Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình luân canh tôm – lúa thích ứng biến đổi khí hậu tại huyện an biên, tỉnh kiên giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
-----------------------------

NGÔ TIẾN CHƢƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ MƠ HÌNH
LN CANH NI TƠM - LÚA THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TẠI HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
---------------------------LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP
NGÔ TIẾN CHƢƠNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ MƠ HÌNH
LN CANH NI TƠM - LÚA THÍCH ỨNG BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU TẠI HUYỆN AN BIÊN, TỈNH KIÊN GIANG

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp


Mã số: 8620115

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. TRẦN THỊ THU HÀ

Hà Nội, 2018


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu,
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai cơng bố
trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 2 tháng 5 năm 2018
Tác giả

Ngô Tiến Chƣơng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Trần Thị Thu
Hà đã tận tình hƣớng dẫn, trao đổi và góp ý thẳng thắn, quý báu và tạo điều
kiện tốt nhất cho tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Đồng thời, tôi xin

chân thành cám ơn các giảng viên trƣờng Đại học Lâm nghiệp đã truyền dạy
vốn kiến thức quý báu và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập và
thực hiện luận văn.
Tôi cũng gửi lời cám ơn đến các cơ quan, gồm Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Kiên Gang, Ủy ban nhân dân huyện An Biên, Chi cục
thủy sản, Trung tâm Khuyến nông, tỉnh Kiên Giang và Cơ quan phát triển
Đức (GIZ) đã cung cấp tài liệu và hỗ trợ tơi trong q trình phỏng vấn nơng
hộ và cán bộ.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp và các chuyên gia
đã chia sẻ và trao đổi thẳng thắn để tơi hồn thành tốt luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 02 tháng 5 năm 2018
Tác giả

Ngô Tiến Chƣơng


iii

MỤC LỤC
Trang phụ bìa
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... vi
DANG MỤC BẢNG BIỂU ............................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ............................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 4

2.1. Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 4
2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 5
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 5
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................. 5
3.2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 5
4. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................... 5
5. Kết cấu của luận văn ..................................................................................... 6
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ......... 7
1.1. Cở sở lý luận về hiệu quả kinh tế nuôi thủy sản thích ứng với BĐKH ..... 7
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .............................................................................. 7
1.1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất tôm lúa ........ 11
1.1.3. Biến đổi khí hậu trong điều kiện sản xuất tôm lúa ............................... 27
1.2. Cơ sở thực tiễn về luân canh tôm-lúa ...................................................... 34
1.2.1. Bài học kinh nghiệm về sản xuất kết hợp tôm lúa ở Việt Nam ............ 34


iv

1.2.2. Tổng quan về chiến lƣợc phát triển mơ hình ln canh tơm-lúa của
Chính phủ và địa phƣơng đến năm 2025 ........................................................ 36
1.3. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................. 38
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 41
2.1. Đặc điểm cơ bản của huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang ........................... 41
2.1.1. Sơ lƣợc về tỉnh Kiên Giang................................................................... 41
2.1.2. Đặc điểm cơ bản của huyện An Biên .................................................... 42
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 49
2.2.1. Chọn điểm nghiên cứu và mẫu khảo sát ............................................... 49
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu, tài liệu ................................................... 49
2.2.3. Phƣơng xử lý và phân tích thơng tin, số liệu ........................................ 51

2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá sử dụng trong luận văn ....................................... 51
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 53
3.1. Hiệu quả kinh tế mơ hình ln canh tơm-lúa thích ứng BĐKH .............. 53
3.1.1. Thực trạng sản xuất mơ hình ln canh tơm – lúa ................................ 53
3.1.2. Mô tả mẫu khảo sát ............................................................................... 56
3.1.3. Đánh giá hiệu quả kinh tế của mơ hình ln canh tơm-lúa................... 57
3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của mơ hình ln canh tơm
lúa .................................................................................................................... 69
3.2.1. Phân tích tƣơng quan đơn biến (cặp) .................................................... 69
3.2.2. Phân tích nhân tố (gộp biến) ảnh hƣơng đến lợi nhuận mô hình ni
ln canh tơm lúa ............................................................................................ 75
3.2.3. Dự đốn đa biến tuyến tính ................................................................... 78
3.3. Những khó khăn, tồn tại và bài học kinh nghiệm của việc phát triển mơ
hình tơm-lúa .................................................................................................... 82
3.3.1. Những khó khăn và tồn tại trong giai đoạn vừa qua ............................. 82
3.3.2. Bài học kinh nghiệm trong phát triển mơ hình tơm-lúa ........................ 83


v

3.3.3. Phân tích SWOT về chuyển đổi cơ cấu từ lúa sang mơ hình tơm-lúa .. 85
3.4. Một số giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế mơ hình
ln canh tơm-lúa thích ứng với biến đổi khí hậu .......................................... 86
3.4.1. Căn cứ nghiên cứu thực tiễn ................................................................. 86
3.4.2. Định hƣớng chiến lƣợc.......................................................................... 88
3.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mơ hình ln canh tơm - lúa
thích ứng với biến đổi khí hậu ........................................................................ 89
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Bộ NN&PTNT:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn

ĐBSCL:

Đồng bằng sơng Cửu Long

BĐKH:

Biến đổi khí hậu

FAO:

Tổ chức Nông lƣơng Liên hợp quốc

KNXK:

Kim ngạch xuất khẩu

HQKT:

