nhằm đạt tới của việc vừa
được nói đến. Học cho giỏi. Làm cố cho
xong. Chờ cho mọi người đến đủ. Nói
cho cùng. 4 Từ biểu thị điều sắp nêu ra là
kết quả tự nhiên của việc vừa được nói
đến. Vì mây cho núi lên trời... (cd.).
Không biết, cho nên đã làm sai. 5 Từ biểu
thị điều sắp nêu ra là hệ quả mà điều vừa
nói đến có thể mang lại cho chủ thể. Ăn ở
thế cho người ta ghét. Thà chẳng biết
cho xong. Có khó khăn gì cho cam. Thà
rằng thế cho nó đáng.


Nghĩa 1 từ
điển



</div>
<span class='text_page_counter'>(105)</span><div class='page_container' data-page=105>

một vật làm cho người ta phân biệt được
nó với vật khác ngồi hình dạng của nó
cảm giác gây ra cho mắt bởi ánh sáng
tùy theo bước sóng của những bức xạ
tạo thành ánh sáng, hoặc bởi sự phản xạ
ánh sáng tùy theo những bức xạ mà ánh
sáng hấp thụ hay khuếch tán. 2. Chất tô
vào một vật để gây ra cảm giác nói trên:
Hộp màu; Bơi màu vào bản đồ. 3. Có
màu khác đen và trắng, hoặc ngồi đen
và trắng có cả màu khác: Có tang khơng
mặc quần áo màu; Phấn màu; ảnh màu;
Phim màu. 4. Cái làm tăng hoặc có vẻ
làm tăng giá trị của vật khác: Chưng
màu đổ vào riêu cua. 5. Vẻ, chiều, có vẻ:
Vi lơ hiu hắt như màu khơi trêu (K).


314 Sắc Xem " Sắc " 16 Nghĩa 1 từ điển


315 Độc đáo


Có tính chất riêng của mình, khơng
phỏng theo những gì đã có xưa nay,
khơng giống gì ở những người khác.


Nghĩa từ điển


316 Xóm


1. Khu gồm nhiều nhà gần nhau trong


một thôn: Bác đã thấy mùa xuân ở một
xóm lao động (V.Ng.Giáp) 2. Nơi xưa
kia có nhiều nhà hát ả đào (cũ): Lão ta
quen thói ăn chơi dưới xóm.


Nghĩa 1 từ điển


317 Chợ Xem "Chợ" 177 Nghĩa từ điển


318 Vùng 1 Phần đất đai hoặc không gian tương
đối rộng, có những đặc điểm nhất định
về tự nhiên hoặc xã hội, phân biệt với
các phần khác ở xung quanh. Vùng đồng


</div>
<span class='text_page_counter'>(106)</span><div class='page_container' data-page=106>

bằng. Vùng mỏ. Vùng chuyên canh lúa.
Vùng đất hiếu học. 2 (kết hợp hạn chế).
Cánh đồng lớn gồm nhiều thửa ruộng
cùng một độ cao. Bờ vùng*. Ruộng liền
vùng liền thửa. 3 Phần nhất định của cơ
thể phân biệt với các phần xung quanh.
Đau ở vùng thắt lưng


319 <sub>Rừng</sub> Xem " Rừng " 20 Nghĩa 1 từ điển


<b>KẾT LUẬN</b>
<b> </b>


Nghĩa của từ ở trạng thái tĩnh và trạng thái động có quan hệ chặt chẽ với
nhau . Các trường hợp được chúng tôi khảo sát trong văn bản “ Sơng nước Cà
Mau” có thể nhận thấy nghĩa văn bản là sự hiện thực hóa nghĩa từ điển hoặc


một trong số các nghĩa từ điển. Không ccó trường hợp nghĩa văn bản nằm
ngồi nghĩa từ điển của từ.


Mặc dù ý nghĩa chung của toàn văn bản không phải đơn thuần là phép
cộng nghĩa của các từ ngữ trong nó nhưng chúng có liên quan chặt chẽ đến
nhau. Việc tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ trong văn bản sẽ là cơ sở quan trọng
để xác định đúng ý nghĩa chung của toàn văn bản.


</div>
<span class='text_page_counter'>(107)</span><div class='page_container' data-page=107>

<b> Việc tìm hiểu nghĩa của từ có tác dụng xác định nghĩa của tồn văn bản</b>
một cách có cơ sở.


Chúng tôi tin rằng cần mở rộng việc tìm hiểu nghĩa của từ ngữ cần phải
được mở rộng ở tất cả các văn bản được dạy trong chương trình . Có như thế ,
chúng ta dễ dàng thực hiện việc tích hợp trong giảng dạy cũng như nâng cao
hiệu quả của việc dạy văn bản phân môn tiếng Việt.


<b>TÀI LIỆU THAM KHẢO</b>
1. Từ điển tiếng Việt 1998 - NXB Thanh Hoá


2. Từ vựng ngữ nghiã tiếng Việt - Đỗ Hữu Châu ( NXB Đại học quốc gia Hà
Nội).


3. Từ vựng tiếng Việt -Nguyễn Thiện Giáp (Trường ĐH Hà Nội xuất bản
1978 ).


4. Về tính hệ thống của vốn từ tiếng Việt – Hịang Văn Hành (TCNN, số
2/1977).


5. Vấn đề chuẩn hoá chính tả - Lưu Văn Lăng ( NXBGD- 1979)
6. Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt – Phạm Văn Đồng ( TC NN, số 1/


1980 ).


7. Một số ý kiến về việc giải thích nghĩa của từ trong từ điển tiếng Việt - Đỗ
Hữu Châu (TCNN, số 2/ 1969 ).


8. Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại – Nguyễn Văn Tu ( NXB ĐH và trung học
chuyên nghiệp , HN 1987 ).


9. Về tính biểu trưng của thành ngữ trong tiếng Việt – Bùi Khắc Việt
( TCNN, số 1/ 1987 ).


</div>
<span class='text_page_counter'>(108)</span><div class='page_container' data-page=108></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×