Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Thưc trạng sơ cứu tai nạn thường gặp ở trẻ 3 4 tuổi tại các trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
------------------

Đề tài:
THỰC TRẠNG SƠ CỨU TAI NẠN THƯỜNG GẶP Ở TRẺ 3-4
TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Lệ Ca

Lớp

: 11SMN1

Giáo viên hướng dẫn

: Th.S Vũ Đình Ngàn


Lời cảm ơn
Lời đầu tiên của khóa luận, em xin gửi lời cảm ơn các thầy cô trong khoa Giáo dục
Tiểu học – Mầm non trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng đã nhiệt tình truyền đạt những
kiến thức cần thiết cho em trong quá trình học tập tại trường. Đặt biệt em xin gửi lời cảm
ơn chân thành nhất đến thầy Vũ Đình Ngàn, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học – Mầm
non, người đã hướng dẫn em chu đáo, tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hồn
thành khóa luận này.
Xin cảm ơn tập thể giáo viên và các cháu trường Mầm non 20/10, trường Mầm
non 19/5 và trường Mầm non Tuổi thơ – Thành phố Đà Nẵng đã tạo điều kiện tốt nhất


giúp đỡ em có được thông tin số liệu.
Em cũng gửi lời cảm ơn đến tất cả người thân, bạn bè và các bạn lớp 11SMN1 đã
giúp đỡ động viên em trong thời gian nghiên cứu đề tài.
Vì lần đầu tiên làm khóa luận tốt nghiệp, kinh nghiệm và năng lực của bản thân có
hạn nên khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành
cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015
Sinh viên
Nguyễn Thị Lệ Ca


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 3
4. Giả thuyết khoa học ............................................................................................................. 3
5. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................................. 4
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................... 4
7. Cấu trúc của khóa luận ........................................................................................................ 4
NỘI DUNG....................................................................................................... 5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG SƠ CỨU TAI NẠN
THƯỜNG GẶP Ở TRẺ MẦM NON ............................................................................. 5
1.1. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................ 6
1.1.1.1. Sơ cứu................................................................................................... 6
1.1.1.2. Tai nạn .................................................................................................. 6
1.2. Tổng quan về một số tai nạn thường gặp ởtrẻ mầm non ........................... 7
1.2.1. Khái niệm tai nạn thường gặp ................................................................. 7

1.2.2. Một số tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non .............................................. 7
1.3. Đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non. ....................................................................... 11
1.4. Đặc điểm giải phẩu – sinh lí của trẻ .................................................................... 14
1.4.1. Đặc điểm của hệ thần kinh ................................................................... 14
1.4.2. Đặc điểm của hệ hô hấp ....................................................................... 17
1.4.3. Đặc điểm của hệ tiêu hóa ..................................................................... 18
1.4.4. Đặc điểm của hệ cơ ............................................................................... 19
1.4.5. Đặc điểm của hệ xương ......................................................................... 20
1.4.6. Đặc điểm của da .................................................................................... 21
1.4.7. Đặc điểm của hệ tuần hoàn .................................................................. 22


1.5. Các yếu tố chi phối khả năng sơ cứu tai nạn của giáo viên cho trẻ
mầm non. .................................................................................................................................... 25

1


1.5.1. Kiến thức, hiểu biết. .............................................................................. 25
1.5.2. Kỹ năng ................................................................................................. 28
1.6. Kết luận chương 1......................................................................................................... 28
Chương 2. THỰC TRẠNG SƠ CỨU TAI NẠN Ở TRẺ 3-4 TUỔI TẠI
TRƯỜNG MẦM NON ........................................................................................................ 29
2.1. Mục tiêu của việc chăm sóc giáo dục hiện nay .............................................. 29
2.2. Nội dung về một số tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non............................ 31
2.3. Bảng thống kê các tai nạn thường gặp hay xảy ra đối với trẻ 3-4 tuổi
ở các trường mầm non 19/5, trường 20/10 Quận Hải Châu – Thành phố
Đà Nẵng....................................................................................................................................... 35
2.3.1. Tai nạn thường gặp ở trẻ 3-4 tuổi tại trường mầm non 19/5. ............... 35
2.3.2. Tai nạn thường gặp ở trẻ 3 -4 tuổi tại trường mầm non 20/10 ............. 36

2.4. Tìm hiểu thực tế việc sơ cứu tai nạn cho trẻ 3-4 tuổi ở trường mầm non .. 36
2.4.1. Tình hình trẻ bị các tai nạn thường gặp ở Việt Nam ............................ 36
2.4.2. Tình hình thực tế việc sơ cứu tai nạn cho trẻ ở các trường mầm non... 37
2.4.2.1. Mục đích điều tra ............................................................................... 37
2.4.2.2. Đối tượng điều tra .............................................................................. 37
2.4.2.3. Nội dung điều tra................................................................................ 37
2.4.2.4. Phương pháp tiến hành ....................................................................... 37
2.4.2.5. Kết quả điều tra .................................................................................. 38
2.5. Một số tai nạn thường gặp ở trẻ, cách xử trí, sơ cấp cứu và một số
cách phòng tránh .................................................................................................................. 42
2.6. Kết luận chương 2......................................................................................................... 72
PHẦN 3: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ......................................................... 73
3.1. Kết luận ............................................................................................................................... 73
3.2. Kiến nghị............................................................................................................................. 74
3.3. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài ................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 76
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG, HÌNH ẢNH
Bảng 1.1: Bảng kích thước thực quản để tham khảo khi đặt ống thông< 2 tháng: 0,8
– 0,9 cm đường kính .................................................................................19
Bảng 1.2: Huyết áp của trẻ theo lứa tuổi ...................................................................24
Bảng 1.3: Kết quả thể hiện mức độ nhận thức về khái niệm sơ cấp cứu của giáo viên
mầm non. ...................................................................................................38
Bảng 1.4: Kết quả thể hiện mức độ nhận thức về tầm quan trọng sơ cứu cho trẻ của
giáo viên các trường mầm non ..................................................................39
Bảng 1.5: Nhận thức của giáo viên về các yêu cầu cần có cho người sơ cứu ..........40
Bảng 1.6: Ý kiến của giáo viên về các nguyên nhân dẫn đến tai nạn thường gặp cho
trẻ ..............................................................................................................40

