BỘ GIÁO DỤC
BỘ VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ MỘNG TRÚC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
GIAO NHẬN VẬN TẢI THEO HÌNH THỨC GOM HÀNG
TỪ ĐỨC VỀ TP. HỒ CHÍ MINH CỦA
CÔNG TY TNHH A.HARTRODT LOGISTICS VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020
DỤCTẾ
VÀTP.
ĐÀO
TẠOMINH
TRƯỜNG BỘ
ĐẠIGIÁO
HỌC KINH
HỒ CHÍ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Thị Mộng Trúc
NGUYỄN THỊ MỘNG TRÚC
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI THEO HÌNH THỨC GOM HÀNG TỪ
ĐỨC VỀ TP. HỒ CHÍ MINH CỦA CƠNG TY TNHH A.HARTRODT
MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG VIỆT
CAONAM
CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
LOGISTICS
GIAO NHẬN VẬN TẢI THEO HÌNH THỨC GOM HÀNG
TỪ ĐỨC VỀ TP. HỒ CHÍ MINH CỦA
Chuyên ngành
: Kinh doanh quốc tế
Mã số
: 8340121
CÔNG TY TNHH A.HARTRODT
Hướng đào tạo LOGISTICS
: Hướng ứng VIỆT
dụng NAM
LUẬN VĂN
THẠC
SĨ KINH
TẾdoanh quốc tế
Chuyên
ngành
: Kinh
Hướng đào tạo : Hướng ứng dụng
Mã số
: 8340121
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020
TS. NGUYẾN NGỌC HỊA
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Một số giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ
giao nhận vận tải theo hình thức gom hàng từ Đức về TP. Hồ Chí Minh của cơng
ty TNHH a.hartrodt logistics Việt Nam” do TS. Nguyễn Ngọc Hịa hướng dẫn, là
cơng trình khoa học độc lập của riêng tôi. Các thông tin, dữ liệu sử dụng trong luận
văn là trung thực, có nguồn gốc
TP. Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 8 năm 2020
Tác giả
Nguyễn Thị Mộng Trúc
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
TĨM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................ 7
1.1. Một số khái niệm về dịch vụ logistics, dịch vụ giao nhận quốc tế .............. 7
1.1.1.
Khái niệm về logistics và dịch vụ logistics ................................................ 7
1.1.2.
Vai trò của dịch vụ logistics đối với nền kinh tế...................................... 10
1.2. Một số khái niệm về công ty giao nhận ....................................................... 10
1.2.1.
Định nghĩa công ty giao nhận .................................................................. 10
1.2.2.
Vai trị của các cơng ty giao nhận đối với doanh nghiệp ......................... 12
1.3. Dịch vụ gom hàng lẻ ...................................................................................... 13
1.3.1.
Dịch vụ gom hảng lẻ đường biển ............................................................. 13
1.3.2.
Dịch vụ gom hàng lẻ đường hàng không ................................................. 15
1.3.3.
Lợi ích của dịch vụ gom hàng lẻ .............................................................. 16
1.3.4.
Quy trình giao nhận của một lơ hàng theo hình thức gom hàng lẻ thông
qua công ty giao nhận và các điểm cần lưu ý. ....................................................... 18
1.4. Chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa ..................................................... 21
1.4.1.
Chất lượng dịch vụ ................................................................................... 21
1.4.2.
Chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa .................................................. 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIAO NHẬN THEO HÌNH THỨC
GOM HÀNG LẺ ĐƯỜNG BIỂN VÀ ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG TẠI CÔNG TY
TNHH A.HARTRODT LOGISTICS VIỆT NAM .................................................. 27
2.1. Giới thiệu về tập đồn a.hartrodt logistics và chi nhánh cơng ty
a.hartrodt logistics Việt Nam .............................................................................. 27
2.1.1.
Giới thiệu về tập đoàn a.hartrodt logistics ............................................... 27
2.1.2.
Giới thiệu về chi nhánh a.hartrodt logistics Việt Nam............................. 29
2.2. Thực trạng tình hình cung cấp dịch vụ gom hàng lẻ đường biển và đường
hàng không từ Đức về TP. Hồ Chí Minh của a.hartrodt tại Việt Nam .......... 31
2.2.1.
Dịch vụ gom hàng lẻ đường biển ............................................................. 31
2.2.2.
Dịch vụ gom hàng lẻ đường hàng không ................................................. 43
2.3. Đánh giá chất lượng dịch vụ gom hàng lẻ đường biển và đường hàng
khơng từ Đức về TP. Hồ Chí Minh của a.hartrodt tại Việt Nam .................... 54
2.3.1.
Đối với dịch vụ gom hàng lẻ đường biển ................................................. 54
2.3.2.
Đối với dịch vụ gom hàng lẻ đường hàng không ..................................... 62
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ
GIAO NHẬN THEO HÌNH THỨC GOM HÀNG LẺ TỪ ĐỨC VỀ TP. HỒ CHÍ
MINH CỦA CƠNG TY TNHH A.HARTRODT LOGISTICS VIỆT NAM ........ 69
3.1. Giải pháp về mơ hình cung cấp dịch vụ ...................................................... 69
3.1.1.
Đối với dịch vụ gom hàng đường biển..................................................... 69
3.1.2.
Đối với dịch vụ gom hàng đường hàng không ......................................... 78
3.2. Gia tăng số lượng khách hàng và khối lượng hàng hóa. ........................... 79
3.2.1.
Thay đổi chiến lược marketing và hình ảnh công ty trong khách hàng ... 79
3.2.2.
