Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Một số biện pháp giúp HS lớp 5 làm tốt dạng văn tả cảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.41 KB, 25 trang )

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HỐ

PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THANH HÓA

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 5
LÀM TỐT DẠNG VĂN TẢ CẢNH

Người thực hiện
Chức vụ
Đơn vị công tác
SKKN thuộc lĩnh vực

:
:
:
:

Đặng Thị Lan Anh
Giáo viên
Trường Tiểu học Thiệu Dương
Môn Tiếng Việt

THANH HOÁ NĂM 2021


TT
1
1.1
1.2


1.3
1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.3.
1
2.3.
2
2.3.
3
2.3.
4
2.3.
5
2.4
3
3.1
3.2

MỤC LỤC
Nội dung

Trang
MỞ ĐẦU
1
Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
1
Mục đích nghiên cứu

2
Đối tượng nghiên cứu
2
Phương pháp nghiên cứu
3
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
4
Các biện pháp đã áp dụng để giải quyết vấn đề.
5
Biện pháp 1: Giúp học sinh củng cố, mở rộng vốn từ, dùng từ đặt
5
câu đúng và hay cho bài văn tả cảnh.
Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp nghệ
10
thuật trong tả cảnh.
Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt bài văn tả cảnh.
12
Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách liên kết câu trong đoạn văn.

15

Biện pháp 5: Học tập đoạn văn, bài văn hay.

16

Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục

với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
KẾT LUẬN, KIẾN NGHI
Kết luận
Kiến nghị

16

`

17
17
18


1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục Tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và
các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên Trung học cơ sở.
Giáo dục Tiểu học đảm bảo cho học sinh có những hiểu biết đơn giản, cần
thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có kĩ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết
và tính tốn; có thói quen rèn luyện thân thể và giữ vệ sinh cá nhân; có những
hiểu biết ban đầu về múa hát, Âm nhạc và Mĩ thuật. [1]
Mục tiêu nói trên được thực hiện thơng qua việc dạy học các mơn học với
các hoạt động có định hướng theo u cầu giáo dục. Trong đó việc dạy học mơn
Tiếng Việt lại có một vị trí vơ cùng quan trọng trong việc hình thành và phát
triển kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh để học tập và giao tiếp trong các
môi trường hoạt động của lứa tuổi. Phân mơn Tập làm văn của mơn Tiếng Việt
nói riêng có một vai trị quan trọng vì là một phân mơn tổng hợp các kiến thức
của tất cả các phân môn khác như : Luyện từ và câu, Tập đọc, Chính tả, .... Có thể

nói “Tập làm văn là đầu ra của mơn Tiếng Việt”, qua Tập làm văn có thể đánh
giá được hiệu quả của các phân môn khác như: Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính
tả,... Phân môn Tập làm văn lại được chia thành nhiều thể loại: Văn kể chuyện,
Văn viết thư, Văn miêu tả… Văn miêu tả lại có một vị trí quan trọng trong
chương trình Tập làm văn bậc Tiểu học bởi vì trong đời sớng, ḿn mọi người
cùng nhận ra những điều mình đã nhìn thấy, đã sống… chúng ta phải miêu tả.
Trong văn học, các câu chuyện, các cuốn tiểu thuyết, các truyện ngắn… được xây
dựng trên nhiều đoạn miêu tả. Ngay đến khi viết văn nghị luận hay viết thư nhiều
lúc người ta cũng chen vào các đoạn miêu tả. Văn miêu tả lại được chia thành các
loại: Tả đồ vật; tả cây cới; tả lồi vật; tả cảnh; tả người;…
Bài băn miêu tả là nói ít gợi nhiều. Chi tiết đưa ra không cần nhiều nhưng
phải dẫn đến cảm xúc, dẫn đến những hình ảnh sinh động hiện lên trước mắt
người đọc, khiến họ nhìn rõ và có ấn tượng. Thể hiện được lý tưởng thẩm mỹ
cao đẹp của thời đại, hướng tới cái chân, cái thiện, cái mỹ, nâng cao tâm hồn và
nhân cách con người. Yếu tố tạo nên chất lượng là chi tiết sinh động thể hiện
được cái thần, cái hồn, cái dáng vẻ đặc biệt của con người, con vật, cây trái…
Các chi tiết này có được do chất lượng của sự quan sát và cách chọn lọc chúng.
Khi quan sát phải nhạy bén, phải cơng phu. Đó là sự phát hiện bằng các giác
2


quan ( mắt, tai, mũi, da, lưỡi…), bằng tâm hồn và cảm xúc của người viết, bằng
tình yêu thiên nhiên, sự vật. Người quan sát phải tìm ra những gì chân thật giúp
người đọc nhìn rõ và có ấn tượng các chi tiết có tính chất tạo hình. Đó là sự diễn
đạt các chi tiết đã có một cách sinh động. Có thể dùng ngơn ngữ, vẽ nó hiện lên
trước mắt người đọc, gợi cho người đọc cùng cảm nhận, cùng suy nghĩ với
mình.[2]
Trong quá trình dạy Tập làm văn ở lớp 5 nói chung và kiểu bài văn miêu tả
nói riêng, tơi thấy rằng để học sinh làm được một bài văn nói chung và một bài
văn miêu tả nói riêng đúng theo u cầu (Bớ cục đầy đủ 3 phần, hành văn trôi

chảy, dùng từ ngữ chính xác và hay, khơng mắc lỗi, câu văn có sự liên kết chặt
chẽ,…) là một vấn đề hết sức khó khăn đới với giáo viên. Từ khâu quan sát, tìm ý,
lập dàn bài chi tiết cho đến khâu dùng từ đặt câu viết đoạn rồi trình bày bài, học
sinh phải vượt qua một nhiệm vụ rất quan trọng có tính chất quyết định đến chất
lượng của bài tập làm văn đó là việc triển khai ý đã tìm được trong dàn bài chi tiết
thành đoạn văn, bài văn. Quá trình này học sinh phải vận dụng kiến thức, kỹ năng
tổng hợp ở phân môn Luyện từ và câu, Chính tả,… một cách thành thạo, linh
hoạt. Việc dùng từ đặt câu để viết thành một đoạn văn, bài văn là một vấn đề khó
đới với học sinh nhất là đới với học sinh lớp 5 vấn đề này lại càng yêu cầu cao
hơn so với các lớp dưới (nhất là dạng văn tả cảnh) nhưng trong sách giáo khoa,
cũng như các loại sách tham khảo khác chưa đề cập đến vấn đề này. Đây là việc
chuẩn bị ở nhà của học sinh, học sinh phải biết sử dụng những kiến thức đã học
trong các phân môn Luyện từ và câu, Chính tả để viết câu diễn đạt ý nhưng học
sinh lại gặp nhiều khó khăn trong cách sử dụng từ để diễn đạt.[5]
Trước tình hình trên tơi đã trăn trở suy nghĩ tìm hiểu qua sách vở, tài liệu,
qua kinh nghiệm của đồng nghiệp và qua thực tế giảng dạy của bản thân, để tìm
cách giúp đỡ học sinh làm tớt dạng văn tả cảnh nên tôi đã chọn viết sáng kiến
kinh nghiệm: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt dạng văn tả cảnh”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu của s¸ng kiÕn kinh nghiƯm này là tìm ra
phương pháp để giảng dạy nhằm giúp học sinh làm văn tả cảnh tớt hơn, góp
phần học tớt phân môn Tập làm văn.
- Nhiệm vụ nghiên cứu là nghiên cứu tình hình học tập của học sinh về
làm văn tả cảnh. Nghiên cứu chương trình sách giáo khoa hiện hành để từ đó
xây dựng biện pháp thích hợp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3


Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 thực hiện tốt bài văn tả cảnh.

