Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

KT 45Van 8 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.1 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG THCS CHIỀNG CƠI</b>
<b>Lớp: ……..</b>


<b>Họ và tên: ………</b>


<b>Thứ ……. ngày ……. tháng 03 năm 2012</b>
<b>BÀI KIỂM TRA 45 PHÚT</b>


<b>Môn: Ngữ văn 8</b>


<b>Điểm</b> <b>Lời nhận xét</b>


<b>ĐỀ BÀI</b>


<b>Câu1: </b><i>(1,5 điểm) </i>Trình bày những hiểu biết của em về các thể: Chiếu, hịch, cáo?


<b>Câu 2: </b><i>(1,5 điểm)</i> Qua văn bản Hịch tướng sĩ em hiểu gì về thái độ, nỗi lòng và niềm
mong muốn của Trần Quốc Tuấn?


<b>Câu 3: </b><i>(1 điểm)</i><b> Chép lại (Theo trí nhớ) phần dịch thơ bài Đi dường của Hồ Chí Minh</b>
<b>Câu 4: </b><i>(4 điểm)</i><b> Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hai câu cuối trong</b>
bài thơ Ngắm trăngCủa Hồ Chí Minh.


<i> Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ</i>
<i> Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ</i>


<b>Câu 5</b><i>:(2 điểm)</i> Hãy khái qt trình tự lập luận của đoạn trích <i>Nước Đại Việt ta</i> và điền
vào sơ đồ sau .


<i><b> </b></i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<b>Câu1:(1,5 điểm) Em hiểu gì về các thể: Chiếu, hịch, cáo?( Mỗi nội dung thể loại đúng</b>
được 0,5 điểm)


+ Chiếu: là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh, có thể viết bằng văn vần, văn
biền ngẫu hoặc văn xuôi; được cơng bố và dón nhận một cách trang trọng <i>(0,5 điểm)</i>


+ Hịch: Hịch là thể văn chính luận trung đạicủa vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh
dùng để cổ động, thuyết phục hoặc kêu gọi đấu tranh chống thù trong giặc ngồi hoặc để
khích lệ tình cảm, tinh thần người nghe. Hịch thường được viết theo thể biền ngẫu
<i>(0,5 điểm</i>


+ Cáo: Là thể văn nghị luận cổ, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình
bày một chủ trương hay cơng bố một kết quả một sự nghiệp. Cáo thường được viết bằng
văn biền ngẫu, có tính chất hùng biện, lí luận sắc bén.. <i>(0,5 điểm)</i>


<b>Câu 2: (1,5điểm) Thái độ, nỗi lòng và niềm mong muốn của Trần Quốc Tuấn qua văn bản</b>
<i><b>Hịch tướng sĩ :</b></i>


- Căm thù giặc sâu sắc. <i>(0,25 điểm)</i>
- Yêu nước tha thiết <i>(0,25 điểm)</i>
- Nghiêm khắc, thẳng thắn phê bình những sai trái của các tướng sĩ. <i>(0,5 điểm)</i>
- Khuyên tướng sĩ chăm chỉ luyện tập để bảo vệ đất nước. <i>(0,5 điểm)</i>


<b>Câu 3: (1 điểm) Chép lại (Theo trí nhớ) phần dịch thơ bài Đi đường của Hồ Chí Minh.</b>
Yêu cầu chép chính xác, đẹp.


Đi đường mới biết gian lao
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng


Núi cao lên đến tận cùng



Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non


<b>Câu4: (4 điểm) Viết một đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về hai câu cuối bài</b>
thơ Ngắm trăng của tác giả Hồ Chí Minh


<i>Hình thức</i>: Đảm bảo bố cục của một đoạn văn. đủ số câu theo quy định, văn phong rõ
ràng, lập luận mạch lạc làm rõ noịi dung câu thơ <i>(1điểm)</i>


<i>Nội dung</i>: Đảm bảo nội dung theo yêu cầu đề ra, làm rõ ý nghĩa đoạn thơ <i>( 3điểm)</i>
* Mở đoạn: <i>(0,5điểm)</i>


- Giới thiệu được bài thơ, vị trí câu thơ, khái quát được cảm nhận của mình về bài thơ
đoạn thơ


* Thân đoạn: <i>( 3điểm) </i>


<i>Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ</i>
<i> Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ</i>


-Nghệ thuật nhân hố và cấu trúc đăng đối đó đã cho ta thấy giữa người và vầng
trăng (ngoài trời) đều có song sắt nhà tù chắn ở giữa. Nhưng người đã thả tâm hồn vượt ra
ngoài cửa sắt nhà tù để tìm đến ngắm trăng sáng để giao hồ với vầng trăng tự do đang toả
mộng giữa trời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

đắm. Cấu trúc đăng đối của hai câu thơ chữ Hán đã làm nổi bật “tình cảm song phương”
đều mãnh liệt của cả người và trăng.


- Giúp ta thấy với Bác Hồ trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm tri kỉ từ
lâu. Hai câu thơ giúp ta thấy sức mạnh tinh thần kì diệu, phong thái ung dung tự tin vượt


lên trên mọi hoàn cảnh của Bác


* Kết đoạn: <i>(0,5 điểm)</i>


<b> Đọc câu thơ ta cảm thấy người tù cách mạng dường như không chút bận tâm về</b>
chế độ nhà tù khủng khiếp, cũng bất chấp song sắt thô bạo của nhà tù, để tâm hồn bay
bổng tìm đến với vầng trăng tri kỉ. Bài thơ vừa thể hiện tình cảm thiên nhiên đặc biệt sâu
sắc, mạnh mẽ, một biểu hiện nổi bật của tâm hồn nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức
mạnh tinh thần to lớn của người chiến sĩ vĩ đại đó.


<b>Câu 5:( 2điểm): Trình tự lập luận của đoạn trích </b><i>Nước Đại Việt ta</i> được điền vào sơ đồ
như sau


NGUYÊN LÍ NHÂN
NGHĨA




<i><b> </b></i>


Yên dân
Bảo vệ đất
nước để yên
dân


Trừ bạo
Giặc Minh


xâm lược
Chân lí về sự tồn tại độc lập có



chủ quyền của dân tộc Đại Việt


Văn hiến


lâu đời Lãnh thổriêng Phong tụcriêng Lịch sửriêng Chế độ, chủquyền riêng


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×