Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (490.97 KB, 31 trang )

Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc

Dàn ý phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu
Dàn ý số 1
I. Mở bài
- Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.
- Dẫn dắt tám câu thơ cần phân tích.
II. Thân bài
1. Bốn câu đầu: Khơi gợi kỷ niệm về một giai đoạn đã qua, về khơng gian nguồn cội, nghĩa tình.
- Khung cảnh chia tay bịn rịn giữa kẻ ở và người về.
- Cách xưng hơ “mình - ta”: thân mật gần gũi như trong ca dao.
- Điệp ngữ và kết cấu tu từ được lặp lại hai lần như khơi dậy bao kỉ niệm. Hai câu hỏi đều hướng về
nỗi nhớ, một nỗi nhớ về thời gian “mười lăm năm”, một nỗi nhớ về khơng gian: “sơng, núi, nguồn”.
=> Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với người lính
2. Bốn câu sau: Tiếng lịng của người về xuôi mang bao nỗi nhớ thương, bịn rịn.
- Từ láy “bâng khuâng” thể hiện sự xao xuyến, “bồn chồn” thể hiện sự không yên tâm trong dạ, không
nỡ rời bước.
- Hình ảnh “áo chàm” chỉ người dân Việt Bắc thân thương giản dị.
- Cử chỉ cầm tay nhau thay lời nói chứa đầy cảm xúc.
- Lời người ở lại nhắn gửi tới người ra đi: Lời nhắn gửi được thể hiện dưới hình thức những câu hỏi:
nhớ về Việt bắc cội nguồn quê hương cách mạng, nhớ thiên nhiên Việt Bắc, nhớ những địa danh lịch
sử, nhớ những kỉ niệm ân tình...
- Nghệ thuật:





Liệt kê hàng loạt các kỉ niệm.
Ẩn dụ, nhân hóa: rừng núi nhớ ai.
Điệp từ “mình”.


Cách ngắt nhịp 4/4 đều tha thiết nhắn nhủ người về thật truyền cảm.

=> Thiên nhiên, mảnh đất và con người Việt Bắc với biết bao tình nghĩa, ân tình, thủy chung.
III. Kết bài
Đánh giá chung về tám câu thơ đầu.

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Dàn ý số 2
I. Mở bài:
- Giới thiệu ngắn gọn tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận.
- Dẫn dắt vấn đề cần phân tích: Tính dân tộc thể hiện trong 8 câu thơ đầu
II. Thân bài:
1. Cảm nhận về đoạn thơ:
– Đoạn thơ là lời tâm tình, nhắn nhủ tha thiết giữa người ở lại và người ra đi. Người ở lại là đồng bào
chiến khu Việt Bắc, người ra đi là những cán bộ kháng chiến từng gắn bó với quê hương cách mạng
suốt mười mấy năm trời:
“Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”.
– Gịong thơ như chảy ra từ trong nguồn mạch của ca dao. Cách xưng hơ “mình- ta” cứ như lời bày tỏ
tình u đơi lứa trong dân gian .Đại từ “mình” trong dân gian chỉ thể hiện ở cao trào của tình yêu khi
hai con người hoá thân thành một. Ở đây, tác giả lấy phép màu nhiệm của tình yêu để cắt nghĩa, lý
giải cho mối quan hệ gắn bó giữa các bộ với nhân dân. Điệp ngữ và kết cấu câu hỏi tu từ “ mình về
mình có nhớ”được láy lại 2 lần như khơi vào trong kỷ niệm của người đi và người ở.
– Người ở lại với núi rừng nhạy cảm hơn về sự chia xa, cách biệt nên đã cất lên câu hỏi da diết, khắc
khoải: “Mình về mình có nhớ ta… Mình về mình có nhớ không…”. Mỗi câu hỏi là một lời nhắc nhớ
về ân tình sâu nặng của mấy ngàn ngày kháng chiến: “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”.
– Trên suốt hành trình đầy gian nan thử thách đó, qn với dân, miền ngược với miền xuôi… đã kề

vai sát cánh, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi:
“Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?”
Trong lời hỏi của người ở lại còn chứa đựng lời nhắn nhủ thiết tha: Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ
nguồn… mong mỏi người ra đi về với miền xuôi vẫn không quên núi rừng Việt Bắc…
– Người ra đi thấu hiểu nỗi niềm của người ở lại nên đã bày tỏ và khẳng định tình cảm sâu nặng dành
cho đồng bào Việt Bắc:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…”

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
-Giây phút chia li trong tưởng tượng diễn ra cực kỳ sâu sắc với những cảm xúc ghìm nén trong tâm
trạng của người đi. Đại từ “ai” phiếm chỉ tạo nên một cõi mơ hồ, mông lung trong nỗi nhớ ( như cách
bày tỏ trong ca dao : Ai về ai có nhớ ai…).
– Những từ láy “ tha thiết, bâng khuâng, bồn chồn” diễ tả chính xác con sóng lịng đang dấy lên trong
tâm hồn nhà thơ lúc phân ly.
– Hình ảnh hốn dụ “Áo chàm” ( chỉ người Việt Bắc) đã thể hiện tình cảm gắn bó của nhà thơ với
những người dân Việt Bắc giản dị, nghèo khổ mà sâu đậm ân tình.
– Cách ngắt nhịp 3/3; 3/3/2 ở hai câu thơ cuối đoạn diễn tả mộc cách thân tình cái ngập ngừng , bịn
rịn trong tâm trạng, trong cử chỉ của người đi kẻ ở.Kỷ vật trao rồi mà mà lòng vẫn quyến luyến không
thể rời xa.
– Tâm trạng của những người kháng chiến trong phút giây từ biệt chiến khu cách mạng có sự đan xen,
hịa quyện của niềm vui chiến thắng, hịa bình và nỗi buồn chia ly, xa cách. Trong đó, nổi bật nhất vẫn
là tình cảm bùi ngùi, lưu luyến, nhớ thương dành cho người ở lại.Hình ảnh hoán dụ “áo chàm” vừa
gợi cảm giác gần gũi, thân thương vừa tăng tính khái quát cho câu thơ. Phút “lặng im” chất chứa bao

điều không thể diễn tả bằng lời. Đó cũng là khoảnh khắc kẻ ở, người đi thấu hiểu nỗi lịng nhau mà
khơng cần phải giãi bày, thổ lộ…
– Có thể nói, đây là đoạn thơ hay nhất của bản tình ca Việt Bắc, bởi lẽ nhà thơ đã miêu tả rất đúng
quy luật nỗi nhớ trong tình cảm của con người ở vào giờ phút chia li : nỗi nhớ nào cũng làm cho thời
gian đằng đẵng và không gian mênh mông. Nhớ nhau , người ta tính từng khoảng cách. Có điều ở đây,
chưa chia li mà đã nhớ. Người còn đấy, cảnh còn đây, mặt đối mặt mà lòng đã bâng khuâng , lưu
luyến.
– Dù miêu tả tình cảm mang tính chất chính trị, nhưng đoạn thơ không khô khan, trừu tượng bởi tác
giả nắm vững quy luật của tình đời, tình người.
→ Chính vì thế, đoạn thơ (nói riêng) ; “Việt Bắc” (nói chung) đã vượt qua ranh giới của thời đại,
thấm sâu vào hồn của người đọc qua nhiều thế hệ.
2. Nhận xét ngắn gọn về tính dân tộc đậm đà của thơ Tố Hữu:
Thơ Tố Hữu nói chung và Việt Bắc nói riêng đậm đà tính dân tộc cả trong nội dung và hình thức nghệ
thuật.



Về nội dung: Ngợi ca nghĩa tình cách mạng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến giữ
nước, Tố Hữu đã tiếp nối, phát huy những truyền thống đạo đức cao quí của dân tộc.
Về nghệ thuật: sử dụng thể thơ lục bát truyền thống; kết cấu đối đáp mình – ta của ca dao,
dân ca; ngôn ngữ mộc mạc, giản dị; vận dụng những phép tu từ quen thuộc của ca thơ ca dân
gian; giai điệu thơ ngọt ngào, sâu lắng; sử dụng các từ láy, dùng vần và phối hợp các thanh
điệu… kết hợp với nhịp thơ tạo thành nhạc điệu phong phú, diễn tả nhạc điệu bên trong của
tâm hồn mà ở bề sâu của nó là điệu cảm xúc và tâm hồn dân tộc.

III. Kết bài:


Đoạn thơ thể hiện đậm nét phong cách thơ Tố Hữu, giọng điệu thơ ngọt ngào truyền cảm,
mang đậm phong vị ca dao dân gian, đề cập đến con người và cuộc sống kháng chiến.


Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc


Thơng qua hình tượng Việt Bắc, tác giả ca ngợi phẩm chất cách mạng cao đẹp của quân dân
ta, khẳng định nghĩa tình thuỷ chung son sắt của người cán bộ, chiến sĩ đối với “Việt Bắc”.

Tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc ngắn gọn
Bài làm mẫu 1
Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, tháng 10 năm 1954, các cơ quan
Trung ương của Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc trở về Hà Nội. Nhân sự kiện có tính chất
lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc, khắc họa lại cuộc chia tay lịch sử với những tình cảm
thủy chung son sắt. Tình cảm ấy được thể hiện qua những câu thơ sau:
Mình về mình có nhớ ta?
....
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Đoạn thơ tràn đầy một nỗi nhớ tưởng như khơng thể kìm nén được, cứ trào ra theo ngịi bút và tn
chảy thành những dịng thơ. Có đến bốn chữ “nhớ” trong một đoạn thơ tám câu chắc hẳn nỗi nhớ ấy
phải thật da diết và sâu nặng. Đây là nỗi nhớ quê hương cách mạng của người đã từng gắn bó sâu sắc
với vùng đất thiêng đầy kỷ niệm ấy, là nỗi nhớ của nghĩa tình, của ân tình thủy chung.
Khúc hát dạo đầu đã nhắc đến nỗi nhớ của đạo lí Việt Nam, cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi nhớ,
người ở lại hỏi người ra đi cũng chỉ một nỗi nhớ và người ra đi trả lời bằng chính nỗi nhớ ấy của mình.
Tố Hữu đã diễn tả nỗi nhớ quê hương cách mạng bằng tiếng nói ngọt ngào, tha thiết của khúc hát đối
đáp giao duyên nam nữ trong dân ca. Khúc hát ấy thấm nhuần đạo lí ân tình thủy chung:
Mình về mình có nhớ ta?

Nhìn cây nhớ núi nhìn sơng nhớ nguồn.

