Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Kế hoạch quảng cáo cho sản phẩm thẻ Connect 24 tại VCB trong năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.16 KB, 42 trang )

Chương 1: Mở đầu
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Chúng ta đều biết rằng tiền tệ vừa là sự khởi đầu cũng là kết thúc của các hoạt động
kinh tế, tuy nhiên bên cạnh phương thức thanh tốn dùng tiền mặt còn có phương thức
thanh tốn không giúp tiền mặt như séc, thẻ thanh tốn... Phương thức thanh tốn không
dùng tiền mặt thể hiện ưu điểm của nó hơn phương thức thanh tốn sử dụng tiền mặt
trong việc tiết kiệm chi phí in ấn, phát hành, bảo quản .. quan trọng nhất là tập trung
nguồn vốn nhàn rỗi cho nền kinh tế, giúp quay vòng vốn nhanh hơn và một số các lợi
ích khác của phương thức này, giúp đem lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Ở các nước phát triển trên thế giới, thẻ thanh tốn rất phổ biến và thông dụng đối với
người dân trong sinh hoạt hằng ngày. Ở nước ta hiện nay, số lượng các ngân hàng tham
gia vào thị trường phát hành thẻ ngày càng nhiều, bao gồm các ngân hàng quốc doanh,
thương mại cổ phần cũng như các ngân hàng liên doanh, chi nhánh nước ngồi…, như
ngân hàng Ngoại thương - Vietcombank (VCB), ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn (Agribank), ngân hàng Á Châu (ACB), ngân hàng Đông Á, ngân hàng
ANZ…Thị trường thẻ thanh tốn ngày càng sôi động do sự cạnh tranh giữa các ngân
hàng với nhau. Cụ thể như sự xuất hiện của các liên kết tay đôi, tay ba trong lĩnh vực
thẻ (Phương Nam, Sài gòn thương tín - Sacombank và ANZ) và đặc biệt là sự hình
thành công ty cổ phần chuyển mạch quốc gia Banket bao gồm sự liên kết của 3 ngân
hàng thương mại quốc doanh (Công thương - Incombank, Nông nghiệp và phát triển
nông thôn và ngân hàng Đầu tư), 4 ngân hàng thương mại cổ phần (Sacombank, ACB,
Đông Á và Nam Á) và công ty Điện tốn và truyền dữ liệu (VDC).
1
Chương 1: Mở đầu
Hình 1.1 Thị phần thẻ ATM của các ngân hàng – 2003
Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương
Hiện nay, sản phẩm thẻ thanh tốn gồm hai loại thông dụng là thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ.
Đối với sản phẩm thẻ tín dụng, có nhiều rủi ro cho các ngân hàng và các tổ chức phát
hành thẻ bởi việc khách hàng dùng tiền vay từ ngân hàng để chi tiêu. Chính vì lý do đó


nên để các ngân hàng chấp nhận phát hành thẻ tín dụng thì có nhiều yêu cầu đối với các
chủ thẻ như ký quỹ, thế chấp, phải có uy tín đối với ngân hàng …Vì vậy nên thẻ tín
dụng thật sự không phổ biết đối với mọi tầng lớp người dân.
Bên cạnh đó, đồng thời với việc đa dạng hóa sản phẩm để cạnh tranh, thì độ an tồn
khi phát hành thẻ ghi nợ vì số tiền khách hàng tiêu dùng được trừ trực tiếp vào tài khoản
hiện có của khách hàng, đã khiến cho các ngân hàng nước ta tập trung vào khai thác thị
trường đầy tiềm năng này.
Vietcombank, 52%
Agribank, 17%
Incombank, 13%
Khac, 18%
Vietcombank
Agribank
Incombank
Khac
Hình 1.2 Thị phần máy ATM của các ngân hàng – 2003
Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương
Trên thị trường thẻ ghi nợ hiện nay, có các sản phẩm thẻ của các ngân hàng như
Connect 24 (VCB), E-card (ACB), thẻ ghi nợ nội địa (ngân hàng Đông Á), thẻ ghi nợ
quốc tế Access (ANZ)…Hiện nay, Vietcombank đang là ngân hàng dẫn đầu trong thị
2
EAB, 5%
ICB, 6%
ACB, 7%
Agri., 15%
VCB, 67%
VCB
Agri.
ACB
ICB

EAB
Chương 1: Mở đầu
trường thẻ nội địa nói chung và thẻ ghi nợ nói riêng (98% thẻ nội địa là thẻ ghi nợ, trừ
ACB có phát hành thẻ tín dụng nội địa).
Tuy nhiên, với số lượng thẻ ghi nợ hiện nay của các ngân hàng khoảng 525.000 (tháng
6/2004), riêng số thẻ ATM do VCB phát hành là khoảng 273.000 thẻ, những con số này
còn quá ít so với số dân 80 triệu người của nước ta.
Với các lý do đó, ngân hàng cần có các biện pháp tiếp thị cần thiết để thu hút thị trường.
Mục tiêu của ngân hàng là tất cả mọi người dân đều sử dụng thẻ, nhưng khách hàng
mục tiêu hiện nay là nhân viên các công ty trong và ngồi nước được trả lương qua thẻ và
đối tượng sinh viên. Bởi vì sinh viên là những người mà sau này khi ra trường đi làm,
thu nhập của họ sẽ là những khoản tiền nhàn rỗi rất lớn. Một khi đã quen với việc sử
dụng thẻ của ngân hàng, ngân hàng phục vụ tốt, đáp ứng tốt nhu cầu thì khách hàng sẽ
vẫn trung thành với ngân hàng và sẽ tiếp tục sử dụng thẻ của ngân hàng. Một lý do nữa,
sinh viên là những người trẻ tuổi, họ thích tiếp cận những cái mới, dễ thích nghi với
việc sử dụng thanh tốn qua thẻ.
Vì vậy, bài luận văn này được thực hiện để lập “Kế hoạch quảng cáo năm 2005 cho
sản phẩm thẻ Connect 24” nhằm đáp ứng chiến lược mở rộng thị trường thẻ ghi nợ
của ngân hàng Ngoại thương, đối tượng mục tiêu của kế hoạch này là sinh viên các
trường đại học và cao đẳng.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
 Xây dựng kế hoạch quảng cáo cho thẻ Connect 24 của ngân hàng VCB với đối tượng
mục tiêu là sinh viên.
1.3 Ý NGHĨA ĐỀ TÀI
Đề tài này sẽ đưa ra được kế hoạch quảng cáo cho sản phẩm thẻ ghi nợ của ngân hàng
VCB, giúp cho ngân hàng có định hướng trong việc thu hút khách hàng.
1.4 PHẠM VI ĐỀ TÀI
• Đề tài chỉ xây dựng kế hoạch quảng cáo không bao gồm việc thực hiện kế hoạch
do thời gian thực hiện luận văn hạn chế. Đồng thời, đề tài cũng không bao gồm
việc thiết kế thông điệp quảng cáo.

