Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

CHE DO NGHI THAI SAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.62 KB, 8 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>I - CHẾ ĐỘ NGHỈ THAI SẢN</b>


1. Điều kiện hưởng:


- Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các
trường hợp sau đây:


+ Lao động nữ mang thai.
+ Lao động nữ sinh con.


+ Người lao động nhận nuôi con nuôi ≤4 tháng tuổi.


+ Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.
- Người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội từ 6 tháng trở lên trong thời
gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.


2. Thời gian hưởng:


Quỹ BHXH chi trả cho thời gian nghỉ của người lao động nghỉ hưởng trợ
cấp thai sản (<i>kể cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần).</i>


- Trong thời gian mang thai được nghỉ việc để đi khám thai năm 5 lần, mỗi
lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc người mang thai có bệnh lý
hoặc thai khơng bình thường thì được nghỉ 2 ngày cho mỗi lần khám thai.
- Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu Khi
sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết lưu:


+ 10 ngày nếu thai <1 tháng.
+ 20 ngày nếu thai từ ≥1- 3 tháng.
+ 40 ngày nếu thai từ ≥3- 6 tháng.
+ 50 ngày nếu thai từ ≥6 tháng.
- Thời gian hưởng chế độ khi sinh con



+ Điều kiện lao động bình thường: 4 tháng.


+ Điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, làm 3 ca; phụ cấp
KV hệ số ≥0,7; lực lượng vũ trang: 5 tháng.


+ Lao động tàn tận: 6 tháng


+ Trường hợp sinh đôi trở lên từ con thứ 2, cứ mỗi con được nghỉ thêm
30 ngày.


- Trường hợp sau khi sinh con mà con chết mẹ được nghỉ:


+ <60 ngày tuổi được nghỉ việc 90 ngày tính từ ngày sinh con.
+ ≥60 tuổi được nghỉ việc 30 ngày tính từ ngày con chết.


<i>Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy</i>
<i>định </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và </i>
<i>mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha hoặc </i>
<i>người trực tiếp ni dưỡng được hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ </i>
<i>4 tháng tuổi</i>.


- Trường hợp thực hiện các biện pháp tránh thai:
+ Khi đặt vòng tránh thai: 7 ngày.


+ Khi thực hiện biện pháp triệt sản: 15 ngày
3. Mức hưởng:



- Trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi bằng 2 tháng lương tối
thiểu chung cho mỗi con.


- Mức hưởng chế độ thai sản:


+ =100% mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo hiểm xã
hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc của người mẹ.


(<i>Trường hợp chỉ có người cha tham gia BHXH hoặc cả cha cả mẹ tham</i>
<i>gia nhưng người mẹ chết sau khi sinh thì mức hưởng tính trên cơ sở mức </i>
<i>bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH của người cha; trường </i>
<i>hợp chỉ có mẹ tham gia mà mẹ chết sau khi sinh thì mức hưởng tính trên cơ </i>
<i>sở mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng BHXH của người mẹ</i>)


+ Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng
bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động
không phải đóng bảo hiểm xã hội.


4. Thủ tục hồ sơ:
- Sổ bảo hiểm xã hội.


- Bản sao giấy chứng sinh hoặc bản sao giấy khai sinh của con hoặc giấy
chứng tử trong trường hợp sau khi sinh con mà con chết hoặc mẹ chết.
Trường hợp lao động nữ đi khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết
lưu, người lao động thực hiện các biện pháp tránh thai phải có giấy xác nhận
của cơ sở y tế có thẩm quyền; nhận ni con ni dưới 4 tháng tuổi phải có
chứng nhận theo quy định của pháp luật.


- Xác nhận của người sử dụng lao động về điều kiện làm việc đối với người
lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc


theo chế độ 3 ca; làm việc thường xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ
0,7 trở lên hoặc xác nhận của người sử dụng lao động đối với lao động nữ là
người tàn tật.


- Hàng quý (hoặc hàng tháng) người sử dụng lao động lập 02 bản danh sách
theo mẫu số C67a-HD kèm theo hồ sơ thai sản của từng người lao động nộp


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b> I. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản:</b>


Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các
điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 2 của Luật BHXH. cụ thể các điểm
như sau:


a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn,
hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;


b) Cán bộ, công chức, viên chức;


c) Cơng nhân quốc phịng, cơng nhân cơng an;


d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ
sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an
nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân
đội nhân dân, công an nhân dân.


II. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:


1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong
các trường hợp sau đây:



a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;


c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;


d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt
sản.


2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c ở trên phải đóng bảo
hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng
trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.


III. Thời gian hưởng chế độ khi khám thai:


Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám
thai năm lần, mỗi lần một ngày; trường hợp ở xa cơ sở y tế hoặc
người mang thai có bệnh lý hoặc thai khơng bình thường thì được
nghỉ hai ngày cho mỗi lần khám thai.


Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tính theo ngày làm việc
khơng kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.


