Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

ngu van

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.2 KB, 2 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Mơn Ngữ văn các lớp thí điểm phân </b>


<b>ban: Nặng nề cho cả thầy lẫn trò !</b>



<b>Tags: </b>Truyện Kiều, Trường THPT Nguyễn Hiền, Môn ngữ văn, sách giáo khoa,


chương trình, thí điểm, giáo viên, nặng nề, các lớp, văn học, bài, thầy, làm, dạy


Không chỉ môn Tốn, chương trình và sách giáo khoa (SGK) mơn Ngữ văn
các lớp thí điểm phân ban (TĐPB) cũng thật nặng nề. Trò than, và thầy cũng
phải than!


<b>Rọ nhỏ để trong rọ to</b>


Theo tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy SGK lớp 11 TĐPB của Viện Nghiên
cứu sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đơn vị được Bộ Giáo dục - Đào
tạo giao trách nhiệm nòng cốt cho việc tập huấn giáo viên), môn Ngữ văn -
bao gồm 3 bộ phận Văn học, Tiếng Việt và Làm văn - là một môn học nền
tảng, có tác dụng quan trọng tạo nên bộ mặt văn hóa của con người. Thế
nhưng, mới chỉ hơn 1 năm thực hiện chương trình TĐPB, nhiều giáo viên đã cho rằng
không thể nào thực hiện mục tiêu đã đề ra.


Do nhu cầu tích hợp, các tác phẩm văn học được tập hợp theo cụm thể loại. Nhưng,
ngay bài đầu tiên của lớp 11 việc tích hợp ngang giữa phần Văn học và Làm văn đã
chưa đạt yêu cầu. Khi phần Văn học dạy về Truyện Kiều thì phần Làm văn lại ra
những đề bài rất chung chung, khơng ăn nhập gì mấy đến tác phẩm của Nguyễn Du
như: 1 - Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại. 2 - Anh chị hiểu thế nào là người
có lịng dũng cảm. 3 - Quan niệm của anh chị về bài thơ hay. 4 - Người ta thường rút
ra nhiều bài học ở mỗi chuyện ngụ ngôn. Hãy làm sáng tỏ điều này qua những truyện
ngụ ngôn ở ngữ văn THCS (bài viết số 1, trang 24 của bộ 1, tập 1 dành cho ban A).
Ra đề kiểu này, học sinh liền có cớ mà kháo nhau "khơng cần học văn học, vẫn "làm"
văn được như thường!". Nhiều giáo viên nhận định nguyên tắc tích hợp đã bị vi phạm


và lo ngại học sinh học phân ban làm văn sẽ kém hơn trước. Về việc "tích hợp dọc",
trong lúc phần Văn học cho học các bài văn cổ điển, văn học dân gian, thì phần Làm
văn ở lớp 10 đều ôn lại những thể loại đã học ở bậc THCS (miêu tả, tường thuật...), bỏ
hẳn 1 năm rất phí phạm có thể làm cho q trình tư duy lý luận của học sinh chậm
hơn trước. Chẳng hạn như đang học các bài văn cao siêu như Sử thi Hy Lạp thì phần
Làm văn lại yêu cầu rất đơn giản như miêu tả cảnh trường em,


thuyết minh về trường em... Như vậy học thì rất khó nhưng lại
cho làm bài thật bình thường. Ơng Lê Xn Giang - Phó hiệu
trưởng Trường THPT Nguyễn Hiền, TP Hồ Chí Minh nhận xét:
"Lúc trước chê là chỉ có mơn Ngữ văn mà tách ra 3 cuốn SGK,
còn bây giờ thì tuy mang danh là gom hết vào trong 1 cuốn SGK
thôi, nhưng cũng giống là những cái rọ nhỏ để bên cạnh nhau
trong 1 cái rọ to hơn, không "liên thơng" với nhau gì cả !".


