Tải bản đầy đủ (.pdf) (40 trang)

Giáo trình Kỹ thuật chụp ảnh (Ngành: Thiết kết và quản lý website-Trung cấp) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 40 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT TP.HCM


GIÁO TRÌNH

KỸ THUẬT CHỤP ẢNH
NGÀNH: THIẾT KẾ & QUẢN LÝ WEBSITE
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP

GIẢNG VIÊN: NGUYỄN THỊ THANH GIANG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2020


MỤC LỤC
1. Bài 1: Sơ lược về nhiếp ảnh ........................................................................................ 5
2. Bài 2: Căn bản về nhiếp ảnh ....................................................................................... 8
3. Bài 3: Máy ảnh kỹ thuật số ....................................................................................... 12
4. Bài 4: Ống kính ......................................................................................................... 16
5. Bài 5: Các chế độ chụp ảnh ....................................................................................... 25
6. Bài 6: Bố cục ............................................................................................................. 28
7. Bài 7: Đường nét và biểu cảm trong nhiếp ảnh ........................................................ 35
8. Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 40

2


MỤC LỤC HÌNH ẢNH

3




LỜI NÓI ĐẦU
Nhiếp ảnh lấy từ thời gian ra một thoáng chốc và thay đổi cuộc sống bằng cách cầm
giữ cái thoáng chốc ấy.
DOROTHEA LANGE (1895-1965) – nữ nhiếp ảnh gia Mỹ.
Dù mang hình thù, kiểu dáng nào đi nữa, máy ảnh số thực chất chỉ là một chiếc máy
tính có ống kính khơng hơn khơng kém. Song song với việc sở hữu dễ dàng thì cơng
nghệ lại biến máy ảnh số thành một thứ sản phẩm phức tạp đối với nhiều người vì
tích hợp trong chiếc máy là q nhiều lựa chọn lập trình sẵn. Những tiện nghi cơng
nghệ khiến ta dễ quên rằng đằng sau chiếc máy ảnh là những gì khơng thể lập trình.
Chiếc máy ảnh khơng tạo được một chút khác biệt nào. Tất cả những gì chúng ta
làm là ghi nhận những gì ta đang nhìn thấy. Nhưng ta phải NHÌN THẤY.
ERNST HAAS (1921-1986) – nhiếp ảnh gia Áo.

4


BÀI 1 :
SƠ LƯỢC VỀ NHIẾP ẢNH
*Mục đích:
- Ghi nhận lại một số thể loại nhiếp ảnh qua các thời kỳ và các loại máy ảnh
qua các thời kỳ.
1.1.Nhu cầu ghi nhận và lưu trữ hình ảnh :
Từ thời tiền sử, con người đã có nhu cầu ghi nhận lại những hình ảnh mà họ
thấy được trước thiên nhiên trong sinh hoạt trong các nghi lễ quan trọng, bởi họ
hiểu giá trị của hình ảnh rất quan trọng cho nhu cầu thơng tin lưu trữ qua nhiều thế
hệ thậm chí qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Qua đó, con người khơng những lưu giữ những hình ảnh hiện thực mà cịn
thể hiện những hình ảnh từ trí tưởng tượng và cả những ước mơ.

1.2. Sự ra đời và phát triển của nhiếp ảnh :
Trước Công nguyên, người Trung Quốc và Hy Lạp đã khám phá ra những
nguyên tắc cơ bản về quang học và kỹ thuật ghi nhận hình ảnh.
Giữa thế kỷ XV, nhà danh họa Léonard de Vinci đã ứng dụng nguyên tắc “hộp
tối” để ghi nhận hình ảnh trong q trình thực hiện những bức tranh của ơng thay
cho công đoạn phác thảo.
1.3. Những bước phát triển của nghệ thuật nhiếp ảnh
Cùng với thời gian, nhiếp ảnh được ứng dụng trong nhiều khía cạnh của đời
sống. Trong khi tính chân thật được tơn vinh trong báo chí, nhu cầu khám phá cái
đẹp vốn dĩ là một thiên tướng của con người. Khi những hiệu ứng về nguồn sáng,
ánh sáng được khai thác khi chụp ảnh, những tiến bộ về quang học được ứng dụng
để sản xuất những ống kính với nhiều tiêu cự khác nhau thì các nhà mỹ học đã hiểu
ra rằng, nhiếp ảnh qua chiếc máy chụp là một phương
tiện tuyệt vời để thể hiện những rung cảm thơng qua
nghệ thuật tạo hình, khai thác ánh sáng để hình thành
một mơn nghệ thuật mới mẻ nhưng vơ cùng hấp dẫn,
đó là nghệ thuật nhiếp ảnh.

