Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Giải quyết tình huống giáo viên vi phạm quy chế chuyên môn trong kiểm tra nội bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.43 KB, 17 trang )

__----------- -q :

:lĩ »e' ĩ c»------------------------------

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CÁN Bộ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ HƠ CHÍ MINH

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA
(LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP vụ CỘNG TÁC VIÊN
THANH TRA GIÁĨ DỤC NAM 2017)

ĐÈ TÀI: GIẢI QUYẾT TÌNH HUÔNG GIÁO VIÊN VI
PHẠM QUY CHÉ CHUYÊN MÔN TRONG KIỂM TRA
NỘI Bộ

Học viên: Nguyễn Thế Hưng
Đơn vị: Trường TH& THCS Bế Văn Đàn - Bảo Lâm - Lâm Đồng


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
NỘI DUNG..................................................................................................................2
I. Địa điểm, điều kiện xảy ra tình huống..................................................................2
II. Mơ tả tình huống..................................................................................................3
III. Phân tích tình huống...........................................................................................3
1. Mục tiêu phân tích tình huống........................................................................3
2. Cơ sở lí luận......................................................................................................4
3. Phân tích diễn biến tình huống.......................................................................5
4. Ngun nhân dẫn đến tình huống...................................................................6


5. Hậu quả của tình huống..................................................................................7
IV. Xử lí tình huống..................................................................................................7
1. Mục tiêu xử lí tình huống.................................................................................8
2. Đề xuất các phương án, lựa chọn phương án tối ưu.................................9
3. Trình tự giải quyết ......................................................................................12
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.......................................................................................13
1. Kết luận................................................................................................................13
2. Kiến nghị..............................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................16


PHẨN I-MỞ ĐẦU
Kiểm tra nội bộ trường học là chức năng quản lí cơ bản, là khâu đặc biệt quan
trọng trong chu trình quản lí đảm bảo tạo lập mối quan hệ ngược thường xuyên, kịp
thời giúp hiệu trưởng hình thành cơ chế điều chỉnh hướng đích trong q trình quản lí
nhà trường. Kiểm tra nội bộ trong trường học là một cơng cụ sắc bén góp phần tăng
cường hiệu lực quản lí trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong
nhà trường. Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như khơng lãnh đạo.
Thực tế cho thấy, nếu kiểm ưa đánh giá chính xác, chân thực sẽ giúp hiệu
trưởng có thơng tin chính xác về thực trạng của đơn vị mình cũng như xác định các
mức độ, giá trị, các yếu tố ảnh hưởng, từ đó tìm ra nguyên nhân và đề ra giải pháp
điều chỉnh, uốn nắn có hiệu quả. Có thể nói, kiểm ưa vừa là tiền đề, vừa là điều kiện
để đảm bảo thực hiện các mục tiêu.
Kiểm tra cịn có tác dụng đôn đốc, thúc đẩy, hỗ ượ và giúp đỡ các đối tượng
kiểm tra làm việc tốt hơn, có hiệu quả hơn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu đáo thì cơng việc của chúng ta nhất định tiến bộ
gấp mười, gấp trăm lần”. Kiểm tra khơng những giúp nhà quản lí thu thập thơng tin
về hoạt động của đối tượng quản lí mà cịn giúp nhà quản lí nhận rõ kế hoạch, việc chỉ
đạo, điều hành của mình có khoa học, khả thi khơng từ đó có biện pháp điều chỉnh
nhằm nâng cao hiệu quả quản lí.

Kiểm tra nội bộ trường học thực hiện việc xem xét, đánh giá mức độ hoàn
thành nhiệm vụ của các thành viên, bộ phận ưong nhà trường, phân tích nguyên nhân
các ưu, nhược điểm đồng thời đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục
những hạn chế thiếu sót. Do đó giúp cho việc động viên, khen thưởng kịp thời,
khuyến khích cái tốt, chia sẻ kinh nghiệm tiên tiến đồng thời phát hiện ra những lệch
lạc, sai sót để uốn nắn, điều chỉnh kịp thời.
Có thể nói kiểm tra nội bộ là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng giáo
dục của nhà ưường. Do đỏ, với ưách nhiệm là một cán bộ quản lý đứng đầu


