Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Thành phần sâu mọt, đặc điểm sinh học, sinh thái phát sinh gây hại loài callosobruchus maculatus f trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu từ trung quốc qua cứu khẩu lạng sơn (2008 2009) và biện pháp phòng trừ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (881.7 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP H NI
--------------------

NGUYN LM GIANG

THàNH PHầN SÂU MọT, ĐặC ĐIểM SINH HọC, SINH THáI
PHáT SINH GÂY HạI LOàI Callosobruchus maculatus F. TRÊN
HạT Đỗ XANH, Đỗ TƯƠNG NHậP KHẩU Từ TRUNG QUốC
QUA CửA KHẩU LạNG SƠN (2008 - 2009) Và BIệN PHáP
PHòNG TRõ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 60.62.10

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. HÀ QUANG HÙNG

HÀ NỘI - 2009


LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
đã được cảm ơn và các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Nguyễn Lâm Giang

i


LỜI CẢM ƠN

Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Hà Quang Hùng, người
đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện đề
tài và hồn chỉnh luận văn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo trong Bộ môn Côn trùng,
Khoa Nông học, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn này.
Tơi xin bảy tỏ lịng biết ơn đến sự giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và
tập thể cán bộ Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng 7 - Lạng Sơn, đã động viên
và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi thực hiện đề tài nghiên cứu và hồn thành
khố học cao học.
Để hồn thành luận văn, tơi cịn nhận được sự động viên, khích lệ của
bạn bè và những người thân trong gia đình. Tơi xin chân thành cảm ơn tất cả
những tình cảm cao q đó.

Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2009
Tác giả

Nguyễn Lâm Giang

ii


MỤC LỤC


Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục bảng

v

Danh mục hình

vii

1.

MỞ ĐẦU

1

1.1

Đặt vấn đề


1

1.2

Mục đích và u cầu của đề tài.

3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4

1.4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

2.

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

2.1

Những nghiên cứu nước ngồi


5

2.2

Những nghiên cứu trong nước

8

2.3

Tình hình nghiên cứu sâu mọt hại nơng sản nhập khẩu vào Việt Nam

2.4

Tình hình nhập khẩu hạt đỗ xanh, đỗ tương và cơng tác kiểm
dịch thực vật

3.

12

14

ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU, NỘI
DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

15

3.1


Đối tượng, thời gian, địa điểm, vật liệu và nội dung nghiên cứu

15

3.2

Phương pháp nghiên cứu

16

4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

23

4.1

Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu

23

4.1.1

Thành phần côn trùng hại hạt đỗ xanh đỗ tương nhập khẩu và
bảo quản trong kho

23


iii


4.1.2

Đặc điểm hình thái của các lồi sâu mọt hại trên hạt đỗ xanh, đỗ
tương nhập khẩu

4.3

28

Nghiên cứu đặc điểm hình thái của mọt đậu đỏ Callosobruchus
maculatus (F) gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương

33

4.3.1

Pha trứng

34

4.3.2

Pha sâu non

35

4.3.3


Nhộng và trưởng thành

4.4

Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sinh thái của mọt đậu đỏ

Error! Bookmark not defined.

Callosobruchus maculatus (F) gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương
4.4.1

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến thời gian phát dục của mọt đậu đỏ
Callosobruchus maculatus (F)

4.4.2

39

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh sản của mọt đậu đỏ
Callosobruchus maculatus (F)

4.5

39

41

Điều tra tình hình gây hại và diễn biến mật độ của
Callosobruchus maculatus F


43

4.5.1

Tình hình gây hại

43

4.5.2

Diễn biến mật độ sâu mọt gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương
nhập khẩu

4.6

45

Nghiên cứu hiệu lực của thuốc xông hơi Phosphine (thuốc
thương

phẩm

Quickphos

56%)

đối

với


mọt

đậu

đỏ

Callosobruchus maculatus (F)

51

5.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

54

5.1

Kết luận

54

5.2

Đề nghị

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO


57

PHỤ LỤC

60

iv


DANH MỤC BẢNG
STT
4.1.

Tên bảng

Trang

Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ xanh nhập khẩu
(tại Lạng Sơn - 2009)

4.2.

24

Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ tương nhập khẩu
(tại Lạng Sơn - 2009)

4.3.


24

Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ xanh (tại các kho bảo
quản sau nhập khẩu, Lạng Sơn - 2009)

4.4.

Thành phần côn trùng gây hại trên hạt đỗ tương (tại các kho bảo
quản sau nhập khẩu, Lạng Sơn - 2009)

4.5.

34

Kích thước pha sâu non cảu mọt đậu đỏ Callosobruchus
maculatus (F) trên thức ăn hạt đỗ đũa, đỗ xanh, và đỗ tương

4.9.

28

Kích thước trứng của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F)
trên các thức ăn khác nhau.

4.8.

28

Tỷ lệ loài sâu mọt gây hại trên hạt đỗ tương nhập khẩu và trong
kho bảo quản (tại Lạng Sơn - 2009)


4.7.

26

Tỷ lệ loài sâu mọt gây hại trên hạt đỗ xanh nhập khẩu và trong
kho bảo quản (tại Lạng Sơn - 2009)

4.6.

25

35

Kích thước pha nhộng và trưởng thành của mọt đậu đỏ
Callosobruchus maculatus (F) trên thức ăn hạt đỗ đũa, đỗ xanh và
đỗ tương.

