Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến moodle

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.47 MB, 106 trang )

Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MƠN TỐN

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

TÌM HIỂU HỆ THỐNG HỌC TẬP
TRỰC TUYẾN MOODLE

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:
Th.S Phạm Văn Huy.

SINH VIÊN THỰC HIỆN:
Đàm Việt Long.
MSSV: 1062548.
Ngành: Sư phạm Tốn – Tin học. Khóa: 32.

CẦN THƠ - 2010
Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

i


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

LỜI CẢM ƠN
------ o0o ------

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến thầy Phạm Văn Huy, người đã tận tình hướng


dẫn, giúp đỡ tôi trong thời gian làm luận văn.
Xin cảm ơn cơ Bùi Lê Diễm đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt thời
gian thực hiện luận văn.
Chân thành cảm ơn Bộ mơn Tốn – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ, đã
tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài.
Cảm ơn các thầy, cô trong Bộ mơn Tốn – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần
Thơ, đã khơng ngại khó khăn giúp cho tơi thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cám ơn các bạn trong lớp Sư phạm Toán – Tin K32 đã động viên,
khích lệ và giúp đỡ để tơi hồn thành đề tài.
Xin gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, anh chị đã quan tâm động viên về vật chất lẫn tinh
thần để tơi hồn thành luận văn.
Cần Thơ, ngày 10 tháng 05 năm 2010.
Người viết luận văn

Đàm Việt Long

Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

i


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU ................................................................................................................1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI......................................................................................1
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ..............................................................................1
3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN.........................................................................2
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................................................2
5. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI...................................................................3

B. NỘI DUNG.............................................................................................................4
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................................4
1.1. INTERNET ................................................................................................................... 4
1.1.1. GIỚI THIỆU INTERNET ................................................................................ 4
1.1.1.1. Định nghĩa về Internet ........................................................................ 4
1.1.1.2. Các thành phần trên Internet .............................................................. 4
1.1.1.3. Lợi ích của Internet ............................................................................. 5
1.1.2. CÁC DỊCH VỤ INTERNET ............................................................................ 5
1.1.2.1. World Wide Web ................................................................................. 5
1.1.2.2. Thư điện tử(Email) .............................................................................. 6
1.1.2.3. Dịch vụ FTP ........................................................................................ 7
1.2. E-LEARNING............................................................................................................... 8
1.2.1. E-LEARNING LÀ GÌ? ..................................................................................... 8
1.2.1.1. Định nghĩa E-learning ........................................................................ 8
1.2.1.2. Đặc điểm của E-learning .................................................................. 10
1.2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG E-LEARNING ..................... 11
1.2.2.1. Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning trên thế giới............... 11
1.2.2.2. Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning ở Việt Nam ................ 12
1.2.3. CẤU TRÚC CỦA MỘT HỆ THỐNG E-LEARNING .................................. 13
1.2.3.1. Mơ hình chức năng............................................................................ 13
1.2.3.2. Mơ hình hệ thống .............................................................................. 14
1.2.4. LỢI ÍCH CỦA ELEARNING ........................................................................ 15
1.2.4.1. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng E-learning ................... 15
1.2.4.2. Đối với các phòng đào tạo ................................................................ 16
Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

ii


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

1.2.4.3. Đối với các tổ chức cung cấp đào tạo............................................... 17
1.2.4.4. Đối với các người đào tạo đơn lẻ...................................................... 18
1.2.5. MỘT SỐ HÌNH THỨC E-LEARNING ......................................................... 18
1.2.6. PHƯƠNG PHÁP VÀ QUI TRÌNH HỌC E-LEARNING ............................. 19
1.2.6.1. Yêu cầu cần có để học E-learning..................................................... 19
1.2.6.2. Quy trình học E-learning .................................................................. 20

2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................24
2.1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ HỌC TẬP MOODLE ......................................................... 24
2.1.1. MOODLE LÀ GÌ? .......................................................................................... 24
2.1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA MOODLE ......................................................................... 24
2.1.3. CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA MOODLE ............................................................ 25
2.1.4. TẠI SAO LẠI DÙNG MOODLE? ................................................................ 31
2.2. CÁCH CÀI ĐẶT HỆ THỐNG ................................................................................... 34
2.2.1. CÁC YÊU CẦU ............................................................................................. 34
2.2.2. TẢI MÃ NGUỒN MOODLE ......................................................................... 34
2.2.3. CÀI ĐẶT THƠNG QUA TRÌNH DUYỆT WEB .......................................... 34
2.3. CÁC CHỨC NĂNG CỦA HỆ THỐNG..................................................................... 40
2.3.1. CHỨC NĂNG DÀNH CHO HỌC VIÊN ...................................................... 40
2.3.1.1. Hướng dẫn đăng nhập....................................................................... 40
2.3.1.2. Hướng dẫn sử dụng khóa học ........................................................... 44
2.3.2. CHỨC NĂNG DÀNH CHO GIÁO VIÊN ..................................................... 54
2.3.2.1. Diễn đàn ............................................................................................ 54
2.3.2.2. Quản lý lớp học ................................................................................. 56
2.3.2.3. Tạo và quản lý nội dung.................................................................... 62
2.3.2.4. Bài tập ............................................................................................... 69
2.3.2.5. Bài thi ................................................................................................ 72
2.4. TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM.................................................................................... 79
2.4.1. GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG ........................................................................ 79
2.4.2. TỔNG QUAN VỀ KHÓA HỌC TRIỂN KHAI THỬ NGHIỆM .................. 80

