Tải bản đầy đủ (.pdf) (166 trang)

Biện pháp phát triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 166 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỚ HỒ CHÍ MINH

Ngơ Võ Linh Nguyện

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
VẬN ĐỘNG THEO NHỊP VÀ TIẾT TẤU
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỚ HỒ CHÍ MINH

Ngơ Võ Linh Nguyện

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG
VẬN ĐỘNG THEO NHỊP VÀ TIẾT TẤU
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI
Chuyên ngành : Giáo dục học (Giáo dục mầm non)
Mã số

: 8140101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ THỊ NGÂN



Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.
Các thông tin, số liệu trong đề tài này là trung thực, rõ ràng và cụ thể. Các số
liệu nghiên cứu là thật và chưa được công bố trên bất kỳ một công trình khoa
học nào trước đây.

Tác giả

Ngơ Võ Linh Nguyện


LỜI CẢM ƠN
Quyển luận văn này là cơng trình nghiên cứu khoa học đầu tay của tơi, để
hồn thành nó tơi đã phải gặp rất nhiều khó khăn và vất vả. Tuy nhiên sự vất
vả khó khăn của tơi khơng phải là đơn độc vì tơi có rất nhiều sự giúp đỡ, động
viên, hỗ trợ từ Quý thầy cô, gia đình và bạn bè.
Khơng thể nào diễn tả hết được sự biết ơn của tôi đến: TS. Vũ Thị Ngân,
cô là người đã tận tình hướng dẫn, động viên tơi hồn thành quyển luận văn
này; Q thầy cơ đã cung cấp kiến thức, dẫn dắt tôi vào con đường nghiên cứu
khoa học. Tôi xin được cám ơn Ban giám hiệu và các anh chị làm việc ở
Phòng Sau Đại học, Khoa Mầm non Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ
Chí Minh.
Tơi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu và các cơ Phùng Thị Thống, Lê Thị
Mai là giáo viên lớp Lá 2 trường Mầm non thực hành thuộc Trường Cao đẳng
Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh, là những người đã hỗ trợ, giúp
đỡ tôi trong quá trình thử nghiệm nghiên cứu.

Trong tất cả những lời cám ơn trên tôi cũng không quên gửi lời cám ơn
đến tất cả các thành viên trong gia đình của tơi, là những người đã bên cạnh,
khích lệ tơi trong những lúc tôi mệt mỏi.
Cuối cùng tôi xin chân thành gửi lời tri ân đến bạn bè, đồng nghiệp, những
người đã sát cánh cùng tơi trong q trình nghiên cứu, và xin được gửi lời chúc
sức khỏe đến tất cả mọi người.
Thành phồ Hồ Chí Minh, ngày 31 tháng 05 năm 2020
Tác giả

Ngô Võ Linh Nguyện


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHỊP VÀ TIẾT TẤU
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI .......................................... 7
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 7
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi......................................... 7
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước .......................................... 14
1.2. Các lý luận về phát triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................................................................. 17
1.2.1. Khái niệm vận động theo nhịp và tiết tấu ................................... 17
1.2.2. Khái niệm Khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu ................... 22

1.2.3. Đặc điểm khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu của trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi .............................................................................. 24
1.2.4. Khái niệm phát triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu ... 26
1.2.5. Điều kiện hình thành và phát triển khả năng vận động theo
nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................. 29
1.3. Các lý luận về biện pháp phát triển khả năng vận động theo nhịp
và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................................. 31
1.3.1. Khái niệm biện pháp ................................................................... 31
1.3.2. Khái niệm biện pháp phát triển khả năng vận động theo nhịp
và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ......................................... 32


Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 38
Chương 2. THỰC TRẠNG BIỆN PHÁP

PHÁT TRIỂN KHẢ

NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHỊP VÀ TIẾT TẤU CHO
TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI .................................................. 40
2.1. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ............................................................. 40
2.1.1. Mục đích khảo sát .......................................................................... 40
2.1.2. Đối tượng và khách thể khảo sát ................................................... 40
2.1.3. Thời gian khảo sát ......................................................................... 41
2.2. Tìm hiểu thực trạng biện pháp phát triển khả năng vận động theo
nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm
non trong thành phố Hồ Chí Minh ...................................................... 41
2.2.1. Thực trạng giáo viên sử dụng các biện pháp phát triển khả năng
vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........... 41
2.2.2. Thực trạng kỹ năng vận động theo nhịp và tiết tấu của trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi ................................................................................ 52

2.2.3. Thực trạng xây dựng kế hoạch giáo dục nhằm phát triển khả
năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
....................................................................................................... 56
2.2.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên đối với các biện pháp phát
triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi ........................................................................................ 59
Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 69
Chương 3.