Đẩy mạnh hoạt động bộ phận kinh doanh ................................................ 81
3.3. Thành lập bộ phận “Chăm sóc khách hàng” ............................................. 87
PHẦN KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký tự, thuật ngữ
CBM
Nghĩa tiếng Anh
Cubic Meter
Ý nghĩa
Đơn vị tính trong vận chuyển hàng hóa
Đường biển: 1CBM=1000kgs
Đường hàng khơng: 1CBM=167kgs
CIC
Container Inbalance
Phí mất cân bằng container
charge
CFS
Container Freight
Kho tập hợp hàng lẻ
Station
Phí xử lý hàng lẻ
Cơng nghệ thơng tin
CNTT
D/O
Delivery Order
Lệnh giao hàng
FCL
Full Container Load
Hàng xếp nguyên container
FIATA
International
Liên đoàn các Hiệp hội Giao nhận Vận
Federation of Freight
tải Quốc tế
Forwarder
Associations
IATA
International Air
Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế
Transport Association
IMO
International Maritime Tổ chức Hàng hải Quốc tế
Organization
LCL
Less than Container
Hàng xếp ít hơn một container, hàng lẻ
Load
THC
Terminal handling
charge
Phí xử lý xếp dỡ
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh Co-loader và Consolidator .............................................................. 14
Bảng 1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn công ty giao nhận của
khách hàng .................................................................................................................... 22
Bảng 1.3. Các nhân tố đánh giá chất lượng dịch vụ của các hãng vận tải ................... 24
Bảng 2.1. Các dịch vụ gom hàng lẻ hiện tại của a.hartrodt Hamburg .......................... 32
Bảng 2.2. Các chi phí phát sinh trong quá trình vận hành một lơ hàng gom hàng theo
đường biển từ Đức về TP. Hồ Chí Minh của a.hartrodt ............................................... 36
Bảng 2.3. Mức cước biển đề nghị bán đối với dịch vụ gom hàng đường biển của
a.hartrodt đến một số cảng đích tháng 3.2020 .............................................................. 37
Bảng 2.4. Bảng kê phần cước vận chuyển của lô hàng số 301-19-42204-301465 ...... 39
Bảng 2.5. Bảng kê phần cước vận chuyển của lô hàng số 301-19-41849-301465 ...... 39
Bảng 2.6. Bảng kê phần cước vận chuyển của lô hàng số 301-19-40991-301465 ...... 40
Bảng 2.7. Thống kê lượng khách của a.hartrodt Việt Nam từ 2018-07.2020 .............. 41
Bảng 2.8. Một số dịch vụ gom hàng bằng đường hàng khơng của a.hartrodt .............. 44
Bảng 2.9. Các chi phí phát sinh trong q trình vận hành một lơ hàng gom hàng đường
hàng khơng từ Đức về TP. Hồ Chí Minh của a.hartrodt .............................................. 47
Bảng 2.10. Bảng kê doanh thu và chi phí trên mỗi kg của một số lơ hàng gom hàng
đường hàng không từ Đức về TP. Hồ Chí Minh của a.hartrodt ................................... 49
Bảng 2.11. So sánh tình trạng vận hành dịch vụ gom hàng đường hàng không từ Đức
về Việt Nam trước và trong đại dịch Covid-19 của a.hartrodt ..................................... 53
Bảng 2.12. Kết quả đặc điểm mẫu khảo sát chất lượng dịch vụ gom hàng lẻ đường
biển từ Đức về TP. Hồ Chí Minh ................................................................................. 56
Bảng 2.13. Kết quả đặc đánh giá chất lượng dịch vụ gom hàng lẻ đường biển từ Đức
về TP. Hồ Chí Minh ..................................................................................................... 57
Bảng 2.14. So sánh một số tiêu chí trong dịch vụ gom hàng lẻ đường biển từ Hamburg
về TP. Hồ Chí Minh của a.hartrodt và một số cơng ty khác ........................................ 58
Bảng 2.15. So sánh chi phí cước vận chuyển trung bình năm 2019 từ Hamburg về đến
Cát Lái giữa a.hartrodt và Kuehne & Nagel ................................................................. 59
Bảng 2.16. Kết quả đặc điểm mẫu khảo sát chất lượng dịch vụ gom hàng lẻ đường
hàng khơng từ Đức về TP. Hồ Chí Minh ..................................................................... 63
Bảng 2.17. Kết quả đặc đánh giá chất lượng dịch vụ gom hàng lẻ đường biển từ Đức
về TP. Hồ Chí Minh ..................................................................................................... 64
Bảng 2.18. So sánh dịch vụ gom hàng lẻ đường hàng không từ Đức về TP. Hồ Chí
Minh của a.hartrodt và đối thủ tại Việt Nam ................................................................ 65
Bảng 3.1. So sánh ưu điểm và nhược điểm của ba mơ hình gom hàng lẻ đường biển từ
Hamburg về TP. Hồ Chí Minh được đề xuất. .............................................................. 71
Bảng 3.2. So sánh cước vận chuyển FCL với giá bán đề nghị các tuyến của dịch vụ
gom hàng lẻ đường biển của a.hartrodt trong năm 2019 .............................................. 72
Bảng 3.3. So sánh chi phí phát sinh của mơ hình hiện tại và các mơ hình đề xuất của
dịch vụ gom hàng lẻ đường biển từ Hamburg về TP. Hồ Chí Minh ............................ 73
Bảng 3.4. So sánh chi phí xử lý hàng hóa tại cảng đích Cát Lái giữa mơ hình hiện tại
và mơ hình đề xuất 3..................................................................................................... 75
Bảng 3.5. Kết quả khảo sát sơ bộ ý kiến khách hàng về các mơ hình vận chuyển hàng
lẻ từ Đức về TP. Hồ Chí Minh đề xuất ......................................................................... 77
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Mức cước đề nghị bán đối với dịch vụ gom hàng lẻ đường biển từ Đức về
