Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Giáo trình Lắp ráp cài đặt máy tính (Ngành: Quản trị máy tính, Công nghệ thông tin) - CĐ Kinh tế Kỹ thuật TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.69 MB, 154 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: LẮP RÁP CÀI ĐẶT MÁY TÍNH
NGÀNH: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH, CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP/CAO ĐẲNG

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08, năm 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


GIÁO TRÌNH
MƠ ĐUN: LẮP RÁP CÀI ĐẶT MÁY TÍNH
NGÀNH: QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH, CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP/CAO ĐẲNG

THƠNG TIN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ tên: Nguyễn Đức Thụy
Học vị: Thạc sỹ
Đơn vị: Khoa Công nghệ Thông tin
Email:

TRƯỞNG KHOA


Lê Như Dzi

TỔ TRƯỞNG

CHỦ NHIỆM

BỘ MƠN

ĐỀ TÀI

Trần Quang Bình

Nguyễn Đức Thụy

HIỆU TRƯỞNG
DUYỆT

Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 08, năm 2020


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được phép dùng nguyên
bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành
mạnh sẽ bị nghiêm cấm.


LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình Lắp ráp cài đặt máy tính được biên soạn căn cứ theo đề cương chi tiết
ngành Quản trị mạng máy tính trình độ trung cấp và cao đẳng. Giáo trình này trình bày những

vấn đề cơ bản nhất của mơn lắp ráp cài đặt máy tính. Bao gồm 2 bài lớn, Các bài này được
trình bày rõ ràng, ngắn gọn và minh họa bằng hình ảnh đầy đủ.
Trong quá trình biên soạn giáo trình, tác giả đã nhận được sự đóng góp, giúp đỡ quý
báu của đồng nghiệp khoa Công nghệ thông tin, của thầy cô Ban Giám Hiệu nhà trường. Tôi
xin chân thành cảm ơn và hy vọng giáo trình này sẽ giúp cho việc dạy và học của mơn lắp ráp
cài đặt máy tính được tốt hơn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 08 năm 2020
Tham gia biên soạn
Nguyễn Đức Thụy


Mục lục

GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN ...................................................................................... 1
Bài 1. Lắp ráp máy tính ......................................................................................... 2
Mục tiêu: học xong bài này, sinh viên có thể: ...................................................... 2
1.1. Tổ chức máy tính – Phần cứng – Phần mềm ................................................. 2
1.1.1. Tổng quan lịch sử máy tính ..................................................................... 2
1.1.1.1. Một số khái niệm chung về máy tính ............................................... 2
1.1.1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của máy tính: .......................................... 4
1.1.2. Tổ chức máy tính: ................................................................................... 5
1.1.2.1. Khối ngoại vi: ................................................................................... 6
1.1.2.2. Khối trung tâm: ................................................................................ 6
1.1.3. Phần cứng – phần mềm ........................................................................... 6
1.1.3.1. Phần cứng (hardware): ..................................................................... 6
1.1.3.2. Phần mềm (software): ...................................................................... 6
1.1.4 Thành phần cơ bản của máy tính ............................................................. 6
1.1.5. Bài tập ................................................................................................... 10
1.2. Bộ nguồn – Vi xử lý ..................................................................................... 10

1.2.1. Bộ nguồn ............................................................................................... 10
1.2.1.1. Nhiệm vụ và đặc điểm.................................................................... 10
1.2.1.2. Phân loại: ........................................................................................ 11
1.2.1.3. Các kết nối đầu ra của nguồn máy tính: ......................................... 12
1.2.1.4. Quy ước đầu dây và cấp điện áp trong nguồn máy tính: ............... 12
1.2.1.5. Cơng suất và hiệu suất: .................................................................. 13
1.2.1.6. Giải nhiệt trong nguồn máy tính .................................................... 14
1.2.1.7. Một bộ nguồn tốt cần đảm bảo những yếu tố sau: ......................... 16
1.2.2. Vi xử lý.................................................................................................. 17
1.2.2.1. Nhiệm vụ & đặc điểm .................................................................... 17
1.2.2.2. Cấu tạo và Các tham số của bộ xử lý ............................................. 17
1.2.3. Bài tập ................................................................................................... 26
1.3. Bo Mạch Chủ ............................................................................................... 26


1.3.1. Nhiệm vụ & đặc điểm ........................................................................... 26
1.3.2. Cấu tạo................................................................................................... 27
1.3.3. Phân loại mainboard .............................................................................. 32
1.3.4. Bài tập ................................................................................................... 32
1.4. Bộ nhớ chính - Chuẩn thiết bị lưu trữ .......................................................... 33
1.4.1. Giới thiệu về bộ nhớ chính (trong)........................................................ 33
1.4.2. Chuẩn thiết bị lưu trữ: ........................................................................... 37
1.4.2.1 Giới thiệu......................................................................................... 37
1.4.2.2 Phân loại. ......................................................................................... 37
1.4.3. Bài tập ................................................................................................... 39
1.5. Thiết bị lưu trữ - Chuẩn giao tiếp – Thiết bị ngoại vi .................................. 39
1.5.1. Thiết bị lưu trữ ...................................................................................... 39
1.5.1.1. Ổ đĩa cứng ...................................................................................... 39
1.5.2. Chuẩn giao tiếp: .................................................................................... 46
1.5.3. Thiết bị ngoại vi: ................................................................................... 54

