SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL:
NATURAL SCIENCES, VOL 2, ISSUE 4, 2018
40
Ảnh hưởng của việc biểu hiện vượt mức
Drosophila ubiquitin carboxyl-terminal
hydrolase lên quá trình phát triển mắt ruồi
giấm Drosophila melanogaster
Cao Thị Thuỳ Trang, Đặng Thị Phương Thảo
Tóm tắt—Ubiquitin carboxyl-terminal hydrolase
L1 (UCH-L1) của người thuộc nhóm enzyme thủy
phân liên kết giữa các phân tử ubiquitin, hoạt động
trong hệ thống ubiquitin - proteasome. UCH-L1 hiện
diện nhiều trong tế bào thần kinh và có liên quan đến
các bệnh thối hóa thần kinh như Parkinson và
Alzheimer. Bất thường trong biểu hiện của UCH-L1
cũng được tìm thấy trong nhiều loại ung thư. Những
ghi nhận trên cho thấy UCH-L1 góp phần duy trì
hoạt động bình thường của tế bào, mô và cơ quan.
Tuy nhiên, chức năng của UCH-L1 vẫn chưa được
hiểu rõ. Đặc biệt, hiện chưa có cơng bố nào về vai trị
của protein này trong q trình phát triển. Nhằm
tìm hiểu chức năng của UCH-L1 trong cơ thể sống,
chúng tơi sử dụng mơ hình ruồi giấm Drosophila
melanogaster để nghiên cứu ảnh hưởng của dUCH
(protein tương đồng của UCH-L1 trên ruồi) lên quá
trình phát triển của cá thể. Cụ thể trong nghiên cứu
này là sự phát triển mắt ruồi giấm. Kết quả cho thấy
tăng biểu hiện dUCH chuyên biệt tại mô mắt gây ra
sai hỏng trong định hướng của mắt con và sự biệt
hóa của các tế bào sắc tố. Các kết quả này là bằng
chứng cho tiềm năng của dUCH như một nhân tố
tham gia vào điều hịa q trình phát triển mắt ruồi.
Từ khóa—biệt hố, Drosophila melanogaster, tế
bào sắc tố, UCH-L1, võng mạc
1 GIỚI THIỆU
CH-L1 được xếp vào phân lớp các protease
thủy phân liên kết ở đầu C của phân tử
ubiquitin (ubiquitin C-terminal hydrolase – UCH),
giải phóng ubiquitin đơn phân [1]. Bên cạnh hoạt
U
Ngày nhận bản thảo: 15-11-2017; Ngày chấp nhận đăng:
10-02-2018; Ngày đăng: 15-10-2018.
Tác giả Cao Thị Thuỳ Trang, Đặng Thị Phương Thảo* Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
(e-mail: ).
tính thủy phân, UCH-L1 cịn được cho là có hoạt
tính nối ubiquitin in vitro với cơ chất là αsynuclein khi ở trạng thái lưỡng phân [2] và chức
năng ổn định lượng ubiquitin đơn phân nội bào
bằng cách liên kết với các phân tử này [3].
