Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Đánh giá hiệu quả mô hình sản xuất kinh doanh cây hành tím tại huyện vĩnh châu tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (837.43 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

HÀ VĂN DŨNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MƠ HÌNH SẢN XUẤT
KINH DOANH CÂY HÀNH TÍM TẠI HUYỆN
VĨNH CHÂU TỈNH SĨC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

VŨ QUỐC ÂN

*

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

*

ĐỒNG NAI, 2012

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

Đồng Nai, 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP


HÀ VĂN DŨNG

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH SẢN XUẤT
KINH DOANH CÂY HÀNH TÍM TẠI HUYỆN
VĨNH CHÂU TỈNH SĨC TRĂNG

CHUN NGÀNH: KINH TẾ NƠNG NGHIỆP
MÃ SỐ: 60.31.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. QUAN MINH NHỰT

Đồng Nai, 2012


1

PHẦN MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hành tím thuộc nhóm rau ăn củ, được sử dụng rộng rãi để chế biến thức ăn
trong đời sống hằng ngày. Hành tím là một loại gia vị cần thiết không thể thiếu
trong bữa ăn hàng ngày, một lợi ích sức khỏe quan trọng của hành tím là phịng
ngừa các bệnh tim mạch như tăng huyết áp và xơ cứng động mạch, chúng cũng
tuyệt vời trong việc hạ cholesterol. Không chỉ làm tăng sự hấp dẫn cho bữa ăn mà
còn là nguồn dinh dưỡng cân đối cho cơ thể con người. Trong sản xuất nông nghiệp
hành tím ở một số huyện của vùng ĐBSCL được coi là một bộ phận quan trọng
trong cơ cấu sản xuất hàng hóa. Cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, thị
trường càng phát triển với các nhu cầu nông sản tăng lên về cả chủng loại, số lượng

lẫn chất lượng, đặc biệt là sản phẩm rua củ để chế biến các loại gia vị. Trong tiến
trình phát triển này, ngành sản xuất hành tím đã thực sự được chú trọng, và đang
dần khẳng định vị trí của nó trong chiến lược phát triển một nền nơng nghiệp theo
hướng sản xuất hàng hóa. Ở một số địa phương như Vĩnh Châu; Long Phú; Mỹ
Xuyên - Sóc Trăng hành tím đã đã trở thành cây trồng chính mang lại thu nhập cao
cho người dân. Một số nơi nhờ chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những cây kém hiệu
quả sang trồng cây hành tím và thực sự đã có bước đột phá.
Tuy nhiên nhìn chung trong cả nước thì ngành sản xuất hành tím của ta vẫn
cịn nhiều hạn chế. Việc tiêu thụ cịn gặp nhiều khó khăn do sản phẩm chưa đáp ứng
được nhu cầu của người tiêu dùng. Những yếu kém trong khâu tiêu thụ cộng thêm
tình trạng sản xuất không gắn với thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập
và đời sống của người trồng hành. Sản xuất hành tím ở Sóc Trăng cũng nằm trong
tình trạng đó. Sóc Trăng có diện tích: 322.330 ha trong đó: Đất ở: 4.725 ha, đất
nơng nghiệp: 263.831 ha, đất lâm nghiệp: 9.287 ha, đất chuyên dùng: 19.611 ha, đất
chưa sử dụng: 24.876 ha là vùng đất trẻ, được hình thành qua nhiều năm lấn biển
nên địa hình bao gồm phần đất bằng, xen kẽ là những vùng trũng và các giồng cát
với cao trình phổ biến ở mức 0,5-1,0 m so với mặt biển, nghiêng từ tây bắc xuống


2

đơng nam và có hai tiểu vùng địa hình chính: vùng ven sông Hậu với độ cao 1,01,2m, bao gồm vùng đất bằng và những giồng cát hình cánh cung tiếp nối nhau
chạy sâu vào giữa tỉnh; vùng trũng phía nam tỉnh với độ cao 0-0,5 m, thường bị
ngập úng dài ngày trong mùa lũ. Ngồi ra, Sóc Trăng cịn có những khu vực nằm
giữa các giồng cát, khơng hình thành vùng tập trung với độ cao trung bình 0,51,0m.
Huyện Vĩnh Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 47.339,48 ha chiếm 14,35
so với tổng diện tích tự nhiên tỉnh Sóc Trăng. Trong đó diện tích 3.548 ha, chiếm
7,5% diện tích tự nhiên đất này nằm theo các giồng ven biển chủ yếu dùng để trồng
màu. Đất có thành phần cơ giới là cát, độ mùn cao, hàm lượng Clor 0,3%, Sunfat
0,6%, pH = 4,5 – 6. Loại đất này dùng để trồng lúa, màu và cây ăn trái. Người dân ở

đây chủ yếu có 3 dân tộc là Kinh; Hoa và Khơmer cần cù, chịu khó, lại có kinh
nghiệm sản xuất hành. Sản xuất hành tím là hàng hóa chiếm vị trí quan trọng trong
sản xuất nơng nghiệp của các hộ nông dân trên địa bàn.. Trong những năm qua, diện
tích, năng suất, sản lượng hành tím khơng ngừng được tăng lên và thường xuyên
dẫn đầu và chiếm tỷ lệ cao trong tồn huyện, góp phần nâng cao thu nhập và giải
quyết việc làm cho người dân. Tuy nhiên cho đến thời điểm này, nghề trồng hành
tím ở đây cịn mang tính tự phát, tiêu thụ chủ yếu là bán buôn cho thương lái.
Những yếu kém trong sản xuất và tiêu thụ đang là rào cản lớn trên con đường xóa
đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu của người dân nơi đây. Nhưng trong bối cảnh kinh
tế hàng hóa, sản xuất quy mơ lớn nhằm giảm chi phí tăng tính cạnh tranh… nghề
trồng hành tím phải đối mặt với những thách thức về thiếu vốn, kỹ thuật sản xuất và
thị trường tiêu thụ. Trong khi đó để sản xuất ở quy mơ lớn hơn thì các yếu tố nhập
lượng về vốn, kỹ thuật, tính ổn định của thị trường đầu ra,…trở thành mối quan tâm
rất lớn của người dân. Từ đó nảy sinh tâm lý e ngại của người dân đối với việc mở
rộng quy mô, nhân rộng mơ hình. Xuất phát từ thực tế trên để góp phần đánh giá
đúng vị trí và tiềm năng của cây hành tím đối với đời sống của người dân, đồng thời
có định hướng và giải pháp giúp nghề trồng hành tím ở đây thực sự phát triển, tơi
quyết định chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả mơ hình sản xuất kinh doanh cây


