Tải bản đầy đủ (.docx) (101 trang)

Boi duong GV day Tin hoc tu chon lop 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.51 KB, 101 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1></div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>PHẦN 1 </b>


<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG</b>


<b>I. CÁC CĂN CỨ CỦA VIỆC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GD PHỔ THƠNG</b>
<b>1. Căn cứ pháp lý</b>


a) Luật Giáo dục 2005 Điều 29 mục II :


<i>“ Chương trình giáo dục phổ thơng thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định</i>
<i>chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông,</i>
<i>phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá</i>
<i>kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục</i>
<i>phổ thơng”</i>.


Vậy, đổi mới chương trình giáo dục phổ thơng phải là một quá trình đổi
mới: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá, cách xây dựng
chương trình từ quan niệm cho đến quy trình kỹ thuật vvà đổi mới những hoạt
động quản lý của toàn bộ quá trình này.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

tạo sự cân đối về cơ cấu nguồn nhân lực; bảo đảm sự thống nhất về chuẩn
kiến thức và kỹ năng, có phương án vận dụng chương trình, sách giáo khoa
phù hợp với hồn cảnh và điều kiện của các địa bàn khác nhau. Đổi mới nội
dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải thực hiện
đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học, tổ chức đánh giá,
thi cử, chuẩn hoá trường sở, đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và công tác quản lý
giáo dục.”


c) Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 14/2001/CT-TTg về việc đổi mới
chương trình giáo dục phổ thơng thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH10 của
Quốc hội khoá X và Chỉ thị số 30/1998/CT-TTg về điều chỉnh chủ trương phân


ban ở phổ thông trung học và đào tạo hai giai đoạn ở đại học, nêu rõ các yêu cầu,
các công việc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan có liên quan phải khẩn
trương tiến hành.


<b>2. Căn cứ khoa học và thực tiễn </b>


a) Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội đối với việc đào tạo nguồn
nhân lực trong giai đoạn mới.


Đất nước ta đang bước vào giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hoá (CNH,
HĐH) với mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ từ một nước nông nghiệp về cơ
bản trở thành nước công nghiệp, hội nhập với cộng đồng quốc tế. Nhân tố quyết
định thắng lợi của công cuộc CNH, HĐH và hội nhập quốc tế là con người, là
nguồn lực người Việt Nam được phát triển về số lượng và chất lượng trên cơ sở
mặt bằng dân trí được nâng cao. Việc này cần được bắt đầu từ giáo dục phổ
thông, mà trước hết là phải bắt đầu từ việc xác định mục tiêu đào tạo như là xác
định những gì cần đạt được của người học sau một q trình đào tạo. Nói chung
đó là một hệ thống phẩm chất và năng lực được hình thành trên một nền tảng
kiến thức, kĩ năng đủ và chắc chắn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

tiếp tục học tập suốt đời. Xã hội đòi hỏi người có học vấn hiện đại khơng chỉ
có khả năng lấy ra từ trí nhớ các tri thức dưới dạng có sẵn, đã lĩnh hội ở nhà
trường phổ thơng mà cịn phải có năng lực chiếm lĩnh, sử dụng các tri thức
mới một cách độc lập; khả năng đánh giá các sự kiện, các tư tưởng, các hiện
tượng mới một cách thông minh, sáng suốt khi gặp trong cuộc sống, trong lao
động và trong quan hệ với mọi người. Nội dung học vấn được hình thành và
phát triển trong nhà trường phải góp phần quan trọng để phát triển hứng thú
và năng lực nhận thức của học sinh; cung cấp cho học sinh những kỹ năng
cần thiết cho việc tự học và tự giáo dục sau này. Chương trình và sách giáo
khoa phải góp phần tích cực trong việc thực hiện yêu cầu đó.



c) Do có những thay đổi trong đối tượng giáo dục. Những kết quả nghiên cứu
tâm-sinh lý của học sinh và điều tra xã hội học gần đây trên thế giới cũng như
ở nước ta cho thấy thanh thiếu niên có những thay đổi lớn trong sự phát triển
tâm-sinh lý. Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông,
trong bối cảnh hội nhập, mở rộng giao lưu, học sinh được tiếp nhận nhiều
nguồn thông tin đa dạng, phong phú từ nhiều mặt của cuộc sống, có hiểu biết
nhiều hơn, linh hoạt và thực tế hơn so với các thế hệ cùng lứa tuổi trước đây
mấy chục năm, đặc biệt là học sinh bậc trung học. Trong học tập, họ khơng
thoả mãn với vai trị của người tiếp thu thụ động, không chỉ chấp nhận các
giải pháp đã có sẵn được đưa ra. Như vậy, ở lứa tuổi này nảy sinh một yêu
cầu và cũng là một quá trình: sự lĩnh hội độc lập các tri thức và phát triển kỹ
năng. Nhưng các phương thức học tập tự lập ở học sinh nếu muốn được hình
thành và phát triển một cách có chủ định thì cần thiết phải có sự hướng dẫn
đồng thời tạo các điều kiện thuận lợi. Chương trình và đặc biệt là sách giáo
khoa có một vai trị hết sức quan trọng.


d) Cần phải cùng hoà chung với xu thế đổi mới tiến bộ trên thế giới trong lĩnh
vực chương trình, sách giáo khoa, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay.


Đây cũng là một trong những yêu cầu cần thiết, đặc biệt là các bối cảnh
thế giới hiện nay với xu thế hoà nhập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

nước đều hướng tới việc thực hiện yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, trực
tiếp góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng sống
của con người, khắc phục tình trạng học tập nặng nề, căng thẳng, ảnh hưởng
đến sức khoẻ, hứng thú và niềm tin đối với việc học tập của học sinh, tình
trạng giáo dục thốt ly đời sống, quá nhấn mạnh đến tính hệ thống, yêu cầu
quá cao về mặt lý thuyết mà coi nhẹ những tri thức và kỹ năng có liên quan
trực tiếp đến cuộc sống hàng ngày của học sinh khiến năng lực hoạt động thực


tiễn của người học bị hạn chế. Xu thế đổi mới cũng nhằm khắc phục tình
trạng sản phẩm của giáo dục không đáp ứng được yêu cầu biến đổi nhanh và
đa dạng của sự phát triển xã hội, sự bất bình đẳng về cơ hội tiếp nhận giáo
dục mà biểu hiện chủ yếu là sự cách biệt về điều kiện, về trình độ giữa các địa
phương và khu vực, cách biệt giữa giới tính và địa vị xã hội. Trào lưu cải cách
giáo dục lần thứ 3 của thế kỷ XX đang hướng vào việc khắc phục những biểu
hiện nói trên để chuẩn bị cho thế hệ trẻ ở các quốc gia bước vào thế kỷ XXI.


Từ tinh thần trên, việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thơng ở các
nước thường theo các xu thế sau:


- Quan tâm hơn nữa đến việc đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh
tế-xã hội và cạnh tranh quốc tế trong tương lai, góp phần thực hiện u cầu bình
đẳng và công bằng về cơ hội giáo dục.


- Nhấn mạnh việc gìn giữ bản sắc văn hố dân tộc, kế thừa truyền thống
tốt đẹp của mỗi quốc gia trong bối cảnh tồn cầu hố.


- Giúp trẻ em phát triển tri thức cơ bản, hình thành và phát triển khả
năng tư duy phê phán và kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề. Các yêu cầu
được ưu tiên phát triển là: các kỹ năng cơ bản, thói quen và năng lực tự học,
thói quen và năng lực vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày.


Nhìn chung, chương trình giáo dục phổ thơng của các nước trong khu
vực và trên thế giới đã coi trọng thực hành, vận dụng, nội dung chương trình
thường tinh giản, tập trung vào các kiến thức, kỹ năng cơ bản và thiết thực,
tích hợp được nhiều mặt giáo dục. Hình thức tổ chức dạy học rất đa dạng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

chiếm lĩnh tri thức mới và thực hành theo năng lực của người học. Các thông
tin trong sách giáo khoa thường đa dạng, phong phú, địi hỏi người học phải


có tư duy linh hoạt, có đầu óc phê phán mới phát hiện và giải quyết được vấn
đề.


<b>II. NHỮNG NGUYÊN TẮC ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC, SGK</b>
<b>PHỔ THƠNG Ở VIỆT NAM</b>


<i><b>a) Qn triệt mục tiêu giáo dục</b></i>


Chương trình và sách giáo khoa của giáo dục phổ thông phải là sự thể
hiện cụ thể của mục tiêu giáo dục qui định trong Luật giáo dục với những phẩm
chất và năng lực được hình thành và phát triển trên nền tảng kiến thức, kỹ năng
chắc chắn với mức độ phù hợp với đối tượng ở từng cấp học, bậc học. Làm
được như vậy thì chương trình và sách giáo khoa mới đóng góp một cách hiệu
quả vào quá trình chuẩn bị nguồn nhân lực của đất nước trong những thập kỷ
đầu thế kỷ XXI. Với yêu cầu xây dựng mục tiêu đã nêu, chương trình và sách
giáo khoa phải quan tâm đúng mức đến “<i>dạy chữ”</i> và “<i>dạy người"</i>, định hướng
nghề nghiệp cho người học trong hoàn cảnh mới của xã hội Việt Nam hiện đại.
<i><b>b) Đảm bảo tính khoa học và sư phạm</b></i>


Chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thơng phải là cơng trình
khoa học sư phạm, trong đó phải lựa chọn được các nội dung cơ bản, phổ
thông, cập nhật với những tiến bộ của khoa học, công nghệ, của kinh tế- xã
hội, gần gũi với đời sống và phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh
trong từng giai đoạn học tập, gắn bó với thực tế phát triển của đất nước, tích
hợp được nhiều mặt giáo dục trong từng đơn vị nội dung, nâng cao chất lượng
hoạt động thực hành, vận dụng theo năng lực từng đối tượng học sinh.
Chương trình mới sẽ tích hợp nội dung để tiến đến giảm số môn học, đặc biệt
ở các cấp học dưới, tinh giản nội dung và tăng cường mối liên hệ giữa các nội
dung, chuyển một số nội dung thành hoạt động giáo dục để góp phần giảm
nhẹ gánh nặng học tập ở các cấp học mà khơng giảm trình độ của chương


trình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

Một trong những trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa
giáo dục phổ thông là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện
dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh với sự tổ chức và
hướng dẫn đúng mực của giáo viên nhằm phát triển tư duy độc lập, sáng tạo
góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học
tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Tiếp tục tận dụng các ưu điểm của
phương pháp truyền thống và dần dần làm quen với những phương pháp dạy
học mới.


Đổi mới phương pháp dạy học luôn luôn đặt trong mối quan hệ với đổi
mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi
mới các hình thức tổ chức dạy học để phù hợp giữa dạy học cá nhân và các
nhóm nhỏ hoặc cả lớp, giữa dạy học ở trong phịng học và ngồi hiện trường;
đổi mới mơi trường giáo dục để học tập gắn với thực hành và vận dụng; đổi
mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua đổi mới nội dung, hình thức
kiểm tra, xây dựng các bộ công cụ đánh giá, phối hợp kiểu đánh giá truyền
thống với các trắc nghiệm khách quan đảm bảo đánh giá khách quan, trung
thực mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của từng học sinh.


<i><b>d) Đảm bảo tính thống nhất </b></i>


Chương trình giáo dục phổ thơng phải đảm bảo tính chỉnh thể qua việc
xác định mục tiêu, nội dung, định hướng phương pháp ... từ bậc tiểu học qua
trung học cơ sở đến trung học phổ thơng. Chương trình và sách giáo khoa phải
áp dụng thống nhất trong cả nước, đảm bảo sự bình đẳng thực sự trong giáo
dục, đặc biệt ở giai đoạn học tập cơ bản của các cấp, bậc học phổ cập giáo
dục. Tính thống nhất của chương trình và sách giáo khoa thể hiện ở:



- Mục tiêu giáo dục.


- Quan điểm khoa học và sư phạm xuyên suốt các môn học, các cấp bậc
học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

từng loại đối tượng học sinh; giải quyết một cách hợp lí giữa yêu cầu của tính
thống nhất với sự đa dạng về điều kiện học tập của học sinh.


<i><b>e) Đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng học sinh </b></i>
Chương trình và sách giáo khoa tạo cơ sở quan trọng để :


- Phát triển trình độ giáo dục cơ bản của nguồn nhân lực Việt Nam đáp
ứng giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước và đủ khả năng hợp tác,
cạnh tranh quốc tế.


- Phát triển năng lực của mỗi cá nhân, góp phần phát hiện và bồi dưỡng
các tài năng tương lai của đất nước bằng phương thức dạy học cá nhân hoá,
thực hiện dạy học các nội dung tự chọn khơng bắt buộc ngay từ tiểu học và
phân hố theo năng lực, sở trường ngày càng đậm nét qua các hình thức thích
hợp.


Chương trình và sách giáo khoa phải giúp cho mỗi học sinh với sự cố
gắng đúng mức của mình để có thể đạt được kết quả trong học tập, phát triển
năng lực và sở trường của bản thân.


<i><b>g) Quán triệt quan điểm mới trong biên soạn chương trình và sách giáo</b></i>
<i><b>khoa</b></i>


- Chương trình khơng chỉ nêu nội dung và thời lượng dạy học mà thực sự
là một kế hoạch hành động sư phạm, kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh


vực nội dung và phương pháp giáo dục, phương tiện dạy học và cách thức
đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo sự phát triển liên tục giữa các
cấp học, bậc học, đảm bảo tính liên thơng giữa giáo dục phổ thơng với giáo
dục chuyên nghiệp.


- Sách giáo khoa không đơn giản là tài liệu thơng báo các kiến thức có
sẵn mà là tài liệu giúp học sinh tự học, tự phát hiện và giải quyết các vấn đề
để chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, chủ động và
sáng tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

cao chất lượng giáo dục phổ thông, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và sử
dụng sách ở các cấp học.


<i><b>h) Đảm bảo tính khả thi </b></i>


Chương trình và sách giáo khoa khơng địi hỏi những điều kiện vượt quá
sự cố gắng và khả năng của số đơng giáo viên, học sinh, gia đình và cộng đồng.
Tuy nhiên, tính khả thi của Chương trình và sách giáo khoa phải đặt trong mối
tương quan giữa trình độ giáo dục cơ bản của Việt Nam và các nước phát triển
trong khu vực và trên thế giới, giữa giai đoạn trước mắt và khoảng thời gian từ
10 đến 15 năm tới.


<b>III. MỘT SỐ CÔNG VĂN HƯỚNG DẤN LIÊN QUAN MÔN TIN HỌC</b>
<b>BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b> <b>CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM </b>


--- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: 5488/GDTrH


V/v: Tổ chức dạy học môn



Tin học ở bậc Trung học. <i>Hà Nội, ngày 5 tháng 7 năm 2004</i>


<i>Kính gửi: </i> Các Sở Giáo dục và Đào tạo


Để đẩy mạnh việc đưa Tin học vào trường phổ thông, Bộ Giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn các Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành tổ chức thực hiện
việc dạy học môn Tin học ở bậc trung học như sau:


1. Những nơi có điều kiện về giáo viên, về thiết bị dạy học cần tổ chức dạy
học chính khố mơn Tin học ở các trường Trung học cơ sở, Trung học phổ
thông từ năm học 2004-2005.


2. Những nơi chưa có đủ điều kiện cần có kế hoạch đầu tư, chuẩn bị để có
điều kiện tiến hành dạy học mơn Tin học cho những năm học sau.


3. Chương trình, nội dung, thời lượng, kiểm tra, đánh giá dạy học: Thực hiện
theo hướng dẫn dạy học môn Tin học được gửi kèm theo công văn này.
4. Các Sở Giáo dục và Đào tạo theo hướng dẫn dạy học môn Tin học của Bộ,


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

Nhận được công văn này các Sở Giáo dục và Đào tạo cần chuẩn bị để
có thể triển khai thực hiện ngay việc dạy học môn Tin học từ năm học
2004-2005 và báo cáo về Bộ.


Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn gì hoặc cần góp ý
đề nghị các Sở phản ánh kịp thời với Bộ bằng văn bản và gửi về địa chỉ:
Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, 49 Đại Cồ Việt – Hà
Nội.


<b> </b> <b>KT. BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO </b>



<b>THỨ TRƯỞNG</b>


Nơi nhận:


- Như trên,


- Bộ trưởng Nguyễn Minh Hiển Đã kí


- Vụ Pháp chế,


<b>HƯỚNG DẪN DẠY HỌC MƠN TIN HỌC BẬC TRUNG HỌC</b>
<i>(Kèm theo công văn số: 5488 /GDTrH, ngày 5 tháng 7 năm 2004 của Bộ GD&ĐT)</i>
I. MỤC ĐÍCH


<b>1.</b> <i><b>Kiến thức: Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các khái</b></i>
niệm cơ bản nhất ở mức phổ thông về Tin học là một ngành khoa học với
những đặc thù riêng, các kiến thức về hệ thống, về giải thuật - ngơn ngữ
lập trình, về cơ sở dữ liệu và ý nghĩa của Tin học với đời sống.


<b>2.</b> <i><b>Thái độ: Rèn luyện cho học sinh phong cách suy nghĩ và làm việc phù hợp</b></i>
với con người của thời đại Tin học: Ham hiểu biết, tìm tịi sáng tạo, chuẩn
mực, chính xác trong suy nghĩ và hành động, say mê môn học, cẩn thận
trong công việc, hợp tác tốt với bè bạn. Nhận biết được tầm quan trọng,
vai trị của máy tính trong xã hội cũng như những vấn đề đạo đức nảy sinh
liên quan đến việc sử dụng máy tính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

II. YÊU CẦU


1. Đặc trưng của môn Tin học là khoa học gắn liền với công nghệ, do vậy


một mặt trang bị cho học sinh kiến thức khoa học về Tin học, phát triển tư
duy thuật toán, rèn luyện kĩ năng giải quyết vấn đề, mặt khác phải chú
trọng đến rèn luyện kĩ năng thực hành, ứng dụng, tạo mọi điều kiện để học
sinh được thực hành, nắm bắt và tiếp cận những công nghệ mới của Tin
học phục vụ học tập và đời sống.


2. Ngồi giờ học chính khố theo qui định, tuỳ điều kiện thực tế, có thể tổ
chức dạy học Tin học ngoại khoá cho học sinh.


3. Các Sở GD&ĐT căn cứ vào kế hoạch, nội dung dạy học và hướng dẫn
thực hiện dưới đây để tổ chức việc dạy học Tin học cụ thể, phù hợp với
điều kiện của địa phương.


4. Các trường THPT đang tham gia Chương trình thí điểm Trung học phổ
thơng (phân ban) thực hiện theo chương trình mơn tin học ban hành kèm
theo Quyết định số 47/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 19/11/2002 của Bộ
GD&ĐT.


III. NỘI DUNG DẠY HỌC
<b>1.</b> <i><b>Kế hoạch dạy học</b></i>


- Thời lượng dạy học:


Môn Tin học được dạy học ở tất cả các lớp của bậc trung học với thời
lượng từ 1- 3 tiết/tuần.


Những nơi tổ chức dạy chính khố mơn Tin học, nếu khơng sắp xếp được
tiết học cho môn Tin học trong kế hoạch dạy học chung do Bộ qui định, thì bố
trí thêm số tiết học (1-3 tiết/tuần) cho mơn Tin học ngồi kế hoạch dạy học
chung của Bộ.



Ngồi số tiết chính khố, tuỳ điều kiện thực tế, có thể bố trí dạy học Tin
học ngoại khoá cho học sinh. Số tiết học Tin học ngoại khố từ 1-3 tiết/tuần.


- Chương trình, nội dung và kế hoạch dạy học: theo nội dung dạy học và
hướng dẫn thực hiện dưới đây.


<b>2. Nội dung dạy học</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

2. Ngơn ngữ lập trình.
3. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
4. Phần mềm thông dụng.


5. Hệ điều hành-Multimedia-Mạng máy tính-Internet.


- Các kiến thức trong từng phần được chia ra thành các modul cơ bản, cụ thể:
1. Phần Tin học cơ bản bao gồm: Modul 1, modul 2, modul 3, modul


4.


2. Phần Ngơn ngữ lập trình bao gồm: Modul 5, modul 6, Modul 7.
3. Phần Hệ quản trị cơ sở dữ liệu bao gồm: Modul 8, modul 9.


4. Phần Phần mềm thông dụng bao gồm: Modul 10, modul 11, modul
12, modul 13, modul 14.


5. Phần Hệ điều hành - Multimedia - Mạng máy tính - Internet bao
gồm: Modul 15, modul 16, modul 17, modul 18.


<b>- Nội dung và thời lượng của mỗi modul</b>



TIN HỌC CƠ BẢN: 35 - 50 TIẾT
Modul 1: Các khái niệm cơ sở của Tin học


15 -25 tiết
Nội dung
- Khái niệm về Tin học.


- Kiến trúc và hoạt động của máy tính.
- Phân loại và biểu diễn dữ liệu, các hệ đếm.
- Khái niệm về bài toán và giải thuật.


- Khái niệm về ngơn ngữ lập trình.


- Các bước giải bài tốn trên máy tính điện tử.
- Các ứng dụng chủ yếu của máy tính điện tử.
- Các hệ thống chương trình ứng dụng.


- Quy trình sản xuất phần mềm.
- Tin học và xã hội.


Modul 2: Hệ điều hành
10 - 20 tiết


Nội dung
- Khái niệm vê hệ điều hành


- Tệp và quản lí tệp


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

- Một số hệ điều hành phổ biến.



Modul 3: Soạn thảo văn bản
10-20 tiết


Nội dung
- Khái niệm về hệ soạn thảo văn bản
- Soạn thảo văn bản đơn giản


- Môi trường tiếng Việt


Modul 4: Bảo vệ dữ liệu, phòng chống virus
5 - 10 tiết


Nội dung
- An tồn trong sử dụng máy tính.
- Lưu trữ dự phịng (Back up)


- Giới thiệu virus, tính chất, một vài triệu chứng. Phân loại virus, các
biện pháp phòng và diệt virus. Một số chương trình tìm, diệt virus
thơng dụng.


NGƠN NG L P TRÌNHỮ Ậ
Modul 5: Pascal cơ sở


35-45 tiết
Nội dung
- Mở đầu


- Làm việc với môi trường của Turbo Pascal
- Lập trình tính tốn



- Hệ thống hố các phần tử cơ sở của Turbo Pascal
- Kiểu dữ liệu đơn giản


- Những câu lệnh rẽ nhánh và ghép
- Câu lệnh lặp WHILE


- Câu lệnh lặp REPEAT
- Lặp một số lần định trước
- Mảng


- Xâu


- M t s thu t toán c b nộ ố ậ ơ ả


Modul 6: Pascal nâng cao
35-60 tiết


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

- Kiểu tập hợp SET
- Kiểu bản ghi RECORD
- Thủ tục và hàm


- Kiểu tệp FILE


- Tệp văn bản (TEXT)
- Con trỏ


- Sắp xếp và tìm kiếm
- Đồ hoạ



- Âm thanh


- Một số thuật tốn nâng cao


Modul 7: Lập trình hướng đối tượng
35-45 tiết


- Khái niệm về lập trình hướng đối tượng


- Cơ bản về lập trình hướng đối tượng - đối tượng, giao diện, sự kiện.
- Cấu trúc chương trình; Các cấu trúc điều khiển; Cơ sở dữ liệu... .