UCH-L1 biểu hiện rất dồi dào trong các tế bào
thuộc hệ thần kinh, chiếm đến 1–2% tổng lượng
protein tan hiện diện trong não [4], đã được chứng
minh là cần thiết cho việc duy trì cấu trúc và chức
năng bình thường của synap [5, 6]. Bên cạnh đó,
nhiều bằng chứng cho thấy UCH-L1 có liên quan
đến các bệnh thối hóa thần kinh [7]. Các đột biến
I93M và E7A gây giảm mạnh hoạt tính của UCHL1 lần lượt gây bệnh Parkinson [8] và hội chứng
thoái hoá thần kinh từ nhỏ [9]. UCH-L1 cũng hiện
diện trong nhiều khối u như ung thư tụy, ung thư
biểu mô tuyến, ... Đến nay, nhiều bằng chứng thực
nghiệm đã chỉ ra hai tiềm năng dường như đối lập
của UCH-L1: gene gây ung thư và nhân tố ức chế
khối u [10]. Từ đó có thể thấy, UCH-L1 cần thiết
cho việc duy trì hoạt động bình thường của cơ thể
và các bất thường trên protein này có thể gây ra
nhiều loại rối loạn và bệnh lý. Tuy nhiên, cơ chế
hoạt động của UCH-L1 vẫn cịn nhiều bí ẩn. Việc
tiếp tục tiến hành các nghiên cứu nhằm tăng cường
hiểu biết về UCH-L1 cũng như mối liên hệ giữa
protein này với các loại bệnh là cần thiết. Mặt
khác, các nghiên cứu trước đây đã cho thấy nhiều
khả năng dUCH, protein tương đồng của UCH-L1
trên ruồi, có liên quan đến quá trình phát triển của
mắt ruồi. Việc tăng hay giảm biểu hiện của dUCH
định hướng tại mô mắt đều gây kiểu hình mắt
nhám ở ruồi trưởng thành [11, 12].
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ:
CHUN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN, TẬP 2, SỐ 4, 2018
Ruồi giấm là một động vật mơ hình được sử
dụng từ lâu để phục vụ cơng cuộc nghiên cứu và
có nhiều đóng góp cho sự phát triển của sinh học
[13]. Mắt ruồi mang những đặc điểm phù hợp cho
việc nghiên cứu chức năng gene, đặc biệt là các
nghiên cứu liên quan đến biệt hố và hình thành cơ
quan chức năng trong cơ thể. Mắt ruồi trưởng
thành có nguồn gốc từ đĩa tiền phân sinh mắt trong
giai đoạn ấu trùng. Về mặt cấu trúc, mắt được tạo
thành từ vài trăm mắt con được sắp xếp trong một
mạng lưới sáu cạnh hình tổ ong theo một trật tự
nhất định [14]. Tất cả mắt con được định hướng
đồng đều và có dạng đối xứng qua gương ở nửa
mặt lưng và nửa mặt bụng. Về cấu tạo, mỗi mắt
con gồm tám tế bào thụ quang được đánh số từ R1
đến R8, đóng vai trị cốt lõi trong con đường biến
đổi tín hiệu ánh sáng. Bốn tế bào nón sắp xếp cân
đối và gần như nằm tồn bộ bên trên các tế bào thụ
quang. Hai tế bào sắc tố sơ cấp có hình bán nguyệt
bao quanh các tế bào nón. Ngồi ra là sáu tế bào
sắc tố thứ cấp kéo dài tạo thành sáu cạnh cùng ba
tế bào sắc tố cấp ba và ba lông gai được chia sẻ
giữa các mắt con liền kề (hình 2 A). Mỗi mắt con
cũng sở hữu một hệ thống khúc xạ ánh sáng gồm
thấu kính màng sừng và nón thuỷ tinh, được tiết ra
bởi tế bào nón cùng các tế bào sắc tố sơ cấp và thứ
cấp. Các tế bào sắc tố sản xuất các hạt sắc tố giúp
ngăn sự tán xạ ánh sáng giữa các mắt con và bảo
vệ tế bào thụ quang khỏi tổn thương gây ra bởi ánh
sáng. Ngoài ra, chúng cũng sản xuất các thành
phần cần thiết cho con đường dẫn truyền tín hiệu
ánh sáng ở mắt ruồi [14-16].
Trong nghiên cứu này, nhằm tìm hiểu sâu hơn
về vai trị của dUCH trong q trình phát triển mắt
ruồi, chúng tôi đã khảo sát tác động của việc biểu
hiện vượt mức dUCH lên các loại tế bào trên võng
mạc nhộng 42 giờ. Kết quả cho thấy biểu hiện
vượt mức dUCH làm gia tăng các bất thường trong
trật tự và định hướng của mắt con trên võng mạc
cũng như sự biệt hóa của các tế bào sắc tố.