ở một trường THCS của huyện B, tỉnh Lâm Đồng bản thân tôi luôn trăn trở làm sao
để đội ngũ giáo viên có ý thức trách nhiệm, chấp hành các quy định chung của cơ
quan đơn vị từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Từ thực tế ở trường THCS
A, tơi chọn đề tài “Gỉải quyết tình huống giáo viên vỉ phạm quy chế chuyên môn tại
trường THCS A, huyện B, tỉnh Lâm Đồng” để cùng tham gia giải quyết, tháo gỡ
vướng mắc, góp phần nhỏ bẻ vào sự nghiệp trồng người cùa đất nước.
PHẦN II. NỘI DUNG.
I. Địa điểm, điều kiện xảy ra tình huống
Trường THCS A nằm ở vùng đặc biệt khó khăn của huyện B, tỉnh Lâm Đồng.
Trường thành lập năm 1990. Nãm học 2017 - 2018, trường có tổng số cán bộ giáo
viên, cơng nhân viên là 41 người. Trong đó trình độ đạt chuẩn là 40%, trên chuẩn là
60%. Tổng số lóp: 10, tổng số học sinh là 419 em. Hoạt động chính của nhà trường là
giáo dục học sinh đạt chuẩn của bậc học THCS. Trường có một chi bộ Đảng, Cơng
Đồn, Đồn thanh niên và 03 tổ chun mơn. Chi bộ luôn làm tốt công tác lãnh đạo
và chỉ đạo các tổ chức đồn thể và các tổ chun mơn phối kết họp chặt chẽ trong các
hoạt động giáo dục, làm tốt chức trách nhiệm vụ của mình để xây dựng đơn vị ngày
càng vững mạnh. Ngày nay, cùng với sự phát triển của đất nước, thời buổi của kinh tế
tri thức và hội nhập quốc tế đòi hỏi con người phải năng động sáng tạo. Tập thể CBGV-CN không ngừng học tập trau dồi thêm những kinh nghiệm và sự sáng tạo trong
cơng tác lành đạo, chăm sóc giáo dục, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, đẩy
mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và giáo dục. Đến nay

nhà trường làm tốt cơng tác phổ cập giáo dục và hướng nghiệp; có 04 giáo viên đạt
giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở, 04 cán bộ giáo viên đã từng đạt Chiến sỹ thi đua cơ sở.
Bằng sự cổ gắng của tập thể, chi bộ nhà trường luôn được công nhận Chi bộ trong
sạch vững mạnh, đơn vị đạt đơn vị tiến tiến.
II. Mơ tả tình huống.
Thực hiện kể hoạch số: 03/KHKTNB ngày 21 tháng 09 năm 2017, của Hiệu
trưởng trường THCS A, về việc kiểm tra nội bộ trường học năm học 20172018.
2


Ngày 12 tháng 11 năm 2017, Ban kiểm tra nội bộ trường học tiến hành kiểm
hoạt động sư phạm của giáo viên. Theo sự phân công của trưởng ban kiểm tra, thầy
Nguyễn Văn B chức vụ PHT và cô Mai Thị c chức vụ tổ trưởng chịu trách nhiệm
kiểm ưa giáo viên Hoàng Thị T
Trong buổi kiểm ưa, thầy Nguyễn Văn B phát hiện hồ sơ của giáo viên T vi
phạm quy chế chuyên môn cụ thể là giáo viên Hồng Thị T khơng đầy đủ hồ sơ theo
u cầu của đợt kiểm tra.
Từ thực tế trên, qua đợt kiểm tra, khi kết luận đánh giá đối với cá nhân cơ T,
Ban kiểm tra kết luận cơ T có biểu hiện vi phạm quy chế chun mơn, khơng hồn
thành cơng việc được giao. Đề nghị Hiệu trưởng nhà trường có hình thức kỷ luật phù
hợp.
III. Phân tích tình huống.
1. Mục tiêu phân tích tình huống.
Trước tình huống đó, cần có hình thức xử lý thế nào cho đúng với quy định
của ngành, phù họp với thực tế?
Tình huống đặt ra khiến cho người quản lý phải ưăn ưở suy nghĩ? Đây là một
bài tốn khó, người quản lý phải giải quyết như thế nào cho vẹn tình, hợp lý? Vừa
phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan quản lý với giáo viên, nhưng phải đảm
bảo thực hiện được kỷ cương của Pháp luật, quy chế của ngành và của cơ quan. Muốn
vậy, cần tìm hiểu, phân tích kĩ những nguyên nhân và hậu quả của tình huống đưa lại,