2.4.2.1. Tổng quan về môn học ...................................................................... 80
2.4.2.1. Học viên tham gia ............................................................................. 83
2.4.3. TỔNG KẾT, ĐÁNH GIÁ, RÚT KINH NGHIỆM.......................................... 83
Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

iii


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle
2.4.3.1. Tổng kết quá trình triển khai............................................................. 83
2.4.3.1. Đánh giá quá trình triển khai............................................................ 86
2.4.3.1. Rút kinh nghiệm................................................................................. 87
2.5. PHÁT TRIỂN BỔ SUNG .......................................................................................... 88
2.5.1. MỤC TIÊU CỦA PHÁT TRIỂN .................................................................... 88
2.5.2. NỘI DUNG ..................................................................................................... 88
2.5.2.1. Lưu thời gian truy cập vào bảng cơ sở dữ liệu ................................. 88
2.5.2.2. Hàm tính giá trị giờ, phút, giây......................................................... 91
2.5.2.3. Hàm con trả ra tên đầy đủ của tên người dùng ................................ 92
2.5.2.4. Hàm in ra Bảng liệt kê thời gian truy cập trong từng khóa học ....... 92
2.5.3. KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN................................................................................ 93

3. HƯỚNG PHÁT TRIỂN TƯƠNG LAI CỦA ĐỀ TÀI.....................................94
C. KẾT LUẬN...........................................................................................................95
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................96

Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

iv



Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CBT

Computer Based Training.

CD-ROM

Compact Disk - Read Only Memory.

CSV

Comma – Separated Values.

E-learning

Electronic Learning.

FTP

File Transfer Protocol.

HTML

Hypertext Markup Language.

IMAP

Internet Mail Access Protocol.


IT

Information Technology.

LAN

Local Area Network.

LCMS

Learning Content Managerment System.

LDAP

Lightweight Directory Access Protocol.

LMS

Learning Managerment System.

PHP

Personal Home Page.

POP3

Post Office Protocol version 3.

SMTP


Simple Mail Transfer Protocol.

SQL

Structured Query Language.

URL

Uniform Resource Locator.

WAN

Wide Area Network.

WWW

Word Wide Web.

Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

v


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Các thành phần trên Internet. .................................................................................. 4
Hình 2: Bắt đầu cài đặt Moodle ......................................................................................... 35
Hình 3: Kiểm tra các thiết lập PHP.................................................................................... 36

Hình 4: Cấu hình địa chỉ Moodle....................................................................................... 36
Hình 5: Cấu hình cơ sở dữ liệu. ......................................................................................... 37
Hình 6: Kiểm tra máy chủ.................................................................................................. 38
Hình 7: Thiết lập site.......................................................................................................... 39
Hình 8: Cấu hình tài khoản người quản trị......................................................................... 39
Hình 9: Tạo tài khoản......................................................................................................... 40
Hình 10: Nhập các thơng tin tài khoản cá nhân. ................................................................ 41
Hình 14: Đăng nhập vào hệ thống...................................................................................... 42
Hình 12: Cửa sổ thơng tin cá nhân..................................................................................... 42
Hình 13: Thay đổi mật khẩu............................................................................................... 43
Hình 14: Thay đổi thơng tin cá nhân.................................................................................. 44
Hình 15: Sau đăng nhập vào hệ thống. .............................................................................. 45
Hình 16: Sau khi chọn khóa học. ....................................................................................... 46
Hình 17: Danh sách thành viên tham gia khóa học............................................................ 47
Hình 18: Phản hồi một bài viết từ diễn đàn. ...................................................................... 48
Hình 19: Thêm chủ đề thảo luận mới................................................................................. 48
Hình 20: Mở xem tài nguyên trực tiếp. .............................................................................. 49
Hình 21: Lưu tài ngun về máy tính cá nhân. .................................................................. 49
Hình 22: Nộp bài tập. ......................................................................................................... 50
Hình 23: Chọn bài tập để nộp. ........................................................................................... 51
Hình 24: Bắt đầu làm bài. .................................................................................................. 52
Hình 25: Nhập mật khẩu để mở bài thi. ............................................................................. 52
Hình 26: Làm bài. .............................................................................................................. 53
Hình 27: Kết quả thi. .......................................................................................................... 54
Hình 28: Chọn mục diễn đàn. ............................................................................................ 55
Hình 29: Phản hồi một bài viết từ diễn đàn. ...................................................................... 55
Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