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
Các dòng ruồi được sử dụng
Các dòng ruồi được nuôi giữ trên môi trường cơ
bản chứa 0,9 % agar, 5 % đường, 5 % nấm men và
3 % sữa bột. Dịng ruồi mang trình tự GMR-GAL4
giúp định hướng biểu hiện chun biệt tại mơ mắt
41
ruồi giấm [17]. Dịng ruồi mang UAS-dUCH trên
nhiễm sắc thể số 3 giúp tạo dòng biểu hiện vượt
mức dUCH [12]. Dòng ruồi mang UAS-lacZ (mã
số 107532, Trung tâm Kyoto, Nhật) được sử dụng
để tạo dịng đối chứng.
Lai tạo các dịng ruồi thí nghiệm
Để thu được các dịng ruồi cần thiết cho thí
nghiệm, chúng tơi sử dụng hệ thống GAL4/UAS.
Nguyên tắc như sau: GAL4 có khả năng bám vào
trình tự UAS (Upstream Activating Sequences) và
kích thích phiên mã trình tự mục tiêu nằm sau
UAS. Promoter GMR cho phép GAL4 biểu hiện
chuyên biệt ở các tế bào mắt ruồi trong giai đoạn
phát triển. Tổ hợp GMR-GAL4 và UAS-trình tự
mục tiêu được đặt trong hai dịng ruồi riêng biệt.
Phép lai giữa hai dòng ruồi trên tạo ra con lai F1
vừa biểu hiện GAL4 định hướng mắt, vừa mang tổ
hợp UAS-trình tự mục tiêu. GAL4 sau đó sẽ bám
vào UAS giúp phiên mã trình tự mục tiêu trong mơ
tương ứng.
Như vậy, trong nghiên cứu này, dịng ruồi biểu
hiện vượt mức dUCH có kiểu gen GMR-GAL4/+;
+; UAS-dUCH/+ (ký hiệu GMR>dUCH) là con lai
thế hệ F1 của phép lai giữa dòng GMR-GAL4; +;
+ và +; +; UAS-dUCH. Dòng đối chứng có kiểu
gene GMR-GAL4/+; +; UAS-lacZ/+ (ký hiệu
GMR>lacZ) là con lai thế hệ F1 của phép lai giữa
dòng GMR-GAL4; +; + và +; +; UAS-lacZ.
Nhuộm miễn dịch huỳnh quang
Để chuẩn bị cho kỹ thuật nhuộm miễn dịch
huỳnh quang, nhộng đực 42 giờ được thu nhận,
tách lấy não và võng mạc, giữ trong phosphatebuffered saline (PBS) lạnh. Mô được cố định trong
dung dịch PBS chứa 4,6 % paraformaldehyde
trong 35 phút, sau đó rửa 3 lần, mỗi lần 20 phút
với PBS chứa 0,3 % triton X-100. Khóa mẫu với
PBS chứa 0,15 % triton X-100 và 10 % huyết
thanh dê trong 30 phút, bổ sung kháng thể sơ cấp
và ủ 18-20 giờ ở 4 oC (kháng thể chuột kháng Cut
và kháng thể chuột kháng Discs-large (Dlg) của
DSHB (Developental Studies Hybridoma Bank)
với tỷ lệ 1:500; kháng thể chuột kháng Chaoptin
của DSHB với tỷ lệ 1:100). Sau đó, mẫu được rửa
5 lần, mỗi lần 20 phút với PBS chứa
0,3 % triton X-100 và ủ với kháng thể thứ cấp gắn
chất phát huỳnh quang Alexa 488 hoặc 594 (tỷ lệ
42
SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL:
NATURAL SCIENCES, VOL 2, ISSUE 4, 2018
1:400, Invitrogen) trong PBS chứa 0,15 % Triton
X-100 và 10 % huyết thanh dê, 18-20 giờ ở 4 oC.
Rửa mẫu 5 lần, mỗi lần 20 phút trong PBS chứa
0,3 % triton X-100, rửa lại với PBS và tách lấy
võng mạc, cố định trên lam kính trong dung dịch
bảo quản Vectashield Mounting Medium (Vector
Laboratories). Kết quả được ghi nhận bằng kính
hiển vi huỳnh quang Eclipse Ni-U (Nikon).
