Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.08 KB, 7 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>"BÁC HỒ VỚI TUYÊN QUANG - TUYÊN QUANG VỚI BÁC HỒ"</b>
<b> </b>
<b> Họ và tên: Nguyễn Hồng Thảo </b>
<b>Ngày tháng năm sinh: 03/11/1975.</b>
<b>Nghề nghiệp: Giáo viên</b>
<b>Đơn vị công tác: Trường Mầm non Minh Dân</b>
<b>Câu h ỏ i 1 : </b><i>Trong Cách mạng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống thực</i>
<i>dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sống, làm việc gần 6 năm,</i>
<i>trên 20 địa điểm khác nhau ở Tuyên Quang. Hãy nêu ít nhất 10 địa điểm Bác</i>
<i>Hồ đã ở và làm việc tại Tuyên Quang, vào những thời gian nào?</i>
<i><b>Trả lời:</b></i>
Trong Cách mạng tháng Tám 1945 và kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng sống và làm việc ở Tuyên
Quang. những nơi Bác Hồ đã từng đến ở và làm việc như:
- Ngày 21/05/1945 Bác Hồ từ Cao Bằng về tới làng Kim Long, xã
Tân Trào (Sơn Dương). Bác ở và làm việc tại lán Nà Lừa tới 22/08/1945.
- Từ 02/04 đến 19/05/1947 Bác Hồ đã về Làng Sảo, xã Hợp Thành
(huyện Sơn Dương).
- Từ 29/11 đến 03/12/1947 Bác Hồ đã về Khuôn Đào, xã Trung Yên
- Từ 04/12 đến 07/12/1947 Bác Hồ đã về Khuổi Tấu, xã Hùng Lợi
(huyện Yên Sơn).
- Từ 12/09 đến 16/12/1948 và từ 10/01 đến 06/04/1949 Bác Hồ đã
về Lũng Tẩu, xã Tân Trào (huyện Sơn Dương).
Từ 19/12/1948 đến 10/01/1949 Bác Hồ đã về Xóm 5 xã Trung Trực
(Yên Sơn).
- Từ 06/04 đến 12/05/1946 và từ 01/06 đến 16/10/1949 Bác Hồ đã về
Khâu Lấu - Vực hồ, thơn Bịng, xã Tân trào (Sơn Dương).
- Từ 16/05 đến 30/05/1949 Bác Hồ đã về bản Chương, bản Cóc, xã
Hùng Lợi (huyện Yên Sơn) và Làng Mạ, xã Linh Phú (huyện Chiêm Hố).
- Hang Bịng thuộc thơn Bịng, xã Tân Trào huyện Sơn Dương là nơi
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã ở và làm việc từ năm 1949 đến năm 1952. Tại
đây Bác Hồ đã cùng Trung ương Đảng, chính phủ đã quyết định nhiều chủ
trương, chính sách quan trọng lãnh đạo cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược.
- Xã Kim Bình (huyện Chiêm Hoá) Từ ngày 05 đến ngày
19/02/1951. Tại đây, Bác đã làm việc, trực tiếp chỉ đạo Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ II.
<b>Câu h ỏ i 2 : Bác Hồ nói câu nói nổi tiếng: “Lúc này thời cơ thuận lợi</b>
<i>đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải</i>
<i>kiên quyết giành cho được độc lập”. Câu hói đó Bác nói vào thời gian nào,</i>
ở đâu, trong hoàn cảnh nào?
<i><b>Trả lời:</b></i>
Thời gian ở lán Nà Lừa, do điều kiện làm việc gian khổ và khó khăn,
với những bữa ăn đạm bạc chỉ có măng rừng chấm muối vừng, cơm chan
nước chè xanh, nên sức khỏe của Bác Hồ giảm sút. Cuối tháng 7 năm
1945, tại lán Nà lừa, Bác ốm nặng. Người đã uống thuốc ký ninh và thuốc
cảm, nhưng vẫn sốt cao và luôn mê sảng. Một hôm, lên lán báo cáo công
việc, thấy Người sốt, đồng chí Võ Nguyên Giáp xin ở lại lán với người.
Người mở mắt, khẽ gật đầu. Đêm ấy, tỉnh lại sau cơn sốt, Người nói với
đồng chí Võ Ngun Giáp: <i>“Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh</i>
<i>tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết dành</i>
<i>cho được độc lập”</i>
<b>Câu h ỏ i 3 : Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng được tổ</b>
chức ở đâu ? Vào thời gian nào? Đại hội đã quyết định những vấn đề quan
trọng nào? Tại Đại hội đồng chí Hồ Chí Minh đã được bầu giữ chức vụ gì
trong Đảng?
