Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.59 MB, 62 trang )

Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

Mở đầu
Quảng Ninh là tỉnh ven biển phía Đơng Bắc của Tổ quốc, có vị trí địa lý rất
thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thuỷ sản nói chung, ni trồng thuỷ sản
(NTTS) nói riêng, được thiên nhiên ưu đãi về tiềm năng, diện tích ni trồng thuỷ
sản trên cả 3 loại hình mặt nước (nước ngọt, nước lợ và nước mặn). Với trên 250
km bờ biển, chạy dài từ Yên Hưng đến Móng Cái, vùng ven bờ biển chủ yếu là
các bãi triều, trương cát, bãi bồi rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi thuỷ sản
nước lợ. Đồng thời, Quảng Ninh có diện tích vùng nội thuỷ rộng trên 6.000 km 2
và nhiều đảo lớn, có vịnh Bái Tử Long và vịnh Hạ Long, các áng vụng nhỏ giữa
các đảo, ... biển lặng ít bị ảnh hưởng của gió bão, mơi trường sạch, nước có độ
muối cao, ổn định, độ trong lớn, nguồn lợi thuỷ sản biển rất đa dạng và phong
phú, có nhiều lồi q hiếm và giá trị kinh tế cao, tạo cho Quảng Ninh trở thành
tỉnh có tiềm năng lớn để phát triển nghề nuôi trồng các loại thuỷ, đặc sản trên
biển. Bên cạnh đó, Quảng Ninh cịn có hệ thống sông, suối khá dày, nhiều đồi núi
tạo nên những thung lũng và hệ thống hồ chứa nước rất lớn như hồ Yên Lập,
Tràng Vinh, Quất Đông... Mỗi lưu vực sông, suối, hồ có đặc điểm và đặc trưng
riêng, song đều là điều kiện rất thuận lợi cho phát triển nuôi thuỷ sản nước ngọt.
Hiện nay, nghề nuôi trồng thuỷ sản ở Quảng Ninh đã và đang phát triển
nhanh mạnh, hàng năm tạo ra lượng sản phẩm lớn phục vụ cho tiêu dùng và xuất
khẩu, giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho rất nhiều lao động nơng, ngư dân.
Góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh tế - xã hội Quảng Ninh, giữ vững an ninh
trên biển và vùng biên giới. Tuy nhiên, nghề nuôi trồng thuỷ sản Quảng Ninh đã
phát triển theo hướng tự phát, chưa theo qui hoạch; quản lý nhà nước về thức ăn,
chế phẩm sinh học, hố chất, con giống, dịch bệnh ... cịn hạn chế, chưa phù hợp;
việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các vùng nuôi không đồng bộ, nguồn nước
thải không được xử lý triệt để. Hậu quả môi trường bị ô nhiễm, dịch bệnh xẩy ra
và lây lan, năng suất sản lượng thấp, hiệu quả sản xuất nói chung rất bấp bênh, thị
trường tiêu thụ không ổn định, nhiều hộ gia đình, doanh nghiệp ni bị thua lỗ


kéo dài, …
Vì vậy, một trong những cơng việc ưu tiên của Ngành thuỷ sản là tiến hành
điều tra, khảo sát, xác định các số liệu cơ bản về hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản
của tỉnh Quảng Ninh từ 2007-2009. Để từ đó, có các giải pháp cụ thể, thiết thực
hỗ trợ tích cực cho việc quản lý ngành Thuỷ sản từ cấp tỉnh đến cấp xã được tăng
cường, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính Nhà nước đảm bảo hiệu quả,
hiệu lực và nâng cao khả năng hội nhập quốc tế trong thời gian tới.
Nhân đây, chúng tôi xin gửi lời cảm ơn việc hỗ trợ của Ban quản lý chương
trình FSPS II Quảng Ninh, sự giúp đỡ của phịng Nơng nghiệp&PTNT, Kinh tế,
Tài ngun&Mơi trường và Nơng nghiệp của huyện, thị xã và thành phố, các
phòng ban của Sở, các Chi cục, Trung tâm, doanh nghiệp và đông đảo bà con
nông, ngư dân đã cung cấp thông tin cho chúng tơi trong q trình điều tra khảo
sát.
Trang 1
1
Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

Chương I
NHỮNG THƠNG TIN CHUNG
1 - Đơn vị thực hiện.
Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản Quảng Ninh.
Địa chỉ: Cột 8, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại: 033 - 3836 378.
2 - Cơ quan, đơn vị tổ chức cá nhân phối hợp.
- Phòng Nông nghiệp&PTNT, Kinh tế, Tài nguyên&Môi trường và Nông
nghiệp của các huyện, thị xã và thành phố.

- UBND các xã, phường, thị trấn.
- Chi cục Thú y Quảng Ninh.
- Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản Quảng Ninh.
- Chi cục Khai thác&BVNL thuỷ sản Quảng Ninh.
- Cục Thống kê Quảng Ninh.
- Trung tâm Khuyến nông khuyến ngư Quảng Ninh.
- Trung tâm KHKT& sản xuất giống thuỷ sản Quảng Ninh.
- Sở Tài nguyên&Môi trường tỉnh QN.
- Các Phịng KH-CN, Kế hoạch &Tài chính của Sở Nơng nghiệp & PTNT.
- Các Trại sản xuất giống thuỷ sản trên địa bàn Quảng Ninh.
- Các tổ chức cá nhân hộ gia đình kinh doanh thuốc, hố chất, thức ăn chế
phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thuỷ sản.
- Tổ chức, cá nhân, hộ nuôi trồng thuỷ sản.
3 - Đơn vị giám sát: Ban quản lý FSPS II Quảng Ninh.
Địa chỉ: Cột 8, phường Hồng Hà, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Điện thoại 033 – 3838 316.
4 - Thời gian thực hiện:
Bắt đầu từ tháng: 6 năm 2009.
Kết thúc tháng: 12 năm 2009.
5 - Vùng triển khai: Trên phạm vi toàn tỉnh Quảng Ninh.

Chương II
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG
1 - Mục tiêu:
* Mục tiêu chung: Giúp cho việc quản lý nghề Nuôi trồng Thuỷ sản từ cấp
tỉnh đến cấp xã được tăng cường, đảm bảo, nâng cao hiệu quả, hiệu lực, phù hợp
với tiến trình cải cách hành chính Nhà nước và hội nhập quốc tế.
* Mục tiêu của hoạt động: Điều tra xác định số liệu cơ bản về hiện trạng
nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Quảng Ninh từ 2007-2009. Kết quả điều tra làm căn cứ
phục vụ cho việc xây dựng điều chỉnh quy hoạch tổng thể ngành thuỷ sản Quảng

Ninh đến 2010, qui hoạch 2015, tầm nhìn 2020.
Trang 2
2
Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

2 - Nội dung:
Đầu ra của hoạt động là một bản báo cáo tổng hợp toàn bộ hiện trạng nuôi
trồng thuỷ sản (gồm nuôi nước ngọt, nước lợ, nước mặn) trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh từ năm 2007-2009, bao gồm những nội dung chính:
- Tình hình phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn từ 2007-2009, cụ thể:
số lượng người tham gia nuôi trồng thuỷ sản, số hộ ni; diện tích ni; năng suất
sản lượng ni; hình thức nuôi; đối tượng nuôi; kỹ thuật nuôi; hệ thống ao đầm
cơ sở hạ tầng nuôi; dịch bệnh; sử dụng thức ăn, hố chất, chế phẩm sinh học và
tình hình chuyển đổi diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả sang ni trồng thuỷ
sản.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá ưu điểm, nhược điểm, các khó khăn, tồn tại
của nghề ni trồng thuỷ sản hiện nay trên tồn địa bàn tỉnh Quản Ninh, từ đó đề
xuất các giải pháp khắc phục và phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản Quảng Ninh
theo hướng bền vững, góp phần phục vụ cơng tác quản lý nhà nước được tăng
cường và làm căn cứ cho việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành thuỷ sản
Quảng Ninh đến 2010, qui hoạch 2015, tầm nhìn 2020.
3 - Phương pháp tiến hành.
+ Phương pháp gián tiếp:
- Tập hợp và tham khảo các tài liệu có liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản
Quảng Ninh như môi trường, kỹ thuật, chính sách, đầu tư, thời tiết khí hậu…
- Thu thập các tài liệu, số liệu thông tin từ các báo cáo, tổng hợp, thống kê,

qui hoạch, … của cơ quan quản lý nhà nước về nghề nuôi trồng thuỷ sản.
+ Phương pháp trực tiếp:
- Trực tiếp cử cán bộ đến các xã, phường, huyện, thị xã và thành phố để
điều tra, phỏng vấn, thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên, tiềm năng, hiện
trạng (số lượng người, hộ ni, diện tích, sản lượng, con giống, thị trường tiêu
thụ…) của nghề nuôi trồng thuỷ sản theo biểu mẫu, phiếu phỏng vấn.
- Trực tiếp cử cán bộ đến các vùng nuôi, cơ sở nuôi để điều tra, khảo sát,
thu thập thông tin về môi trường, đầu tư xây dựng hệ thống ao, đầm nuôi, qui
hoạch ...
- Trực tiếp cử cán bộ đến phỏng vấn các doanh nghiệp, hộ nuôi trồng thuỷ
sản thu thập thông tin về kỹ thuật nuôi, hình thức ni, đối tượng ni, thức ăn,
chế phẩm sinh học, môi trường, dịch bệnh, cơ sở hạ tầng, hiệu quả kinh tế, các
khó khăn tồn tại … theo mẫu phiếu phỏng vấn. Đối với các doanh nghiệp, hộ
nuôi thuỷ sản trên biển phải thuê tàu để đi điều tra, khảo sát, phỏng vấn.
+ Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu.
- Tổng hợp, phân tích, đánh giá các số liệu thu thập theo các chỉ tiêu phiếu
điều tra phỏng vấn.
- Xử lý số liệu bằng máy tính và chương trình Excell.
+ Phương pháp tham vấn các chuyên gia:
Tổ chức hội thảo mời các chuyên gia, cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân,
các hộ nuôi trồng thuỷ sản lấy ý kiến để hoàn thiện báo cáo kết quả.

3

Trang 3

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ

s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

Chương III
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG NGHỀ
NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TỈNH QUẢNG NINH
GIAI ĐOẠN NĂM 2007-2009
I – TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN (NTTS) QUẢNG NINH.