vi



Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

Hình 30: Thêm một chủ đề thảo luận mới. ........................................................................ 56
Hình 31: Chọn mục Assign roles. ...................................................................................... 57
Hình 32: Cửa sổ gán quyền cho người dùng...................................................................... 58
Hình 33: Chọn mục Nhóm. ................................................................................................ 59
Hình 34: Cửa sổ phân nhóm học viên................................................................................ 60
Hình 35: Cửa sổ nhập thơng tin cho nhóm. ....................................................................... 61
Hình 36: Đưa thành viên vào nhóm. .................................................................................. 62
Hình 37: Chọn mục Chèn một nhãn................................................................................... 63
Hình 38: Nhập nội dung nhãn. ........................................................................................... 63
Hình 39: Chọn mục Soạn thảo một trang văn bản. ............................................................ 64
Hình 40: Nhập nội dung trang văn bản. ............................................................................. 64
Hình 41: Nhập nội dung trang web. ................................................................................... 65
Hình 42: Liên kết đến một file hoặc một website. ............................................................. 66
Hình 43: Cửa sổ Upload..................................................................................................... 66
Hình 44: Chọn tập tin để tải lên. ........................................................................................ 67
Hình 45: Đưa tập tin lên hệ thống. ..................................................................................... 67
Hình 46: Chọn mục SCORM. ............................................................................................ 68
Hình 47: Nhập nội dung theo chuẩn SCORM. .................................................................. 69
Hình 48: Chọn mục Tải một tập tin. .................................................................................. 69
Hình 49: Chọn mục Tải nhiều tập tin................................................................................. 70
Hình 50: Nhập thơng tin cho mục nộp bài. ........................................................................ 70
Hình 51: Quy định thời gian làm bài. ................................................................................ 71
Hình 52: Mục xem bài tập đã nộp...................................................................................... 71
Hình 53: Xem bài tập đã nộp. ............................................................................................ 72
Hình 54: Cho điểm cho từng sinh viên. ............................................................................. 72
Hình 55: Chọn mục Đề thi. ................................................................................................ 73
Hình 56: Quy định thời gian nộp bài thi. ........................................................................... 73

Hình 57: Quy định cách trình bày bài thi........................................................................... 74
Hình 58: Quy định số lần làm bài. ..................................................................................... 74
Hình 59: Quy định cách tính điểm. .................................................................................... 74
Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

vii


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

Hình 60: Quy định việc xem kết quả sau khi làm bài. ....................................................... 75
Hình 61: Quy định tính bảo mật của bài thi. ...................................................................... 75
Hình 62: Cửa sổ biên soạn đề thi. ...................................................................................... 76
Hình 63: Tạo danh mục câu hỏi. ........................................................................................ 77
Hình 64: Chọn loại câu hỏi muốn tạo mới. ........................................................................ 77
Hình 65: Chọn dạng câu hỏi nhập vào đề thi. .................................................................... 78
Hình 66: Hệ thống dạy học trực tuyến. .............................................................................. 79
Hình 67: Khóa học Pascal. ................................................................................................. 80
Hình 68: Kết quả thực hiện. ............................................................................................... 93

Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

viii


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Sự thay đổi trong mối quan hệ dạy - học theo thời gian........................................ 8
Sơ đồ 2: Mô tả khái niệm E-learning ................................................................................... 9

Sơ đồ 3: Tổng thể một hệ thống E-learning. ...................................................................... 14
Sơ đồ 4: Quy trình học E-learning. .................................................................................... 20
Sơ đồ 5: Tổ chức mơn học Access. .................................................................................... 81
Sơ đồ 7: Lưu đồ hàm tạo bảng lưu thời gian...................................................................... 88

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Đề cương giảng dạy chi tiết.................................................................................. 82
Bảng 2: Thống kê mức độ tham gia của học viên.............................................................. 83
Bảng 3: Thống kê kết quả học tập của học viên. ............................................................... 84
Bảng 4: Kết quả khảo sát sau khóa học. ............................................................................ 86

Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

ix


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

A. MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong những năm gần đây, E-learning thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều của các
tổ chức giáo dục đào tạo, các đơn vị nghiên cứu triển khai công nghệ thông tin, đặc biệt là
sự quan tâm của các trường đại học và các viện nghiên cứu. Có thể xem E-learning như
một phương thức dạy học mới, bổ sung và hỗ trợ cho các phương thức đào tạo truyền
thống, tạo ra thêm cơ hội được học cho đông đảo tầng lớp xã hội và đặc biệt góp phần hiện
đại hóa và nâng cao chất lượng giảng dạy. Nó có nhiều đặc điểm nổi bật hơn so với cách
học truyền thống chẳng hạn như: không bị giới hạn bởi không gian và thời gian; hấp dẫn;
linh hoạt; dễ dàng tiếp cận, truy cập ngẫu nhiên; tính cập nhật; học có sự hợp tác, phối
hợp.
Ở nước ta, việc nghiên cứu và ứng dụng E-learning vào giảng dạy cũng bắt đầu được một

số tổ chức cá nhân quan tâm thực hiện trong vài năm gần đây. Tuy nhiên số lượng tổ chức,
cá nhân sử dụng cịn ít và chất lượng đào tạo cũng còn hạn chế.
Hiện nay cũng có nhiều tổ chức cung cấp phần mềm hệ thống E-learning như: Dokeos,
Moodle, ATutor, ILIAS, BlackCT,… trong đó có một số phần mềm mã nguồn mở, một số
phần mềm thương mại. Trong số các phần phần mềm trên, Moodle là một phần mềm mã
nguồn mở với đặc điểm nổi bật là thiết kế hướng tới giáo dục, dành cho những người làm
trong lĩnh vực giáo dục. Hơn nữa, nó rất dễ dùng với giao diện trực quan, được phát triển
và nâng cấp liên tục bởi cộng đồng, tài liệu của Moodle rất đồ sộ và chi tiết.
Tất cả những điều đó chính là lý do để tơi chọn đề tài: “Tìm hiểu hệ thống học tập trực
tuyến Moodle”.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
− Tìm hiểu được về Internet, E-learning.
− Tìm hiểu được về hệ thống quản lý học tập Moodle.

Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

1


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

− Nắm được cách cài đặt hệ thống, các chức năng của hệ thống dành cho giáo viên và
học viên.
− Triển khai được một khóa học cụ thể trên hệ thống.
− Phát triển bổ sung để đóng góp xây dựng hệ thống hoàn chỉnh hơn.

3. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Đề tài gồm 2 phần chính: Cơ sở lý thuyết, nội dung nghiên cứu:
− Phần 1: Cơ sơ lý thuyết: Gồm có hai nội dung:

+ Nội dung 1.1: Internet: Gồm có giới thiệu về Internet và các dịch vụ Internet.
+ Nội dung 1.2: E-learning: Gồm có giới thiệu về E-learning, tình hình phát triển
và ứng dụng E-learning, cấu trúc của một hệ thống E-learning, lợi ích của Elearning, một số hình thức E-learning, phương pháp và qui trình học E-learning.
− Phần 2: Nội dung nghiên cứu: Gồm có 5 nội dung:
+ Nội dung 2.1: Hệ thống quản ký học tập Moodle: gồm có giới thiệu Moodle, các
đặc điểm của Moodle và lý do dùng Moodle.
+ Nội dung 2.2: Cách cài đặt hệ thống: Gồm có các yêu cầu trước khi cài hệ thống,
tải mã nguồn mở Moodle và tiến hành cài đặt.
+ Nội dung 2.3: Chức năng của hệ thống: Gồm có chức năng dành cho giáo viên,
chức năng dành cho học viên.
+ Nội dung 2.4: Triển khai thử nghiệm: Gồm có giới thiệu về khóa học, tổng kết,
đánh giá và rút kinh nghiệm sau khi triển khai.
+ Nội dung 2.5: Phát triển bổ sung: Gồm có giới thiệu mục tiêu phát triển, nội
dung, kết quả phát triển.

4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
− Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu về các vấn đề liên quan.
− Tổng hợp, phân tích, làm rõ vấn đề.
Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

2


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

− Hệ thống hóa những kiến thức có liên quan.
− Sử dụng Dreamweaver chỉnh sửa mã lệnh của Moodle cho phù hợp với mục đích sử
dụng.
− Thử nghiệm hệ thống trực tiếp trên Internet. Sử dụng hệ thống này để triển khai khóa
học thực tế sau đó đánh giá kết quả triển khai.


5. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
− Nghiên cứu lý thuyết.
− Cài đặt hệ thống.
− Chỉnh sửa hệ thống, phát triển bổ sung.
− Tạo khóa học thực tế.
− Đánh giá kết quả đạt được sau khi triển khai khóa học.
− Hoàn thành luận văn.
− Viết báo cáo.
− Bảo vệ luận văn.

Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

3


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

B. NỘI DUNG
1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. INTERNET
1.1.1. GIỚI THIỆU INTERNET [3] [13] [15]
1.1.1.1. Định nghĩa về Internet
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về Internet, ở đây ta khảo sát hai định nghĩa cơ bản
dưới hai góc độ khác nhau:
− Góc độ kỹ thuật: Internet chính là mạng của các mạng trên thế giới, hay chính xác hơn
là mạng được hợp thành bởi việc kết nối các mạng trên thế giới lại với nhau.
− Góc độ thơng tin ứng dụng: Internet là tên của một nhóm tài ngun thơng tin trên khắp
thế giới. Nó được bổ sung, luân chuyển và sử dụng bởi mọi người trên toàn thế giới.
1.1.1.2. Các thành phần trên Internet


Hình 1: Các thành phần trên Internet.

Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

4


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

− IAP (Internet Access Provider): Nhà cung cấp truy cập Internet.
− ISP (Internet Service Provider): Nhà cung cấp dịch vụ Internet.
− ICP (Internet Content Provider): Nhà cung cấp thông tin trên mạng Internet.
− Người sử dụng Internet.
1.1.1.3. Lợi ích của Internet
− Phương tiện trao đổi thơng tin tiện lợi, nhanh chóng và rẽ tiền.
− Là một kho thơng tin khổng lồ, góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học và giáo dục đào
tạo.
− Hỗ trợ một cách hiệu quả cho các hoạt động kinh doanh.
− Cung cấp thông tin phong phú, nhanh chóng và được cập nhật thường xuyên.
1.1.2. CÁC DỊCH VỤ INTERNET [3] [12] [14]
Các dịch vụ trên Internet thường được xây dựng theo mơ hình khách hàng/phục vụ
(client/server). Sau đây là 3 dịch vụ cơ bản của Internet:
1.1.2.1. World Wide Web
World Wide Web - gọi tắt là Web hoặc WWW – là một dịch vụ quan trọng của Internet cho
phép tra cứu các tài nguyên thông tin, trao đổi thông tin, thực hiện giao dịch kinh
doanh,… trên Internet.
Siêu văn bản là hệ thống liên kết các phần tử thông tin nhờ vào các liên kết có thể kích
hoạt hay cịn gọi là siêu liên kết (Hyperlink).
Siêu liên kết là mối nối kết giữa hai phần tử thông tin trong một siêu văn bản.

