Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Thẩm quyền hủy bản án, quyết định của hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN

THẨM QUYỀN HỦY BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THẨM QUYỀN HỦY BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH
CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM
TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng dân sự
Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN TIẾN
Học viên: NGUYỄN TRẦN BẢO UYÊN
Lớp: Cao học Luật khóa 23

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tơi,
được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Văn Tiến. Luận văn
đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu
tham khảo. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Tác giả

Nguyễn Trần Bảo Uyên


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết thường
Bộ luật Tố tụng dân sự

Viết tắt
BLTTDS
Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP
hướng dẫn một số quy định tại
khoản 1 và khoản 3 Điều 192 Bộ

Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP

luật

Tố

tụng

dân


sự

số

92/2015/QH13 về trả lại đơn khởi
kiện, quyền nộp đơn khởi kiện lại
vụ án
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án
Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ
dân sự 1989 của Hội đồng Nhà nước về
án dân sự 1989
Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự


MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. THẨM QUYỀN HỦY BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI
ĐỒNG XÉT XỬ GIÁM ĐÓC THẨM ĐỂ XÉT XỬ LẠI ....................................11
1.1. Căn cứ của thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm để xét xử lại ......................................................................................................11
1.2. Phạm vi hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm để xét xử
sơ thẩm lại, phúc thẩm lại .........................................................................................28
CHƯƠNG 2. THẨM QUYỀN HỦY BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH VÀ ĐÌNH CHỈ
GIẢI QUYẾT VỤ ÁN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ GIÁM ĐỐC THẨM .........45
2.1. Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không
được thừa kế ..............................................................................................................45
2.2. Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà khơng có cơ quan, tổ chức, cá nhân
nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó ..................................46

2.3. Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu
tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt
hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan .................................................47
2.4. Đã có quyết định của Tịa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác
xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa
vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó..............................................................52
2.5. Nguyên đơn khơng nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng
khác theo quy định của Bộ luật này ..........................................................................52
2.6. Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án,
quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết ........................................53
2.7. Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật tố tụng dân sự mà
Tòa án đã thụ lý .........................................................................................................54
KẾT LUẬN ..............................................................................................................60


1

LỜI NÓI ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm1 là một trong những
nguyên tắc cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự. Theo đó, bản án và quyết định của
Tịa án đã có hiệu lực pháp luật sẽ được thi hành mà không bị xét xử lại nhằm bảo
đảm việc thi hành án, bảo đảm tính ổn định của bản án, quyết định2. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp bản án, quyết định của Tòa án mặc dù đã có hiệu lực pháp
luật vẫn có thể bị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm nhằm đảm bảo tính đúng
đắn của bản án, quyết định.
Giám đốc thẩm là một thủ tục tố tụng đặc biệt trong quá trình giải quyết các
vụ án dân sự nhằm mục đích xét lại các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu
lực pháp luật nhưng phát hiện thấy các vi phạm thuộc trách nhiệm của Tịa án, ảnh

hưởng đến tính hợp pháp của bản án, quyết định hoặc ảnh hưởng đến quyền và lợi
ích hợp pháp của đương sự trong vụ án3.
Khi tiến hành thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Tịa án theo thủ tục giám đốc thẩm, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền
khơng chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có
hiệu lực pháp luật; hủy bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và
giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc
bị sửa; hủy một phần hoặc tồn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực
pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án và sửa

1

Điều 17 BLTTDS 2015 quy định về bảo đảm chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm:
1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tịa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời
hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tịa án bị kháng cáo,
kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình
tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
2
Nguyễn Thị Hoài Phương (Chủ biên) (2016), Bình luận những điểm mới trong Bộ luật tố tụng dân sự năm
2015, Nxb. Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam, tr. 197, 198.
3
Nguyễn Thị Hoài Phương (2011), Thủ tục khởi kiện và giải quyết tranh chấp tại Tòa án, Trọng tài – cơ chế
hiện hữu bảo vệ quyền dân sự, Nxb. Lao động, Hồ Chí Minh, tr. 267, 268.


2


một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật4. Có
thể thấy, thẩm quyền hủy bản án, quyết định là một trong những thẩm quyền rất
quan trọng của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
Trong lịch sử pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, ngay sau khi Hiến pháp
1959, Luật Tổ chức Tòa án 1960 và Pháp lệnh quy định cụ thể về tổ chức của Tòa
án nhân dân tối cao và tổ chức của các Tòa án nhân dân địa phương 1961 ghi nhận
thủ tục giám đốc thẩm do Tòa án nhân dân tối cao thực hiện có nhiệm vụ xét lại
những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân mà bị phát
hiện sai lầm. Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Cơng văn số 1644/NCPL ngày
02/10/1963 giải thích về quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, theo đó khi
xét xử theo trình tự giám đốc thẩm, Tịa án nhân dân tối cao có thể tiêu bản án sơ
thẩm và bản án phúc thẩm5. Có thể thấy, cho đến lúc này, quyền hạn của cấp giám
đốc thẩm mới bước đầu được quy định tuy chưa đầy đủ nhưng cũng tạo điều kiện
cho Tòa án cấp giám đốc thẩm thực hiện nhiệm vụ của mình. Gần một năm sau, Tịa
án nhân dân tối cao ban hành Thơng tư 06/TC ngày 23/7/1964 giải thích thêm về
trình tự giám đốc thẩm đã khẳng định khi xét kháng nghị theo trình tự giám đốc xét
xử Ủy ban Thẩm phán và các Tòa chun trách Tịa án nhân dân tối cao có thẩm
quyền hủy bỏ bản án hoặc quyết định của Tòa án6. Như vậy, Thơng tư 06/TC là văn
bản có ý nghĩa cực kỳ quan trọng mà trên cơ sở đó, thẩm quyền hủy bản án, quyết
định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong các văn bản pháp luật sau này về cơ
bản khơng có sự thay đổi dù việc quy định tổ chức, về thẩm quyền giám đốc thẩm
có nhiều thay đổi. Các văn bản như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự
19897, BLTTDS 20048, BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung 20119 và BLTTDS 201510
đã cho thấy điều đó.
4