1.4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng trong sáng kiến kinh nghiệm:
- Phương pháp xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thảo luận nhóm.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Môn Tiếng Việt cùng với các môn học khác góp phần giáo dục và phát
triển tồn diện cho học sinh. Qua các bài học, học sinh hiểu biết thêm về thiên
nhiên, cuộc sống xung quanh, đất nước, con người Việt Nam... Bên cạnh đó,
thơng qua học Tập làm văn, học sinh có điều kiện tiếp cận vẻ đẹp của con người,
của thiên nhiên qua các bài văn, đoạn văn điển hình. Những cơ hội đó làm nảy
nở tình cảm u mến, gắn bó với thiên nhiên, với con người và những việc xung
quanh của các em, giúp cho tâm hồn, tình cảm của các em thêm phong phú. Đó
là những nhân tớ quan trọng góp phần hình thành nhân cách tốt đẹp của các em.
Một yêu cầu cơ bản để viết tớt bài văn tả cảnh đó là học sinh phải có kĩ
năng quan sát. Học sinh phải biết cách quan sát và chọn lọc các chi tiết quan sát
được. Mọi kết quả quan sát được thể hiện trong bài văn tả cảnh của các em.
Quan sát tinh vi, thấu đáo bài viết sẽ đặc sắc hấp dẫn. Quan sát hời hợt phiến
diện bài viết sẽ khô khan. Khi quan sát chúng ta có thể quan sát trực tiếp cảnh
vật hoặc hồi tưởng lại những cảnh vật mà mình đã từng quan sát.
Giáo viên cần giúp cho học sinh nắm vững bài văn tả cảnh gồm cấu trúc 3
phần. Học sinh dựa vào cấu trúc 3 phần đó để xây dựng nội dung đoạn văn, bài
văn.
a) Mở bài: (Trực tiếp, gián tiếp) Giới thiệu cảnh được tả.
b) Thân bài: (Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời
gian). Khi tả kết hợp lồng cảm nhận của mình có thể dùng các biện pháp nghệ
thuật để diễn đạt, làm toát lên đặc trưng riêng của cảnh và cảm xúc của mình

với cảnh miêu tả.
4


c) Kết bài: Nêu được cảm xúc của mình với cảnh miêu tả. Phần này có
thể kết bài theo 2 dạng mở hoặc đóng.
Q trình làm bài văn miêu tả học sinh đã được học miêu tả đồ vật, cây
cối đến tả người rồi tả cảnh theo mức độ từ đơn giản đến phức tạp. Thơng qua
đó để giúp các em cảm nhận tinh tế hơn, giàu trí tưởng tượng và xúc cảm được
bộc lộ dần dần và phát triển qua kĩ năng thực hiện các bài của mình.
Trong chương trình phân mơn Tập làm văn lớp 5, sớ tiết phần tả người
gồm:16 tiết dạy trong 11 tuần. (Các tuần 1, 3, 4, 7, 8 dạy 2 tiết; các tuần 2, 5, 6,
9, 10, 11 dạy 1 tiết)
Văn tả cảnh ở lớp 5 thường yêu cầu học sinh tả những cảnh nhỏ gần nơi
các em đang sống: Ngôi nhà em ở, quang cảnh trường em, con đường đưa em
tới trường, dịng sơng với rất nhiều kỉ niệm…Điều quan trọng là giúp học sinh
xác định được: Đối tượng miêu tả là gì? Trọng tâm miêu tả của cảnh? Khi xác
định được như vậy các em sẽ miêu tả đúng trọng tâm không bị lạc đề khi miêu
tả.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Trong những năm học qua tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5.
Năm học 2020 - 2021, lớp tơi có 41 học sinh. Phần đông các em là con nông thôn,
các em rất ngoan chăm học, nhưng khả năng viết bài văn tả cảnh cịn hạn chế:
- Vớn từ q nghèo nàn dẫn đến việc dùng từ trong quá trình đặt câu
không sát ý, không biết sử dụng những từ ngữ có tác dụng gợi tả, gợi cảm để đặt
câu làm cho ý câu văn nêu rõ nét đặc điểm của cảnh được tả.
- Câu văn tả khô khan, nghèo ý, diễn đạt một cách vụng về, nói đúng hơn
đó là những câu kể, toàn bộ nội dung thân bài mang tính kể lể liệt kê các chi tiết
của đối tượng được miêu tả, chưa biết vận dụng các biện pháp tu từ (ví von, so
sánh...) để làm cho đối tượng được tả hiện lên rõ nét, nổi bật những đặc điểm

riêng, đặc sắc của cảnh được tả.
- Cách sắp xếp ý chưa hợp lý, dùng dấu chấm câu không đúng quy tắc dẫn
đến câu sai ngữ pháp, câu tối nghĩa và hành văn chưa đạt yêu cầu.
- Bài văn của các em khô khan phần nào mang dáng vẻ của bài “ Sinh vật
học ”, nghèo nàn về ý, về cách thể hiện để bài văn sinh động, hấp dẫn. Các em
thực sự lúng túng khi viết văn miêu tả. Bài văn của nhiều em còn quá ngắn.
Tả cảnh một buổi sáng( hoặc trưa, chiều) trong vườn cây ( hay trong công
viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy) học sinh thường lỗi ở cách
5


dùng từ không sát, ít cảm xúc, từ gợi tả khơng giàu hình ảnh, khơ cứng, vớn từ ít
dẫn đến nội dung bài chỉ được vài câu sơ sài, ví dụ: “Buổi sáng, vườn cây nhà
em có rất nhiều chim bay đến và hót rất to” (Bài của em Dương Thị Hằng).
Hoặc tả vườn hoa trong công viên em Lê Văn Đạt viết: “ Những bông hoa đỏ
hồng cứ lung lay theo gió”
Đoạn văn tả cịn mang tính chất kể, liệt kê, câu văn q dài khơng có dấu
chấm, dấu phẩy... Ví dụ: “ Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào náo nhiệt hẳn
lên tiếng nói tiếng cười tiếng dép ǵc tiếng lá cây. Từ trên cao nhìn xuống sân
trường nổi bật màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những
chiếc khăn đỏ đang bay trên vai các bạn Đội viên khung cảnh vô cùng vui nháo
nhiệt.”. (Bài làm của Trần Minh Vũ)
Khảo sát thực trạng:
Trước thực trạng trên tôi đã tiến khảo sát thực tế học sinh lớp 5, với ra đề
khảo sát như sau:
Đề bài: Tả ngôi nhà của em (hoặc căn hộ, phịng ở của gia đình em)
Thời gian: 35 phút.
Kết quả thu được:
Bảng 1: Kết quả khảo sát bài văn tả cảnh học sinh lớp 5Đ - Năm học
2020 - 2021(Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm).