• Đối tượng để thu thập thông tin sơ cấp: các sinh viên đăng ký sử dụng thẻ
Connect 24 tại các quầy đăng ký thẻ và các sinh viên được lấy ngẫu nhiên tại các
trường đại học và cao đẳng.
• Sản phẩm: thẻ ATM Connect 24.
• Phạm vi nghiên cứu: trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh.
3
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 KHÁI NIỆM
2.1.1 Khái niệm chung về các loại thẻ
Thẻ là một phương thức thanh tốn mà người sở hữu thẻ có thể dùng để thanh tốn tiền
mua hàng hố dịch vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút
tiền tự động (ATM).
2.1.2 Phân loại theo tính chất thanh tốn của thẻ
2.1.2.1 Thẻ tín dụng (Credit Card)
Thẻ tín dụng là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được phép
sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm hàng hố, dịch vụ tại
những cơ sở kinh doanh, khách sạn, sân bay ... chấp nhận loại thẻ này.
Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không
phải trả tiền ngay, chỉ thanh tốn sau một kỳ hạn nhất định. Cũng từ đặc điểm trên mà
người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hỗn hiệu (delayed debit card) hay chậm trả.
Một số loại thẻ tín dụng thông dụng ở nước ta hiện nay như Master Card, Visa Card,
JCB, American Express, Dinner Club được các ngân hàng Vietcombank, ACB,
Agribank… phát hành và thanh tốn.
2.1.2.2 Thẻ ghi nợ (Debit card)
Thẻ ghi nợ là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài khoản tiền gửi. Loại thẻ
này khi được sử dụng để mua hàng hố hay dịch vụ, giá trị những giao dịch sẽ được khấu
trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua những thiết bị điện tử đặt tại cửa
hàng, khách sạn ... đồng thời chuyển ngân ngay lập tức vào tài khoản của cửa hàng,

khách sạn... Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài
khoản của chủ thẻ. Tuy nhiên, hiện nay một số các ngân hàng đã phát hành các loại thẻ
kết hợp tính chất của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ như thẻ Đa năng (Unicard) của ngân
hàng Đông Á.
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
 Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào
tài khoản chủ thẻ.
 Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tài khoản
chủ thẻ sau đó vài ngày.
Thẻ Connect 24 là thẻ ghi nợ online kết nối trực tiếp đến tài khoản của chủ thẻ được
mở tại ngân hàng Ngoại thương.
4
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Hình 2.1 Thẻ Connect 24 cuả Vietcombank.
2.1.2.3 Thẻ rút tiền mặt (Cash card)
Thẻ rút tiền mặt là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động hoặc ở ngân hàng.
Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền, yêu cầu đặt ra đối với loại thẻ này là
chủ thẻ phải ký quỹ tiền gởi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ thẻ được cấp tín dụng
thấu chi mới sử dụng được.
Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
 Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.
 Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được
sử dụng để rút tiền ở các Ngân hàng cùng tham gia tổ chức thanh tốn với Ngân
hàng phát hành thẻ.
2.1.3 Quảng cáo là gì?
Quảng cáo là tiếp điểm thông tin giữa nhà sản xuất và khách hàng. Quảng cáo không chỉ
cung cấp một cách đơn giản những thông tin về sản phẩm và dịch vụ mà còn tìm cách
gây ảnh hưởng đến hành động của đối tượng mục tiêu bằng những thông điệp ấn tượng.
Theo Phillip Kotler “quảng cáo là hoạt động truyền thông phi cá nhân (nonpersonal)

mà người muốn truyền thông phải trả tiền cho các phương tiện truyền thông”.
Còn hiệp hội tiếp thị Mỹ (AMA) thì định nghĩa “quảng cáo là bất cứ loại hình nào của
sự hiện diện không trực tiếp của hàng hóa, dịch vụ hay tư tưởng hành động mà người ta
phải trả tiền để nhận biết người quảng cáo”.
Mặc dù có các định nghĩa khác nhau về quảng cáo nhưng các định nghĩa đều có chung
đặc điểm, đó là chúng ta phải trả tiền khi đưa một thông điệp nào đó trên các phương
tiện thông tin và không có tính trực tiếp như hoạt động bán hàng trực tiếp. Bên cạnh đó,
quảng cáo còn có tính chất là làm cho đối tượng mục tiêu chú ý đến và nhận ra ai là
người quảng cáo, đó chính là điểm khác biệt giữa quảng cáo và sự tuyên truyền
(publicity), mặc dù tuyên truyền cũng là thông tin đến đối tượng nhưng không dễ nhận
ra nguồn gốc hay chủ thông điệp.
Bản thân quảng cáo không bán được hàng nhưng nó là một công cụ tiếp thị ảnh hưởng
đến hoạt động bán hàng. Và quảng cáo đúng cũng quan trọng như đúng sản phẩm, đúng
giá, đúng kênh phân phối.. muốn vậy chúng ta cần phải xây dựng một kế hoạch quảng
cáo đúng.
5
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
2.2 KẾ HOẠCH QUẢNG CÁO
Thật sự thì không có một lý thuyết chuẩn mực nào để lập một kế hoạch quảng cáo. Tuy
nhiên, nói chung đa số các doanh nghiệp khi thực hiện một kế hoạch quảng cáo đều thực
hiện theo mô hình 5M. Lý do mà mô hình này được nhiều doanh nghiệp áp dụng là vì
nó giúp cho họ tránh được sự lãng phí, chẳng hạn như việc không có một mục tiêu rõ
ràng sẽ dẫn đến chọn lựa sai đối tượng mục tiêu và như vậy chiến dịch quảng cáo đó là
một chiến dịch thất bại. Mô hình 5M cụ thể bao gồm các thành phần sau đây:
 Mission - Mục tiêu quảng cáo
 Media - Phương tiện quảng cáo
 Money - Ngân sách quảng cáo
 Messages -Thông điệp quảng cáo
 Measurement - Đánh giá chương trình quảng cáo
Và mỗi một doanh nghiệp có các cách thực hiện các thành phần quảng cáo một cách

