Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước thực tiễn tại tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1014.86 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ MỸ CHÂU

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
TỪ GĨC NHÌN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Bình Thuận - Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

NGUYỄN THỊ MỸ CHÂU

PHÁP LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
TỪ GĨC NHÌN CỦA CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC THỰC TIỄN TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã ngành: 8380107

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN VÂN LONG

Bình Thuận - Năm 2021



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ góc nhìn
của cơ quan quản lý nhà nước - thực tiễn tại tỉnh Bình Thuận” là cơng trình
nghiên cứu của cá nhân tơi dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Trần Vân Long
và chưa từng được cơng bố trong bất cứ cơng trình khoa học nào khác cho tới thời
điểm này. Số liệu và tài liệu tham khảo trong luận văn được trích dẫn và có nguồn
gốc rõ ràng.
Bình Thuận, ngày 22 tháng 02 năm 2021
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Mỹ Châu


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
TÓM TẮT
ABSTRACT
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài: ..............................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu: .......................................................................................2
3. Câu hỏi nghiên cứu:...........................................................................................5
4. Giả thuyết nghiên cứu: ......................................................................................5
5. Phạm vi nghiên cứu: ..........................................................................................5
5.1. Đối tượng nghiên cứu: ..................................................................................5
5.2. Không gian nghiên cứu: ................................................................................5

5.3. Thời gian nghiên cứu: ...................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu đề tài: ......................................................................6
7. Kết cấu đề tài: ....................................................................................................6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO
HIỂM THẤT NGHIỆP.............................................................................................7
1.1. Khái quát về bảo hiểm thất nghiệp ...............................................................7
1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm thất nghiệp ...........................................................7
1.1.2. Đặc điểm của Bảo hiểm thất nghiệp...........................................................9
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của Bảo hiểm thất nghiệp ...............................................10
1.2. Các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam ............11
1.2.1. Đối tượng tham gia ...................................................................................13


1.2.2. Mức đóng..................................................................................................15
1.2.3. Điều kiện hưởng .......................................................................................15
1.2.4. Chế độ hưởng ...........................................................................................16
1.3. Quy trình thực hiện bảo hiểm thất nghiệp .................................................17
1.3.1. Ra quyết định hưởng Trợ cấp thất nghiệp: ...............................................17
1.3.2. Chi trả Trợ cấp thất nghiệp:......................................................................19
1.3.3. Tạm dừng hưởng Trợ cấp thất nghiệp: .....................................................20
1.3.4. Chấm dứt hưởng Trợ cấp thất nghiệp: .....................................................21
1.3.5. Chuyển hưởng Trợ cấp thất nghiệp: .........................................................23
1.4. Vi phạm và xử lý vi phạm về bảo hiểm thất nghiệp ..................................24
1.4.1. Nhận diện các hành vi vi phạm về Bảo hiểm thất nghiệp ........................24
1.4.2. Các biện pháp chế tài, xử lý vi phạm hiện nay ........................................26
1.5. Tìm hiểu về bảo hiểm thất nghiệp của một số quốc gia trên thế giới ......28
1.5.1. Bảo hiểm thất nghiệp ở Hàn Quốc ...........................................................28
1.5.2. Bảo hiểm thất nghiệp ở Nhật Bản ............................................................29
1.5.3. Bảo hiểm thất nghiệp ở Trung Quốc ........................................................31
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................................33

Chương 2. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THẤT
NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH THUẬN VÀ CÁC KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP ......34
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội tỉnh bình thuận ...........................................34
2.1.1. Vài nét về Kinh tế - Văn hố - Xã hội tỉnh Bình Thuận ..........................34
2.1.2. Vài nét về các cơ quan thực thi pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp ........35
2.2. Áp dụng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh bình thuận .............36
2.2.1. Tổng quan về cơng tác trợ cấp thất nghiệp ở góc nhìn quản lý nhà nước 36
2.2.2. Những vướng mắc trong áp dụng pháp luật liên quan đến Bảo hiểm thất
nghiệp .................................................................................................................38
2.2.3. Nguyên nhân các hạn chế, bất cập ...........................................................43
2.3. Kiến nghị các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và
các biện pháp áp dụng .........................................................................................46


2.3.1. Nhóm giải pháp thứ nhất “Sửa đổi, bổ sung pháp luật” ...........................48
2.3.2. Nhóm giải pháp thứ hai “Thay đổi cơ chế phối hợp giữa ngành Lao động
– Thương binh và Xã hội với cơ quan Bảo hiểm xã hội Bình Thuận” ..............54
2.3.3. Nhóm giải pháp thứ ba “Thay đổi cơ chế phối hợp giữa Cơ quan Nhà
nước với Người sử dụng lao động” ....................................................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................................58
KẾT LUẬN CHUNG ..............................................................................................59
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT SỬ DỤNG TRONG LUẬN VĂN
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASXH

An sinh xã hội


BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

DN

Doanh nghiệp

DVVL

Dịch vụ việc làm

LĐTBXH

Lao động – Thương binh và Xã hội

NLĐ

Người lao động

NSDLĐ

Người sử dụng lao động

TCTN


Trợ cấp thất nghiệp

UBND

Ủy ban nhân dân

DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 2.1. Số liệu tư vấn nghề và việc làm giai đoạn 2016-2020
Bảng 2.2. Số liệu giới thiệu việc làm và cung ứng lao động giai đoạn 2016-2020
Bảng 2.3. Số liệu thực hiện Trợ cấp thất nghiệp giai đoạn 2016-2020

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Sơ đồ 1.1. Quy trình ra quyết định hưởng TCTN
Sơ đồ 1.2. Quy trình chi trả TCTN
Sơ đồ 1.3. Quy trình tạm dừng hưởng TCTN

