Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Ke hoach day hoc tu chon CDTC nam hoc 20111 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.21 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN LỤC YÊN
<b>TRƯỜNG THCS TÂN PHƯỢNG</b>


<b>Số </b>13<b>/KH-THCSTP</b>


<b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
<b>Độc lập – Tự do – Hạnh phúc</b>


<i>Tân phượng, ngày 01 tháng 09 năm 2011</i>

<b>KẾ HOẠCH DẠY HỌC TỰ CHỌN</b>



<b>CHỦ ĐỀ BÁM SÁT</b>
<b>Năm học 2011-2012</b>


Căn cứ Chỉ thị số 3398/CT-BGDĐT ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông,
giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2011-2012.


Căn cứ Quyết định số 992/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Yên Bái về việc ban hành Kế hoạch thời gian năm học 2011-2012 của
giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Yên
Bái;


Căn cứ Công văn số <b>468/SGD&ĐT-GDTrH</b>ngày 22 tháng 8 năm 2011 của Sở Giáo
dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2011-2012
đối với Giáo dục Trung học.


Căn cứ công văn số 294/PGDĐT-CM ngày 30/8/2011 của Phòng GD&ĐT huyện
Lục Yên về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2011-2012 đối với cấp THCS; Tiếp tục thực
hiện chủ đề <b>“Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục’’.</b>
Công văn số 322/PGDĐT-CM ngày 15 tháng 09 năm 2011 về hướng dẫn nhiệm


vụ thanh tra năm học 2011-2012 của phòng giáo dục và đào tạo Lục Yên.


Căn cứ công văn số 309/KH-PGDĐT ngày 09 tháng 09 năm 2011 về triển khai
các nhiệm vụ trọng tâm năm học 2011-2012 của trưởng phòng giáo dục và đào tạo Lục
Yên.


Căn cứ vào kế hoạch năm học 2011 - 2012 của trường THCS Tân Phượng, tình
hình thực tế và điều kiện của trường THCS Tân Phượng. Trên cơ sở thống nhất giữa
BGH - Các tổ chuyên môn đối với môn học tự chọn, chủ đề tự chọn tiến hành tổ chức
dạy trong năm học 2011-2012.


Trường THCS Tân Phượng xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học tự chọn
trong nhà trường như sau :


<b>I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG.</b>
<b>1. Những thuận lợi, khó khăn.</b>


<i><b>*Thuận lợi.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Đảng uỷ - HĐND - UBND xã Tân Phượng sự phối kết hợp của các ban ngành đồn thể
của địa phương.


Có đội ngũ giáo viên, nhân viên đủ về số lượng, trình độ chuẩn và trên chuẩn đạt
92,9 %, yêu nghề yên tâm công tác.


Cơ sở vật chất : Bàn ghế,lớp học, SGK,SGV đủ đảm bảo cho việc dạy học tự
chọn.


<i><b>*Khó khăn.</b></i>



Là một trường thuộc xã vùng cao của huyện Lục Yên, đa số người dân làm nghề
nông lâm nghiệp, đời sống kinh tế con khó khăn. Địa bàn xã phức tạp, nhiều thôn bản ở
cách xa trung tâm xã, giao thông đi lại không thuận tiện, nhà cách xa trường chủ yếu là
đường đồi núi như: Thôn Lũng Cọ 1, 2; Thôn Khiểng Khun 1,2; 100% là đồng bào dân
tộc thiểu số, trong đó dân tộc Dao chiếm tỷ lệ 96 % vì vậy sự quan tâm đến việc học tập
của con em còn hạn chế .


Cơ sở vật chất chưa đảm bảo, thiếu các phòng chức năng. Một số giáo viên đổi
mới phương pháp giảng dạy cịn chậm đối với nội dung chương trình SGK hiện nay.


Tỷ lệ học sinh yếu kém còn cao ở hầu hết các môn học.
<b>2. Công tác số lượng.</b>


<i><b> - Học sinh</b></i>


Tổng số học sinh THCS : 132 em.