Hiệu quả kinh tế

Sở NN&PTNT:


Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

T-L:

Tôm – lúa


vii

DANG MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Dự báo diện tích đất nuôi trồng thủy sản bị tổn thƣơng ................. 28
Bảng 1.2. Dự thảo quy hoạch nuôi tôm-lúa các tỉnh ĐBSCL......................... 38
Bảng 2.1. Tăng trƣởng kinh tế tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2000-2015 ........... 41
Bảng 2.2. Tình hình dân số và việc làm .......................................................... 47
Bảng 3.1. Tình hình ni tơm-lúa theo huyện tại tỉnh Kiên Giang ................ 54
Bảng 3.2. Diện tích và sản lƣợng tôm-lúa 2014-2017 huyện An Biên ........... 55
Bảng 3.3. Tổng hợp các chỉ số môi trƣờng vụ nuôi tôm 2017 ....................... 56
Bảng 3.4. Thông tin chung về nông hộ ........................................................... 56
Bảng 3.5. Đặc điểm kỹ thuật và tài chính của mơ hình tơm - lúa ................... 57
Bảng 3.6. Đặc điểm kỹ thuật và tài chính của nhóm hộ có và khơng có kiểm
dịch giống ........................................................................................................ 60
Bảng 3.7. Đặc điểm kỹ thuật và tài chính của nhóm hộ có và khơng có ao vèo . 62
Bảng 3.8. Đặc điểm kỹ thuật và tài chính của nhóm hộ có lãi và lỗ vốn........ 64
Bảng 3.9. Hệ số tƣơng quan tuyến tính giữa các biến (Tƣơng quan Pearson) 73
Bảng 3.10. Hệ số tƣơng quan tuyến tính giữa các biến (Tƣơng quan Pearson)
(tiếp theo) ........................................................................................................ 74
Bảng 3.11. Tỉ lệ phƣơng sai đƣợc giải thích bởi các hợp phần (biến mới) .... 75
Bảng 3.12. Hệ số tham gia tuyến tính của các biến vào các hợp phần (biến
mới) ................................................................................................................. 77

Bảng 3.13. Hệ số tham gia của các biến vào hàm lợi năng suất trong mơ ..... 79
hình ni .......................................................................................................... 79
Bảng 3.14. Hệ số tham gia của các biến vào hàm lợi nhuận trong mô ........... 81
hình ni .......................................................................................................... 81


viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ xâm mặn tại ĐBSCL 2016 ................................................. 26
Hình 1.2. Diện tích ni tơm-lúa tại ĐBSCL 2017 ........................................ 31
Hình 2.1. Bản đồ vị trí huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang ............................... 45
Hình 3.1. Chi phí sản xuất của mơ hình tơm-lúa ............................................ 59


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu
Việt Nam, với khoảng 70% dân số sống ở khu vực nơng thơn, vì vậy
ln coi trọng những vấn đề liên quan đến nông nghiệp và đời sống nông
thôn. Nông nghiệp cung cấp sinh kế cho 9,53 triệu hộ dân nông thơn và
68,2% số dân (60 triệu ngƣời), đóng góp 18% - 22% GDP cho nền kinh tế và
23% - 35% giá trị xuất khẩu (Bộ NN&PTNT, 2016). Tổng kim ngạch xuất
khẩu nông lâm thủy sản năm 2017 đạt 36,37 tỷ USD, tăng 13% so với cùng
kỳ năm 2016 (Bộ NN&PTNT, 2017). Trong đó, giá trị xuất khẩu các mặt
hàng nơng sản chính ƣớc đạt 18,96 tỷ USD, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm
2016; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8,34tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ
năm 2016; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ƣớc đạt 7,97 tỷ USD,
tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2016. Điều đó có thể thấy đóng góp của kinh tế

nơng nghiệp ln có vai trì thiết yếu trong phát triển kinh tế quốc dân (Bộ
NN&PTNT, 2017).
Theo báo cáo đánh giá của Tổng cục Thủy sản, kết quả sản xuất nuôi
trồng thủy sản năm 2017 đạt bƣớc phát triển vƣợt bậc, đặc biệt là các đối
tƣợng chủ lực tôm và cá tra. Diện tích ni thủy sản cả nƣớc trong năm 2017
đạt 1,103 triệu ha, bằng 103,1% so với năm 2016. Sản lƣợng nuôi thủy sản
đạt hơn 3,8 triệu tấn, bằng 105,47% so với năm 2016. Trong đó, sản lƣợng cá
tra đạt 1,25 triệu tấn, tăng 5,3% so với năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu cá tra
đạt 1.785 triệu USD, tăng 4,07% so với năm 2016. Trong khi diện tích thả
ni tơm sú là 622.394ha, bằng 103,7% so với năm 2016. Diện tích ni tơm
thẻ chân trắng là 99.967ha, bằng 106,1% năm 2016. Sản lƣợng tôm đạt
688.987 tấn, bằng 104,8% năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm
2017 đạt trên 8,34 tỷ USD, riêng kim ngạch xuất khẩu hai mặt hàng tôm và cá