Tổng số bài
41 bài

Điểm giỏi
SL
TL
0
0%

Điểm khá
SL
TL
8
19,5
%

Điểm TB
SL
TL
21
51,2
%

Điểm yếu
SL
TL
12
29,3

Qua bảng số liệu trên, ta thấy điểm giỏi hoc sinh khơng có, điểm khá chiếm

tỉ lệ 19,5%, tỉ lệ học sinh từ trung bình trở lên 70,7%. Học sinh chưa đạt yêu cầu
chiếm tỉ lệ 29,3% chứng tỏ kĩ năng làm văn tả cảnh của các em rất hạn chế, như:
- Vớn từ cịn hạn hẹp, dẫn đến diễn đạt ý còn đơn giản (câu văn khô khan).
- Câu văn diễn đạt rườm rà hoặc chưa đủ ý.
- Sự liên kết câu trong đoạn hoặc các đoạn trong bài còn rời rạc.
- Chưa biết cách tìm ý, sắp xếp ý lộn xộn.
Sau thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, bằng kinh nghiệm đã tích luỹ từ những
năm trước, tôi đã nung nấu một số biện pháp để giúp học sinh làm tốt dạng văn tả
6


cảnh và tôi quyết định áp dụng: “Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt
dạng văn tả cảnh”.
2.3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Biện pháp 1: Giúp học sinh củng cố, mở rộng vốn từ, dùng từ
đặt câu đúng và hay cho bài văn tả cảnh.
Học sinh Tiểu học có một đặc điểm dễ nhớ, chóng quên do đó việc cung
cấp vớn từ cho các em cũng rất khó khăn. Vì vậy hầu hết đối với học sinh lớp 5
vốn từ ngữ đã được học ở các lớp dưới dường như khơng cịn nhiều. Do đó việc
cung cấp vớn từ cho các em phải có hệ thớng và phải được nhắc thường xuyên.
Việc cung cấp vốn từ cho học sinh được thơng qua các con đường chủ yếu đó là:
a. Thơng qua phân mơn Luyện từ và câu.
Ví dụ: Tiết 15 tuần 8, tiết 17 tuần 9 học sinh được cung cấp một số vốn từ
cần thiết phục vụ cho việc đặt câu miêu tả khơng gian, sóng nước, bầu trời:
* Những từ ngữ miêu tả không gian:
- Tả chiều rộng: bao la, mênh mông, bát ngát, vô tận, vô cùng, bất tận...
- Tả chiều dài (xa): tít tắp, tít mù khơi, muôn trùng, thăm thẳm, vời vợi,
ngút ngát,... (dài) dằng dặc, lê thê, loằng ngoằng, dài ngoẵng,...
- Tả chiều cao: chót vót, cao vút, chất ngất, vời vợi,....
- Tả chiều sâu: hun hút, thăm thẳm, sâu hoắm, hoăm hoẳm,...

* Những từ ngữ miêu tả sóng nước:
- Tả tiếng sóng: ì ầm, ầm ầm, ào ào, rì rào, ì oạp, ồm oạp, lao xao, thì
thầm...
- Tả làn sóng nhẹ: lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn lên, bò lên, đập nhẹ
lên,...
- Tả đợt sóng mạnh: cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, cuộn trào, điên cuồng,
dữ dội, khủng khiếp...
Tôi đưa ra câu hỏi gợi ý: Đặt câu với một trong các tữ ngữ vừa tìm được:
- Ơn nghĩa sinh thành như trời cao vời vợi, như biển rộng mênh mông.
- Trước mắt chúng tôi, con đường lên đỉnh núi vẫn dài dằng dặc.
- Mùa thu, bầu trời xanh cao vời vợi.
- Đứng từ mỏm đá trông xuống là vực sâu hun hút.
- Tiếng sóng đập vào bờ ầm ầm.
- Những làn sóng nới đi nhau dập dềnh trên biển.
- Từng đợt sóng điên cuồng đập mạnh vào bờ, cuốn trôi mọi thứ trển bãi
biển.
7


Qua đó tơi kết ḷn cho học sinh đọng lại: miêu tả khơng gian, sóng nước,
bầu trời, ... có nhiều cách tả khác nhau, dùng từ gợi tả sinh động, tùy theo văn
cảnh chọn từ ngữ thích hợp.
Tuần 16, bài “Tổng kết vốn từ”, trong bài tập 2: “Đọc bài văn: Chữ nghĩa
trong văn miêu tả”: …Nhìn bầu trời đầy sao, có người thấy nó giớng như một
cánh đồng lúa chín, ở đó người gặt đã bỏ qn lại một cái liềm con là vành trăng
non. Có người lại thấy những ngôi sao kia là những giọt nước mắt của người da
đen. Có người lại gọi những vì sao là những hạt giống mới mà loài người vừa
gieo vào vũ trụ. Ba hình ảnh cánh đồng lúa chín, những giọt nước mắt, những
hạt giống mới rất khác nhau, nhưng đều đúng và đều hay. Và rất riêng, rất mới…
Bằng cách luyện cho học sinh viết câu sinh động, biết sử dụng các biện pháp

nghệ thuật nhân hóa, so sánh… mà chất lượng làm bài viết của các em ngày
càng được nâng cao.
Tôi thường áp dụng sau kết luận và học sinh phải thực hiện:
- Nêu câu mình tả về đặc điểm đối tượng được miêu tả đến từ cần mở
rộng (nhận diện qua quan sát và thể hiện câu tả).
- Nhận xét kết luận và gợi mở cho học sinh các từ khác (Mở rộng vốn từ
cho HS khi tả đặc điểm đối tượng được miêu tả)
- Tùy theo đối tượng nói đến để (tả) dùng câu chính xác, tránh dùng sai.
Cách làm này giúp học sinh củng cố và mở rộng vớn từ ngữ của mình.
Đồng thời biết chọn từ ngữ diễn đạt hợp lý.
b. Thông qua các môn học khác.
Ngoài ra, trong các tiết Tập đọc, Chính tả, nếu ngữ liệu học tập là những
từ, câu văn “đắt” tôi cũng giúp HS nhận ra và học hỏi ngay để bồi dưỡng năng
lực cảm thụ văn bản, từ đó hình thành nhu cầu sản sinh văn bản hay.
Ví dụ: Phân môn tập đọc qua các bài tập đọc “Quang cảnh làng mạc ngày
mùa” học sinh tìm được các từ ngữ miêu tả sự vật trong bài ( Lúa - vàng xuộm,
nắng - vàng hoe, ... hay bài “Kì diệu rừng xanh” học sinh tìm được các từ ngữ so
sánh: (mỗi chiếc nấm) là một lâu đài kiến trúc, …[3]
c. Thông qua ngay môn học.
Do kĩ năng đặt câu của học sinh còn nhiều hạn chế nên giáo viên cần giúp
các em ôn luyện cách đặt câu đúng, từ câu đúng biết cách mở rộng thành câu
hay để sử dụng trong bài tập làm văn.
Ví dụ: Khi dạy bài: Viết đoạn văn tả cảnh một buổi sáng (hoặc trưa,
chiều) trong vườn cây (hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng,
8


nương rẫy) (Tiếng Việt 5 - Tập 1 - Trang 22). Sau khi giúp học sinh xác định đề
bài, giáo viên cần giúp các em cách đặt câu đúng, từ câu đúng mở rộng thành
câu hay.