HTML (Hyper Text Markup Language) là ngôn ngữ có thể tạo ra những trang siêu văn
bản. HTML là bộ mã định dạng được thêm vào các ký tự ASCII để định dạng chữ, canh lề
và nối kết các tài liệu liên quan.
Webpage là những trang thông tin hiển thị dưới dạng siêu văn bản được tạo từ ngôn ngữ
HTML.
Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

5


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

Website là tập hợp những trang Web được liên kết với nhau theo một cấu trúc nào đó của
các tổ chức hay cá nhân. Có những Website hàng trăm, hàng ngàn trang Web và cũng có
những Website chỉ có một trang thơng tin mà thôi.
Dịch vụ WWW:
− Thành phần Client được gọi là Web Browser (trình duyệt Web). Các trình duyệt Web
thơng dụng là:
+ Internet Explorer có sẵn trong Microsoft Windows của Microsoft.
+ Mozilla Firefox của Tập đoàn Mozilla.
+ Netscape Navigator của Netscape.
+ Opera của Opera Software.
+ Safari trong Mac OS X của Apple Computer.
+ Maxthon của MySoft Technology.
+ Avant Browser của Avant Force (Ý).
+ Google Chrome của Google.
− Thành phần Server được gọi là Web Server. Các Web Server thông dụng là Apacher,
Internet Information Server,…
1.1.2.2. Thư điện tử(Email)
E-mail là một dịch vụ quan trọng trên Internet, nó cho phép mọi người dùng trên mạng

trao đổi các thông điệp hoặc thông tin liên lạc qua lại cho nhau trên phạm vi toàn cầu.
Dịch vụ Email rẻ tiền và nhanh hơn nhiều so việc gửi thư thông thường.
Các thành phần của dịch vụ Email:
− Thành phần Client được gọi là UA (User Agent).
− Thành phần Server được gọi là MTA (Message Transport Agent).
Cấu trúc chung của một địa chỉ email: Một địa chỉ email sẽ bao gồm ba phần chính có
dạng:
Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

6


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

<tên_định_dạng_thêm> <tên_email>@<tên_miền>
− Phần tên_định_dạng_thêm: Đây là một dạng tên để cho người đọc có thể dễ dàng nhận
ra người gửi hay nơi gửi. Tuy nhiên, trong các thư điện tử người ta có thể khơng cần
cho tên định dạng và lá thư điện tử vẫn được gửi đi đúng nơi.
− Phần tên_email: Đây là phần xác định hộp thư.
− Phần tên_miền: Đây là tên miền của nơi cung cấp dịch vụ thư điện tử. Ngay sau phần
tên_email bắt đầu bằng chữ "@" nối liền sau đó là tên miền.
Cấu trúc của một thư điện tử: Gồm hai phần chính:
− Phần tiêu đề (Header): Chứa các thông tin về thư.
− Phần thân (Body): Chứa nội dung thư.
1.1.2.3. Dịch vụ FTP
FTP (File Transfer Protocol) là dịch vụ cho phép truyền và nhận file từ hai host trên
Internet.
Tổ chức của dịch vụ FTP:
− Thành phần Client được gọi là FTP User.
− Thành phần Server được gọi là FTP Server.

Với dịch vụ FTP, người dùng có thể:
− Nạp xuống (Download).
− Nạp lên (Upload).
− Chép các file từ một máy chủ đến máy chủ khác.
Có hai hình thức truyền file:
− Truyền file giữa FTP Client và FTP Server.
− Truyền file giữa hai FTP Server.

Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

7


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

1.2. E-LEARNING
1.2.1. E-LEARNING LÀ GÌ? [13] [15]
1.2.1.1. Định nghĩa E-learning
Thật khó có thể định nghĩa một cách chính xác thuật ngữ E-learning, song ta có thể điểm
qua một số cách giải thích khác nhau về E-learning:
− E-learning nghĩa là sử dụng công nghệ mạng để thiết kế, phân phối, chọn lựa, quản lý
và mở rộng việc học.
− E-learning là tổ hợp của công nghệ Internet và Web nhằm tạo ra, cho phép, phân phối
hoặc cung cấp các phương tiện phục vụ học tập.
− E-learning là học bằng Internet. E-learning có thể bao gồm việc phân phối nội dung ở
các dạng thức khác nhau; quản lý học tập; một mạng của người học, người phát triển
nội dung và các chuyên gia.
− E-learning cung cấp cho người học tốc độ tiếp cận tri thức nhanh hơn với giá thành rẻ
hơn, công bằng với mọi người học.
Về bản chất thì đó vẫn là q trình truyền tải kiến thức từ giảng viên đến học viên dưới sự

giám sát của hệ thống quản lý, do đó nó cần phải tn thủ các tiến trình cơ bản trong quá
trình đào tạo và triển khai hệ thống. E-learning ln được hiểu gắn với q trình học hơn
là với quá trình dạy-học. Lý do đơn giản là theo thời gian người ta đã thay đổi từng bước
cách nhìn trong mối quan hệ giữa dạy và học:

Lấy người thầy làm
trung tâm (dạy).

Tạo sự bình đẳng giữa
thầy và trị (dạy-học).

Lấy học trò làm
trung tâm (học).

Sơ đồ 1: Sự thay đổi trong mối quan hệ dạy - học theo thời gian

Vậy một cách chung nhất, E-learning là hệ thống đào tạo sử dụng các công nghệ
Multimedia dựa trên nền tảng của mạng Internet. Người học sẽ học bằng máy tính, thơng
Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

8


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

qua trang Web trong một lớp học ảo. Nội dung bài học sẽ được phân phối tới học viên qua
Internet, mạng intranet/extranet (LAN/WAN), băng audio và video, vệ tinh quảng bá,
truyền hình tương tác, CD-ROM và các loại học liệu điện tử khác.
Sơ đồ 2 mô tả một cách tổng quát khái niệm E-learning. Trong mơ hình này, hệ thống đào
tạo bao gồm 4 thành phần, được chuyển tải tới người học thông qua các phương tiện

truyền thông điện tử.

