Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Một số biện pháp sử dụng bài tập trắc nghiệm về thí nghiệm hoá hữu cơ để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh trong dạy học chương III – hoá học lớp 12 tại trường THPT lam kinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.35 KB, 20 trang )

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài.
Trong di chúc thiêng liêng cuả mình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần
thiết”. Bởi vậy, nâng cao hiệu quả dạy học và đổi mới công tác giáo dục ln là
vấn đề có ý nghĩa sống còn ở mọi thời đại, để đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát
triển toàn diện cả về thể chất, tri thức và đạo đức, đúng như Hồ Chủ tịch đã căn
dặn toàn Đảng, toàn dân ta. [ 5]
Đối với mỗi trường học, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu là nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện, bồi dưỡng và giáo dục học sinh thành những ngưởi
tốt, thành những người có ích cho xã hội. Đặc biệt ở cấp học THPT – cấp học
cuối ở thang giáo dục phổ thông, việc đưa phương pháp dạy học theo hướng đổi
mới là cần thiết và thiết thực. Vậy làm gì để khơi dậy và kích thích nhu cầu tư
duy tích cực độc lập, sáng tạo của học sinh? Làm thế nào để tạo ra động lực
hứng thú học tập cho học sinh? ...Trước vấn đề đó người giáo viên cần phải
khơng ngừng tìm tịi khám phá, sử dụng phối hợp các phương pháp dạy học
trong các giờ học sao cho phù hợp với từng kiểu bài, từng đối tượng học sinh,
xây dựng cho học sinh một hướng tư duy chủ động, sáng tạo. [8]
Hố học là một bộ mơn khoa học có từ lâu đời, các nhà khoa học đã
nghiên cứu và tìm tịi ra các chất, nghiên cứu các tính chất vật lí, các tính chất
hố học, các hiện tượng vật lí, hố học, các hiện tượng thường xảy ra trong tự
nhiên giải thích tại sao lại như vậy? Việc học tập tốt bộ mơn hố học trong nhà
trường sẽ giúp học sinh hiểu rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc
sống hàng ngày.
Đặc thù của mơn hố học là bộ mơn khoa học thực nghiệm. Thí nghiệm
hố học có y nghĩa to lớn trong dạy học hố học, nó vừa là nội dung, vừa là
phương tiện truyền tải kiến thức và rèn luyện khả năng tư duy, kỹ năng, kỹ xảo
cho học sinh, không chỉ nâng cao kiến thức mà còn làm nảy sinh tư duy độc đáo
cho học sinh, nó giữ vai trị cơ bản trong việc thực hiện những nhiệm vụ của
việc dạy học hoá học ở trường THPT. Trong các hình thức kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh thì hình thức trắc nghiệm khách quan có nhiều ưu


điểm. Qua đó học sinh được kiểm tra nhiều kiến thức, kỹ năng hơn hình thức tự
luận, đồng thời cho kết quả nhanh. Việc nắm vững các kỹ năng làm bài tập trắc
nghiệm sẽ giúp học sinh đạt được kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học
kì và kế cả kì thi tốt nghiệp THPTQG. [6]
Trong những năm gần đây tại các kì thi THPT Quốc gia, mơn hố học có
nhiều điểm mới đã xuất hiện những câu hỏi liên quan đến hình vẽ thí nghiệm, sơ
đồ nhằm phát triển các năng lực tổng hợp. Với việc đổi mới phương pháp dạy
1


học theo hướng tích cực và hướng người học làm quen nhiều hơn với thực
nghiệm thì việc cho người học tiếp xúc với các loại bài tập bằng thí nghiệm hoá
hữu cơ là rất quan trọng. Điều này giúp cho người học có thể hiểu được bản chất
của sự biến đổi các chất, cách tổng hợp ra chúng trong phòng thí nghiệm hay
trong cơng nghiệp như thế nào và cần những dụng cụ, hóa chất gì. Với loại bài
tập này, tính đặc thù bộ mơn Hóa Học được thể hiện rất rõ. Vì vậy, việc đưa
thêm loại bài tập trắc nghiệm khách quan về thí nghiệm hố hữu cơ là việc làm
rất cần thiết hiện nay. Đa số các học sinh vẫn cịn yếu về dạng bài tập về thí
nghiệm hoá hữu cơ. Đứng trước các yêu cầu đổi mới về thực trạng của công tác
dạy học, tôi chọn đề tài: “ Một số biện pháp sử dụng bài tập trắc nghiệm về thí
nghiệm hố hữu cơ để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh trong dạy học
chương III – Hoá học lớp 12 tại Trường THPT Lam Kinh”
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Trên cơ sở nghiên cứu “Một số biện pháp sử dụng bài tập trắc nghiệm về
thí nghiệm hố hữu cơ để rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh trong dạy học
chương III – Hoá học lớp 12 tại Trường THPT Lam Kinh” và tìm hiểu những
khó khăn của học sinh trong học tập hố học lớp 12, bước đầu tìm ra những biện
pháp giúp học sinh khi thực hành và góp phần nâng cao chất lượng dạy học và
kết quả kỳ thi THPTQG
- Thí nghiệm hố học giúp học sinh làm quen với tính chất, mối liên hệ và

quan hệ có quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu, làm cơ sở để nắm vững các
quy luật, các khái niệm khoa học và biết khai thác chúng.
- Thí nghiệm cịn giúp học sinh sáng tỏ mối liên hệ phát sinh giữa các sự
vật, giải thích được bản chất các q trình xảy ra trong tự nhiên, trong sản xuất
và đời sống.
- Nhờ thí nghiệm mà con người có thể thiết lập được những q trình mà
trong thực tế tự nhiên hồn tồn khơng có được và kết quả đã tạo ra những chất
mới. Nó cịn giúp học sinh khả năng vận dụng những q trình nghiên cứu trong
nhà trường, trong phịng thí nghiệm vào phạm vi rộng rãi trong các lĩnh vực hoạt
động của con người.
- Đối với bộ mơn Hố học, thí nghiệm giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong
nhận thức, phát triển, giáo dục như một bộ phận không thể tách rời của quá trình
dạy – học. Người ta coi thí nghiệm là cơ sở của việc học hố học và để rèn luyện
kĩ năng thực hành. Thơng qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách
hứng thú, vững chắc và sâu sắc hơn. [2]
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Các thí nghiệm hố hữu cơ 12 chương III ( Amin-Aminoaxit-Peptit-Proin),
các bài tập trắc nghiệm liên quan đến thí nghiệm hố hữu cơ và phương pháp
2


