Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn hòa vang qua tập hạt bụi người bay ngược

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (948.19 KB, 81 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
******
NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN HÒA VANG
QUA TẬP HẠT BỤI NGƯỜI BAY NGƯỢC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Đà Nẵng, tháng 5/2015


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
******

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN HÒA VANG
QUA TẬP HẠT BỤI NGƯỜI BAY NGƯỢC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN

Người hướng dẫn:
GV. TS. Bùi Bích Hạnh

Người thực hiện:
NGUYỄN THỊ NGỌC THẢO


(Khóa 2011 - 2015)

Đà Nẵng, tháng 5/2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi, Nguyễn Thị Ngọc Thảo, sinh viên lớp 11SNV - khoa Ngữ Văn,
trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng xin cam đoan rằng:
Khóa luận tốt nghiệp Đại học với đề tài “Phong cách nghệ thuật
truyện ngắn Hòa Vang qua tập Hạt bụi người bay ngược” là cơng trình do tơi
thực hiện dưới sự hướng dẫn của giảng viên, TS. Bùi Bích Hạnh.
Mọi hình thức tham khảo từ các nguồn tài liệu đều được trích dẫn một
cách cụ thể, chi tiết; đảm bảo độ tin cậy.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính trung thực của nội dung khoa học
trong cơng trình này.
Đà Nẵng, ngày 26 tháng 4 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Thảo


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khố luận này, tơi xin được bày tỏ lịng tri ân sâu sắc
tới cơ giáo, TS. Bùi Bích Hạnh, người đã đồng hành và tận tình hướng dẫn tơi
trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Qua đây cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành tới quý thầy cô
giáo trong khoa Ngữ văn đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập
và nghiên cứu đề tài. Cũng xin được cảm ơn các thầy cô trong thư viện trường
Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng đã cung cấp nguồn tài liệu q giá cho
tơi trong q trình nghiên cứu. Đồng thời tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ của gia

đình và bạn bè trong thời gian qua.
Trân trọng.
Đà Nẵng, tháng 4 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Thị Ngọc Thảo


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu..........................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................6
4. Giới thuyết thuật ngữ..................................................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 6
6. Bố cục khóa luận........................................................................................ 7
NỘI DUNG.................................................................................................... 8
Chương 1........................................................................................................8
TRUYỆN NGẮN HỒ VANG
TRONG TIẾN TRÌNH TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1. Một số khuynh hướng của truyện ngắn Việt Nam đương đại................8
1.1.1. Nhận thức lại và thức tỉnh ý thức cá nhân trên tinh thần nhân bản..... 8
1.1.2. Xâm nhập và tái sinh một số mô thức tự sự dân gian........................11
1.1.3. Phá vỡ tính đơn nhất về cấu trúc nghệ thuật......................................14
1.2. Truyện ngắn Hòa Vang - “dòng riêng giữa nguồn chung”................. 21
1.2.1. Cảm hứng nhận thức lại cùng xu hướng “giả cổ tích”.......................21
1.2.2. Cái nhìn trăn trở về thế giới hỗn loạn................................................ 25
Chương 2......................................................................................................28
HẠT BỤI NGƯỜI BAY NGƯỢC - TRIẾT LÍ VỀ PHẬN NGƯỜI

2.1. Hạt bụi người bay ngược - hành trình con người tìm về cội nguồn.....28
2.1.1. Đối thoại với dân gian về “chuyện xưa tích cũ”................................ 28
2.1.2. Viết tiếp những gì “huyền thoại đã khơng kể hết”.............................31
2.1.3. Sự khúc xạ huyền thoại nguyên thủy................................................. 34
2.2. Hạt bụi người bay ngược - suy ngẫm trước cõi người đầy biến động. 37
2.2.1. Con người đáng thương như “hư ảnh”...............................................38


2
2.2.2. Con người trước lựa chọn về “quyền không điên”............................ 41
2.2.3. Góc khuất của những số phận bé nhỏ................................................ 43
Chương 3......................................................................................................46
HẠT BỤI NGƯỜI BAY NGƯỢC - NHÌN TỪ NGHỆ THUẬT TRẦN
THUẬT
3.1. Điểm nhìn trần thuật và người kể chuyện.............................................46
3.1.1. Điểm nhìn trần thuật...........................................................................46
3.1.2. Người trần thuật..................................................................................50
3.2. Nghệ thuật tổ chức kết cấu.................................................................... 52
3.2.1. Kết cấu thời gian tuyến tính “linh nghiệm”....................................... 53
3.2.2. Kết cấu truyện liên hoàn “vẹn nguyên trong dở dang”......................56
3.3. Ngôn ngữ trần thuật.............................................................................. 59
3.3.1. Đậm màu sắc dân gian........................................................................59
3.3.2. Tăng cường tính khẩu ngữ..................................................................62
3.3.3. Pha tạp, dồn nén thông tin.................................................................. 64
3.4. Giọng điệu trần thuật............................................................................ 66
3.4.1. Giọng trữ tình thương cảm................................................................. 66
3.4.2. Giọng triết lí suy nghiệm....................................................................68
3.4.3. Giọng giễu nhại hài hước................................................................... 70
KẾT LUẬN..................................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................75



3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Sau cơng cuộc đổi mới 1986, đất nước thay đổi diện mạo. Hòa
trong sự chuyển mình theo hướng tích cực ấy, văn học cũng tìm thấy hướng
đi riêng với khá nhiều sự cách tân tư duy sáng tạo cũng như nghệ thuật trần
thuật. Một trong những cái tên gây khá nhiều dấu ấn cho sự đổi mới văn
học đương đại là Hòa Vang. Từng được mệnh danh là hồn văn cổ tích với
khá nhiều giải thưởng cho những truyện ngắn giả huyền thoại, chúng ta bắt
gặp Hòa Vang với một phong cách độc đáo. Qua các trang viết, tác giả mở
rộng biên độ cái nhìn về cuộc sống, về con người một cách đa chiều với lối
viết thể nghiệm “nhại cổ tích” như một nhu cầu đối thoại với tư duy nguyên
thủy.
Phong cách nghệ thuật là một vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm của
nghiên cứu văn học. Việc tìm hiểu phong cách nghệ thuật, vì thế sẽ giúp
người nghiên cứu có được một hệ thống những luận điểm quan trọng để
định giá tác phẩm, khám phá được những nét độc đáo trong sáng tác của
nhà văn, cũng như sự đa dạng của từng giai đoạn văn học. Vì vậy, chọn đề
tài khóa luận là “Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Hòa Vang qua tập Hạt
bụi người bay ngược”, người nghiên cứu muốn đem lại một cái nhìn về cá
tính sáng tạo của một nhà văn đã có đóng góp đáng kể cho nền văn học
Việt Nam đương đại. Ở đó, chúng ta sẽ bắt gặp nhân sinh quan của nghệ sĩ,
với triết lí trăn trở về với cội nguồn, làm hồi sinh những giá trị văn hóa dân
tộc bằng một phong cách nghệ thuật ấn tượng.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có nhiều bài viết trên các tạp chí nghiên cứu viết về truyện ngắn
của Hòa Vang, song chủ yếu tập trung vào yếu tố kì ảo cũng như màu sắc
cổ tích, dân gian trong các tập truyện:



4
Trong bài viết Ám ảnh bụi người, tác giả Vân Đinh Hùng khi đọc
21 câu chuyện trong tập Hạt bụi người bay ngược, đã nhận xét: “Hơi văn
trong Hạt bụi người bay ngược của nhà văn Hoà Vang để lại cho bạn đọc
cảm giác ngồn ngột sau khi gập cuốn sách lại. Có một thứ xuyên suốt chạy
dọc trong xương sống của văn phong là chất lính. Với giọng riêng dồn dập,
con chữ túa ra nhịp đôi phách ngắn, nhanh chóng kết dính mạch truyện và
những thơng điệp cần truyền tải. Đó là những thân phận được đẩy tới cùng
của sự việc. Cảm giác người kể chuyện như có sức rướn của một trung phong
chạy cánh hay cố kiễng chân lên một chút, cố cao hơn mình một chút để cống
hiến cho bạn đọc” [11].
Ở bài nghiên cứu Hòa Vang - một hồn văn cổ tích, Văn Giá đánh
giá cao những tác phẩm của Hịa Vang. Ơng cho rằng thành cơng nhất của
Hịa Vang là những truyện được “gợi tứ từ huyền thoại gốc, hoặc là từ vốn
văn hóa, văn học truyền thống”, nhờ “nhất quán trong một trường nhìn cổ
tích”. Vì thế, “nếu q khứ là một văn bản tĩnh thì Hịa Vang đọc lại văn
bản ấy với một ngữ nghĩa mới, đem lại cho văn bản một hàm nghĩa sống
động, mới mẻ” [8], những giá trị nguồn cội tưởng như đã chuẩn mực thì
nay được đánh giá lại, được khai phóng phù hợp với tư duy của con người
hiện đại. Điều này cũng giải thích vì sao văn Hịa Vang thích triết lí và kén
độc giả đến như vậy.
Cùng với mạch nghiên cứu ấy, Nguyễn Hoàng Đức trong bài viết
Hòa Vang - Hạt bụi người bay ngược dòng đời đã khẳng định: “Hòa Vang
là một trong số các tác giả mà tên tuổi gắn liền với làn sóng đổi mới nền
văn học nước nhà sau năm 1986”, là “một trong số rất ít cây bút đã đốt lên
ngọn lửa nội lực để bước ra khỏi văn học bao cấp mong trở thành một ngòi
bút “phi mậu dịch”. Nguyễn Hồng Đức cho rằng: “Hịa Vang là một cây
bút viết văn trau chuốt, tỉ mỉ, cẩn thận đến mức kính cẩn, nhưng văn của

ông lại không lọ mọ, lẩm cẩm hay hủ nho mà nó tung tăng bay nhảy. Có


5
thể ví, Hịa Vang viết văn theo lối túy quyền, đừng tưởng chân nam đá chân
chiêu, đầu vai lảo đảo mà khơng chính xác, trái lại, cho dù đối phương
đánh bất cứ chỗ nào, thì các động tác né địn nhẹ nhàng như cơn say vậy,
và nó đánh trả chính xác như đồng hồ đo nồng độ cồn. Văn của Hịa Vang
là vậy, nó phóng khống, tung tẩy như gã say, nhưng chính xác kĩ càng như
máy nấu rượu, chuẩn mực mọi thứ từ đầu vào, thủy lực, nén hơi, đến đồng
hồ đo độ. Nhưng cịn hồn hảo hơn, tất cả những điều đó được đặt trên hiện
thực - một hiện thực dường như mạnh hơn một trăm phần trăm” [6].
Bên cạnh đó, trong bài viết Song đề truyền thống - hiện đại trong
điểm nhìn nghệ thuật của truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại thời đổi
mới, tác giả Bùi Thanh Truyền đã nhận định: “Sự độc đáo trong điểm nhìn
nghệ thuật đã giúp nhiều nhà văn làm mới hóa cổ tích để từ đó nêu bật lên
những vấn đề vĩnh cửu về cái thiện và cái ác, về số phận... đang dằn vặt con
người hiện đại, giúp họ sống nhân hậu, hạnh phúc hơn, trong số các tác giả
đó phải kể đến nhà văn Hịa Vang. Nổi bật nhất trong hệ thống nghệ thuật
của ông là “điểm nhìn”. Bởi điểm nhìn đã đem lại những nét độc đáo và nổi
bật trong truyện của ông. Bởi “từ hiện tại, dòng hồi ức của các nhân vật
Thủy Tinh, Bụt, Sa Tăng... đưa dắt ta trở lại với quãng đời đã qua của họ”
[31].
Tiếp nối hướng nghiên cứu đó, ở bài viết Ngôn ngữ trần thuật
trong truyện ngắn Việt Nam đương đại, Thái Phan Vàng Anh đã khẳng
định sự thay đổi, sự lên ngôi của ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn
Việt Nam đương đại: “Nếu trước đây thật khó hình dung cách nói khơng có
trật tự trên dưới của những người tham gia giao tiếp, thì trong truyện ngắn
đương đại, kiểu nói “xấc xược” của lớp trẻ khơng cịn quá lạ tai” [1]. Sự
thay đổi quá mạnh mẽ của ngôn ngữ trong truyện, với Đại hùng kê của nhà

văn Hịa Vang “là bằng chứng của một thứ ngơn ngữ giao tiếp đáng kinh
hãi xuất hiện đậm đặc trong truyện ngắn hôm nay” [1]. Với việc sử dụng


6
ngơn ngữ kiểu “phố phường thời hiện đại” [1], Hịa Vang làm cho tác phẩm
của mình gần gũi hơn với đời sống đơ thị trong thời đại mới.
Tóm lại, dù đã có những nhận xét, đánh giá xác đáng về giá trị,
đóng góp của truyện ngắn Hịa Vang nhưng phần lớn các bài viết của các
tác giả đi trước chưa đi sâu tìm hiểu về phong cách truyện ngắn của nhà
văn qua tập truyện Hạt bụi người bay ngược. Vì vậy, người nghiên cứu lựa
chọn đề tài “Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Hoà Vang qua tập Hạt bụi
người bay ngược” với mong muốn phát hiện thêm những tín hiệu thẩm mĩ
để giải mã một lối viết của cây bút Hòa Vang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập truyện ngắn Hạt bụi người
bay ngược của Hòa Vang (2005), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những phương diện tạo nên phong
cách nghệ thuật truyện ngắn Hòa Vang qua tập Hạt bụi người bay ngược.
4. Giới thuyết thuật ngữ
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, phong cách nghệ thuật là “một
phạm trù thẩm mĩ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình
tượng, của các phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo
trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn
học hay văn học dân tộc. Phong cách khác phương pháp sáng tác ở sự thực
hiện cụ thể trực tiếp của nó: các dấu hiệu phong cách dường như nổi lên
trên bề mặt tác phẩm, như một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác
được của tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật” [9, tr.255;256].

5. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:


7
5.1. Phương pháp hệ thống - cấu trúc
Sử dụng phương pháp này để tìm hiểu truyện ngắn Hịa Vang trong
tiến trình dịng chảy truyện ngắn Việt Nam đương đại; chứng minh mối
quan hệ hữu cơ giữa các hiện tượng văn học với nhau. Từ đó, chúng tơi đặt
tác phẩm Hịa Vang trong chỉnh thể nghiên cứu, sắp xếp các vấn đề một
cách logic và phù hợp để làm nổi bật các luận điểm.
5.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Từ việc khảo sát, phân tích những phương diện làm nên phong
cách nghệ thuật truyện ngắn Hòa Vang qua tập Hạt bụi người bay ngược,
chúng tôi khái quát thành những luận điểm cơ bản; từ đó làm sáng tỏ từng
luận điểm để rút ra nhận xét, đánh giá và khái quát vấn đề đặc trưng phong
cách nghệ thuật của tác giả.
5.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Phương pháp này giúp người nghiên cứu có cơ sở đối chiếu các yếu
tố của hệ thống này với hệ thống khác để thấy được giá trị độc đáo của các
tín hiệu nghệ thuật được khảo sát. So sánh, đối chiếu các sự kiện, các chi
tiết trong tác phẩm; so sánh các truyện ngắn trong nội tại sáng tác của nhà
văn, tham chiếu hiện tượng Hòa Vang với một số tác giả khác cùng thời để
thấy được nét độc đáo của “dòng riêng giữa nguồn chung”.
6. Bố cục khóa luận
Ngồi Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Khóa luận được
thiết kế thành 3 chương:
Chương 1: Truyện ngắn Hịa Vang trong tiến trình truyện ngắn Việt
Nam đương đại
Chương 2: Hạt bụi người bay ngược - Triết lí về phận người

Chương 3: Hạt bụi người bay ngược nhìn từ nghệ thuật trần thuật


8
NỘI DUNG
Chương 1
TRUYỆN NGẮN HỒ VANG
TRONG TIẾN TRÌNH TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
1.1.

Một số khuynh hướng của truyện ngắn Việt Nam đương đại
Truyện ngắn Việt Nam đương đại là một thể loại năng động, phát

triển nhanh; đã tồn tại trong đời sống văn học một thời gian dài từ sau 1975,
đặc biệt là sau 1986 đến nay. Cuối thế kỉ XX - đầu thế kỉ XXI, nền văn
xuôi nước nhà chứng kiến những cách tân mạnh mẽ trong tư duy nghệ thuật
của nhà văn và cấu trúc tự sự của tác phẩm. Văn học thời kì này là quá
trình thay đổi rất phong phú, đa dạng song khơng ít phức tạp và vẫn đang
trên đà tiếp diễn. Một trong những biểu hiện thú vị nhất của công cuộc đổi
mới sôi động này không hẳn là ở sự sản sinh ra những chất liệu và nhân tố
nghệ thuật mới mà lại nằm ở sự thâu nhận và tái sử dụng tích cực những
yếu tố tự sự truyền thống, đặc biệt là các yếu tố tự sự dân gian.
1.1.1. Nhận thức lại và thức tỉnh ý thức cá nhân trên tinh thần nhân bản
Bước vào một thời kì văn học mới, văn học Việt Nam có những
bước chuyển mình mạnh mẽ về tư duy sáng tạo cũng như hình thức thể
hiện. Mỗi tác phẩm phản ánh nhân sinh quan của nhà văn. Đồng thời cái tơi
của người viết cũng đóng dấu ấn cá nhân thơng qua những gì tác phẩm
phản ánh. Không giống như tiểu thuyết chứa đựng nhiều vấn đề của xã hội
thu nhỏ khá đầy đặn, truyện ngắn chỉ là một lát cắt của cuộc sống. Những
vấn đề truyện ngắn Việt Nam đương đại phản ánh là những lát cắt đặc sắc,

gây ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc.
Truyện ngắn Việt Nam đương đại đã tiến gần hơn với quỹ đạo văn
học thế giới. Trước 1975, truyện ngắn chịu tác động của hoàn cảnh thời
chiến đã chủ yếu tập trung vào tiếng nói sử thi. Thế nhưng sau 1975 - hòa


9
bình lập lại, khuynh hướng sử thi tan rã, con người phải đối diện với các
vấn đề thế sự, đời tư. Đặc biệt từ sau đổi mới 1986, văn học Việt Nam nói
chung và truyện ngắn nước nhà nói riêng đã có những khởi sắc. Thốt khỏi
âm vang sử thi, văn học bước vào thời kì của sự ám ảnh, hoài nghi, đổ vỡ...
Truyện ngắn Việt Nam đương đại phá vỡ hình ảnh con người cộng đồng và
hướng về con người cá nhân với cả thể xác và tinh thần. “Ở đầu thế kỉ XX,
đặc biệt là những năm hai mươi, do sự chuyển biến của hình thái xã hội và
sự tác động, ảnh hưởng của văn hóa, tư tưởng phương Tây, ý thức cá nhân
đã được nảy nở mạnh mẽ cùng với tinh thần dân chủ trong xã hội Việt Nam
đương thời” [14, tr.54].
Trước đây, văn nghệ sĩ tự định hướng cần khoảng trống để sáng tác
và phát triển cái tơi của mình. Nhưng trong suốt thời gian chiến tranh, văn
thơ liên tục phải ra trận, làm công tác xã hội của nó, vì vậy chưa có nhiều
khoảng trống cho cái tơi cá nhân phát triển; cái tơi đó phần nhiều phải nằm
trong cái chung của tập thể. Đến thời hậu chiến, cuộc sống xã hội đã thay
đổi nhiều mặt, trong đó cái nhìn về ý thức cá nhân đã được nhận thức lại,
được thức tỉnh và mang đậm giọng cá thể trên tinh thần nhân bản. Tất nhiên
không phủ nhận mỗi truyện ngắn là một tác phẩm nghệ thuật chân chính thì
cần phục vụ cho cơng chúng, nhà văn cần đặt ra câu hỏi viết cho ai, viết để
làm gì, viết như thế nào. Vì vậy ý thức cá nhân sẽ không đồng nghĩa với
chủ nghĩa cá nhân ích kỉ nếu ý thức cá nhân đó khơng nằm ngồi ý niệm
tâm thế tiếp nhận những lợi ích của bạn đọc. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn
nhấn mạnh đến vai trò của ý thức cá nhân trong sự hiện đại hóa văn học