3

hành tím tại huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng”. Đề tài được thực hiện trên cơ sở sử
dụng các công cụ phân tích thống kê và tốn kinh tế.
Từ đó, cung cấp các căn cứ và cơ sở khoa học cho các nhà quản lý, hoạch
định chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển mơ hình trồng hành tím cho các nhóm cộng
đồng trong vùng nói chung và cho tỉnh Sóc Trăng nói riêng nhằm góp phần quan
trọng trong việc nhân rộng mơ hình, giúp người dân nơng thơn giảm nghèo và đạt
được các mục tiêu phát triển nông nghiệp – nông dân – nông thôn vùng ĐBSCL.
II. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá được đầy đủ, chính xác hiệu quả sản xuất cây hành tím của hộ nơng
dân huyện Vĩnh Châu, qua đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển sản xuất hành
tím, nâng cao thu nhập và đời sống cho hộ nơng dân, góp phần thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế của huyện.
Từ mục tiêu tổng quát trên đề tài gồm các mục tiêu cụ thể như sau:
Mục tiêu 1: Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả sản xuất kinh
doanh trong nông nghiệp nói chung và cây hành tím nói riêng.
Mục tiêu 2: Đánh giá thực trạng phát triển và hiệu quả sản xuất kinh doanh
hành tím ở huyện Vĩnh Châu – Sóc Trăng. Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực, hiệu quả kinh tế và hiệu quả theo
quy mô của các hộ sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh Châu – Sóc Trăng.
Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cây
hành tím ở huyện Vĩnh Châu – Sóc Trăng.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về hiệu quả sản xuất kinh doanh
cây hành tím, trong đó đối tượng khảo sát là các hộ gia đình sản xuất kinh doanh


4

hành tím trên địa bàn một số xã tại huyện Vĩnh Châu – Sóc Trăng như: Xã Vĩnh
Hải, Lạc Hồ, Vĩnh Châu, Vĩnh Phước... thuộc huyện Vĩnh Châu, Sóc Trăng.
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài này chỉ tập trung nghiên một khâu đó là khâu sản
xuất (Từ lúc sử dụng các chi phí đầu vào cho tới lúc thu hoạch để bán cho thương
lái), đánh giá hiệu quả dựa trên các khía cạnh đó là: Hiệu quả kỹ thuật (TE); Hiệu
quả kinh tế (CE); Hiệu quả sử phân phối nguồn lực (AE) và hiệu quả theo quy mô
(SE).
Thời gian nghiên cứu năm 2010 – 2011, các số liệu thứ cấp là số liệu được
thu thập của giai đoạn năm 2005 – 2010, số liệu sơ cấp 2010 - 2011. Do giới hạn

phạm vi và thời gian nghiên cứu nên những kết quả nhận định và đánh giá hiệu quả
sản xuất trong bài nghiên cứu có thể chỉ phản ánh được một số khía cạnh, chưa thể
hiện được tính tồn diện của vấn đề.
3. Nội dung nghiên cứu
Nhóm nội dung của mục tiêu 1. Quan điểm về hiệu quả kinh tế; Hiệu quả
kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá; Phân loại hiệu quả kinh tế
Nhóm nội dung của mục tiêu 2. Vị trí địa lý, địa hình của huyện Vĩnh Châu –
Sóc Trăng. Điều kiện thời tiết khí hậu: Nắng mưa, nhiệt độ, độ ẩm; Điều kiện thủy
văn; Diện tích và cơ cấu các loại đất, đất tự nhiên, đất nông nghiệp, đất ở, đất chưa
sử dụng,…; Dân số và lao động tổng số hộ, tổng nhân khẩu và số lao động, nghề
nghiệt; Tình hình ruộng đất giao thơng thủy lợi; Các loại mơ hình trồng trọt có hiệu
quả, diện tích và hiệu quả; Văn hóa, giáo dục, y tế;
Sử dụng phương pháp phân tích lợi ích chi phí ( CBA) trên cơ sở các tỷ số tài
chính của mơ hình. Đánh giá về tình hình sản xuất hành tím tại huyện Vĩnh Châu –
Sóc TrăngNhững cơ hội, thuận lợi và những khó khăn tồn tại trong sản xuất hành
tím tại địa bàn nghiên cứu.
Sơ lược định hướng phát triển nghề trồng hành tím tại vùng nghiên cứu
khoảng 3 năm gần đây: Trong đó nhận định về nhu cầu của thế giới về tiêu thụ hành


5

tím và ngồi huyện đã sản xuất hành tím thì cịn có những địa phương nào sản xuất,
từ đó đưa ra mục tiêu phát triển nghề trồng hành của huyện và làm định hướng cho
huyện Vĩnh Châu xây dựng mô hình sản xuất hành tím theo hướng tiêu thụ nội địa
và xuất khẩu với những tiến bộ khoa học mới nhằm tăng năng xuất và hạ giá thành
sản phẩm.
Quy mô sản xuất hiện nay của huyện. Số lượng hộ tham gia sản xuất. Năng
suất, sản lượng hành tím trên địa bàn huyện. Nguyên vật liệu cho trồng hành và
hình thức tiêu thụ hành tím. Kỹ thuật trồng hành tím. So sánh hiệu quả của sản xuất

hành tím với một số loại cây trồng khác tại địa bàn nghiên cứu. Đo lường hiệu quả
ký thuật. Đo lường hiệu quả phân phối nguồn lực. Đo lường hiệu quả sử dụng chi
phí. Đo lường hiệu quả theo quy mô. Xác định các nhân tố ảnh hưởng các loại hiệu
quả
Nhóm nội dung của mục tiêu 3. Các giải pháp, nhóm giải pháp đối với nhà
nước và chính quyền địa phương, giải pháp về giống, giải pháp về kỹ thuật, giải
pháp về chế biến và bảo quản, giải pháp về cơ chế chính sách, thị trường tiêu thụ
sản phẩm hành tím, kênh phân phối sản phẩm hành tím của địa phương, giải pháp
về cơng tác khuyến nơng. Nhóm giải pháp đối với nơng hộ giải pháp về vốn để đầu
tư cho cây hành tím, giải pháp về kỹ thuật trong đó có cơng tác cải tại giống và kỹ
thuật chăm sóc.


6

PHẦN NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh trong
nông nghiệp
1.1.1. Các bài học kinh nghiệm
Bài viết “Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp
chế biến thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của Quan Minh Nhựt sử
dụng mơ hình DEA và hàm Tobit xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản
xuất, đồng thời ước lượng mức độ ảnh hưởng của nó đến các bộ phận cấu thành của
hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp như hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối
nguồn lực và hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất. Kết quả phân tích cho thấy rằng các
doanh nghiệp chế biến thủy sản bị ảnh hưởng đáng kể bởi độ tuổi của lãnh đạo
doanh nghiệp, khả năng tiếp cận tín dụng, trình độ văn hóa, loại hình doanh nghiệp
và tổng vốn hoạt động của doanh nghiệp.