sử dụng chúng để rèn luyện một số kỹ năng tư duy sáng tạo cho học sinh THPT.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Tổng hợp được các thực trạng về vấn đề an toàn thực phẩm trong xã hội hiện
nay nói chung trong mỗi gia đình nói riêng.
- Nhóm các phương pháp hổ trợ: xử lí số liệu, lập bảng biểu, thống kê...kết hợp
một số các phương tiện, thiết bị dạy học sau để nâng cao tính chính xác, tính
trực quan của các nội dung được tích hợp

- Phương pháp phân tích, tổng hợp:
+ Phân tích và tổng hợp tư liệu về các vấn đề có liên quan đến đề tài.
+ Tham chiếu kết quả của các bộ môn trong trường
- Phương pháp thử nghiệm
Thử áp dụng các giải pháp để nâng cao chất lượng làm bài tập trắc nghiệm về
thí nghiệm hố hữu cơ 12 của học sinh khối 12 trong năm học 2020-2021.
1.5. Những điểm mới của SKKN:
- Hướng dẫn học sinh biết vận dụng kiến thức căn bản về việc làm một số
dạng bài tập về thí nghiệm hố hữu cơ 12 và một số mẹo giúp học sinh làm tốt
bài tập trắc nghiệm nhằm giúp học sinh có hứng thú học tập mơn hố
- Đưa ra hệ thống bài tập trắc nghiệm vận dụng phương pháp giải trên
- Học sinh nắm được bản chất của phản ứng hoá học nên các em cảm thấy
dễ hiểu, hiểu sâu sắc vấn đề giải thích được nguyên nhân dẫn đến các trường
hợp của bài toán.
- Có thể áp dụng cho nhiều đối tượng học sinh khối THPT: với học sinh đại
trà, áp dung đối với giáo viên, học sinh ôn luyện thi THPT Quốc gia.
- Thơng qua bài tập trắc ngiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm học sinh
được rèn luyện kĩ năng ơn tập củng cố kiến thức một cách tốt nhất.
2. PHẦN NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
Hố học là một mơn khoa học thực nghiệm có nghĩa là học đi đơi với hành.
Chính vì thế mà phương pháp là một vấn đề rất quan trọng trong môn học này.
Đặc biệt là phương pháp giải bài tập trắc nghiệm trong hoá học lại càng khó
khăn tức là để giải quyết được dạng bài tập này đòi hỏi người học cần phải nắm
chắc về kiến thức ly thuyết trên cơ sở đó mới hình thành được phương hướng
giải quyết bài tập. Ngồi ra cịn phải có kỹ năng thực hành thí nghiệm và tư duy
giải nhanh các bài tập trắc nghiệm đây là một phần không thể thiếu trong dạng
bài tập trắc nghiệm.
Kiến thức hóa học phổ thơng vừa phong phú vừa đa dạng, vừa lí thuyết vừa
3



thực nghiệm, vừa trừu tượng và vừa cụ thể, nên việc mắc sai lầm trong học tập
là điều khó tránh khỏi.
Trong trường phổ thơng, thí nghiệm giúp học sinh làm quen với những
tính chất, mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật giữa các đối tượng nghiên cứu,
giúp làm cơ sở để nắm vững các quy luật, các khái niệm khoa học và biết cách
khai thác chúng. Thông qua thí nghiệm, học sinh nắm kiến thức một cách hứng
thú, vững chắc, sâu sắc. Thí nghiệm hố học được sử dụng theo đúng mục đích
sẽ là nguồn học sinh khai thác, tìm tịi phát hiện kiến thức, giúp phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo, phát huy năng lực nhận thức và tư duy khoa học
hoá học.[2]
Từ các hình vẽ thí ngiệm trong sách giáo khoa, tơi xây dựng thành hệ
thống bài tập có sử dụng hình vẽ thí nghiệm phục vụ cho q trình giảng dạy,
kiểm tra đánh giá. Thơng qua đó nhằm làm phong phú dạng bài tập và bổ sung
vào ngân hàng câu hỏi kiểm tra đánh giá.
Thí nghiệm hố học cịn có tác dụng phát triển tư duy, giáo dục thế giới
quan duy vật biện chứng và củng cố niềm tin khoa học cho học sinh, giúp hình
thành những đức tính tốt: Thận trọng, ngăn nắp, trật tư, gọn gàng...Đặc biệt với
việc thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa và phương pháp dạy học
mới theo hướng tích cực hố hoạt động của học sinh như hiện nay thì thí nghiệm
càng được coi trọng.[6]
Giáo viên nên có những dự đốn về sai lầm để tạo tình huống có vấn đề
trong bài tập, phần nào giúp học sinh hiểu được những sai lầm đó qua hoạt động
giải bài tập, tránh mắc phải những tình huống tương tự sau khi đã hiểu kiến thức
một cách chính xác.
Tơi chọn việc xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan về thí
nghiệm hữu cơ 12 vì có nghĩa rất lớn trong việc gắn liền giữa lí thuyết và thực
hành, nhằm giúp học sinh THPT:
- Củng cố kiến thức về lí thuyết: tính chất vật lí, tính chất hố học; ngun