Sơ đồ 2: Mô tả khái niệm E-learning

− Nội dung: Các nội dung đào tạo, bài giảng được thể hiện dưới dạng các phương tiện
truyền thơng điện tử, đa phương tiện. Ví dụ: Một file hướng dẫn sử dụng thiết bị viễn
thông được tạo lập bằng phần mềm Adobe pdf, bài giảng CBT viết bằng phần mềm
công cụ Toolbook, Director, Flash,...
− Phân phối: Việc phân phối các nội dung đào tạo được thực hiện thơng qua các phương
tiện điện tử. Ví dụ: Tài liệu được gửi cho học viên bằng E-mail, học viên học trên
Website, học qua đĩa CD-ROM multimedia,…
− Quản lý: Quá trình quản lý học tập, đào tạo được thực hiện hồn tồn nhờ phương tiện
truyền thơng điện tử. Ví dụ: Việc đăng ký học qua mạng, bằng bản tin nhắn SMS, việc

Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

9


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

theo dõi tiến độ học tập (điểm danh), thi kiểm tra đánh giá được thực hiện qua mạng
Internet,....
− Hợp tác: Sự hợp tác, trao đổi của người học trong quá trình học tập cũng được thông
qua phương tiện truyền thông điện tử. Ví dụ: Việc trao đổi thảo luận thơng qua Email,
Chatting, Forum trên mạng,…
Ngày nay với sự hội tụ của máy tính và truyền thơng, E-learning được hiểu một cách trực
tiếp hơn là q trình học thơng qua mạng Internet và cơng nghệ Web.
1.2.1.2. Đặc điểm của E-learning
Về bản chất, có thể coi E-learning cũng là một hình thức đào tạo từ xa. Vì vậy nó có

những đặc điểm khác biệt chung của đào tạo từ xa so với đào tạo truyền thống. Những đặc
điểm nổi bật của E-learning so với đào tạo truyền thống được liệt kê ở dưới đây:
− Không bị giới hạn bởi không gian và thời gian: Sự phổ cập rộng rãi của Internet đã dần
xoá đi khoảng cách về thời gian và không gian cho E-learning. Một khoá học Elearning được chuyển tải qua mạng tới máy tính của người học, điều này cho phép các
học viên học bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu.
− Tính hấp dẫn: Với sự hỗ trợ của cơng nghệ multimedia, những bài giảng tích hợp text,
hình ảnh minh hoạ, âm thanh tăng thêm tính hấp dẫn của bài học. Người học giờ đây
khơng chỉ cịn nghe giảng mà cịn được xem những ví dụ minh họa trực quan, thậm chí
cịn có thể tiến hành tương tác với bài học nên khả năng nắm bắt kiến thức cũng tăng
lên.
− Tính linh hoạt: Một khố học E-learning được phục vụ theo nhu cầu người học, chứ
không nhất thiết phải bám theo một thời gian biểu cố định. Vì thế người học có thể tự
điều chỉnh q trình học, lựa chọn cách học phù hợp nhất với hồn cảnh của mình.
− Dễ tiếp cận và truy nhập ngẫu nhiên: Bảng danh mục bài giảng sẽ cho phép học viên
lựa chọn đơn vị tri thức, tài liệu một cách tuỳ ý theo trình độ kiến thức và điều kiện truy
nhập mạng của mình. Học viên tự tìm ra các kĩ năng học cho riêng mình với sự giúp đỡ
của những tài liệu trực tuyến.
Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

10


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

− Tính cập nhật: Nội dung khoá học thường xuyên được cập nhật và đổi mới nhằm đáp
ứng và phù hợp tốt nhất cho học viên.
− Học có sự hợp tác, phối hợp (Collaborative learning): Các học viên có thể dễ dàng trao
đổi với nhau qua mạng trong quá trình học, trao đổi giữa các học viên và với giảng
viên. Các trao đổi này hỗ trợ tích cực cho q trình học tập của học viên.
Tất nhiên E-learning cũng có một số cách học khác. Ví dụ như, các lớp học thơng qua

trang Web dùng phần mềm hội thảo video trên mạng và các phần mềm khác cho phép học
viên ở xa tham gia một khoá học trên lớp học truyền thống. Một số khố học trên trang
Web theo u cầu có giảng viên (hoặc người hướng dẫn) tương tác thường xuyên với từng
học viên hoặc với các nhóm học viên.
1.2.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG E-LEARNING [13] [15]
1.2.2.1. Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning trên thế giới
E-learning phát triển không đồng đều tại các khu vực trên thế giới. E-learning phát triển
mạnh nhất ở khu vực Bắc Mỹ. Ở châu Âu E-learning cũng rất có triển vọng, trong khi đó
châu Á lại là khu vực ứng dụng cơng nghệ này ít hơn.
Tại Mỹ, dạy và học điện tử đã nhận được sự ủng hộ và các chính sách trợ giúp của Chính
phủ ngay từ cuối những năm 90. Theo số liệu thống kê của Hội Phát triển và Đào tạo Mỹ
(American Society for Training and Development, ASTD), năm 2000 Mỹ có gần 47% các
trường đại học, cao đẳng đã đưa ra các dạng khác nhau của mô hình đào tạo từ xa, tạo nên
54.000 khố học trực tuyến. E-learning không chỉ được triển khai ở các trường đại học mà
ngay ở các công ty việc xây dựng và triển khai cũng diễn ra rất mạnh mẽ.
Trong những gần đây, châu Âu đã có một thái độ tích cực đối với việc phát triển công
nghệ thông tin cũng như ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội, đặc biệt là ứng
dụng trong hệ thống giáo dục. Các nước trong Cộng đồng châu Âu đều nhận thức được
tiềm năng to lớn mà công nghệ thông tin mang lại trong việc mở rộng phạm vi, làm phong
phú thêm nội dung và nâng cao chất lượng của nền giáo dục.
Tại châu Á, E-learning vẫn đang ở trong tình trạng sơ khai, chưa có nhiều thành cơng. Một
số quốc gia, đặc biệt là các nước có nền kinh tế phát triển hơn tại châu Á cũng đang có
Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