37

4.10. Thời gian phát dục các pha của mọt đậu đỏ Callosobruchus
maculatus (F) nuôi trên hạt đỗ xanh.

39

4.11. Thời gian phát dục các pha của mọt đậu đỏ Callosobruchus
maculatus (F) nuôi trên hạt đỗ tương.

40


4.12. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh sản của mọt đậu đỏ
Callosobruchus maculatus (F) nuôi trên hạt đỗ xanh.

v

42


4.13. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến khả năng sinh sản của mọt đậu đỏ
Callosobruchus maculatus (F) nuôi trên hạt đỗ tương.

42

4.14. Mức độ gây hại của mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F)
trên các thức ăn khác nhau

44

4.15. Diễn biến mật độ mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) gây
hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu (tại cửa khẩu Tân Thanh
- Lạng Sơn 2009)

46

4.16. Diễn biến mật đọ mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) gây
hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương trong kho bảo quản (Lạng Sơn
2009)

48


4.17. Diễn biến mật độ của mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L
và mọt đục hạt Rhizopertha dominica F gây hại trên hạt đỗ xanh,
đỗ tương nhập khẩu (tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn 2009)

49

4.18. Hiệu lực của thuốc Phosphine đối với mọt đậu đỏ Callosobruchus
maculatus (F), thời gian xông hơi là 3 ngày

52

4.19. Hiệu lực của thuốc Phosphine đối với mọt dậu đỏ Callosobruchus
maculatus (F), thời gian xông hơi là 4 ngày

52

4.20. Hiệu lực của thuốc Phosphine đối với mọt đậu đỏ Callosobruchus
maculatus (F), thời gian xông hơi là 5 ngày

vi

53


DANH MỤC HÌNH
STT
4.1.

Tên hình


Trang

Diễn biến mật độ mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) gây
hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu (tại cửa khẩu Tân Thanh
- Lạng Sơn 2009)

4.2.

47

Diễn biến mật đọ mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F) gây
hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương trong kho bảo quản (Lạng Sơn
2009)

48

4.3a. Diễn biến mật độ của mọt đậu xanh Callosobruchus chinensis L gây
hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu (tại cửa khẩu Tân Thanh
- Lạng Sơn 2009)

50

4.3b. Diễn biến mật độ của mọt đục hạt Rhizopertha dominica F gây
hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu (tại cửa khẩu Tân Thanh
- Lạng Sơn 2009)

50

vii



1. MỞ ĐẦU

1.1

Đặt vấn đề
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ nên các mặt

hàng nông sản nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng đa dạng và phong phú. Sự
giao lưu buôn bán với các nước, đặc biệt là Trung Quốc ngày càng phát triển.
Sự giao lưu hàng hố nói chung và sản phẩm nơng nghiệp nói riêng
trên thế giới ngày một tăng, nên sinh vật gây hại thực vật và sản phẩm thực
vật xâm nhập vào nước ta là một điều khó tránh khỏi. Trong những sinh vật
gây hại làm ảnh hưởng rõ rệt nhất là côn trùng hay sâu mọt gây ra.
Một trong những mặt hàng đựợc nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt
Nam qua cửa khẩu Lạng Sơn là hạt đỗ xanh, đỗ tương.
Trong đời sống hàng ngày hạt đỗ xanh được dùng làm rất nhiều món
như nấu canh, nấu chè, làm bánh …vì đỗ xanh là loại thức ăn nhiều kali ít
natri, vị ngọt, không độc, thanh nhiệt mát gan …người thường xuyên ăn đỗ
xanh và chế phẩm của nó huyết áp của họ sẽ thấp, nó cịn có thành phần hạ
huyết mỡ hữu hiệu, giúp cơ thể phòng chống chứng xơ cứng động mạch và
bệnh cao huyết áp và đồng thời có cơng hiệu bảo vệ gan và giải độc.
Cịn hạt đỗ tương thì được coi là loại thực phẩm quý từ đó chế biến
được rất nhiều món ăn ngon. Đặc biệt phải kể đến việc dùng đỗ tương chế
biến thành tương là một cách chế biến tận dụng được giá trị của tồn hạt đỗ
tương. Đỗ tương có ít acid béo no và cholesterol tự do vì vậy trong nhiều
trường hợp dùng đỗ tương thay cho thực phẩm nguồn gốc động vật sẽ có tác
dụng phịng ngừa các bệnh tim mạch.
Do có giá trị dinh dưỡng cao nên chúng ta cần khuyến khích sử dụng
hạt đỗ xanh, hạt đỗ tương và chế phẩm của chúng đặc biệt là để phòng chống