Qua kết quả điều tra tại 14 huyện, thị xã và thành phố có ni trồng thuỷ
sản, tổ điều tra chúng tôi đã thu thập được những kết qua như sau:
1 - Tiềm năng phát triển diện tích NTTS tỉnh Quảng Ninh.
- Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng rất lớn về phát triển nuôi trồng thuỷ sản,
với diện tích 43.093 ha rừng ngập mặn, đây là khu hệ sinh thái ven bờ, vừa bảo
vệ bờ biển vừa là nơi cư trú, sinh sản, sinh trưởng và phát triển của các lồi hải
sản, trong đó 26.000 ha có khả năng ni trồng thuỷ sản. Ngồi diện tích rừng
ngập mặn phân bố ở tuyến trung triều, Quảng Ninh cịn có các bãi triều nằm ở
tuyến cao triều và trên cao triều, đây là một tiềm năng đáng kể để phát triển ni
tơm bán thâm canh và thâm canh.
Bên cạnh đó cịn có 21.800 ha diện tích chương bãi có thể phát triển để
ni các lồi nhuyễn thể có giá trị cao và được phân bố dọc theo bờ biển từ huyện
n Hưng cho đến thành phố Móng Cái. Hình thái của các chương bãi ở Quảng
Ninh rất đa dạng, kiểu bãi cát chạy dọc bờ biển hoặc quanh chân đảo, nơi đặc
trưng các loài nhuyễn thể phân bố như Trai ngọc, Tu Hài, sị Huyết, Sị Gạo, sị
Lơng, Ngao, Ngán, Vạng, Điệp, Sá sùng, Bông thùa ... Kiểu các chương bãi xa bờ
như quần đảo Vân Hải ở huyện Vân Đồn, nơi đây có rất nhiều các lồi nhuyễn thể
phân bố và tập trung theo bãi như ở đảo Minh Châu, Quan Lạn, mật độ phân bố
của các loài tương đối dày như sá sùng khoảng 5-10 con/100 m 2. Đây là tiềm
năng rất lớn để khai thác và nuôi các lồi nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao như
Ngao, Ngán, Sị, Tu hài ...
- Ngồi tiềm năng về chương bãi, Quảng Ninh cịn có tiềm năng rất lớn về

biển gồm vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Vân Đồn, Tiên n, Hà Cối, Cơ Tơ và có
hàng vạn ha mặt nước tùng, vụng, áng. Nổi bật nhất là vịnh Hạ Long và vịnh Bái
Tử Long, vịnh Hạ Long với diện tích 1.553 km2 được tạo bởi gần 2.000 hịn đảo
lớn nhỏ có độ cao 50 - 200 m, độ sâu của vùng biển không lớn, ở vùng ven bờ từ
5 - 10 m và tăng dần ra xa lên tới 25 - 30 m. Địa hình đáy biển nhìn chung tương
đối bằng phẳng, chất đáy chủ yếu là bùn cát, cát bùn, quanh các đảo nhỏ có nhiều
rạn san hơ tạo điều kiện cho các lồi sinh vật biển cư trú, sinh sống và phát triển,
đây là môi trường thích hợp, tiềm năng sẵn có để phát triển ni các loài nhuyễn
thể như Trai ngọc, Vẹm xanh, ốc Hương, Tu Hài... và các đối tượng nhuyễn thể
có giá trị kinh tế khác.
- Quảng Ninh là tỉnh có hệ thống sơng, suối khá dày, có nhiều đồi núi tạo
nên những thung lũng và hệ thống hồ chứa nước rất lớn như hồ Yên Lập, Tràng
Vinh, Quất Đông... là điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi cá nước ngọt. Tổng
4

Trang 4

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

diện tích ao hồ, sơng suối và ruộng trũng có khả năng ni thuỷ sản nước ngọt là
12.990 ha.
Tiềm năng diện tích phát triển NTTS của các địa phương
TT

1
2

3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Địa
phương

Tổng
cộng
(ha)

Móng Cái
Hải Hà
Đầm Hà
Tiên n
Bình liêu
Ba chẽ
Vân Đồn
Cơ Tơ
Cẩm Phả
Hạ Long

Hồnh Bồ
n Hưng
ng Bí
Đơng Triều
Cộng

13486
9832
5674
6884
89
90
8841
1090
1780
4934
4885
14050
2593
3200
92428

Tơm
nước lợ
(ha)

Chương
bãi
(ha)


Ni
biển
(ha)

2500
1032
750
3800

9900
2400
2059
2014

428
5000
2000
494

40
1600
10
1000
1000
4000
10500
900

3927
50

250
500
500
200

2898
1010
210
3000
200
250

27132

21800

30490

Nước
ngọt
(ha)

658
1400
865
576
89
50
416
20

320
434
185
3100
1693
3200
13006

Ước thực
hiện 2009
(ha)

Hiện
trạng/Tiềm
năng

(tỷ lệ %)

1755
1700
551
1091
14
30
2900
106
278
890
502
7221

1445
1291
19772

13,01
17,29
9,71
15,85
15,73
60,00
32,80
9,72
15,62
18,04
10,28
51,40
55,73
40,34
21,39

Đồ thị: Tiềm năng và hiện trạng diện tích ni trồng thuỷ sản Quảng Ninh.

2 - Tiềm năng về nguồn lợi giống loài thuỷ sản Quảng Ninh.
Vùng biển Quảng Ninh đa dạng về địa hình, chất đáy nên có nhiều hệ sinh
thái đặc trưng của vùng biển nhiệt đới, gồm hệ sinh thái vùng cửa sông, hệ sinh
5

Trang 5

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh



Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

thái vùng bãi triều, vùng sinh thái rừng ngập mặn, vùng sinh thái rạn san hô...
Nguồn lợi về giống loài thuỷ sản ở vùng biển Quảng Ninh rất phong phú và đa
dạng có rất nhiều lồi q hiếm và có giá trị kinh tế cao.
2.1 - Nguồn lợi cá nước ngọt:
Theo số liệu thu thập, các thuỷ vực nước ngọt Quảng Ninh có khoảng trên
40 lồi thuỷ sản. Gồm các lồi ni truyền thống: cá trắm, cá trơi, cá rơ phi, ... và
các lồi mới được du nhập như cá chép lai, rô hu, chim trắng, tôm càng xanh.
2.2 - Nguồn lợi nhuyễn thể:
Nguồn lợi nhuyễn thể ở Quảng Ninh rất phong phú và đa dạng, hầu hết các
lồi nhuyễn thể có giá trị kinh tế phân bố trong tự nhiên, đều có ở vùng biển và
các chương bãi ở Quảng Ninh. Theo báo cáo kết quả điều tra nguồn lợi vùng biển
Quảng Ninh có khoảng 163 loài nhuyễn thể. Các loài phân bố ở các chương bãi
như Ngao, Sị, Vạng, Ngán, Tu Hài,... Các lồi phân bố ở vùng biển như: Hầu cửa
sông, Trai ngọc, Vẹm xanh, ốc Hương, Điệp, ... bao gồm nhiều lồi có giá trị kinh
tế cao phân bố rộng rãi từ thuỷ vực nước ngọt, nước lợ đến nước mặn: Trai nước
ngọt, trai biển, sị huyết, ngao, ngán, mực, hầu sơng, vẹm xanh, bào ngư, tu hài...
Đây là một nguồn lợi tự nhiên rất lớn, tạo điều kiện để cho Quảng Ninh phát triển
nghề nuôi nhuyễn thể, nghề nuôi hải sản không phải xây đê cống.
2.3 - Nguồn lợi cá biển:
Cá biển Việt Nam thuộc khu hệ cá nhiệt đới, có khoảng 190 họ, 885 giống
và 1.260 lồi khác nhau, trong đó hơn 100 lồi có giá trị kinh tế cao (Vịnh Bắc bộ
có số lồi nhiều nhất). Tại Quảng Ninh, theo thống kê của Viện nghiên cứu hải
sản Hải Phịng, có khoảng 233 lồi cá, trong đó nhiều lồi cá ni có giá trị kinh
tế và xuất khẩu cao như: cá Song, cá Hồng, cá Giò ....
2.4 - Nguồn lợi động vật giáp xác:

Động vật giáp xác khá phong phú về thành phần giống loài, ngoài những
loài phân bố tự nhiên như: tôm Sú, tôm he Nhật bản, tôm Rảo, ghẹ Xanh, cua...
một số loài mới được du nhập và trở thành đối tượng nuôi quan trọng: tôm hùm
bông, tôm he chân trắng.
2.5 - Nguồn lợi rong biển:
Chủ yếu là một số loài thuộc họ rong câu (Gracilaria), phân bố tự nhiên
khá nhiều trong các đầm nước lợ ở Yên Hưng, một số loài rong Mơ, rong Mứt
phân bố ở các đảo đá vôi thuộc huyện Vân Đồn, cho sản lượng khai thác hàng
năm hàng ngàn tấn tươi.
2.6 - Nguồn lợi các lồi động vật khác:
Những lồi có giá trị kinh tế và đang được khai thác tự nhiên như Sá sùng,
Cà ghim, Hải sâm, phân bố rộng rãi quanh các rạn đá ngầm tại các huyện Cô Tô,
Vân Đồn. Một số lồi lồi rùa biển có tên trong sách đỏ Việt Nam cũng phân bố ở
Quảng Ninh.
Tóm lại: Nguồn lợi thuỷ sản Quảng Ninh rất đa dạng, phong phú. Ngoài
những lồi thuỷ sản phân bố tự nhiên, Quảng Ninh cịn có nhiều giống lồi mới
được du nhập, thuần hố đã trở thành đối tượng quan trọng trong cơ cấu các lồi
ni trồng thuỷ sản trong tỉnh.
Trang 6
6
Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