1.5.4 Bài tập .................................................................................................... 69
1.6. Lựa chọn cấu hình và lắp ráp máy tính ........................................................ 69
1.6.1. Xác định mục đích sử dụng ................................................................... 69
1.6.2. Lựa chọn linh kiện................................................................................. 70
1.6.3. Bài tập ................................................................................................... 73
Bài 2. Cài đặt phần mềm ..................................................................................... 74
Mục tiêu: học xong bài này, sinh viên có thể: .................................................... 74
2.1. Thiết lập BIOS ............................................................................................. 74
2.1.1. Giới thiệu ............................................................................................... 74
2.1.2. Thiết lập BIOS ...................................................................................... 75
2.1.3. Giới thiệu UEFI ..................................................................................... 78
2.1.4. Thiết lập UEFI....................................................................................... 79
2.1.5. Bài tập ................................................................................................... 81
2.2. Phân khu và định dạng ổ cứng ..................................................................... 81
2.2.1. Giới thiệu ............................................................................................... 81


2.2.2. Chuẩn Master Boot Record (MBR) và Chuẩn GUID Partition Table
(GPT) ............................................................................................................... 83
2.2.3. Các bước thực hiện................................................................................ 84
2.2.4. Bài tập ................................................................................................... 86
2.3. Cài đặt hệ điều hành ..................................................................................... 86
2.3.1. Cài đặt đơn hệ điều hành ....................................................................... 86
2.3.2 Cài đặt đa hệ điều hành .......................................................................... 91
2.3.3. Bài tập ................................................................................................... 97
2.4. Cài đặt Driver, cài đặt phần mềm, tăng tốc và tối ưu hệ điều hành ............. 97
2.4.1. Cài đặt Driver ........................................................................................ 97
2.4.3. Cài đặt các chương trình ứng dụng thơng dụng .................................. 105
2.4.4. Tăng tốc, tối ưu hệ điều hành .............................................................. 120
2.4.5. Bài tập ................................................................................................. 129

2.5. Sao lưu và phục hồi ổ đĩa ........................................................................... 129
2.5.1. Giới thiệu ............................................................................................. 129
2.5.2. Norton Ghost ....................................................................................... 129
2.5.3. Acronis True Image............................................................................. 137
2.5.4. Bài tập ................................................................................................. 142
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 143


GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN
Tên mơ đun: Lắp ráp cài đặt máy tính
Mã mơ đun: MĐ2101074, MĐ3101126
Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
- Vị trí:
Là mơ đun thuộc nhóm học phần cơ sở, được bố trí giảng dạy trong học kỳ 1
- Tính chất:
Là mơ đun có tính bắt buộc trong chương trình đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng
với trung cấp là ngành Quản trị mạng máy tính và cao đẳng là ngành Cơng nghệ thơng tin.
- Ý nghĩa và vai trị của mơ đun:
Đây là mô đun đào tạo cơ sở ngành, cung cấp cho sinh viên các kỹ năng cơ bản nhất
về máy tính, biết cách lựa chọn các thành phần và lắp ráp máy tính của nghề.
Mục tiêu của mơ đun:
- Về kiến thức:
 Trình bày được khái niệm, các thơng số và đặc tính kỹ thuật của các thiết bị phần cứng
máy tính.
 Trình bày được chức năng, cấu trúc, cách thức hoạt động và cơng nghệ tích hợp trên
các thiết bị phần cứng máy tính.
 Trình bày được kế hoạch lắp đặt cấu hình máy theo yêu cầu người sử dụng.
 Trình bày được quy trình lắp ráp các linh kiện máy tính.
 Trình bày được quy trình cài đặt hệ thống máy tính
- Về kỹ năng:






Phân biệt được các linh kiện máy tính.
Thực hiện được từng bước việc lắp ráp một bộ máy vi tính.
Thực hiện được từng bước cài đặt hệ điều hành Windows.
Thực hiện được từng bước sao lưu và phục hồi ổ đĩa.

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
 Có thái độ làm việc nghiêm túc, thận trọng và tinh thần trách nhiệm cao đối với cơng
việc được giao.
 Có niềm đam mê theo đuổi nghề nghiệp.
 Có sự tự tin và tính chuyên nghiệp.
 Có tinh thần làm việc nhóm cao, biết phối hợp cùng nhau giải quyết vấn đề

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1


Bài 1. Lắp ráp máy tính
Bài 1. Lắp ráp máy tính
Mục tiêu: học xong bài này, sinh viên có thể:
 Trình bày được khái niệm, các thơng số và đặc tính kỹ thuật của các thiết bị phần cứng
máy tính.
 Trình bày được chức năng, cấu trúc, cách thức hoạt động và cơng nghệ tích hợp trên
các thiết bị phần cứng máy tính.
 Trình bày được kế hoạch lắp đặt cấu hình máy theo yêu cầu người sử dụng.

 Trình bày được quy trình lắp ráp các linh kiện máy tính.
 Phân biệt được các linh kiện máy tính.

 Thực hiện được từng bước việc lắp ráp một bộ máy vi tính.
1.1. Tổ chức máy tính – Phần cứng – Phần mềm
1.1.1. Tổng quan lịch sử máy tính
1.1.1.1. Một số khái niệm chung về máy tính
- Máy tính (computer) là một thiết bị điện tử dùng để tính tốn, xử lý dữ liệu theo chương
trình đã lập trình trước. Máy tính thực hiện các cơng việc sau: Nhận thơng tin vào, xử lý thơng
tin theo chương trình được nhớ sẵn bên trong bộ nhớ, xuất thơng tin ra. Chương trình
(program) là dãy các lệnh nằm trong bộ nhớ để yêu cầu máy tính thực hiện cơng việc cụ thể.
- Máy tính cá nhân (Personal computer) là loại máy tính thơng dụng hiện nay, được thiết
kế dành riêng cho mỗi người dùng. Mỗi bộ phận trong máy tính cá nhân thường tách rời và có
thể thay thế được. Ngồi ra cịn có thể gắn thêm các thiết bị ngoại vi. Máy tính cá nhân có thể
được phân thành hai nhóm chính: máy tính để bàn và máy tính xách tay.
+ Máy tính để bàn (Desktop) thường được đặt cố định, hiệu năng cao và tiêu tốn nhiều
năng lượng. Người dùng có thể tự mua linh kiện rời ráp thành một bộ theo nhu cầu.