CƠ SỞ DỮ LIỆU VÀ HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU
Modul 8: CSDL và Hệ quản trị CSDL


35-45 tiết
Nội dung
- Bài toán quản lý


- CSDL và hệ quản trị CSDL
- Hệ quản trị CSDL quan hệ


- CSDL phân tán (Khái niệm, đặc điểm, vai trò và ứng dụng).
- Dữ liệu trong FOXPRO


- Tạo lập cơ sở dữ liệu


- Tìm kiếm các hồ sơ (record)
- Sửa đổi nội dung tệp dữ liệu
- Sắp xếp và lọc



- Kết xuất thông tin
- Các câu lệnh thống kê


Modul 9: Hệ quản trị CSDL nâng cao
35-45 tiết


Nội dung
- Sắp xếp logic


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

- Lập báo cáo


- Làm việc với nhiều tệp


- Khái niệm cơ bản về lập trình trong FOXPRO
- Các cấu trúc điều khiển


- Tổ chức vào/ra


- An tồn và bảo mật thơng tin trong CSDL
PHẦN MỀM THƠNG DỤNG


Modul 10: Bảng tính
30-40 tiết
Nội dung
- Mơi trường Windows


- Đại cương về bảng tính


- Những khái niệm cơ sở về bảng tính


- Lập bảng tính


- Một số thao tác trên bảng tính
- Trình bày bảng tính


- Biểu đồ


- Cơ sở dữ liệu trong bảng tính
- Một số hàm trong Excel


Modul 11: Soạn thảo bằng WORD
10 – 16 tiết


Nội dung


- Giới thiệu, khởi động và thoát khỏi word, màn hình giao tiếp.
- Soạn thảo văn bản tiếng việt – các thao tác cơ bản.


- Soạn thảo bảng biểu
- Định dạng văn bản
- In văn bản


- Soạn thảo văn bản nâng cao


Modul 12: Power Point
10 – 14 tiết


Nội dung
- Giới thiệu, các khái niệm cơ bản



- Các bước tạo một bài trình diễn với Powerpoint


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Modul 13: Phần mềm tiện ích
10 – 12 tiết


Nội dung
- Phần mềm tiện ích NC


- Phần mềm tiện ích NU


- Phần mềm tiện ích copy đĩa, ghi đĩa.


Modul 14: Phần mềm giáo dục
10 – 45 tiết


- Khai thác phần mềm giáo dục như: Phần mềm dạy học các mơn học;
Phần mềm tập gõ bàn phím; Phần mềm trị chơi.


HỆ ĐIỀU HÀNH – MẠNG MÁY TÍNH - INTERNET
Modul 15: Hệ điều hành WINDOWS


10 - 15 tiết
Nội dung


- Giới thiệu HĐH Windows: Khởi động và thoát khỏi windows,
Desktop, menu start, khởi động và thoát khỏi một ứng dụng.
- Quản lí tài nguyên - My computer, Explorer; thiết lập môi trường


làm việc – Control Panel.



- Giới thiệu một số tiện ích trong Windows
Modul 16: Multimedia


10-30 tiết
Nội dung
- Khái niệm về multimedia


- Thiết bị multimedia - cài đặt
- Các ứng dụng của multimedia
- Sử dụng, khai thác Multimedia


- Hướng dẫn cài đặt, khai thác một số phần mềm hỗ trợ dạy-học.
Modul 17: Mạng máy tính


10 – 20 tiết
Nội dung


- Khái niệm mạng cục bộ LAN, mạng diện rộng WAN


- Các khái niệm cơ bản về kiến trúc mạng, máy chủ, máy trạm, người
quản trị mạng, người sử dụng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

Modul 18: Internet
10 - 30 tiết


Nội dung


- Giới thiệu Internet; Giao thức truyền thông mạng: TCP/IP, HTTP;
Siêu văn bản.



- Hệ thống địa chỉ trên Internet. Gửi/nhận email


- Trình duyệt Web - Truy cập và tìm kiếm thông tin trên Internet
- Một số dịch vụ trên Internet – tạo trang Web.


- Khai thác Internet phục vụ học tập, đời sống.
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN


<i>1.</i> <i>Một số điểm cần lưu ý</i>


- Đây là chương trình khung nhằm định hướng cho việc dạy học Tin học
trong các trường THCS và THPT. Trong mỗi modul, chương trình chỉ qui
định các nội dung kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản nhất cần được dạy
và học, nhằm đảm bảo sự thống nhất nội dung dạy học và mặt bằng kiến
thức.


- Số tiết học định ra cho mỗi modul có tính chất tương đối nhằm định lượng
thời lượng cho từng modul.


- Các phần mềm trong chương trình chỉ nhằm mục đích thể hiện nội dung
chương trình và định hướng sử dụng phần mềm, tuỳ điều kiện thực tế, các
trường có thể lựa chọn phần mềm khác thay thế để dạy học đảm bảo
truyền đạt đủ các nội dung kiến thức, kĩ năng của modul đó.


- Trên cơ sở chương trình khung, các Sở GD&ĐT tiến hành xây dựng
chương trình, phân phối chương trình, tài liệu dạy học cụ thể, phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phương, đảm bảo được yêu cầu phổ cập cũng như
nâng cao nếu có điều kiện.


- Tránh cả hai khuynh hướng khi xác định nội dung dạy học: Hoặc chỉ thiên


về lí thuyết mang tính hệ thống chặt chẽ, hoặc chỉ thuần tuý chú ý tới hình
thành và phát triển những kĩ năng và thao tác. Tuy nhiên, căn cứ vào đặc
trưng của Tin học và đối tượng giảng dạy là học sinh phổ thông, cần coi
trọng thực hành một cách hợp lí và phát triển kĩ năng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

cho các trường Trung học phổ thông chuyên ban trước đây; Chương trình
thí điểm Trung học phổ thơng mơn Tin học được Bộ GD&ĐT ban hành
kèm theo Quyết định số 47/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 19/11/2002;
Chương trình Tin học ứng dụng ABC được ban hành theo Quyết định số
21/2000/QĐ-BGD&ĐT, ngày 3-7-2000; Chương trình và tài liệu dạy học
của 02 Sở GD&ĐT được Bộ cho phép triển khai thí điểm dạy học Tin học
ở trường phổ thông là Tp. Hồ Chí Minh và Thừa Thiên-Huế.


- Riêng năm học 2004-2005 có thể triển khai dạy học mơn Tin học bắt đầu
từ tất cả các lớp của bậc Trung học. Tuy nhiên, các Sở GD&ĐT phải có kế
hoạch để từ năm học sau chỉ bắt đầu dạy Tin học từ các lớp đầu cấp (lớp 6
và lớp 10).


- Kết quả học tập môn Tin học là điều kiện để học sinh được đăng kí dự thi
chọn học sinh giỏi Quốc gia môn Tin học được tổ chức hằng năm. Ngôn
ngữ lập trình Pascal được sử dụng trong kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia
mơn Tin học.


<i>2.</i> <i>Lựa chọn chương trình, thực hiện việc kiểm tra - đánh giá, thu học phí và</i>


<i>tính khối lượng giảng dạy cho giáo viên</i>
 Lựa chọn chương trình


- Các Sở GD&ĐT tự lựa chọn modul kiến thức để cấu tạo nên chương trình
cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế, theo hướng tăng cường thực hành,


ứng dụng-phần Tin học cơ bản là lựa chọn bắt buộc và cần được giảng dạy
ở kì học đầu tiên của môn Tin học. Các modul từ modul 10 đến modul 18
là tuỳ chọn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

- Nội dung của từng modul cũng có thể được chia thành các phần để tiến
hành dạy học và không nhất thiết phải dạy liên tục. Các phần có thể được
sắp xếp dạy ở những giai đoạn khác nhau trong chương trình.


 Kiểm tra, đánh giá


- Việc kiểm tra, đánh giá dạy học môn Tin học được thực hiện đúng theo
qui định hiện hành về kiểm tra, đánh giá dạy học của Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Kết quả học tập chính khố mơn Tin học phải được dùng để đánh giá
xếp loại học lực của học sinh.


- Đối với các trường THCS, THPT dạy học chính khố mơn Tin học, điểm
của môn Tin học phải được ghi trong sổ điểm giống như các mơn học
chính khố khác. Các Sở GD&ĐT tạo dựa trên mẫu sổ điểm do Bộ ban
hành để hướng dẫn sổ theo dõi riêng cho việc dạy học ngoại khoá Tin học.
- Do đặc trưng của môn Tin học nên việc kiểm tra đánh giá phải được tiến


hành trên cả hai nội dung lý thuyết và thực hành. Mỗi học kì phải có ít
nhất một lần kiểm tra thực hành 1 tiết. Phải lấy điểm kiểm tra thực hành
làm điểm để đánh giá học lực của học sinh. Tỷ lệ giữa lý thuyết và thực
hành có thể là 6:4 (hoặc 7:3). Về cách thức có thể tiến hành kiểm tra theo
từng cá nhân học sinh hoặc theo nhóm học sinh, trên giấy hoặc trên máy
tính. Tăng cường việc sử dụng phương pháp trắc nghiệm khách quan để
đánh giá kết quả học tập của học sinh.


- Học sinh học chính khố, ngoại khố mơn Tin học, nếu có nguyện vọng,


được phép thi lấy chứng chỉ Tin học ứng dụng theo các qui định hiện hành
về nội dung chương trình, thi và cấp chứng chỉ Tin học ứng dụng ABC của
Bộ Giáo dục và Đào tạo. Việc thi và cấp chứng chỉ do các Sở Giáo dục và
Đào tạo hoặc các Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng Tin học ứng dụng thuộc
Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện.


 Tính khối lượng giảng dạy cho giáo viên


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

 Học phí


- Các đơn vị tổ chức việc dạy học ngoại khố mơn Tin học cho học sinh
được phép thu học phí theo qui định của Uỷ ban nhân dân địa phương và
được phép sử dụng một phần nguồn kinh phí này để tái đầu tư trang thiết
bị dạy học môn Tin học.




<b>---BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>


<i> </i>Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


Số: /BGDĐT-GDTrH


<i> V/v: Hướng dẫn dạy học môn Tin học Hà Nội, ngày 28 tháng 8 năm 2006</i>


<i> tự chọn ở lớp 6 THCS năm học 2006-2007.</i>


<i>Kính gửi: </i> Các Sở Giáo dục và Đào tạo.


Tiếp theo công văn số 7092/BGDĐT, ngày 10/8/2006 của Bộ Giáo dục và


Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học tự chọn ở cấp THCS và THPT từ năm học
2006-2007, Bộ GD&ĐT hướng dẫn cụ thể việc tổ chức dạy học môn Tin học
tự chọn ở cấp THCS bắt đầu từ lớp 6, năm học 2006-2007 như sau:


1. Từ năm học 2006-2007, tin học ở cấp THCS là môn học tự chọn cho
những trường có điều kiện. Thời lượng dạy học là 2 tiết/tuần ở tất cả các lớp
của cấp học. Khi triển khai, thời lượng dạy học môn Tin học tự chọn được lấy
từ số tiết học tự chọn qui định trong Kế hoạch giáo dục của cấp THCS .


2. Từ năm học 2006-2007, những nơi có đủ điều kiện về giáo viên, cơ sở
vật chất cần tổ chức dạy học mơn Tin học tự chọn nếu học sinh có nguyện
vọng bắt đầu từ lớp 6. Các trường thực hiện dạy học môn Tin học tự chọn ở
lớp 6 năm học 2006-2007, phải có kế hoạch để tiếp tục dạy học môn Tin học
tự chọn ở các lớp 7, 8 và 9 cho những năm học tiếp theo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

4. Tài liệu dạy học môn Tin học tự chọn ở THCS do Bộ GD&ĐT tổ chức
biên soạn và được thống nhất sử dụng trên toàn quốc. Bộ tài liệu này gồm 4
cuốn: <i>Tin học dành cho Trung học cơ sở quyển 1, quyển 2, quyển 3 và quyển</i>
<i>4, </i>tương ứng dùng dạy học ở các lớp 6, 7, 8 và 9. Nay đã có cuốn <i>Tin học</i>
<i>quyển 1</i>, các đơn vị có thể liên hệ với Nhà xuất bản Giáo dục để biết thêm
thông tin chi tiết về việc phát hành tài liệu này.


5. Năm học 2006-2007, các lớp 7, 8 và 9 tiếp tục triển khai dạy học Tin
học cho học sinh theo hướng dẫn trong công văn 5488/GDTrH ngày 5/7/2004.
Trong q trình triển khai nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị báo cáo
với Bộ GD&ĐT (qua Vụ GDTrH) để kịp thời giải quyết.


<b> TL. BỘ TRƯỞNG</b>


<b>VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TRUNG </b>


<b>HỌC</b>


<i><b>Nơi nhận:</b></i> <i><b> </b></i>


- Như trên;


- TT Nguyễn Văn Vọng <i>(để b/cáo);</i>


- Nxb Giáo dục (để phối hợp);
- Lưu: VT, Vụ GDTrH.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
<b> Độc lập - Tự do - Hạnh phúc </b>


Số: 11644/BGDĐT-GDTrH


<i> V/v: Điều chỉnh PPCT môn Tin học</i> <i>Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2006 </i>
<i> tự chọn lớp 6 THCS.</i>


<i>Kính gửi:</i> Các Sở Giáo dục và Đào tạo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Bản PPCT này thay thế bản gửi kèm theo công văn số
10086/BGDĐT-GDTrH ngày 11/9/2006 của Bộ GD&ĐT. So với PPCT cũ, bản PPCT sửa đổi
có sự điều chỉnh từ tuần học thứ 9. Như vậy, sự điều chỉnh này không ảnh
hưởng đến việc điều hành kế hoạch dạy học từ đầu năm học đến nay.


Nhận được công văn này, đề nghị các Sở GD&ĐT kịp thời triển khai
hướng dẫn các trường THCS có tổ chức dạy học môn tự chọn Tin học ở lớp 6
để thực hiện. Nếu có khó khăn, vướng mắc, cần báo cáo với Bộ GD&ĐT
<i>(qua Vụ GDTrH)</i> để hướng dẫn giải quyết.



<i>(Lưu ý: Các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản khác phục vụ công</i>
<i>tác quản lý đều được đưa lên Website của Bộ GD&ĐT:</i>


<i>, FAX của Vụ GDTrH: 04-8697285 và 04-8695711).</i>
<b> TL. BỘ TRƯỞNG</b>


<b> VỤ TRƯỞNG VỤ GIÁO DỤC TRUNG HỌC</b>
<i><b>Nơi nhận:</b></i>


- Như trên;


- TT Nguyễn Văn Vọng <i>(để b/cáo);</i> <i>Đã ký và đóng dấu</i>


- Lưu: VT, Vụ GDTrH.


<b> </b> <b> Lê Quán Tần</b>


<b>I. TỔ CHỨC DẠY HỌC</b>


<b>1. Ba hình thức dạy học tin học</b>


Ba hình thức dạy học Tin học: chính khố, mơn tự chọn và chủ đề tự
chọn.


Học với hình thức là mơn chính khố, học sinh học tin học là môn học
bắt buộc (giống các mơn học khác như tốn, văn). Tin học ở THPT là mơn
học chính khố.


Mơn học tự chọn, có hai loại:



Tự chọn không bắt buộc (Môn Tin học ở cấp Tiểu học là tự chọn không
bắt buộc): Các địa phương có điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên và học
sinh có nguyện vọng thì tổ chức dạy học Tin học cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

có nghĩa là có chủ đề tự chọn mơn Tin học ở THPT (vì ở THPT tin học là
mơn chính khố), ở Tiểu học, THCS khơng có chủ đề tự chọn (vì ở TH và
THCS tin học là mơn tự chọn). Có 2 loại chủ đề tự chọn: Bám sát và nâng
cao.


Tự chọn (môn tin học ở cấp THCS là tự chọn): Học sinh hoặc là chọn
học môn Tin học hoặc chọn học môn học khác. Theo cách hiểu đúng về dạy
học tự chọn Tin học ở THCS thì nếu đã lựa chọn học mơn Tin học thì học
sinh sẽ học trong 4 năm từ lớp 6 đến hết lớp 9. Việc kiểm tra, cho điểm, tính
điểm trung bình và tham gia tính điểm trung bình các mơn học đối với mơn tự
chọn Tin học ở Trung học cơ sở được thực hiện như môn học khác (thực hiện
theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ
thông được ban hành kèm theo Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày
05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).


<b>2. Tiến trình triển khai</b>


Chương trình giáo dục phổ thông môn Tin học được bắt đầu triển khai từ
năm học 2006-2007. Ở cấp THCS, năm học 2006-2007 môn Tin học được bắt
đầu dạy học ở lớp 6 theo chương trình mới và sẽ tiếp tục triển khai cho các
lớp 7, 8 và 9 trong các năm học tiếp theo. Trong thời gian từng bước triển
khai chương trình mới, các lớp chưa dạy học theo chương trình mới tiếp tục
dạy học theo hướng dẫn về tổ chức dạy học trong công văn 5488/GDTrH
ngày 5/7/2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo tiến độ, đến năm học
2009-2010 tất cả các lớp học của cấp Trung học cơ sở dạy học theo chương trình


mới.


Học sinh đã chọn học mơn tự chọn Tin học ở lớp 6 sẽ tiếp tục học môn tự
chọn Tin học ở các lớp 7, 8 và 9.


Dưới đây xin trích nội dung công văn số 7845/BGDĐT-GDTrH ngày
28/8/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn dạy học môn tự
chọn Tin học lớp 6 năm học 2006-2007:


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

<i>này cần phải có kế hoạch dạy tiếp ở các lớp 7, 8 và 9 trong những năm học</i>
<i>tiếp theo.</i>


<i>- Tài liệu dạy học môn Tin học tự chọn ở THCS do Bộ GD&ĐT tổ chức</i>
<i>biên soạn và được thống nhất sử dụng trên toàn quốc. Bộ tài liệu này gồm 4</i>
<i>cuốn: Tin học dành cho THCS sở quyển 1, quyển 2, quyển 3 và quyển 4</i>
<i>tương ứng dùng cho các lớp 6, 7, 8 và 9. Đến nay, cuốn Tin học dành cho</i>
<i>lớp 6 THCS (quyển 1) đã được xuất bản và thông báo phát hành.</i>


<i>- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tin học tự chọn thực hiện</i>
<i>theo Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT do Bộ</i>
<i>GD&ĐT ban hành áp dụng từ năm học 2006-2007.</i>


<i>- Ngoài ra, các Sở GD&ĐT cần tiếp tục chỉ đạo dạy Tin học cho các lớp</i>
<i>7, 8 và 9 theo hướng dẫn tại công văn 5488/GDTrH ngày 5/7/2004</i>.


<b>3. Một số đặc thù riêng của môn Tin học ở cấp THCS</b>


- Tin học là môn tự chọn (bắt buộc) dành cho các đối tượng học sinh
THCS, được dạy cho cả bốn lớp 6, 7, 8 và 9 với thời lượng mỗi tuần hai tiết.



- Môn Tin học đã được đưa vào dạy ở cấp Tiểu học, nhưng dưới hình thức
tự chọn khơng bắt buộc. Vì vậy nội dung mơn Tin học ở cấp THCS được xây
dựng trên giả thiết là môn học mới.


- Ngồi nội dung lí thuyết, để học mơn Tin học học sinh cần được rèn
luyện kĩ năng thông qua thực hành trên máy tính; thậm chí ở lứa tuổi học sinh
THCS phần thực hành còn chiếm thời lượng nhiều hơn. Vì vậy máy tính và
phần mềm máy tính (kể cả mạng máy tính) là những dụng cụ học tập không
thể thiếu trong giảng dạy tin học. Tuy nhiên, hiện nay tại các địa phương, cơ
sở vật chất còn thiếu, số lượng máy tính, kết nối Internet cịn rất hạn chế. Do
vậy, giáo viên cần chủ động tìm các giải pháp khắc phục trong quá trình giảng
dạy.


- Đội ngũ giáo viên dạy tin học còn thiếu cả về số lượng và chất lượng. Do
đó cần chấp nhận sự đầu tư ưu tiên so với các môn học khác trong việc đào
tạo bồi dưỡng giáo viên, trang bị các phương tiện cần thiết cho việc dạy học
tin học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

đại chúng, tiếp tục phát huy vai trò chủ động, tích cực của các địa phương,
các trường để mở rộng khả năng đáp ứng nhu cầu về dạy và học tin học.


<b>PHẦN 2 </b>


<b>CHƯƠNG TRÌNH MƠN TIN HỌC BẬC TRUNG HỌC CƠ SỞ</b>
Chương trình giáo dục phổ thơng môn Tin học được ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 05/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Theo chương trình mới này, mơn Tin học được đưa vào
trường phổ thông bắt đầu từ lớp 3 đến hết lớp 12, trong đó:


Ở cấp Tiểu học Tin học là môn tự chọn không bắt buộc, thời lượng 2


tiết/tuần ở các lớp 3, 4 và 5;


Ở cấp Trung học cơ sở Tin học là môn tự chọn, thời lượng 2 tiết/tuần ở
tất cả các lớp của cấp học;


Ở cấp Trung học phổ thơng Tin học là mơn học chính khoá (bắt buộc)
thời lượng dạy học ở lớp 10 là 2 tiết/tuần, lớp 11 và lớp 12 là 1,5 tiết/tuần.


Việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thơng mơn Tin học và đặc
biệt là chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ của môn học là một mốc quan trọng
về công tác quản lí, chỉ đạo dạy học. Chương trình, chuẩn mơn học chính là
cơ sở pháp lí để biên soạn sách giáo khoa, sách giáo viên và tất cả các tài liệu
hướng dẫn dạy học khác. Việc dạy học, chỉ đạo, quản lí dạy học, kiểm tra
đánh giá kết quả học tập đều căn cứ vào chuẩn môn học.


Việc nắm vững chuẩn môn học là rất cần thiết để giáo viên tổ chức quá
trình dạy học đúng về mục tiêu và vừa về mức độ.


<b>I. VỊ TRÍ</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

Trong hệ thống các môn học ở trường phổ thông, Tin học còn hỗ trợ
cho hoạt động học tập của học sinh, góp phần làm tăng hiệu quả giáo dục. Tin
học tạo ra môi trường thuận lợi cho học tập suốt đời và học từ xa, làm cho
việc trang bị kiến thức, kĩ năng và hình thành nhân cách học sinh không chỉ
thực hiện trong khuôn khổ của nhà trường và các tổ chức đồn thể, chính trị
mà có thể thực hiện ở mọi nơi, mọi lúc. Các kiến thức và kĩ năng trong môi
trường học tập này thường xuyên được cập nhật giúp cho học sinh có khả
năng đáp ứng được những đòi hỏi mới nhất của xã hội.


<b>II. MỤC TIÊU</b>



<i>Về kiến thức</i>


Trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống các kiến thức cơ
bản nhất ở mức phổ thông của khoa học Tin học: các kiến thức nhập môn về
Tin học, về hệ thống, về thuật tốn và ngơn ngữ lập trình, về cơ sở dữ liệu, hệ
quản trị cơ sở dữ liệu,...


Giúp cho học sinh biết được các ứng dụng phổ biến của Công nghệ
thông tin trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống.


<i>Về kĩ năng</i>


Học sinh có khả năng sử dụng máy tính và mạng máy tính phục vụ học
tập và bước đầu vận dụng vào cuộc sống.


<i>Về thái độ</i>


Có tác phong suy nghĩ và làm việc hợp lý, khoa học và chính xác.
Có hiểu biết một số vấn đề xã hội, kinh tế, đạo đức liên quan đến tin
học.


<b>III. ĐỊNH HƯỚNG BIÊN SOẠN</b>


Sách giáo khoa Tin học dành cho THCS được biên soạn theo một số định
hướng cụ thể sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Đảm bảo tiếp cận trình độ giáo dục phổ thơng của các nước tiên tiến trong
khu vực và trên thế giới.



- Nội dung sách giáo khoa tập trung vào những kiến thức định hướng để từ
đó học sinh có thể phát huy những yếu tố tích cực của các thành tựu cơng
nghệ thông tin và tăng cường khả năng tự học suốt đời.


- Nội dung, cách trình bày và diễn đạt được chọn lọc để phù hợp với lứa
tuổi, tâm sinh líhọc sinh. Cụ thể, việc diễn đạt cần ngắn gọn, dễ hiểu thơng
qua mơ tả, tăng cường hình ảnh minh họa trực quan.


