Tải bản đầy đủ (.pdf) (245 trang)

Các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất năm 1952 - Đại hội toàn quốc: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 245 trang )

CHỊU TRÁCH NHIỆM CÔNG BỐ
TS. VŨ THỊ MINH HƯƠNG
Cục trưởng Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước

BAN BIÊN SOẠN
Th.S VŨ XUÂN HƯỞNG

Trưởng ban

Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Th.S NGUYỄN MINH SƠN

Phó ban

Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Th.S PHẠM THỊ BÍCH HẢI

Phó ban

Phó Giám đốc Trung tâm Lưu trữ quốc gia III
Th.S NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP
Trưởng phịng Cơng bố và Giới thiệu tài liệu

CÁC THÀNH VIÊN
VŨ THỊ LAN ANH
LÊ THỊ LÝ
PHẠM THỊ YẾN
TẠ VĂN THUẬN

1


Thư ký


LỜI GIỚI THIỆU
Năm 1948, nước ta bước sang năm thứ ba của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược. Trong hồn cảnh vơ cùng khó khăn gian khổ, để động viên
đồng bào, chiến sĩ phát huy truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, lịng tự
hào dân tộc, vượt qua mọi gian lao, thử thách, đi đến kháng chiến thắng lợi, kiến
quốc thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc, chính
thức phát động phong trào thi đua yêu nước.
Sau bốn năm thực hiện, phong trào thi đua đã đạt được những thành tích to
lớn, nhiều chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu xuất hiện ở mọi ngành như cơng
nghiệp, nơng nghiệp, văn hóa , qn sự… Với mục đích khích lệ động viên nhân
dân, cán bộ, bộ đội nỗ lực thi đua thực hiện chương trình kháng chiến kiến quốc
của Chính phủ, đồng thời để đề cao, khen thưởng các chiến sĩ thi đua và cán bộ
gương mẫu, báo cáo thành tích và trao đổi kinh nghiệm, Đảng và Chính phủ tổ
chức Đại hội tồn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất.
Đại hội chính thức khai mạc vào 19 giờ 00, ngày 01/5/1952 và kết thúc ngày
06/5/1952 tại chiến khu Việt Bắc. Tham dự Đại hội có 158 đại biểu chiến sĩ thi đua
trong các lĩnh vực công, nông, binh và trí thức. Đại hội đã vinh dự được đón tiếp
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tại Đại hội này đã bầu được 3 Anh hùng Lao động là Ngô
Gia Khảm, Trần Đại Nghĩa, Hoàng Hanh; 4 Anh hùng Quân đội là Cù Chính Lan
(truy tặng), La Văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên và Nguyễn Quốc Trị. Đó là những anh
hùng đầu tiên tiêu biểu cho phong trào thi đua yêu nước của qn và dân ta.
Tồn bộ tài liệu hình thành trong quá trình chuẩn bị và diễn ra Đại hội toàn
quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất đã được lưu giữ cẩn
thận và hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia III. Đây là những
tài liệu gốc, được đánh máy và viết tay trên khổ giấy A4, tình trạng vật lý bình
thường, là những trang tài liệu vơ cùng quý giá, minh chứng về một thời kì lịch sử
hào hùng và gian khổ.

Tập hợp những tài liệu này thành hồ sơ về Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi
đua và cán bộ gương mẫu năm 1952, sau 60 năm nhìn lại, chúng ta có thể thấy
được sức mạnh to lớn của phong trào thi đua yêu nước. Phong trào đã được mọi
2