ĐỀ XUẤT VÀ THỬ NGHIỆM BIỆN PHÁP
PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHỊP
VÀ TIẾT TẤU CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ........... 71

3.1. Một số biện pháp phát triển khả năng vận động theo nhịp và tiết
tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................................................... 71
3.1.1. Cơ sở đề xuất biện pháp: ............................................................. 71


3.1.2. Đề xuất một số biện pháp phát triển khả năng vận động theo
nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................. 73
3.2. Tổ chức thử nghiệm và kết quả thử nghiệm một số biện pháp phát
triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi .............................................................................................. 78
3.2.1. Tổ chức thử nghiệm ....................................................................... 78
3.2.2. Kết quả thử nghiệm ....................................................................... 99
3.3. Tổ chức khảo nghiệm ......................................................................... 102
3.3.1. Mục đích khảo nghiệm ................................................................ 102
3.3.2. Nội dung khảo nghiệm ................................................................ 102
3.3.3. Kết quả khảo nghiệm ................................................................... 102
Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 106

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 108
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................... 111
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. So sánh dạy học truyền thống và dạy học lấy trẻ làm trung tâm
....................................................................................................... 30
Bảng 2.1. Kết quả dự giờ quan sát giáo viên tổ chức dạy vận động theo
nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................... 42
Bảng 2.2. Kết quả dự giờ quan sát giáo viên tổ chức cho trẻ vận động
theo nhịp và tiết tấu trong hoạt động vui chơi tại lớp ................... 46
Bảng 2.3. Kết quả dự giờ quan sát giáo viên tổ chức cho trẻ vận động
theo nhịp và tiết tấu trong các hoạt động khác .............................. 50
Bảng 2.4. Kết quả quan sát các khả năng vận động theo tiết tấu của trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi trên giờ học nhạc ........................................... 53
Bảng 2.5. Kết quả phân tích kế hoạch giáo dục phát triển khả năng vận
động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi .................. 57
Bảng 2.6. Kết quả nhận thức của giáo viên về vai trò các biện pháp phát
triển các khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi ................................................................................ 60
Bảng 2.7. Kết quả trưng cầu ý kiến giáo viên về mức độ thường xuyên
sử dụng các biện pháp phát triển khả năng vận động theo nhịp
và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................................... 63
Bảng 2.8. Kết quả trưng cầu ý kiến giáo viên về những khó khăn khi sử
dụng các biện pháp phát triển khả năng vận động theo nhịp và
tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ................................................ 66
Bảng 3.1. Kế hoạch phát triển khả năng kiểm soát cơ thể ............................ 79
Bảng 3.2. Kế hoạch phát triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu
cho trẻ ............................................................................................ 93

Bảng 3.3. Kết quả biện pháp phát triển khả năng kiểm soát cơ thể của
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khi vận động theo tiết tấu trước và sau
thử nghiệm ................................................................................... 100
Bảng 3.4. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp phát triển
khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu của trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi. ..................................................................................... 103


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Các loại nhịp và tiết tấu phổ biến ở trẻ mầm non............................ 21
Hình 3.1. Trẻ đang thực hiện bài tập Căng cơ ............................................... 101
Hình 3.2. Hinh trước và sau thử nghiệm ....................................................... 101


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến âm nhạc là nói đến giai điệu, nhịp, tiết tấu, âm thanh..., các yếu
tố này khi hòa quyện lại với nhau sẽ tạo nên một loại hình nghệ thuật rất tuyệt
vời. Chúng khơng chỉ tuyệt vời về mặt nghệ thuật mà cịn có khả năng ảnh
hưởng rất tốt đến sự phát triển của con người. Trong tất cả các yếu tố trên, nhịp
và tiết tấu được xem như là nguồn gốc chung của âm nhạc… dẫn theo lời
Christoph đã nói (Christoph, M., 2006); Cịn với Dalcroze thì nhịp và tiết tấu
“là nền tảng của tất cả nghệ thuật âm nhạc” (Jaques Dalcroze, 1935). Chính vì
những ảnh hưởng khơng nhỏ của nó mà rất nhiều nhà khoa học trên thế giới đã
tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng các yếu tố âm nhạc này vào trong giáo dục
và phát triển cho trẻ em.
Nhận định được tầm quan trọng của âm nhạc đối với sụ phát triển của trẻ
nhỏ, ngành Giáo dục Việt nam đã liên tục đổi mới các phương pháp dạy hoạt

động âm nhạc trong nhiều năm qua với mong muốn đáp ứng được mục tiêu
giáo dục là “giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ…
khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn,…” (Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2017). Các phương pháp này đòi hỏi vừa phải đáp ứng được nhu cầu của
người học vừa phải đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Chính vì vậy người dạy
phải hướng theo các yêu cầu mới, phát huy năng lực của mỗi cá nhân, phát huy
tính chủ động, tích cực, tự lực, sáng tạo của người học… (Meier, B. & Nguyễn
Văn Cường, 2014).
Với quan điểm đổi mới này, hoạt động âm nhạc của ngành giáo dục mầm
non đã liên tục chuyển mình với nhiều đổi mới trong các phương pháp, tuy
nhiên trên thực tế hiện nay, một vấn đề xuất hiện đó là rất nhiều trẻ mầm non
không biết đến tiết tấu của âm nhạc, các vận động đơn giản theo tiết tấu rất ít
thấy trẻ thể hiện. Hoạt động âm nhạc hiện nay tại các trường mầm non trong
thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều vào ca hát, múa và vận động minh họa


2
theo lời bài hát. Như vậy, nguồn gốc của âm nhạc, nền tảng của hoạt động nghệ
thuật này có được quan tâm để hình thành và phát triển trong con người trẻ
mầm non Việt nam hay không?
Xuất phát từ những lý do trên và với mong muốn tìm hiểu các biện pháp
phát triển khả năng vận động theo nhạc dựa trên quan điểm giáo dục “Lấy trẻ
làm trung tâm” nên đề tài nghiên cứu “Biện pháp phát triển khả năng vận động
theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi” được hình thành.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của nghiên cứu là tìm kiếm một số biện pháp nhằm phát
triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Trên
cớ sở lý luận và khảo sát thực trạng, tác giả sẽ đề xuất và thử nghiệm một số
biện pháp phát triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động giáo dục vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi tại một
số trường mầm non.
3.2.Đối tượng nghiên cứu
Biện pháp phát triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi tại một số trường mầm non.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu giáo viên mầm non nhận thức đúng đắn và sử dụng đúng cách các
biện pháp như: đánh giá, xây dựng kế hoạch giáo dục, xây dựng môi trường âm
nhạc, bài tập, trò chơi,… sẽ phát triển được khả năng vận động theo nhịp và tiết
tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi phù hợp với yêu cầu “phát huy tính tích cực,
độc lập, sáng tạo” của trẻ.