VI. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai hoặc thai chết
lưu:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nghỉ việc hưởng chế độ thai sản mười ngày nếu thai dưới một tháng;
hai mươi ngày nếu thai từ một tháng đến dưới ba tháng; bốn mươi
ngày nếu thai từ ba tháng đến dưới sáu tháng; năm mươi ngày nếu
thai từ sáu tháng trở lên. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản
tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.



V. Thời gian hưởng chế độ khi sinh con:


1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo
quy định sau đây:


a) Bốn tháng, nếu làm nghề hoặc cơng việc trong điều kiện lao động
bình thường;


b) Năm tháng, nếu làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
và Bộ Y tế ban hành; làm việc theo chế độ ba ca; làm việc thường
xuyên ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên hoặc là nữ quân
nhân, nữ công an nhân dân;


c) Sáu tháng đối với lao động nữ là người tàn tật theo quy định của
pháp luật về người tàn tật;


d) Trường hợp sinh đơi trở lên, ngồi thời gian nghỉ việc quy định tại
các điểm a, b và c ở trên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con
được nghỉ thêm ba mươi ngày.


2. Trường hợp sau khi sinh con, nếu con dưới sáu mươi ngày tuổi bị
chết BHXHthì mẹ được nghỉ việc chín mươi ngày tính từ ngày sinh
con; nếu con từ sáu mươi ngày tuổi trở lên bị chết thì mẹ được nghỉ
việc ba mươi ngày tính từ ngày con chết, nhưng thời gian nghỉ việc
hưởng chế độ thai sản không vượt quá thời gian quy định tại khoản 1
Điều ; thời gian này khơng tính vào thời gian nghỉ việc riêng theo quy
định của pháp luật về lao động.



3. Trường hợp chỉ có cha hoặc mẹ tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả
cha và mẹ đều tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh
con thì cha hoặc người trực tiếp ni dưỡng được hưởng chế độ thai
sản cho đến khi con đủ bốn tháng tuổi.


4. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại các điểm 1, 2 và 3 ở
trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.


VI. Thời gian hưởng chế độ khi nhận nuôi con nuôi:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

VII. Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai:
1. Khi đặt vòng tránh thai người lao động được nghỉ việc bảy ngày.
2. Khi thực hiện biện pháp triệt sản người lao động được nghỉ việc
mười lăm ngày.


3. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại điểm 1 và
2 ở trên tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.


VIII. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi:


Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới
bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối
thiểu chung cho mỗi con.


Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh
con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu
chung cho mỗi con.


IX. Mức hưởng chế độ thai sản:



1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định, mức hưởng
bằng 100% mức bình qn tiền lương, tiền cơng tháng đóng bảo
hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.


2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian
đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử
dụng lao động khơng phải đóng bảo hiểm xã hội.


X. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con:


1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy
định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH khi có đủ các
điều kiện sau đây:


a) Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên;


b) Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm khơng có hại cho
sức khoẻ của người lao động;


c) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

XI. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản:


1. Lao động nữ sau thời gian hưởng chế độ thai sản theo quy định tại
Điều 30, khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật BHXH mà sức
khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ năm
ngày đến mười ngày trong một năm.


2. Mức hưởng một ngày bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu
nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại gia đình; bằng 40% mức


lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ tại cơ
sở tập trung.


<b>II – HỎI ĐÁP</b>



<b>Chế độ nghỉ thai sản của giáo viên lại trùng vào kỳ nghỉ hè?</b>
<b>giáo viên nghỉ thai sản nhưng lại trùng vào kỳ nghỉ hè, vậy có được trừ </b>
<b>thời gian nghỉ hè ra không, ( thời gian nghỉ lúc này theo cách hỏi: nghỉ </b>
<b>hè + thời gian nghỉ thai sản)</b>


Giáo viên là cán bộ, công chức và chế độ thai sản được qui định tại khoản 3
điều 9 Pháp lệnh cán bộ công chức 1998, sửa đổi bổ sung năm 2000 và
2003.


Bạn được nghỉ trước và sau khi sinh con , cộng từ 4 đến 6 tháng do Chính
phủ qui định. Nếu sinh đơi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con,
người mẹ được nghỉ thêm 30 ngày.


Nếu bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng 100%
tiền lương và được trợ cấp thêm một tháng lương, đối với trường hợp sinh
con lần thứ nhất, thứ hai.


Thời gian nghỉ hè khơng được tính vào chế độ thai sản..


(Các) nguồn


Pháp lệnh cán bộ, công chức năm 1998 được sửa đổi, bổ sung năm 2000 và
2003


Bộ luật lao động 1994 ( sửa đổi bổ sung các năm 2002, 2006, 2007)



</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>-2009. Như vậy thời gian nghỉ chế độ của tơi là tháng 4,5,6,7 có</b>
<b>đúng khơng? Tơi có được nghỉ thêm 2 tháng của dịp nghỉ hè</b>
<b>không? Và tôi được hưởng những quyền lợi như thế nào?</b>


<b>Ths Luật Đinh Thế Hưng</b> - - trả lời ngày <b>17/3/09</b>


Theo quy định tại điều 31 Luật BHXH, bạn được nghỉ sinh con với thời gian là 4
tháng (nếu làm việc trong điều kiện bình thường). Thời gian này có thể trước
hoặc sau khi sinh.