Sơ đồ 1.4. Quy trình chấm dứt hưởng TCTN
Sơ đồ 1.5. Quy trình chuyển hưởng TCTN

Hình 2.4. Biểu đồ số liệu hưởng TCTN qua các năm


TĨM TẮT
Bảo hiểm thất nghiệp khơng chỉ là cơng cụ để giải quyết vấn đề thất nghiệp
trong xã hội mà cịn là chính sách giúp ổn định xã hội một cách tốt nhất. Bảo hiểm
thất nghiệp có chức năng bù đắp những tổn thất về tài chính cho người lao động và
giúp họ có khả năng cũng như cơ hội quay lại thị trường việc làm. Qua nghiên cứu
thực tế áp dụng pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Bình Thuận, dưới góc
nhìn của cơ quan quản lý nhà nước, tác giả nhận thấy vẫn còn một số hạn chế, bất

cập. Bằng phương pháp phân tích và so sánh luật cùng với các phương pháp thống
kê; tổng hợp… Tác giả làm sáng tỏ những điểm chưa hoàn thiện của pháp luật về
bảo hiểm thất nghiệp. Từ việc nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn, tác giả
Luận văn tin là với các kiến nghị, giải pháp đề xuất sẽ đóng góp một phần vào việc
hồn thiện pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.
Từ khóa: Trợ cấp thất nghiệp, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm xã hội,
Dịch vụ việc làm, tỉnh Bình Thuận.


ABSTRACT
Unemployment insurance is not only a tool to solve the problem of
unemployment in the society but also a policy to help stabilize the society in the
best way. Unemployment insurance has the function of compensating for financial
losses for employees and helping them have the ability and opportunity to return to
the job’s market. Through research on the actual application of the law on
unemployment insurance in Binh Thuan province, from the perspective of state
management agencies, the Author finds that there are still some limitations and
shortcomings of the law on unemployment insurance. By analyzing and comparing
laws combine with statistical methods; synthesis ... The Author clarifies the
incomplete points of the unemployment insurance law. From studying theoretical
and practical issues, the Author of this thesis believes that with some proposed
solutions, they will contribute a part to the improvement of the unemployment
insurance law in Vietnam.

Keywords: Unemployment insurance, Social insurance, Employment
services, Binh Thuan.


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Pháp luật về Bảo hiểm thất nghiệp bắt đầu có hiệu lực thi hành tại Việt Nam
kể từ năm 2010, đến nay Quốc hội đã phê duyệt, Chính phủ đã ban hành nhiều văn
bản pháp lý để hướng dẫn và làm cơ sở triển khai thực hiện BHTN, Trợ cấp thất
nghiệp cho người lao động bị mất việc làm. BHTN và TCTN là hai nội dung ln
mang tính thời sự, do đó Luật và các văn bản hướng dẫn luật có liên quan đến
BHTN được liên tục ban hành mới như: "Luật Việc làm năm 2013"; "Luật Giáo dục
nghề nghiệp năm 2013"; "Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014"; "Nghị định
28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm"; "Thông
tư 28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một
số điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm";...
Trong bối cảnh tình hình kinh tế của tỉnh Bình Thuận vừa có thuận lợi và
khó khăn, thử thách đan xen. Mỗi năm trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, số doanh
nghiệp được thành lập mới là hơn 600 doanh nghiệp, nhưng mỗi năm cũng có hơn
100 doanh nghiệp giải thể, phá sản hoặc tạm ngưng hoạt động1. Nhất là trong bối
cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành và kéo dài hết năm 2020 đã ảnh hưởng rất lớn
đến tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại địa phương. Có doanh
nghiệp phát triển ổn định nhưng cũng có khơng ít doanh nghiệp gặp khó khăn trong
sản xuất kinh doanh, phải ngưng hoạt động đã tác động đến tình hình kinh tế - xã
hội trên địa bàn nói chung và là tác nhân trực tiếp gây nên tình trạng thất nghiệp của
lao động trên địa bàn tồn tỉnh.
Việc thực hiện chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận đã có chuyển
biến tích cực, được các cấp, các ngành quan tâm. Quyền lợi và đời sống của người
lao động cơ bản được đảm bảo. Các cơ quan có liên quan đã phối hợp, tổ chức triển
Theo số liệu "Báo cáo tổng kết công tác năm 2015,2016,2017,2018,2019 của Sở Kế hoạch – Đầu tư Bình
Thuận"
1