2

tra đạt 5,647 tỷ USD, chiếm hơn 67,2% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành thủy
sản (Tổng cục Thủy sản, 2017)
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những vùng kinh tế
nông nghiệp trọng điểm của Việt Nam, với diện tích khoảng 40,548km2 và
dân số là 17,4 triệu ngƣời (GSO, 2015), năm 2016 sản lƣợng lúa gạo tại
ĐBSCL chiếm 58% (25/45 triệu tấn toàn quốc), mang lại giá trị khoảng 1,6 tỷ
USD và thủy sản chiếm 71% sản lƣợng của cả nƣớc, với tổng giá trị là 3,8 tỷ
USD, trong đó ni tơm ở ĐBSCL đóng góp khoảng 2 tỷ USD (Bộ
NN&PTNT và VASEP, 2016).
Trong những năm qua, tôm nƣớc lợ luôn là đối tƣợng nuôi chủ lực và
quan trọng nhất trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản. Theo báo cáo của Viện
Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (2015), ni tơm nƣớc lợ mặc dù diện tích
khơng tăng mạnh nhƣng có sự tăng trƣởng vƣợt bậc về sản lƣợng cũng nhƣ

giá trị xuất khẩu và giải quyết việc làm cho ngƣời dân.
Mặc dù tăng trƣởng các chỉ tiêu kinh tế ngành tôm năm sau luôn cao
hơn năm trƣớc nhƣng vẫn còn nhiều bất cập và phát triển chƣa bền vững nhƣ
phát triển ni tơm tự phát ngồi vùng quy hoạch; Quản lý mơi trƣờng, dịch
bệnh trong ni tơm cịn nhiều hạn chế, tình trạng tơm chết ở nhiều địa
phƣơng trong những năm gần đây có nhiều nguyên nhân nhƣ thiếu hệ thống
quan trắc cảnh báo môi trƣờng, cơ sở hạ tầng vùng nuôi chƣa đảm bảo, nhiều
nơi mƣơng cấp nƣớc chung với nƣớc thải; chất lƣợng con giống chƣa đảm
bảo, không tuân thủ lịch thời vụ... đã dẫn tới lây lan dịch bệnh
Kiên Giang là tỉnh nằm ở phía Tây ĐBSCL có vị trí chiến lƣợc quan
trong, nằm trong vùng vịnh Thái Lan, gần với các nƣớc khu vực Đơng Nam Á
nhƣ Campuchia, Thái Lan, Malaysia và Singapore, Chính vì vậy Kiên Giang
có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lƣu kinh tế với các nƣớc
trong khu vực, đồng thời đóng vai trị cầu nối các tỉnh miền Tây Nam Bộ với


3

bên ngồi. Với diện tích 6.348,5 km² và dân số 1.738.800 ngƣời (GSO, 2013),
tỉnh có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, dịch vụ du lịch và thủy sản. Từ
những năm 2000 đến nay, nền kinh tế liên tục tăng trƣởng với tốc độ cao và
ổn định trong thời gian dài đã giúp cho Kiên Giang ngày càng phát triển, nâng
cao thu nhập cho ngƣời dân.
Kiên Giang cũng là tỉnh có diện tích ni tơm lúa lớn nhất ĐBSCL, và
tỉnh bắt đầu phát triển nuôi tôm trong ruộng lúa từ năm 2002, tại những vùng
giao thoa giữa nƣớc ngọt và nƣớc lợ theo chế độ thủy triều và xâm mặn theo
mùa vụ. Trong giai đoạn 2010-2015 diện tích ni tơm lúa ở Kiên Giang tăng
trƣởng 7,1% năm. Về năng suất tơm ni năm 2010 đạt trung bình 300 kg /ha,
năm 2014 đạt 373 kg/ha, tăng 6,1% năm. Riêng năm 2015 diện tích ni tơm
lúa vƣợt 9,1% kế hoạch, sản lƣợng tôm thu hoạch 26.699 tấn (Sở NN&PTNT

Kiên Giang 2015). Nuôi tôm kết hợp trồng lúa trở thành một trong những mơ
hình canh tác phù hợp tại các vùng xen nƣớc ngọt và nƣớc lợ của tỉnh, do đó
quy hoạch phát triển tôm-lúa chủ yếu tại các huyện An Biên, An Minh, U
Minh Thƣợng, Vĩnh Thuận, Gò Quao, Hòn Đất và Kiên Lƣơng.
Huyện An Biên nằm ở phía Đơng của tỉnh Kiên Giang, chủ yếu dựa
vào phát triển kinh tế nông nghiệp và thủy sản. Cũng nhƣ các khu vực ven
biển thuộc ĐBSCL, huyện An Biên cũng chịu ảnh hƣởng lớn của biến đổi khí
hậu, nhƣ nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, thời tiết cực đoan, thiếu
nƣớc ngọt dẫn đến ảnh hƣởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp nói chung.
Ngồi ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, huyện An Biên còn chịu sự ảnh hƣởng
của việc thiếu nƣớc ngọt là một trong những nguyên nhân giảm diện tích
trồng lúa vì khơng lấy đủ nƣớc ngọt mùa lũ để rửa mặn ruộng sau khi bị xâm
mặn hoặc vụ nuôi tôm, không đảm bảo nƣớc ngọt phù hợp với cây lúa, đặc
biệt là nƣớc mặn ngày càng xâm lấn sâu vào nội đồng, kéo dài và độ mặn cao