Đối với việc phân tích kết quả hình ảnh nhuộm
miễn dịch huỳnh quang với kháng thể kháng Cut,
năm võng mạc được chọn từ mỗi dòng ruồi thí
nghiệm. Sau đó, bốn vùng đơn vị có diện tích
5625π µm2 được xác định bằng phần mềm Adobe
Photoshop CS6 trên mỗi võng mạc. Việc đếm tế
bào trên vùng đơn vị được thực hiện bằng phần
mềm ImageJ, trong đó số lượng cụm tế bào nón và
số lượng tế bào nón trong mỗi cụm được ghi nhận.
Các cụm được xem là bất thường có số tế bào khác
bốn. Mức độ bất thường về số lượng tế bào trong
cụm tế bào nón được phản ánh qua thông số “tỷ lệ
cụm bất thường” của vùng đơn vị và xử lý thống
kê bằng kiểm định Mann-Whitney của chương
trình GraphPad Prism 6 (GraphPad Software).
Cách tính tỷ lệ cụm bất thường như sau:
Tỷ lệ cụm bất thường =
Số lượng cụm bất thường
Tổng số cụm
3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của việc biểu hiện vượt mức dUCH
lên tế bào thụ quang trong mắt ruồi ở giai đoạn
nhộng 42 giờ
Trong quá trình phát triển của mắt ruồi, các tế
bào được bổ sung và biệt hóa theo trình tự cố định:
các tế bào thụ quang, tế bào nón, tế bào sắc tố sơ
cấp, các tế bào sắc tố thứ cấp và cấp ba. Trong đó,
tín hiệu từ các tế bào biệt hóa trước đóng vai trị
quan trọng trong việc bổ sung vào mắt con và biệt
hóa của các tế bào chưa biệt hóa xung quanh [18,
19].
Để tìm hiểu vai trị của dUCH trong q trình
phát triển của mắt ruồi, tác động của việc biểu hiện
vượt mức dUCH lên các tế bào thụ quang được
khảo sát. Chúng tôi nhuộm miễn dịch huỳnh quang
võng mạc nhộng 42 giờ của dòng ruồi biểu hiện
vượt mức dUCH - GMR>dUCH - với kháng thể
kháng protein Chaoptin biểu hiện chuyên biệt trên
màng tế bào thụ quang. Dòng ruồi GMR>lacZ
được sử dụng làm đối chứng nhằm so sánh sự biến
động trong cấu trúc mắt ruồi. Chúng tôi ghi nhận
được các rối loạn trong phân bố cụm tế bào thụ
quang trên nhiều vùng của võng mạc ruồi biểu hiện
vượt mức dUCH (Hình 1 B). Tuy nhiên, số lượng tế
bào thụ quang khơng thay đổi (Hình 1 A, B)
Hình 1. Kết quả nhuộm miễn dịch huỳnh quang võng mạc nhộng 42 giờ với kháng thể kháng Chaoptin của dòng đối chứng (A)
và dòng biểu hiện vượt mức dUCH (B). Thước trên hình biểu thị 10µm.
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ:
CHUN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN, TẬP 2, SỐ 4, 2018
Biểu hiện vượt mức dUCH làm gia tăng các bất
thường trong trật tự và định hướng của mắt
con, hình thái và cách sắp xếp của tế bào sắc tố
trên võng mạc ở giai đoạn nhộng 42 giờ
Tiếp theo, chúng tôi khảo sát các tác động của
việc biểu hiện vượt mức dUCH lên cấu trúc đặc
trưng ở mặt đỉnh võng mạc. Võng mạc nhộng 42
43
giờ từ các dịng ruồi thí nghiệm được nhuộm với
kháng thể kháng protein Discs-large (Dlg) hiện
diện trên màng tế bào. Qua đó, chúng tơi phân tích
trật tự và định hướng của mắt con cũng như ghi
nhận những bất thường trên tế bào nón và các loại
tế bào sắc tố.