TP. Hồ Chí Minh của a.hartrodt giai đoạn 12.2018 – 07.2020 .................................... 38
Biểu đồ 2.2. Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo hình thức gom hàng đường biển từ
Hamburg về Cát Lái của a.hartrodt trong năm 2019 .................................................... 41
Biểu đồ 2.3. Mức cước đề nghị bán đối với dịch vụ gom hàng lẻ đường hàng không từ
Đức về TP. Hồ Chí Minh của a.hartrodt giai đoạn 12.2018 – 07.2020........................ 48
Biểu đồ 2.4. Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo hình thức gom hàng đường hàng
khơng chuyến cuối tuần trung bình mỗi chuyến từ Hamburg về TP. Hồ Chí Minh của
a.hartrodt trong năm 2019 ............................................................................................ 51
Biểu đồ 2.5. Khối lượng hàng hóa vận chuyển theo hình thức gom hàng đường hàng
khơng chuyến giữa tuần trung bình mỗi chuyến từ Hamburg về TP. Hồ Chí Minh của
a.hartrodt trong năm 2019 ............................................................................................ 51
Biểu đồ 3.1. Mức cước biển đề nghị bán đối với dịch vụ gom hàng lẻ đường biển từ
Hamburg đến Jakarta trong năm 2019 (ĐVT: USD/CBM) ......................................... 70
Biểu đồ 3.2. Trị giá hàng hóa nhập khẩu từ Đức về Việt Nam giai đoạn 2016-2019 .. 82
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Phân cấp chuỗi cung ứng, logistics và vận chuyển ........................................ 7
Hình 1.2. Phân loại logistics theo quá trình sản xuất ..................................................... 9
Hình 1.3. Sự tiến hóa trong hoạt động của các cơng ty giao nhận theo thời gian ........ 12
Hình 1.4. Quy trình gom hàng lẻ consolidation bằng đường biển ............................... 18
Hình 1.5. Quy trình xử lý một lơ hàng lẻ consolidation tại cảng xuất phát ................. 20
Hình 1.6. Quy trình xử lý một lơ hàng lẻ consolidation tại cảng đích ......................... 20
Hình 1.7. Ảnh hưởng của chất lượng dịch vụ logistics đến sự trung thành của khách
hàng thông qua chất lượng mối quan hệ trong vận tải container ................................. 25
Hình 2.1. Lịch sử hình thành và các chi nhánh a.hartrodt đến nay .............................. 27
Hình 2.2. Mạng lưới a.hartrodt và đối tác của a.hartrodt trên tồn cầu ....................... 28
Hình 2.3. Các tổ chức mà a.hartrodt là thành viên ....................................................... 28
Hình 2.4. Các dịch vụ của a.hartrodt Việt Nam ........................................................... 30
Hình 2.5. Cấu trúc tổ chức của a.hartrodt Việt Nam .................................................... 31
Hình 2.6. Quy trình vận hành dịch vụ gom hàng lẻ đường biển của a.hartrodt từ Đức
về TP. Hồ Chí Minh ..................................................................................................... 33
Hình 2.7. Quy trình vận hành dịch vụ gom hàng lẻ bằng đường hàng khơng của
a.hartrodt từ Đức về TP. Hồ Chí Minh ......................................................................... 45
Hình 3.1. Poster quảng cáo cho dịch vụ vận chuyển loại hàng Thực phẩm và nước giải
khát của a.hartrodt Việt Nam........................................................................................ 80
Hình 3.2. Poster quảng cáo cho dịch vụ vận chuyển loại hàng Dầu và khí ga của
a.hartrodt Việt Nam ...................................................................................................... 81
Hình 3.3. Poster quảng cáo về dịch vụ gom hàng lẻ của a.hartrodt Italy từ cảng Genoa
đến Đông Nam Á .......................................................................................................... 81
TĨM TẮT
Luận văn được thực hiện nhằm mục đích đánh giá chất lượng của mơ hình
cung cấp dịch vụ gom hàng lẻ bằng đường biển và đường hàng không từ Đức về TP.
Hồ Chí Minh mà cơng ty TNHH a.hartrodt logistics Việt Nam đang vận hành ở thời
điểm hiện tại. Phương pháp nghiên cứu bao gồm: nghiên cứu các lý thuyết liên quan,
khảo sát và phỏng vấn ý kiến khách hàng, nghiên cứu chun sâu thơng qua phân tích
các số liệu thực tế và so sánh với các đối thủ. Từ đó chỉ ra những điểm cịn tồn tại
trong mơ hình và đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, nâng cao
chất lượng cung cấp dịch vụ của công ty, giúp công ty phát triển và tăng khả năng thu
hút khách hàng có nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ Đức về TP. Hồ Chí Minh. Luận văn
hy vọng đóng góp ý kiến góp phần giúp cơng ty TNHH a.hartrodt logistics Việt Nam
có được những tham khảo, phân tích và cải thiện tình hình cung cấp dịch vụ, mang
đến sự hài lòng cho khách hàng và sự tăng trưởng cho cơng ty trong tương lai
Từ khóa: dịch vụ giao nhận vận tải, công ty TNHH a.hartrodt logistics
Việt Nam
ABSTRACT
The purpose of this article is to evaluate the effective of seafreight and
airfreight consolidation model from Germany to Ho Chi Minh City that a.hartrodt
logistics Vietnam Company limited is providing at present in Ho Chi Minh City. The
research methods include: research the relevant theories, do the surveys and
interviews face-to-face between company’s staff and customers, consult experts’
opinion and analyze the business figures through years and compare with competitors.