1


các bệnh về huyết áp và tim mạch.
Việc sử dụng và bảo quản 2 loại đỗ nói trên để cho chúng khơng giảm
hoặc mất đi giá trị dinh dưỡng thì chúng ta cần phải có biện pháp ngăn ngừa
và xử lý các sinh vật gây hại đến hạt chẳng hạn như các loại sâu mọt hại nông
sản sau khi thu hoạch. Một số loài vừa sinh sống phá hại trên đồng ruộng vừa
sinh sống phá hại trong kho, do vậy các hạt đậu đỗ có thể bị nhiễm sâu mọt
ngay từ khi ở trên cây. Ở điều kiện thuận lợi (khi hạt gặp độ ẩm cao, khí hậu
và ấm) sâu mọt phát triển mạnh, sinh sản nhanh phá hoại nhiều gây hao hụt
trọng lượng và ảnh hưởng xấu tới chất lượng hạt. Các hạt đỗ bị nhễm sâu mọt
có mùi hôi, nấu bị sượng, mất khả năng nảy mầm, giảm giá trị hàng hoá và
hao hụt nhiều. Khối hạt bị nhiễm sâu mọt sau 3 tháng có thể hao hụt tới trên
50% trọng lượng nếu không thực hiện các biện pháp phòng trừ kịp thời.
Sâu mọt hại gây nên những tổn thất lớn về nhiều mặt: tổn thất về số
lượng, giảm sút về chất lượng làm hàng hố khơng những bị biến chất, gây
thiệt hại lớn về kinh tế, mà cịn gây bệnh cho người và gia súc. Chính vì lẽ
đó nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của sâu mọt hại đến chất
lượng nông sản và các biện pháp phòng trừ chúng, đặc biệt là đối với hạt
làm lương thực.
Những sinh vật gây hại chúng mang tính tiềm ẩn, xuất hiện, gây hại
trong quá trình bảo quản, vận chuyển và sử dụng. Hạt đỗ xanh, đỗ tương bị
nhiễm sâu mọt hại do một số yếu tố sau:
- Sâu mọt sinh sống sẵn có trong hạt
- Các hạt đỗ bị nhiễm sâu mọt trong kho bảo quản, quá trình vận
chuyển trong lưu thơng ...
- Do phương tiện vận chuyển q trình xuất nhập khẩu đã sẵn có (hầm
tàu, sàn xe, bao bì đóng gói ...)


2


Loài mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.) là một trong những
thành phần sâu mọt gây hại đáng kể trên các loại hạt đậu đỗ, để góp phần
nghiên cứu những vấn đề trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“Thành phần sâu mọt, đặc điểm sinh học , sinh thái phát sinh gây
hại loài Callosobruchus maculatus F. trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập
khẩu từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lạng Sơn (2008 - 2009) và biện pháp
phịng trừ.”
1.2

Mục đích và yêu cầu của đề tài.

1.2.1 Mục đích
Trên cơ sở xác định thành phần của loài sâu mọt gây hại chính trên mặt
hàng hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu từ Trung Quốc. Nghiên cứu đặc điểm
sinh vật học, sinh thái học của lồi dịch hại chính từ đó đề xuất biện pháp
phòng trừ.
1.2.2 Yêu cầu
- Điều tra xác định thành phần sâu mọt hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương
nhập khẩu và một số kho bảo quản ở Lạng Sơn.
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học chủ yếu của loài
Callosobruchus maculatus (F.) gây hại chính.
- Điều tra tình hình gây hại và diễn biến mật độ của loài
Callosobruchus maculatus (F.) trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu và một
số kho bảo quản sau nhập khẩu ở Lạng Sơn.
- Bước đầu đề xuất biện pháp phịng trừ sâu mọt hại chính trên hạt đỗ
xanh, đỗ tương nhập khẩu.


3


1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu. Mọt đậu đỏ

Callosobruchus maculatus (F.) gây hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thành phần sâu mọt hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu.
+ Đặc điểm sinh học, sinh thái, diễn biến mật độ, tình hình gây hại của
mọt đậu đỏ Callosobruchus maculatus (F.) hại đỗ xanh , đỗ tương nhập khẩu.
1.4

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học:
+ Kết quả điều tra nghiên cứu góp phần bổ sung thành phần sâu mọt

trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu tại Lạng Sơn.
+ Bổ sung về đặc điểm hình thái, sinh học của loài sâu mọt gây hại trên
hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Phát hiện kịp thời loài sâu mọt thuộc dịch hại kiểm dịch thực vật.
+ Quản lý dịch hại kiểm dịch thực vật của Việt Nam nói chung, sâu
mọt hại hạt đỗ xanh, đỗ tương nói riêng một cách khoa học góp phần để phục
vụ công tác xuất nhập khẩu.

4



2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1

Những nghiên cứu nước ngồi
* Cơn trùng hại nơng sản trong kho:
Lợi ích của cơn trùng đem lại cho con người rất lớn, tuy nhiên tác hại

của nó cũng là một trong những vấn đề đã được nhiều thế hệ các nhà khoa
học nghiên cứu, đặc biệt sự tác hại do côn trùng gây ra đối với sản xuất nông
nghiệp. Côn trùng gây hại kho gắn liền với lợi ích con người và tổn thất do
chúng gây ra là rất lớn.
Côn trùng là loại sinh vật luôn gắn liền với cuộc sống của con người,
chúng luôn xuất hiện trong tất cả mọi mặt của đời sống con người, từ sản xuất
nông nghiệp cho tới việc bảo quản trong kho. Vào khoảng 4000 năm trước
công nguyên, khi con người bắt đầu phát triển trồng trọt thì cũng là lúc con
người phải đương đầu với sự gây hại của cơn trùng. Các lồi cơn trùng đã được
con người nghiên cứu từ rất sớm, theo Sachtleben (1947) thống kê được các
nhà khoa học đã phất hiện khoảng 750.000 loài cơn trùng trên tồn thế giới.
Qua nghiên cứu của tác giả Hall (1963) đã báo cáo cho biết ở các nước
Mỹ La Tinh, thiệt hại do côn trùng gây ra đối với mặt hàng ngũ cốc và đậu đỗ
là 20-50% sản lượng, còn ở Châu Phi, sự thiệt hại lên đến 30%. Ở các nước
Đông Nam Á trong những năm qua đã xảy ra 1 số vụ dịch lớn do côn trùng
gây ra đối với hạt ngũ cốc, tổn hại lên tới 50% [24]
Sự giảm trọng lượng được ghi lại qua thời kỳ bảo quản trong kho
thường không cung cấp được 1 số lượng chính xác về trọng lượng thật của
sản phẩm. Ngoài ra vịêc sản phẩm bảo quản trong kho lại ngấm từ khơng khí
ẩm ướt cần phải lưu ý tới. Một yếu tố khác là thành phần các chất chứa trong

bao để tính trọng lượng cịn có cả bụi bẩn và cơn trùng do đó mức hao hụt về
trọng lượng thường lớn hơn thực tế. Ở Kenya, Kockum (1958) đã đánh giá