3 - Tiềm năng về nguồn lực lao động.
Theo kết quả ban đầu của tổng điều tra dân số tỉnh Quảng Ninh năm 2009
tồn tỉnh có 1.144.381 người, trong đó nữ 558.793 người. Dân số Quảng Ninh là
"dân số trẻ", tỉ lệ trẻ em dưới 15 tuổi chiếm tới 37,6%. Người già trên 60 tuổi (với

nam) và trên 55 tuổi (với nữ) là 7,1%. Các huyện miền núi tỉ lệ trẻ em dưới tuổi
lao động còn lên tới 45%. Quảng Ninh có tỷ lệ nam giới đơng hơn nữ giới (nam
chiếm 50,9 %, nữ chiếm 49,1%). Đây là một điều kiện rất thuận lợi cho việc phát
triển ni trồng thuỷ sản nói riêng ngành thuỷ sản nói chung.
4 - Thị trường.
Quảng Ninh có lợi thế giáp Trung Quốc, có cửa khẩu quốc tế Móng Cái là
nơi giao lưu hàng hoá, đặc biệt là hàng Thuỷ sản tươi sống thì Trung Quốc là thị
trường lớn, có khả năng tiêu thụ lượng sản phẩm thuỷ sản rất lớn và đa dạng về
chủng loại, nhất là các loài như Ngao, Sò, Hầu, Điệp, Tu Hài, cá Song, cá Giò, cá
Hồng, tôm Sú ..., Trung Quốc là thị trường tiêu thụ nhuyễn thể hai mảnh vỏ, cá
biển và các loài giáp xác và đồng thời nhà sản xuất nhuyễn thể hai mảnh vỏ lớn
nhất thế giới. Năm 2003 Trung Quốc nhập khẩu trên 19 ngàn tấn nhuyễn thể hai
mảnh vỏ. Tóm lại Trung Quốc là nước đã và đang trở thành thị trường quan trọng
của tỉnh Quảng Ninh, hàng năm có thể tiêu thụ cho Quảng Ninh hàng ngàn tấn
thuỷ sản các loại. Bên cạnh đó là Nhật Bản cũng là thị trường tiêu thụ thuỷ sản
lớn và là nước nhập khẩu ngao lớn nhất, tổng khối lượng nhập khẩu năm 2003
khoảng 25 ngàn tấn, trị giá 55,6 triệu USD; năm 2004 lượng nhập khẩu nhuyễn
thể hai mảnh vỏ khoảng trên 33 ngàn tấn, trị giá 95,5 triệu USD.
Hiện nay, hàng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam nói chung, Quảng Ninh nói
riêng đang ngày càng được ưa chuộng trên thị trường tiêu thụ thế giới và trong
khu vực. Ngoài việc xuất khẩu, tiêu thụ tiểu ngạch sang các nước lân cận như
Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, các nước Đông Nam á, thì thị trường tiêu thụ
trong nước cũng khơng nhỏ đã phục vụ nhân dân địa phương trên khắp các vùng
ven biển, đồng bằng và rừng núi trong tỉnh, đồng thời sản phẩm thuỷ sản đã được
đưa đi phục vụ hàng chục triệu dân của các tỉnh và thành phố lân cận như: Hà
Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Lạng Sơn ...
5 - Đánh giá chung về tiềm năng.
Quảng Ninh với tiềm năng diện tích rất lớn có khả năng phát triển nuôi
trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi nước lợ và nuôi biển, kết hợp điều kiện tự nhiên
thuận lợi, nhân lực lao động dồi dào và có kinh nghiệm về ni trồng thuỷ sản, có

cửa khẩu quốc tế Móng Cái, có hệ thống cảng biển ... Đây là những yếu tố quan
trọng và điều kiện rất thuận cho Quảng Ninh phát triển và phát triển mạnh hơn
nữa về thuỷ sản nói chung và ni trồng thuỷ sản nói riêng, xứng đáng là ngành
kinh tế quan trọng của tỉnh.
II – TÌNH HÌNH NI TRỒNG THUỶ SẢN QUẢNG NINH 2007-2009.

Qua kết quả khảo điều tra, thu thập số liệu thực tế từ các huyện, thị xã và
thành phố có ni trồng thuỷ sản, tổ điều tra tổng hợp kết quả hiện trạng ni
trồng thuỷ sản của tồn tỉnh Quảng Ninh như sau:
1 - Ni các lồi giáp xác.
7

Trang 7

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

1.1 - Các lồi giáp xác đang được ni phổ biến ở Quảng Ninh.
TT
1
2
3
4
5
6
7
8


Tên lồi
Tơm sú
Tơm he chân trắng
Tôm Rảo/đất
Tôm he Nhật bản
Tôm hùm sao
Tôm hùm đỏ
Cua bùn
Ghẹ xanh

Tên khoa học
Penaeus monodon
Penaeus vannamei
Metapenaeus ensis
Penaeus japonicus
Pannulirus ornatus
Pannulirus longipes
Scylla serrata
Portunus pelagicus

Tên tiếng Anh
Giant tiger, black tiger
Western white shrimp
Shrimp Barriers
Penaeus Japan
Lobster star
Red Lobster
Mud crab
blue crab


1.2 - Hiện trạng nghề nuôi giáp xác.
Nghề nuôi tôm nước lợ ở Quảng Ninh bắt đầu phát triển nhanh từ những
thập kỷ 90 đến nay. Trong 2 năm gần đây thì sự phát triển đã bắt đầu chậm lại và
đang có chiều hướng giảm. Một số địa phương nuôi tôm nước lợ phát triển khá
nhanh trong các năm qua, trong khi đó một số khác thì khơng phát triển, thậm chí
cịn giảm. Dù ln phải đối phó với nhiều vấn đề về dịch bệnh, thiên tai, giông
bão, các rào cản kỹ thuật, dư lượng kháng sinh,… nhưng nghề nuôi tôm nước lợ
vẫn là một nghề quan trọng ở vùng ven biển Quảng Ninh.
TT
1
2
3
4

Bảng 1: Hiện trạng nuôi tôm nước lợ Quảng Ninh từ 2007-2009.
Nội dung
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Diện tích (ha)
10380
10542
9812
Sản lượng ( tấn)
6690
6780
6368
Giống thả ni (triệu con)
1240,60

1304,69
1234,30
Số hộ nuôi ( hộ )
2076
2108
1951
Đồ thị 1: Hiện trạng nuôi tôm nước lợ từ năm 2007 đến 2009.

* Diện tích, sản lượng ni:
- Theo số liệu báo cáo của các địa phương, tổng diện tích ni tơm năm
2007 đạt 10.380 ha (tôm Chân trắng là 3.500 ha, tôm Sú đạt 6.350 ha và 530 ha
ni các lồi tơm khác); năm 2008 tổng diện tích ni tơm là 10.542 ha (tôm
Trang 8
8
Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

Chân trắng là 4.100 ha, tơm Sú 6.442 ha); năm 2009 ước tổng diện tích ni tơm
là 9.812 ha (tôm Chân trắng là 3.438 ha, tôm Sú 6.375 ha).
- Nhìn chung, sản lượng tơm ni trên tồn tỉnh tăng lên qua từng năm,
năm 2007 sản lượng đạt 6.690 tấn (tôm Sú 2.200 tấn, tôm Chân trắng 4.340 tấn
và các lồi tơm khác là 450 tấn); năm 2008 đạt 6780 tấn (tôm Sú 2.240 tấn, tôm
Chân trắng 4.540 tấn); ước thực hiện năm 2009 là 6.368 tấn (tôm Sú 1.596 tấn,
tôm Chân trắng 4.772 tấn). Theo số liệu thống kê của Cục thống kê Quảng Ninh
cho thấy sản lượng tơm ni có sự tăng giảm khơng theo qui luật. Tuy nhiên,
cũng cần thấy rằng sản lượng tôm nuôi có thể bị biến động lớn vào bất kỳ thời
điểm nào mà yếu tố chi phối lớn nhất là dịch bệnh.

Trong những năm trước đây nghề nuôi tôm nước lợ ở Quảng Ninh chủ yếu
phát triển theo hình thức quảng canh và quảng cải tiến là chính, đối tượng ni
chủ yếu là tôm Sú và tôm Rảo, tập trung chủ yếu ở Yên Hưng, Hạ Long, Hải Hà
và Móng Cái, năng suất sản lượng đạt thấp. Đến năm 2002 nghề ni tơm nước
lợ đã phát triển mạnh trên tồn tỉnh, đối tượng nuôi cũng đa dạng và phong phú
hơn. Đặc biệt là nghề nuôi tôm Chân trắng đã phát triển rất mạnh và đạt được
hiệu quả cao. Đây là đối tượng nuôi mới được du nhập vào Quảng Ninh từ năm
2001, nhưng đến năm 2002 tôm Chân trắng mới phát triển mạnh. Với những ưu
điểm phù hợp với khí hậu, điều kiện địa hình của Quảng Ninh, tơm Chân trắng đã
làm chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, từ chổ Quảng Ninh chỉ nuôi được một vụ/năm,
nay nuôi được hai vụ/năm. Cơng nghệ ni cũng được nâng lên, trước đây diện
tích nuôi tôm chủ yếu là nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, nay chuyển sang
bán thâm canh, thâm canh. Đồng thời tôm Chân trắng cho năng suất sản lượng
vượt trội hơn so với tôm Sú, nuôi thân canh tôm Sú chỉ đạt 3-5 tấn/ha/vụ, cịn tơm
Chân trắng có thể đạt 16-18 tấn/ha/vụ, tạo ra một lượng sản phẩm lớn cho xuất
khẩu và tiêu dùng nội địa, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập
cho người dân nuôi tơm, góp phần vào mức tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh.
Năm 2009 sản lượng tôm he chân trắng chiếm 74,94% tổng sản lượng tơm tồn
tỉnh. Hiện tơm Chân trắng đang phát triển ni ở diện rộng và ước tính sản lượng
sẽ đạt 5.000 tấn vào năm 2010.
* Đối tượng nuôi:
Hiện nay, nuôi tôm nước lợ chủ yếu tôm Sú và tôm he Chân trắng, đây là
hai đối tượng nuôi chiếm tỷ trọng lớn về cả sản lượng và diện tích ni của
Quảng Ninh. Bên cạnh nhóm tơm thì nhiều nhóm giáp xác khác cũng có tiềm
năng phát triển như cua Bùn, ghẹ Xanh những đối tượng này đang nuôi ở dạng
quảng canh hoặc bán thâm canh mức thấp do chưa chủ động được nguồn giống.
Sự khó khăn trong sinh sản nhân tạo các lồi cua, ghẹ nói chung sẽ giới hạn sự
phát triển trong tương lai cũng như sẽ tạo áp lực lên khai thác cua, ghẹ tự nhiên
và có thể dẫn đến sự suy giảm nguồn lợi của các loài cua, ghẹ này. Năm 20042005 một số hộ ở huyện Cô Tô đã nuôi tôm hùm sao, tôm hùm đỏ, … tôm hùm
được nuôi trong các lồng qui mô nhỏ và cho ăn bằng thức ăn tươi sống, con giống

cịn lệ thuộc hồn tồn vào tự nhiên, sau hơn một năm nuôi thử nghiệm đạt hiệu
quả không cao nên đến nay các hộ khơng cịn ni.
* Giống thả nuôi:
Trang 9
9
Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

