Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nghiên cứu quy trình thiết kế chương trình đào tạo tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội theo tinh thần giáo dục khai phóng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.42 KB, 6 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI

70

NGHIÊN CỨU QUY TRÌNH THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐƠ HÀ NỘI
THEO TINH THẦN GIÁO DỤC KHAI PHĨNG
Nguyễn Văn Tn
Trường Đại học Thủ đơ Hà Nội
Tóm tắt: Hiện nay, việc phát triển chương trình đào tạo là mối quan tâm hàng đầu của
các trường đại học. Phát triển chương trình đào tạo là q trình liên tục nhằm hồn
thiện chương trình đào tạo. Phát triển chương trình đào tạo đại học có vai trị quan
trọng trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển
của nền kinh tế – xã hội và nhu cầu học tập của người học. Tuy nhiên, thực tế đã cho
thấy, chưa có nhiều trường đầu tư đúng mức cho công việc này. Trong bài viết này, tác
giả tập trung tìm hiểu lí thuyết về quy trình thiết kế chương trình đào tạo đại học dựa
trên tinh thần giáo dục khai phóng.
Từ khóa: Quy trình, thiết kế chương trình, đào tạo, giáo dục khai phóng
Nhận bài ngày 01.6.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 20.6.2020
Liên hệ tác giả: Nguyễn Văn Tuân; Email:

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo hiện nay, xu thế phát
triển giáo dục là hướng vào “phát triển con người”, “phát triển nguồn nhân lực”, hình thành
những năng lực cơ bản mà thời đại mới đòi hỏi. Để làm được điều này, chương trình đào
tạo (CTĐT) của các trường đại học đóng một vai trò quan trọng và phải được phát triển
liên tục nhằm tương thích với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ.
Như vậy, CTĐT đại học không thể được xây dựng, thiết kế một lần và dùng mãi mãi, mà
phải được phát triển, bổ sung, hồn thiện theo sự thay đổi của trình độ phát triển kinh tế, xã
hội, khoa học và công nghệ, theo yêu cầu của thị trường sử dụng lao động. Việc thích ứng
của CTĐT với trình độ phát triển kinh tế, xã hội, khoa học và công nghệ thể hiện vai trò,


tầm quan trọng của CTĐT đối với chất lượng đào tạo của trường đại học. CTĐT ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học từng học phần, môn học, tác động trực tiếp đến
chất lượng đào tạo của trường đại học. Do đó, có thể nói, CTĐT góp phần quan trọng trong
việc xây dựng văn hố chất lượng, hình ảnh, thương hiệu, uy tín của trường đại học. Vai


TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020

71

trị và tầm quan trọng của CTĐT như nói trên làm cho vấn đề quản lí việc phát triển CTĐT
trở thành cấp thiết, có ý nghĩa đối với sự tồn tại và phát triển của một trường đại học.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội tiền thân là trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội với
định hướng trở thành trường đào tạo đa ngành và phấn đấu không ngừng trong phát triển
và đổi mới các CTĐT nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của xã hội, nhu cầu của người học.
Tuy nhiên, đánh giá trên tổng thể thì hiện nay việc phát triển các CTĐT đáp ứng yêu cầu
xã hội của Nhà trường vẫn còn một vài hạn chế nhất định. Với ý nghĩa đó, việc đề xuất quy
trình thiết kế một CTĐT phù hợp là cấp thiết, có ý nghĩa lí luận và thực tiễn cao.

2. NỘI DUNG
2.1. CTĐT (Curriculum)
Là bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo (có thể kéo dài một vài giờ, một
ngày, một tuần hoặc vài năm). Bản thiết kế tổng thể đó cho ta biết tồn bộ nội dung cần
đào tạo, chỉ rõ những gì ta có thể trơng đợi ở sinh viên sau khố học, nó phác họa quy trình
cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho ta biết các phương pháp đào tạo và
các cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, và tất cả những cái đó được sắp xếp theo
một thời gian biểu chặt chẽ” (Wentling 1993).
2.2. Phát triển CTĐT
Được hiểu là quá trình liên tục hoàn thiện CTĐT, bao hàm cả việc biên soạn hay xây
dựng một chương trình mới hoặc cải tiến một CTĐT hiện có.