có như vậy mới xác định được mục tiêu và phương án để giải quyết tình huống có
hiệu quả.
2. Cơ sở lý luận
Thực hiện theo chỉ thị của BGD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm năm học 20172018 của giáo dục. Thực hiện theo hướng dẫn số 05/HD GDTH ngày 29 tháng 8 năm
2017 của phòng GD&ĐT quy định về gồ sơ sổ sách của giáo viên.
Mặt khác tại Luật giáo dục số 38/2005/QG11 ngày 14/06/2005, tại chương VI
- mục 1- điều 72 Nhiệm vụ của nhà giáo có chỉ ra rằng:
3


“7. Giáo dục, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có
chất lượng chương trình giáo đục;
2. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ cơng dân, các quy định của pháp luật và điều lệ
nhà trường ”
Ngoài ra, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định "Đổi
mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa,
xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tể, trong đổ, đổi mới cơ chế quản lý giáo
dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giảo dục là khâu then chốt" và
"Giảo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng đất nước, xây dựng nền văn hóa và
con người Việt Nam". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã định
hướng: "Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhãn lực chất
lượng cao là một đột phá chiến lược". Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020
nhằm quán triệt và cụ thể hóa các chủ trương, định hướng đổi mới giáo dục và đào
tạo, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của đất nước.
Thực hiện nghị quyết Đại hội XI của Đảng và chiến lược phát triển giáo dục
giai đoạn 2011-2020, trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm
Đồng đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Điều đó được thể hiện ở quy mô
trường lớp, chất lượng dạy và học cũng như cơng tác xã hội hóa giáo dục đà có những

thay đổi theo hướng tích cực. Bên cạnh đó ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng
vẫn còn bộc lộ những yếu kém trên một số mặt, trong đó có những vấn đề như: một số
cán cán bộ, giáo viên và nhân viên thiểu nghiêm túc trong việc thực hiện nhiệm vụ và
công việc được giao. Thực trạng đó khơng chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện mà làm ảnh hưởng khơng tốt đến lịng tin của
phụ huynh đối với ngành Giáo dục. Điều 2 của luật Giáo dục năm 2005 đã nêu rõ:
“Mục tiêu giảo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức,
tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với ỉý tưởng độc ỉập dân tộc
4


và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của
công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Điều đó địi
hỏi rất cao về ý thức trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp; trình độ, năng lực chuyên
môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên.
3. Phân tích diễn biến tình huống
Giáo viên Hoàng Thị T sinh nãm 1980, là giáo viên được đào tạo từ trường
cao đẳng sư phạm Đà Lạt. Nãm 2007 T vào Lâm Đồng sống cùng ông bà sau lập gia
đình. Cũng cùng năm 2007 cơ T được nhận công tác tại trường THCS A. Trong thời
gian làm việc tại trường THCS A, Giáo viên T luôn chấp hành tốt mọi chủ trương
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cũng như nội quy của đơn vị, nhiệt
tình trong cơng việc đươc giao, gần gũi u thương học sinh. Tuy nhiên qua hoạt
động kiểm tra thực tế và kiểm tra hồ sơ thấy giáo viên Hoàng Thị T thiếu giáo án, do
đó vi phạm quy chế chuyên môn.
Qua thu thập thông tin từ một số cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà
trường cho biết: Thời gian gàn đây, giáo viên T thường xuyên không tập trung trong
công việc. Lý do của sự chểnh mảng đó là do cơ T có con nhỏ, lại hay đau ốm. Chồng
cơ T khơng quan tâm đến gia đình mà chỉ mải công việc làm ăn, hết giờ làm anh ta lại
chơi bời tụ tập cùng bạn bè khiến cho gia đình cơ nhiều lần rơi vào cảnh nợ nần. Cũng
chính từ đó giáo viên T hường hay lơ là trong cơng việc.