Vũ Linh Hoàng, 2006, Efficiency of Rice Farming Households in Vietnam.
Trong nghiên cứu này thì tác giả đã tập trung đo lường hiệu quả kỹ thuật của nông
hộ sản xuất lúa tại Việt Nam bằng cách sử dụng phương pháp tiếp cận DEA (Data
Envelopment Analysis) và hàm giới hạn sản xuất, ngoài ra tác giả cũng sử dụng
hàm sản xuất Cobb – Douglas dạng log để đo lường hiệu quả sản xuất. Với kết quả
nghiên cứu thì đề tài chỉ ra rằng tất cả nông hộ tại Việt Nam đạt hiệu quả kỹ thuật là
0,785 với mức cao nhất là 1, vùng đạt được hiệu quả kỹ thuật cao nhất là đồng
bằng sông Cửu Long, vùng thấp nhất là Bắc Trung Bộ, tương tự Miền Nam đạt
hiệu quả kỹ thuật cao nhất trong ba vùng Bắc, Trung và Nam của Việt Nam, nơng
hộ có quy mơ lớn đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn nông hộ canh tác với quy mô nhỏ,
nông hộ canh tác đa dạng đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn là những nông hộ chỉ trồng
lúa.


7

Đồn Hồi Nhân, 2010 “Đánh giá hiệu quả mơ hình sản xuất nấm rơm tại
tỉnh An Giang”, sử dụng mô hình DEA và hàm Tobit để ước lượng các loại hiệu
quả trong sản xuất và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng. Kết quả chỉ ra rằng hiệu quả
kỹ thuật 0,85, hiệu quả phân phối nguồn lực 0,31 và hiệu quả kinh tế 0,28 kết quả
này còn rất hạn chế, đây là cơ sở nghiên cứu cho các đề tài tiếp theo.
1.1.2. Quan điểm về hiệu quả kinh tế1
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế. Quá trình tăng cường lợi dụng các nguồn lục sẵn có phục vụ cho lợi ích của
con người, có nghĩa là nâng cao chất lượng của các hoạt động kinh tế. Nâng cao
hiệu quả kinh tế là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội xuất phát từ
những nhu cầu vật chất của con người ngày càng tăng.
Xuất phát từ giác độ nghiên cứu khác nhau, các nhà kinh tế đưa ra những
quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế.
Quan điểm thứ nhất: Trước đây người ta coi hiệu quả kinh tế là kết quả đạt

được trong hoạt động kinh tế. Ngày nay, quan điểm này khơng cịn phù hợp, bởi vì
nếu cùng một kết quả đầu ra nhưng hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm
này chúng cùng một hiệu quả.
Quan điểm thứ hai: Hiệu quả đạt được xác định bằng nhịp độ tăng trưởng
sản phẩm xã hội hoặc thu nhập quốc dân, hiệu quả sẽ cao khi các nhịp độ tăng của
các chỉ tiêu đó cao. Nhưng chi phí hoặc nguồn lực được sử dụng tăng nhanh vì sao?
Hơn nữa điều kiện sản xuất của năm hiện tại khác với năm trước, yếu tố bên trong
và bên ngồi của nền kinh tế có những ảnh hưởng cũng khác nhau. Do đó, quan
điểm này chưa được thỏa đáng.
Quan điểm thứ ba: Hiệu quả là mức độ hữu ích của sản phẩm được sản xuất
ra, tức là giá trị sử dụng chứ không phải giá trị.

1

Lê Lâm Bằng (2008), Hiệu quả kinh tế của sản xuất chè trong các hộ gia đình ở Văn Chấn, Yên Bái, Tạp trí rừng và đời sống, số 13
tháng 08/2008, trang 20 -24


8

Quan điểm thứ tư: Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi
phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức độ tăng khối lượng kết quả hữu ích
của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích
của xã hội, của nền kinh tế quốc dân.
Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng
hóa mà khơng cắt sản lượng một loại hàng hóa nào khác. Một nền kinh tế có hiệu
quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó. Giới hạn khả năng sản xuất
được đặc trưng bằng chỉ tiêu tổng sản phẩm quốc dân tiềm năng (Potential Gross
National Produst) là tổng sản phẩm quốc dân cao nhất có thể đạt được, đó là mức
sản lượng tương ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.

Tỷ lệ giữa tổng sản phẩm quốc dân thực tế với tổng sản phẩm quốc dân tiềm
năng là chỉ tiêu hiệu quả. Chỉ tiêu chênh lệch tuyệt đối giữa sản lượng tiềm năng và
sản lượng thực tế là phần sản lượng tiềm năng mà xã hội không sử dụng được, phần
lãng phí. Tuy nhiên, khái niệm tiềm năng phụ thuộc vào lao động tiềm năng là lao
động ứng với tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên.
Như vậy, có rất nhiều quan điểm về hiệu quả do đó việc xác định khái niệm
hiệu quả cần xuất phát từ quan điểm Mác xít và những luận điểm của lý thuyết hệ
thống để có cách nhìn nhận và đánh giá đúng đắn.
Một là: Theo quan điểm của triết học Mác xít thì bản chất của hiệu quả kinh
tế là sự thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, biểu hiện trình độ sử
dụng nguồn lực của xã hội. Các Mác cho rằng, quy luật tiết kiệm thời gian là quy
luật có tầm quan trọng đặc biệt, tồn tại nhiều phương thức sản xuất. Mọi hoạt động
của con người đều tuân theo quy luật này, nó quy định động lực phát triển của lực
lượng sản xuất tạo điều kiện phát triển, phát minh xã hội và nâng cao đời sống của
con người qua mọi thời đại.
Hai là: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một
hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với


9

con người trong quá trình sản xuất. Hệ thống sản xuất xã hội bao gồm trong nó các
quy trình sản xuất, các phương tiện bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội.
Việc bảo tồn và tiếp tục đời sống xã hội đáp ứng các nhu cầu xã hội, nhu cầu
của con người là những yếu tố khách quan phản ánh mối liên hệ nhất định của con
người đối với mơi trường bên ngồi, đó là q trình trao đổi vật chất, năng lượng
giữa sản xuất xã hội và môi trường.
Ba là: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng
mà là mục tiêu, phương tiện xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Trong kế hoạch,
hiệu quả là quan hệ so sánh tối ưu giữa đầu ra và đầu vào, là lợi ích lớn nhất thu

