Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Tài liệu KIẾN NGHỊ CÁC VẤN ĐỀ NGÂN HÀNG doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (217.71 KB, 3 trang )

Kiến nghị về ngân hàng Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2006

KIẾN NGHỊ
CÁC VẤN ĐỀ NGÂN HÀNG

Người trình bày
Ashok Sud
Nhóm Công tác Ngân hàng

Nhóm Công tác Ngân hàng – Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam chân thành cảm ơn Ngân
Hàng Nhà Nước Việt Nam (SBV) về sự hợp tác trong thời gian qua và tạo cơ hội cho nhóm
trình bày một số vấn đề chủ chốt hiện đang được các thành viên của nhóm quan tâm. Bản
Kiến nghị được chuẩn bị để làm cơ sở thảo luận cho cuộc họp với NHNN vào 30/11 tới để
chuẩn bị cho Diễn Đàn Doanh Nghiệp Việt Nam được tổ chức hàng năm diễn ra vào tháng
12 năm 2006.

Các vấn đề chúng tôi mong muốn được trao đổi với NHNN bao gồm:

1. Đưa hệ thống luật pháp Ngân hàng của Việt Nam phù hợp hơn với các tiêu chuẩn
quốc tế và WTO: Hiện nay Việt Nam đã là thành viên chính thức của WTO, vì vậy các
luật lệ và quy định trong lĩnh vực ngân hàng nên tương ứng với các tiêu chuẩn của WTO
và thông lệ quốc tế càng nhiều càng tốt. Do đó, chúng tôi đề nghị Chính phủ hoặc SBV
phát hành một bản Công bố chính thức thông báo về việc công nhận và tuân theo các
thông lệ quốc tế để có thể sử dụng các quy định theo thông lệ quốc tế này tại tòa trong
trường hợp có tranh chấp. Các thông lệ quốc tế này bao gồm Quy tắc chung của phòng
Thương mại Quốc tế (ICC) về thực hành tín dụng chứng từ, Tiêu chuẩn Quốc tế thực
hành ngân hàng về kiểm tra tài liệu theo tín dụng chứng từ, Quy định chung về yêu cầu
bảo lãnh, Hướng dẫn hồ sơ chứng từ do Hiệp hội giao dịch Hoán đổi và Phái sinh Quốc
tế ban hành.

2. Xây dựng sân chơi bình đẳng


Nghị định 22: Mặc dù Nghị định 22 có hiệu lực từ tháng Tư năm nay, nhưng Thông tư
hướng dẫn hiện vẫn chưa được ban hành. Vì Nghị định tạo điều kiện pháp lý thuận lợi
hơn cho hoạt động của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, chúng tôi đề nghị NHNN
nhanh chóng ban hành Thông tư hướng dẫn để Nghị định có thể thi hành.

Chúng tôi cũng cảm thấy Nghị
định còn có một số điểm chưa được rõ ràng lắm, gây nên
nhiều cách hiểu khác nhau về một số điều khoản của Nghị định. Chúng tôi mong rằng
Nghị định sẽ được cụ thể hóa hơn nữa qua Thông tư sắp ban hành.

- Phần trăm sở hữu nước ngoài: Mức trần 20% hạn chế cổ phần mà một ngân hàng nước
ngoài có thể sở hữu trong các ngân hàng Việt Nam sẽ hạn chế khả năng chuyển giao công
nghệ và các kỹ năng quản lý của các ngân hàng nước ngoài cho các đối tác trong nước.
Nhóm Công tác Ngân Hàng đề nghi NHNN và Chính Phủ cho phép các ngân hàng nước
ngoài được nắm giữ nhiều cổ phần hơn trong các ngân hàng trong nước, kể cả trở thành
cổ đông đa số, qua đó có thể đóng góp thiết thực hơn vào quá trình phát triển của các
ngân hàng trong nước.
Kiến nghị về ngân hàng Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2006

Thêm vào đó, chúng tôi đề nghị NHNN cung cấp một bản lộ trình cụ thể từ sở hữu 20%
đến 51%, đồng thời làm rõ các qui định về “20% đối tác chiến lược”, xóa bỏ 20% chiết
khấu, và mức độ áp dụng mức trần 49% của Luật Đầu tư vào lĩnh vực Ngân hàng.

- Thành lập các văn phòng không giao dịch khách hàng: Nhằm giảm thiểu chi phí hoạt
động, các ngân hàng nước ngoài nên được tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn trong việc
dời một phần nhân sự ra các khu vực ngoài trung tâm thành phố để thực hiện các hoạt
động không liên quan đến giao dịch khách hàng. Nhóm Công tác Ngân Hàng mong muốn
nhận được những hướng dẫn cụ thể từ phía NHNN trong vấn đề này.

- Giới hạn về mở rộng mạng lưới phân bổ: Vì Việt Nam đã gia nhập WTO, chúng tôi hy

vọng sân chơi cho các ngân hàng nước ngoài sẽ được bình đẳng hơn nữa đối với các ngân
hàng trong nước. Theo tinh thần đó, chúng tôi đề nghị các giới hạn về mở rộng chi nhánh,
văn phòng giao dịch & hệ thống ATM cần được xóa bỏ hoặc chỉnh sửa thêm theo hướng
tạo thuận lợi cho các hoạt động bán lẻ của ngân hàng.

