Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Tài liệu Tìm hiểu về Nhật Bản: Trò chơi truyền thống và thiếu nhi Nhật Bản pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (531.24 KB, 11 trang )

Tìm hiểu về Nhật Bản 1
TRÒ CHƠI TRUYỀN THỐNG VÀ THIẾU NHI
Bên cạnh các trò chơi điện tử hiện đại, trẻ con Nhật Bản ( và không ít người lớn)
ngày nay vẫn chơi những trò chơi có vẻ “không hợp thời” nhưng rất phổ biến. Trong đó có
những trò chơi rất gần gũi với Việt Nam. Sau đây là những trò chơi truyền thống và thiếu
nhi tiêu biểu của Nhật Bản.
1. Kendama
Từ rất lâu, Kendama là một trò chơi được ưa chuộng của người lớn và trẻ em ở Nhật.
Thọat nhìn, nó chỉ là một món đồ chơi đơn giản, thế nhưng bên trong nó là hơn cả ngàn kỹ
thuật cho những người chơi trở thành chuyên nghiệp. Món đồ chơi này được chơi bất cứ ở
đâu và ai cũng có thể chơi được, cả nam lẫn nữ, trẻ lẫn già. Người ta nói rằng trò chơi này
có lợi trong việc rèn luyện khả năng tập trung và tính kiên nhẫn.
Tuy nhiên ngày nay, trò chơi này không còn là trò chơi giải trí mà trở thành một môn thể
thao mang tính cạnh tranh với nhiều đối thủ khắp Nhật Bản.
LỊCH SỬ
Kendama ngày nay được làm từ một cái gậy với một đầu cuối nhọn, có gắn ba cái tách, và
một quả banh với một cái lỗ nhỏ ở cuối. Những cái tách ở hai phía của cây gậy được gọi là
tách nhỏ và tách lớn. Quả banh được nối với gậy bằng một sợi dây chắc chắn dài 40 cm.
Cuối cây gậy là đầu nhọn nơi mà người chơi cố gắng xiên quả banh. Đầu còn lại của cây
gậy là một cái tách gọi là tách trung.
Trò chơi cơ bản là thảy quả banh và cố gắng bắt lấy nó một trong những cái tách hay xiên
trái banh qua đầu nhọn của cây gậy. Mặc dù điều đó nghe có vẻ dễ dàng nhưng có một số
lượng nhiều vô kể về những kỹ thuật đặc biệt đê chơi.
Nhiều người có lẽ nghĩ rằng kendama bắt nguồn từ Nhật Bản, nhưng thực tế thì không
phải. Có rất nhiều giả thuyết, có những thông tin nói rằng kendama bắt nguồn ở Pháp vào
thế kỷ thứ mười sáu. Cũng có những giả thiết rằng trò chơi này bắt nguồn ở Hy Lạp hay
Trung Quốc, và sự thật thì không ai biết cả.
Ở Pháp, trò chơi này được gọi là bilboquet. Bil nghĩa là “trái banh” và boquet nghĩa là “cái
cây nhỏ”. Những từ đó cho thấy trò chơi liên quan đến việc chơi với một trái banh gỗ nhỏ.
Cách chơi của nó cũng khác với những gì chúng ta biết về kendama ng ày nay. Có một cái
tách lớn và một cái tách nhỏ ở hai phía của cây gậy, cây gậy là nơi quả banh được cột dính