2

khai thực hiện BHTN trên địa bàn đúng quy định của pháp luật, giải quyết TCTN
cho người lao động mất việc theo quy trình “một cửa liên thơng” đạt hiệu quả. Công
tác tuyên truyền, tập huấn về thực hiện pháp luật BHTN diễn ra thường xuyên. Tuy
nhiên, NLĐ mất việc làm vẫn chiếm tỉ lệ cao trong tổng số lao động tại địa phương.
Theo thống kê, trung bình mỗi năm ngành LĐTBXH tỉnh Bình Thuận giải quyết
hơn 8.800 hồ sơ BHTN2. Cùng với đó, tình trạng NLĐ đang hưởng TCTN nhưng
khi có việc làm mới khơng thành thật khai báo với cơ quan có thẩm quyền để chấm
dứt hưởng TCTN nhằm trục lợi vẫn còn diễn ra. Sự phối hợp giữa ngành LĐTBXH
với ngành BHXH chưa chặt chẽ,…
Bên cạnh đó, Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp vẫn còn những điểm chưa
hoàn thiện, là "kẻ hở" để NLĐ và NSDLD trục lợi như: (i) Thủ tục đăng ký hưởng
TCTN quá đơn giản; (ii) Quy định của pháp luật chưa hoàn thiện dẫn đến rất nhiều
NLĐ đã tìm được việc làm mới nhưng họ không tự giác (và cả NSDLĐ cũng không
tự giác) khai báo với cơ quan BHXH và Trung tâm DVVL địa phương. Ngồi ra,
cách tính hưởng TCTN là theo ngày trong tháng, trong khi thời gian đóng BHXH,
BHTN lại tính theo trịn tháng dẫn đến nhiểu bất cập phát sinh và NLĐ cũng như
NSDLĐ tận dụng để trục lợi.
Từ tình hình trên, có thể nhận định chính sách BHTN vẫn cịn nhiều bất ổn.
Đó là lý do tác giả chọn đề tài "Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ góc nhìn
của cơ quan quản lý nhà nước - thực tiễn tại tỉnh Bình Thuận" làm Luận văn
Thạc sĩ luật kinh tế để nghiên cứu nhằm chỉ ra các hạn chế của pháp luật về BHTN
hiện hành và đề xuất các biện pháp khắc phục phù hợp.
2. Tình hình nghiên cứu:
Từ khi Việt Nam chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung
sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhất là sau cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997 kéo theo hàng loạt doanh nghiệp phá sản
hoặc thu hẹp phạm vi kinh doanh dẫn đến một lượng lớn NLĐ thất nghiệp thì Nhà

nước mới xem xét một cách nghiêm túc việc ban hành các chính sách và pháp luật
2

Theo số liệu cung cấp của Trung tâm DVVL Bình Thuận


3

về BHTN. BHTN chỉ xuất hiện ở Việt Nam từ 2010 đến nay, cho nên các cơng trình
nghiên cứu chưa nhiều và chủ yếu là những Luận án, Luận văn nghiên cứu pháp
luật BHTN dưới góc độ lý luận và tìm hiểu kinh nghiệm của các quốc gia trên thế
giới:
Tác giả Nguyễn Huy Ban, năm 2007, thực hiện đề tài “Nghiên cứu những
nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp hiện đại - vấn đề lựa chọn hình thức
trợ cấp thất nghiệp ở Việt Nam” đã tập trung nghiên cứu chính sách về TCTN đối
với người lao động, kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số luận cứ khoa học cơ bản
và các hình thức thực hiện trợ cấp theo quan điểm khuyến nghị của Tổ chức Lao
động Quốc tế (ILO) về vấn đề BHTN. Ngoài ra, đề tài còn nghiên cứu kinh nghiệm
thực hiện chế độ BHTN của các nước có nền kinh tế phát triển giúp các nhà hoạch
định chính sách BHTN nước ta nghiên cứu, tham khảo.
Tác giả Phùng Thị Cẩm Châu, năm 2013, bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học
Thái Nguyên và Đại học Southern Luzon State (Philippine) với đề tài “Hoàn thiện
q trình thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên”.
Luận án đã tập trung nghiên cứu đánh giá việc thực hiện BHTN tại tỉnh Thái
Nguyên trong một giai đoạn, qua đó mở ra một góc nhìn cho NLĐ, cơng đồn cơ
sở, các doanh nghiệp, các cơ quan xây dựng chính sách BHTN, các cơ quan quản lý
BHTN nhận thức và thực hiện tốt hơn chính sách BHTN trên địa bàn tỉnh Thái
Nguyên.
Tác giả Nguyễn Thị Hoa, năm 2015, bảo vệ luận văn thạc sĩ luật học tại
Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội với đề tài “Pháp luật về bảo hiểm thất

nghiệp ở Việt Nam hiện nay”. Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả Luận
văn đã chỉ ra những han chế, bất cập của pháp luật về BHTN và đề xuất các giải
pháp khắc phục.
Tác giả Nguyễn Quang Trường, năm 2016, bảo vệ Luận án tiến sĩ tại Viện
Nghiên cứu kinh tế Trung ương với đề tài “Quản lý nhà nước về bảo hiểm thất
nghiệp ở nước ta hiện nay”. Luận án đã cung cấp các luận cứ khoa học cho các cơ
quan hoạch định, thực thi luật pháp, chính sách về BHTN để phục vụ cho việc điều


4

chỉnh, bổ sung hoàn thiện quản lý nhà nước về BHTN ở Việt Nam. Đồng thời làm
sáng tỏ khung lý thuyết của quản lý nhà nước về BHTN trong điều kiện kinh tế thị
trường hiện đại và hội nhập quốc tế. Luận án đã cung cấp phương thức, công cụ và
biện pháp tăng cường quản lý nhà nước về BHTN nhằm nâng cao nhận thức, thúc
đẩy sự tham gia của NLĐ, tăng cường và hoàn thiện quản lý nhà nước về BHTN.
Tác giả Trần Minh Thắng, năm 2018, bảo vệ Luận án tiến sĩ tại Đại học Kinh
tế quốc dân với đề tài “Quản lý Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam”, Luận án
đã nghiên cứu kinh nghiệm về BHTN ở một số nước trên thế giới, phân tích và đánh
giá thực trạng quản lý quỹ BHTN ở Việt Nam, chỉ ra nguyên nhân chính làm cho
quỹ hiện nay thặng dư do chính sách pháp luật về BHTN cịn mang tính thụ động,
chủ yếu chỉ hướng đến việc chi trả TCTN, chưa sử dụng thực sự hiệu quả cho các
chính sách thị trường lao động chủ động với mục đích chuyển đổi, đào tạo, nâng
cao tay nghề cho NLĐ nhằm hạn chế tình trạng thất nghiệp có thể xảy ra như một
số nước trên thế giới đang triển khai.
Tác giả Ngô Huỳnh Duy Lâm, năm 2019, bảo vệ luận văn thạc sĩ tại Đại học
Kinh tế TP. HCM với đề tài “Vấn đề trục lợi bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
hiện nay qua thực tiễn tại Ninh Thuận”. Luận văn đã chỉ ra tình trạng trục lợi chế
độ BHTN của NLĐ cả nước nói chung và ở Ninh Thuận nói riêng, từ đó đề xuất các
giải pháp khắc phục.