Hàng năm, nghề ni tơm Quảng Ninh cần khoảng 1,5-2 tỷ tôm post.
Nhưng lượng sản xuất, cung ứng tôm giống tại chổ chỉ đáp ứng được 40% cịn lại
phải nhập từ Trung Quốc và các tỉnh ngồi. Tôm Sú chủ yếu được nhập từ các
tỉnh miền Nam, tôm Chân trắng nguồn cung cấp chủ yếu là các trại trong tỉnh và
nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, chất lượng giống chưa thực sự đảm bảo, nhiều
hộ nhập giống Trung Quốc về nuôi không qua kiểm dịch thường hay gặp một số
bệnh như đốm trắng, đỏ thân, … làm chết tôm gây thiệt hại lớn cho người nuôi,
đây là vấn đề mà ngành Nông nghiệp & PTNT cần phải có giải pháp khắc phục.
* Các hệ thống ni.
Có rất nhiều mơ hình ni tơm nước lợ đang được áp dụng trên địa bàn
Quảng Ninh và ở Việt Nam, mỗi mơ hình ni ngồi các đặc tính kỹ thuật chung
thì cịn có tính đặc thù theo vùng sinh thái.
Trước đây, hình thức ni tơm nước lợ được phân chia thành quảng canh,
bán thâm canh, thâm canh và siêu thâm canh. Song hiện nay có xu hướng phân
chia thành hình thức nuôi năng suất cao (hơn 3 tấn/ha/vụ) và năng suất thấp (1-3
tấn/ha/vụ ). Nhiều hình thức ni mới cũng được hình thành như ni sinh thái.
Sự phân chia các hình thức ni cũng có tính tương đối và tùy vào từng
vùng, từng địa phương. Ở Quảng Ninh, qua kết quả điều tra cho thấy nuôi tôm
nước lợ được phát triển theo các hình thức như sau:

- Quảng canh cải tiến: Ni dựa trên nền tảng của mơ hình ni tơm
quảng canh nhưng có thả thêm giống ở mật độ thấp (1-4 con/m 2) hoặc bổ sung
thức ăn không thường xuyên. Ưu điểm của mơ hình là chi phí vận hành thấp, có
thể bổ sung giống tự nhiên tự thu gom hay giống nhân tạo, kích cỡ tơm thu hoạch
lớn, giá bán cao, cải thiện năng suất của đầm nuôi. Nhược điểm là phải bổ sung
giống lớn để tránh hao hụt do địch hại trong ao nhiều, hình dạng và kích cỡ ao,
đầm theo dạng quảng canh diện tích quá lớn nên quản lý khó khăn. Năng suất và
lợi nhuận vẫn cịn thấp. Ngồi ra, trong ni quảng canh cải tiến cịn có mơ hình
được vận hành với những giải pháp kỹ thuật cao hơn như ao/đầm nuôi nhỏ, xây
dựng đầm khá hoàn chỉnh (cống, kênh mương, bờ bao,…), mật độ thả cao (có thể
đến 8 tơm PL/m2) và quản lý ao ni tốt,... Vì thế năng suất và hiệu quả kinh tế
cao. Hình thức ni này rất phát triển ở huyện n Hưng, Hạ Long, Hồnh Bồ,
Cẩm Phả.
- Ni bán thâm canh: Nuôi dựa chủ yếu vào nguồn thức ăn từ bên ngồi,
có thể là thức ăn viên hay kết hợp với thức ăn tươi sống. Mật độ thả dao động từ
8-10 con/m2 đối với tơm Sú, có vùng lên tới 15 - 30 con/m 2 đối với tôm Chân
trắng. Diện tích ao ni nhỏ từ 0,5 - 2 ha, được xây dựng hồn chỉnh và có đầy đủ
trang thiết bị để chủ động trong quản lý ao. Kích thước nhỏ nên dễ vận hành và
quản lý. Kích cỡ tơm thu khá lớn và giá bán cao. Chi phí vận hành và năng suất
thấp. Hình thức này phát triển mạnh ở các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà,
Cẩm Phả, n Hưng và thành phố Móng Cái.
- Ni thâm canh: Ni dựa hồn tồn vào thức ăn bên ngồi chủ yếu là
thức ăn viên có chất lượng cao. Thức ăn tự nhiên không quan trọng. Mật độ thả
giống cao từ 25- 40 con/m2 đối với tơm Sú, có vùng lên tới 50 - 150 con/m 2 đối
với tôm Chân trắng. Diện tích ao ni từ 0,5 – 1 ha, tối ưu là 0,5 ha. Ao xây dựng
Trang 10
10
Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh



Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

rất hồn chỉnh, cấp và tiêu nước chủ động, có trang bị đầy đủ các phương tiện nên
dễ quản lý và vận hành. Nhược điểm của mô hình này là chi phí vận hành cao, dễ
xẩy ra dịch bệnh nếu mơi trường kiểm sốt khơng tốt, rủi ro cao, đầu tư lớn. Hình
thức này phát triển ở các vùng thuộc xã Lê Lợi, Thống Nhất huyện Hoành Bồ;
phường Hải Hồ, Vạn Ninh, Bình Ngọc, Hải Tiến, Trà Cổ thuộc thành phố Móng
Cái; Minh Thành, Tân An, Hà An thuộc huyện Yên Hưng.

Ao đầm nuôi tôm nước lợ

1.3 - Đánh giá về khó khăn tồn tại.
Bên cạnh những thuận lợi cịn có những khó khăn cần có biện pháp khắc phục:
- Trong những năm gần đây nghề nuôi tơm nước lợ Quảng Ninh đang gặp
phải nhiều khó khăn, thách thức như hiện tượng Elnino kéo dài, giá cả xăng dầu
tăng nhanh, biến động thị trường, hội nhập WTO, thời tiết diễn biến phức tạp, đã
làm ảnh hưởng cho những đầm thả giống sớm, môi trường ao nuôi và tâm lý
người nuôi tôm. Mối liên kết giữa người nuôi tơm và các doanh nghiệp chế biến
cịn yếu.
- Qui hoạch phát triển và qui hoạch chi tiết các vùng nuôi tơm tính khả thi
chưa cao, một số nơi cịn mang tính tự phát, nhiều nơi chưa có sự quản lý kịp
thời, thiếu các giải pháp bền vững, hệ thống cấp và thốt nước của một số dự án
ni tơm thiếu hoặc chưa phù hợp, đã dẫn tới những nguy cơ suy thối mơi
trường và độ rủi ro cao.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng ni tơm cịn chậm, dàn trải, vốn đầu
tư còn hạn chế chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Thuỷ lợi trong nuôi tơm
nước lợ cịn hạn chế, đầu tư cho lĩnh vực này cịn rất ít và chưa có định hướng cụ
thể.
- Do đầu tư nuôi năng suất cao, tận dụng tối đa quĩ đất, sử dụng nhiều thức

ăn, thuốc kháng sinh, hoá chất … dẫn đến chất lượng nước thải và chất thải rắn
xả ra lớn, môi trường ô nhiễm xuất hiện dịch bệnh và lây lan, điều đó đã làm cho
năng suất, sản lượng tôm nuôi của một số vùng bị giảm sút.
- Diện tích ni trồng thuỷ sản tồn tỉnh khá lớn nhưng hiện nay chưa có
cơ sở sản xuất thức ăn, hoá chất, chế phẩm sinh học… Thức ăn chủ yếu phải dựa
vào tự nhiên, nhập khẩu và mua từ các tỉnh ngoài. Giá thức ăn đắt, chất lượng
chưa cao, chi phí thức ăn chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản phẩm nên hiệu quả
nuôi trồng và sản xuất giống thuỷ sản bị giảm.
Trang 11

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh

11


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

- Các trại sản xuất giống tơm còn chạy theo lợi nhuận, sản xuất giống chạy
theo số lượng, cho tôm bố mẹ đẻ nhiều lần, chất lượng và mức độ thích ứng với
điều kiện mơi trường sống của con giống thấp.
- Năng suất, chất lượng sản phẩm cịn thấp, diện tích ni tơm quảng canh
cải tiến cịn chiếm tỷ trọng lớn. Việc quản lý về môi trường, thức ăn, thuốc, hoá
chất, chế phẩm sinh học, con giống… chưa chặt chẽ, dẫn đến hiệu quả phòng trị
bệnh và chất lượng nguyên liệu sản xuất ra chưa đạt yêu cầu an tồn vệ sinh thực
phẩm.
- Mặc dù đã có sự quan tâm đầu tư về nhân lực, trang thiết bị … nhưng do
đặc thù của tỉnh Quảng Ninh gần Trung Quốc, nên công tác kiểm dịch và tái kiểm
dịch giống, thức ăn, hoá chất và chế phẩm sinh học dùng trong NTTS gặp nhiều
khó khăn và lúng túng vì con giống không rõ nguồn gốc.

2 - Hiện trạng nuôi các loài nhuyễn thể.
2.1 - Các loài nhuyễn thể đang được ni phổ biến ở Quảng Ninh.
TT

Tên lồi

Tên khoa học

Tên tiếng Anh

1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.

Trai Mã thị
Trai Mơi vàng

Ngao Dầu
Nghêu Bến Tre
Sị Huyết
Sị Lông
Vẹm Xanh
Tu Hài
Ốc Hương
Ốc Màu, ốc vằn
Ốc Đá, ốc mặt trăng
Hầu cửa sơng
Hầu Thái Bình Dương
Ngán
Điệp
Ốc Nhảy da vàng
Bào ngư

Pinctada martensii (Dunker, 1857)
Pinctada maxima (Jameson, 1901)
Meretrix meretrix (Linné, 1758)
Meretrix lyrata (Sowerby, 1851)
Anadara granosa (Linné, 1758)
Anadara subcrenata (Lischke, 1869)
Perna viridis (Linné, 1758)
Lutraria rhynchaema Jonas, 1844
Babylonia areolata (Link, 1807)
Nerita undata LinnÐ, 1758
Turbo bruneus (Ro"ding, 1798)
Crassostrea rivularis (Gould, 1861)
Crassostrea gigas ()
Austriella corrugata (Deshayes, 1843)

Mimachlamys senatoria (Gmelin, 1791)
Strombus canarium ( Linné, 1758)
Haliotis diversicolor

Japanese Pearl Oyster
Yellow Lip Pearl Shell
Asiatic Hard Clam
Lyrate Asiatic Hard Clam
Granular Ark
Hakf - crenate Ark
Green Mussel
Snout Otter Clam
Areola babylon
Waved Nerite
Brown Pacific Turban
Suminoe Oyster
Tropical Oyster
Corrugate Lucine
Noble Scallop
Dog conch
Variously Colored Abalone

TT
1
2
3
4

2.2 - Hiện trạng nuôi nhuyễn thể.
Bảng 2: Hiện trạng nuôi nhuyễn thể Quảng Ninh từ 2007-2009

Nội dung
Năm 2007
Năm 2008
Ước 2009
Diện tích (ha)
2470
2506
3490
Sản lượng ( tấn)
4377
5231
7335
Giống thả nuôi (triệu con)
1400,20
1616,80
277896
Số hộ nuôi (hộ )
940
965
1168
Đồ thị 2: Hiện trạng nuôi nhuyễn thể Quảng Ninh từ năm 2007-2009.

