Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Dmy la tinh khong con la san sau nuadoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.69 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Mỹ La-tinh khơng cịn là sân sau
14.11.2008 08:46


Trong mấy năm qua, hàng loạt thay đổi ở các nước Mỹ La-tinh
đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới. Nhiều cường quốc khác,
ngoài Mỹ, đã bắt đầu quan tâm và thiết lập quan hệ với khu vực
này. Đã có nhận định rằng Mỹ La-tinh khơng cịn là sân sau của
nước Mỹ nữa.


<b>Mỹ La-tinh trong chiến lược của các nước lớn </b>


Trong khi phải "oằn mình" đối phó với các "vũng lầy" chiến
tranh và những khó khăn về kinh tế, Mỹ dường như đang khơng
theo kịp những thay đổi nhanh chóng của các nước trong khu vực Mỹ La-tinh. Thời cơ có
một khơng hai này đang được các cường quốc khác tận dụng để tạo dựng các mối quan
hệ kinh tế, chính trị, quân sự thân thiết, khiến tầm ảnh hưởng của Mỹ với "sân sau" ngày
càng bị thu hẹp, thậm chí có chun gia cịn nhận xét, Mỹ La-tinh giờ khơng cịn là "sân
<i>sau"</i> của Mỹ nữa.


Bước tiến thương mại của Trung Quốc tại Mỹ La-tinh ngày càng gây tiếng vang khi cách
đây một tuần Trung Quốc đã cơng bố văn kiện về chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ
La-tinh. Theo đó, Trung Quốc đưa ra chính sách, kế hoạch tồn diện phát triển quan hệ
hợp tác hữu nghị giữa Trung Quốc với khu vực này hiện tại và trong tương lai. Chính phủ
Trung Quốc cho rằng, việc phát triển quan hệ với Mỹ La-tinh có ý nghĩa chiến lược quan
trọng. Trung Quốc đánh giá các nước Mỹ La-tinh là bộ phận cấu thành quan trọng trong
nhóm nước đang phát triển và ngày càng phát huy vai trò trong hoạt động quốc tế cũng
như khu vực.


Nga cũng có những bước đi thiết thực để khẳng định vai trò tại đây. Trong chiến lược
toàn cầu của Nga hiện nay, khu vực Mỹ La-tinh đóng vai trị quan trọng. Đây là thị
trường vũ khí và dầu lửa rất quan trọng của Nga. Các chuyên gia phân tích đã đánh giá,


việc trở lại của Nga trong mấy năm qua đã phần nào chứng tỏ nước Nga đang muốn
giành lại vị thế của mình như đã từng có trong những năm 80 của thế kỷ 20. Ngồi những
lợi ích về năng lượng và thương mại, các cuộc tập trận chung của Nga với các nước trong
khu vực đã cho thấy một sự thật "sân sau" đang không cần nước Mỹ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trung Quốc) trên các lĩnh vực kinh tế và chính trị, trong đó quan hệ hợp tác năng lượng
được đặc biệt nhấn mạnh.


<b>Lấy lại vị thế ở "sân sau" - thách thức mới của Mỹ </b>


Trong suốt 7 năm qua, việc nước Mỹ giành nhiều ưu tiên hơn cho các khu vực khác như
Trung Đông, Trung Á, I-rắc, I-ran, Triều Tiên, Áp-ga-ni-xtan, Pa-ki-xtan... cộng thêm
những khó khăn kinh tế từ nội tại nước Mỹ đã khiến các nước Mỹ La-tinh hướng ra một
không gian hoạt động mới, khơng cịn phụ thuộc nhiều vào Mỹ. Nhiều chính sách, nhiều
mối quan hệ của khu vực được đổi mới và hướng tầm nhìn theo chiến lược tự chủ và liên
kết trong khu vực một cách bình đẳng.


Trong khi đó những bất đồng của Mỹ với các nước Mỹ La-tinh liên tiếp diễn ra. Từ
Bơ-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la, Ơn-đu-rát đến Ác-hen-ti-na... đều đồng loạt thách thức và lên tiếng
tố cáo Oa-sinh-tơn mưu toan lũng đoạn tình hình nội bộ của họ. Bơ-li-vi-a, Vê-nê-xu-ê-la
đã trục xuất đại sứ Mỹ. Ơn-đu-rát đã hỗn vơ thời hạn nhận đại sứ Mỹ trình quốc thư.
Sau những biến cố trên, đài RFI của Pháp "giội một gáo nước lạnh" khi nhận định "Mỹ
<i>La-tinh khơng cịn là sân sau của nước Mỹ nữa"</i>. Cịn hãng tin AFP cho rằng: Tình hình
chống Mỹ đang dâng cao tại một số chính phủ cánh tả ở Mỹ La-tinh. Các nhà phân tích
cho rằng gốc rễ của cuộc khủng hoảng bắt nguồn từ thái độ căm ghét hành động của Mỹ
từ thời "chiến tranh lạnh", khi đó Mỹ La-tinh đã bị sử dụng như một con bài trong bàn cờ
quốc tế. Thứ hai, tư tưởng thiên tả ngày càng lan rộng, tác động dây chuyền tới nhiều
nước Mỹ La-tinh. Thứ ba, sự lạc hậu của nước Mỹ khi vẫn bám vào cái gọi là “Học
<i>thuyết Monroe năm 1823” giành quyền chi phối ảnh hưởng ở Mỹ La-tinh. </i>



Rất có thể một kỷ nguyên mới trong quan hệ giữa Mỹ và Mỹ La-tinh sẽ được mở ra khi
nước Mỹ có một tổng thống mới, nhưng có điều chính phủ các nước Mỹ La-tinh sẽ không
cam chịu là "sân sau" của bất kỳ quốc gia nào.


</div>

<!--links-->

×