ngành, mọi giới hưởng ứng, giành được những kết quả to lớn, góp phần làm nên
những thắng lợi quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Hưởng ứng cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh” và phong trào thi đua yêu nước trong thời đại ngày nay, để kỷ niệm 50 năm
Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu lần thứ nhất, với mục
đích tiếp tục công bố, giới thiệu và tăng cường phát huy giá tr 5 anh em nữa xin xung phong. Chúng
tơi lên gặp Ban Chỉ huy Tiểu đồn rồi đến Ban Chỉ huy Trung đoàn hỏi, Ban Chỉ
huy Trung doàn đã cho chúng tôi biết rõ nhiệm vụ và nêu lên những khó khăn để
tơi chuẩn bị. Muốn đánh tàu đó, phải bơi qua một cánh đồng lụt rất rộng mới ra
đến sông. Sông quãng rộng phải bơi 5km mới đến tàu. Xung quanh tàu có 6 chiếc
cano bảo vệ và luôn luôn đi tuần tiễu. Ban Chỉ huy Trung đồn cử mấy đồng chí
chính trị viên Trung đồn, tiểu đồn, Đại đội, họp với chúng tơi để bàn định kế
hoạch phá tàu này.
Theo kế hoạch này, thì phải có 2 người đưa một thuyền dùng 120 cân bộc
phá ra đến sườn tàu rồi giật cho bộc phá nổ mới kết quả. Sau đó mới bơi về được.
Trong số 6 người chúng tôi, anh nào cũng muốn xung phong dẫn thuyền bộc
lôi đi phá tàu. Anh em chúng tôi đều đồng ý làm thế nào đưa được thuyền bộc phá
ra đến sườn tàu chiến của địch, việc này là cần thiết cịn sau đây có về được hay
khơng thì khơng thành vấn đề. (Vỗ tay).
Sau khi thảo luận thì trong 6 anh em, tơi có sức bơi được 5 km, anh Bàn 3
km, cịn các anh em khác khơng bơi được qua 1 km, vì vậy, tơi cùng đồng chí Bàn
nhận nhiệm vụ đưa thuyền bộc lơi đi. Tơi có bảo anh em, chúng tơi bơi được thì
chúng tơi đi đánh, cịn các anh em thì chuẩn bị thuyền bè đón chúng tơi. Phân cơng
xong, chúng tơi lên báo cáo với Ban Chỉ huy Trung đoàn, Ban Chỉ huy Trung đoàn

241


đồng ý rồi ra lệnh cho tơi và đồng chí Bàn hồi 11 giờ đêm lộ i ra sông thăm dị
đường và quan sát địa hình địa vật. Ra khỏi chỗ trú quân, chúng tôi phải bơi 1 cánh
đồng dài đến 6km, nước gần đến cổ. Đến sông, chúng tôi bơi ra giữa nhưng sóng to
đánh mạnh quá, 4 lần định vượt sóng ra giữa sơng, nhưng đều bị sóng đánh bật trở
lại. Chúng tôi đành trở về báo cáo với Ban Chỉ huy, tối hôm sau Ban Chỉ huy cho
đồng chí đại đội phó là một người bơi giỏi có tiếng ngày xưa ở Hà Nội cùng đi với
chúng tơi mà cũng khơng vượt được sóng rồi phải trở về. Vì vậy, Ban Chỉ huy
trung đồn đành phải để cho chúng tơi đi dị đường ban ngày. Đến ngày hôm sau, 3
giờ chiều, chiếc tàu ở Phát Diệm lên đỗ ở giữa sơng. Chúng tơi đi quan sát thì
chiếc tàu to như cái núi và tàu đã đỗ ở giữa sông. Lúc ấy, tàu đỗ dọc theo chiều
sông. Tôi nghĩ bụng, lần này đi thế nào cũng trả nợ xong tổ quốc và nhân dân đấy.
(Vỗ tay).
Ngày hôm ấy, Ban Chỉ huy Trung đồn ra lệnh đi tìm thuyền. Anh em đi
mượn thuyền của dân đều trở về không, khơng ai chịu cho mượn, vì ai cũng bảo
thuyền là cái cớ sinh sống của người ta. Đến 5 giờ chiều vẫn chưa có thuyền , tơi
thấy sốt ruột, tự mình phải đi vận động, vào nhà nào cũng lo chó cắn vào chân q
khơng đi được thì nguy. Đi vận động mãi đến 10 giờ 30 đêm mới mượn được
thuyền, nhưng lại không biết chèo. Phải nhờ người chèo hộ, về đến chỗ Ban Chỉ
huy đóng thì gần nửa đêm. Chính tay Ban Chỉ huy khiêng bộc phá ra thuyền cho
tôi, tôi thấy thế rất lấy làm cảm động, trong Ban Chỉ huy có một vài đồng chí chưa
quen khiêng vác bao giờ, lúc đó cũng khiêng được hơn tạ bộc lôi ra thuyền cho
chúng tôi. Thấy vậy, tôi nghĩ đến nhiệm vụ của tôi, nên quyết tâm làm cho được
nhiệm vụ để khỏi phụ lịng săm sóc của các cấp chỉ huy. Ban Chỉ huy ân cần nắm
tay tơi và chúc cho tơi làm trịn nhiệm vụ. Lúc đi tôi nghĩ bụng, phen này đi không
trở về nhà, tơi chúc Ban Chỉ huy ở lại dìu dắt anh em thu nhiều thắng lợi. Rồi tơi
cùng đồng chí Bàn lội xuống dắt 2 thuyền đi, một đựng đá, một đựng bộc lôi.
Chúng tôi mang hai thuyền đi được một quãng quay lại nhìn thì thấy Ban Chỉ huy

đứng ở trên đường dần dần xa chúng tôi. Lúc ấy tôi nghĩ càng xa Ban Chỉ huy bao
nhiêu thì lại càng gần nhiệm vụ bấy nhiêu. (Vỗ tay).