From that, the author show limitations in current model and propose solutions in order
to overcome weaknesses and attract more customers who have regular shipments
imported from Germany to Ho Chi Minh City. The new model will contribute to
improve operational efficiency of consolidation service and bring a lot profits.
Key words: freight forwarder, a.hartrodt logistics Viet Nam Company
Limited
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại tồn cầu hóa ngày nay, việc giao thương giữa các quốc gia trở thành
một phần không thể thiếu và ngày càng phát triển, dịch vụ logistics mà cụ thể là dịch
vụ giao nhận vận tải ra đời và ngày càng đóng vai trị quan trọng trong việc cung cấp
giải pháp vận chuyển hàng hóa hợp lý tiết kiệm và an tồn cho các doanh nghiệp có
hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Các cơng ty vận tải hàng hóa ra đời và ngày càng phát triển song song với các
công ty mua bán thương mại, cung cấp các giải pháp ngày càng đa dạng, đáp ứng các
nhu cầu cũng như yêu cầu khác nhau của mỗi đối tượng khách hàng, từ vận chuyển
đường biển, đường hàng không, đường bộ, từ hàng hóa thơng thường, hàng nguy
hiểm, hàng hóa siêu trường siêu trọng, đến các dịch vụ kho bãi, vận chuyển nội địa,
thơng quan hàng hóa và các dịch vụ liên quan khác…
Thị trường cạnh tranh giữa các công ty giao nhận cũng ngày càng gay gắt do ngày
càng có nhiều cơng ty ra đời, cùng với đó là sự thâm nhập của các tập đòan vận
chuyển đa quốc gia, đến từ các nước phát triển có hệ thơng cơng nghệ thông tin và
logistics phát triển cực kỳ cao.
a.hartrodt là công ty logistics có lịch sử lâu đời trụ sở tại Đức, quốc gia đặc biệt có
thế mạnh trong lĩnh vực vận chuyển và giao nhận, với các công ty lớn thuộc top đầu
của châu Âu và thế giới, có thể kể đến như DB Schenker, Kuehne & Nagel, Dasher,…
Tại Việt Nam, chi nhánh của a.hartrodt được thành lập vào năm 2004 và đã có hơn
15 năm hoạt động, tuy nhiên về tốc độ phát triển, khả năng nhận diện và hiện diện của
thương hiệu còn rất khiêm tốn so với chi nhánh của các cơng ty nước ngồi khác cùng
nguồn gốc từ Đức.
Công ty cung cấp các dịch vụ đa dạng và chất lượng, nhờ vào hệ thống văn phòng
và đại lý hiện diện trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ, trải dài khắp các châu lục. Hai
dịch vụ chính và cũng là thế mạnh của a.hartrodt Việt Nam là dịch vụ gom hàng lẻ từ
Đức về Việt Nam bằng đường biển và đường hàng không, nghĩa là công ty mẹ ở Đức
sẽ đứng ra gom hàng của các khách hàng có hàng hóa nhập về Việt Nam hoặc công ty
2
Việt Nam có nhu cầu mua hàng từ Đức và vận chuyển theo đường biển (LCL consol)
hoặc đường hàng không (AIR consol), phương pháp giúp tiết kiệm chi phí, an toàn và
đảm bảo thời gian hơn rất nhiều so với vận chuyển từng lô hàng riêng lẻ, nhưng yêu
cầu công ty phải gom đủ lượng hàng cần thiết cho mỗi chuyến.
Đây khơng phải là hình thức mới mẻ mà đã xuất hiện trên thị trường từ vài chục
năm trước, và đặc biệt được các công ty tiếp vận của Đức vận dụng rất tốt. Do đó,
a.hartrodt vấp phải sự cạnh tranh rất khốc liệt từ các công ty khác của Đức cũng có
mặt ở thị trường Việt Nam từ rất sớm và cung cấp dịch vụ gom hàng tương tự, tuy
nhiên cách thức và quy trình khác nhau, dẫn đến đối tượng khách hàng và các tiêu chí
phục vụ cũng khác nhau.
a.hartrodt Việt Nam đã gần như giữ nguyên định hướng phát triển và quan điểm
của mình xuyên suốt quá trình hoạt động, và dường như nó khơng thể giúp cơng ty
tiếp tục phát triển và duy trì vị trí trên thị trường như trước, trong khi các đối thủ
không ngừng lớn mạnh và bành trướng với các cải tiến để tối ưu hóa chuỗi logistics
gom hàng của họ. Sau hơn 15 năm thành lập và phát triển, khối lượng hàng hóa vận
chuyển của cơng ty chỉ tăng trưởng 2-3 % mỗi năm và không ổn định. Cho đến hiện
tại trung bình mỗi tháng khối lượng vận chuyển hàng hóa theo hình thức hàng lẻ chỉ
rơi vào khoảng 50 CBM/tháng, nghĩa là trung bình 13 CBM/chuyến, trong khi các đối
thủ của a.hartrodt Việt Nam mỗi tuần vận chuyển một container 40 feet với khối
lượng 55-60 CBM/container/chuyến. Do đó, cơng ty cần phải đánh giá lại tính hiệu
quả trong cách thức tổ chức hoạt động trong thời gian qua, nhìn ra được điểm mạnh,
điểm yếu nhằm nâng cao vị thế và phát triển hơn, trong việc cung cấp dịch vụ giao
nhận vận chuyển theo hình thức gom hàng, đặc biệt là trong điều kiện toàn cầu hiện
tại, khi dịch bệnh Covid do virut SARS-CoV-19 đang gây ảnh hưởng rất lớn đến việc
giao thương quốc tế.