4

đã gây khó khăn cho sản xuất và để duy trì 2 hoặc 3 vụ lúa nhƣ trƣớc đây, đặc
biệt là các xã ven biển, tác động tiêu cực đến đời sống của ngƣời dân.
Những biến đổi này cùng việc các giống lúa hiện có khả năng chịu mặn
có giới hạn đang là thách thức với việc duy trì trồng lúa ở một số vùng xen
lẫn mặn-ngọt, rõ ràng những tác động này đã, đang và sẽ ngày càng ảnh
hƣởng đến hệ thống canh tác truyền thống và là mối đe dọa đến sinh kế của
nhiều xã ven biển trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, nghề ni tơm nói riêng
và sản xuất nơng nghiệp nói chung phải đối mặt với rất nhiều thách thức khác
nhƣ chất lƣợng nƣớc, điều kiện môi trƣờng, chất lƣợng giống, thức ăn, các
dịch vụ đầu vào khác... Chính vì vậy, việc phát triển mơ hình ni ln canh
tơm-lúa một cách phù hợp đang là vấn đề hết sức cần thiết, nuôi tôm kết hợp
trồng lúa là phƣơng thức canh tác hiệu quả không chỉ về kinh tế, mà còn là

phƣơng thức canh tác bền vững với môi trƣờng (Pham Anh Tuấn, 2016),
nhƣng nếu thiếu các giải pháp hữu hiệu thì dễ dẫn đến phá vỡ quy hoạch, phát
triển tràn lan sẽ gây ra những tác động xấu không chỉ cho hiện tại mà cả
tƣơng lai sau này.
Trên cơ sở tồn tại những vấn đề đã nêu ở trên, nhằm hệ thống hoá cơ sở
lý luận về phát triển hiệu quả mơ hình ln canh tơm- lúa thích ứng với biến
đổi khí hậu trên địa bàn huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang, tác giả chọn đề tài
“Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình ln canh tơm – lúa thích
ứng biến đổi khí hậu tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang” làm luận văn tốt
nghiệp chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp của Trƣờng Đại học Lâm nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển mơ hình ni
ln canh tơm - lúa đạt hiệu quả và bền vững cả về kinh tế, xã hội và mơi
trƣờng theo hƣớng thích ứng với BĐKH tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.


5

2.2.Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế nuôi trồng
thủy sản theo hƣớng thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Đánh giá hiệu quả kinh tế mơ hình ln canh tơm-lúa theo hƣớng
thích ứng biến đổi khí hậu ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang;
- Xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình ln
canh tơm-lúa thích ứng với biến đổi khí hậu ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang;
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mơ hình
ln canh tơm-lúa theo hƣớng thích ứng biến đổi khí hậu ở huyện An Biên,
tỉnh Kiên Giang.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Thực trạng và hiệu quả kinh tế của mơ hình ln canh tôm-lúa ở huyện
An Biên, tỉnh Kiên Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi không gian
Đề tài đƣợc thực hiện trong phạm vi huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
3.2.2. Phạm vi thời gian
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 10/2017 đến tháng 04/2018. Số liệu
thu thập từ 2015-2017.
3.2.3. Phạm vi nội dung
Nghiên cứu những vấn đề liên quan đến sản xuất và hiệu quả kinh tế
của mơ hình ln canh tôm-lúa tại huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
4. Nội dung nghiên cứu
- Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế ni trồng thủy sản theo
hƣớng thích ứng với biến đổi khí hậu.


6

- Hiệu quả kinh tế của mơ hình ln canh tơm-lúa theo hƣớng thích ứng
biến đổi khí hậu ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
- Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh tế của mơ hình ln canh
tơm-lúa ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang;
- Các giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế mô hình ln
canh tơm-lúa thích ứng biến đổi khí hậu ở huyện An Biên, tỉnh Kiên Giang.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 03 chƣơng :
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế ni trồng
thuỷ sản thích ứng với biến đổi khí hậu
Chƣơng 2. Đặc điểm địa bàn và phƣơng pháp nghiên cứu

Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận


7

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ NI
TRỒNG THỦY SẢN THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Cở sở lý luận về hiệu quả kinh tế ni thủy sản thích ứng với BĐKH
1.1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Nuôi trồng thủy sản
Theo FAO [36], nuôi trồng thủy sản (NTTS - tiếng Anh: Aquaculture)
là nuôi các lồi thủy sinh vật trong mơi trƣờng nƣớc ngọt và lợ/mặn, bao gồm
việc áp dụng các kỹ thuật sản xuất tiến bộ, an tồn vào qui trình ni nhằm
nâng cao năng suất, chất lƣợng nguyên liệu thủy sản (FAO, 2009).
Theo Từ điển chuyên ngành của Bộ NN&PTNT và FAO [30], ni
trồng thủy sản là q trình ni các lồi thủy sinh ở trong đất liền và vùng ven
bờ, bao gồm cả sự can thiệp vào q trình ƣơng ni để tăng sản lƣợng mà
các tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động ni thủy sản.
Hay nói cách khác nuôi trồng thủy sản là hoạt động của con ngƣời đem
con giống (tự nhiên hoặc nhân tạo) thả vào môi trƣờng nuôi (ao nuôi hoặc
thiết bị nuôi nhƣ lồng, bè...) và đối tƣợng ni đƣợc sở hữu trong suốt q
trình ni.
Việt Nam, với đặc thù là một quốc gia có lợi thế về ngành nuôi trồng
thủy sản. Sự phát triển nhanh chóng của nghề ni thủy sản đƣợc bắt đầu từ
những năm thập niên 1970. Đến nay, nghề nuôi thủy sản vẫn liên tục phát
triển đa dạng lẫn thâm canh hóa và trở thành một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn của ngành nơng nghiệp. Ni thủy sản có một số hệ thống nhƣ sau:
Nuôi trồng thủy sản nƣớc mặn (marine aquaculture) là hoạt động kinh
tế từ khi bắt đầu ƣơng nuôi đến khi thu hoạch sản phẩm đều đƣợc thực hiện ở

trên biển theo hình thức lồng, bè hoặc tƣơng tự.