Bảng 1.7: Những khó khăn giáo viên thường gặp khi sơ cứu cho trẻ ......................41
Hình 1.1: Cấu tạo của tim .........................................................................................23
Hình 1.2: Tóm tắt sơ đồ sơ cấp cứu ..........................................................................27


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Một quốc gia hùng mạnh là một quốc gia có nền giáo dục phát triển. Vì
vậy, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, đảm bảo xây dựng một thế
hệ kế tiếp có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ đất nước. Đại hội Đảng khóa
IX đã xác định “ Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo
dục và đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người”.
Vì vậy, hiện nay giáo dục đã trở thành mối quan tâm của toàn xã hội. Đặc
biệt, giáo dục mầm non có một vị trí rất quan trọng, là khâu đầu tiên trong hệ
thống quốc dân,là bậc học đặt nền móng cho sự phát triển nhân cách con
người mới Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chăm sóc- giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc
sống là một việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự
nghiệp chăm lo đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những con người
tương lai của Đất Nước. Việt Nam đang có một bước chuyển mình mạnh mẽ
trên con đường đi đến xây dựng cuộc sống ấm no, văn minh và hạnh phúc.Trẻ
em hôm nay là thế giới ngày mai,trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và
bảo vệ, được tồn tại và được chấp nhận trong gia đình và cộng đồng. Vì
thế,giáo dục con người ở lứa tuổi mầm non vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ
của mỗi con người đối với xã hội, đối với cộng đồng.
Trẻ em là công dân của xã hội,là thế hệ tương lai của Đất Nước nên ngay
từ thuở lọt lòng chúng ta cần chăm sóc, giáo dục trẻ thật chu đáo. Giáo dục tốt
trẻ ở giai đoạn này là chớp được thời cơ trong cơng tác chăm sóc, giáo dục
con người. Bởi vì ở lứa tuổi này, sự phát triển về thể chất và tâm lí diễn ra

mạnh nhất. Vì vậy, khi nuôi dạy trẻ Mầm non từ 3 tháng đến 6 tuổi, yêu cầu
1


nhà Giáo dục, nhất là các cô giáo cần đảm bảo an tồn tuyệt đối cho trẻ vì nó
có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo con người phát triển tồn
diện, địi hỏi người Giáo viên mầm non cần phải có kĩ năng, kĩ xảo để bảo vệ
trẻ. Trẻ mầm non rất hiếu động, ln tị mị, muốn tìm hiểu mọi vật xung
quanh. Trẻ lại chưa biết phân biệt rõ đúng,sai; chưa có khả năng tự bảo vệ bản
thân mình nên xảy ra tai nạn là điều không thể tránh khỏi. Nhất là đối với trẻ
từ 3- 4 tuổi chưa thể tự ý thức được rằng việc đó là nguy hiểm đối với trẻ.
Đối với trẻ, thời gian hoạt động vui chơi diễn ra ở trường là chủ yếu.
Nhưng thực tế hiện nay, với cơ sở vật chất chưa đảm bảo, hệ thống y tế còn
hạn chế. Bên cạnh đó, đa số tại các trường mầm non số lượng giáo viên q ít
mà số trẻ thì đơng, gây khó khăn trong việc kiểm sốt nên dễ xảy ra tai nạn
ngoài ý muốn như chảy máy,gãy xương do té ngã, xô đẩy lẫn nhau; bỏng;
điện giật; dị vật đường thở, ngộ độc…Khi xảy ra tai nạn, nếu không biết cách
sơ cứu kịp thời, hợp lí sẽ dẫn đến hậu quả khơn lường. Vì vậy, vai trị của
người giáo viên mầm non trong việc sơ cứu cho trẻ khi gặp tai nạn là hết sức
quan trọng, để có những cách xử lí khéo léo, khoa học các tai nạn xảy ra, đảm
bảo mức độ an toàn tuyệt đối cho trẻ là cần thiết.
Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước. Muốn vậy, trẻ em phải là
những con người được phát triển toàn diện, phải được đảm bảo an toàn về cả
thể chất và tinh thần. Chúng ta thử nghĩ xem, nếu một con người có tinh thần
phát triển tốt trong khi mang một thân hình khiếm khuyết, tật nguyền thậm
chí là tử vongthì có thể thực hiện được mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là
phát triển toàn diện con người, xứng đáng là chủ nhân của tương lai hay
không? Với nhữnghiểu biết của bản thân cũng như vai trò là người giáo viên
mầm non trong tương lai,để khắc phục những tai nạn thường gặp cho trẻ,từ
những lý do trên mà tôi chọn đề tài“Thực trạng sơ cứu tai nạn thường gặp ở

trẻ 3-4 tuổi tại các trường mầm non” với mong muốn nâng cao hiệu quả
2


trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng việc sơ cứu các tai nạn thường gặp cho trẻ 3- 4 tuổi
ở trường mầm non để thấy được tính nghiêm trọng của việc sơ cứu tai nạn
thường gặp ở trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sơ cứu các tai nạn thường gặp cho trẻ
mầm non.
Tìm hiểu thực tế việc sơ cứu tai nạn cho trẻ 3- 4 tuổi ở các trường mầm
non.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình sơ cứu các loại tai nạn cho trẻ của giáo viên ở trường mầm
non.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng việc sơ cứu các loại tai nạn thường
gặp cho trẻ của giáo viên mầm non.
+ Không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng việc sơ cứu tai nạn
thường gặp cho trẻ 3 -4 tuổi ở các trường mầm non.
+ Thời gian: Đề tài nghiên cứu một số tai nạn thường gặp ở trường mầm
non và cách sơ cứu của giáo viên.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên vận dụng được nhiều biện pháp sơ cứu phù hợp khi trẻ
xảy ra tai Snạn thì sẽ bảo đảm mức độ an tồn cao cho trẻ; từ đó, giúp trẻ có
thể chất và tinh thần phát triển lành mạnh.