Việt Nam. Đây cũng là điều liên quan đến vấn đề quan trọng bậc nhất
trong bản chất của văn học là quan niệm nghệ thuật về con người.
Sự xuất hiện của con người cá nhân trong văn học gắn liền với
hành trình của chính nó trong xã hội. Trong thời kì trung đại, khi con người
bị xem là công cụ, phương tiện cho những giá trị trừu tượng thì sự xuất


10
hiện của con người cá nhân trong văn học chỉ là phút nổi loạn của chính nó.
Bước vào thời kì hiện đại, khi xã hội đã xuất hiện những tiền đề cần thiết
cho sự tồn tại, con người cá nhân hiện ra một cách tự nhiên như tư cách của
nó trong quan niệm của tác giả.
Sự tương ứng của văn học hiện đại với ý thức cá nhân được nhìn
nhận trước hết ở đối tượng phản ánh. Đó là cái đời thường trong cuộc sống
hằng ngày. Đặc điểm này lí giải bức tranh cuộc sống được cảm nhận trong
văn học. Nó là sự đồng hóa hiện thực theo quy luật của cái đẹp. Mỗi một
con người đều có thể rọi soi mình trong cái gương văn học. Điều kì diệu là
nhờ có ý thức cá nhân mà trong tấm gương đó khơng chỉ hiện lên một nét
tâm trạng, một khoảnh khắc đời sống mà trong nhiều trường hợp còn là lịch
sử một đời người, lịch sử một xã hội. Đây là sự thống nhất của tầm vi mô
và vĩ mô trong sự phản ánh của văn học hiện đại. Nói cách khác trong văn
học hiện đại, vua chúa và hạng cùng đinh đều có giá trị như nhau với tư
cách là những điển hình văn học.
Vai trị của ý thức cá nhân cũng được biểu hiện sâu sắc ở chủ thể
phản ánh. Đó chính là cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ. Nó được xem
như kết quả của hệ thống, quan điểm, nhận thức, thói quen, sở thích, tạng
thẩm mĩ… Điều này giải thích vì sao cùng một đối tượng như nhau nhưng
lại hiện ra rất khác nhau trong phong cách sáng tác của những nhà văn. Nói
như vậy để thấy rằng trong văn học đương đại, điều quan trọng khơng phải
là phản ánh cái gì mà là phản ánh như thế nào. Chính ý thức cá nhân của

người nghệ sĩ sẽ góp phần quyết định trong việc giải quyết vấn đề đó.
Cuối cùng, khi nói đến vai trị của ý thức cá nhân trong đời sống
văn học cũng là nói tới cơng chúng của văn học. Đó là toàn bộ các thành
viên trong đời sống xã hội quan tâm đến văn học mà trước hết là bộ phận
công chúng mới hình thành như vơ sản, tư sản, tiểu tư sản, tiểu thị dân...
Những con người này là công chúng mới của văn học. Nó gắn liền với nền


11
văn minh đơ thị. Tất cả đều mang trong mình cái tôi của con người cá thể,
hiện đại và được đặt trong những mối quan hệ cụ thể gắn liền với những
nhu cầu cụ thể. Họ đến với văn học là đến với con người bản thể, chia sẻ
nỗi niềm, tìm kiếm tri âm tri kỉ. Nền văn học mới phải thỏa mãn nhu cầu
chính đáng đó của con người. Đó là nền văn học hiện đại. Nó xuất hiện gắn
liền với nhu cầu khẳng định của ý thức cá nhân trong đời sống tinh thần
mỗi một con người.
1.1.2. Xâm nhập và tái sinh một số mô thức tự sự dân gian
Trong cuộc sống, đặc biệt là công cuộc thời hậu chiến với ngổn
ngang phức tạp, mọi thứ đều có thể và cần phải nhận thức lại, ngay cả với
những giá trị truyền thống tưởng đã nằm yên trong “viện bảo tàng”. Khát
vọng lớn nhất của nhân vật và của nhà văn là khát vọng tìm thấy “chân lí”,
bản chất của đời sống nhưng không phải theo những con đường có sẵn mà
trên hành trình sáng tạo của mỗi nhà văn.
Cái khơng khí hư ảo, huyền hoặc song lại thấm đẫm ý nghĩa phồn
thực, chính nhờ đó mà được tạo nên một cách tự nhiên đã bao bọc lấy cuộc
đời và số phận các nhân vật thời hiện đại. Ranh giới về mặt thời đại dường
như đã bị xóa nhịa: có thể nói truyện cổ dân gian đã “tái sinh” trong tự sự
hiện đại theo đúng nghĩa của nó.
Một hiện tượng nổi bật không thể không nhắc đến của tự sự đương
đại là hiện tượng “truyện cổ viết lại”. Đặc điểm nổi bật của nhóm tác phẩm

thuộc kiểu này là lối tư duy nhại huyền thoại/ giả huyền thoại lấy điểm tựa
là một truyện cổ dân gian. Trên cơ sở đó, tác giả tự sự đương đại, bằng
nhận thức và tình cảm cá nhân, sẽ lựa chọn việc đối thoại hoặc đối lập với
truyền thống để có sự kế thừa hay sáng tạo, bổ sung. Điều này có thể nhận
thấy trong nhiều truyện ngắn của Lê Đạt (Lầu hạc vàng, Cây đàn Long
Môn), Lê Minh Hà (Châu Long, An Dương Vương, Ngày xưa cô Tấm,