Hình 1.1 Máy tính cá nhân
+ Máy tính xách tay là các dạng máy có tính di động cao Laptop, Notebook, Tablet,
PDA(Personal Digital Assistant),…

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

2


Bài 1. Lắp ráp máy tính

Hình 1.2 Máy tính xách tay

- Máy Workstation là máy tính có kích thước lớn và cấu hình mạnh, thường được sử dụng
làm máy trạm trong mạng cục bộ với một hệ điều hành riêng biệt.

Hình 1.3 Máy trạm Workstation
- Mainframe Máy tính có cấu hình phần cứng lớn, tốc độ xử lý cao được dùng trong các
cơng việc địi hỏi tính tốn lớn như làm máy chủ phục vụ mạng Internet, máy chủ để tính tốn
phục vụ dự báo thời tiết, vũ trụ... Thường được dùng trong các cơng ty, tập đồn lớn hay
chính phủ.

Hình 1.4 Máy chủ Mainframe

KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

3


Bài 1. Lắp ráp máy tính
1.1.1.2. Sơ lược lịch sử phát triển của máy tính:
- Thế hệ máy tính thứ nhất (1945 – 1956): Máy tính thế hệ đầu tiên sử dụng đèn điện tử
làm linh kiện chính, tiêu thụ năng lượng rất lớn. Việc xây dựng cỗ máy này bắt đầu vào năm
1943 và nó chính thức hồn thành vào năm 1946. ây là một máy tính khổng lồ với thể tích dài
20 mét, cao 2,8 mét và rộng vài mét. ENIAC bao gồm: 18.000 đèn điện tử, 1.500 công tắc tự
động, cân nặng 30 tấn, và tiêu thụ 140KW giờ. Nó có 20 thanh ghi 10 bit (tính tốn trên số
thập phân). Có khả năng thực hiện 5.000 phép tốn cộng trong một giây. Cơng việc lập trình
bằng tay bằng cách đấu nối các đầu cắm điện và dùng các ngắt điện.

Hình 1.5 Máy ENIAC
- Thế hệ máy tính thứ hai (1958 – 1964): Cơng ty Bell đã phát minh ra transistor vào năm
1947 và do đó thế hệ thứ hai của máy tính được đặc trưng bằng sự thay thế các đèn điện tử
bằng các transistor lưỡng cực. Tuy nhiên, đến cuối thập niên 50, máy tính thương mại dùng

transistor mới xuất hiện trên thị trường. Kích thước máy tính giảm, rẻ tiền hơn, tiêu tốn năng
lượng ít hơn. Vào thời điểm này, mạch in và bộ nhớ bằng xuyến từ được dùng. Ngôn ngữ cấp
cao xuất hiện (như FORTRAN năm 1956, COBOL năm 1959, ALGOL năm 1960) và hệ điều
hành kiểu tuần tự (Batch Processing) được dùng. Trong hệ điều hành này, chương trình của
người dùng thứ nhất được chạy, xong đến chương trình của người dùng thứ hai và cứ thế tiếp
tục.

Hình 1.6 Bóng bán dẫn đầu tiên (transistor) - Dịng máy tính DEC PDP-1 (1960)
- Thế hệ máy tính thứ ba (1965– 1980): Thế hệ thứ ba được đánh dấu bằng sự xuất hiện
của các mạch kết (mạch tích hợp - IC: Integrated Circuit). Các mạch kết độ tích hợp mật độ
thấp (SSI: Small Scale Integration) có thể chứa vài chục linh kiện và kết độ tích hợp mật độ
trung bình (MSI: Medium Scale Integration) chứa hàng trăm linh kiện trên mạch tích hợp. Sử
dụng vi mạch tích hợp mật độ cao (LSI - Large Scale Integrated) làm linh kiện chính.
KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN
4


Bài 1. Lắp ráp máy tính

Hình 1.7 Dịng máy tính IBM system 360
- Thế hệ máy tính thứ tư (1980 – nay): Máy tính thế hệ 4 sử dụng mạch tích hợp mật độ rất
cao (VLSI – Very Large Scale Integrated Circuit) làm linh kiện chính. Máy tính thế hệ thứ tư
đạt hiệu năng xử lý rất cao, cung cấp nhiều tính năng tiến tiến, như hỗ trợ xử lý song song,
tích hợp khả năng xử lý âm thanh và hình ảnh.
1.1.2. Tổ chức máy tính:

Khối trung tâm

Hình 1.8 Sơ đồ khối của máy vi tính


KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

5


Bài 1. Lắp ráp máy tính
1.1.2.1. Khối ngoại vi:
- Khối thiết bị vào: đưa các dữ liệu vào để máy xử lý: bàn phím, máy qt...
- Bộ nhớ ngồi: lưu trữ hệ điều hành, các chương trình ứng dụng và dữ liệu trong thời gian
dài. Gồm ổ cứng HDD (Hard Disk Drive), ổ mềm FDD (Floppy Disk Drive), ổ quang CD
(Compact Disk).
- Khối thiết bị ra: hiển thị dữ liệu khi máy đã xử lý xong, gồm màn hình, máy in...
1.1.2.2. Khối trung tâm:
- Khối điều khiển vào/ra: điều khiển mọi hoạt động của máy vi tính, khối này do chipset
điều khiển.
- Bộ nhớ trong: gồm bộ nhớ chỉ đọc ROM (Read Only Memory) và bộ nhớ truy cập ngẫu
nhiên RAM (Random Access Memory).
- Bộ xử lý trung tâm CPU (Central Processing Unit) là bộ não của máy vi tính được cấu
tạo từ ba khối chính: đơn vị xử lý số học và logic ALU (Arithmetic and Logic Unit), đơn vị
điều khiển CU (Controller Unit) và các thanh ghi (Register).
- Các bus trong máy tính:
- Bus dữ liệu (Data Bus): truyền các dữ liệu trong hệ thống (đường liền nét)
- Bus địa chỉ (Address Bus): truyền các địa chỉ trong hệ thống (đường liền nét).
- Bus điều khiển (Control Bus): truyền các tín hiệu điều khiển trong hệ thống (đường đứt
nét).
- Tất cả linh kiện trong khối trung tâm được lắp ráp trên 1 bo mạch chính
(Mainboard/Motherboard) gồm CPU, RAM, ROM BIOS, chipset điều khiển, các cổng nối
I/O, các khe cắm mở rộng (card video, card sound, card network...).
1.1.3. Phần cứng – phần mềm
1.1.3.1. Phần cứng (hardware):

Nói đến cấu tạo máy tính về mặt vật lý, mang tính chất khó thay đổi. Bao gồm toàn bộ thiết
bị, linh kiện điện tử của máy tính như: Mainboard, bộ nguồn, ổ cứng, Ram, Card màn hình,
màn hình, chuột, bàn phím,…
1.1.3.2. Phần mềm (software):
Là các chương trình được lập trình, chứa các mã lệnh giúp phần cứng làm việc và ứng
dụng cho người sử dụng, mang tính chất dễ thay đổi. Phần mềm chính là tập các chỉ thị tạo
lên chương trình để điều khiển phần cứng cho phép giao tiếp giữa người và máy, quản lý tài
nguyên của máy. Người ta phân ra thành các phần mềm sau:
- Phần mềm hệ thống: các hệ điều hành DOS, Windows...
- Phần mềm ứng dụng: các chương trình ứng dụng Office, Vietkey,...
- Phần mềm điều khiển cho các thiết bị khi lắp vào máy tính: card video, card sound, card
network,...
- Phần mềm cơ sở được nạp vào ROM-BIOS để quản lý cấu hình của máy và điều khiển
quá trình khởi động máy.
1.1.4 Thành phần cơ bản của máy tính
- Thùng máy (Case): là nơi để gắn các thành phần của máy tính thành khối như nguồn,
Mainboard, Card v.v... có tác dụng bảo vệ máy tính.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

6


Bài 1. Lắp ráp máy tính

Hình 1.9 Thùng máy
- Bộ nguồn (PSU – Power Supply Unit): là nơi cung cấp hầu hết hệ thống điện cho các
thiết bị bên trong máy tính.

Hình 1.10 Bộ nguồn
- Bo mạch chủ (Mainboard ): Bảng mạch chính của máy vi tính, có chức năng trò liên kết

tất cả các thành phần của hệ thống lại với nhau tạo thành một bộ máy thống nhất.

Hình 1.11 Bo mạch chủ
- Bộ vi xử lý (CPU - Central Processing Unit): Bộ vi xử lý chính của máy tính. CPU là
thành phần quan trọng nhất của máy tính, là linh kiện nhỏ nhưng đắt nhất trong máy vi tính.

KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

7


Bài 1. Lắp ráp máy tính

Hình 1.12 Vi xử lý
- Bộ nhớ trong (ROM – Read Only Memory, RAM – Random Access Memory): Là nơi
lưu trữ dữ liệu và chương trình phục vụ trực tiếp cho việc xử lý của CPU.

Hình 1.13 ROM và RAM
- Bộ nhớ ngồi: là nơi lưu trữ dữ liệu và chương trình gián tiếp phục vụ cho CPU, bao
gồm các loại: đĩa mềm, đĩa cứng, CDROM, v.v... Khi giao tiếp với CPU nó phải qua một thiết
bị trung gian (thường là RAM).

Hình 1.14 Bộ nhớ ngồi
- Màn hình (Monitor): Là thiết bị đưa thơng tin ra giao diện trực tiếp với người dùng. Ðây
là thiết bị xuất chuẩn của máy vi tính.

KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

8



Bài 1. Lắp ráp máy tính

Hình 1.15 Màn hình
- Bàn phím (Keyboard): Thiết bị nhập tin vào giao diện trực tiếp với người dùng. Ðây là
thiết bị nhập chuẩn của máy vi tính.

Hình 1.16 Bàn phím
- Chuột (Mouse): Thiết bị điều khiển trỏ giao diện trực tiếp với người sử dụng.

Hình 1.17 Chuột
- Máy in (Printer): Thiết bị xuất thơng tin ra giấy thơng dụng nhất.

KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

9


Bài 1. Lắp ráp máy tính

Hình 1.18 Máy in
- Các thiết bị như Card mạng, Modem, máy Fax,... phục vụ cho việc lắp đặt mạng máy
tính và các chức năng khác.

Hình 1.19 Các Loại card
1.1.5. Bài tập
Làm việc theo nhóm. Liệt kê các thành phần cơ bản cấu thành một bộ máy vi tính và các
thiết bị ngoại vi thường dùng cho một bộ máy vi tính mà các em biết.
Phân loại những thành phần này, thành phần nào là thiết bị nhập, thành phần nào là thiết bị
xuất, thành phần nào vừa có khả năng nhập và xuất.