5


1.4. Nhiếp ảnh trong đời sống đương đại:
Ngày hôm nay,
nhiếp ảnh không thể thiếu
trong đời sống, sinh hoạt
của con người, trong chúng
ta khơng ít người đã từng
bồi hồi xúc động trước
những bức ảnh mà ta được
chụp từ “ngày xưa“ đầy ắp

kỷ niệm hoặc trước những
bức ảnh chụp những người
thân yêu từ xa gửi về hoặc
lâu ngày không gặp. Qua
những bức ảnh những quá
khứ, con người như sống
động trở lại, làm cho “thời
gian dừng lại” đó là những
giá trị vơ song của nhiếp
ảnh.
Ngày
nay,
nếu
khơng có nhiếp ảnh cuộc
sống sẽ ”thiếu thốn” như
thế nào (Ví dụ một đám
cưới mà khơng được chụp
hình thì buồn biết bao!
Hoặc trên mặt báo bỗng
nhiên khơng cịn hình ảnh,
trang báo sẽ tẻ nhạt đến
dường nào!) cũng như
những công nghệ hình ảnh
khác khơng thể tách rời
khỏi nhiếp ảnh.
Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã khiến nhiếp ảnh càng ngày càng
trở nên phổ cập trong cuộc sống hơn.

Biển Ninh Thuận


Biển Côn Đảo
6


7


Bài 2:
CĂN BẢN VỀ NHIẾP ẢNH
* Mục đích:
- Phân loại các máy ảnh chụp phim và tìm hiểu về cấu trúc máy ảnh SLR và
những điều cần biết về máy ảnh đơn giản.
2.1. Nguyên lý quang học
2.1.1.Nguyên lý hộp đen:
Trong mơi trường khơng khí đồng
nhất, ánh sáng sẽ truyền theo đường thẳng.
Một vật thể được nhìn thấy khi nó phát
ra ánh sang hoặc phản chiếu ánh sáng từ một
hay những nguồn sáng chiếu lên nó.
Hộp đen là một chiếc hộp được thiết
kế như một hình lập phương kín, một bề mặt
đục lỗ tròn nhỏ và mặt đối diện được dán
một lớp giấy kiếng mờ hoặc gắn một miếng
kín đục. Khi ánh sáng đi từ chủ đề sẽ chui
qua lỗ tròn và ảnh của chủ đề sẽ hiện trên
kính mờ của mặt đối diện.
2.2.2.Một máy ảnh đơn giản:
Hình ảnh ghi bằng hộp đen thường
không được sắc nét hoặc tối đi (khi lỗ trịn
càng lớn ảnh càng khơng rõ nét). Do vậy, khi

đặt vào lỗ trịn đó một thấu kính hội tụ có thể
thay đổi độ lớn nhỏ để ảnh được rõ hơn.
2.2. Máy ảnh chụp phim
2.2.1. Phân loại
2.2.1.1.Phân loại theo cách sử dụng phim:
Loại sử dụng phim 35mm. Loại này nhỏ gọn thông dụng giá thành vừa phải
Loại sử dụng phim cuộn khổ lớn 70mm (phim 120): loại máy lớn, chất lượng
cao, nhà nghề, giá thành khá cao.
Loại sử dụng phim cuộn khổ lớn 70mm (phim 120): loại máy lớn, chất lượng
cao, nhà nghề, giá thành khá cao.
2.2.1.2. Phân loại ứng dụng quang học:
Loại máy khung ngắm thẳng : khung ngắm trực tiếp, sáng, nhưng hệ thống lấy
nét phức tạp, hình ảnh qua khung ngắm và hình ảnh nhận được trên phim ít nhiều có
độ lệch về góc nhìn (tùy theo nhà sản xuất). Hiện nay, cịn rất ít hãng máy ảnh sản
xuất máy ảnh loại này ngoại trừ một số máy nghiệp dư tự động lấy nét.
8


Loại máy khung ngắm qua ống kính (SLR – Single Lens Reflex): hình ảnh qua
khung ngắm và hình ảnh ghi lại từ ống kính hồn tồn giống nhau, có thể thay đổi
ống kính dễ dàng.
2.2.2. Cấu trúc máy ảnh chụp phim loại SLR (Single Lens Reflex):

2.2.3. Thân máy:
Thân máy ảnh, được hình thành từ nguyên tắc hộp tối, ban đầu thuần túy là
một hệ thống được vận hành theo những ứng dụng cơ học gồm những bộ phận lên
phim (bằng tay hoặc tự động), màn trập và ổ màn trập, riêng một số máy ảnh có ống
kính khơng tháo rời được thì màn trập và ổ màn trập có thể được thiết kế chung trên
phần ống kính. Sau đó, thân máy được bổ sung thêm những bộ phận quang điện tử
để thuận tiện trong việc cân chỉnh nội dung ánh sáng và độ sáng.

*Tốc độ màn trập:
Để chụp ảnh tốt, chúng ta cần hiểu rõ về tốc độ màn trập. Màn trập như một
cánh cửa của một phòng tối và bên ngoài là trời sáng, khi mở cửa ánh sáng sẽ tràn
vào và nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào thời gian mở cửa lâu hay mau.