với một sợi dây. Người chơi thảy và chụp quả banh từ tách này sang tách kia. Người ta tin
rằng Kendama đã đến Nhật qua con đường Silk Road trong suốt thời kỳ Edo (1603 – 1868)
ở Nagasaki, là thành phố duy nhất ở Nhật mở cửa giao thương với nước ngòai vào thời
Trò chơi truyền thống và thiếu nhi. Nguyễn Xuân Nga_ Lớp N1_07
Tìm hiểu về Nhật Bản 2
điểm đó. Trong khi trò chơi có lẽ du nhập Nhật Bản vào khỏang giữa thời kỳ Edo khỏang
năm 1777 hay 1778. Vào thời điểm đó, kendama hầu như được người lớn dùng như là một
trò chơi để uống rượu. Người chơi nếu bị lỗi trong trò chơi sẽ bị bắt uống rượu thêm.
Khi Nhật Bản bước vào thời Minh Trị (1868 – 1912), Bộ Giáo Dục đã giới thiệu kendama
vào trong báo cáo về việc giáo dục của trẻ em vào năm 1876, và trò chơi này dần dần được
các thanh thiếu niên đón nhận. Vào năm 1919, suốt thời kỳ Taisho (1912 -1926), nguyên
mẫu đầu tiên của kendama ngày nay đang đựơc thịnh hành. Nó được gọi là Nichigetsy Ball
(quả banh mặt trời và mặt trăng), bởi vì quả banh trông giống như mặt trời trong khi hình
dạng của những cái tách thì giống như hình mặt trăng hình lưỡi liềm. Trò chơi này bán rất
chạy và từ lúc đó cho đến thời đại Chiêu Hòang (1926 – 1989), hàng lọat các lọai kendama
xuất hiện.
Sau chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào năm 1945, kendama được bán ở tiệm bán kẹo
với các lọai trò chơi thông thường như menko, bidama và beigoma. Vào năm 1975, tác giả
truyện tranh cho trẻ em Fujiwara Issei đã sáng lập ra Hiệp Hội Kendama ở Nhật Bản, hiệp
hội này tiêu chuẩn hóa kendama thành trò chơi có tinh thần tranh đua và tạo ra những
nguyên tắc tiêu chuẩn với mục tiêu là cho phép một số lượng lớn người cùng chơi trò chơi
này theo cùng một cách. Với những nguyên tắc và những dụng cụ đặc biệt ở Hiệp Hội,
kendama bắt đầu trở nên phổ biến như là một môn thể thao với tinh thần tranh đua. Ngòai
giải thưởng cho học sinh trung học của Bộ Giáo Dục Văn Hóa, Thể Thao, Khoa Học và Kỹ
Thuật, những giải thi đấu khắp Nhật Bản cho cả học sinh và người lớn, và nh ững ng ư ời y
êu th ích kendama đang cố gắng để tăng số người yêu thích trò chơi này trên tòan thế giới.
Hiệp hội Kendama Nhật Bản hy vọng rằng kendama mộ t ngày nà o đó sẽ được biết đến
trên tòan thế giới, và những thành viên của hiệp hội đang nỗ lực để phát triển nó.
CÁC LOẠI KENDAMA
Người ta nói rằng Nhật Bản là đất nước sản xuất số lượng của nhiều loại Kendama khác

nhau lớn nhất thế giới. Có những phiên bản thủ công của Kendama dưới rất nhiều hình
thức:
- "Kendama bóng chày" được mô phỏng theo hình dạng một chiếc gậy đánh bóng chày
- "Kendama kinh dị" thì quả bóng được vẽ hình một khuôn mặt trông rất ma quái
- Một phiên bản điện tử của Kendama được làm từ nhựa trong có gắn những con chip tổ
hợp đã được bày bán vào năm 1998. Sản phẩm này được gọi là Digi-ken (Kendama điện
tử)
Ngoài ra còn có các loại:
- Kendama búp bê gỗ
- Kendama sừng
KỸ THUẬT CHƠI
1.Cách cầm
Thọat nhìn Kendama rất dễ, nhưng bạn có thể sẽ thấy nó thật sự khó một khi bạn thử chơi
lần đầu. Sự cân bằng tuyệt đối là cần thiết và nó không chỉ dùng tay mà người chơi còn
phải sử dụng cơ thể một cách khéo léo, đặc biệt là đầu gối.
Cách để giữ kendama được gọi là grip.
Để biểu diễn “cách cầm oraza”, sử dụng ngón cái và ngón trỏ để giữ cây gậy với đầu
nhọn chúi xuống và cái tách trung hướng lên. Giữ ngón giữa và ngón áp út ở tách nhỏ.
Để “cầm ở đầu nhọn của gậy”, (point grip)bạn sẽ nắm lấy gậy sao cho tách trung nằm ở
Trò chơi truyền thống và thiếu nhi. Nguyễn Xuân Nga_ Lớp N1_07
Tìm hiểu về Nhật Bản 3
dưới và đầu nhọn của gậy ở phía trên.
Cách cầm rosoku” (rosoku grip)liên quan đến việc cầm cây gậy với đầu nhọn chĩa xuống
và tách nhỏ hướng vào mặt bạn
Để biểu diễn “cách cầm quả banh” (tama grip), bạn giữ quả banh sao cho cái lỗ hướng lên.
Còn “cách cầm bí mật” (secret grip), bạn giữ tách lớn và tách nhỏ bằng những ngón tay với
cây gậy song song với mặt đất
Chúng ta còn rất nhiều cách cầm khác nhưng những người chơi cần phải nắm vững năm
cách cơ bản này trước tiên.
2. Những thế đứng cơ bản.