242


Khi chúng tơi ra đến sơng thì sóng sơng to quá đánh đắm một thuyền đá, tôi
vội vàng cởi dây nối thuyền đá với thuyền bộc lôi. Cởi xong dây tơi rất mừng, vì
nếu kéo chậm thuyền đá kéo chìm cả thuyền bộc lơi đi thì hỏng việc. Nhưng mất
thuyền đá thì chỉ cịn một cách là phải chịu hy sinh ở lại giữ thuyền bộc lôi cho áp
vào tàu đợi đến lúc bộc lơi nổ thì mới phá được tàu. Biết vậy, tôi vẫn quyết tâm
làm nhiệm vụ. Tôi và đồng chí Bàn vẫn tiếp tục bơi dắt thuyền bộc lơi đi. Đi được
một qng thì gặp một canot của địch đi tuần, trên đó có một tên lính cầm sung
đứng gác. Canot có đèn điện sáng, sợ địch trông thấy thuyền của chúng tôi, chúng
tôi cố gắng kiền cho thuyền đi sát vào ca nơ lấy bóng ca nô che thuyền. Tôi dự
định, nếu thuyền tôi bị lộ thì đành đánh ca nơ vậy. Nhưng ca nơ khơng thấy thuyền
tơi. Thốt được ca nơ tiền tiêu, đi được 50 thước nữa lại gặp một nhà bè đốc gác,
địch vẫn thức, trên bè có đèn và vẫn thấy tiếng người nói. Chờ thuyền đi gần cũng
lộ, xa cũng có thể bị lộ, nếu thuyền đi nhanh có tiếng sóng nước mạnh. Tôi nảy ra
sáng kiến cho thuyền đi chậm theo đà nước chảy, vì vậy thuyền đi thốt qua nhà bè
mà địch không biết. Lúc này chúng tôi đã nom rõ cái tàu cách chúng tôi không xa.
Nghĩ đến nhiệm vụ sắp phải làm và mình sắp phải hy sinh lịng tơi thấy nao nao.
Tơi lập tức tranh đấu tư tưởng, tơi nghĩ đến các đồng chí tiền bối đã hy sinh cho
cách mạng, nghĩ đến các anh em đồng đội đã hy sinh vì Tổ quốc để làm trịn nhiệm
vụ nên tơi lại thấy vững tâm, quyết làm nhiệm vụ để trả thù cho các chiến sĩ cách
mạng và các anh em đồng đội. (Vỗ tay). Lúc này tôi thấy khỏe lên, nghĩ đến kế
hoạch đánh tàu. Tôi nghĩ bụng, nếu tàu đỗ dọc theo dịng sơng thì tôi sẽ cho áp
thuyền thuốc nổ vào mạn tầu rồi giữ thuyền cho đến khi bộc lơi nổ thì mới phá
được tàu. Lúc này tơi có thảo luận với đồng chí Bàn và đề nghị đồng chí Bàn bơi
về báo cáo với Ban Chỉ huy, cịn tơi sẽ ở lại hy sinh cho nhiệm vụ. Đồng chí Bàn

khơng đồng ý và nói, nếu đồng chí ở lại thì tơi cũng ở lại. (Vỗ tay).
Sau khi bàn định, chúng tôi thấy phấn khởi, nên lại đẩy thuyền bộc lôi đi.
Đến sát tàu địch, chúng tôi rất ngạc nhiên thấy tàu đỗ ngang, có 2 sợi dây cáp to ở
trên tàu thả xuống nước, dây cáp này cách nhau vừa bằng bề dọc của chiến thuyền
của tôi, tôi mừng quá. Hai chúng tơi khơng nói với nhau được. Có 2 cái dây đó
chúng tơi có thể buộc thuyền vào sát mạn tàu rồi đặt cho thuyền thuốc nổ mà
243


