Tải bản đầy đủ (.doc) (49 trang)

Giáo trình Thu hoạch và tiêu thụ - MĐ05: Trồng nho

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.52 KB, 49 trang )

BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

GIÁO TRÌNH MƠ ĐUN

THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ
MÃ SỐ: MĐ 05
NGHỀ: TRỒNG NHO
Trình độ: Sơ cấp nghề


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thơng tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh
doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05


1

LỜI GIỚI THIỆU
Cây nho thuộc họ Vitaceae, là loại cây lâu năm; sản phẩm thu hoạch chính là
trái nho dùng để ăn tươi, chế biến làm rượu nho hay các loại nước giải khát khác. Ở
Việt Nam diện tích trồng nho tập trung đến 90% ở Ninh Thuận và chủ yếu trái nho
được dùng để ăn tươi.
Đối với vùng có khí hậu ơn đới, cây nho chỉ cho thu hoạch mỗi năm một vụ,
trong khi ở Ninh Thuận cây nho có khả năng sinh trưởng liên tục và cho thu hoạch
2 – 3 vụ mỗi năm, đạt năng suất bình quân từ 15 – 20 tấn/ha/năm. Vì vậy, cây nho
được đánh giá là loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế khá.. Nhưng để sản xuất
bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng nho cần được đào tạo dạy
nghề theo các chương trình phù hợp.


Chương trình đào tạo nghề “Trồng nho” cùng với bộ giáo trình được biên
soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến
bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn nho các địa phương có khí
hậu nhiệt đới khơ nóng, lượng mưa thấp có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang
và sẽ tiếp tục hành nghề trồng nho.
Bộ giáo trình gồm 5 quyển:
1) Chuẩn bị cây giống
2) Trồng mới
3) Chăm sóc nho
4) Quản lý dịch hại nho
5) Thu hoạch và tiêu thụ
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tơi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ của
Viện nghiên cứu bông Nha Hố, đồng thời chúng tơi cũng nhận được các ý kiến
đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp,
Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo
Lộc. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp
và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất,
các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cơ giáo đã tham gia đóng góp nhiều
ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hồn thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu
nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng nho”. Các thông tin trong bộ
giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun
một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh
thực tế trong quá trình dạy học.
Giáo trình mơ đun“Thu hoạch và tiêu thụ” giới thiệu các kiến thức về tiêu
thụ sản phẩm cây nho và thực hiện hợp đồng tiêu thụ, các bước công việc để thu


2


hoạch, đóng gói và bảo quản trái nho tươi; phần rèn luyện kỹ năng sẽ giúp người
học thực hiện được các cơng việc trong thu hoạch, đóng gói và bảo quản sản phẩm.
Trong q trình biên soạn chắc chắn khơng tránh khỏi những sai sót, chúng tơi
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật,
các đồng nghiệp để giáo trình hồn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Nguyễn Văn Chiến
2. Nguyễn Viết Thơng
3. Phan Quốc Hồn


3

MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

Giới thiệu mơ đun.............................................................................................................................4
1. Tìm hiểu thị trường:......................................................................................................................5
1.2. Nhu cầu:.....................................................................................................................................7
1.3. Dự kiến khả năng tiêu thụ quả nho:...........................................................................................7
2. Quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm:............................................................................7
3. Nghiên cứu các điều khoản hợp đồng:.........................................................................................8
3.2. Nội dung cơ bản của một hợp đồng kinh tế: có 02 phần...........................................................9
4. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng...........................................................................................9
4.2. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng......................................................................................10
5. Soạn thảo và ký kết hợp đồng.....................................................................................................11
5.2. Soạn thảo thanh lý hợp đồng:..................................................................................................13

5.2.2. Cách soạn bản thanh lý..................................................................................................14
BÀI 2: THU HOẠCH NHO...........................................................................................................20
1. Chuẩn bị thu hoạch:....................................................................................................................20
2. Thu hoạch...................................................................................................................................20
BÀI 3: PHÂN LOẠI, ĐÓNG GÓI VÀ BẢO QUẢN....................................................................27
1. Phân loại:....................................................................................................................................27
1.2. Tiến hành phân loại:................................................................................................................27
2. Đóng thùng.................................................................................................................................28
3. Bảo quản nho:.............................................................................................................................28
3. Giao sản phẩm............................................................................................................................29
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MƠ ĐUN.......................................................................................34
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MƠ ĐUN........................................................................................34
II. MỤC TIÊU MƠ ĐUN...............................................................................................................34
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN.............................................................................................................34
IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP.................................................................35
IV. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP.................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................39
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................41