1.2. Bộ nguồn – Vi xử lý
1.2.1. Bộ nguồn
1.2.1.1. Nhiệm vụ và đặc điểm
- Biến đổi dòng điện xoay chiều (AC) 110V hoặc 220V thành dòng điện một chiều (DC)
cung cấp cho toàn bộ hệ thống và thiết bị ngoại vi.
- Phải đảm bảo cung cấp đủ cơng suất và có điện áp ổn định.
- Tùy theo chủng loại và cấu hình, mỗi máy vi tính cá nhân cần bộ nguồn có công suất
khác nhau.
- Khi trang bị thêm card hay thiết bị ngoại vi, lưu ý đến công suất tiêu thụ của máy không
được vượt quá công suất của bộ nguồn cho phép. Nếu quá tải máy sẽ không chạy hoặc có thể
gây ra hỏng bộ nguồn.
- Bộ nguồn ATX ln đưa điện áp chờ ở trên bo mạch chính, vì vậy nếu khơng sử dụng
máy tính nên ngắt hẳn điện áp trước khi đưa vào bộ nguồn (tránh rủi ro khơng cần thiết).

KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

10


Bài 1. Lắp ráp máy tính
- Một nguồn chất lượng kém, không cung cấp đủ công suất hoặc không ổn định sẽ có thể
gây nên sự mất ổn định của hệ thống máy tính (cung cấp điện áp quá thấp cho các thiết bị, có
nhiều nhiễu cao tần gây sai lệch các tín hiệu trong hệ thống), hư hỏng hoặc làm giảm tuổi thọ
các thiết bị (nếu cung cấp điện áp đầu ra cao hơn điện áp định mức).
1.2.1.2. Phân loại:
Thường chia làm 3 loại: AT, ATX và BTX.
- Bộ nguồn AT - Advanced Technology:
Dùng cho các máy vi tính thế hệ cũ PII, MMX, K6…. Khơng có khả năng tắt máy bằng
phần mềm.


Hình 1.20 Nguồn AT
- Bộ nguồn ATX - Advanced Technology eXtended:
Dùng cho máy tính thế hệ mới hơn(Pentium IIII, IV, core i…) có thể tự động tắt bằng phần
mềm (cịn gọi là bộ nguồn thơng minh).

Hình 1.21 Nguồn ATX
- Nguồn chuẩn BTX (Balanced Technology eXtended):
là một chuẩn được thiết kế với các thành phần bên trong hoàn toàn khác với chuẩn ATX.
BTX được thiết kế tối ưu cho những công nghệ mới. Nguồn chuẩn này cũng thiết kế cho sự
thơng thống, sự lưu thơng khơng khí trong bộ nguồn cũng như thiết kế trong thùng máy tốt
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

11


Bài 1. Lắp ráp máy tính
hơn so với chuẩn ATX. Tại Việt Nam thơng thường chuẩn BTX (ít gặp) cũng được xem gần
như là chuẩn ATX.

Hình 1.22 Nguồn BTX
1.2.1.3. Các kết nối đầu ra của nguồn máy tính:
- Đầu cắm vào bo mạch chủ (motherboard connector): là đầu cắm có 20 hoặc 24 chân Tuỳ thể loại bo mạch chủ sử dụng. Phiên bản khác của đầu cắm này là 20+4 chân: Phù hợp
cho cả bo mạch dùng 20 và 24 chân.
- Đầu cắm cấp nguồn cho bộ xử lý trung tâm (CPU) (+12V power connector) có hai loại:
Loại bốn chân và loại tám chân (thông dụng là bốn chân, các nguồn mới thiết kế cho các CPU
đời mới sử dụng loại tám chân.
- Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang (giao tiếp ATA),ổ mềm(Floppy): Gồm bốn chân.
- Đầu cắm cho ổ cứng, ổ quang (giao tiếp SATA): Gồm bốn chân.
- Đầu cắm cho các card đồ hoạ cao cấp: Gồm sáu chân (với những Card mạnh, cần đến 8
chân để cấp nguồn, vì vậy ở những nguồn máy tính cao cấp, ngồi 6 chân cơ bản thì cịn có

thêm 2 chân phụ).
1.2.1.4. Quy ước đầu dây và cấp điện áp trong nguồn máy tính:
- Màu đen: Dây chung, Có mức điện áp quy định là 0V; Hay còn gọi là GND, hoặc COM.
Tất cả các mức điện áp khác đều so với dây này.
- Màu cam: Dây có mức điện áp: +3,3 V
- Màu đỏ: Dây có mức điện áp +5V.
- Màu vàng: Dây có mức điện áp +12V (thường quy ước đường +12V thứ nhất đối với các
nguồn chỉ có một đường +12V)
- Màu xanh dương: Dây có mức điện áp -12V.
- Màu xanh lá: Dây kích hoạt sự hoạt động của nguồn. Nếu nguồn ở trạng thái khơng hoạt
động, hoặc khơng được nối với máy tính, ta có thể kích hoạt nguồn làm việc bằng cách nối
dây kích hoạt (xanh lá) với dây 0V (Hay COM, GND - màu đen). Đây là thủ thuật để kiểm tra
sự hoạt động của nguồn trước khi nguồn được lắp vào máy tính.
- Dây màu tím: Điện áp 5Vsb (5V standby): Dây này ln ln có điện ngay từ khi đầu vào
của nguồn được nối với nguồn điện dân dụng cho dù nguồn có được kích hoạt hay khơng
KHOA CƠNG NGHỆ THÔNG TIN