Tuy nhiên các cơng trình nghiên cứu nói trên chỉ đề cập tới tổng quan pháp
luật về BHTN và những đặc thù khi áp dụng pháp luật về BHTN tại các địa phương
trên cả nước. Vì thế vẫn chưa có cơng trình khoa học nào xem xét đến pháp luật về
BHTN dưới góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước tại tỉnh Bình Thuận, do đó có
thể nói đề tài “Pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp từ góc nhìn của cơ quan quản
lý nhà nước - thực tiễn tại tỉnh Bình Thuận” là luận văn thạc sĩ đầu tiên nghiên
cứu về chính sách BHTN từ góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận.


5

3. Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: BHTN là gì? BHTN có vai trị như thế nào trong bối cảnh kinh tế
Việt Nam hiện nay? và pháp luật về BHTN ở Việt Nam được quy định như thế nào?
Câu hỏi 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về BHTN tại tỉnh Bình Thuận qua
góc nhìn của cơ quan quản lý nhà nước có những hạn chế, bất cập gì? và cần có
kiến nghị, giải pháp gì để hồn thiện pháp luật về BHTN ở Việt Nam hiện nay?
4. Giả thuyết nghiên cứu:
Những vấn đề còn hạn chế của pháp luật về BHTN cũng như sự phối hợp
chưa tốt giữa ngành LĐTBXH và cơ quan BHXH trong tồn bộ quy trình thực hiện
chế độ, chính sách về BHTN, TCTN. Nghiên cứu này sẽ chỉ ra những hạn chế, bất
cập của pháp luật về BHTN nói chung và những hạn chế, bất cập trong quá trình
thực thi pháp luật về BHTN ở Bình Thuận hiện nay nói riêng, từ đó đề xuất các giải
pháp khắc phục.
5. Phạm vi nghiên cứu:
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là pháp luật về BHTN mà cụ thể là "Bộ luật Lao động
năm 2012"; "Bộ luật Lao động năm 2019; "Luật Việc làm năm 2013"; "Nghị định
28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số

điều của Luật Việc làm"; "Nghị định 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính
phủ sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của
Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm" và "Thông tư
28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số
điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP".
5.2. Không gian nghiên cứu:
Các vấn đề hạn chế, bất cập của pháp luật về BHTN và những hạn chế trong
thực thi pháp luật về BHTN trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
5.3. Thời gian nghiên cứu:
Giai đoạn 10 năm, từ năm 2010 đến nay.


6

6. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
Trong chương 1 tác giả sẽ sử dụng các phương pháp: Phương pháp nghiên
cứu tài liệu; Phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, quy nạp, diễn giải;... để làm
rõ cơ sở pháp lý về BHTN.
Trong chương 2 tác giả sẽ sử dụng các phương pháp: Phương pháp định tính
và định lượng; Phương pháp thống kê toán học;... để xác định và thống kê những
hạn chế, bất cập của pháp luật về BHTN và lựa chọn và đề ra các giải pháp.
7. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và các phụ lục, đề tài gồm có hai
chương,
- Chương 1 là nội dung những lý luận chung về cơ sở pháp lý và thực trạng
pháp luật BHTN với tên chương: “CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP
LUẬT VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP”.
- Trong Chương 2, thông qua thực tiễn áp dụng pháp luật về BHTN tại tỉnh
Bình Thuận, tác giả sẽ đánh giá các ưu điểm, hạn chế. Qua đó, tác giả kiến nghị các
giải pháp hoàn thiện pháp luật về BHTN với tên chương: “THỰC TIỄN ÁP DỤNG

PHÁP LUẬT BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP TẠI TỈNH BÌNH THUẬN VÀ CÁC
KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP”.


7

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT
VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP
1.1. Khái quát về bảo hiểm thất nghiệp
1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm thất nghiệp
Để có thể khái quát và hiểu rõ về thuật ngữ “Bảo hiểm thất nghiệp”, trước
hết cần làm rõ khái niệm của từng thành tố của thuật ngữ BHTN
“Bảo hiểm”3 là “trợ giúp hay đền bù về vật chất khi đau ốm, tai nạn, trong
trường hợp đương sự tham gia hoạt động bảo hiểm”.
Dưới góc độ kinh tế học, bảo hiểm được hiểu là một hệ thống các mối quan
hệ kinh tế có quan hệ mật thiết đến sự hình thành, phân phối và sử dụng “quỹ bảo
hiểm”. Quỹ bảo hiểm - để bù đắp tài chính cho người tham gia khi các rủi ro, biến
cố xảy ra, là do mỗi người trong cộng đồng có thể gặp rủi ro cùng loại, quyết định
tham gia và cùng nhau đóng góp một khoản phí. Khi rủi ro xảy đến cho một người
hay nhóm người, bảo hiểm sẽ chi một khoản tiền mặt để bù đắp thiệt hại về tài
chính hoặc tài sản, thậm chí quy đổi nhân mạng thành tiền để bù đắp cho người
tham gia hoặc gia đình họ.
Với cơ cấu vận hành như thế, bảo hiểm được xem như là một công cụ
chuyển giao một cách công bằng các rủi ro tiềm năng từ một cá nhân có thể gặp
phải sang cho cộng đồng san sẻ, hứng chịu.
“Thất nghiệp”4 là “không có việc làm để sinh sống”.
Trong kinh tế học, thất nghiệp được hiểu là tình trạng NLĐ khơng có việc
làm, mong muốn có việc làm để có thu nhập cá nhân nhưng khơng tìm được việc
làm.
Trong xã hội tư bản, ưu tiên của giới chủ là lợi nhuận, đồng thời giới chủ

cũng không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải NLĐ, do đó họ xem tình trạng
thất nghiệp như quy luật tự nhiên, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp. NLĐ
3