4

MƠ ĐUN: THU HOẠCH VÀ TIÊU THỤ
Mã mơ đun: MĐ05
Giới thiệu mô đun
Mô đun Thu hoạch và tiêu thụ là mơ đun chun mơn nghề, mang tính tích
hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành các công việc thu hoạch và tiêu thụ sản
phẩm quả nho.
Mơ đun có thời gian đào tạo 68 giờ, trong đó có 10 giờ lý thuyết, 48 giờ thực
hành và 10 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ

năng nghề để thực hiện các công việc: thu hoạch, phân loại và bảo quản đúng yêu
cầu kỹ thuật và tính được hiệu quả kinh tế; nội dung mơ đun trình bày các kiến
thức chung về tìm hiểu thị trường, tìm kiếm đối tác, thu hoạch, phân loại và đóng
gói sản phẩm trái nho.
Ngồi ra, mơ đun cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng
bài dạy và bài thực hành khi kết thúc mơ đun. Học xong mơ đun này, học viên có
được những kiến thức cơ bản về cách ký kết hợp đồng, thu hoạch, phân loại và
đóng gói nho trước khi đi tiêu thụ.


5

BÀI 1: TIÊU THỤ SẢN PHẨM
Mã bài: MĐ05-01
Mục tiêu:
- Biết cách quảng bá thương hiệu, sản phẩm vào thị trường tiêu thụ sản
phẩm;
- Xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm khi tham gia ký kết một hợp đồng
mua bán nho;
- Lập được hợp đồng trồng nho , tiêu thụ sản phẩm và bản thanh lý mua bán
quả nho có đầy đủ nội dung theo quy định và tính pháp lý;
- Tuân thủ thái độ học tập đúng đắn, nghiêm túc;
- Thu nhận được những kinh nghiệm thông qua các hợp đồng mua bán nho.
A. Nội dung
1. Tìm hiểu thị trường:
1.1. Thu thập và xử lý thông tin
Thông tin về thị trường mua bán trao đổi quả nho là điều khá quan trọng trong
kinh doanh quả nho, bởi bất kỳ sự thành cơng của một chiến lược nào thì việc có
đầy đủ thơng tin là điều rất cần thiết.
Thu thập thông tin nên theo các bước sau:

- Xác định nhu cầu thông tin:
+ Số lượng thông tin
+ Loại thông tin cần thu thập
+ Thời gian thu thập
+ Giới hạn kinh phí, khu vực cho việc thu thập thơng tin
- Xác định rõ các nguồn thông tin cụ thể:
+ Nguồn thông tin từ các báo cáo cơ quan chuyên ngành, báo cáo sản xuất
của các công ty, trạm trại sản xuất...
+ Nguồn thơng tin từ báo, tạp chí, văn bản, tài liệu do các hiệp hội…
+ Nguồn thông tin từ nhu cầu đặt hành của khách hàng, thông tin từ các cơ
sở, cơng ty bạn, đối thủ cạnh tranh…
Có thể thu thập thông tin theo các bước sau:
* Bước 1: Thu thập thông tin từ các cơ sở trồng nho


6

- Tìm hiểu địa chỉ các cơ sở trồng nho :
+ Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại
+ Tìm hiểu qua các phương tiện thơng tin: báo chí, đài truyền thanh, đài
truyền hình....
+ Tìm hiểu qua các cơ quan chức năng liên quan: phịng nơng lâm nghiệp, hợp tác
xã và các cơ quan đoàn thể khác.
- Chọn địa chỉ khảo sát:
+ Địa chỉ được chọn phải đại diện cho các vùng;
+ Chú ý các cơ sở sản xuất đã có thương hiệu, có uy tín trên thị trường.
- Khảo sát tại các địa chỉ đã được chọn bằng các hình thức khác nhau:
+ Đóng vai trực tiếp trồng, có nhu cầu bán quả nho
+ Đóng vai người mua và bán quả nho (đại lý mua và bán quả nho).
* Bước 2: Thu thập thông tin từ khách hàng trực tiếp:

- Đối tượng:
+ Các đại lý mua bán quả nho .
+ Người trực tiếp trồng nho và bán quả nho
- Tìm hiểu địa chỉ:
+ Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại.
+ Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan: phịng Nông Lâm nghiệp, cơ
quan quản lý thị trường, cơ quan thuế..
+ Tìm hiểu qua các phương tiện thơng tin đại chúng như báo, đài phát thanh,
truyền hình, internet,...
+ Tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác: bạn bè, người thân.
- Chọn địa chỉ khảo sát:
+ Địa chỉ được chọn phải phân đều cho các vùng.
+ Chú ý các đại lý uy tín, lâu năm.
- Khảo sát:
+ Khảo sát trực tiếp.
+ Khảo sát gián tiếp thông qua người thân bạn bè;
+ Khảo sát qua điện thoại.