Thế đứng đóng một vai trò quan trọng trong trò chơi kendama. Có thế đứng thẳng và thế
đứng góc.
Ở thế đứng thẳng, cây gậy được cầm trên tay và quả banh đung đưa ở phía dưới.
Ở thế đứng góc, quả banh được giữ ở một tay trong khi chiếc gậy được giữ ở tay còn lại ở
vị trí gó c 45 độ. Ở cả hai thế đứng, hai chân đứng hơi gần nhau hơn chiều rộng của vai, và
người chơi thuận tay phải sẽ đặt chân phải lên phía bên trái một bước (người thuận tay trái
đứng tư thế ngược lại).
Điều quan trọng là bạn phải giữ trọng tâm cơ thể, thả lỏng hai vai và đứng một cách tự
nhiên.Cho dù có sử dụng những kỹ thuật gì, người chơi nên theo nhịp điệu 1, 2, 3. Đ ầu ti
ên, ta khỵu đầu gối, sau đó, trong khi sử dụng những kỹ thuật riêng, đầu gối thẳng lại. Và
cuối cùng , chúng lại khụy lại khi chúng ta bắt trái banh.
3. Những kỹ thuật cơ bản:
Hiệp hội Kendama Nhật Bản đã đưa ra hàng loat những kỹ thuật để chơi kendama, hôm
nay chúng ta sẽ học một vài kỹ thuật đó:
•Ozara (Tách to), chuzara (Tách trung), và kozara (tách nhỏ)
Ozara (tách to), chuzara (tách trung), và kozara (tách nhỏ) là ba kỹ thuật cơ bản nhất. Để
biểu diễn bất cứ sự chuyển động nào, hãy bắt đầu với trái banh treo phía dưới cây gậy, sau
đó nhanh chóng thảy trái banh lên không trung và chụp nó vào cái tách (Cả ba cái tách đều
biểu diễn như vậy, vì thế chúng ta chỉ đưa ví dụ với tách to thôi). Phải chắc rằng đầu gối
bạn khụy xuống và cố gắng bắt được trái banh như thể nó là một quả trứng vậy.
•Tomeken (pull up in)
Để biễu diễn tomeken (pull up in), ta bắt đầu với quả banh treo ở dưới sợi dây, nhưng lần
này chúng ta bắt cái lỗ của quả banh vào đầu nhọn của cây gậy.
•Hikoki (Máy bay)
Kỹ thuật tiếp theo, thay vì bạn giữ cây gậy, bạn sẽ giữ trái banh. Đây được gọi là kỹ thuật
máy bay. Sử dụng thế đứng góc và đung đưa cây gậy phía trước mặt bạn. Khi nó quay trở
lại, ta chụp đầu nhọn của gậy vào lỗ ở trên trái banh. Điều bí mật để biểu diễn trò này là
bạn phải giữ đầu gối của mình thật linh động và cố gắng chụp cây gậy thật nhẹ nhàng. Đây
là một kỹ thuật khó, vì vậy một khi bạn làm được nghĩa là bạn là “dân chuyên nghiệp” rồi
đấy