9


Trong máy ảnh, màn trập là miếng vải đen hay những miếng kim loại (thép,
Titan) mỏng màu đen được thiết kế nằm giữa ống kính và phim. Thời gian mở cửa
màn trập gọi là tốc độ màn trập được thể hiện bằng những chỉ số như :..B-1-2-3-815-30-60-125-500-1000-2000-4000…T, những chỉ số tốc độ màn trập đó biểu thị
thời gian ánh sáng từ chủ đề được chụp ghi vào mặt phim.

2.2.4. Phim
2.2.4.1. Cấu tạo:
Phim được cấu tạo bằng nhiều
lớp, trải trên một bề mặt bằng nhựa
trong suốt. Với phim trắng đen, lớp
nhũ tương có cơng dụng ghi nhận
hình ảnh là một lớp dung dịch keo
chứa những hạt Nitrate Bạc, lớp
chống lóe thường có màu xanh tím
có tác dụng chống lại sự phản xạ ánh
sáng giữa các lớp. Với phim màu,
gồm 3 lớp nhũ tương riêng biệt để
ghi nhận 3 màu căn bản: đỏ, xanh lá,
xanh lơ. Ngồi ra, cịn lớp chống lóe
và trên cùng là lớp bảo vệ hạn chế
nấm mốc và trầy xước.
10



2.2.4.2. Kích cỡ:
Gồm 3 loại cơ bản là phim cuộn 35mm – phim 135 (có khung phim tiêu chuẩn
là 24mm x 36mm), phim cuộn 70mm – phim 120 (có những khung phim tiêu chuẩn
6 x 4,5cm; 6x6cm; 6x7cm; 6x9cm). Trước kia cịn có những loại phim ít thơng dụng
như phim 16mm, phim ÁP 21mm, phim Cardrix nay khơng cịn sản xuất.
2.2.4.3. Độ nhạy
Chỉ số được dùng để xác định độ bắt sáng của phim được viết tắt phổ thông là
ISO (ký hiệu ASA và DIN khơng cịn thơng dụng), chỉ số ISO càng lớn, phim có độ
bắt sáng càng nhạy, những chỉ số ISO: 25-50-100-200-400-800-1600-3200 thơng
dụng nhất là phim có độ nhạy 100-200-400- ISO

11


Bài 3:
MÁY ẢNH KỸ THẬT SỐ
* Mục đích:
- Thực hiện tìm hiểu cơng dụng của các bộ phận của máy ảnh kỹ thuật số và làm
quen cách bố trí các nút chức năng trên một máy ảnh thông thường, liệt kê những
ưu và nhược điểm của máy ảnh KTS.
3.1. Máy ảnh kỹ thuật số
3.1.1. Bộ phận cảm biến (Sensor):
Đây là bộ phận rất quan trọng của máy
ảnh KTS, là bộ phận ghi nhận hình ảnh thay
cho phim nhựa truyền thống. Được chế tạo bởi
một tổ hợp gồm rất nhiều các Diod cảm quang,
đa số các nhà sản xuất dung công nghệ CCD
(Charge – Coupled – Devices), một số khác

dùng công nghệ CMOS (Active pixel sensors).
Bộ cảm biến có kích thước càng lớn, dung
lượng mỗi file ảnh sẽ lớn và cho chất lượng ảnh càng cao.
3.1.2. Điểm ảnh (Pixel):
Là thành phần nhỏ nhất để hiển thị hình ảnh
KTS. Độ nét và dung lượng hình ảnh
3.1.3. Độ phân giải của máy ảnh:
Đó là số lượng điểm ảnh (pixel) tối đa mà máy
ảnh có thể chứa trên một file ảnh. Kích thước của bộ cảm biến liên quan trực tiếp
đến độ phân giải của máy ảnh, điểm ảnh hữu dụng càng
lớn khi kích thước bộ cảm biến càng lớn. Thường độ phân
giải của một máy ảnh KTS được hiển thị ngay trên thân
máy.
Để có hình ảnh với độ phân giải như phim truyền
thống, máy ảnh KTS cần có độ phân giải trên
18Megapixel và khi đó kích cỡ của bộ cảm biến đạt được
bằng khung phim (Full Frame) 35mm là 24mmx36mm.
*Lưu ý :
Khi một máy ảnh KTS có kích thước của sensor
khơng bằng kích cỡ phim truyền thống (24x36mm) thì tiêu cự ống kính khi sử dụng
sẽ được tính tùy thuộc vào kích cỡ (đường chéo) của sensor.
3.1.4. Dung lượng File ảnh:
Đó là số điểm ảnh (pixel) chứa trong một file ảnh, số lượng điểm ảnh càng
nhiều, ảnh càng phóng lớn được hơn.
- Độ phân giải của một máy ảnh KTS chính là dung lượng tối đa của một ảnh
mà máy có thể đạt tới.
12