nhân để có được tính chất hố học; cách điều chế phù hợp nhất; nguyên nhân để
có được ứng dụng... của mỗi chất.
- Rèn luyện kĩ năng thực hành: cách tiến hành thí nghiệm, sử dụng dụng cụ
thí nghiệm, hố chất một cách hợp lí, an tồn, tăng khả năng quan sát hiện
tượng, dự đoán tốt hơn về hiện tượng thí nghiệm, viết tường trình thí nghiệm,
biết cách sơ cứu đầu tiên khi bị ngộ độc nhẹ hố chất...
- Có được vốn kiến thức cơ bản nhất về thực hành thí nghiệm hố học,
đồng thời cũng giúp các em làm bài tốt hơn trong các kì thi với các câu hỏi trắc
nghiệm liên quan đến các hình vẽ thí nghiệm hố học về các hợp chất hữu cơ
Trong mơn hố học thì bài tập hố học có một vai trị cực kỳ quan trọng nó
4


là nguồn cung cấp kiến thức mới, vận dụng kiến thức lí thuyết, giải thích các
hiện tượng các q trình hoá học
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Qua thực tế giảng dạt tôi nhận thấy:
- Với mơn hố học hầu hết học sinh bị hổng kiến thức cơ bản, khơng có
phương pháp học tập, thiếu hào hứng trong học tập ( Nguyên nhân có thể do
quên kiến thức cơ bản, kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm kém; do lười học; do
chưa nắm được phương pháp học mơn hố , năng lực tư duy bị hạn chế; do điều
kiện học tập hoặc do điều kiện khách quan tác động, học sinh có hồn cảnh đặc
biệt...)
- Tinh thần vượt khó để học tập của học sinh chưa cao, thái độ và động cơ
học tập còn có những điểm chưa tốt
- Một số em thiếu tìm tịi, sáng tạo trong học tập, khơng có sự phấn đâu vươn
lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn bè hoặc xem lời
giải trong sách tham khảo hoặc lên google tra cứu. Học sinh còn chưa mạnh dạn
trong học tập do chưa hiểu sâu hoặc khơng có khả năng vận dụng kiến thức.
- Nội dung bài dạy nhiều, thời lượng dạy trên lớp cịn hạn chế nên giáo viên

chỉ có thể tập trung dạy theo giáo án, sách giáo khoa, thời gian quan tâm đến hết
đối tượng học sinh trong lớp còn hạn chế
- Với số tiết như hiện nay cùng với phân phối chương trình thì việc rèn luyện
kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm về thí nghiệm hố hữu cơ là rất khó khăn vì thế
cần phải có một giáo trình cơ bản trình bày ngắn gọn, dễ hiểu, xúc tích nhằm giúp
giaos viên cũng như học sinh có khả năng dễ dàng thực hiện dạng bài tập này.
Chính vì thế mà việc đưa ra các phương pháp là cả một vấn đề khó khăn.
Từ thực trạng trên và qua kinh nghiệm dạy học mơn hố học nhất là mơn
hố học lớp 12 cùng với kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia
( THPTQG) tơi đã tìm ra những giải pháp trong dạy học nhằm nâng cao chất
lượng môn học. Một trong số các giải pháp đó là hướng dẫn học sinh cách nhận
dạng và thủ thuật giải quyết dạng bài tập trắc nghiệm khách quan về thí nghiệm
hố hữu cơ 12.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
2.3.1. Phương pháp dạy học bài mới
a) Giúp học sinh phát hiện và giải quyết vấn đề của bài toán
Phần bài học thường được nêu thành cùng một loại tình huống có vấn đề nhưng
đơn giản để tự học sinh giải quyết. Thời gian đầu giáo viên hướng dẫn học sinh
và giải quyết vấn đề, dần dần yêu cầu học sinh tự nêu và giải quyết.
b) Giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức mới
Phân chia thời gian, giáo viên giúp học sinh tự nêu, tự giải quyết vấn đề, tự xây
5


dựng kiến thức mới
c) Giúp học sinh phát hiện chiếm lĩnh kiến thức
Từ những tình huống có thực trong đời sống
Giải quyết vấn đề đơn giản tìm ra kiến thức mới
Xây dựng rồi ghi nhớ và vận dụng kiến thức mới vào các tình huống khác
trong thực hành sẽ chiếm lĩnh kiến thức vừa phát hiện

d) Hướng dẫn học sinh thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã
học ở trước đó
Huy động kiến thức đã học và vốn sống để phát hiện và chiếm lĩnh kiến
thức mới. Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã có
2.3.2. Phương pháp dạy học các bài luyện tập , ôn tập
a) Giúp học sinh nhận ra các kiến thức mới học trong các dạng bài tập khác nhau
Khi luyện tập, nếu học sinh nhận ra kiến thức đã học trong mối quan hệ mới
thì tự học sinh sẽ làm được bài. Nếu học sinh không nhận ra được kiến thức đã
học trong các dạng bài tập thì giáo viên nên giúp các em bằng cách hướng dẫn ,
gợi y để tự học sinh nhớ lại kiến thức
b) Giúp học sinh luyện tập theo khả năng của các em
Bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm bài tập theo thứ tự đã sắp xếp trong
phiếu , sử dụng nhiều đơn giản tạo hứng thú cho học sinh
c) Hỗ trợ, giúp đỡ nhau giữa các đối tượng học sinh ( học sinh khá, giỏi kèm học
sinh yếu, kém)
Nên khuyến khích học sinh bình luận về cách giải của bạn, tự rút kinh
nghiệm trong quá trình trao đổi y kiến
Sự hổ trợ giữa các học sinh trong nhóm, trong lớp góp phần tạo mối đồn
kết và sự mặc cảm tự ti của học sinh yếu dần không cịn
d) Tập cho học sinh thói quen khơng thoả mãn với bài làm của mình đã làm
Sau mỗi tiết học, tiết luyện tập nên tạo cho học sinh niềm vui vì đã hồn
thành được cơng việc được giao, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân ( khuyến
khích, nêu gương...)
Khuyến khích học sinh giải nhiều bài tập ở nhà với những bài đơn giản đến
khó mà các em đã làm ở lớp. Có những biện pháp cụ thể để giúp các em vươn
lên trong học tập. Những kết quả phân tích trên đây khơng chỉ cho chúng ta thấy
rõ tầm quan trọng của thí nghiệm thực hành hóa học (TNTHHH) mà còn nhấn
mạnh đến phương pháp sử dụng các TNTHHH đó như thế nào để có thể đạt
được hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu dạy học hiện nay của sự nghiệp giáo dục.
Để rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải bài tập trắc nghiệm về thí nghiệm hoá

hữu cơ, giáo viên phải đưa ra những bước giải chung, hướng dẫn các em một số
bài. Sau đó chỉ giải đáp những thắc mắc khi các em gặp khó khăn ở một số bài.
6