3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến việc tổ chức vận động theo nhịp
và tiết tấu, phát triển các khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu
giáo 5 – 6 tuổi.
Khảo sát thực trạng sử dụng các biện pháp phát triển khả năng vận động
theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non.
Đề xuất và bước đầu thử nghiệm một số biện pháp phát triển khả năng vận
động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở một số trường mầm non
phù hợp với yêu cầu “phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo” của trẻ.
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
6.1. Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung khảo sát thực trạng và bước đầu thử nghiệm một số biện
pháp phát triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi trên một số hoạt động giáo dục ở trường mầm non.

6.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu khảo sát thực trạng được tiến hành ở 10 lớp mẫu giáo 5 – 6
tuổi tại các trường mầm non thuộc địa bàn quận 5, 10, Tân Bình gồm trường
Mầm non thực hành thuộc trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố
Hồ Chí Minh (là trường sẽ tiến hành thử nghiệm) và 3 trường mầm non quận
10 (là những trường cùng địa bàn quận 10 với trường Mầm non Thực hành), 3
trường mầm non quận 5, 3 trường mầm non quận Tân Bình (thuộc địa bàn
quận lân cận).
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp lý thuyết nhằm tìm hiểu cơ sở khoa học nghiên cứu
của đề tài “Biện pháp phát triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ
mẫu giáo 5 – 6 tuổi”.


4
7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.1. Phương pháp quan sát
Mục tiêu: tìm hiểu thực trạng giáo viên sử dụng và thử nghiệm một số biện
pháp phát triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6
tuổi của giáo viên tại một số trường mầm non nằm ở địa bàn quận 5, 10 và Tân
Bình thuộc thành phố Hồ Chí Minh.
Nội dung:
- Quan sát giáo viên sử dụng các biện pháp, các trang thiết bị trên giờ
hoạt động âm nhạc và các hoạt động khác nhằm phát triển khả năng vận động
theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Quan sát biểu hiện khả năng phát triển vận động theo nhịp và tiết tấu
của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở lớp nghiên cứu thử nghiệm.
Đối tượng: 10 hoạt động âm nhạc, 8 hoạt động thể sục sáng, 8 hoạt động
học, 8 hoạt động vui chơi, 8 hoạt động chiều của lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi ở

trường Mầm non Thực hành, mầm non 19/5 quận 10, mầm non 3 quận 5 và
mầm non 13 quận Tân Bình.
7.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
Mục tiêu: tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên về các biện pháp
phát triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Nội dung:
- Nhận thức của giáo viên về các biện pháp phát triển khả năng vận động
theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
- Mức độ thường xuyên các biện pháp được giáo viên sử dụng để phát
triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Những khó khăn của giáo viên khi sử dụng các biện pháp phát triển khả
năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Đối tượng: 56 giáo viên lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi.


5
7.2.3 Phương pháp phân tích hồ sơ
Mục tiêu: tìm hiểu thực trạng sử dụng biện pháp phát triển khả năng vận
động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi qua giáo án hoạt động âm
nhạc và các kế hoạch giáo dục.
Nội dung: Phân tích các kế hoạch giáo dục có đề ra những biện pháp phát
triển tính tích cực, độc lập, sáng tạo và các mức độ đánh giá những biểu hiện
vận động theo nhịp và tiết tấu của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi khơng? Các mục đích
u cầu được đề ra có phù hợp với môi trường, nội dung yêu cầu của chương
trình, bộ chỉ số phát triển và có định hướng để phát triển khả năng vận động
theo nhip và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi không?
Đối tượng: 4 giáo án hoạt động âm nhạc, 4 kế hoạch giáo dục ở một số
trường mầm non.
7.2.4 Phương pháp sử dụng bài tập (test)
Mục tiêu: Xác định mức độ phát triển khả năng vận động theo nhịp và tiết

tấu của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong nghiên cứu thực trạng và thử nghiệm.
Nội dung: Sử dụng 8 bài tập để đánh giá mức độ phát triển khả năng vận
động theo nhịp và tiết tấu ở trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Đối tượng: 12 trẻ lớp lá Trường Mầm non Thực hành thuộc Trường Cao
đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh.
7.3. Phương pháp thử nghiệm
Mục tiêu: Kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp đề xuất trong đề tài
nghiên cứu.
Nội dung: Đề xuất và tổ chức thử nghiệm một số biện pháp nhằm phát
triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
Đối tượng: 12 trẻ lớp lá Trường Mầm non Thực hành thuộc Trường Cao
đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Mục tiêu: Thu số liệu từ việc điều tra và kết quả thử nghiệm.