Trong máy ảnh KTS, người sử dụng có thể chọn nhiều dung lượng khác nhau

cho chất lượng của file ảnh và được hiển thị bằng các ký tự S, M, L (Small,
Medium, Large) hoặc kèm theo cả số điểm ảnh.
3.1.5. Định dạng file ảnh:
Những máy ảnh KTS xử lý và lưu trữ hình ảnh tùy theo nhu cầu với các định
dạng đuôi của các files dữ liệu theo các đuôi TIFF hoặc JPEG.
- Đuôi RAW: Đuôi ảnh đặc trưng cho các máy nhà nghề, đây là một dạng
ảnh đuôi thô, máy ảnh chỉ lưu lại dữ liệu đầu vào mà hồn tồn khơng can thiệp vào
các dữ liệu đó. Đi RAW luôn cho dung lượng ảnh cao nhất của một máy ảnh
KTS.
- Đuôi TIFF: Đuôi ảnh đã xử lý một phần các dữ liệu, dung lượng ảnh lớn
(tương đương đuôi Raw), chất lượng hình ảnh tốt.
- Đi JPEG: Đi ảnh đã xử lý và nén các dữ liệu, có dung lượng từ nhỏ
đến lớn (S, M, L), chất lượng hình ảnh có bị giảm thiểu một phần, tiện lợi để lưu trữ
và chuyển giao các file ảnh. Đa số những máy compact thường chỉ định dạng JPEG
mà thôi.
3.1.6. Cân bằng trắng (White Banlance):
Khi bộ cảm biến ghi nhận ánh sáng từ vật thể chụp, ánh sáng sẽ được xử lý
thành 3 màu là : đỏ - xanh lá – xanh lơ sau đó được phối hợp lại để có màu của vật
thể.
* Các chế độ cân bằng trắng:
Đó là cơ chế hiệu chỉnh màu sắc mà hầu hết các máy KTS đều phải có, nó cho
phép người sử dụng chọn lựa các chế độ cân bằng màu sắc (khống chế độ áp sắc do
môi trường chụp) để màu sắc của hình ảnh được trung thực.
Thơng thường có những chế độ cân bằng như sau :
+ Cân bằng tự động : Ký hiệu AWB (Auto White Balance), hiệu quả màu sắc
tốt trong trường hợp ánh sáng ngoài trời, tốt tương đối trong những trường hợp
khác. Đây cũng là chế độ cân bằng trắng được sử dụng phổ biến nhất.
+ Chuyên dụng cho ánh sáng trời : Ký hiệu mặt trời – Dirrect Sunli
+ Chuyên dụng cho trời râm mát: Ký hiệu căn nhà có bóng râm – Shade
+ Chuyên dụng cho trời u ám : Ký hiệu đám mây – Cloudy

+ Chuyên dụng cho đèn flash. Ký hiệu tia điện xẹt – Flash
+ Chuyên dụng cho ánh sáng đèn vàng. Ký hiệu bóng đèn trịn Incandescent
+ Chun dụng cho bóng đèn neon. Ký hiệu bóng đèn dài – Fluorescent
3.1.7. Những vấn đề khác:
Tùy theo mỗi dòng máy ảnh KTS, nhà sản xuất có thể cài đặt rất nhiều những
chức năng khác như :
13


+ Chế độ chụp từng ảnh. Ký hiệu :
+ Chế độ chụp liên tục. Ký hiệu
chụp nhiều files trong một giây, chuyên
dụng cho chụp tình huống chuyển động, chụp thể thao.
+ Chế độ chụp BKT: chụp mỗi lần 3 files kế tiếp, 1 dự sáng, 1 trung bình, 1
thiếu sáng
+ Chế độ tự động chụp. Ký hiệu
xa. Ký hiệu :

chế độ chụp bằng bộ phận điều khiển từ

3.1.8. Thẻ nhớ:
Lưu trữ các file ảnh. Tuỳ theo loại máy ảnh, tuỳ theo dung lượng, thẻ nhớ máy
ảnh có nhiều loại khác nhau.

3.1.9. Những ưu và nhược điểm của máy KTS:
3.1.9.1. Ưu điểm:
- Khơng dùng
chủ nhân chiếc máy
có thể tha hồ bấm
khơng phải bận tâm

phim.

phim nên
ảnh KTS
máy mà
tiền mua

- Có thể thay đổi độ
nhạy ISO cho mỗi lần chụp
(trong khi máy phim phải thay
cả cuộn phim).
- Có thể xem ngay tức
thời tấm ảnh đã vừa mới chụp
hoặc chụp trước đó.
- Có thể xóa bỏ ngay
những bức ảnh khơng ưng ý.
- Có thể gửi ảnh qua các mạng truyền dữ liệu như : email, internet,..
14


- Có thể chỉnh sửa, xử lý hình ảnh bằng những phần mềm hỗ trợ hoặc những
phần mềm chuyên dụng.
- Có thể chuyển đổi một ảnh màu thành ảnh đen trắng hoặc đơn sắc.
- Không sợ bụi hay trầy xước trên ảnh.
- Dễ dàng lưu trữ.
3.1.9.2. Khuyết điểm:
- Giá thành còn tương đối cao.
- Phải cẩn thận khi lưu trữ hay xóa các file ảnh hay format thẻ nhớ.
- Các thẻ thường rất nhỏ và mỏng nên dễ thất lạc.
- Khi được chụp trong điều kiện ánh sáng không được tốt, thông thường

những file ảnh được xem là “sản phẩm thô” cần phải chỉnh sửa lại bằng các phần
mềm xử lý ảnh mới hoàn chỉnh.