Nghe như ca dao, lại phảng phất âm hưởng thơ Kiều, hai câu đầu gợi ta nhớ đến một câu thơ trong
Truyện Kiều:
Mười lăm năm ấy biết bao nhiêu tình
Việt Bắc đã hỏi người cán bộ về xi có cịn nhớ mình khơng? Có cịn nhớ những tình cảm thiết tha,
mặn nồng trong suốt khoảng thời gian mười lăm năm gắn bó. Nhìn cây cịn có nhớ núi, nhìn sơng cịn
có nhớ đến nguồn? Bốn câu thơ nhưng thực chất là hai câu hỏi tu từ. Lời của người ở nhưng thực chất
là lời nói của người đi để nói lên đạo lý Việt Nam truyền thống vốn là bản chất tốt đẹp của dân tộc ta.
Khơng chỉ nói lên mà chính là nhắc nhở mọi người, nhắc nhở chính mình bởi vì cái đạo lí ấy thiêng
liêng lắm, q giá lắm, phải giữ gìn và phát huy.
Sâu nặng biết bao trong “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, ân tình biết bao khi “nhìn cây nhớ núi,
nhìn sơng nhớ nguồn”. Bốn câu thơ mà có đến bốn chữ “mình”, bốn chữ “nhớ” hòa quyện quấn quýt

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
cùng chữ “ta”, khiến cái đạo lí ân tình Việt Nam đã trở thành sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài thơ Việt Bắc,
trở thành chủ đề lớn của tác phẩm.
Sau khúc hát mở đầu là cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi nhớ của người ra đi và cả người ở lại:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Có âm thanh da diết và màu sắc đậm đà thủy chung, có bước chân bồn chồn và những cái nắm tay đầy
lưu luyến. Mỗi bước chân của người đi mang theo nỗi niềm luyến lưu cho người ở lại. “Tiếng ai”
không phải là câu hỏi, cũng chẳng phải là đại từ phiếm chỉ mà đó chính là cách nói thể hiện nỗi niềm
“bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi”. “Bâng khng” vì “đi khơng nỡ”, nhưng “bồn chồn” vì ở
cũng chẳng đành bởi lẽ Việt Bắc đã trở thành ký ức, thành tình yêu, thành tâm hồn:
Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn

Từ láy bâng khuâng, bồn chồn được Tố Hữu sử dụng rất tinh tế ở câu thơ này. Nó thể hiện được nỗi
niềm, được tâm trạng và cả những chuyển động trong cảm xúc, để rồi hình ảnh tiếp theo xuất hiện là
chiếc áo chàm qua thủ pháp hoán dụ gợi tả con người Việt Bắc:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Màu áo chàm là một hình ảnh đầy ý nghĩa, đó là màu áo của Việt Bắc đậm đà, son sắt như chính lịng
thủy chung của con người nơi đây. Màu áo ấy nhắc nhở người ra đi nhiều ký ức khó phai nhịa.
Câu thơ “cầm tay nhau biết nói gì hôm nay” mang một giá trị biểu cảm rất lớn. “Cầm tay nhau” nhưng
chẳng “biết nói gì” vì có q nhiều nỗi niềm cần bày tỏ, vì trong lịng họ tràn ngập nỗi nhớ thương
nên khơng biết nói điều gì trước, điều gì sau, điều gì nên giãi bày, điều gì nên giấu kín trong tim. Cho
nên chẳng “biết nói gì” chính là nói lên rất nhiều tấm lịng thương nhớ. Câu thơ ngắt nhịp 3/3/2 như
sự ngập ngừng lưu luyến, làm ta liên tưởng đến buổi tiễn đưa của người chinh phụ và chinh phụ trong
“Chinh phụ ngâm”:
Bước đi một bước, giây giây lại dừng
Trong màn đối đáp giao duyên của cuộc chia tay lịch sử ấy, Tố Hữu đã để cho người ở lại lên tiếng
trước. Điều này khơng chỉ hợp lý, tế nhị mà cịn cần thiết cho sự phát triển mạch thơ trong cả bài thơ.
Bằng việc sử dụng đại từ “mình - ta” cùng thể thơ lục bát, Tố Hữu đã tái hiện cuộc chia tay lịch sử
của Việt Bắc và người chiến sĩ cách mạng với biết bao ân tình, chung thủy. Con người dễ cộng khổ
nhưng khó đồng cam, Việt Bắc ra đời chính là lời nhắc nhở tình nghĩa gắn bó cùng đạo lý tri ân muôn
đời của dân tộc.

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Bài làm mẫu 2
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ ông chất phác,
mộc mạc giàu chất trữ tình. Trong sự nghiệp sáng tác của mình ơng đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị
tiêu biểu là bài thơ “Việt Bắc”. Nổi bật lên trong bài thơ là tám câu thơ đầu với lời của kẻ ở, người đi
đầy lưu luyến xúc động

Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn.
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Việt Bắc là tác phẩm đặc sắc của Tố Hữu được sáng tác vào năm 1954 sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ
được ký kết, chính phủ và chính quyền trung ương cách mạng chuyển từ căn cứ Việt Bắc về Hà Nội.
Nhân sự kiện ấy Tố Hữu sáng tác bài Việt Bắc.
Nỗi nhớ da diết của những người yêu nhau như thế nào thì nỗi nhớ của con người Việt Bắc với những
người cách mạng cũng như vậy:
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn.
Mở đầu đoạn trích là cách xưng hơ “mình” - “ta” đầy thân thương gần gũi, “mình”-là người cách
mạng cịn “ta” chính là người Việt Bắc. Người dân Việt Bắc hỏi rằng: “Mình về mình có nhớ ta” đọc
câu thơ ta thấy ở trong đó có đầy tình cảm lưu luyến, nuối tiếc như một cặp tình nhân khi phải xa nhau,
cảm giác đau khổ, khơng nỡ, nhưng tình u thì được hình thành trong qng thời gian rất ngắn cịn
tình người giữa Việt Bắc và cách mạng lại là quãng thời gian “mười lăm năm”. “Mười lăm năm” - đó
là một quãng thời gian không hề ngắn , đặc biệt trong mười lăm năm ấy tình cảm nào có nhạt phai mà
còn “thiết tha mặn nồng”.
Nếu như hai câu đầu là tình cảm giữa người với người thì đến với hai câu sau chính là tình cảm giữa
con người với thiên nhiên:
Mình về mình có nhớ khơng?

Tổng hợp: Download.vn



Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Nhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồn.
Người dân Việt Bắc không biết rằng khi về miền xi những người cán bộ cách mạng có cịn nhớ Việt
Bắc nữa hay khơng. “Mình về mình có nhớ không” đọc câu thơ lên với giọng thơ nhẹ nhàng ta thấy
rưng rưng nước mắt. Núi rừng Việt Bắc, sông núi Việt Bắc đẹp lắm, hùng vĩ lắm nhưng ở miền xuôi
lại nhộn nhịp đông đúc. Người dân Việt Bắc sợ, họ sợ những người cách mạng quên mất Việt Bắc,
quên mất những ngày tháng hái quả rừng, ăn rau rừng trên núi, qn mất dịng sơng vẫn hàng ngày bắt
cá. Trong suy nghĩ của họ, họ rất sợ. Từ “nhớ” trong câu thơ được lặp lại như muốn tô đậm thêm nỗi
nhớ nhung da diết, không nỡ rời xa, khơng nỡ chia ly. Chỉ với bốn dịng thơ đầu Tố Hữu đã tái hiện
lại khung cảnh của buổi chia ly thật xúc động, nghẹn ngào và đầy nước mắt.
Trong khung cảnh núi rừng hùng vĩ, cái se lạnh của Việt Bắc những người cách mạng chia tay Việt
Bắc
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Người cách mạng rời xa Việt Bắc nhưng vẫn nhớ về tiếng nói tha thiết của người dân Việt Bắc lúc
chia tay: “Tiếng ai tha thiết bên cồn”. Người cách mạng về xi sẽ cịn nhớ lắm giọng nói của người
dân Việt Bắc. Vì nhớ nên “Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi” câu thơ khi đọc lên ta thấy cảm
xúc như dâng trào. “bâng khuâng” là từ láy chỉ trạng thái của con người mà cụ thể ở đây là người cách
mạng về xuôi, họ ra đi nhưng trong lịng cảm thấy lưu luyến khơng nỡ rời xa. Cảm xúc nghẹn ngào
khơng nói nên lời đến cả bước đi cũng như nặng hơn. Người không muốn đi mà chân cũng không
muốn bước, bước chân trở nên “bồn chồn” như cũng muốn quay trở lại Việt Bắc, quay lại quê hương
cái nôi của cách mạng, nơi có những con người tình nghĩa, thủy chung ln chờ đón họ. Họ khơng nỡ
rời xa nhau nhưng trong giây phút nghẹn ngào cuối cùng được ở gần nhau thì họ lại không thể thốt
nên lời:
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Màu áo “chàm” - màu áo đặc trưng của cách mạng cũng góp chung vào nỗi nhớ của kẻ ở người đi, họ

nhớ nhau nhớ cả màu áo của nhau. Họ cầm tay nhau tình cảm thắm thiết mà khơng thể thốt nên lời.
Tâm trạng trong câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay” cũng khiến cho cảm xúc của người đọc
và theo cảm xúc của con người trong thơ: bồn chồn, khơng n, day dứt, khó diễn tả. Họ chia tay chỉ
muốn ịa khóc, xúc động khơng nói nên lời. họ khơng cịn gì để nói với nhau hay họ có q nhiều cảm
xúc muốn nói mà khơng thể nói hết trong một khoảnh khắc ngắn ngủi này. Chỉ vẻn vẹn có bốn câu
thơ với hai mươi tám chữ Tố Hữu đã cho người đọc hịa mình vào cuộc chia tay, cũng là lời của người
ra đi nói với người ở lại đã làm cho người đọc xúc động nghẹn ngào
Đoạn trích trên trong bài thơ “Việt Bắc” khơng chỉ thành cơng ở nội dung mà cịn thành cơng ở nghệ
thuật với thể thơ lục bát, lối đối đáp, cách xưng hơ mình ta, ngơn ngữ giàu sức gợi. đoạn trích tiêu
biểu cho phong cách thơ Tố Hữu đậm đà tính dân tộc.

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Tóm lại, tám câu thơ trên trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu đã để lại trong lịng người đọc những
cảm xúc khó phai mờ về tình cảm giữa người Việt Bắc và cách mạng. Bài thơ nói chung và đoạn thơ
nói riêng sẽ ln sống mãi trong lịng chúng ta, trong trái tim người đọc Việt Nam.