Điều 343 BLTTDS 2015.
Mục C Cơng văn số 1644-NCPL ngày 02/10/1963.
6

Mục B Thông tư số 06-TC ngày 23/7/1964 của Tịa án nhân dân tối cao giải thích thêm về trình tự giám đốc
xét xử:
Khi xét kháng nghị theo trình tự giám đốc xét xử, tùy trường hợp, Ủy ban Thẩm phán và các Tòa chuyên
trách Tòa án nhân dân tối cao có thể ra những bản án, quyết định sau đây:
- Bác kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định của các cơ quan xét xử cũ;
- Hủy bỏ bản án hoặc quyết định sơ thẩm và mọi bản án hoặc quyết định tiếp theo, đình chỉ vụ án hoặc
chuyển vụ án về điều tra lại hoặc xét xử lại theo trình tự sơ thẩm;
- Hủy bỏ bản án hoặc quyết định phúc thẩm và mọi bản án hoặc quyết định tiếp theo để đưa ra xét xử theo
trình tự phúc thẩm một lần nữa.
7
Điều 77 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự 1989 về quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm:
1. Giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
5


3

Thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm khi
phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng không chỉ là sự thể hiện của nguyên
tắc đảm bảo chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm mà cịn là hình thức đảm bảo ngun
tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa11. Chính vì lẽ đó thẩm quyền hủy bản án, quyết định
của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là một thẩm quyền có ý nghĩa rất quan trọng
trong pháp luật tố tụng dân sự.
Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trong quá trình
giải quyết vụ án dân sự, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thể phát hiện những vi
phạm nghiêm trọng về mặt pháp luật nội dung cũng như pháp luật hình thức chẳng
hạn kết luận trong bản án, quyết định khơng phù hợp với tình tiết khách quan của vụ
án, thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định, việc
thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ… Những vi phạm

2. Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ bỏ hoặc bị sửa;
3. Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, nếu thấy việc điều tra đã đầy đủ, nhưng vụ án được giải
quyết không đúng pháp luật;
4. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại vì việc điều tra vụ
án khơng đầy đủ hoặc có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong những trường hợp được quy định tại
khoản 3 Điều 69 của Pháp lệnh này;
5. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án theo quy định tại Điều
46 của Pháp lệnh này.
8
Điều 297 BLTTDS 2004 về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2. Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Toà án cấp dưới đã bị huỷ hoặc bị sửa;
3. Huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại;
4. Huỷ bản án, quyết định của Toà án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.
9
Điều 297 BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung 2011 về thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
2. Hủy bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp
luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại
hoặc xét xử phúc thẩm lại;
4. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.
10
Điều 343 BLTTDS 2015 về thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
2. Hủy bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp
luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ
tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;

5. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật.
11
Nguyên tắc pháp chế XHCN là nguyên tắc đã có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời trong hệ thống lý
luận chính trị - pháp lý XHCN truyền thống nhằm khẳng định yêu cầu tuân thủ pháp luật nghiêm chỉnh, triệt
để và thống nhất đối với tất cả các cá nhân, tổ chức. Các nguyên tắc cơ bản của pháp chế là tính thống nhất,
tính hợp lý và áp dụng chung. Mục đích của pháp chế là nhằm đạt được sự tuân thủ pháp luật đối với tất các
các chủ thể quan hệ pháp luật, thiết lập trạng thái hợp pháp trong hệ thống các quan hệ xã hội.
Nguyễn Xuân Tùng (2011), “Bàn về “Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa””, Dân chủ và pháp luật,
(20), tr. 2 – 7.


4

này có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến
lợi ích cơng cộng, lợi ích Nhà nước hoặc xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp
của người thứ ba. Bằng việc quy định Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm
quyền hủy bản án, quyết định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng đã tạo cơ sở pháp
lý để vụ án được giải quyết lại và từ đó góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự trong vụ án.
Thứ hai, đảm bảo pháp luật được giải thích và áp dụng thống nhất. Thơng
qua nội dung các quyết định giám đốc thẩm khi hủy bản án, quyết định bị kháng
nghị, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm sẽ chỉ rõ những sai lầm về những phương
diện pháp luật trong việc xét xử của Tòa án các cấp, hướng dẫn việc áp dụng pháp
luật một cách đúng đắn, thống nhất, tránh việc nhận thức pháp luật sai lầm và áp
dụng pháp luật một cách tùy tiện. Điều này khơng chỉ góp phần đảm bảo thực hiện
ngun tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa mà còn bảo đảm tính ổn định và đúng đắn của
các phán quyết của Tịa án.
Có thể thấy thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám
đốc thẩm đóng một vai trò rất lớn trong việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự. Tuy nhiên, khơng phải lúc nào Hội đồng xét xử giám đốc thẩm cũng sử

dụng thẩm quyền hủy bản án, quyết định của mình một cách chính xác, điều này đã
dẫn tới tình trạng có những bản án, quyết định sơ thẩm hoặc bản án, quyết định
phúc thẩm bị hủy để giải quyết lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm nhiều lần,
không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên
đương sự trong vụ án mà cịn làm tốn thời gian, cơng sức giải quyết của các cơ quan
tiến hành tố tụng. Có rất nhiều ngun nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó phải
kể đến nguyên nhân là những căn cứ mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm dựa vào để
hủy án không chính xác.
Bộ luật tố tụng dân sự 201512 được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng
của Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011, đã có sự sửa đổi, bổ
sung về thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tuy nhiên, về t quyền hủy
bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn chưa được quy định một
cách cụ thể. Chẳng hạn, pháp luật tố tụng dân sự quy định Hội đồng xét xử giám
đốc thẩm có thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
12

Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII
thơng qua ngày 25 tháng 11 năm 2015.


5

để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm, tuy nhiên,
pháp luật lại chưa chỉ rõ trường hợp nào thì hủy để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm,
trường hợp nào thì hủy để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm… Do đó, thiết nghĩ việc
nghiên cứu quy định về thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự là thực sự cần thiết.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Thẩm quyền hủy bản án, quyết
định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự” là đề tài Luận văn
Thạc sĩ Luật học của mình.