12


Bài 1. Lắp ráp máy tính
(Đây cũng là một cách thử nguồn hoạt động: Đo điện áp giữa dây này với dây đen sẽ cho ra
điện áp 5V trước khi kích hoạt nguồn hoạt động). Dịng điện này được cung cấp cho việc khởi
động máy tính ban đầu, cung cấp cho con chuột, bàn phím hoặc các cổng USB. Việc dùng
đường 5Vsb cho bàn phím và con chuột tùy theo thiết kế của bo mạch chủ - Có hãng hoặc
model dùng điện 5Vsb, có hãng dùng 5V thường. Nếu hãng hoặc model nào thiết kế dùng
đường 5Vsb cho bàn phím, chuột và các cổng USB thì có thể thực hiện khởi động máy tính từ
bàn phím hoặc con chuột máy tính.
- Một số dây khác: Khi mở rộng các đường cấp điện áp khác nhau, các nguồn có thể sử
dụng một số dây dẫn có màu hỗn hợp: Ví dụ các đường +12V2 (đường 12V độc lập thứ 2);

+12V3 (đường 12V độc lập thứ 3)có thể sử dụng viền màu khác nhau(tuỳ theo hãng sản xuất)
như vàng viền trắng, vàng viền đen
1.2.1.5. Công suất và hiệu suất:
Công suất nguồn được tính trên nhiều mặt: Cơng suất cung cấp, cơng suất tiêu thụ và công
suất tối đa...Hiệu suất của nguồn thường không được ghi trên nhãn hoặc không được cung cấp
khi nguồn máy tính được bán cho người tiêu dùng, do đó cần lưu ý đến cả hai thơng số này.
- Công suất tiêu thụ
Là công suất mà một nguồn máy tính tiêu thụ với nguồn điện dân dụng. Cơng suất tiêu thụ
được tính bằng W là cơng suất mà người sử dụng máy tính phải trả tiền cho nhà cung cấp điện
(tất nhiên phải tính thêm cơng suất của màn hình máy tính trong trường hợp máy tính thuộc
loại máy tính cá nhân.
- Cơng suất cung cấp
Cơng suất cung cấp của nguồn được tính bằng tổng cơng suất mà nguồn cấp cho bo mạch
chủ, CPU và các thiết bị hoạt động. Công suất cung cấp thường phụ thuộc vào số lượng và
các đặc tính làm việc của thiết bị. Cơng suất cung cấp thường nhỏ hơn công suất cực đại của
nguồn.
Cơng suất cung cấp của nguồn máy tính ở các thời điểm và chế độ làm việc khác nhau là
khác nhau, nó khơng bình qn và trung bình như nhiều người hiểu. Các thiết bị thường
xuyên thay đổi công suất tiêu thụ thường là:
+ CPU:
Có nhiều chế độ tiêu thụ nhất: Khi làm việc ít, khi giảm tốc độ (thường thấy ở các CPU
cho máy tính xách tay, các CPU dòng Core 2 duo của Intel...), khi làm việc tối đa.
+ Card đồ hoạ:
Khi cần xử lý một khối lượng đồ hoạ lớn (khi chơi games, xử lý ảnh, biên tập video...) card
tiêu tốn hơn mức bình thường.
+ Chipset cầu bắc (NB):
Linh kiện tiêu thụ năng lượng nhiều nhất trên bo mạch chủ, nếu bo mạch chủ tích hợp sẵn
card đồ hoạ thì chipset cầu bắc tiêu tốn năng lượng hơn, và dao động mức tiêu thụ tuỳ theo
chế độ đồ hoạ.
+ Ổ quang:

Khi đọc hoặc ghi sẽ tiêu tốn năng lượng hơn mức bình thường.
+ Các quạt trong máy tính nếu có cơ chế tự động điều chỉnh tốc độ theo nhiệt độ của hệ
thống.
- Công suất cực đại tức thời
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

13


Bài 1. Lắp ráp máy tính
của nguồn máy tính là công suất đạt được trong một thời gian ngắn. Công suất này có thể
chỉ đạt được trong một khoảng thời gian rất nhỏ - tính bằng mili giây (ms). Rất nhiều hãng
sản xuất nguồn máy tính đã dùng cơng suất cực đại tức thời để dán lên nhãn sản phẩm của
mình.
- Cơng suất cực đại liên tục
Là cơng suất lớn nhất mà nguồn có thể đạt được khi làm việc liên tục trong nhiều giờ, thậm
chí nhiều ngày. Cơng suất này rất quan trọng khi chọn mua nguồn máy tính bởi nó quyết định
đến sự làm việc ổn định của máy tính.
Thơng thường một hệ thống máy tính khơng nên thường xuyên sử dụng đến công suất cực
đại liên tục bởi khi này một trong các linh kiện điện tử trong nguồn máy tính làm việc đạt đến
(hoặc xấp xỉ) ngưỡng cực đại của nó.
- Hiệu suất
Hiệu suất của nguồn máy tính được xác định bằng hiệu số giữa cơng suất cung cấp và công
suất tiêu thụ của nguồn.
Mọi thiết bị chuyển đổi năng lượng từ các dạng khác nhau đều không thể đạt hiệu suất
100%, phần năng lượng bị mất đi đó bị biến thành các dạng năng lượng khác không mong
muốn (cơ năng, nhiệt năng, từ trường, điện trường...) do đó hiệu suất của một thiết bị rất quan
trọng.
Trong nguồn máy tính, năng lượng tiêu hao khơng mong muốn chủ yếu là nhiệt năng và từ
trường, điện trường.