4. Ngun nhân dẫn đến tình huống
* Thứ nhất: Thuộc về trường THCS A.
Điều này được thể hiện là quá trình quản lý của Ban giám hiệu nhà trường và
tổ chuyên môn chưa chặt chẽ, chưa thực hiện đúng quy định hàng tuần phải kiểm tra
thường xuyên, nên mới xảy ra tình huống giáo viên T khơng soạn giáo án.
Công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu và tổ chun mơn cịn bng
lỏng nên để giáo viên trong nhà trường vi phạm quy chế chuyên môn và các văn bản
liên quan đến công việc, nhiệm vụ được phân công. Công tác kiểm tra nội bộ của nhà
trường chưa tiến hành thường xuyên nên để cho giáo viên vi phạm quy định. Do chủ
5


quan vì những năm học trước giáo viên T ln thực hiện nghiêm túc các quy định của
ngành và là một giáo viên có ý thức trong việc thực hiện nhiệm vụ được phân công.
Nhưng để xảy ra trường hợp giáo viên vi phạm quy chế như trên, thì hoạt
động quản lý, lãnh đạo của nhà trường chưa tốt, cần phải khắc phục.
*Thứ hai: Thuộc về giáo viên Hoàng Thị T
Theo giáo viên T, do hồn cảnh gia đình mà vi phạm quy chế của ngành và
Luật viên chức, chưa thực hiện tốt những yêu cầu, nhiệm vụ của một giáo viên.
Căn cứ vào các quy định cùa ngành, Luật giáo dục; Điều lệ trường THCS và
trường THPT và trường PT có nhiều cấp học và Luật viên chức, thì giáo viên T đã
không thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được phân công, ảnh hưởng đến phong trào
thi đua của nhà trường. Trong cuộc sống, mỗi cán bộ, giáo viên và nhân viên làm việc
trong môi trường giáo dục phải là một tấm gương sáng để học sinh noi theo; Thế
nhưng giáo viên T chưa đề cao ý thức, trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ
được giao, chưa khắc phục khó khăn để vươn lên.
Khơng những thế, giáo viên T làm mất lòng tin đối Ban giám hiệu và cán bộ, giáo
viên và nhân viên trong nhà trường.
* Thứ baĩ Do hồn cảnh gia đình giáo viên T
Giáo viên T đang có những trở ngại trong cuộc sống gia đình nên ảnh hưởng

đến cơng tác. Bên cạnh đó, sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và tổ chức Cơng
đồn trong nhà trường đối với giáo viên T và toàn thể giáo viên và nhân viên trong
đơn vị là chưa sâu sát, thiết thực.
Từ những nguyên nhân đã phân tích trên, để xác định mục tiêu và phương án
giải quyết tình huống, ta cần đi sâu phân tích thêm hậu quả của nó.
5. Hậu quả của tình huống
Từ tình huống giáo viên T vi phạm quy chế của ngành và Luật viên chức. Với
kết luận của ban kiểm tra nội bộ trường học, nếu xử lý không tốt có hiệu quả sẽ dẫn
đến các hậu quả:
- Giáo viên T còn đánh mất đi sự tin tưởng của lãnh đạo đơn vị, của bạn bè
6


đồng nghiệp. Trước hết, bản thân giáo viên T phải chịu hỉnh thức kỷ luật tương xứng
với những sai phạm của mình và ảnh hưỏng về nhiều mặt trong sự nghiệp của bản
thân.
- Do thiếu trách nhiệm trong công việc, nên giáo viên T đẵ vi phạm quy ché
chuyên môn. Không những thế, những hành vi thiếu trách nhiệm trong công việc của
giáo viên T đã ảnh làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục tại đơn vị, ảnh hưởng xấu
đến việc phát triển toàn diện của học sinh và làm ảnh hưởng đến uy tín của trường
THCS A.
Vì vậy, nếu khơng có biện pháp tháo gỡ kịp thời thì giáo viên T sẽ tự loại mình
ra khỏi đội ngũ của những người làm trong ngành Giáo dục.
Từ những phân tích ngun nhân và hậu qủa của tình huống đưa lại, việc xác
định mục tiêu giải quyết tình huống là vấn đề rất quan trọng để từ đó đưa ra các
phương án xử lý tối ưu.
IV. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu xử lý tình huống
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường THCS A
ln đồn kết thống nhất cao trong cơng việc và thực hiện nhiệm vụ chính trị của đon

