Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

de va dap an HSG nghe an mon su 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.9 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>SỞ GD&ĐT NGHỆ AN</b> <b>KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS</b>
<b>NĂM HỌC 2011 – 2012</b>


<b>Môn thi: LỊCH SỬ - BẢNG A</b>
<i>Thời gian làm bài: 120 phút</i>
<b> </b>


<b>Câu 1</b> (6,0 điểm):


Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai:


a. Hãy trình bày sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản.
b. Nguyên nhân của sự phát triển “thần kỳ” đó?


<b>Câu 2</b> (14,0 điểm): Phong trào cách mạng 1930-1931:


a. Nêu hoàn cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử của phong trào.


b. Vì sao nói Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng
1930-1931?


c. Nghệ An kỷ niệm Xô Viết Nghệ - Tĩnh vào thời gian nào? Hãy kể tên 4 di
tích lịch sử đã được xếp hạng có liên quan đến Xô Viết Nghệ - Tĩnh ở Nghệ An
mà em biết.


<b>... Hết ...</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>SỞ GD&ĐT NGHỆ AN</b> <b>KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS</b>
<b>NĂM HỌC 2011 – 2012</b>


<b>HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC</b>


<b>Mơn: LỊCH SỬ – BẢNG A</b>


<b> </b><i>(Hướng dẫn chấm gồm có 5 trang)</i>


<b>CÂU</b> <b>NỘI DUNG</b> <b>ĐIỂM</b>


<b>Câu 1</b> <b>Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai:</b>


<b>a. Hãy trình bày sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh</b>
<b>tế Nhật Bản.</b>


<b>b. Nguyên nhân của sự phát triển “thần kỳ” đó?</b>


<b>6,0 đ</b>


<b>a.</b> <b>Sự phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản</b> <b>4,75 đ</b>


Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản bị
tàn phá hết sức nặng nề. Nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng,
lương thực khan hiếm, lạm phát nặng nề


0,25đ


Trong bối cảnh đó, Nhật Bản đã thực thi nhiều cải cách
tiến bộ: cải cách ruộng đất , xóa bỏ chủ nghĩa quân phiệt, ban
hành các quyền tự do dân chủ..


Những thay đổi đó đã tạo động lực cho Nhật Bản phục hồi
lại nền kinh tế của mình



0,25đ


0,25đ
Tuy nhiên trong giai đoạn từ 1945-1950, nền kinh tế Nhật


Bản phục hồi một cách chậm chạp, Nhật Bản phải nhận viện trợ
của Mỹ


0,25đ


Năm 1950, khi Mỹ thực hiện chiến tranh ở Triều Tiên và
sau đó là chiến tranh Việt Nam, Nhật Bản đã biết cơ hội khi
nhận được các đơn đặt hàng để sản xuất vũ khí cho Mỹ. Cơ hội
đó đã tạo điều kiện cho kinh tế Nhật Bản đạt được đà tăng
trưởng kinh tế một cách mạnh mẽ


0,5đ


Bước sang những năm 60 của thế kỷ XX, Nền kinh tế
Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng một cách “thần kỳ”. Sự tăng
trưởng “thần kỳ” đó đã đưa Nhật Bản vượt qua các nước Tây
Âu, vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản chủ nghĩa.
Cụ thể:


0,5đ


Nếu như năm 1950, tổng sản phẩm quốc dân của nền kinh
tế Nhật Bản chỉ mới đạt 20 tỷ USD thì đến năm 1968 đã đạt 183
tỷ USD, với tổng sản phẩm quốc dân đó, nền kinh tế Nhật Bản
đã vươn lên vị trí thứ hai, chỉ đứng sau Mỹ.



0,5đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đến 1960, tốc độ tăng trưởng của ngành công nghiệp Nhật Bản là
15%/năm, bước sang những năm từ 1961 đến 1970, đạt tỷ lệ
tăng trưởng là 13,5%.


Về nông nghiệp, mặc dù điều kiên thiên nhiên về khí hậu,
đất đai khơng thuận lợi, nhưng nhờ áp dụng mạnh mẽ các thành
tựu khoa học, do đó đến thời điểm năm 1967-1969, Nhật Bản đã
tự túc được 80% nhu cầu về lương thực, 2/3 nhu cầu về thịt, sữa,
nghề đánh cá phát triển. chỉ đứng sau Pê ru.


0,25đ


Với sự phát triển đó, năm 1990, thu nhập bình quân đầu
người của người dân Nhật Bản đã đạt 23796 USD/người, mức
thu nhập này đã vượt qua Mỹ và chỉ đứng sau Thụy Sĩ.


0,5đ


Từ thập niên 70 của thế kỷ XX, Nhật Bản đã trở thành
một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới.


0,5đ
Như vậy chỉ trong vòng một thời gian ngắn, từ một đất


nước đổ nát hoang tàn sau chiến tranh, Nhật Bản đã vươn mình
trỗi dậy, tạo nên bước phát triển của nền kinh tế một cách “thần
kỳ”, đó là điều mà khơng phải quốc gia nào cũng có thể làm được.