8

Nuôi trồng thủy sản nƣớc lợ (brackishwater aquaculture) là hoạt động
kinh tế ƣơng giống, nuôi đến khi thu hoạch đối với các đối tƣợng thủy sản trong
vùng nƣớc lợ, có độ mặn phù hợp với từng loài và điều kiện môi trƣờng nuôi.
Nuôi trồng thủy sản nƣớc ngọt (freshwater aquaculture) là hoạt động
kinh tế ƣơng giống, nuôi và thu hoạch đối với các loại thủy sản trong vùng
nƣớc ngọt, ở đây nƣớc ngọt đƣợc hiểu là mơi trƣờng nƣớc có độ mặn thấp
hơn 0,5‰.
Nuôi trồng thủy sản kết hợp (integrated aquaculture) là hệ thống nuôi
trồng thủy sản chung nguồn nƣớc, diện tích sản xuất, quản lý... với các hoạt
động khác, thƣờng là với nơng nghiệp. Ví dụ, ni tơm, ni cá kết hợp trồng
lúa có thể luân canh hoặc xen canh là mơ hình điển hình hiện nay.
1.1.1.2. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là phạm trù kinh tế khách quan, là thƣớc đo
quan trọng để đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của các chủ thể trong
nền kinh tế. Đây cũng là mục tiêu quan trọng nhất mà các chủ thể kinh tế
muốn đạt đƣợc. Việc nâng cao HQKT là một đòi hỏi khách quan của các chủ
thể sản xuất và của nền sản xuất xã hội. Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp là
tổng hợp các hao phí về lao động và lao động vật chất hóa để sản xuất ra sản
phẩm nơng nghiệp. Nó thể hiện bằng so sánh kết quả sản xuất đạt đƣợc với
khối lƣợng chi phí lao động và chi phí vật chất bỏ ra.
Vì vậy, việc hiểu đúng bản chất của HQKT, xác định đúng các chỉ tiêu
để đo lƣờng, đánh giá HQKT là vấn đề quan trọng cần làm rõ khi phân tích
hiệu quả sản xuất của một hoạt động trong nền kinh tế.
Theo Nguyễn Đức Dỵ [16] hiệu quả kinh tế là mối tương quan giữa các
yếu tố đầu vào khan hiếm với đầu ra hàng hóa dịch vụ và khái niệm hiệu quả

kinh tế đƣợc dùng làm một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên đƣợc các thị
trƣờng phân phối tốt nhƣ thế nào? Nhƣ vậy, có thể hiểu hiệu quả kinh tế là


9

mức độ thành công của các chủ thể sản xuất trong việc phân bổ các yếu tố
nguồn lực kham hiếm để sản xuất ra sản phẩm, nhằm đáp ứng một mục tiêu
nào đó.
Theo Phạm Ngọc Kiểm [19] hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ khai
thác và tiết kiệm chi phí các nguồn lực nhằm thực hiện các mục tiêu trong
quá trình sản xuất. Quan điểm hiệu quả này đã chú ý đến việc đánh giá hiệu
quả kinh tế theo chiều sâu, hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật
trong quá trình sản xuất.
Trên cơ sở về quan điểm trên, chúng ta cũng cần xét đến hai mặt của
vấn đề. Thứ nhất là về mặt định tính, HQKT phản ánh trình độ năng lực sản
xuất kinh doanh của các tổ chức hoặc của nền kinh tế quốc dân. Các yếu tố
cấu thành HQKT là kết quả sản xuất và nguồn lực cho sản xuất mang các đặc
trƣng gắn liền với quan hệ sản xuất của xã hội. HQKT chịu ảnh hƣởng của
các quan hệ kinh tế, quan hệ xã hội, quan hệ luật pháp từng quốc gia, vùng và
thậm chí là từng ngành đặc thù và các quan hệ khác của hạ tầng cơ sở và hạ
tầng kiến trúc. Với nghĩa này, HQKT phản ánh toàn diện sự phát triển của tổ
chức sản xuất, của nền sản xuất xã hội.
Nhƣ vậy, trên góc độ định tính, HQKT thể hiện trình độ sản xuất, trình
độ quản lý, trình độ sử dụng các yếu tố đầu vào để đạt đƣợc kết quả đầu ra
cao. Thứ hai, về mặt định lƣợng, HQKT có thể đo lƣờng đƣợc thơng qua mối
quan hệ bằng lƣợng giữa kết quả sản xuất đạt đƣợc với chi phí bỏ ra. Thơng
qua các chỉ tiêu thống kê, tài chính sẽ đo lƣờng đƣợc HQKT. Mỗi chỉ tiêu
phản ánh một khía cạnh nào đó của HQKT, khơng thể có một chỉ tiêu tổng
hợp nào có thể phản ánh đƣợc đầy đủ các khía cạnh khác nhau của HQKT.