được với một chi phí nhất định hoặc một kết quả nhất định với chi phí nhỏ nhất.
Trong phân tích kinh tế, hiệu quả kinh tế được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đặc
trưng kinh tế kỹ thuật xác định bằng các tỷ lệ so sánh giữa đầu ra và đầu vào của hệ
thống sản xuất xã hội, phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực và việc tạo ra lợi ích
nhằm đạt được mục tiêu kinh tế - xã hội.
Từ những quan điểm khác nhau về hiểu quả như trên ta thấy rằng hiệu quả là
một phạm trù trọng tâm và rất cơ bản của hiệu quả kinh tế và quản lý. Hơn nữa việc
xác định hiệu quả là vấn đề hết sức khó khăn và phức tạp về cả lý luận và thực tiễn.
Bản chất của hiệu quả xuất phát từ mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế xã
hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về đời sống vật chất và tinh thần của mọi
thành viên trong xã hội. Muốn vậy, sản xuất không ngừng phát triển cả về chiều
rộng lẫn chiều sâu.
Quan điểm về hiệu quả trong điều kiện hiện nay là phải thảo mãn vấn đề tiết
kiệm thời gian, tài nguyên trong sản xuất mang lại lợi ích xã hội và bảo vệ mơi
trường. Chính vì vậy mà hiệu quả của một q trình nào đó cần được đánh giá tồn
diện các khía cạnh đó là: Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường.
1.1.3. Hiệu quả kinh tế và tiêu chuẩn đánh giá
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, có liên quan trực tiếp
đến nền sản xuất hàng hóa và tất cả các phạm trù, các quy luật kinh tế khác.


10

Hiệu quả kinh tế được biểu hiện ở mức đặc trưng quan hệ so sánh giữa lượng
kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra.
Một giải pháp kỹ thuật quản lý có hiệu quả kinh tế cao là một phương án đạt
được tương quan tối ưu giữa kết quả đem lại và chi phí đầu tư.
Từ khái niệm chung đó cần xác định tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế,
đây là một vấn đề phức tạp và còn nhiều ý kiến chưa được thống nhất. Tuy nhiên,
đa số các nhà kinh tế đều cho rằng tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu

quả kinh tế là mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí và
tiêu hao các tài nguyên.
Tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế là các quan điểm, nguyên tắc đánh giá hiệu quả
kinh tế trong những điều kiện cụ thể mà ở một giai đoạn nhất định việc nâng cao
hiệu quả kinh tế là mục tiêu chung và chủ yếu xuyên suốt mọi thời kỳ, còn tiêu
chuẩn là mục tiêu lựa chọn các chỉ tiêu đánh giá bằng định lượng theo tiêu chuẩn đã
lựa chọn ở từng giai đoạn. Mỗi thời kỳ phát triển kinh tế - xã hội khác nhau thì tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả cũng khác nhau.
Mặt khác, tùy theo nội dung của hiệu quả mà có tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả
kinh tế quốc dân và hiệu quả của xí nghiệp, … Vì vậy, nhu cầu thì đa dạng, thay đổi
theo thời gian và tùy thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất …
Mặt khác, nhu cầu cũng gồm nhiều loại: Nhu cầu tối thiểu, nhu cầu có khả năng
thanh tốn và nhu cầu theo ước muốn chung. Có thể coi thu nhập tối đa trên một
đơn vị chi phí là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế hiện nay.
Đối với toàn xã hội thì tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế là khả năng thỏa
mãn các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội bằng của cải vật chất sản xuất ra,
trong nền kinh tế thị trường còn đòi hỏi yếu tố chất lượng và giá thành thấp đẻ tăng
khả năng cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế thì tiêu
chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế phải là thu nhập tối đa tính trên chi phí hoặc cơng
lao động bỏ ra.


11

Đối với cây hành tím tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế ta phải đứng trên
góc độ hoạch tốn kinh tế, tinh tốn các chi phí, các yếu tố đầu vào, đồng thời tính
tốn được đầu ra, từ đó xác định mối tương quan kết quả giữa lượng đầu vào bỏ ra
và kết quả đạt được đó chính là lợi nhuận.
1.1.4. Phân loại hiệu quả kinh tế
Mọi hoạt động sản xuất của con người và quá trình ứng dụng kỹ thuật tiến bộ

vào sản xuất đều có mục đích chủ yếu là kinh tế. Tuy nhiên, kết quả của các hoạt
động đó khơng chỉ duy nhất đạt được về mặt kinh tế mà đồng thời còn tạo ra nhiều
kết quả liên quan đến đời sống kinh tế - xã hội của con người. Những kết quả đạt
được đó là nâng cao cuộc sống, giải quyết công ăn, việc làm, góp phần ổn định
chính trị xã hội, trật tự, an ninh, xây dựng xã hội tiên tiến, cải tạo môi trường, nâng
cao đời sống tinh thần và văn hóa cho nhân dân tức là đã đạt hiệu quả về mặt xã hội.
Đăc biệt về sản xuất nơng nghiệp, ngồi hiệu quả chung về kinh tế xã hội,
cịn có hiệu quả rất lớn về môi trường mà các ngành kinh tế khác khơng có được.
Cũng có thể một hoạt động kinh tế mang lại hiệu quả cho một cá nhân, một đơn vị,
nhưng xét trên phạm vi tồn xã hội thì nó lại ảnh hưởng xấu đến lợi ích và hiệu quả
chung. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả cần phân loại chúng để có kết luận chính xác.
Căn cứ theo nội dung và bản chất có thể phân biệt thành 3 phạm trù: Hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả kinh tế xã hội. Ba phạm trù này tuy khác
nhau về nội dung nhưng lại có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Hiệu quả kinh
tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được về mặt kinh tế
và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Khi xác định hiệu quả kinh tế, nhiều nhà kinh tế thường ít nhấn mạnh quan
hệ so sánh tương đối (phép chia) mà chỉ quan tâm tới quan hệ so sánh tuyệt đối
(phép trừ) và chưa xem xét đầy đủ mối quan hệ kết hợp chặt chẽ giữa đại lượng
tương đối và đại lượng tuyệt đối.
Kết quả kinh tế ở đây được biểu hiện bằng giá trị tổng sản phẩm, tổng thu
nhập, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận.