2.3.3. Phương pháp quan sát
Trong quá trình nghiên cứu đề tài và áp dụng đề tài vào bài dạy mang tính
chất thí điểm tơi có quan sát xem thái độ cũng như phản ứng của học sinh xem
các em tiếp cận đề tài ở mức độ nào và khi đưa vào áp dụng rộng rãi thì có phát
huy kết quả không
Qua phương pháp này tôi thu thâp được những thông tin từ phía học sinh
để có thể điều chỉnh đề tài cho phù hợp với từng đối tượng học sinh từ đó giúp
đề tài của tơi có thể áp dụng rộng rãi trên tất cả đối tượng học sinh
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Thực hiện phương pháp này tôi tiến hành áp dụng vào giảng dạy cho
những học sinh khá giỏi trước trong năm học vừa qua tôi thấy rằng khi áp dụng
đề tài này cho các đối tượng học sinh như vậy thì phát huy rất tốt những khả
năng của các em từ đó tơi thấy chất lượng nắm bài của các em rất tốt đồng thời
những kỹ năng thực hành của các em rất thuần thục từ đó thúc đẩy được sự ham
học hỏi của các em hơn.
Ngồi những phương pháp chủ yếu trên tơi còn sử dụng một số phương
pháp khác đê phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài như: Phương pháp đàm
thoại, Phương pháp trao đổi hỏi y kiến, Phương pháp nghiên cứu lí thuyết. Tuy
nhiên ở mỗi phương pháp nó lại có những thuận lợi và có những khó khăn nhất
định trong q trình thu thập thơng tin và các dữ liệu để nghiên cứu đề tài.
+ Một số yêu cầu cần thiết khi làm bài tập trắc nghiệm về thí nghiệm hố hữu cơ:
- Nắm vững lí thuyết
- Đọc kĩ đề bài và biết kết hợp các lựa chọn của đề bài
- Bình tĩnh, tự tin
+ Một số kinh nghiệm muốn nắm vững lí thuyết cần:

- Ln chuẩn bị bài trước khi học bài mới
- Luôn tập trung, chú trong giờ học , biết ghi chép những nôi dung quan trọng
và những nội dung giáo viên lưu y
- Trả lời các câu hỏi ly thuyết và làm các bài tập trắc nghiệm vận dụng sau mỗi
bài học, tiết học
- Đọc thêm các sách tham khảo
- Tóm tắt nội dung mỗi bài học hoặc cả chương, tìm ra mối liên hệ giữa các bài
học và các chất với nhau
- Xuất phát từ những kiến thức và kỹ năng cơ bản từ cách giair thông thường mà
học sinh biết, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm ra những quy luật, các
mối qua hệ đặc biệt để từ đó dẫn đến cách giải nhanh.
CÁCH TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
7


THÍ NGHIỆM
MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA AMIN, AMINOAXIT, PROTEIN
1. Thí nghiệm 1: Một số thí nghiệm của amin.[1]
1.1. Thí nghiệm 1: Nhúng mẫu giấy quỳ tím vào ống nghiệm đựng dung dịch
propyl amin.
Hiện tượng: Mẫu giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
Giải thích: Propyl amin và nhiều amin khác khi tan trong nước tác dụng với
nước cho ion OHCH3CH2CH2NH2 + H2O  [CH3CH2CH2NH3]+ + OH1.2. Thí nghiệm 2: Đưa đũa thủy tinh vừa nhúng vào dung dịch HCl đậm
đặc lên miệng lọ đựng dung dịch metyl amin đậm đặc.
Hiện tượng: Xung quanh đũa thủy tinh bay lên làn khói trắng.
Giải thích : Khí metylamin bay lên gặp hơi HCl xảy ra phản ứng tạo ra muối:
CH3NH2 + HCl  [CH3NH3]+Cl1.3. Thí nghiệm 3: Nhỏ mấy giọt anilin vào nước, lắc kĩ. Anilin hầu như khơng
tan, nó vẩn đục rồi lắng xuống đáy. Nhúng mẩu giấy quỳ tím vào dung dịch
anilin. Màu quỳ tím khơng đổi. Nhỏ dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm,
anilin tan dần do đã xảy ra phản ứng.

C H NH + HCl  C H NH +Cl6

5

2

6

5

3

1.4. Thí nghiệm 4: Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng sẵn 1 ml
dung dịch anilin.
Hiện tượng : Xuất hiện kết tủa trắng.