vị, đáp ứng với nhu cầu đổi mới và phát triển của ngành và của đất nước trong thời kỳ
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Thì việc giải quyết tình
huống trên cần hướng tới các mục tiêu sau:
Thứ nhất, Qua việc xừ lý tình huống, lãnh đạo nhà trường phải làm cho giáo
viên T thấy được những khuyết điểm của mình trong cơng việc được giao và việc
chấp hành các quy định của ngành và của đơn vị. Qua việc xử lý, để giáo viên T thấy
rõ những khuyết điểm yếu kém của bản thân, từ đó có ý thức rèn luyện về mọi mặt để
có những biện pháp phấn đấu vươn lên, vượt qua mọi hồn cảnh khó khăn để hồn
thành nhiệm vụ được giao.
Thứ hai, Giữ nghiêm quy chế của ngành Giáo dục, luật Viên chức và Pháp luật
của Nhà nước. Qua giải quyết tình huống trên, cần làm cho cán bộ, giáo viên - nhân
viên thấy được tính nghiêm túc trong mọi hoạt động của nhà trường. Các cấp quản lý
7


có biện pháp trong việc tổ chức cho cán bộ, giáo viên và nhân viên trong toàn ngành
học tập và thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước và
các quy định cúa ngành. Có kế hoạch đẩy mạnh công tác thanh-kiểm tra các cấp. Tăng
cường công tác kiểm tra nội bộ trường học nhằm tăng cường kỷ cương, nề nếp và
ngăn chặn, khắc phục các hiện tượng tiêu cực trong các hoạt động của nhà trường.
Thứ ba, Giải quyết tình huống trên đảm bảo được sự hợp tình, họp lý bởi
nguyên nhân của tình huống. Qua việc xử lý cũng là một bước để cho đội ngũ cán bộ,
giáo viên và nhân viên trường THCS A nói riêng và cán bộ, giáo viên và nhân viên
của ngành, của cấp học nói chung thấy được tính nghiêm minh trong việc chấp hành
luật pháp và các quy định của ngành, từ đó tự nhìn nhận, tự đánh giá lại cơng việc của
bản thân mình để có sự điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.
Đồng thời để giữ lấy lòng tin của phụ huynh đối với những người làm công tác trong
ngành giáo dục.
Thứ tư, Sau khi xử lý vi phạm cùa giáo viên T, chất lượng giáo dục tại nhà
trường được nâng lên.

2. Đề xuất các phương án, lựa chọn phương án tối ưu
về cơ sở pháp lý, căn cứ vào các văn bản Pháp luật có liên quan để giải quyết
tình huống trên như sau: Luật lao động; Luật giáo dục; Luật viên chức; Nghị định
27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2012 của Chính phủ Quy định về xử lý kỷ luật
viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức; Chỉ thị sổ: 33/CT-TTg
ngày 08 tháng 09 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục
bệnh thành tích trong Giáo dục; Thơng tư 12/2011-TT BGDĐT của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường THCS, trung học phổ thông và
trường phổ thơng có nhiều cấp học; Các phương án được xây dựng và lựa chọn để
giải quyết tình huống cần phải được căn cứ mục tiêu đã xác định. Do đó, tôi đề xuất
các phương án giải quyết như sau:
* Phương án 1: Căn cứ vào các vãn bản hướng dẫn thi đua của ngành và các
văn bản có liên quan. Không cần họp hội đồng nhà trường, cuối năm cắt toàn bộ thi
đua đối với giáo viên Hoàng Thị T
8


Ưu điểm’. Với hình thức kỷ luật cắt thi đua đổi với sai phạm của giáo viên T
sẽ có tác dụng răn đe cao đối với người khác. Kỷ cương, nề nếp của trường THCS A
sẽ được thực hiện nghiêm túc hơn. Hình thức kỷ luật trên giúp cho những cán bộ, giáo
viên và nhân viên khác trong việc thực hiện công việc được giao tốt hơn.
Nhược điểm’. Thực hiện phương án này có thể họp lý, nhưng khơng hợp tình.
Bởi khi xử lý một tình huống quản lý hành chính nào cũng khơng thuần túy căn cứ
vào các văn bản pháp luật mà còn căn cứ vào thực tế. Đây là lần đầu tiên giáo viên T
vi phạm do hồn cảnh gia đình. Mặc dù thực hiện theo phương án này, có thể giáo
viên T sẽ khắc phục khuyết điểm nhanh hơn nhưng cũng có thể nảy sinh những biểu
hiện tiêu cực, bất mãn, không tâm phục, khẩu phục. Bên cạnh đó, do bị đình chỉ cơng
tác nên sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, tư tưởng vốn đang có vấn đề. Nếu thực hiện theo
phương án này thì khơng chỉ làm giáo viên T mà còn làm cho một số cán bộ, giáo
viên và nhân viên trong trường không đồng tình vì khơng họp tình.