Bài làm mẫu 3
Tố Hữu là nhà thơ trữ tình chính trị, tiêu biểu cho thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ Tố Hữu thể hiện
lẽ sống lớn, tình cảm lớn của con người Cách mạng. Thơ ơng đậm đà tính dân tộc trong nội dung và
hình thức thể hiện. Bài thơ "Việt Bắc" là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca
kháng chiến chống Pháp. "Việt Bắc" là một trong những bài thơ được xếp vào hạng những bài thơ
"tống biệt" của Tố Hữu. Mặc dù là đề tài cũ, nhưng bài thơ vẫn mới mẻ bởi "Việt Bắc" ra đời trong
cuộc chia tay đặc biệt giữa nhân dân Việt Bắc và cán bộ kháng chiến vào tháng 10 năm 1954. Ra đời
trong hồn cảnh ấy, bài thơ khơng mang cảnh trạng của một cuộc chia ly với nỗi buồn đầy nước mắt,
mà là nỗi niềm chia ly trong tình cảm giữa cán bộ và nhân dân sâu đậm ân tình. Đoạn thơ mở đầu của
bài thơ là sự thể hiện tinh tế và sâu sắc những rung động trong trái tim của người đi và người ở trong
giờ phút phân ly:

Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn.
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Bốn câu thơ đầu là lời của người ở lại nói với người ra đi:
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn.
Tác giả mở đầu bằng một câu hỏi mang âm hưởng ca dao, tình u: "Mình về mình có nhớ ta". "Mình
về" là hoàn cảnh để người ở lại bộc lộ nỗi niềm. "Về" gợi đến sự chia ly, đó là sự chia ly của người ra
đi và người ở lại. Về mặt kết cấu câu thơ thì "mình" đứng ở đầu câu, cịn "ta" đứng ở cuối câu thơ. Nó
gợi lên cái khoảng cách giữa "ta" và "mình". Nỗi niềm gợi lên qua câu hỏi ấy của người ở lại là nỗi
nhớ, tình cảm của người ở lại hướng tới người ra đi. Đứng giữa câu thơ là một từ "nhớ", nó làm cho
"mình" và "ta" dường như được xích lại gần nhau hơn. Cơ sở tạo nên nỗi nhớ ấy là: "Mười lăm năm
ấy thiết tha mặn nồng". Câu thơ phảng phất âm hưởng của thơ Kiều, nhưng từ âm hưởng đó lại vang

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
lên nỗi niềm tình cảm của những con người trong một thời kháng chiến. "Mười lăm năm ấy" gợi đến
một quãng thời gian khó khăn, một thời đau thương, mất mát. Tuy vậy, dường như tất cả mất mát đau
thương ấy chìm đi, đọng lại trong câu thơ chỉ cịn là tình cảm "thiết tha mặn nồng". Đó chính là sự
gắn bó thân thiết, tình cảm chia bùi sẻ ngọt trong "mười lăm năm ấy" giữa "ta" và "mình". Bởi vậy,
hỏi nhưng cũng chính là để bộc lộ tình cảm và hỏi chính là thể hiện mong muốn người ra đi cũng có

tình cảm như chính mình.
Đến câu thơ thứ ba cũng là một câu hỏi. Câu hỏi: "Mình về mình có nhớ khơng" cũng có sự lặp lại
gần giống câu thơ đầu. Tuy vậy, đối tượng hỏi khơng chỉ cịn bó hẹp trong mối quan hệ giữa "ta mình" và nỗi nhớ dường như khơng cịn chỉ hướng tới "ta", mà nỗi nhớ đó đã hướng vào đối tượng
rộng lớn hơn rất nhiều, đó chính là khơng gian "núi rừng" và "sơng nguồn". Câu hỏi gợi về khơng
gian có "núi", có "nguồn" ở núi rừng Việt Bắc. Đây chính là khơng gian quen thuộc gắn với người ở
lại và cũng gắn bó với cả người ra đi. Khơng gian đó với người ra đi và người ở lại khơng cịn là
khơng gian vơ hồn, vô cảm mà là không gian chứa đầy kỉ niệm, nó góp phần tạo nên tình cảm cho
người ra đi. Ở trong câu thơ xuất hiện nhiều lần hai động từ chỉ hành động "nhìn" và "nhớ". Một hành
động tác động vào thị giác, một hành động tác động vào tâm tưởng; một hành động hướng tới hiện tại,
một hành động hướng về quá khứ. Sự đan xen giữa các hành động đó mà người ở lại đưa ra là để
muốn nhắc nhở người ra đi sống ở hiện tại đừng quên về quá khứ, sống ở miền xuôi đừng quên miền
ngược, đừng quên về những kỉ niệm của một thời đã qua. Đó chính là mong muốn của người ở lại
nhắn nhủ tới người ra đi. Trước khi mong muốn người ra đi để nhớ thì người ở lại đã thể hiện nỗi nhớ
của mình. Nỗi nhớ đó biểu đạt trực tiếp qua động từ "nhớ" xuất hiện nhiều lần ở khổ thơ, càng về cuối
thì từ "nhớ" xuất hiện càng nhiều đã thể hiện cường độ nhớ ngày một tăng và nó đã tạo nên âm hưởng
chủ đạo cho bài thơ. Đó là âm hưởng nhớ thương, ân tình tha thiết.
Bốn câu thơ đầu chỉ với hai câu hỏi, nhưng chủ yếu là để giãi bày tình cảm và để mong muốn người
ra đi cũng có tình cảm như chính mình, bởi giữa hai đối tượng đó có sự gắn bó khăng khít trong một
thời kháng chiến và một vùng kháng chiến. Để rồi từ đó, người ra đi đáp lại người ở lại bằng bốn câu
thơ:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Người ở lại đặt ra câu hỏi nhưng người ra đi không trực tiếp trả lời câu hỏi đó mà thay vào đó người
ra đi thể hiện tình cảm lưu luyến, bịn rịn trong buổi chia tay. Ấn tượng ban đầu đã tác động đến người
ra đi: "Tiếng ai tha thiết bên cồn". "Ai" là đại từ không xác định. "Ai" có thể là nhân vật đang xuất
hiện trước mắt người ra đi, quen thuộc với người ra đi - một con người cụ thể xuất hiện "bên cồn"
trong buổi chia ly. "Ai" có thể là bất cứ người dân Việt Bắc đã cùng sống, cùng làm việc, cùng sinh
hoạt với người ra đi. Dù hiểu theo cách nào thì ấn tượng tác động đến người ra đi là âm thanh tiếng

nói tha thiết - đó chính là âm thanh rất đỗi ngọt ngào, thiết tha, sâu lắng. Và âm thanh đó dường như
gọi về biết bao kỉ niệm, biết bao buổi trị chuyện tâm tình và âm thanh đó gọi về mối tình keo sơn gắn
bó thân thiết giữa người ở lại với người ra đi. Chính âm thanh đó đã khiến cho người ra đi "Bâng
khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi". Câu thơ ngắt nhịp 4/4 với hai vế tiểu đối trong tương quan đối
lập giữa bên trong và bên ngồi. "Trong dạ" thì "bâng khng" cịn hành động bên ngồi biểu hiện sự

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
"bồn chồn" thấp thỏm của người ra đi, nhưng lại có sự tương đồng trong cảm xúc và hành động.
Chính vì cảm xúc "bâng khng" thì mới có hành động "bồn chồn" đó được.
Trong cảm nhận của người ra đi, một hình ảnh bình dị, quen thuộc thường xuất hiện trong cuộc sống
đời thường đó là hình ảnh "áo chàm". Hơn thế nữa chiếc "áo chàm" gợi đến sắc màu bền bỉ khó phai.
Tác giả sử dụng hình ảnh hốn dụ "áo chàm" để chỉ người dân Việt Bắc và bởi vậy nói "áo chàm đưa
buổi phân li" là nói về cuộc chia tay đầy lưu luyến giữa người Việt Bắc với người cách mạng. Mượn
hình ảnh "áo chàm" dường như tác giả muốn nói đến tình cảm thủy chung sắt son khó phai mờ của
người dân Việt Bắc với người chiến sĩ cách mạng. Và ấn tượng đậm nét nhất với người ra đi chính là
hành động "Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...". Trước tiên là hành động "cầm tay nhau" là hành
động quen thuộc và rất đẹp của những ai khi chia li, nó thể hiện tình cảm gắn bó thân thiết và đồng
thời thể hiện sự lưu luyến giữa kẻ ở người đi. Họ cầm tay nhau trong tâm trạng nghẹn ngào, vì thế
khơng nói lên lời. Dấu ba chấm xuất hiện cuối dịng thơ như nốt nặng khơng lời, nhưng chính nó lại
q giá hơn rất nhiều những lời nói thường ngày bởi cái cầm tay đã nói lên tất cả những lưu luyến, bịn
rịn. Câu thơ kết lại đoạn thơ có nhịp thơ thay đổi khác thường. Sự thay đổi của nhịp thơ không chỉ tạo
nên sự ngập ngừng cho giọng điệu của câu thơ mà còn tạo nên cái ngập ngừng của tình cảm. Và đồng
thời sự khác lạ trong nhịp thơ ấy đã diễn tả sự khác lạ trong diễn biến tình cảm của kẻ ở người đi.

Bài làm mẫu 4
Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, Tố Hữu được biết đến với những tác phẩm mang đậm tính trữ
tình - chính trị. Bàn về phong cách thơ độc đáo của ơng, có ý kiến cho rằng: "Với giọng thơ tâm tình

ngọt ngào, tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn
ln dễ đi vào lòng người". Đặc trưng này đã được thể hiện rõ qua bài thơ Việt Bắc nói chung và tám
câu thơ đầu tiên của thi phẩm này nói riêng.
Giọng thơ tâm tình ngọt ngào, ngơn ngữ giản dị mà tha thiết trong thơ Tố Hữu là giọng điệu của sự
ngọt ngào, mang tính tâm tình, thủ thỉ sâu lắng, đằm thắm. Trong bài thơ Việt Bắc, để thể hiện nội
dung về tình cảm cách mạng, tác giả Tố Hữu đã sử dụng giọng thơ tâm tình để bộc lộ những xúc cảm
nặng nghĩa tình. Giọng điệu đó quyện hịa cùng nghệ thuật giàu tính dân tộc qua thể thơ lục bát, kết
cấu đối đáp "mình - ta" thân thuộc trong các câu ca dao và khúc hát dân ca, hệ thống ngơn ngữ bình dị
cùng những hình ảnh thơ quen thuộc nhưng vẫn giàu sức gợi. Dù viết về đề tài chính trị gắn với sự
kiện lịch sử tháng 10 năm 1954 , sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, các cơ quan trung ương
của Đảng rời chiến khu Việt Bắc để trở về hoạt động tại thủ đơ Hà Nội nhưng bài thơ Việt Bắc nói
chung và tám câu thơ đầu tiên vẫn hiện lên chất chứa cảm xúc của sự ngọt ngào, tha thiết.
Trong tám câu thơ đầu tiên, tác giả đã tái hiện không khí bâng khuâng, lưu luyến trong những phút
giây đầu tiên của buổi chia ly giữa kẻ ở - người đi. Khúc dạo đầu được khơi gợi từ lời của những
người ở lại:
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn.