12

Nếu như hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả kinh
tế đạt được và lượng chi phí bỏ ra, thì hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh
giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh
tế, xã hội thể hiện mối tương quan giữa các kết quả đạt được tổng hợp trong các lĩnh

vực kinh tế - xã hội với các chi phí bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Có thể nói hiệu quả kinh tế là khâu trung tâm có vai trị quyết định nhất và
nó được đánh giá một cách đầy đủ nhất khi kết hợp với hiệu quả xã hội. Để làm rõ
phạm trù hiệu quả kinh tế có thể phân loại chúng theo các tiêu thức nhất định từ đó
thấy rõ được nội dung nghiên cứu của các loại hiệu quả kinh tế.
Xét trong phạm vi và đối tượng các hoạt động kinh tế, có thể phân chia phạm
trù hiệu quả kinh tế thành:
Hiệu quả kinh tế theo ngành là hiệu quả kinh tế tính riêng cho từng ngành
sản xuất vật chất như cơng nghiệp, nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, … trong từng
ngành lớn có lúc phải phân bổ hiệu quả kinh tế cho ngững ngành hẹp hơn.
Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả kinh tế tính chung tồn bộ nền snr xuất
xã hội.
Hiệu quả kinh tế theo vùng, lãnh thổ: Là xét riêng cho từng vùng, từng tỉnh,
từng huyện, …
Hiệu quả kinh tế doanh nghiệp là xem xét cho từng doanh nghiệp, vì doanh
nghiệp hoạt động theo từng mục đích riêng rẽ và lấy lợi nhuận làm mục tiêu cao
nhất, nên nhiều hiệu quả của doanh nghiệp không đồng nhất với hiệu quả quốc gia.
Cũng vì thế mà nhà nước cũng có các chính sách liên kết vĩ mơ với doanh nghiệp.
Hiệu quả kinh tế khu vực sản xuất vật chất và sản xuất dịch vụ.
Căn cứ vào yếu tố cơ bản của sản xuất và phương hướng tác động vào sản
xuất thì có thể phân chia hiệu quả kinh tế thành từng loại:
Hiệu quả sử dụng vốn


13

Hiệu quả sử dụng lao động
Hiệu quả sử dụng máy móc, thiết bị
Hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng
Hiệu quả áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật và quả lý.

1.1.5. Ý nghĩa của việc phát triển sản xuất hành tím
Hành tím là loại cây nơng sản ngắn ngày có giá trị kinh tế, nó có vị trí quan
trọng trong đời sống sinh hoạt và đời sống kinh tế, văn hóa của con người Vĩnh
Châu – Sóc Trăng. Sản phẩm hành tím hiện nay được tiêu dùng ở hầu hết các nước
trên thế giới, kể cả những nước trồng hành tím cũng có nhu cầu rất lớn về hành tím.
Đối với nước ta sản phẩm hành tím của các hộ nông dân ở huyện Vĩnh châu
không chỉ tiêu dùng nội địa mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng góp phần đưa
nền kinh tế của tỉnh Sóc Trăng đi lên. Đối với người dân Vĩnh Châu cây hành tím
mang lại nguồn thu nhập ổn định, đặc biệt trong năm 2011 hành tím ở đây mang lại
nguồn thu nhập rất cao giúp cải thiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội, tạo ra cơng
ăn, việc làm cho bộ phận lao động dư thừa. Nếu so sánh cây hành tím với các loại
cây trồng khác ở nơi đây thì cây hành tím có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, vì cây hành
tím là loại cây thực phẩm ngắn ngày thời gian 75-80 ngày, nếu chăm sóc tốt có thể
đạt tới 2,5 tấn/1000 m2. Người trồng thu lãi trung bình gần 30 triệu đồng/cơng sau
khi trừ chi phí.
1.1.6. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của sản xuất cây hành tím
Thời vụ, hành tím là loại cây thực phẩm ngắn ngày, có khả năng luân canh,
xen canh với nhiều loại cây trồng khác, thời vụ chính là vụ Đơng Xn. Hành tím
khơng chịu được úng, vì thế cần bố trí trồng vào thời điểm hết mưa để tránh hiện
tượng thối củ.
Vụ hành sớm: trồng tháng 09-10 dương lịch, thu hoạch tháng 11-12 dương
lịch (thời gian 65-70 ngày).


14

Vụ hành mùa: trồng tháng 11-12 dương lịch, thu hoạch tháng 01-02 dương
lịch (thời gian 75-80 ngày).
Giống được trồng và lưu giữ từ giống gốc của địa phương; có 2 loại giống
với tên gọi khác nhau: Tùa Cóng; Xài cóng. Cả hai loại đều có chất lượng tương

đương nhau.
Tiêu chuẩn củ giống: Củ giống khơng bị sâu bệnh, có màu tím đậm, đáy củ
trịn, phần gốc rễ túm gọn và không mọc rễ mới.
Lượng giống sử dụng: 80- 100 kg/1.000 m2.
Địa bàn trồng, trồng được ở tất cả các xã trong huyện, tập trung nhiều ở 7 xã
vùng đất cát pha, đất thịt nhẹ ven biển của huyện Vĩnh Châu gồm các xã: Vĩnh Hải,
Vĩnh Châu, Vĩnh Phước, Lạc Hòa, Thị trấn, Lai hịa và Vĩnh Tân.
Vì là vùng đất mặn ven biển nên tồn bộ diện tích hành tím ở Vĩnh Châu đều
sử dụng nguồn nước tưới là nguồn nước ngầm. Nước ngầm tầng nông với độ sâu
khai thác từ 80 đến 120m, nước trong tầng này thuộc loại trung tính (pH = 7 – 8,5),
hàm lượng sắt từ 0,1 – 0,8 mg/l, độ mặn từ 100 – 200 mg/l. Các tính chất khác như
độ trong, hàm lượng ion SO4, NO3 vào loại bình thường, hầu như khơng có khuẩn
Ecoli và Coliform (Nước tầng này cũng được sử dụng trong sinh hoạt cho dân cư
trong vùng).
Làm đất và cách trồng, hành tím trồng được trên nhiều loại đất, nhưng đất
cần cao ráo, tơi xốp nhiều dinh dưỡng, nếu trồng gần nguồn nước mặn phải tưới
nước ngọt. Làm đất: cày phơi đất khoảng 15-20 ngày, tiếp theo xới tơi 2 lượt, trước
khi lên liếp 3 - 5 ngày tiến hành rải vôi, nếu đất nhiều sét cần trộn cát mịn đều trên
mặt liếp. Làm liếp: liếp cao 15 – 20cm, mặt liếp rộng 0,7 – 0,9m, khoảng cách
mương giữa 2 liếp 20 – 30cm. Liếp trồng cần bằng phẳng, tưới nhẹ và phun thuốc
diệt mầm cỏ bằng Ronstar, Dual.
Khoảng cách trồng: hàng cách hàng 15 cm, cây cách cây 10 - 15cm (giống
Tùa cóng trồng thưa hơn). Mật độ 4.000 – 4.500 bụi/1.000 m2, trồng 1 – 2 củ/hốc,