Chẳng hạn:
Câu: Mặt trời mọc. (Câu đúng)
Mở rộng: Ở chân trời phía đông, ông mặt trời từ từ dâng cao trên đỉnh núi.
Câu: Chim hót. (Câu đúng)
Mở rộng: Trong vòm lá xanh, con chim chào mào hót líu lo như đón chào
ngày mới.
Qua các bài văn miêu tả được trích dẫn giáo viên giúp học sinh phát hiện
được các từ được các tác giả miêu tả trong đoạn văn, bài văn.
- Với các văn bản mẫu, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tập trung vào
việc tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong bài văn. Đồng thời cũng tìm hiểu cách sử
dụng các giác quan khi quan sát và cách chọn lọc chi tiết để tả. Ngồi ra cịn có
thể kết hợp với việc quan sát các cảnh thông qua tranh, ảnh, ...
Ví dụ: Bài: Luyện tập tả cảnh (Sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 14.)
- Cho học sinh đọc bài văn: Buổi sớm trên cánh đồng.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích bài văn bằng các câu hỏi:
+ Tác giả tả những sự vật gì trong buổi sớm mùa thu ?
+ Tác giả quan sát sự vật bằng những giác quan nào ?
+ Tìm một chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả ?
- Sau khi tìm hiểu xong bài văn, Giáo viên cần nhấn mạnh cho học sinh thấy
nghệ thuật quan sát và chọn lọc chi tiết tả cảnh của tác giả bài văn.
* Bài: Luyện tập tả cảnh (sách tiếng Việt 5, tập 1, trang 21)
- Yêu cầu của bài này là học sinh phân tích hai văn bản Rừng trưa và Chiều
tối để thấy được những hình ảnh đẹp trong mỗi bài văn.
- Cách tiến hành:
+ Cho học sinh đọc lần lượt từng bài văn.
+ Giáo viên giới thiệu tranh, ảnh về rừng tràm cho học sinh quan sát.
+ Cho học sinh nêu ý kiến về hình ảnh mà các em thích trong mỗi bài tập
làm văn. Có thể yêu cầu các em nêu lí do vì sao mình thích hình ảnh đó.
- Giáo viên cần tôn trọng ý kiến của học sinh, đặt biệt khen ngợi những em
tìm được những hình ảnh đẹp.

+ Sau cùng, giáo viên chớt lại các hình ảnh đẹp ở từng bài tập làm văn và
hướng cho học sinh nên đưa các hình ảnh đẹp vào bài tập làm văn miêu tả.
9


d. Thông qua các bài văn của bạn.
Qua những tiết làm văn miệng, tiết trả bài học sinh học tập những câu văn,
đoạn văn, bài văn hay của bạn cách dùng từ của bạn.
Ví dụ: Mùa hè đến với những cơn mưa rào tinh nghịch, thích đến rồi thích
đi mà khơng báo trước. (Bài của em Hồng T́n Thanh - Tả một cơn mưa.)
Tiếng gà gáy hòa cùng tiếng lá cây xào xạc trong gió như đang chủn
mình theo tiếng gọi của ngày mới. (Bài của em Dương Thảo Vi - Tả một ngày
mới ở làng quê em.)
e. Thông qua trị chơi “Thi tìm từ”
Trị chơi là con đường ngắn nhất dẫn các em đến việc ghi nhớ kiến thức
nhanh, nhẹ nhàng, bền vững. Các em tìm được từ, đặt câu, sửa câu sai nhanh, dễ
nhớ.
Để tiến hành trò chơi cho tiết học (Tập đọc, Luyện từ và câu, tập làm văn)
giúp học sinh củng cố cách dùng từ đặt câu tả cảnh, tôi thường tiến hành các
bước sau:
Bước 1: Hướng dẫn và nêu yêu cầu thực hiện. (VD cho đoạn văn, hoặc
một sớ từ có từ tả cảnh, tìm từ tả cảnh trong đoạn vừa đọc).
Bước 2: Luật chơi và cách chơi (Chú ý người làm trọng tài cùng giáo viên)
Bước 3: Chơi và công bố kết quả.
Bước 4: Đặt câu với từ vừa tìm được theo cách tả của em.
Bước 5: HS nhận xét sửa câu sai, GV tổng kết ý vừa thực hiện.
Ví dụ: Khi dạy học mơn Luyện từ và câu ở bài tập “Tìm các từ ngữ miêu
tả khơng gian”. GV chia nhóm tổ chức cho học sinh thi tìm từ, nhóm nào tìm
nhanh, nhiều và đúng thì nhóm đó thắng cuộc. (hoặc có thể cho học sinh chơi trò
chơi “Truyền điện ” để thi tìm từ nhanh và đặt câu nhanh. Mỗi học sinh tìm nêu

1 từ và đặt câu với từ đó). Qua cuộc chơi học sinh sẽ có thêm những từ ngữ cần
thiết vừa biết cách sử dụng từ để đặt câu phục vụ cho bài làm của mình. biết sửa
câu sai, chọn từ ngữ đặt câu miêu tả hay, sát thực.
g. Thông qua việc đọc sách.
Khi dạy xong bài học giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm về cách
miêu tả phải cụ thể về đối tượng miêu tả qua các bài văn tả cảnh.
Ngơn ngữ góp phần làm cho bài văn tả cảnh trở nên sinh động và tạo
hình. Khi hướng dẫn học sinh sử dụng ngơn ngữ tả cảnh giáo viên cần hướng
dẫn các em sử dụng tính từ chỉ màu sắc, hình khới, tính chất…các từ tượng
thanh và tượng hình, các phép so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…Nếu học sinh biết sử
10


dụng khéo chúng ta sẽ phối hợp với nhau, đan cài vào nhau dệt nên bức tranh
phong cảnh bằng ngôn từ nhiều màu sắc, có góc cạnh.
Sự sớng của bài văn nằm trong hình ảnh. Khi sử dụng hợp lí các biện
pháp tu từ sẽ giúp cho hình ảnh trở nên sớng động gợi cảm, gợi hình. Học sinh
thu nhận các cảm xúc, các liên tưởng, hồi tưởng, so sánh do các đặc điểm của
cảnh vật mang lại. Tìm tịi các từ ngữ thích hợp để diễn đạt các đặc điểm đặc sắc
hay độc đáo ở cảnh vật do từng giác quan mang lại.Thông qua việc sử dụng
ngôn từ và hình ảnh học sinh có thể bộc lộ cảm xúc của mình khi viết khiến bài
văn chân thực và đặc trưng riêng của cá nhân mỗi học sinh.
Qua các buổi học tôi đã hướng dẫn thêm cho học sinh cách khai thác tả
chi tiết để giúp học sinh củng cố kiến thức đã học. Các phần đọc thêm tài liệu,
tôi hướng dẫn để các em đọc theo tên các sách tham khảo có ở Thư viện, trong
giờ ra chơi.
Với cách làm này học sinh biết chọn từ ngữ, hình ảnh gợi tả, gợi cảm cho
bài văn giàu cảm xúc và chính xác hơn.
2.3.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh sử dụng các biện pháp nghệ
thuật trong tả cảnh.