Với những lý do trên, tác giả đi đến quyết định thực hiện đề tài “Một số giải pháp
nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải theo hình thức gom hàng từ Đức
về TP. Hồ Chí Minh của Cơng ty TNHH a.hartrodt logistics Việt Nam”
2. Mục tiêu của đề tài
3
Thứ nhất, củng cố lại một số khái niệm về logistics, dịch vụ logistics và dịch vụ
giao nhận hàng lẻ theo đường biển và đường hàng không, khái niệm về chất lượng
dịch vụ nói chung và chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa nói riêng. Đồng thời,
trình bày một số mơ hình đánh giá chất lượng dịch vụ giao nhận vận tải.
Thứ hai, phân tích thực trạng chất lượng cung cấp dịch vụ vận chuyển gom
hàng lẻ từ Đức về TP. Hồ Chí Minh của a.hartrodt Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
dựa trên ý kiến chuyên gia, kết quả khảo sát từ khách hàng và so sánh với các đối thủ
cạnh tranh tại TP. Hồ Chí Minh.
Cuối cùng, đề xuất một mơ hình mới nhằm tối ưu hóa chi phí và doanh thu để nâng
cao hiệu quả của dịch vụ vận hàng hóa theo hình thức gom hàng và chất lượng cung
cấp dịch vụ để thu hút khách hàng trên thị trường TP. Hồ Chí Minh trong thời gian
tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: mơ hình vận hành dịch vụ giao nhận theo hình thức
gom hàng bằng đường biển và đường hàng khơng từ Đức về TP. Hồ Chí Minh của
cơng ty TNHH a.hartrodt Logistics Việt Nam và chất lượng của nó; Mơ hình dịch vụ
của các đối thủ cạnh tranh cung cấp dịch vụ tương tự
Phạm vi nghiên cứu: dịch vụ giao nhận theo hình thức gom hàng bằng đường
biển và đường hàng khơng từ Đức về TP. Hồ Chí Minh của công ty TNHH a.hartrodt
logistics Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định tính:
Nghiên cứu mơ hình và cách thức vận hành của công ty trong việc cung cấp
dịch vụ đến cho các khách hàng.
Nghiên cứu định hướng, quan điểm và mơ hình cung cấp dịch vụ gom hàng của
a.hartrodt từ các cấp quản lý quốc gia, quản lý vùng, quy trình hoạt động của cơng ty
đối với dịch vụ gom hàng lẻ của công ty.
4
Nghiên cứu, tham khảo mơ hình của một số cơng ty có quy mơ và tính chất
tương tự trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và hiệu quả của nó.
Phương pháp khảo sát, phỏng vấn
Tiến hành phỏng vấn ban lãnh đạo của a.hartrodt Đức và a.hartrodt Việt Nam
về tự đánh giá nguồn lực, điểm mạnh, điểm yếu, cũng như mục tiêu, chiến lược, định
hướng phát triển trong thời gian tới.
Quan sát, thảo luận nhóm để điều chỉnh, bổ sung bản câu hỏi nhằm mục đích
phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp cũng như đối tương khảo sát, làm tăng tính
thực tế, dễ hiểu, dễ thu thập được các thơng tin cần thiết.
Tiến hành khảo sát các khách hàng đang sử dụng dịch vụ gom hàng lẻ của công
ty thông qua bảng câu hỏi, bao gồm các đối tượng có chi trả cước vận chuyển và
không chi trả cước vận chuyển, các khách hàng mới sử dụng cũng như khách hàng
truyền thống, với các tần suất khác nhau.
Có 85 phiếu khảo sát khách hàng, đại diện cho 85 doanh nghiệp chính tại TP.
Hồ Chí Minh đang sử dụng dịch vụ của công ty, mang lại hơn 90% tổng doanh thu
hàng năm. Trong đó 55 khách hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển đường biển và 30
khách hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển đường hàng không, với thời gian gắn bó từ
một năm đến trên năm năm và tần suất sử dụng đa dạng, từ 1 lần/tháng đến 10
lần/tháng trở lên.
Các nội dung khảo sát bao gồm đánh giá về chất lượng dịch vụ logistics và các
dịch vụ liên quan. Hình thức khảo sát bằng bảng câu hỏi kèm với phỏng vấn trực tiếp,
tiến hành trong các buổi viếng thăm khách hàng định kỳ đầu năm.
Thời gian khảo sát: tháng 03 - 04.2020.
Phương pháp phân tích số liệu:
Thu thập các dữ liệu về tình hình doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong giai
đoạn 2016 -2019 của cơng ty, tính riêng dịch vụ vận chuyển theo hình thức gom hàng.
5
Sử dụng phần mềm SPSS để xử lý kết quả khảo sát, đánh giá chất lượng dịch
vụ hiện tại của cơng ty.
Đánh giá, so sánh hiệu quả của mơ hình đề xuất và các giải pháp thông qua các
số liệu dự báo chi phí, doanh thu, để lựa chọn ra giải pháp phù hợp cho công ty.
5. Ý nghĩa của đề tài
Dựa trên việc đánh giá thực tế tình hình hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận
theo hình thức gom hàng của công ty tại Việt Nam, tác giả chỉ ra những điểm mạnh,
điểm yếu của mơ hình hiện tại và tìm ra nguyên nhân của sự chậm phát triển, góp
phần giúp Ban lãnh đạo cơng ty nhìn nhận tình hình, đánh giá năng lực và tìm hướng
đi mới trong tương lai để nâng cao hiệu quả cung cấp dịch vụ và đem lại lợi nhuận cho
cơng ty.
