Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

My thuat lop 7 bai 28 trang tri dau bao tuong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.67 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<i><b> Ngày soạn: 13/04/2012</b></i>
<i><b> Ngày giảng: 14/04/2012</b></i>


<i><b> Người soạn: Lô Thanh Chương</b></i>
<b>Bài 28: VẼ TRANG TRÍ</b>


<b>TRANG TRÍ ĐẦU BÁO TƯỜNG</b>


<b>I - MỤC TIÊU</b>


1. Kiến Thức: Giúp học sinh hiểu về nội dung và cách trang trí đầu báo
tường, biết cách trang trí đầu báo tường.


2. Kỹ Năng: Học sinh biết cách trình bày, trang trí đầu báo tường cho đẹp.
3. Thái Độ: Học sinh vận dụng được những hiểu biết của mình để trang trí
đầu báo tường của lớp.


<b>II - CHUẨN BỊ</b>


1. Đồ dùng dạy học của giáo viên:


- Một số đầu báo in như: Thiếu Niên, Tiền Phong, Nhi Đồng, Thương Mại,…
- Một số đầu báo tường chào mừng các ngày lễ do học sinh tự làm.


- Một số kiểu chữ


2. Đồ dùng của học sinh:
- Giấy vẽ A4


- Bút chì, tẩy, màu vẽ…
3. Phương pháp dạy học:
- Phương pháp trực quan


- Phương pháp vấn đáp


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>III – TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN</b> <b>HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH</b>


1. Hướng dẫn học sinh quan sát,
nhận xét: (6 phút)


- Giáo viên: Giới thiệu một số tờ
báo thuộc nhiều loại khác nhau.
- Báo tường là gì?


- Giáo viên cho học sinh quan sát,
nhận xét.


- Tên tờ báo được viết như thế nào,
màu sắc của nó ra sao?


- Hình ảnh minh họa thể hiện nội
dung gì, đăt ở đâu? Ý nghĩa của
tên tờ báo là gì?


- Giáo viên kết luận, chuyển sang
nội dung mới.


1. Quan sát nhận xét:


- Báo tường là tờ báo treo, dán trên
tường của các đơn vị, các cơ


quan, nhà máy, trường học,...
phản ánh các hoạt động của đơn
vị hay cơ sở đó.


- Tên báo tường thường được viết
to, rõ ràng. Màu sắc tươi sáng.
- Tên đơn vị, ngày ra, số báo.


- Hình ảnh thể hiện tình cảm của
người vẽ. Có ý nghĩa chào mừng
các ngày lễ lớn.


- Hình minh họa: Măng non, chim,
hoa, Thiếu Niên,…


2. Hướng dẫn học sinh cách vẽ: (7
phút)


- Gợi ý cho học sinh cách tìm tên
tờ báo có ý nghĩa, hay, ngắn gọn,


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

có liên quan tới ngày lễ, ngày kỷ
niệm.


- Gợi ý tìm hình minh họa. VD
như huy hiệu đoàn, đội, biểu
tượng thể thao,..sao cho phù hợp
với tên báo.


- Muốn trang trí một đầu báo


tường ta cần làm gì?


- Gơi ý cho học sinh nêu các bước
vẽ một tờ báo tường?.


- Đầu báo nên ngắn gọn, nổi bật,
lôi cuốn người xem


- Cần sắp xếp các dòng chữ và
hình minh họa cho phù hợp với
khổ giấy theo các mảng:


+ Mảng tên tờ báo


+ Mảng nội dung các chữ khác


+ Mảng hình minh họa, làm nổi bật
phần chính


+ Phác chữ và hình minh họa cho
phù hợp theo mảng


+ Màu sắc phù hợp với tên báo, hài
hòa




- B1: Tìm tên đầu báo: Ngắn gọn,
ý nghĩa. Phác mảng chính.



- B2: Vẽ hình chính.


- B3: Vẽ chi tiết


- B4: Vẽ màu.b


3. Hướng dẫn học sinh thực hành:
(26 Phút)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Nêu ngắn gọn lại cho học sinh
các bước vẽ.


- Gợi ý cho học sinh điều chỉnh bố
cục, mảng cho phù hợp.


- Gợi ý cách dùng màu.


- Quan sát các bài vẽ của học sinh,
gợi ý cho học sinh tự điều chỉnh
chỗ sai.


- Sắp xếp chữ và hình minh họa,
màu sắc cho phù hợp


- Làm bài theo gợi ý của giáo viên.


4. Đánh giá kết quả: (6 phút)


- Chọn 4-5 bài vẽ của học sinh và
yêu cầu học sinh nhận xet về:


+ Nội dung, tờ báo đã phù hợp
chưa?


+ Bố cục của bài vẽ đã làm rõ nội
dung của bài báo hay chưa?


+ Màu sắc của bài vẽ nhu thế nào?
- Bổ sung, củng cố bài và chấm
điểm, khên ngợi những bài khá.


4. Cùng với giáo viên nhận xét:
+ Dán bài vẽ lên bảng.


+ Nhận xét bài, tự chấm điểm.


+ Nêu hướng khắc phục sai sót cho một
số bài chưa đẹp.


</div>

<!--links-->

×