15


Bài 4 :

ỐNG KÍNH
* Mục đích:
- Quan sát và tìm hiểu những điều cần biết về vùng ảnh rõ, tiêu cự, khẩu độ,
xích độ của ống kính.
4.1. Nguyên tắc quang học
4.1.1. Ngun lý hộp đen:
- Trong mơi trường khơng khí đồng nhất, ánh sáng sẽ truyền theo đường
thẳng.
- Một vật thể được nhìn thấy khi nó phát ra ánh sáng hoặc phản chiếu ánh
sáng từ một hay những nguồn sáng chiếu lên nó.
- Ghi hình ảnh bằng hộp đen : Hộp đen là một chiếc hộp được thiết kế như
một hình lập phương kín, một bề mặt đục lỗ trịn nhỏ và mặt đối diện được dán một
lớp giấy kiếng mờ hoặc gắn một miếng kính đục, khi ánh sáng đi từ chủ đề sẽ chui
qua lỗ tròn và ảnh của chủ đề sẽ hiện trên kính mờ của mặt đối diện.

4.1.2. Một máy ảnh đơn giản :
Hình ảnh ghi bằng hộp đen thường không
được sắc nét hoặc tối đi (khi lỗ trịn càng lớn
ảnh càng khơng sắc nét). Do vậy, người ta đặt
vào lỗ trịn đó một thấu kính hội tụ có thể thay
đổi độ lớn nhỏ (cửa điều sáng) để ảnh được rõ


16


hơn, như vậy đã hình thành một chiếc máy ảnh đơn giản.
4.2.Tiêu cự ống kính:
4.2.1. Tiêu cự ống kính:
Tiêu cự là khoảng cách nằm trên trục thấu kính được tính từ tâm thấu kính
đến điểm hội tụ của nguồn sáng được chiếu từ vơ cực (tia sáng song song)
Thấu kính hội tụ

Cửa điều sáng

- Tiêu cự trung bình (cịn gọi là ống kính Normal hoặc Standar): Một ống
kính có tiêu cự trung bình khi tiêu cự đó có chiều dài tương đương với đường chéo
của khung phim máy ảnh.
Ví dụ : Với
máy chụp phim
35mm,
kích
khung phim là
24mmx36mm,
tiêu cự trung bình
sẽ là 45mm –
50mm.
- Tiêu cự
ngắn (cịn gọi là
ống kính góc
rộng, Wide hoặc
Standar): Khi tiêu
cự ống kính đó

ngắn hơn tiêu cự
trung bình (ngắn
17


hơn 45mm). Đặc biệt, những ống kính có tiêu cự cực ngắn (dưới 14mm) được gọi là
kính “mắt cá” hoặc Fish eye.
- Tiêu cự dài (ống kính Tê – lê hay ống kính tầm xa): Khi tiêu cự ống kính
đó dài hơn tiêu cự trung bình (dài hơn 50mm).
- Tiêu cự thay đổi (ống kính Zoom): Ống kính có tiêu cự thay đổi được. Nếu
tiêu cự thay đổi trong khoảng tiêu cự ngắn được gọi là Wide Zoom, nếu tiêu cự thay
đổi trong khoảng tiêu cự độ dài được gọi là Tê-lê Zoom, nếu tiêu cự thay đổi được
từ tiêu cự ngắn đến tiêu cự dài được gọi đơn giản là Zoom
4.2.2. Ý nghĩa các thơng số trên ống kính DSLR:
* Tiêu cự:
Nếu máy có ống zoom, trên ống kính sẽ có vịng xoay để phóng to và thu
nhỏ (thực ra là thay đổi tiêu cự xa-gần). Vòng xoay này cũng cho biết đang sử dụng
tiêu cự nào. Ví dụ, trên ống kính 70-200mm ở ảnh minh họa dưới đây, ta có thể thấy
tiêu cự đang được chỉnh ở mức 100mm.
Nếu sử dụng ống fix (cố định), ống kính sẽ khơng có vịng xoay chọn tiêu cự.
Ống kính này sẽ chỉ hiển thị tiêu cự duy nhất, ví dụ như 85mm trong bức ảnh dưới
đây.

4.3. Ảnh hưởng của tiêu cự trên hình ảnh chụp:
- Góc thu hình (khơng
gian theo tiêu cự ống kính)
- Với ống kính tiêu cự
trung bình, hình ảnh thu được
qua ống kính tưong tự như hình
ảnh nhìn bằng mắt thường.

- Tiêu cự ống kính càng
ngắn, góc thu hình càng rộng
- Tiêu cự ống kính càng
dài, góc thu hình càng hẹp.