Để giúp học sinh viết văn hay, phong phú trong các giờ từ ngữ, văn
miệng, tôi thường hướng dẫn cho học sinh lựa chọn từ đúng, chính xác, phù hợp
với văn cảnh.
a. Sử dụng từ hay.
Do chưa hiểu hết nghĩa từ nên trong khi làm bài các em còn sử dụng từ
chưa đúng, chưa hay. Chính vì thế nên khi dạy học tơi thường cho học sinh tìm
từ và đặt câu với từ vừa tìm được, vì có từ đưa vào văn cảnh các em mới có thể
hiểu được nghĩa của nó. Chính vì vậy bài làm của các em đã tránh được những
lỗi khơng đáng có.
Ví dụ: Khi lập dàn ý bài văn tả cảnh một buổi sáng( hoặc trưa, chiều)
trong vườn cây(hay trong công viên, trên đường phố, trên cánh đồng, nương rẫy)
Bài tập 2- Sách giáo khoa Tiếng Việt 5, tập 1, trang 14, em Lê Quốc Anh viết: “
Đàn bướm bay lịng vịng quanh những khóm hoa”. Tơi đã cho các em nhận xét
và có em đã biết thay cụm từ “ lòng vòng quanh” bằng cụm từ “ nhẹ nhàng vờn
quanh”, “dập dờn vờn quanh ”… Hoặc tả vườn hoa trong công viên em Cao
Phương Oanh viết: “ Cây hoa hồng đang khoe bộ váy màu đỏ nhung của mình
để mua chuộc ong bướm”. Sau khi gợi ý cho học sinh, các em đã sửa câu văn
hay hơn: “ Cây hoa hồng đang khoe bộ váy màu đỏ nhung của mình để quyến rũ
những chú ong cơ bướm”.
11


Có thể nói sử dụng từ ngữ hay, chính xác đới với học sinh cịn rất khó
khăn nên tơi đã khơng ngừng chỉnh lý, bổ sung giúp các em có kỹ năng đó trong
tiết trả bài và khi học sinh lập dàn ý.
b. Sử dụng biện pháp so sánh.
- So sánh: Muốn viết được những câu văn miêu tả chứa đầy hình ảnh và
giàu cảm xúc chúng ta khơng thể không sử dụng các biện pháp như so sánh,
tưởng tượng, điệp từ, điệp ngữ... Nhưng cái khó ở đây là hướng dẫn các em so
sánh tưởng tưởng sao cho không trở thành công thức.

Mặt khác tôi thường ra thêm các bài tập về dùng từ so sánh để học sinh
viết văn sát thực hơn, gợi cảm hơn.
Ví dụ: So sánh và điền tiếp vào chỗ trống để tạo thành những câu văn có hình
ảnh so sánh gợi tả.
- Những tàu dừa như… đang vẫy gọi đàn chim.
( những chiếc lược khổng lồ)
- Những dịng sơng quanh co như… qua cánh đồng xanh mướt lúa khoai.
( một con rắn lượn trườn hay dải lụa đào)
* Tập lới nói nhân hóa: Một bài văn viết hay, sinh động là có sử dụng
nghệ tḥt nhân hóa. Tơi đã cho các em làm một sớ bài tập nhỏ: Dùng biện
pháp nhân hóa để sửa lại các câu dưới đây:
- Mấy con chim hót ríu rít trong bụi cây.
( Gợi ý: Mấy con chim đang ríu rít trị chuyện với nhau trong bụi cây).
- Ánh trăng chiếu qua kẽ lá. ( Gợi ý: Trăng vạch kẽ lá nhìn xuống)
- Ánh trăng chiếu x́ng mái nhà và mảnh sân xinh xắn.
( Gợi ý: ánh trăng ôm lấy mái nhà và mảnh sân xinh xắn).
Có khi việc hướng dẫn học sinh kĩ thuật dùng từ, xây dựng câu văn tôi lại
nhấn mạnh một số hoạt động sau:
- Cho học sinh tham khảo một số đoạn văn hay, yêu cầu các em tìm ra câu
văn hay, từ “đắt” trong câu.
- Hướng dẫn học sinh thử bỏ hoặc thay thế câu, từ đó, rồi so sánh với
đoạn văn ban đầu.
- Giúp học sinh nhận ra: cần phải lựa chọn từ ngữ gợi hình ảnh, âm thanh,
cảm xúc (chú ý các từ láy)
- Ví dụ: Đoạn văn:
Tôi dắt em đi dạo quanh vườn, nhặt những bơng bưởi trắng ngần cịn lấm
tấm sương đêm về bày chơi đồ hàng. Những chùm hoa nắng lung linh trên áo,
12



trên mặt chúng tôi. Vài con chim chăm chỉ rủ nhau đi kiếm mồi, thỉnh thoảng lại
để rơi giọng hót.
Đã lâu rồi tôi mới trở về thăm chốn cũ, nơi có dịng sơng lượn lờ ́n
khúc. Bên kia tả ngạn, nhà ngoại tơi thấp thống sau những lùm cây bớn mùa
xum xuê trĩu quả. Những trưa hạ vàng, bạn bè tôi thường sang chơi cho mùa trái
chín thêm đậm đà vị ngọt.
c. Sử dụng biện pháp gợi tả.
Ngoài biện pháp so sánh trong khi tả cảnh để làm nổi bật đới tượng miêu
tả thì người tả cần làm rõ đặc điểm riêng của đới tượng đó bằng cách sử dụng
các từ ngữ gợi tả (từ láy, từ ghép…gợi tả hình dáng). Sử dụng các từ ngữ tinh tế,
gợi cảm và một sớ biện pháp tu từ như nhân hóa, ẩn dụ. Tơi ln có ý thức bổ
sung vào vớn từ ngữ của học sinh những từ ngữ mang tính gợi cảm và tơi cho
rằng những từ ngữ đó ln rất cần thiết, không thể thiếu được trong văn miêu tả.
Các em có thể sử dụng từ ngữ để đặt câu đúng câu hay hoặc giáo viên ra
bài tập cho các em làm. Để các em nắm được giá trị gợi tả, sử dụng của từ,
chúng ta có thể cho các em tìm từ điền vào chỗ trớng cho trước một số từ. Cách
làm này ở cuộc thi bảy sắc cầu vồng thường có.
Ví dụ: Em hãy điền những từ ngữ sau vào chỗ chấm sao cho câu thơ đúng
và gợi tả nhất: ríu rít, thánh thót, râm ran…
Ḿn bài văn tả cảnh được tốt cái giản đơn nhất nhưng cũng khó nhất là
dùng từ chính xác. Loại từ cần thiết và có giá trị nhất là từ láy, từ tượng thanh,
tượng hình.
Để đưa từ láy vào làm văn tả cảnh thì khi dạy từ ngữ giáo viên phải cung
cấp kiến thức về từ láy, ý nghĩa giảm nhẹ, và mạnh thêm của từ láy đó. Từ đó
hình thành kỹ năng cho các em khi làm văn chúng ta nên sử dụng từ láy. Đặc
biệt hơn nữa là tượng thanh, tượng hình.
Ngồi việc sử dụng từ láy để làm cho bài văn tả cảnh sinh động, giàu hình
ảnh thì học sinh còn phải biết chọn từ ngữ để khắc đậm nội dung, đặc điểm đối
tượng miêu tả.
Tôi đã giúp học sinh dùng từ ngữ khi làm văn miêu tả sao cho phù hợp.