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Trong lời ca của người dân Việt Bắc hướng tới những người chiến sĩ, cán bộ cách mạng, chúng ta có
thể thấy được cảm xúc trữ tình sâu lắng qua điệp cấu trúc câu: "Mình về mình có nhớ ta?", "Mình về
mình có nhớ khơng?". Sự láy đi láy lại của câu hỏi tu từ đã xoáy sâu vào nỗi nhớ và sự day dứt khơn
ngi. Qng đường đồng hành đầy nghĩa tình và "thiết tha mặn nồng" giữa nhân dân Việt Bắc và
người chiến sĩ cách mạng đã được diễn tả qua khoảng thời gian "Mười lăm năm ấy". Đó là những
tháng ngày đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, gợi lên sự bao bọc của nhân dân: "Thương nhau chia

củ sắn lùi/ Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng". Cuộc kháng chiến của dân tộc ta vì thế ln ngời sáng
sức mạnh của tinh thần đồn kết và mang tính tồn dân. Biết bao ân tình, gắn bó một lần nữa được gợi
nhắc qua những hình ảnh "cây", "núi", "sơng", "nguồn" - không gian quen thuộc nơi núi rừng ẩn dụ
cho lối sống ân nghĩa thủy chung. Như vậy, qua bốn câu thơ đầu, chúng ta có thể thấy được giọng
điệu tâm tình, thủ thỉ tràn đầy cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến của đồng bào dân tộc.
Cuộc đối thoại trữ tình tiếp tục được tiếp nối qua lời đáp của người ra đi - những cán bộ chiến sĩ cách
mạng:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Bốn câu thơ đã thể hiện rõ sự lưu luyến bịn rịn, dù chưa chia xa những viễn cảnh nhớ nhung đã hiện
lên trước mắt. Đại từ "ai" ngân vang cùng sự "tha thiết" đã nhấn mạnh vào tình cảm, cảm xúc đặc biệt
của người ra đi và sự thấu hiểu đối với cảm xúc của người ở lại. Điều này khiến cho câu thơ giống
như một câu trả lời gián tiếp khẳng định người ra đi sẽ mãi mãi không quên được "Mười lăm năm ấy
thiết tha mặn nồng" và ln một lịng hướng về và nhớ đến "cây", "núi", "sơng", "nguồn". Trạng thái
này được xốy sâu hơn nữa qua những tính từ miêu tả cảm xúc như "bâng khuâng", "bồn chồn". Hình
ảnh người ở lại đã được khắc họa trong tâm tưởng của những chiến sĩ cách mạng qua hình ảnh hốn
dụ "Áo chàm" - màu áo đặc trưng của đồng bào Việt Bắc. Cuộc chia ly cứ thế diễn ra trong sự bâng
khuâng xúc động, và tất cả mọi cảm xúc dường như nén lại: "Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay".
Chỉ với tám câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể thấy được tài năng của nhà thơ Tố Hữu trong việc sử
dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo và linh hoạt thể thơ lục bát - thể thơ dân tộc với những đặc trưng riêng
trong cách gieo vần và nhịp điệu. Đồng thời, kết cấu bài thơ được kiến tạo theo lối đối đáp giao duyên
qua cặp đại từ "mình - ta" khiến lời thơ chất chứa yêu thương như những lời tâm tình của đơi lứa u
nhau. Câu chuyện cách mạng, kháng chiến vốn thuộc lĩnh vực chính trị khơ khan được tái hiện đầy
tâm tình và sâu lắng như một câu chuyện tình yêu ngọt ngào, làm nổi bật tình cảm ân tình thủy chung,
cao đẹp của nghĩa tình cách mạng.
Như vậy, qua tám câu thơ đầu tiên, chúng ta có thể khẳng định: "Với giọng thơ tâm tình ngọt ngào,
tha thiết và nghệ thuật biểu hiện giàu tính dân tộc thì dù viết về vấn đề gì, thơ Tố Hữu vẫn ln dễ đi
vào lịng người". Câu chuyện cách mạng, kháng chiến mang tính chính trị, gắn với sự kiện lịch sử cụ

thể vì thế khi đi vào trang thơ "Việt Bắc" vẫn chất chứa cảm xúc và da diết, bồi hồi. Điều này đã thể
hiện rõ đặc trưng chính trị - trữ tình trong phong cách thơ Tố Hữu. Đồng thời tạo nên nét đặc sắc và
sức hấp dẫn của bài thơ.

Bài làm mẫu 5
Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Bạch Cư Dị khi nói về nói thơ, cho rằng: "Thơ, ấy là gốc của tình, lời là ngọn, âm thanh là hoa, nghĩa
là quả”, đó là một sự tồn diện tạo nên sức sống của thơ giữa dòng thời gian. Tiếng thơ Tố Hữu cũng
vậy. Nhà thơ dụng công dâng hiến áng thơ “Việt Bắc” để gửi gắm tư tưởng tình cảm sâu sắc về nghĩa
tình trong thời chiến cịn làm rung động lịng người. Tám câu thơ đầu: "Ta về mình có nhớ ta… Cầm
tay nhau biết nói gì hơm nay” là kết tinh tư tưởng chủ đề đó.
Tám câu thơ đầu hay dòng tâm trạng bâng khuâng, bịn rịn khi giờ chia ly đã điểm, đậm tơ ân tình
cách mạng của người đồng bào miền núi với cán bộ, chiến sĩ. Thể thơ lục bát khiến câu thơ mềm mại,
điệu thơ trầm bổng, kết hợp với vần phong phú, nhịp đều đặn gợi trạng thái muôn vàn trong tâm hồn
người ở, kẻ đi. Kết cấu đối đáp, cách xưng hơ "mình, ta” quen thuộc xuất hiện trong ca dao giao
duyên buổi tự tình, hị hẹn của chàng - nàng, mận - đào, mở ra bầu khơng khí tâm tình, giọng tình
thương mến, ngọt ngào. Đoạn thơ nói tình cảm chính trị mà không khô khan.
Với người ở lại, nhạy cảm với sự đổi thay nên lên tiếng trước:
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn.
Câu hỏi tu từ láy đi, láy lại theo hình thức tăng tiến "có nhớ ta, có nhớ khơng” gợi những cung bậc
cảm xúc từ ướm hỏi xa xôi đến nỗi khắc khoải lắng nghe lời đồng vọng. Qua đó giúp ta cảm tấm chân
tình của người ở lại, tình đồng bào với người cất bước. Thời gian lịch sử "mười lăm năm”, cũng là
thời gian tình cảm mặn nồng ân nghĩa. Không gian "cây, núi, sông, nguồn” gợi Việt Bắc đại ngàn, núi
thăm thẳm. Điệp từ "nhớ” diễn tả nỗi lịng lớp lớp, khơn ngi. Cách diễn đạt mang lỗi nghĩ dân gian

như lời nhắn nhủ của cha ông về lối sống ẩm hà tư nguyên, nhắc nhớ sự thủy chung.
Lời người đi xi đáp lại tiếng lịng kẻ ở lại:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Cặp câu lục bát sử dụng những láy từ "bồn chồn, bâng khuâng” biểu hiện mọi nỗi niềm trong lòng
người ly biệt. Tâm trạng được hữu hình hóa, vơ hình thành hữu hình "bồn chồn bước đi” gợi bước đi
chầm chậm chẳng nỡ rời buông như bước chân kẻ chinh phu, tráng sĩ ngày nào trong “Chinh phụ
ngâm”: “Bước đi một bước, giây giây lại dừng”
Nhưng đó là tình phu - phụ, cịn “Việt Bắc” nói tới tình đồng chí, nghĩa đồng bào. Hình ảnh áo chàm
trong buổi phân ly đã từng đi về từng đi về trong ca dao xưa, chiếc áo để người đắp cho bớt hiu quạnh,
áo bào của nàng Kiều trong buổi chia ly Thúc Sinh. Nhưng Tố Hữu mượn sắc áo chàm bình dị, bền,
khó phai, khó nhạt của đồng bào miền ngược nói sắc lịng người ở lại mãi vẹn nguyên. Tâm tư tình
cảm người ở được cảm bởi người đi, dường như “ta, mình” hiểu nhau cả những điều khơng nói ra. Bởi

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
vậy, hành động “Cầm tay nhau biết nói gì” như khoảng lặng của âm nhạc, khoảng trống của nhiếp ảnh,
khoảng vơ ngơn dư tình trong văn học. Thời gian như ngừng lại để kẻ ở và người đi đối thoại đàm tâm,
sự thấu hiểu của tình tri âm, tri kỷ giữa người đồng bào và cán bộ cách mạng mang ân tình cách mạng
sâu đậm.
Tám câu thơ đầu trong “Việt Bắc” vừa tiếp thu giá trị dân gian phong phú vừa được nhà thơ Tố Hữu
sáng tạo ý mới, hình ảnh mới, diễn đạt tình cảm, sự kiện thời đại phản ánh quy luật kế thừa, cách tân
nghệ thuật.

Bài làm mẫu 6
Nhớ về giai đoạn 1945 - 1975, bạn đọc đều khắc khoải những giây phút chiến đấu hào hùng, những

gian khổ khắc nghiệt của bom đạn chiến tranh. Và chính hồn cảnh đó đã sản sinh ra Những ngòi bút
Cách Mạng tiêu biểu cho một thời kì văn học dân tộc. Nếu Phạm Tiến Duật hay Quang Dũng viết về
gian khổ bằng giọng thơ tươi trẻ, yêu đời, thì Tố Hữu lại đi vào lịng bạn đọc nhờ cái trữ tình, lắng sâu
của lời thơ. Tám câu thơ mở đầu “Viết Bắc” là minh chứng rõ nét cho phong cách thơ Tố Hữu.
Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh ra và lớn lên nơi xứ Huế mộng mơ. Phải chăng chính đất
và người nơi đây đã đọng lại trong tâm hồn thi sĩ chất nhẹ nhàng, duyên dáng, rất thơ, rất Huế. Ở thi
nhân có sự hịa quyện thống nhất giữa cuộc đời Cách mạng và cuộc đời thơ. Ông chọn con đường
Cách mạng từ thời niên thiếu, viết thơ cũng là viết cùng chặng đường lịch sử của cả dân tộc. Bởi vậy,
Tố Hữu quan niệm: “Muốn có thơ hay, trước hết, phải tạo lấy tình. Nhà thơ chân chính phải không
ngừng phấn đấu, tu dưỡng về lập trường tư tưởng; xác định thật rõ ràng tầm nhìn, cách nhìn. Tự
nguyện gắn bó chân thành là yêu cầu cao nhất đối với người nghệ sĩ trong quan hệ với đất nước, với
nhân dân. Ngồi ra, các nhà thơ Cách mạng cịn phải kiên quyết đấu tranh, không khoan nhượng trước
những biểu hiện lệch lạc, với cái xấu cái ác. Tóm lại, viết thơ phải xứng đáng là người chiến sĩ xung
kích trên mặt trận văn hóa tư tưởng. "Và Việt Bắc chính là áng thơ được kết tinh từ tư tưởng chính trị
vững vàng cùng trái tim ấm nóng ln hướng về quê hương đất nước của nhà thơ. Bài thơ ra đời trong
khơng khí hân hoan của qn và dân sau chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử, trong giây phút những
người kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi. Việt Bắc là khúc ca hùng tráng và cũng là
khúc tình ca về cách mạng, về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến, thể hiện sự gắn bó, ân tình
sâu nặng với nhân dân, đất nước trong niềm tự hào dân tộc. Tám câu thơ mở đầu đã dội nên bao nỗi
niềm thân thương, lưu luyến trong tâm tình người chiến sĩ khi rời xa đồng bào vùng cao để trở về.
Cuộc chia tay đầy bịn rịn, tiếc nuối hiện ra qua giọng thơ ngọt ngào, trữ tình của Tố hữu.
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn.
Đoạn thơ nương theo điệu hồn truyền thống từ thể thơ đến cách xưng hơ, gợi một nỗi niềm bình dụi,
thân thuộc. Tố Hữu tìm về với văn học cổ để khai phá cái tình, cái tứ trong thẻ thơ lục bát bình dị, tạo
âm hưởng đối thoại tâm tình giữa quân và dân. Giữa đồng bào và người lính, giữa những đồng đội
không phải là “anh - tôi” như trong “Đồng chí” (Chính Hữu), khơng phải “nàng, em” trong lời thơ
Tây Tiến (Quang Dũng), tình cảm son sắt, thắm đượm ấy đã trở thành “mình - ta”. Lối xưng hơ quen


Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
thuộc trong ca dao dân ca xưa vừa gợi nét ấm cúng, thân mật, vừa tạo nên nét độc đáo trong ngòi bút
khám phá của Tố Hữu. Với nhà thơ, tình quân dân cũng ấm nồng như tình cảm gia đình, cần sự thủy
chung, gắn bó bền chặt khơng rời. Lời thơ là lời của người ở lại nói với người ra đi rằng: sau khi trở
về thành thị phồn hoa rồi, liệu lòng người có cịn vương vấn chút gì nơi đây, có nhớ “mười lăm năm”
kháng chiến gian khổ, có nhớ núi rừng đồng cỏ nơi đây hay không. Nỗi niềm ấy cứ day dứt trong lòng
người ở lại. Ngay sau cụm từ “mười lăm năm” dài đằng đẵng ấy là hình ảnh của non sông suối nguồn
miền cao, gợi cho bạn đọc cảm giác mênh mang, chơi vơi của nỗi nhớ, nó đã trải ra khắp không gian,
thấm đượm vào từng vết hằn của thời gian đời người. Câu thơ chất chứa cái tình, cái nghĩa của người
ra đi và người ở lại, hay cũng chính là cái gắn bó sâu đậm của đồng bào miền ngược với những chiến
sĩ miền xuôi.
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Nhớ về Việt Bắc, người lính nhớ thiên nhiên đại ngàn hùng vĩ, nhớ về những tháng ngày chiến đấu
gian khổ và đặc biệt hơn cả là nhớ về trái tim của những người ở lại. “Tiếng ai” - tiếng người ở lại hay
tiếng người ra đi, nhà thơ khơng nói rõ nhưng dù là của ai cũng đều bâng khng, bồn chồn khơng
n. Phải chăng đó là nỗi lịng người lính khi phải rời xa chốn thân thương này, bồi hồi, lưu luyến
không thể cất bước. Tố Hữu đã sử dụng nghệ thuật hốn dụ vơ cùng tinh tế “Áo chàm đưa buổi phân
ly”. Áo chàm là trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc trên vùng cao, dùng hình ảnh áo chàm
để khắc họa lên hình ảnh con người, vừa kín đáo, vừa giàu giá trị nghệ thuật, Lời thơ trở nên mềm mại,
giàu hình ảnh hơn. Trong giờ phút chia tay ấy, mọi người đứng gần nhau, nắm tay nhau. Bao kỉ niệm,
bao lời giãi bày đều không thể cất nên thành tiếng. Khoảng lặng vô định bỗng chiếm đoạt bầu không
gian, là lúc tiếng lịng cất lời. Chỉ nhìn nhau, chỉ nắm tay nhau cũng đủ hiểu nhau. Đó là biểu hiện của
sự đồn kết, gắn bó keo sơn suốt bao năm tháng. Chỉ bằng những hình ảnh giản dị, ngơn ngữ giàu

hình ảnh, nhà thơ đã khắc họa nên bức tranh buổi chia tay vô cùng ấm nồng, cảm động. Con người,
thời gian, khơng gian như hịa làm một. Tình cảm qn dân, đồng chí- đồng bào đã trở thành tình yêu
đất nước.
Bằng tài năng nghệ thuật cùng tâm hồn nhạy cảm, tha thiết với Cách mạng, Tố hữu đã tái hiện lại
khung cảnh buổi chia tay đầy xúc động của đồng bào dân tộc miền núi với chiến sĩ khi về xi. Từ đó
làm ngời sáng lên vẻ đẹp của tình cảm qn dân gắn bó, thắp lên hy vọng vào một tương lai tươi sáng
hơn.

Bài làm mẫu 7
Đến với thơ Tố Hữu, người đọc sẽ cảm nhận được một hồn thơ mang đậm tính dân tộc. Điều đó được
thể hiện trong bài thơ “Việt Bắc” đặc biệt là tám câu thơ đầu của bài thơ.
Tính dân tộc của bài thơ Việt Bắc thể hiện trước hết ở kết cấu đối đáp kiểu ca dao giao duyên. Rất
nhiều bài ca dao xưa thường dùng kiểu đối đáp để diễn tả tâm trạng của nhân vật trữ tình:
Mình nói với ai mình hãy cịn son

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Ta đi qua ngõ, thấy con mình bị
Mình nói với ta mình chửa có chồng
Ta đi qua ngõ mình bồng con ra
Tố Hữu đã vận dụng kiểu kết cấu tuyệt vời ấy trong một bài thơ mà mục đích của nó khơng phải để
nói tới tình u lứa đơi mà là một bài thơ ngợi ca mối quan hệ khăng khít gắn bó giữa chính phủ cách
mạng và quê hương cách mạng với nhân dân Việt Bắc.
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn.
Bốn câu đầu là lời Việt Bắc tỏ bày với người cán bộ chiến sĩ khi chia tay:

Điệp từ “nhớ” luyến láy trong cấu trúc câu hỏi tu từ đồng dạng, tràn đầy thương nhớ. Cách xưng hơ
"mình - ta" được tác giả đã sử dụng từ ngữ diễn tả trong tình cảm quân dân. Mười lăm năm gắn bó với
biết bao tình cảm tha thiết, mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn
Câu hỏi chất chứa tình cảm lưu luyến, bao hàm lời dặn dị kín đáo: Đừng quên cội nguồn Việt Bắc cội nguồn của cách mạng.
Bốn câu tiếp theo là nỗi lòng của người về:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
“Bâng khng, bồn chồn” là hai từ láy gợi cảm diễn tả trạng thái tâm lý tình cảm: buồn vui, luyến tiếc,
nhớ thương, chờ mong... lẫn lộn cùng một lúc. Mười lăm năm đồng bào Việt Bắc chung sống cùng
những người cán bộ chiến sĩ là mười lăm năm gian khổ có nhau, mười lăm năm đầy những kỷ niệm
chiến đấu. Giờ khi phải chia tay rời xa để làm nhiệm vụ mới về tiếp quản tại thủ đơ, biết mang theo
điều gì, biết lưu lại hình ảnh nào, tâm trạng của người về do vậy không tránh khỏi là nỗi niềm bâng
khuâng khó tả.
"Áo chàm đưa buổi phân li" là một ẩn dụ - màu áo chàm, màu áo xanh đen là màu áo đặc trưng của
người miền núi Việt Bắc - tác giả hướng nỗi nhớ Việt Bắc qua hình ảnh cụ thể "áo chàm", chiếc áo,

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
màu áo bình dị của vùng quê nghèo thượng du đồi núi nhưng sâu nặng nghĩa tình, đã góp phần khơng
nhỏ vào sự nghiệp kháng chiến cứu nước.
Câu thơ “Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…” đầy tính chất biểu cảm - “khơng biết nói gì” khơng
phải khơng có điều để giải bày mà chính vì có q nhiều điều muốn nói khơng biết phải nói điều gì.
Ba dấu chấm lửng đặt cuối câu là một dấu lặng trên khn nhạc để tình cảm ngân dài, sâu lắng.
Như vậy, tám câu thơ đầu của bài thơ “Việt Bắc” đã thể hiện được tình cảm sâu sắc của đồng bào Việt

Bắc và chiến sĩ cách mạng. Đoạn thơ tiêu biểu cho tính dân tộc trong thơ của Tố Hữu.

Bài làm mẫu 8
Tố Hữu được biết đến là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng của Việt Nam. Một trong những sáng tác
tiêu biểu của ông phải kể đến bài thơ Việt Bắc. Bài thơ được đánh giá là giàu tính dân tộc và điều đó
được thể hiện ở tám câu thơ đầu:
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn.
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Bốn câu thơ đầu tiên khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã qua. Câu thơ mở đầu là một câu hỏi chứa
đựng nhiều cảm xúc: “Mình về mình có nhớ ta?”. Cách xưng hơ “mình - ta” khiến cho giọng thơ trở
nên tha thiết. “Mình” chỉ người chiến sĩ cách mạng - người ra đi. Còn “ta” chỉ đồng bào Việt Bắc người ở lại. Câu hỏi của người ra đi dành cho người ở lại, liệu những chiến sĩ cách mạng khi về miền
xi có cịn nhớ đến những ngày tháng sống ở núi rừng Việt Bắc. Mười lăm năm gắn bó keo sơn,
cùng nhau chia ngọt sẻ bùi, cùng nhau vượt qua khó khăn gian khổ. Những từ “thiết tha”, “mặn nồng”
như để làm tăng thêm tình cảm giữa “mình” và “ta”. Đó là tình cảm qn dân gắn bó thủy chung son
sắc. Câu thơ tiếp theo giống như một lời nhắc nhở người chiến sĩ cách mạng: “Mình về mình có nhớ
khơng/Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn”. Khi về tới miền đồng bằng với những cảnh vật phồn
hoa thì cũng đừng quên đi cảnh núi rừng Việt Bắc. Điệp từ “nhìn” và “nhớ” như muốn khẳng định
mong muốn của đồng bào Việt Bắc.
Bốn câu thơ sau là câu trả lời của người chiến sĩ dành cho đồng bào Việt Bắc. Đại từ phiếm chỉ “ai”
gợi ra nhiều cách hiểu, đó có thể là tiếng lịng của đồng bào Việt Bắc như muốn người chiến sĩ ở lại,
cũng có thể là chính tiếng lịng của người chiến sĩ khơng muốn xa cách. Các từ “bâng khuâng”, “bồn
chồn” thể hiện sự tâm trạng day dứt, lo lắng của người ra đi. Tiếp đó là hình ảnh chia tay đầy cảm
động giữa người chiến sĩ cách mạng và người Việt Bắc:


Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
“Áo chàm” là màu áo nâu - màu áo của người nông dân nghèo khổ, cực nhọc, vất vả quanh năm suốt
tháng lao động cần cù để phục vụ cho cách mạng. Hình ảnh hốn dụ “áo chàm” chính là để chỉ người
Việt Bắc trong buổi đưa tiễn người chiến sĩ. Trong giây phút chia tay, họ “cầm tay nhau” mà nghẹn
ngào, lưu luyến “chẳng biết nói gì”. Dường như mọi lời nói đều trở nên vơ nghĩa trước tình cảm của
đồng bào Việt Bắc và những chiến sĩ cách mạng. Việc sử dụng từ “phân ly” chứ không phải là “chia
ly” mang tính biểu tượng cao. Suốt mười lăm năm gắn bó keo sơn, họ dường đã trở thành một thể
thống nhất - một gia đình lớn. Vậy mà nay phải nói lớn từ biệt, chẳng khác nào bị chia cắt làm đôi,
mỗi người một ngả.
Với tám câu thơ đầu tiên, Tố Hữu đã vận dụng khéo léo lối đối đáp giao duyên giữa “mình” - “ta” kết
hợp với giọng điệu thủ thỉ tâm tình thường có trong ca dao, dân ca. Cũng như thể thơ lục bát, hình ảnh,
ngơn ngữ đậm giản dị để thể hiện tình cảm thủy chung gắn bó của đồng bào Việt Bắc với chiến sĩ
cách mạng - truyền thống thủy chung của người Việt Nam.
Qua phân tích trên có thể thấy được tám câu thơ đầu trong bài thơ “Việt Bắc” mang đậm tính dân tộc.
Đó là một trong những nét đẹp tiêu biểu về nghệ thuật trong thơ Tố Hữu.

Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc đầy đủ
Bài văn mẫu 1
Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị, là lá cờ đầu của thơ ca cách
mạng Việt Nam. Việt Bắc là đỉnh cao của thơ Tố Hữu và cũng là đỉnh cao của thơ ca kháng chiến
chống Pháp. 8 câu thơ đầu bài Việt Bắc đã tái hiện niềm thương nỗi nhớ, cũng chính là niềm trăn trở
chung của đồng bào ta trong lần chia tay lịch sử.
Tính dân tộc là những dấu ấn độc đáo, khơng lặp lại, biểu hiện những gì là bản sắc, là những nét riêng
biệt đặc thù của một dân tộc. Tính dân tộc được hiểu là một đặc tính nhưng đồng thời cũng là thước
đo giá trị của một tác phẩm văn học. Những tác phẩm văn chương lớn từ trước cho đến nay. Mà

những tác phẩm vừa mang tính nhân loại, vừa mang tính dân tộc sâu sắc.
Trong văn học, tính dân tộc được thể hiện ở cả nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Về nội dung, một
tác phẩm mang tính dân tộc phải thể hiện được những vấn đề hiện thực đời sống cách mạng nóng
bỏng liên quan đến vận mệnh dân tộc, những tình cảm chính trị có sự gắn bó, hịa nhập với truyền
thống tình cảm và đạo lí của dân tộc, khát vọng và ý chí của một dân tộc. Về hình thức nghệ thuật, tác
phẩm đó tiếp thu một cách sáng tạo tinh hoa văn hóa của dân tộc (cách so sánh, ẩn dụ, hiện tượng
chuyển nghĩa, cách diễn đạt gần với ca dao dân ca). Nếu hiểu như thế thì thơ Tố Hữu mang phong
cách nghệ thuật “đậm đà bản sắc dân tộc”.
Bốn câu thơ đầu là lời ướm hỏi dạt dào tình cảm của người ở lại, khơi gợi kỉ niệm về một giai đoạn đã
qua, về không gian nguồn cội nghĩa tình, thể hiện tâm trạng nhớ thương, tình cảm gắn bó, thủy chung
của q hương Việt Bắc, con người Việt Bắc dành cho người về xuôi. Ở đây, nhà thơ sử dụng thành
cơng những hình ảnh đối đáp kiểu dân gian:

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Khung cảnh chia tay bịn rịn giữa kẻ ở và người về. Cách xưng hơ “mình – ta”: thân mật gần gũi như
trong ca dao. Điệp từ “nhớ” thể hiện nỗi nhớ da diết, sâu nặng. Cách xưng hơ “mình – ta” : thân mật
gần gũi như trong ca dao. Điệp cấu trúc “mình về mình có nhớ” : lời ướm hỏi, khơi gợi lại những kỉ
niệm về “mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”, về thiên nhiên Việt Bắc nghĩa tình.
Người ở lại đặt câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta” để nhắc nhớ người ra đi, gợi trong người ra đi
những kỷ niệm về ” mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Mười lăm năm ấy được tính từ năm 1940
sau khởi nghĩa Bắc Sơn cho đến tháng 10.1954, là mười lăm năm “Mình đây ta có đắng cay ngọt bùi”,
là mười lăm năm có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia, mười lăm năm “bát cơm chấm muối mối thù
nặng vai”…làm sao kể xiết biết bao ân tình. Bốn từ “thiết tha mặn nồng” cho thấy tình cảm giữa Việt
Bắc và cán bộ thật thủy chung sâu nặng, keo sơn bền chặt. Có lẽ vì thế nên nhà nghiên cứu Nguyễn
Đức Quyền đã cho rằng: ” “Mười lăm năm ấy” không chỉ đo bằng thước đo thời gian mà cịn đo bằng

thước đo tình cảm con người. Đó chính là thứ thuốc thử làm tăng thêm sự gắn bó keo sơn”.
“Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi nhìn sơng nhớ nguồn”
Lại một câu hỏi tu từ nữa xuất hiện. Lại là một lời nhắc nhớ, gợi thương. Về Hà Nội rồi, thấy cây hãy
nhớ đến núi rừng chiến khu, nhìn sơng hãy nhớ đến suối nguồn Việt Bắc. Cách gợi nhắc như lời dặn
dị kín đáo mà chân thành: Việt Bắc là cội nguồn cách mạng, “Quê hương cách mạng dựng nên Cộng
hòa”, là trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. Câu thơ này phải chăng là sự vận dụng linh hoạt và
tài tình của nhà thơ Tố Hữu với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Qua đó nhà thơ cũng nhắc nhớ
các thế hệ con cháu phải biết hướng về gốc gác, về nơi bén rễ, về cái nôi cho ta hình hài. Hai câu hỏi
đều hướng về nỗi nhớ, một nỗi nhớ về thời gian “mười lăm năm”, một nỗi nhớ về khơng gian: sơng,
núi, nguồn. Đó là khoảng thời gian gắn bó biết bao kỉ niệm của người dân Việt Bắc với người lính.
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay…
Bốn câu thơ là tiếng lòng của người cán bộ cách mạng về xuôi: tâm trạng bâng khuâng, bồn chồn đầy
lưu luyến, bịn rịn của người kháng chiến đối với cảnh và người Việt Bắc.
Từ láy “bâng khuâng” thể hiện sự xao xuyến, “bồn chồn” thể hiện sự không yên tâm trong dạ, khơng
nỡ rời bước. Hình ảnh “áo chàm” chỉ người dân Việt Bắc thân thương giản dị. Cử chỉ “cầm tay nhau”
thay lời nói chứa đầy cảm xúc. Khơng khí buổi chia tay thân tình, gần gũi, bịn rịn không muốn chia xa.
Lời người ở lại nhắn gửi tới người ra đi: Lời nhắn gửi được thể hiện dưới hình thức những câu hỏi:
nhớ về Việt Bắc cội nguồn quê hương cách mạng, nhớ thiên nhiên Việt Bắc, nhớ những địa danh lịch
sử, nhớ những kỉ niệm ân tình…

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Nếu như người Việt Bắc gửi theo bước chân của người miền xuôi với bao nhiêu nỗi nhớ thì trong lời
đối đáp của người miền xuôi cũng đầy ắp những bâng khuâng tha thiết. Không sử dụng đại từ xưng hơ

“mình”, “ta” mà người xưng hô sử dụng đại từ “ai” để khẳng định trước hết là sự gắn bó với người ở
lại. Ai có thể là đại từ để hỏi nhưng ở đây đó chính là đại từ phiếm chỉ, rất gần cách nói của ca dao:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi” Tố Hữu sử dụng và khai thác triệt để sự biến hoá hết sức linh diệu trong giá
trị biểu cảm của từ “ai”. Một chữ “ai” của người về xuôi đủ làm xao xuyến lòng người đưa tiễn, đủ
cho thấy người về xuôi yêu thương Việt Bắc đến chừng nào và hiểu nỗi niềm tha thiết của người Việt
Bắc đối với cách mạng, đối với người miền xuôi. Một chữ “ai” làm xao động cả không gian đưa tiễn.
Phải chăng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn”.
Hai từ láy “bâng khuâng” và “bồn chồn” góp phần làm tăng thêm tâm trạng người ra đi. Tình thương
nỗi nhớ như níu chân người ở lại “Bước đi một bước lâu lâu lại dừng” để rồi “cầm tay nhau biết nói gì
hơm nay”. Khơng biết nói gì phải chăng là vì có q nhiều thứ để nói. Bao nhiêu ân nghĩa, sắt son
chẳng thể nào dùng ngôn từ để diễn tả, đành phải gửi tâm tình qua cái năm tay thật chặt, thật lâu.
“Cầm tay” là biểu tượng của yêu thương đoàn kết. Chỉ cần cầm tay nhau thơi và hãy để hơi ấm nói lên
tất cả, yêu thương, nhung nhớ, nghĩa tình sẽ ấm mãi như hơi ấm tay trao tay nhau lúc này. Dấu chấm
lửng ở cuối câu như càng làm tăng thêm cái tình cảm mặn nồng, dạt dào, vơ tận. Nó như nốt lặng
trong một khng nhạc mà ở đó tình cảm cứ ngân dài sâu lắng. Qua đó con người Việt Nam hiện lên
thật đẹp với những phẩm chất tiêu biểu cho phẩm chất dân tộc: ân nghĩa, thủy chung, son sắt.
Về mặt nghệ thuật, Tố Hữu đã vô cùng khéo léo khi sử dụng thành công thể thơ lục bát- một thể thơ
truyền thống của dân tộc để diễn tả tình cảm cách mạng. Từ xưa đến nay lục bát vốn là thể thơ dễ đi
vào lòng người bởi âm điệu ngọt ngào vốn có của nó. Nếu dùng để diễn đạt tình cảm thì khơng cịn gì
hay bằng. Hay hơn nữa nhà thơ đã khéo vận dụng lối đối đáp vốn là hình thức diễn ý quen thuộc trong
ca dao dân ca.
Chính điều ấy đã làm cho bài thơ mang đậm âm hưởng ngọt nào và thấm đượm tinh thần dân tộc. Bên
cạnh đó ngơn ngữ là yếu tố góp một phần không nhỏ gợi lên cái hồn dân tộc của tác phẩm nói chung
và tám câu thơ đầu nói riêng chính là ngơn ngữ. Ngơn ngữ thơ của Việt Bắc mượt mà, uyển chuyển
đặc biệt là cặp đại từ nhân xưng mình-ta vừa ngọt ngào lại vừa sâu lắng mà ta thường bắt gặp trong
những câu ca dao về tình u đơi lứa.
Tính dân tộc về mặt hình thức cịn thể hiện qua hình ảnh. Đó là dáng núi hình sơng :” Nhìn cây nhớ
núi, nhìn sơng nhớ nguồn”. Đó là hình ảnh chiếc áo chàm trong “buổi phân li”. Áo chàm là hình ảnh
hốn dụ cho người dân Việt Bắc nghĩa tình nhưng cũng rất đỗi anh hùng. Những con người ấy là đại
diện cho một dân tộc Việt Nam vừa hào hùng lại hào hoa: “Lưng mang gươm tay mềm mại bút