Các chỉ tiêu hiệu quả này quan hệ với nhau theo thứ bậc từ chỉ tiêu tổng hợp,
sau đó đến các chỉ tiêu phản ánh yếu tố riêng lẻ của q trình sản xuất. Thơng
qua các chỉ tiêu đo lƣờng HQKT sẽ cho biết sản xuất đạt ở trình độ nào và tìm


10

ra các biện pháp thích hợp để tăng kết quả, giảm chi phí nhằm nâng cao hiệu
quả kinh tế.
1.1.1.3. Biến đổi khí hậu
Theo định nghĩa của Cơng ƣớc khung Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí
hậu (UNFCCC): Biến đổi khí hậu (Climate change) là sự thay đổi của khí hậu
đƣợc quy trực tiếp hay gián tiếp là do hoạt động của con ngƣời làm thay đổi
thành phần của khí quyển tồn cầu và đóng góp thêm vào sự biến động khí
hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh đƣợc. Biến đổi khí hậu xác
định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số hay
thống kê khí hậu. Trong đó, trung bình đƣợc thực hiện trong một khoảng thời
gian xác định, thƣờng là vài thập kỷ.
Theo Ủy bản liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC, 2007), biến
đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của hệ thống khí hậu thể hiện qua sự thay
đổi giá trị trung bình và giá trị cực trị (ví dụ thơng qua sử dụng kiểm tra thống
kê) của các thông số thời tiết. Hệ quả của BĐKH làm gia tăng mực nƣớc biển
do khối băng trên Trái đất bị tan dần và khối nƣớc ở biển và đại dƣơng giãn
nở vì nhiệt.
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức nghiêm trọng nhất đối
với nhân loại trong thế kỷ 21, ảnh hƣởng sâu sắc và làm thay đổi toàn diện
đời sống xã hội toàn cầu. Con ngƣời đang phải đối diện với nhiều thay đổi bất
thƣờng và nghiêm trọng từ hệ thống tự nhiên. Những thay đổi này đã và đang
đe dọa cuộc sống hàng ngày của cộng đồng trên toàn thế giới và có nguy cơ
đẩy con ngƣời vào tình trạng đói nghèo. Các nhóm ngƣời nghèo trên thế giới

đƣợc đánh giá là đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng nhất trƣớc tác động của BĐKH.
Do đó, thích ứng với BĐKH đƣợc nhìn nhận là ƣu tiên trong phát triển bền
vững của toàn nhân loại.
Theo báo cáo của IPCC 2007, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong các
quốc gia chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất từ BĐKH. Đồng bằng sông Cửu Long


11

của Việt Nam đƣợc dự báo là một trong ba đồng bằng dễ bị tổn thƣơng nhất
theo dự báo về nƣớc biển dâng. BĐKH đồng thời làm gia tăng cƣờng độ và
tần suất thiên tai, đặc biệt là bão, lũ và hạn hán.
1.1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất tơm lúa
1.1.2.1. Nhóm các yếu tố kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên
Quy hoạch ngành: Dù kim ngạch xuất khẩu tôm năm 2017 đem lại 3,8
tỷ đô-la Mỹ và tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, tuy nhiên, quy
hoạch tổng thể để phát triển ngành tơm vẫn cịn nhiều tồn tại, dãn chứng cho
từ năm 2000–2007 diện tích ni tôm ở ĐBSCL tăng hơn hai lần từ 252.000
lên 573.000 ha và tiếp tục tăng nhẹ, đến năm 2011 diện tích ni tơm của các
tỉnh ĐBSCL đạt 580.000 ha và diện tích năm 2017 là khoảng 630.000ha. Sự
gia tăng của ngành tơm khơng chỉ riêng vấn đề diện tích mà cả vấn đề thâm
canh hóa.
Theo nhận định chung, sản xuất tơm lúa cịn thiếu quy hoạch hoặc đƣợc
lồng ghép vào quy hoạch chung của ngành. Do đây là một hình thức sản xuất
đƣợc phát triển trong thời gian gần đây do tác động nhiểu bởi yếu tố môi
trƣờng tự nhiên. Cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế chƣa theo kịp tốc độ phát
triển mở rộng diện tích sản xuất; môi trƣờng, dịch bệnh diễn biến phức tạp và
việc kiểm sốt chúng cịn nhiều hạn chế. Cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống
thủy lợi phục vụ ni tơm nƣớc lợ nói riêng sử dụng chung với thủy lợi cho
sản xuất nơng nghiệp cịn nhiều bất cập. Hệ thống kênh cấp thốt riêng biệt

nhất là trong mơ hình tơm – lúa không thể thực hiện.
Quy mô sản xuất: Quy mô sản xuất tôm lúa chủ yếu là quy mo hộ gia
đình, dẫn đến khó khăn trong tổ chức sản xuất theo hƣớng liên kết theo chuỗi
giá trị, phát huy sức mạnh tổng hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh. Điều này
cho thấy sự tham gia của rất nhiều thành phần và số lƣợng phụ thuộc vào sản
xuất tôm lúa vẫn còn rất lớn, chủ yếu là các thành phần trong hộ. Nguồn nhân