Hình 1: Phản ứng tạo kết tủa trắng của anilin và dung dịch brom
8


Giải thích: Do ảnh hưởng của nhóm NH2 (tương tự nhóm –OH ở phenol), ba
nguyên tử H ở các vị trí ortho và para so với nhóm –NH2 trong nhân thơm
của anilin bị thay thế bởi ba nguyên tử brom:

:NH2
+ 3Br2

H2O

Br


NH2

Br
+ 3HBr

Br

(2,4,6-tribromanilin)
2. Thí nghiệm 2: Một số thí nghiệm của aminoaxit. [ 1 ]
2.1.Tính chất axit - bazơ của dung dịch amino axit:
Thí nghiệm : Nhúng quỳ tím vào các dung dịch glyxin (ống nghiệm 1), vào
dung dịch axit glutamic (ống nghiệm 2) và vào dung dịch lysin (ống nghiệm 3)
Hiện tượng: Trong ống nghiệm (1) màu quỳ tím khơng đổi. Trong ống nghiệm
(1) quỳ tím chuyển sang màu hồng. Trong ống nghiệm (3) quỳ tím chuyển sang
màu xanh.
Giải thích:
- Phân tử glyxin có một nhóm –COOH và một nhóm –NH2 nên dung dịch gần
như trung tính.
- Phân tử axit glutamic có hai nhóm –COOH và một nhóm –NH2 nên dung dịch
có mơi trường axit.
- Phân tử lysin có một nhóm –COOH và hai nhóm –NH2 nên dung dịch có môi
trường bazơ.
Amino axit phản ứng với axit vô cơ mạnh cho muối, ví dụ :
H2NCH2COOH + HCl  ClH3NCH2COOH
Hoặc H3N+CH2COO- + HCl  ClH3NCH2COOH
Amino axit phản ứng với bazơ mạnh cho muối và nước,
Ví dụ : H2NCH2COOH + NaOH  H2NCH2COONa + H2O
Hoặc H3N+CH2COO- + NaOH  H2NCH2COONa + H2O
3. Thí nghiệm 3: Sự đơng tụ protein khi đun nóng. [ 1]

Tiến hành thí nghiệm:
+ Cho vào ống nghiệm 2-3 ml dung dịch protein 10% (hoặc lòng trắng trứng).
+ Đun nóng ống nghiệm đến khi sơi khoảng 1 phút.
Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đơng tụ lại thành từng
mảng bám vào thành ống nghiệm.
Giải thích: Vì thành phần chính của lịng trắng trứng là protein nên dễ bị đơng
tụ khi đun nóng.
9


Hình 2: Hiện tượng đơng tụ protein
4. Thí nghiệm 4: Phản ứng màu biure. [1]
Tiến hành thí nghiệm: Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch protein 10%, 1ml
dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%.
+ Lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng.
Hiện tượng: Xuất hiện màu tím đặc trưng.

Hình 3: Phản ứng màu biure
Giải thích: Do tạo ra Cu(OH)2 theo phản ứng:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2
Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím.
10


* Phát triển thành câu hỏi trắc nghiệm: ( theo các mức độ từ dễ đến khó)
1. Mức độ biết [7], [9]
Câu 1. Chất khơng có khả năng làm xanh quỳ tím là
A. Anilin
B. Propylamin.
C. Etylamin.

D. Amoniac.
Hướng dẫn giải
Đáp án: A vì Anilin có tính bazơ yếu nên khơng làm đổi màu quỳ tím.
Câu 2. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ?
A. C6H5NH2 (anilin).
B. H2NCH2COOH.
C. CH3CH2CH2N
D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH
Hướng dẫn giải
Đáp án: D vì Phân tử HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH có hai nhóm –COOH và
một nhóm –NH2 nên dung dịch có mơi trường axit : làm quỳ tím chuyển sang
màu đỏ.
Câu 3. Hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do
A. Sự đông tụ
B. Sự đông rắn.
C. Sự đông đặc.
D. Sự đơng kết.
Hướng dẫn giải
Đáp án : A vì hiện tượng riêu cua nổi lên khi nấu canh cua là do sự đông tụ
protein gây ra.
Câu 4. Cho một ít lòng trắng trứng vào 2 ống nghiệm:
Ống (1): thêm vào một ít nước rồi đun nóng.
Ống (2): thêm vào một ít rượu rồi lắc đều.
Hiện tượng quan sát được tại 2 ống nghiệm là
A. (1): xuất hiện kết tủa trắng; (2): thu được dung dịch nhầy.
B. Cả hai ống đều xuất hiện kết tủa trắng
C. Cả hai ống đều thu được dung dịch nhầy.
D. (1): xuất hiện kết tủa trắng; (2): thu được dung dịch trong suốt.
Hướng dẫn giải
Đáp án: B vì một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi

đun nóng hoặc thêm hố chất vào dung dịch này thường xảy ra kết tủa protein.
2. Mức độ hiểu [7], [9]
Câu 5 . Cho hình vẽ mơ tả thí nghiệm tạo “khói trắng” từ hai dung dịch
đậm đặc X và Y. Biết mỗi dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Cặp
chất sau đây không thỏa mãn là
A. NH3 và HCl.
B. CH3NH2 và HCl.
C. C2H5NH2 và HCl.
D. CH3NH2 và H2SO4

11


Hướng dẫn giải
Đáp án: D vì H2SO4 đặc khơng bay hơi nên khơng có hiện tượng khói trắng
xuất hiện.
Câu 6. Hiện tượng nào sau đây mơ tả khơng chính xác?
A. Nhỏ vài giọt nước brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy xuất
hiện kết tủa trắng.
B. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hiđro clorua làm xuất hiện "khói
trắng".
C. Nhỏ từ từ HCl đặc vào dung dịch anilin sau đó lắc nhẹ, để yên một thời
gian sau đó nhỏ tiếp dung dịch NaOH đến dư vào thấy có hiện tượng phân lớp.
D. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu
xanh.
Hướng dẫn giải
A.Đúng, Anilin tác dụng với dung dịch brom tạo thành kết tủa trắng.
B. Đúng, Khí metylamin và khí hiđro clorua tác dụng với nhau làm xuất hiện
"khói trắng". CH3NH2 + HCl  CH3NH3Cl
C. Đúng, Ban đầu HCl đặc phản ứng với dung dịch anilin tạo dung dịch

trong suốt sau đó nhỏ tiếp dung dịch NaOH vào thì quan sát thấy có hiện
tượng tách lớp do anilin tạo thành không t an.
C6H5NH2 + HCl  C6H5NH3Cl
C6H5NH3Cl + NaOH  C6H5NH2 + NaCl + H2O
D. Sai, Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất
hiện màu hồng.
Câu 7. Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10% và 1 ml
dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống
nghiệm, sau đó để yên vài phút.
Phát biểu nào sau dây sai?
12