0,5đ


<b>b.</b> <b>Nguyên nhân của sự phát triển</b> <b>1,25 đ</b>


Về khách quan:


Thời kỳ sau chiên tranh, nền kinh tế và khoa học kỹ thuật
của thế giới đạt được được sự phát triển một cách mạnh mẽ, yếu
tố thuận lợi đó đã tác động tích cực vào nền kinh tế Nhật Bản.


0,25đ


Về chủ quan:


Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống giáo dục quý
báu, đó là truyền thống sẵn sàng tiếp thu các giá trị tiến bộ trên
thế giới để vận dung vào đất nước mình, trên cơ sở tơn trọng giá
trị của dân tộc.


0,25đ


Các xí nghiệp, cơng ty, nhà máy của Nhật Bản có một hệ
thống quản lý khoa học, đạt hiệu quả cao.


0,25đ
Chính quyền nhà nước của Nhật Bản đã đề ra được các


chiến lược kinh tế một cách hợp lý, biết nắm bắt cơ hội và điều
tiết cần thiết để làm cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ.



0,25đ


Người dân lao động Nhật Bản được đào tạo một cách bài
bản, chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù, siêng năng, sáng tạo, kỷ
luật trong lao động, tiết kiệm trong cuộc sống.


0,25đ


<b>Câu 2</b> <b>Phong trào cách mạng 1930-1931.</b>


a. Nêu hoàn cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử của phong trào.
b. Vì sao nói Xơ Viết Nghệ - Tỉnh là đỉnh cao của phong
trào cách mạng 1930-1931?


c. Nghệ An kỷ niệm Xô Viết Nghệ - Tĩnh vào thời gian
nào? Hãy kể tên một 4 di tích lịch sử đa được xếp hạng có liên


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

quan đến cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh ở Nghệ An mà em biết.


<b>a.</b> <b>Nêu hoàn cảnh, diễn biến và ý nghĩa lịch sử của phong</b>
<b>trào.</b>


<b>10,0 đ</b>


<b>Hoàn cảnh lịch sử</b> <b>1,5 đ</b>


<b>Thế giới</b>


Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 đã làm cho nền kinh


tế các nước tư bản lâm vào khủng hoảng trầm trọng, trong đó có
nước Pháp


0,25đ


Khủng hoảng kinh tế tiếp tục ảnh hưởng đến các nước


thuộc địa, trong đó có Việt Nam 0,25đ


<b>Trong nước</b>


Sản xuất bị đình đốn, cơng nghiệp, thủ cơng nghiệp bị phá
sản. Công nhân thất nghiệp, nông dân tiếp tục bị bần cùng hóa.,.


0,25đ
Pháp tăng cường sự vơ vét, bóc lột, đàn áp, điều đó càng


làm cho nhân dân thêm lòng căm thù.


0,25đ
Ngày 3/2/1930, Đảng CS Việt Nam ra đời, đã góp phần cổ


vũ mạnh mẽ nhân dân ta đứng dậy đấu tranh 0,5đ


<b>Diễn biến</b> <b>6,0 đ</b>


Từ năm 1929, phong trào đấu tranh đã bùng nổ trên cả 3
miền Băc-Trung-Nam và đến 1930 đã phát triển mạnh mẽ với
đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh



0,25đ


Tháng 2 năm 1930, 3000 công nhân cao su Phú Riềng bãi công 0,5đ


Tháng 4/1930: Các cuộc bãi công của công nhân Nam
Định, Hải Phịng, Bến Thủy, Dầu Tiếng, Bình Dương… liên tiếp
nổ ra. Nơng dân các địa phương Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An,
Hà Tĩnh...nổi dậy đấu tranh. Cờ đỏ búa liềm xuất hiện nhiều nơi.


0,75đ


Phong trào đặc biệt lên mạnh trong tháng 5. Kỷ niệm ngày
QTLĐ 1/5/1930, lần đầu tiên trong lịch sử, công nhân và nhân
dân lao động Đông Dương, trong đó có Việt Nam đã bày tỏ tinh
thần đồn kết QT vô sản


0,5đ


Từ thành phố, đến nông thôn, công nhân, nông dân tiến
hành rải truyền đơn, trương biểu ngữ, tiến hành bãi công, biểu
tinh một cách rầm rộ.


0,5đ


<b>Tiểu biểu:</b>


Công nhân: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Hòn Gai,
Cẩm Phả, Bến Thủy, Sài Gịn-Chợ Lớn...


0,5đ


Nơng dân: Các địa phương Thái Bình, Hà Nam, Nam


Định, Thái Bình, Nghệ An, Quảng Ngãi, Bình Định và hầu hết
các tỉnh Nam Kỳ nổi dậy đấu tranh.


0,5đ


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

bùng nổ của công nhân và nông dân trên địa bàn cả nước.