Trang 12

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh

12


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ

s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

* Diện tích, sản lượng:
- Tổng diện tích ni nhuyễn thể Quảng Ninh năm 2007 là 2.470 ha, đến
2008 là 2.506 ha, ước thực hiện năm 2009 là 3.490 ha, tăng 1.020 so với năm
2007 và tăng 984 so với năm 2008. Nhìn chung diện tích ni nhuyễn thể tăng
theo từng năm.
- Tổng sản lượng nuôi nhuyễn thể năm 2007 là 4.377 tấn; năm 2008 là
5.231 tấn, tăng so với năm 2007 là 854 tấn; ước năm 2009 là 7.335 tấn, tăng
2.104 tấn so với năm 2008. Nhìn chung sản lượng ni nhuyễn thể ngày càng
cao, bởi thực tế hiện nay nghề nuôi nhuyễn thể đã và đang phát triển mạnh, đối
tượng nuôi cũng ngày càng phong phú hơn.
* Đối tượng nuôi:
Nuôi nhuyễn thể ở Quảng Ninh chủ yếu theo hai hình thức đó là ni
nhuyễn thể trên các chương bãi và nuôi nhuyễn thể trên biển.
- Đối với hình thức ni trên các chương bãi là một hình thức ni tương
đối đơn giản, chủ yếu dựa vào tự nhiên là chính, mức đầu tư khơng cao, đối
tượng ni chủ yếu là các lồi Ngao, Nghêu Bến Tre, Sị lơng, Sị Huyết, … và
Vạng ni trong rừng ngập mặn (đây là mơ hình thí điểm ni kết hợp bảo vệ
rừng ngập mặn) mục đích vừa ni trồng thuỷ sản vừa bảo vệ nguồn tài nguyên
vô giá RNM. Nhìn chung diện tích ni nhuyễn thể trên chương bãi tăng hàng
năm, nuôi Ngao đạt hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận thu về từ nuôi ngao 40-60
triệu đồng/ha, vốn đầu tư thấp, kỹ thuật ni đơn giản, ít tốn cơng chăm sóc, thị
trường đầu ra tốt (xuất đi Trung Quốc), mơi trường cịn trong sạch chưa bị ơ
nhiễm, đã thúc đẩy các hộ dân tham gia phát triển nuôi. Năng suất đạt khoảng từ
3 - 7 tấn/ha, mật độ thả giống từ 1tấn/ha đến 2 tấn/ha so với diện tích tiềm năng
mà Quảng Ninh có thì diện tích đưa vào nuôi chưa lớn bằng 1/4 so với tiềm năng.
- Nuôi nhuyễn thể bằng lồng, giàn bè trên biển là hình thức ni phức tạp
và địi hỏi trình độ kỹ thuật cao hơn so với nuôi ở chương bãi, đặc biệt là nghề
nuôi trai cấy ngọc. Đối tượng nuôi chủ yếu của hình thức này là Trai ngọc, Tu

Hài, Hầu, Điệp, ốc Hương, Vẹm Xanh, ốc Nhảy da vàng, Bào Ngư… trong đó:
+ Đối với nghề ni trai cấy ngọc.
Trang 13

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh

13


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

Năm 2004 tồn tỉnh hiện có 10 Cơng ty, Xí nghiệp ni Trai cấy ngọc, tập
trung chủ yếu ở vùng biển Vân Đồn và Hạ Long với tổng diện tích mặt nước ni
tồn tỉnh là 400 ha. Tuy nhiên, đến nay tồn tỉnh chỉ cịn lại 3 cơng ty ni trai
cấy ngọc cịn tồn tại và sản xuất có hiệu quả, với tổng diện tích 156,6 ha, tập
trung chủ yếu ở huyện Vân Đồn. Trong đó có 2 cơng ty có 100% vốn nước ngồi
đó là cơng ty TNHH Ngọc trai Phương Đơng (diện tích 74,4 ha) và cơng ty Ngọc
trai TAIHEIYO SHINJU Việt Nam (diện tích 62,2 ha), một cơng ty có vốn trong
nước là Cơng ty TNHH Trịnh Dương (diện tích 20 ha). Hiện nay, ngọc trai Quảng
Ninh đã có mặt trên thị trường các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan…
Điển hình là công ty TAIHEIYO SHINJU-Việt Nam đã sản xuất ra loại Ngọc trai
đạt thương hiệu Sao Vàng đất Việt.
Hàng năm, Quảng Ninh sản xuất được khoảng 1300-1600 kg ngọc trai
thương phẩm, tạo việc làm cho khoảng 800 lao động có việc làm ổn định, thu
nhập bình quân khoảng 1.500.000-2.000.000 đồng/người. Tuy nhiên, thực tế cho
thấy nguồn Trai giống cung cấp cho tất cả các Công ty chủ yếu là nguồn Trai
giống được nhập về từ Nhật Bản, Trung Quốc và sản xuất nhân tạo tại Quảng
Ninh nhưng chỉ đáp ứng nhu cầu nuôi cho công ty. Nghề nuôi Trai cấy ngọc hiện
nay đang gặp nhiều khó khăn cả đầu vào lẫn đầu ra, từ con giống, qui trình kỹ

thuật ni, cơng nghệ cấy ngọc cho đến sản phẩm là ngọc thu hoạch và chế tác,
cịn hồn tồn phụ thuộc vào nước ngồi.

Nghề ni trai cấy ngọc trên biển

+ Đối với nghề nuôi Tu Hài.
Năm 2003 được sự hỗ trợ của Hợp phần SUMA Trung tâm Khuyến Ngư
Quảng Ninh đã triển khai thực hiện mơ hình ni Tu Hài thương phẩm tại xã Bản
Sen huyện Vân Đồn. Kết quả của mơ hình nuôi thử nghiệm cho thấy Tu Hài là
một đối tượng nuôi mới, kỹ thuật nuôi tương đối đơn giản, vốn đầu tư thấp, lồng
và giàn bè nuôi dễ thiết kế, xây dựng, tỷ lệ chết trong q trình ni thấp, ít dịch
bệnh, giá bán sản phẩm cao, dễ bán, rất phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh. Đến nay phong trào nuôi Tu Hài đang phát triển và cuốn
hút được các ngư dân, các công ty đầu tư vào nuôi, tạo nên một phong trào “nhà
nhà nuôi Tu hài, người người nuôi Tu hài”. Ước năm 2009 tồn tỉnh có khoảng
Trang 14

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh

14


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

trên 450 hộ ni Tu Hài, điển hình là cơng ty TNHH Quan Minh, cơng ty TNHH
Hồng Trường, công ty TNHH Đỗ Tờ … đã đầu tư ni Tu hài theo cả hai hình
thức ni bãi và lồng treo, ước tính năm 2009 đơn vị thu hoạch được trên 500 tấn
Tu hài thương phẩm, thu lợi nhuận hàng chục tỷ đồng.
Tuy nhiên, nghề nuôi Tu hài đang gặp phải một rào cản lớn đó là nguồn
giống. Nguồn giống Tu hài hiện nay phục vụ cho nghề nuôi chủ yếu là nguồn

sinh sản nhân tạo tại địa phương (Vân Đồn có 4 trại đang sản xuất giống Tu hài),
nguồn giống từ Hải Phịng, Khánh Hồ và nguồn từ Trung Quốc. Nguồn giống
được sinh sản trong nước có chất lượng cao, tuy nhiên số lượng ít, đồng thời cơng
nghệ sinh sản nhân tạo chưa hoàn thiện nên trong quá trình sản xuất khơng tạo ra
được số lượng giống ổn định (lúc được lúc mất, lúc có lúc khơng) thiếu giống đã
gây ảnh hưởng lớn đến tâm lý người nuôi, giá giống tăng cao. Thiếu giống dẫn
đến một số cá nhân, tổ chức đã mua giống của Trung Quốc về nuôi không qua
kiểm dịch, kiểm tra chất lượng, giống Tu hài của Trung Quốc sau một thời gian
nuôi tỷ lệ chết cao gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Nghề nuôi Tu hài trên biển

+ Đối nghề ni Hầu Thái Bình Dương(TBD):
Hầu TBD là một đối tượng nuôi rất phát triển tại Trung Quốc và được phát
triển theo nhiều hình thức nuôi như: Nuôi cắm cọc, giàn bè, nuôi đáy, được du
nhập vào Quảng Ninh từ năm 2004 do Công ty Cổ phần xây dựng Thương Mại
thực hiện nuôi thử nghiệm tại đảo Cát Giá - Vân Đồn. Kết quả bước đầu cho thấy
Hầu TBD là đối tượng nuôi phù hợp, tạo ra sản lượng xuất khẩu cao, cần được
triển khai nhân rộng để trở thành là đối tượng chủ lực tạo sản phẩm xuất khẩu và
tiêu dùng nội địa. Sau 4 năm Hầu TBD du nhập vào Quảng Ninh cho thấy: Đây là
lồi nhuyễn thể hai mảnh vỏ có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao, tạo ra sản lượng
lớn, sản phẩm có thể chế biến và xuất khẩu, hình thức ni đơn giản, vốn đầu tư
khơng cao, mức độ ảnh hưởng đến môi trường thấp, rất phù hợp với điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội Quảng Ninh. Đến nay, theo ước tính tồn tỉnh có khoảng gần
500 ha đã ni Hầu, hình thức ni chủ yếu là nuôi giàn bè (khoảng 650 bè nuôi),
tập trung nhất là huyện Vân Đồn và rải rác một số hộ nuôi ở thị xã Cẩm Phả,
thành phố Hạ Long, năng suất khoảng 2.500 – 3.500kg/bè.
Trang 15

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh


15


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

Nghề ni Hầu Thái Bình Dương

+ Đối với các lồi khác:
Nghề ni ốc (ốc Hương, ốc Nhảy, ốc Màu, ốc Đá…) đang được các hộ
ngư dân phát triển ni theo hình thức tự phát và chủ yếu là nuôi theo kiểu gom
thả tự nhiên, tập trung ở Vân Đồn, Hạ Long, Cẩm Phả, Hải Hà…. Hàng năm,
nghề nuôi ốc cũng tạo ra khoảng 250 - 300 tấn sản phẩm cho tiêu dùng nội địa.
Thị trường tiêu thụ ốc chủ yếu là các nhà hàng, khách sạn, quán ăn … Sản phẩm
tiêu thụ chủ yếu là dưới dạng tươi sống.
Vẹm xanh là đối tượng năm 2003 Quảng Ninh đưa vào nuôi thử nghiệm tại
đảo Hang Hoi - Vân Đồn và xã Vạn Ninh - Móng Cái. Đã ni thử nghiệm Vẹm
xanh bằng giàn bè và trong ao đầm kết quả cho thấy Vẹm xanh phát triển rất tốt,
mức độ tăng trưởng nhanh, ít bệnh tật, tỷ lệ sống cao, vốn đầu tư thấp, góp phần
cải tạo mơi trường. Tuy nhiên, Vẹm xanh là đối tượng có giá trị kinh tế không
cao, thị trường hẹp và sản phẩm chưa được người dùng ưa chuộng. Nên hiện nay
diện tích ni, phịng trào ni Vẹm xanh chưa phát triển mạnh.