6
Nội dung: Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để thống kê kết quả khảo
sát với các thông số tỷ lệ phần trăm cho các nội dung khảo sát từ đó liên hệ với
lý thuyết, phân tích và lý giải kết quả.
8. Đóng góp mới của đề tài
- Tổng hợp lý luận về biện pháp phát triển khả năng vận động theo nhịp
và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
- Bước đầu xác định thực trạng và đề xuất thử nghiệm một số biện pháp
phát triển khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi
theo hướng phát huy tính tích cực, độc lập, tự do theo ý thích, theo khả năng
của trẻ.


7


Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN
KHẢ NĂNG VẬN ĐỘNG THEO NHỊP VÀ TIẾT TẤU
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu ở nước ngồi
Theo Richard Hawkins, khoảng 500 năm trước công nguyên, giáo dục âm
nhạc đã được chú ý và đưa vào giảng dạy trong các trường học ở Hy lạp với
mục đích phát triển các công dân tham gia vào xã hội Hy lạp. Lúc này âm nhạc
được giáo dục như một hoạt động mỹ thuật nói chung chủ yếu ở lĩnh vực ca
hát. Hoạt động ca hát cứ thế được phát triển dần theo thời gian nhưng chủ yếu
phục vụ cho việc ca hát ở các nhà thờ và chưa được đưa vào chương trình dạy
học ở các trường cơng. Đến cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, theo quan điểm giáo
dục của Pestalozzi (1746 – 1827) – nhà cải cách giáo dục Thụy Sỹ, Lowell
Mason (1792 – 1872) đã phát triển các phương pháp giảng dạy âm nhạc và đưa
âm nhạc thành một mơn học ngoại khóa trong các trường học của Hoa Kỳ. Vào
năm 1830, âm nhạc được dùng để phát triển các mặt trí tuệ, thể chất và phẩm
chất đạo đức cho người học.
Từ năm 1892 Emile Jaques Dalcroze (1865 – 1950), giáo sư ký xướng
âm của nhạc viện Geneva – Thụy sỹ, trong quá trình giảng dạy ông nhận thấy
các phương pháp giáo dục âm nhạc truyền thống không đạt hiệu quả cao, từ
đây ông đã nghiên cứu và sáng tạo ra phương pháp dạy nhạc mới gọi là
Erhythmic Dalcroze – sử dụng nhịp điệu cơ thể để học nhạc.
Sau Jaques cịn có một số nhà sư phạm âm nhạc khác cũng tìm ra các
phương pháp để dạy nhạc hiệu quả dựa trên những năng lực tự nhiên, nhu cầu
và hứng thú của người học. Các phương pháp này được các nước trên thế giới
nhất là các nước tiên tiến tiếp nhận và sử dụng cho đến ngày nay như: phương
pháp của Orff Schulwerk, nhà sư phạm âm nhạc người Đức, phương pháp này



8
sử dụng bộ gõ cơ thể để học nhạc từ những năm 1920; phương pháp của Zoltán
Kodály (1882 – 1976) một nhà soạn nhạc, nghiên cứu âm nhạc dân tộc, và sư
phạm âm nhạc người Hungary, phương pháp này học nhạc qua ký hiệu từ năm
1929; … Một trong những điểm chung của các phương pháp này là sử dụng
nhịp và tiết tấu để phát triển khả năng âm nhạc trong đó có vận động theo nhạc.
Sau đây là một số tài liệu cụ thể:
• Một số tài liệu nói về dạy học âm nhạc theo Jaques – Dalcroze:
Rhythm, Music and Education tạm dịch là “Nhịp điệu, Âm nhạc và Giáo
dục” của Jaques – Dalcroze được dịch bởi Harold F. Rubenstein vào năm 1973
và được xuất bản lần thứ 5 vào năm 2000, là một bộ sưu tập các bài giảng và
bài báo trình bày ý tưởng và phương pháp của Jaques – Dalcroze, tác giả đã
cho các nhà sư phạm và tâm lý học theo dõi sự biến đổi và phát triển phương
pháp của mình, tác giả đã chỉ ra những tồn tại của các phương pháp giáo dục
âm nhạc truyền thống và trình bày các nguyên tắc cơ bản trong phương pháp
mới của mình vào ba lĩnh vực chính là: tiết tấu, xướng âm và ngẫu hứng. Cuối
cùng, tác giả tóm tắt các nguyên tắc để sử dụng cho các bài tập nhằm giúp người
học cảm nhận được nhịp và tiết tấu của âm nhạc và thích nghi với các hoạt động
của tập thể (Jaques – Dalcroze, E. và Rubenstein, H.F., 2000).
Eurhythmies, Art and Education tạm dịch là “Nhịp điệu, Nghệ thuật và
Giáo dục” Của Jaques – Dalcroze được dịch bởi Frederick Rothwell, là một bộ
sưu tập các bài viết liên quan đến tiết tấu hay còn gọi là nhịp điệu. Các bài viết
này được viết từ năm 1922 đến 1935. Bộ sưu tập được chia thành bốn loại đó
là: Nhịp điệu, Giáo dục, Nghệ thuật và Tổng quan. Phần Nhịp điệu Jaques –
Dalcroze nói về bản chất và giá trị của vận động theo giai điệu và kỹ thuật di
chuyển. Phần Giáo dục nói về việc sử dụng nhịp điệu trong giáo dục âm nhạc,
mối quan hệ giữa người chơi nhạc với các bài học piano, việc sử dụng nhịp điệu
cho người mù và những định hướng của giáo dục âm nhạc trong tương
lai. Trong phần Nghệ thuật, tác giả trình bày các nguyên tắc và triết lý của mình