7

Bước 3: Thu thập thông tin từ các cơ sở khuyến nông
- Thông tin về giá các loại cây trồng trong hoạt động khuyến nơng.
- Hình thức tiếp cận:
+ Thơng qua liên hệ công tác.
+ Thông qua các mối quan hệ khác.
Bước 4: Xác định giá cả bình quân trên thị trường
- Tổng hợp và thống kê các địa chỉ khảo sát.
- Xác định giá cả bình quân.
1.2.Nhận định nhu cầu thị trường:

Từ các nguồn thông tin thu thập được, chúng ta có thể phân tích và đưa ra
nhận định sơ bộ về nhu cầu các loại quả nho tại một khu vực nhất định, trong một
thời gian nhất định.
1.3. Dự kiến khả năng tiêu thụ quả nho:
Dựa vào qui mô sản xuất, lực lượng lao động, năng suất lao động, khả năng
quản lý và tiêu thụ của cơ sở, để tính tốn khả năng tiêu thụ ngun liệu.
Khả năng tiêu thụ nguyên liệu phải dựa vào thời điểm thu hoạch nho. Thơng
thường khi tính tốn lượng ngun liệu tiêu thụ dựa vào thời điểm thu hoạch nho
rộ nhất. Ngoài ra khi tính tốn cần chú ý đế yếu tố thời tiết khí hậu.
2. Quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm:
Quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm là một việc hết sức quan trọng.
Mục đích là đưa thông tin về sản phẩm đến được với người tiêu dùng trong nước và
trên thế giới.
Các phương tiện để quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm rất đa
dạng như qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình, mạng internet...
Để quảng bá thương hiệu và giới thiệu sản phẩm một cách hiệu quả, có sức
thu hút hấp dẫn người tiêu dùng thì cần chú ý đến hình ảnh thương hiệu sản phẩm,
phải đảm bảo “ Bắt mắt” không gây phản cảm. Thông tin giới thiệu sản phẩm ngắn
gọn, có điểm nhấn để thu hút người nghe dễ tiếp thu, dễ nhớ.


8

Hình 5.1.1. Một số hình ảnh quảng cáo nho Ninh Thuận
3. Nghiên cứu các điều khoản hợp đồng:
3.1. Hợp đồng kinh tế là gì?
Hợp đồng kinh tế: Được hiểu là một văn bản mang tính pháp lý có sự tham gia
của ít nhất hai thành phần, trong đó xác lập các mối quan hệ ràng buộc giữa các
thành phần tham gia về một vấn đề, một công việc cụ thể mà các bên cùng quan
tâm. Hợp đồng kinh tế được thiết lập và thực hiện trong một khoảng thời gian và

không gian nhất định.


9

3.2. Nội dung cơ bản của một hợp đồng kinh tế: có 02 phần.
3.2.1. Phần 1: Mặc định gồm
- Tên hợp đồng (Ví dụ Hợp đồng mua bán nho ).
- Những căn cứ pháp lý để xây dựng một hợp đồng kinh tế như:
+ Căn cứ vào Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005;
+ Căn cứ luật Thương mại số 36/2005/QH11, ngày 14/6/2005 của Quốc hội
nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
+ Căn cứ Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989 của Chủ tịch
hội đồng Nhà nước và Nghị định số 17/HĐBT ngày 16 tháng 01 năm 1990 của Chủ
tịch Hội đồng bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ về việc qui định chi tiết thi
hành Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
+ Căn cứ vào quyết định, công văn của các cấp
+ Căn cứ vào nhu cầu công việc thực tế
- Thời điểm lập hợp đồng.
- Các bên tham gia hợp đồng, địa chỉ, tài khoản, số CMND, điện thoại, mã số
thuế...
3.2.1. Phần 2:
Là những điều khoảng có tính chất mềm dẻo của hợp đồng, được thiết lập các
mối quan hệ của các bên và sự thỏa thuận về một vấn đề mà các bên cùng quan
tâm.
- Vấn đề hay công việc thực hiện và tiêu chuẩn thực hiện.
- Thời gian thực hiện.
- Nghĩa vụ và trách nhiệm mỗi bên.
Trong một hợp đồng, phần này khi biên soạn văn bản hợp đồng phải chặt chẽ câu,
từ vì nó liên quan tới quyền lợi và nghĩa vụ cả bên bán và bên mua.

4. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng
4.1. Lựa chọn đối tác
- Lựa chọn đối tác trước hết cần dựa vào nguồn thông tin thu thập được như:
+ Dựa vào qui mô sản xuất, lưc lượng lao động, năng suất lao động, khả
năng quản lý và tiêu thụ của cơ sở, để tính tốn khả năng tiêu thụ ngun liệu.
+ Khả năng tiêu thụ nguyên liệu phải dựa vào thời điểm thu hoạch nho rộ.
- Phân tích và đưa ra nhận định về nhu cầu thực của đối tác, gặp trực tiếp


10

người phụ trách kinh doanh để bàn bạc trao đổi cụ thể. Tốt nhất không qua những
khâu trung gian như đại lý thu mua và tiêu thụ hay những thương lái khác.
4.2. Thỏa thuận các điều khoản hợp đồng
Hợp đồng là loại văn bản mang tính chất ràng buộc pháp lý, do đó nó phải được
lập và ký kết tại phịng cơng chứng có giấy phép cơng chứng của nhà nước.
Trước khi ký kết hợp đồng, hai bên cùng thỏa thuận kỹ các điều khoản được ghi
trong hợp đồng như:
4.2.1. Tên hàng - Số lượng - Đơn giá
Thống nhất tên gọi hàng hóa giữa bên bán và bên mua. Tên gọi được đặt sao cho
dễ gọi, dễ hiểu và diễn đạt được chủng loại của hàng hóa.
Ví dụ tên hàng hóa: Nho quả xanh già hay Nho quả sơ chế sấy khơ.
Thống nhất số lượng, đơn giá hàng hóa cho từng thời điểm trong năm. Riêng
đơn giá cần phải thỏa thuận khung biến động để đảm bảo bình ổn giá cho cả người
mua và người bán.
4.2.2. Tiêu chuẩn kĩ thuật
- Đúng giống, không lẫn lộn giống
- Quy cách tỷ lệ quả đủ tiêu chuẩn > 90%.
- Phẩm chất tỷ lệ quả thối dập < 1%. Khơng có tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực
vật.

4.2.3. Địa điểm và thời gian giao nhận
- Địa điểm giao nhận: Tại địa điểm ở đâu, ai là người thu, nhận...
- Bốc xếp lên xuống xe, nhà kho.
- Thời gian giao nhận: Trong bao lâu? Mỗi ngày bên bán giao cho bên mua trung
bình bao nhiêu tấn? Trong trường hợp thu rộ số lượng nho tăng cao, bên bán phải báo
trước cho bên mua bao nhiêu ngày.
- Giao hàng trong ngày vào lúc từ 3 giờ đến 5 giờ chiều.
4.2.4. Phương thức thanh toán
- Bên mua thanh toán cho bên bán bằng chuyển khoản hay tiền mặt.
- Bên mua đặt cọc trước cho bên bán là bao nhiêu, khấu trừ tiền cọc khi nào.
Thông thường số tiền bên bán đã nhận cọc sẽ được khấu trừ dần vào giai đoạn
cuối khi hợp đồng thực hiện chuẩn bị chấm dứt và tất toán vào chuyến nhận hàng
cuối cùng.


11

- Bên B thanh toán cho bên A theo từng ngày nhận hàng.
4.2.5. Điều khoản chung
Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng.
Nếu bên B khơng thực hiện hợp đồng thì khơng được nhận lại số tiền đặt cọc
trước. Ngược lại, nếu bên A khơng thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi
số tiền bên B đã đặt cọc trước.
Trong q trình thực hiện, nêu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống
nhất giải quyết bằng văn bản phụ lục bổ sung hợp đồng mới có giá trị.
Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì phải bồi thường những thiệt hại đã gây
ra cho bên kia.
Hợp đồng được lập thành nhiều bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ
một số bản.
5. Soạn thảo và ký kết hợp đồng

Các căn cứ để soạn thảo hợp đồng
- Theo pháp luật qui định của nhà nước
- Theo thỏa thuận của 2 bên
- Theo tình hình thực tế
5.1. Soạn thảo hợp đồng:
Ví dụ: Mẫu hợp đồng mua bán quả nho có thể tham khảo như sau

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự Do - Hạnh Phúc
............, ngày..... tháng....., năm2012.
HỢP ĐỒNG KINH TẾ
v/v - Mua bán quả nho ......
- Căn cứ Bộ luật Dân sự nước CHXHCNVN số 33/2005 QH11 và Luật Thương
mại số 36/2005 – QH11 ban hành ngày 14/6/2005.
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và khả năng, nhu cầu quả nho ......... của hai
bên.