Nghề ni Vẹm xanh

Nghề nuôi Điệp Taxas

Điệp là đối tượng nuôi được phát triển rất mạnh ở các nước Viễn Đông như
Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan. Năm 2004 Công ty TNHH

ITERMET đầu tư nuôi Điệp tại đảo Cái Lim xã Vạn Yên - Vân Đồn, diện tích đã
Trang 16

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh

16


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

triển khai ni 1,5 ha ni điệp quạt bằng lồng treo trên biển. Bước đầu Công ty
đưa vào nuôi thử nghiệm, kết quả cho thấy điệp là lồi dễ ni, tốc độ tăng
trưởng nhanh, thời gian ni ngắn, một năm có thể ni hai vụ, vốn đầu tư khơng
cao, vật liệu làm giàn bè có sẵn, điều kiện môi trường phù hợp, sản phẩm xuất
khẩu tốt. Tuy nhiên, cũng như Vẹm xanh đây là đối tượng cần có định hướng qui
hoạch và phát triển để trở thành nghề sản xuất hàng hố.
Bên cạnh các đối tượng ni nhuyễn thể thì Bào Ngư cũng là đối tượng có
giá trị kinh tế rất cao, nguồn lợi tự nhiên đang ngày càng bị khai thác quá mức,
bởi vậy trong những năm gần đây, một số hộ dân đã chủ động thu gom bao ngư
giống để nuôi lớn như hộ gia đình ơng Cao Đức Bảo ở xã Ngọc Vừng - Vân Đồn,
công ty TNHH Hải Anh ở Cô Tô bước đầu cho kết quả rất khả quan. Tuy nhiên
nghề nuôi Bào Ngư là nghề đòi hỏi kỹ thuật cao, điều kiện vùng nuôi phải phù
hợp với đặc điểm sinh học, để phát triển nghề ni Bào ngư cần phải có các đề tài
dự án nghiên cứu thử nghiệm nuôi Bào ngư tạo ra một qui trình kỹ thuật ni áp
dụng cho tỉnh Quảng Ninh.

Nghề nuôi Bào Ngư trên biển

* Các vùng nuôi:

- Đối với nuôi nhuyễn thể trên các chương bãi: Tập trung tại các xã:
Quảng Minh, Phú Hải, Quảng Điền, Quảng Phong, Tiến Tới huyện Hải Hà; Đại
Bình, Đầm Hà, Tân Bình huyện Đầm Hà; Hồng Tân huyện n Hưng; Vạn
Ninh, Trà Cổ thành phố Móng Cái; Đồng Rui, Tiên Lãng huyện Tiên Yên; Tuần
Châu, Đại Yên, Việt Hưng, Hùng Thắng thành phố Hạ Long.
- Đối với nuôi nhuyễn thể trên biển tập trung ở: các xã Bản Sen, Thắng
Lợi, Minh Châu, Quan Lạn, Ngọc Vừng, Hạ Long .. thuộc huyện Vân Đồn; Vịnh
Hạ Long thuộc thành phố Hạ Long; Đảo ông Cụ, Cẩm Hải thị xã Cẩm Phả; Thoi
Dây, Đá Dựng, Chương Cả thuộc huyện Đầm Hà; Thoi Xanh, Cái Chiên, Bò
Vàng, Vạn Vược thuộc huyện Hải Hà; Bình Ngọc, Vĩnh Thực thành phố Móng
Cái.
* Nguồn giống thả: Nguồn giống nhuyễn thể cung cấp cho các cơ sở nuôi
trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu từ các nguồn sau:
- Nguồn trong tỉnh:
+ Từ sản xuất nhân tạo là các loài như Tu Hài, Hầu biển, Trai ngọc, ốc Nhảy.
Trang 17

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh

17


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

+ Thu gom từ tự nhiên là các lồi như Sị, Ngao, Điệp, ốc nNhảy, ốc Màu, ốc Đá,
Ngán, Bào ngư, Vẹm xanh …
- Nguồn từ các tỉnh ngoài và Trung Quốc:
Chủ yếu là Nghêu bến tre, Hầu, Điệp, Tu Hài, Trai Ngọc…. được mua từ
các tỉnh như Thái Bình, Nam Định, Thanh Hố, Nghệ An, Hải Phòng, các tỉnh

miền Nam và Trung Quốc
2.3 - Đánh giá về khó khăn tồn tại.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nghề ni nhuyễn thể đang gặp phải
những khó khăn sau:
- Phần lớn nguồn giống cung cấp từ thu gom từ tự nhiên hoặc phải mua từ
các tỉnh ngoài và Trung Quốc, nên gặp khó khăn trong việc kiểm dịch chất lượng
con giống, không chủ động nguồn giống, vận chuyển và thời vụ thả giống.
- Đối tượng nuôi chủ yếu là các loài sử dụng thức ăn từ tự nhiên, sống chủ
yếu dựa vào môi trường nước, tuy nhiên hiện nay việc qui hoạch phát triển các
vùng nuôi và xây dựng điểm quan trắc, cảnh báo môi trường ở các vùng ni lớn
chưa có.
- Mạng lưới dịch vụ cung cấp con giống, vật tư và các hoá chất, chế phẩm
sinh học trong lĩnh vực nuôi nhuyễn thể chưa đáp ứng được nhu cầu của bà con
các chủ hộ nuôi trong hiện nay, các hoạt động diễn ra chưa mạnh, chưa sâu rộng.
- Kỹ thuật ni các lồi nhuyễn thể nhìn chung từ trước đến nay ni theo
hình thức quảng canh cải tiến là chính, vốn đầu tư thấp và thiếu, kết hợp với trình
độ kỹ thuật ni của các cơ sở ni cịn hạn chế chủ yếu ni theo kinh nghiệm.
- Lực lượng cán bộ Khuyến ngư, các bộ phụ trách kỹ thuật chuyên ngành
ở cơ sở còn mỏng, do vậy công tác khuyến cáo thiên tai giông bão, dịch bệnh,
hướng dẫn kỹ thuật chưa kịp thời đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế .
- Thị trường tiêu thụ không ổn định, giá cả lên xuống thất thường. Thị
trường tiêu thụ chính là Trung Quốc và nội địa từ Ngao, Sò ... cho đến Ngọc trai,
đây là vấn đề cần có biện pháp giải quyết ổn định thị trường giá cả, để cho bà con
yên tâm đầu tư ni thả.
3 - Ni các lồi cá biển.
Qua kết quả khảo điều tra, thu thập số liệu thực tế các huyện, thị xã và
thành phố có ni cá biển, tổ điều tra tổng hợp kết quả như sau:
3.1 - Các lồi cá biển đang được ni phổ biến ở Quảng Ninh.
TT
1

2
3
4

Tên loài
Cá Song Mỡ, cá song
Gầu
Cá song Chấm Đen Đầu,
cá song Dẹt
Cá song Chấm Nâu

5

Cá song Vạch Xám đen,
song Vân Mây
Cá Giò.

6

Cá Vược, cá Chẽm.

Tên khoa học
Epinephelus tauvina
(Forskal,1775)
Epinephelus bleekeri (Vaillant &
Bocourt, 1849)
Epinephelus amblycephalus
( Bleeker, 1857)
Epinephelus coioides.
Rachycentron canadum

(Linnaeus,1766)
Lates calcarifer .

Trang 18

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh

Tên tiếng Anh
Greasy grouper
Bleeker's grouper
Banded grouper
Fish song Gray Black
Outline
Black king fish hoặc
Cobia
Silert seaprc, sea bass

18


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh
7
8
9
10
11

Cá Đù đỏ, cá Hồng Mỹ.
cá Tráp Vây Vàng

Cá Hồng đỏ
Cá Hồng chấm đen
Cá Rô Biển

Sciaenops ocellatus ( Linné, 1766).
Sparus latus (Houttuyn,1782)
Lutjanu sanguineus ( Cuvier,1828)
Lutjanus ruselli (Bleeker,1849)
Lobotes surinamensis (Bloch,1790)

Red Drum.
Yellowfin seabream
Blood Snapper
Rusell's snapper
Treple-tail

3.2 - Hiện trạng nghề nuôi cá biển.
Nghề nuôi cá biển bằng lồng bè ở Quảng Ninh đã xuất hiện từ xưa, nhưng
chỉ phát triển tự phát với hình thức đơn sơ và qui mơ nhỏ lẽ ở một vài hộ gia
đình. Nhưng từ năm 2001 cho đến nay với chính sách của Chính phủ, sự quan
tâm chỉ đạo của Bộ Thuỷ sản nay là Bộ Nông nghiệp & PTNT, UBND tỉnh,
ngành Thuỷ sản Quảng Ninh triển khai dự án phát triển nuôi cá lồng bè, đã thúc
đẩy nghề nuôi cá lồng bè trên biển phát triển tăng vọt về số lượng lồng bè, đối
tượng ni, hình thức ni ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Những năm
trước đây người dân chỉ nuôi theo một hình thức bằng lồng nổi và qui mơ nhỏ,
đối tượng ni là các lồi cá Song, cá Giị, cá Hồng, cá Nốt, đến nay đã phát triển
nuôi theo nhiều kiểu lồng như ni lồng Chìm, lồng NAUY, ni cá trong Ao
đầm, nuôi bằng Rào Chắn, Lưới Chắn trên các eo vịnh kín và qui mơ đầu tư lớn
hơn, nhiều đối tượng nuôi được đưa vào như Đù Mỹ, cá Vược, cá Giò đang ngày
càng phát triển. Với những kết quả thu được về kinh tế - xã hội, đã khẳng định

việc phát triển nuôi cá lồng bè trên biển là đúng hướng, tạo điều kiện cho nghề
nuôi cá biển phát triển mạnh với tầm cỡ qui mô lớn và đa dạng hơn, nâng cao thu
nhập của người dân.