12

lực tuy dồi dào về số lƣợng nhƣng phần lớn cịn yếu về chun mơn, tay
nghề, hiểu biết về thị trƣờng, kiến thức kinh doanh và chƣa thật tiết kiệm
trong tiêu dùng.
Năng suất lao động: Từ thực tế đó có thể thấy một trong những vấn đề
nổi cộm nhất là chất lƣợng và năng suất lao động, theo đánh giá của Ngân
hàng Thế giới tại Hội nghị về Dân số tầm nhìn đến 2035 tại Hà Nội ngày
11/9/2016, trong khoảng 30 năm nay, Việt Nam đã có bƣớc cải cách và đạt
đƣợc sự phát triển kinh tế tốt, tuy nhiên, trong vòng 15 năm qua năng suất lao
động của Việt Nam đã giảm, nếu không bảo đảm năng suất lao động sẽ khó
giữ đƣợc mức tăng trƣởng trong tƣơng lai.
Năng suất lao động của Việt Nam năm 2013 qui đổi theo giá cố định
2005 PPP đạt 5440 USD/lao động, bằng 1/18 năng suất lao động của
Singapore, bằng 1/6,5 so sánh với Malaysia, 1/3 Thái Lan và Trung Quốc.
Trong ASEAN, hiện tại năng suất lao động Việt Nam chỉ cao hơn Myanmar,
Cambodia và đang xấp xỉ với Lào (Nguyễn Bá Ngọc, 2014). Trong đó, sản
xuất tơm lúa là ngành điển hình có sự tham gia đơng đảo của lực lƣợng lao
động chủ yếu theo kinh nghiệm mà vẫn thiếu đào tạo có hệ thống.
Vốn sản xuất: Điều kiện kinh tế hạn chế cũng khiến nhiều hộ nuôi tôm
phải phụ thuộc nguồn vồn vào các thành phần khác nhƣ vay Ngân hàng, các
đại lý thức ăn, thuốc, chế phẩm sinh học để phục vụ sản xuất.

Cơ sở hạ tầng và thủy lợi: Hạ tầng phục vụ cho ngành tơm vẫn cịn
nhiều vấn đề, trong đó hầu hết cơ sở hạ tầng vùng nuôi thủy sản các địa
phƣơng ven biển đều thiếu đồng bộ. Các vùng nuôi rất manh mún do quy mô
hộ gia đình. Trong khi đó, hệ thống thủy lợi phục vụ cho NTTS ở ĐBSCL
hoàn toàn dựa trên nền tảng của hệ thống thủy lợi phục vụ canh tác lúa trƣớc
đây, không thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật về quản lý nƣớc, cấp, thốt nƣớc
đối với ni trồng thủy sản. Hệ thống cơ sở hạ tầng chƣa đáp ứng đƣợc yêu


13

cầu sản xuất, nhất là chƣa có hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh phù hợp để điều
tiết nƣớc mặn-ngọt hợp lý cho nuôi trồng thủy sản và sản xuất lúa;
Yếu tố mơi trường tự nhiên: sự biến động khó lƣờng và các hiện tƣợng
thời tiết cực đoan là một trong những yếu tố gây ảnh hƣởng đến hiệu quả của
sản xuất, đồng thời, tác động của xâm mặn và thiếu nƣớc ngọt từ thƣợng
nguồn đã làm thay đổi tập quán canh tác, thay đổi mùa vụ và cả thành phần
loài. Hiện tƣợng xâm nhập và nhiễm mặn sâu cũng đã ảnh hƣởng đến năng
suất và sản lƣợng của cây lúa trên nền đất tôm và việc quản lý nƣớc trong mơ
hình tơm-lúa hết sức khó khăn khăn, khó chủ động, hồn tồn phụ thuộc vào
thời tiết.
1.1.2.2. Nhóm các yếu tố về cơ chế, chính sách, chủ trương của Nhà nước
Hiện tại khơng có chính sách riêng, đặc thù cho vùng tơm lúa, tuy
nhiên Chính phủ cũng đã ban hành một số chính sách hỗ trợ sản xuất, đầu tƣ,
tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, trong đó tơm-lúa là đối
tƣợng đƣợc áp dụng, bao gồm:
Hỗ trợ ngƣời dân, nuôi tôm, trồng lúa, khi bị thiệt hại, Chính phủ có
Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg về cơ chế chính sách hỗ trợ giống cây trồng,
vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch
bệnh. Với nuôi tôm đƣợc hỗ trợ 3-5 triệu đồng/ha khi bị thiệt hại >70%, và 13 triệu đồng/ha khi thiệt hại 30-70%. Hỗ trợ bằng tiền hoặc giống thủy sản có

giá trị tƣơng đƣơng. Với lúa thuần đƣợc hỗ trợ 1 triệu đồng/ha khi bị thiệt hại
>70%, 500.000 đồng/ha khi thiệt hại 30-70%, lúa lai đƣợc hỗ trợ 1,5 triệu
đồng/ha và 750.000 đồng/ha khi thiệt hại ở các mức >70% và 30-70%. Chính
sách hỗ trợ này giúp ngƣời dân bớt gánh nặng do rủi ro thiên tai, dịch bệnh,
tuy nhiên do hạn chế của nguồn ngân sách (chủ yếu từ nguồn ngân sách địa
phƣơng), cộng với quy chế, trình tự xác nhận và nhận hỗ trợ phức tạp nên
thƣờng không kịp thời, và thƣờng chỉ đƣợc hỗ trợ khi thiệt hại trên phạm vi