5


tổn thất trung bình ngơ được bảo quản lên đến 9,6% trọng lượng trong 4
tháng, lên tới 23,1% trong 6 tháng [20]
Đánh giá mức độ gây hại do côn trùng gây ra: tác giả Stoian (1966)
nhận thấy, ở nhiệt độ 200C sự mất mát trọng lượng của mẫu lúa mỳ đem thí
nghiệm đã thay đổi từ 59-78%, nó phụ thuộc vào quần thể ban đầu của 2 hay
3 đôi mọt thóc trong 500g hạt [19]
Haines C.P (2001) và Sidik M. (2001) đã phân chia cơn trùng hại kho
thành 2 nhóm chính là cơn trùng hại ngun phát và cơn trùng hại thứ phát,
dựa theo các đặc điểm phân chia thàh 2 nhóm như sau:
Cơn trùng gây hại ngun phát
Phổ ký chủ

Côn trùng gây hại thứ phát

Phổ ký chủ hẹp, ăn hạt nguyên Phổ ký chủ rộng bao gồm cả
của ngũ cốc và đậu hạt.

hạt nguyên, bột các sản phẩm
thức ăn đã qua chế biến khác.

Sản

phẩm Thường gây hại cây trồng Thường chỉ gây hại trong kho,


bị hại

trước thu hoạch, ngoài đồng. rất ít gây hại trước thu hoạch.
Gây hại từ ngoài đồng vào
trong kho và ngược lại.

Phương

Gây hại vào hạt nguyên theo Gây hại trên bề mặt.

thức gây hại hình dạng đặc biệt do đó dễ
dàng phát hịên thơng qua dạng
của hạt nguyên bị hại.

Một số côn trùng trước đây được coi là những lồi phá hoại thứ yếu thì
nay trở thành mối hiểm hoạ. Tổ chức FAO đã báo cáo (Anon, 1982) loài mọt
đục hạt lớn trước đây tồn tại như một loài gây hại thứ yếu ở Trung Mỹ,
Brazil, Colombia và miền Nam nước Mỹ, nhưng gần đây tại Châu Phi, chúng
đã gây ra những thảm cảnh cho những kho dự trữ ngô ở Tanzania và các nước
Trung Phi khác. Các thơng báo chính thức sự thiệt hại lên đến 34% ở các kho

6


chứa ngô và khoảng 70% ở các kho chứa ngũ cốc. [23]
Thành phần côn trùng gây hại sau thu hoạch tại Châu Á cũng phong
phú như tại Châu Mỹ và Châu Phi. Có 17 lồi cơn trùng gây hại, trong đó có 8
lồi thuộc họ Bruchidae. Trên động Cove tại Châu Á có 7 lồi gây hại, trong
đó mới chỉ ghi nhận được 3 loài thuộc họ Bruchidae.
Các loài thuộc họ Bruchidae gây hại trên đậu đỗ ở cả 2 giai đoạn trước

và sau thu hoạch. Tuy nhiên sự gây hại của chúng ở giai đoạn trước thu hoạch
là ở mức độ thấp. Prevett (1961) đã ghi nhận ở Nigeria quả đậu dải (Cowpea)
ở ngồi đồng có tỷ lệ nhiễm mọt thuộc họ Bruchidae từ 3,1-11%. Phelps và
Oosthuizen (1958) cho biết quả đậu mỏ (Picked cowpea) chỉ bị nhiễm mọt
C.chinensis 1,9%. [27]
Theo Schmale (2002), điều tra tại Colombia vào thời điểm thu hoạch
có đến 90% các mẫu thu thập được bị nhiễm mọt đậu A. obtectus với mật độ
trung bình là 16 trưởng thành/1000 hạt. Trên 1 hạt đậu bị nhiễm cao nhất là
13 sâu non [25]
Ở trong kho các loài thuộc họ Bruchidae gây hại khá mạnh trên đậu đỗ
bảo quản. Theo Caswell (1961, 1970), C. macalatus gây hại nặng trên đậu dải
ở Nigeria. Nếu thu hoạch ngay vào thời điểm đậu chín thì tỷ lệ bị hại là 24%
sau 6 tháng bảo quản. Nếu thu hoạch muộn thì tỷ lệ bị hại là 33% sau 9 tháng
bảo quản, tỷ lệ bị hại trên đậu dải sẽ lên đến 87%. Năm 1961, 1962 tại Nigeria
tỷ lệ đậu bị mất mát trong quá trình bảo quản là 3%. [27]
* Tình hình gây hại của cơn trùng hại nơng sản bảo quản trong kho và
biện pháp phòng trừ:
Theo Schmale (2002), tại Colombia sau 16 tuần bảo quản, đậu cô ve bị
mọt đậu A. obtectus gây mất mát từ 0,5-34%, trung bình là 14%. [25]
Tại một số nước Châu Phi như Uganda, Zambia, Ghana, Nigeria khi