3


5. Phạm vi nghiên cứu
Tìm hiểu thực trạng sơ cứu tai nạn thường gặp cho trẻ 3 -4 tuổi ở các
trường mầm non19/5, trường 20/10 thuộc Quận Hải Châu- ThànhPhố Đà
Nẵng.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp điều tra bằng anket.
- Phương pháp thống kê.
7. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận gồm 3 phần:
Phần 1: Mở đầu:
- Lý do chọn đề tài.
- Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
- Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
- Giả thuyết khoa học.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu.
Phần 2:Nội dung
Chương 1 : Cơ sở lý luận về thực trạng sơ cứu cho trẻ ở trường
mầm non
Chương 2 : Thực trạng sơ cứu cho trẻ 3-4 tuổi ởtrường mầm non
Phần 3: Kết luận và kiến nghị

4



NỘI DUNG
Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỰC TRẠNG SƠ CỨU TAI NẠN
THƯỜNG GẶP CHO TRẺ MẦM NON
1.1. Lịch sử nghiên cứu
Vào năm 2008 – 2009, một nhóm nghiên cứu gồm: CNĐT – Ths. Vũ
Yến Khanh, cùng các thành viên: Ths Nguyễn Thị Sinh Thảo; Ths. Bùi THị
Kim Tuyến; Ths.Nguyễn Thị Cẩm Bích đã nghiên cứu đề tài: Một số tai nạn
thương tích thường gặp ở trẻ em trong trường mầm non. Về lí luận nhóm
nghiên cứu đã đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến tai nạn thương tích ở trẻ như:
+ Do thiếu sựgiám sát, chăm nom của cha mẹ, cơ giáo nên trẻ có thể tiếp
xúc với các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích một cách dễ dàng.
+ Do người lớn chăm nom trẻ nhưng không được hướng dẫn cách sơ cứu
cho trẻ và khơng có tủ thuốc cấp cứu.
+ Giới tính: Trẻ trai do bản tính hiếu động nên thường có xu hướng dễ bị
tại nạn thương tích hơn trẻ gái.
+ Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tai nạn thương tích ở trẻ em như:
trẻ thiếu sự chăm sóc của cha mẹ, tai nạn vào ngày nghỉ,…
Về thực tiễn, nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu nguyên nhân xảy ra tai
nạn ở trường và cùng đó là đề ra một số biện pháp phịng tránh một số tai nạn
thương tích ở trường mầm non.
Năm 2014, giảng viên, Ths. Trần Hồ Uyên trườngĐại Học SưPhạm Đà
nẵng đã biên soạn giáo trình, làm tài liệu chính cho sinh viên đó là bài giảng
sơ cứu các tai nạn thường gặp cho trẻ mầm non. Trong tài liệu cô đưa ra các
khái niệm, tầm quan trọng của việc sơ cứu, cũng như yêu cầu, nguyên tắc khi
sơ cứu.Đồng thời, đưa ra cách sơ cứu một số tai nạn như: ngưng tuần hồnhơ hấp;dị vật đường thở ;bỏng; gãy xương …..
5



Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu viết về tai nạn ở trẻ, cũng như
bài giảng về sơ cấp cứu như: Phan Thị Hoàng Ngân (2013) với cuốn: bài
giảng sơ cứu ban đầu cho trẻ mầm non; Minh Nguyệt (2004): Hướng dẫn cấp
cứu cho trẻ tại nhà ( Nhà xuất bản Thanh Niên)….
Nhìn chung, các cơng trình đã quan tâm nghiên cứu đến các khía cạnh
khác nhau về vấn đề tai nạn và sơ cứu. Tuy nhiên, chưa có nhà nghiên cứu
nào nghiên cứu thực trạng sơ cứu tai nạn thường gặp cho trẻ 3- 4 tuổi ở
trường mầm non thuộc Quận Hải Châu- Thành Phố Đà Nẵng.
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1. Sơ cứu
Sơ cứu là hoạt động can thiệp, trợ giúp và chăm sóc ban đâu đối với con
người bị nạn ngay tại hiện trường bằng phương tiện, dụng cụ sẵn có ngay tại
chỗ khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.[1]
1.1.1.2. Tai nạn
Tai nạn là một sự kiện xảy ra bất ngờ, có thể có hoặc khơng có ngun
nhân rõ ràng tác động đến mọi người về sức khỏe và đời sống của cá nhân và
cộng đồng.
Thương tích hay cịn gọi là chấn thương, không phải là tai nạn, mà là
những sự kiện có thể dự đốn trước được và phần lớn có thể phịng tránh
được. Thương tích gây ảnh hưởng mức độ khác nhau đến sức khỏe do những
tác động từ bên ngồi như tác nhân cơ học, nhiệt, hóa chất hoặc chất phóng
xạ….với mức quá ngưỡng chịu đựng của cơ thể hoặc do cơ thể thiếu các
thành phần cơ bản của sự sống như thiếu oxy hoặc hạ thân nhiệt.
Tai nạn thương tích có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ hoàn cảnh nào: lao
động, vui chơi, giải trí và ngay cả trong gia đình. Tai nạn thương tích gây ra
tổn thương cho cơ thể tùy theo mức độ và sự nguy hiểm, cũng tùy thuộc theo
lứa tuổi, người lớn hay trẻ em, hay mức độ nguy hiểm của môi trường xảy ra
6