• Vòng quanh Nhật Bản
Để biểu diễn kỹ thuật “vòng quanh Nhật Bản”, bạn sử dụng cách cầm đầu nhọn (đã hướng
dẫn ở trên) và để quả banh đung đưa dưới cây gậy. Sau đó quăng trái banh lên và chụp nó
bằng kozara. Tiếp đến, quăng nó từ kozara và chụp nó ở ozara. Cuối cùng, quăng nó từ
ozara và chụp nó ở điểm nhọn của cây gậy. Chúng ta có thể biểu diễn kozara trước hay
ozara trước đều được. Nếu bạn làm được kỹ thuật này, bạn thật sự giỏi môn kendama.
Trò chơi truyền thống và thiếu nhi. Nguyễn Xuân Nga_ Lớp N1_07
Tìm hiểu về Nhật Bản 4
2. Karuta ( bài karuta)
Trẻ em Nhật Bản cũng rất thích chơi bài có tên gọi karuta. Karuta có hình chữ nhật,
giống với những bộ bài Tây, nhưng thay vì sử dụng số và các kí tự cơ, rô, bích, tép, thì
chúng lại mang trên mình những hình ảnh, chữ viết, thậm chí cả những bài thơ. Trong một
hộp karuta có vài tá quân bài.
Một trong những phiên bản phổ biến nhất của trò chơi này có tên là iroha karuta, một
người được chỉ định là "người đọc" sẽ có một quân bài, và phải đọc những gì viết trên nó,
trong khi những người chơi khác ngồi xung quanh, rải bộ bài theo kí tự đầu tiên, hay một
số từ cùng với một bức ảnh. Khi người được chỉ định bắt đầu đọc những từ ghi trên bài,
các đấu thủ phải cố gắng tìm ra quân bài tương ứng trong đống bài trước mặt. Ai tìm ra
trước sẽ thắng vòng đó và được nhận quân bài đó. Chung cuộc, người nào có nhiều bài
nhất sẽ thắng. Iroha karuta ra đời vào thời Edo, và thông điệp trên những quân bài là
những câu nói nổi tiếng trong cuộc sống thường nhật.
3. Ayatori
Ayatori thường được xem là trò chơi của con gái. Dùng một sợi dây dài khoảng 120 cm,
cột hai đầu lại với nhau để tạo thành một vòng tròn. Mục đích là dùng sợi dây và các ngón
tay để thắt hình.
Có thể chơi Ayatori một mình hoặc với một người khác . Khi thi tài , một người giữ sợi
dây theo một hình cố định , còn người kia thắt một hình khác . Người nào phạm lỗi hoặc
làm hư hình dự định tạo ra là người thua cuộc .
Trò chơi truyền thống và thiếu nhi. Nguyễn Xuân Nga_ Lớp N1_07
Tìm hiểu về Nhật Bản 5

Bạn có thể thưởng thức những mẫu hình đó do nét đẹp kỳ lạ của chúng . Một số người
chơi Ayatori là để làm cho bạn bè ngạc nhiên .
Ở đây , bạn có thể học cách làm một cây chổi . Bạn có thể làm một mình , và hình rất dễ
tạo , cho dù bạn mới chơi lần đầu ( hình bên trái).
4. Beigoma
Trò chơi này thường dành cho con trai . Hiện nay , người ta dùng những con vụ bằng
gang , nhưng hồi xưa chúng được làm bằng vỏ ốc . Các cậu bé đua tranh với nhau bằng
cách trau chuốt những con vụ và làm cho chúng mạnh hơn - mài một phần dưới đáy để
làm chúng thấp hơn , khắc những hình ngoằn ngoèo quanh chúng , hoặc làm cho chúng
nặng hơn bằng cách trát sáp bên ngoài .
Cách chơi
Cần một cái thùng nhỏ hoặc một cái xô lớn , và một tấm chiếu Goza hoặc một mảnh
bạt để phủ lên miệng thùng hoặc xô , dể làm bục cho con vụ quay . Cách chơi phổ biến
nhất :
- Tất cả những người chơi cùng ném con vụ một lúc lên bục .
- Con vụ nào ngừng quay sau cùng thì sẽ thắng , nếu như nó vẫn còn trên bục .
Koma – hay còn gọi là bông vụ, được đánh cho quay bằng tay hay bằng một sợi dây,
du nhập từ Trung Quốc cách đây hơn 1000 năm. Người chơi sử dụng một sợi dây để
đánh bông vụ bằng gỗ hay bằng sắt (gọi là Bei – goma) trong một vòng tròn, làm mọi
Trò chơi truyền thống và thiếu nhi. Nguyễn Xuân Nga_ Lớp N1_07

×