Nghề nuôi cá biển bằng lồng bè và lưới chắn trên biển

TT
1
2
3
4

Bảng 3.1: Hiện trạng nuôi cá biển bằng lồng bè từ 2007-2009.
Nội dung
Năm 2007
Năm 2008
ước 2009
Diện tích lồng bè (ơ lồng)
7280
7325
7375
Sản lượng ( tấn)
2500
2717
2617
Giống thả nuôi (Ngàn con)
2984,8
3076,5
3166,95
Số hộ nuôi ( hộ )

1215
1225
1230
Đồ thị 3.1: Hiện trạng nuôi cá biển bằng lồng bè từ năm 2007 đến 2009.

Trang 19

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh

19


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

Bảng 3.2: Hiện trạng ni cá biển trong ao đầm Quảng Ninh 2007-2009
TT
Nội dung
Năm 2007
Năm 2008
ước 2009
1 Diện tích ao đầm (ha)
956
266
285
2 Sản lượng ( tấn)
1701
630
304
3 Giống thả nuôi (Ngàn con)

2680
1330
1701,6
4 Số hộ nuôi ( hộ )
195
56
65
Đồ thị 3.2: Hiện trạng nuôi cá biển trong ao đầm từ năm 2007 đến 2009.

* Diện tích, sản lượng:
- Năm 2007, tồn tỉnh có 7.280 ơ lồng ni cá trên biển, tập trung ở Vân
Đồn, Hạ Long, Cô Tô, Hải Hà, Đầm Hà và Yên Hưng và trên 956 ha ao, đầm
nuôi cá biển ... và hàng chục ha nuôi trong rào chắn, lưới chắn ở các eo vịnh kín.
Năm 2008 tồn tỉnh có 7.325 ơ lồng và 266 ha ao đầm nuôi cá biển; năm 2009
ước thực hiện 7.375 ô lồng và 285 ha ao đầm nuôi cá biển.
- Tổng sản lượng năm 2007 đạt 4.201 tấn trong đó nuôi cá bằng lồng bè là
2.500 tấn, nuôi cá trong ao đầm là 1.701 tấn; năm 2008 tổng sản lượng đạt 3.347
tấn, trong đó ni cá bằng lồng bè là 2.717 tấn, nuôi cá trong ao đầm là 630 tấn;
năm 2009 ước đạt 2.921 tấn trong đó ni cá bằng lồng bè là 2.617 tấn, nuôi cá
trong ao đầm là 304 tấn.
Trang 20
20
Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

* Đối tượng ni:
- Kết quả điều tra cho thấy, hiện nay nuôi cá biển ở Quảng Ninh chủ yếu ni

theo các hình thức sau: Ni theo hình thức lồng bè đơn giản; Ni theo hình thức
lồng bè NAUY; Ni theo hình thức Lưới chắn; Ni theo hình thức Đăng chắn;
Ni theo hình thức Rào chắn; Ni theo hình thức Đập chắn; Ni cá trong ao,
đầm.
- Đối tượng ni chủ yếu là cá Song, cá Giị, cá Hồng, cá Mú, cá Tráp, cá
Vược … trong đó cá Song chiếm 65%, cá Giò chiếm 10 %, cá Hồng và các loài
khác chiếm 25 % so với tổng sản lượng của năm 2009.
* Giống cá nuôi biển: Hiện nay chủ yếu phải dựa vào nguồn giống thu
gom từ tự nhiên và một phần giống cá được mua từ Cát Bà - Hải Phòng, Trường
Cao đẳng thuỷ sản IV - Bắc Ninh, tuy nhiên đây chỉ là bước đầu và số lượng rất ít
so với nhu cầu con giống cá biển. Việc sản xuất giống cá nuôi biển vẫn đang là
một trong những khó khăn bất cập mà ngành Thuỷ sản cần quan tâm tháo gỡ.
* Nguồn thức ăn: Cung cấp thức ăn chủ yếu cho nghề nuôi cá biển hiện
nay là "cá tạp" bao gồm các loài cá Nhâm, Trích, Phèn, Lượng, ót … Nguồn "cá
tạp" được ngư dân đánh bắt bằng nghề Chài, Chụp và nghề Giã trên biển. Do ảnh
hưởng mùa vụ và nguồn lợi thuỷ sản nên sản lượng "cá tạp" khai thác được
không ổn định, lúc nhiều, lúc ít, dẫn đến lượng thức ăn cho cá nuôi cũng không
ổn định và không đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
3.3 - Đánh giá về khó khăn tồn tại.
Quảng Ninh có địa thế thiên nhiêu ưu đãi, có tiềm năng mặt nước rất lớn,
rất thuận lợi cho việc phát triển nghề nuôi cá biển. Nguồn lợi tự nhiên phong phú,
hình thức ni đa dạng, đối tượng ni có giá trị kinh tế cao và nguồn con giống
ni có trữ lượng lớn đáp ứng được phần nào về nhu cầu con giống hiện nay.
Song còn một số khó khăn sau:
- Đầu tư cho ni cá biển tương đối lớn, dễ gặp rủi ro. Nuôi cá biển chủ
yếu là tạo sản phẩm phục vụ nhu cầu cá tươi sống nên thị trường hẹp. Thị trường
tiêu thụ chính cho sản phẩm nuôi cá lồng hiện nay là thị trường Trung Quốc,
Hồng Kông và thị trường nội địa như chợ cá, nhà hàng phục vụ khách du lịch.
Mặt khác, cá đơng lạnh giá bán thấp, chính vì vậy nghề ni cá lồng biển phát
triển chậm chưa tương xứng với tiềm năng hiện có.

- Qui hoạch phát triển ni biển chưa kịp thời, vì vậy ở một số địa phương
nhiều vùng ni cịn phát triển tự phát, các bè ni neo đậu không đúng chỗ,
không tập trung, không nằm trong vùng qui hoạch, dẫn đến rất khó quản lý,
khơng tránh được giơng bão, ảnh hưởng mơi trường.
- Trình độ kỹ thuật của các chủ lồng bè ni cịn hạn chế, việc đầu tư và
mức đầu tư vào nuôi năng suất cao cịn rất thấp chủ yếu là đầu tư ni theo hình
thức quảng canh cải tiến, một số hộ gia đình không đủ tiền để mua giống, thả
giống theo kiểu thu gom từ tự nhiên, dẫn đến mật độ thả giống thưa, mùa vụ thả
không thống nhất, cá hay bị dịch bệnh đã ảnh hưởng đến năng suất.
- Hiện nay, ở Quảng Ninh chưa có cơ sở sản xuất giống cá biển, nguồn
giống chủ yếu phải thu gom từ tự nhiên, hoặc phải mua từ các địa phương khác
nên thời vụ thả giống khơng tập trung, kích cỡ cá khơng đồng đều, do vậy thời vụ
Trang 21
21
Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

thu hoạch rãi rác quanh năm. Các cơng nghệ ni tiên tiến và các biện phịng trừ
dịch bệnh cho cá biển chưa được quan tâm nghiên cứu, ứng dụng.
- Hàng năm, Quảng Ninh cần một lớn thức ăn rất lớn để phụ vụ cho nghề nuôi
cá biển, nhưng thực tế hiện nay chưa có nhà máy sản xuất thức ăn công nghiệp thay
thế cho thức ăn cá tạp, đây là vấn đề cần có biện pháp giải quyết kịp thời.
4 - Nuôi thuỷ sản nước ngọt.
4.1 - Các lồi thuỷ sản đang được ni phổ biến ở Quảng Ninh.
TT
1.
2.

3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.

Tên lồi
Cá Chép
Cá Rơ phi
Cá Trắm đen
Cá Trắm cỏ
Cá Mè trắng
Lươn
Cá Trê vàng
Cá Rô đồng
Cá Quả
Cá Mè vinh
Cá Lăng chấm
Cá Chình
Cá Chim trắng

Tên khoa học
Cyprinus carpio
Oreochromis spp

Mylopharyngodon piceus
Ctenopharyngodon idellus
Hypophthalmichthys molitrix
Monopterrus albus
Clarias macrocephalus
Anabas testudineus
Channa striata
Barbonymus gonionotus
Hemibargrus gruttatus
Anguilla marmorata
Colossoma brachypomom

Tên tiếng Anh
Carp
Tilapia
Black carp
Grass Carp
sesame white fish
Salary
Yellow catfish
The tilapia
Fish Fruits
Sesame Fish forever
Lang dot fish
Eel
Pomfret

4.2 - Hiện trạng nuôi thuỷ sản nước ngọt:
Trong những năm gần đây, Sở Nông nghiệp&PTNT đã và đang tập trung
chỉ đạo các địa phương triển khai đẩy mạnh ni cá nước ngọt, tăng cường xây

dựng các mơ hình điểm, mơ hình ni năng suất cao. Trong đó tập trung phát
triển nuôi cá Rô phi lai xa, Rô phi đơn tính phục vụ cho chế biến xuất khẩu tại
Đơng Triều, ng Bí, n Hưng …. Diện tích ni nước ngọt ngày càng mở
rộng, năng suất, chất lượng, giá trị ngày càng tăng, góp phần đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng kinh tế của địa phương. Hình thức ni ngày càng đa dạng, đặc biệt
là nuôi cá ở các vùng chuyển đổi đã thu hút được các doanh nghiệp và hộ nơng
dân tham gia đầu tư mạnh mẽ, sản xuất có hiệu quả, nuôi thuỷ sản nước ngọt đã
đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, doanh thu cao hơn trồng lúa từ 4-5 lần, giải quyết
việc làm cho nhiều lao động, tăng thu nhập cho người dân tham gia. Hiện nay
nuôi cá nước ngọt đã trở thành phong trào được nhân dân hưởng ứng, góp phần
xố đói giảm nghèo vùng nơng thơn, miền núi, nhiều hộ gia đình đã giàu có nhờ
ni thuỷ sản.
Bảng 4: Hiện trạng ni thuỷ sản nước ngọt Quảng Ninh từ 2007-2009.
Nội dung
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
- Diện tích (ha)
2950
3099
3174
- Sản lượng ( tấn)
6200
6210
5201
- Giống thả ni (Ngàn con)
17160
21127
21988
- Số hộ nuôi ( hộ )

4915
5166
5462
Đồ thị 4: Hiện trạng nuôi thuỷ sản nước ngọt Quảng Ninh 2007- 2009.
Trang 22

Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh

22


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

* Diện tích, sản lượng:
- Tổng diện tích ni cá nước ngọt tồn tỉnh năm 2007 là 2.950 ha, 2008 là
3.099 ha, tăng 149 ha so với năm 2007; năm 2009 ước thực hiện khoảng là 3174
ha, tăng so với năm 2008 là 75 ha.
- Tổng sản lượng toàn tỉnh năm 2007 là 6.200 tấn, năm 2008 là 6.210 tấn,
ước thực hiện năm 2009 là 5.205 tấn.