Trong tháng 9, phong trào tiếp tục dâng cao, đặc biệt là ở
Nghệ An và Hà Tĩnh. Từ tháng 9/1930, phong trào đấu tranh
bùng phát mạnh ở Nghệ an và Hà Tĩnh, các cuộc đấu tranh tại
đây ngày càng quyết liệt, trở thành một cao trào mạnh mẽ với
các hình thức tuần hành thị uy, biểu tình có vũ trang tự vệ, tấn
cơng trụ sở chính quyền địch


0,5đ


Tiêu biểu là cuộc biểu tình diễn ra ngày 12/9/1930 của
nơng dân Hưng Nguyên, cuộc biểu tình bị thực dân Pháp đàn áp
đẫm máu làm 217 người chết, 125 người bị thương’


0,5đ


Không run sợ trước sự đàn áp dã man của kẻ thù, nông
dân Nghệ An, Hà Tĩnh tiếp tục nổi dậy, tấn công nhà lao, đốt
phá phủ huyện...


0,5đ



Trước cao trào đấu tranh, chính quyền địch tan rã ở nhiều
nơi, trong tình hình đó, cấp ủy Đảng đã lãnh đạo nhân dân đứng
lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa
phương, làm chức năng của chính quyền theo hình thức Xơ viết


0,5đ


Thực dân Pháp và chính quyền phong kiến thẳng tay đàn
áp phong trào cách mạng, Từ nửa sau năm 1931, phong trào đấu
tranh càng giảm dần và bước vào thời kỳ thoái trào.


0,25đ


<b>Ý nghĩa</b> <b>2,5 đ</b>


Thể hiện tinh thần yêu nước, đấu tranh anh dũng bất khuất
của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng.


0,5đ
Khẳng định đường lối đấu tranh đúng đắn, vai trò lãnh đạo


của Đảng ta.


0,5đ
Qua phong trào, khối liên minh cơng nơng bước đầu được


hình thành.


0,5đ
Bước đầu xác lập mối quan hệ đoàn kết quốc tế giữa cách



mạng Việt Nam với phong trào cách mạng thế giới.


0,5đ


Là cuộc tổng diễn tập cho C/M tháng Tám sau này 0,5đ


<b>b.</b> <b>Vì sao nói Xơ Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong</b>
<b>trào đấu tranh 1930-1931?</b>


<b>2,5 đ</b>
<b>Quy mô</b>


Cao trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh diễn ra trên 1 địa bàn rộng
lớn từ nông thôn đến thành thị của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh.


0,5đ
Có nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra trong cao trào Xô Viết


Nghệ - Tĩnh, lơi cuốn hàng chục vạn người tham gia.


0,5đ


<b>Tính chất:</b>


Các cuộc đấu tranh trong phong trào Xô Viết Nghệ - Tĩnh
diễn ra một cách quyết liệt mang tính chất một mất một cịn giữa
ta và địch, có sự phối hợp giữa đấu tranh chính trị với đấu tranh


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

vũ trang, đấu tranh một cách triệt để, lật đổ chính quyền đich,


thành lập chính quyền ccách mạng.


<b>Kết quả</b>


Xơ Viết Nghệ Tĩnh đã đâp tan chính quyền địch, thành lập
chính quyền cách mạng


0,5đ
Đảng đã tích lũy được những bài học kinh nghiệm quý


báu từ cao trào đấu tranh của nhân dân Nghệ Tĩnh 0,5đ


<b>c.</b> <b>Nghệ An kỷ niệm Xô Viết Nghệ - Tĩnh vào thời gian</b>
<b>nào? Hãy kể tên 4 di tích lịch sử đã được xếp hạng có liên</b>
<b>quan đến Xô Viết Nghệ - Tĩnh ở Nghệ An mà em biết.</b>


<b>1,5 đ</b>


Nghệ An kỷ niệm ngày Xô Viết Nghệ - Tĩnh vào ngày
12/9, đó là ngày diễn ra cuộc biểu tình của nơng dân Hưng
Ngun.


Kể tên 4 di tích lịch sử: Thí sinh kể được tên các di tích
sau đây, kể đúng 1 di tích được 0,25đ


- Nghĩa trang liệt sỹ Thái Lão, huyện Hưng Nguyên
- Đình Võ Liệt, huyện Thanh Chương


- Cụm di tích Bến Thủy, (Cồn Mơ, Ngã ba Bến Thủy)
thành phố Vinh.



- Cum di tích “Làng đỏ” ở Hưng Dũng (Đình Trung, cây
sanh chùa Nia, dặm mụ Ni) thành phố Vinh.


- Nghĩa trang liệt sỹ Xô Viết Nghệ - Tĩnh, hy sinh ngày
7/11/1930 huyện Diễn Châu.


- Nhà cụ Vi Văn Khang và cây đa Cồn Chùa ở Môn Sơn,
huyện Anh Sơn


- Đình Lương Sơn xã Bắc Sơn, huyện Đô Lương.


- Đài tưởng niệm 72 liệt sỹ Xô Viết Nghệ - Tĩnh xã Mỹ
Thành, huyện Yên Thành


0,5đ


1,0đ


<b>Ghi chú: Bài làm của học sinh phải được trình bày một cách logic, văn phong</b>
<i>diễn đạt hợp với một bài viết lịch sử, đảm bảo tính mỹ thuật thì mới đạt điểm tối đa.</i>


</div>

<!--links-->

×