* Phương án 2: Ban giám hiệu nhà trường tổ chức họp Hội đồng sư phạm
nhà trường, chỉ rõ sai phạm của giáo viên T góp ý phê bình, nhắc nhở giáo viên T
khơng được tái phạm.
ưu điểm: Phương án này phù hợp với hoàn cảnh gia đình và bản thân giáo viên
T. Mặt khác, đây là lần đầu tiên giáo viên T vi phạm quy chế. Hơn nữa vi phạm này
cịn có ngun nhân khách quan, đó là do hồn cảnh gia đình tạo lên chứ giáo viên T
khơng cố tình vi phạm.
Nhược điểm*. Xử lý theo phương án này sẽ dẫn đến các trường hợp tương tự
vì thiếu sự nghiêm minh của pháp luật và quy chế của ngành. Đồng thời làm giảm
lòng tin của cán bộ giáo viên đối với Ban giám hiệu nhà trường khi toàn ngành đang
thực hiện cuộc vận động nhằm khác phục những tiêu cực ưong các hoạt động giáo
dục và đào tạo. Hơn nữa, thiếu biện pháp dãn đe, làm gương cho chính giáo viên T và
những cán bộ, giáo viên và nhân viên khác trong nhà trường.
Làm việc trong ngành Giáo dục là công việc cao q, nên được sự quan tâm
của tồn xã hội. Vì thế địi hỏi mọi cơng việc của nhà trường, của giáo viên và của
nhân viên phải thật chu đáo và nghiêm túc. Giải quyết theo phương án trên không chỉ
9


cán bộ, giáo viên và nhân viên trong trường THCS A mà cả đội ngũ cán bộ, giáo viên
và nhân viên các trường khác khơng có được bài học q về sự cần thiết phải chấp
hành pháp luật và các quy định của ngành Giáo dục và Đào tạo.
Giải quyết theo hướng này, sẽ tạo lên việc xử lý các trường hợp vi phạm,
khuyết điểm khác tương tự. Như vậy sẽ làm trái pháp luật và không thực hiện đúng
quy định của ngành.
* Phương án 3: Căn cứ vào các văn bản pháp lý có liên quan như Luật giáo
dục; Luật lao động; Luật viên chức; Hiệu trưởng kỷ luật giáo viên T với hình thức
khiển trách, tạo điều kiện cho giáo viên T sửa chữa khuyết điểm nâng cao tinh thần
trách nhiệm, vượt qua khó khăn, vươn lên hồn thành nhiệm vụ được giao.
ưu điểm'. Xử lý theo phương án này là phù hợp với các văn bản pháp luật hiện

hành cũng như trong điều kiện chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “Hai không”
trong ngành giáo dục. Đảm bảo có mức độ kỷ luật đúng mức với vi phạm của giáo
viên T để từ đó giáo viên T thấy được tính nghiêm minh của pháp luật và sự càn thiết
phải xừ lý hành vi của mình, thực hiện nghiêm túc các quy định của định của pháp
luật cũng như các quy định của ngành và có tinh thần trách nhiệm, cố gắng hơn trong
việc hoàn thành các công việc được giao.
Với mức kỷ luật khiển trách, đủ để giáo viên T cảnh tỉnh bản thân mình trước
những vi phạm đã mắc phải, đồng thời tạo điều kiện để giáo viên T cố gắng phấn đấu
vươn lên trong cơng việc, hồn thành nhiệm vụ của mình được nhà trường tin tưởng
giao cho.
Hình thức kỷ luật khiển trách đối với giáo viên T cịn có tác dụng làm bài học
không những để cảnh tỉnh cho đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên trường THCS A
mà cá những cán bộ, giáo viên và nhân viên trường khác; Nhất là những người có tư
tưởng bình qn, ít học hỏi để nắm bắt các quy định của pháp luật cũng như quy định
cùa ngành.
Với hình thức kỷ luật mức khiển trách đối với giáo viên T,thể hiện được tính
nghiêm minh của pháp luật và quy chế của ngành. Xa hơn nữa là chúng ta đang xử lý
tình huống có lý, có tình, tạo cơ hội để mọi người khi mắc sai lầm, khuyết điểm có
1
0