14

rộng, nên cơ hội các hộ nhỏ lẻ đƣợc hỗ trợ từ dịch bệnh tôm, nhiễm mặn nặng
gây chết lúa khơng có.
Về mức thủy lợi phí dùng trong nơng nghiệp, với vùng ĐBSCL mức
thu ở cùng chế độ cấp nƣớc cũng thấp hơn so với mức thu ở các vùng miền
khác. Nghị định 67/2012/NĐ-CP quy định mức thu thủy lợi phí vùng ĐBSCL
thấp, chỉ bằng 60-75% mức thu cùng loại hình cấp nƣớc của vùng đồng bằng
sơng Hồng.
Để bảo vệ đất lúa, đảm bảo an ninh lƣơng thực, Chính phủ đã ban hành
Nghị định 42/2012/NĐ-CP về quản lý, sử dụng đất trồng lúa. Quy định việc
chuyển đổi đất lúa phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã đƣợc
phê duyệt, đƣợc cơ quan thẩm quyền cho phép. Nông dân trồng lúa đƣợc
hƣởng hỗ trợ từ ngân sách 1 triệu đồng/ha/năm với đất chuyên lúa, và 500.000
đồng/ha/năm với đất lúa khác (1 vụ lúa).
Tuy nhiên, một số vùng vì lợi ích từ ni tơm cao, do xâm nhập mặn
nặng, thiếu nƣớc ngọt, nhiều hộ dân tự phát chuyển sang nuôi chuyên tôm phá
vỡ quy hoạch, kế hoạch đã phê duyệt, nhƣng khơng có chế tài quản lý hiệu quả.
Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho dân trồng lúa bằng tiền thể hiện sự quan
tâm của Nhà nƣớc với ngƣời trồng lúa, nhƣng thực sự cần xem xét tính hiệu
quả của chính sách này, nhiều hộ dân có diện tích trồng lúa nhỏ, số tiền nhận

đƣợc khơng mang lại tác dụng đáng kể, trong khi đó thủ tục chi và nhận hỗ
trợ và chi phí nguồn lực cho việc chi trả lại rất đáng kể, trong khi vùng nông
thôn thiếu nguồn lực để thực hiện các đầu tƣ khác có ý nghĩa hơn. Nên chăng
nguồn hỗ trợ này nên điều chỉnh theo hƣớng chuyển từ hỗ trợ trực tiếp cho
nông dân trồng lúa sang đầu tƣ để xây dựng, cải tạo các cơng trình phục vụ
sản xuất tơm lúa.
Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển mô hình tơm lúa cịn nhiều hạn
chế, hầu hết các ruộng tôm lúa đã đƣợc ngƣời dân đầu tƣ đào mƣơng, đắp cao


15

bờ, thay đổi đáng kể về xây dựng ruộng tôm lúa so với thời kỳ đầu phát triển.
Tuy nhiên nhiều vùng tôm lúa, thiết kế đồng ruộng và hệ thống mƣơng bao,
bờ ruộng chƣa phù hợp, diện tích mƣơng bao nhỏ, nơng, bờ thấp, rị rỉ khơng
giữ đƣợc nƣớc, mức nƣớc trong ruộng thấp ảnh hƣởng đến hiệu quả nuôi tơm,
gây tơm chết nhất là trong các tháng nắng nóng.
Trong nhiều năm hệ thống thủy lợi vùng ĐBSCL đã đƣợc đầu tƣ đáng
kể, nhiều vùng tơm lúa đã có hệ thống kênh, mƣơng lấy nƣớc mặn, nƣớc ngọt
phục vụ nuôi tôm, trồng lúa. Tuy nhiên nhiều vùng hạ tầng phục vụ tôm lúa
chƣa đƣợc xây dựng phù hợp, xuất phát đầu tƣ hạ tầng thủy lợi với mục đích
phục vụ cấy lúa, ngồi ra hạn chế về kinh phí nên một số cống ngăn mặn chƣa
đƣợc đầu tƣ, nhiều kênh cấp, thốt nƣớc khơng đƣợc nạo vét, nâng cấp sửa
chữa do vậy một số vùng không ngăn đƣợc mặn ở vụ lúa, hiện tƣợng nguồn
nƣớc bị ô nhiễm gây dịch bệnh tôm nuôi, không thể lấy đƣợc mặn bổ sung vụ
nuôi tôm và lấy nƣớc ngọt vụ lúa, phụ thuộc hồn tồn vào nƣớc mƣa dẫn đến
khơng đủ nƣớc ngọt rửa mặn ruộng để cấy lúa sau vụ tôm đƣợc ghi nhận ở
nhiều vùng tôm lúa ở Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Trà Vinh (Pham Anh
Tuấn, 2015)
Bộ NN&PTNT (2017) đã xây dựng Đề án tổng thể phát triển ngành

tơm cơng nghiệp Việt Nam đến 2030, trong đó, hình thức canh tác tôm kết
hợp trồng lúa đƣợc đƣa vào với giải pháp sản xuất thân thiện với môi trƣờng
và có tính bền vững cao. Điều này cho thấy việc tác động của BĐKH và xâm
nhập mặn đã và đang làm thay đổi chính sách sản xuất tại vùng ĐBSCL, qua
đó, các giải pháp thích ứng đang đƣợc tính đến nhằm tối ƣu hóa cho các
ngành sản xuất của vùng.
1.1.2.3. Nhóm các yếu tố kỹ thuật
Hệ thống sản xuất:
Theo nghiên cứu của Viện Nuôi trồng thủy sản 2 (RIA-2) cho thấy các
mơ hình kỹ thuật đƣợc áp dụng sản xuất kết hợp tôm-lúa, bao gồm:


×