2.3. Tinh thần khai phóng
Thuật ngữ “khai phóng” khi vận dụng vào chính trị, xã hội tạo thành phạm trù “tinh
thần khai phóng”. Phạm trù này có hàm ý: thực hiện các tác động để khai minh (khai sáng)
cho con người, giúp con người giải phóng được số phận của mình, tiến tới trạng thái tốt
đẹp: Tự do hơn, hạnh phúc hơn.
2.4. Giáo dục khai phóng
Giáo dục khai phóng (liberal education) là giáo dục nhằm tạo ra con người tự do. Nó dựa
trên khái niệm các mơn khai phóng trong thời Trung cổ, hay gần hơn là chủ nghĩa tự
do trong thời Khai minh. Hiệp hội các Trường và Viện Đại học Hoa Kì (Association of
American Colleges and Universities) mơ tả giáo dục khai phóng là "một triết lí giáo dục cung
cấp cho các cá nhân một nền tảng kiến thức rộng và những kĩ năng có thể chuyển đổi được, và
một cảm nhận mạnh mẽ về các giá trị, đạo đức và sự can dự vào đời sống cơng dân...". Phạm
vi của giáo dục khai phóng thường mang tính đa ngun và tồn cầu; nó có thể bao gồm một
giáo dục tổng quát cung cấp cơ hội tiếp cận nhiều lĩnh vực học thuật và nhiều chiến lược học
tập, bên cạnh chương trình học chuyên sâu trong ít nhất một lĩnh vực học thuật nào đó. Vào thế
kỉ XIX, những nhà tư tưởng như John Henry Newman, Thomas Huxley, và F.D. Maurice đã
cổ vũ cho giáo dục khai phóng. Sir Wilfred Griffin Eady định nghĩa giáo dục khai phóng là
giáo dục cho chính nó và cho sự trao dồi cá nhân, trong đó bao gồm việc giảng dạy các giá trị.
Những năm gần đây, giáo dục khai phóng được nhắc tới nhiều ở Việt Nam. Và được biết đến


72

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

như một xu hướng mới trong đào tạo đại học. Một số trường đại học ở Việt Nam, như Đại học
Fulbright và Đại học Việt - Nhật đã tuyên bố áp dụng giáo dục khai phóng trong CTĐT của
mình. Các trường phổ thơng tư thục, quốc tế tại Việt Nam như hệ thống trường Gateway cũng
coi giáo dục khai phóng như là tư tưởng nền tảng trong hệ thống đào tạo của mình.
2.5. Quy trình thiết kế chương trình đào tạo tại Trường Đại học Thủ đô Hà Nội theo

tinh thần giáo dục khai phóng
2.5.1. Phân tích nhu cầu
Để tìm hiểu nhu cầu về các CTĐT, Phịng Quản lí đào tạo và Cơng tác HS sinh viên
(QLĐT&CTHSSV) đơn vị được Hiệu trưởng giao nhiệm vụ xây dựng, quản lí và phát triển
các CTĐT cần tiến hành khảo sát nhanh các đối tượng là các doanh nghiệp, HS, sinh viên,
phụ huynh HS. Cuộc khảo sát được thực hiện thông qua bảng câu hỏi tập trung vào việc
xác định: (i) có hay khơng nhu cầu học ngành học mà nhà trường đề xuất; (ii) nếu có thì
mục đích sử dụng sau khi học là gì và (iii) người học cần những kiến thức, kĩ năng và thái
độ gì sau q trình học tập.
2.5.2. Phân tích tình thế
Theo Richards (2001) các yếu tố sau đây ảnh hưởng đến quyết định xây dựng một
CTĐT: Yếu tố xã hội: Ngành học mà nhà trường thiết kế CTĐT có vị trí như thế nào trong
xã hội. Có thể tìm hiểu tầm quan trọng của ngành học qua các nhà hoạch định chính sách,
các viên chức của các cơ quan hành chính nhà nước, các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo, phụ
huynh, sinh viên; Yếu tố đề án: Liên quan đến những điều kiện thực hiện đề án (ở đây là đề
án xây dựng CTĐT) như: Thời gian, nguồn lực, nhân sự và các biến khác có thể tác động
đến đề án; Yếu tố cơ sở đào tạo: Điều kiện CSVC và chất lượng nguồn nhân lực cơ sở đào
tạo; Yếu tố người dạy: Trình độ nghiệp vụ và kinh nghiệm của những người trực tiếp tham
gia giảng dạy các môn học trong chương trình; Yếu tố người học: động cơ, thái độ học tập
và những kì vọng của người học đối với CTĐT. Yếu tố thích ứng: Những người xây dựng
và thực hiện chương trình có đồng thuận đối với những thay đổi trong CTĐT hay không?
Tất cả các yếu tố trên cần được phân tích và trình bày trong đề án xây dựng CTĐT
như: nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ đại học của các ngành mà nhà trường định thiết
kế xây dựng có phù hợp với nhu cầu của sự phát triển của kinh tế, xã hội trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế; điều kiện thuận lợi từ sự quyết tâm của lãnh đạo nhà trường và của
các khoa đào tạo đối với đề án xây dựng các CTĐT; năng lực của cơ sở đào tạo; năng lực
chuyên môn của đội ngũ giảng viên các khoa, sức hút của ngành đào tạo đối với người học;
và khả năng chấp nhận những thay đổi mang tính tích cực (chương trình tiên tiến là một ví
dụ) của lãnh đạo nhà trường, của người quản lí và thực hiện chương trình. Các yếu tố này
là cở sở để nhà trường tiến hành thiết kế xây dựng thành công CTĐT các ngành và tin