- Định hướng hỗ trợ tích cực việc đổi mới phương pháp dạy và học, tạo
điều kiện để học sinh có thể phát huy tư duy sáng tạo, cũng như khả năng ứng
dụng kiến thức đã học của học sinh.


- Cung cấp kĩ năng cho học sinh thông qua các bài thực hành, tuy nhiên
không quá lệ thuộc vào các phiên bản cụ thể của các phần mềm mà chủ yếu
cung cấp cho học sinh tư duy hợp lí để phát huy khả năng tự học sử dụng
phần mềm.


- Cung cấp kiến thức bổ sung thông qua các bài đọc thêm giúp học sinh
củng cố, mở rộng và nâng cao kiến thức.


<b>IV. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

thiên về lí thuyết mang tính hệ thống chặt chẽ hoặc chỉ thuần tuý chú ý tới
việc hình thành và phát triển những kĩ năng và thao tác.


Xuất phát từ điều kiện thực tế của từng địa phương và đặc trưng của
môn học mà tiến hành tổ chức dạy học một cách linh hoạt, với những hình
thức đa dạng để đảm bảo được u cầu chung của mơn học và nâng cao nếu
có điều kiện. Khuyến khích học ngoại khố.



Chương trình phải có tính “<i>mở</i>”: có phần bắt buộc và phần tự chọn
nhằm linh hoạt khi triển khai và dễ dàng cập nhật với thực tế phát triển của
môn học.


<b>V. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MƠN TIN HỌC BẬC THCS</b>


<b>Phần I</b>


1. Một số khái niệm cơ bản của Tin học.
2. Hệ điều hành.


- Khái niệm Hệ điều hành.
- Tệp và Thư mục.


3. Soạn thảo văn bản.


- Phần mềm soạn thảo văn bản.
- Soạn thảo văn bản tiếng Việt.
- Bảng.


- Tìm kiếm và thay thế.
- Vẽ hình trong văn bản.


- Chèn một đối tượng vào văn bản.
4. Khai thác phần mềm học tập.


<b>Phần II</b>


1. Bảng tính điện tử.



- Khái niệm Bảng tính điện tử.
- Làm việc với Bảng tính điện tử.
- Tính tốn trong Bảng tính điện tử.
- Đồ thị.


- Cơ sở dữ liệu.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

<b>Phần III</b>


1. Lập trình đơn giản.


- Thuật tốn và ngơn ngữ lập trình.
- Chương trình TP đơn giản.


- Tổ chức rẽ nhánh.
- Tổ chức lặp.


- Kiểu mảng và biến có chỉ số.
- Một số thuật tốn tiêu biểu.
2. Khai thác phần mềm học tập.


<b>Dự kiến Phần IV</b>


1. Mạng máy tính và Internet.


- Khái niệm Mạng máy tính và Internet.
- Tìm kiếm thơng tin trên Internet.
- Thư điện tử.


- Tạo trang Web đơn giản.


2. Phầm mềm trình chiếu.


3. Đa phương tiện (Multimedia).
4. Bảo vệ dữ liệu, phòng chống virus.
5. Tin học và xã hội.


<b>PHẦN 3</b>


<b>SÁCH GIÁO KHOA TIN HỌC QUYỂN 3</b>
<b>I. CẤU TRÚC </b>


CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC QUYỂN 3


(35 tuần  2 tiết/tuần = 70 tiết)


Phần 1: Lập trình đơn giản: gồm 9 bài lí thuyết và 7 bài thực hành.
Phần 2: Phần mềm học tập: gồm 4 bài lí thuyết kết hợp với thực hành
<b>II. NỘI DUNG</b>


1- Lập trình đơn giản


- Thuật tốn và ngơn ngữ lập trình
- Chương trình đơn giản


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

- Tổ chức lặp


- Kiểu mảng và biến có chỉ số
- Một số thuật toán tiêu biểu
2- Khai thác phần mềm học tập
<b>III. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG</b>



Chủ đề Mức độ cần đạt Ghi chú


Lập trình đơn giản
1- Thuật


tốn và
ngơn ngữ
lập trình


Kiến thức:


-Biết khái niệm bài tốn, thuật tốn
-Biết có thể mơ tả thuật tốn bằng
cách liệt kê các bước hoặc sơ đồ
khối


-Biết được một chương trình là mơ tả
của một thuật toán trên một ngôn
ngữ cụ thể.


Kĩ năng:


-Mô tả được thuật toán đơn giản
bằng cách liệt kê các bước


-Nên chọn thuật toán
của bài toán gần gũi,
quen thuộc với học sinh.



2-Chương
trình Turbo
Pascal đơn
giản


Kiến thức:


-Biết sơ bộ về ngôn ngữ lập trình
Pascal.


-Biết cấu trúc của một chương trình
Turbo Pascal: cấu trúc chung và các
thành phần


-Biết các thành phần cơ sở của ngôn
ngữ Pascal


-Hiểu được một số kiểu dữ liệu
chuẩn.


-Hiểu được cách khai báo biến


-Biết được các khái niệm: phép toán,
biểu thức số học, hàm số học chuẩn,
biểu thức quan hệ.


- Có thể sử dụng ngơn
ngữ lập trình khác theo
hướng dẫn thực hiện
chương trình



- Minh họa các khái
niệm bằng một chương
trình TP đơn giản


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

-Hiểu được lệnh gán


Biết các lệnh vào/ra đơn giản để
nhập thông tin từ bàn phím và xuất
thơng tin ra màn hình


Kĩ năng:


-Viết được chương trình Turbo
Pascal đơn giản, khai báo đúng biến,
lệnh vào/ra để xuất/nhập thông tin.
3-Tổ chức


rẽ nhánh


Kiến thức:


-Hiểu được lệnh rẽ nhánh (dạng
thiếu và dạng đủ)


-Hiểu được lệnh ghép
Kĩ năng:


-Viết đúng các lệnh rẽ nhánh thiếu
và đủ



-Biết sử dụng đúng và hiệu quả lệnh
rẽ nhánh


-Nhấn mạnh ba cấu trúc
điều khiển: tuần tự, rẽ
nhánh và lặp


-Trình bày được thuật
toán của một số bài toán
rẽ nhánh thường gặp:
như giải PT bậc nhất.


4-Tổ chức
lặp


Kiến thức:


-Hiểu được lệnh lặp kiểm tra điều
kiện trước, lặp với số lần định trước.
-Biết được các tình huống sử dụng
từng loại lệnh lặp


Kĩ năng: Viết đúng lệnh lặp với số
lần định trước


-Kĩ năng chỉ yêu cầu sử
dụng lệnh lặp với số lần
định trước.



5-Kiểu
mảng và
biến có chỉ
số


Kiến thức:


-Biết khái niệm mảng một chiều
-Biết khai báo mảng, truy cập các
phần tử của mảng


Kĩ năng:


-Thực hiện được khai báo mảng, truy
cập phần tử mảng, sử dụng các phần
tử của mảng trong biểu thức tính
tốn


- u cầu học sinh viết
được chương trình của
một số bài toán: nhập
giá trị phần tử của mảng,
in, tính tổng các phần tử.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

thuật toán
tiêu biểu


-Hiểu thuật toán của một số bài tốn
thường gặp như: tìm số lớn nhất, số
nhỏ nhất; kiểm tra ba số cho trước có


phải là độ dài ba cạnh của một tam
giác hay không?


Khai thác
phần mềm
học tập


Kiến thức:


-Biết cách sử dụng phần mềm học
tập đã lựa chọn


Kĩ năng:


-Thực hiện được: Khởi động, thoát,
sử dụng bảng chọn, các thao tác
tương tác với phần mềm


-Lựa chọn phần mềm
học tập theo hướng dẫn
thực hiện chương trình


IV. ĐỀ XU T PHÂN B THẤ Ổ ỜI LƯỢNG


Nội dung


Số bài lí
thuyết hoặc lí
thuyết kết hợp



với thực hành


Bài thực hành Tổng số tiết


Phần 1: Lập trình đơn giản 9 7 34


Phần 2: Phần mềm học tập 4 18


Bài tập 8


Ôn tập 4


Kiểm tra 6


Tổng cộng 13 7 70


<b>V. DỰ THẢO PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH</b>
<b>HỌC KÌ I</b>
<i><b>Phần 1: Lập trình đơn giản</b></i>


Tiết 1, 2: Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

Tiết 7, 8: Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu


Tiết 9, 10: Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính tốn
Tiết 11, 12: Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình


Tiết 13, 14: Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến
Tiết 15: Bài tập



Tiết 16: Kiểm tra 1 tiết


Tiết 17, 18: Luyện gõ phím nhanh với Finger Break Out
Tiết 19, 20, 21, 22: Bài 5: Từ bài tốn đến chương trình
Tiết 23. 24: Bài tập


Tiết 25, 26, 27, 28: Tìm hiểu thời gian với phần mềm Sun Times
Tiết 29, 30: Bài 6: Câu lệnh điều kiện


Tiết 31, 32: Bài thực hành 4: Sử dụng lệnh điều kiện If... then
Tiết 33: Kiểm tra thực hành (1 tiết)


Tiết 34, 35: Ôn tập


Tiết 36: Kiểm tra học kỳ 1


HỌC KÌ II
Tiết 37, 38: Bài 7: Câu lệnh lặp


Tiết 39, 40: Bài tập


Tiết 41, 42: Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For ... do


Tiết 43, 44, 45, 46, 47, 48: Học vẽ hình với phần mềm GeoGebra
Tiết 49, 50: Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước


Tiết 51, 52: Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While ... do
Tiết 53, 54: Bài tập


Tiết 55: Kiểm tra 1 tiết



Tiết 56, 57: Bài 9: Làm việc với dãy số.
Tiết 58: Bài tập.


Tiết 59, 60: Bài thực hành 7: Xử lí dãy số trong chương trình.


Tiết 61, 62, 63, 64, 65, 66: Quan sát hình khơng gian với phần mềm
Yenka


Tiết 67: Kiểm tra thực hành 1 tiết.
Tiết 68, 69: Ôn tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

<b>VI. NỘI DUNG CÁC PHẦN</b>


PHẦN 1: LẬP TRÌNH ĐƠN GIẢN (20 LT + 14 TH)


1-Mục tiêu: Cung cấp cho học sinh một số kiến thức, kĩ năng cơ bản, phổ
thông về lập trình thơng qua ngơn ngữ lập trình Pascal


2-Kiến thức, kĩ năng trọng tâm
Kiến thức:


- Biết khai niệm bài toán, thuật tốn, mơ tả thuật tốn bằng cách liệt kê
- Biết chương trình là mơ tả của một thuật tốn trên một ngơn ngữ cụ thể
- Hiểu thuật tốn của một số bài tốn đoan giản (tìm số lớn nhất, nhỏ nhất;
kiểm tra ba số cho trước có phải là độ dài ba cạnh cho trước hay không?)
- Biết cấu trúc của một chương trình, một số thành phần cơ sở của một ngơn
ngữ lập trình


- Hiểu một số kiểu dữ liệu chuẩn, đơn giản, cách khai báo biến



- Biết các khái niệm: phép toán, biểu thức số học, hàm số học chuẩn, biểu
thức quan hệ


- Hiểu lệnh gán


- Biết các lệnh vào/ra đơn giản


- Hiểu lệnh rẽ nhánh, lệnh ghép, lệnh lặp kiểm tra đieeuf kiện trước, lặp với
số lần định trước.


- Biết được các tình huống sử dụng từng loại lệnh lặp


- Biết khái niệm mảng một chiều, cách khai báo mảng, truy cập các phần tử
của mảng.


- Biết tình huống để áp dụng lệnh lặp cho phù hợp
Kĩ năng:


- Mơ tả được thuật tốn đơn giản bằng cách liệt kê các bước.


- Viết được chương trình đơn giản, khai báo đúng biến, sử dụng đúng lệnh
vào/ra để nhập thơng tin từ bàn phím hoặc xuất thơng tin ra màn hình.


- Viết đúng các lệnh rẽ nhánh


- Sử dụng đúng và hiệu quả lệnh rẽ nhánh


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

Thái độ



-Nghiêm túc trong học tập, ham thích lập trình trên máy tính để giải các bài
tập.


PHẦN 2: PHẦN MỀM HỌC TẬP


<b>1-Mục tiêu: Giới thiệu một số phần mềm học tập, cung cấp kiến thức, kĩ</b>
năng khai thác phần mềm; nhận thức được vai trò của tin học trong học tập và
các lĩnh vực của đời sống. Thay đổi khơng khí học tập, gây thêm hứng thú
học tập.


<b>2-Kiến thức, kĩ năng trọng tâm</b>
Kiến thức:


- Học sinh hiểu và biết cách sử dụng được các phần mềm học tập đã trình bày
trong sách giáo khoa.


- Thơng qua các phần mềm, học sinh hiểu được ý nghĩa của các phần mềm
máy tính ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống


- Thông qua phần mềm, học sinh hiểu thêm và có ý thức trong việc sử dụng
máy tính đúng mục đích


Kĩ năng:


- Học sinh có kĩ năng sử dụng và khai thác thành thạo các phần mềm học tập
đã được giới thiệu


- Thông qua hoạt động học và chơi bằng phần mềm, học sinh được rèn luyện
khả năng thao tác nhanh với bàn phím và chuột máy tính



Thái độ:


- Học sinh có thái độ nghiêm túc khi học và làm việc trên máy tính, khơng
phân biệt phần mềm học tập hay phần mềm trò chơi.


- Học sinh có ý thức và khả năng liên hệ từ phần mềm đến thực tế để sử dụng
phần mềm vào giải quyết các bài toán, vấn đề đã được học trên lớp, từ đó
nâng cao ý thức và lịng sy mê học tập các mơn học trên lớp của mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

- Học viên hiểu được trình tự trình bày và ý đố sư phạm của các nội
dung trong sách giáo khoa


- Biết tiến hành dạy học khác với phương án được trình bày trong sách
giáo khoa


- Hiểu các phương án đề xuất tiến trình dạy học các bài trong sách giáo
viên.


- Biết vai trò, ý nghĩa và sự hỗ trợ lẫn nhau của các tiết lí thuyết, thực
hành, bài tập, ơn tập trong q trình tiếp thu kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái
độ của học sinh.


- Hiểu và vận dụng được các gợi ý, đề xuất trong sách giáo viên để tiến
hành dạy học đảm bảo phù hợp tâm sinh lí học sinh THCS, đảm bảo bám sát
chuẩn kiến thức kĩ năng.


<b>2. Những nội dung chính cần nghiên cứu, thảo luận</b>


Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa lần này đặt trọng tâm vào
việc đổi mới phương pháp dạy học. Chỉ có đổi mới căn bản phương pháp dạy


và học chúng ta mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong giáo dục, mới
có thể đào tạo lớp người năng động, sáng tạo, có tiềm năng cạnh tranh trí tuệ
trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang hướng tới nền kinh tế tri thức.


Phương pháp dạy và học hiện nay đang có xu hướng thay đổi một cách
tích cực. Phương pháp mới hướng tới lấy người học làm trung tâm, người học
khơng cịn đóng vai trị tiếp thu một cách thụ động những kiến thức do người
dạy truyền đạt. Người dạy trở thành người hướng dẫn, giúp đỡ người học.
Người học hướng tới việc học tập chủ động, biết tự thích nghi. Kiến thức
được cá nhân người học tự tìm tịi, phát hiện một cách tích cực dưới sự hướng
dẫn của người dạy. Ngồi ra, cách tổ chức học theo nhóm làm tăng thêm khả
năng cộng tác, khả năng làm việc tập thể. Tin học là mơn học có nhiều điều
kiện thuận lợi để thực hiện các phương pháp dạy và học mới này.


Phương pháp dạy học cần hướng tới mục tiêu sau đây:


- Học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực. Hình
thành khả năng giải quyết vấn đề một cách độc lập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

- Hình thành khả năng làm việc tập thể, mọi người cùng hợp tác, chia
sẻ kinh nghiệm, học hỏi lẫn nhau.


- Các hình thức đánh giá thơng thường (lí thuyết và thực hành) sẽ được
sử dụng phối hợp với hình thức trắc nghiệm, kiểm tra trên máy.


Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong
Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (1-1993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá
VIII (12-1996), được thể chế hoá trong <i>Luật Giáo dục</i> (2005), được cụ thể
hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt chỉ thị số 14
(4-1999).



Luật Giáo dục, điều 28.2, đã ghi “phương pháp giáo dục phổ thông phải
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với
đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.


Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học đã được các tác giả sách quán
triệt vào quá trình lựa chọn nội dung sách giáo khoa, vào việc trình bày sách
giáo khoa và sách giáo viên. Giáo viên và cán bộ quản lý trường trung học
phổ thông cần nắm được những yêu cầu và qui trình đổi mới các phương pháp
dạy học. Đặc biệt cán bộ quản lý chịu trách nhiệm trực tiếp việc này cần quan
tâm và đặt vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở đúng tầm của nó trong sự
phối hợp với các hoạt động toàn diện của nhà trường. Ban giám hiệu cần trân
trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến, cải tiến dù nhỏ của giáo viên và
cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên vận dụng các phương pháp dạy
học thích hợp với mơn học, đặc điểm học sinh, điều kiện dạy và học ở địa
phương làm cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ngày càng được mở
rộng và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy học khơng có
nghĩa là gạt bỏ các phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách
hiệu quả các phương pháp dạy học hiện có theo quan điểm dạy học tích cực
kết hợp với các phương pháp hiện đại.


<i><b>Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực</b></i>


<i>- Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá những
điều mình chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được
giáo viên sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người


học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thực hành, giải quyết vấn đề đặt ra theo
cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được
phương pháp “làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, khơng rập theo những khn mẫu
sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.


Dạy theo cách này, giáo viên không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà
còn hướng dẫn hoạt động. Nội dung và phương pháp dạy học phải giúp cho
từng học sinh biết hoạt động và tích cực tham gia các chương trình hoạt động
của cộng đồng.


<i>- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học</i>


Phương pháp tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho học
sinh không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục
tiêu dạy học.


Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh - với sự bùng nổ thông tin,
khoa học, kĩ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão - thì khơng thể nhồi nhét
vào đầu óc trẻ khối lượng kiến thức ngày nhiều. Phải quan tâm dạy cho trẻ
phương pháp học ngay từ cấp Tiểu học và càng lên cấp học cao hơn càng phải
được chú trọng.


Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học. Nếu rèn
luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì
sẽ tạo cho họ lịng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết
quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh
mặt hoạt động học trong quá trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học
tập thụ động sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong
trường phổ thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong
tiết học có sự hướng dẫn của giáo viên.



Một trong những việc dễ thực hiện ngay trong lớp học là hướng dẫn học
sinh và dành thời gian cho học sinh tự đọc sách giáo khoa.


<i>- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

nhận sự phân hố về cường độ, tiến độ hồn thành nhiệm vụ học tập, nhất là
khi bài học được thiết kế thành một chuỗi nhiệm vụ độc lập.


Áp dụng phương pháp tích cực ở trình độ càng cao thì sự phân hố này
càng lớn. Việc sử dụng các phương tiện công nghệ thông tin trong nhà trường
sẽ đáp ứng yêu cầu cá thể hoá hoạt động học tập theo nhu cầu và khả năng
của mỗi học sinh.


Tuy nhiên, trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều
được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là mơi trường
giao tiếp thầy - trị, trị - trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên
con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong
tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người
học nâng mình lên một trình độ mới. Bài học vận dụng được vốn hiểu biết và
kinh nghiệm sống của thầy giáo.


Trong nhà trường, phương pháp học tập hợp tác được tổ chức ở cấp
nhóm, tổ, lớp hoặc trường. Được sử dụng phổ biến trong dạy học là hoạt động
hợp tác trong nhóm nhỏ 4 đến 6 người. Học tập hợp tác làm tăng hiệu quả học
tập, nhất là lúc phải giải quyết những vấn đề gay cấn, lúc xuất hiện thực sự
nhu cầu phối hợp giữa các cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ chung. Trong hoạt
động theo nhóm nhỏ sẽ khơng thể có hiện tượng ỷ lại, tính cách năng lực của
mỗi thành viên được bộc lộ, uốn nắn, hình thành và phát triển ý thức tổ chức,
tinh thần tương trợ. Mơ hình hợp tác trong xã hội đưa vào đời sống học đường


sẽ làm cho các thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động
xã hội.


Trong nền kinh tế thị trường đã xuất hiện nhu cầu hợp tác xuyên quốc
gia, liên quốc gia, năng lực hợp tác phải trở thành một mục tiêu giáo dục mà
nhà trường phải chuẩn bị cho học sinh.


<i>- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò</i>


Trong dạy học, việc đánh giá học sinh khơng chỉ nhằm mục đích nhận
định thực trạng và điều chỉnh hoạt động học của trò mà còn đồng thời tạo điều
kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động dạy của thầy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

kiện thuận lợi để học sinh được tham gia đánh giá lẫn nhau. Tự đánh giá đúng
và điều chỉnh hoạt động kịp thời là năng lực rất cần cho sự thành đạt trong
cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho học sinh.


Theo hướng phát triển các phương pháp tích cực để đào tạo những con
người năng động, sớm thích nghi với đời sống xã hội, thì việc kiểm tra, đánh
giá không thể dừng lại ở yêu cầu tái hiện các kiến thức, lặp lại các kĩ năng đã
học mà phải khuyến khích trí thơng minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết
những tình huống thực tế.


Với sự trợ giúp của các thiết bị kĩ thuật, kiểm tra đánh giá sẽ khơng cịn
là một cơng việc nặng nhọc đối với giáo viên, mà lại cho nhiều thông tin kịp
thời hơn để linh hoạt điều chỉnh hoạt động dạy, chỉ đạo hoạt động học.


Từ dạy và học thu động sang dạy và học tích cực, giáo viên khơng cịn
đóng vai trị đơn thuần là người truyền đạt kiến thức, giáo viên trở thành
người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động độc lập hoặc theo nhóm nhỏ


để học sinh tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu
kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình. Trên lớp, học sinh
hoạt động là chính, giáo viên có vẻ nhàn nhã hơn nhưng trước đó, khi soạn
giáo án, giáo viên đã phải đầu tư công sức, thời gian rất nhiều so với kiểu dạy
và học thụ động mới có thể thực hiện bài lên lớp với vai trò là người gợi mở,
xúc tác, động viên, cố vấn, trọng tài trong các hoạt động tìm tịi hào hứng,
tranh luận sôi nổi của học sinh. Giáo viên phải có trình độ chun mơn sâu
rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt
động của học sinh mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của giáo viên.
<i><b>Những phương pháp dạy học tích cực cần được phát triển </b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

Muốn thực hiện dạy và học tích cực thì cần phát triển các phương pháp
thực hành, các phương pháp trực quan theo kiểu tìm tịi từng phần hoặc
nghiên cứu phát hiện, nhất là khi dạy các môn khoa học thực nghiệm.


Đổi mới phương pháp dạy học cần kế thừa, phát triển những mặt tích
cực của hệ thống phương pháp dạy học đã quen thuộc, đồng thời cần học hỏi,
vận dụng một số phương pháp dạy học mới, phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện
dạy và học ở nước ta để giáo dục từng bước tiến lên vững chắc. Theo hướng
nói trên, nên quan tâm phát triển một số phương pháp dưới đây.


<i>- Vấn đáp tìm tịi</i>


Vấn đáp (đàm thoại) là phương pháp trong đó giáo viên đặt ra những
câu hỏi để học sinh trả lời, hoặc có thể tranh luận với nhau và với cả giáo
viên, qua đó học sinh lĩnh hội được nội dung bài học.


Có ba phương pháp (mức độ) vấn đáp : vấn đáp tái hiện, vấn đáp giải
thích - minh họa và vấn đáp tìm tịi.