2.3.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt bài văn tả cảnh.
Bước 1. Quan sát, chọn những nét chi tiết, đặc tính riêng của đối tượng.
Bước 2. Lập dàn ý
Bước 3. Thực hành làm bài theo từng phần
Tôi cho HS thực hiện các phần theo yêu cầu
13


Học sinh nhận xét, trao đổi.
Bước 4. Củng cố
Tôi yêu cầu học sinh nhắc lại các ý.
- Để làm tốt được bài tập làm văn miêu tả, giáo viên cần yêu cầu học sinh
có sự chuẩn bị bài trước khi đến lớp, đó là nhắc các em quan sát kĩ cảnh vật, sự
vật hoặc một người nào đó trước khi vào học bài mới, điều này giáo viên nhắc
nhở các em trong phần dặn dị ći buổi học. Bởi học sinh hay nghĩ rằng với cảnh
vật quen thuộc hằng ngày thì khơng cần phải quan sát lại, điều này là hoàn toàn
sai lầm. Sự tiếp xúc hằng ngày chỉ cho ta những nhận biết hời hợt, chung chung,
chưa toàn diện. Có quan sát kĩ nhiều mặt, nhiều lượt, bằng nhiều giác quan thì
mới có những hiểu biết đầy đủ, phong phú và chính xác. Quan sát trực tiếp còn
cho ta những cảm xúc “nóng hổi” để đưa vào bài viết, tránh được sự tẻ nhạt.
- Bên cạnh, giáo viên cần nhắc các em quan sát phải đi đôi với việc tìm từ
ngữ để diễn tả đúng và sinh động điều đã quan sát được.
- Cân nhắc để lựa chọn được một thứ tự sắp xếp các chi tiết sẽ tả mà mình
coi là thích hợp hơn cả.
- Khi vào học bài mới, giáo viên luôn nhắc học sinh nhớ: Mỗi bài tập làm
văn cần có bớ cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. Với mỗi bài tập làm văn,
công việc đầu tiên của tôi là yêu cầu học sinh tìm hiểu đề bài; học sinh đọc kĩ đề
bài nhiều lần rồi trả lời các câu hỏi về vấn đề chính trong đề bài.
+ Đề bài thuộc thể loại gì ? Đề bài yêu cầu tả gì ?
- Giáo viên gạch chân bằng phấn màu dưới các từ ngữ quan trọng để học

sinh chú ý.
- Nếu đối tượng miêu tả không thực tế và gần gũi với học sinh (tả cảnh con
sơng, tả cảnh ở cơng viên, …) thì giáo viên cần giới thiệu một số tranh ảnh
minh họa cho học sinh quan sát.
- Hướng dẫn học sinh lập dàn ý từ những điều đã quan sát được.
Ví dụ:
* Quan sát trường em. Từ những điều đã quan sát được, lập dàn ý cho bài
tập làm văn miêu tả ngôi trường (sách Tiếng Việt 5 tập 1 trang 43).
- Trước khi hướng dẫn học sinh lập dàn ý, nhắc học sinh một sớ điểm lưu ý:
+ Có thể tả ngôi trường vào một thời điểm nhất định (sáng - trưa - chiều;
mùa đơng - mùa hè…); Cũng có thể tả ngôi trường với cảnh sắc thay đổi theo
thời gian (Từ sáng đến chiều; từ mùa xuân đến mùa hè...)
14


+ Nên tả theo trình tự quan sát sát từ xa đến gần, từ ngoài vào trong…hoặc
ngược lại, tả gần đến xa, từ trong ra ngồi…
+ Ngơi trường nào cũng gắn với các hoạt động của thầy và trò. Tuy nhiên
chỉ nên tả lướt qua hoạt động này để không biến bài tập làm văn tả cảnh thành
bài tập làm văn tả cảnh sinh hoạt.
Sau khi nêu một số điểm lưu ý để học sinh nhớ, giáo viên hướng dẫn học
sinh cách lập dàn bài.
- Giúp học sinh nắm yêu cầu của bài: Miêu tả ngôi trường.
- Nhắc học sinh: Dàn ý cũng cần có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.
- Phần mở bài cần giới thiệu bao quát:
+ Vị trí của ngôi trường: Ngôi trường nằm ở đâu ? Quay mặt về hướng nào?
+ Đặc điểm nổi bật của ngôi trường.
- Phần thân bài gồm các ý:
+ Tả từng phần của cảnh trường:
Cổng trường (cổng như thế nào? Bản tên trường ra sao ?).

Sân trường (sân trường ra sao? Cột cờ, cây cối như thế nào?).
Lớp học (các tòa nhà như thế nào? Các lớp học được trang trí ra sao?)
- Phần kết bài cần nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường.
Như vậy, mỗi em mỗi ý, mỗi vẻ khác nhau nhưng đều bảo đảm đủ ý chính.
Mỗi dạng đề chọn đối tượng khác nhau và thực hiện tiết học buổi chiều để
củng cố cho HS. Tuyên dương những học sinh có đoạn viết bài viết hay.
Để giúp học sinh biết được văn tả cảnh nói riêng phải khác câu văn kể ở
chỗ nào, tơi đã giúp học sinh phân biệt câu kể và câu tả, trong văn tả người, đó là:
Bảng khái quát sự nhận diện về câu kể bình thường với câu tả cảnh.
Câu kể

Câu tả

Hình thức

Là câu theo cấu trúc đơn Là câu theo cấu trúc nhưng dài
giản về đối tượng tả.
hơn chi tiết hơn về đối tượng tả.

Nội dung

Nêu khái quát sự vật (đối Nêu chi tiết đặc điểm (đối tượng
tượng tả)
tả)

Mức độ sử Ít dùng từ gợi tả (Chỉ nêu Sử dụng từ gợi tả (từ gợi tả hình
dụng
tên sự vật nói đến).
dáng, từ láy) nhiều.


15


Bên cạnh đó, học sinh cần nhớ được câu tả thường giàu hình ảnh, diễn tả
ý phong phú, sinh động, được sử dụng các biện pháp ví von, so sánh, mạch lạc
hơn (câu văn giàu cảm xúc hơn).
Như vậy tôi đã giúp học sinh biết câu văn tả hay sử dụng các từ láy, biện
pháp nhân hoá, so sánh,… và được mở rộng thêm các thành phần chính hoặc
phụ của câu văn kể,... hợp lý để tăng sức gợi tả, gợi cảm xúc.
Tóm lại: Để giúp học sinh có câu văn tả giàu hình ảnh, gợi cảm xúc giáo
viên cần phải giúp các em biết mở rộng thêm các thành phần của câu.
Với cách làm này, tôi đã giúp các em viết câu tả giàu cảm xúc và hay hơn.
2.3.4. Biện pháp 4: Hướng dẫn học sinh cách liên kết câu trong đoạn văn.
Sự liên kết giữa các vế câu, câu, đoạn trong văn bản là một yếu tố rất cần
thiết cho sự thành công của một bài văn, thiếu sự liên kết này bài văn thiếu chặt
chẽ, khơng thốt ý. Tơi đã giúp học sinh làm như sau:
Về hình thức: Trong 3 phần của bài văn phần mở bài và kết bài thường là
một đoạn.
Thân bài: Tập trung tả cảnh vật chi tiết theo một trình tự nhất định. (Tả
từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian). Khi tả kết hợp
lồng cảm nhận của mình có thể dùng các biện pháp nghệ tḥt để diễn đạt, làm
toát lên đặc trưng riêng của cảnh và cảm xúc của mình với cảnh miêu tả.
Trong đó có sự liên kết câu và sự liên kết đoạn.
+ Liên kết câu: thường dùng dấu phẩy, chấm phẩy từ chỉ quan hệ.
+ Liên kết đoạn: Tôi chú ý đến câu mở đầu của đoạn.
Tôi hướng dẫn học sinh viết bài văn tả cảnh thành nhiều đoạn, mỗi đoạn
tả một bộ phận của cảnh. Như vậy các đoạn đều có nội dung tập trung miêu tả
cảnh định tả.
Khi hướng dẫn học sinh viết đoạn, giáo viên phải hướng dẫn các em đảm
bảo có sự liên kết chặt chẽ về ý nghĩa giữa các câu trong đoạn để cùng tả những