9
liên quan đến nhịp điệu cho các biên đạo múa và vũ công, các tác phẩm âm
nhạc cho phim và kịch nghệ. Phần cuối, tổng quan, đề cập đến việc sử dụng bài
hát dân gian để thể hiện nhịp điệu tự nhiên theo văn hóa dân tộc (Jaques –
Dalcroze, E. và Rothwell, F., 1935).
Rhythm Games for Perception and Cognition tạm dịch là “Những trò chơi
nhịp điệu phát triển nhận thức” của Abramson, tác giả dựa trên các nguyên tắc
của Jaques – Dalcroze để sử dụng ba hình thức trị chơi cơ bản đó là: phản ứng
nhanh, làm theo và nối tiếp hay còn gọi là canon. Abramson đã biên soạn một
loạt các trị chơi âm nhạc nhằm kích thích sự tích cực của người tham gia. Trong
tài liệu này, các trò chơi tập trung nhấn mạnh vào các khái niệm về nhịp độ và
nhịp điệu, cường độ. Các trò chơi cho mỗi khái niệm được sắp xếp theo độ khó
tăng dần. Tiến trình cơ bản của trị chơi là: từ di chuyển tại chỗ đến di chuyển
trong không gian, từ chuyển động đơn lẻ của từng bộ phận cơ thể đến sự chuyển
động của toàn bộ cơ thể (Abramson, R. M., 1978).
Crumpler, S. E. tác giả của quyển luận văn The Effect of Dalcroze
Eurhythmics on the Melodic Musical Growth of First Grade Student tạm dịch
là “Hiệu quả nhịp điệu của Dalcroze trong phát triển âm nhạc dành cho trẻ
đầu cấp” trình bày khá đầy đủ về phương pháp dạy học theo quan điểm Jaques
– Dalcroze. Phương pháp này được nhiều nước trên thế giới công nhận và sử
dụng để giáo dục âm nhạc cho học sinh các cấp và cũng dùng để dạy khiêu vũ,
sân khấu và trị liệu trong các trung tâm trị liệu cho người khuyết tật (Crumpler,
S. E., 1998).
Jeong, J. với luận án Tiến sĩ Đại học Boston Massachusetts Adaptation of
Dalcroze methodology to the teaching of music to kindergarten students in
Korea tạm dịch là “Phương pháp Dalcroze dành cho trẻ mẫu giáo ở Hàn Quốc”,
tác giả nghiên cứu về phương pháp dạy âm nhạc của Dalcroze cho trẻ mẫu giáo.
Với nghiên cứu này tác giả đã đưa ra được những đặc điểm của phương pháp
Dalcroze đáp ứng được với mục tiêu cuối cùng của việc giáo dục âm nhạc



10
đương đại của Hàn Quốc, từ đó đề xuất vận dụng vào thực tiễn giáo dục âm
nhạc cho trẻ mẫu giáo ở Hàn Quốc (Jeong, J., 2005).
Christina M. W. tác giả luận văn thạc sĩ thuộc Đại học Missouri – Kansas
năm 2007 Mind/body dualism and music theory pedagogy: Applications of
Dalcroze Eurhythmics tạm dịch là “Thuyết nhị nguyên và Lý thuyết giáo dục
âm nhạc áp dụng theo phương pháp Nhịp điệu của Dalcroze”, tác giả trình bày
lý thuyết của phương pháp dạy âm nhạc của Jack Dalcroze, người phát hiện ra
một sự phân chia giữa tâm trí và cơ thể là cái cản trở học sinh học âm nhạc. Từ
đó Dalcroze đã xây dựng một phương pháp bao gồm các bài tập được thiết kế
để tăng cường giao tiếp tâm trí với cơ thể giúp người học trải nghiệm âm nhạc
một cách trí tuệ và trực quan (Christina, M. W., 2007).
• Một số tài liệu nói về dạy học âm nhạc theo Orff Schulwerk:
Diane. M. L. tác giả của quyển sách Together in Harmony. Combining
Orff Schulwerk and music learning theory tạm dịch là “Hòa âm, sự kết hợp giữa
phương pháp Orff Schulwerk với lý thuyết học âm nhạc”, tác giả giới thiệu và
tổng hợp lại các phương pháp dạy âm nhạc cho trẻ theo Orff một cách rất dễ
hiểu gồm: nói theo nhịp, chơi nhạc cụ, hát, sử dụng nhạc cụ cầm tay định âm
và không định âm, sử dụng bộ gõ cơ thể để thể hiện tiết tấu. Ở chương 2 tác giả
trình bày những lý luận về lý thuyết âm nhạc. Qua tài liệu này người đọc sẽ
hiểu rõ hơn về cách sử dụng phương pháp dạy nhạc của Orff cũng như có sự
nối kết giữa lý luận dạy nhạc với phương pháp của Orff (Diane. M. L., 2005).
Christoph Maubach đã giới thiệu phương pháp Orff Schulwerk trên trang
của hiệp hội Victoria Orff Schulwerk qua tài liệu Introduction To The Orff
Schulwerk Approach tạm dịch là “Giởi thiệu về phương pháp Orff Schulwerk”,
tác giả đã viết Gunild Keetman và Orff đã phát triển một mơ hình mới để dạy
âm nhạc cho mọi độ tuổi. Quan điểm của Orff là trẻ em và người lớn học âm
nhạc tốt nhất khi được chơi, khiêu vũ, sáng tạo và ứng biến âm nhạc. Tác giả

còn nêu lên các nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho phương pháp cùng các