<i>- Dạy và học phát hiện và giải quyết vấn đề</i>


Trong một xã hội đang phát triển nhanh theo cơ chế thị trường, cạnh
tranh gay gắt, thì phát hiện sớm và giải quyết hợp lí những vấn đề nảy sinh
trong thực tiễn là một năng lực bảo đảm sự thành đạt trong cuộc sống. Vì vậy,
tập dượt cho học sinh biết phát hiện, đặt ra và giải quyết những vấn đề gặp
phải trong học tập, trong cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng khơng
chỉ có ý nghĩa ở tầm phương pháp dạy học mà phải được đặt như một mục
tiêu giáo dục và đào tạo. Trong dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, học
sinh vừa nắm được tri thức mới, vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri
thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo, được chuẩn bị một năng lực thích
ứng với đời sống xã hội: phát hiện kịp thời và giải quyết hợp lí các vấn đề nảy
sinh. Dạy và học phát hiện, giải quyết vấn đề không chỉ giới hạn ở phạm trù
phương pháp dạy học, nó đòi hỏi cải tạo nội dung, đổi mới cách tổ chức quá
trình dạy học trong mối quan hệ thống nhất với phương pháp dạy học.


<i>- Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

trường, phịng chống HIV/AIDS, lạm dụng ma tuý, giáo viên đã được làm
quen với phương pháp này do các chuyên gia quốc tế hướng dẫn.


Phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ
các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức
mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình
độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì.
Bài học trở thành q trình học hỏi lẫn nhau chứ khơng phải chỉ là sự tiếp
nhận thụ động từ giáo viên.


Thành cơng của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi
thành viên, vì vậy phương pháp này cịn được gọi là phương pháp cùng tham


gia, nó như một phương pháp trung gian giữa sự làm việc độc lập của từng
học sinh với sự việc chung của cả lớp. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực
của học sinh phải được phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là rèn
luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần tránh
khuynh hướng hình thức và đề phịng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động
nhóm, là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động
nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.


<i>- Dạy học theo dự án</i>


Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong thực tiễn sản xuất, kinh
tế-xã hội, đặc trưng của nó về cơ bản là tính không lặp lại của các điều kiện
thực hiện dự án. Khái niệm dự án ngày nay được hiểu là một dự định, một kế
hoạch, trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện tài chính,
điều kiện vật chất, nhân lực và cần được thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra.
Dự án được thực hiện trong những điều kiện xác định và có tính phức hợp,
liên quan đến nhiều yếu tố khác nhau, có thể cần sự tham gia của giáo viên
nhiều môn học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

Những phương pháp gợi ý trên đây là chung cho nhiều môn học ở
trường phổ thông. Tuỳ từng môn học có thể vận dụng một số phương pháp
đặc thù khác.


Đối với tin học lớp 8


- Sách giáo khoa lựa chọn phương án trình bày kiến thức kĩ năng chung
về lập trình và sử dụng ngơn ngữ lập trình Pascal để minh họa. Tuy nhiên khi
dạy có thể đi từng ngơn ngữ lập trình cụ thể Pascal rồi khái quát thành những
kiến thức, kĩ năng lập trình nói chung.



- Trong q trình dạy học, giáo viên cần khái quát đúng lúc, đúng chỗ để
học sinh khơng có cảm nhận đang làm việc với một ngôn ngữ cụ thể và rút ra
được những kiến thức, kĩ năng, ngun lí của lập trình


- Đối với các chương trình được viết trong các tiết lí thuyết, giáo viên
nên gõ sẵn để học sinh có thể chỉnh sửa trông giờ bài tập và chạy thử trong giờ
thực hành.


- Đối với những bài tập chưa làm hết trong các tiết lí thuyết có thể được
hướng dẫn làm ở các tiết bài tập. Giáo viên tự sắp xếp bố trí các tiết bài tập sao
cho vừa giúp ôn luyện kiến thức lí thuyết vừa chuẩn bị cho tiết thực hành.


- Cần tham khảo sách giáo viên khi mơ tả các thuật tốn sao cho phù hợp
với từng đối tượng học sinh.


- Đối với các bài tập lập trình, cần yêu cầu học sinh bắt đầu từ xác định
input, output, thuật tốn và viết chương trình.


- Đối với một số học sinh, việc học cùng một lúc thuật tốn mới và câu
lệnh mới khơng phải là dễ. Để giảm bớt khó khăn cho học sinh nên tách việc
dạy thuật toán mới với câu lệnh mới.


- Đối với các phần mềm học tập nên dạy ở phòng máy. Nhưng khi dạy
lập trình, khơng nên q lạm dụng phịng máy


- Để gây thêm hứng thú học tập cho học sinh, cần đưa nội dung phần 2
(phần mềm học tập) xen kẽ vào nội dung phần 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44>

- Học viên hiểu được các bước soạn giáo án đảm bảo đúng mục tiêu,
phù hợp về mức độ, yêu cầu.



- Học viên đánh giá được ưu điểm, nhược điểm của một giáo án minh
họa và giải thích được lí do đồng thời có phương án chỉnh sửa


- Học viên tự soạn được giáo án đảm bảo đúng mục tiêu, phù hợp về
mức độ, đối tượng học sinh, cơ sở vật chất.


<b>2. Những nội dung chính cần tham khảo</b>


Tin học là một môn học mới được đưa vào dạy học ở trường phổ thơng
trong những năm gần đây nên chưa có một hệ thống phương pháp đặc thù như
những môn học khác. Tuy nhiên, có nhiều phương pháp dạy học tích cực
chung có thể được áp dụng cho mơn tin học như phương pháp vấn đáp, giải
quyết vấn đề, hợp tác nhóm...


Do đặc điểm của môn học nên một số phương pháp, nguyên tắc dạy
học cần được phát huy tác dụng. Chẳng hạn, khi hướng dẫn học sinh khai thác
phần mềm thì phương pháp thử và sai kết hợp với quan sát là rất phù hợp,
hiệu quả. Dạy học sử dụng phương pháp trực quan sinh động kết hợp với các
thiết bị đa phương tiện là đặc biệt hiệu quả với việc dạy hướng dẫn sử dụng
phần mềm.


<i><b>2.1. Yêu cầu chung</b></i>


Không nên đồng nhất sách giáo khoa với bài giảng của giáo viên. Sách
giáo khoa chỉ là cơ sở về nội dung và yêu cầu kiến thức để giáo viên soạn
giáo án. Giáo viên chủ động biên soạn, sắp xếp bài giảng của mình sao cho
hợp lí, miễn là truyền tải đủ nội dung đã viết trong sách giáo khoa. Tuy nhiên
việc soạn giáo án cho môn Tin học cũng có một số yêu cầu chung cần thống
nhất.



Hiện nay có nhiều mẫu giáo án lên lớp, mỗi loại có ưu điểm riêng. Tuy
nhiên, khi tiến hành soạn giáo án giáo viên phải căn cứ vào:


- Kế hoạch dạy học (phân phối chương trình); chương trình; chuẩn kiến
thức kĩ năng và thái độ; sách giáo khoa; sách giáo viên và tài liệu tham khảo
cho bài học.


- Điều kiện lớp học, phòng máy, trang thiết bị dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

Một giáo án cần có các nội dung sau:


- Mục tiêu và yêu cầu của tiết học về kiến thức, kĩ năng (nếu có), giáo
dục tư tưởng hành vi đạo đức (nếu có).


- Các phương tiện dạy học (thiết bị, biểu đồ, phần mềm, vật liệu trắc
nghiệm,…).


- Trình bày nội dung theo dàn bài chi tiết.


- Trình bày phương pháp tiến hành và các hoạt động của giáo viện, học
sinh trên lớp, nêu dự kiến phân bổ thời gian tương ứng. Chú ý tổ chức hoạt
động của học sinh, khuyến khích học sinh nêu ý kiến cá nhân và thắc mắc
đồng thời khuyến khích học sinh nhận xét bổ sung câu trả lời của bạn.


- Củng cố và đánh giá sự tiếp thu của học sinh sau giờ học bằng câu
hỏi đối thoại hoặc bằng kiểm tra trắc nghiệm trên giấy.


<b>2.2. Các bước soạn giáo án</b>
<i><b>2.2.1. Xác định mục tiêu bài học:</b></i>



- Mục tiêu xác định cho người học: Sau khi học xong học sinh phải đạt
được kiến thức, kỹ năng , thái độ gì?


- Mục tiêu cần được viết bằng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp.


- Mục tiêu phải cụ thể, phù hợp để học sinh có thể đạt được. Giáo
viên, học sinh có thể đánh giá và tự đánh giá được sau khi xong bài học.


- Một số động từ có thể tham khảo khi viết các loại mục tiêu của bài
học theo các mức độ khác nhau (dựa theo thang đánh giá của Bloom):


<i><b>a. Về kiến thức:</b></i>


<i><b>- Biết: Sắp xếp, liệt kê, đánh dấu, gọi tên, vẽ ra, mơ tả, nêu tên, nêu</b></i>
đặc điểm, nêu ví dụ, xác định, chỉ ra, định nghĩa, giải thích, chứng minh, cho
một số ví dụ,....


<i><b>- Hiểu: Giải thích, minh hoạ , nhận biết, phán đốn…</b></i>


<i><b>- áp dụng: Xử lý tình huống, phân biệt, chỉ rõ, giải quyết vấn đề…</b></i>
<i><b>- Phân tích: Xác định, phân biệt, so sánh, phân loại …</b></i>


<i><b>- Tổng hợp: Tóm tắt, kết luận… </b></i>
<i><b>b. Về kỹ năng:</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

tính tốn, trả lời câu hỏi, làm bài tập, áp dụng, xác định vị trí, diễn giải, phê
phán, đánh giá...


<i><b>c. Về thái độ</b></i>



Có ý thức, tự giác, giúp đỡ, bảo vệ, tán thành, tham gia, phản đối, phán
xét...


<i><b>* Lưu ý: </b></i>


- Không nhất thiết bài nào cũng phải nêu đủ các loại mục tiêu, có bài có
thể khơng có mục tiêu thái độ.


- Mỗi mục tiêu chỉ nên chọn 1 động từ, hạn hữu mới dùng 2 (ví dụ liệt
kê và so sánh, giống và khác nhau )


<i>- </i>Không nên dùng các từ số lượng mơ hồ khi yêu cầu học sinh liệt kê
đối tượng có số lượng cụ thể.


- Mỗi tiết học chỉ nên có 1 đến 3 mục tiêu vì nếu nhiều quá mục tiêu sẽ
mất ý nghĩa.


- Nên căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng; sách giáo khoa, sách giáo
viên để xác định mục tiêu cụ thể của bài học.


<i><b>2.2.2. Xác định và chuẩn bị đồ dùng dạy học</b></i>


- Giáo viên cần suy nghĩ xem để đạt được mục tiêu của bài học này cần
phải sử dụng những đồ dùng học tập, phương tiện, thiết bị, các phiếu học
tập... cần thiết nào không thể thiếu trong tiết học. Đối với những trường có
điều kiện giáo viên có thể sử dụng những trang thiết bị hiện đại để tăng hiệu
quả của tiết học (OverHead, ti vi, video, máy tính, Projector, phiếu học tập,
giấy A0, bút dạ...)



- Giáo viên cần kiểm tra lại danh mục, thiết bị và đồ dụng dạy học của
nhà trường hoặc của cá nhân đã tích luỹ được từ trước để tận dụng hoặc phải
chuẩn bị, thu thập chúng.


- Xác định những dụng cụ, đồ dùng dạy học nào học sinh phải chuẩn bị
và giáo viên phải chuẩn bị cần liệt kê trong kế hoạch bài học.


<i><b>2.2.3. Xác định phươg pháp dạy học chủ đạo</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

đó thường có những phương pháp chính, giáo viên cần xác định được trong
q trình soạn giáo án.


Ngồi ra, đối với từng hoạt động cụ thể của bài học, giáo viên cần phải
chỉ ra các phương pháp đặc thù.


<i><b>2.2.4. Các hoạt động dạy-học</b></i>


- Giáo viên cần xác định các hoạt động nhằm thực hiện các mục tiêu của
bài học.


- Trong từng hoạt động cần làm rõ hoạt động nào của giáo viên và hoạt
động nào của học sinh.


- Cần áp dụng các phương pháp nào trong mỗi hoạt động (trình bày có
hướng dẫn, động não suy nghĩ bắt đầu từ một câu hỏi hoặc chủ đề, quan sát,
làm thí nghiệm, đóng vai, trị chơi, giải quyết vấn đề, xử lý tình huống, hoạt
động nhóm, làm việc với phiếu bài tập). Cách lựa chọn phương pháp phụ
thuộc vào nhiều yếu tố như giáo viên, học sinh, nhà trường....


- Trong một tiết học số lượng hoạt động không nên quá nhiều.



- Xác định thời gian cho mỗi hoạt động phụ thuộc vào mức độ kiến thức
hoặc kỹ năng mục tiêu đề ra


- Trong từng hoạt động giáo viên nên ghi rõ các bước:
* Mục tiêu của hoạt động: Cụ thể hơn mục tiêu chung.
* Cách tiến hành: - Giáo viên áp dụng phương pháp nào?


- Học sinh làm gì ?


* Hoạt động của giáo viên: Theo dõi, giúp đỡ, uốn nắn, kết luận... .
<i><b>2.2.5. Tổng kết, đánh giá cuối bài:</b></i>


<i><b>a. Tổng kết bài </b></i>


Có thể dưới hình thức:


- Tóm tắt bài, nhấn mạnh các điểm chính.


- Có thể dùng ngay phiếu đánh giá cuối bài thay cho tổng kết.
- Giao nhiệm vụ hoặc bài tập cho học sinh về nhà.


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

- Cải tiến cách đánh giá là một nét đặc trưng của q trình dạy học tích
cực. Đánh giá kiểu này không chỉ thực hiện dưới dạng một vài câu hỏi kiểm
tra cuối bài mà bằng nhiều hình thức khác nhau.


- Mục đính chính của đánh giá không phải để xem xét kết quả học tập
của từng học sinh cụ thể mà để biết:


+ HS học được gì và làm được gì sau khi học xong bài.


+ Bài học đã đạt các mục tiêu đề ra chưa?


+ Thu thập sớm thông tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy
học cho phù hợp và hiệu quả.


<i><b>22.6. Khung một bài soạn </b></i>


Tên Bài
I. Mục tiêu.


1. Kiến thức.
2. Kỹ năng.


3. Thái độ ( có thể khơng có)
II. Đồ dùng dạy học.


1. Chuẩn bị của giáo viên.
2. Chuẩn bị của học sinh.
III. Ho t ạ động d y- h c.ạ ọ


<b>Hoạt động của giáo viên</b> <b>Hoạt động của học sinh</b>
Mở bài:


1.


<i>* Hoạt động 1: </i>


<i>- Mục tiêu hoạt động :</i>
<i>- Cách tiến hành:</i>
<i>- Kết luận</i>



2 .


* <i>Hoạt động 2: </i>
<i>- Mục tiêu</i>


<i>- Cách tiến hành:</i>


+ Chia lớp thành nhóm


- HS tự nghiên cứu SGK
- Làm việc với phiếu học tập
- Tiến hành thí nghiệm, nhận
xét…


- Quan sát tranh vẽ, mẫu vật để
rút ra kết luận


- Làm việc theo nhóm.


- Các nhóm báo cáo kết quả quan
sát thảo luận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

+ Giao bài tập cho các nhóm
+ Gợi ý dẫn dắt học sinh


- Tự đánh giá.
IV. Đánh giá cuối bài


<b>3. Một số bài soạn dùng để thảo luận</b>



Bài soạn: TỪ BÀI TOÁN ĐẾN CHƯƠNG TRèNH
(Tiết 3)


<i>1-Mục tiờu</i>


- Biết xác định INPUT, OUTPUT của một số bài toán đơn giản.
- Biết mơ tả thuật tốn bằng phương pháp liệt kê các bước.


- Hiểu thuật tốn tính tổng của N số tự nhiên đầu tiên, hoán đổi giá trị
của hai biến.


<i>2- Chuẩn bị của giỏo viờn và học sinh</i>


- Tranh vẽ (Hỡnh 29-SGK, trang 40; Hỡnh 30, 31-SGK, trang 41)
- Mỏy chiếu vật thể.


- Giấy A4, bỳt xạ
<i>3- Phương pháp chủ đạo</i>


- Tổ chức hoạt động nhóm.
- Đàm thoại.


<i>4- Hoạt động dạy-học</i>


<i>1- Hoạt động 1: Tỡm hiểu vớ dụ 2</i>


<i>a- Mục tiờu:</i> Biết được Input, Output và thuật tốn tính diện tích của hỡnh 29
(sgk, trang 40)



<i>b- Phương pháp:</i> Đàm thoại
<i>c- Các bước tiến hành:</i>
GV:


- Nờu nội dung yờu cầu của vớ dụ 2: Tớnh diện tớch của hỡnh
- Giới thiệu hỡnh vẽ cần tớnh diện tớch


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

HS:


- Theo dừi yờu cầu của giỏo viờn và quan sỏt hỡnh vẽ


- Xác định điều kiện cho trước và kết quả cần thu được: a, b, diện tích (s)
GV:


- Chuẩn húa:
Input: a, b
Output: S


- Gợi ý để học sinh nhớ các cơng thức tính diện tích hỡnh chữ nhật và hỡnh
bỏn nguyệt. Từ đó u cầu học sinh lập cơng thức tính diện tích hỡnh đó cho.
HS:


- SCN = 2ab


- SBN =  a2/2


- S = SCN + SBN = 2ab +  a2/2


<i>2- Hoạt động 2: Thực hiện bài tập của ví dụ 3.</i>



<i>a- Mục tiờu:</i> HS biết cách xác định được Input, Output và hiểu thuật tốn tính
tổng của 100 số tự nhiên đầu tiên.


b- Các bước ti n h nh: ế à


<b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b>


- Giới thiệu nội dung yờu cầu của bài
toỏn.


- Gợi ý để học sinh xác định Input và
Output.


- Gợi ý để hs nờu cỏc ý tưởng.


- Yờu cầu HS nhận xột cỏc ý tưởng
đó được nêu (Ưu nhược của các ý
tưởng)


- Chuẩn húa lại ý tưởng thuật toán:


- Theo dừi yờu cầu của giỏo viờn
- Input: 1, 2, 3, ..., 100


- Output: Tổng của 100 số đó.
- C1: S = 1+2+3+4+...+100


- C2: Sử dụng một biến S để lưu Tổng
và cộng dồn từng số hạng vào S.
- C1: Dễ hiểu, đơn giản, nhưng mất


thời gian.


- C2: Dễ biểu diễn thành chương
trỡnh


<i>3- Hoạt động 3: Thực hiện bài tập của vớ dụ 4.</i>


<i>a- Mục tiờu:</i> HS xác định được Input, Output và hiểu thuật toán hoán đổi giá
trị của hai biến.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

c- Các bước ti n h nh: ế à


<b>Hoạt động của GV</b> <b>Hoạt động của HS</b>


- Giới thiệu nội dung yờu cầu của bài
toỏn.


- Chia lớp thành 3 nhúm và yờu cầu
thực hiện cỏc nội dung:


+ Xác định Input và Output.
+ Nờu ý tưởng thuật toán.


- Yêu cầu đại diện các nhóm lên trỡnh
bày trước lớp


- Gọi nhúm khỏc nhận xột bổ sung
- Chuẩn húa lại ý tưởng


- Theo dừi yờu cầu của giỏo viờn


- Thảo luận theo nhúm.


- Ghi kết quả ra giấy.


- Đại diện nhóm trỡnh bày, cỏc thành
viờn nhúm bổ sung


- Nhúm khỏc gúp ý.
- Ghi nhớ.


<i>5- Tổng kết, đánh giá cuối bài:</i>
<i>Củng cố:</i>


- Xác định Input, Output của bài toán.
- Biểu diễn thuật toỏn bằng cỏch liệt kờ.
<i>Đánh giá:</i>


Giới thiệu bài toỏn ỏp dung: Cho một hỡnh thang với đáy lớn có độ dài
là a; đáy bé có độ dài là b và chiếu cao có độ dài là h. Tính diện tích của hỡnh
thang.


Yêu cầu: - Xác định Input, Output.
- Nờu ý tưởng thuật toán.


<i>Bài tập về nhà:</i> Bài tập 1.b và bài 2, SGK, trang 45.
<b>IX. HƯỚNG DẪN VỀ THIẾT BỊ DẠY HỌC</b>


<b>1. Mục tiêu</b>


- Thảo luận đề xuất được danh mục tối thiểu của môn tin học tự chọn


lớp 8.


- Thảo luận, đề xuất được việc sử dụng thiết bị dạy học phù hợp với
từng nội dung dạy học


- Phát hiện những khó khăn có thể gặp phải và đưa ra giải pháp khắc
phục khi sử dụng phần mềm Pascal


</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

<b>2. Những nội dung chính cần tham khảo</b>
<i><b>2.1. Thiết bị dạy học môn tin học</b></i>


- Thiết bị dạy học là điều kiện khơng thể thiếu được cho việc triển khai
chương trình, sách giáo khoa nói chung và đặc biệt cho việc triển khai đổi
mới phương pháp dạy học hướng vào hoạt động tích cực, chủ động của học
sinh. Đáp ứng yêu cầu này phương tiện thiết bị dạy học phải tạo điều kiện
thuận lợi cho học sinh thực hiện các hoạt động độc lập hoặc các hoạt động
nhóm.


- Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành xây dựng và ban hành danh
mục thiết bị tối thiểu môn tin học cấp THCS. Theo đó, các trường THCS phải
đáp ứng được danh mục thiết bị tối thiểu mới có thể tổ chức dạy học mơn tin
học. Dự kiến, mỗi trường phải có tối thiểu một phịng máy với ít nhất 25 máy
vi tính nối mạng và kết nối Internet; tranh, ảnh được phóng to.


- Khuyến khích sử dụng máy chiếu overhead, projector, máy chiếu vật
thể để thực hiện các giờ dạy.


- Khi sử dụng phần mềm Turbo Pascal trên các máy tính tốc độ cao
hiện nay có thể bị lỗi Division by zero (khi sử dụng thư viện CRT). Giáo viên
có thể tải phần mềm đã được sửa lỗi trên Website www.vnschool.net. Có thể


sử dụng Free Pascal hoặc Boland Pascal thay thế Turbo pascal khi minh họa.


- Những trường được trang bị hệ thống Hishare, có thể khi chạy TP sẽ
rất chậm, vì thế có thể thay thế bằng Pascal for win hoặc Free pascal.


- Danh mục thiết bị tối thiểu:


<i>a- Mỗi trường THCS tổ chức dạy học môn tin học phải có tối thiểu một</i>
<i>phịng máy vi tính, trong đó:</i>


+ Có ít nhất 25 máy vi tính (24 máy của HS và 01 máy chủ), 01 bộ loa.
Các máy tính phải đảm bảo tính đồng bộ và có cấu hình đủ mạnh, tạo điều
kiện đẩy mạnh hoạt động của học sinh trên cơ sở tự giác, tự khám phá kiến
thức thông qua hoạt động thực hành, khám phá trong quá trình học tập.


+ Phòng máy được kết nối mạng LAN và nối Internet
+ Có 01 máy in lazer


+ Có ổn áp, bộ lưu điện
+ Nguồn điện đủ công suất


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

<i>b- Phần mềm</i>


+ Có đầy đủ các phần mềm phục vụ dạy học theo chương trình mơn tin
học cấp THCS


<i>c- Hệ thống tranh ảnh</i>
Lớp 6:


+ Cấu trúc bên trong của máy tính



+ Các thiết bị ngoại vi: bàn phím, chuột, ổ cứng, loa...
+ Bàn phím có phân chia màu sắc theo ngón tay.