A. Thí nghiệm trên chứng minh protein của lịng trắng trứng có phản ứng màu
biure.
B. Sau bước 1, protein của lịng trắng trứng bị thủy phân hồn tồn.
C. Sau bước 2, thu được hợp chất màu tím.
D. Ở bước 1, có thể thay 1 ml dung dịch NaOH 30% bằng 1 ml dung dịch KOH 30%.
Hướng dẫn giải: Đáp án B vì
A, C, Đúng. Trong lịng trắng trứng có anbumin, protein này tham gia phản ứng
với ion Cu2+ (trong môi trường kiềm) tạo nên phức chất có màu tím. Phản ứng
này được gọi là phản ứng màu biure vì nó tương tự phản ứng của biure (H2NCO-NHCO- NH2) với Cu(OH)2.
B. Sai, Protein trong lịng trắng trứng chỉ thủy phân hồn tồn khi đun nóng ở
nhiệt độ thích họp với xúc tác axit, bazơ hoặc enzim
D. Đúng, Có thể thay NaOH bằng kiềm mạnh khác như KOH sao cho
lượng kiềm dùng nhiều hơn CuSO4, đảm bảo phản ứng màu biure xảy ra trong
môi trường kiềm.
3. Mức độ vận dụng thấp [7], [9]

Câu 8 . Cho các chất: phenol (C6H5OH), anilin, saccarozơ và axit glutamic,
được ký hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z và T. Một số tính chất vật lý và hóa học
của chúng (ở điều kiện thường) được ghi lại bảng sau. (Dấu – là không phản
ứng hoặc không hiện tượng)
Tác dụng với nước Br2 Tiếp xúc với quỳ tím ẩm
Chất
Trạng thái
X
Rắn


Y
Rắn
Kết tủa

Z
Lỏng
Kết tủa

T
Rắn

Màu hồng
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Saccarozơ, Anilin, Phenol, Axit glutamic.
B. Axit glutamic, Saccarozơ, Anilin. Phenol.
C. Saccarozơ, Phenol, Anilin, Axit glutamic.
D. Anilin, Axit glutamic, Phenol, Saccarozơ.
Hướng dẫn giải
Đáp án: C. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là Saccarozơ, Phenol, Anilin, Axit

glutamic.
Câu 9. Tiến hành thí nghiệm với các dung dịch X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở
bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
Quỳ chuyển sang
Y
Quỳ tím
màu xanh
13


X, Z
T

Dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng
Dung dịch Br2

Z

Cu(OH)2

Tạo kết tủa Ag
Kết tủa trắng
Tạo dung dịch màu
xanh lam

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Etyl fomat, lysysin, glucozơ, phenol.

B. Etyl fomat, lysin, glucozơ, axit acrylic.
C. Glucozơ, lysin, etyl fomat, anilin.
D. Lysin, etyl fomat, glucozơ, anilin.
Hướng dẫn giải
Đáp án : A. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là Etyl fomat, lysin, glucozơ, phenol.
Câu 10: Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở
bảng sau:
Mẫu thử
Thí nghiệm
Hiện tượng
X
Tác dụng với Cu(OH)2 trong mơi trường kiềm
Có màu tím
Y
Ðun nóng với dung dịch NaOH (loãng, dư), để
Tạo dung dịch
nguội.
màu xanh lam
Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4
Z
Ðun nóng với dung dịch NaOH loãng (vừa đủ).
Tạo kết tủa Ag
Thêm tiếp
dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng
T
Tác dụng với dung dịch I2 lỗng
Có màu xanh tím
Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Lòng trắng trứng, triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột.
B. Triolein, vinyl axetat, hồ tinh bột, lòng trắng trứng.

C. Lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột, vinyl axetat.
D. Vinyl axetat, lòng trắng trứng, triolein, hồ tinh bột.
Hướng dẫn giải
Đáp án : A. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là Lòng trắng trứng, triolein, vinyl
axetat, hồ tinh bột.
Câu 11. Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure của lịng trắng trứng
(protein) theo các bước sau đây: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 giọt dung dịch
CuSO4 2% + 1 ml dung dịch NaOH 30%.
Bước 2: Lắc nhẹ, gạn lớp dung dịch để giữ kết tủa.
Bước 3: Thêm 4 ml dung dịch lòng trắng trứng vào ống nghiệm, lắc đều.
Nhận định nào sau đây là sai?
A. Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa màu xanh lam.
B. Có thể thay thế dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch Gly-Ala
C. Sau bước 3, kết tủa bị hoà tan và dung dịch có màu tím đặc trưng.
14


D. Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo phức.
Hướng dẫn giải: Đáp án:
A. Đúng, Sau bước 1, trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa Cu(OH)2 màu xanh
lam.
B. Sai, Đipeptit khơng có phản ứng màu biure.
C. Đúng, Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản
phẩm màu tím.
D. Đúng, Cần lấy dư dung dịch NaOH để đảm bảo môi trường cho phản ứng tạo
phức.
4. Mức độ vận dụng cao [3],[4], [5]
Câu 12:(Câu 37 - Trường THPT Quảng Xương 1- Thanh Hố- 2021):
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Nhỏ vài giọt anilin vào ống nghiệm chứa 5 ml nước cất, lắc đều, sau đó