7


điều tra tại hộ nông dân và hộ kinh doanh đậu cho thấy tổn thất đậu bảo quản
do nhóm mọt đậu gây ra từ 9-81% (Snelson, 1987). [26]
Theo Wijeratne và Smith (1998) mọt trưởng thành mà khơng có nguồn
thức ăn thích hợp sống rất ngắn ngày, thường khơng q 12 ngày theo điều
kiện tự nhiên. Trong thời gian này, mọt đậu xanh có thể đẻ khoảng 70 trứng,
mọt đậu đỏ lên đến 115 trứng mặc dù nó có thể giảm bớt trong sự hiện diện

của hạt giống trứơc đó. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho sự đẻ trứng của mọt đậu
đỏ cao khoảng 30-350C và mọt đậu xanh thấp khoảng 230C nhưng những
trứng được đẻ trên bề mặt của hạt đậu bám chắc. (Parret Al. 1996).
Những con sâu non của mọt đậu đỏ và mọt đậu xanh sống trong điều
kiện phát triển tối ưu khoảng 320C và độ ẩm 90% phát triển trong thời gian tối
thiểu cho mọt đậu đỏ là khoảng 21 ngày, và 22 đến 23 ngày cho mọt đậu
xanh. Tại 250C và độ ẩm 75%, tổng thời gian phát triển của mọt đậu đỏ là 36
ngày. (Howe và Currie, 1964).
2.2

Những nghiên cứu trong nước
* Côn trùng hại nông sản bảo quản trong kho:
Việc điều tra cơ bản côn trùng hại kho là một trong những công tác

trọng điểm của ngành BVTV, một số năm gần đây, tình hình nghiên cứu cơn
trùng hại kho được đẩy mạnh và mở rộng hơn. Những kết quả gần đây chủ
yếu tập trung vào việc đánh giá và tìm các biện pháp phòng trừ hữu hiệu,
chẳng hạn: các kết quả nghiên cứu sử dụng tia gamma để diệt mọt đậu xanh
của Đinh Ngọc Lâm, Bùi Công Hiển và các cộng sự (1985-1987). Sử dụng
hợp lý các biện pháp phịng trừ cơn trùng hại thóc và ngơ bảo quản của Bùi
Cơng Hiển, Phạm Trí Dũng (1986). Sâu hại kho lương thực, thức ăn gia súc
và phương pháp phòng trừ của Nguyễn Thị Minh Nguyệt (1989): tìm hiểu
tính kháng thuốc Phosphine của một số dòng mọt hại kho: Sitophilus oryzae
L., Tribolium castaneum, Rhizopertha dominica F. ở Hà Nội và Hải Phòng

8


của Ngô Trường Sơn (1993). Sâu hại nông sản trong kho và phòng trừ (Vũ
Quốc Trung, 1991). Nhận thức được sự gây hại của côn trùng đối với ngành

nông nghiệp, nhất là côn trùng hại kho đối với sản phẩm sau thu hoạch.
Chúng ta đã tiến hành điều tra cơ bản về cơn trùng hại kho.
Hầu như ở đâu có sự tồn trữ và lưu trữ thì ở đó xuất hiện các loài sinh
vật gây hại, nhiều khi chỉ cần vài tuần, vi sinh vật đã phát triển thành quần thể
lớn, gây ra những vụ cháy ngầm và tiêu huỷ một phần hoặc tồn bộ hàng hố
bảo quản (Bùi Cơng Hiển, 1995)[7]. Sự phá hại của côn trùng rất đa dạng,
trước hết là giảm phẩm chất hoặc phá huỷ vật chất làm cho vật dự trữ bị giảm
hoặc mất hoàn toàn giá trị sử dụng. Chẳng hạn như mục nát của ngũ cốc dự
trữ sẽ làm mất khả năng nảy mầm và chất dinh dưỡng trong hạt. [5]
Kết quả nghiên cứu về các lồi cơn trùng gây hại trong kho ở Việt Nam
năm 2001-2002 của tác giả Hà Thanh Hương. [10] Ở 3 vùng sinh thái đồng
bằng sông Hồng, trung du và miền núi cho thấy: Ở miền Bắc có 57 lồi cơn
trùng gây hại được tìm thấy trên thóc, gạo, ngô, thức ăn chăn nuôi. Chúng
thuộc 4 bộ với 28 họ khác nhau và 2 lớp. Trong đó có 39 loài hại nguyên phát,
10 loài hại thứ phát, 5 loài ăn nấm, 2 loài ăn thịt và 1 loài ve bét.
Kết quả điều tra của Trần Văn Chương và cộng sự (2002) [1] cho thấy
thành phần côn trùng trên sắn khơ có 21 lồi thuộc 2 họ với mật độ mọt bột
đỏ, mọt ngô xuất hiện với mật độ rất cao, sau đó là 1 số lồi thứ cấp như mọt
răng cưa.
Theo Dương Quang Diệu và Nguyễn Thị Giáng Vân (1976) [6] phát
hiện được mọt bột đỏ trong 51 lồi cơn trùng hại kho trên 113 mặt hàng xuất
nhập khẩu.
* Tình hình gây hại của cơn trung hại nơng sản bảo quản trong kho và
biện pháp phòng trừ chúng.
Việc bảo quản các loại đậu đỗ nói chung, do lớp vỏ mỏng nên khả năng