Ngồi ra, quá trình thu thập dữ liệu cũng giúp Ban lãnh đạo thấy được mối quan hệ
của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn hay gắn bó với nhà cung cấp dịch
vụ giao nhận hàng của khách hàng tại TP. Hồ Chí Minh, từ đó có chính sách đầu tư,
phát triển cho phù hợp.
Tuy nhiên, để nâng cao khả năng cạnh tranh trong lĩnh vực giao nhận nói chung và
dịch vụ giao nhận gom hàng lẻ nói riêng, công ty cần sự hỗ trợ mạnh mẽ từ công ty
mẹ về tài chính, nguồn lực, chiến lược cũng như sự hợp tác, tinh thần cống hiến của
nhân viên. Trong phạm vi bài luận, tác giả chỉ đưa ra những giải pháp phù hợp với
nguồn lực hữu hạn của công ty.
Cấu trúc của luận văn:
Luận văn gồm có 3 chương như sau:
Chương 1: Các lý thuyết liên quan đến đề tài
Trình bày các cơ sở lý thuyết quan trọng về logistics, dịch vụ logistics và dịch vụ
giao nhận và dịch vụ gom hàng. Tiếp đó, tác giả nêu lại một số mơ hình nghiên cứu
các yếu tố đánh giá chất lượng dịch vụ giao nhận nhằm làm rõ hơn nội dung của luận
văn.
6
Chương 2: Thực trạng dịch vụ giao nhận theo hình thức gom hàng lẻ đường
biển và đường hàng không từ Đức về TP. Hồ Chí Minh tại cơng ty TNHH
a.hartrodt logistics Việt Nam
Trình bày tổng quan về tập đồn a.hartrodt logistics và cơng ty a.hartrodt logistics
Việt Nam, phân tích tình hình hoạt động cung cấp dịch vụ gom hàng lẻ từ Đức về TP.
Hồ Chí Minh. Thơng qua kết quả khảo sát khách hàng, tác giả rút ra những điểm cịn
hạn chế và ngun nhân trong mơ hình và quy trình cung cấp dịch vụ gom hàng bằng
đường biển và đường hàng khơng từ Đức về TP. Hồ Chí Minh
Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận theo
hình thức gom hàng lẻ từ Đức về TP. Hồ Chí Minh của cơng ty TNHH a.hartrodt
logistics Việt nam
Từ thực trạng và những điểm hạn chế trình bày trong chương 2, tác giả đề xuất giải
pháp về mơ hình và cách thức vận hành mơ hình mới nhằm nâng cao chất lượng dịch
vụ cung cấp đến khách hàng trong thời gian tới.
7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.
Một số khái niệm về dịch vụ logistics, dịch vụ giao nhận quốc tế
1.1.1. Khái niệm về logistics và dịch vụ logistics
Thuật ngữ Logistics có nguồn gốc từ lĩnh vực quân sự trong chiến tranh và bắt
đầu được phổ biến rộng rãi khi nhu cầu trao đổi hàng hóa từ nơi này sang nơi khác
ngày càng gia tăng. Logistics liên quan đến dòng chảy vào vàra khỏi đất nước và vấn
đề lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thơng tin bên trong và giữa các tổ chức với nhau
(Gundlach et al, 2006)
Các doanh nghiệp đôi khi cho rằng logistics chỉ là hoạt động vận chuyển hàng
hóa từ nơi này sang nơi khác. Theo Zijm H. và cộng sự (2019), logistics đề cập đến
việc “vận chuyển và lưu trữ các nguyên vật liệu, các bộ phận và các sản phẩm
trong một chuỗi cung ứng. Logistics bao gồm các quy trình nhập và xuất đến/từ
kho bãi, cũng như xử lý nguyên vật liệu nội bộ và bên ngoài và hoạt động vận
chuyển. Nó cũng bao gồm việc thực hiện các dịch vụ và chuyển đổi thông tin giữa
các giai đoạn khác nhau của chuỗi cung ứng”.
Hình 1.1. Phân cấp chuỗi cung ứng, logistics và vận chuyển
Nguồn: Zijm H. và cộng sự, 2019
8
Quan niệm về logistics có sự thay đổi qua quá trình nghiên cứu, từ việc chỉ là
một bộ phận hỗ trợ trong chiến lược chi phí, đến khi trở thành một phần của chuỗi
cung ứng từ điểm khởi đầu cho đến người tiêu dùng cuối cùng, để đáp ứng nhu cầu
khách hàng (Jeannine Flore Signing M, 2012). Khi nền kinh tế của một quốc gia phát
triển, sản xuất và tiêu dùng cũng tăng trưởng theo, dẫn đến kết quả là sự gia tăng lưu
lượng hàng hóa và nhu cầu về các hoạt động logistics cũng đa dạng theo (Svetlana
Nikolicic, Marinko Maslaric, Jan Strohmandl và Dejan Mircetic, 2017). Các hoạt
động chính của các nhà cung cấp dịch vụ logistics bao gồm: kho bãi và quản lý tồn
kho, vận tải và vận chuyển, tài chính và các hoạt động gia tăng giá trị khác... Các công
ty logistics, bằng các phương pháp và thiết bị phù hợp, cung cấp các dịch vụ từ quá
trình đặt hàng, quản lý và cung ứng nguồn vật tư sản xuất, đóng gói hàng hóa, xếp dỡ,
vận chuyển, thông quan xuất nhập khẩu, kho bãi lưu trữ hàng hóa, phân phối, kiểm tra
chất lượng và dịch vụ chăm sóc khách hàng, thậm chí là sắp xếp các loại giấy phép,
chứng từ đặc biệt khi đi qua các cửa khẩu quốc gia cho các loại hàng hóa đặc biệt,
đảm bảo cho dịng chảy của hàng hóa được thuận lợi từ điểm xuất phát đến điểm đích,
và tất nhiên là tối ưu hóa chi phí (Kovacs GY, Kot S., 2016)
Điều 233 Luật Thương mại Việt Nam 2005 định nghĩa, “Dịch vụ logistics là
hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công
việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ
tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc
các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng
thù lao”.