hoa/Sống hiên ngang mà nhân ái chan hịa”.
Tính dân tộc khơng chỉ vơ cùng thành cơng trên bình diện nghệ thuật mà cịn đậm nét qua nội dung, tư
tưởng. Việt Bắc nói chung và tám câu thơ đầu nói riêng phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt
Nam trong thời đại cách mạng; đã đưa những tư tưởng tình cảm cách mạng hịa nhịp và tiếp nối
truyền thống tinh thần, tình cảm đạo lý dân tộc.
Bằng tài hoa của một người nghệ sĩ và một trái tim ln sục sơi ý chí cách mạng, Tố Hữu đã viết nên
một bản tình ca, anh hùng ca đậm đà bản sắc dân tộc. Nghĩa tình sâu nặng của người kháng chiến đối
với chiến khu Việt Bắc, của quần chúng đối với cách mạng trong thơ Tố Hữu là sự kế thừa tình cảm,
đạo lý sống của con người Việt Nam “Uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung. Để rồi Việt Bắc
đã thực sự trở thành một trong những bài ca không bao giờ quên, không thể nào quên.

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Đoạn thơ nói riêng và bài thơ Việt Bắc nói chung là minh chứng cho sự thành công của thơ Tố Hữu
trong việc kết hợp hai yếu tố: Cách mạng và Dân tộc trong hình thức đẹp đẽ của thơ ca. Tính dân tộc
là một trong những đặc điểm nổi bật làm nên phong cách thơ Tố Hữu. Thơ Tố Hữu mang vẻ đẹp của
thơ ca truyền thống nhưng vẫn mang đậm hồn thơ của thời đại cách mạng.

Bài văn mẫu 2
Những tên địa danh, đối với Địa lý chỉ đơn giản là một địa điểm, một đối tượng phân tích nhưng với
Văn học, nó là cả một miền nhớ, miền ký ức và là nơi khơi nguồn cảm xúc. Tây Tiến. Sông Đuống,
Kinh Bắc,... đã trở thành một miền thơ, là ký ức về một những năm tháng không thể nào quên của dân
tộc. Việt Bắc cũng là một địa danh như thế. “Việt Bắc” chính là bản hùng ca, khúc tình ca về cuộc
sống kháng chiến và con người kháng chiến. Ngay trong tám câu thơ đầu đã thể hiện được những điều
đó:
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn.
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Tháng 7 năm 1954, cuộc kháng chiến chống Pháp quay trở lại nước ta đã kết thúc thắng lợi. Hịa bình
được lặp lại, nửa đất nước được giải phóng. Tháng 10 năm 1954, Hà Nội được giải phóng, trung ương
Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Ở
thời khắc này, người ta có nhu cầu nhìn lại chặng đường vừa qua, đồng thời hướng về con đường
tương lai để bước tiếp. Bài thơ “Việt Bắc” ra đời để đáp ứng nhu cầu ấy của xã hội, là tiếng lòng của
đồng bào mọi người. “Việt Bắc” là bản trường ca đầy ân tình - tình quê hương, tình đất nước, nghĩa
tình giữa con người. Vì thế bài thơ là một bản tổng kết lịch sử bằng tâm tình. Bởi là một chặng đường
dài nên từ những câu thơ này đến dịng thơ sau đều có sự phát triển và vận động, mang ý nghĩa riêng
của nó.
Mở đầu bài thơ là lời của người ở lại gửi tới người ra đi:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn?

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Ta lại bắt gặp lối đối đáp “mình - ta” quen thuộc trong những câu hát giao duyên của lứa đôi, giữa
“bến - thuyền”, “mận - đào”. Điệp cấu trúc: “Mình về, mình có nhớ....” là câu hỏi hay là sự gợi nhắc
đầy ý tứ, ý tình. Nghe đâu đây những câu hát ân nghĩa ngày xưa như vọng về:
Thuyền về có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
Hay:

Chàng về để áo lại đây
Phịng khi em đắp gió Tây lạnh lùng...
Lối đối đáp mình - ta với âm điệu ngọt ngào, thiết tha làm cho những câu thơ bỗng trở nên mềm mại,
như cũng vấn vương nỗi lưu luyến, nhớ nhung. Tình qn - dân, vấn đề chính trị khơ khan, từ bao giờ
lại được trữ tình hóa, trở nên da diết và nồng nàn như tình u đơi lứa, đó chính là nhờ ngòi bút của
nhà thơ Tố Hữu. “Mười lăm năm” khơng chỉ là khoảng thời gian địa lí, nó kí ức, là một phần thanh
xuân của biết bao con người, của cả dân tộc. Một chữ “ấy” thôi, không cụ thể nhắc đến thời gian nào
nhưng lại mở ra muôn vàn ý nghĩa. Mười năm năm của thời gian: từ những ngày thành lập ở Cao
Bằng, những năm tháng ở chiến khu Việt Bắc đến chiến thắng vang dội của Hồng Thái, Tân Trào...
Mười năm năm ân tình, ân nghĩa của đồng đội, quân - dân của những ngày tháng “bát cơm sẻ nửa,
chăn sui đắp cùng”, “miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”. Mất đi một chút rõ ràng để thêm
nhiều tầng ý vị và tình cảm chính là như thế. Người ở lại cịn gợi nhắc về những ân tình, thủy chung đạo lí dân tộc: “Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn”. Những thành ngữ, chất liệu dân gian, qua
ngòi bút tài hoa Tố Hữu, vừa mang hơi thở thời đại, vừa giữ được tính dân tộc của nó: “cây - núi”,
“sơng - nguồn”. Đó chẳng phải là câu thành ngữ quen thuộc: “Uống nước nhớ nguồn” đó sao? Bốn
dịng thơ, cho 15 năm dằng dặc, vất vả mà hào hùng. Bốn dòng thơ cho những nghĩa tình khơng bao
giờ nói hết. Bốn dịng thơ cho những da diết, luyến lưu không lỡ rời. Bốn dịng thơ cho cả lẽ sống cần
có, bây giờ và mãi về sau: ân tình, thủy chung, uống nước nhớ nguồn...
Bốn câu thơ tiếp theo là cảnh tiễn đưa bâng khuâng trong nỗi lưu luyến, nhớ nhung của kẻ ở người đi:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Người ra đi bịn rịn, nhớ nhung, ngập ngừng mà lưu luyến khiến từng bước chân còn vương vấn mãi
những âm thanh mơ hồ: “tiếng ai”. Đó là tiếng người ở lại hay tiếng vọng từ trong tâm tưởng người ra
đi. Không gian từ ngoại giới: “bên cồn” chuyển vào “trong dạ” rồi “bồn chồn bước đi” từ hữu hình
đến vơ hình. Hữu hình hóa cái vơ hình, ngoại giới hóa nội tâm càng làm bước đi thêm ngập ngừng,
chầm chậm chẳng muốn rời. Những bước chân ngập ngừng ấy ta đã bắt gặp trong giây phút chia phút
chia li của “chàng” và “nàng” trong “Chinh phụ ngâm”:
Bước đi một bước giây giây lại dừng


Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Nhưng ở đây lại là tình đồng chí, nghĩa đồng bào, thắm thiết và vấn vương tha thiết.
Từ âm thanh mơ hồ ấy, Tố Hữu đề cập đến hình ảnh cụ thể đến nao lịng: “áo chàm đưa buổi phân li”.
Nói tới “áo” trong buổi chia ly là Tố Hữu đã trở về với ngọn nguồn dân tộc:
Áo xông hương để chàng vắt mắc
Đêm em nằm em đắp dành hơi
(Ca dao)
Người về để áo lại đây
Phịng khi em đắp gió Tây lạnh lùng
(Ca dao)
Người lên ngựa, kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san
(Truyện Kiều, Nguyễn Du)
Nhưng chiếc áo trong thơ Tố Hữu không phải áo xông hương đài các hay áo bào sang trọng mà chỉ là
“áo chàm” giản dị một sắc nâu. Đó khơng phải cái cầm tay “Nhủ rồi tay lại cầm tay” (Chinh phụ
ngâm, Đoàn Thị Điểm) của nghĩa phu thê hay của tình đồng chí, đồng đội: “Thương nhau tay nắm lấy
bàn tay”, “Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi” mà là cái nắm tay của tình đồng chí, đồng bào. Dấu “…” như
khoảng trống, khoảng trắng vơ ngơn mà hữu ý, dư tình. Đơi khi, khơng nói là để nói được nhiều nhất.
Đơi khi, ngơn ngữ cũng bất lực trước tình cảm mênh mơng của con người.
Đoạn thơ của Tố Hữu chỉ tám câu mà gợi lên nghĩa tình bao kể xiết: tình quân dân cá nước, tình đồng
chí, nghĩa đồng bào. Những tình cảm chính trị được đưa vào thơ một cách rất tự nhiên, ý tình khiến
cho thơ có “thép” mà khơng cứng, nói về lẽ sống lớn dân tộc mà không sa vào giáo điều, khơ khan.
Có được hiệu quả ấy chính là nhờ những câu thơ với lối nói dân gian gần gũi, giọng điệu tâm tình nhẹ
nhàng với ngơn ngữ, hình ảnh trở về với cội nguồn dân tộc mà vẫn mang hơi thở thời đại càng làm
cho đoạn thơ thêm hấp dẫn. Và chính những tình cảm ấy là động lực, là hậu phương cho con người
Việt Nam vượt qua mưa bom bão đạn mà làm nên những chiến thắng “Lừng lẫy năm châu, chấn động
địa cầu”. Phải chăng, Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là

bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ?
Xin mượn lời của nhà thơ - nhà phê bình một thời cùng Tố Hữu sống và viết, Chế Lan Viên, để làm
lời kết: “Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn làm cho đời mình trở
nên hữu ích. Vậy thì ai kia cịn phung phí đời mình, làm gì cũng được, sống sao cũng xong, trong khi
đọc thơ này hãy bắt đầu thử dừng lại mà biết quý lấy đời mình, mà đem xây dựng nó.”