18


4.4. Khẩu độ ống kính :
Để cân chỉnh dung lượng ánh sáng đi xuyên qua ống kính vào đến mặt phim,
người ta đặt vào ống kính máy chụp một bộ phận điều chỉnh dung lượng ánh sáng,
đó là khẩu độ ống kính. Tương tự, như hộp tối được đục lỗ nhỏ hay lớn để ánh sáng
vào ít hay nhiều.
Vịng điều chỉnh khẩu độ có những chỉ số khẩu độ và được tính tốn như
sau:
Gọi OF là độ dài tiêu cự ống kính – D là đường kính của vịng trịn khẩu độ
Hỉ số khẩu độ là kết quả của công thức sau:

* Lưu ý : Dung lượng ánh sáng (đi vào phim) tương ứng với diện tích của
vịng trịn khẩu độ nên chỉ số khẩu độ càng lớn thì dung lượng ánh sáng (đi vào
phim) càng ít.
4.4.1. Khẩu độ tối đa
Khẩu độ tối đa là mức tối đa mà cửa
trập trên ống kính có thể mở tới. Khẩu độ
được qui định bằng giá số f: giá số f càng
nhỏ thì khẩu độ tối đa càng lớn. Các khẩu
độ lớn như f2.8 hay thậm chí lớn cỡ f1.8
thường được sử dụng vì chúng cho phép
ánh sáng vào nhiều hơn, nhờ đó bạn có thể
chụp trong điều kiện thiếu sáng tốt hơn mà

khơng bị mờ.
Thơng số f càng lớn thì khẩu độ càng nhỏ
Khẩu độ tối đa trên các ống kính
thường khác nhau. Khẩu độ tối đa có
thể được kí hiệu là một số duy nhất (ví
dụ như trong ống kính bên trái trong
hình bên, hoặc được kí hiệu khoảng
đầy đủ trong hình ống kính bên phải).
Bạn có thể tìm thấy khẩu độ ở cuối ống
kính, hoặc trên vịng xoay bộ lọc, hoặc
ở cả 2 vị trí này.
19


Trong bức ảnh phía trên, ống fix 85mm ở phía dưới có khẩu độ tối đa được
kí hiệu là "1:1.8". Điều này có nghĩa rằng khẩu độ tối đa trên ống kính có tiêu cự
khơng thay đổi này là f1.8.
Trên ống kính Tamron 17-35mm ở bên phải, bạn có thể thấy khẩu độ được
kí hiệu là "1:2.8-4". Điều này có nghĩa rằng khi bạn xoay vòng zoom (thay đổi tiêu
cự), khẩu độ sẽ thay đổi từ f2.8 đến f4. Ở góc chụp rộng nhất 17mm, khẩu độ tối đa
có thể mở đến f2.8, song ở tiêu cự 35mm khẩu độ chỉ có thể đạt tới f4.
Tương tự như vậy, với các mức tiêu cự khác nhau trên các loại ống 28300mm và 18-200mm, khẩu độ tối đa với từng tiêu cự sẽ khác nhau.
4.4.2. Khoảng lấy nét
Một số ống kính có ghi chú khoảng lấy nét trên ống kính. Thơng thường,
khoảng này được kí hiệu bởi cả 2 đơn vị foot (ft) và mét (m). Hãy tìm biểu tượng có
ghi số dương ở phía bên trái và biểu tượng vơ cực (∞) ở phía bên phải.
Con số này sẽ cho biết khoảng cách tối thiểu mà ống kính có thể lấy nét. Một
vài ống kính khác có tùy chọn MACRO cho phép bạn chụp gần hơn nữa, song thực
ra đây khơng phải là chụp macro thực sự, do đó bạn sẽ không thể lấy nét ở khoảng
cách quá gần. Dù sao, tùy chọn này

cũng là khá tiện dụng nếu bạn khơng
muốn phải mang theo một ống kính
macro rời.
Trong hình bên, có thể thấy ống
kính Canon ở bên trái có ghi khoảng
lấy nét ở phía dưới một lớp kính
bọc, trong khi ống kính Tamron ở
bên phải ghi khoảng lấy nét tối thiểu
ngay trên thân ống. Các con số sẽ
được thay đổi khi bạn xoay vòng
nét.
* Lưu ý rằng, trong nhiều trường hợp hãy tắt tính năng tự động lấy nét (AF) trước
khi quay vịng nét, vì quay vịng lấy nét trong khi bật AF (Auto Focus) sẽ gây hư
hại cho các linh kiện bên trong ống kính, trừ một số loại ống kính cho phép bạn vừa
xoay vịng vừa lấy nét tự động mà không hư hại tới phần cơ điều khiển lấy nét tự
động bên trong lens.
4.4.3. Đường kính ống kính/kích cỡ kính lọc:
Trên ống kính, có thể thấy kí hiệu phi
(Φ) đứng cạnh một con số. Biểu tượng này
cho biết đường kính của mặt trước ống kính
và cũng chính là kích cỡ kính lọc phù hợp để
kết hợp cùng ống kính. Ta có thể thấy biểu
tượng này ở cả bên dưới nắp đậy ống kính.
Khi cần mua kính lọc, sẽ biết được chính xác
đường kính cần chọn là bao nhiêu.
20