+ Mơ hình tổ chức cây thư mục và biểu diễn tương ứng hệ điều hành
+ Cửa sổ làm việc của phần mềm soạn thảo văn bản


+ Hộp thoại Font, paragraph, page setup
Lớp 7:


+ Hình so sánh màn hình làm việc của phần mềm bảng tính và phần
mềm soạn thảo văn bản


+ Màn hình làm việc của bảng tính
+ Bảng điểm lớp em


+ Chèn thêm một cột, một hàng
+ Định dạng trong Excel


+ Thiết lập lề, hướng giấy in
+ Trình bày dữ liệu bằng biểu đồ
Lớp 8:


+ Hình Robot và chương trình điều khiển
+ Hình minh họa ngôn ngữ máy và dịch
+ Minh họa về biến nhớ


+ Lưu đồ về If ... then ..., For... do, While ... do
<i><b>Một số gợi ý về sử dụng thiết bị dạy học </b></i>



- Sách giáo khoa Tin học được in màu. Đây là điều kiện thuận lợi để
giáo viên sử dụng tranh, ảnh trong sách giáo khoa hướng dẫn học sinh. Giáo
viên cần nghiên cứu kĩ để sử dụng tối đa nội dung, hình ảnh trong sách giáo
khoa hướng dẫn, minh hoạ cho học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

- Nhiều trường có máy chiếu hắt (thiết bị dùng chung) và được mua bản
trong (vật liệu tiêu hao), giáo viên Tin học cần tận dụng triệt để các thiết bị
này để tăng hiệu quả giờ dạy.


- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ lưỡng nội dung bài dạy, chọn các hình
ảnh phù hợp để có thể dùng giải thích, minh hoạ cho nhiều nội dung.


- Khi muốn học sinh tập trung nghe giảng hoặc xem làm mẫu... tại
phòng máy nên yêu cầu học sinh tắt màn hình máy tính.


- Để có thể hướng dẫn đồng loạt cả lớp cần chuẩn bị trước để đảm bảo
phần mềm và các thiết lập, tuỳ chọn là giống nhau.


- Có phương án kiểm sốt để học sinh ca sau không copy bài của ca
trước.


- Khi dạy lí thuyết, đặc biệt là nội dung phần mềm học tập, nếu khơng
có điều kiện về máy chiếu thì giáo viên cần lựa chọn các hình ảnh, in ra giấy
khổ lớn để minh họa. Nên thống nhất giữa tranh ảnh, sơ đồ khi dạy lí thuyết
với thực tế trên máy, tránh sự khác nhau gây bở ngỡ cho học sinh.


- Nên cài đặt trên các máy cùng một phiên bản phần mềm. Nếu sử dụng
các phần mềm có giao diện khác với hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa
thì giáo viên có thể sử dụng các hình ảnh có chức năng tương tự của phần
mềm đang sử dụng để minh họa.



- Giáo viên phải làm thử và đảm bảo đã thuần thục bài thực hành trước
giờ thực hành.


- Cần nghiên cứu kỹ nội dung bài thực hành trong sách giáo khoa và
sách giáo viên.


- Nghiên cứu kĩ các thiết bị phục vụ từng bài học trước khi lên lớp
- Kiểm tra trang thiết bị, chuẩn bị nội dung sẵn sàng cho buổi thực
hành.


- Có nội quy sử dụng phòng thực hành, học sinh được học nội quy
phòng máy trước khi thực hành, đảm bảo an toàn cho học sinh khi thực hành.


- Việc sử dụng tranh ảnh, mẫu vật cần đưa ra đúng lúc để thu hút sự
chú ý của học sinh và cất đi khi khơng cịn dùng đến tránh sự phân tán của
học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

máy. Khi cần thiết thì phải chia ca để thực hành, khi đó giờ thực tế của giáo
viên (để tính định mức dạy) bằng số tiết thực hành nhân với số ca.


- Cần quan tâm đến việc đánh giá học sinh qua thiết bị dạy học, làm
như vậy sẽ dần đưa việc sử dụng thiết bị sẽ được thường xuyên liên tục, học
sinh sẽ lưu ý hơn khi giáo viên sử dụng thiết bị trong giờ học.


<b>X. ĐỊNH HƯỚNG ÔN TẬP KIỂM TRA</b>
<b>1. Mục tiêu</b>


- Học viên hiểu vai trò của tiết bài tập và kiểm tra trong việc ôn luyện
kiến thức, kỹ năng.



- Đề xuất được những nội dung chính của tiết bài tập, ơn tập đảm bảo
trọng tâm, đáp ứng mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức kĩ năng.


- Xác định được thời điểm, nội dung, số lượng các tiết kiểm tra định kì,
kiểm tra học kì.


<b>2. Những nội dung chính cần thảo luận</b>


- Tiết bài tập ôn tập có thể là tiết ôn tập, củng cố trên lớp học hoặc là
tiết thực hành trên phòng máy hoặc kết hợp cả hai. Nên dành các tiết bài tập,
ơn tập cho phần lập trình đơn giản.


- Nên dành 02 tiết bài tập để ơn luyện kĩ các ví dụ và làm hết các bài
tập của bài 5. Nội dung của bài 5 là một trong các trọng tâm của chương trình.
- Thời lượng dành cho ơn tập là 04 tiết, mỗi học kì 02 tiết. Chủ yếu là
ơn tập và tổng kết hóa kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương trình. Giáo
viên cần khái quát kiến thức, kĩ năng về lập trình, về thuật tốn, thể hiện được
tư tưởng dạy lập trình.


- Kiểm tra là một khâu quan trọng để đánh giá. Thời lượng dành cho
kiểm tra là 06 tiết, mỗi học kì 03 tiết. Có thể dành 2 tiết cho bài kiểm tra cuối
học kì, 01 tiết cịn lại dành cho bài kiểm tra định kì. Nếu tiến hành 02 bài
kiểm tra định kì trong một học kì thì nên kiểm tra một bài trên giấy và một bài
thực hành trên máy.


- Nội dung bao gồm cả lí thuyết và kĩ năng thực hành. Giáo viên cần
lựa chọn đề kiểm tra để bao quát hết kiến thức, kĩ năng trọng tâm của chương
trình.



</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

- Để định hướng học tập đúng đắn cho học sinh, ngoài việc kiểm tra
kiến thức kĩ năng của một ngơn ngữ lập trình cụ thể cần dành một tỷ lệ câu
hỏi kiểm tra kiến thức kĩ năng của lập trình nói chung.


- Cần đánh giá học sinh qua các giờ thực hành để học sinh tập trung,
chăm chỉ nghiêm túc trong thực hành, lấy điểm kiểm tra thường xuyên. Có
thể cho điểm cả lớp, một nhóm hoặc một số học sinh.


- Việc kiểm tra đánh giá môn tin học cấp THCS thực hiện theo quy chế
đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT (Ban hành kèm theo
Quyết định số 40/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/10/2006 của Bộ trưởng Bộ
GD-ĐT)


<b>XI. HƯỚNG DẪN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ</b>


<b>1. Mục tiêu</b>


- Học viên hiểu được vai trò kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học
- Hiểu được các căn cứ để kiểm tra đánh giá


- Hiểu mục tiêu, hình thức và thời điểm kiểm tra đánh giá


- Thảo luận, xác định thời điểm, nội dung các bài kiểm tra định kì


- Xác định được ưu điểm, nhược điểm của một đề kiểm tra minh họa và
giải thích được lí do đồng thời đề xuất được phương án chỉnh sửa.


<b>2. Những nội dung chính cần tham khảo</b>


<i><b>2.1. Mục tiêu chính của kiểm tra</b></i>



- Khảo sát kiến thức kĩ năng của học sinh trước khi bắt đầu một giai đoạn
dạy học mới. Chẳng hạn, đầu năm học, giáo viên có thể tiến hành kiểm tra để
khảo sát kiến thức kĩ năng tin học của học sinh để xây dựng phương án dạy
học phù hợp.


- Đánh giá kiến thức kĩ năng sau khi kết thúc một giai đoạn dạy học.
Chẳng hạn, sau khi kết thúc học kì 1, giáo viên tiến hành kiểm tra để đánh giá
sự tiếp thu kiến thức của học sinh trong tồn bộ học kì 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

- Ngồi các mục tiêu trên, kiểm tra cịn nhằm mục tiêu lấy điểm ghi vào
sổ điểm, đánh giá học lực của học sinh. Tránh việc kiểm tra chỉ nhằm mục
tiêu lấy điểm mà không chú trọng đến mục tiêu khảo sát và điều chỉnh để
nâng cao hiệu quả quá trình dạy học. Làm như vậy là chưa khai thác triệt để,
hiệu quả của chức năng kiểm tra vào dạy học.


Kiểm tra đánh giá có vai trị rất quan trọng trong q trình dạy học. Nhờ
đó, giáo viên có thể:


- Tự giám sát việc thực hiện mục tiêu dạy học, kết quả sử dụng phương
pháp dạy học, hình thức và thiết bị dạy học


- Điều chỉnh việc dạy học cho phù hợp với đối tượng học sinh.
- Biết được kết quả học tập, rèn luyện của lớp học và từng học sinh.
Đánh giá giúp học sinh:


- Thấy rõ năng lực học tập của bản thân để phấn đấu và kịp thời rút kinh
nghiệm cho việc học tập của mình.


- Được động viên khuyến khích học sinh phấn khởi, tích cực trong học tập.


Việc đánh giá được thực hiện thông qua công cụ chủ yếu là kiểm tra.
Kiểm tra, đánh giá tác động trở lại phương pháp dạy học và ngược lại.


<i>Kiểm tra đánh giá góp phần đổi mới phương pháp dạy học</i>


Việc kiểm tra đánh giá phải góp phần quan trọng vào việc đổi mới phương
pháp dạy học. Cần yêu cầu học sinh không chỉ học thuộc lòng nội dung bài học
là được, mà phải biết liên hệ nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống, phải biết
vận dụng tri thức, kỹ năng đã được trang bị qua bài học và huy động vốn kinh
nghiệm sống của bản thân để giải quyết vấn đề, tình huống trong cuộc sống
thực tế. Việc kiểm tra đánh giá cần thúc đẩy học sinh tham gia hoạt động học
tập tích cực như thảo luận nhóm, chia sẻ, hợp tác với bạn bè và tự giác học tập.


Cần chú trọng hơn đến kiểm tra thái độ, khả năng vận dụng và thực hành.
Trên cơ sở đó, thúc đẩy học sinh tích cực rèn luyện theo yêu cầu. Cần kiểm
tra đánh giá được học sinh trên cả 3 mặt: kiến thức, kỹ năng, thái độ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

<i><b>2.2. Hình thức kiểm tra.</b></i>


Hình thức tiến hành kiểm tra phụ thuộc vào nội dung kiểm tra. Ví dụ,
nếu muốn kiểm tra kĩ năng khai thác phần mềm học tập, kỉ năng sử dụng môi
trường TP thì nên tiến hành kiểm tra thực hành trên máy; nếu muốn kiểm tra
kiến thức về lập trình thì nên kiểm tra trên giấy


Ngoài ra, cần cân nhắc sử dụng phù hợp các hình thức kiểm tra từng cá
nhân, theo nhóm, học sinh tự đánh giá, ...


Có hai loại kiểm tra được quy định trong kế hoạch dạy học là kiểm tra
thường xuyên và kiểm tra định kỳ.



- Kiểm tra thường xuyên: Gồm kiểm tra miệng và kiểm tra viết dưới 45
phút.


- Kiểm tra định kỳ: Gồm kiểm tra viết từ 45 phút trở lên được qui định
trong phân phối chương trình và cuối học kỳ.


Vận dụng quy định đó, trong mơn Tin học có những hình thức kiểm tra
đánh giá như sau:


+ Kiểm tra viết: Có kiểm tra viết dưới 1 tiết và từ 1 tiết trở lên.


+ Kiểm tra miệng: Học sinh trả lời câu hỏi, bài tập của giáo viên ngay
trên lớp, không nhất thiết là phải kiểm tra ở đầu tiết học.


+ Kiểm tra thực hành: Mỗi học kì học sinh phải có ít nhất một điểm
kiểm tra thực hành được ghi vào sổ điểm để tính điểm học lực. Điểm kiểm tra
học kì phải có phần điểm của thực hành.


+ Kiểm tra hoạt động nhóm của học sinh: Theo dõi quan sát học sinh
qua hoạt động học tập trên lớp, giờ thực hành trên phịng máy, hoạt động
nhóm, bài tập về nhà...


<i><b>2.3. Thời điểm kiểm tra.</b></i>


Căn cứ vào mục tiêu đánh giá để chọn thời điểm kiểm tra:


- Với mục tiêu là khảo sát thì thời điểm để tiến hành kiểm tra là bắt đầu
một giai đoạn dạy học mới


- Với mục tiêu là đánh giá tổng kết, thời điểm để tiến hành kiểm tra là


kết thúc một giai đoạn dạy học


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

quá trình dạy học.


Việc chia giai đoạn dạy học mang tính tương đối. Một giai đoạn dạy
học có thể là một phần tiết học, một tiết học, một số tiết học, một học kì, một
năm học. Một giai đoạn dạy học cũng có thể là một mục của bài học, một bài
học, một chương hay nội dung của cả năm học.


Vì q trình trình dạy học mang tính tương đối nên một bài kiểm tra
thường có nhiều mục tiêu, chẳng hạn vừa khảo sát để chuaanr bị cho giai
đoạn dạy học tiếp theo, vừa đánh giá kết quả học tập của giai đoạn dạy học đã
qua và vừa là thu thập thơng tin nhằm điều chỉnh q trình dạy học đang tiến
hành.


<i><b>2.4. Các căn cứ để kiểm tra, đánh giá</b></i>


<i>a- Chương trình giáo dục phổ thơng mơn tin học</i>


Chương trình giáo dục phổ thơng mơn tin học quy định chủ đề và yêu
cầu mức độ cần đạt của mơn học. Trong chương trình, chuẩn kiến thức kĩ
năng là phần rất quan trọng, nó quy định mức độ kiến thức, kĩ năng và thái độ
cần đạt tương ứng với từng nội dung dạy học.


Chuẩn kiến thức kĩ năng là căn cứ để xác định nội dung cần kiểm tra,
kiếm thức kĩ năng nào cần kiểm tra, yêu cầu về mức độ cần đạt và giúp xác
định hình thức kiểm tra nào là phù hợp.


Yêu cầu khi ra đề kiểm tra phải đảm mức độ yêu cầu trong chuẩn kiến
thức kĩ năng



- Về kiến thức: có ba mức: hiểu, biết và vận dụng. Tuy nhiên, mỗi mức
lại là một khoảng và có sự giao thoa giữa các mức. Vì vậy, nhiều khi rất khó
phân biệt rõ ràng giữa các mức với nhau. Đây chính là ngun nhân dẫn dến
khó khăn trông việc đảm bảo đúng về mức độ yêu cầu khi kiểm tra.


- Về kĩ năng: có các mức độ như: bước đầu sử dụng được, sử dụng
được, thực hiện được, phân biệt được, viết được, mô tả được, cài đặt
được...Các mức độ về kĩ năng được mô tả khá rõ ràng:


+ Mức độ biết: sắp xếp, liệt kê, đáh dấu, mô tả, nêu đặc điểm...
+ Mức độ hiểu: giải thích, minh họa, chứng minh, phán đoán,...


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

<i>b- Nội dung sách giáo khoa</i>


Sách giáo khoa được biên soạn để cụ thể hóa chương trình, chuẩn kiến
thức kĩ năng. Sách giáo khoa được giáo viên và học sinh sử dụng thường
xuyên trong dạy học. Có thể xem sách giáo khoa là căn cứ để kiểm tra đánh
giá đảm bảo yêu cầu “dạy cái gì, kiểm tra cái đó”


Việc căn cứ vào sách giáo khoa để ra đề kiểm tra giúp giáo viên tránh
được ý chủ quan của chính mình, tránh đánh giá những cái mà giáo viên biết,
giáo viên thấy hay nhưng không phải những gì học sinh được học.


<i>c- Điều kiện thực tế</i>


Chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng được xây dựng chung cho học
sinh trên toàn quốc. Giả sử ở một nội dung nào đó, chuẩn kiến thức chỉ yêu
cầu mức độ hiểu, tuy nhiên ở những nơi có điều kiện, nhận thức của học sinh
tốt thì kiểm tra hiểu ở mức cao nhất, ngược lại kiểm tra hiểu ở mức thấp hơn.



Những điều kiện thực tế cụ thể có thể kể ra là: cơ sở vật chất, nhận thức
của học sinh, điều kiện thời tiết, việc chọn ngôn ngữ lập trình để minh họa...


Việc căn cứ vào chương trình, sách giáo khoa, thực tiễn dạy học giúp
tránh những sai sót sau:


- Kiểm tra theo chủ quan của giáo viên.
- Nội dung kiểm tra khơng trọng tâm


- Nội dung và hình thức kiểm tra không phù hợp với điều kiện thực tế
dạy học.


<i><b>2.5. Một số hình thức đánh giá</b></i>
- Đánh giá qua các bài kiểm tra


- Đánh giá qua theo dõi, quan sát giờ học, giờ thực hành
- Đánh giá qua hoạt động theo nhóm


- Đánh giá qua việc tự nhận xét hoặc tập thể nhận xét.


Đánh giá qua các bài kiểm tra là hình thức chủ yếu để đánh giá kết quả
học tập của học sinh. Các bài kiểm tra có thể là kiểm tra định kì hoặc kiểm tra
thường xuyên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

một phương pháp dạy học. Việc giáo viên quan sát, đánh giá học sinh trong
giờ thực hành nhằm động viên tính tự giác, tích cực trong giờ thực hành.
Trong một tiết thực hành, không nhất thiết phải đánh giá cho điểm tất cả học
sinh mà chỉ cần cho điểm một số học sinh. Tùy tình hình thực tế và mục tiêu
đánh giá, giáo viên có thể thông báo hoặc không thông báo trước. Tuy nhiên,


với mục đích sử dụng kiểm tra như là một phương pháp dạy học thì khuyến
khích việc thơng báo trước cho học sinh và động viên học sinh tiếp tục phấn
đấu để có điểm cao hơn. Có thể chấm nhiều điểm giờ thực hành và lấy điểm
trung bình cộng các điểm này làm điểm tính học lực của học sinh. Khơng nhất
thiết mọi học sinh phải có cùng số lần được chấm điểm giờ thực hành. Giáo
viên có thể sử dụng thêm các phần mềm hỗ trợ đánh giá học sinh trong giờ
thực hành.


Đánh giá qua tự nhận xét hoặc tập thể nhận xét: Trong dạy và học môn
tin học cần xác lập được các quan hệ đánh giá: giữa trò với trò và tự đánh giá
của bản thân học sinh. Những quan hệ này được xác lập thơng qua các hình
thức kiểm tra đánh giá truyền thống và thông qua việc tổ chức các hoạt động
học tập cho học sinh, việc vận dụng kiến thức, kĩ năng.


<i><b>2.6. Các quan điểm tiếp cận đánh giá.</b></i>


<i>a-Quan điểm tiếp cận đánh giá theo kết quả đầu ra</i>


Đánh giá theo kết quả đầu ra là đánh giá sản phẩm dựa trên bản mô tả sản
phẩm.


Trong quá trình dạy học, đánh giá theo kết quả đầu ra xem học sinh là sản
phẩm và chuẩn kiến thức kĩ năng là bản mô tả sản phẩm.


Đối với một bài kiểm tra, đánh giá theo kết quả đầu ra nghĩa là đánh giá
sản phẩm học sinh làm ra mà không quan tâm đến việc làm thế nào để tạo ra
sản phẩm đó.


Đánh giá theo kết quả đầu ra là cách đánh giá tập trung vào việc phát triển
các năng lực của người học trên cơ sở nội dung kiến thức, kĩ năng tiếp thu


được. Theo quan điểm tiếp cận đánh giá theo kết quả đầu ra, ngoài nội dung
kiến thức, kĩ năng tiếp thu được còn cần quan tâm tới việc:


</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

- Thúc đẩy và đòi hỏi việc học tập trong cả quá trình.
- Thúc đẩy và tạo mối liên hệ giữa lý thuyết và thực hành.


<i>b. Đánh giá theo quá trình</i>


Đánh giá theo quá trình coi trọng quá trình làm ra sản phẩm, quá trình giải
quyết cơng việc, q trình đi đến kết quả. Tuy nhiên, nếu không quan tâm đến
việc làm ra sản phẩm hay khơng thì lại bỏ sót việc đánh giá tính hiệu quả, kĩ
năng sử dụng cơng cụ. Vì vậy, để đánh giá cơng bằng, đúng thực chất trình
độ, năng lực của học sinh, ta thường phải kết hợp cả hai cách: đánh giá theo
kết quả đầu ra và đánh giá theo quá trình


<i><b>2.7. Một số vấn đề cần thảo luận trong kiểm tra đánh giá</b></i>


<i>a- Sử dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm hay tự luận</i>


So với các môn học khác, nội dụng và thiết bị dạy học môn tin học khá
thuận lợi cho hình thức kiểm tra trắc nghiệm. Các kiến thức kĩ năng có thể áp
dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm: cấu trúc, cú pháp lệnh, quy tắc đặt tên
tệp, tên biến, trình tự các thao tác, công dụng của các nút lệnh...


Phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan và trắc nghiệm tự luận
đã được đề cập trong Tài liệu bồi dưỡng giáo viên môn Tin học lớp 6, lớp 7.


<i>b- Kiểm tra trên giấy hay kiểm tra thực hành trên máy</i>


Nội dung môn tin học có thể chia thành hai phần: phần kiến thức về


ngành khoa học tin học và phần kĩ năng sử dụng máy tính, khai thác phần
mềm. Hình thức kiểm tra thực hành trên máy tính thường được dùng khi
muốn đánh giá kĩ năng sử dụng máy tính, kĩ năng khai thác phần mềm.
Những kiến thức kĩ năng còn lại nên tiến hành kiểm tra trên giấy.


Trong tin học lớp 8, các kĩ năng cần kiểm tra trên máy là: kĩ năng khai
thác các phần mềm học tập, kĩ năng sử dụng mơi trường lập trình Turbo
Pascal; Các kiến thức ở phần lập trình đơn giản nên tiến hành kiểm tra trên
giấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

kĩ năng theo yêu cầu” thì nên tổ chức kiểm tra thông qua thực hành.


Trên thực tế, việc lựa chọn hình thức kiểm tra trên giấy hay thực hành
trên máy còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế về trang thiết bị máy tính, mạng
internet của nhà trường. Đối với những nơi mà điều kiện thực hành môn tin
học cịn hạn chế thì chỉ kiểm tra thực hành trên máy ở những nội dung không
thể tiến hành trên giấy.


Ví dụ về tính huống: Khi kiểm tra kĩ năng sử dụng môi trường Turbo
Pascal, giả sử câu hỏi kiểm tra trên giấy có nội dung như sau: Hãy nêu các
bước sử dụng bảng chọn để dịch một chương trình Turbo Pascal.


Để trả lời đúng câu hỏi này trên giấy là không dễ đối với học sinh
những nếu thực hiện trên máy thì các em thực hiện được. Hơn nữa, mục tiêu
quan trọng khi dạy sử dụng và khai thác phần mềm là khả năng khai thác và
tự khám phá phần mềm. Địi hỏi học sinh phải có kĩ năng vận dụng nguyên
tắc thử và sai, kĩ năng quan sát các hiệu ứng, phán đốn chức năng các nút
lệnh.


Hình thức đánh giá trong tình huống nêu trên là khơng phù hợp với nội


dung đã nêu và sẽ dẫn đến đánh giá không đúng năng lực thực sự của học
sinh.


<i>c- Làm thế nào để đánh giá học sinh khi kiểm tra theo nhóm.</i>


Cũng như các hình thức kiểm tra khác, kiểm tra theo nhóm cũng phải
xác định đúng mục tiêu, yêu cầu trước khi tiến hành. Trong chuẩn kiến thức
kĩ năng có yêu cầu về mặt kiến thức, kĩ năng và thái độ. Các hình thức kiểm
tra khác ln dễ dàng đánh giá được kiến thức, kĩ năng. Riêng yêu cầu về mặt
thái độ, đặc biệt là thái độ hợp tác làm việc thì hình thức kiểm tra theo nhóm
giúp giáo viên đánh giá phù hợp nhất.