12

Hôm nay, ngày 01 tháng 11 năm 2012, đại diện hai bên gồm có:
BÊN A <Bên bán>
- Do ơng: Phạm Văn Y
- Địa chỉ: Khối Phố 5, Thị trấn Tân Hà, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
- Điện thoại: 1234138717
- CMT số: 150992244; Ngày cấp: 22/4/2000; Nơi cấp: CA Lâm Đồng.
BÊN B <Bên mua>
- Do ông: Trần Văn Thời
- Địa chỉ: Ấp 2, xã Đơng Hịa, Huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng.
- Điện thoại: 0904 677 677

- CMT:0123451239; Ngày cấp: 01/01/1995; Nơi cấp: Công an Lâm Đồng.
Hai bên cùng thống nhất ký hợp đồng với các điều khoản sau:
ĐIỀU 1: Tên hàng - Số lượng - Đơn giá
Bên A bán cho bên B nho quả:
- Tên hàng: nho quả chín loại I.
- Số lượng: 1.000 tấn.
- Đơn giá: 3.000.000đồng/tấn.
- Thành tiền: 3.000.000.000đ (Ba tỷ đồng chẵn).
ĐIỀU 2: Tiêu chuẩn - Kĩ thuật - Quy cách - Phẩm chất
- Đúng giống nho tiêu, không lẫn lộn giống.
- Tỷ lệ quả đủ tiêu chuẩn > 90%.
- Tỷ lệ quả thối dập < 1%.
- Khơng có tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật.
- Giao hàng trong ngày vào lúc từ 3 giờ đến 5 giờ chiều.
ĐIỀU 3: Địa điểm và thời gian giao nhận
- Địa điểm giao nhận: Tại địa điểm thu mua bên A
- Bốc xếp bên lên xe: bên A chịu.
- Thời gian giao nhận: Trong vòng 60 ngày từ 01/11/2012 đến 30/12/2012. Mỗi
ngày giao cho bên B trung bình từ 15 - 20 tấn.


13

Trong trường hợp thu rộ số lượng nho tăng cao, bên A phải báo trước cho bên B từ 3
– 5 ngày.
ĐIỀU 4: Phương thức thanh toán
Bên B thanh toán cho bên A bằng chuyển khoản
- Bên B đặt cọc trước cho bên A 500.000.000đ.
- Bên B thanh toán cho bên A theo từng ngày nhận hàng. Số tiền bên B đã ứng
trước sẽ khấu trừ và tất toán vào chuyến nhận cuối cùng.

ĐIỀU 5: Điều khoản chung
Hai bên cam kết việc thực hiện đầy đủ các điều khoản ghi trong hợp đồng.
Nếu bên B không thực hiện hợp đồng thì khơng được nhận lại số tiền đặt cọc
trước. Ngược lại, nếu bên A khơng thực hiện hợp đồng thì phải bồi thường gấp đôi
số tiền bên B đã đặt cọc trước.
Trong q trình thực hiện, nêu có gì trở ngại, hai bên phải cùng bàn bạc, thống
nhất giải quyết bằng văn bản mới có giá trị. Nếu một bên tự ý vi phạm hợp đồng thì
phải bồi thường những thiệt hại đã gây ra cho bên kia.
Hợp đồng được lập thành 4 bản, có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ 2 bản.
ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

XÁC NHẬN CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

5.2. Soạn thảo thanh lý hợp đồng:
5.2.1. Nội dung cơ bản của bản thanh lý
Thanh lý Hợp đồng:
- Tiến hành tại thời điểm mà nghĩa vụ của các bên tham gia ký kết hợp đồng đã
được thực hiện về cơ bản. Mỗi bên đều muốn giải quyết vấn đề còn tồn tại và thoát
ra khỏi sự ràng buột đối với nhau về mặt pháp lý.
- Để thanh lý Hợp đồng phải nắm được, giải thích được các nội dung chi tiết trong
Hợp đồng. Phải nêu được các bước thực hiện để xúc tiến thanh lý một Hợp đồng
mua bán sản phẩm.


14

5.2.2. Cách soạn bản thanh lý
Các căn cứ để sọan thảo bản thanh lý

- Theo pháp luật qui định của nhà nước
- Theo nội dung hợp đồng
- Theo thỏa thuận của 2 bên
Bản thanh lý mẫu dùng tham khảo
Đơn vị hợp đồng:
..............................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
BIÊN BẢN THANH LÝ HỢP ĐỒNG

- Căn cứ vào hợp đồng số:.......,ngày......tháng......năm....., về việc.................
……………………………………………………………………………
- Căn cứ vào biên bản nghiệm thu ngày.......tháng.......năm 200.....................
Hôm nay, ngày..... tháng...... năm 200..., tại …………………………………….
chúng tơi gồm có:
I. ĐẠI DIỆN BÊN A:
1- Ông: …………………………….. Chức vụ:..............................................
2- Ông: …………………………….. Chức vụ:..............................................
II. ĐẠI DIỆN BÊN B:
1- Ông: …………………………….. Chức vụ:..............................................
2- Ông: …………………………….. Chức vụ:..............................................
Hai bên đã cùng tiến hành thanh lý hợp đồng như sau:
A. Khối lượng và giá trị hợp đồng được giao nhận:
- Khối lượng: ..............................................................
- Giá trị:…………………………(viết bằng chữ………………………….)
B. Khối lượng và giá trị hợp đồng bên B đã thực hiện được:
- Khối lượng: ..............................................................
- Giá trị thực hiện: ......................................................
- Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng: ..................................