điều kiện để sửa chữa và phấn đấu vươn lên trong cuộc sống và trong công việc.
Nhược điểm: Chưa động viên kịp thời giáo viên T để vượt qua hoàn cảnh khó
khăn của gia đình để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình cũng như cơng việc khác của
nhà trường giao cho.
Sau khi phân tích ưu điểm và nhược điểm của mỗi phướng án, căn cứ vào các
văn bản về pháp luật có liên quan như theo điểm 5 Điều 16 luật viên chức quy định:
“Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; thực hiện
đúng các quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp cơng lập” thì giáo

viên T đã vi phạm điều 16 của luật viên chức. Như vậy để giúp giáo viên T nâng cao
tinh thần trách nhiệm vượt qua mọi khó khăn thực hiện tốt nhiệm vụ của mình thì
thực hiện phương án 3 tức xử lý với mức khiển trách là phù họp nhất. Hay đây là
phương án tối ưu để xử lý tình huống sai phạm quy chế của giáo viên Hoàng Thị T
3. Trình tự giải quyết.
“ Ban giám hiệu, chủ tịch Cơng đồn nhà trường, tổ trưởng chun mơn họp
để thống nhất kế hoạch và hướng giải quyết sai phạm của giáo viên T; Đồng thời yêu
cầu giáo viên T viết bản tự kiểm điểm, tự nhận hình thức kỷ luật.
- Tổ chuyên môn họp kiểm điểm giáo viên T và báo cáo kết quả lên BGH nhà
trường.
- Tổ chức họp hội đồng sư phạm nhà trường để kiểm điểm giáo viên T; Đồng
thời hiệu trưởng phân tích rõ sai phạm và rút kinh nghiệm cho giáo viên T và cho cà
Hội đồng sư phạm nhà trường về quản lý hoạt động của tổ và của trường.
- Hội đồng trường họp xét và ra quyết định kỷ luật. Căn cứ vào các văn bản
luật pháp, căn cứ hồ sơ Hội đồng trường THCS A và qua ý kiến phân tích của các
thành viên trong Hội đồng, Hiệu trưởng là chủ tịch Hội đồng trường THCS A quyết
định hình thức kỷ luật với hình thức khiển trách với giáo viên T.
- Thơng báo hình thức kỷ luật giáo viên T trong Hội đồng sư phạm nhà trường
THCS A.
1
1


- Kiểm tra lại tồn bộ q trình xem xét, tiến hành các thủ tục xử lý vi phạm
của giáo viên Hoàng Thị T.
- Họp hội đồng sư phạm trường THCS A để rút kinh nghiệm, bài học từ tình
huống trên kết hợp làm công tác giáo dục tư tưởng trong toàn trường.
PHẨN ni - KÉT LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ
L Kết luận
Hoạt động kiểm tra nội bộ có vai trị quan trọng trong cơng tác quản lí giáo