Làm thế nào để đánh giá chính xác từng thành viên trong nhóm. Giả sử
giáo viên giao cho nhóm học sinh tiến hành làm một bài kiểm tra theo nhóm
để hồn thành một sản phẩm. Khi nhóm nộp sản phẩm, giáo viên cho điểm
từng em như thế nào? cho các em điểm bằng nhau hay khác nhau?


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

các em yếu, lười hơn điểm thấp. Cũng có ý kiến đây là bài làm theo nhóm nên
phải chấm điểm bằng nhau trong nhóm. Các thành viên là bình đẳng, có nghĩa
vụ và quyền lợi như nhau.


Giải quyết vấn đề này như thế nào cho hợp lí? Ta biết rằng, khi kiểm
tra theo nhóm là nhằm quan tâm đến đánh giá thái độ hợp tác của các học sinh
để làm bài kiểm tra. Như vậy, bài làm của học sinh phải được đánh giá về
kiến thức kĩ năng dựa trên sản phẩm và đánh giá về thái độ dựa trên sự hợp
tác của các thành viên. Vì vậy, tổng điểm được cho phải chia làm hai phần
ứng với kiến thức kĩ năng và thái độ. Việc chia tỷ lệ phụ thuộc vào giáo viên
và từng tình huống cụ thể.


Để cho điểm về thái độ hợp tác làm việc: Nếu khơng có những tình


huống đặc biệt thì nên cho điểm thái độ của từng thành viên là như nhau. Bởi
vì, nên đánh giá thái độ hợp tác của nhóm chứ khơng phải thái độ hợp tác của
từng thành viên trong nhóm. Cách chấm điểm đồng đều này buộc các em
trong nhóm muốn đạt điểm cao thì phải hợp tác tốt. Đặc biệt đối với những
học sinh giỏi muốn nhận được điểm cao thì phải giúp đỡ các bạn yếu hơn.
Điều này còn rèn luyện được tính khiêm tốn, tơn trọng người khác, hạn chế
được tính kiêu căng, coi thường bạn học của những học sinh giỏi mà chúng ta
thường gặp.


Để cho điểm về kiến thức kĩ năng, có hai cách:


- Cách thứ nhất: Chấm điểm chung trên sản phẩm của nhóm và phỏng
vấn những thành viên trong nhóm về những nội dung liên quan bài kiểm tra.
Khi đó điểm về kiến thức, kĩ năng được chia làm hai phần: phần điểm dựa
trên sản phẩm và phần điểm dựa trên phỏng vấn từng cá nhân.


- Cách thứ hai: Giáo viên cho sản phẩm một lượng điểm nhất định và
yêu cầu nhóm tự chia số điểm đó cho từng thành viên theo mức độ cơng sức
đã đóng góp. Cách làm này giúp học sinh tự đánh giá lẫn nhau trong quá trình
hợp tác làm việc.


<i>d- Làm thế nào để tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(65)</span><div class='page_container' data-page=65>

chấm bài (đối với những giáo viên kiêm nhiệm nhiều cơng việc). Có các cách
để học sinh tự đánh giá lẫn nhau:


- Cách thứ nhất: Giáo viên cho học sinh làm bài cá nhân. Kết thúc bài
kiểm tra, giáo viên thu bài và phát bài làm kèm với đáp án cho học sinh khác
để các em kiểm tra chéo nhau. Sau đó, yêu cầu học sinh trả bài vừa chấm cho
đúng bạn có bài kiểm tra đó. Có thể dành thêm thời gian để học sinh chấm bài


và học sinh có bài trao đổi và sửa lỗi cho nhau.


- Cách thứ hai: Cho học sinh làm việc theo nhóm và trình bày trước
lớp. Các nhóm cịn lại theo dõi và nêu câu hỏi. Nhóm đang trình bày phải trả
lời và giải thích câu hỏi của các nhóm khác. Giáo viên chuẩn bị sẵn phiếu cho
điểm và phát cho học sinh để học sinh chấm điểm. Kết thúc bài trình bày,
giáo viên thu lại phiếu chấm để tổng hợp và ra kết quả cuối cùng.


Cần lưu ý, dù học sinh đánh giá lẫn nhau những giáo viên vẫn giữ vai
trị là người kiểm sốt, quản lí việc chấm điểm. Giáo viên phải định hướng
phát hiện lỗi cho học sinh chấm điểm và là người trọng tài trong các cuộc
tranh luận giữa các học sinh trong quá trình chấm điểm.


<i><b>2.8. Các bước xây dựng một đề kiểm tra</b></i>
1. Xác định mục tiêu:


- Xác định mục tiêu của kiểm tra: Đánh giá, khảo sát hay điều chỉnh.
- Xác định chủ đề kiểm tra: Căn cứ vào chủ đề trong chuẩn kiến thức kĩ
năng.


2. Xác định yêu cầu của đề kiểm tra


- Căn cứ vào mục tiêu, chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng thái độ,
sách giáo khoa, điều kiện thực tế để chọn nội dung kiểm tra và các mức độ
cần đạt và hình thức kiểm tra


3. Xác định hình thức kiểm tra


- Căn cứ vào cột ghi chú của chuẩn kiến thức kĩ năng để chọn hình thức
kiểm tra: Nếu trên cột ghi chú có ghi “cần xây dựng các bài thực hành...” thì


nên tổ chức kiểm tra những kiến thức này trên máy; ngược lại thì kiểm tra
trên giấy.


</div>
<span class='text_page_counter'>(66)</span><div class='page_container' data-page=66>

5. Xây dựng đề bài


6. Xây dựng đáp án và hướng dẫn chấm.
7. Phân tích kết quả.


Nhằm phát hiện những ưu, nhược điểm trong quá trình tiếp thu kiến
thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ của học sinh để kịp thời có biện pháp uốn
nắn, điều chỉnh. Qua kiểm tra ngoài cho điểm, cần:


- Nhận xét học sinh trên 3 mục tiêu của dạy học môn Tin học là kiến
thức, kĩ năng và thái độ.


- Phân tích kết quả kiểm tra qua q trình học tập của từng học sinh.
- Phân tích kết quả kiểm tra qua từng bài và qua quá trình học tập của
lớp học.


<i><b>2.9. Khung của đề kiểm tra</b></i>


Dưới đây là ví dụ về khung của một đề kiểm tra
ĐỀ KIỂM TRA
1) Mục tiêu


2) Yêu cầu của đề


<b>3) Ma trận đề</b>


Nội dung 1 Nội dung 2 ...


Biết


Hiểu
Vận dụng
4) Đề bài


5) Hướng dẫn chấm
6) Phân tích kết quả


<b>KẾT LUẬN</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(67)</span><div class='page_container' data-page=67>

vai trò chủ đạo của giáo viên; Tăng cường ứng dụng hiệu quả công nghệ
thông tin trong dạy học


- Thời lượng dạy học của môn tin học lớp 8 là 70 tiết, được dạy trong 37
tuần của năm học.


- Phải đảm bảo dạy đủ số tiết dành cho bài thực hành của từng phần và
của cả năm học. Nếu thấy cần thiết và điều kiện cho phép, có thể bổ sung thời
lượng cho bài thực hành, bài tập, ôn tập.


- Các bài của phần 2 không nhất thiết phải dạy liền nhau, nên bố trí dạy
xen các bài này vào nội dung của phần 1. Khi làm phân phối chương trình chi
tiết, cần lưu ý đảm bảo sự phù hợp về mạch phát triển kiến thức, kĩ năng và sự
hỗ trợ qua lại giữa các nội dung học tập


- Cuối mỗi học kì có 02 tiết ơn tập và 01 tiết kiểm tra học kì


- Các tiết bài tập, ơn tập chưa quy định nội dung cụ thể, cần căn cứ tình
hình giảng dạy, kết quả tiếp thu của học sinh và điều kiện thực tế của nhà


trường, để định ra nội dung cho tiết bài tập, ôn tập nhằm củng cố kiến thức,
rèn luyện kĩ năng theo yêu cầu. Hình thức tổ chức có thể là trên lớp học hay
thực hành trên phòng máy. Cần ưu tiên sử dụng các tiết này để giải đáp câu
hỏi, chữa bài tập trong sách giáo khoa.


- Đối với những học sinh đã biết lập trình, có thể chọn các nội dug đọc
thêm trong sách giáo khoa, xây dựng thêm bài tập và bài thực hành để củng
cố, hệ thống, chuẩn xác hóa kiến thức, kĩ năng theo yêu cầu. Khi thực hành
nên phân loại, chia nhóm, bố trí chổ ngồi để học sinh có thể giúp đỡ nhau
nâng cao hiệu quả tiết học


- Khi thực hành trên máy, nếu nội dung không được xây dựng để thực
hành theo nhóm thì bố trí tối đa là 2 học sinh/01 máy tính.


- Trong thời lượng phân phối cho các bài cần dành thời gian để hướng dẫn
học sinh trả lời các câu hỏi và làm bài tập trong sách giáo khoa.


- Các bài của phần 2 là các bài lí thuyết kết hợp với thực hành (lí thuyết
chiếm khoảng 1/2 thời gian của mỗi bài). Mặc dù khơng có tên là bài thực
hành nhưng các bài của phần 2 được dạy học ở phòng máy. Để học các nội
dung của phần 2 học sinh phải thực hành trên máy vi tính.


</div>
<span class='text_page_counter'>(68)</span><div class='page_container' data-page=68>

- Để học lí thuyết hiệu quả hơn, cần sử dụng máy tính, phần mềm, tranh,
ảnh, sơ đồ trực quan.


- Phải thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng dẫn của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Khi kiểm tra phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng của
chương trình; Cần kết hợp một cách hợp lí hình thức kiểm tra tự luận với hình
thức trắc nghiệm khách quan; cân đối giữa kiểm tra trên giấy và thực hành
trên máy tính.



- Trong thời lượng của môn tin học lớp 8 phải dành 6 tiết để kiểm tra.
Trong đó có 02 tiết dành cho kiểm tra học kì (mỗi kì 01 tiết), 02 tiết kiểm tra
(mỗi kì 01 tiết) và 02 tiết kiểm tra thực hành trên máy (mỗi kì 1 tiết)


- Phải thực hiện đúng, đủ các tiết kiểm tra, kiểm tra thực hành, kiểm tra
học kì.


- Phải đánh giá được cả kiến thức, kĩ năng, cả lí thuyết, thực hành và phải
theo nội dung, mức độ yêu cầu được quy định trong chương trình mơn học.


<b>PHẦN 4: </b>


<b>MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢNG DẠY VÀ BỒI DƯỠNG </b>
<b>HỌC SINH GIỎI BỘ MÔN TIN HỌC BẬC THCS</b>


<b>A-MỘT SỐ KINH NGHIỆM</b>


<b>I-Hướng dẫn học sinh trình bày và nộp bài thi</b>
<i><b>1-Tạo thư mục chứa bài thi</b></i>


- Khởi động NC


- Tạo thư mục THI trong ổ đĩa C


- Tạo trong thư mục THI một file TP.BAT, có nội dung là đường dẫn
đến TURBO.EXE. Thơng thường là C:\TP\BIN\TURBO.EXE


Việc làm này nhằm mục đích tạo một thư mục chứa file bài làm của
học sinh để học sinh tránh việc chép nhầm file bài làm



</div>
<span class='text_page_counter'>(69)</span><div class='page_container' data-page=69>

- Cần phải tách riêng thao tác tạo kiểu dữ liệu và khai báo biến
- Nếu có sử dụng kiểu dữ liệu file, phải đặt tên file trong phần const
- Nếu xuất dữ liệu ra file, kết thúc chương trình khơng được đặt readln;
- Đầu chương trình cần có dẫn biên dịch {$R+,B+}


- Cần lưu file ngay từ đầu, sau đó lưu tiếp trong q trình làm bài. Mục
đích là tránh mất chương trrình khi mất điện giữa chừng


- Làm từng nào biên dịch từng đó, nhằm dễ dàng phát hiện lỗi chính tả
của chương trình


<i><b>3-Sao chép bài và nộp bài</b></i>


- Mở khóa đĩa mềm. Đặt đĩa vào ổ đĩa. Thực hiện sao chép
- Lấy đĩa ra và khóa đĩa. Nộp đĩa cho giám thị


- Chờ giám thị in bài


- Kiểm tra bài làm trên giấy xem đúng bài làm của mình khơng
- Ký xác nhận và nhờ một học sinh khác ký xác nhận


Mục đích của việc khóa đĩa trước khi nộp bài nhằm tránh việc giám thị
lỡ tay bấm phím làm sai chương trình.


Mục đích của ký xác nhận nhằm khẳng định tờ giấy in bài làm là đúng
của mình và tránh xảy ra tiêu cực giữa thí sinh dự thi và giám thị có thể đổi
bài.


<i><b>4-Các bước để hồn thành một chương trình</b></i>



Phương pháp tổng quát để giải bài toán tin học là một hệ thống các
bước có tính ổn định nhằm giúp người học có thể tìm ra thuật giải, biễu diễn
được dữ liệu và từ đó viết được chương trình.


Phương pháp tổng qt để giải bài toán tin học bao gồm các bước sau:
<i>a- Xác định bài toán </i>


Mọi bài toán trong Tin học đều có thể diễn đạt theo một sơ đồ chung
A B


A: gọi là INPUT (thông tin vào)
B: gọi là OUTPUT (thông tin ra)


: gọi là chương trình được tạo từ các câu lệnh cơ bản của
máy cho phép biến A thành B.


</div>
<span class='text_page_counter'>(70)</span><div class='page_container' data-page=70>

<i>Xác định thông tin vào:</i><b> Hai số tự nhiên a, b</b>


<i>Xác định thông tin ra: </i>Số tự nhiên d thoả mãn d là ước của a và d là ước của
b và d là lớn nhất trong tập ước chung đó.


<i>Xác định các thao tác chế biến thông tin:</i>


Xây dựng một tập hữu hạn các phép tính cho phép tính được d từ a và b
<i>b-Tìm cấu trúc dữ liệu biễu diễn bài toán</i>


Việc lựa chon CTDL tuỳ thuộc vào vấn đề phải giải quyết. Sau đó là
chọn cách biểu diễn thông tin. Việc này tuỳ thuộc vào các thao tác thực hiện
trên kiểu dữ liệu.



<b>Các lưu ý khi chọn cấu trúc dữ liệu </b>


+ CTDL phải biểu diễn được đầy đủ các thông tin nhập và xuất của bài
toán.


+ CTDL phải phù hợp với các thao tác của thuật toán mà ta lựa chọn để
giải quyết bài toán.


+ CTDL phải phù hợp với điều kiện cho phép của ngơn ngữ lập trình


MTĐT đang sử dụng.
<i>c-Tìm thuật toán</i>


Thuật toán là một hệ thống chặt chẽ và rõ ràng các quy tắc nhằm xác
định một dãy các thao tác trên một dãy các đối tượng sao cho sau một hữu
hạn các bước thực hiện các thao tác, ta đạt được mục tiêu định trước.


<i>d- Lập trình</i>


Lập trình là dùng một ngơn ngữ cụ thể nào đó để diễn tả thuật toán, cấu
trúc dữ liệu thành các câu lệnh để máy tính có thể thực hiện được và giải
quyết đúng bài tốn mà người lập trình mong muốn.


<i>Phát triển chương trình bằng cách tinh chế từng bước:</i> Tinh chế từng bước là
phương pháp khoa học có hệ thống giúp ta phân tích các thuật tốn, cấu trúc
dữ liệu từ đó viết thành chương trình.


<i>e-Chạy thử, thay đổi kiểm tra chương trình</i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(71)</span><div class='page_container' data-page=71>

<b>Lưu ý khi xây dựng các bộ test</b>


Nên khởi đầu bằng các bộ test nhỏ nhưng chứa các giá trị đặc biệt
Làm nhiều bộ test nhưng đa dạng.


Phải có các bộ test có kích thước lớn.


<i>Ví dụ:</i> Khi viết chương trình giải phương trình ax2<sub> + bx + c = 0. ta phải xây</sub>


dựng các bộ test như sau:


a b c


0 0 0


0 0 1


1 2 1


2 5 3


Ngoài ra, cần xây dựng bộ test có giá trị lớn như: 1 32767 32766
<i>Lưu ý: </i>Chương trình chạy qua một số bộ test chưa hẳn là chương trình đúng.
<i>f- Thay đổi chương trình</i>


Một chương trình đã viết xong, đã chạy tốt chưa hẳn là quá trình lập
trình đã kết thúc. Ta phải sửa đổi nó theo một hướng nào đó để đáp ứng yêu
cầu mới. Phương pháp tinh chế từng bước giúp ta thuận lợi trong việc sửa đổi
chương trình.



<b>II-Chiến lược đoạt điểm</b>


- Phải tham gia giải hết tất cả các bài của đề ra mặc dù có thể kết quả
của chương trình khơng đúng. Điều này nhằm đoạt được một ít điểm hoặc
tránh được điểm 0. Cần chú ý phải biên dịch thành cơng.


- Tìm những trường hợp dễ để xuất kết quả


- Đối với những bài tốn có trả lời là YES/NO (hoặc 1/0), nếu giải
khơng được thì nên xuất một giá trị YES (hoặc 1), khi đó có thể gở được 1/3
số điểm của câu.


<b>B-MỘT SỐ CHUYÊN ĐỀ</b>


<b>I-Đánh dấu phần tử được chọn</b>
<i><b>1-Ý tưởngchung</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(72)</span><div class='page_container' data-page=72>

Để đánh dấu phần tử được chọn, ta khai báo một mảng A gồm nhiều
phần tử, với A[i]=true theo nghĩa i là phần tử được chọn, A[i]=false theo
nghĩa i là phần tử không được chọn.


<i><b>2-Ứng dụng PP đánh dấu trong bài toán sắp xếp dãy số</b></i>


Sắp xếp dữ liệu đóng vai trị rất quan trọng trong xữ lý thông tin. ý
nghĩa thực tiễn của sắp xếp là nhằm dễ dàng tìm kiếm thơng tin cần thiết.


Bài toán: Cho một dãy số gồm N phần tử (1<=N<=32766). Các phần tử
ai của dãy là các số nguyên dương, đôi một khác nhau (1<=ai <=32766). Hãy



sắp xếp dãy số tăng dần.


Ta thường sử dụng thuật giải sắp xếp đơn giản để giải quyết bài toán
này như sau:


For i:=1 to N-1 do
For j:=i+1 to N do


If a[i]<a[j] then
Begin
t:=a[i];
a[i]:=a[j]
a[j]:=t;
End;


Chương trình biểu diễn của thuật tốn:
<b>const fi='sap1.inp';</b>


<b> fo='sap1.out';</b>


<b>type mmc=array[1..32766] of integer;</b>
<b>var f:text;</b>


<b> i,j,n,t:integer;</b>


<b> a:^mmc; ti:longint;</b>
<b>begin</b>


<b>ti:=meml[0:$46c];</b>
<b>new(a);</b>



<b>assign(f,fi);reset(f);</b>
<b>readln(f,n);</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(73)</span><div class='page_container' data-page=73>

<b>close(f);</b>


<b>for i:=1 to n-1 do</b>
<b> for j:=i+1 to n do</b>


<b> if a^[i]>a^[j] then</b>
<b> begin</b>


<b> t:=a^[i]; a^[i]:=a^[j]; a^[j]:=t;</b>
<b> end;</b>


<b>assign(f,fo);rewrite(f);</b>
<b>writeln(f,n);</b>


<b>for i:=1 to n do write(f,a^[i],' ');</b>
<b>close(f);</b>


<b>dispose(a);</b>


<b>writeln('Thoi gian thu hien </b>
<b>',(meml[0:$46c]-ti)/18.21:8:5);</b>


<b>readln;</b>
<b>end.</b>


Khi N bé, thuật toán trên là chấp nhận được. Tuy nhiên, trong nhiều


trường hợp N lớn, chẳng hạn N=32766 phần tử, khi đó độ phức tạp của thuật
toán là O(N2<sub>) máy sẽ thực hiện trong rất nhiều thời gian mới sắp xếp được</sub>


dãy số. (với N=20000, thời gian thực hiện khoảng 14 giây)


Để giải quyết được bài toán này khi N lớn trong một khoảng thời gian
rất nhỏ, ta sử dụng kỹ thuật đánh dấu phần tử.


Ta cần chú ý đến một giả thiết quan trọng trong bài toán đặt ra là “các
phần tử đôi một khác nhau”, nghĩa là trong dãy không có phần tử nào trùng
nhau. Đối với bài tốn sắp xếp có phần tử trùng nhau ta khơng thể sử dụng
phương pháp này.


<i>Phương pháp:</i>
<i>Dữ liệu: </i>


Sử dụng một mảng A gồm 32766 phần tử, các phần tử có kiểu boolean.
<i>ý nghĩa: </i>


A[i]=true có nghĩa i là phần tử có trong dãy, A[i]=false có nghĩa i là
phần tử


</div>
<span class='text_page_counter'>(74)</span><div class='page_container' data-page=74>

<i>Thuật toán:</i>


+Khởi động mọi giá trị của A[] là False {Giống như giả sử ban đầu mọi
phần tử đều không thuộc dãy số}


+Đọc từng phần tử của dãy số, giả sử số thứ j của dãy là X, ta đánh dấu
phần tử A[X]=true {Xác nhận số X thuộc dãy số}. Thực hiện đánh dấu cho
đến khi đọc hết dãy số. Khi đó ta thu được một mảng A[] trong đó A[i]=true


tại các chỉ số i có giá trị bằng giá trị các phần tử trong dãy số.


+Duyệt từ đầu mảng đến cuối mảng, nếu vị trí vào có giá trị True thì ta
xuất chỉ số đó ra. Kết quả ta được một dãy số được sắp xếp tăng dần


Chương trình mẫu:


<b>const fi='sap1.inp';</b>
<b> fo='sap2.out';</b>


<b>type mmcb=array[1..32766] of boolean;</b>
<b>var f:text; </b>


<b>n:word; </b>
<b>b:mmcb; </b>
<b>ti:longint;</b>
<b>procedure doc;</b>
<b>var i,x:word;</b>
<b>begin</b>


<b>fillchar(b,sizeof(b),false);</b>
<b>assign(f,fi);</b>


<b>reset(f);</b>
<b>readln(f,n);</b>


<b>for i:=1 to n do</b>
<b> begin</b>


<b> read(f,x);</b>


<b> b[x]:=true;</b>
<b> end;</b>


<b>close(f);</b>


<b>assign(f,fo);</b>
<b>rewrite(f);</b>
<b>writeln(f,n);</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(75)</span><div class='page_container' data-page=75>

<b> if b[i]=true then write(f,i,' ');</b>
<b>end;</b>


<b>begin</b>


<b>ti:=meml[0:$46c];</b>
<b>doc;</b>


<b>writeln('TG=',(meml[0:$46c]-ti)/18.21:8:4);</b>
<b>readln;</b>


<b>end.</b>
<i>Nhận xét: </i>


Khi N=20000 chương trình thực hiện trong 0.05giây. Chương trình này
chạy


nhanh gấp 280 lần so với chương trình đã viết theo thuật tốn đơn giản trên.
Rõ ràng, kỹ thuật đánh dấu phần tử có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
giảm thời gian thực hiện chương trình.



<i><b>3-Ứng dụng PP đánh dấu trong bài tốn lọc dữ liệu</b></i>


Lọc dữ liệu là một vấn đề có ý nghĩa to lớn trong xử lý thông tin. ý
nghĩa thực tiễn của lọc dữ liệu là nhằm loại bỏ các dữ liệu dư thừa, khơng cần
thiết, từ đó dễ dàng thu được thơng tin cần tìm.


Bài tốn: Cho một dãy số gồm N phần tử (1<=N<=32766), trong đó các
phần tử có kiểu ngun nằm trong [1..32766]. Hãy trích ra từ dãy số trên một
tập con gồm nhiều phần tử nhất sao cho các phần tử đôi một khác nhau.