Tổng hợp đồng bên A thanh toán cho bên B Là:........


15

C. Số tiền bên B đã ứng của bên A:
Ứng đợt 1: :…..……………… (viết bằng chữ………………………….)
Ứng đợt 2:……………………..(viết bằng chữ………………………….)
D. Trừ phần đã ứng trước, phần còn lại bên B được thanh tốn:
- Số tiền cịn lại bên A sẽ thanh toán lại cho bên B:……………………………
(viết bằng chữ………………………………………………………………….)
Thời hạn thanh tốn vào ngày.... tháng... năm..... 200...
Hai bên nhất trí thanh lý hợp đồng số:........, ngày...tháng....năm....200...
Biên bản thanh lý hợp đồng được lập thành..... bản, mỗi bên giữ... bản.
ĐẠI DIỆN BÊN B

ĐẠI DIỆN BÊN A

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi:
Câu 1: Điều cần thiết đối với vấn đề tiêu thụ nho
A. Tìm hiểu giá cả thị trường
B. Tìm hiểu nhiều đối tác mua nho
C. Ký kết hợp đồng mua nho trước khi thu hoạch
D. Cả 3 phương án trên

Câu 2: Hợp đồng kinh tế là
A. Thoả thuận bằng miệng giữa hai bên bán và mua
B. Văn bản pháp lý có mối quan hệ ràng buộc giữa các thành phần tham gia
ký kết

C. Sự hứa hẹn giữa hai bên bán và mua
D. Cả 3 phương án trên
Câu 3: Trước khi ký kết hợp đồng cần
A. Thống nhất giữa hai bên bán và mua


16

B. Đọc kỹ câu, từ trong hợp đồng
C. Bổ sung những điều khoản khơng hợp lý và thiếu sót
D. Cả 3 phương án trên
Câu 4: Soạn thảo 1 hợp đồng mua bán cần có những nội dung nào sau đây
A. Tên hàng, số lượng, đơn giá, địa điểm và thời gian giao nhận
B. Tiêu chuẩn của sản phẩm và phương thức thanh toán
C. Ràng buộc giữa hai bên bán và mua
D. Cả 3 phương án trên
Câu 5: Sau khi 2 bên bán và mua đã giao và nhận sản phẩm đúng theo bản hợp
đồng đã ký kết cần
A. Trao đổi và chuẩn bị mẫu văn bản thanh lý theo quy định của nhà nước
A. Soạn thảo văn bản thanh lý
B. Ký vào văn bản thanh lý hợp đồng
D. Cả 3 phương án trên
2. Bài tập thực hành:
2.1. Bài thực hành số 5.1.1. Tìm hiểu thị trường và soạn văn bản hợp đồng bán
nho
- Mục tiêu: Biết cách thu thập thông tin thị trường và soạn 1 bản hợp đồng
mua bán nho.
- Nguồn lực: Xe máy, các cơ sở mua nho, cửa hàng bán nho, bản hợp đồng
theo quy định nhà nước, máy tính để bàn, giấy và bút ghi.
- Cách thức tiến hành:

+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc của bài thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong
quá trình tìm hiểu thị trường, trao đổi và thực hiện soạn thảo văn bản hợp đồng.
+ Giáo viên hướng dẫn các nhóm từng bước thực hiện cơng việc tìm hiểu thị
trường và soạn thảo văn bản hợp đồng đúng quy định.
+ Giáo viên giao cơng việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện
theo đúng hướng dẫn
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện cơng việc
theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:


17

Thứ
tự

Nội dung các
bước

Chỉ dẫn công việc

Yêu cầu kỹ thuật

Soạn từng nội dung công việc Soạn nội dung công
trước khi đi tìm hiểu thị trường việc chi tiết trước
như: Nơi trồng nho với diện khi đi
tích lớn, nơi thu mua nho lớn,
nơi tiêu thụ nho lớn, giá bán ở
cơ sở thu mua và cửa hàng bán
nho…


1

Chuẩn bị kế
hoạch đi tìm
hiểu thị
trường

2

Tìm hiểu và
thu thập các
thông tin trên
thị trường
mua bán nho

3

Soạn thảo văn bản hợp đồng Thực hiện đúng
Soạn thảo văn mua bán nho với cơ sở thu mẫu quy định và
bản hợp đồng mua nho lớn theo mẫu quy thật chi tiết
định của nhà nước

Thu thập từng thông tin với vai Ghi chép lại những
trò là người bán nho, người thu thông tin thu thập
mua nho và cả khách hàng được
mua lẻ

- Thời gian hoàn thành: 10 tiết (9 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và
nhận xét, tổng kết bài).

