Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (66.82 KB, 1 trang )
Swap, nghiệp vụ hữu hiệu của ngân hàng trên thị trường hối đoái.
Mới đây, ngân hàng Citi bank, ngân hàng lớn nhất tại Mỹ đã mở rộng
một số hoạt động đầu tư sang Nhật Bản. Hoạt động đầu tư khiến Citi
bank cần một lượng tiền bản địa là đồng yên Nhật rất lớn trong một
thời gian ngắn trong khi vốn của Citi bank thì không có đủ đồng yên
cho hoạt động đầu tư này.
Các chuyên gia nghiệp vụ ngân hàng của Citi Bank lập tức nghĩ ngay đến Chifon Bank tại Nhật
Bản. Và trên thị trường hối đoái, Citi Bank đã thoả thuận một nghiệp vụ ngân hàng với Chifon
Bank, theo đó Citi Bank chuyển cho Chifon Bank một lượng USD nhất định, đổi lại Chifon Bank sẽ
cung cấp yên Nhật cho hoạt động đầu tư của Citi Bank tại Nhật Bản. Nhờ vậy mà chỉ trong vòng
24 tiếng, Citi Bank đã có đủ vốn bằng tiền yên Nhật Bản cần thiết cho dự án đầu tư tại đây.
Các chuyên gia ngân hàng của Citi Bank đã sử dụng nghiệp vụ gì để có một lượng tiền yên Nhật
nhanh như vậy? Đó là nghiệp vụ swap trên thị trường hối đoái.
Thị trường hối đoái là thị trường chuyên mua bán giao dịch ngoại tệ và ngoại hối. Thị trường hối
đoái có tính chất quốc tế, nên nó hoạt động không ngừng để giúp cho khách hàng có thể thoả mãn
nhu cầu mua bán, thanh toán, tín dụng vào mọi thời điểm trong ngày.
Thành phần tham gia chủ yếu trên thị trường hối đoái gồm có các ngân hàng thương mại, ngân
hàng trung ương, những người môi giới, các doanh nghiệp lớn. Nghiệp vụ chính của thị trường là
mua bán ngoại tệ và tín dụng ngoại tệ. Việc mua bán ngoại tệ đựoc tiến hành ở bộ phận của thị
trường hối đoái trao ngay, còn nghiệp vụ tín dụng ngoại tệ được tiến hành trên thị trường tiền gửi.
Swap là một cam kết song phương giữa hai ngân hàng, theo đó các ngân hàng sẽ trao cho nhau
vào một ngày nhất định, một số lượng nhất định đồng tiền này lấy một số lượng biến đổi đồng tiền
khác, trong một thời hạn xác định với điều hứa hẹn với nhau là hoàn lại vốn khi đến kỳ hạn.
Trong nghiệp vụ Swap, các bên ngân hàng tham gia đều có lợi như:
- Cả hai bên đều có thể thoả mãn nhu cầu về ngoại tệ cần sử dụng mà không phải đi vay trên thị
trường.
- Thông qua quan hệ cho vay lẫn nhau, họ không bị phụ thuộc vào rủi ro không hoàn trả nợ (ngân
hàng A chỉ trả cho ngân hàng B và ngược lại). Thực chất của việc này chỉ là sự trao đổi ngoại tệ,
hoàn toàn không phải là trao đổi vay hay cho vay.
Ở trường hợp thực tế trên, Ngân hàng Citi Bank thoả thuận một nghiệp vụ Swap với ngân hàng
Chifon Bank, theo đó Citi Bank chuyển cho Chifon Bank 10 triệu USD và Chifon Bank sẽ cho Citi