Bài văn mẫu 3
“Mỗi cơng dân đều có một dạng vân tay
Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Không trộn lẫn…”
(Vân chữ, Lê Đạt)
Cái “vân chữ không trộn lẫn” của nhà thơ hay của một nhà văn thứ thiệt mà Lê Đạt nhắc đến ở đây
chính là phong cách tác giả, là sự thể hiện tài nghệ của người nghệ sĩ qua tác phẩm nghệ thuật mang
đậm dấu ấn cá nhân của tác giả. Là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng, Tố Hữu xuất hiện giữa làng thơ
với một phong cách thơ độc đáo, hấp dẫn, đó chính là tính trữ tình chính trị sâu sắc, đậm chất sử thi và
cảm hứng lãng mạn. Kết tinh vẻ đẹp độc đáo ấy của thơ Tố Hữu phải kể đến “Việt Bắc” - bản anh
hùng ca, cũng là bản tình ca về cách mạng kháng chiến và con người kháng chiến. Làm nên “Việt
Bắc” - một bản tình ca thấm đẫm màu sắc dân tộc phải kể đến tám câu thơ đầu của tác phẩm:
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Tố Hữu là nhà thơ của lý tưởng cộng sản. Ông đến với thơ ca và cách mạng cùng một lúc. Vì vậy cho
nên chặng đường thơ của ơng ln song hành với những chặng đường cách mạng mà lộng gió thời đại
với những tập thơ: “Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta”. Trong
đó có thể nói “Việt Bắc” là đỉnh cao của thơ ca Tố Hữu nói riêng và thơ ca chống Pháp nói chung. Bài
thơ Việt Bắc được trích từ tập thơ cùng tên và được sáng tác vào tháng 10 năm 1945, khi Trung ương
Đảng và Chính phủ cùng cán bộ chiến sĩ rời chiến khu để về tiếp quản thủ đô Hà Nội. Lấy cảm cảm
hứng từ buổi chia tay ấy, Tố Hữu đã xúc động viết nên bài thơ này. Tính dân tộc của bài thơ thể hiện
ở cả nghệ thuật lẫn nội dung và thể hiện sâu sắc nhất là ở tám câu thơ đầu.
Tính dân tộc dân tộc là một khái niệm thuộc phạm trù tư tưởng- thẩm mĩ chỉ mối quan hệ văn học và
dân tộc, thể hiện qua tổng thể những đặc điểm độc đáo tương đối bền vững chung cho các sáng tác
của một dân tộc được hình thành trong quá trình phát triển của lịch sử và phân biệt so với các dân tộc
khác. Tính dân tộc được thể hiện xuyên suốt từ nội dung đến hình thức.
Về mặt nghệ thuật, Tố Hữu đã vô cùng khéo léo khi sử dụng thành công thể thơ lục bát- một thể thơ
truyền thống của dân tộc để diễn tả tình cảm cách mạng. Từ xưa đến nay lục bát vốn là thể thơ dễ đi
vào lòng người bởi âm điệu ngọt ngào vốn có của nó. Nếu dùng để diễn đạt tình cảm thì khơng cịn gì
hay bằng. Hay hơn nữa nhà thơ đã khéo vận dụng lối đối đáp vốn là hình thức diễn ý quen thuộc trong
ca dao dân ca:
Bây giờ mận mới hỏi đào

Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
Vườn hồng có lối ai vào hay chưa
Mận hỏi thì đào xin thưa
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào
Chính điều ấy đã làm cho bài thơ mang đậm âm hưởng ngọt nào và thấm đượm tinh thần dân tộc. Bên
cạnh đó ngơn ngữ là yếu tố góp một phần khơng nhỏ gợi lên cái hồn dân tộc của tác phẩm nói chung
và tám câu thơ đầu nói riêng chính là ngơn ngữ. Ngơn ngữ thơ của Việt Bắc mượt mà, uyển chuyển

đặc biệt là cặp đại từ nhân xưng mình-ta vừa ngọt ngào lại vừa sâu lắng mà ta thường bắt gặp trong
những câu ca dao về tình u đơi lứa:
Mình về ta chẳng cho về
Ta nắm vạt áo ta đề câu thơ
Chuyện ân tình cách mạng đã được Tố Hữu khéo léo thể hiện như tình u đơi lứa.
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn.
“Mình” trên câu thơ trên chỉ người ra đi, còn “ta” là người ở lại. Dường như đây khơng cịn là cuộc
chia ly giữa đồng bào và cách mạng mà nó đã trở thành buổi chia ly của đôi lứa yêu nhau mặn nồng
da diết. Qua đó ta mới mới phần nào thấm thía cái tình cảm mặn nồng, keo sơn của quân dân ta trong
những buổi đầu đầu kháng chiến gian khổ, khó khăn. Dù bị cách trở bởi khơng gian và thời gian
nhưng dường như cảm xúc từ trái tim đã nâng đỡ họ vượt qua mọi rào cản để trong tâm hồn “như
chưa hề có cuộc chia ly”. Tính dân tộc về mặt hình thức cịn thể hiện qua hình ảnh. Đó là dáng núi
hình sơng :” Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn”. Đó là hình ảnh chiếc áo chàm trong “buổi phân
li”. Áo chàm là hình ảnh hốn dụ cho người dân Việt Bắc nghĩa tình nhưng cũng rất đỗi anh hùng.
Những con người ấy là đại diện cho một dân tộc Việt Nam vừa hào hùng lại hào hoa: “Lưng mang
gươm tay mềm mại bút hoa/Sống hiên ngang mà nhân ái chan hịa”.
Tính dân tộc khơng chỉ vơ cùng thành cơng trên bình diện nghệ thuật mà còn đậm nét qua nội dung, tư
tưởng. Việt Bắc nói chung và tám câu thơ đầu nói riêng phản ánh đậm nét hình ảnh con người Việt
Nam trong thời đại cách mạng; đã đưa những tư tưởng tình cảm cách mạng hịa nhịp và tiếp nối
truyền thống tinh thần, tình cảm đạo lý dân tộc.
Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Người ở lại đặt câu hỏi tu từ “Mình về mình có nhớ ta” để nhắc nhớ người ra đi, gợi trong người ra đi
những kỷ niệm về “ mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”. Mười lăm năm ấy được tính từ năm 1940
sau khởi nghĩa Bắc Sơn cho đến tháng 10.1954, là mười lăm năm “Mình đây ta có đắng cay ngọt bùi”,
là mười lăm năm có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia, mười lăm năm “bát cơm chấm muối mối thù


Tổng hợp: Download.vn


Văn mẫu lớp 12: Phân tích tính dân tộc trong 8 câu đầu bài Việt Bắc
nặng vai” làm sao kể xiết biết bao ân tình. Bốn từ “thiết tha mặn nồng” cho thấy tình cảm giữa Việt
Bắc và cán bộ thật thủy chung sâu nặng, keo sơn bền chặt. Có lẽ vì thế nên nhà nghiên cứu Nguyễn
Đức Quyền đã cho rằng: “Mười lăm năm ấy” không chỉ đo bằng thước đo thời gian mà cịn đo bằng
thước đo tình cảm con người. Đó chính là thứ thuốc thử làm tăng thêm sự gắn bó keo sơn”.
Mình về mình có nhớ khơng?
Nhìn cây nhớ núi nhìn sơng nhớ nguồn.
Lại một câu hỏi tu từ nữa xuất hiện. Lại là một lời nhắc nhớ, gợi thương. Về Hà Nội rồi, thấy cây hãy
nhớ đến núi rừng chiến khu, nhìn sơng hãy nhớ đến suối nguồn Việt Bắc. Cách gợi nhắc như lời dặn
dị kín đáo mà chân thành: Việt Bắc là cội nguồn cách mạng, “Quê hương cách mạng dựng nên Cộng
hòa”, là trung tâm đầu não của cuộc kháng chiến. Câu thơ này phải chăng là sự vận dụng linh hoạt và
tài tình của nhà thơ Tố Hữu với câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”. Qua đó nhà thơ cũng nhắc nhớ
các thế hệ con cháu phải biết hướng về gốc gác, về nơi bén rễ, về cái nôi cho ta hình hài.
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hơm nay...
Nếu như người Việt Bắc gửi theo bước chân của người miền xuôi với bao nhiêu nỗi nhớ thì trong lời
đối đáp của người miền xuôi cũng đầy ắp những bâng khuâng tha thiết. Khơng sử dụng đại từ xưng hơ
“mình”, “ta” mà người xưng hô sử dụng đại từ “ai” để khẳng định trước hết là sự gắn bó với người ở
lại. Ai có thể là đại từ để hỏi nhưng ở đây đó chính là đại từ phiếm chỉ, rất gần cách nói của ca dao:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi” Tố Hữu sử dụng và khai thác triệt để sự biến hoá hết sức linh diệu trong giá
trị biểu cảm của từ “ai”. Một chữ “ai” của người về xuôi đủ làm xao xuyến lòng người đưa tiễn, đủ
cho thấy người về xuôi yêu thương Việt Bắc đến chừng nào và hiểu nỗi niềm tha thiết của người Việt
Bắc đối với cách mạng, đối với người miền xuôi. Một chữ “ai” làm xao động cả không gian đưa tiễn.
Phải chăng: “Khi ta ở chỉ là nơi đất ở/Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn” Hai từ láy “bâng khuâng” và “bồn
chồn” góp phần làm tăng thêm tâm trạng người ra đi. Tình thương nỗi nhớ như níu chân người ở lại

“Bước đi một bước lâu lâu lại dừng” để rồi “cầm tay nhau biết nói gì hơm nay”. Khơng biết nói gì
phải chăng là vì có q nhiều thứ để nói. Bao nhiêu ân nghĩa, sắt son chẳng thể nào dùng ngôn từ để
diễn tả, đành phải gửi tâm tình qua cái nắm tay thật chặt, thật lâu. “Cầm tay” là biểu tượng của yêu
thương đoàn kết. Chỉ cần cầm tay nhau thơi và hãy để hơi ấm nói lên tất cả, yêu thương, nhung nhớ,
nghĩa tình sẽ ấm mãi như hơi ấm tay trao tay nhau lúc này. Dấu chấm lửng ở cuối câu như càng làm
tăng thêm cái tình cảm mặn nồng, dạt dào, vơ tận. Nó như nốt lặng trong một khng nhạc mà ở đó
tình cảm cứ ngân dài sâu lắng. Qua đó con người Việt Nam hiện lên thật đẹp với những phẩm chất
tiêu biểu cho phẩm chất dân tộc: ân nghĩa, thủy chung, son sắt.
Bằng tài hoa của một người nghệ sĩ và một trái tim ln sục sơi ý chí cách mạng, Tố Hữu đã viết nên
một bản tình ca, anh hùng ca đậm đà bản sắc dân tộc. Để rồi Việt Bắc đã thực sự trở thành một trong
những bài ca không bao giờ quên, không thể nào quên.

Bài văn mẫu 4

Tổng hợp: Download.vn


×