9


bảo vệ kém lại chứa nhiều protein và chất béo (2-20%). Mặt khác đậu đỗ lại

là nguồn thức ăn rất tốt cho vi sinh vật và côn trùng phá hoại.
Quá trình phát triển của cơn trùng trong kho phụ thuộc vào nhiều yếu tố
của môi trường xung quanh như thức ăn, độ ẩm của sản phẩm, nhiệt độ sản
phẩm.
Thức ăn là một yếu tố sinh thái quan trọng nhất, thức ăn cần thiết để
cơn trùng tăng kích thước cơ thể, để phát triển các sản phẩm sinh dục của
chúng và để bù lại năng lượng bị mất trong hoạt động sống của chúng. Mỗi
loại côn trùng ưa chuộng một thức ăn thích hợp, có loại ăn được nhiều sản
phẩm, nhưng cũng có lồi ăn được một sản phẩm.
Theo nghiên cứu của Vũ Quốc Trung (1978) về mọt đậu đỏ
Callosobruchus maculatus (F.):
* Phân bố và tác hại: Mọt có ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Trung Quốc và
một số nước nó được xếp vào loại sâu hại thuộc đối tượng kiểm dịch thực vật.
Nó phá hại đậu đũa nặng nhất, đồng thời nó có thể phá hại được các loại đậu
khác. Có những nơi đậu đũa bị thiệt hại tới 50 - 62% khối lượng do mọt đậu đỏ
gây nên, vì thế trên phạm vi thế giới nó cịn nguy hại hơn cả mọt đậu xanh.
* Đặc điểm hình thái:
- Dạng trưởng thành: Thân dài 2,5-3,5mm, rộng 1,5-2mm phủ đầy lơng
nhung màu trắng như hình phiến vây, Râu đầu đốt 4 đến đốt cuối hình răng
cưa, ở phần gốc đốt 4 màu vàng nâu, các đốt khác màu đen. Đầu màu đen,
phân bố đầy các chấm lõm phủ lông thưa, màu vàng kim, phần gốc chính giữa
có một đơi u lồi rất rõ, chia ra đến bên ngoài mép sau. Cánh cứng chiều dài
lớn hơn chiều rộng, mỗi cánh cứng thường có 3 vết chấm, một chấm nhỏ ở
vai, 2 chấm lớn ở khu giữa.
Con đực: Trên cánh cứng dọc theo mép bên, phần đầu màu đen, các

10


phần khác màu vàng kim, lông nhung chủ yếu là màu vàng kim hình phiến

vảy, vệt đen ở phần giữa (nếu có) chỉ giới hạn ở 6 hàng xen kẽ đoạn ngoài.
Con cái: Cánh cứng dọc theo viền mép ngăn cánh và viền mép cạnh
ngồi đều màu đen, chính giữa có một sọc ngang màu đen nối hai đường mép
lại, long nhung màu vàng kim đến màu trắng, chỗ có vết chấm dày hơn.
- Trứng: dài 0,3-0,5mm, hình bầu dục, một đầu bé một đầu to, màu
vàng nhạt khơng có ánh.
- Sâu non: Khi đẫy sức mình dài đến 4mm, to và cong, màu trắng bóng
nhẵn, có chân khơng phát triển. Đầu dài, hình trứng thường rụt sâu vào ngực
trước, phiến trên miệng của trán hoá xương nhiều, mặt sau của trán ở đoạn
trước hơi hoá xương mỗi bên trán ở đoạn trước có 2 sợi lơng cứng, dài trung
bình. Có một đơi mắt nhỏ, râu đầu ngắn.
- Nhộng: Thân dài 3-4mm màu vàng sữa, đầu mầu nâu đen.
* Đặc tính sinh vật học: Mọt chỉ hút lấy nước và chất dịch cây, nếu so
với cây khơng có nước, mọt có thể sống thêm trung bình 10 ngày, đẻ trứng
nhiều hơn độ 30%, thời gian trước đẻ trứng ngắn từ 1 giờ đến 10 ngày. Mọt
đẻ trứng rải rác trên bề mặt hạt đậu hoặc bên ngoài quả đậu.
Một con cái đẻ nhiều nhất được 196 trứng, ở điều kiện tối thích thời
gian trứng nở là 3 ngày, về mùa đơng có khi kéo dài tới 37 ngày. Thời gian
sâu non dài nhất có thể kéo dài tới 8 tháng. Thời gian sâu non tuổi 1 là 10-15
ngày, tuổi 2 là 18-25 ngày, tuổi 3 là 24-27 ngày và tuổi 4 là 32 ngày, có khi
cịn dài hơn. Thời gian nhộng là 3-53 ngày.
Mọt chịu ảnh hưởng rất chặt chẽ tới nhiệt độ, trong khi rất ít chịu ảnh
hưởng của ẩm độ khơng khí. Tăng từ 210C hoặc 250C lên 300C thời gian sống
của mọt rút ngắn lại, còn độ ẩm thay đổi không làm thay đổi thời gian sống
của mọt.