4.4.4. Vịng xoay khẩu độ:
Đây là một tính năng khơng có mặt

nhiều trên các mẫu ống kính máy ảnh số
hiện đại, do hiện nay khẩu độ chủ yếu do
thân máy điều chỉnh (người dùng sẽ chọn
khẩu độ trên bảng điều khiển của thân
máy). Vịng xoay khẩu độ là một tính
năng phổ biến từ thời máy ảnh phim lấy
nét bằng tay, do thân máy sẽ lựa chọn tốc
độ đóng cửa trập và khẩu độ sẽ được đặt
trên ống kính.
Các ống kính có vịng xoay khẩu
độ có giá tương đối rẻ so với các loại ống
kính số mới sản xuất. Ta có thể sử dụng
chúng vào các mục đích đặc biệt như chụp
macro, hoặc lựa chọn ống fix có khẩu độ
lớn với giá chỉ bằng một phần nhỏ các
loại ống kính hiện tại. Tuy vậy, sẽ phải
gắn thêm một vòng Adapter đặc biệt để
gắn ống kính loại này vào thân máy. Hãy
lưu ý rằng chúng đều là các ống lấy nét
bằng tay.
4.4.5. Khoảng cách siêu lấy nét (Hyperfocal Distance)
Nếu ống kính là loại Zoom, sẽ khơng thấy tùy chọn này. Nếu có ống fix, đặc
biệt là các thế hệ cũ, sẽ thấy một hàng số giống như hàng số đối xứng, có trung tâm
là kí tự | (nằm ngay phía dưới hàng số
màu da cam) trong hình dưới:
Thứ tự các dịng số trong hình
trên, từ trên xuống:
- Khoảng lấy nét (hàng trên màu
trắng: đơn vị foot, hàng dưới màu da
cam: đơn vị mét).

- Khoảng siêu lấy nét.
- Vịng xoay khẩu độ.
Thơng số khoảng cách siêu lấy nét sẽ cho biết phần nào trong bức ảnh của sẽ
nằm trong vùng nét ở các mức khẩu độ khác nhau. Trong bức ảnh trên, khẩu độ
được chọn là f16, khoảng lấy nét là 5m (15 ft).
Khi nhìn vào dịng số cho biết khoảng siêu lấy nét, sẽ thấy số 16 ở bên trái
và ở bên phải. Vạch tương ứng với số 16 ở bên trái cho biết khoảng cách từ máy tới
điểm gần nhất nằm trong vùng nét khi đặt khoảng lấy nét là 5 mét ở f16. Trong
trường hợp này, con số trên là 2,75m. Vạch tương ứng với số 16 ở bên phải tương
ứng với vô cực. Như vậy, ở f16 sẽ lấy được khoảng từ 2,75m tới vô cực trong vùng
nét.
21


Có thể thấy, từ dịng số khoảng siêu lấy nét, vô cực tương ứng với con số 16 ở
bên phải, do đó sẽ có DOF rộng nhất ở f16 nếu lấy nét ở 5 m. Lưu ý không lấy nét
trên một vật thể, thay vào đó chỉ chọn vùng nét bằng cách xoay vịng lấy nét. Nếu
lấy nét ở vơ cực, vùng nét sẽ chỉ nằm từ khoảng cách 5m tới vơ cực (ước tính), song
nếu lấy nét ở 2m vô cực sẽ không nằm trong vùng nét.
Dấu chấm màu đỏ trên ống kính là điểm lấy nét khi chụp phim hồng ngoại.
Khi chụp bằng phim hồng ngoại, sẽ phải chọn điểm lấy nét khác thơng thường vì
dải sáng hồng ngoại khác với những gì mắt người nhìn thấy.
4.5. Xích độ:
Xích độ là khoảng cách từ mặt phim đến vật thể được chụp (rõ nét). Một ống
kính có xích độ tốt khi điều chỉnh xích độ ở vơ cực, hình ảnh nhận được ln ln
rõ nét. Thơng thường ống kính có xích độ tối thiểu (chụp rõ nét ở khoảng cách gần
nhất) khoảng 50cm đến 30cm; những ống kính Macro chun dụng dùng chụp cận
cảnh sẽ có xích độ tối thiểu ngắn hơn.
4.6. Vùng ảnh rõ (Dept of Field):
Vùng ảnh rõ của một

bức ảnh là một phàn khoảng
không gian trước và sau của
chủ đề (điểm được lấy nét) có
độ nét rõ trên bức ảnh đó,
ngồi vùng ảnh rõ này khơng
gian cịn lại của ảnh sẽ mờ dần
đi.
Vùng ảnh rõ nơng hay
sâu (độ nét sâu nhiều hay ít)
tùy thuộc vào những yếu tố
sau:
4.6.1.Yếu tố khẩu độ:
Khẩu độ đóng càng nhỏ(8-11-16-22-32…) vùng ảnh rõ càng sâu, hậu cảnh rõ.
Khẩu độ mở càng lớn (..2-28-35-4..) vùng ảnh rõ càng nông hậu cảnh mờ