Ta thường giải quyết bài toán trên theo thuật toán đơn giản như sau:
+ Dùng một mảng B[] để lưu các giá trị tìm được


+ Đọc từng phần tử của dãy số đã cho, giả sử số đọc được là X. Kiểm
tra xem X đã có trong B[] hay chưa.


+ Nếu chưa có trong B[] thì đặt vào cuối cùng của B[]


Khi N bé, thuật tốn trên có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp N rất lớn, chẳng hạn N=32766 phần tử, khi đó độ phức tạp
của thuật toán là O(N2<sub>) máy sẽ thực hiện trong rất nhiều thời gian để lấy từng</sub>


phần tử trong dãy để so sánh với các phần tử trong tập B[].


</div>
<span class='text_page_counter'>(76)</span><div class='page_container' data-page=76>

<i>Phương pháp:</i>
<i>Dữ liệu: </i>


Sử dụng một mảng B gồm 32766 phần tử, các phần tử có kiểu boolean.
<i>ý nghĩa: </i>



B[i]=true có nghĩa i là phần tử ta sẽ chọn, B[i]=false có nghĩa i là phần
tử ta khơng chọn.


<i>Thuật toán:</i>


+ Khởi động mọi giá trị của B[] là False {Giống như giả sử ban đầu ta
chưa chọn phần tử nào cả}


+ Đọc từng phần tử của dãy số, giả sử số thứ j của dãy là X, ta đánh
dấu phần tử B[X]=true {Xác nhận số X được chọn}. Thực hiện đánh dấu cho
đến khi đọc hết dãy số. Khi đó ta thu được một mảng B[] trong đó B[i]=true
tại các chỉ số i mà ít nhất i xuất hiện một lần trong dãy đã cho


+ Duyệt từ đầu mảng đến cuối mảng B[], nếu vị trí nào có giá trị True
thì ta xuất chỉ số đó ra. Kết quả ta được một tập các phần tử cần tìm.


Chương trình mẫu:
<b>const fi='tc.in1';</b>
<b> fo='tc.ou4';</b>
<b> nn=60000;</b>
<b>var n,a:word; </b>


<b>f:text;</b>


<b>k:array[1..nn] of boolean;</b>
<b>procedure doctep;</b>


<b>var i:word;</b>
<b>begin</b>



<b> assign(f,fi); </b>
<b>reset(f);</b>


<b> readln(f,n);</b>


<b> for i:=1 to n do</b>
<b> begin</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(77)</span><div class='page_container' data-page=77>

<b> close(f);</b>
<b>end;</b>


<b>procedure xulivaxuat;</b>
<b>var i,d:word;</b>


<b>begin</b>


<b> assign(f,fo); </b>
<b>rewrite(f);</b>


<b> d:=0;</b>


<b> for i:=1 to nn do</b>


<b> if k[i]=true then d:=d+1;</b>
<b> writeln(f,d);</b>


<b> for i:=1 to nn do</b>


<b> if k[i]=true then write(f,' ',i);</b>
<b> close(f);</b>



<b>end;</b>
<b>BEGIN</b>
<b>doctep;</b>


<b>xulivaxuat;</b>
<b>END.</b>


<i>Nhận xét:</i> Chương trình này chạy nhanh gấp khoảng 300 lần so với chương
trình đã viết theo thuật toán đơn giản trên.


<i><b>4-Ứng dụng PP đánh dấu trong bài tốn tìm giao của hai tập hợp</b></i>


Xác định giao của hai tập hợp là một bài toán quan trọng trong toán
học. Trong thực tiễn, phép giao nhằm giúp ta xác định được nhóm thơng tin
chung nhất


của nhiều nhóm thơng tin.
<i>Bài tốn: </i>


Cho 2 tệp văn bản TEP1.INP và TEP2.INP chứa N số tự nhiên trong
khoảng 1..M có thể trùng nhau. Hãy tạo TEP3.OUT chứa các số có mặt trong
cả hai tệp TEP1.INP và TEP2.INP sao cho các số đơi một khác nhau.


DLV DLR


Dịng 1: Số N (1<=N<=32766)
Dịng 2: N số ai (1<=ai<=M<=32766)


</div>
<span class='text_page_counter'>(78)</span><div class='page_container' data-page=78>

TEP1.INP TEP2.INP TEP3.OUT


7


5 7 1 3 5 2 7
6


3 5 1 2 1 19


1 3 2 5


Ta thường giải quyết bài toán trên theo thuật toán đơn giản như sau:
+ Dùng mảng A[] để lưu các số trong tệp 1


+ Dùng mảng B[] để lưu các số trong tệp 2


+ Lấy từng phần tử Xi trong A[], so sánh với lần lượt từng phần tử Yj


trong B[]. Nếu Xi có trong B[] thì đem Xi đặt vào mảng C[].


+ Lấy từng phần tử Yj trong B[], so sánh với lần lượt từng phần tử Zk


trong C[]. Nếu Yj có trong C[] thì đem Yj đặt vào mảng D[].


+ Xuất mảng D, ta thu được tập giao của hai tệp.


Khi N bé, thuật tốn trên có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, trong
nhiều trường hợp N rất lớn, chẳng hạn N=32766 phần tử, khi đó độ phức tạp
của thuật tốn là O(2N2<sub>) máy sẽ thực hiện trong rất nhiều thời gian để lấy</sub>


từng phần tử trong A[] để so sánh với các phần tử trong B[].



Để giải quyết được bài toán này khi N lớn trong một khoảng thời gian
rất nhỏ, ta sử dụng kỹ thuật đánh dấu phần tử như sau:


<i>Phương pháp:</i>
<i>Dữ liệu: </i>


Sử dụng hai mảng A và B gồm 32766 phần tử, các phần tử có kiểu
boolean.


<i>ý nghĩa: </i>


A[i]=true có nghĩa i là phần tử thuộc tệp 1, A[i]=false có nghĩa i là
phần tử khơng thuộc tệp 1.


B[i]=true có nghĩa i là phần tử thuộc tệp 2, B[i]=false có nghĩa i là phần
tử khơng thuộc tệp 2.


<i>Thuật toán:</i>


+ Khởi động mọi giá trị của A[] và B[] là False


+ Đọc từng phần tử của tệp 1, giả sử số đọc được của dãy là X, ta đánh
dấu phần tử A[X]=true {Xác nhận số X thuộc tệp 1}. Thực hiện đọc và đánh
dấu cho đến khi đọc hết tệp 1.


</div>
<span class='text_page_counter'>(79)</span><div class='page_container' data-page=79>

+ Đọc từng phần tử của tệp 2, giả sử số đọc được của dãy là Y, ta đánh
dấu phần tử B[Y]=true {Xác nhận số Y thuộc tệp 2}. Thực hiện đọc và đánh
dấu cho đến khi đọc hết tệp 2.


Khi đó ta thu được một mảng B[] trong đó B[i]=true tại các chỉ số i mà


ít nhất i xuất hiện một lần trong tệp 2.


+ Duyệt từ đầu mảng đến cuối mảng A[] B[], nếu tại vị trí nào mà A[i]
và B[i] có giá trị True thì ta xuất chỉ số đó ra. Kết quả ta được một tập các
phần tử cần tìm.


<i>Chương trình mẫu:</i>


<b>const f1='tep1.inp';</b>
<b> f2='tep2.inp';</b>
<b> f3='tep3.out';</b>


<b>type mmc=array[1..32767] of boolean;</b>
<b>var n,i,j,a:longint; </b>


<b>k:mmc; </b>
<b>f,fi:text;</b>
<b>procedure doctep;</b>
<b>begin</b>


<b> assign(f,f1); </b>
<b>reset(f);</b>


<b> readln(f,n);</b>


<b> for i:=1 to n do</b>
<b> begin</b>


<b> read(f,a);</b>
<b> k[a]:=true;</b>


<b> end;</b>


<b> close(f);</b>
<b>end;</b>


<b>procedure xulivaxuat;</b>
<b>begin</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(80)</span><div class='page_container' data-page=80>

<b> readln(f,n);</b>


<b> for i:=1 to n do</b>
<b> begin</b>


<b> read(f,a);</b>


<b> if k[a]=true then</b>
<b> begin</b>


<b> write(fi,' ',a);</b>
<b> k[a]:=false;</b>


<b> end;</b>
<b> end;</b>
<b> close(f);</b>
<b> close(fi);</b>
<b>end;</b>


<b>BEGIN</b>
<b>doctep;</b>



<b>xulivaxuat;</b>
<b>end.</b>


<i>Nhận xét:</i> Chương trình này chạy nhanh gấp 400 lần so với chương trình đã
viết theo thuật toán đơn giản trên.


<b>II-Số nguyên tố</b>


<i><b>1-Khái niệm về số nguyên tố</b></i>


Để đơn giản và dễ nhớ, ta có thể hiểu: Số nguyên tố là số tự nhiên lớn
hơn 1 và chỉ có hai ước số là 1 và chính nó.


Chẳng hạn: Số 5 là số nguyên tố. Số 9 khơng phải là số ngun tố
<i><b>2-Một số bài tốn liên quan đến số nguyên tố</b></i>


<i>Bài 1:</i> Viết chương trình nhập một số nguyên dương X


(2<=X<=2147483647). Hãy kiểm tra xem X có phải là số ngun tố hay
khơng?


<i>Phương pháp: </i>Duyệt các số i từ 2 đến X-1. Nếu tồn tại số i mà X chia hết cho
i thì kết luận được X khơng phải số ngun tố.


<i>Thuật tốn:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(81)</span><div class='page_container' data-page=81>

+ For i:=2 to X-1 do


If X mod i = 0 then phai=false;



+ If phai=true then xuat(‘X la so nguyen to’)
Ngược lại xuat(‘X khong phai la so nguyen to ‘);
<i>Chương trình:</i>


<b>var x,i:longint;</b>
<b>phai:boolean;</b>
<b>begin</b>


<b>writeln('Hay nhap vao mot so nguyen > 2 ');</b>
<b>readln(X);</b>


<b>phai:=true;</b>


<b>for i:=2 to x-1 do</b>


<b> if x mod i=0 then phai:=false;</b>


<b>if phai=false then writeln(X,'Khong phai la so NT ')</b>
<b>else writeln(X,' La so nguyen to ');</b>


<b>readln;</b>
<b>end.</b>
<i>Nhận xét:</i>


- Chương trình được viết theo thuật toán ở trên sẽ thực hiện chậm khi X
lớn.


- Để cải tiến chương trình ta có một số nhận xét sau:


+ Với X bất kỳ ta ln có: X khơng chia hết cho bất kỳ số nào


trong các số từ (X div 2)+1 đến X-1


+ Khi tồn tại một số i thuộc [2.. X div 2] mà X chia hết cho i thì
chắc chắn X là số nguyên tố.


- Trên cơ sở hai nhận xét trên ta đề xuất:


+ Chỉ lặp lại thực hiện kiểm tra các số i thuộc [2..X div 2]


+ Nếu tồn tại số i thuộc [2.. X div 2] mà X chia hết cho i thì dừng
lặp.


<b>Thuật tốn cải tiến</b>
Bước 1: Nhập: X


</div>
<span class='text_page_counter'>(82)</span><div class='page_container' data-page=82>

If X mod i = 0 then phai=false; Qua bước 4;
If X mod i <> 0 then i:=i+1; Quay lại Bước
3:


Bước 4: Trả lời: If phai=true then xuat(‘X la so nguyen to’)


Ngược lại xuat(‘X khong phai la so nguyen to ‘);
<b>Chương trình cải tiến</b>


<b>var x,i:longint; </b>
<b>phai:boolean;</b>
<b>begin</b>


<b>writeln('Hay nhap vao mot so nguyen > 2 ');</b>
<b>readln(X);</b>



<b>phai:=true;</b>
<b>i:=2;</b>


<b>while (i<=x div 2) and (phai=true) do</b>
<b> begin</b>


<b> if x mod i=0 then </b>
<b>begin </b>


<b>phai:=false;</b>


<b>writeln('uoc so=',i);</b>
<b>end;</b>


<b> i:=i+1;</b>
<b> end;</b>


<b>if phai=false then writeln(X,' Khong phai la so </b>
<b>nguyen to ')</b>


<b>else writeln(X,' La so nguyen to ');</b>
<b>readln;</b>


<b>end.</b>


<i>Bài 2:</i> Viết chương trình đếm tất cả các số nguyên tố từ 1..N.
(2<=N<=32766).


Phương pháp:



-Với mỗi số x thuộc [2..N], ta kiểm tra xem x có phải số ngun tố
khơng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(83)</span><div class='page_container' data-page=83>

<b>Thuật tốn</b>


Bước 1: Nhập: N


Bước 2: Lặp: với mỗi x  [2..N] ta thực hiện các bước sau:


Bước 3: Khởi tạo: Phai:=true; i:=2;
Bước 4: Lặp: (i<= X div 2) và (phai =true)


If X mod i = 0 then phai=false;


If X mod i <> 0 then i:=i+1; Quay lại Bước
4:


Bước 5: Đếm: If phai=true then dem:=dem+1;
Quay lại bước 3;


Bước 6: Trả lời: xuat(dem)
<i>Chương trình: </i>


<b>var n,x,i,dem:integer;</b>
<b> phai:boolean;</b>


<b>begin</b>


<b>writeln('Hay nhap vao mot so nguyen N > 2 ');</b>


<b>readln(N);</b>


<b>dem:=0;</b>


<b>For x:=2 to n do</b>
<b>Begin</b>


<b> phai:=true;</b>
<b> i:=2;</b>


<b> while (i<=x div 2) and (phai=true) do</b>
<b> begin</b>


<b> if x mod i=0 then phai:=false;</b>
<b> i:=i+1;</b>


<b> end;</b>


<b>if phai=true then dem:=dem+1;</b>
<b>end;</b>


<b>writeln('Co ',dem, ' so nguyen to ');</b>
<b>readln;</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(84)</span><div class='page_container' data-page=84>

-Với mỗi số X ta phải lặp X div 2 lần phép kiểm tra. Vậy có N số X, ta
phải lặp lại N*(X div 2) lần. Độ phức tạp của thuật tốn xấp xỉ O(N2<sub>).</sub>


-Trong lập trình giải tốn, rất ít khi người ta ra một đề bài tìm các số
nguyên tố mà thường là: việc xác định số nguyên tố là một bài toán phụ cho
một bài tốn khác. Chính vì vậy việc xác định số ngun tố phải sử dụng ít


thời gian thực hiện nhất có thể.


-Để cải tiến thuật tốn, ta có nhận xét quan trọng: Với bất kỳ số nguyên
X (X>1), ta luôn có bội số của X (khác X) khơng phải là số nguyên tố.


<i>Phương pháp cải tiến:</i>


-Giả sử ta đã xác định được X là số nguyên tố, khi đó ta đánh dấu False
cho tất cả các số là bội của X. Sau này khi xét đến các số đã được đánh dấu
False, ta khơng cần kiểm tra nó nữa.


-Để thực hiện được ta sử dụng một mảng gồm 32767 phần tử có kiểu
Boolean


<i>Thuật tốn cải tiến:</i>


Bước 1: Nhập: N


Bước 2: Khởi tạo: Mảng B[] bằng True


Bước 3: Lặp: với mỗi x  [2..N] ta thực hiện các bước sau:


Nếu B[X] = True thì


Đánh dấu tất cả các bội của X thành False
(B[K*X]:=False;


Quay lại Bước 3:
Bước 4: Đếm:



dem:=0;


Duyệt từ đầu đến cuối mảng B[]
If B[X]=true then dem:=dem+1;
Bước 5: Trả lời: xuat(dem)


<i>Chương trình cải tiến:</i>
<b>const nn=32766;</b>


<b> fo='daynt.out';</b>


<b>type mmb=array[1..nn] of boolean;</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(85)</span><div class='page_container' data-page=85>

<b>var i,j:longint;</b>
<b>begin</b>


<b>write('Nhap mot so nguyen N>2 ');</b>
<b>readln(n);</b>


<b>t:=meml[0:$46c];</b>


<b>for i:=1 to n do b[i]:=true;</b>
<b>for i:=2 to n do</b>


<b> if b[i]=true then</b>


<b> for j:=2 to n div i do</b>
<b> b[i*j]:=false;</b>
<b>assign(f,fo);</b>



<b>rewrite(f);</b>
<b>dem:=0;</b>


<b>for i:=2 to n do</b>


<b> if b[i] then dem:=dem+1;</b>
<b>writeln(f,dem);</b>


<b>close(f);</b>
<b>end;</b>


<b>begin</b>


<b>lapmangnt;</b>


<b>writeln('Thoi gian =',(meml[0:$46c]-t)/18.21:8:4);</b>
<b>readln;</b>


<b>end.</b>


<i>Nhận xét:</i> -Thuật tốn và chương trình có vẻ như phức tạp và khó hiểu hơn
chương trình khi chưa cải tiến. Tuy nhiên chương trình này thực hiện nhanh
hơn xấp xỉ 100 lần so với khi chưa cải tiến


<i>Bài 3:</i> Viết chương trình in ra tệp NT.OUT tất cả các số nguyên tố từ 1..N.
(2<=N<=32766). Cấu trúc của NT.OUT như sau:


Dòng1: Ghi số M là số lượng số nguyên tố tìm được


Dịng 2: Ghi M số ngun tố tìm được. các số ghi cách nhau bởi dấu cách.


<i>Nhận xét:</i> Thực ra, đây chỉ là một phát triển nhỏ của bài 2 đã giải ở trên. Chỉ
khác là ở chỗ dữ liệu xuất ra khơng chỉ là số lượng mà cịn bao gồm cả các số
nguyên tố. Hơn nữa dữ liệu được xuất ra file thay vì xuất ra màn hình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(86)</span><div class='page_container' data-page=86>

Ta giải quyết giống như đã phân tích ở thuật toán cải tiến của bài 2.
ở đây ta chỉ thêm một phần nhỏ trong phần xuất dữ liệu (bước 5) như
sau:


Bước 5: Trả lời:


xuat(dem)


Duyệt từ đầu đến cuối mảng B[]
If B[X]=true then xuat(X);
<b>Chương trình</b>


<b>const nn=32766;</b>


<b> fo='daynt.out';</b>


<b>type mmb=array[1..nn] of boolean;</b>


<b>var f:text; n,dem:integer; b:mmb; </b>
<b>t:longint;</b>


<b>procedure lapmangnt;</b>
<b>var i,j:longint;</b>


<b>begin</b>



<b>write('Nhap mot so nguyen N>2 ');</b>
<b>readln(n);</b>


<b>t:=meml[0:$46c];</b>


<b>for i:=1 to n do b[i]:=true;</b>
<b>for i:=2 to n do</b>


<b> if b[i]=true then</b>


<b> for j:=2 to n div i do b[i*j]:=false;</b>
<b>assign(f,fo);</b>


<b>rewrite(f);</b>
<b>dem:=0;</b>


<b>for i:=2 to n do</b>


<b> if b[i] then dem:=dem+1;</b>
<b>writeln(f,dem);</b>


<b>for i:=2 to n do</b>


<b> if b[i] then write(f,i,' ');</b>
<b>close(f);</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(87)</span><div class='page_container' data-page=87>

<b>lapmangnt;</b>


<b>writeln('Thoi gian =',(meml[0:$46c]-t)/18.21:8:4);</b>
<b>readln;</b>



<b>end.</b>


<b>III-Số nhị phân</b>


<i><b>1-Một số khái niệm liên quan số nhị phân</b></i>
<i>a-Hệ đếm thập phân: </i>


Dùng 10 ký hiệu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 để biểu diễn mọi giá trị


Phép cộng thêm 1 đơn vị vào một giá trị ta được một giá trị là số đứng
tiếp sau. Chẳng hạn 2+1=3. Khi thêm 1 đơn vị vào số tận cùng trong dãy (số
9) ta sử dụng ký hiệu 10 để biểu diễn giá trị thứ mười.


<i>b-Hệ đếm nhị phân</i>


Dùng 2 ký hiệu 0, 1 để biểu diễn mọi giá trị


Phép cộng thêm 1 đơn vị vào một giá trị ta được một giá trị là số đứng
tiếp sau. Chẳng hạn 0+1=1. Khi thêm 1 đơn vị vào số tận cùng trong dãy (số
1) ta sử dụng ký hiệu 10 để biểu diễn giá trị thứ hai.


<i>c-Hệ đếm bát phân</i>


Dùng 8 ký hiệu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 để biểu diễn mọi giá trị


Phép cộng thêm 1 đơn vị vào một giá trị ta được một giá trị là số đứng
tiếp sau. Chẳng hạn 2+1=3. Khi thêm 1 đơn vị vào số tận cùng trong dãy (số
7) ta sử dụng ký hiệu 10 để biểu diễn giá trị thứ tám.



<i>c-Hệ đếm Hexa</i>


Dùng 16 ký hiệu 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, A, B, C, D, E, F để biểu diễn
mọi giá trị


Phép cộng thêm 1 đơn vị vào một giá trị ta được một giá trị là số đứng
tiếp sau. Chẳng hạn 9+1=A. Khi thêm 1 đơn vị vào số tận cùng trong dãy (F)
ta sử dụng ký hiệu 10 để biểu diễn giá trị thứ mười sáu.


<i>d-Chuyển biểu diễn một giá trị trong hệ thập phân sang biểu diễn trong hệ</i>
<i>nhị phân</i>


<i>Phương pháp:</i> Chuyển biểu diễn giá trị X trong hệ thập phân sang hệ nhị
phân


</div>
<span class='text_page_counter'>(88)</span><div class='page_container' data-page=88>

Viết kết quả số dư theo thứ tự ngược lại của khi chia ta được một biểu
diễn của X trong hệ nhị phân


<i>Ví dụ:</i> Chuyển biểu diễn của giá trị 29 trong hệ thập phân sang hệ nhị phân
29 div 2 = 14 dư 1


14 div 2 = 7 dư 0
7 div 2 = 3 dư 1
3 div 2 = 1 dư 1


1 div 2 = 0 dư 1 (dừng)


Vậy, biểu diễn của giá trị 29 trong hệ nhị phân là: 11101


<i>e-Chuyển biểu diễn một giá trị trong hệ thập phân sang biểu diễn trong hệ</i>


<i>nhị phân</i>


<i>Phương pháp:</i>


Để dễ hiểu phương pháp chuyển đổi, ta bắt đầu từ biểu diễn một giá trị
cụ thể trong hệ thập phân như sau: Chẳng hạn một giá trị 308 trong hệ thập
phân có thể được viết là: 308 = 3*100 + 0*10 + 8 = 3*102<sub> + 0*10</sub>1<sub> + 8*10</sub>0<sub>.</sub>


Vậy với biểu diễn của giá trị 29 trong hệ nhị phân là 11101 có thể được
viết là: 11101 = 1*24<sub> + 1*2</sub>3<sub> + 1*2</sub>2<sub> + 0*2</sub>1<sub> + 1*2</sub>0<sub>. Tính tổng ta thu được giá</sub>


trị là 29.
<i>Chú ý:</i>


Hình thức chuyển đổi biểu diễn một giá trị giữa các hệ đếm khác cũng
hoàn toàn tương tự như trong hai hệ đếm đã trình bày trên.


Ngồi ra, một cách khác, để cho dễ hiểu và dễ thực hiện, ta có thể sử
dụng hệ đếm thập phân làm trung gian trong các phép chuyển đổi.


Chẳng hạn: Để chuyển biểu diễn một giá trị trong hệ bát phân sang hệ
nhị phân, ta chuyển biểu diễn giá tri đó sang hệ thập phân, lấy kết quả trong
hệ nhị phân chuyển tiếp sang hệ bát phân. Minh họa bằng sơ đồ


Bát phân Thập phân Nhị phân
Bát phân Thập phân Nhị phân
<i><b>2-Một số bài toán liên quan</b></i>


Bài 1: Nhập một số X trong hệ thập phân (1<=X<=2148473647). In ra màn
hình giá trị số đó trong hệ nhị phân.