2. Tình hình nghiên cứu
Theo tìm hiểu của tác giả cho đến thời điểm hiện tại, chưa có cơng trình khoa
học nào nghiên cứu một cách chuyên sâu về thẩm quyền hủy bản án, quyết định của
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trong thực tế có một số cơng trình nghiên cứu đề
cập tới thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm với
nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu này chỉ đề
cập tới thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm như
là một vấn đề của cơng trình nghiên cứu đó mà thơi. Cụ thể:
- Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật thành
phố Hồ Chí Minh, NXB. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, thành phố Hồ
Chí Minh, năm 2012; Giáo trình Luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường
Đại học Luật Hà Nội, NXB. Tư pháp, Hà Nội, năm 2006; Giáo trình Luật Tố
tụng dân sự của Học viện tư pháp, NXb. Công an nhân dân, Hà Nội, năm
2007: Giáo trình Luật Tố tụng dân sự được xây dựng nhằm mục đích giới
thiệu những kiến thức cơ bản của tố tụng dân sự cho bạn đọc, qua đó giúp
cho độc giả tổng hợp, nghiên cứu, đánh giá về các quy định của pháp luật
hiện hành; so sánh, nhận xét về những đặc thù của tố tụng dân sự với các thủ
tục tố tụng khác… Chính vì thế, giáo trình Luật Tố tụng dân sự chỉ nêu ra
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có những quyền hạn gì mà khơng đi vào
phân tích sâu từng quyền.
- Bình luận những điểm mới trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 do tác
giả Nguyễn Thị Hoài Phương chủ biên, NXB. Hồng Đức – Hội luật gia Việt
Nam, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016: Trong cơng trình nghiên cứu này,
tác giả có đề cập đến thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tuy


6

nhiên, tác giả chủ yếu phân tích về thẩm quyền sửa án của Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm.

- Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 do tác giả Bùi Thị
Huyền chủ biên, NXB. Lao động, Hà Nội, năm 2016: Bên cạnh việc khẳng
định thẩm quyền hủy án là một trong những quyền hạn của Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm thì tác giả cũng cung cấp cho độc giả các trường hợp hủy án
của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, tuy nhiên, việc cung cấp này chỉ dừng
lại ở mức khái quát, chung chung mà khơng đi vào phân tích cụ thể từng
trường hợp.
- Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi do tác giả Nguyễn Văn
Cường, Trần Anh Tuấn và Đặng Thanh Hoa chủ biên, NXB Lao động – Xã
hội, thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012: Tài liệu bình luận theo hướng phân
tích đan xen thủ tục giám đốc thẩm và thủ tục tái thẩm để từ đó độc giả có cái
nhìn khái qt về hai thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật này. Tuy nhiên cũng chính vì thế mà tài liệu bình luận khơng đi sâu phân
tích về quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm mà chỉ điểm sơ những
điểm mới Luật sửa đổi, bổ sung năm 2011 so với Bộ luật tố tụng dân sự năm
2004.
- Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung 2011 của Viện Nhà nước và Pháp luật,
NXB Tư pháp, Hà nội, năm 2012: Tương tự như một số tài liệu bình luận
khoa học Bộ luật tố tụng dân sự khác, tài liệu bình luận của Viện Nhà nước
và Pháp luật cũng chỉ nhắc đến thẩm quyền hủy án như là một trong những
quyền hạn của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm mà không đi vào nghiên cứu
sâu về quyền này.
- Luật Tố tụng dân sự Việt Nam – Nghiên cứu so sánh của tác giả Tống Công
Cường, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí
Minh, 2007: Trong cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả Tống Cơng
Cường đã trình bày các trường hợp hủy án của Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm như hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm
hoặc phúc thẩm lại hay hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và
đình chỉ giải quyết vụ án… Tuy nhiên, vì là một cơng trình khoa học mang



7

tính so sánh nên trong cơng trình tác giả ln có sự đan xen giữa những quy
định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam và quy định của pháp luật tố tụng
dân sự nước ngồi, chính vì thế, tác giả chỉ nêu sơ lược về những trường hợp
hủy án mà khơng đi sâu phân tích từng trường hợp.
- Bài viết “Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ
tục giám đốc thẩm, thủ tục tái thẩm quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự
2015” đăng trên tạp chí Tịa án nhân dân kỳ 1 tháng 1/2016 (số 1) của tác giả
Ngô Tiến Hùng: Trong bài viết của mình, tác giả có đề cập đến thẩm quyền
của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Tuy nhiên tác giả theo hướng liệt kê các
quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm và phân tích sâu thẩm quyền sửa
án của mà khơng phân tích các thẩm quyền khác Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm.
Như vậy, trong số các cơng trình nghiên cứu kể trên, nội dung quy định của
pháp luật tố tụng dân sự về thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm chỉ được các tác giả đề cập một cách sơ lược, khái quát thông qua
việc nghiên cứu các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Trong khi đó, những quy
định về thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là
những quy định nhằm xác định trong trường hợp nào thì Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm có quyền hủy bản án, quyết định, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc bảo
vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể là đương sự trong bản án, quyết định
bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Do vậy, tác giả lựa chọn vấn đề thẩm
quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong tố tụng dân
sự làm đối tượng nghiên cứu trong đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Lựa chọn đề tài “Thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự” với đối tượng nghiên cứu là các căn cứ để Hội

đồng xét xử giám đốc thẩm hủy án, tác giả mong muốn làm sáng tỏ những quy định
của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 về thẩm quyền hủy án của Hội đồng xét xử giám
đốc thẩm. Trên cơ sở đánh giá, so sánh với những Bộ luật tố tụng dân sự trước đây
cũng như các quy định của pháp luật nước ngồi, từ đó chỉ ra những điểm tiến bộ,
những điểm còn hạn chế và đề xuất giải pháp nhằm triển khai, hiện thực hóa những
quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.