Nghề nuôi cá nước ngọt

* Đối tượng nuôi: Đối tượng nuôi chủ yếu là Rô Phi, Trắm Cỏ, Chép lai 3
máu, Chim Trắng và các đối tượng truyền thống như Mè, Trơi, Rơ Hu… Ngồi ra
cịn một số đối tượng như cá Rô đồng, Bống tượng, cá Lăng, Ba Ba, Ếch, Lươn ..
cũng được đưa vào ni nhằm đa dạng hố đối tượng ni, loại hình ni tạo nên
lượng sản phẩm rất đa dạng và phong phú.
Nhìn chung năng suất ni trung bình trên tồn tỉnh thấp từ 1,9 - 2,1
tấn/ha. Tuy nhiên, có nhiều hộ gia đình ni đạt năng suất rất cao khoảng 10 - 12

tấn/ha/vụ, có hộ gia đình ni đạt 15 tấn/ha/vụ. Năm 2009 Sở Nơng
nghiệp&PTNT đã chỉ đạo Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản triển khai thực hiện dự án
nuôi cá rô phi trên các vùng chuyển đổi ở Yên Hưng, Đông Triều đạt năng suất
14 - 18 tấn/ha/vụ, cho hiệu quả kinh tế cao ước tính doanh thu khoảng 250 triệu
đồng/ha/vụ, đây là dự án được các Sở, ban, ngành, tổ chức, địa phương và đông
Trang 23
23
Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh


Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

đảo bà con nơng ngư dân đánh giá đạt được nhiều mục tiêu kinh tế và xã hội, thúc
đẩy phong trào nuôi thuỷ sản nước ngọt phát triển lên một tầm cao mới. Sở đang
chỉ đạo tổng kết đánh giá để tuyên truyền nhân rộng.
* Nguồn giống thả nuôi: Nguồn giống thuỷ sản cung cấp cho các cơ sở
nuôi trên địa bàn tỉnh chủ yếu là từ các nguồn sau:
- Nguồn trong tỉnh: Cung cấp chủ yếu là Trại sản xuất giống thuỷ sản Đông
Mai, Trại giống cá Đài Loan-Đông Triều, một số cơ sở tư nhân gièo giống (lấy cá
bột từ cái trại sản xuất khác về ương thành cá giống).
- Nguồn từ các tỉnh ngoài và Trung Quốc: Quảng Ninh là tỉnh rất gần với
các tỉnh có nghề ni thuỷ sản nước ngọt phát triển như Hải Dương, Bắc Ninh,
Hải Phòng, Bắc Giang và Hưng Yên bởi vậy nguồn giống cung cấp cho Quảng
Ninh một phần do các tỉnh lân cận và một số ít được mua từ Trung Quốc.
* Thức ăn:
Quảng Ninh chưa có cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp, nguồn thức ăn
phục vụ cho nghề nuôi thuỷ sản chủ yếu vẫn phải mua từ tỉnh ngồi và Trung
Quốc. Hiện nay ni cá nước ngọt ở Quảng Ninh người dân do tập quán vẫn dùng
nhiều loại thức ăn tự chế giá rẻ, bằng ngun liệu sẵn có ở địa phương để ni

trồng thuỷ sản, một số ít hộ ni năng suất cao đã sử dụng thức ăn công nghiệp.
Để tạo ra nguồn nguyên liệu tập trung cho xuất khẩu trong thời gian tới ngành
Thuỷ sản Quảng Ninh cần có các giải pháp khắc khục.
* Tình hình chuyển đổi:
Thực hiện Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản và chủ trương của
Đảng và Nhà nước về việc chuyển đổi một số ruộng trũng, ruộng nhiễm mặn,
năng suất cấy lúa thấp sang nuôi trồng thủy sản. Quảng Ninh thực hiện Nghị
quyết 17/NQ-TU của ban thường vụ tỉnh uỷ Quảng Ninh đề ra " Về nuôi trồng
phát triển bền vững theo hướng sản xuất hàng hố … vùng ni thuỷ sản cá nước
ngọt tập trung Đơng Tiều, n Hưng, ng Bí và một số huyện thị khác diện tích
khoảng 2000 ha, phương thức ni chủ yếu là thâm canh, bán thâm canh, nuôi
theo từng hộ gia đình, đối tượng ni là cá Rơ phi và một số lồi có giá trị kinh
tế…". Sở Nơng nghiệp & PTNT đã chỉ đạo xây dựng dự án chuyển đổi 2.600 ha
diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản tại 4 xã của huyện
Đông Triều gồm: xã Kim Sơn, Hồng Phong, Hồng Thái Tây, Yên Đức; vùng
Vành Kiệu I, Vành Kiệu II Thị xã Uông Bí; xã Tiền Phong, xã Hà An huyện Yên
Hưng, đã được UBND tỉnh phê duyệt. Huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên
Yên và các huyện thị khác cũng đang triển khai khảo sát lập dự án chuyển đổi;
nhằm tạo ra những vùng nuôi thuỷ sản tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá
gắn với chế biến xuất khẩu. Đến nay toàn tỉnh đã chuyển đổi được trên 1.200 ha;
tập trung vào các huyện Đơng Triều, n Hưng, ng Bí, Đầm Hà, Hải Hà và
thành phố Móng Cái. Chương trình đã thu hút được các doanh nghiệp và hộ nông
dân tham gia đầu tư mạnh mẽ, sản xuất có hiệu quả, giải quyết việc làm cho nhiều
lao động, tăng thu nhập cho người dân tham gia. Kết quả của các mơ hình ni
vùng chuyển đổi đã khẳng định chuyển đổi đất nông nghiệp kém hiệu quả sang
nuôi thuỷ sản là đúng hướng, phù hợp với thực tế, phù hợp nguyện vọng của
đông đảo nông dân và đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực. NTTS là một hướng
Trang 24
24
Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh



Báo cáo kết quả điều tra hiện trạng nuôi trồng thủ
s¶n tØnh Qu¶ng Ninh

quan trọng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và thực hiện cơng
nghiệp hố, hiện đại hố nơng nghiệp nơng thơn.
4.3 - Đánh giá về khó khăn tồn tại.
Bên cạnh những kết quả đạt được, nghề ni thuỷ sản nước ngọt cịn nhiều
tồn tại, khó khăn:
- Việc chuyển đổi tuy được các địa phương qui hoạch, các cấp, các ngành
quan tâm, song diện tích chuyển đổi rất lớn, tốc độ chuyển dịch diễn ra khá
nhanh, trong khi cơ sở hạ tầng phục vụ cho nuôi thuỷ sản, nhất là thuỷ lợi chưa
được đầu tư tương xứng, không bắt kịp với tốc độ chuyển dịch dẫn đến nhiều nơi
bị thiếu nước, úng nước, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh xẩy ra gây
thiệt hại cho sản xuất.
- Việc cấp vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng
chuyển đổi đã được tỉnh và các huyện quan tâm. Nhưng trước yêu cầu tăng nhanh
diện tích chuyển đổi, nhu cầu vốn đầu tư để xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn, thực
tế hiện nay vốn ngân sách hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạng tầng như thuỷ lợi,
đê, đường, điện, hệ thống cấp và thốt nước cịn hạn chế chỉ chiếm 9,06% so với
nhu cầu vốn cần thiết. Đây là vấn đề trong quản lý đầu tư làm chậm phát huy hiệu
quả của vốn và vùng chuyển đổi.
- Nhu cầu vốn đầu tư cho 1 ha nuôi thủy sản nước ngọt tương đối lớn,
trong khi nông dân nơi đây còn nghèo, rất thiếu vốn. Nhưng việc hỗ trợ, cho vay
của các ngân hàng vừa qua còn nhiều hạn chế, suất cho vay trên 1 ha còn thấp,
chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Trong đầu tư, chưa chú ý tính liên tục của dự án, từ đầu tư đến quản lý
vận hành sau đầu tư. Do đó, việc đưa các dự án vào sử dụng thường chậm, hạn
chế phát huy hiệu quả. Hoạt động giám sát, quản lý đầu tư xây dựng các cơng

trình và cơng tác sơ kết, tổng kết tình hình vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa được
quan tâm đúng mức. Năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, chủ
đầu tư còn hạn chế, nên việc thực hiện các qui định của Nhà nước về đầu tư xây
dựng chưa tốt, thủ tục lúng túng, mất nhiều thời gian, khả năng giải ngân cịn
chậm.
- Mặc dầu, đã có chủ trương, chính sách của Nhà nước, qui hoạch của địa
phương, các xã đã có nghị quyết cho kế hoạch chuyển đổi. Nhưng trong q trình
thực hiện cơng tác giải phóng mặt bằng một số nơi còn chậm. Do dự án triển khai trên
một diện tích lớn có địa hình, địa chất phức tạp, đơn giá và chính sách đền bù, kế
hoạch dồn điền đổi thửa còn nhiều bất cập, đã làm ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ
chuyển đổi.
- Việc phối hợp thực hiện quản lý nhà nước giữa các ngành và địa phương
về giải phóng mặt bằng, quản lý qui hoạch, vùng ni, lịch thời vụ… cịn nhiều
hạn chế, chưa gắn chặt với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi. Sau
thời gian đầu chuyển dịch có hiệu quả, gần đây mơi trường có biểu hiện ngày
càng ơ nhiễm. Bên cạnh đó ý thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi
chưa cao, hệ thống thuỷ lợi khơng đủ tiêu, thốt nước, mầm bệnh ngày càng lan
rộng, kết hợp thiếu cán bộ quản lý kỹ thuật … Nên NTTS tiềm ẩn nhiều rủi ro,
thời gian nuôi kéo dài, chi phí cho một vụ ni tăng, hiệu quả kinh tế giảm.
Trang 25
25
Đơn vị thực hiện: Chi cục Nuôi trồng Thuỷ sản Quảng Ninh


×