tưởng chương trình sẽ được thực hiện thành công trong thực tiễn.
2.5.3. Xây dựng mục tiêu tổng thể môn học/chuẩn đầu ra dự kiến
Để xây dựng mục tiêu tổng thể (chuẩn đầu ra dự kiến), Phòng QLĐT&CTHSSV cần
tham khảo, khảo sát nhu cầu xã hội của nhà tuyển dụng đối với các chuyên ngành thuộc


TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020

73

ngành này được thực hiện bởi một số trường đại học, đặc biệt là kết quả khảo sát từ các
khoa chuyên môn, từ báo cáo về nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của các cơ quan chuyên
môn. Mục tiêu tổng thể của chương trình bao gồm các phần như kiến thức, kĩ năng, thái độ
hành vi, khả năng học tập nâng cao trình độ và các vị trí cơng tác mà sinh viên có thể đảm
nhiệm khi tốt nghiệp.
2.5.4. Xây dựng kết cấu chương trình tổng thể
Dựa trên những phác thảo về mục tiêu tổng thể, Phòng QLĐT&CTHSSV tiến hành
xây dựng một “bộ khung” cho chương trình của mình bao gồm các khối kiến thức, các môn
học dự kiến và kế hoạch giảng dạy. Có thể nói đây là cơng đoạn khó khăn và tốn nhiều thời
gian nhất. Có được bộ khung chương trình, bước kế tiếp là thiết kế đề cương mơn học.
Trong q trình thực hiện đề án, Phịng QLĐT&CTHSSV cần nghiên cứu kĩ các lí thuyết
về thiết kế CTĐT cũng như tham khảo các CTĐT đang được thực hiện tại các cơ sở đào
tạo có uy tín. Và để chương trình đạt được hiệu quả thiết thực, nhà trường ln kiên định
với quan điểm: Chương trình phải ln lấy người học làm trung tâm và phải đáp ứng được
nhu cầu và khả năng học tập của người học.
2.5.5. Thiết kế đề cương mơn học
Trong quy trình thiết kế đề cương thì việc lựa chọn hay biên soạn giáo trình, tài liệu
giảng dạy cũng là một công việc hết sức quan trọng đối với sự thành công của môn học,
nên buộc các thành viên của đề án phải tính tốn, cân nhắc, thậm chí tranh luận sơi nổi mới
đi đến được quyết định cuối cùng. Công việc được thực hiện với các hướng dẫn cụ thể về

quy trình thiết kế như sau:
- Dựa trên chương trình tổng thể, giảng viên được phân công viết đề cương phải xem
xét các yếu tố liên quan đến việc tổ chức giảng dạy môn học như: số tín chỉ, trình độ sinh
viên, kế hoạch giảng (giảng ở học kì nào cùng với những mơn học nào,...).
- Xác định mục tiêu của môn học với việc đưa các chuẩn về kiến thức, kĩ năng và thái
độ hành vi mà sinh viên sẽ đạt được.
- Xác định phương pháp giảng dạy.
- Xác định phương pháp đánh giá.
- Lựa chọn giáo trình, tài liệu giảng dạy.
- Dự kiến kế hoạch và nội dung giảng dạy.
2.5.6. Những yếu tố hỗ trợ chương trình thành cơng
Để thực hiện thành cơng CTĐT nói chung và các mơn học trong chương trình nói
riêng cần có sự hỗ trợ của cả một hệ thống từ chiến lược của cơ sở đào tạo đến những yếu
tố tưởng chừng rất nhỏ nhưng hết sức cần thiết cho quá trình dạy và học. Richards (2001)
đi sâu phân tích những yếu tố hỗ trợ sau đây:
(i) Institutional factors (yếu tố cơ sở đào tạo);
(ii) Teacher factors (yếu tố người dạy);