12
Gióng…), Nguyễn Huy Thiệp (Trương Chi), Hồ Vang (Nhân Sứ, Sự tích
những ngày đẹp trời, Bụt mệt)...
Cũng với cảm hứng như thế, ở Ngày xưa cô Tấm, Châu Long, An
Dương Vương, Gióng…, Lê Minh Hà đã biến những truyện cổ xa xưa, viết
tiếp huyền thoại thành những bi kịch lớn nhỏ, những nỗi niềm khuất lấp
không thể giãi bày của con người hiện đại. Đó là cơ Tấm với những dằn vặt
khủng khiếp giữa lầu son gác tía sau khi giết chết mẹ con Cám; đó là An
Dương Vương với nỗi đau thăm thẳm của một vị vua đã làm mất nước, một
người cha đã giết chết người con gái thân u của mình. Đó là mẹ Gióng
với nỗi nhớ khơn ngi về một đứa con đã “hóa thánh” để vĩnh viễn khơng
cịn thuộc về bà - dù trong kí ức ăm ắp yêu thương nó vẫn mãi là một đứa
trẻ lên ba cần mẹ vỗ về, chăm bẵm… Mỗi câu chuyện là một nỗi buồn tê tái
về những điều “huyền thoại đã không kể hết” và đánh động nơi người đọc
những xúc cảm da diết lắng sâu về nhân thế.
Trong Trương Chi, Chút thoáng Xuân Hương…, Nguyễn Huy
Thiệp lại biến các nhân vật truyền thuyết và cổ tích của ông thành các triết
nhân, những triết nhân mà “bốn nghìn năm trước” đã “đau đớn thế này”, đã
“căm giận thế này”. Trương Chi căm giận “mọi ước lệ của cuộc đời đã lướt
qua chàng khơng để dấu vết” vì nhận thức được cả thế giới chúng ta đang
sống là một sự ước lệ khổng lồ, khủng khiếp. Nguyễn Huy Thiệp “căm ghét
sâu sắc những cái kết truyền thống” của Trương Chi nên đã viết lại theo

cách nghĩ của thời hiện đại với nhu cầu nhận thức lại/ phản tỉnh.
Bên cạnh đó, kiểu truyện gây được nhiều tiếng vang nhất - những
truyện “giả huyền thoại, giả cổ tích” chính là kiểu truyện có độ phức tạp
hơn cả trong mối tương tác giữa tự sự dân gian và cấu trúc tác phẩm văn
xuôi đương đại. Các truyện ngắn Con gái Thủy thần, Những ngọn gió Hua
Tát của Nguyễn Huy Thiệp hoặc các truyện Hồn Trinh nữ, Khát của muôn
đời, Nàng tiên xanh xao, Tim vỡ của Võ Thị Hảo nằm trong trường hợp này.


13
Đây là các tác phẩm được viết theo lối của huyền thoại, truyền thuyết hay
cổ tích, nhưng ẩn đằng sau đó là những tự sự hiện đại về con người và xã
hội đương thời.
Chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát thể hiện rõ rệt tính chất của
thời gian cổ tích ở việc xuất hiện và trôi nhanh của những sự kiện đặc biệt
trong những thời khắc đặc biệt. Đó là một mùa đơng khắc nghiệt chưa từng
có, “cây cỏ chết vì sương giá, nước đóng băng lại” (Trái tim hổ); là dịp
“rừng Hua Tát củ mài nhiều vô kể” (Nàng Bua); khi trời đại hạn, “tất cả các
mó nước đều đã cạn khô” (Tiệc xoè vui nhất); thời khắc “then trừng phạt”
gây ra nạn động rừng, nạn đói khủng khiếp cho dân làng (Con thú lớn
nhất)… Bên cạnh đó chúng ta thấy có sự xuất hiện của rất nhiều mơ típ cổ
tích: thi tài kén rể, khắc phục tai họa, cơ gái mồ cơi xấu xí thoắt trở nên
xinh đẹp và trở thành vợ vua, người đàn bà nghèo, nhân hậu bỗng được của
và trở nên giàu có, chàng trai mồ cơi nghèo khó, dị dạng diệt hổ dữ cứu
người đẹp tật nguyền... Tất cả hợp nhất thành một cõi riêng huyền hoặc,
hoang đường, dường như cách xa chúng ta cả “nghìn năm và hai thế giới”
(chữ dùng của Hồi Thanh).
Được soi chiếu dưới ánh sáng của “cái bây giờ”, thế giới nhân vật
trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (người mồ cơi, người nghèo khó,
người dị dạng xấu xí…) tuy mang dáng dấp cổ tích, nhưng lại thấm đẫm

“tinh thần thời đại”. Họ luôn luôn dấn thân trên con đường đi tìm cái Chân,
Thiện, Mĩ tuyệt đối, để rồi nhận được những bài học cay đắng, xót xa: đi
tìm Tình u thì gặp sự vơ tình, đi tìm cái Đẹp thì gặp cái xấu xa; đi tìm cái
Chân thì gặp phải cái ngụy trang, giả trá… Những truyện ngắn nói
trên (Những ngọn gió Hua Tát , Ngày xưa, cơ Tấm..., Nàng tiên xanh xao,
Hồn trinh nữ, Trương Chi, Tim vỡ... ) đều khơng có kết thúc có hậu (theo
tư duy “ở hiền gặp lành”). Chúng thường kết thúc bằng sự tan vỡ, cơ đơn,
đau khổ, chia lìa… Các nhà văn hiện đại đã trả những giấc mơ tới cái toàn


14
bích, viên mãn, thần kì về cho tác giả dân gian, đã thay mệnh đề “cuộc đời
như tôi ước” thành mệnh đề “cuộc đời như tôi thấy” để cho bức tranh cuộc
sống lại hiện ra với những nét vẽ bất tồn, dở dang, chân thực đến xót xa
của nó. Rõ ràng, đằng sau cái “vỏ cổ tích” của mình, các câu chuyện nói
trên chính là những tự sự hiện đại về hành trình đi tìm cái huyền thoại và
hành trình “giải huyền thoại” của con người trong những thập niên cuối
cùng của thế kỉ XX. Khơng cịn có thể vịn vào ảo ảnh lung linh của những
phép màu, con người thêm một lần phải đối diện với sự yếu đuối, run rẩy,
cơ độc bản thể của mình. Nhưng cũng từ đó, sau khi thực sự bóc tách màn
sương huyền thoại bao bọc, con người đã tìm lại được “bản lai diện mục”
của nó và trở nên mạnh mẽ, can đảm hơn vì chính điều này. Chính tổn
thương mà cuộc đời thực mang lại đã giúp họ đầy lên trong nhận thức. Đó
cũng là ý tưởng được bộc lộ trực tiếp qua những lời mở đầu Những ngọn
gió Hua Tát: “Có thể những truyện cổ ấy nói nhiều đến nỗi đau khổ con
người, nhưng chính hiểu rõ những đau khổ ấy mà ở trong ta nảy nở ra sự
sáng suốt đạo đức, lịng cao thượng, tính người”.
Như vậy, huyền thoại hóa đã trở thành q trình “giải huyền thoại”,
các tích truyện dân gian tưởng được dùng như các ước lệ thì lại trở thành
biểu tượng của việc phản ước lệ. Đó là cách ứng xử với chất liệu dân gian