15

nếu đất nhiều sét (đất thịt) cắm củ sâu 2/3 củ giống, nếu đất cát cắm củ vừa ngập
mặt đất. Sau khi trồng xong phủ một lớp rơm mỏng rồi tưới nước.
Bảng 1.1. Phân bón sử dụng cho 1.000m2 hành tím

Thời điểm bón

Chủng loại và lượng phân bón
80 -100 kg phân tôm cá hữu cơ + 50 kg phân Anvi hoặc Cugusa

Bón lót (1-2 ngày
trước trồng)

30 - 50 kg super lân
5 - 10 kg NPK (16-16-8-13S)
* Nếu trồng trên đất có vỏ sị (sạp) thì sử dụng phân phân lân
(khơng cần hàm lượng Canxi cao)

10 ngày sau trồng

Tưới 3 - 5 kg NPK(16-16-8-13S)
5 - 10 kg NPK (16-16-8-13S) + (5 kg Urê)

20 ngày sau trồng

Trường hợp cây phát triển tốt và trời mưa nhiều thì khơng cần
tưới Urê.
5 - 10 kg NPK (16-16-8-13S) + (5 kg Urê)

30 ngày sau trồng

Trường hợp cây phát triển tốt và trời mưa nhiều thì không cần
tưới Urê.

40 ngày sau trồng


10 - 15 kg NPK (16-16-8-13S) + 5 kg kali

50 ngày sau trồng

Giảm lượng nước tưới từ từ chuẩn bị thu hoạch
80 - 100 kg phân tôm + 50 kg phân Anvi hoặc Cugusa
30 - 50 kg super lân

Tổng cộng

25 - 40 kg NPK (16-16-8-13S)
5 kg Kali
15 kg Urê

Chất lượng hành phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố trung vi lượng, đặc biệt
là Ca, Zn, Cu… nên trong cách bón phân nơng dân thường bổ sung thêm phân tôm
(phân cá - hữu cơ) để giúp củ cứng chắc, ít bị sâu bệnh, có màu tím đỏ đậm và tồn
trữ được lâu hơn. Phân N, P, K phải được bón cân đối hợp lý tùy theo độ màu mỡ
của đất, phân trung vi lượng cũng rất cần thiết cho hành tím như: S, Mg, Ca, Zn,


16

Cu... Chúng ta có thể bón lân cải tạo, trong phân này ngồi lân cịn chứa Ca, S, Mg,.
Riêng các nguyên tố vi lượng có thể cung cấp cho cây bằng cách phun qua lá như
ZnSO4; CuSO4...
Thu hoạch và bảo quản, hành thu hoạch phải đủ độ chín, củ đã ngừng tăng
trưởng có màu tím sậm, bóng chắc; khi 85% lá thân đã ngả vàng, cổ lá héo lại thì
thu hoạch, chọn nơi khô ráo, trải lớp mỏng phơi lá lên trên như lợp nhà, phơi 15-20

ngày nắng. Phải chuẩn bị sẵn bạt che ni lơng đề phịng có mưa bất thường sẽ làm
thối củ. Sau khi phơi khô, lựa bỏ bớt lá thừa, rễ củ, loại bỏ các củ khơng đạt chất
lượng sau đó cột bó từng chùm từ 7-10 kg, thông thường hành thương phẩm không
sử dụng các chế phẩm nào trong bảo quản, tồn trữ.
Trường hợp cần sử dụng thuốc hóa học trong tồn trữ: Trộn 50kg bột Talc,
bột đất (đất nhẹ) với 2 kg Mipcin hoặc 200cc Sherpa sử dụng cho 1.000 kg hành sau
đó nhúng bó hành và xoay đều để thuốc thấm vào bên trong bó hành. Đối với hành
để làm giống trộn bột đất (đất nhẹ) với các loại thuốc Sevin + Rovral hoặc Zineb +
Mipcin. Sau khi xử lý thuốc xong, đưa vào kho trữ riêng, cách ly với nơi ở của con
người; treo từng chùm củ hành lên cây đòn ngang trong kho theo từng dãy hoặc
chất lên vỉ theo từng lớp ở độ cao khoảng 1m, mỗi lớp vỉ cách nhau 50-60cm. Chú ý
nơi tồn trữ phải thống mát, khơng ẩm quá, việc pha trộn phấn hành có sử dụng
thuốc trừ sâu nên phải tuân thủ theo quy định về việc sử dụng thuốc BVTV an toàn
và hiệu quả; khi pha trộn cũng như thao tác xử lý thuốc cho hành cần phải mặc áo
quần và mang đầy đủ đồ bảo hiểm lao động, ủng cao su, khẩu trang hoặc mặt nạ
chống hơi độc…
1.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất hành tím
1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hành tím trên thế gới
Theo số liệu bảng tổng hợp của FAO 2008 (Bảng 1.2) diện tích hành tím trên
thế giới là 2,06 triệu ha trong đó diện tích Châu Á chiếm hơn 60% diện tích thế
giới. Trung Quốc là nước có diện tích hành lớn nhất hơn 1,001 triệu ha, đứng thứ


17

hai là Ấn Độ 804,6 nghìn ha. Về năng suất trung bình trên thế giới đạt 24,76 tấn/ha,
trong đó Nhật Bản là nước đạt năng suất cao nhất 53,91 tấn/ha.
Bảng 1.2. Diện tích, năng suất, sản lượng hành tím của một số nước trên thế giới
STT


Tên nước

1

Trung Quốc

2

Diện tích (ha)

Năng suất
(tấn/ha)

Sản lượng
(tấn)

1.001.171

20,79

20.814.345

Ấn Độ

804.600

10,16

8.174.736


3

Mỹ

62.120

53,91

3.348.889

4

Indonesia

91.780

8,98

824.184

5

Nhật bản

24.500

52,06

1.275.470


6

Myanmar

60.000

12,33

739.800

7

Việt Nam

17.000

15,1

256.700

Tổng cộng

2.061.171

173,33

35.434.125

Nguồn: Theo FAO Start Citation 2008


Bảng 1.3. Nhu cầu sử dụng hành của một số nước trên thế giới năm 2000, 2005
dự kiến đến năm 2010
Tên nước

STT

Năm 2000

Năm 2005

Dự kiến 2010

1

Ấn Độ

663

763

919

2

Trung Quốc

400

425


450

3

Anh

134

132

125

4

Pakistan

112

128

150

5

Hoa Kỳ

89

91


95

6

Nga

158

182

215

7

Thị trường khác

724

769

836

2.280

2.490

2.790

Tổng cộng


Nguồn: Hiệp hội Hành Việt Nam

Người ta thống kê rằng, những nước sản xuất hành tím lớn nhất thế giới là
những nước tiêu thụ nhiều hành nhất. Tỷ trọng tiêu dùng hành sao với tổng sản