khác nhau, theo những quan điểm cũng khác nhau. Tuy nhiên, cơ sở lý thuyết của luận
văn này được tổng hợp theo các lý thuyết được thừa nhận và cách thức lập một kế hoạch
quảng cáo được áp dụng nhiều ở các doanh nghiệp.
2.2.1 Mục tiêu quảng cáo
Kế hoạch quảng cáo được bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu cho quảng cáo. Mục tiêu
này được dựa vào mục tiêu chung của ngân hàng, sự hiểu biết rõ ràng về khách hàng
mục tiêu: tiếng đáp ứng và quá trình quyết định mua của đối tượng sinh viên. Các mục
tiêu đó phải được lượng hóa và thời gian nào mục tiêu quảng cáo đạt được. Việc xem
xét các yếu tố môi trường (vi mô và vĩ mô) của ngân hàng cũng sẽ hữu ích cho kế
hoạch quảng cáo.
Tiếng đáp ứng của đối tượng sinh viên có thể đang ở một trong các giai đoạn sau:
 Giai đoạn nhận thức
Biết (Awareness): Chúng ta phải xác định xem đối tượng sinh viên có biết đến thẻ
Connect 24 và ngân hàng Vietcombank không, họ biết đến như thế nào.
Hiểu (Knowledge): Nếu đối tượng mục tiêu của chúng ta có biết đến thẻ của ngân
hàng, nhưng họ có biết đến với mức độ nào, biết đôi điều, biết vừa hay biết nhiều.
 Giai đoạn cảm thụ
Thích (Liking): Cảm nghĩ của sinh viên về thẻ Connect 24 như thế nào khi họ đã hiểu
về sản phẩm đó và lý do tại sao.
Chuộng (Preference): Dù các bạn sinh viên thích thẻ của Vietcombank nhưng liệu họ
có thích thẻ Connect 24 hơn thẻ ATM của các ngân hàng khác hay không. Và trong tình
huống này chúng ta cần làm cho khách hàng ưa chuộng thẻ Connect 24 của ngân hàng
hơn.
Tin chắc (Conviction): Đối tượng sinh viên liệu có đăng ký sử dụng thẻ Connect 24
hay không mặc dù họ ưa chuộng thẻ của Vietcombank hơn các ngân hàng khác, và
nhiệm vụ của chúng ta là thiết lập niềm tin cho khách hàng về quyết định mua của họ.
6
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
 Giai đoạn hành vi mua (Purchase)
Sinh viên có thể tin vào quyết định của họ nhưng có thể họ còn chờ đợi thêm thông tin

cũng có thể họ không làm việc đó ngay. Nhiệm vụ của quảng cáo lúc này là dẫn dắt đối
tượng sinh viên đi đến hành động cuối cùng là đăng ký sử dụng thẻ.
Những người tiêu dùng khác nhau thì có những cách phản ứng khác nhau khi đăng ký
làm thẻ. Một người tiêu dùng điển hình thường trải qua 5 giai đoạn trong quá trình ra
quyết định mua: nhận thức vấn đề, tìm hiểu thông tin, đánh giá lựa chọn, quyết định
mua, thái độ sau khi làm và sử dụng thẻ (trong phạm vi luận văn này không nghiên cứu
giai đoạn thái độ sau khi làm và sử dụng thẻ). Vì vậy, nghiên cứu quá trình ra quyết
định mua của đối tượng sinh viên sẽ giúp xác định rõ động cơ làm thẻ, quá trình tìm
kiếm thông tin, các nguồn thông tin họ tìm kiếm, các đặc tính quan trọng đối với họ…
Từ các thông tin đó, mục tiêu quảng cáo sẽ được xác định một các rõ ràng và cụ thể
hơn.
Theo tác giả Jay Conrad Levinson trong cuốn “Lên một kế hoạch quảng cáo theo phong
cách của Che Guevara” thì để xác định mục tiêu quảng cáo thì ta cần phân biệt ra các
mục tiêu chính và xác định theo chiến lược sáu câu như sau:
 Câu đầu tiên nói lên mục đích chính của quảng cáo: đó là điều mà ta muốn quảng
cáo đem đến cho ngân hàng.
 Câu thứ hai chỉ ra lợi ích chính của việc sử dụng thẻ do ngân hàng cung cấp để hồn
thành mục đích của mình: đó là những lý do khiến cho khách hàng tiềm năng muốn
trở thành khách hàng của chúng ta.
 Câu thứ ba đưa ra lợi ích thứ nhì để khuyến khích các đối tượng tiềm năng: để hấp
dẫn tỷ lệ đáp ứng cao với những gì mà ngân hàng cung cấp.
 Câu thứ tư chỉ ra các đối tượng chính mà quảng cáo nhắm đến: đó là những người có
nhu cầu, và đủ khả năng tài chính và chấp nhận sản phẩm của chúng ta.
 Câu thứ năm xác định chính xác những gì mà ta muốn đối tượng tiềm năng của ngân
hàng làm.
 Câu thứ sáu nói về Vietcombank, đó là những hình ảnh trung thực về ngân hàng.
Các mục đích chính của quảng cáo có thể là các mục tiêu sau đây:
• Mục tiêu tạo sự nhận thức
Nếu đối tượng sinh viên chưa biết đến hay chưa biết nhiều đến thẻ Connect 24 thì chúng
ta cần tạo tạo sự chú ý đến sản phẩm. Với mục tiêu tạo sự nhận thức, chúng ta quảng