11


2.3


Tình hình nghiên cứu sâu mọt hại nơng sản nhập khẩu vào Việt Nam
Năm 1996 đã có 123 nước tham gia vào các tổ chức thương mại thế gới

WTO, các thành viên đã ký kết hiệp định về vệ sinh an toàn thựuc phẩm và
kiểm dịch thực vật: Quy định ngăn cấm những lồi cơn trùng, nấm bệnh, và vi
trùng bị lây nhiễm qua các hàng hố nơng sản xuất nhập khẩu giữa các nước
thành viên. [5]
Các mặt hàng thực vật khi nhập vào nếu có sinh vật gây hại đều phải xử
lý bằng biện pháp khử trùng xông hơi bằng thuốc hố học. Nếu khơng thực
hiện tốt cơng tác kiểm dịch thực vật, nếu để sinh vật gây hại còn sống vào
trong nước sẽ tạo nên những dịch hại nguy hiểm và gây hại đáng kể cho nền
sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của nước đó.
Việc cơng bố những lồi sinh vật thuộc dịch hại kiểm dịch thực vât là
một trong những điều cần thiết đối với công tác quản lý xuất nhập khẩu hàng
hố thuộc diện kiểm dịch thực vật, chính vì vậy các nước đã đề ra những quy
định riêng.
Biện pháp kiểm dịch thực vật mang tính nhà nước, được vào pháp lệnh,
điều lệ để ngăn chặn sự lây lan của sinh vật gây hại từ vùng này sang vùng
khác, từ nước này sang nước khác nhằm bảo vệ sản xuất nơng nghiệp. Mục
đích là ngăn chặn sự lan truyền (truyền vào hoặc truyền ra) của các loài dịch
hại (sâu, bệnh, cỏ dại …) nguy hiểm cho cây trồng. Tiêu diệt triệt để bất cứ
loài sinh vật gây hại nào xâm nhập vào trong nước.
Tình hình diễn biến của đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam
trong những năm qua như sau:

12


Năm ra quyết định


Tổng số lồi

Nhóm I

Nhóm II

Nhóm III

1994

63

43

21

9

1998

56

38

10

8

2000


61

46

15

2005

57

45

12

* Biện pháp phịng trừ
Trên các lơ hàng nhập khẩu ln ln tồn tại một lượng không nhỏ các
sinh vật gây hại.
Một trong những xu hướng mới của công tác kiểm dịch thực vật đó là:
phải đánh giá được nguy cơ dịch hại trên các lơ hàng nhập khẩu, chúng ta
phải tìm hiểu được nguồn gốc xuất xứ của các lô hàng, yêu cầu các nước xuất
hàng vào Việt Nam phải cung cấp đầy đủ danh mục dịch hại, các biện pháp
xử lý dịch hại, phương pháp chế biến và bảo quản …
Để phịng trừ sinh vật gây hại nói chung và sâu mọt hại kho nói riêng,
bên cạnh một loạt các biện pháp bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất và
bảo quản. Biện pháp sử dụng hoá chất để phịng trừ sâu mọt gây hại kho, nó
đem lại nhiều mặt tích cực, nhưng cũng xuất hiện nhiều mặt khơng tích cực
đó là giảm chất lượng hàng hố, gây ơ nhiễm hàng hố và cả mơi trường, tác
hại nhiều cho người sử dụng.
- Từ năm 1998 – 2002, đã phát hiện hơn 40 lồi cơn trùng, gần 30 lồi

nấm bệnh , 58 loài cỏ dại, hàng chục loài tuyến trùng, vi khuẩn, virus …
Trong đó có dịch hại thuộc diện KDTV của Việt Nam như: Radopholus
similis, Ephilis ozyae, Trogoderma granarium, Trogoderma inclusum,
Spongospora subterranea, Lolium temulentum, Zabrotes subfasciatus ...[5]
- Đặc biệt năm 2002 toàn ngành đã phát hiện 531 lần dịch hại thuộc

13


diện kiểm dịch thực vật, trong đó bệnh ghẻ bột khoai tây phát hiện tới 350
lần, 124 lần phát hiện Trogoderma inclusum, 53 lần phát hiện Trogoderma
granarium … Trong những năm qua sinh vật gây hại xuất hiện trên hàng thực
vật nhập khẩu ngày càng tăng, đa dạng về loài đặc biệt là các loài dịch hại
thuộc diện kiểm dịch thực vật bị phát hiện gần 900 lần.[5]
Chúng có nguồn gốc xuất xứ từ nhiều vùng lãnh thổ khác nhau trên thế
giới. Những dịch hại trên đã được xử lý triệt để tại các cửa khẩu.
2.4

Tình hình nhập khẩu hạt đỗ xanh, đỗ tương và công tác kiểm dịch
thực vật
- Hàng hoá thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào nước ta ngày

càng tăng, đa dạng về chủng loại, xuất xứ từ nhiều vùng khác nhau trên thế
giới.
- Theo thống kê của các Chi cục kiểm dịch thực vật: hàng triệu tấn
hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu vào Việt Nam nhằm phục vụ
sản xuất trong nước, và các loại giống cây trồng cho năng suất cao vào thay
thế những giống cây trồng cũ trong nước.
- Các mặt hàng thuộc diện kiểm dịch thực vật được nhập khẩu từ Trung
Quốc vào nước ta khá lớn, nó cũng tạo điều kiên thuận lợi cho sinh vật gây

hại nói chung, sâu hại nói riêng xâm nhập và lây lan.
- Trên hàng nhập khẩu trong những năm vừa qua tình hình sinh vật gây
hại tương đối phức tạp, đa dạng như: côn trùng, nấm bệnh, cỏ dại tuyến trùng,
virus, vi khuẩn … Hầu hết các lô hàng nông sản đều bị nhiễm sinh vật gây hại
nhưng với tính chất và mức độ khác nhau.