tai nạn với số người tại hiện trường. Tất cả tai nạn thương tích cần phải được
sơ cấp cứu trước khi chuyển đến cơ sở y tế.[1]
1.2. Tổng quan về một số tai nạn thường gặp ởtrẻ mầm non
1.2.1. Khái niệm tai nạn thường gặp
Tai nạn thường gặp ở trẻ là các tai nạn hay gặp ở trẻ có thể có hoặc
khơng có ngun nhân rõ ràng tác động đến sức khỏe và đời sống của trẻ.
1.2.2. Một số tai nạn thường gặp ở trẻ mầm non
Ngưng tuần hoàn – hơ hấp: Khi trẻ bị ngưng tồn hồn hơ – hấp trẻ
sẽ mất tri giác, ngừng thở có thể ngừng tim.Vì vậy, cần phải cấp cứu ngừng
tim, ngừng thở nhằm mục đích cung cấp cho trẻ tuần hồn nhân tạo, hơ hấp
nhân tạo và phục hồi tuần hồn có hiệu quả.[1-tr10]
Dị vật đường thở, đường ăn:
- Dị vật đường thở: Là tình trạng nạn nhân bị tắc nghẽn một phần hay
hoàn toàn đường thở. Một người khỏe mạnh, đột nhiên xuất hiệnhội chứng
xâm nhập gồm các dấu hiệu sau :
+ Tắc khơng hồn tồn: Cố ho khạc để tống dị vật ra ngồi;mặt đỏ, chảy
nước mắt, mũi hoặc có biểu hiện khó thở, thở bất thường.
+ Tắc hồn tồn: Khơng nói được, tay ơm lấy cổ; trong tình trạng khó
thở, cố gắng thở, mắt trợn ngược, vẻ mặt hoảng hốt; mặt đỏ các mạch máu ở
cổ nổi phồng hoặc môi và lưỡi tím tái dần.
- Dị vật đường ăn [3]: Sau khi bị hóc dị vật nạn nhân thấy nuốt đau và
khó, khơng ăn uống được. Có nhiều triệu chứng :
+ Giai đoạn đầu: Sau khi mắc dị vật, nạn nhân hay có cảm giác vướng,
nuốt thức ăn hoặc nuốt nước bọt rất đau, thường không ăn được nữa mà phải
bỏ bữa ăn và đau ngày càng tăng.
+ Giai đoạn viêm nhiễm: Dị vật gây ra xây xác niêm mạc thực quản hoặc
thủng thành thực quản. Nếu dị vật là xương lẫn thịt thì nhiễm khuẩn càng
7



nhanh. Sau 1-2 ngày, các triệu chứng nuốt đau, đau cổ, đau ngực tăng
dần, ứ đọng mước bọt, đườm vãi, hơi thở hôi.
Bỏng: Bỏng không những làm đau đớn mà cịn làm chết người. Diện
tích da bị bỏng càng rộng thì bỏng càng nặng. Diện tích bỏng nhỏ và nơng thì
khơng gây nguy hiểm.Bỏng gây tổn thương da, tổ chức dưới da, cơ, xương,
niêm mạc đường thở, thực quản. Tình trạng của vết bỏng dựa trên mức độ và
diện tích của vết bỏng :
- Bỏng nhẹ:Độ 1 (bỏng nông ở biểu bì, vùng da đỏ hoặc tím);độ 2(bỏng
sâu ở biểu bì, da đỏ nổi phồng nước)10%- 20% diện tích da trên cơ thể nị
bỏng; độ 3 (bỏng sâu, da bị tuột, có khi qua lớp mỡ vào xương, da trắng bợt
hoặc đen và đau đớn ) dưới 3% diện tích da trên cơ thể bị bỏng.
- Bỏngvừa: Bỏng độ 1; độ 2 từ 10% - 20% diện tích da dưới 10% diện
tích da trên cơ thể bị bỏng.
- Bỏng nặng: Bỏng độ 2 trên 20% diện tích da trên cơ thể bị bỏng hay
bỏng sâu trên 10% diện tích cơ thể hoặc bỏng ở phần đầu, mặt, cổ, sinh dục,
tổn thương niêm mạc khi hít phải chất bỏng, hoặc bỏng có gẫy xương.
Nếu trẻ bị bỏng tồn thân: Có thể bị sốc, bị nhiễm độc, nhiễm khuẩn, suy
mòn do bỏng gây nên.
Điện giật: Đây là tai nạn nguy hiểm đối với trẻ. Nhiều trường hợp xảy
ra khi trẻ bị điện giật :
- Trường hợp nhẹ: Khi dòng điện qua cơ thể trong thời gian ngắn, trẻ bị
giật co cứng, rối loạn nhịp tim. Sau khi bị giật và thoát khỏi nguồn điện, cơ co
cứng và rối loạn nhịp tim sẽ hết nhanh.
- Trường hợp nặng: Khi dòng điện chạy qua cơ thể lâu sẽ gây cho trẻ mất
ý thức nhanh. Nếu dịng điện tiếp tục qua cơ thể, trẻ có thể ngừng thở, tim
ngừng đập và chết trong vài phút nếu không được cứu kịp thời.
- Bỏng: Tùy chỗ tiếp xúc với dòng điện lớn hay nhỏ, dòng điện mạnh
8



hay yếu, thời gian tiếp xúc dài hay ngắn mà chỗ tiếp xúccó thể bị bỏng : Nhẹ
nhất là da bị đỏ hoặc tím tái; nặng hơn là bị xạm đen như bị cháy, cơ thể bị
nát mất huyết tương.
Chảy máu [1-tr35]: Được phân loại bằng hai cách là theo hệ mạch và
theo vị trí vết thương.
- Theo hệ mạch gồm có: Chảy máu động mạch, chảy máu tĩnh mạch và
chảy máu mao mạch.
- Theo vị trí vết thương gồm có: Chảy máu trong và chảy máu ngồi.
+ Chảy máu trong là máu chảy ra từ vết thương bên trong cơ thể (khơng
thể nhìn thấy được). Cách để nhận biết chảy máu trong như: Đau bụng (mạn
sườn trái, mạn sường phải); nạn nhân hoảng hốt, lo lắng; da xanh tái, khát
nước; thở nhanh, nơn ói; sưng to và thay đổi màu da nơi chấn thương và có
biểu hiện sốc như: mạch nhanh,da xanh, môi và niêm mạc nhợt nhạt, vã mồ
hôi, da lạnh, thở nhanh, nông, buồn nôn, khát nước….
+ Chảy máu ngoài là máu chảy ra từ vết thương trên cơ thể (nhìn thấy
được).
- Triệu chứng và dấu hiệu của mất nhiều máu:
+ Bằng chứng của sự mất máu: có thể có hoặc khơng.
+ Da xanh nhợt, lạnh, vã mồ hơi.
+ Hoảng hốt, giãy giụa, kích thích, ý thức lú lẫn, lộn xộn, thay đổi mức
độ tỉnh táo.
+ Nhịp thở nhanh, nông.
+ Mạch nhanh và yếu.
+ Tiến triển dần tới tình trạng “sốc”.
Ngộ độc thực phẩm: Gây rối loạn tiêu hóa : nơn,ỉa chảy, đau bụng
…các axit mạnh trong thức ăn có thể gây tổn thương đường tiêu hóa : viêm
loét môi, lưỡi, miệng; Tổn thương hô hấp: nhịp thở không đều, ngừng thở, thở
9