cáo để thông báo đến thị trường mục tiêu về sự có mặt của thẻ.
Việc nhận biết được thẻ Connect 24 rất quan trọng, bởi vì chẳng có lý do gì người tiêu
dùng đăng ký làm thẻ khi mà họ không biết gì đến sản phẩm đó. Chỉ khi nào khách hàng
biết đến thẻ thì có thể khách hàng mới lưu giữ những thông tin khác về thẻ hay ngân
hàng Vietcombank.
Đối với sản phẩm thẻ Connect 24, khách hàng có sự quan tâm nhiều trong quá trình ra
quyết định mua, quảng cáo sẽ lôi kéo sự chú ý của sinh viên về thẻ. Các hoạt động chiêu
thị khác (bán hàng trực tiếp, khuyến mãi, quan hệ công chúng) sẽ giúp thuyết phục
khách hàng, kích thích việc sinh viên đăng ký sử dụng thẻ.
7
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
• Mục tiêu tạo sự hiểu biết
Như đã nói ở phần trên, chỉ khi nào biết đến thẻ thì có thể sinh viên mới lưu giữ các
thông tin về như thuộc tính, lợi ích… của thẻ. Tuy nhiên, sinh viên biết đến sản phẩm
thẻ rồi nhưng liệu họ có hiểu gì về thẻ hay không và với mức độ nào? Và mục tiêu tạo
sự hiểu biết không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các thông tin về thẻ Connect 24 cho
khách hàng mà còn phải làm sao để họ giữ lại các thông tin về sản phẩm cho việc ra
quyết định mua sau này. Kế hoạch quảng cáo này có thể gồm một trong các nhiệm vụ:
cung cấp cho sinh viên các thông tin mới về sản phẩm; sửa chữa các ấn tượng sai mà họ
đã cảm nhận về sản phẩm trước đây; củng cố niềm tin để ngăn ngừa sự lãng quên.
• Mục tiêu thuyết phục
Khách hàng thường không mua những sản phẩm mà họ không biết, họ cũng thường nhớ
đến một sản phẩm khi họ rất yêu và rất ghét. Và chiến dịch quảng cáo nhằm tạo ra
những niềm tin nhất định về thẻ Connect 24, đó chính là cơ sở cho ý kiến hay thái độ
chung của người tiêu dùng. Nhận biết và hiểu biết về một sản phẩm dù rất quan trọng
nhưng vẫn chưa đủ để tạo ra động lực mua hàng. Khi sinh viên không tìm thấy lý do để
khiến họ phải làm thẻ thì chẳng thể nào họ chịu đăng ký sử dụng thẻ của ngân hàng.
Với mục tiêu thuyết phục, quảng cáo thường nhắm đến việc tăng sự yêu thích của sinh
viên về thẻ Connect 24; tăng lòng trung thành của khách hàng; thu hút khách hàng của
các ngân hàng đối thủ.

• Mục tiêu hành động
Quảng cáo có thể hoặc không trực tiếp nhắm vào việc yêu cầu đối tượng mục tiêu mua
sản phẩm. Mục tiêu hành động của quảng cáo có thể bao gồm mục đích khuyến khích
sinh viên gọi điện thoại để hỏi thăm về thẻ Connect 24 hay gởi các phiếu yêu cầu các
thông tin về thẻ.
Công việc tiếp theo cần phải làm trong việc thiết lập mục tiêu, đó là chúng ta cần phải
lượng hóa được mục tiêu quảng cáo. Đây là một công việc không dễ dàng bởi vì để làm
được việc này chúng ta cần có những căn cứ có cơ sở, và công việc này thật sự không
đơn giản. Khi mục tiêu đã được lượng hóa thì nó sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả của
quảng cáo. Các mục tiêu của chúng ta cũng không nên quá dễ hoặc quá khó, bởi vì nếu
quá dễ đạt được thì sẽ không tạo động lực để thực hiện tốt, còn nếu quá khó sẽ làm nản
lòng chúng ta.
Khi thông điệp được truyền thông đến với sinh viên thì sau một thời gian chúng ta mới
thấy được sự tác động của thông điệp bởi vì thông tin là cả một quá trình, bắt đầu từ
việc sinh viên nhận thức thông điệp sau đó hiểu thông điệp và cuối cùng sẽ bày tỏ thái
độ. Và chúng ta phải xác định được khi nào thì khách hàng mục tiêu sẽ thể hiện thái độ
do tác động của quảng cáo.p á trình ra quyết định của người mua âm nhiều th
2.2.2 Phương tiện quảng cáo
Có rất nhiều phương tiện truyền thông để chúng ta có thể đưa thông điệp của chúng ta
đến với khách hàng mục tiêu như quảng cáo trên các phương tiện truyền sóng (truyền
hình, đài phát thanh) hay in ấn (báo, tạp chí, tờ rơi, bảng quảng cáo ngồi trời..) và các
phương tiện truyên thông khác. Chúng ta có thể chỉ chọn một trong các phương tiện
nhưng cũng có thể kết hợp nhiều phương tiện quảng cáo.
8
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Mỗi phương tiện thông tin có các độc giả riêng và phương thức khác nhau để nâng cao
số lượng độc giả của mình, và một phương tiện thông tin có một đội ngũ độc giả đông
đảo và trung thành sẽ có ưu thế hơn khi ta lựa chọn phương tiện quảng cáo.
Để lựa chọn một phương tiện quảng cáo phù hợp chúng ta cần phải xem xét các yếu tố
sau:

 Mục tiêu quảng cáo: khi chúng ta biết rõ là thông điệp của chúng ta sẽ được truyền
thông đến sinh viên thì chúng ta sẽ lựa chọn được phương tiện mà đối tượng sinh
viên thường lựa chọn.
 Thông điệp cần truyền thông: việc lựa chọn thông điệp chúng ta cần tính đến bản
chất của thông điệp, ví dụ như những thông điệp cần có sự kết hợp của âm thanh và
hình ảnh thì khi chúng ta chọn phương tiện là báo chí thì sẽ không hiệu quả bằng
việc lựa chọn truyền hình để quảng cáo.
 Ngân sách quảng cáo: việc lựa chọn phương tiện cần phải tính đến ngân sách dành
cho quảng cáo, như việc mua khoảng trống hay thời gian quảng cáo.
Và trong việc lựa chọn phương tiện thì chúng ta còn xem xét đến các tính chất của
phương tiện, bao gồm các nhân tố sau:
 Phạm vi hoạt động của phương tiện thông tin: là số độc giả mà phương tiện có
thể bao phủ trong một khoảng thời gian.
 Tần số thông tin: là số lần trung bình mà phương tiện thông tin truyền đến được
các gia đình hay các cá nhân khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định. Tần
số quảng cáo phụ thuộc trước hết vào tầm quan trọng của việc duy trì và củng cố các
hình ảnh yêu cầu. Tần số càng lớn thì khả năng truyền thông tin sâu rộng và ấn
tượng để lại càng đậm.
 Tính liên lục: là mức độ truyền phát thông điệp trong một khoảng thời gian.
 Chi phí phương tiện thông tin: đó là các chi phí như chi phí mua khoảng trống
hay thời gian quảng cáo như. Chi phí phương tiện thông tin có quan hệ với năng lực
phương tiện thông tin. Năng lực phương tiện thông tin thường được đánh giá theo
những tiêu chuẩn như khả năng phân phối (qua số lượng bản phát hành..), quy mô
khán giả (qua quy mô, thành phần và số lượng bản có độc giả..)
9
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Bảng 2.1 Tính chất của phương tiện truyền sóng và in.
Tivi Phát
thanh
Tạp chí Báo

Phạm vi tồn bộ dân số cả
nước
Rất tốt Khá tốt Trung bình Tốt
Đối tượng người lớn có
chọn lọc
Trung bình Khá tốt Rất tốt Khá tốt
Phạm vi cả nước Rất tốt Yếu Tốt Yếu
Thị trường địa phương có
chọn lọc
Khá tốt Khá tốt Yếu Rất tốt
Chi phí trên một đối tượng
mục tiêu tiếp cận được
thông điệp
Trung bình / tốt Rất tốt Tốt Khá tốt
Giới thiệu tên nhãn hiệu Rất tốt Khá tốt Trung bình Trung bình
Chứng minh giải thích sản
phẩm
Rất tốt Yếu Trung bình Trung bình
Khả năng chuyển tải chi
tiết sản phẩm
Trung bình Trung bình Rất tốt Rất tốt
(Nguồn: Quảng cáo _ Hồng Trọng)
2.2.3 Ngân sách quảng cáo
Ngân sách quảng cáo là một bản dịch của một kế hoạch quảng cáo bằng tiền, biểu hiện
lượng chi phí dự tính cho quảng cáo và tỷ lệ của nó trong các hoạt động khác của ngân
hàng.
Việc hoạch định ngân sách sẽ giúp cho việc thực hiện các công việc được dễ dàng hơn
vì kế hoạch đã được lượng hóa. Trong việc lập ngân sách quảng cáo chúng ta có một số
phương pháp sau: phương pháp tương tự lần trước, phương pháp phần trăm theo doanh
thu, phương pháp theo khả năng tối đa, phương pháp vị thế cạnh tranh, phương pháp

căn cứ vào mục tiêu và công việc.
Các phương pháp nói trên, ngoại trừ phương pháp căn cứ vào mục tiêu và công việc,
đều có thể được thực hiện dễ dàng, không đòi hỏi nghiên cứu sâu. Tuy nhiên, các
phương pháp này có các nhược điểm là đều không giúp ta hiểu thấu đáo và hướng dẫn
chúng ta đáp ứng về mặt quảng cáo đối với một môi trường đang thay đổi. Phương
pháp căn cứ vào mục tiêu và công việc là phương pháp mà từ những mục tiêu cụ thể
trong một thời kỳ xác định chúng ta xác định được các công việc cụ thể để đạt được
mục tiêu này và ngân sách quảng cáo sẽ được tính tốn thông qua các chi phí thực hiện
các công việc này.
Các công việc cần tính tốn chi phí trong trong kế hoạch quảng cáo bao gồm việc xác
định loại hỗn hợp phương tiện nào (truyền hình hay in ấn..) để truyền thông đến khách
10
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
hàng mục tiêu của chúng ta, thời gian cần quảng cáo, thời lượng quảng cáo, thuê các đại
lý quảng cáo cho việc sản xuất chương trình quảng cáo, khẩu hiệu quảng cáo…
2.2.4 Thông điệp quảng cáo
Mục đích của quảng cáo là nó cần phải được nhìn thấy, được đọc và làm theo. Thông
điệp phải tạo ra sự quan tâm đối với người đọc và thuyết phục họ làm theo những điều
mà quảng cáo đưa ra. Mọi người có thể nhìn, thích thú, nhớ đến và mua hàng từ một
thông điệp quảng cáo tốt. Khách hàng mục tiêu không chỉ để ý đến thông điệp và đọc
mà còn phải có khả năng hiểu và tin vào những điều mà thông điệp khẳng định.
Vì vậy những yêu cầu cơ bản của một thông điệp quảng cáo là mô hình AIDA:
 Gây được sự chú ý (A – Attention)
 Tạo sự quan tâm (I – Interest)
 Tạo sự ham muốn (D – Desire)
 Dẫn đến hành động (A – Action)
Để có một thông điệp hiệu quả chúng ta cần nghiên cứu quá trình ra quyết định mua của
khách hàng mục tiêu, vì mục tiêu cuối cùng của quảng cáo là làm cho khách hàng đi đến
quyết định mua, bởi vậy chúng ta nghiên cứu quá trình đó để có thể tác động đến nhận
thức của khách hàng. Ngồi ra, việc xem xét về sản phẩm sẽ giúp chúng ta xác định được