Hình 2. Biểu hiện vượt mức dUCH gây ra các bất thường trên mặt đỉnh võng mạc nhộng 42 giờ.
(A) Hình ảnh mắt ruồi trưởng thành [14]; sơ đồ minh hoạ định hướng của mắt con với đoạn thẳng màu xanh lá tượng trưng cho xích
đạo; cấu trúc mắt con nhìn từ mặt cắt đỉnh ở giai đoạn nhộng với a - tế bào nón trước, p - tế bào nón sau, pl - tế bào nón cực, eq - tế
bào nón xích đạo, mũi tên lớn màu đỏ chỉ chiều cực – xích đạo.
(B-C) Kết quả nhuộm miễn dịch huỳnh quang võng mạc nhộng 42 giờ với kháng thể kháng Dlg của dòng đối chứng (B) và dòng
biểu hiện vượt mức dUCH (C).
(D-E) Sơ đồ phân tích định hướng các mắt con trong hình B (D) và hình C (E). Các đoạn ngắn màu đen biểu diễn định hướng mặt
đỉnh của mắt con, các đường tròn đen biểu diễn mắt con không thể định hướng. Đường màu xám nhạt biểu diễn hướng trước-sau
của võng mạc,
(F-G) Hình ảnh phóng to của phần được đóng khung ở Hình B (F) và hình C (G).
Thước trên tất cả các hình biểu thị 10 µm.
Ở giai đoạn nhộng 42 giờ sau khi hình thành
kén, các mắt con đã bổ sung đầy đủ các loại tế bào,
chỉ còn một vài tế bào thừa trong mạng lưới sáu
cạnh cần được loại bỏ. Đối với dòng ruồi đối
chứng biểu hiện lac Z định hướng mơ mắt, ngồi
một số bất thường nhỏ ít gặp, các mắt con trên
võng mạc đều có trật tự và định hướng đồng đều,
các loại tế bào có hình dạng và vị trí đặc trưng
(Hình 2 B, D, F). Trong khi đó, việc biểu hiện
vượt mức dUCH đã làm gia tăng các sai hỏng trên
mặt đỉnh võng mạc của dòng ruồi này so với dòng
đối chứng. Cụ thể, trên nhiều vùng ghi nhận, các
mắt con của dịng biểu hiện vượt mức dUCH
khơng được xếp thẳng hàng, định hướng không
đồng đều và không phù hợp với định hướng của
võng mạc (Hình 2 C, E). Chúng tơi cũng quan sát
được các cụm tế bào nón có kích thước chênh lệch
nhau và đơi khi biến dạng. Thêm vào đó, hình thái
của các loại tế bào sắc tố cũng có nhiều thay đổi.
Tế bào sắc tố sơ cấp méo mó và/hoặc sai số lượng.
SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL:
NATURAL SCIENCES, VOL 2, ISSUE 4, 2018
44
Hình dạng của các tế bào sắc tố thứ cấp và cấp ba
(gọi chung là các tế bào sắc tố liên mắt con) bị
biến đổi. Ngoài các thay đổi về hình thái, phân bố
của các tế bào này cũng trở nên lộn xộn. Nhiều
vùng trên võng mạc có các mắt con kế cận được
ngăn cách bởi nhiều hơn một hàng tế bào sắc tố
liên mắt con. Như hệ quả, mắt con trên các vùng
bất thường của võng mạc biểu hiện vượt mức
dUCH khơng duy trì được hình dạng lục giác mà
trở nên trịn hơn. Các lơng gai trên võng mạc phân
bố lộn xộn, có thể do bị ảnh hưởng từ sự bất
thường của các tế bào sắc tố. Hơn nữa, tình trạng
dính mắt con do mất tế bào sắc tố thứ cấp cũng gia
tăng (Hình 2 C, G).