8

Để đạt được mục đích trên, cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
Về mặt lý luận: Phân tích và tổng hợp một số vấn đề lý luận về thẩm quyền
hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự
Việt Nam.
Về mặt pháp luật thực định: Trên cơ sở nghiên cứu về cơ sở lý luận và cơ sở
thực tiễn của quy định về thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm cũng như dựa vào sự phân tích các căn cứ hủy bản án, quyết định
của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, so sánh với pháp luật nước ngoài, đồng thời
chiếu những quy định pháp luật này dưới lăng kính thực tiễn, tác giả mong muốn
góp phần đưa ra những kiến nghị hiệu quả để khắc phục những thiếu sót, vướng
mắc tồn tại của các quy định pháp luật về thẩm quyền hủy bản án, quyết định của
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự Việt Nam.
Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở xem xét thực tiễn giải quyết vụ án dân sự tại
Tịa án, đặc biệt là phân tích, bình luận những bản án, quyết định của Tòa án, tác giả
mong muốn đóng góp một số kiến nghị về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về
thẩm quyền hủy bản án, quyết định nói riêng và thẩm quyền của Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm nói chung.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu
 Phạm vi nghiên cứu:
Thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm

trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam gồm ba quyền: Hủy bản án, quyết định của
Tịa án đã có hiệu lực pháp luật bản án giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp
luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa; Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án,
quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm
hoặc thủ tục phúc thẩm; Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ
giải quyết vụ án. Tuy nhiên, Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thẩm quyền “Hủy
một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật để
xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc thủ tục phúc thẩm” và thẩm quyền “Hủy bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án” của Hội đồng
xét xử giám đốc thẩm.


9

Trong Luận văn, tác giả cũng sẽ tìm hiểu quy định pháp luật tương ứng của
một số quốc gia trên thế giới về vấn đề thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội
đồng giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự nhằm mục đích so sánh với quy định pháp
luật Việt Nam, rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
 Phương pháp nghiên cứu:
Trong từng chương, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để làm
rõ những khái niệm, ý nghĩa và một số vấn đề lý luận khác liên quan đến thẩm
quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong tố tụng dân
sự.
Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, bình luận quy định
pháp luật về thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm trong tố tụng dân sự. Tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp,
phương pháp luật học so sánh để trên cơ sở phân tích các thẩm quyền hủy bản án,
quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong pháp luật tố tụng dân sự của
một số nước trên thế giới, so sánh đối chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam
nhằm rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tác giả cũng sử dụng phương pháp

phân tích, bình luận những vấn đề pháp lý phát sinh trong thực tiễn áp dụng các quy
định về thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm
trong tố tụng dân sự, trên cơ sở đó, sử dụng phương pháp tổng hợp để rút ra được
những bất cập, vướng mắc và đưa ra kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định pháp
luật.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Khái quát một số khái niệm, ý nghĩa về thẩm quyền hủy bản án, quyết định
của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự.
Phân tích quy định pháp luật hiện hành, thực tiễn xét xử tại Tòa án và trên cơ
sở tham khảo pháp luật nước ngoài về thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội
đồng xét xử giám đốc thẩm trong tố tụng dân sự để phát hiện ra những bất cập,
những điểm cịn thiếu sót cần được bổ sung hoặc những quy định chưa rõ ràng cần
hướng dẫn của văn bản dưới luật. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị
nhằm đóng góp ý kiến xây dựng văn bản hướng dẫn Bộ luật tố tụng dân sự 2015,
giúp hiện thực hóa các quy định của Bộ luật tố tụng dân sự vào thực tiễn.


10

6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung đề tài kết cấu thành 2 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Thẩm quyền hủy bản án, quyết định để xét xử lại
Chương 2: Thẩm quyền hủy bản án, quyết định và đình chỉ giải quyết vụ án


11

CHƯƠNG 1
THẨM QUYỀN HỦY BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ

GIÁM ĐÓC THẨM ĐỂ XÉT XỬ LẠI

1.1. Căn cứ của thẩm quyền hủy bản án, quyết định của Hội đồng xét xử giám
đốc thẩm để xét xử lại
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Tòa án nhân dân thực hiện hoạt động xét xử theo cơ chế phân cấp xét xử gồm sơ
thẩm, phúc thẩm, trong một số trường hợp bản án, quyết định của Tịa án có thể bị
xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Xuất phát từ mục đích đảm bảo sự giải
quyết của Tịa án phải đúng pháp luật, bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của
đương sự, pháp luật tố tụng dân sự quy định nếu bản án, quyết định của Tòa án đã
có hiệu lực pháp luật nhưng có vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì bản án, quyết
định này được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm13.
Từ quy định được xét lại các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị
kháng nghị, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã được pháp luật tố tụng dân sự trao
cho những quyền hạn nhất định. Và một trong những thẩm quyền nhằm đảm bảo
tính hợp pháp và hợp hiến của bản án, quyết định là thẩm quyền hủy một phần hoặc
toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ
tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
Qua nghiên cứu tình hình xét xử của các Tòa án nhân dân thuộc thành phố
Hồ Chí Minh từ ngày 01/10/2010 đến ngày 30/9/2016 cho thấy, Tòa án nhân dân tối
cao đã hủy 178 bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại14. Như vậy,
vụ án dân sự mặc dù đã giải quyết qua hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm
nhưng vẫn có thể tồn tại nhiều sai lầm trong việc viện dẫn luật áp dụng hoặc vi
phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng. Trong những trường hợp nêu trên, thủ tục giám
đốc thẩm đóng một vai trị quan trọng trong việc bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp
của những người tham gia tố tụng.

13

Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức –

Hội Luật gia Việt Nam, tr. 271.
14
Báo cáo kết quả công tác xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp thành phố Hồ Chí Minh năm 2016 của Tịa
án nhân dân tối cao.