dồn dập, tím tái ; Rối loạn tim mạch : mạch nhanh, huyết áp hạ; Tiết niệu :
Viêm thận, đái ít hay vô hiệu; Thần kinh : nhức đầu, vật vã, co giật, hơn mê,
giảm trí nhớ….Ngồi ra, cịn có thể gây tổn thương da, giảm trương lực cơ,
mắt mờ, co đồng tử….
Đuối nước: Là tai nạn do trẻ té xuống ao, hồ hoặc các vật chứa nước.
Khi trẻ bị ngập nước, chỉ trong vài giây là bắt đầu thiếu oxi, sau 2 -4 phút
tuần hoàn hoạt động kém. Sau 3- 6 phút ảnhhưởng đến hệ thần kinh. Ngay khi
nước vào họng có hiện tượng co thắt thanh quản, vài phút sau nạn nhân hít
vào một lượng nước lớn.
Gãy xương: Được chia làm 2 loại chính là gãy xương kín và gãy
xương hở và cả 2 đều có thể là gãy xương biến chứng.
- Triệu chứng và dấu hiệu chung của gãy xương là:
+ Nạn nhân có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng kêu “lạo xạo”, “răng
rắc” của xương gãy.
+ Đau ở chỗ chấn thương hoặc vị trí gần đó; đau tăng khi vận động.
+ Giảm hoặc mất hồn tồn khả năng vận động hoặc có các cử động bất
thường.
+ Có phản ứng tại chỗ gãy khi ấn nhẹ lên vùng bị thương.
+ Sưng nề và sau đó bầm tím ở vùng chấn thương.
+ Biến dạng tại vị trí gãy như: chi gãy bị ngắn lại, gập góc hay xoắn
vặn..
+ Có các triệu chứng của sốc. Tình trạng sốc thường xảy ra và được nhận
thấy rõ khi gãy xương địn hoặc vỡ xương chậu.
Tuy nhiên, khơng phải tất cả các xương đều có dấu hiệu và triệu chứng
trên. Để tìm ra dấu hiệu của gãy xương phải dựa vào sự quan sát, không nên
di chuyển hay vận động khi không cần thiết.
Say nắng: Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn chỉnh nên
10



khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trẻ rất dễ bị say nắng. Khi có triệu chứng
say nắng nhiệt độ cơ thể sẽ nóng hơn bình thường và đột ngột tăng cao. Biểu
hiện đầu tiên là mô hôi vã ra rất nhiều; tiếp đó do cơ thể mất nước nên da trở
nên khơ, mơi nhợt nhạt, mặt nóng ran, hơi thở yếu, mặt dại đi, mệt và buồn
nôn…Đặc biệt, nếu nặng trẻ có thể chân tay co thắt, co giật và hơn mê.
Động vật, cơn trùng cắn: Do cịn nhỏ nên trẻ chưa ý thức được, chưa
thể bảo vệ mình nên rất dễ bị động vật – cơn trùng cắn.
+ Khi bị ong đốt: Tùy theo từng loại ong mà có các dấu hiệu nhận biết
khác nhau. Nếu các loại ong khơng độc thì chỉ đau, sưng sau đó là hết. Khi
gặp các lồi ong độc nó sẽ gây nhứt, khó chịu vì trong vịi ong có độc; trường
hợp nặng hơn có thể nơn ói, tim đập nhanh, khó thở, toàn thân bị phù nề, tụt
huyết áp gây nguy hiểm đến tính mạng.
+ Khi bị rắn cắn: Chỉ sau vài phút rắn độc cắn, xung quanh vết cắn bị
phù nề, tấy đỏ. Trẻ thấy nhứt buốt chỗ cắn và dọc theo đường bạch mạch
xung quanh vết cắn. Sau 30 phút hay một giờ trẻ vã mồ hôi, mặt tái nhợt, nơn
ọe, ỉa chảy, mạch nhanh.
+ Khi bị chó (mèo) cắn: Là một tai nạn khá phổ biến, khá nguy hiểm, rất
dễ gặp đặc biệ là với trẻ nhỏ. Thường thì vết thương có dấu bầm tím, rách da,
chảy máu. Nếu con chó đó bị dại thì gây nguy hiểm đến người bị cắn, cần
phải tiêm phòng ngay.
1.3. Đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non
Trẻ em, nhất là trẻ mẫu giáo muốn là trung tâm chú ý của người lớn. Khi
trẻ làm được việc gì mà trẻ cho là “ xuất sắc” nhưng với người lớn thì họ cho
rằng rất bình thường, trẻ thường cáu giận, quấy khóc cho đến khi được người
khác cơng nhận. Trẻ khơng thích bị chê trong tuổi này và rất dễ tủi thân, hay
vùng vằng, làm mình mẩy để được dỗ dành.
Đây là thời gian trẻ bắt đầu học hỏi, bắt chước những người xung quanh
11