các đặc điểm cần thu hút sự chú ý của khách hàng.
Quá trình ra quyết định mua của đối tượng mục tiêu sẽ chỉ ra được động cơ mua hàng
của họ. Việc hiểu rõ động cơ của của khách hàng mục tiêu sẽ giúp chúng ta đưa ra
những thông điệp về sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mục tiêu, và đôi
khi chính chúng ta còn tạo ra nhu cầu cho khách hàng.
2.2.5 Đánh giá chương trình quảng cáo
Quảng cáo là một hoạt động phải chi nhiều tiền, liên quan đến nhiều người và nhiều
phương thức tiến hành vì vậy cần phải đánh giá hiệu quả quảng cáo để có kết quả tối ưu.
Việc đánh giá hiệu quả của quảng cáo là một công việc rất khó khăn vì mối quan hệ
giữa hoạt động quảng cáo với kết quả cuối cùng (khối lượng hàng bán được) và lợi
nhuận là rất phức tạp và không chặt chẽ. Việc thử nghiệm đánh giá hiệu quả của quảng
cáo sẽ giúp tránh đi tổn thất, chỉ ra những điểm mạnh của các chiến lược quảng cáo
khác nhau và để tăng hiệu quả của quảng cáo.
Làm sao để đánh giá hiệu quả của quảng cáo?
Số lượng hàng bán tăng là tiêu chuẩn cơ bản của hiệu quả quảng cáo. Tuy nhiên, bán
hàng là hành động cuối cùng và là kết quả của sự thay đổi khả năng hấp dẫn khách
hàng, sự hiểu biết của khách hàng về sản phẩm hay sự thay đổi thái độ của khách hàng.
Vì vậy, sự thay đổi tương ứng theo chiều hướng có lợi của người tiêu dùng về thái độ,
tâm lý, tập tính được coi là những đại lượng trực tiếp đánh giá hiệu quả của quảng cáo.
2.3 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
11
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu đề tài
Nguồn: Tổng hợp theo lý thuyết “Quảng cáo”_ Hồng Trọng
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU QUẢNG CÁO
Xác định đối tượng để nhận thông tin
Xác định thông tin cần tác động đến đối
tượng
Xác định mục tiêu chính
Quảng cáo để thông tin

Quảng cáo để thuyết phục
Quảng cáo để nhắc nhở
HOẠCH ĐỊNH NGÂN SÁCH
Chọn lựa một trong các phương pháp:
Phương pháp tùy khả năng
Phương pháp ngang bằng cạnh tranh
Phương pháp mục tiêu - công việc
Phương pháp phần trăm doanh thu
Phương pháp không thay đổi
XÁC ĐỊNH
PHƯƠNG TIỆN QUẢNG CÁO
Xác định phương tiện quảng cáo
(Tivi, báo, đài…)
Xác định cụ thể phương tiện
(Tivi: HTV 7, 9; VTV, báo: tuổi trẻ,
Thanh niên…)
Xác định thời gian cần quảng cáo
Tần suất quảng cáo
KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ
CHƯƠNG TRÌNH QUẢNG CÁO
Kế hoạch thử nghiệm quảng cáo
Quá trình ra quyết định
mua của khách hàng
Tiếng đáp ứng của đối
tượng
Các kênh thông tin
khách hàng lựa chọn
Đặc tính sản phẩm
Thị trường thẻ ghi nợ
Hoạt động của đối thủ

cạnh tranh
Yếu tố môi trường
SWOT
Phỏng vấn chuyên gia
12
Chương 3: Các yếu tố môi trường
CHƯƠNG 3
CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG
Trong quá trình lập kế hoạch quảng cáo chúng ta cần nghiên cứu các yếu tố môi trường
(vĩ mô và vi mô) liên quan đến thẻ ghi nợ và các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Các
thông tin này sẽ là các thông tin hữu ích giúp ta xây dựng chương trình quảng cáo một
cách hiệu quả
Bảng 3.1 Các thông tin thứ cấp cần thu thập
Mục đích Thông tin cần thu thập Nguồn thông tin
Xác định
hiện trạng
công ty
Thị phần
Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội,
đe dọa (SWOT) của VCB
Các đặc trưng của sản phẩm
Nhu cầu thái độ của khách hàng
Ngân hàng VCB
Hoạt động cạnh tranh
Các yếu tố môi trường vĩ mô
Báo chí, Internet

Xác định mục tiêu
quảng cáo
Xác định sản phẩm đang ở giai

đoạn nào của chu kỳ sống.
Sự chấp nhận của thị trường đối
với sản phẩm
Hoạt động cạnh tranh
Tình hình kinh tế
Báo chí, Internet
Từ bước phân tích môi trường
bên trên
Nguồn lực của ngân hàng Bước phân tích “Điểm mạnh –
Điểm yếu”
13
Chương 3: Các yếu tố môi trường
3.1 GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM –
VIETCOMBANK (VCB)
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam – Bank For Foreign Trade of Việt Nam –gọi tắt là
Vietcombank (VCB) chính thức được thành lập ngày 01/04/1963 đã bắt tay ngay vào
việc tổ chức ngân hàng để phục vụ nền kinh tế trong nước và đặc biệt là đáp ứng nhu
cầu xuất nhập khẩu. Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã huy động vốn vay một
cách hiệu quả đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và là ngân
hàng phục vụ đối ngoại duy nhất Việt Nam lúc bấy giờ.
Tiền thân của Ngân hàng ngoại thương Việt Nam là cục quản lý ngoại hối của ngân
hàng quốc gia Việt Nam với nhiệm vụ quản lý Nhà Nước về ngoại hối. Ngân hàng
ngoại thương Việt Nam ra đời theo mô hình ngân hàng phục vụ kinh tế đối ngoại theo
pháp lệnh ngân hàng hợp tác xã tín dụng, công ty tài chính và pháp luật khác về ngân
hàng.
Trong những năm 70, nhất là sau khi thống nhất đất nước, ngân hàng ngoại thương
Việt Nam là ngân hàng duy nhất thực hiện những khoản vay nợ và nhận viện trợ của
Chính phủ các nước, các tổ chức tín dụng quốc tế cho Việt Nam, và cũng là ngân hàng
duy nhất được phép phát hành bảo lãnh cho doanh nghiệp Việt Nam vay vốn nước
ngồi.