đối tượng có quan hệ mật thiết với nhau trong cảnh. Các đoạn văn trong bài liên
kết với nhau thành một bài văn hồn chỉnh. Trong đoạn văn ln có câu chủ đề
hoặc câu kết đoạn. Câu chủ đề thường đứng ở đầu đoạn diễn dịch tóm tắt tồn
bộ nội dung đoạn. Câu kết đoạn thường đứng ở cuối đoạn quy nạp.
Thường thì trong văn tả cảnh khi miêu tả theo trình tự thời gian người ta
hay dùng các từ chỉ thời gian để liên kết đoạn. Còn miêu tả theo thứ tự khơng
gian thì dùng các từ chỉ vị trí.
16


Khi xây dựng đoạn văn trong bài văn tả cảnh giáo viên cần hướng dẫn học
sinh dựa vào nội dung dàn ý phát triển đoạn thì nội dung các đoạn không bị lặp
dàn ý, đồng thời nội dung phong phú xúc tích.
- Ví dụ: Tác giả đã sử dụng quan hệ từ để liên kết câu trong đoạn văn:
“Tiếng gì xa vắng thế? Tiếng võng kẽo kẹt kêu buồn buồn từ nhà ai vọng lại.
Thỉnh thoảng, câu hát ru em cất lên từng đoạn ạ ời... Hình như chị ru em. Em
ngủ và chị cũng thiu thiu ngủ theo. Em chợt thức làm chị bừng tỉnh và tiếp tục
câu ạ ời. Cho nên câu hát cứ cất lên từng đoạn rồi ngừng lại rồi cất lên, rồi lại
lim đi trong cái nặng nề của hai mi mắt khép lại” (SGK Tiếng Việt 5 - Tập 1
trang 13) [3]
c. Sử dụng các phép liên kết câu trong văn bản là phép nối, phép lặp,
phép thế, liên tưởng.
Nhưng đối với học sinh lớp 5 chưa học trong đầu năm học. Vì vậy, bằng
sự hiểu biết của mình, giáo viên chỉ cần hướng dẫn học sinh sắp xếp các câu văn
trình tự miêu tả theo cách cảm nhận của mình sao cho hợp lý. Giáo viên cần lưu
ý học sinh khi sử dụng cách liên kết này tránh những trường hợp học sinh sử
dụng lặp từ nhưng khơng có tác dụng liên kết câu lại làm cho câu văn trở nên
rườm rà.
2.3.5. Biện pháp 5: Học tập đoạn văn, bài văn hay.
Ngoài cung cấp vốn từ và việc hướng dẫn cho học sinh cách dùng từ đặt

câu, cách liên kết câu, cách dùng dâu câu thì việc cho học sinh học tập những
đoạn văn hay, bài văn hay của bạn và trong sách tham khảo cũng là một trong
những biện pháp giúp cho học sinh làm bài được tốt hơn. Việc học tập đoạn văn
hay, bài văn hay giáo viên có thể thực hiện thông qua cả các tiết Luyện từ và
câu, Tập đọc, Tập làm văn,…
- Qua những tiết tập đọc với những bài văn, đoạn văn có liên quan đến tả
cảnh (như bài “Quang cảnh làng mạc ngày mùa ”, “Kì diệu rừng xanh”…)
- Qua những tiết làm văn miệng, hay tiết trả bài, qua những đoạn văn của
bạn, các em cảm thụ được cái hay cái đẹp hay những cái còn chưa hay trong
việc dùng từ đặt câu, cách liên kết câu. Từ đó biết vận dụng vào bài viết của
mình, đồng thời những học sinh có bài viết cũng được các bạn đánh giá để nhận
thấy được những thiếu sót cần bổ sung cho bài của mình được hay hơn. Giáo
viên cũng có thể chọn những đoạn văn, những câu văn trong sách tham khảo đọc
cho học sinh nghe để các em phân tích tìm ra được cái hay trong cách dùng từ
17


đặt câu, cách sử dụng các biện pháp miêu tả để giúp các em học tập từ đó sử
dụng trong bài viết của mình.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
Sau khi sử dụng các biện pháp trên trong quá trình dạy bài văn tả cảnh,
học sinh tiếp thu bài một cách tích cực, kết quả được thể hiện ngay trong bài
viết, các em đã dùng từ một cách chính xác, vốn từ được sử dụng phong phú
hơn, câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm mơ tả chính xác và lưu lốt hơn. Kết quả
ći cùng khi tiến hành kiểm tra với đề bài: "Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn
bó với em trong nhiều năm qua", tôi thu được như sau:
Bảng 2: Kết quả khảo sát bài văn tả cảnh học sinh lớp 5Đ - Năm học
2020- 2021 (Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm).
Tổng số bài


41 bài

Điểm giỏi

Điểm khá

Điểm TB

Điểm yếu

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

12

29,3

%

21

51,2
%

7

17,1
%

1

2,4%

Dựa vào kết quả làm bài của học sinh ở bảng tổng hợp trên ta thấy chất
lượng đã tăng lên rõ rệt. Nên theo tôi để bài viết của học sinh đạt yêu cầu về
cách dùng từ đặt câu, triển khai ý thành đoạn văn, bài văn đạt yêu cầu (hay) thì
cần phải có biện pháp cụ thể hướng dẫn giúp cho học sinh có được vớn từ ngữ
phong phú và biết cách dùng từ ngữ, các biện pháp nghệ thuật miêu tả, cách đặt
câu, cách liên kết câu, cách sử dụng dấu câu cũng như được sửa chữa bổ sung
ngay trước khi tiến hành bài viết chứ không để đến tiết trả bài mới sửa chữa thì
sớ lượng lỗi vẫn mắc trong bài viết.
Khi áp dụng những biện pháp này vào thực tế lớp tơi, tơi nhận thấy có
những ưu điểm, nhược điểm sau đây:
* Ưu điểm
- Học sinh có vớn từ ngữ phong phú để phục vụ cho việc đặt câu, triển
khai ý thành đoạn văn, bài văn.
- Giúp cho học sinh một số kiến thức cơ bản về từ ngữ, ngữ pháp cần thiết

phải vận dụng vào bất kỳ bài văn nào, đó là viết câu đúng ngữ pháp, sắp xếp các
18