22


4.6.2.Yếu tố tiêu cự:
Tiêu cự càng ngắn (…28mm-20mm-17mm…) vùng ảnh càng sâu
Tiêu cự càng dài (…105mm-135mm-200mm-300mm…) vùng ảnh càng nông
4.6.3.Yếu tố xích độ:
Xích độ đó là khoảng cách từ mặt khung phim đến điểm lấy nét

Xích độ càng dài vùng ảnh rõ càng sâu
Xích độ càng ngắn vùng ảnh rõ càng nơng
Do đó, khi chụp càng xa vùng ảnh rõ càng sâu; khi chụp gần, cận cảnh vùng
ảnh rõ càng nông

23



4.7. Hướng chiếu sáng:
Hướng chiếu sáng có vai trị khá quan trộng khi chụp ảnh, khai thác hoặc làm
chủ được nguồn sáng sẽ tạo những bức ảnh vừa ý.
Trong phần này, chúng ta chỉ tìm hiểu về nguồn chiếu sáng tự nhiên (ánh
sáng trời) tuy thế nó vẫn đúng khi ta chiếu sáng đối tượng chụp bằng một nguồn
sáng duy nhất.
Hướng xuôi sáng (thuận sáng) là khi nguồn sáng chiếu thẳng vào đối tượng,
các chi tiết bề mặt của đối tượng và bối cảnh sẽ hiển thị khá đầy đủ nhưng không
gian ảnh thiếu chiều sâu, đối tượng chụp bị dẹt, không nổi khối.
Khi nguồn sáng chiếu xiên thuận, đối tượng sẽ nổi khối vì có bên sáng, bên
tối. Trường hợp này, nếu tính tốn theo phần sáng tối bị mất chi tiết và ngược lại,
tốt hơn hết là ta lấy ở giữa hai vùng sáng tối. Ánh sáng xiên sẽ tốt nhất khi nguồn
sáng xiên 45 độ, khi đó đối tượng đươc chiếu sáng 2/3 đối tượng.

24


Bài 5:

CÁC CHẾ ĐỘ CHỤP ẢNH
* Mục đích:
- Chụp ảnh theo những chế độ chụp ảnh thông dụng, chế độ chụp ảnh tự
động.
5.1. Những chế độ chụp ảnh thông dụng:
5.1.1. Tự động tốc độ (hay còn gọi là chế độ tự động ưu tiên khẩu độ):
Chủ động chọn khẩu độ trước, khi đó tốc độ màn trập sẽ tự động thích ứng
theo. Ví dụ khi muốn vùng ảnh rõ sâu hay nơng, ta phải chọn khẩu độ thích hợp.
5.1.2. Tự động khẩu độ:

Chúng ta chủ động chọn tốc độ trước, khi đó khẩu độ ống kính sẽ tự động
thích ứng theo. Ví dụ muốn bắt đứng hoặc làm mờ nhịe một chủ thể chuyển động,
chúng ta phải chọn tốc độ thích hợp trước.
5.1.3. Tự động theo chương trình:
Đây là chế độ tự động cả khẩu độ và tốc độ,
với chế độ này tùy theo điều kiện ánh sáng, máy
ành sẽ tự hoạt động theo từng cặp thông số khẩu
độ và tốc độ được lập trình sẵn. Chế độ này rất
tiện lợi khi chụp sinh hoạt, kỷ niệm, phong cảnh
trong những điều kiện ánh sáng không quá yếu
5.1.4. Chế độ tự động Auto:
Ký hiệu Auto+ ký hiệu chiếc máy (thường
màu xanh).
Chế độ này giống như chế độ tự động P nhưng hỗ trợ điều chỉnh khi thay đổi
tiêu cự ống kính, tự động bổ sung đèn Flash khi cần thiết. Ví dụ khi chụp với ống
kính Tê – lê tiêu cự dài, tốc độ màn trập sẽ tự động cao hơn nhằm giúp ảnh khơng bị
nhịe do rung máy.
5.2. Các chế độ tự động chuyên dụng:
Những chế độ tự động này được cài đặt sẵn trong bộ nhớ của máy để có thể
thích ứng một cách tối ưu cho những trường hợp chụp đặc biệt, nó được hiển thị
bằng những ký hiệu:
- Chụp ảnh phong cảnh: Ký hiệu trái núi
Thông thường khi chụp phong cành, ta cần độ nét càng sâu càng tốt. Với chế
độ này, khẩu độ ống kính sẽ tự động điều chỉnh để ln đóng nhỏ để đáp ứng được
yêu cầu trên.
- Chụp ảnh chân dung: Ký hiệu đầu người
25



×