Thời gian nghỉ sinh con không bao gồm thời gian nghỉ hè. Do vậy, bạn được nghỉ
thêm cả hai tháng hè.


<b>Mong luật sư giúp đỡ: Vợ tôi là nhà giáo, đã cơng tác 11 năm </b>
<b>trong ngành, đóng BHXH 10 năm, vừa qua vợ tôi sinh cháu thứ </b>
<b>2 vào tháng 9/2011, hiện nay vợ tôi đang hưởng lương bậc 3, hệ </b>
<b>số 2.72, khu vực 0.3, thời gian nghỉ hộ sản là 4 tháng 5 ngày, vậy</b>
<b>theo luật BHXH thì vợ tơi được nhận số tiền là bao nhiêu, cách </b>
<b>tính như thế nào, và 5 ngày nghỉ dưỡng sức hưởng 25% lương </b>
<b>chính. Xin luật sư chỉ giúp. Cảm ơn nhiều. </b>


4 tháng nghỉ thai sản theo quy định, vợ anh được hưởng 100% lương bình
qn tiền lương, tiền cơng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi
nghỉ thai sản. Nghĩa là, ví dụ 6 tháng lương trước, vợ anh đóng bảo hiểm xã hội
theo mức lương trung bình 3 triệu/ tháng. Thì trong 4 tháng nghỉ thai sản, lương
của vợ anh là 3 triệu.


Ngoài ra, vợ anh cũng được hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh là bằng 2 tháng
lương tối thiểu chung.



Đối với 5 ngày nghỉ dưỡng sức sau khi sinh thì một ngày được tính bằng
25% lương tối thiểu chung nếu nghỉ tại nhà, và nếu nghỉ tại cơ sở tập trung thì
được 40% lương tối thiểu chung.


<b> Tôi muốn hỏi 4 tháng lương hưởng thai sản là tổng </b>


<b>lương hay là lương tối thiểu.</b>


Tùy vào việc vợ anh đóng bảo hiểm dựa trên tổng số lương hay đóng trên lương
tối thiểu chung của 6 tháng trước đó.


Nếu vợ anh đóng bảo hiểm trên tổng lương nhận được thì 4 tháng lương
hưởng thai sản tính theo mức TB của tổng lương 6 tháng đóng bảo hiểm liền kề
trước đó.


Nếu vợ anh đóng bảo hiểm dựa trên lương tối thiểu thì sẽ tính theo lương
tối thiểu.


<b>Xin chào luật sư!</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>từ tháng 9/2011 - 12/2011 sau đó lại nghỉ. Bây giờ vợ tơi đang </b>
<b>dạy ở...1 trường khác nữa nhưng chỉ là dạy hợp đồng, cơ kế </b>
<b>tốn ở trường bảo là dạy có vài tháng thơi khỏi đóng bhxh nha, </b>
<b>vợ tơi đồng ý vì nghĩ là dạy hợp đồng chắc cũng chả có chế độ </b>
<b>thai sản gì đâu. Nay vợ tơi sắp sinh, dự sinh là cuối tháng 6 </b>
<b>hoặc đầu tháng 7. Tôi đọc được luật bhxh là chỉ cần mình đóng </b>
<b>đủ 6 tháng trong vịng 1 năm trước khi sinh là sẽ được hưởng </b>
<b>chế độ thai sản. Tơi nhẩm tính thì vợ tơi đóng cũng đủ 6 tháng </b>
<b>(từ tháng 7-tháng 12) nếu vợ tôi sinh cuối tháng 6, nhưng nếu </b>


<b>vợ tơi sinh vào 1/7/2012 thì khơng biết bhxh có tính là 6 tháng </b>
<b>hay khơng hay là 5 tháng (8/2011-12/2011)?</b>


<b>Tôi cũng xin hỏi thêm là mình nhận tiền trợ cấp thai sản ở đâu? </b>
<b>và thủ tục như thế nào?</b>


<b>Xin chân thành cảm ơn!</b>


Chào bạn, nếu sinh em bé vào ngày 01/07/2012 thì 12 tháng trước
khi sinh là từ tháng 7/2011 đến tháng 6/2012.


Xin cám ơn bạn, nhưng mình đọc được 1 bài viết có trường hợp chị
kia sinh vào 22/06/2010 thì cơ quan bảo hiểm xét thời gian 1 năm là
từ tháng 7/2009 - 6/2010.



/>


Vì vậy nên mình mới quan tâm đến cách tính của cơ quan bảo hiểm.
Nếu vợ mình sinh sau 30/6 thì có nguy cơ khơng được trợ cấp


Chào bạn, bài viết kia nói đúng rồi.


Cách tính ở đây là nếu sinh con trước ngày 15 thì tháng đó khơng
được tính vào "12 tháng trước khi sinh".


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×