Như vậy, việc biểu hiện vượt mức dUCH đã ảnh
hưởng đến định hướng của mắt con ở mặt đỉnh
võng mạc nhộng 42 giờ và sự biệt hóa của các tế
bào tế bào sắc tố.
Các nghiên cứu trước đây đã cho thấy biểu hiện
vượt mức dUCH cảm ứng sự chết theo chương
trình đi kèm hiện tượng tăng phân bào trên đĩa tiền
phân sinh mắt của ấu trùng bậc ba [12]. Trong q
trình biệt hố mắt ruồi, các tế bào sắc tố thứ cấp và
cấp ba là những tế bào võng mạc cuối cùng được
xác định. Cơ chế apoptosis được sử dụng để loại
bỏ các tế bào thừa và hoàn chỉnh mạng lưới sáu
cạnh của mắt ruồi [18, 19]. Apoptosis quá mức có
thể sẽ gây các rối loạn bất thường, ảnh hưởng đến
số lượng, sự sắp xếp các tế bào trong quá trình
kiến tạo mắt ruồi.
Ảnh hưởng của việc biểu hiện vượt mức dUCH
lên tế bào nón của mắt ruồi ở giai đoạn nhộng
42 giờ
Sau khi có được nhận định tổng quát về ảnh
hưởng của việc biểu hiện vượt mức dUCH lên cấu
trúc mặt đỉnh võng mạc, chúng tơi tiến hành tìm
hiểu sâu hơn các tác động trên tế bào nón. Đây là
tế bào cung tấp tín hiệu cần thiết cho sự biệt hóa
của các tế bào sắc tố sơ cấp. Võng mạc nhộng 42
giờ từ các dịng ruồi thí nghiệm được nhuộm miễn
dịch huỳnh quang với kháng thể kháng protein
Cut, một nhân tố điều hịa phiên mã đặc trưng cho
tế bào nón. Kết quả thực nghiệm cho thấy có sự
gia tăng các cụm tế bào bất thường trong võng mạc
ruồi biểu hiện vượt mức dUCH thể hiện ở cách sắp
xếp các cụm tế bào (Hình 3 A, B). Sự khác biệt về
số lượng các cụm tế bào nón bất thuờng ở ruồi
biểu hiện vượt mức dUCH có ý nghĩa thống kê
(Hình 3C)
Hình 3. Ảnh hưởng của việc biểu hiện vượt mức dUCH lên tế bào nón của mắt ruồi ở giai đoạn nhộng 42 giờ.
(A-B) Kết quả nhuộm miễn dịch huỳnh quang võng mạc nhộng 42 giờ với kháng thể kháng Cut của dòng dối chứng (A) và dòng
biểu hiện vượt mức dUCH (B).
(C) Đồ thị biểu diễn tỷ lệ cụm bất thường trên võng mạc nhộng 42 giờ của dòng đối chứng và biểu hiện vượt mức dUCH (xử lý
thống kê bằng kiểm định Mann-Whitney, n=20, p=0,0188).
Thước trên hình biểu thị 20 µm.
TẠP CHÍ PHÁT TRIỂN KHOA HỌC & CƠNG NGHỆ:
CHUN SAN KHOA HỌC TỰ NHIÊN, TẬP 2, SỐ 4, 2018
Như vậy, biểu hiện vượt mức dUCH làm gia
tăng các bất thường về hình thái, nhưng khơng ảnh
hưởng đến lượng tế bào nón trong mắt con của
võng mạc nhộng 42 giờ.
4 KẾT LUẬN
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng
thành công mơ hình ruồi giấm biểu hiện vượt mức
dUCH định hướng mô mắt để khảo sát ảnh hưởng
của dUCH lên quá trình phát triển mắt ruồi. Việc
biểu hiện vượt mức dUCH đã làm tăng bất thường
trong trật tự và định hướng ở mặt đỉnh của mắt
con, cũng như bất thường trên các loại tế bào khác
nhau của võng mạc nhộng 42 giờ. Các kết quả thu
nhận được cho thấy tiềm năng tham gia vào điều
hịa q trình phát triển của dUCH. Kết quả nghiên
cứu đóng góp vào hiểu biết về vai trị của dUCH
trong cơ thể sống và góp phần định hướng các
nghiên cứu về UCH-L1 trong tương lai.