<i><b>Tổng số lớp : 05 trong đó: </b></i>


- Khối 6 : 1 lớp/35 hs.
- Khối 7 : 1 lớp/ 31 hs.
- Khối 8: 2 lớp/ 46 hs.
- Khối 9: 1 lớp / 20 hs.


<i><b>- Giáo viên : </b></i>


Tổng số CBGV 17:
Trong đó: - BGH: 2.
-Nhân viên : 1
-Giáo viên 14.



-Tổng số Đảng viên: 03
<b>3. Mục đích của việc xây dựng kế hoạch dạy tự chọn.</b>


Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương và nhà trường, từ nhu cầu và nhận
thức của học sinh đồng thời dựa vào qui định nội dung chương trình các mơn dạy học ở
trường THCS của bộ giáo dục và đào tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Góp phần cùng nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giúp học sinh
năm được những vấn đề cơ bản của giáo dục phổ thông.


Năm học 2011-2012 là năm học tiếp theo ngành giáo dục tiếp tục triển khai thực
hiện các cuộc vận động lớn “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
cuộc vận động “Hai khơng” với 4 nội dung, cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm
gương đạo đức tự học và sáng tạo”; phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực" của Bộ GD&ĐT .


Từ thực trạng chất lượng “Thực chất” của học sinh còn thấp so với yêu cầu; tỷ lệ
học sinh yếu kém còn cao. Nhà trường đã xác định: Phải coi trọng việc dạy học tự
chọn ( Theo chủ đề bám sát) nhằm ôn tập, hệ thống hoá, khắc sâu thêm kiến thức cho
học sinh, trao đổi, thống nhất định hướng nội dung trong tổ, nhóm chuyên môn đồng
thời rèn kỹ năng đọc -viết - diễn đạt- giao tiếp cho học sinh yếu kém qua các tiết tự
chọn, khắc phục triệt để tình trạng học sinh ngồi nhầm lớp.


<b>II.MỤC TIÊU, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:</b>
<b>1. Mục tiêu kế hoạch:</b>


Căn cứ vào kết quả năm học 2010-2011 và tình hình thực tế năm học 2011-2012.
Nhà trường đăng ký phấn đấu các chỉ tiêu sau:



<b>a. Giáo viên:</b> 100% có bài soạn, nội dung giảng dạy bám sát thực tế phù hợp với đối
tượng học sinh của nhà trường.


<b>b. Học sinh:</b> 5/5 lớp được học đầy đủ thời lượng tiết theo quy định ( 2 tiết/ tuần).
100% học sinh được học tự chọn, giảm tỉ lệ yếu kém dưới 5%.


<b>2. Biện pháp thực hiện:</b>
<b>a. Đối với Ban giám hiệu</b>.


-Thông nhất lựa chọn chủ đề bám sát để chỉ đạo việc dạy học tự chọn cho năm học
-Lập kế hoạch dạy học chủ đề bám sát cho từng khối lớp ổn định cho từng học kỳ
( Định hướng nội dung giảng dạy cụ thể cho từng tiết).


- Lựa chọn những môn học bám sát thiết thực, hiệu quả nhất đối với đối tượng học
sinh và tình hình nhà trường.


- Tuyên truyền đến giáo viên, cha mẹ học sinh về mục đích ý nghĩa dạy học tự chọn đó
là nhằm ơn tập, hệ thống hố khắc sâu kiến thức, kỹ năng các môn học.


- Chuẩn bị về cơ sở vật chất: Lớp học, bàn ghế, SGK,SGV, sách tham khảo phục vụ
cho dạy học tự chọn.


- Phân công giáo viên, lên thời khoá biểu giảng dạy hợp lý.
<b>b. Đối với tổ chuyên môn.</b>


- Thực hiện theo kế hoạch chỉ đạo của nhà trường.


- Thống nhất định hướng nội dung, hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên chuẩn bị bài dạy.
- Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dạy học của giáo viên.



- Trao đổi, rút kinh nghiệm về dạy học tự chọn thông qua sinh hoạt chuyên môn.
c<b>. Đối với giáo viên chủ nhiệm lớp.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Theo dõi tình hình học tập của lớp. Đề xuất các môn học cần dạy chủ đề bám sát đối
với lớp mình phụ trách và kiểm tra việc ghi kết quả học tập tự chọn của học sinh theo
qui chế.