câu văn hợp lý, lô gíc, chặt chẽ về ý, cách dùng dấu câu, cách mở rộng các thành
phần phụ trong câu.
- Biết đặt câu văn tả, qua đó phân biệt được câu văn tả và câu văn kể.
* Nhược điểm:
Biện pháp này u cầu địi hỏi phải có thời gian tương đối dài và phải
được củng cố thường xuyên và cần phải kiên trì.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHI
3.1. Kết lun
Trên đây là một số biện pháp của bản thân tôi đà nghiên
cứu và áp dụng đối với học của lớp chủ nhiệm mà tôi thấy để
các em làm đợc một bài văn tả cảnh hay giáo viên phải giúp học
sinh:
- Có đợc một vốn từ cần thiết (thông qua mở rộng vốn từ ở
các chủ điểm) để các em có vốn từ ngữ đa dạng phong phú
từ đó biết cách sử dụng từ ngữ miêu tả đối tợng sinh ®éng.
- BiÕt c¸ch dïng c¸c biƯn ph¸p tu tõ (so sánh, nhân hoá,
điệp ngữ, lặp từ) để miêu tả. Cách đặt câu miêu tả. Cách
liên kết câu thành đoạn và liên kết các đoạn thành bài. Cách
trình bày bài văn.
- Ngoài ra để có đợc một bài tập làm văn tốt (một văn bản
hoàn chỉnh) học sinh cần phải thực hiện các bớc phân tích,
tổng hợp có tính hệ thống, phải biết vận dụng tất cả các kiến
thức, kỹ năng đà đợc học và đợc thực hành vào các khâu: Quan
sát, tìm ý, lập dàn bài chi tiết, trình bày miệng, viết bài, sữa
chữa bài, rút kinh nghiệm. Do đó mỗi khâu là một mắt xích
trong cả dây chuyền hình thành kiến thức, kỹ năng, kĩ xảo

cho học sinh về viết bài văn. Vì vậy trong mỗi khâu phải đảm
bảo tính chặt chẽ, chính xác.
- Khi tiến hành các biện pháp để giúp học sinh làm tốt
dạng văn tả cảnh trong phân môn Tập làm văn. Muốn giảng dạy
có hiệu quả, thì ngời giáo viên và cả học sinh để phải có tính
kiên trì, bền bỉ, bởi vì nó cần phải có thời gian dài. Việc triển
khai các biện pháp này cần đợc tổ chức ngay trên lớp học và cả
bài thực hành về nhà của học sinh.
19


- Khi đà đợc hớng dẫn cặn kẽ tất cả các học sinh đều hứng
thú học và học có kết quả, kết quả này đà đợc thay đổi ngay
trong giờ tập làm văn miệng, tiếp đó học sinh sửa chữa thêm
một số điểm nữa, đến tiết viết bài các em đà làm bài rất say
mê, tự tin. Khi đó bài tập làm văn đà hạn chế đợc rất nhiều thời
gian trong việc hớng dẫn học sinh chữa lỗi. [5]
3.2. Kin ngh
1. i vi giỏo viờn
- Nắm vững nội dung, chơng trình giảng dạy phân
môn Tập làm văn ở Tiểu học nói chung và dạng văn tả cảnh ở
lớp 5 nói riêng.
- Nghiên cứu hình thức, phơng pháp giảng dạy cho phù
hợp với nội dung từng bài và đối tợng học sinh, chuẩn bị bài
chu đáo từ việc lập kế hoạch bài dạy, chuẩn bị đồ dùng dạy
học,... để tiết học diễn ra nhẹ nhàng, hiệu quả, lấy học sinh
làm trung tâm.
- Phối hợp cho các em học tốt các phân môn Luyện từ và
câu, Tập đọc, Kể chuyện.
- Xây dựng cho học sinh thói quen thích đọc, tìm đọc

sách và ghi chép những thông tin cần thiết khi đọc.
- Rèn cho học sinh kĩ năng quan sát, ghi chép những
điều đà quan sát đợc.
- Gần gũi, trò chuyện để học sinh trình bày ý kiến của
mình. Khen ngợi, động viên kịp thời những em làm tốt. Đồng
thời góp ý khéo léo những em làm bài cha đi đúng trọng
tâm, cha sáng tạo.
- Nắm bắt từng đối tợng cụ thể giao nhiệm vụ phù hợp
đảm bảo vừa sức để học sinh cã høng thó häc tËp. Tỉ chøc
nhiỊu h×nh thøc häc tập để khỏi gây nhàm chán cho học
sinh.
Bên cạnh những việc làm trên, tôi mong muốn các nhà
giáo dục khi thay đổi sách giáo khoa, tài liệu giữa năm tr ớc
và năm sau cần nghiên cứu kỹ, sửa đổi văn bản chuẩn để
giáo viên nắm bắt kịp thời và có tài liệu chuẩn trong giảng
dạy.
20


2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo
Tổ chức hội thảo khoa học SKKN để phổ biến kinh nghiệm hay cho giáo
viên nhất là phân môn tập làm văn.
Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm của tụi giúp học sinh lớp 5
làm tốt dạng văn tả c¶nh. Tuy nhiên, trong q trình suy nghĩ và thực hành
khơng tránh khỏi những thiếu sót tơi mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa
học các cấp và các bạn đồng nghiệp để sáng kiến của tôi được hon chnh hn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
XC NHN
Thanh Hố, ngày 28 tháng 3 năm
2021

CỦA HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG
Tơi xin cam đoan đây là sáng kiến
kinh nghiệm của mình viết, không
sao chép nội dung của người khác
Người thực hiện

Đặng Thị Lan Anh
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nâng cao kỹ năng Tập làm văn (Dành cho học sinh Tiểu học)
Tác giả Tạ Đức Hiển
[2] Tuyển chọn những bài văn mẫu (Dành cho học sinh Tiểu học)
Tác giả Ngọc Xuân Quỳnh
[3] Sách Giáo khoa Tiếng Việt 5 tập 1, tập 2.
[4]. Sách giáo viên Tiếng Việt tập 1, tập 2 - Nhà XBGD.
[5]. Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 làm tốt dạng văn tả người.
Đặng Thị Lan Anh
DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SKKN ĐÃ ĐẠT GIẢI

T
T

Tên đề tài SKKN

Cấp đánh
giá xếp loại
(Phòng, Sở,
Tỉnh, ...)

Kết quả
đánh giá

xếp loại (A,
B, hoặc C)

Năm học
đánh giá
xếp loại
21


1
2
3
4
5

6

7

Một sớ kinh nghiệm giúp học
sinh lớp 1 giải tốn có lời văn.
Sử dụng trị chơi trong dạy học
Tiếng Việt lớp 1.
Sử dụng trị chơi trong dạy học
Tốn lớp 1.
Hướng dẫn học sinh học tốt
phân môn Tập đọc lớp 5.
Hướng dẫn học sinh học tốt
phân môn Tập đọc lớp 5.
Đưa trị chơi dân gian vào tiết

Hoạt động Giáo dục ngồi giờ
lên lớp nhằm phát huy vai trò
nhận thức của học sinh lớp 5 .
Một số biện pháp giúp học sinh
lớp 5 làm tớt dạng văn tả người.

Cấp phịng

C

2004 - 2005

Cấp phòng

B

2006 - 2007

Cấp phòng
Cấp phòng
Cấp Sở

C
C
C

2008 - 2009
2010 - 2011
2012 - 2013


Cấp Sở

C

2015 - 2016

Cấp Sở

B

2017 - 2018

22


PHỤ LỤC



×