<i><b>Trả lời;</b></i>
Sau hội nghị trù bị từ trung tuần tháng 01, Đại hội chính thức khai
ngày 11 và bế mạc ngày 19 tháng 02 năm 1951. Đối chiếu với lịch âm, Đại
hội họp trù bị từ ngày 10 tháng chạp năm Canh Dần (1950) và bế mạc
ngày 14 tháng Giêng năm Tân Mão (1951). Tại xã Vinh Quan huyện
Chiêm Hố.
Sau lời khai mạc của đồng chí Tơn Đức Thắng, các đại biểu Đại hội
đã nghe và tập trung thảo luận Báo cáo chính trị của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Báo cáo “Bàn về Cách mạng Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư
Trước thời cơ thuận lợi mới và yêu cầu mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh xác
định nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng Lao động Việt Nam lúc này là:
“1. Đưa kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn.
2. Tổ chức Đảng Lao động Việt Nam”.
chức Đảng Lao động Việt Nam” - yếu tố quan trọng nhất để đưa cuộc
kháng chiến tới thắng lợi hồn tồn, Người nói: “Để thực hiện những điểm
ấy, chúng ta phải có một Đảng cơng khai, tổ chức hợp với tình hình thế
giới và tình hình trong nước, để lãnh đạo toàn dân đấu tranh cho đến thắng
lợi. Đảng đó lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam.
+ Về thành phần: Đảng Lao động Việt Nam sẽ kết nạp những công
dân, nông dân, lao động trí óc thật hăng hái, thật giác ngộ Cách mạng.
+ Về lý luận: Đảng Lao động Việt Nam theo Chủ nghĩa Mác – Lênin.
+ Về tổ chức: Đảng Lao động Việt Nam theo chế độ dân chủ tập trung.
+ Về kỷ luật: Đảng Lao động Việt Nam phải có kỷ luật sắt, đồng thời
là kỷ luật tự giác.
+ Về luật phát triển: Đảng Lao động Việt Nam dùng lối phê bình và tự
phê bình để giáo dục Đảng viên, giáo dục quần chúng.
+ Về mục đích trước mắt: Đảng Lao động Việt Nam đoàn kết và lãnh
đạo toàn dân kháng chiến cho đến thắng lợi hoàn toàn, dành lại thống nhất
và độc lập hoàn toàn, lãnh đạo toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng
Các đại biểu Đại hội đã bầu Ban chấp hành Trung ương Đảng gồm
19 uỷ viên chính thức, 10 buỷ viên dự khuyết. Đồng chí Hồ Chí Minh
được bầu làm Chủ tịch Đảng và đồng chí Trường Chinh được bầu làm
Tổng Bí thư của Đảng.
<b>Câu h ỏ i 4 : Trong thời gian sống và làm việc ở Tuyên Quang, Chủ</b>
tịch Hồ Chí Minh viết bài "Cần, kiệm, liêm, chính". Bạn hãy nêu nội dung
cơ bản của bài viết đó?
<i><b>Trả lời: </b></i>
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực
hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt
động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn
luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong
di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo
đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của
Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh
khơng có nghĩa là tuyệt đối hố mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có
tài mà khơng có đức là người vơ dụng nhưng có đức mà khơng có tài thì làm
việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để
hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
Trong bài viết “Cần, kiệm, liêm, chính” ngay ở phần mở đầu, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã đúc kết những vấn đề trên trong tương quan tới các quy luật của
tự nhiên và xã hội bằng 6 câu thơ sau:
“Trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng
Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc
Người có bốn đức: Cần, kiệm, liêm, chính
Thiếu một đức, thì khơng thành người”.
Nội dung của bốn đức tính trên thật giản dị, dễ hiểu, dễ thuộc. Theo Bác:
Chữ “Cần”: Là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch,
sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không
lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ “lao động là nghĩa vụ
thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của mỗi chúng ta”.
Về nội dung chữ “Kiệm”: Bác viết: là tiết kiệm sức lao động, tiết
kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm
từ cái to đến cái nhỏ; “khơng xa xỉ, khơng hoang phí, khơng bừa bãi,
khơng phơ trương, hình thức...” Cần phải gắn với kế hoạch, nếu khơng thì
mọi việc sẽ dối tung, kém hiệu quả. Cần phải đi với chuyên, cần cù mà dốt
nát thì hiệu quả thấp, có khi trở thành phá hoại. Điều này đến nay vẫn còn
nguyên giá trị nhận thức và thực tiễn của cuộc sống của mỗi người.
Cần, kiệm là phẩm chất của mọi người lao động trong đời sống, trong công tác.
Chữ “Liêm”: Theo Bác, đó là trong sạch, khơng tham lam. Chữ Liêm,
theo Bác, cịn phải hiểu theo nghĩa rộng là trung với Tổ quốc, hiếu với
nhân dân. Có như thế, thì khơng bao giờ vụ lợi. Tất cả vì sự nghiệp của
Đảng, của dân tộc. Theo tinh thần, đạo đức của người Cách mạng cao cả là
thế. Liêm là trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của cơng và của dân”,
“khơng xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”;
“không tham địa vị, không tham tiền tài..., không tham tâng bốc mình...”.