Như vậy, logistics chính là việc tối ưu hóa thời gian, cách thức và chi phí của
hoạt động vận chuyển, lưu trữ và phân phối nguyên liệu từ nơi cung cấp đến nơi tiêu
thụ cuối cùng. Dịch vụ logistics là dịch vụ cung cấp những hoạt động trên.
Phân loại logistics
Phân loại các hình thức logistics theo mức độ sử dụng nhà cung cấp bên ngoài:
-
1PL (First Party Logistics): logistics tự cung tự cấp, sử dụng nguồn lực nội bộ
của doanh nghiệp
9
-
2PL (Second Party Logistics): nhà cung cấp bên thứ hai cung cấp một dịch vụ
logistics đơn lẻ nào đó trong chuỗi logistics theo yêu cầu khách hàng
-
3PL (Third Party Logistics): nhà cung cấp bên thứ ba cung cấp và quản lý một
chuỗi các dịch vụ logistics cho từng bộ phận
-
4PL (Fourth Party Logistics): nhà cung cấp là người kết nối các nguồn lực giữa
các tổ chức để thiết kế, vận hành và quản lý chuỗi quá trình logistics từ điểm
đầu đến điểm cuối
(Đoàn Thị Hồng Vân, 2006)
Phân loại theo quá trình:
-
Logistics đầu vào: sự di chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung ứng cho quá trình
sản xuất hay lưu trữ các trang thiết bị
-
Logistics đầu ra: sự di chuyển của các nguyên vật liệu đã qua chế biến từ đầu
vào thông qua lưu trữ, vận tải và phân phối hàng hóa đến khách hàng
-
Logistics ngược: dịng chảy của các vật liệu hoặc thiết bị, hàng hóa dư thừa
quay trở lại nơi sản xuất thông qua chuỗi logistics để tái chế hoặc xử lý.
Hình 1.2. Phân loại logistics theo quá trình sản xuất
Nguồn: explorescm.com
10
1.1.2. Vai trò của dịch vụ logistics đối với nền kinh tế
Một số doanh nghiệp xem xét mục tiêu của họ là đưa đúng hàng hóa đến đúng
nơi vào đúng thời điển với chi phí thấp nhất (Kotler và Keler, 2006) và có xu hướng
xem logistics là một loại chi phí cần được quản lý mà bỏ qua thực tế rằng sự khác biệt
trong quản lý hoạt động logistics có thể tạo nên sự thành công hoặc phá vỡ một doanh
nghiệp (Tang, C. S và Veelenturf, L. P, 2019). Vai trị chính của logistics bao gồm:
giảm lượng hàng tồn kho; vận tải hàng hóa; gia tăng độ tin cậy và tính nhất qn trong
hiệu suất giao nhận hàng hóa; bảo đảm thiệt hại tối thiểu cho sản phẩm và phản ứng
nhanh hơn với nhu cầu của khách hàng (Alexandru Burda, 2015). Logistics giúp kết
nối các lĩnh vực của nền kinh tế, trong đó có cung ứng, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,…
góp phần tiết kiệm thời gian, giảm chi phí lưu thơng phân phối, từ đó giúp nâng cao
tính cạnh tranh cho sản phẩm và thúc đẩy thương mại toàn cầu phát triển.
Vai trị của dịch vụ logistics cũng chính là vai trị của các cơng ty cung cấp
dịch vụ logistics. Các công ty này cung cấp cho khách hàng các dịch vụ logistics theo
nhu cầu từ điểm bắt đầu cho tới điểm cuối cùng.
Trong thời đại kinh tế 4.0, dịch vụ logistics cịn có ba vai trị quan trọng: góp
phần tăng khả năng cạnh tranh bằng cách giảm chi phí và cải thiện hiệu quả thơng qua
áp dụng cơng nghệ; kiến tạo giá trị xã hội và cuối cùng, là một yếu tố đóng góp cho sự
phát triển bền vững của thế giới (Tang, C. S và Veelenturf, L. P, 2019).
1.2.
Một số khái niệm về công ty giao nhận
1.2.1. Định nghĩa công ty giao nhận
Freight forwarder – Công ty giao nhận là trung gian kết nối giữa nhà vận
chuyển và chủ hàng. IMO – Tổ chức hàng hải quốc tế định nghĩa công ty giao nhận
như sau:
“Công ty giao nhận là chủ thể tổ chức vận chuyển các lô hàng cho các cá nhân
hoặc các doanh nghiệp và cũng có thể đóng vai trị là người vận chuyển. Khi cơng ty
giao nhận khơng đóng vai trị là người vận chuyển, họ giống như các đại lý, nói cách
khác là bên cung cấp dịch vụ thứ ba, chuyên gửi hàng hóa cho các hãng vận tải và đặt
chỗ hoặc sắp xếp chỗ cho các lô hàng này”.
11
Như vậy, công ty giao nhận không phải là hãng vận tải thực sự (sở hữu phương
tiện vận tải), nhưng đối với các chủ hàng thì họ chính là hãng vận tải và chịu trách
nhiệm chính trước các chủ hàng về việc vận chuyển hàng hóa và các điều khoản khác
trong hợp đồng. Còn đối với các hãng vận tải thực sự, cơng ty giao nhận chính là chủ
hàng đàm phán để đặt chỗ vận chuyển cho các lô hàng. Tóm lại, cơng ty giao nhận là
trung gian giữa những người chủ hàng thực sự và những nhà vận chuyển thực sự.