<b>Q tham lam</b>


Lãnh đạo một trường THPT đang thực hiện TĐPB nói rõ: "Tổng


<i>Học sinh </i>
<i>lớp 10 </i>
<i>Trường </i>
<i>THPT </i>
<i>Nguyễn </i>
<i>Hiền, </i>
<i>TP.HCM </i>
<i>đang học</i>
<i>thí điểm </i>
<i>phân ban</i>
<i>(ảnh: </i>


<i>N.Q)</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

số tuần thực học theo chương trình cũ là 33, trong đó đã có 1-2 tuần dành cho việc ôn
tập và kiểm tra. Bây giờ đẩy lên 35 tuần, nếu lấy sổ mà đếm từ ngày 5/9 trở đi thì hụt
1 tiết là khơng thể nào bù nổi, rồi cịn nghỉ Tết, lễ, sinh hoạt ngồi giờ... Bộ GD-ĐT
khơng thơng báo giới hạn chương trình gì hết nên các trường phải học đầy đủ vì năm
ngối kiểm tra học kỳ 1 vào tuần 18 thì có đề ra ngay chương trình của tuần 18; cuối
năm cũng khơng kịp tổng kết vì lịch học đến 31/5 mới xong! Bài được nhét đặc cho
đến ngày cuối cùng vẫn còn dạy, rất nặng nề như ở tuần 35 lớp 11 TĐPB vẫn còn học
bài Luyện viết văn bản tổng kết. Sao mà tham thế !”. Chính điều này đã đẩy giáo viên
vào thế bất hợp pháp (dạy thêm, tăng tiết, tự điều chỉnh phân phối chương trình...)".
Nội dung học thì q tham lam nhưng khơng có thời gian để luyện tập cho thành thạo,
"văn nhật dụng" hướng các em học các loại văn dùng hằng ngày như viết quảng cáo,
thuyết minh, báo cáo... được học lớt phớt, cái gì cũng "nhúng" một tí nhưng kết quả là
chẳng mấy học sinh viết được thuyết minh, quảng cáo... như yêu cầu đề ra.


Một giáo viên ở Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (TP.HCM) kể lại: "Lúc tập huấn ở Hà
Nội vào tháng 8/2004, nhìn vào chương trình dự thảo, tơi đã thấy băn khoăn rồi; có
thắc mắc thì các thầy đều bảo là các thầy cô giảng dạy cứ tưởng tượng ra như thế, chứ
thực tế cũng đơn giản lắm. Tôi xin đơn cử một trong những trường hợp đó: trong
phân phối chương trình thì tiết 35 và 36 (ban C) học 2 bài Khái quát về tác gia
Nguyễn Khuyến và Vịnh mùa thu, bên cạnh đó cịn có 3 bài đọc thêm bắt buộc nữa.
Giáo viên đã có ý kiến với khối lượng kiến thức này thì khơng thể nào thực hiện được
trong 2 tiết, các thầy liền nói chia cho học sinh đọc từ từ. Qua thực tế giảng dạy
những tháng vừa qua, khơng có thời gian để làm việc này trong khi trên ngun tắc
dạy thí điểm thì khơng được quyền tăng tiết, không được cắt xén nội dung. Thật khó
cho chúng tơi!". Một số giáo viên khác cịn cho biết chương trình cịn đưa vào một số
bài nghị luận rất khó như ở lớp 10 có Bài thơ Viên Mai, lớp 11 có bài Luận về chánh
học cùng tà thuyết của Ngô Đức Kế...



Bà Nguyễn Tuyết Nhung (giáo viên Trường THPT Nguyễn Hiền, TP.HCM) bổ sung:
"Chương trình và SGK chưa ăn khớp với nhau, bài đầu tiên lớp 11 là bài Truyện Kiều
(của Nguyễn Du), sau đó học trích đoạn, sau cùng là học tác gia. Tại lớp tập huấn của
Bộ GD-ĐT, giáo viên đã thắc mắc tại sao không học tác gia trước để học sinh hiểu
một số kiến thức cơ bản, rồi sau đó mới học về tác phẩm thì được trả lời: "Chương
trình mới là phải như thế !". Nhưng, sau khi đã dạy 1 tuần (dạy qua bài Truyện Kiều
rồi) mới có văn bản của Bộ điều chỉnh lại để bài Truyện Kiều dạy sau phần tác gia !".


<b>Nhựt Quang</b>


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×