không cần phải ở lại giữ thuyền. Hai chúng tôi hì hục buộc thuyền vào 2 giây này,
buộc xong thuyền, tơi ra sờ đầu nụ xịe để định giật thì thấy đầu nụ xịe lại quay ra
phía ngồi. Tơi nghĩ nếu để thế mà giật thì trước khi thuyền nổ bọn địch nom thấy
lửa sáng ở nụ xịe chúng có thể đến cứu tàu được. Chúng tôi liền cởi thuyền ra,
quay thuyền lại để nụ xòe quay vào mạn tàu, xong công việc, tôi lấy chân đạp vào
báo cho đồng chí Bàn biết để đồng chí Bàn bơi ra trước rồi tơi giật nụ xịe bơi theo
đồng chí Bàn. Làm xong nhiệm vụ chúng tôi thấy sung sướng và cả hai anh em bơi
song song với nhau và nói với nhau, đồng chí Bàn bảo tơi: chúng ta như là đơi cá
ấy nhỉ, tơi cười bảo đồng chí Bàn, thế mà chúng ta cũng là chiến sĩ thủy quân cơ
đấy. (Vỗ tay).
Chúng tơi vừa nói chuyện dứt lời, một tiếng nổ dữ dội, tôi bị nước ép mê đi,
khi tỉnh dậy tơi thấy tơi bị bắn về phía Nam Định, cịn đồng chí Bàn thì về phía
Ninh Bình. Nhìn về phía tàu, tơi thấy 1 đám khói đen rất lớn, mà không thấy tiếng
súng địch bắn ra xung quanh, điểm này chứng tỏ là địch bị chết hầu hết (về sau này
đơn vị tôi được Ban Chỉ huy cho biết là chiếc tàu này bị vỡ làm đôi và địch chết
ngót 1000). (Vỗ tay).
Khi đã tỉnh, tơi có bơi về phía Ninh Bình để trở về đơn vị. Bơi được một
qng tơi bị xốy nước ở giữa dịng sơng. Lúc này, tơi đã mệt q mà bị xốy nước
hút rất mạnh, nhưng sau tơi bình tĩnh lại, cố dùng sức nhảy vượt qua chỗ xốy
nước và tơi thốt được.
Lúc bấy giờ đồng chí Bàn lọt vào vị trí địch, nhưng sau đồng chí Bàn cũng

thốt. Tơi vẫn ở bên kia sơng cố sức bơi về, lúc đó có 2 địch ở vị trí Non nước
chiếu đèn pile. Tơi biết ngay là địch, vì nếu anh em đi đón khơng khi nào chiếu
đèn. Tơi thấy địch sục sạo tìm, thấy nguy rất lo ngại, nghĩ đến trong người khơng
có quả tạc đạn nào để tự tử. Tôi thử cắn lưỡi, nhưng khi cắn thấy đau quá, sau nghĩ
chả tội gì mà chết vội, nếu địch xuống bắt, tới khóa 2 tay rồi cùng chết cả.
Đèn pile tắt, tơi lần sang phía Nam Định sau lại bơi về phía bên này. Khi bơi
bị vịng nước quấn. Có kinh nghiệm nên thốt chết ở vịng nước này. Sau tơi lên
bờ, nhưng khơng đi được ngay, phải ngồi nghỉ cho tỉnh. Một lúc hơi tỉnh, tôi phải

244


lội 6 km nước sâu đến ngực. Cứ thế tôi về đến chỗ Ban Chỉ huy thì vừa sáng. Tơi
báo cáo đã làm đúng ý định của Ban Chỉ huy.
TÓM TẮT:
Khuyết điểm: 1947 - 1948, tự kiêu, nhờ Đảng rèn dũa đã bớt. Năm 1949 bỏ
được.
Ưu điểm: Năm 1949, anh em bị đói, tơi vận động nhân dân vay được 520 tạ
gạo. Đối với anh em, tích cực giúp đỡ, khơng mất lịng. Năm 1950, được tặng
Hn chương Chiến sĩ, tôi hứa sẽ đào tạo chiến sĩ. Tôi đã đào tạo 5 chiến sĩ được
Huân chương Chiến sĩ hạng nhất, hạng nhì.
Chiến sĩ Quang Vinh xuống diễn đàn, Đại hội hoan hô nhiệt liệt và một số
chiến sĩ lên công kênh.
Cụ Tơn Đức Thắng nói “Lúc nãy chiến sĩ Quang Vinh có nhắc lại một câu
nói với chiến sĩ Bàn khi bơi ở trên sông Đáy để làm nhiệm vụ: “chúng ta như đôi
cá, chúng ta cũng là chiến sĩ thủy quân nhỉ”. Tôi nhân danh là một chiến sĩ thủy
quân cũ xin bắt tay chiến sĩ Quang Vinh”. Đại hội vỗ tay.
Chủ tịch Đoàn tuyên bố: Đại hội tạm nghỉ và mời Đại hội xem hát chèo (vở
chèo “Tổ 3 nhà” của Tú Mỡ).


245



×