Theo “Đại từ điển Tiếng Việt”, Nguyễn Như Ý, NXB ĐH Quốc gia TPHCM năm 2011, tr-78

4

Theo “Đại từ điển Tiếng Việt”, Nguyễn Như Ý, NXB ĐH Quốc gia TPHCM năm 2011, tr-1484


8

khơng có tư liệu sản xuất để tự mình lao động và phải chấp nhận đi làm thuê hoặc
chịu cảnh thất nghiệp.
Các học thuyết kinh tế có nhiều cách giải thích tình trạng thất nghiệp khác
nhau. Kinh tế học Keynes5 nhấn mạnh rằng "nhu cầu yếu sẽ dẫn đến cắt giảm sản
xuất và sa thải công nhân (thất nghiệp chu kỳ)". Ý kiến khác cho rằng "nguyên
nhân thất nghiệp là do các vấn đề về cơ cấu ảnh hưởng thị trường lao động (thất
nghiệp cơ cấu)". Kinh tế học cổ điển và tân cổ điển lý giải "thất nghiệp diễn ra theo
áp lực thị trường đến từ bên ngoài, như mức mức lương tối thiểu, thuế,… các quy
định hạn chế th mướn người lao động (thất nghiệp thơng thường)". Có ý kiến cho
rằng "thất nghiệp chủ yếu là sự lựa chọn tự nguyện". Chủ nghĩa Marx thì giải thích
theo hướng "thất nghiệp là thực tế giúp duy trì lợi nhuận doanh nghiệp".
Tỉ lệ thất nghiệp được tính bằng phần trăm số NLĐ khơng có việc làm trên
tổng số lực lượng lao động xã hội tại một thời điểm. Thất nghiệp chính là hệ
quả của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện đại hoá nền kinh tế cũng như các biến cố
xã hội như thiên tai, dịch bệnh, địch hoạ,….
Từ khái niệm của hai thành tố, có thể hiểu một cách đơn giản BHTN là “một
khoản bù đắp tài chính cho NLĐ gặp rủi ro khi họ bị mất việc làm”.

Ở Việt Nam hiện nay, BHTN là một chế độ trợ cấp dành cho NLĐ được
quản lý, điều hành và triển khai thực hiện bởi hai ngành LĐTBXH và Bảo hiểm xã
hội. Sau khi chuyển từ nền kinh tế bao cấp tập trung sang nền kinh tế thị trường và
bước vào hội nhập với kinh tế thế giới, đằng sau những thành tựu đạt được về kinh
tế – xã hội, tình trạng thất nghiệp đang là một trong những vấn đề bức xúc và nan
giải ở nước ta. Hàng năm cả nước có hơn một triệu người bước vào tuổi lao động,
số lượng lao động trong độ tuổi mỗi năm tăng thêm hơn 400 ngàn người6, nhưng
khả năng đáp ứng vị trí việc làm của nền kinh tế lại có hạn. Ngồi ra, q trình cơng
nghiệp hố, hiện đại hố cùng với chuyển đổi cơ cấu kinh tế và đổi mới, sắp xếp lại
“Cơ bản hoc thuyết kinh tế Keynes” truy
cập ngày 22/12/2020
5

Nguồn số liệu từ “Bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam” quý II/2020, do Bộ LĐTBXH công bố ngày
10/9/2020
6


9

doanh nghiệp nhà nước cũng làm cho một bộ phận không nhỏ NLĐ bị mất việc làm.
Kể từ tháng 02/2020 đại dịch COVID-19 diễn ra trên toàn thế giới…, đời sống khó
khăn, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất và sa thải hàng loạt NLĐ gây ảnh hưởng lớn
đến an sinh xã hội.
BHTN ra đời để góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho NLĐ được học
nghề, tìm việc làm mới. BHTN giúp giảm gánh nặng chi cho ngân sách Nhà nước
và doanh nghiệp7. BHTN không những hỗ trợ một khoản tài chính để NLĐ đảm bảo
ổn định cuộc sống trong thời gian mất việc mà cịn thơng qua các hoạt động tư vấn giới thiệu việc làm, đào tạo và đào tạo lại nghề nghiệp nhằm giúp cho NLĐ thất
nghiệp sớm tìm được việc làm mới ổn định và phù hợp.
Như vậy, “Bảo hiểm thất nghiệp là loại bảo hiểm đảm bảo những quyền lợi