Cịn theo FIATA – Liên đồn các hiệp hội vận tải, “Công ty giao nhận là chủ
thể điều hành vận tải đa phương thức, phát hành vận đơn, đứng tên trên vận đơn và
chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng vận tải đa phương thức như một hãng
vận tải”.
IMO phân tích cơng ty giao nhận ở hai vai trò: vai trò đối với chủ hàng và vai
trò đối với hãng vận tải. Cịn FIATA xem xét cơng ty giao nhận như là hãng vận tải ảo
và chủ yếu đề cập đến trách nhiệm của công ty giao nhận đối với người chủ hàng – thể
hiện trên mặt sau của vận đơn. Theo các điều kiện trên mẫu vận đơn chuẩn, công ty
giao nhận sẽ chịu trách nhiệm về các hoạt động của nhà cung cấp hoặc đại lý của họ
hoặc bất kỳ bên nào khác mà họ sử dụng để thực hiện hợp đồng với chủ hàng.
Tuy nhiên trên thực tế, các công ty giao nhận không chỉ cung cấp dịch vụ vận
tải hàng hóa mà cịn thực hiện các công đoạn khác trong chuỗi logistics bao gồm:
đóng gói, xếp dỡ hàng hóa, thơng quan xuất nhập khẩu, kho bãi, kiểm định và
logistics ngược.
FIATA phân loại công ty giao nhận thành 3 nhóm:
-
FCL NOVCC (Full Container Load Non-vessel Operating Common Carrier): là
các công ty giao nhận hoạt động như là hãng vận tải và vận chuyển các lô hàng
nguyên container (FCL).
-
Consolidator: là các công ty giao nhận hoạt động như là hãng vận tải và vận
chuyển một container gồm tập hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL) trong một container,
dưới đây gọi là consolidator. Hoạt động gom hàng của các consolidator gọi là
consolidation.
12
-
Co-loader: là các công ty giao nhận hoạt động như là hãng vận tải và vận
chuyển các lô hàng lẻ, tiến hành gom hàng và đặt chỗ các consolidators, dưới
đây gọi là co-loader.
1.2.2. Vai trị của các cơng ty giao nhận đối với doanh nghiệp
Ngày nay, rất nhiều doanh nghiệp thành cơng trên khắp thế giới đang th
ngồi dịch vụ logistics của một bên cung cấp thứ ba, những người đang có cơ sở hạ
tầng và chun mơn cần thiết để thực hiện công việc một cách tốt hơn (Vinod V.
Sople, 2007). Chính nhu cầu và địi hỏi ngày càng cao của doanh nghiệp là động lực
để các công ty giao nhận đa dạng hóa và nâng cao chất lượng.
Chính nhờ sự phát triển của công nghệ đã cung cấp cơng cụ giúp các cơng ty
giao nhận đa dạng hóa dịch vụ, các phương thức vận tải, rút ngắn thời gian vận
chuyển, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả quản trị và thâm nhập sâu hơn vào chuỗi
cung ứng của các doanh nghiệp.
Sự phát triển vai trò của các cơng ty giao nhận được thể hiện trong hình 1.3.
Hình 1.3. Sự tiến hóa trong hoạt động của các cơng ty giao nhận theo thời gian
Nguồn: Issa Baluch, 2008
13
Ở giai đoạn đầu, các công ty giao nhận chủ yếu giúp doanh nghiệp kết nối và
làm việc với Hải quan. Sau đó, cơng ty giao nhận được nhấn mạnh ở vai trị vận
chuyển hàng hóa, bằng cách tư vấn cho khách hàng phương án vận chuyển hợp lý, và
cũng bắt đầu đa dạng hóa dịch vụ với kho bãi, xe tải chuyên chở. Dần dần, các công ty
giao nhận còn cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung
ứng của doanh nghiệp và nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng bằng cách thơng
tin liên tục tình trạng hàng hóa.
1.3.
Dịch vụ gom hàng lẻ
1.3.1. Dịch vụ gom hảng lẻ đường biển
1.3.1.1.
Khái niệm về dịch vụ gom hàng lẻ đường biển
LCL (Less than Container Load): Hàng không xếp đầy một container. Khi khối
lượng của một lô hàng nhỏ hơn một container, người chủ hàng sẽ không vận chuyển
hàng bằng nguyên container mà sẽ ghép chung với hàng hóa của các chủ hàng khác để
tổng khối lượng hoặc thể tích của các lơ hàng vừa đủ một container. Còn FCL (Full
Container Load) – Hàng xếp đầy một container, nghĩa là khối lượng hoặc thể tích của
một lơ hàng xếp vừa một container và được vận chuyển riêng một container nguyên.
Các chủ hàng LCL sẽ liên hệ với các công ty giao nhận để thuê dịch vụ vận
chuyển. Trong trường hợp này, chỉ có 2 trong 3 loại công ty giao nhận là Consolidator
và Co-loader nhận vận chuyển loại hàng này.
Các công ty giao nhận sẽ đứng ra gom các lô hàng LCL, sắp xếp và đóng vào
container, sau đó vận chuyển container đến cảng biển đích theo thơng tin trên đơn đặt
chỗ của chủ hàng. Đây chính là dịch vụ gom hàng lẻ.
1.3.1.2.
Đặc điểm hình thức gom hàng lẻ đường biển
Như đã đề cập trong mục 1.3.1.1, có hai loại cơng ty giao nhận sẽ nhận vận
chuyển hàng hóa theo hình thức LCL. Bảng 1.1 so sánh điểm giống nhau và khác
nhau giữa 2 loại hình này.