nên rất nhạy cảm với phản ứng của người lớn và cũng để ý xem những trẻ
khác được khen vì ngun do gì. Nhiều người khen khơng đúng dễ dẫn đến
mất lịng tin ở trẻ có thể khiến trẻ đâm ra giận và ghét bạn khác. ở tuổi này trẻ
chưa đủ vốn từ và dũng cảm để nói ra hết mọi chuyện. Vì vậy, khi thấy 2 đứa
trẻ có xích mích, người lớn cần tìm hiểu ngun do, đừng bênh vực con mình
mà bỏ qua sự thật.
Đặc điểm tâm lí trẻ 3 -4 tuổi cụ thể sau:
- Trẻ 3 tuổi có đặc điểm sau :
+ Trẻ đã biết cách thể hiện cảm xúc của mình: Ở tuổi lên ba, trẻ cảm
thấy tự tin hơn rất nhiều, khơng cịn rụt rè, nhút nhát với mọi người nữa. Trẻ
tỏ ra cởi mở hơn ngay cả khi đối với người lạ. Tuy nhiên điều này còn tùy
thuộc vào cá nhân của từng trẻ, có trẻ cịn chủ động làm quen với người lạ
nữa. Trong những tình huống quen thuộc, bé cảm thấy hồn tồn thoải mái,
mặc dù đơi lúc trẻ hơi e dè, thậm chí cịn chạy vù đến ơm chầm lấy cha mẹ để
có cảm giác thoải mái hơn. Lúc này, trẻ cũng đã có sự tự ý thức về cảm xúc
rất rõ rệt, trẻ đã biết xấu hổ khi ai đó lên án. Thậm chí, chúng có thể nhận xét
mình (thơng qua nhận xét của người lớn hoặc liên hệ với các nhân vật trong
truyện). Trẻ tự ý thức hành động của mình theo thời gian: Quá khứ, hiện tại,
tương lai, trẻ đã biết bày tỏ tình cảm của mình với những người thân yêu và
có những người bạn thân mến.
+ Tuổi lên ba là tuổi trẻ bắt đầu hình thành ý thức về bản thân mình, biết
mình có riêng, mình là con gái hay con trai, phân biệt mình với thế giới xung
quanh. Lúc này, trẻ có khả năng tự ý thức về bản thân và nảy sinh ý muốn và
hành động phân biệt mình với người khác, trẻ bắt đầu thích nghe đánh giá và
nhận xét về mình và trẻ thích được khen. Cái “tơi” rõ nhất của trẻ khi trẻ
muốn tự làm mọi việc, muốn có quyền đối với mọi vật xung quanh, muốn trở
thành người lớn ngay tức khắc, không muốn can thiệp vào hoạt động của
12



mình. Mong muốn được làm người lớn, được độc lập là động lực thúc đẩy sự
phát triển cái “tôi” của trẻ lên ba.
+ Trẻ quan tâm nhiều hơn đến thế giới xung quanh: trẻ có ý thức và nhạy
cảm hơn với thế giới trẻ sống, trẻ đã sẵn sang đáp lại tương tác của người lớn,
biết chờ đợi nếu chưa đến lượt mình và chia sẻ đồ chơi với người khác. Ý
thức về thời gian của trẻ trở nên rõ ràng hơn. Trẻ thể hiện sự quan tâm bằng
việc luôn tị mị muốn tìm hiểu khám phá tính chất của sự vật, dần dần biến
cái đồ chơi đó thành mơn luyện tập các kỹ năng đơn giản, đồng thời, bắt đầu
biết dùng các vật thể đó làm các trị chơi theo trí tưởng tượng của trẻ. Trẻ chú
ý hơn đến các vật dụng trong gia đình cùng các vật dụng xung quanh, chăm
chú hơn với những vật phát sinh ngoài cửa sổ, cử chỉ hành động của người
lớn cũng rơi vào tầm ngắm của trẻ. Nếu trẻ trở nên thích nghịch nước, nó có
thể nghịc nước với nhiều hình thức khác nhau hoặc thích chơi bong như ném
hoặc đá bong, sau đó lại nhặt lên đó là lúc trẻ đang khám phá thế giới xung
quanh theo cách riêng của trẻ.
+ Có thể xuất hiện những “khủng hoảng tuổi lên ba”: Trẻ trở nên tiêu
cực, bướng bỉnh hơn trong quan hệ xã hội với những người xung quanh nên
đôi lúc trẻ không chịu phục tùng một số yêu cầu của người lớn. Trẻ cũng có
thể ngoan cố hơn, có những phản ứng đối với những quyết định của chính
mình, thể hiện ở chỗ trẻ kiên quyết nghiêng về phía sự thõa mãn địi hỏi của bản
thân, sự quyết định của chính mình. Trẻ cũng có thể đột nhiên tự nhiên hơn trong
hành vi, trẻ muốn tự mình làm điều gì đó không cần sự giúp đỡ của người lớn
nữa, và hướng đến sự độc lập về mặt vận động của trẻ. Khủng hoảng tuổi lên ba
nếu không được khắc phục sẽ ảnh hưởng đến tính cách trẻ sau này.[1]
- Trẻ 4 tuổi có những đặc điểm sau:
+ Lúc lên 4 tuổi trẻ càng ý thức mình là một thành viên trong một tập
thể. Chúng dành phần lớn thời gian để tạo dựng và giữ vững vị trí với các trẻ
13



cùn trang lứa. Chúng cũng dễ dàng sử dụng vốn từ vựng của mình để khen,
chê và “chỉnh” những trẻ khác nhằm hướng sự chú ý vào khả năng của chúng
và thuyết phục các bạn cùng chơi chấp nhận ý tưởng của chúng.
+ Trẻ thích chơi với các trẻ khác, có thể dọa dẫm hoặc hứa hẹn để giành
lấy một đứa bạn hoặc được “kết nạp” vào một nhóm. Vậy nên ở trường
thường nghe thấy câu “Mình khơng chơi với bạn đâu” hoặc “Mình làm bạn
của nhau nhé”.
+ Trẻ 4 tuổi cần nhiều thời gian để chơi, vì trị chơi nào của chúng cũng
có thể chơi được cả, đặc biệt là trò “siêu nhân” “quái vật”. Mặc dù đã biết
chia sẻ đồ chơi với nhau và thay phiên chơi chung một món đồ nhưng chuyện
giành đồ chơi với nhau giữa các trẻ vẫn xảy ra. “Chiến tranh” thường bắt đầu
bằng cãi nhau và kết thúc bằng việc xô đẩy nhau, đấm, đá….
+ Trẻ thích khám phá những điều mới lạ như đu xích đu, nhớ tên các loại
khủng long, đếm từ 1 – 20 và chơi game trên máy tính. Chúng tin vào những
gì chúng thấy, chạm tay vào. Ở tuổi này, trẻ cũng rất tị mị và rất thích hỏi
“Tại sao”…
1.4. Đặc điểm giải phẩu – sinh lí của trẻ
1.4.1. Đặc điểm của hệ thần kinh
Hệ thần kinh là một trong những cơ quan quan trọng trong cơ thể
người.Nó được hình thành dưới dạng ống hoặc mạng lưới kéo đi khắp cơ thể.
Kết hợp với não bộ, các dây thần kinh có nhiệm vụ truyền tín hiệu xuống mọi
nơi trên cơ thể, đặc biệt là chi trên, chi dưới….
• Sự phát triển hệ thần kinh:
Sự phát triển quan trọng nhất là sự myelin hóa các tổ chức thần kinh. Từ 1 –
2 tuổi vỏ não phát triển nhiều hơn, từ 6 – 10 tuổi tổ chức vỏ não khá đầy đủ.
• Hệ thần kinh trung ương :
14