<b>d. Đối với giáo viên dạy tự chọn.</b>


- Chuẩn bị tài liệu, bài soạn chu đáo có chất lượng theo phân cơng của nhà trường.
- Nắm bắt mức độ, khả năng nhận thức của từng học sinh, phân loại đối tượng từ đó
thực hiện kế hoạch bám sát có hiệu quả .


- Rút kinh nghiệm và trao đổi kinh nghiệm dạy học tự chọn trong tổ, nhóm. Khối
chun mơn.


<b>III. KẾ HOẠCH CỤ THỂ</b>


1.Tổ chức dạy chủ đề bám sát cho toàn bộ học sinh của trường.
Tổng số học sinh học tự chọn: 05/05 lớp/ 4 khối = 132 học sinh.
2.Thời lượng: 2 tiết/tuần x 5 lớp = 10 tiết/tuần.


Tổng số tiết dạy tự chọn:


2 tiết / Tuần x 05 lớp x 37 tuần = 370 tiết.
Học kỳ I : Nhà trường dạy chủ đề bám sát môn :


Khối 9: Tốn - Ngữ văn


Khối 8: Hóa - Ngữ văn – Tiếng Anh


Khối 7: Toán - Ngữ văn


Khối 6: Toán - Ngữ văn


Học Kỳ II: Nhà trường dạy Chủ đề bám sát mơn:
Khối 9: Tốn - Ngữ văn – Tiếng Anh
Khối 8: Toán - Ngữ văn – Tiếng Anh
Khối 7: Toán - Ngữ văn – Tiếng Anh
Khối 6: Toán - Ngữ văn – Tiếng Anh
3.Tài liệu giảng dạy:


Nội dung giảng dạy chủ yếu là do người dạy tự chọn định hướng, tự lập PPCT
duyệt qua tổ và khối chuyên môn.


Sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu tham khảo: Giáo viên tự chuẩn bị, sưu tầm.
<b>IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: </b>


1. Cân đối giáo viên, cân đối số lớp, số học sinh và các môn học theo qui định.


2. Lựa chọn môn học tự chọn dạy đối với các khối lớp sao cho phù hợp với tình hình và
đặc điểm nhà trường.


3. Xây dựng kế hoạch dạy môn tự chọn cho từng học kỳ và cả năm.


4. Phân công giáo viên giảng dạy đảm bảo đủ môn đúng thời lượng qui định.


5. Lên thời khóa biểu: Tổ chức dạy học theo phân phối chương trình và thời khóa biểu.
6. Kiểm tra giám sát việc thực hiện.


7. Theo dõi điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với từng thời điểm, có thể điều chỉnh môn


học cho phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Hiệu trưởng


<b> Tống Xuân Bằng</b>

<b>THEO DÕI THỰC HIỆN</b>



<b>1. Từ 15/08/2011 đến 30/09/2011:</b>


Khối 9: Đ/c Lý Đạt Phong dạy tự chọn môn Ngữ văn
Khối 8: Đ/c Nông Văn Lại dạy tự chọn mơn Tốn


Khối 7: Đ/c Nơng Thị Chung dạy tự chọn môn Ngữ Văn
Khối 6: Đ/c Nông Văn Lại dạy tự chọn mơn Tốn


<b>2. Từ 01/10/2011 đến 16/10/2011:</b>


Khối 9: Đ/c Lý Đạt Phong dạy tự chọn môn Ngữ văn
Khối 8: Đ/c Lương Ngọc Hà dạy tự chọn môn Tiếng Anh
Khối 7: Đ/c Nông Thị Chung dạy tự chọn môn Ngữ Văn
Khối 6: Đ/c Lương Bình Nghinh dạy tự chọn mơn Tốn
<b>3. Từ 17/10/2011 đến 30/11/2011:</b>


Khối 9: Đ/c Bùi Văn Tuân dạy tự chọn mơn Tốn
Khối 8: Đ/c Lê Thị Ngân dạy tự chọn mơn Hóa


</div>

<!--links-->

×