mà NLĐ có tham gia sẽ được hưởng khi thất nghiệp. Quyền lợi BHTN mà NLĐ sẽ
nhận là được trả tiền mặt khi mất việc. Ngồi ra, cịn bao gồm cả BHYT và hỗ trợ
chi phí đào tạo nghề trong quãng thời gian NLĐ tìm cơng việc mới”.
1.1.2. Đặc điểm của Bảo hiểm thất nghiệp
Bên cạnh những đặc điểm chung như các hình thức bảo hiểm khác (Người
tham gia phải đóng phí bảo hiểm, dịch vụ mang tính chất bồi hồn, là sự tương hỗ
trong một cộng đồng, và là dịch vụ đảm bảo cho các rủi ro); thì BHTN cịn có
những đặc điểm riêng.
Thứ nhất, BHTN kết hợp chế độ trợ cấp tạm thời với chế độ giải quyết việc
làm cho người thất nghiệp. Điều này thể hiện tính xã hội vơ cùng sâu sắc phù hợp
với đường lối phát triển kinh tế đi liền với hài hịa chính sách về việc làm cho NLĐ.
Thứ hai, BHTN phải vừa bù đắp thu nhập, vừa tạo động lực tích cực cho
người thất nghiệp chủ động tìm cơ hội trở lại làm việc.
Thứ ba, quỹ BHTN phải được hình thành theo nguyên tắc ba bên (gồm
NSDLĐ, NLĐ và Nhà nước) cùng có trách nhiệm đóng góp kinh phí.
Vài nét khác nhau cơ bản giữa BHTN và Bảo hiểm thương mại:

7

Trước khi có BHTN, NLĐ mất việc nhận trợ cấp mất việc làm từ ngân sách nhà nước hoặc từ NSDLĐ


10

(1) Bảo hiểm thương mại được thực hiện bởi các doanh nghiệp bảo hiểm
nhằm mục đích cung cấp cho xã hội một loại hàng hóa, dịch vụ "an tồn", trên cơ
sở đó, người kinh doanh bảo hiểm tìm kiếm một khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh bảo hiểm. Trong khi đó, BHTN được thực hiện bởi các cơ quan nhà nước để
chăm lo cho phúc lợi xã hội.
(2) Mối quan hệ của BHTN mang tính chất bắt buộc trong khi mối quan hệ

của Bảo hiểm thương mại mang tính chất tự nguyện.
(3) Nội dung bảo hiểm thương mại rộng hơn. BHTN chỉ bảo hiểm rủi ro về
việc làm trong khi Bảo hiểm thương mại không chỉ đảm bảo cho các rủi ro về con
người mà còn đảm bảo các rủi ro cho các đối tượng khác như tài sản8 và/hoặc trách
nhiệm;
(4) Bảo hiểm thương mại có mức phí và mức chi trả bồi thường phụ thuộc
vào sự thỏa thuận, phù hợp theo nhu cầu9 và khả năng tài chính của người tham gia
bảo hiểm; thông thường Hợp đồng bảo hiểm thể hiện nghĩa vụ tương xứng với
quyền lợi của người tham gia. Ngược lại, phí bảo hiểm của BHTN do Nhà nước ấn
định theo thu nhập của NLĐ (tỉ lệ phần trăm tiền lương) mà không cần quan tâm
đến tình trạng sức khỏe, tuổi thọ của họ.
(5) Cộng đồng chủ thể trong các mối quan hệ của Bảo hiểm thương mại là
một “nhóm đóng”, được giới hạn trong một giai đoạn nhất định cịn đối với BHTN
thì lại là một “nhóm mở” có đầu vào và đầu ra liên tục, là các thế hệ NLĐ nối tiếp
nhau.
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của Bảo hiểm thất nghiệp
BHTN có ý nghĩa rất thiết thực trong cuộc sống, cụ thể là:
Thứ nhất, đối với NLĐ thì BHTN chính là khoản tiền trợ cấp cần thiết để
giúp đỡ những người thất nghiệp có cuộc sống ổn định khi bị mất việc làm. Ngoài
một khoản tiền được hưởng thì cơ quan chi trả BHTN cũng tạo cơ hội về cơng việc
để họ có thể tiếp tục tìm kiếm các cơng việc khác để có thu nhập. Chính cơ quan chi
8

Ví dụ như "cơng trình, nhà cửa, nhà xưởng, hàng hóa, phương tiện sản xuất kinh doanh ..."

Tỉ lệ theo "giá trị tài sản được bảo hiểm, số phí bảo hiểm mà người tham gia lựa chọn, mức độ quan trọng
của rủi ro,..."
9



11

trả BHTN đã tạo ra chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho những NLĐ khi lâm vào
tình trạng mất việc làm ổn định được cuộc sống.
Thứ hai, đối với NSDLĐ thì gánh nặng kinh tế, tài chính của họ cũng sẽ
được chia sẻ khi những NLĐ tại doanh nghiệp bị thất nghiệp. Khi đó họ tiết kiệm
được một khoản chi phí để giải quyết chế độ thơi việc cho những NLĐ đã nghỉ việc.
Đặc biệt là trong những thời kỳ khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, nhiều NLĐ bị
thất nghiệp như đại dịch COVID-19 diễn ra từ tháng 02/2020 đến nay.
Thứ ba, đối với Nhà nước thì ngân sách nhà nước cũng sẽ được giảm bớt chi
phí khi nạn thất nghiệp gia tăng trong trường hợp khủng hoảng kinh tế xảy ra, qua
đó tạo sự chủ động cho Nhà nước trong việc lập và thực hiện kế hoạch tài chính
hàng năm.
Như vậy, BHTN khơng chỉ là công cụ để giải quyết vấn đề thất nghiệp trong
xã hội mà cịn là chính sách giúp ổn định xã hội một cách tốt nhất. Đồng thời,
BHTN có chức năng bù đắp những tổn thất về tài chính cho NLĐ và giúp họ có khả
năng cũng như cơ hội quay lại thị trường việc làm. Bên cạnh đó, BHTN cịn có
chức năng hạn chế “sự ỷ lại” của NLĐ vào các chính sách an sinh xã hội của Nhà
nước, khuyến khích họ sẵn sàng nhận việc mới, chăm chỉ làm việc hơn. Ngồi
những lợi ích nêu trên thì BHTN vừa đóng vai trị quan trọng đối với doanh nghiệp,
vừa đóng vai trò tối ưu đối với Nhà nước trong việc giải quyết những vấn đề xã hội.
Nhờ có BHTN mà chủ doanh nghiệp khơng tốn phí trợ cấp thơi việc cho NLĐ khi
NLĐ bị mất việc nên họ sẽ tiết kiệm chi phí và chủ động hơn trong sử dụng nguồn
lao động, tạo động lực cho doanh nghiệp phát triển sản xuất. Cũng nhờ có BHTN
mà gánh nặng ngân sách của Nhà nước được giảm bớt khi có thất nghiệp xảy ra trên
diện rộng.
1.2. Các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam
Khung pháp luật tại Việt Nam điều chỉnh trực tiếp vấn đề BHTN là "Luật
Việc làm năm 2013"; "Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm" và "Thông tư