Các bộ nguồn máy tính tốt thường có hiệu suất đạt trên 80%. Thông thường các nguồn
được kiểm nghiệm đạt hiệu suất trên 80% được dán nhãn "sản phẩm xanh - bảo vệ môi
trường" hoặc phù hợp chuẩn 80+.
1.2.1.6. Giải nhiệt trong nguồn máy tính
- Nguồn máy tính là một bộ phận biến đổi điện áp, sử dụng các linh kiện điện tử nên
thường sinh ra nhiệt. Vấn đề giải nhiệt (hoặc gọi một cách khác là tản nhiệt) trong nguồn máy
tính rất được các hãng sản xuất coi trọng.
- Các linh kiện điện tử cần tản nhiệt cưỡng bức (gắn tấm tản nhiệt):
+ Tranzitor: Hai (hoặc nhiều hơn) tranzitor công suất đầu tiên.
+ Các diode nắn thành dòng một chiều.
+ Cầu chỉnh lưu đầu vào (thường không gắn tản nhiệt đối với các nguồn công suất thấp)
hoặc 04 đi ốt chỉnh lưu cầu.
- Các linh kiện khác không cần giải nhiệt hoặc giải nhiệt tự nhiên bằng luồng gió cưỡng
bức qua nguồn: IC (ít toả nhiệt), tụ điện, điện trở (thường), biến áp (có sinh nhiệt nhưng ít hơn
nên có thể giải nhiệt tự nhiên) và các linh kiện khác.
- Các linh kiện điện tử được giải nhiệt bằng các tấm tản nhiệt kim loại áp sát trực tiếp vào
linh kiện. Các tấm tản nhiệt kim loại thường sử dụng dùng hợp kim nhơm. Các tấm tản nhiệt
thường có hình dạng phức tạp để có diện tích tiếp xúc với khơng khí lớn nhất, có định hướng
đón gió từ các quạt làm mát nguồn.
- Để lưu thơng khơng khí, tạo điều kiện trao đổi nhiệt giữa các tấm tản nhiệt và khơng khí,
nguồn được bố trí ít nhất một quạt để làm mát cưỡng bức. Phân loại cách cách giải nhiệt cho
nguồn dùng khơng khí lưu thơng như sau:
+ Hút gió ra khỏi nguồn:
KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN

14


Bài 1. Lắp ráp máy tính
Thơng dụng nhất là các quạt có kích thước 80 mm gắn phía sau nguồn để hút khí từ thùng

máy - qua nguồn để thổi ra ngoài. Đa số các nguồn chất lượng thấp hoặc trung bình sử dụng
cách này (tuy nhiên cũng có loại nguồn công suất lớn vẫn sử dụng cách này - nhưng rất hãn
hữu).

Hình 1.23 Bộ nguồn quạt 80 mm
+ Thổi gió vào nguồn:
Dùng một quạt đường kính 120 mm (hoặc lớn hơn, tuỳ model và hãng sản xuất) thổi gió
vào nguồn. Mặt sau nguồn bố trí các ơ thống để gió thổi qua nguồn ra ngồi thùng máy. Một
số nguồn dùng hai quạt nhỏ hơn thay thế cho một quạt lớn. Cách này sẽ tạo luồng gió tập
trung hơn tại các điểm cần tản nhiệt. Ưu điểm đối với việc sử dụng một quạt 120 mm là:
 Tốc độ quạt đường kính lớn thấp hơn quạt đường kính nhỏ nếu cùng một lưu lượng:
Do đó nguồn ít ồn hơn.
 Quạt thường gần CPU nên hút gió nóng sau khi làm mát CPU thổi ra ngồi, tạo sự
lưu thơng hợp lý với các bo mạch chủ theo chuẩn ATX (chiếm đa số hiện nay).

Hình 1.24 Bộ nguồn quạt 120 mm
+ Kết hợp cả hai cách trên:
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

15


Bài 1. Lắp ráp máy tính
Sử dụng với các nguồn công suất lớn (thường gặp ở một số nguồn công suất thực > 600W 700 W)

Hình 1.25 Bộ nguồn kết hợp hút và thổi
- Đa số các nguồn chất lượng tốt đều có cơ chế điều chỉnh tốc độ quạt, khi nguồn làm việc
với công suất thấp, các quạt quay chậm để đảm bảo không ồn. Khi công suất đạt đến mức cao
hoặc cực đại thì các quạt quay ở tốc độ cao.
- Đa số các quạt cho nguồn là loại quạt dùng bạc, ở một số nguồn chất lượng tốt dùng quạt

dùng vòng bi. Quạt dùng vòng bi thường bền hơn (đạt khoảng 400.000 giờ làm việc), quay
nhanh hơn, ít ồn hơn so với quạt dùng bạc (quạt dùng bạc có tuổi thọ cao nhất khoảng
100.000 giờ làm việc).
1.2.1.7. Một bộ nguồn tốt cần đảm bảo những yếu tố sau:
- Sự ổn định của điện áp đầu ra: không sai lệch quá -5 đến + 5% so với điện áp danh định
khi mà nguồn hoạt động đến công suất thiết kế.
- Điện áp đầu ra là bằng phẳng, không nhiễu.
- Hiệu suất làm việc cao, đạt trên 80% (Công suất đầu ra/đầu vào đạt >80%).
- Nguồn không gây ra từ trường, điện trường, nhiễu sang các bộ phận khác xung quanh nó
và phải chịu đựng được từ trường, điện trường, nhiễu từ các vật khác xung quanh tác động
đến nó.
- Khi hoạt động toả ít nhiệt, gây rung, ồn nhỏ.
- Các dây nối đầu ra đa dạng, nhiều chuẩn chân cắm, được bọc dây gọn gàng và chống
nhiễu.
- Đảm bảo hoạt động ổn định với công suất thiết kế trong một thời gian hoạt động dài.
- Dải điện áp đầu vào càng rộng càng tốt, đa số các nguồn chất lượng cao có dải điện áp
đầu vào từ 90 đến 260Vac, tần số 50/60 Hz.