14


3. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, VẬT LIỆU,
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1

Đối tượng, thời gian, địa điểm, vật liệu và nội dung nghiên cứu

3.2.1 Đối tượng
- Hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn
- Sâu mọt gây hại chính trên hạt đỗ xanh, đỗ tương: Mọt đậu đỏ
Callosobruchus maculatus (F.)
3.2.2 Thời gian, địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 01/2009 đến tháng 6/2009.
- Địa điểm: Tại cửa khẩu Tân Thanh - Lạng Sơn nơi có lượng hàng hố
tham gia xuất nhập khẩu khá lớn. Kết hợp với việc nghiên cứu thành phần sâu
mọt gây hại trên hàng hố, chúng tơi tiến hành đồng thời điều tra và nghiên
cứu thành phần sâu mọt gây hại trong các kho bảo quản sau nhập khẩu tại địa
bàn Lạng Sơn.
3.2.3 Vật liệu nghiên cứu
- Mặt hàng hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu qua cửa khẩu Lạng Sơn và
một số kho bảo quản sau nhập khẩu.

- Dụng cụ thí nghiệm: để nghiên cứu sâu mọt hại trên hạt đỗ xanh, đỗ
tương chúng tôi sử dụng một số vật liệu sau:
+ Ống nghiệm, vợt bắt côn trùng, bộ rây côn trùng, hộp petri, các loại
hộp nhựa, túi đựng mẫu, kéo, bút lơng, bút chì, khay đựng dụng cụ, kính hiển
vi, kính lúp, xiên các loại, đồ dùng mở bao, hộp, cốc đong, găng tay …
+ Cân: có độ nhạy ± 1 gam, đồ dùng trộn và chia mẫu.
+ Thức ăn của sâu mọt: Hạt đỗ xanh, đỗ tương.
+ Cồn 700, lọ thuỷ tinh để lưu mẫu, nhãn ghi rõ thời gian …

15


+ Tiến hành điều tra định kỳ 10 ngày/ lần tại cửa khẩu và các kho có
hạt đỗ xanh, đỗ tương (tiến hành xen kẽ giữa cửa khẩu và kho).
+ Thu thập tất cả các pha của sâu mọt gây hại.
+ Các mẫu vật là hạt đỗ xanh đỗ tương bị sâu mọt gây hại.
+ Xử lý và bảo quản mẫu theo đúng quy định của Trung tâm phân tích
giám định Kiểm dịch thực vật - Cục Bảo vệ thựuc vật.
+ Tiến hành nuôi sâu theo các công thức trong các hộp nhựa và được
đặt trong tủ định ôn (250C, 300C và ẩm độ 70%)
3.2.4 Nội dung nghiên cứu
- Điều tra xác định thành phần sâu mọt hại trên hạt đỗ xanh, đỗ tương
nhập khẩu và một số kho bảo quản ở Lạng Sơn.
- Tìm hiểu một số đặc điểm sinh vật học, sinh thái học chủ yếu của loài
Callosobruchus maculatus (F.) gây hại chính.
- Điều tra tình hình gây hại và diễn biến mật độ của loài
Callosobruchus maculatus (F.) trên hạt đỗ xanh, đỗ tương nhập khẩu và một
số kho bảo quản ở Lạng Sơn.
- Bước đầu đề xuất biện pháp phịng trừ sâu mọt hại chính trên hạt đỗ
xanh, đỗ tương nhập khẩu.

3.2

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp điều tra thành phần sâu mọt gây hại trên hạt đỗ xanh,
đỗ tương
- Điều tra thu thập thành phần sâu mọt gây hại được tiến hành theo quy
định tiêu chuẩn Việt Nam, Kiểm dịch thực vật, phương pháp lấy mẫu.
- Thời gian điều tra lấy mẫu: định kỳ 10 ngày/ lần, điều tra thường
xuyên trên tất cả các mặt hàng hạt đỗ xanh, đỗ tương và một số mặt hàng
khác.
- Trên các lô hàng cần điều tra thu thập côn trùng gây hại theo: 10 TCN

16


336-98 QĐ số 91/1998/QĐ/BNN-BVTV ngày 2/7/1998 và 10 TCN 337/2006,
10 TCN 950/2006 (QĐ số 2096 QĐ/BNN-KHCN ngày 29/12/2006 của Bộ
Nông Nghiệp và PTNT).
* Theo 10 TCN 337: 2006. Kiểm dịch thực vật - phương pháp kiểm tra
các loại hạt xuất nhập khẩu và quá cảnh.
Lô hạt là lô vật thể thuộc diện Kiểm dịch thực vật ở dạng hạt được lưu thơng
dưới mọi hình thức.
+ Diện quan sát: bao gồm tồn bộ khối lượng hạt, bao bì, đồ chèn lót,
kho bãi, phương tiện chuyên chở cũng như các vật thể khác và khơng gian
gián tiếp lơ hạt đó.
+ Điểm quan sát: quan sát tổng thể đến chi tiết từ ngoài vào trong diện
điều tra.
+ Lấy mẫu: Vừa lấy mẫu vừa quan sát, thu thập côn trùng và hạt cỏ dại,
bao gói ghi nhãn và lập biên bản theo quy định tại mục 3 của TCVN 4731-89.

Vị trí số lượng các điểm lấy mẫu, cách lấy mẫu và số lượng, khối lượng ban
đầu, cách lấy mẫu và khối lượng trung bình của các loại hạt được thực hiện
theo quy định tại TCVN 4731-89.
+ Đối với hạt: trộn đều tất cả các mẫu ban đầu, phân tích mẫu theo
đường chéo để lấy mẫu trung bình với khối lượng như sau:
Đường kính hạt

Khối lượng mỗi mẫu trung bình

Nhỏ hơn 2mm

50-500 gam

Từ 2-5mm

500-1000 gam

Từ 6-10mm

1000-2000 gam

Từ 11-20mm

2000-2500 gam

Từ 21mm trở lên

2500-3000 gam

17



×