Thêm vào đó, chúng tôi mong hướng sự chú ý của NHNN tới một số vấn đề cũ vẫn chưa
được giải quyết trong nhiều năm:

3. Các hạn chế về cho vay quay vòng: Mặc dù cho vay quay vòng được cho phép nhưng
không có qui định nào để áp dụng điều này. Nếu một ngân hàng cung cấp một khoản vay
quay vòng ngắn hạn (thời hạn dưới 12 tháng), thì việc quay vòng sẽ không được quá thời
gian 12 tháng. Nếu lâu hơn, món vay sẽ được coi là khoản vay trung hoặc dài hạn, và do
vậy sẽ chịu sự quản lý chặt hơn của NHNN( nghĩa là phải Đăng ký nếu đó là khoản vay
nước ngoài). Ngoài ra, chưa rõ liệu các khoản cho vay quay vòng có thuộc diện điều
chỉnh của Quyết định 493 về phân loại các khoản vay và trích lập dự phòng. Chúng tôi
mong muốn làm việc với NHNN để soạn thảo một bản hướng dẫn về vấn đề này. Bước
đầu, chúng tôi đề nghị tiểu ban pháp lý của Nhóm Công tác Ngân hàng sẽ soạn thảo một
bản dự thảo hướng dẫn để NHNN xem xét. Trong cuộc họp tới đây, chúng tôi đề nghị
NHNN mời Vụ Tín dụng tham gia để chúng ta có thể bàn luận vấn đề này một cách cụ
thể hơn.

4. Thế chấp cho các tổ chức vay nước ngoài
: Đây là một trong nhưng vấn đề còn tồn đọng
từ 2001-2002. Hiện tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được phép thế
chấp quyền sử dụng đất cho các tổ chức cho vay nước ngoài. Sửa đổi của Quốc hội năm
2003 về Luật Đất đai không đề cập đến vấn đề này.

5. Mức trần cho các giao dịch ngoại tệ USD/VND: Trong khi NHNN nới lỏng hạn chế về
tính toán tỉ giá ngoại tệ, mức giá trần cho giao dịch USD/VND vẫn được áp dụng. Mức
trần giao dịch này không phải lúc nào cũng tương thích với tỉ giá giao dịch trên thị trường

và do vậy gây nhiều khó khăn cho các ngân hàng và công ty ở Việt Nam trong việc huy
động vốn và giảm thiểu rủi ro trong quản lý USD. Điều này chứng tỏ phải nâng cấp hệ
thống quy định và quản lý giao dịch ngoại hối. Chúng tôi đề nghị NHNN nên đưa tỉ giá
trần gần với tỉ giá trị trường giao ngay hơn nữa và đồng ý bán ngoại tệ cho các ngân hang
ở mức giá trần/tỉ giá trị trường giao ngay. Thêm vào đó, chúng tôi đề nghị NHNN tăng
Kiến nghị về ngân hàng Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam, 12/2006

cường tính minh bạch trong việc tính toán tỉ giá chính thức và mở trần tối đa ngang bằng
cho tất cả các ngân hàng.

6. Các vấn đề thủ tục và pháp lý liên quan đến giao dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng
:
Vẫn còn có một khoảng cách giữa các thông lệ của thị trường quốc tế với các yêu cầu của
thị trường Việt Nam. Nhóm Công tác Ngân Hàng đề nghị NHNN cải tiến các thủ tục giao
dịch ngoại tệ trong nước cho phù hợp với thông lệ quốc tế càng nhiều càng tốt. Nhóm
Công tác Ngân Hàng đã sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm quốc tế của các thành viên trong
nhóm với NHNN. Nếu được, chúng tôi đề nghị tổ chức một buổi hội thảo một ngày về
chủ đề này cho NHNN, các ngân hàng trong nước và các thành viên có liên quan khác.

Thêm vào đó, nên có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa NHNN và Nhóm Công tác Ngân
Hàng, qua đó các ngân hàng được cập nhật đầy đủ và rõ ràng về các luật lệ và qui định để
tránh khỏi những sai sót thông tin, hiểu nhầm, suy luận không đúng về các qui định, dẫn
đến các sai sót kỹ thuật và trong vài trường hợp phải chịu trách nhiệm hình sự về các sai
phạm đ
ó.

7. Áp dụng hợp đồng khung đầy dủ cho giao dịch chiết khấu & tái chiết khấu (Repo):

Đối với giao dịch Repo, Việt nam đã đưa ra một hợp đồng mẫu là phiên bản rút gọn của
GMRA (Hợp đồng Khung quôc tế về đảm bảo mua lại). Điều này không phù hợp với

thông lệ quốc tế và có thể làm cho hợp đồng bị vô hiệu trong một số trường hợp. Vì
GMRA đầy đủ đã được công nhận và áp dụng rộng rãi trên thế giới, Việt nam cũng nên
áp dụng GMRA
đầy đủ, không nên rút gọn.

8. Vấn đề khác: Cải thiện các thủ tục công chứng: Trong nhiều năm đã có rất nhiều phàn
nàn về hệ thống công chứng, làm cản trở các hoạt động doanh nghiệp tại Việt Nam. Vì
thế chúng tôi cảm ơn những nỗ lực của Chính phủ trong việc xây dựng bộ Luật Công
chứng mới. Tuy nhiên, dự thảo bộ luật mà chúng tôi nhận được không cải thiện được
những vấn đề này của hệ thống hiện tại khi các công chứng viên, có ít hoặc hầu như
không có kiến thức về các lĩnh vực bảo đảm, có quyền sửa đổi các công cụ tài chính phức
tạp này phù hợp với tính chất và khả năng của họ. Điều này bất lợi cho cả người vay và
cho vay. Chúng tôi hy vọng trong phiên bản cuối cùng của Luật công chứng trình Quốc
hội thông qua, Chính phủ có các phương thức giải quyết vấn đề này để cải thiện hệ thống
công chứng Việt Nam hợp lý và hiệu quả hơn, tạo nên một môi trường kinh doanh thông
thoáng hơn.






×