11
phương tiện, quy trình thực hiện của phương pháp. Ngồi ra, tác giả cịn trình
bày về lịch sử phát triển của phương pháp Orff Schulwerk cũng như giới thiệu
bộ sưu tập năm quyển sách “Orff Schulwerk âm nhạc cho trẻ nhỏ” được viết từ
năm 1950 đến năm 1954 là bộ sưu tập âm nhạc gồm các bài tập dành cho trẻ
để liên kết các nội dung chơi nhạc cụ, hát nói và khiêu vũ (Christoph, M., 2006).
The Orff Schulwerk Approach tạm dịch là “Phương pháp Orff Schulwerk”
được tiến sĩ Shamrok thuộc đại học Westirginia và Đại học bang California của
Mỹ trình bày: triết lý sư phạm của Orff Schulwerk dựa trên nền tảng khai thác
và phát triển năng lực âm nhạc thông qua khả năng vui chơi tập thể và vận động
là khả tự nhiên của mọi đứa trẻ. Năng lực âm nhạc tự nhiên đó bao gồm: hát,
xướng đồng dao – ca dao, vỗ tay, đập gõ, chơi trò chơi, nhảy múa, v.v… Theo
Orff và Keetman, trẻ học âm nhạc bắt đầu bằng nghe và thực hành trước, rồi
mới đến đọc và viết. Các tác phẩm văn học dân gian như đồng dao, ca dao, các
bài hát ru của mẹ… được Orff khai thác và xây dựng nó thành những bài tập
để học âm nhạc. Khi học nhạc trẻ phải được trải nghiệm qua vận động và chơi
đùa. Các bài học của Orff khám phá và phát triển các kỹ năng thơng qua các
phương tiện: hát nói, ca hát, vận động, chơi nhạc cụ. Giáo viên khi dạy âm nhạc
cho trẻ theo phương pháp của Orff phải đi theo quy trình của nó gồm: thăm dị,
sau đó là bắt chước, rồi cải tiến, cuối cùng là sáng tạo (Shamrock, 2007).
• Một số tài liệu nói về dạy âm nhạc theo quan điểm của Kodály:
Micheal Houlahan và Philip Tacka với tác phẩm Kodaly Today: A
Cognitive Approach to Elementary Music Education tạm dịch là “Kodaly ngày
nay: một cách tiếp cận để giáo dục âm nhạc cho trẻ ở tiểu học”. Tác giả trình
bày triết lý sư phạm và phương pháp giáo dục âm nhạc theo phương pháp
Kodaly, tài liệu này cung cấp cho giáo viên lý luận âm nhạc, giới thiệu nhạc cụ
cần trong dạy và học, các yêu cầu về diện tích lớp học âm nhạc theo phương

pháp Kodaly. Tài liệu còn cung cấp các cách tác động đến trẻ theo phương pháp
Kodaly. Phương pháp này sử dụng các bài hát dân gian, dấu hiệu tay Curwen,


12
hình ảnh, biểu tượng, nhịp điệu, âm tiết và những vận động theo nhạc trong đó
có vận động theo nhịp và tiết tấu (Houlahan, M. & Tacka, P., 2015).
Theo Jill Trinka tiến sĩ về giáo dục âm nhạc của Hoa Kỳ, tác giả của tài
liệu “The Kodály Approach” tạm dịch là “Phương pháp Kodaly”, tác giả đã
trình bày bối cảnh ra đời của phương pháp Kodály, quan điểm, mục tiêu, các
nguyên tắc, nguồn tư liệu, công cụ… Phương pháp Kodaly là một cách để phát
triển các kỹ năng âm nhạc và các khái niệm âm nhạc thông qua các bài hát dân
gian, dấu hiệu tay Curwen, hình ảnh, di chuyển, biểu tượng nhịp điệu và âm
tiết. Nổi bật nhất trong bộ công cụ của Kodaly là hệ thống ký hiệu bằng tay của
Curwen/ Glove handsigns (TrinKa, .J.).
• Một số tài liệu khác:
Creative Rhythmic Movement for Children tạm dịch là “Vận động theo
nhịp một cách sáng tạo dành cho trẻ nhỏ” của Andrew được soạn thảo thành
một chương trình nhip điệu dựa trên sự sáng tạo và vận động của trẻ thơng qua
trải nghiệm. Tài liệu này trình bày các đặc điểm của trẻ từ giai đoạn đầu, giữa
và cuối tuổi mầm non cũng như những sáng tạo và kinh nghiệm của đứa trẻ
thông qua chuyển động. Nội dung trong bài viết bao gồm các kiểu chuyển động,
phản ứng với nhịp và tiết tấu trong vận động, sự phát triển của chuyển động
trong không gian, phản ứng với nhịp điệu trong vận động, sử dụng bộ gõ khi
thực hiện các vận động và những ý tưởng khi thực hiện chương trình giáo dục
âm nhạc trong trường học (Andrews, G., 1954).
Movement Education: Its Evlolution and a Modern Approach tạm dịch là
“Giáo dục vận động: Sự phát triển và một phương pháp hiện đại” của Brown
và Sommer là một cuốn sách giá trị về giáo dục thể chất cho giáo viên âm nhạc,
khiêu vũ và kịch. Tài liệu trình bày quá trình các chuyển động tự nhiên của con

người, các khái niệm cơ bản của chuyển động tự nhiên, nhịp điệu, các kỹ thuật
và mục tiêu dạy vận động; các hoạt động đi kèm các bài tập kích thích sự ngẫu
hứng của chuyển động tương ứng với âm thanh được nghe; các khái niệm âm