18

lượng của các nước xuất khẩu chủ yếu chiếm trên dưới 50% và có xu hướng tăng tỷ
trọng tiêu dùng so với sản lượng sản xuất ra. Qua bảng số liệu 1.3 cho ta thấy: Hai
nước có diện tích, sản lượng lớn nhất là Ấn Độ và Trung Quốc là hai nước có nhu
cầu tiêu thụ hành lớn nhất thế giới. Các nước còn lại như Anh, Mỹ, Nga … sẽ là thị
trường tiềm năng cho các nước sản xuất hành, xem bảng 1.3
1.2.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ hành tím ở Việt Nam
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, Việt Nam có điều kiện tự nhiên
thích hợp cho cây hành tím sinh trưởng và phát triển, tuy nhiên cây hành tím chỉ
thực sự được quan tâm bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ 20. Những năm gần
đây, Việt Nam đã có nhiều cơ chế, chính sách đầu tư ưu tiên phát triển cây hành
tím. Cây hành tím được xem là cây trồng có khả năng xóa đói, giảm nghèo và làm
giàu của nhiều hộ nơng dân ở phía nam.
Hiện nay nước ta có một số đầu mối xuất khẩu hành tím cụ thể hành tím Việt
Nam đã thâm nhập vào thị trường các nước Nhật Bản; Thái Lan; Indonesia;
Pilippin. Thậm trí ngay cả quốc gia xuất khẩu hành tím hàng đầu thế giới là Trung
Quốc cũng nhập khẩu hành tím của Việt Nam. Tuy nhiên thị phần hành tím của Việt
nam cịn nhỏ bé và đang bị cạnh tranh gay gắt.
1.2.3. Những lợi thế và khó khăn trong sản xuất hành tím ở Việt Nam
Thuận lợi: Lợi thế đầu tiên phải kể đến là tiềm năng đất đai trên nhiều miền
khí hậu khác nhau. Với gần 10 triệu ha đất nông nghiệp với các vùng đất cấu tạo
khác nhau, các vùng khí hậu khác nhau hình thành các vùng sản xuất sản phẩm,
hàng hóa đa dạng khác nhau.

Nước ta có hệ thống cảng biển, cảng sông, giao thông đườn sắt, đường bộ và
hàng không có thể giao lưu thuận lợi với các châu lục và các nước trong khu vực
tạo điều kiện cho việc vận chuyển thuận lợi.
Đường lối chính sách đổi mới kinh tế của nước ta đã được mở rộng, tự do
thương mại, hịa nhập thị trường quốc tế. Các chính sách, luật đã tạo hành lang


19

thơng thống cho các thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong kinh
doanh. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng được nhà
nước quan tâm thông qua nhiều kênh để đến với người sản xuất nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm.
Khó khăn: Là một nước nông nghiệp lạc hậu, sản xuất chủ yếu là cơng cụ thủ
cơng nên q trình sản xuất của các nông hộ tạo hành thương phẩm chưa cao, cơng
nghệ sau thu hoạch cịn lạc hậu nên bị thất thoát về số lượng và chất lượng. Đây là
một vấn đề khó khăn lớn địi hỏi phải có thời gian, đặc biệ là việc áp dụng công
nghệ sinh học, chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
Hệ thống cơ sở hạ tầng như thủy lợi, giao thông, bến cảng,… tuy đã được
nâng cấp nhưng chưa được đáp ứng cho yêu cầu sản xuất và lưu thông. Sản xuất
vẫn phụ thuộc vào thiên nhiên.


20

Chương II
ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý:
Vĩnh Châu là huyện đồng bằng ven biển phía Nam của tỉnh Sóc Trăng ở vị
trí vùng cửa sơng Mỹ Thanh tiếp giáp biển Đơng nên có vị trí hết sức quan trọng về
kinh tế, quốc phòng cũng như về môi trường sinh thái trong tỉnh. Tọa độ địa lý 9022’
đến 9024’ vĩ độ Bắc, 106005’ đến 106042’ kinh độ Đơng. Phía Đơng và phía Nam
giáp với biển Đơng, phía Tây giáp với tỉnh Bạc Liêu, phía Bắc giáp huyện Mỹ
Xuyên và huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.
Vĩnh Châu bị cách biệt một cách tương đối về mặt lãnh thổ với các huyện
khác trong tỉnh, nhờ có cây cầu Mỹ Thanh vừa mới hoàn thành nên phần nào giảm
bớt được khó khăn với bà con nơi đây, cũng chính tiếp giáp trực tiếp với Biển Đơng
nên thời tiết, khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, đời sống của
người dân.
Bờ biển hyện Vĩnh Châu dài hơn 43km, có của sơng Mỹ Thanh đổ ra biển
Đơng. Đây là vùng đất bồi, mức độ bồi tụ, lấn biển hằng năm khoảng 50 – 80m tạo
cho huyện có lợi thế, tiềm năng lớn về kinh tế biển, đặc biệt với ngành mũi nhọn là
nuôi trồng thủy sản nhưng lại đặt ra khơng ít khó khăn, thách thức đối với sản xuất
nông nghiệp bởi đất đai bị nhiễm mặn, nhiễm phèn, khơng có nguồn nước ngọt tự
chảy để chủ động tưới cho cây trồng và thau chua, rửa mặn cải tạo đất.
Là huyện đồng bằng ven biển, địa hình khơng cao, hướng dốc thấp từ Đông
sang Tây, từ Bắc xuống Nam, cao trình biến thiên từ 0,7 – 2m tạo thành những khu
trũng giữa các giồng cát. Nếu thiếu hệ thống thủy lợi để tiêu tưới kịp thời sẽ gây