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

16


Bài 1. Lắp ráp máy tính
1.2.2. Vi xử lý
1.2.2.1. Nhiệm vụ & đặc điểm
Bộ vi xử lý CPU (Central Processing Unit) bao gồm nhiều thành phần, trong đó thành phần
chính là một hoặc nhiều bộ xử lý (micro processor). Là chip điện tử kiểm sốt tồn bộ các
chức năng quan trọng (chạy các chương trình hệ thống, chương trình phần mềm ứng dụng, xử
lý các dạng thông tin phức tạp như hình ảnh đồ hoạ và đa truyền thơng,...).

Bộ vi xử lý được coi là sản phẩm nhân tạo phát triển nhanh nhất và có vai trị quan trọng
nhất.

Hình 1.26 Một số giai đoạn chính phát triển CPU
1.2.2.2. Cấu tạo và Các tham số của bộ xử lý
- Tốc độ
Tốc độ của bộ vi xử lý chính là tốc độ xung đồng hồ bên trong của bộ vi xử lý (tần số làm
việc bên trong), thường đo bằng số chu kỳ/giây. Máy tính hiện nay chạy với tốc độ hành triệu
chu kỳ/giây. Máy tính thế hệ Pentium IV trở lên được đo bằng Gigahertz (GHz). Tốc độ này
cũng được đặt ln cho tốc độ của máy tính. Máy tính có thể thực hiện được hàng triệu đến
hàng tỉ lệnh/giây.
- Bus
+ Độ rộng bus dữ liệu ngoài (Bus dữ liệu vào/ra)
Dữ liệu được truyền vào hoặc lấy từ bộ vi xử lý phải qua các đường truyền được gọi là bus
dữ liệu ngoài. Bus này quyết định khả truyền dữ liệu vào/ra bộ vi xử lý. Nó được thay đổi
theo quá trình phát triển của bộ vi xử lý:
 Các CPU 286, 386 SX có độ rộng của bus ngồi là 16 bit.
 Các CPU 386 DX, 486 có động rộng của bus ngoài là 32 bit.
 Các CPU thế hệ Pentium trở lên có độ rộng của bus ngồi là 64 bit.
+ Độ rộng bus dữ liệu trong (các thanh ghi bên trong):
Kích thước của thanh ghi trong chỉ ra lượng thơng tin mà bộ vi xử lý có thể xử lý được
trong cùng một thời điểm, kích thước thanh ghi chính là bus dữ liệu trong. Kích thước thanh
ghi cũng cho biết dạng phần mềm (dạng lệnh và địa chỉ lệnh) mà bộ vi xử lý có thể thực hiện
(nghĩa là bộ xử lý có thanh ghi bên trong 32 bit có thể thực hiện các lệnh 32 bit tương ứng với
các lệnh hệ điều hành). Nó cũng được phát triển theo quá trình phát triển của bộ vi xử lý.
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

17



Bài 1. Lắp ráp máy tính
Các bộ vi xử lý từ 80386 đến các bộ vi xử lý Pentium đều có bus dữ liệu trong là 32 bit
nhưng cơ chế thực hiện lệnh thì hồn tồn khác nhau:
Các bộ vi xử lý 80386-80486 hoạt động theo công nghệ đường ống (Pipeline) và thực hiện
theo cơ chế song song.
Các bộ vi xử lý Pentium có hai đường ống trong 32 bit để xử lý thông tin (được coi như hai
chip 32 bit gộp lại)
Các chip Pentium II, III có tới sáu đường ống để thi hành lệnh và dùng công nghệ Tualatin.
Các bộ vi xử lý Pentium IV trở lên hoạt động theo công nghệ siêu phân luồng (Hyper
Theading – HT)
+ Độ rộng của bus địa chỉ:
Bus địa chỉ là một tập hợp các đường truyền mang thông tin về địa chỉ dùng để mô tả vùng
nhớ mà dữ liệu gửi tới hay lấy ra. Số đường truyền càng nhiều thì số các vùng nhớ càng lớn.
Độ rộng của bus địa chỉ cho biết dung lượng RAM tối đa mà bộ vi xử lý có thể địa chỉ hóa
được.
- Cache
Tốc độ xử lý của CPU là rất nhanh trong khi bộ nhớ RAM có tốc độ thấp hơn. Như vậy để
truyền dữ liệu vào/ra CPU người ta thiết kế thêm bộ nhớ cache (cache memory). Bộ nhớ này
hoạt động làm tăng tốc độ tổng thể hệ thống. Cache là bộ nhớ đệm của CPU , nó đóng vai trị
như là một nơi lưu trữ tạm thời những lệnh mà CPU cần xử lý (Lệnh này bao gồm tất cả các
thao tác mà bạn thường hay sử dụng trên máy tính, từ việc soạn thảo văn bản đơn giản đến
game nặng). Những lệnh này sẽ xếp hàng với nhau chờ được xử lý. Vì vậy, bộ nhớ đệm càng
lớn thì sẽ chứa được nhiều lệnh hơn nhờ đó giúp rút ngắn thời gian chờ và tăng hiệu suất làm
việc của CPU.

Hình 1.27 Cache của CPU 4 nhân
Cấu trúc thơng thường có 3 mức cache:
+ Cache L1:
Được tích hợp ngay trong CPU chạy cùng với tốc độ bên trong của bộ vi xử lý được lưu
trữ một số mã lệnh và dữ liệu của công việc CPU đang thực hiện. Thường vài chục KB. Có

dung lượng thay đổi theo thế hệ vi xử lý.
+ Cache L2:
Được thiết kế hỗ trợ cho cache L1 khi bị quá tải. Những máy thế hệ Pentium I trở về trước
cache L2 được thiết kế trên bo mạch chính và chạy tốc độ của bo mạch chính. Nhưng từ thế
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

18


×