12

Theo quy định tại Điều 345 BLTTDS 2015, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm
ra quyết định hủy một phần hoặc tồn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu
lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo
thủ tục phúc thẩm trong trường hợp:
1.1.1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ hoặc
không theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự
Pháp luật tố tụng dân sự quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu
Tịa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; bảo vệ lợi ích cơng cộng, lợi ích
của Nhà nước; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác hoặc có thể phản
đối yêu cầu của người khác đối với mình. Trong những trường hợp này, chủ thể đưa
ra yêu cầu có nghĩa vụ chứng minh u cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp15.
Chứng minh là hoạt động trọng tâm, giúp làm rõ bản chất của vụ án dân sự,
làm cho quá trình giải quyết vụ án dân sự của Tòa án đúng pháp luật, công bằng và
khách quan16. Bản chất vụ án dân sự có được làm sáng tỏ hay khơng phụ thuộc vào
hoạt động chứng minh có làm rõ được sự thật khách quan của vụ án dân sự hay
không. Quá trình làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án dân sự là xác định có
hay khơng có, tồn tại hay khơng tồn tại các sự kiện, tình tiết mà các bên nêu ra làm
cơ sở cho yêu cầu của mình trước Tịa án. Chỉ trên cơ sở các tình tiết sự kiện của vụ
án dân sự đã được làm rõ, Tịa án mới có thể quyết định chấp nhận hay bác bỏ yêu
cầu của các bên17.
Như vậy, để chứng minh yêu cầu hay sự phản đối của mình là có căn cứ và
hợp pháp, chủ thể đưa ra yêu cầu cũng như chủ thể phản đối yêu cầu có nghĩa vụ

phải tự mình thu thập chứng cứ18. Nếu chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác
đang lưu giữ, quản lý thì các chủ thể có quyền yêu cầu những chủ thể này cung
15

Điều 91 BLTTDS 2015.
Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh (2017), Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam, tr. 100.
17
Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb. Hồng Đức –
Hội Luật gia Việt Nam, tr. 111.
18
Theo quy định tại khoản 1 Điều 97 BLTTDS 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài
liệu, chứng cứ bằng những biện pháp: Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu
điện tử; vật chứng; xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng; yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ
quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý; yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của
người làm chứng; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng
cứ; yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản và yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân
thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
16


13

cấp19. Ngoài ra, trong một số trường hợp do pháp luật tố tụng dân sự quy định, Tịa
án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ20.
Trong tố tụng dân sự chứng cứ và chứng minh là những vấn đề có ý nghĩa rất
quan trọng, là cơ sở để Tòa án dựa vào để giải quyết vụ án. Do đó, kết quả giải
quyết vụ án chỉ thực sự khách quan, chính xác và tồn diện khi tất cả các tài liệu,
chứng cứ trong vụ án được thu thập đầy đủ theo một trình tự, thủ tục tố tụng nhất

định. Trường hợp Tòa án ra quyết định khi chứng cứ chưa được thu thập đầy đủ hay
các tài liệu mà Tòa án sử dụng làm căn cứ xác định sự thật khách quan của vụ án
không được thu thập theo đúng trình tự, thủ tục do BLTTDS quy định thì Hội đồng
xét xử giám đốc thẩm có quyền hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để
xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm.
Và thực tiễn cũng cho thấy tình trạng Tịa án đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục
sơ thẩm hoặc phúc thẩm trong khi việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được
thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định của BLTTDS khá phổ biến. Điều này có thể
được làm rõ thơng qua một số ví dụ sau:
19

Điều 106 BLTTDS 2015 quy định về yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ:
1. Đương sự có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ. Khi yêu cầu cơ quan,
tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ, đương sự phải làm văn bản yêu cầu ghi rõ tài liệu, chứng cứ
cần cung cấp; lý do cung cấp; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức đang quản lý,
lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần cung cấp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự trong thời hạn 15 ngày,
kể từ ngày nhận được yêu cầu; trường hợp không cung cấp được thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do cho người có yêu cầu.
2. Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập tài liệu, chứng cứ mà vẫn không thể
tự mình thu thập được thì có thể đề nghị Tịa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu
giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp cho mình hoặc đề nghị Tịa án tiến hành thu thập tài liệu, chứng cứ
nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự đúng đắn.
Đương sự yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh; tài liệu,
chứng cứ cần thu thập; lý do mình khơng tự thu thập được; họ, tên, địa chỉ của cá nhân, tên, địa chỉ của cơ
quan, tổ chức đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ cần thu thập.
3. Trường hợp có yêu cầu của đương sự hoặc khi xét thấy cần thiết, Tòa án ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ
chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân đang quản lý, lưu giữ tài liệu, chứng cứ có trách nhiệm cung cấp đầy đủ tài liệu,
chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu; hết thời hạn này

mà không cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án thì cơ quan, tổ chức, cá nhân được yêu
cầu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Cơ quan, tổ chức, cá nhân không thực hiện u cầu của Tịa
án mà khơng có lý do chính đáng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính hoặc
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Việc xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách
nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân không phải là lý do miễn nghĩa
vụ cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án.
20
Theo quy định của BLTTDS 2015, những biện pháp mà Tòa án có thể áp dụng để thu thập chứng cứ trong
trường hợp đương sự không thể thu thập được và có u cầu hoặc tự mình thu thập khi thấy cần thiết bao
gồm: Lấy lời khai của đương sự; Lấy lời khai của người làm chứng; Đối chất; Xem xét, thẩm định tại chỗ;
Trưng cầu giám định, yêu cầu giám định; Định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; Ủy thác thu thập chứng cứ;
Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ.