rất độc đáo của Hòa Vang cũng như của nhiều nhà văn đương đại khác. Đó
cũng chính là q trình cá nhân hóa, chủ quan hóa và làm mới dân gian hóa
các tự sự để đối thoại với tư duy dân gian. Đây có thể xem là ý đồ sáng tạo
của các nhà văn Việt Nam theo lối viết truyện này.
1.1.3. Phá vỡ tính đơn nhất về cấu trúc nghệ thuật
Một tác phẩm nghệ thuật thật sự phải có sự tương tác về tư tưởng
và hình thức. Nhà văn Việt Nam đương đại đã thể hiện quan điểm sáng tác
của mình với nhiều cách tân táo bạo. Trong đó, vai trị của cấu trúc nghệ
thuật được đề cao. Nó cho thấy “tư tưởng nhà văn được hiện thực hóa”.


15
“Tư tưởng khơng được chứa đựng trong bất kì những sự trích đoạn cho dẫu
gọn ghẽ nào, mà được diễn đạt trong tồn bộ cấu trúc nghệ thuật… Tính
nhị ngun của hình thức và nội dung cần phải được thay thế bằng khái
niệm về cái tư tưởng hiện thực hóa bản thân mình trong một cấu trúc thích
hợp và khơng tồn tại bên ngoài cấu trúc này” [15, tr.32]. Như vậy, cấu trúc
có vai trị quan trọng, thể hiện tư tưởng của tác giả. Và sau đổi mới, cấu
trúc của nhiều tác phẩm có sự mới lạ, phá vỡ tính đơn nhất của giai đoạn
trước.
Mở đầu truyện Con gái Thủy thần: “Chắc nhiều người còn nhớ trận
bão mùa hè năm 1956… Khơng biết ai nói trơng thấy có đơi giao long quấn
chặt lấy nhau vẫy vùng làm đục cả một khúc sông (…) Chuyện Mẹ Cả ám
ảnh tôi suốt thời niên thiếu”. Trong ba câu văn cùng một trích đoạn này,
chúng ta đã thấy hiển hiện cả người kể chuyện từ ngơi thứ ba (đóng vai kẻ
khách quan đứng ngồi quan sát mọi sự: “chắc nhiều người còn nhớ”) và
người kể chuyện từ ngôi thứ nhất (“ám ảnh tôi”). Điều này kéo theo sự đa
dạng về giọng trần thuật với sự hiện diện đồng thời của các loại lời của
người trần thuật, nhân vật và lời gián tiếp tự do - sự pha trộn giữa lời của
người trần thuật và lời nhân vật. Chúng ta cũng bắt gặp điều này ở những

lời mô tả tâm trạng Mỵ Nương trong Sự tích những ngày đẹp trời khi Mỵ
Nương biết ơn chồng lắm. Nàng cố nương theo, khn mình, khơng để cợn
cạo trong cái dịng chung huy hồng, chu đáo, tuyệt hảo ấy... Để chờ cái
phút được chạy gấp tới, ùa vào lòng cha mẹ, mặc những giọt nước mắt
mừng tủi ứa ra... Chưa nói đến những ngày vui ấy trơi qua thật nhanh, thật
bé xíu, ngắn ngủi [36, tr.23]. Trong trích đoạn này, người đọc thật khó lịng
phân biệt đâu là lời “hóa thân” của tác giả, đâu là lời của nhân vật Mỵ
Nương. Cả hai đã hòa lẫn vào nhau tạo nên sự chủ quan hóa mạnh mẽ
giọng điệu kể chuyện, khiến cho cái “khoảng cách sử thi” vốn hiện hữu như
một chân trời ngăn cách tác giả - nhân vật - người đọc trong các tự sự dân


16
gian được giảm thiểu đến mức tối đa. Từ góc độ trần thuật học, đó là sự
phối kết của hai dạng thức trần thuật khác hẳn nhau về bản chất, góp phần
tái hiện những “mảng hiện thực bất thường”, vượt ra ngồi ranh giới và
“kiểm sốt” của một kiểu người kể chuyện thuần nhất. Thêm vào đó, các tự
sự dân gian do đặc trưng thi pháp và chức năng thể loại nên thường chú
trọng mô tả sự kiện và hoạt động của nhân vật mà ít hoặc khơng chú ý đến
đời sống tâm lí của họ. Ngược lại, với các truyện ngắn hiện đại theo phong
cách giả cổ tích và “truyện cổ viết lại”, “tâm trạng nhân vật” mới chính là
điểm tựa trung tâm để tác giả đặt điểm nhìn trần thuật vào đó. Sự xuất hiện
“điểm nhìn tâm lí” ở nhiều truyện như Trương Chi, Tim vỡ, Áo độc, Bụt
mệt, Nhân Sứ, Câu hát, Khát của muôn đời, Sự tích những ngày đẹp trời...
là minh chứng cụ thể của điều này.
Sự quay trở lại của các văn bản tự sự dân gian trong lòng các
truyện ngắn đương đại là một hiện tượng tái diễn dịch lại “cái huyền thoại”,
“cái kì ảo” trong một bối cảnh văn hóa - xã hội mới, đem lại cho những kí
hiệu và biểu tượng quen thuộc những hàm nghĩa mới. Việc tái diễn dịch
này được thực hiện với hai thái độ: hoặc trang nghiêm, bi thiết, hoặc giễu

nhại, cợt đùa. Nhưng tất cả đều được “tái cấu trúc” lại một cách đầy chủ ý.
Lúc này, các tự sự dân gian khơng cịn đến với người đọc ở dạng thức “tác
phẩm toàn nguyên” nữa, chúng hoặc trở thành những mảnh ghép để ráp vào
một bức khảm mới, hoặc được hòa tan vào các chất liệu và kiểu màu khác
để vẽ nên những bức họa độc đáo. Chúng luôn bị xê dịch, nhào nặn, lắp
ghép trong một cấu trúc văn bản bất toàn, dở dang. Đồng thời cũng tái hiện
lại một thế giới chưa bao giờ “hoàn thành”, chưa bao giờ đầy đủ; một thế
giới - đa - thế giới, với cả quá khứ và hiện tại, hiện thực và huyền ảo, logic
và phi logic, đơn chiều và đa chiều… Các “tự sự dân gian”, các “cổ tích”,
“truyền thuyết”, “huyền thoại” trở thành những “mẫu gốc lớn”, cắm rễ sâu
vào tiềm thức của người viết tiểu thuyết hiện đại tạo cho tác phẩm của họ