để yên.
Bước 2: Nhỏ tiếp dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.
Bước 3: Cho tiếp dung dịch NaOH lỗng (dùng đến dư), đun nóng. Cho các
nhận định sau:
(a) Kết thúc bước 1, nhúng quỳ tím vào dung dịch thấy quỳ tím khơng đổi màu.
(b) Ở bước 2, anilin tan dần.
(c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(d) Ở bước 1, anilin hầu như khơng tan, nó tạo vẩn đục và lắng xuống đáy.
(e) Ở thí nghiệm trên, nếu thay anilin bằng metylamin thì thu được kết quả
tương tự.
Trong số các nhận định trên, có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 5.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Hướng dẫn giải: Đáp án: C
(a) Đúng, anilin có tính bazơ rất yếu, khơng làm đổi màu quỳ tím
(b) Đúng, do tạo muối tan C6H5NH3Cl
(c) Sai, sau bước 3 lại vẩn đục do tạo C6H5NH2
C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2+ NaCl + H2O
Tạo thành anilin hầu như không tan nên vẩn đục
(d) Đúng
( e) Sai, CH3NH2 tan tốt nên dung dịch luôn trong suốt ở tất cả các bước
Câu 13: (Câu 37 - Đề Sở GDĐT Thanh Hoá – 2021)
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1ml dung dịch lòng trắng trứng và 1ml dung dịch
NaOH 30%
Bước 2: Cho tiếp vào ống nghiệm1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống
15



nghiệm, sau đó để yên khoảng 2- 3 phút
Trong các phát biểu sau:
(a) Ở bước 1, xảy ra phản ứng thủy phân anbumin thành hỗn hợp các α-amino
axit.
(b) Sau bước 2, hỗn hợp xuất hiện hợp chất màu tím.
(c) Ở bước 2, lúc đầu có kết tủa màu tím, sau đó kết tủa tan ra tạo dung dịch
màu xanh.
(d) Để phản ứng màu biure xảy ra nhanh hơn thì ở bước 1 cần đun nóng dung
dịch lỏng trắng trứng.
(e) Nếu thay dung dịch lòng trắng trứng bằng dung dịch glucozơ thì ở bước 2
hiện tượng thí nghiệm khơng thay đổi.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 3
C. 5
D. 1
Hướng dẫn giải: Đáp án: D vì
A sai vì phản ứng thuỷ phân cần đun nóng và cần thời gian để xảy ra khi các
bước liên tiếp nhau thì phản ứng thuỷ phân coi như khơng có
B đúng
C sai vì lúc đầu có kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan tạo phức màu tím
D sai vì khi đun nóng protein sẽ đơng tụ thành khối rắn, cản trở phản ứng màu
biure
E sai vì khi thay bằng glucozo thì bước 2 tạo phức màu xanh
Câu 14: ( Câu 79- Sở GDĐT Vĩnh Phúc – 2021):
Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Nhỏ 3 giọt dung dịch anilin vào ống nghiệm chứa 2 ml nước cất, lắc
đều, sau đó để yên. Bước 2: Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch trong ống
nghiệm, sau đó nhấc giấy quỳ ra.

Bước 3: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm, lắc đều sau đó để
yên. Bước 4: Nhỏ tiếp 1 ml dung dịch NaOH đặc vào ống nghiệm, lắc đều, sau
đó để yên. Cho các phát biểu sau:
(a) Kết thúc bước 1, anilin hầu như không tan và lắng xuống đáy ống nghiệm.
(b) Kết thúc bước 2, giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh do anilin có tính bazơ.
(c) Kết thúc bước 3, thu được dung dịch trong suốt.
(d) Kết thúc bước 4, trong ống nghiệm có anilin tạo thành.
(e) Kết thúc bước 4, trong ống nghiệm chứa hai muối.
Trong các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Hướng dẫn giải: Đáp án: A
(a) Đúng, anilin không tan, nặng hơn H2O nên chìm xuống.
16


(b) Sai, anilin có tính bazơ nhưng rất yếu, khơng đổi màu quỳ tím.
(c) Đúng, do tạo muối tan C6H5NH3Cl
(d) Đúng: C6H5NH3Cl + NaOH —> C6H5NH2 + NaCl + H2O
(e) Sai, ống nghiệm chứa 1 muối là NaCl
Câu 15: (Câu 40 – Đề phát triển đề minh hoạ của Bộ giáo dục- 2021): Tiến
hành thí nghiệm theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C6H5NH2 (D = 1,02g/cm3) vào ống nghiệm có sẵn 2 ml
H2O, lắc đều, sau đó để yên ống nghiệm.
Bước 2: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch HCl đặc (10M) vào ống nghiệm,
lắc đều sau đó để yên.
Bước 3: Nhỏ tiếp 2 ml dung dịch NaOH 2M vào ống nghiệm, lắc
đều sau đó để yên.

Cho các phát biểu sau liên quan đến thí nghiệm trên:
(a) Sau bước 3, sản phẩm tạo thành có sự xuất hiện của anilin.
(b) Sau bước 2, dung dịch trong ống nghiệm đồng nhất và trong suốt.
(c) Sau bước 3, có kết tủa trắng lắng xuống đáy ống nghiệm.
(d) Ở bước 3, nếu sục khí CO2 đến dư vào ống nghiệm thay cho dung
dịch NaOH thì thu được dung dịch ở dạng nhũ tương.
(e) Sau bước 1, anilin hầu như không tan và nổi trên nước.
Số lượng phát biểu đúng là
A. 2.

B. 3.

C. 1.

D. 4.

Hướng dẫn giải: Đáp án A.
(a) Đúng , Sau bước 3, ống nghiệm xuất hiện vẫn đục do anilin tái tạo lại:
C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O.
( b) Đúng, Sau bước 2, tạo dung dịch đồng nhất do
C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl
(c) Sai vì anilin khơng màu
(d) Sai vì Sục khí CO2 vào ống nghiệm khơng có xảy ra phản ứng giữa CO2 và
C6H5NH3Cl.
(e) Sai vì Sau bước 1, có sự phân tách lớp (anilin ở dưới lớp nước) do anilin ít
tan trong nước.
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với
bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
2.4.1. Trước khi áp dụng đề tài
17



