Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Kỹ thuật cắt hoa và bảo quản hoa cắt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (255.67 KB, 4 trang )

Kỹ thuật cắt hoa và bảo quản hoa cắt
I. Kỹ thuật cắt hoa
1.Thời điểm cắt hoa .
Đa số hoa được cắt vào lúc hoa mới nở một nửa để tiếp tục kéo dài sự nở. Nhưng với
hoa Tuylip cần cắt vào lúc hoa nở rộ, hoa Phăng cũng cắt vào lúc hoa nở, với hoa Layơn,
Lan lưỡi hổ thì cắt vào lúc hoa thứ nhất thứ hai vừa nở. Nếu phải vận chuyển xa thì cắt
vào lúc nụ vừa hé màu .
Cắt vào sáng sớm hoặc chiều tối khi cành thẳng, nhiều nước. Nếu phải vận chuyển xa
thì cắt sau buổi trưa, khi hoa hơi bị héo để tránh bị giập gẫy, khi bao gói, vận chuyển.
2.Sự biến đổi sinh lý ở hoa cắt
Từ nụ đến khi hoa nở cần một số ngày cho đến khi hoa héo. Thời gian đó là tuổi thọ
của hoa. Sau đó khi cắt hoa sẽ cắt đứt phần liên hệ với cây mẹ sẽ sinh ra nhiều biến đổi
sinh lý, sinh hóa, Prơtêin, Axitnucleic, Phôtpholipit... các chất phân tử lớn sẽ giảm đi do
bị phân giải, mất đi hoạt tính sinh học các chất xúc tác cho sự chín như: Ethylen sẽ tăng
lên làm cho cánh hoa già đi nhanh, hoạt tính của màng giảm, tính thẩm thấu tăng và cuối
cùng làm cho tế bào chất , biểu hiện ở cành hoa khô và rụng . Ngoài ra sau khi trao đổi
nước bị phá hoại làm cho nước bị thoát hơi nhiều hơn lượng được hút vào làm cho hoa bị
héo. Ngồi ra vì sinh vật sinh sôi nảy nở nhanh, các chất do chúng tiết ra làm tắc mạch
dẫn cũng làm cho hoa bị héo .
3.Các yếu tố làm cho hoa héo .
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của hoa là :
-

Thiếu nước

-

Thiếu chất kích thích


-



Thiếu đường

-

Chọn thời điểm cắt khơng thích hợp

-

Độ ẩm khơng khí khơng thích hợp

-

Tác hại của Ethylen

-

Chất lượng hoa kém

-

Nhiệt độ khơng thích hợp

Sau khi cắt hoa bị mất nguồn cung cấp nước, nhưng vẫn tiếp tục mất nước hoa cắt
cũng mất đi nguồn cung cấp kích tố của cây khơng cịn khả năng quang hợp tạo ra đường
nhưng vẫn tiếp tục hơ hấp tiêu hao năng lượng, do đó sản sinh ra một số chất khí có hại
như amim, phenol, và Ethylen, ống dẫn bị tắc nghẽn gây nên sự sáo trộn trao đổi nước.
II. Dự trữ và bảo quản hoa cắt
1.Làm lạnh
Nhiệt độ càng cao, hoa hô hấp càng mạnh, tiêu hao năng nặng càng nhiều do đó

càng mau tàn, hạ thấp nhiệt độ sẽ kéo dài tuổi thọ hoa, ở nhiệt độ thấp Ethylen cũng
không sản sinh.
Cất trữ hoa ở nhiệt độ thấp chẳng những kéo thọ hoa mà còn là biện pháp điều chỉnh
thời gian xuất bán hoa. Nhưng độ bảo quản từng loại hoa rất khác nhau. Nhìn chung
khoảng 4,40C thích hợp với nhiều loại hoa. Đối với hoa Lan vùng nhiệt đới từ 7- 10 0C,
hoa Trạng Nguyên 15oC với các loại hoa ưa nóng nhiệt độ cao hơn một ít, đối với hoa
hồng nên để cho hơi héo sau đó cho vào túi ,tưới nước rồi bảo quản trong kho lạnh nhiệt
độ thấp .
- Độ ẩm và lượng nước trong hoa
Trong quá trình bảo quản hoa, duy trì độ ẩm 90 - 95 % là rất cần thiết, độ ẩm 70- 80 %
cánh hoa đã có biểu hiện thiếu nước. Nếu dùng túi bao gói giữ ẩm tốt thì khơng cần phải
giữ độ ẩm cao, khi bảo quản cần để hoa ở trạng thái hơi bị mất nước, như vậy khi xuất


kho sẽ tươi lâu hơn .
- Bảo quản CA : Tức là bảo quản ở điều kiện khống chế áp lực ,tăng nồng độ CO 2
giảm bớt lượng Ethylen. Tác dụng là:
-

Giảm cường độ hơ hấp

-

Giảm tốc độ lão hóa, giảm sự sản sinh ra Ethylen, tăng nồng độ CO2, giảm nồng

độ oxy.
2. Bảo quản :
a. Các dung dịch bảo quản
* Dung dịch bảo quản dự phịng: Đó là dung dịch để sử lý ngay sau cắt hoa, trước khi
cất trữ, vận chuyển và cắm vào bình. Mục đích chủ yếu là kích thích …cung cấp chất

dinh dưỡng, diệt khuẩn và làm giảm lượng Ethylen.
Sau khi cắt hoa, ngâm ngay gốc cành vào nước để cản bọt khí trong cuống cành sau đó
để vào phịng lạnh cho hút nước một đêm, dung dịch này dùng nước khử ion cho thêm
chất diệt khuẩn hoặc chất bôi trơn (Tulôenzo) và thêm một phần đường .
* Chất xúc tác
Chất xúc tác là dung dịch kích thích sự nở hoa khi cắt cành ở giai đoạn nụ, có rất nhiều
loại, nhiều thấp. Hiện nay có rất nhiều lọai trên thì trường.
* Dung dịch cắm hoa
Có rất nhiều loại, thành phần phức tạp, mỗi loại hoa có một loại dung dịch thích hợp,
hiện nay có bán trên thị trường .
b.Thành phần chất bảo quản .
Hầu hết dung dịch bảo quản đều có đường và chất diệt khuẩn. Thành phần mỗi loại rất
phức tạp, nhưng đều có muối vơ cơ, vitamin, chất ức chế sản sinh Ethylen và chất điều
tiết sinh trưởng. Nước máy khơng có lợi, nước cất hoặc nước khử iôn làm tăng tuổi thọ
hoa, độ PH thấp (3- 4) có lợi cho hoa. Trong dung dịch bảo quản thường dùng Sacasose


nồng độ tùy theo từng loại. Nói chung thời gian bảo quản càng dài nồng độ đường càng
thấp. Trong dung dịch bảo quản nói chung thường có một lượng thấp nhất diệt khuẩn. 8HQ purin hoặc 8- HQC muối Nitrat hoặc Sunphat đồng thời trong mỗi dung dịch bảo
quản còn có muối Kali, muối Canxi, muối nhơm, muối bạc để đảm bảo tính thẩm thấu
của dung dịch và độ trương của tế bào cánh hoa./.



×