13
nhạc; các nhạc đệm phù hợp với sự phát triển của các vận động tự nhiên. Các
đề xuất của tác giả với mục đích là cải thiện các vận động của trẻ thơng qua
việc sử dụng một hoặc nhiều kích thích từ bên trong và cả bên ngồi (Brown,
M. & Sommer, B. K., 1969).
Training im Kindesund Jugendalter tạm dịch là “Giáo dục mầm non và
tiểu học”, tác giả Martin đã báo cáo rằng khả năng nhịp điệu được phát triển ở
độ tuổi 4 đến 7, ở độ tuổi này trẻ phản ứng rất hiệu quả với nhịp điệu đơn giản
hoặc động cơ nhịp điệu. Trong số các loại kích thích khác nhau, thính giác là
những loại gây ra phản ứng ngay lập tức. Sự phát triển của khả năng nhịp điệu
và các khả năng khác, đặc biệt là trong thời thơ ấu, phụ thuộc vào sự trưởng
thành của các chức năng cơ bản của hệ thống thần kinh trung ương và sự kích
thích của chúng với thực hành (Martin, D., 1988).
Weikart tác giả của “Teaching movement and dance” tạm dịch là “Giáo
dục vận động và khiêu vũ” khẳng định rằng: khả năng phản ứng chính xác về
nhịp điệu sẽ được hình thành khi có các kích thích của nhịp điệu thông qua việc
tham gia vào các hoạt động vận động. Kỹ thuật rèn luyện nhịp điệu của tác giả
nhấn mạnh việc sử dụng một hệ thống phân cấp các vận động của trẻ nhỏ bắt
đầu bằng các nhiệm vụ không vận động đến chuyển động kèm theo nhiệm vụ
vận động. Các hoạt động bao gồm nói theo nhịp mà khơng di chuyển, vỗ nhẹ
(kỹ năng không vận động) và đi bộ (kỹ năng vận động thô) theo nhịp (Weikart,
P., 1989).
“Application of Orff and Dalcroze Activities in Preschool Children Do
They Affect the Level of Rhythmic Ability” tạm dịch là “Vận dụng các hoạt
động của Orff và Dalcroze vào phát triển khả nhăng nhịp điệu của trẻ mầm

non”, các tác giả trong nghiên cứu đã đặt ra một câu hỏi: phương pháp Orff và
Dalcroze có phát triển được khả năng vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ
mẫu giáo không? Và sau khi nghiên cứu các tác giả đã nhận định rằng phương
pháp Orff và Dalcroze có tác động đáng kể và góp phần phát triển khả năng


14
vận động theo nhịp và tiết tấu ở trẻ mẫu giáo (Zachopoulou, E., Derri, V.,
Chatzopoulos, D., và Ellinoudis, T., 2003).
Qua các tài liệu trên cho thấy rằng, nội dung vận động theo nhịp và
tiết tấu của trẻ nhỏ được rất nhiều nhà giáo dục, nhà sư phạm âm nhạc và các
nhà khoa học trên thế giới quan tâm cũng như có rất nhiều nghiên cứu về
nội dung này.
1.1.2. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Việc nghiên cứu về vận động theo nhạc ở Việt Nam cũng được một số nhà
khoa học đề cập đến và cũng đã thu lượm được một số kết quả nhất định. Các
nội dung nghiên cứu này gồm:
Tác giả Phạm Thu Hương với nghiên cứu “Một số biện pháp phát huy khả
năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi trong hoạt động âm nhạc ở trường mầm non”
đã làm rõ những biểu hiện sáng tạo cũng như tiềm năng sáng tạo của trẻ trong
vận động theo nhạc, tuy nhiên tiềm năng này còn bị hạn chế. Tác giả đã đề xuất
một số biện pháp để phát huy khả năng sáng tạo của trẻ 5 – 6 tuổi ở trường
mầm non gồm các biện pháp bài tập theo hệ thống với các bài tập vận động tự
do theo nhạc, tạo mơi trưởng an tồn, tự do tâm lý, xây dựng lại mục đích và
yêu cầu của chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi. Trong
nghiên cứu này mối tương quan giữa vận động với nhịp và tiết tấu chỉ được
nhắc đến qua biểu hiện của vận động nhưng không đi sâu vào vấn đề nhịp và
tiết tấu (Phạm Thu Hương, 2002).
Hồ Ngọc Khải với bài báo:
“Một số phương pháp dạy học âm nhạc tại Hoa Kỳ hiện nay” đã giới thiệu

khái quát về ba phương pháp được sử dụng rộng rãi tại Mỹ trong thời gian du
học ở nước này, đó là Kodály, Orff Schulwerk, Dalcroze. Với phương pháp
Kodály, triết lý giáo dục, cơng cụ dạy học, quy trình sư phạm được tác giả đề
cập khá rõ. Kế tiếp là phương pháp Orff Schulwerk, tác giả đã nêu khá cụ thể
về định hướng triết học, cơ cấu hoạt động và nguyên lý sư phạm của phương