11


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

những nổ lực phát triển E-learning tại đất nước mình như: Nhật Bản, Hàn Quốc,

Singapore, Đài Loan, Trung Quốc,... Nhật Bản là nước có ứng dụng E-learning nhiều nhất
so với các nước khác trong khu vực. Môi trường ứng dụng E-learning chủ yếu là trong các
công ty lớn, các hãng sản xuất, các doanh nghiệp... và dùng để đào tạo nhân viên.
1.2.2.2. Tình hình phát triển và ứng dụng E-learning ở Việt Nam
Vào khoảng năm 2002 trở về trước, các tài liệu nghiên cứu, tìm hiểu về E-learning ở Việt
Nam khơng nhiều. Trong hai năm 2003-2004, việc nghiên cứu E-learning ở Việt Nam đã
được nhiều đơn vị quan tâm hơn. Gần đây, các hội nghị, hội thảo về công nghệ thông tin
và giáo dục đều có đề cập nhiều đến vấn đề E-learning và khả năng áp dụng vào môi
trường đào tạo ở Việt Nam như: Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo Đại học quốc gia
Hà Nội năm 2000, Hội nghị giáo dục đại học năm 2001 và gần đây là Hội thảo khoa học
quốc gia lần thứ nhất về nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền
thông ICT/rda 2/2003, Hội thảo khoa học quốc gia lần II về nghiên cứu phát triển và ứng
dụng công nghệ thông tin và truyền thông ICT/rda 9/2004 và Hội thảo khoa học “Nghiên
cứu và triển khai E-learning” do Viện Công nghệ thông tin (Đại học quốc gia Hà Nội) và
Khoa Công nghệ thông tin (Đại học Bách khoa Hà Nội) phối hợp tổ chức đầu tháng
3/2005 là hội thảo khoa học về E-learning đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam.
Các trường đại học ở Việt Nam cũng bước đầu nghiên cứu và triển khai E-learning. Một
số đơn vị đã bước đầu triển khai các phần mềm hỗ trợ đào tạo và cho các kết quả khả
quan: Đại học Công nghệ - Đại học quốc gia Hà Nội, Viện Công nghệ thông tin - Đại học
quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
Học viện Bưu chính viễn thông,... Gần đây nhất, Trung tâm Tin học Bộ Giáo dục & Đào
tạo đã triển khai cổng E-learning nhằm cung cấp một cách có hệ thống các thơng tin Elearning trên thế giới và ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công ty phần mềm ở Việt Nam
đã tung ra thị trường một số sản phẩm hỗ trợ đào tạo trực tuyến. Tuy các sản phẩm này
chưa phải là sản phẩm lớn, được đóng gói hồn chỉnh nhưng đã bước đầu góp phần thúc
đẩy sự phát triển E-learning ở Việt Nam.
Việt Nam đã gia nhập mạng E-learning châu Á (Asia E-learning Network - AEN,
www.asia-elearning.net) với sự tham gia của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

12



Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

Cơng nghệ, trường Đại học Bách khoa, Bộ Bưu chính viễn thơng... Điều này cho thấy tình
hình nghiên cứu và ứng dụng loại hình đào tạo này đang được quan tâm ở Việt Nam. Tuy
nhiên, so với các nước trong khu vực E-learning ở Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu còn
nhiều việc phải làm mới tiến kịp các nước.
1.2.3. CẤU TRÚC CỦA MỘT HỆ THỐNG E-LEARNING [13] [15]
1.2.3.1. Mơ hình chức năng
Để thấy rõ các hệ thống làm việc khác nhau như thế nào, cần phải chỉ ra một mô hình chức
năng đơn giản của một mơi trường ứng dụng E-learning. Mơ hình chức năng cung cấp một
cái nhìn trực quan về các thành phần tạo nên môi trường E-learning và những đối tượng
thông tin giữa chúng.
1.2.3.1.1. Hệ thống quản lý nội dung học tập (LCMS)
Một LCMS là một môi trường đa người dùng, ở đó các cơ sở phát triển nội dung có thể
tạo ra, lưu trữ, sử dụng lại, quản lý và phân phối nội dung học tập trong môi trường số từ
một kho dữ liệu trung tâm.
LCMS cho phép người dùng tạo ra và sử dụng lại những đơn vị nội dung nhỏ trong kho dữ
liệu trung tâm. Việc sử dụng các cấu trúc siêu dữ liệu học được chuẩn hố, cộng với các
khn dạng truy xuất đơn vị kiến thức được chuẩn hoá cũng cho phép các đơn vị kiến thức
được tạo ra và chia sẻ bởi các phần mềm công cụ đa năng và các kho dữ liệu học tập.
Để cung cấp khả năng tương hợp (interoperability) giữa các hệ thống, LCMS được thiết kế
sao cho phù hợp với các tiêu chuẩn về siêu dữ liệu nội dung, đóng gói nội dung và truyền
thơng nội dung.
Tóm lại, LCMS quản lý các q trình tạo ra và đưa nội dung học tập lên môi trường số.
1.2.3.1.2. Hệ thống quản lý học tập (LMS)
LMS như là một hệ thống dịch vụ quản lý việc phân phối và tìm kiếm nội dung học tập
cho người học, tức là LMS quản lý các quá trình học tập.

Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long


13


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

LMS cần trao đổi thông tin về hồ sơ người sử dụng và thông tin đăng nhập của người sử
dụng với các hệ thống khác. LMS lấy thơng tin về vị trí của khoá học từ LCMS và về các
hoạt động của học viên từ LCMS.
1.2.3.2. Mơ hình hệ thống
Một cách tổng thể một hệ thống E-learning bao gồm 3 phần chính:
NỘI DUNG ĐÀO TẠO
Giáo trình, bài giảng mơn học…

Quy trình, cơ chế, chính sách, dịch vụ…

Đào tạo

CSDL
Tra cứu – Nghiên cứu

Ngân hàng bài giảng

Thư viện
điện tử

Khóa học E-learning

Chương
trình thi

trực
tuyến

Cơ sở
dữ liệu
chun
ngành

Cơng nghệ, giải pháp…

CHƯƠNG TRÌNH
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
VÀ QUẢN TRỊ HỆ
THỐNG

Đào tạo
trực
tuyến

Thư viện
số

Chương trình quản lý
thư viện điện tử

CSDL tri thức

Cập nhật

HẠ TẦNG MỀM

E-learning LMS

Các công cụ WTB/CTB

Nội dung

Website E-learning

HẠ TẦNG TRUYỀN THÔNG VÀ MẠNG
Hệ thống cung cấp dịch vụ bảo mật và xác thực

Chỉ dẫn
Internet

Mạng Backbone

Các mạng LAN

PSTN/ISDN

Email
Hệ thống máy chủ

Sơ đồ 3: Tổng thể một hệ thống E-learning.

− Hạ tầng truyền thông và mạng: Bao gồm các thiết bị đầu cuối người dùng (học viên),
thiết bị tại các cơ sở cung cấp dịch vụ, mạng truyền thông,...
− Hạ tầng phần mềm: Các phần mềm LMS, LCMS (ví dụ đơn giản như MarcoMedia,
Aurthorware, Toolbook,...)
Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long


14


Tìm hiểu hệ thống học tập trực tuyến Moodle

− Nội dung đào tạo (hạ tầng thông tin): Phần quan trọng của E-learning là nội dung các
khoá học, các phần mềm dạy học (courseware).
1.2.4. LỢI ÍCH CỦA ELEARNING [13] [15]
1.2.4.1. Đối với các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng E-learning
− Tăng doanh thu: Bằng cách tạo ra các cua học miễn phí hoặc chi phí thấp cung cấp cho
khách hàng, một tổ chức có thể thu hút và giữ chân khách hàng. Đào tạo bên trong cũng
giúp tăng doanh thu. Bằng cách giảm thời gian cần thiết để huấn luyện toàn bộ nhân
viên, E-learning giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm của mình ra thị trường nhanh hơn.
Các đại diện bán hàng được đào tạo cẩn thận sẽ trả lời các câu hỏi của khách hàng tốt
hơn, tạo được niềm tin ở phía khách hàng.
− Tăng tốc độ và tính mềm dẻo: Để tồn tại được trong kinh doanh ngày nay, các tổ chức
phải có tính thích nghi nhanh chóng. Họ sẽ phải cạnh tranh với các công ty khác để đưa
ra thị trường các sản phẩm nhanh hơn đối thủ của mình. Muốn vậy, họ phải thích ứng
với các phương pháp mới, tìm các thị trường mới và bỏ đi các quan niệm cũ. E-learning
có thể triển khai cho tồn bộ doanh nghiệp vào cùng một thời điểm khơng địi hỏi phải
mất thời gian, tiền bạc, công sức đi lại và đào tạo một số lớn người.
− Nâng cao hiệu quả làm việc: Bằng cách nâng cao kiến thức, kĩ năng, thái độ và phương
pháp của nhân viên, E-learning giúp tổ chức hoạt động hiệu quả và chất lượng hơn. Elearning đặc biệt hữu ích khi nó cung cấp học tập kịp thời, đủ, phù hợp với từng đối
tượng và cho phép học viên nhanh chóng xác định và sửa các lỗi làm ngăn cản sản xuất
hoặc lãng phí.
− Giảm thời gian nghỉ việc và đào tạo: Trong nhiều doanh nghiệp thay đổi nhanh và phức
tạp, người đào tạo phải dành rất nhiều thời gian cho việc đào tạo. Thời gian nghỉ việc là
cản trở chính cho việc sản xuất của doanh nghiệp. E-learning có thể giúp giải quyết việc
này bằng giảm thời gian đi lại đến địa điểm đào tạo và có thể chia việc đào tạo ra thành

các phần nhỏ để nhân viên có thể vào học ở các thời gian rỗi của họ.
− Tuyển và giữ nhân viên: Trong thời đại kinh tế tri thức, việc tuyển dụng và giữa các
nhân viên tốt nhất là điều rất khó. Lương bổng không phải là vấn đề duy nhất mà một
Sinh viên thực hiện: Đàm Việt Long

15


×