- Gồm não bộ và tủy sống :
+ Não: Nằm trong hộp sọ được bao bọc và nuôi dưỡng bởi các màng não
và hệ thống tưới máu não. Trọng lượng não sơ sinh 370 – 390gam (1/8 – 1/9
trọng lượng cơ thể), trong khi não người lớn khoảng 1400 gam ( 1/40 – 1/50
trọng lượng cơ thể), não phát triển nhanh trong năm đầu (1 tuổi: 900 gam).
Não trẻ từ 7 -8 tuổi phát triển chậm lại.
+ Tủy sống: Nằm trong ống sống, trọng lượng lúc mới sinh từ 2 – 6 gam,
đến năm 5 tuổi tăng gấp 3 lần. Chóp cùng của tủy sống trẻ sơ sinh ngang thắt
lưng thứ 3 (L3).
- Hệ thần kinh thực vật: Gồm các sợi thần kinh đi từ hệ thần kinh trung
ương đến các cơ trơn, cơ tim và biểu mô tuyến thực hiện chức năng một cách
tự động. Hệ thần kinh này chia làm 2 phần: hệ giao cảm và hệ phó giao cảm
hoạt động theo nguyên tắc đối lập nhau; tuy nhiên thời kỳ sơ sinh hệ giao cảm
chiếm ưu thế hơn.
- Hệ giao cảm có 2 trung tâm :
+ Trung tâm cao: Phía sau vùng dưới đồi.
+ Trung tâm thấp: Nằm ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt ngực 1 đến
đốt thắt lưng 3.
- Hệ phó giao cảm có 2 trung tâm :
+ Trung tâm cao: Nằm ở phía trước vùng dưới đồi.
+ Trung tâm thấp: Nằm ở 2 nơi: Phía trên nằm ở than não, theo dây
III,VII,IX, X đi đến các cơ quan ở vùng mặt và các tạng trong ổ bụng. Phía
dưới: ở sừng bên chất xám tủy sống từ đốt cùng 2 đến cùng 4 (S2 – S4) rồi
theo dây thần kinh chậu đến phần dưới ruột già, bang quang và cơ quan sinh
dục. Thời kì 3 – 6 tuổi hệ giao phó chiếm ưu thế hơn.[3]
- Đặc điểm sinh lí:
15



+ Do tế bào não chưa biệt hóa, các sợi trục thần kinh chưa được myelin hóa
nên phản ứng của vỏ não có xu hướng lan tỏa. Bất kỳ một kích thích nào dù là
nhỏ cũng có thể gây nên một phản ứng tồn than (ví dụ phản ứng bắt chộp).
+ Do vỏ não và thể vân chưa phát triển nên các hoạt động dưới vỏ não
chiếm ưu thế.
+ Trong những năm đầu để đảm bảo cho não có thể phát triển nhanh về
khối lượng cũng như về chất lượng, nhu cầu oxy và tuần hoàn não của trẻ cao
hơn người lớn.
+ Điện não đồ cũng thay đổi theo tuổi:
Trẻ sơ sinh: Hoạt động điện não tập trung vùng đỉnh và vùng trung
tâm, song delta 0,5 – 3 chu kì/giây, điện thế 20 -50 microvon, sóng khơng
đồng đều.
Trẻ 1-3 tuổi: Hoạt động điện não đa số là song theta 3 – 7 chu kì/giây,
điện thế 30- 40- microvon.
Trẻ từ 4 tuổi trở lên: Sóng theta giảm dần, xuất hiện song alpha 8 – 12
chu kì/giây, biên độ 30 – 50 microvon.
- Đặc điểm bệnh lí :
+ Do các tế bào chưa được biệt hóa, thành phần hóa học có nhiều nước,
cho nên dễ xảy ra hiện tượng phản ứng màng não và dễ có những phản ứng
nặng nề hơn khi bị nhiễm trùng.
+ Đặc điểm và mao mạch não ở trẻ nhỏ phát triển mạnh, thành mạch
mỏng và dễ nhạy cảm với hiện tượng thiếu oxy nên dễ gây ra hiện tượng xuất
huyết não màng não.
+ Do não bộ của trẻ nhỏ chưa nhiều nước, lạ nằm trong hộp sọ không
chắc, cho nên một chấn thương nhỏ như ngã ngồi, ngã tư thế đứng đều có thể
gây ra thốt vị hồi hải mã, thoát vị vách ngăn giữa hai bán cầu hoặc tổn
thương trục thần kinh dẫn đến liệt nữa người trên lâm sàng.
16