15
pháp. Cuối cùng là phương pháp Dalcroze, tác giả đã giới thiệu về triết lý, các
thành phần hoạt động âm nhạc cơ bản và các bài học âm nhạc của phương pháp.
Đây là một đóng góp mới và có nhiều ý nghĩa cho các cơng trình nghiên cứu
có liên quan đến các phương pháp giáo dục âm nhạc mới ở Việt nam (Hồ Ngọc
Khải, 2013).
“Áp dụng phương pháp Dalcroze trong tổ chức vận động âm nhạc cho
trẻ”, tác giả giới thiệu sơ lược về phương pháp Dalcroze, phương pháp sử dụng
nhịp điệu cơ thể để học nhạc đặc biệt là về vận động theo nhạc, trong bài viết
này tác giả đề cập đến các trò chơi âm nhạc nhằm khám phá các vận động tại
chổ, các tiết tấu cơ bản và một số trò chơi tương tác vận động đơn giản theo
quan điểm Dalcroze cho trẻ mẫu giáo. Theo tác giả, các trò chơi vận động này
sẽ giúp tạo một môi trường học tập năng động nhờ vào sự tương tác giữa cá
nhân với nhóm, với các thành viên khác trong lớp. Thơng qua các trị chơi này
sẽ phát triển được năng lực cảm thụ âm nhạc cho người học và khả năng tương
tác với người khác, với tập thể. Một ý nghĩa quan trọng nữa là từ những trò chơi
vận động này, giáo viên có thể tạo được một khơng khí học tập “học mà chơi,
chơi mà học” giúp trẻ yêu mến vận động và mong muốn được tham gia vào các
hoạt động âm nhạc. Đây là những bài tập gợi ý giúp cho giáo viên tổ chức giờ
học nhạc hiệu quả hơn, tuy nhiên bài viết chưa nhấn mạnh về việc luyện tập
vận động theo nhịp và tiết tấu cho trẻ mầm non (Hồ Ngọc Khải, 2017).
Nguyễn Thùy Nhung với bài báo “Phát huy tính tích cực cho trẻ mầm non
thông qua giáo dục âm nhạc”, đã dựa trên những nhận định về thực tế giáo dục

âm nhạc cho trẻ ở các trường mầm non ở Huế đề xuất một số biện pháp nhằm
phát huy tính tích cực cho trẻ trong hoạt động âm nhạc nói chung, riêng nội
dung phát triển khả năng nhịp và tiết tấu chưa thấy thể hiện (Nguyễn Thùy
Nhung, 2017).
Trần Văn Minh với bài báo “Sử dụng phòng hoạt động âm nhạc và đồ
dùng trực quan trong tổ chức hoạt động âm nhạc ở trường mầm non theo mô


16
hình lấy trẻ làm trung tâm” đã nói về vai trò quan trọng của âm nhạc đối với
sự phát triển nhân cách của trẻ, tác giả đề cập đến vấn đề sử dụng phòng hoạt
động âm nhạc và đồ dùng trực quan trong tổ chức hoạt động âm nhạc. Tác giả
đề xuất trang bị phòng hoạt động âm nhạc cũng như các loại trang thiết bị, đàn,
nhạc cụ cần thiết để phục vụ cho giờ học nhạc. Nghiên cứu này, phục vụ rất tốt
cho việc tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non. Tuy nhiên đối với những
nơi thiếu hụt về điều kiện cơ sở vật chất thì đây sẽ là yêu cầu khó thực hiện
(Trần Văn Minh, 2017).
Hồng Cơng Dụng với bài báo “Sử dụng xuất bản phẩm âm nhạc trong cơ
sở giáo dục mầm non theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đã
khuyến nghị sử dụng xuất bản phẩm âm nhạc như: sản phẩm in ấn các bài hát,
sách âm nhạc, các đạo cụ, đồ dùng, đồ chơi, áp phích, tranh ảnh, băng đĩa
nhạc…vào trong các hoạt động cũng như việc sắp đặt chúng sao cho hợp lý và
thuận tiện. Điều mong muốn của tác giả là các xuất bản phẩm âm nhạc này phải
được chính trẻ sử dụng trong các hoạt động, vui chơi, trải nghiệm. Bài viết tập
trung vào việc lấy trẻ làm trung tâm trong các hoạt động giáo dục ở trường mầm
non, là một nội dung cần quan tâm trong việc trang trí, sắp đặt, bố trí các đồ
dùng học tập trong lớp học (Hồng Cơng Dụng, 2017).
Trần Văn Minh tác giả bài báo “Tổ chức hoạt động âm nhạc trong trường
mầm non theo quan điểm tiếp cận lấy trẻ làm trung tâm – Thực tiễn và giải
pháp”, tác giả nhận định năng lực âm nhạc của đội ngũ giáo viên còn rất khiêm

tốn. Đa số giáo viên mầm non chưa có đủ kiến thức và kỹ năng về âm nhạc,
một số giáo viên còn bị hạn chế trong các phương pháp tổ chức hoạt động âm
nhạc… Trẻ thực sự chưa hứng thú khi tham gia hoạt động âm nhạc. Từ đó đưa
ra một số giải pháp để khắc phục vấn đề nêu ra đó là: xây dựng mơi trường âm
nhạc, bồi dưỡng năng lực âm nhạc cho giáo viên. Bài viết này, tác giả đã nêu
lên được thực trạng đang tồn tại ở các trường mầm non và đề xuất giải pháp
khắc phục nhằm đem lại hiệu quả tốt hơn trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ


×