- Địa điểm: Các cơ sở thu mua nho, cửa hàng bán nho và phòng học
- Kết quả đạt được sau bài thực hành:
+ Thu thập được thông tin cần thiết để soạn hợp đồng ở 5 cơ sở thu mua lớn
và 5 cửa hàng bán nho.
+ Soạn thảo được văn bản hợp đồng đúng quy định
2.2. Bài thực hành số 5.1.2. Trao đổi và lựa chọn đối tác mua bán nho
- Mục tiêu: Biết cách tìm hiểu, trao đổi mua bán nho với các đối tác
- Nguồn lực: Xe máy, các cơ sở thu mua nho lớn, cửa hàng bán nho, bảng nội
dung trao đổi, một vài chùm nho chín, giấy và bút ghi.
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên nêu yêu cầu công việc của bài thực hành
+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong
quá trình tìm hiểu, trao đổi với các đối tác.


18

+ Giáo viên hướng dẫn các nhóm nội dung những việc cần trao đổi
+ Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện
theo đúng hướng dẫn
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện cơng việc
theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:
Th
ứ tự

1

Nội dung các
bước


Chỉ dẫn công việc

Yêu cầu kỹ thuật

Soạn từng nội dung công việc trước Soạn nội dung trao
khi trao đổi với đối tác như: Họ tên đổi công việc chi
Chuẩn bị nội và số điện thoại người thu mua, địa tiết trước khi đi
dung cần thiết chỉ, thu mua bắt đầu từ khi nào, cách
để trao đổi
thức thu mua, mục đích thu mua, giá
với đối tác
thu mua, sản lượng thu mua hằng
năm, thu mua ở những vùng nào là
chủ yếu…
Đưa mẫu quả cho đối tác xem

2

3

Ghi chép lại những
Trao đổi và
Thu thập thông tin với đối tác với vai thông tin thu thập
thu thập thơng trị là người bán nho với sản lượng được
tin cụ thể của lớn đối với cơ sở thu mua lớn và
từng đối tác
người bán nho đối với các cửa hàng
Lựa chọn đối
tác thu mua
nho


Chọn đối tác thu mua lâu năm, giá Chọn đúng đối tác
thành mua cao và có uy tín
thu mua nho tiềm
năng

- Thời gian hồn thành: 10 tiết (9 tiết thực hiện và 1 tiết hướng dẫn mở đầu và
nhận xét, tổng kết bài).
- Địa điểm: 5 cơ sở thu mua nho lớn, 5 cửa hàng bán nho
- Kết quả đạt được sau bài thực hành:
+ Thu thập được thơng tin cần thiết trong q trình trao đổi với các đối tác
+ Lựa chọn được đối tác tiềm năng
C. Ghi nhớ:
- Trước khi tiêu thụ nho cần tìm hiểu thị trường, đối tác thu mua nho


19

- Soạn và ký kết hợp đồng kinh tế theo mẫu quy định của nhà nước dối với các
cơ sở thu mua nho lớn.
- Trước khi ký kết hợp đồng phải đọc kỹ câu, từ trong hợp đồng và bổ sung
nội dung trong hợp đồng nếu thấy sai hoặc thiếu sót
- Sau khi 2 bên bán và mua đã giao và nhận sản phẩm đúng theo bản hợp đồng
cần chuẩn bị và ký vào bản thanh lý hợp đồng trước khi chấm dứt hợp đồng


20

BÀI 2: THU HOẠCH NHO
Mã bài: MĐ05-02

Mục tiêu:
- Nêu được đặc điểm của quả và chùm nho chín;
- Xác định đúng độ chín của chùm nho và thời điểm thu hoạch hiệu quả;
- Thực hiện được thao tác cắt chùm quả đúng kỹ thuật;
- Cẩn thận, có trách nhiệm.
A. Nội dung
1. Chuẩn bị thu hoạch:
- Xác định thời điểm thu hoạch: Việc xác định thời điểm thu hoạch rất quan
trọng, sao cho quả đạt độ chín vì nho khơng tăng chất lượng cũng như màu sắc sau
khi thu hoạch. Khi thấy màu sắc quả đặc trưng cho giống, quả ngọt, hương vị thơm,
hạt đã chuyển sang màu nâu, hạt cứng và quả thấy mọng nước thì có thể thu hoạch.
Nếu thu hoạch sớm quá, trái có vị chua và chát, hương vị khơng ngon. Nếu
thu hoạch trễ q thì trái dễ bị hư, nứt quả, rụng nhiều trong quá trình vận chuyển
và bảo quản.
- Chuẩn bị vật tư để thu hái: Giỏ tre hay sọt nhựa đựng nho, giấy mềm, kéo
cắt cành hoặc kéo thường, bao, bạt, xe rùa và xe ô tô vận chuyển…
2. Thu hoạch
- Thời gian cắt nho thường vào lúc sáng sớm từ 6 – 10 giờ sáng.
- Chọn những chùm quả đã đủ độ chín (khoảng trên 80% số lượng quả trong
chùm có vỏ đã chuyển màu) và đủ thời gian cách ly thuốc trừ sâu bệnh.