14

Trong tranh chấp về hợp đồng vay tài sản giữa bà Phạm Thị Thu T và Công
ty Thanh B, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã nhận định “Tòa án cấp sơ thẩm
không tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ, không xem xét thẩm định tại
chỗ, nên không xác định được thực tế phần tài sản nào Công ty Thanh B đã thế chấp
cho bà Phạm Thị Thu T? Phần tài sản nào Công ty Thanh B đã thế chấp cho Ngân
hàng TMCP X trước đó? Là vi phạm Điều 85 BLTTDS 2004 sửa đổi, bổ sung năm
2011 về thu thập chứng cứ”. Do đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã quyết định
hủy toàn bộ Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự để xét xử lại
theo thủ tục sơ thẩm21.
Hay trong tranh chấp về hợp đồng vay tài sản giữa bà Trần Kim T và ông
Phạm Thanh T, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã nhận định “Những tài liệu để
chứng minh cho yêu cầu khởi kiện, hiện có trong hồ sơ vụ án chỉ là bản photocopy,
không được công chứng, chứng thực hợp pháp, khơng được đối chiếu với bản
chính. Tòa án cấp sơ thẩm, cấp phúc thẩm sử dụng những tài liệu này làm chứng cứ

để giải quyết vụ án là trái với quy định tại khoản 1 Điều 83 BLTTDS 2004 sửa đổi,
bổ sung năm 2011”. Từ đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định hủy bản án
dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm22.
Hoặc trong tranh chấp về quyền sử dụng đất và yêu cầu hủy hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Thái Tuấn C, bà Nguyễn Minh Phương
U và ông Nguyễn Xuân T, bà Nguyễn Thị Kim D, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm
đã nhận định: “Tòa án cấp phúc thẩm chưa thu thập đầy đủ chứng cứ để xác định
theo Hợp đồng 48A ngày 03/4/1992 thì Cơng ty chuyển nhượng cho vợ chồng ông
C lô đất F1/8 nằm ở vị trí nào, diện tích là bao nhiêu, có trùng với vị trí và diện tích
của thửa đất tranh chấp hay khơng? Chính quyền địa phương căn cứ vào cơ sở nào
để xác định đất tranh chấp là lô F1/8 để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho
ơng C”. Do đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định hủy bản án dân sự phúc
thẩm và bản án dân sự sơ thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm23.
Qua nghiên cứu BLTTDS 2015 cũng như thực tiễn xét xử, có thể thấy,
BLTTDS 2015 mới quy định “việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được
21

Quyết định giám đốc thẩm số 20/2017/DS-GĐT ngày 11/5/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.
Quyết định giám đốc thẩm số 176/2016/DS-GĐT ngày 05/9/2016 của Tịa án nhân dân cấp cao tại thành
phố Hồ Chí Minh.
23
Quyết định giám đốc thẩm số 162/2016/DS-GĐT ngày 05/9/2016 của Tịa án nhân dân cấp cao tại thành
phố Hồ Chí Minh.
22


15

thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định của BLTTDS” là một trong những
căn cứ để Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định bị kháng nghị,

BLTTDS 2015 chưa đưa ra một định nghĩa cụ thể về “việc thu thập chứng cứ và
chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định của
BLTTDS”. Theo tác giả, để thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật được thống nhất
trên thực tiễn, pháp luật nên có hướng dẫn thế nào là “việc thu thập chứng cứ và
chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định của
BLTTDS”. Cụ thể, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần thiết phải
hướng dẫn “việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ
hoặc không theo đúng quy định của BLTTDS là trường hợp Tòa án đã ban hành
quyết định giải quyết vụ án dân sự khi quá trình chứng minh chưa được thực hiện
đúng và đầy đủ theo quy định. Ví dụ: Tịa án không thực hiện việc xác minh thu
thập chứng cứ trong trường hợp cần thiết để làm rõ các tình tiết của vụ án, Tòa án
sử dụng các tài liệu, chứng cứ khơng có giá trị chứng minh để giải quyết vụ án dân
sự…”
1.1.2. Kết luận trong bản án, quyết định khơng phù hợp với những tình tiết khách
quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật
Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định khơng phù hợp với những tình
tiết khách quan của vụ án. Tình tiết khách quan của vụ án là những tình tiết tồn tại
ngồi ý muốn của con người. Để đánh giá, nhận thức đúng về các tình tiết khách
quan của vụ án, Tịa án phải có quan điểm tồn diện và khách quan. Mỗi tình tiết
phải được Tịa án xem xét thận trọng, đánh giá đầy đủ các mặt, các mối liên hệ của
nó và phải đặt nó trong mối liên hệ biện chứng với các tình tiết khác của vụ án. Tòa
án phải lấy sự thật làm căn cứ, không được suy diễn hoặc đưa ra những kết luận có
tính chất chủ quan về vụ án khi chưa xem xét, đánh giá tồn bộ các tình tiết của vụ
án24. Khi tiến hành giải quyết vụ án dân sự, Tòa án sẽ dựa trên những tài liệu, chứng
cứ đã được kiểm tra, đánh giá để quyết định về những vấn đề cần giải quyết.
Tuy nhiên, kết luận trong bản án, quyết định của Tịa án phải khơng phù hợp
với những tình tiết khách quan của vụ án, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự thì mới trở thành căn cứ để Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy
bản án, quyết định bị kháng nghị. Nếu kết luận trong bản án, quyết định của Tồ án
24


Dương Thị Thanh Mai (2000), Tìm hiểu các quy định của pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân
sự, Nxb. Chính trị quốc gia, tr. 98, 99.


16

khơng phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án nhưng không gây thiệt hại
đến quyền và lợi ích hợp pháp đương sự thì hội đồng xét xử giám đốc thẩm khơng
thể dựa vào đó để hủy bản án, quyết định bị kháng nghị.
Thực tiễn xét xử cũng cho thấy, trong q trình giải quyết vụ án, Tịa án có
thể đưa ra những nhận định khơng phù hợp với các tình tiết của vụ án. Chẳng hạn,
trong tranh chấp về thừa kế theo pháp luật và di chúc giữa bà Nguyễn Thị P và ông
Lê Văn T, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã nhận định “Tòa án cấp sơ thẩm và
Tòa án cấp phúc thẩm chia cho bà Nguyễn Thị P ½ tài sản chung giữa bà và ơng Lê
Quang B là có căn cứ. Tuy nhiên, ½ tài sản cịn lại của ơng Lê Quang B được định
đoạt theo di chúc của ông B là đã có hiệu lực, nhưng Tịa án cấp sơ thẩm lại chia tài
sản của ông B để lại theo pháp luật là khơng đúng. Cịn Tịa án cấp phúc thẩm cho
rằng di chúc của ơng B chưa có hiệu lực và không phân chia di sản thừa kế của ông
B là chưa giải quyết chính xác, tồn diện vụ án”. Do đó, Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm quyết định hủy bản án dân sự phúc thẩm và bản án dân sự sơ thẩm để xét xử
lại theo thủ tục sơ thẩm 25.
Hay trong tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà
Nguyễn Thị H và ông Tô Tấn T, bà Trần Thị Hữu P, Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm ra quyết định hủy toàn bộ quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm và bản án sơ
thẩm để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm vì “…có cơ sở để xác định hợp đồng chuyển
nhượng quyền sử dụng đất trên giữa ông T, bà P với bà H là hợp đồng giả cách để
che giấu hợp đồng vay tài sản nên hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên
vô hiệu và phải xem xét giải quyết về hợp đồng vay tài sản giữa các bên. Tuy nhiên,
Tòa án nhân dân huyện C xét xử chấp nhận yêu cầu của bà H đòi ông T, bà P trả số