Nội dung của chữ “Chính”: Chính là ngay thẳng, khơng tà, là đúng
đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không
nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành,
<i><b>Trả lời: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta một di sản vơ giá,</b></i>
đó là tư tưởng của Người, trong đó có tư tưởng về đạo đức. Bản thân Chủ tịch
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về đạo đức. Người để lại rất nhiều tác
phẩm, bài nói, bài viết chuyên về đạo đức. Ngay trong tác phẩm lý luận đầu tiên
Người viết để huấn luyện những người yêu nước Việt Nam trẻ tuổi, cuốn Đường
Kách mệnh, vấn đề đầu tiên Người đề cập là tư cách người cách mệnh. Tác
phẩm sau cùng bàn sâu về vấn đề đạo đức được Người viết nhân dịp kỷ niệm 39
năm ngày thành lập Đảng (3-2-1969), đăng trên báo Nhân dân là bài Nâng cao
đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Trong Di chúc thiêng liêng,
khi nói về Đảng, Bác cũng căn dặn Đảng phải rất coi trọng giáo dục, rèn luyện
đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh bắt nguồn từ truyền thống đạo đức của
dân tộc Việt Nam đã được hình thành, phát triển trong suốt quá trình đấu tranh
dựng nước và giữ nước; là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng đạo đức
cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là sự tiếp thu có chọn lọc và phát
triển những tinh hoa văn hóa, đạo đức của nhân loại, cả phương Đông và
phương Tây, mà Người đã tiếp thu được trong quá trình hoạt động cách mạng
đầy gian lao, thử thách và vơ cùng phong phú vì mục tiêu giải phóng dân tộc,
giải phóng giai cấp, giải phóng con người.
Hồ Chí Minh đi vào cõi vĩnh hằng, trở về với thế giới Người Hiền đã
hơn l/3 những việc làm tốt, nhắc nhở giúp đỡ chúng ta những yếu kém,
hạn chế, sửa chữa những khuyết điểm sai lầm để tiến bộ trưởng thế kỷ
nay. Sự nghiệp đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa do Đảng ta khởi
xướng và lãnh đạo đã gần 20 năm, tính từ Đại hội VI ( l2 /l986 ) đến nay.
Trong hệ thống các động lực phát triển xã hội, đạo đức là một động
lực tinh thần không thể thiếu. Chúng ta đang đấu tranh quyết liệt chống
quan liêu tham nhũng như một trọng bệnh, như một quốc nạn để đảm bảo
môi trường xã hội - nhân văn lành mạnh cho sự phát triển kinh tế, ổn định
chính trị và đồng thuận xã hội.
Minh trở nên vơ cùng cấp thiết, bức xúc. Đó cịn là vấn đề cơ bản, lâu dài
dối với sự phát triển, hiện đại hoá xã hội ở nước ta.
Để thực hiện tốt chỉ thị số 03 - CT/TW ngày 14/05/2011 của Bộ
Chính trị “Về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”, theo tôi, là một người đứng trong ngành giáo dục
trước hết phải không ngừng học tập để nâng cao nghiệp vụ cho bản thân
và ln ln có ý thức rèn luyện tu dưỡng đạo đức bản thân trong công tác
và trong sinh hoạt. Việc không ngừng học tập và trau dồi nghiệp vụ
chuyên môn nhằm nâng cao năng lực chuyên môn để phục vụ tốt nhất cho
sự nghiệp giáo dục của địa phương nói riêng, sự nghiệp giáo dục của tỉnh
Sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày
càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất đạo đức tốt
đẹp của con người Việt Nam, đồng thời tạo ra những thuận lợi và những
thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Hơn lúc nào
hết, hiện nay toàn Đảng, toàn dân ta phải quan tâm đầy đủ đến vấn đề đạo
đức, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện những chuẩn mực đạo đức đúng đắn,
tiến bộ; đẩy mạnh giáo dục, rèn luyện và tăng cường quản lý đạo đức
trong Đảng và trong nhân dân. Kế thừa truyền thống đạo đức tốt đẹp của
ông cha, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một
trong những biện pháp quan trọng để khắc phục sự suy thoái về đạo đức,
lối sống trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, làm lành mạnh nền đạo đức
xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự
phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững. Vấn đề cơ bản nhất khi thực hiện
cuộc vận động là mỗi người chúng ta phải nhận thức đầy đủ vị trí của vấn
đề đạo đức, thường xuyên tự giác, nỗ lực học tập, rèn luyện, tu dưỡng theo
gương Bác Hồ vĩ đại.
Minh Dân, ngày 15 tháng 5 năm 2012
<i><b> Ngưòi dự thi</b></i>