Hoạt động của ngân hàng nhằm góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, phát
triển sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, kinh
doanh có lãi và tích lũy cho ngân sách Nhà Nước và ngân hàng ngày càng phát triển
mạnh mẽ, uy tín được nâng cao trên thị trường Quốc tế, xứng đáng vai trò đầu đàn
trong lĩnh vực ngân hàng thương mại Việt Nam.
(Nguồn: VCB)
3.2 MÔI TRƯỜNG BÊN NGỒI
3.2.1 Kinh tế
Ởû nước ta hiện nay, có nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới xuất hiện, khoa học
công nghệ được ứng dụng mang lại nhiều tiện ích và tiết kiệm thời gian. Hệ thống
thanh tốn điện tử liên ngân hàng cùng với các dịch vụ chuyển tiền điện tử, thanh tốn
thẻ, thanh tốn trực tuyến và qua mạng, máy rút tiền tự động... Hiện nay, có khoảng 8
ngân hàng đã xây dựng hệ thống kế tốn tập trung tài khoản, 12 ngân hàng có hệ thống
máy rút tiền tự động ATM, 20 ngân hàng đã phát hành thẻ thanh tốn, 42 ngân hàng đã
tham gia hệ thống thanh tốn quốc tế và 3 ngân hàng đang triển khai ứng dụng Internet
Banking. Các hình thức thanh tốn không dùng tiền mặt gồm: ngân hàng thanh tốn qua
mạng (Internet Banking), ngân hàng điện thoại (Phone Banking), (ngân hàng điện tử)
E-banking, máy rút tiền tự động (ATM), thẻ thanh tốn, thanh tốn trực tuyến (online).
Thẻ ghi nợ nói chung và thẻ ATM nói riêng là một sản phẩm thẻ tương đối mới được
xây dựng trên nền tảng công nghệ ngân hàng hiện đại. Việc thực hiện giao dịch không
bằng tiền mặt tạo thuận lợi dịch vụ và độ an tồn cho khách hàng cũng như giúp cải
thiện các dịch vụ thanh tốn trong nền kinh tế quốc dân, giảm lượng tiền trôi nổi, tăng
tốc độ quay vòng vốn và tăng hiệu quả của lưu chuyển tiền tệ vì mỗi tài khoản chỉ cần
14
Chương 3: Các yếu tố môi trường
có só dư vài trăm ngàn hoặc vài triệu nhưng nếu nhiều người dùng thẻ thì số dư lên từ
vài chục đến vài trăm tỉ đồng.
Tuy mới chỉ được các ngân hàng quan tâm phát triển trong vòng ba năm trở lại đây,
nhưng sản phẩm thẻ của các ngân hàng Việt Nam đã có những bước tiến nhảy vọt.
Năm 2001, trên tồn nước ta mới chỉ có khoảng 15.000 thẻ quốc tế, 3.000 thẻ nội địa

và khoảng 20 máy ATM, thì đến thời điểm cuối 2003 các ngân hàng đã phát hành
được 84.000 thẻ quốc tế và hơn 280.000 thẻ nội địa, triển khai trên 300 máy ATM tại
gần 30 tỉnh thành cả nước. Doanh số sử dụng của tất cả các loại thẻ đạt mức hơn
4.000 tỷ đồng, doanh số thanh tốn thẻ quốc tế đạt hơn 270 triệu USD. Theo thống kê
của ngân hàng nhà nước Việt Nam, năm 2003 tỷ lệ thanh tốn không dùng tiền mặt trên
tổng số thanh tốn qua tài khoản ngân hàng là khoảng 60 đến 65%, đến nay tỷ lệ này đã
lên tới 86%, tăng 20% so với năm 2003. Số tài khoản thanh tốn của các cá nhân tại
các ngân hàng thương mại tăng từ 100.000 năm 2000 lên đến khoảng gần 1 triệu vào
cuối năm 2003. Theo dự báo của các chuyên gia về lĩnh vực thẻ, dự báo đến năm
2010, cả nước sẽ có khoảng 50.000 máy ATM với trên 10 triệu người sử dụng thẻ và
sẽ càng tăng nhanh ở những năm sau.
Bình quân đầu người về GDP năm 2004 ước tính chỉ ở mức 523 USD/người, mức
thấp nhất trong các nước được xếp hạng BB, và thua xa so với nền kinh tế của các
nước đang thực thi chuyển đổi. Chính vì thu nhập của người dân chưa cao cũng như
các khoản thanh tốn hầu hết đều có giá trị thấp nên chưa thật sự tạo ra được nhu cầu
sử dụng thẻ của người dân. Đồng thời, việc người dân phải trả tiền để sử dụng và duy
trì thẻ (như phí phát hành thẻ, phí giao dịch, phí thường niên..) và vì chính sách tiền tệ
của Việt Nam còn những điểm bất cập như: Ngân hàng Trung ương chưa có các đối
sách nhanh nhạy và đủ hiệu lực để đối phó với lạm phát có chiều hướng gia tăng, kim
ngạch tín dụng hơi quá nóng và hiệu quả chưa cao, đã khiến cho người dân chưa thật
sự ưa chuộng thẻ, đây là một trong những nguyên nhân hạn chế nhu cầu sử dụng thẻ
của người dân.
Mặc dù hình thức thanh tốn phi tiền mặt vẫn còn mới lạ, nền kinh tế của nước ta hiện
nay vẫn còn là một nền kinh tế tiền mặt, khối lượng thanh tốn, trao đổi trên thị trường
bằng tiền mặt chiếm một tỷ lệ rất lớn nhưng với xu thế hội nhập kinh tế thế giới cũng
như phát triển thương mại điện tử, nước ta đang tiến đến nền kinh tế phi tiền mặt nên
nhu cầu thanh tốn hàng hóa dịch vụ bằng thẻ của người dân sẽ tăng lên trong tương
lai.
Bên cạnh đó, theo số liệu của tổng cục thống kê, trong 9 tháng đầu năm 2004, cả nước
đã có 499 dự án được cấp giấy phép đầu tư với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 1.371