tiền 89.280.000 đồng theo hợp đồng ngày 16/11/2004 và phụ lục hợp đồng ngày
16/11/2005 và số tiền bồi thường thiệt hại là 84.360.000 đồng là giải quyết vụ án
khơng phù hợp với các tình tiết khách quan trong hồ sơ vụ án”26.
Có thể thấy, việc đánh giá như thế nào, tiêu chí đánh giá ra sao phụ thuộc
vào ý chí chủ quan của các thành viên Hội đồng xét xử. Do đó, có thể dẫn đến tình
trạng cùng một sự kiện nhưng Tịa án cấp sơ thẩm lại nhận định một hướng còn Tòa
án cấp phúc thẩm lại nhận định theo một hướng khác hoàn toàn. Và khi các phán
25

Quyết định giám đốc thẩm số 128/2016/DS-GĐT ngày 03/8/2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành
phố Hồ Chí Minh.
26
Quyết định giám đốc thẩm số 269/2016/DS-GĐT ngày 27/10/2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành
phố Hồ Chí Minh.


17

quyết của Tịa án khơng phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án thì các
phán quyết đó có thể bị Hội đồng xét xử giám đốc thẩm hủy để xét xử sơ thẩm lại
hoặc xét xử phúc thẩm lại.
BLTTDS 2015 chỉ quy định Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định
hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật
bị kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc
thẩm trong trường hợp “kết luận trong bản án, quyết định khơng phù hợp với những
tình tiết khách quan của vụ án”. BLTTDS 2015 khơng giải thích thế nào là “kết luận
trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án”.
Theo tác giả, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi ban hành văn bản
hướng dẫn hoạt động xét xử của Tòa án nên hướng dẫn “kết luận trong bản án,
quyết định khơng phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án là trường hợp

Tòa án đã ban hành bản án, quyết định khi chưa xem xét đầy đủ các tình tiết của vụ
án hoặc Tịa án đã đánh giá khơng đúng bản chất các tình tiết của vụ án”.
Thứ hai, có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật. Áp dụng
pháp luật là hoạt động của Tòa án, khi xem xét các sự kiện thực tế của vụ án, Tòa án
áp dụng các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh các quan hệ liên quan với những
sự kiện đó để đưa ra các quyết định đúng pháp luật. Việc áp dụng pháp luật là một
trong những yêu cầu không thể thiếu được của quá trình giải quyết vụ án. Chỉ trên
cơ sở áp dụng đúng pháp luật, Tịa án mới có thể ban hành các bản án, quyết định
chính xác. Vì vậy, việc áp dụng pháp luật sai lầm có thể gây thiệt hại đến quyền, lợi
ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước,
quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
Điều 345 BLTTDS 2015 quy định một trong những căn cứ Hội đồng xét xử
giám đốc thẩm dựa vào để hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giao
hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp dưới xét xử lại theo đúng quy định pháp luật là “có sai
lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật”. Tuy nhiên, BLTTDS 2015 lại
không đưa ra bất kỳ một định nghĩa nào về “có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp
dụng pháp luật”.
Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử cho thấy, tình trạng Hội đồng xét xử giám
đốc thẩm dựa vào căn cứ “có sai lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật” để hủy


18

bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật là khá phổ biến. Có thể dẫn chứng bằng
các trường hợp sau:
Trong tranh chấp về hợp đồng vay, thế chấp tài sản giữa ông Lê Thành Q, bà
Lê Thị Nguyệt T và Ngân hàng X. Ông Q và bà T thế chấp 5.400m2 đất và tài sản
gắn liền với đất để vay Ngân hàng X 30.000.000 đồng. Quá hạn trả nợ theo thỏa
thuận, ông Q và bà T không trả tiền và đi khỏi địa phương nên Ngân hàng X phát
mãi tài sản thế chấp của ông Q, bà T. Sau khi đối trừ số tiền ơng Q cịn nợ Ngân

hàng X, ơng Q đã rút tồn bộ số tiền có được từ việc Ngân hàng X bán đấu giá
quyền sử dụng đất của ơng. Sau đó, ơng Q khởi kiện yêu cầu hủy kết quả bán đấu
giá vì cho rằng việc bán đấu giá tài sản vi phạm điều cấm của pháp luật. Ngày
10/6/2013, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên bố thủ tục bán đấu giá tài sản của Ngân hàng
X thực hiện vô hiệu. Ngày 24/6/2013, Ngân hàng X có đơn kháng cáo tồn bộ quyết
định của bản án sơ thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng đã hết thời hiệu khởi kiện
nên quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Sau khi có kháng
nghị của Chánh án Tịa án nhân dân tối cao, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nhận
định “Theo Điều 145 Bộ luật dân sự 1995 và Điều 136 Bộ luật dân sự 2005 thì thời
hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng giao dịch dân sự vô hiệu do vi
phạm điều cấm của pháp luật khơng bị hạn chế. Do đó, Tịa án cấp phúc thẩm xác
định thời hiệu khởi kiện đã hết đình chỉ giải quyết vụ án là khơng chính xác”.
Từ đó, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm quyết định hủy bản án phúc thẩm để xét xử
lại theo thủ tục phúc thẩm27.
Hay trong tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa bà Lê Thị N và ơng Trần
Hồng V. Bà N được Ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất đối với diện tích 167m2 đất. Bà N cho rằng trong quá trình sử dụng, ông V đã
lấn chiếm 15m2 đất của gia đình bà N để xây dựng cơng trình phụ và thải nước bẩn
qua vườn nhà bà, gây ô nhiễm môi trường, bà đã làm đơn khiếu nại gửi Ủy ban
nhân dân huyện hịa giải nhưng khơng thành. Do đó, bà N làm đơn khởi kiện yêu
cầu ông V phải trả lại 15m2 đất và chấm dứt hành vi thải nước bẩn sang vườn nhà
bà. Tòa án cấp sơ thẩm cho rằng vụ án khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tịa
án (khơng xác định được ranh giới, mốc giới cụ thể của thửa đất theo quy định tại
Điều 265 Bộ luật Dân sự), nên ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
27