dục. Kiểm tra góp phần thực hiện cơng bằng xã hội và nâng cao hiệu lực quản lí nhà
nước của các cơ quan có thẩm quyền nói chung và trong lĩnh vực giáo dục nói riêng.
Kiểm tra nội bộ giúp cho đối tượng được kiểm tra phát huy vai trò, năng lực của mình
và hồn thành trách nhiệm được phân cơng. Qua kiểm tra, đối tượng được kiểm tra
thấy được những mặt mạnh cần phát huy, khắc phục những hạn chế yếu kém để nâng
cao chất lượng giáo dục. Không những thế, hoạt động kiểm tra nội bộ còn giúp cho
các nhà quản lí tìm ra những thiếu sót, sơ hờ trong khâu quản lí từ đó đề ra những
biện pháp đơn đốc, giúp đỡ và điều chỉnh đối tượng được kiểm tra góp phần hồn
thiện, củng cố và phát triển nhà trường.
Là người cán bộ quản lý trong đơn vị trường học, thiết nghĩ cần phải biết tổ
chức và quản lý bằng công tác kiểm tra nội bộ. Được thể hiện cụ thể thông qua việc
vận dụng sáng tạo các luật như: Luật giáo dục; Luật viên chức; Điều lệ trường học và
các vãn bản có liên quan để duy trì ổn định đơn vị và điều chỉnh các hành vi của từng
cá nhân trong đơn vị, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Góp phần
thúc đẩy đơn vị phát triển và đạt được mục tiêu giáo dục phù hợp theo từng giai đoạn
và từng thời kỳ mà Nhà nước đã xây dựng.
Với vai trò là người tham mưu cho Đảng ủy, chính quyền địa phương, lãnh
đạo các cấp về chủ trương, chế độ, chính sách pháp luật và các hoạt động giáo dục
của cấp học nơi địa phương mình phụ trách. Đặc biệt là việc quản lý nhân sự, quản lý
cơ sở vật chất thiết bị và quản lý học sinh. Qua việc kiểm tra các nhiệm vụ được phân
công của đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên; Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để
1
2


tham mưu cho lãnh đạo thống nhất chỉ đạo quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên
theo chức năng nhiệm vụ được tót hơn.
2. Kiến nghị.
Từ tình huống ữên, để ngăn ngừa có hiệu quả các trường hợp tương tự và giải
quyết nhanh gọn các tình huống đang xảy ra, tác giả kiến nghị:

1. Đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước: cần ban hành các văn bản hành chính
hướng dẫn cụ thể luật Lao động; Luật giáo dục; Luật viên chức đến tận tay của mọi
cán bộ công chức để họ hiểu được những việc cần làm, những hành vi bị cấm.
2. Đối với Phòng giáo dục và Đào tạo huyện B, tỉnh Lâm Đồng cần tăng
cường công tác kiểm tra và chế độ báo cáo định kỳ. Nâng cao hiệu lực quản lý về quy
chế chuyên môn, nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện của các cán bộ, giáo viên và nhân viên
để bố trí phân cơng giảng dạy tại các trường hợp lý hơn.
3. Đối với trường THCS A: Ban giám hỉệu nhà trường cần quan tâm tăng
cường công tác kiểm tra nội bộ trường học, thường xuyên kiểm tra việc thực hiện
chuyên đề và kiểm tra toàn diện đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên. Sinh hoạt
chun mơn định kỳ đều đặn và có chất lượng, đánh giá sát họp ưu khuyết điểm đối
với các cán bộ, giáo viên và nhân viên được kiểm tra. Xây dựng tiêu chí thi đua phù
hợp để cán bộ, giáo viên và nhân viên cố gắng phấn đấu.
Chi bộ nhà, cơng đồn, đồn thanh niên trong nhà trường gần gũi động viên
các cán bộ, giáo viên và nhân viên trẻ trong trường cố gắng vươn lên trong mọi hoạt
động chun mơn vượt qua mọi khó khăn để hồn thành tốt mọi nhiệm vụ.
4. Đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên trong nhà trường: cần nắm vững nội
dung các loại văn bản về luật pháp, nhất là các văn bản liên quan đến ngành giáo dục,
các quy định của ngành. Tập trung hoàn chỉnh các loại hồ sơ cịn thiếu, giữ gìn và
phát huy lương tâm và trách nhiệm của người làm trong ngành Giáo dục và thực hiện
tốt các cuộc vận động và các phong trào thi đua của ngành và đơn vị phát động.
Người viết

1
3


Nguyễn Thế Hưng

1

4


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Vãn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt
Nam.
2. Luật giáo dục 2005
3. Chỉ thị số: 33/CT-TTg ngày 08 tháng 09 năm 2006 của Thủ tướng Chính
phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong Giáo dục;
4. Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011V/V Ban hành
điều lệ trường Trung học cơ sở, trường Trung học phổ thơng và trường phổ thơng có
nhiều cấp học.
5. Luật viên chức 2010;
6. Luật lao động 2012;



×