28/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Điều 52 của Luật Việc làm và một số


12

điều của Nghị định số 28/2015/NĐ-CP". Tuy nhiên cịn có hàng loạt các Bộ luật,
Luật và Nghị định, Thông tư có liên quan như:
"- Bộ Luật Lao động năm 2012;
- Bộ Luật Lao động năm 2019; (có hiệu lực từ 01/01/2021)
- Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2013;
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014;
- Bộ Luật Hình sự năm 2015;
- Nghị định 44/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động;
- Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người VN đi làm việc ở
nước ngoài theo hợp đồng;
- Nghị định 196/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định
thành lập và hoạt động của Trung tâm Dịch vụ việc làm;
- Nghị định 03/2014/NĐ-CP ngày 16/01/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về việc làm;
- Nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động;
- Nghị định 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ
sung một số điều Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, BHXH và đưa người VN
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
- Nghị định 148/2018/NĐ-CP ngày 24/10/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ

sung một số điều của Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi

hành một số nội dung của Bộ luật lao động;
- Nghị định 61/2020/NĐ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung
một số điều Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm;


13

- Quyết định số 60/2015/QĐ-TTg ngày 27/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ
về cơ chế quản lý tài chính về BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH,
BHYT, BHTN."
Theo đó, các quy định cụ thể về đối tượng tham gia, mức đóng BHTN, điều
kiện được hưởng, chế độ hưởng, thời gian hưởng TCTN như sau:
1.2.1. Đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia là bắt buộc và theo Điều 43, Luật Việc làm năm 201310
và "Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014" thì NLĐ có giao kết HĐLĐ từ 01 tháng trở
lên bắt buộc phải tham gia BHTN. Cụ thể: “Người lao động phải tham gia bảo
hiểm thất nghiệp khi làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc11 như sau: (i)
HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn; (ii) HĐLĐ hoặc hợp đồng
làm việc xác định thời hạn; (iii) HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất
định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng12. Trong trường hợp người lao
động giao kết và đang thực hiện nhiều HĐLĐ quy định tại khoản này thì người lao
động và người sử dụng lao động của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham
gia bảo hiểm thất nghiệp. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp
bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức
quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình,
hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động
theo hợp đồng làm việc hoặc HĐLĐ nói trên”.

Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp NLĐ đang có HĐLĐ nhưng bị loại trừ.
Cụ thể các đối tượng không thuộc diện tham gia là: (i) NLĐ đang hưởng lương hưu
hàng tháng hoặc đang nhận trợ cấp mất sức lao động hàng tháng nhưng tiếp tục

10

Luật Việc làm 2013

11

theo Bộ luật Lao động năm 2019 và có hiệu lực từ 01/01/2021, chỉ còn một tên gọi “hợp đồng lao động”

12

khoản này theo Bộ luật Lao động năm 2019 và có hiệu lực từ 01/01/2021 sẽ bãi bỏ


14

tham gia làm việc và có giao kết HĐLĐ13. (ii) NLĐ là giúp việc gia đình. (iii) NLĐ
là cơng dân nước ngoài14.
Với quy định đối tượng tại Điều 43, Luật Việc làm năm 2013 rõ ràng tất cả
những NLĐ khi phát sinh HĐLĐ chính thức, cho dù thời gian ngắn hạn từ 01 tháng
trở đi đều bị bắt buộc phải tham gia BHTN. Tuy nhiên trong thực tế, rất nhiều
doanh nghiệp cố tình hiểu sai nội dung này, họ cho rằng, chỉ những HĐLĐ có thời
hạn từ 03 tháng trở lên mới phải bị buộc tham gia BHTN, việc này cũng có thể do
doanh nghiệp xem nội dung này nhưng lại chưa liên kết với quy định tại Luật
BHXH năm 2014.
Ngoài ra, nội dung “Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực
hiện nhiều HĐLĐ quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao

động của HĐLĐ giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp”
là rất mơ hồ, khoảng thời gian từ 2010 đến 2016, khi chưa có phần mềm tích hợp và
liên thơng tồn quốc của BHXH Việt Nam, việc xác định đâu là HĐLĐ đầu tiên của
NLĐ là không hề dễ dàng. Giả sử biết được HĐLĐ thứ nhất rồi, nhưng NLĐ cố tình
(hoặc vơ tình) chấm dứt HĐLĐ đó thì cơ quan nhà nước cũng khó có thể biết được
đâu là HĐLĐ thứ hai liền kề (đã biến thành HĐLĐ thứ nhất) để theo đó bắt buộc
NLĐ tiếp tục tham gia BHTN. Việc trục lợi BHTN khi cơ quan nhà nước không
phát hiện ra HĐLĐ “số 2 thành số 1” này là hồn tồn có thể xảy ra. Vấn đề này,
tác giả sẽ quay lại trong nội dung kiến nghị ở chương 2.
Bên cạnh đó, trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, ngày càng có nhiều
NLĐ nước ngồi vào sinh sống và làm việc tại Việt Nam, việc Điều 43, Luật Việc
làm năm 2013 chưa điều chỉnh đối tượng NLĐ là người nước ngoài là một sự bất
hợp lý, cần nhiều chuyên gia có ý kiến xem xét thêm. Quan điểm của tác giả là cần
đưa lao động là người nước ngoài vào trong diện tham gia BHTN theo “hướng mở”,
cho họ tự nguyện chọn tham gia hay không tham gia.