Quyết định giám đốc thẩm số 100/2016/DS-GĐT ngày 26/7/2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành
phố Hồ Chí Minh.



19

Khơng đồng ý với quyết định của Tịa án cấp sơ thẩm bà N làm đơn kháng cáo. Tòa
án cấp phúc thẩm xác định bà N chưa đủ điều kiện khởi kiện theo quy định tại điểm
d khoản 1 Điều 168 BLTDS 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2011 nên giữ nguyên quyết
định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tịa án cấp sơ thẩm. Sau khi có Quyết
định kháng nghị giám đốc thẩm của Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà
Nẵng, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nhận định “Theo quy định tại khoản 1 Điều
136 Luật Đất đai năm 2003 (trước đây) và khoản 1 Điều 203 Luật Đất đai năm 2013
(đang có hiệu lực thi hành), thì tranh chấp quyền sử dụng đất giữa bà Lê Thị N và
vợ chồng ông Trần Hoàng V, bà Lê Thị Quỳnh T (tranh chấp đất đai mà đương sự
có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa
án. Do Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều có sai lầm nghiêm
trọng trong việc áp dụng pháp luật, từ đó làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự; vì vậy, phải hủy cả hai quyết định nêu trên để xét xử lại
theo thủ tục sơ thẩm theo đúng quy định của pháp luật”28.
Hay trong tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động giữa bà
Đinh Thị Thanh T và Ngân hàng X, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm đã nhận định
“Theo các tài liệu có trong hồ sơ vụ án, khi bắt đầu làm việc tại Ngân hàng X, bà T
hưởng lương 17.200.000 đồng, từ ngày 01/01/2010 hưởng lương 53.525.000 đồng.
Ngày 01/3/2011, bà T bị chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Quá trình làm
việc, các bên không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản, Ngân hàng X không
xây dựng thang, bảng lương, không có quy chế trả lương nên khơng có căn cứ xác
định hình thức trả lương và cơ cấu tiền lương. Tại phiên tòa, đại diện Ngân hàng X
xác nhận tiền lương bà T được trả trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là
53.525.000 đồng. Để giải quyết việc bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng
lao động trái pháp luật, Tòa án cấp phúc thẩm phải áp dụng quy định tại Điều 41 Bộ
luật lao động 1994, Điều 15 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12/2002 của
Chính phủ về mức tiền lương làm căn cứ tính bồi thường là tiền lương của tháng
liền kề trước khi người lao động bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Như

vậy, tiền lương theo hợp đồng lao động làm căn cứ tính khoản tiền bồi thường là
mức 53.525.000 đồng. Tuy nhiên, Tòa án cấp phúc thẩm áp dụng Điều 90 Bộ luật
lao động 2012 (có hiệu lực từ ngày 01/5/2013) để xác định bà T chỉ được hưởng bồi
thường theo mức lương 17.200.000 đồng, là mức lương khi bắt đầu làm việc, là sai
28

Quyết định giám đốc thẩm số 19/2017/DS-GĐT ngày 11/5/2017 của Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng.


20

lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật”. Từ đó, Hội đồng xét xử giám đốc
thẩm quyết định hủy bản án phúc thẩm để xét xử lại29.
Như vậy, thực tiễn xét xử cũng chỉ cho biết những trường hợp có tồn tại vi
phạm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật mà khơng giải thích thế nào là “có sai
lầm nghiêm trọng trong áp dụng pháp luật”.
Có quan điểm cho rằng, “có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp
luật” là việc Tòa án đã áp dụng pháp luật dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh,
thương mại, lao động khơng chính xác dẫn đến việc quyết định khơng đúng về
quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự30.
Do đó, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, tránh tình trạng đánh giá
căn cứ hủy bản án, quyết định bị kháng nghị theo nhận định chủ quan của từng Hội
đồng xét xử giám đốc thẩm, theo tác giả, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao cần thiết phải hướng dẫn “Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp
luật là trường hợp Tòa án đã áp dụng không đúng hoặc không đầy đủ các quy định
của pháp luật, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm
đến lợi ích cơng cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người
thứ ba. Ví dụ: Tịa án viện dẫn văn bản pháp luật khơng đúng, Tịa án áp dụng văn
bản hết hiệu lực thi hành…”
1.1.3. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy

định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục
tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Thứ nhất, thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không
đúng quy định của BLTTDS. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, Hội đồng xét
xử đóng một vai trị rất quan trọng, là chủ thể trực tiếp tiến hành phiên tòa giải
quyết các tranh chấp, mâu thuẫn giữa các đương sự. Theo quy định tại Điều 63
BLTTDS 2015 thì Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và
hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn sẽ do một Thẩm
phán tiến hành. Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm
hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân. Bên cạnh đó, đối với vụ án có đương sự là
29

Quyết định giám đốc thẩm số 05/2016/DS-GĐT ngày 18/02/2016 của Tòa án nhân dân cấp cao tại thành
phố Hồ Chí Minh.
30
Nguyễn Văn Cường, Trần Anh Tuấn, Đặng Thanh Hoa (2012), Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng dân sự
sửa đổi, Nxb. Lao động – Xã hội, tr. 153.


×