Lời cảm ơn: Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn
Phịng thí nghiệm Công nghệ Sinh học Phân tử,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM
đã hỗ trợ cho việc thực hiện nghiên cứu này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. P. Bishop, D. Rocca, J. M. Henley, Ubiquitin C-terminal
hydrolase L1 (UCH-L1): structure, distribution and roles in
brain function and dysfunction, Biochem J., 473, 16, 2453–
2462, 2016.
[2]. Y. Liu, L. Fallon, H. A. Lashuel, Z. Liu, P.T. Lansbury, Jr.,
The UCH-L1 gene encodes two opposing enzymatic
activities that affect alpha-synuclein degradation and
Parkinson's disease susceptibility, Cell, 111, 2, 209–218,
2002.
[3]. H. Osaka, Y.L. Wang, K. Takada, S. Takizawa, R. Setsuie,
H. Li, Y. Sato, K. Nishikawa, Y.J. Sun, M. Sakurai, T.
Harada, Y. Hara, I. Kimura, S. Chiba, K. Namikawa, H.
Kiyama, M. Noda, S. Aoki, K. Wada, Ubiquitin carboxyterminal hydrolase L1 binds to and stabilizes
monoubiquitin in neuron, Hum. Mol. Genet., 12, 16, 1945–
1958, 2003.
[4]. J.F. Doran, P. Jackson, P.A. Kynoch, R. J. Thompson,
Isolation of PGP 9.5, a new human neurone-specific
protein detected by high-resolution two-dimensional
electrophoresis, J. Neurochem, 40, 6, 15421547, 1983.
[5]. A.E. Cartier, S.N. Djakovic, A. Salehi, S.M. Wilson, E.
Masliah, G.N. Patrick, Regulation of synaptic structure by
ubiquitin C-terminal hydrolase L1, J. Neurosci., 29, 24,
7857–7868, 2009.
[6]. B. Gong, Z. Cao, P. Zheng, O.V. Vitolo, S. Liu, A.
Staniszewski, D. Moolman, H. Zhang, M. Shelanski, O.
45
Arancio, Ubiquitin hydrolase Uch-L1 rescues betaamyloid-induced decreases in synaptic function and
contextual memory, Cell, 126, 4, 775–788, 2006.
[7]. R. Setsuie, K. Wada, The functions of UCH-L1 and its
relation to neurodegenerative diseases, Neurochem Int, 51,
2–4, 105–111, 2007.
[8]. E. Leroy, R. Boyer, G. Auburger, B. Leube, G. Ulm, E.
Mezey, G. Harta, M. J. Brownstein, S. Jonnalagada, T.
Chernova, A. Dehejia, C. Lavedan, T. Gasser, P. J.
Steinbach, K. D. Wilkinson, M. H. Polymeropoulos, The
ubiquitin pathway in Parkinson's disease, Nature, 395,
6701, 451–452, 1998.
[9]. K. Bilguvar, N.K. Tyagi, C. Ozkara, B. Tuysuz, M.
Bakircioglu, M. Choi, S. Delil, A.O. Caglayan, J.F.
Baranoski, O. Erturk, C. Yalcinkaya, M. Karacorlu, A.
Dincer, M. H. Johnson, S. Mane, S. S. Chandra, A. Louvi,
T. J. Boggon, R. P. Lifton, A. L. Horwich, M. Gunel,
Recessive loss of function of the neuronal ubiquitin
hydrolase UCHL1 leads to early-onset progressive
neurodegeneration, Proc. Natl. Acad. Sci. USA, 110, 9,
3489–3494, 2013.
[10]. J.H. Kennedy, L.S. Chin, L. Li, Ubiquitin C-Terminal
Hydrolase L1 in Tumorigenesis, Biochem Res Int, 2012.