21

khó khăn, thiệt hại cho sản xuất. Ngược lại, ở ven biển các giồng, địa hình cao việc
đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt, nước tưới có rất nhiều khó khăn.
Các dạng địa hình của huyện như sau:
Địa hình cao: Diện tích 3.270 ha, chiếm 7,5% ở các khu dân cư và theo trục
Tỉnh lộ 38 (từ Lai Hòa đến Vĩnh Hải) chủ yếu là giồng cát. Tính chất đất cát - thịt

nhẹ ít bị nhiễm phèn nhưng vẫn bị mặn.
Địa hình trung bình: Diện tích 15.830 ha, chiếm 36,6% phân bố chủ yếu từ
Lai Hòa đến Vĩnh Phước, loại hình này thời gian ngập nước từ 4 – 6 tháng.
Địa hình thấp: Phân bổ đều khắp các xã, tập trung nhiều ở phía Bắc xã Vĩnh
Châu, Khánh Hịa và Hịa Đơng với diện tích 18.420 ha, chiếm 39,8%.
Địa hình trũng: Diện tích 5.300 ha, chiếm 12,3% chủ yếu là bãi lầy ven biển,
đất ngập nước mặn quanh năm, vùng đất này sử dụng trồng cây lâm nghiệp và một
phần nuôi tôm, làm muối và rừng tạp giao tự nhiên.
Đặc điểm về thời tiết và khí hậu:
Vĩnh Châu chịu ảnh hưởng nhiệt đới gió mùa và chia làm hai mùa rõ rệt:
mùa khô từ tháng 12 – 4; mùa mưa từ tháng 4 – 11 (theo tài liệu khí tượng thủy văn
Sóc Trăng).
Nhiệt độ trung bình năm 26,080.
Nhiệt độ cao nhất trung bình năm 280 (vào tháng 4 hàng năm).
Nhiệt độ thấp trung bình năm 25,20 (vào tháng 12 - 1 hàng năm).
Nhiệt độ cao tuyệt đối 37,80.
Nhiệt độ thấp tuyệt đối 16,20.
Tổng tích ơn 9.7790C.
Độ bốc hơi: lượng bốc hơi bình quân năm 1.898 mm, cao nhất là 3.156 mm
(tháng 4) và thấp nhất là 59 mm (tháng 10).


22

Độ ẩm tương đối: trung bình năm 84%, cao nhất 89% và thấp nhất 77%
(tháng 3).
Lượng mưa: lượng mưa bình quân năm 1.846 m/m; mùa khô 131 m/m: 1%
tổng lượng mưa; mùa mưa tháng 5 – 11 có 1.465 m/m (92,9 % tổng lượng mưa). Số
ngày mưa bình quân trong năm là 115 ngày.
Gió: thay đổi theo hai mùa rõ rệt. Gió Đơng Bắc từ tháng 12 – 4; gió Tây

Nam từ tháng 5 – 11. Tốc độ gió trung bình năm 2,3 m/s; lớn nhất tháng 12 với 3,3
m/s. Mỗi năm bình qn có từ 30 – 60 cơn giông.
Ánh sáng: số giờ chiếu sáng 7 giờ 40 phút/ngày, nắng ấm quanh năm đảm
bảo đủ ánh sáng cho cây quang hợp ở khu vực cây nhiều tầng; độ dài ngày trung
bình 10 giờ/ngày.
Tài nguyên đất, nước:
Theo tài liệu thuyết minh bộ bản đồ thổ nhưỡng lập năm 1985 (thuộc chương
trình 60-02) phản ảnh điều kiện thổ nhưỡng Vĩnh Châu như sau:
Nhóm đất phù sa nhiễm mặn và mặn có 32.219 ha, chiếm 71,4% diện tích
với 4 đơn vị đất gồm: đất phù sa loang lỗ Gleyr nhiễm mặn (Tropaquepts salic); đất
phù sa Gleyr nhiễm mặn (Tropaquents salic); đất phù sa loang lỗ Gleyr mặn nhiều
(Humic salic Tropaquepts) và đất phù sa Gleyr mặn (Salic Tropaquents).
Nhóm đất mặn phèn có 6.579 ha, chiếm 14,63% diện tích với 4 đơn vị đất
gồm: đất phèn trung bình mặn (Humic sulfic salic Tropaquepts); đất phèn tiềm tàng
trung bình mặn (Humic sulfic salic Tropaquents); đất phèn mặn nhiều (Salic
Sulfaquepts) và đất phèn tiềm tàng mặn (Salic Tropaquents).
Nhóm đất giồng cát ven biển có 6.157 ha, chiếm 13,73% với 02 đơn vị đất
gồm: đất cát giồng nổi (Tropop Samments) và đất cát giồng chìm (Thaptop
Sammequents - Tropaquepts salic).


23

Tổng diện tích đất tự nhiên tồn huyện là 46.943 ha, chiếm 14,6% diện tích
đất tự nhiên tồn tỉnh. Đất do phù sa sơng, biển bồi đắp có độ phì nhiêu cao, mang
tính chất mặn phèn, pH = 4,5 – 6. Có thể chia ra 5 loại đất như sau:
Đất cát mặn: diện tích 3.270 ha, chiếm 7,5% diện tích tự nhiên, đất này nằm
theo các con giồng ven biển chủ yếu dùng để trồng màu. Đất có thành phần cơ giới
là cát, độ mùn cao, hàm lượng Clor 0,3%, Sunfat 0,6%, pH = 4,5 – 6; đất này dùng
để trồng lúa, màu và cây ăn trái.

Đất ngập mặn ven biển: diện tích 5.320 ha, chiếm 12,3% diện tích tự nhiên,
phân bố ở vùng địa hình trũng ven biển thuộc xã Vĩnh Tân, Vĩnh Phước, thị trấn
Vĩnh Châu. Đất ngập nước biển quanh năm, thành phần cơ giới thịt nặng, có một ít
thành phần cát, hàm lượng Clor 0,3%, pH = 4,5 – 6; đất này dùng để trồng rừng
đước, mắm, làm muối và nuôi trồng thủy sản.
Đất mặn chua ít: diện tích 11.300 ha, chiếm 26,2% diện tích tự nhiên, phân
bố chủ yếu xã Lai Hịa, Hịa Đơng, Vĩnh Hiệp. Thời gian ngập nước từ tháng 4 – 6,
tầng canh tác 25 -36 cm. Thành phần cơ giới sét 60%, thịt 35%, cát 5%, hàm lượng
Clor 0,3%, Sunfat 0,6%, pH = 4,5 – 6; đất này dùng để trồng lúa và ni thủy sản.
Đất mặn chua nhiều: diện tích 14.850 ha, chiếm 34,4% diện tích tự nhiên,
phân bố hầu hết các xã trong huyện nhưng tập trung nhiều là xã Vĩnh Hiệp, Khánh
Hòa, Vĩnh Phước. Thành phần cơ giới sét 60%; đất này dùng để trồng lúa và nuôi
thủy sản.
Đất mặn nhiều: diện tích 8.100 ha, chiếm 18,7% diện tích tự nhiên, phân bố
ở địa hình trung bình của xã Lai Hòa, Vĩnh Châu, Vĩnh Hải. Thời gian ngập nước
khơng q 6 tháng, có tầng canh tác 20 – 30cm. Thành phần cơ giới thịt nhẹ pha cát,
độ mặn cao nhưng độ phèn thấp, pH = 4- 6,5; đất này trồng một vụ lúa và một vụ
màu.
Diện tích đất đang được các cơ quan tổ chức và hộ gia đình nơng dân quản
lý, sử dụng như sau:


×