triệu USD, bằng 93,3% về số dự án và 102,5% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm
2003. Tổng mức bán lẻ hàng hố dịch vụ ước tính đạt 274,2 ngàn tỷ đồng tăng 18,3%
so với cùng kỳ năm 2003, nếu tính theo mặt bằng giá tháng 12/2003 (loại trừ sự tăng
giá) thì 9 tháng đầu năm tăng 10%, cao hơn mức tăng trưởng GDP (dự kiến 7,5-8%).
Ngồi khả năng ngoại tệ qua đầu tư nước ngồi FDI, Việt Nam còn có nguồn ngoại tệ
lớn của Việt kiều làm ăn, sinh sống ở hải ngoại chuyển về, năm 2003 đạt hơn 2 tỷ
USD và năm 2004 ước tính đạt 3 tỷ USD.
Những điều đó sẽ tạo nên một thị trường thẻ đầy tiềm năng trong tương lai. Đồng
thời, thị trường thẻ ngày càng cạnh tranh, nguyên nhân là do việc huy động được
15
Chương 3: Các yếu tố môi trường
nguồn vốn nhàn rỗi với lãi suất thấp đã tạo nên động lực thúc đẩy các ngân hàng tham
gia vào thị trường này. Một nguyên nhân khác khiến cho các ngân hàng đầu tư vào thị
trường thẻ, mở rộng các loại hình và nâng cao chất lượng dịch vụ, vì đó là điều kiện
sống còn để các ngân hàng có thể cạnh tranh với các đối tác nước ngồi khi mà thời
điểm mở cửa lĩnh vực tài chính - ngân hàng của Việt Nam đang đến gần.
3.2.2 Văn hóa xã hội
Ỏû các nước phát triển, người dân đã có thói quen sử dụng thẻ, giao dịch chủ yếu là
phi tiền mặt. Hầu như tồn bộ số tiền của họ làm ra đều được đưa vào nền kinh tế
thông qua các ngân hàng, thị trường tài chính, chứng khốn để kinh doanh sinh lãi. Ở
một số nước châu Á vào những năm 70, các ngân hàng cùng với chính phủ đã tiến
hành những chiến dịch dài hơi để vận động khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân
hàng.
Yếu tố văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu sử dụng thẻ của người dân nước ta, họ
thường cất tiền tiết kiệm của mình trong tủ, hay chỉ đổi thành vàng, đôla, dẫn đến
thiếu lưu thông dòng tiền trong xã hội. Đa số mọi người đều nghĩ ai có thẻ ATM là
giàu có, là có rất nhiều tiền trong tài khoản, tuy nhiên thực tế là hầu hết các ngân hàng
không qui định số tiền tối thiểu nạp vào tài khoản khi đăng ký làm thẻ. Ngồi ra, người
Việt Nam ta khá kín đáo trong tiền bạc, khi sử dụng ATM người ta phải thanh tốn, tra
vấn tài khoản hoặc rút tiền mặt ngay trước mặt người khác. Bên cạnh đó, do cả nền

kinh tế còn gắn liền với tiền mặt, số người có tài khoản ở ngân hàng quá ít, tiền lương
và các khoản thu nhập của cá nhân phần lớn đều được chi trả bằng tiền mặt dẫn đến
việc chi xài, thanh tốn đều bằng tiền mặt, người dân cũng ngại dùng thẻ do ngại về phí
thanh tốn và sử dụng thẻ. Vì vậy, ngành ngân hàng nước ta đang tập trung phát triển
thị trường thẻ như một phương thức thanh tốn hiện đại, giảm sử dụng tiền mặt, nhưng
với nhiều người dân, chiếc thẻ vẫn chưa thật sự quen thuộc.
Tuy nhiên, việc nhu cầu đối với thẻ của các độ tuổi cũng khác nhau (ảnh hưởng của
văn hóa lên hành vi mua). Giới trẻ là những người thích tiếp cận cái mới đã tiếp thu
công nghệ hiện đại - tiền điện tử dễ dàng hơn những lứa tuổi cao hơn. Vì vậy nên gần
đây phong trào dùng thẻ trong giới trẻ tăng lên và các ngân hàng đã liên tục tiếp thị
thẻ với các chiến dịch khá phong phú, giới trẻ không chỉ muốn thay đổi thói quen
thanh tốn bằng tiền mặt mà còn vì thẻ là một cách để thể hiện sự năng động, hiện đại
và thể hiện đẳng cấp.
Văn hóa tác động đến nhu cầu sử dụng thẻ thanh tốn của người dân nhưng đồng thời
thẻ thanh tốn cũng tác động ngược đến văn hóa, đặc biệt là giới trẻ. Thẻ hầu như đã
làm thay đổi cả một kiểu tư duy chi tiêu và quản lý tiền bạc của giới trẻ một cách hữu
hiệu. Chính thẻ ATM đã làm chuyển biến rất cơ bản thói quen quản lý tiền bạc truyền
thống và mở ra một thế hệ trẻ mới gắn với tư duy của một đời sống công nghiệp và
hiện đại.
3.2.3 Công nghệ
Sự đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin của các ngân hàng trong
thời gian qua đã đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển của dịch vụ thẻ
của các ngân hàng. Nhờ vào sự phát triển về công nghệ viễn thông, công nghệ đa
phương tiện đã giúp dịch vụ ngân hàng Internet, dịch vụ ngân hàng di động, thẻ ghi nợ
ATM, thẻ taxi, thẻ tín dụng... rồi các dịch vụ thanh tốn điện tử: thanh tốn tiền điện,
16

×