17
một chiều sâu văn hóa thực sự, một sự “đa bội hóa” những khả năng diễn
giải và tạo nghĩa cho văn bản nghệ thuật.
Theo nhiều nhà nghiên cứu, truyện ngắn Việt Nam đương đại có
thể chia làm ba loại chính dựa trên sự khác biệt cơ bản trong cách phản ánh
hiện thực và kiểu cấu trúc tự sự. Loại truyện ngắn kịch hóa là các tác phẩm
dùng thủ pháp của kịch để tạo ra một kiểu cấu trúc tự sự mới, trong đó vẫn
có câu chuyện được kể lại nhưng chủ yếu gợi ra ấn tượng có một hành
động đang tự diễn ra trong một môi trường xung đột đầy kịch tính. Đây là
những truyện mang tính đặc trưng của truyện ngắn, truyện thể hiện góc
nhìn thế giới qua hành động. Những truyện ngắn được xây dựng theo
hướng “kịch hóa” thường lấy một hành động nhân vật làm nòng cốt. Mọi
vấn đề của tác phẩm thường xoay quanh việc phân tích hành động giàu
xung đột, giàu kịch tính này. Truyện thường có cốt truyện gay cấn: sự kiện,
hành động tập trung trong một tình huống điển hình nhất. Mâu thuẫn, xung
đột thường được đẩy đến đỉnh điểm và đòi hỏi một kết thúc thật bất ngờ.
Nhân vật thường được miêu tả thiên về ngoại hình và hành động bên ngồi.

Lời trần thuật thường ngắn gọn, tính chất khẩu ngữ và cá thể hóa ngơn ngữ
rất đậm nét. Truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh (Kịch câm), Lại Văn Long
(Kẻ sát nhân lương thiện)... tiêu biểu cho loại truyện ngắn này. Loại
"truyện ngắn - trữ tình hóa" thường sử dụng thủ pháp của trữ tình để tạo ra
một cấu trúc tự sự mới, trong đó câu chuyện được kể lại chủ yếu để gợi ra
ấn tượng về một thế giới đang tồn tại trong tâm tưởng của con người. Cốt
truyện thường ít sự kiện hành động. Sự phát triển của tác phẩm thường dựa
vào một tình huống trữ tình giàu sức gợi để bày tỏ, bộc lộ thế giới tâm hồn,
tình cảm, tư tưởng của nhân vật. Nhân vật thường không được miêu tả cụ
thể, sắc nét ở ngoại hình và hành động; ít có những biến đổi lớn về cuộc
đời, tính cách mà chủ yếu là những diễn biến tinh tế của các trạng thái tâm
lí, tình cảm, tư tưởng bên trong.


18
Truyện ngắn trữ tình thường khơng có cốt truyện; cho nên tiếp cận,
đọc hiểu truyện ngắn trữ tình khơng nhất thiết phải qua cách tiếp cận cốt
truyện truyền thống mà nên đi vào khám phá thế giới tâm trạng, cảm xúc và
cảm giác của nhân vật. Khi viết về con người trong các mối quan hệ, các
nhà văn ít chạy theo sự kiện mà chủ yếu khám phá vấn đề thông qua thế
giới tâm hồn, đặc biệt qua sự trải nghiệm về tinh thần của nhân vật. Nguyễn
Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Ngọc Thuần... đã vượt ra ngoài
phương thức miêu tả vừa thực vừa hư, vừa trần thế vừa ảo mộng, chuyện
hiện tại, chuyện dĩ vãng nhằm tạo dựng cuộc sống ở nhiều chiều, khai thác
chiều sâu những góc uẩn khúc trong thế giới bên trong của con người.
Nhiều truyện ngắn trữ tình được viết bằng năng lực biểu cảm cuộc sống
qua thế giới tâm hồn của nhân vật “tôi”. Phương thức thể hiện này không
chỉ làm cho hiện thực được phản ánh có chiều sâu mà cịn giàu sức khái
quát, sức ám ảnh.
Loại “truyện ngắn - tiểu thuyết hóa” là một loại truyện tổng hợp

loại thể, ở đó các thủ pháp kịch và trữ tình vẫn được sử dụng nhưng không
nhằm diễn tả hành động, hay trạng thái cảm xúc mà trước hết là để phân
tích, lí giải đời sống qua mối quan hệ của con người với mơi trường, hồn
cảnh, tính cách. Với kiểu truyện ngắn này, tình huống truyện phổ biến là
tình huống đời thường và tình huống luận đề đánh dấu sự quay trở lại với
cuộc sống đời thường của văn học, và từ tình huống ấy, nhân vật cũng như
người đọc sẽ chiêm nghiệm ra những điều sâu sắc trong cuộc sống. Trong
truyện, chức năng phân tích và giải thích trở thành nguyên tắc tự sự kiểu
mới. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn thường tập trung vào việc phân tích,
giải thích về tính cách, số phận một cách biện chứng trong quan hệ với
hồn cảnh nên nhân vật thường có chiều sâu và sức khái quát.
Trong các tập truyện ngắn Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành,
Bến quê, Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Hà Nội trong mắt tôi của Nguyễn


19
Khải, Heo may gió lộng của Ma Văn Kháng, Những ngọn gió Hua tát của
Nguyễn Huy Thiệp..., mn mặt đời thường với vơ vàn số phận khác nhau,
những tính cách khác nhau được đề cập. Những truyện “giả cổ tích”, “giả
lịch sử”, “giả liêu trai” của Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phạm Hải
Vân, Hoà Vang... là sự khẳng định mối quan hệ tự do giữa người nghệ sĩ
với hiện thực.
Như vậy, truyện ngắn Việt Nam đầu thế kỉ XXI có sự biến đổi về
kích thước theo hai hướng có vẻ ngược chiều nhau về biên độ số lượng câu
chữ. Hướng thứ nhất là mở rộng kích thước quen thuộc làm cho ranh giới
giữa truyện ngắn và truyện vừa trở nên “mỏng manh”; hướng thứ hai thu
ngắn số chữ khiến cho truyện ngắn trở nên rất ngắn (hướng tới độ ngắn của
truyện cực ngắn). Nhưng sự tìm tịi của truyện ngắn hiện đại có trở thành
quy luật phát triển của thể loại khơng? Có thể khẳng định đổi mới kĩ thuật
và thủ pháp tự sự là sự vận động tất yếu để phát triển của bản thân thể loại.