Điều 43, Luật Việc làm năm 2013, “Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương
hưu, giúp việc gia đình thì khơng phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.”
13

14

Luật Việc làm năm 2013 chưa điều chỉnh đối tượng NLĐ là cơng dân nước ngồi.


15

1.2.2. Mức đóng
Theo pháp luật Việt Nam, tổng số kinh phí tham gia vào Quỹ BHTN được
hiểu là bằng 3% mức tiền lương, tiền công hàng tháng theo HĐLĐ của NLĐ. Trong

đó: "NLĐ đóng bằng 1% số tiền lương, tiền cơng hàng tháng theo HĐLĐ (do
NSDLĐ trích nộp thay). NSDLĐ đóng bằng 1% quỹ tiền lương, tiền cơng theo
HĐLĐ của những NLĐ đang tham gia BHTN. Đương nhiên NSDLĐ phải đồng thời
trích tiền lương, tiền cơng của từng NLĐ để cùng đóng một lúc vào Quỹ BHTN.
Nhà nước sẽ chi hỗ trợ từ 0,5 - 1% quỹ tiền lương, tiền cơng đóng BHTN của những
NLĐ đang tham gia BHTN, được trích từ ngân sách nhà nước và mỗi năm sẽ
chuyển một lần vào Quỹ BHTN".
Mức đóng này được Việt Nam lựa chọn và quy định là khá tương đồng với
các quốc gia xung quanh và/hoặc có cùng sự phát triển kinh tế tương tự như Trung
Quốc, Thái Lan, Indonesia,.. Ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Nhật
và các nước EU (khối thị trường chung Châu Âu), thường tỉ lệ theo lương để tham
gia BHTN là gấp đôi so với Việt Nam, khoảng 6-7% tiền lương của NLĐ15.
1.2.3. Điều kiện hưởng
Khi bị mất việc làm, NLĐ theo quy định tại Khoản 1, Điều 43 của Luật Việc
làm năm 2013 đang tham gia BHTN sẽ được hưởng TCTN khi có đủ bốn điều kiện
sau đây:
(1) Chấm dứt HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc (theo Luật Việc làm chưa được
sửa đổi và để phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019 – có hiệu lực từ 01/01/2021,
sau đây tác giả luận văn sẽ gọi chung là hợp đồng lao động), trừ hai trường hợp sau:
(i) NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật; (ii) NLĐ chấm dứt HĐLĐ để
hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
(2) Đã đóng BHTN từ đủ: (i) 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước
khi chấm dứt HĐLĐ đối với các loại HĐLĐ có xác định và không xác định thời
hạn; (ii) 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt HĐLĐ đối với

“Bảo hiểm thất nghiệp ở một số quốc gia trên thế giới & Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Nguyễn
Dương, Năm xuất bản: 2016, Tạp chí số: 5B
15



16

các loại HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03
tháng đến dưới 12 tháng16.
(3) Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại một Trung tâm
DVVL do Nhà nước thành lập.
(4) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng
BHTN, trừ sáu trường hợp: (i) NLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ cơng an;
(ii) NLĐ đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; (iii) NLĐ phải chấp hành
quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc,
cơ sở cai nghiện bắt buộc; (iv) NLĐ bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; (v) NLĐ
ra nước ngồi định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; (vi) NLĐ chết.
Ở một số quốc gia, điều kiện để hưởng TCTN tương đối khắc khe hơn, trong
pháp luật về BHTN của họ còn quy định thêm nguyên nhân thất nghiệp. Nếu mất
việc làm do lỗi đến từ NSDLĐ như thay đổi công nghệ, thiên tai, dịch bệnh, cơ cấu
lại tổ chức,… thì quyền lợi được hưởng TCTN sẽ khác hơn so với mất việc làm do
ý chí chủ quan của NLĐ như tự ý bỏ việc, không nâng cấp tay nghề, không đáp ứng
được yêu cầu lao động, vô kỷ luật. Đây cũng là một khiếm khuyết của pháp luật về
BHTN của Việt Nam, NLĐ có thể tự do nghỉ việc tùy thích để hưởng TCTN. Vấn
đề này cũng sẽ được tác giả quay lại trong kiến nghị ở chương 2
1.2.4. Chế độ hưởng
- Mức hưởng: Mức hưởng TCTN hằng tháng bằng 60% mức bình qn tiền
lương tháng đóng BHTN của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng: (i) Tối
đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế
độ tiền lương do Nhà nước quy định. (ii) Hoặc không quá 05 lần mức lương tối
thiểu vùng theo quy định của pháp luật lao động đối với NLĐ đóng BHTN theo chế
độ tiền lương do NSDLĐ quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
- Thời gian hưởng: Thời gian hưởng TCTN được tính theo số tháng đóng
BHTN: (i) Cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng TCTN.


sắp tới sẽ phải sửa theo hướng bỏ khoản này cho phù hợp với Bộ luật Lao động năm 2019, Bộ luât Lao
động năm 2019 đã bỏ khái niệm "hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định"
16


×