Trước khi áp dụng đề tài thì tơi thấy rằng mỗi khi ra đề kiểm tra trắc
nghiệm có liên quan đến thí nghiệm hố hữu cơ thì học sinh mất nhiều thời gian
và cịn lúng túng khi tìm được kết quả, đối với câu trắc nghiệm nhiều lựa chọn
thì học sinh vẫn bị sai nhiều vì chưa nắm chắc được kiến thức, chưa nắm được
bản chất của vấn đề.
2.4.2. Sau khi áp dụng đề tài
Mục tiêu của sáng kiến kinh nghiệm này nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên
môn, rút kinh nghiệm trong q trình giảng dạy, ơn luyện học sinh thi tốt nghiệp
THPTQG nhằm phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo của học sinh học Hố học.
Thơng qua đề tài này , là tài liệu tham khảo có ích cho giáo viên và học sinh, đặc
biệt là đối với học sinh tham gia các kì thi đại học, cao đẳng.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy- học hoá học
- Giúp cho học sinh nắm chắc được bản chất của các bài tập dạng thí nghiệm
hố học từ đó rèn kỹ năng giải bài tập nói chung và bài tập dạng này nói riêng
- Phát huy tính tích cực và tạo hứng thú cho học sinh trong học tập đặc biệt là
trong việc làm bài tập trắc nghiệm khách quan
- Là tài liệu cần thiết cho việc ôn thi và giúp giáo viên hệ thống hoá được kiến
thức, phương pháp dạy học.
Để kiểm nghiệm việc vận dụng các bài tập trắc nghiệm về thí nghiệm hố
hữu cơ trong q trình giảng dạy và ơn luyện cho học sinh trường THPT Lam
Kinh, tôi đã tiến hành các biện pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh.
Qua đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân và đồng nghiệp cùng tham khảo.
Cụ thể tôi tiến hành thực nghiệm các biện pháp áp dụng cho việc sử dụng bài tập
trắc nghiệm về thí nghiệm hữu cơ cho học sinh học sinh lớp 12 trường THPT Lam
Kinh trong .Tôi chọn lớp 12B4 là lớp thực nghiệm, còn lớp 12B3 là lớp đối chứng.
Nội dung sáng kiến kinh nghiệm trên đã được kiểm nghiệm qua thực tế
giảng dạy tại trường THPT Lam Kinh cho thấy nó phù hợp với việc đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay.

Kết quả giảng dạy ở lớp 12B3 và 12B4 trường THPT Lam Kinh năm học 2020 – 2021
tôi đã đạt được kết quả sau:

Lớp

Loại khá
Loại giỏi
Sĩ số
(6,5-7,9
(8,0-10 điểm)
học
điểm)
%
sinh
SL
SL
%

12B4 35

5

14,29
%

21

60,0 %

Loại TB

(5-6,4 điểm)
SL

%

9

25,71
%

Loại yếu
(từ 5 điểm trở
xuống)
SL

%

18


44,44
55,56
0
25
0
0%
0
%
%
3. Kết luận, kiến nghị

3.1. Kết luận.
Là một giáo viên giảng dạy bộ mơn hố học cho nên tơi cảm thấy rằng việc
đưa phương pháp giải bài tập về thí nghiệm hoá hữu cơ đồng thời rèn luyện tư
duy cho học sinh thông qua bài tập trắc nghiệm là rất phù hợp đồng thời tôi chọn
đề tài sáng kiến kinh nghiệm này là để trau dồi cho mình những kinh nghiệm
từđó có những cách giải bài tập hay hơn, dễ hiểu hơn đặc biệt phù hợp với từng
đối tượng học sinh. Từ đó giúp cho chất lượng dạy và học được nâng lên đáp
ứng với mục tiêu của ngành giáo dục đề r đặc biệt là cuộc vận động “ Nói khơng
với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” của Bộ trưởng bộ
giáo dục.
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy bộ mơn hố học ở trường THPT tôi thấy
việc học sinh học bộ môn này cũng như khi làm dạng bài tập trắc nghiệm khách
quan về thí nghiệm hữu cơ cịn là một vấn đề khó khăn đối với các em. Đó cũng
chỉ là những câu hỏi mang tính dự đốn nhưng trong bất cứ giá nào thì cũng
phải tạo cho học sinh những hứng thú học tập trong bộ mơn này. Muốn vậy thì
người dạy phải biết thiết kế, tổ chức ôn luyện như thế nào cho hợp lí và mang lại
hiệu quả cao cho người học đồng thời phải rèn luyện được những kỹ năng trong
việc giải các dạng bài tập trắc nghiệm khách quan về hình vẽ thí nghiệm là một
ví dụ vì đây khơng chỉ đơn thuần là trăc nghiệm khách quan mà là rèn luyện cho
các em có một tư duy sáng tạo trong q trình giải bài tập này.Chính vì đặc thù
của dạng bài tập này như vậy gáo viên có điều kiện tạo hứng thú cho học sinh,
từ đó làm cho học sinh hứng, say mê với bộ môn khoa học này.
3.2. Kiến nghị.
Trong tương lai sáng kiến kinh nghiệm này có thể được phát triển và ứng
dụng nhiều hơn nữa trong các trường THPT.
Tôi hi vọng Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hố sẽ khuyến khích các giáo
viên dạy hoá học khác áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong các tiết học để
nâng cao hiệu quả và chất lượng giảng dạy.
Tơi xin mạnh dạn có một số ý kiến đề xuất như sau:
- Về phía nhà trường cần tạo điều kiện cho các thầy cô giảng dạy bộ mơn có

điều kiện để thực hiện đề tài, cung cấp thêm những đầu sách tham khảo, đầu tư
thêm cơ sở vật chất ( mua thêm hoá chất, dụng cụ thí nghiệm...) tạo điều kiện
cho giáo viên và học sinh có điều kiện nghiên cứu.
- Về phía phụ huynh học sinh cần tạo điều kiện cho các em có thời gian học và
nghiên cứu nhiều hơn
12B3 45

20

19


- Cần được đánh giá và khen thưởng kịp thời
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song có thể cịn nhiều thiếu sót mong nhận
được sự đóng góp của quý Thầy Cô và đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm
của tơi được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ
TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2021
Tơi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết ,
không sao chép nội dung của người khác
(ký và ghi rõ họ tên)

Hoàng Thị Thủy

20




×