Sự biến đổi của thể loại để tự đổi mới; sự giao thoa thể loại do bản chất
của nghệ thuật là quá trình sáng tạo khơng ngừng; do tác giả tự đổi mới,
khơng lặp lại mình; đồng thời cũng do nhu cầu tiếp nhận, thị hiếu người
đọc địi hỏi - họ khơng thích kiểu truyện ngắn cũ, được dẫn dắt, biết trước...
Như vậy, sự vận động, đổi mới của truyện ngắn Việt Nam sau 1975
khơng nằm ngồi quy luật chung của sự vận động đổi mới của văn học dân
tộc. Song điều khác biệt của lớp nhà văn đi trước phần lớn là sự đổi mới
trên cơ sở kế thừa cái cũ, những giá trị truyền thống (mà tiêu biểu là
Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu) với lớp nhà văn trưởng thành sau chiến
tranh (Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn
Ngọc Tư...) đang tự tìm dấu ấn chủ yếu để phân biệt thế hệ mình: “Lớp sau,
cái trách nhiệm đem lại một bài học gì đó, một lý tưởng nào đó đến cho
người đọc coi bộ được xem nhẹ hơn lớp trước. Có lẽ họ thích nói bằng cách


20
này hay cách khác, gián tiếp hay trực tiếp cái tơi của mình hơn, thích chứng
tỏ cá tính của mình cho người đọc hơn là hướng dẫn người đọc”.
Sự thay đổi trong quan hệ nội tại của các thành phần cốt truyện phá
vỡ những cấu trúc của cốt truyện cổ điển. Trong những truyện ngắn thời kì
trước, chuỗi sự kiện trong truyện được sắp xếp theo lôgic nhân quả và
người ta có thể định vị được sơ đồ cốt truyện. Cốt truyện của truyện ngắn
hiện nay vẫn chú ý miêu tả tâm lý, song sự diễn biến của cốt truyện thường
khơng gắn với điều kiện của đời sống bên ngồi mà xuất phát từ nội tâm, từ
suy nghĩ của nhân vật. Vì vậy đường dây liên hệ cho sự phát triển cốt
truyện thường bị cắt đứt, gián đoạn. Thủ pháp báo trước bị giảm hoặc triệt
tiêu, tỉnh lược mọi dẫn dắt bên ngoài. Quan hệ giữa các thành phần cấu trúc
cốt truyện truyện ngắn hiện nay không định vị theo một quy luật nào.
Truyện ngắn hiện đại không cần kết thúc có hậu, kết cấu đầu cuối nhân quả
(phá vỡ quy luật nhân - quả) và nhà văn là người biết tổ chức, dẫn dắt

người đọc suy nghĩ về tác phẩm.
Nhiều truyện ngắn tạo ra những vùng lặng, sự “hẫng hụt” với
những độc giả quen lối đọc truyện ngắn đầy đủ thành phần rõ ràng và có
kết thúc duy nhất. Giọt máu, Sói trả thù, Con thú lớn nhất (Nguyễn Huy
Thiệp), một số truyện ngắn của Phạm Thị Hoài, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ
Hồng Diệu... địi hỏi người đọc phải thay đổi kinh nghiệm một chiều, đơn
tuyến về hiện thực.
Tóm lại, để ln tự làm mới mình, truyện ngắn Việt Nam đã không
ngừng biến đổi qua các giai đoạn phát triển. Để tác phẩm không ngừng tạo
sinh ý nghĩa, làm cho khả năng tiếp nhận được mở ra nhiều hướng, nhiều
chiều, để thấy được “cái tuyệt vời ở bên kia âm hưởng”, “cái thi vị ở phía
bên kia từ ngữ”, cái “biểu tượng ngoài biểu tượng”..., truyện ngắn Việt
Nam sau 1975 đã sáng tạo ra một hiện thực khác với hiện thực quen thuộc
trong văn học. Có lúc, đó lại là sự hóa giải mọi cái là thiêng liêng, mực


21
thước, ngôi thứ; biến sử thi thành thế sự, đời thường hóa văn chương, trần
tục hóa thánh thần; thậm chí đưa đến trạng thái hoài nghi một thứ hiện thực
hoàn tồn hợp lí... Cấu trúc nghệ thuật truyền thống đã được phá vỡ để đẩy
hiệu quả thẩm mĩ của tác phẩm lên cao.
1.2. Truyện ngắn Hòa Vang - “dòng riêng giữa nguồn chung”
Từ sau đổi mới, nhà văn đóng vai trị chủ động hơn khi lựa chọn
hiện thực và thốt ra khỏi sự ràng buộc của tư duy sáng tạo lấy đề tài làm
vạch mốc. Cảm hứng nhân bản trở thành cốt lõi của những nguyên tắc phản
ánh đời sống, quy định hệ quy chiếu giá trị của tác phẩm. Ý thức về cá tính
có một thời kì bị xem nhẹ, bị kìm nén thì nay đang được nhận thức trở lại
với những phạm trù phong phú về hình thức và nội dung. Rất nhiều nhà văn,
dưới những hình thức khác nhau đã công bố tư tưởng sáng tác riêng của
mình như một biểu hiện rõ rệt của ý thức về cá tính. Và nhà văn Hịa Vang

đã khẳng định phong cách của mình trên văn đàn thơng qua lăng kính của
một người thời hiện đại nhìn về q khứ. Tập truyện ngắn Hạt bụi người
bay ngược là kết tinh sản phẩm sáng tạo của một tác giả có lối viết thuyết
phục dù ở trong “cổ tích” hay đang “trăn trở về thế giới hỗn loạn”.
1.2.1. Cảm hứng nhận thức lại cùng xu hướng “giả cổ tích”
Cổ tích từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam, đặc
biệt là trong thời thơ ấu của mỗi người. Những câu chuyện “ngày xửa, ngày
xưa” có sức hấp dẫn và chứa đựng nhiều bài học ý nghĩa. Hòa Vang đã tiếp
nối để trở thành người làm sống dậy nhiều câu chuyện cổ dân gian trong xu
hướng “giả cổ tích”. Trong truyện ngắn Hòa Vang, đa số các nhân vật đều
mang cái ách nặng của những khổ ải đa đoan. Khổ ải trong thân phận. Khổ
ải trong tâm hồn. “Y” trong Hư ảnh, người chồng trong Tâm hồn chó…
khổ đã đi một nhẽ; ngay cả các nhân vật là Thần là Bụt cũng có cái khổ
riêng. Ai khơng nghĩ Mỵ Nương (Sự tích những ngày đẹp trời) là người
sung sướng. Nhưng hóa ra, nàng bị cái lịng thầm u luyến nhớ Thủy Tinh


×