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

74

(iii) Teaching process (quá trình giảng dạy);
(iv) Learning process (quá trình học tập), Richards lưu ý đến các yếu tố có liên quan
đến cơ sở đào tạo với các nội dung mang tính chiến lược như: văn hóa, sứ mệnh, tầm nhìn,
mục tiêu và hệ thống đảm bảo chất lượng, những chính sách hoặc phúc lợi dành cho giảng
viên như: tiền lương, điều kiện làm việc, điều kiện học tập nâng cao trình độ,... Ở yếu tố,
Richards đề cập đến khả năng chuyên môn của người dạy và những hỗ trợ chuyên môn cho
họ như: định hướng giảng dạy, hướng dẫn thực hiện chương trình, tổ chức tập huấn, phân

cơng phân nhiệm hợp lí, có những đánh giá và khen thưởng khi hồn thành nhiệm vụ. Yếu
tố có liên quan đến những mơ hình giảng dạy, việc chia sẻ sáng kiến và kinh nghiệm giảng
dạy giữa các giảng viên, những bất cập trong giảng dạy và giải pháp xử lí, việc đánh giá
thường xuyên chương trình mơn học để có những cải tiến. Yếu tố bao gồm các vấn đề tác
động đến sự thành công người học như: động cơ, thái độ học tập, khả năng thông hiểu
được mục tiêu môn học, khả năng tự học, hệ thống hỗ trợ người học như cố vấn học tập,
các nhóm, cặp, các câu lạc bộ,...
2.5.7. Thẩm định chương trình
Trong suốt q trình thực hiện, các nhóm tham gia xây dựng chương trình ln phải tổ
chức đánh giá thơng qua các ý kiến phản biện, góp ý đối với từng sản phẩm ở từng công
đoạn như: các nghiên cứu khảo sát, đề cương môn học,... Sau khi ráp nối thành sản phẩm
CTĐT, các thành viên trong đề án đã tổ chức nhiều phiên họp để rà soát, chỉnh sửa lần cuối
trước khi chờ thẩm định chính thức. Chương trình đã được thẩm định ở hai cấp độ: (i) Hội
đồng khoa học của khoa (ii) Hội đồng khoa học trường. Qua mỗi cấp thẩm định, chương
trình đều được đánh giá tốt vì đáp ứng được mục tiêu được đặt ra và nội dung chương trình
mang tính khoa học và thực tiễn. Trên cơ sở các góp ý, nhà trường cần chỉnh sửa các nội
dung chưa phù hợp theo góp ý của các thành viên trong hội đồng để chương trình được
hồn chỉnh hơn.

3. KẾT LUẬN
Thiết kế quy trình xây dựng CTĐT theo theo tinh thần giáo dục khai phóng ở các đại
học nói chung và ở Trường Đại học Thủ đơ Hà Nội nói riêng là một vấn đề mới. Tuy nhiên
đây là một đòi hỏi khách quan, cấp bách trong quá trình đổi mới, nâng cao chất lượng giáo
dục đại học ở nước ta hiện nay. Do cịn có nhiều góc nhìn và quan niệm khác nhau các
cách tiếp cận, mơ hình phát triển chương trình theo theo tinh thần giáo dục khai phóng nên
cần có những nghiên cứu sâu sắc và toàn diện về vấn đề này để ứng dụng phù hợp với các
yêu cầu phát triển các CTĐT bậc đại học.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ

thống tín chỉ, Hà Nội.
2. Chính phủ (2011), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Hà Nội.


TẠP CHÍ KHOA HỌC  SỐ 41/2020

75

3. Nguyễn Đức Chính (2008), Thiết kế và đánh giá chương trình giáo dục, Nxb. ĐHQG, Hà Nội.
4. Trần Khánh Đức (2009), Phát triển chương trình đào tạo, Hà Nội.
5. Hồng Kháng, Tơ Diệu Lan, Lê Lưu Diệu Đức dịch (2009) “Vai trò của các viện đại học
Hoa Kì” Nxb. Văn hóa Sài Gịn, TP. Hồ Chí Minh.
6. Nguyễn Vũ Bích Hiền (2012), Các xu hướng phát triển CTĐT theo quan điểm lấy người
học làm trung tâm, Tạp chí khoa học Trường ĐHSPHN.

A RESEARCH ON THE PROCESS OF DEVELOPING EDUCATIONAL
TRAINING PROGRAM BASED ON LIBERAL ARTS-ORIENTED
EDUCATION AT HANOI METROPOLITAN UNIVERSITY
Abstract: The development of training programs (TP) is currently at the top concern o
manyf universities. Training program development is a continuous process in order to
complete training programs. Training-program development in universities plays an
essential role in ensuring the quality of human resources to meet the requirements of
socio-economic development and students' learning needs. In fact, there are few
universities investing adequately in this field. Thus, the article concentrates on the theory
of designing training program process based on liberal arts educational approach.
Keywords: Liberal Arts education, training program




×