1.4.2. Đặc điểm của hệ hơ hấp
• Sự phát triển về bộ máy hô hấp ở trẻ :
- Vùng mũi và họng hầu: Mũi và xoang xương cạnh mũi lúc sinh chưa
hoàn thiện, phát triển dần theo tuổi. Lúc mới sinh đã có xoang hàm phát triển
dần và hồn thiện lúc trẻ được 2 tuổi. Xoang bướm và xoang trán phát triển từ
3 tuổi đến dậy thì.
- Niêm mạc và hệ bạch huyết: Trẻ càng nhỏ niêm mạc càng mỏng, nhiều
mao mạch dễ bị xung huyết, ngược lại hệ lympho ở trẻ nhỏ chưa phát triển
nên dễ nhiếm trùng. Hệ thống hạnh nhân phát triển tối đa khi trẻ 4 tuổi trở lên.
- Thanh quản: Lòng hẹp, thành mền nên dễ bị chit hẹp do viêm, dị vật,
nhấy nhớp và chèn ép. Thanh quản phát triển dần theo độ tuổi.
• Đường dẫn khí :
- Hệ thần kinh phó giao cảm tác động thong qua dây X gây co cơ trơn.
Các kích thích phó giao cảm bao gồm khói bụi, xúc động….. Atropin ức chế
phó giao cảm gây giãn phế quản.
- Đường dẫn khí từ phế quản đến ống phế năng tăng dần về đường kính
mơ đàn hồi, cùng với sự xuất hiện của những vòng cư trơn, xung quanh
đường dẫn khí làm cho kháng lực ngày càng giảm. Vịng sụn nhỏ dần và biến
mất ở các tiểu phế quản. Cấu tạo từ nay chỉ là những vòng cơ trơn, càng
xuống dưới chỉ còn vài sợi cơ trơn mỏng. Từ đoạn này trở đi, đường dẫn khí
được mở thơng qua áp lực làm mở phế nang nên rất dễ bị xẹp. Đường dẫn khí
quản tăng gấp 2 lần lúc 5 tuổi, phế quản gốc tăng 2 lần lúc 6 tuổi.
- Tiêu phế quản tăng 40 % khi trẻ lên 2 tuổi và tăng vượt 40% khi trẻ lên
3 tuổi.
• Cơ hơ hấp, lồng ngực:
- Số lượng sợi cơ và hệ võng nội cơ tương (sarcoplasmic reticulum) vẫn
còn tiếp tục phát triển sau sinh. Trẻ sinh non, cơ hoành rất mau “mệt” do hệ
17



võng nội cơ tương chưa phát triển. Hệ sụn xương, cơ hô hấp tiếp tục phát
triển. Lúc sinh lồng ngực mềm, dễ biến dạng. Từ 1 tuổi lồng ngực giống như
người lớn.
- Cơ hô hấp, lồng ngực của trẻ ngày càng phát triển theo độ tuổi tăng
dần, đặc biệt hệ sụn ở trẻ phát triển nhanh.[5]
1.4.3. Đặc điểm của hệ tiêu hóa
- Khoang miệng :
+ Khoang miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có kích thước nhỏ vì xương
hàm trên ít phát triển.
+ Lưỡi dày, rộng, có nhiều gai vị giác, có nhiều nếp nhăn. Niêm mạc
miệng mềm, có nhiều mạch máu nhưng khô nên dễ bị tổn thương và hay bị
nấm. Trẻ càng lớn tuổi niêm mạc miệng càng đỡ bị tổn thương hơn.
+ Ở trẻ em có 20 chiếc răng, răng của trẻ gọi là răng sữa, công thức răng
trẻ em như sau:
Răng trẻ em: C N TH H
Răng sữa bắt đầu mọc từ tháng thứ 6 đến tháng 24. Từ tháng 4 -5 do sự
kích thích của mầm răng, trẻ hay bị nhẻo nước bọt ra ngoồi. Từ 6 tuổi sẽ
thay bằng răng vĩnh viễn.
• Thực quản :
- Thực quản là một ống dài khoảng 25 cm. Thực quản đi vào khoang
bụng qua một lỗ đặc biệt ở cơ hoành. Ở trẻ sơ sinh thực quản có hình chóp
nón. Thành thực quản cịn mỏng, tổ chức đàn hồi và lớp cơ còn chưa phát
triển đầy đủ nên trẻ dễ bị nghẹn. Chức phận của thực quản là dồi thức ăn từ
miệng xuống dạ dày.
- Cơ vòng thực quản dạ dày đóng chưa chặt nên trẻ dưới 1 tuổi hay có
hiện tượng trào ngược dạ dày thực quản. Nếu khơng được xử lí kịp thời trẻ có
thể có những biến chứng tại chỗ vầ tồn thân.[2-tr102]
18



Bảng 1.1: Bảng kích thước thực quản để tham khảo khi đặt ống thông< 2
tháng: 0,8 – 0,9 cm đường kính
2 – 6 tháng

9- 18 tháng

2 – 6 tuổi

0,9 – 1,2 cm

1, 2 – 1,5 cm

1,3 – 1,7 cm

Chiều dài = 1/5 chiều dài cơ thể + 6,3 cm.
1.4.4. Đặc điểm của hệ cơ
- Các cơ của trẻ em phát triển không đều. Các cơ lớn như cơ đùi, cơ tay,
cơ vai phát triển trước, còn các cơ nhỏ như ở lòng bàn tay sau này mới phát
triển.
- Lực cơ của trẻ yếu, cần hướng dẫn luyện tập để tăng lực cơ từng bước
bảo đảm trẻ phát triển vận động.
Hệ cơ cùng với hệ xương chịu trách nhiệm về hoạt động của cơ thể. Sự
vận động của các cơ có liên quan đến vỏ não. Những hoạt động và rèn luyện
thân thể đều làm tăng thêm hoạt động tinh thần của con người.
- Hệ cơ trẻ sơ sinh: Chiếm khoảng 25% trọng lượng cơ thể, đến khi
trưởng thành hệ cơ chiếm 42% trọng lượng cơ thể. Cơ trẻ em chứa nhiều
nước,ít đạm, mỡ và các muối vơ cơ nên khi trẻ bị ỉa chảy thì sụt cân.
- Hệ cơ trẻ em: Phát triển không đồng đều. Ở trẻ dưới 6 tuổi, các cơ ở
đùi, vai, cẳng chân, cánh tay phát triển sớm hơn. Vì vậy, trẻ nhỏ chưa làm
được các động tác khéo léo, tỉ mỉ cần sử dụng đến những ngón tay.

- Đặc điểm sinh lí :
+ Cơ lực: Thông thường bên phải mạnh hơn bên trái. Cơ lực trẻ em cịn
yếu nên khơng cho trẻ tập luyện thân thể và lao động quá mức.
+ Trương lực cơ: Trẻ em trong những tháng đầu sau sinh có hiện tượng
tăng trương lực cơ sinh lý, đặc biệt ở chi trên và chi dưới kéo dài trong vòng 2
-4 tháng.
- Một số bệnh lí về hệ cơ thường gặp ở trẻ :
19


×