[11]. D.N. Anh Suong, T.H. Hiep, N.T. Thanh, D.T. Phuong
Thao, Knock-down gene ubiquitin carboxy-terminal
hydrolase (duch) resulted in reducing tyrosine hydroxylase
in dopaminergic cells and inducing apoptosis in Drosophila
melanogaster, Tạp chí Sinh học, 37, 1se, 2015.
[12]. D.T. Thao, P.N. An, M. Yamaguchi, T.L. Thuoc,
Overexpression of ubiquitin carboxyl terminal hydrolase
impairs multiple pathways during eye development in
Drosophila melanogaster, Cell Tissue Res, 348, 3, 453–463, 2012.
[13]. A.M. Arias, Drosophila melanogaster and the development
of biology in the 20th century, Methods Mol. Biol., 420, 1–
25, 2008.
[14]. D. F. Ready, T. E. Hanson, S. Benzer, Development of the
Drosophila retina, a neurocrystalline lattice, Dev. Biol., 53,
2, 217–240, 1976.
[15]. M. Charlton-Perkins, T. A. Cook, Chapter Five - Building a
Fly Eye: Terminal Differentiation Events of the Retina,
Corneal Lens, and Pigmented Epithelia. In: L. C. Ross and
A. R. Thomas, Current Topics in Developmental Biology,
Academic Press, 2010.
[16]. R. L. Cagan, D. F. Ready, The emergence of order in the
Drosophila pupal retina, Dev Biol, 136, 2, 346–362, 1989.
[17]. Y. Takahashi, F. Hirose, A. Matsukage, M. Yamaguchi,
Identification of three conserved regions in the DREF
transcription factors from Drosophila melanogaster and
Drosophila virilis, Nucleic Acids Res., 27, 2, 510–516,
1999.
[18]. J. Curtiss, Cell Morphogenesis: Tracing the Paths of
Induction During Drosophila Ommatidial Development. In:
A. Singh and M. Kango-Singh, Molecular Genetics of
Axial Patterning, Growth and Disease in the Drosophila
Eye, Springer-Verlag New York, 2013.
[19]. S. Bao, Two themes on the assembly of the Drosophila eye.
In: L.C. Ross, A.R. Thomas, Current Topics in
Developmental Biology, Academic Press, 2010.
46
SCIENCE AND TECHNOLOGY DEVELOPMENT JOURNAL:
NATURAL SCIENCES, VOL 2, ISSUE 4, 2018
Effect of Drosophila ubiquitin carboxylterminal hydrolase overexpression on the
Drosophila melanogaster eye development
Cao Thi Thuy Trang, Dang Thi Phuong Thao*
University of Science, VNUHCM
*Corresponding author:
Received: 15-11-2017, Accepted: 10-02-2018, Published: 15-10-2018.
Abstract—Human
ubiquitin
carboxyl-terminal
hydrolase L1 (UCH-L1) is a member of
deubiquitinating enzyme group and a component of
ubiquitin-proteasome system. Being one of the
neuron-specific proteins, abnormalities of UCH-L1
was observed in several neurodegenerative diseases
such as Parkinson’s disease and Alzheimer’s disease.
On the other hand, UCH-L1 was also found to be
present in various kinds of cancers with inconsistent
acting reported in different studies. Together these
records indicated the involvement of UCH-L1 in
maintaining normal activities of cells, tissues and
organs. However, in vivo significance of the protein
remains unclear. In addition, among the attempts
made to approach the biological function of UCHL1, there has been no previous report addressing its
part in development. In order to explore the
function of UCH-L1, we utilized Drosophila
melanogaster as model to investigate effects of
dUCH (a Drosophila homologue of human UCH-L1)
on the development. Particularly in Drosophila eye
development, in this study. Our experimental results
revealed that specific overexpression of dUCH in eye
tissue induced the disruption in ommatidia
orientation and defects in differentiation of pigment
cells. These results are evidence that support the
role of dUCH as a development mediating factor.
Index Terms—differentiation, Drosophila melanogaster, pigment cell, UCH-L1, retina.