Hình 5.2.1. Chọn chùm nho đã đủ độ chín


21

- Dùng kéo cắt cuống chùm dài rời khỏi dây nho, sao cho cuống chùm dài
sau khi cắt không quá ngắn để tiện cho việc cầm nắm, xử lý bảo quản và đóng gói.

Hình 5.2.2. Chùm nho được chọn và bắt đầu

cắt

Hình 5.2.3. Chùm nho sau khi cắt
xong

- Đưa chùm quả mới cắt vào giỏ tre hoặc giỏ nhựa chứa khoảng 10 – 15kg và
lót giấy mềm bên dưới để tránh dập quả. Nếu giỏ to không nên chất đầy nho và chỉ
chất khoảng 10 – 15kg quả.

Hình 5.2.4. Giỏ tre đựng nho

Hình 5.2.5. Giỏ nhựa đựng nho

- Khi giỏ tre đựng quả đầy cần xếp lên xe rùa (nếu gần) hoặc bằng ô tô (nếu
xa) đến nơi phân loại.


22

B. Câu hỏi và bài tập thực hành
1. Câu hỏi: Hãy khoanh tròn vào những câu trả lời đúng:
Câu 1: Để nho sau khi thu hoạch đạt chất lượng tốt, vấn đề cần quan tâm nhất là:
A. Chuẩn bị vật tư thu hái đầy đủ
B. Xác định thời điểm thu hoạch thích hợp
C. Chuẩn bị nhân cơng thu hái chun nghiệp
D. Thu hoạch vào lúc sáng sớm
Câu 2: Thời gian thu hoạch nho tốt nhất trong ngày
A. 2 – 6 giờ
B. 6 – 10 giờ
C. 11 – 14 giờ

D. 14 – 17 giờ
Câu 3: Số lượng quả chín ở chùm nho thu hái đạt chất lượng
A. Dưới 60%
B. Khoảng 60%
C. Từ 60 - 80%
D. Trên 80%
Câu 4: Xếp nho trong giỏ tốt nhất khoảng bao nhiêu kilogram
A. 5 – 10kg
B. 10 – 15kg
C. 15 – 20kg
D. 20 – 25kg
Câu 5: Để biết được quả nho đã chín người ta thường dựa vào
A. Màu sắc tùy từng giống
B. Độ ngọt và hương vị
C. Hạt chuyển sang màu nâu, cứng và quả mọng nước
D. Cả 3 phương án trên


23

2. Bài tập thực hành:
2.1. Bài thực hành số 5.2.1: Xác định đặc điểm quả và chùm nho chín của các
giống nho
- Mục tiêu: Nhận diện đặc điểm quả và chùm nho đã chín có thể thu hoạch
của các giống nho khác nhau.
- Nguồn lực: 3 – 5 giống nho ở những vườn nho đến thời kỳ thu hoạch, máy
ảnh, vở và bút ghi
- Cách thức tiến hành:
+ Giáo viên nêu u cầu cơng việc: Quan sát đặc điểm hình thái của quả và
chùm quả chín của các giống nho.

+ Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 3 - 5 học viên hỗ trợ nhau trong
việc quan sát, trao đổi để hoàn thiện tốt bài tập thực hành và bầu nhóm trưởng.
+ Giáo viên yêu cầu các nhóm đọc lại đặc điểm quả chín của các giống nho
khác nhau ở phần lý thuyết đã học.
+ Giáo viên giao công việc cho từng nhóm và yêu cầu các nhóm thực hiện
theo đúng hướng dẫn
- Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm thực hiện cơng việc
theo bảng hướng dẫn thực hiện công việc sau:
Thứ
tự
1

Nội dung các
bước
Nhận diện
giống nho

Chỉ dẫn cơng việc

u cầu kỹ thuật

Nhìn hình thái quả và chùm Nhận diện đúng giống
quả chín để xác định giống nho đang quan sát
nho đang quan sát

2

Nhận diện quả
nho chín


Hái 1 quả đã chuyển màu khác Mơ tả được đặc điểm
so với quả còn xanh và quan quả nho chín so với quả
sát màu sắc vỏ, màu sắc hạt và nho xanh của từng giống
độ mọng nước đồng thời ngửi nho khác nhau
và nếm thử quả đó so với quả
cịn xanh.

3

Nhận diện
chùm quả có
thể thu hái

Đếm số lượng quả chín trong Nhận diện đúng chùm
chùm nếu thấy số lượng quả quả có thể thu hái
chín trên 80% là có thể thu hái.


×