<i>Chương trình:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(89)</span><div class='page_container' data-page=89>

<b> b:array[1..32000] of byte;</b>
<b>procedure xuli;</b>


<b>begin</b>


<b> Write('Hay nhap mot so thap phan ');</b>
<b> readln(a);</b>


<b> d:=0;</b>


<b> while a>0 do</b>
<b> begin</b>


<b> d:=d+1; du:=a mod 2;</b>
<b> b[d]:=du; a:=a div 2;</b>
<b> end;</b>


<b> for i:=d downto 1 do write(b[i]);</b>
<b>end;</b>


<b>begin</b>


<b>xuli;writeln;readln;</b>
<b>end.</b>


Bài 2: Nhập một số X trong hệ nhị phân. In ra màn hình giá trị số đó trong hệ
thập phân.



<i>Chương trình:</i>


<b>var c:string[50]; s1:longint;</b>
<b>function mu(x:byte):longint;</b>


<b> begin</b>


<b> if x=0 then mu:=1 else mu:=mu(x-1)*2;</b>
<b> end;</b>


<b>procedure xuly;</b>


<b>var x,i:byte;ml:integer;</b>
<b>Begin</b>


<b> write('Nhap mot so nhi phan ');</b>
<b> readln(c);</b>


<b> for i:=1 to length(c) do</b>
<b> begin</b>


<b> val(c[i],x,ml);</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(90)</span><div class='page_container' data-page=90>

<b> end;</b>


<b> writeln('Bieu dien thap phan cua ',c,' la </b>
<b>',s1);</b>


<b>end;</b>



<b>begin xuly;readln; </b>
<b>end.</b>


<b>IV-USCLN, BSCNN</b>


<i><b>1-Một số khái niệm liên quan</b></i>
Để cho dễ hiểu, ta định nghĩa:


+ Số x được gọi là ước số của số a nếu a chia hết cho x. Khi đó a được
gọilà bội số của x. Như vậy a là ước số của a và a cũng là bội số của a.


+ Số x là USC của a và b nếu a chia hết cho x và b chia hết cho x.


+ Số x được gọi là USCLN của a và b nếu x là số lớn nhất trong tất cả
các USC của a và b.


+ Số x là BSC của a và b nếu x chia hết cho a và x chia hết cho b.


+ Số x được gọi là BSCNN của a và b nếu x là số bé nhất trong tất cả
các BSC của a và b.


<i><b>2-Một số bài tập liên quan đến USCLN và BSCNN</b></i>


<i>Bài 1:</i> Viết chương trình nhập vào hai số nguyên dương X và Y
(1<=X,Y<=32767). In ra màn hình ước số chung lớn nhất của chúng.


<i>Phương pháp:</i>


Nếu sử dụng phương pháp phân tích số đã cho thành thừa số ngun tố


thì bài tốn này khá phức tạp, ở đây xin trình bày một phương pháp khác. Để
hiểu phương pháp này, ta bắt đầu bằng ví dụ tìm USCLN của hai số cụ thể 25
và 15.


a b


25 15


10 (=25-15) 15


10 5 (=15-10)


5 5 (Dừng)


Qua ví dụ trên ta khái quát được cách giải quyết bài tốn: tìm USCLN
của hai số a và b như sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(91)</span><div class='page_container' data-page=91>

Khi đó a là USCLN của hai giá trị a và b ban đầu.
<i>Thuật toán:</i>


Bước 1: Nhập a b


Bước 2: Nếu a<>b thì lặp


Nếu a>b thì a:=a-b;
Nếu b>a thì b:=b-a;
Bước 3: Trả lời: xuat(a);


<b>Chương trình</b>



<b>var x,y:longint;</b>
<b>procedure nhap;</b>
<b>begin</b>


<b> writeln('Nhap vao hai so nguyen duong ');</b>
<b> readln(x,y);</b>


<b>end;</b>


<b>function ucln(a,b:longint):longint;</b>
<b>begin</b>


<b> while a<>b do</b>
<b> begin</b>


<b> if a>b then a:=a-b else b:=b-a;</b>
<b> end;</b>


<b> ucln:=a;</b>
<b>end;</b>


<b>BEGIN</b>


<b>nhap; writeln(ucln(x,y));</b>
<b>readln;</b>


<b>end.</b>
<i>Nhận xét:</i>


-Khi a là một số rất lớn (chẳng hạn 2147483647) và b là một số tự


nhiên rất nhỏ (chẳng hạn 1) thì thuật tốn trên sẽ chạy rất chậm, vì mỗi lần lặp
chỉ trừ đi được một đơn vị.


-Để cải tiến, ta thay phép trừ bằng phép lấy số dư
<i>Thuật toán cải tiến:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(92)</span><div class='page_container' data-page=92>

Bước 2: Nếu a<>b thì lặp


Nếu a>b thì a:=a mod b;
Nếu b>a thì b:=b mod a;


Bước 3: Trả lời: nếu a>0 thì xuat(a) ngược lại xuat(b);
<i>Ví dụ:</i> Tìm USCLN của hai số cụ thể 35 và 15.


a b


35 15


5 (=35 mod 15) 15


5 0 (=15 mod 5) (dừng)


<b>Chương trình cải tiến:</b>
<b>var x,y:longint;</b>


<b>function ucln(x,y:longint):longint;</b>
<b>var sodu:longint;</b>


<b>begin</b>



<b> while y<>0 do</b>
<b> begin</b>


<b> sodu:=x mod y;</b>
<b> x:=y; </b>


<b> y:=sodu;</b>
<b> end;</b>
<b> ucln:=x</b>
<b>end;</b>


<b>procedure nhap;</b>
<b>begin</b>


<b> writeln('Nhap hai so nguyen duong ');</b>
<b> readln(x,y);</b>


<b>end;</b>
<b>begin</b>


<b>nhap; writeln(ucln(x,y));</b>
<b>readln;</b>


<b>end.</b>


<i>Bài 2:</i> Cho một tệp văn bản B2.INP có cấu trúc


</div>
<span class='text_page_counter'>(93)</span><div class='page_container' data-page=93>

Dịng 2: Ghi N số nguyên dương ai (1<=ai<=32767)


Yêu cầu: In ra màn hình ước số chung lớn nhất của N số trong tệp.


<i>Phương pháp:</i>


Thực ra đây chỉ là một sự mở rộng của bài tốn tìm USCLN của hai số
a b như đã được trình bày ở trên.


Tuy nhiên trong bài tốn này có hai điểm khác: Thứ nhất, tìm USCLN
của một dãy số. Thứ hai, dữ liệu vào được cho trong tệp


Việc đọc dữ liệu từ tệp xin khơng trình bày ở đây.


Để giải quyết tìm USCLN của một dãy số, ta bắt đầu bằng việc tìm
USCLN của ba số a b c.


Giả sử x là USCLN của a và b, ta viết x=USCLN(a,b).


Khi đó, để tìm USCLN của a b c ta chỉ cần tìm USCLN của x và c.
y=USCLN(x,c)


Vậy, để tìm USCLN của một dãy số a[], ta thực hiện:


+ Tìm USCLN của a[1] và a[2]: x=USCLN(a[1],a[2])
+ Duyệt từ 3 đến N: tính x=USCLN(x,a[i]);


<b>Chương trình</b>


<b>const fi='b2.inp';</b>
<b>var f:text;</b>


<b> uc,n:longint;</b>



<b>function ucnn(x,y:longint):longint;</b>
<b>var sodu:longint;</b>


<b> begin</b>


<b> while y<>0 do</b>
<b> begin</b>


<b> </b> <b>sodu:=x mod y; </b>


<b>x:=y; </b>
<b>y:=sodu;</b>
<b> end;</b>
<b> ucnn:=x;</b>
<b> end;</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(94)</span><div class='page_container' data-page=94>

<b>begin</b>


<b> assign(f,fi); reset(f);</b>
<b> readln(f,n);</b>


<b> read(f,u);read(f,v);</b>
<b> uc:=ucnn(u,v);</b>


<b> for i:=3 to n do</b>
<b> begin</b>


<b> read(f,v); </b>
<b>uc:=ucnn(uc,v);</b>
<b> end;</b>



<b> close(f);</b>
<b> end;</b>


<b>begin</b>


<b>nhap;writeln(uc);readln;</b>
<b>end.</b>


<i>Bài 3:</i> Viết chương trình nhập vào hai số nguyên dương X và Y
(1<=X,Y<=32767). Hãy kiểm tra xem hai số đó có phải là hai số nguyên tố
cùng nhau hay không?


<i>Phương pháp:</i>


Để thuận tiện trong việc giải quyết bài toán, ta nhắc lại khái niệm về
hai số nguyên tố cùng nhau: Hai số nguyên dương a và b được gọi là nguyên
tố cùng nhau nếu ước số chung lớn nhất của chúng bằng 1.


Như vậy, để giải quyết bài này trước hết ta phải tìm USCLN của hai số
a và b. Sau đó trả lời dựa vào kết quả tìm được: Nếu USCLN=1 thì hai số đó
là nguyên tố cùng nhau, ngược lại ta trả lời hai số đó khơng phải ngun tố
cùng nhau.


<i>Phát triển:</i>


Ta cũng có thể đưa thêm khái niệm: Dãy N số nguyên tố cùng nhau
như sau: Một dãy gồm N số được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu USCLN
của tất cả các số trong dãy bằng 1.



</div>
<span class='text_page_counter'>(95)</span><div class='page_container' data-page=95>

<i>Bài 4:</i> Viết chương trình nhập vào hai số nguyên dương X và Y
(1<=X,Y<=32767). In ra màn hình bội số chung nhỏ nhất của chúng


<i>Phương pháp:</i>


Để giải quyết bài toán này, ta phải sử dụng một kết quả của tốn học.
Đó là: BSCNN(a,b) = a*b/USCLN(a,b). Chẳng hạn
BSCNN(15,25)=15*25/5=75


Vậy, để tính được BSCNN của hai số nguyên dương a và b, ta chỉ cần
tìm được USCLN của hai số đó. Dựa vào phân tích và chương trình của bài 1,
ta giải quyết được bài này


<b>V-Hình học phẳng</b>


<i><b>1-Một số khái niệm liên quan</b></i>


Để thuận lợi cho việc giải quyết một số bài toán trong phần tiếp theo, ta
đưa ra một số khái niệm cơ sở:


-Hình tạo bởi ba đoạn thẳng nối ba điểm khơng thẳng hàng được gọi là
hình tam giác.


-Chu vi tam giác là tổng độ dài ba cạnh của một tam giác


-Diện tích của tam giác là phần mặt phẳng bên trong được giới hạn bởi
ba cạnh của tam giác.


-Hình tạo bởi n đoạn thẳng nối n điểm (n>3) được gọi là hình đa giác
(khơng có ba điểm nào thẳng hàng).



-Hình đa giác được gọi là đa giác lồi nếu ta đi theo cạnh của đa giác thì
mọi điểm thuộc đa giác ln nằm về một phía


<i><b>2-Một số bài tập liên quan</b></i>


<i>Bài 1:</i> Nhập 3 số a, b, c bất kỳ. Hãy kiểm tra xem ba số đó có phải là độ dài
ba cạnh của một tam giác hay khơng? Thơng báo lên màn hình “Phải” hoặc
“Khơng phải”


<i>Phân tích:</i>


Thật đơn giản, ta thấy rằng điều kiện để 3 số là độ dài ba cạnh của một
tam giác khi 3 số đó phải là các số dương và tổng độ dài hai cạnh luôn lớn
hơn độ dài cạnh cịn lại


<i>Phương pháp:</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(96)</span><div class='page_container' data-page=96>

<i>Chương trình:</i>


<b>var a,b,c:real;</b>
<b>begin</b>


<b>write('Hay nhap vao ba so '); readln(a,b,c);</b>
<b>if (a+b>c)and(c+b>a)and(a+c>b) then</b>


<b> writeln('Day la do dai ba canh cua mot tam giac ')</b>
<b>else writeln('Day khong la do dai ba canh cua mot </b>
<b>tg');</b>



<b>readln;</b>
<b>end.</b>


<i>Bài 2:</i> Nhập 3 số a, b, c bất kỳ. Hãy kiểm tra xem ba số đó có phải là độ dài
ba cạnh


của một tam giác hay khơng? Nếu phải thì tính chu vi và diện tích của tam
giác đó.


<i>Phân tích: </i>


Tương tự như bài 1 ta phải xét xem ba số đó có phải là độ dài ba cạnh
của một tam giác.


Nếu đúng là độ dài ba cạnh của một tam giác, ta thực hiện hai nhiệm
vụ: tính chu vi và tính diện tích


Thuật tốn:


Bước 1: Nhập ba số a b c


Bước 2: Nếu ba số là độ dài ba cạnh tam giác:
Tính chi vi CV


Tính diện tích DT
Xuất(CV,DT)


Bước 3: Nếu ba số khơng phải là độ dài ba cạnh của tam giác:
Xuất(Khong phai do dai ba canh);



<i>Bài 3:</i> Trên mặt phẳng, cho N điểm theo thứ tự là N đỉnh của một đa giác lồi.
Viết chương trình tính diện tích của đa giác


</div>
<span class='text_page_counter'>(97)</span><div class='page_container' data-page=97>

<i>N dòng tiếp theo:</i> Mỗi dòng ghi hai số x y là hoành độ và tung độ của một
đỉnh của đa giác. (-30000 <= x, y <=30000). Hai số ghi cách nhau bởi dấu
cách.


<i>Dữ liệu ra:</i> Ghi ra file văn bản DAGIAC.OUT, theo cấu trúc như sau:
<i>Dòng 1:</i> Ghi diện tích tính được


<i>Phân tích: </i> Để dễ hiểu ta giả sử phải tính diện tích đa giác như trên hình vẽ:
y2


y1


y3


x1 x2 x3


SABC = SADEB + SBèC - SADFC


= (y2+y1)*(x2-x1)/2 + (y3+y2)*(x3-x2)/2 - (y1+y3)*(x1-x3)/2


= (y2+y1)*(x2-x1)/2 + (y3+y2)*(x3-x2)/2 + (y3+y1)*(x3-x1)/2


Tương tự ta cũng có thể lập cơng thức tính diện tích cho đa giác bất kỳ.
Để thuận tiện khi lập trình ta xem đỉnh 1 là đỉnh n+1


<i>Thuật toán:</i>



Bước 1: Đọc dữ liệu trong file vào 2 mảng một chiều x[] và y[]
Đặt x[n+1]:=x[1]; y[n+1]:=y[1]; S:=0;


Bước 2: Đối với mỗi đỉnh i ta tính tổng
S:=S+(y[i]+y[i-1])*(x[i]-x[i-1])/2;


Bước 3: Trả lời: xuat(abs(S));


<i>Chú ý:</i> Khi đỉnh B của ta giác ABC ở trên quay xuống phía dưới thì diện tích
ta tính được theo cơng thức trên sẽ là một số âm. Vì vậy khi trả lời kết quả ta
phải lấy giá trị tuyệt đối của nó.


<i>Chương trình: </i>


<b>const fi='dagiac.inp';</b>
<b> fo='dagiac.out';</b>
<b> maxn=1000;</b>


<b>type mmc=array[1..maxn] of integer;</b>


B


A


C


</div>
<span class='text_page_counter'>(98)</span><div class='page_container' data-page=98>

<b>var a,b:mmc; </b>
<b>n:word; </b>
<b>f:text; </b>
<b>s:real;</b>



<b>procedure nhap;</b>
<b>var i:integer;</b>
<b> begin</b>


<b> assign(f,fi); </b>
<b>reset(f);</b>


<b> readln(f,n);</b>


<b> for i:=1 to n do readln(f,a[i],b[i]);</b>
<b> close(f);</b>


<b> end;</b>


<b>procedure xuly;</b>
<b>var i:integer;</b>
<b> begin</b>


<b> a[n+1]:=a[1];</b>
<b> b[n+1]:=b[1];</b>
<b> s:=0;</b>


<b> for i:=2 to n+1 do</b>
<b> begin</b>


<b> s:=s+(b[i]+b[i-1])*(a[i]-a[i-1])/2;</b>
<b> end;</b>


<b> end;</b>



<b>procedure xuat;</b>
<b> begin</b>


<b> assign(f,fo); rewrite(f); write(f,abs(s):0:0);</b>
<b> close(f);</b>


<b> end;</b>
<b>begin</b>


<b>nhap;xuly;xuat;</b>
<b>end.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(99)</span><div class='page_container' data-page=99>

<i><b>Bài 1: Viết chương trình nhập ba số bất kỳ. In ra màn hình số lớn nhất và số</b></i>
nhỏ nhất trong ba số đó.


<i><b>Bài 2:</b></i>Viết chương trình tính N! (1<=N<=12)
<i><b>Bài 3: Viết chương trình giải bài tốn “Gà-Chó”</b></i>


Vừa gà, vừa chó. Bó lại cho tròn. Ba mươi sáu con. Một trăm chân chẵn.
Hỏi có bao nhiêu con gà, bao nhiêu con chó?


<i><b>Bài 4: Viết chương trình giải bài tốn “Trâu-Cỏ”</b></i>


Trắm trâu trăm cỏ. Trâu đứng ăn năm. Trâu nằm ăn ba. Trâu già ba con một
bó.


Hỏi có bao nhiêu con trâu mỗi loại?


<i><b>Bài 5: Người ta định nghĩa tam giác Pascal bậc 6 như sau:</b></i>


1


1 1


1 2 1


1 3 3 1


1 4 6 4 1


1 5 10 10 5 1


1 6 15 20 15 6 1


Hãy lập trình in ra màn hình tam giác Pascal bậc 20


<i><b>Bài 6: Viết chương trình tính a</b></i>n<sub>. Với a và n là các số nguyên (1<=a,n<=10).</sub>


<i><b>Bài 7: Viết chương trình in ra bảng cửu chương 1->10</b></i>
<i><b>Bài 8: Viết chương trình tính tổng của hai số có 300 chữ số.</b></i>


<i><b>Bài 9: Người ta viết các số tự nhiên liên tục sát nhau được một dãy số vô hạn</b></i>
S.


Viết chương trình nhập một số nguyên dương N. In ra màn hình chữ số thứ N
trong dãy số vơ hạn S nói trên.


<i><b>2-Xử lý văn bản</b></i>


<i><b>Bài 1: Viết chương trình nhập một xâu ký tự. In ra màn hình mỗi ký tự trên</b></i>


một dịng.


<i><b>Bài 2: Viết chương trình nhập một xâu ký tự. In ra màn hình mỗi từ trên một</b></i>
dịng (từ là một nhóm ký tự khơng có dấu cách)


</div>
<span class='text_page_counter'>(100)</span><div class='page_container' data-page=100>

<i><b>Bài 4: Viết chương trình nhập một xâu ký tự. In ra màn hình từ dài nhất</b></i>
trong xâu.


<i><b>Bài 5: Viết chương trình nhập một xâu ký tự. In ra màn hình dạng in hoa của</b></i>
xâu ký tự đó.


<i><b>Bài 6: Viết chương trình nhập một xâu ký tự. In ra màn hình xâu đó với ký tự</b></i>
đầu tiên của mỗi từ được in hoa, các ký tự còn lại được in thường.


<i><b>Bài 7: Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương N. In ra màn hình</b></i>
dịng chữ biểu diễn lời đọc của số đó


<i><b>Bài 8: Viết chương trình nhập một xâu ký tự. Đếm số lần xuất hiện của mỗi</b></i>
ký tự trong xâu đó.


<i><b>Bài 9: Một xâu được gọi là đối xứng nếu các ký tự giống nhau đối xứng qua</b></i>
điểm giữa của xâu.


Viết chương trình nhập một xâu. In ra màn hình thơng báo “xâu đối xứng”
hoặc “xâu khơng đối xứng”


<i><b>3-Dãy số</b></i>


<i><b>Bài 1: Viết chương trình tạo ra một dãy số gồm N (1<=N<=100) phần tử có</b></i>
giá trị ngầu nhiên thuộc [1..32000]



<i>Dữ liệu ra:</i> Ghi ra file RAN.OUT, có cấu trúc như sau:
<i>Dòng 1:</i> Ghi số N, là số lượng phần tử của dãy


<i>Dịng 2: </i>Ghi N số ngẫu nhiên tìm được. Các số ghi cách nhau bởi dấu cách.
<i><b>Bài 2: Viết chương trình tìm giá trị lớn nhất của dãy số. </b></i>


<i>Dữ liệu vào:</i> Cho trong file LN.INP, có cấu trúc như sau:
<i>Dòng 1:</i> Ghi số N, là số lượng phần tử của dãy


<i>Dòng 2: </i>Ghi N số nguyên ai là giá trị của N phần tử thuộc dãy. Các số ghi


cách nhau bởi dấu cách.


<i>Dữ liệu ra:</i> Ghi ra file văn bản LN.OUT, theo cấu trúc:
<i>Dòng 1:</i> Ghi số lớn nhất tìm được


<i><b>Bài 3: Viết chương trình đếm giá trị lớn nhất của dãy số.</b></i>
<i>Dữ liệu vào:</i> Cho trong file DLN.INP, có cấu trúc như sau:
<i>Dịng 1:</i> Ghi số N, là số lượng phần tử của dãy


<i>Dòng 2: </i>Ghi N số nguyên ai là giá trị của N phần tử thuộc dãy. Các số ghi


cách nhau bởi dấu cách.


</div>
<span class='text_page_counter'>(101)</span><div class='page_container' data-page=101>

<i>Dòng 1:</i> Ghi số lượng giá trị lớn nhất tìm được.


<i><b>Bài 4: Viết chương trình in ra vị trí của giá trị lớn nhất của dãy số.</b></i>
<i>Dữ liệu vào:</i> Cho trong file VTLN.INP, có cấu trúc như sau:



<i>Dịng 1:</i> Ghi số N, là số lượng phần tử của dãy


<i>Dòng 2: </i>Ghi N số nguyên ai là giá trị của N phần tử thuộc dãy. Các số ghi


cách nhau bởi dấu cách.


<i>Dữ liệu ra:</i> Ghi ra file văn bản VTLN.OUT, theo cấu trúc:
<i>Dòng 1:</i> Ghi số M là số lượng giá trị lớn nhất tìm được.


<i>Dịng 2: </i>Ghi M số nguyên ik là chỉ số của M phần tử có giá trị lớn nhất thuộc


dãy. Các số ghi cách nhau bởi dấu cách.


<i><b>Bài 5: Viết chương trình tìm giá trị lớn thứ nhì của dãy số.</b></i>
<i>Dữ liệu vào:</i> Cho trong file LN2.INP, có cấu trúc như sau:
<i>Dịng 1:</i> Ghi số N, là số lượng phần tử của dãy


<i>Dòng 2: </i>Ghi N số nguyên ai là giá trị của N phần tử thuộc dãy. Các số ghi


cách nhau bởi dấu cách.


<i>Dữ liệu ra:</i> Ghi ra file văn bản LN2.OUT, theo cấu trúc:
<i>Dịng 1:</i> Ghi giá trị lớn nhì tìm được


<i><b>Bài 6: Sắp xếp dãy số theo thứ tự giảm dần, trong đó số lượng các số giống</b></i>
nhau khơng q 255.


<i>Dữ liệu vào:</i> Cho trong file văn bản SAPDAY.INP, có cấu trúc:
<i>Dòng 1:</i> Ghi số N, là số lượng phần tử của dãy



<i>Dòng 2: </i>Ghi N số nguyên ai là giá trị của N phần tử thuộc dãy. Các số ghi


cách nhau bởi dấu cách.


<i>Dữ liệu ra:</i> Ghi ra file văn bản SAPDAY.OUT, theo cấu trúc:


<i>Dòng 1: </i>Ghi N số nguyên ai là giá trị của N phần tử thuộc dãy sau khi đã sắp


</div>

<!--links-->
Bài dạy tin học văn phòng lớp 10
  • 7
  • 1
  • 2
  • ×